Tạp chí Xã hội học Tổng Biên tập: MAI QUỲNH NAM Tòa soạn: 27, Trần Xuân Soạn, Hà Nội Điện thoại: 9725054 & 9784377 Fax: (84 4) 9784631 E-mail: [email protected]

Năm thứ hai mươi hai Số 3 (87), 2004 HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch: PGS.TS MAI QUỲNH NAM Các ủy viên: TS PHẠM VĂN BÍCH, PGS.TS BÙI THẾ CƢỜNG, TSKH BÙI QUANG DŨNG TS MAI VĂN HAI, GS.TS TÔ DUY HỢP, PGS.TS TRỊNH DUY LUÂN Thư ký: TS TRƢƠNG XUÂN TRƢỜNG

* Mục lục Trang PHẠM XUÂN NAM Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa TRỊNH DUY LUÂN Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh phƣơng pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học HOÀNG CHÍ BẢO Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta

3

14

25 BÙI QUANG DŨNG Lý thuyết Marxist và xã hội học XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM NGUYỄN HỮU MINH & NGUYỄN XUÂN MAI Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra NGUYỄN DUY THẮNG Đô thị hoá, phân tầng xã hội và nghèo khổ: nghiên cứu trƣờng hợp vùng ven đô Hà Nội NGÔ THỊ MINH PHƢƠNG Ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể trong các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay SỰ KIỆN - NHẬN ĐỊNH

35

46 62 71

NHÂN DỊP KỶ NIỆM LẦN THỨ 80 NGÀY SINH CỦA GIÁO SƢ BÙI ĐÌNH THANH (1924 - 2004)

NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN Giáo sƣ Bùi Đình Thanh, học giả uyên bác, một tấm lòng chân thành với đồng nghiệp và một ngƣời hết lòng với sự nghiệp phát triển ngành xã hội học TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ VŨ ĐẠT Nhận diện về hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay XÃ HỘI HỌC THẾ GIỚI TỪ THỊ LOAN Mấy vấn đề về tiểu văn hóa thanh niên THÔNG TIN XÃ HỘI HỌC

77

81

87 93

Đọc sách:  “ Xã hội học gia đình” 

" Phân hoá giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho ngƣời dân Việt Nam" Trên giá sách của nhà xã hội học Giới thiệu luận văn xã hội học TIN TỨC XÃ HỘI HỌC *Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II: Việt Nam trên đƣờng phát triển và hội nhập: truyền thống và hiện đại. *Hội thảo “Kết quả nghiên cứu về giới trẻ và gia đình nông thôn Việt Nam”. *Hội thảo quốc tế về “Những xu hƣớng hôn nhân ở châu Á” tại Singapore. *Xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thực hiện dự án “Trung tâm giáo dục cộng đồng và dạy nghề do tổ chức CCFD tài trợ” và "Quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo". *Tập huấn cho Lớp tiểu giáo viên trong khuôn khổ Dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp góp phần hỗ trợ đồng bào thiểu số”. *Hội thảo “Gia đình trẻ trong sự biến đổi xã hội”. *Tạp chí Y tế Công cộng ra mắt bạn đọc. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI CHÍNH BẰNG TIẾNG ANH

102

107

SOCIOLOGICAL REVIEW Editor in chief : MAI QUYNH NAM Editorial office: 27 Tran Xuan Soan Str, Hanoi Tel: 9725054 & 9784377. Fax: (84 4) 9784631 E-mail: [email protected]

Twenty second year N. 3(87), 2004

Editorial council President: Associate Prof. Dr Mai Quynh Nam Members: Dr Pham Van Bich, Associate Prof. Dr Bui The Cuong, Dr of Science Bui Quang Dung Dr Mai Van Hai, Prof. Dr To Duy Hop, Associate Prof. Dr Trinh Duy Luan Secretary: Dr Truong Xuan Truong

* Table of contents Page

ph¹m xuan nam Making progress and achieving social justice in a socialist-orientated market economy trinh duy luan Social stratification in present Vietnam: a reexamination of some methodological aspects from a sociological viewpoint hoang chi bao Grass roots and political systems at grass roots levels for our country’s stability and socialistorientated development bui quang dung Marxist theory and sociology Empirical sociology Nguyen huu minh & nguyen xuan mai Urban povery studies in Vietnam in the 1990s: results and suggestions for further research nguyen duy thang Urbanization, social stratification and poverty: a case study of a Hanoi suburban area Ngo thi minh phuong Laborers with collective labor agreements in current Hanoi enterprises Facts - remarks

3

14

25 35

46 62 71

on the occasion of the 80th birthday of Professor Bui Dinh Thanh

nguyen duc Truyen Professor Bui Dinh Thanh, a wise scholar, a sincere colleague and a person devoted to the development of sociology Professional exchanges vu dat Trade Union’s activities in stake-holding companies at present world sociology Tu thi loan Some issues of youth subculture Sociological information Book review:  “Sociology of the family”  “Differentiation between the rich and the poor and impacts of education factor on the improvement of Vietnam population’s living standards” On the sociologists’ bookshelf Some dissertations in sociology sociological news *The second international conference of Vietnam studies “Vietnam on the road of development and integration: tradition and modernity”. *The workshop “The finding of study of youth and family of Vietnam rural area”. *The international conference “Marital trends in Asia’ in Singapre. *The Hai Van commune, Hai Hau district, Nam Dinh province carries out the project “Center for community education and occupational training funded by CCFD” and “Credit for poor women”. *A training course for trainers in the framework of the project “Agriculture diversification for assisting ethnic minority groups”. *The workshop “Young families in social change”. *Journal “Public health” comes out. Summary of the main articles in English

77

81

87 93

102

107

Đô thị hoá, phân tầng xã hội và nghèo khổ: Nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội NGUYỄN DUY THẮNG

Giới thiệu Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, tốc độ đô thị hoá ở các nước đang phát triển ngày một tăng nhanh, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu á. Dự báo đến năm 2025, khoảng 4 tỉ người của các nước đang phát triển sẽ sống trong khu vực đô thị (Nguồn: UNCHS/Habitat, 1996). ở Việt Nam, quá trình đô thị hoá đã thực sự tăng tốc từ giữa những năm 90. Dự báo đến năm 2020, dân số cả nước là 103 triệu người, trong đó dân số đô thị là 46 triệu, chiếm 45% số dân cả nước (Nguồn: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, 1999). Hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất trong cả nước. Điều này được thể hiện ở tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị của hai thành phố này. Sự tăng dân số của hai thành phố không chỉ do dòng nhập cư từ các vùng nông thôn đến, mà còn do việc mở rộng lãnh thổ thành phố ra các vùng ven đô và ngoại ô, biến các vùng này thành đô thị. Đô thị hoá không chỉ là sự tập trung ngày càng tăng số dân nông thôn vào sống trong khu vực đô thị hay là sự phân bố lại môi trường cư trú của con người, mà theo cách hiểu rộng hơn, đô thị hoá là một quá trình biến đổi kinh tế-xã hội luôn đi cùng với quá trình công nghiệp hoá. Đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là nền tảng của đô thị hoá và là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo. Ngược lại, đô thị hoá vừa là kết quả vừa là điều kiện cần của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến nghèo khổ và sự phân tầng xã hội. Đô thị hoá quá tải và không kiểm soát được sẽ làm trầm trọng thêm mức độ nghèo khổ của các thành phố. Bài viết này xem xét và phân tích các mối quan hệ giữa đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ để tìm ra các yếu tố tác động của đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế đến nghèo khổ và phân tầng xã hội. Nghiên cứu trường hợp ven đô Hà Nội, nơi thể hiện rõ nét nhất những tác động của đô thị hoá đến những biến đổi kinh tế-xã hội để làm rõ các yếu tố tác động và các mối quan hệ đó. 1) Đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ đô thị

1

Thành phố có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Nó là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, và giáo dục của một nước. Đối với nông thôn, thành phố là nguồn cung cấp việc làm cho người di cư tạm thời để họ có được những khoản tiền công gửi về nhà hàng tháng, góp phần làm giảm tình trạng nghèo khổ của gia đình họ nói riêng và của nông thôn nói chung. Hơn nữa, thành phố còn là nơi vừa tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp vừa cung cấp cho nông dân các hàng hoá được sản xuất ở thành phố để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do vậy, giữa nông thôn và đô thị có mối liên kết chặt chẽ không thể tách rời. ở nhiều nước đang phát triển, 80% tăng GDP là do đóng góp của các thành phần kinh tế đô thị (Nguồn: Urbanisation in asia, 2000). Với tầm quan trọng như vậy nên các thành phố luôn là điểm đến của các dòng di dân từ nông thôn. Tăng trưởng kinh tế đô thị tạo ra của cải dồi dào cho xã hội, nâng cao mức sống, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị, phát triển giáo dục, y tế vv. Do vậy, tăng trưởng kinh tế đô thị sẽ tạo ra sức hút mạnh mẽ các dòng di dân đến thành phố để tìm kiếm việc làm và cơ may thăng tiến. Dòng di dân này cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho các thành phố, góp phần tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị, đồng thời làm giảm tình trạng nghèo khổ ở nông thôn. Mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nhu cầu mới dẫn đến thúc đẩy sản xuất và thị trường phát triển. Nhiều nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ được thành lập để đáp ứng những nhu cầu đó, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các thành phố nói riêng và của quốc gia nói chung. Như vậy, tăng trưởng kinh tế đô thị luôn là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá phát triển. Ngược lại, đô thị hoá đồng nghĩa với tăng dân số đô thị là tác nhân kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do dòng di dân đến các thành phố không ngừng tăng lên dẫn đến tình trạng đô thị hoá quá tải, tạo ra sức ép dân số cho các thành phố. Hậu quả là tình trạng khan hiếm việc làm, xuống cấp cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường và tỉ lệ thất nghiệp ở các thành phố ngày một gia tăng. Thất nghiệp hoặc thiếu việc làm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có đông thành viên tham gia vào tiêu dùng nhưng lại ít có đóng góp cho thu nhập của gia đình. Mặt khác, sức ép tăng dân số cũng làm tăng giá cả các dịch vụ đô thị và hàng hoá mà người nghèo không thể chi trả được. Chẳng hạn, do không có khả năng đầu tư cho

2

việc lắp đặt đường điện, đường nước hoặc do nơi ở cách biệt với các dịch vụ nên người nghèo thường phải mua lại các dịch vụ đó của những người hàng xóm với giá cao gấp nhiều lần so với quy định. Sự bất bình đẳng này làm cho người nghèo càng trở nên nghèo hơn và làm tăng sự phân hoá giữa giàu và nghèo trong xã hội. Đô thị hoá làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ mục đích canh tác sang mục đích xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, khu vui chơi giải trí. Điều này làm thu hẹp hoặc làm mất đi các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân, đặc biệt là của nông dân vùng ven đô các thành phố, dẫn đến phải chuyển đổi nghề làm ảnh hưởng đến thu nhập và ổn định cuộc sống của gia đình họ. Đối với nông dân, đất là tài sản quý giá nhất và là tư liệu sản xuất để nuôi sống gia đình họ. Mất đất đồng nghĩa với mất đi tài sản, sinh kế và nghề nghiệp của các hộ nông dân dẫn đến bất bình đẳng trong phân bố tài sản và thu nhập. Để tồn tại họ buộc phải tìm ra nguồn sinh kế khác để tạo ra thu nhập thay thế cho thu nhập bị mất từ nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế không dễ dàng tìm được một việc làm với thu nhập ổn định trong một nền kinh tế đô thị có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này lại càng khó đối với những người nông dân thuần tuý, bởi vì họ không đáp ứng được yêu cầu của công việc do thiếu vốn con người (học vấn, tay nghề) và vốn xã hội (quan hệ xã hội) . Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nghèo khổ và tiềm ẩn một nguy cơ nghèo truyền kiếp. Mặt khác, cùng với việc xây dựng và mở rộng các thành phố ra các vùng ven đô, một quá trình đô thị hoá nghèo khổ cũng đang diễn ra. Bởi vì, những nông dân nghèo ở đó sẽ trở thành các thành viên của nhóm nghèo đô thị. Do vậy, đô thị hoá nhanh sẽ kéo theo đô thị hoá nghèo khổ tăng nhanh. Đây là một thách thức lớn đối với quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển. Không chỉ những nông dân nghèo ven đô phải chịu các tác động bất lợi của đô thị hoá mà cả những người nghèo đô thị cũng phải gánh chịu hậu quả của các tác động đó. Đô thị hoá phát triển dẫn đến tình trạng khan hiếm đất đô thị và thiếu nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người nghèo, làm cho giá đất và nhà ở tăng cao, khiến người nghèo và người thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận đến thị trường nhà đất. Hậu quả là họ bị dồn ép vào các khu vực có mật độ dân cư đông đúc với điều kiện sống không đảm bảo hoặc bị đẩy ra xa thành phố, cách biệt với các dịch vụ xã hội và cô lập với mạng lưới an toàn xã hội (Nguyễn Duy Thắng, 2003).

3

Tóm lại, đô thị hoá một mặt thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội đô thị, mặt khác lại tạo ra sự bất bình đẳng trong phân bố tài sản (đất) và trong phân công lao động, dẫn đến bất bình đẳng trong phân bố thu nhập và khả năng tiếp cận đến các nguồn lực. Sự bất bình đẳng này làm hình thành trong xã hội những lớp người giàu có thu nhập cao, sử dụng và sở hữu những tài sản có giá trị, và lớp người có thu nhập thấp, những người nghèo với tài sản quý giá nhất mà họ có là sức lao động. Hơn nữa, đô thị hoá có thể làm hình thành trong xã hội một nhóm nghèo mới là những người nông dân nghèo bị mất đất. Như vậy, đô thị hoá và nghèo khổ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đô thị hoá thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển đô thị, nhưng đô thị hoá nhanh và không kiểm soát được sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khổ đô thị. Tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá đã tạo ra một sự bất bình đẳng về kinh tế, thể hiện ở bất bình đẳng trong phân bố tài sản và thu nhập trên cơ sở những khác biệt xã hội như tuổi, giới tính, học vấn. Theo lý thuyết phân tầng xã hội của C. Mac, bất bình đẳng kinh tế và khác biệt xã hội sẽ là tiền đề của sự phân tầng xã hội. ở những nước đang phát triển, điểm xuất phát của sự tăng trưởng kinh tế thường ở mức thấp nên tăng trưởng kinh tế, một mặt góp phần giảm nghèo, mặt khác có thể gây ra sự phân tầng xã hội và làm tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tuy nhiên, khác với phân tầng xã hội dựa vào tôn giáo*, trong phân tầng xã hội về kinh tế các cá nhân có thể di chuyển giữa các tầng lớp mà không bị bất cứ một rào cản pháp lý nào. Song trên thực tế, việc di chuyển này không phải dễ dàng, đặc biệt là từ tầng lớp thấp lên tầng lớp cao. 3) Nghiên cứu trường hợp ven đô Hà Nội Trong những năm gần đây, Hà nội là một trong những thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trải qua quá trình đô thị hoá nhanh. Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm khoảng 9%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là 13,7triệu đồng/người/năm. Số dân của thành phố tăng nhanh là do dòng di cư từ nông thôn đến và do mở rộng thành phố ra các vùng ven đô và ngoại ô. Nhiều khu công nghiệp và chế xuất đã được xây dựng bằng nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài như khu công nghiệp Sài Đồng, Bắc Thăng Long. Nhiều khu dân cư và khu đô thị mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở và các dịch vụ đô thị của thành phố. Thành phố đã có quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020. Hiện nay, Hà Nội có 7 quận và 5 huyện ngoại thành với tổng số dân là 1,456,724 người. Đến năm 2020, dự kiến số dân sẽ là 5 triệu người, trong đó số dân nội thành là 2,5 triệu người. Các khu vực ven đô như Sài Đồng A và B, Bắc và Nam Thăng Long sẽ trở thành các thành phố vệ tinh *

Xem lý thuyÕt ph©n tÇng x· héi cña Veber

4

của Hà Nội và các khu công nghiệp công nghệ cao (Nguồn: Định hướng quy hoạch tổng hợp phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020). Vùng ven đô Hà Nội được xác định là vùng cận kề với thành phố, nơi vừa có các hoạt động đô thị vừa có các hoạt động nông thôn. Các hoạt động kinh tế của vùng ven đô Hà Nội trước những năm 1990 chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp, là nơi cung cấp nguồn thực phẩm chính cho Hà Nội. Từ sau 1990, đặc biệt là từ 1995 trở lại đây vùng ven đô đang trải qua quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh. Một số xã ven đô thuộc các huyện ngoại thành đã chuyển thành phường như Dịch Vọng, Phú Thượng, Nhân Chính, Yên Hoà và một số xã khác đang trong quá trình chuẩn bị. Nghiên cứu này được thực hiện ở một số xã vùng ven Hà Nội là Cổ Nhuế, Gia Thuỵ, Thạch Bàn và thị trấn Sài Đồng, nơi đang chịu những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá và đang trong quá trình chuyển hoá thành phường. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những biến đổi kinh tế-xã hội của các xã dưới tác động của quá trình đô thị hoá. Trong phạm vi bài viết này chỉ xem xét các kết quả nghiên cứu dưới góc độ những tác động của đô thị hoá đến nghèo khổ và phân tầng xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó thử đề xuất những giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi của đô thị hoá đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo. Theo quy hoạch của thành phố đến năm 2020, các xã trên sẽ trở thành các khu công nghiệp, khu dân cư và các thành phố vệ tinh của Hà Nội. Hiện nay đã hình thành khu công nghiệp Sài Đồng, bao gồm các xã Gia Thuỵ, Thạch Bàn và thị trấn Sài Đồng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Còn Cổ Nhuế là xã giáp với khu công nghiệp Bắc và Nam Thăng Long, hiện có gần 100 cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn xã. Từ năm 1990 đến nay, do nhu cầu sử dụng đất của thành phố để xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư và cho các mục đích phát triển đô thị khác nên diện tích đất nông nghiệp của các xã trên giảm đáng kể. Theo thống kê của các xã đến hết năm 2002, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là: Thạch Bàn - 21,6ha; Gia Thuỵ - 97ha (cuối năm 2003 sẽ thu hồi thêm 40ha nữa); Cổ Nhuế - 90ha; và Sài Đồng bị thu hồi 1,5ha đất ở do mở rộng đường quốc lộ số 5. Nhiều hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp phải chuyển đổi nghề. Các hộ chỉ bị thu hồi một phần đất cũng phải tìm thêm các việc làm thay thế để bù lại thu nhập bị mất từ phần đất bị thu hồi. Vì vậy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, trồng hoa và chăn nuôi đã bị giảm mạnh, kéo theo thu nhập của các hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng.

5

Vậy vấn đề đặt ra là các hộ nông dân bị thu hồi đất sẽ làm gì để có thu nhập thay thế cho thu nhập bị mất. Trên thực tế, các hộ bị thu hồi đất đều được đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, mức đền bù rất khác nhau và thường rất thấp, thậm chí không đủ để đầu tư cho việc chuyển sang một nghề mới. Ví dụ, ở xã Cổ Nhuế giá đền bù cho đất nông nghiệp hạng 1 bị thu hồi là 10.000đ/m2 (bằng 3,6 triệu đồng/1sào), Thạch Bàn - 19.000đ/m2 (Nguồn: Thảo luận nhóm nghèo Xã Cổ Nhuế và số liệu thống kê xã Thạch Bàn). Nguyên nhân đền bù thấp chủ yếu là do giá đền bù bất hợp lý và những bất cập về chính sách và luật đất đai. Dù được đền bù nhiều hay ít thì vấn đề quan trọng là ở chỗ người nông dân ven đô đang bị mất dần đi một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất của mình. Nói cách khác, họ bị mất đi nguồn sinh kế, nguồn thu nhập mà ít nhất cũng đủ cho họ có thể tồn tại được. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến hình thành một nhóm nghèo mới trong xã hội - nhóm những người bị mất đất. Nghiên cứu này và một số nghiên cứu ở các xã ven đô khác cho thấy, các hộ bị thu hồi đất đã sử dụng tiền đền bù để đào tạo nghề mới cho các thành viên của gia đình, mua sắm phương tiện sản xuất như xe tải, xe máy (để làm xe ôm), máy may công nghiệp, hoặc làm vốn kinh doanh. Nếu còn dư dật thì họ xây nhà, gửi tiết kiệm. Chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ các hộ trong việc đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống. Việc thu hồi đất của các hộ dân ở các xã ven đô đã làm thay đổi cơ bản sự phân bố đất đai trong từng xã, dẫn đến những bất bình đẳng trong phân bố tài sản (đất và các nguồn lực khác), kéo theo các bất bình đẳng trong phân công lao động và phân bố thu nhập. Sự bất bình đẳng này xảy ra ngay trong mỗi gia đình, chẳng hạn các thành viên trẻ tuổi dễ có cơ hội kiếm việc làm hơn người già và phụ nữ. Hơn nữa, vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp không còn quan trọng nữa nên họ dễ trở thành những lao động dôi dư. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm thay đổi chức năng truyền thống của các xã ven đô vốn là nơi cung cấp thực phẩm chủ yếu cho Hà Nội. Thay vào đó là các hoạt động sản xuất công nghiệp với công nghệ cao và các dịch vụ đô thị. Các hoạt động này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ học vấn nhất định và phải được đào tạo nghề thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu về tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hoá nhanh đã làm cho người nông dân ven đô không có đủ thời gian chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế-xã hội. Vì vậy, họ thường không đáp ứng được những yêu cầu tuyển dụng lao động của các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, dịch vụ được đặt trên địa bàn của họ, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, đặc biệt là số lao động ở độ tuổi ngoài 40. Đây đang là một thách thức lớn đối với chính quyền các xã ven đô và chính quyền Thành phố trong quá trình đô thị hoá.

6

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 1990 đến nay khu công nghiệp Sài Đồng đã thu hồi một phần lớn đất nông nghiệp của xã Gia Thuỵ và một phần của Thạch Bàn, nhưng chỉ tuyển dụng được rất ít người của địa phương vào làm việc trong các liên doanh ở khu công nghiệp này. Chẳng hạn, ở Thạch Bàn sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp đã dư ra 700 lao động, nhưng chỉ tuyển dụng được 249 người trong số đó vào làm việc trong các liên doanh. Gia Thuỵ cũng chỉ tuyển được 100 người nhưng đến nay chỉ còn khoảng 50 người vì các liên doanh không có đủ việc làm (Nguồn: Số liệu thống kê xã và thảo luận nhóm cán bộ xã, 1999). Hoặc siêu thị Metro ở xã Cổ Nhuế dự định tuyển 50 lao động của xã, song thực tế cũng chỉ tuyển được 10 người (Nguồn: Thảo luận nhóm cán bộ xã 2003). Nguyên nhân chính là do người lao động không đáp ứng đủ các yêu cầu của người sử dụng lao động. Do vậy, các chủ sử dụng lao động phải tuyển dụng lao động từ nơi khác đến, và hậu quả là thêm một gánh nặng quản lý người nhập cư lại được đặt lên vai chính quyền các xã, trong khi họ đang phải lo giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư. Trên thực tế, các lao động dôi dư từ nông nghiệp của các xã đã phải tự tìm kiếm việc làm như buôn bán, dịch vụ, làm thuê với các mức thu nhập rất khác nhau và không ổn định để thay thế cho thu nhập bị mất từ nông nghiệp. Kết quả phỏng vấn 100 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên ở xã Cổ Nhuế cho thấy thu nhập của các hộ này có thể được phân thành 5 nhóm (xem Bảng 1): nhóm nghèo với thu nhập dưới 5 triệu đồng/hộ/năm, nhóm thu nhập thấp từ 5 đến 15 triệu/hộ/năm, nhóm trung bình – 15 đến 25 triệu đồng/hộ/năm, nhóm khá - 25 đến 35 triệu đồng/hộ/năm, và nhóm thu nhập cao – trên 35triệu đồng/hộ/năm.

Bảng 1: Phân bố thu nhập theo nhóm (năm 2002) TT Nhóm thu nhập Thu nhập TB /năm/hộ (đồng) 1 Nhóm nghèo < 5 000 000 2 Nhóm thu nhập thấp 5 000 000 - 15 000 000 3 Nhóm thu nhập trung 15 000 000 - 25 000 bình 000 4 Nhóm thu nhập khá 25 000 000 – 35 000 000 5 Nhóm thu nhập cao >35 000 000 Tổng số

7

Số hộ 3 34 26 20 17 100

Nguồn: Số liệu từ kết quả nghiên cứu Nhóm thu nhập thấp thường là các hộ thuần nông hoặc làm thuê, nhóm trung bình là buôn bán và dịch vụ, nhóm khá là những người hưởng lương từ nhà nước hoặc chủ các doanh nghiệp nhỏ, và nhóm thu nhập cao là các chủ doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân thu nhập thấp từ nông nghiệp là do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và năng xuất cây trồng thấp do ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng cách giữa nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập thấp là rất khác nhau. Điều này thể hiện một sự phân hoá thu nhập rõ rệt theo xu hướng cách biệt giữa hai nhóm. ở ba xã trong mẫu nghiên cứu, số hộ thuần nông đang ngày càng giảm dần (xem Bảng 2), thay vào đó là các hộ bán nông và phi nông. Tuy nhiên, số hộ nghèo ở các xã lại không phải là hộ thuần nông mà là các hộ có ít lao động để tạo ra thu nhập, hộ không có khả năng lao động, hoặc hộ không có vốn đầu tư phải đi làm thuê với thu nhập thấp và không ổn định (Nguồn: phỏng vấn nhóm lãnh đạo xã và nhóm nghèo các xã). Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp theo hộ gia đình

ở các xã

Đơn vị:

hộ Xã

Năm

Tổng

Thuần

NN và

NN và

Cán bộ

Buôn

Tiểu thủ

nông

buôn

tiểu TCN

nhà nước

bán,KD

CN

số hộ SĐ TB GT CN

May mặc

bán

2000

3041

0

0

0

2913

1326

708

862

2002

3042

0

0

0

3050

1450

722

939

2000

2665

665

176

214

585

280

50

25

2002

2675

670

176

214

587

280

50

28

2000

1805

610

110

0

425

272

-

-

2002

2195*

549

270

0

484

342

420

-

2000

3883

1274

85

79

1408

334

110

1500

2002

5700

570

228

570

1900

1140

1400

2500

Nguồn: Thống kê của các xã Kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự phân bố lao động là rất khác nhau giữa các ngành nghề và giữa các xã. Sự chuyển đổi nghề nghiệp ngày càng tăng ở mỗi xã, đặc biệt là ở xã Cổ Nhuế chỉ trong 2 năm số hộ thuần nông đã giảm đi một nửa. Nguyên nhân của những khác biệt

*

Sè hé t¨ng so víi n¨m 2002 lµ do t¸ch hé.

8

này là do đặc điểm địa lý, kinh tế và xã hội của mỗi xã cũng như quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Từ sự phân bố lao động khác nhau trong và giữa các ngành nghề sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân bố thu nhập. Ví dụ trong nghề may gia công, các hộ may thuê nếu có việc đều thì sẽ có thu nhập trung bình khoảng 650.000đ/tháng, trong khi các hộ là chủ xưởng may có thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng. Hoặc thu nhập trung bình từ trồng lúa là 1,3triệu đồng/hộ/năm, trong khi đó thu nhập trung bình từ buôn bán, dịch vụ là 12triệu đồng/hộ/năm, từ tiểu thủ công nghiệp là 15,7triệu đồng/hộ/năm, từ lương nhà nước là 14,5triệu đồng/hộ/năm (Nguồn: phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm). Nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong phân bố lao động và thu nhập giữa các ngành nghề là do: nghề đó là nghề truyền thống (dệt, may), nghề có thu nhập cao (chủ doanh nghiệp, dịch vụ, buôn bán), nghề có nhiều cơ hội thăng tiến (cán bộ, giáo viên các cơ quan nhà nước và các trường đại học) nên thu hút được những người có tay nghề, có vốn đầu tư, vốn con người và vốn xã hội. Trái lại, các nghề nặng nhọc với thu nhập thấp và không ổn định thường tập trung những người không có vốn đầu tư, nghèo vốn con người và vốn xã hội. Kết quả thảo luận nhóm nghèo ở các xã cho thấy các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo khổ hoặc thu nhập thấp của họ là do không có vốn đầu tư (chẳng hạn, mua máy may công nghiệp, học nghề...), trình độ học vấn thấp, sức khoẻ yếu, thiếu lao động để tạo ra thu nhập. Do sự bất bình đẳng trong phân bố thu nhập nên đã bắt đầu hình thành ở các xã những nhóm thu nhập cao, nhóm thu nhập thấp, nhóm nghèo, nhóm các ông chủ và nhóm người làm thuê, đặc biệt là ở các xã có nghề tiểu thủ công nghiệp như Cổ Nhuế và Sài Đồng. Đây là tiền đề của sự phân tầng xã hội khi mà tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị đạt đến mức cao. Tuy nhiên, bất bình đẳng trong phân bố lao động và thu nhập chưa chắc đã dẫn đến nghèo khổ nếu như xuất phát phát điểm của tăng trưởng kinh tế là cao. Song, nó chứa đựng một nguy cơ tiềm ẩn của sự nghèo khổ nếu không có các chính sách can thiệp một cách có hiệu quả từ phía chính quyền thành phố, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường với điểm xuất phát của tăng trưởng kinh tế thấp như hiện nay. ở các xã được nghiên cứu, số hộ nghèo rất ít và có xu hướng giảm dần hàng năm (xem bảng3). Đa số họ là các hộ thuần nông hoặc làm thuê. Do vậy, hiện tượng mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá sẽ tiềm ẩn một nguy cơ làm cho các hộ bị mất đất có thể trở thành

9

nghèo khổ nếu không có chính sách đền bù thoả đáng và khôi phục cuộc sống của họ, đặc biệt là các hộ thuần nông. Bảng 3: Số hộ nghèo ở các xã SĐ TB GT CN

2000 85 172 52 65

2001 62 197 45 65

2002 39 178 32 45

Số hộ nghèo của xã Thạch Bàn tương đối cao và giảm chậm hàng năm so với các xã khác. Nguyên nhân là do Thạch Bàn là xã ngoại thành và ở xa trung tâm Thành phố, đồng thời là xã thuần nông không có nghề truyền thống. Số hộ thuần nông ở Thạch Bàn tăng nhẹ hàng năm là do các cặp vợ chồng tách hộ sau kết hôn. Nhìn chung, Thạch Bàn ít chịu tác động của quá trình đô thị hoá hơn so với các xã khác được nghiên cứu. Vấn đề bức xúc nhất của chính quyền các xã đang trong quá trình chuẩn bị chuyển thành phường hiện nay là làm thế nào để giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư từ nông nghiệp đang ngày càng tăng, đặc biệt là những lao động ở độ tuổi ngoài 40. Số lao động này nếu không được giải quyết việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho mỗi gia đình, cho chính quyền địa phương và sẽ là nguyên nhân của sự nghèo khổ và các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, do nghèo khổ là một vấn đề đa chiều cạnh nên việc đánh giá nó chỉ dựa vào thu nhập thì chưa đủ. Trong nghiên cứu này, các yếu tố khác của nghèo khổ như tài sản, học vấn, sức khoẻ, quan hệ xã hội của người nghèo cũng được xem xét. Một đặc điểm chung nhất của những hộ nghèo trong nghiên cứu là họ đều có nhà và đất ở, tuy chỉ là nhà tạm hay nhà cấp 4. Song, do nhà của họ thường ở xa các trục đường giao thông hoặc ở nơi không tiện cho việc kinh doanh nên không thể sử dụng làm cửa hàng hoặc cho thuê để tăng thêm thu nhập. Trình độ học vấn của những người nghèo cũng rất thấp, thường chỉ hết lớp 7/12 hoặc thấp hơn. Họ cũng nhận thức được rằng để có được những việc làm ổn định với thu nhập khá thì cần phải có trình độ và tay nghề. Bởi vậy, mong muốn của họ là tạo mọi điều kiện cho con cái được học cao hơn để có thể thoát khỏi cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, ước muốn đó không dễ trở thành sự thật bởi vì họ không có đủ tiền để đầu tư cho con cái.

10

4. Kết luận và đề xuất Thực tiễn cho thấy, đô thị hoá vừa thúc đẩy đô thị phát triển cả về kinh tế và xã hội lại vừa có những tác động bất lợi đến đời sống của người nghèo đô thị, đặc biệt là người nghèo ven đô. Những tác động bất lợi dễ nhận thấy như ô nhiễm môi trường, xuống cấp cơ sở hạ tầng, khan hiếm việc làm, mất đất canh tác, và những tác động tiềm ẩn như bất bình đẳng trong phân bố tài sản, việc làm và thu nhập, dẫn đến sự phân tầng xã hội và hình thành những nhóm nghèo mới. Đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ đô thị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế đô thị một mặt góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo khổ, mặt khác có thể làm tăng sự phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội. Ngược lại, nghèo khổ sẽ cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển đô thị. Từ lí luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, để hạn chế những tác động bất lợi của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế-xã hội và cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, Thành phố cần phải có chiến lược phát triển toàn diện, lâu dài và bền vững với những chính sách can thiệp phù hợp và có hiệu quả. Chiến lược phát triển và chính sách can thiệp của Thành phố phải phù hợp với chiến lược và chính sách của quốc gia. Cần hạn chế và quản lý tốt người nhập cư để tránh sự đô thị hoá quá tải tạo ra sức ép dân số lớn cho Thành phố. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho người nhập cư sớm ổn định cuộc sống và được tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản và các nguồn lực. Đối với vùng ven đô, cần chú trọng đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thay thế cho các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp. Cần phải đền bù thoả đáng cho các tài sản bị mất và có chính sách hỗ trợ khôi phục cuộc sống cho người bị ảnh hưởng để tránh nguy cơ bị rơi vào nghèo khổ. Tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận đến các nguồn lực và các dịch vụ đô thị, giảm các bất bình đẳng trong kinh tế và xã hội. Tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển của địa phương, đặc biệt là tham gia vào quá trình lập chính sách và ra quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Các giải pháp cụ thể là: - Lập quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và các vùng ven đô và công bố công khai cho nhân dân. Bản quy hoạch cần được phân chia thành từng giai đoạn cụ thể và chi tiết tránh tình trạng quy hoạch treo. Theo đó người dân có những định hướng và chiến lược phù hợp để có thể thích ứng được với những biến đổi về kinh tế và xã hội.

11

- Chính quyền các xã, phường cần phối hợp với các chủ sử dụng đất và với các cơ quan có liên quan để xây dựng một kế hoạch cụ thể về đền bù và khôi phục cuộc sống của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích phát triển đô thị. Kế hoạch này phải bao gồm các biện pháp đền bù cho việc thu hồi đất và các tài sản bị ảnh hưởng, đào tạo nghề mới và giải quyết việc làm cho các lao động dôi dư. Việc đào tạo nghề phải gắn kết với thị trường lao động ở địa phương để có thể huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, dịch vụ đóng trên địa bàn các xã. Đây là giải pháp tốt để hạn chế dòng nhập cư từ nơi khác và giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất. - Đối với người nghèo, cần tạo điều kiện cho họ được tiếp cận đến các nguồn lực và các dịch vụ đô thị bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt như cho vay vốn không lãi suất và không cần thế chấp, giảm hoặc miễn các chi phí giáo dục và khám chữa bệnh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho họ mà không thu những khoản đầu tư ban đầu. Tư vấn việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo. Hỗ trợ vốn cho các xí nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng sản xuất, thu hút người nghèo vào làm việc.

12

Tài liệu tham khảo 1) Bộ xây dựng, 1999. Định hướng quy hoạch tổng hợp phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. NXB. Xây dựng. Hà Nội 1999. 2) Bộ LĐ-TB&XH, 2003. Niên giám thống kê lao động, thương binh và xã hội 2002. NXB. Lao động xã hội. Hà Nội, 2003. 3) Dean F. and Michael L., 1997. Urbanisation in Asia:Lessons Learned and Innovative Responses. Australian Housing and Urban Research Institute. 4) Davis S., 2001. Rural and urban poverty: Understanding the differences. International Institute for Environment and Development. 5) NORAD, 2002. Poverty and urbanisation: challenges and opportunities. Norwegian Agency for Development Cooperation. 6) Nguyễn Duy Thắng, 2003. Nghèo khổ đô thị: các nguyên nhân và yếu tố tác động. Tạp chí Xã hội học Số 1, 2003. 7) Sudipto and Brian, 1997. The rural-urban transition in Viet Nam: Some selected issues. Institute of Sociology.

13

Phân hoá giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam (Qua hai cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993 và 1998)1 Phân hoá giàu - nghèo là vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam hiện nay. Theo thời gian, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng. Trong thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề phân hoá giàu - nghèo. Mỗi nghiên cứu có những mục tiêu riêng và tập trung vào những khía cạnh khác nhau của chủ đề này. Mục tiêu của nghiên cứu này là bổ sung, hoàn chỉnh và làm sáng tỏ nhận thức về thực trạng phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam của những công trình đã được công bố. Thêm vào đó, tác giả cũng muốn tìm hiểu vai trò của yếu tố học vấn trong việc nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam nhằm can thiệp vào quá trình phân hoá giàu - nghèo và thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Phương pháp mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình là phân tích số liệu từ hai cuộc Khảo sát/Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993 và 1998 của Tổng cục Thống kê cùng với các nghiên cứu định tính PPA năm 1999. Nội dung chính của cuốn sách được chia thành 4 phần: Phần I/ Mở đầu, Phần II/ Phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, Phần III/ Tác động của học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân, và Phần IV/ Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở các nước Đông Á - Bài học cho Việt Nam. Trước khi đi vào các nội dung chính, tác giả cuốn sách đã thực hiện tổng quan tóm tắt công trình của mình. Trong phần này, tác giả đã giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, nguồn số liệu và tóm tắt kết quả nghiên cứu. Phần mở đầu được chia làm 2 phần nhỏ: 1/ Tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội và việc áp dụng nó trong nghiên cứu phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam, 2/ Vài nét tổng quan những nghiên cứu trước đây về phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam. Trong phần tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội, tác giả đã chỉ ra giới hạn lịch sử của khái niệm phân tầng, trong đó tập trung vào hai cách tiếp cận về phân tầng xã hội, đại diện cho hai trường phái: mác xít (đại biểu là K. Marx) và phi mác xít (đại biểu là M. Weber). Theo K. Marx, phân tầng là do quyết định của nhân tố kinh tế. Còn theo M. Weber, phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của xã hội, trong đó các thành viên sẽ khác nhau về khả năng thăng tiến bởi địa vị không giống nhau của họ trong bậc thang xã hội. Cách tiếp cận kinh điển đã sắp xếp các thành viên trong xã hội theo tối đa là ba chiều cạnh có mối quan hệ và tương đối độc lập với nhau. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì các nhà nghiên cứu cho rằng phải sắp xếp các thành viên trong xã hội theo nhiều chiều cạnh mới khác nhau và là đa chiều. Về đại thể, có thể phân chia những vị thế của các thành viên trong xã hội thành hai loại: địa vị gán cho và địa vị đạt được. Xã hội càng phát triển thì địa vị đạt được càng nổi trội, còn địa vị gán cho sẽ mờ dần bởi tính cơ động của từng cá nhân ngày càng cao. Tác giả cũng nêu ra các hệ thống phân tầng xã hội tồn tại trong lịch sử, gồm có: hệ thống nô lệ, hệ thống đẳng cấp, hệ thống phong kiến và hệ thống tư bản. Về phân tầng xã hội trong xã hội công nghiệp hiện nay, tác giả đã đưa ra hai ví dụ về xã hội Mỹ và xã hội Nhật bản, trong đó ở xã hội Mỹ, các thành viên trong xã hội được sắp xếp vào các giai cấp trên cơ sở thu nhập và nghề nghiệp; còn ở Nhật bản, cách phân chia này dựa trên cơ sở địa vị nghề nghiệp và quy mô kinh doanh.

1

§ç Thiªn KÝnh. Ph©n ho¸ giµu - nghÌo vµ t¸c ®éng cña yÕu tè häc vÊn ®Õn n©ng cao møc sèng cho ng-êi d©n ViÖt Nam (Qua hai cuéc §iÒu tra møc sèng d©n c- ViÖt Nam n¨m 1993 vµ 1998). Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi 2003, 176 trang. 1

Khi áp dụng khái niệm phân tầng đã nêu vào nghiên cứu phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam, tác giả đã xem xét phân tầng xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ: từ thời kỳ dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời kỳ đầu độc lập (thế kỷ X), xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến (từ khi thoát khỏi Bắc thuộc đến khi Pháp xâm lược năm 1858), từ năm 1945 đến trước khi “đổi mới” (1988). Thêm vào đó, tác giả cũng đưa ra hướng tìm hiểu phân tầng xã hội qua phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam thời kỳ “đổi mới” (từ năm 1988 đến nay), bởi theo tác giả, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu thường sử dụng khái niệm phân hoá giàu - nghèo theo mức sống để thể hiện trạng thái phân tầng xã hội ở Việt Nam. Hơn nữa, trong nhận thức của đa số dân cư và từ ngữ của báo chí cũng xuất hiện rất nhiều chủ đề phân hoá giàu - nghèo, vậy nên tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận phân hoá giàu - nghèo để bước đầu tìm hiểu phân tầng xã hội ở Việt Nam. Trong phần tổng quan những nghiên cứu trước đây về phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam, tác giả đã nêu ra một số tiêu chuẩn giàu - nghèo qua các cuộc khảo sát đã được thực hiện ở Việt Nam và một số nội dung về giàu - nghèo đã được nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu đã thực hiện, tác giả đã thấy xuất hiện một gợi ý rằng tình trạng bất bình đẳng sẽ được thể hiện chủ yếu ở sự chênh lệch giữa hai khu vực nông thôn và đô thị và ở sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. Và đây chính là đặc điểm nổi bật của phân tầng xã hội ở Việt Nam. Trong phần II/ Phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, cuốn sách đã chỉ cho người đọc thấy khoảng cách giàu - nghèo, tình trạng bất bình đẳng giữa hai nhóm giàu nghèo, đồng thời cuốn sách cũng đưa ra cái nhìn định tính về phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, một số đặc điểm chính và địa bàn cư trú của hai nhóm giàu - nghèo và một số nhân tố tác động đến phân hoá giàu - nghèo. Về khoảng cách giàu - nghèo, trên cơ sở nghiên cứu số liệu các cuộc Khảo sát/Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993 (VLSS 93) và 1998 (VLSS 98) cùng một số tài liệu khác, tác giả đã đưa ra nhận định rằng, phân hoá giàu nghèo ở Việt Nam nói chung là thấp hơn so với các nước trên thế giới, nhưng sự phân hoá này cũng đang dần dần tăng lên theo thời gian. Về tình trạng bất bình đẳng giữa hai nhóm giàu - nghèo (năm 1988), cuốn sách tập trung vào phân tích bốn vấn đề: tổng chi tiêu, nhà ở, tiện nghi trong nhà và đời sống văn hoá để chỉ ra khoảng cách về mức sống giữa người giàu và người nghèo. Qua phân tích các số liệu về chi tiêu dùng tổng thể, tác giả đã cho người đọc thấy sự chênh lệch khá lớn về mức sống của người dân ở thành thị so với nông thôn, giữa các vùng và khu vực địa lý có sự chênh lệch về mức sống đáng kể. Đây là một biểu hiện cụ thể về sự phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam dưới khía cạnh phân hoá mức sống theo các vùng/khu vực. Đồng thời, cũng qua việc phân tích bất bình đẳng về nhà ở, tiện nghi trong nhà và đời sống văn hoá, tác giả đưa đến kết luận rằng, nhóm giàu có điều kiện tiêu dùng cho cuộc sống vật chất lớn hơn, có điều kiện thoả mãn nhu cầu văn hoá - tinh thần dễ dàng hơn nhóm nghèo. Đây là dấu hiện cho thấy sự khác nhau về lối sống giữa hai nhóm giàu - nghèo trong tương lai nếu tình trạng phân hoá tiếp tục gia tăng. Bên cạnh việc phân tích định lượng kết quả khảo sát VLSS 93 và VLSS 98, tác giả cuốn sách cũng bổ sung cho nghiên cứu của mình cái nhìn định tính để cho bức tranh miêu tả phân hoá giàu - nghèo được hoàn chỉnh hơn. Những nghiên cứu định tính đã bổ sung cho nghiên cứu định lượng một đặc điểm rất cơ bản thể hiện sự phân hoá giàu - nghèo là thông qua tài sản vật chất (đất đai và tư liệu sản xuất) của các hộ gia đình. Đồng thời, nghiên cứu định tính cũng cung cấp những thông tin mới về sự phân hoá giàu - nghèo theo một số khía cạnh xã hội khác nhau: sự hoà nhập của cộng đồng và tham gia các mạng lưới quan hệ xã hội, vấn đề giới và trẻ em. Bằng việc bổ sung thêm nghiên cứu định tính, cuốn sách cũng khắc họa sâu thêm những 2

khác biệt về học vấn và cảnh báo sự nghèo đói dễ có nguy cơ lặp lại ở vòng đời sau của các thế hệ do trẻ em không được đến trường, hoặc phải bỏ học. Về đặc điểm chính và địa bàn cư trú của hai nhóm giàu - nghèo, tác giả cuốn sách đã chỉ ra rằng, người nghèo sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và người giàu chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Điều này cho thấy phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam thể hiện ở sự phân chia rõ ràng những vùng/khu vực nào là của người giàu và những vùng/khu vực nào là của người nghèo. Cũng theo những phân tích của mình, một số đặc điểm chính của hai nhóm giàu - nghèo đã được chỉ rõ, chẳng hạn như: nhóm dân số nghèo sống bằng nghề nông là chính, còn nhóm giàu sống bằng nghề phi nông là chính; số lao động của hộ nghèo và hộ giàu xấp xỉ như nhau; dân tộc ít người (trừ người Hoa) có gần nửa dân số rơi vào nhóm nghèo; quy mô hộ gia đình của nhóm nghèo lớn hơn nhóm giàu; v.v… Cũng trong phần II, tác giả đã nêu ra một số nhân tố tác động đến phân hoá giàu - nghèo, đó là: trình độ học vấn của chủ hộ; ngành nghề của hộ; số lao động mù chữ trong hộ; trẻ em và số lao động thất nghiệp trong hộ; và nhân tố có tác động mạnh nhất là liên quan đến các vùng miền địa lý - kinh tế. Trong số các nhân tố này thì nhân tố về nghề nghiệp và vùng địa lý cho thấy tác động làm thay đổi xác suất tình trạng giàu - nghèo là rất lớn. Các số biến thuộc về trình độ học vấn của chủ hộ cũng thể hiện sự tác động mạnh dần theo sự tăng lên của các cấp học. Riêng biến số học vấn được tác giả phân tích sâu hơn trong phần III. Như vậy, qua những phân tích của tác giả ở phần II, người đọc có thể thấy sự phân hoá giàu - nghèo được thể hiện nổi trội ở Việt Nam chính là phân hoá vùng/khu vực, chứ không phải phân hoá trong nội bộ từng vùng. Trong phần III/ Tác động của học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, tác giả tiếp tục tìm hiểu sự tác động mạnh dần theo sự tăng lên của trình độ học vấn đến phân hoá giàu - nghèo. Tác giả đã phân tích tác động của nhân tố học vấn theo góc nhìn đồng đại (1998) và góc nhìn lịch đại (1993-1998), đồng thời có sự so sánh với sự tác động của học vấn ở một số nước trên thế giới. Ở cả hai cách phân tích đồng đại và lịch đại, tác giả đều phân tích nhân tố học vấn theo hai loại biến: số năm đi học và trình độ học vấn của chủ hộ. Với những kết quả phân tích của mình, tác giả đã đưa đến kết luận: theo sự phát triển kinh tế tăng dần từ vùng/khu vực này sang vùng/khu vực khác (thể hiện cái nhìn đồng đại) hoặc sự phát triển kinh tế tăng dần theo thời gian 5 năm (thể hiện cái nhìn lịch đại), nhân tố học vấn cũng đều thể hiện tác động đến chi tiêu (là số liệu tổng hợp về mức sống) ngày càng mạnh dần lên. Điều này rõ ràng thể hiện xu hướng về sự tác động mạnh dần lên của nhân tố học vấn đến nâng cao mức sống cho mọi người khi xã hội ngày càng phát triển. Khi so sánh về sự tác động của học vấn ở một số nước trên thế giới tác giả cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng về các nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thực sự dựa vào tri thức. Tuy nhiên, nếu chỉ có giáo dục mà không mở cửa cho đổi mới và tri thức thì cũng không dẫn tới phát triển kinh tế. Vấn đề là phải đặt yếu tố học vấn trong tổng thể các nhân tố cùng tác động một cách tổng hợp. Phần cuối của cuốn sách đề cập tới vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam. Trong phần kinh nghiệm ở các nước Đông Á, tác giả cuốn sách đã giới thiệu hai nhận định rằng phát triển kinh tế là cơ sở căn bản để giải quyết vấn đề phân hoá giàu - nghèo, nhưng công bằng xã hội lại góp phần tác động trở lại đối với phát triển kinh tế. Như vậy, làm thế nào để giảm bớt sự nghèo khổ một cách nhanh chóng, giảm sự bất bình đẳng, đồng thời lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích các tài liệu về một số nước Đông Á phát triển, tác giả đã giới thiệu thành công của những nước này là do họ đã giải quyết tốt hai vấn đề cơ bản (đồng thời cũng là hai bài học 3

kinh nghiệm): 1/ Phát triển sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ cho nông thôn, và 2/ Đầu tư xứng đáng cho vấn đề giáo dục. Từ đó nhìn sang quan điểm của Nhà nước và thực tế ở Việt Nam có thể thấy rằng vấn đề mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội đã được thể hiện rõ ràng trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Trên thực tế, Việt Nam đang áp dụng bài học kinh nghiêm thứ nhất bằng cách tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị. Về bài học kinh nghiệm thứ hai, Việt Nam mới nhận thức trong đường lối chiến lược, mà chưa dành tỉ lệ đầu tư lớn về ngân sách trên thực tế, đặc biệt là cơ cấu đầu tư trong giáo dục. Như vậy, qua nghiên cứu của mình, tác giả cuốn sách đã mô tả để người đọc thấy được bức tranh tổng thể về thực trạng phân hoá giàu - nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam với đặc điểm nổi bật là phân hoá vùng/khu vực. Đồng thời, cũng qua các phân tích của mình từ dữ liệu VLSS 93 và VLSS 98, tác giả đã chỉ ra tác động của nhân tố học vấn đến mức sống ngày càng mạnh dần lên và đây chính là ý nghĩa lý luận của công trình này. Hai phát hiện này là cơ sở lý luận góp phần làm rõ sự cần thiết phải áp dụng hai bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á trong việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay. Quỳnh Chi

4

Xã hội học số 3 (87), 2004

1

BÀN VỀ TIỂU VĂN HÓA THANH NIÊN TỪ THỊ LOAN Văn hóa thanh niên là một loại tiểu văn hóa (subculture) trong chỉnh thể văn hóa toàn vẹn. Mọi nền văn hóa đều được xây dựng trên một hệ thống các giá trị cốt lõi, hay là các giá trị chung mang tính hạt nhân, xoay quanh đó còn có các tiểu văn hóa, được phân định dựa theo các tiêu chí khu vực, dân tộc, tầng lớp xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật v.v... Văn hóa thanh niên là trường hợp dễ gặp của các tiểu văn hóa. Tính ngữ “thanh niên” hay “giới trẻ” dùng để chỉ một nhóm người nhất định trên nguyên tắc lứa tuổi. Việc lưu ý đến tâm lý đặc biệt của lứa tuổi trong văn hóa là rất quan trọng, bởi nó đặt dấu ấn căn bản lên tinh thần và thị hiếu của loại văn hóa đó. 1. Đặc điểm của giới trẻ và văn hóa thanh niên1 Giới trẻ, theo định nghĩa của các nhà xã hội học phương Tây, là nhóm dân số-xã hội ở độ tuổi từ 14 đến 302. Trong thành phần dân số của nhiều nước nhóm này chiếm khoảng 20% - đó là một chỉ số đáng kể để chúng ta thấy vấn đề văn hóa giới trẻ nên được dành một sự lưu tâm xứng đáng. Thanh niên là bộ phận không thể tách rời của bất kỳ xã hội nào, không phụ thuộc vào tính chất của xã hội ấy, là một hiện tượng văn hóa-xã hội mang những nét đặc thù. Văn hóa thanh niên nảy sinh và tồn tại xuất phát từ nhu cầu tự khẳng định mình của giới trẻ trong quá trình xã hội hóa. Người ta thường cho rằng về bản chất thanh thiếu niên luôn có tinh thần phản kháng và đối với họ không hề có các thói hư tật xấu trong thế giới của mình. Nói cách khác, đó là những con người hư vô chủ nghĩa, những kẻ có thái độ đối nghịch với các giá trị thủ cựu và các quá trình mang tính truyền thống. Họ cảm thấy chật hẹp trong khuôn thước của các quy tắc và chuẩn mực sống mà bố mẹ và ông bà răn dạy. Giới trẻ thường có các đặc điểm: quyết liệt trong phán xét và hành động, dễ có thái độ cực đoan, khó chấp nhận bảo ban, dễ bị hấp dẫn trước các mô hình xã hội phát triển và có thái độ tiêu cực với tất cả những gì diễn ra một cách bình thường và theo quy định, những nhịp điệu sống đều đặn và nhàm chán. Đối với giới trẻ đặc trưng là tính năng động, sự cởi mở với thế giới bên ngoài. Họ dễ bị tổn thương, có phản xạ cảm xúc cao, có tinh thần lạc quan với nhiều khát khao lãng mạn và hay lý tưởng hóa những gì mới mẻ. Chính vì những đặc điểm này mà giới trẻ thường mâu thuẫn với những ai không đồng tình với các quan điểm thế giới quan của họ. Nhưng, như thế không có nghĩa là văn hóa giới trẻ là một khối thống nhất. Đặc biệt trong giai đoạn thống trị của chủ nghĩa hậu hiện đại, có thể tìm thấy ở phương Tây hàng loạt những biểu hiện vô cùng khác nhau của văn hóa giới trẻ: hip-pi, pan-ki, người kim loại, đầu trọc, những đứa con của quỷ Sa tăng và nhiều dạng khác.

1 2

Trong bµi xin dïng côm tõ “v¨n hãa thanh niªn” hay “v¨n hãa giíi trΔ víi t­ c¸ch tiÓu v¨n hãa. Oganov A.A, Khangeldiev I.G. Lý luËn v¨n hãa. Nxb Grand, Moskva, 2001, tr. 245.

2

Bàn về tiểu văn hóa thanh niên

Cốt lõi của văn hóa giới trẻ là phương thức đặc biệt thể hiện thế giới quan riêng và hệ thống các giá trị tinh thần tương ứng. Văn hóa thanh niên là lối sống đặc biệt của những người trực tiếp sống theo tinh thần đó hoặc đồng cảm với nó. Thường thì lớp trẻ đặt ra cho mình những mục đích cao siêu như: thay đổi thế giới, cải biến cuộc sống của mình, vứt bỏ ách thống trị của các khuôn mẫu, khước từ các quy chuẩn xã hội, khẳng định quan điểm sống “chỉ chọn một trong các giải pháp trái ngược nhau” đối với các quan điểm tồn tại trước đó, và khẳng định nó trong các tín điều văn hóa-xã hội của mình. Vì vậy, hệ thống các giá trị của tiểu văn hóa thanh niên mang tính chất tự trị. Nói cách khác, những biểu hiện tiêu cực của văn hóa thanh niên chỉ là những hiện tượng nhất thời, một phương thức đặc biệt tìm kiếm lối sống. 2. Mỹ học của văn hóa thanh niên Các nhóm thanh niên khác nhau luôn cố gắng củng cố những quan điểm quan trọng của họ về thế giới dưới các hình thức biểu cảm sặc sỡ, có thể khó hiểu với đa số mọi người, nhưng lại gợi nên sự tò mò, hấp dẫn trong xã hội. Họ tập hợp lại thành cộng đồng trên cơ sở cùng tôn thờ một lý tưởng nào đó và thường bộc lộ thiên hướng sáng lập một quan điểm thẩm mỹ mới. Họ nhận thức các đặc tính thẩm mỹ của thế giới theo kiểu riêng, trao cho các khái niệm cũ những ý nghĩa mới, ví dụ: về cái đẹp, về thị hiếu nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ. Họ cố gắng thay đổi không gian trong đó họ đang sống, thẩm mỹ hóa nó theo giác độ của mình về cái đẹp. Yếu tố thẩm mỹ trong văn hóa thanh niên được thể hiện ở bản chất trò chơi của nó. Trong văn hóa thanh niên thường diễn ra sự xoá nhoà ranh giới giữa trò chơi và hoạt động. Điều đó bộc lộ ở tính sân khấu, nghệ thuật hóa, carnaval hóa, tính ngẫu hứng trong cuộc sống. Trò chơi thẩm mỹ trong môi trường thanh niên trở thành phương thức tự thể hiện của các thành viên trong ban nhóm. Cả trong nghệ thuật sân khấu, cũng như trong hoạt động sống của họ có một chất nghệ thuật kịch nào đó. Tính sân khấu được thể hiện rộng rãi trong các nghi lễ và nghi thức hoạt động tập thể. Yếu tố trò chơi là một đặc tính nhằm hình thành và duy trì thứ ngôn ngữ riêng, thông qua các dấu hiệu và biểu tượng đặc trưng cho từng loại văn hóa thanh niên. Yếu tố trò chơi được thể hiện trong các hoạt động mang tính nhà hát, các “sô” diễn, các cuộc diễu hành, các festival. Tính nghệ thuật hóa thể hiện ở kiểu hành xử phô trương, trình diễn, ở phong cách đặc biệt không chỉ qua hành vi khác thường, mà còn là những sở thích kỳ lạ về quần áo, kiểu đầu, trang điểm. Chỉ trong môi trường thanh niên chứ không phải ở bất kỳ môi trường nào khác thể hiện rõ nhất các hình thức văn hóa phi dân tộc và phi ý thức hệ. Không phải vô cớ mà nó thật sự không có biên giới quốc gia và rất dễ dàng lan truyền nhanh chóng ở các nước, các khu vực và các châu lục. Điển hình là các trào lưu âm nhạc và nghệ thuật. Văn hóa thanh niên của các nhóm khác nhau thường pha tạp, chắp vá và không lâu bền, thường biến dạng và thay đổi khi thế hệ mới xuất hiện. Sự thay đổi thế hệ được thể hiện chủ yếu qua sự thay đổi các quan điểm sáng tạo của họ. Còn về hình thức thể hiện thì đặc trưng của chúng

Từ Thị Loan

3

là tính lặp lại. Về nguyên tắc, những đặc điểm cơ bản của văn hóa thanh niên như đã nêu ở trên ít có sự thay đổi. 3. Một số mô hình văn hóa thanh niên ở phương Tây Phần lớn các học giả cho rằng nhóm văn hóa thanh niên kiểu hiện đại đầu tiên xuất hiện là ở Anh vào khoảng giữa thế kỷ XX. Nguyên nhân xuất hiện của chúng, thoạt nghe có vẻ lạ tai, lại chính là từ sự phồn thịnh ngày càng cao của nước Anh. Sự xuất hiện các nhóm văn hóa thanh niên được tiếp nhận như quá trình quá độ từ trẻ con sang người lớn, hay như cách diễn đạt của các nhà xã hội học, là “cơ chế độc đáo để xã hội hóa những ai bước vào lứa tuổi quá độ”. Chính trong lứa tuổi này, “khi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa là người lớn”, thanh thiếu niên bắt đầu tìm kiếm các cách thức thích nghi với hiện thực thông qua các giá trị, quan điểm và tiêu chí hành vi riêng của mình. Họ biểu lộ khát khao tìm kiếm những người đồng chí hướng và chia sẻ những vấn đề phức tạp trong cuộc sống không phải một cách cá nhân, mà dưới dạng tập thể, và thông qua đó, cảm thấy sự cổ vũ của những người khác giống mình. Sự hình thành các nhóm văn hóa thanh niên gắn liền với hiện tượng được các nhà xã hội học và tâm lý học lý giải như sự cự tuyệt các tiêu chí hành vi chung được mọi người chấp nhận. Các nhà nghiên cứu Anh thường coi nhóm “Teddy boys” là nhóm văn hóa thanh niên đầu tiên . Nhóm này xuất hiện vào khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ XX. Các thành viên “Teddy” kiếm thêm việc làm bằng lao động không lành nghề, trở nên tương đối độc lập với gia đình về phương diện tài chính để có thể trang trải những nhu cầu riêng. Nhu cầu của họ không lớn lắm: xem phim, dancing, cà-phê. Nhưng nhạc rock-and-roll Mỹ trở thành khuôn mẫu văn hóa chính của họ. Như các học giả Anh nhận xét, diện mạo của “Teddy” kết hợp trong mình những nét của một người Anh hào hoa và một tên bịp bạc Mỹ: áo vét dạ dài cổ nhung, quần ống hẹp, ủng đế nhẹ, cà vạt dây. “Teddy”chính là thái độ phẫn nộ trước không khí tĩnh lặng kiểu Anh trong các rạp chiếu phim và sàn nhảy, nơi họ tích cực tiếp nhận rock-and-roll. Quá trình đó thường kết thúc bằng ẩu đả tập thể và các hành động càn quấy. “Teddy” là biểu hiện của sự phản kháng các giá trị bảo thủ, đôi khi còn là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc thù địch. “Teddy” tan rã vào năm 1964, nhưng họ đã lớn tiếng tuyên bố về thanh niên không phải chỉ như một nhóm lứa tuổi, mà là một nhóm xã hội. 3

Nhóm văn hóa thanh niên khác là “Mode”. Thoạt đầu đại diện của nhóm này tự gọi mình là “những người mô-đéc” (cách tân - thuật ngữ vay mượn từ nhạc jazz). Mục đích của nhóm là vượt ra khỏi khuôn khổ các tiêu chuẩn giá trị và văn hóa của giai cấp công nhân và bằng cách đó tiến gần tối đa tới giai cấp trung lưu và các giá trị chủ yếu của nó. “Mode” làm dáng bằng áo cổ cồn trắng của những nhà điều hành và các nhà quản lý nhỏ, đối với họ con đường công danh theo bậc thang hành chính không phải là ước mơ khó thành hiện thực. Vì vậy các thành viên “Mode” cố gắng làm sao bề ngoài giống với những người được gọi là “cổ cồn trắng”: sạch sẽ, tươm tất và tươi sáng trong trang phục quần ống hẹp, áo vét thanh nhã, giày mũi nhọn, tóc cắt ngắn chải chuốt. Trong cuộc sống thực của những thanh niên “mốt”, công việc ít được họ quan tâm, họ thường háo danh và hãnh tiến. Nền tảng cuộc sống của họ do ba yếu tố tạo nên: tốc độ của xe

3

Gurevich P.S. V¨n hãa häc. Moskva, 1994, tr. 153.

4

Bàn về tiểu văn hóa thanh niên

Vespa4 Ý, năng lượng của rock-and-roll Mỹ và amphetamin. Amphetamin là tên một loại thuốc kích thích tâm lý. Về phương diện này “Mode” thu nhận cả những thiếu nhi trong môi trường thanh niên sử dụng các loại đô-ping để đạt tới năng lực đặc biệt. Đối lập với họ trong văn hóa thanh niên là nhóm “Rocker”, về cơ bản xuất thân từ các tầng lớp xã hội có mức lương thấp. Mô-tô là đặc tính văn hóa chính đối với họ - đó là biểu tượng của tự do, của tài nghệ điều khiển xe điêu luyện, là khát vọng tốc độ và tìm kiếm các cảm giác mạnh. Đến cuối những năm 60 từ “Mode” tách ra một nhóm nhỏ với tên gọi “Skin head”, hay là “đầu trọc”, đôi khi còn được gọi là “những con quỷ trần gian”. Họ là những fan bóng đá cuồng nhiệt. Thứ bậc các giá trị của họ xếp từ trên xuống dưới là: lao động kiên trì, yêu nước, bảo vệ truyền thống trên lãnh thổ của mình, thù địch với những nhóm dị tộc theo quan điểm của họ. Tuy có sức mạnh vô cùng hùng hậu, họ lại là những kẻ phi chính trị, và vì thế không thể trở thành mối đe dọa thực sự cho xã hội. “Skin head” sau đó phát triển mạnh ở Đức, dần dần lan ra các nước Đông Âu và hiện nay đang thịnh hành ở Nga. “Skin head” thường tấn công những người nước ngoài, nhất là người da màu, với lý do họ cướp mất việc làm của người bản xứ và tốt nhất họ nên quay về kiếm việc trên đất nước mình. Giữa những năm 60 của thế kỷ XX ở Anh xuất hiện những “Hippie”. Đó là nhóm văn hóa lôi cuốn vào hàng ngũ của mình trước hết là sinh viên và những người xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Hạt nhân quan điểm của họ là tư tưởng tìm kiếm lối thoát cho đầu óc thủ cựu của xã hội tiêu dùng kỹ thuật-công nghệ, cố gắng phục hồi các quan hệ lãng mạn với thiên nhiên. Nền tảng văn hóa của “Hippie” là chất trí thức châu Âu kết hợp với chất lãng tử quý tộc. Các nhà nghiên cứu đã nêu những đặc điểm chủ yếu của “Hippie” như sau: chung sống thụ động, hay chuyển dịch, tính biểu cảm cao, nặng về chủ quan, cá nhân chủ nghĩa. Thanh niên hip-pi chống đối lại xã hội kỹ trị hiện đại, chống các thành tựu của văn minh đem tiện nghi đến cho cuộc sống, chống sự tiêu dùng thừa mứa, chống chiến tranh như biểu hiện của sự ngạo mạn đế quốc. Họ đấu tranh vì cuộc sống tốt đẹp hơn theo quan niệm của mình, một cuộc sống không thể tồn tại bên cạnh những kẻ ngự trị quyền lực; cuộc sống đó chỉ có thể thực hiện thông qua tình yêu, qua những điều thần bí và nghi lễ ma thuật. Nguyên tắc chuyển dịch ở nhóm này có hai biểu hiện: bên ngoài và bên trong. Bên ngoài - là khắc phục các không gian, giới hạn và khuôn khổ địa lý bằng cách chu du khắp thế giới tìm kiếm một nơi trú ngụ lý tưởng. Bên trong - là cải biến ý thức, mở rộng nhận thức, trải nghiệm các cảm giác mới bằng việc sử dụng các loại ma tuý, cố gắng đạt tới sự tự nhận thức, tới những hình thức sinh tồn thần bí và mang tính tôn giáo mới. Chất biểu cảm cao của thanh niên hip-pi nảy sinh từ khát khao hoạt động sáng tạo, luôn được tô điểm bằng cách nhấn mạnh cảm xúc. Ngay ở bình diện này trò chơi cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với họ. Trò chơi như nguồn gốc của niềm vui sướng và thoả mãn trước hoạt động sáng tạo. “Hippie” đánh giá cao tính chủ quan. Thái độ chủ quan là nhân tố tích cực trong cuộc sống cá 4

ChØ c¸c lo¹i xe ga, b¸nh nhá nãi chung.

Từ Thị Loan

5

nhân của họ. Nhưng việc chìm đắm trong tính chủ quan nội tâm thường làm mất đi ở họ sự sắc sảo khi giải quyết những vấn đề của thế giới khách quan. Chủ nghĩa cá nhân của “Hippie” là phản ứng đáp trả trước sự quy chuẩn hóa, đại chúng hóa và vô bản ngã hóa xã hội. Nhóm văn hóa “Hippie” tỏ ra có sức sống và tồn tại lâu dài nhất, bởi nó có lịch sử riêng của mình. Dưới các hình thức văn hóa nó bộc lộ rõ nhất trong các biểu hiện của nhà hát và âm nhạc. Triết lý của thanh niên hip-pi xây dựng trên sự đối địch với văn hóa chính thống đang thống trị trong xã hội tư bản, với các chuẩn mực và nền tảng đạo đức của nó. Các thanh niên hippi thách thức sự thừa mứa và tiện nghi của đời sống tư sản, không tán đồng cố gắng tích luỹ của xã hội cũng như cố gắng phục vụ tối đa cho thân thể và sự phồn thịnh của các giá trị tiêu dùng. Vì thế, con cái nhiều gia đình giàu có ở Mỹ đã từ bỏ các dinh thự tiện nghi, vứt bỏ khỏi mình gánh nặng của các chuẩn mực. Họ mặc những quần áo đơn giản nhất và có giá trị chức năng nhất: sơ mi kẻ ô thủng và quần bò, từ chối các nguyên tắc vệ sinh tối thiểu, không cắt tóc, lên đường tìm kiếm tự do và ý nghĩa của cuộc sống. Thời gian trôi qua, và phần lớn trong số họ, sau khi vượt qua được căn bệnh của tuổi trẻ, đã quay trở về đời sống văn hóa tư sản và chiếm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại phương Tây giữa các chính khách, nhà tài chính, nhà công nghiệp... Cuối những năm 70 xuất hiện một loại văn hóa thanh niên khác: “Punk”. Các nhà nghiên cứu gắn liền văn hóa “Punk” với tên tuổi nhà soạn nhạc Mỹ D. Keidgi, với các tư tưởng của E. Uorell, các lý thuyết trình diễn và nghệ thuật quan điểm. “Punk” làm chướng tai gai mắt xã hội Anh bảo thủ truyền thống. Tuy đã có chút ít kinh nghiệm trong ứng xử với “Teddy”, “Mode”, “Hippie”, nhưng những gì mà “Punk” mang lại cho người dân Anh lương thiện thì thật khó chấp nhận. “Punk khoác lên mình quần áo là diễn đạt của những lời chửi tục, và họ cũng chửi tục như cách ăn mặc. Với xảo thuật có tính toán, họ gây ấn tượng mạnh bằng cách phụ gia những lời chửi rủa lên vỏ các băng nhạc và biển quảng cáo trên đường phố, vào các cuộc phỏng vấn và bài hát về tình yêu”5. “Punk” là phản ứng một cách bi kịch trước khủng hoảng xã hội và tự nhận mình là “những kẻ thoái hóa”. Vẻ bề ngoài của họ làm người ta vừa kinh sợ, vừa hấp dẫn. Quần áo của họ là những đồng phục học sinh cũ, vỏ bao ni-lon đựng rác, vỏ đồ hộp, vòng cổ bằng lõi giấy toalet, kim băng… Còn kiểu đầu là tổng hợp các thiết kế lạ kỳ cả về kiểu dáng lẫn màu sắc, phổ biến nhất là kiểu “mào gà”. Nhà xã hội học Anh D. G. Pearson đã tiến hành phân tích báo chí Anh trong vòng 100 năm lại đây và đưa ra kết luận về những đặc điểm tiêu cực chủ yếu của thanh niên là: vô đạo đức, gây hấn, vô nguyên tắc, không coi trọng truyền thống v.v… Những kết luận đó không phải là những phát hiện, bởi vì từ thời Ai Cập và Hy Lạp Cổ đại xa xưa những kết luận như vậy đã không phải là hiếm. Điều đó chỉ chứng minh rằng vấn đề này là “vĩnh cửu”, nhưng sự quan tâm mang tính lý luận đối với nó chỉ nảy sinh vào thế kỷ XX, khi xuất hiện những hình thức quá sắc cạnh của nó. Gần đây nhất ra đời các nhóm văn hóa thanh niên quá khích, nhuốm màu sắc tôn giáo và phát-xít như người kim loại, những đứa con của quỷ Sa Tăng v.v… 4. Về một số biểu hiện của văn hóa thanh niên ở ViệtNam 5

Oganov A.A, Khangeldiev I.G: Lý luËn v¨n hãa. Nxb Grand, Moskva, 2001, tr. 248.

6

Bàn về tiểu văn hóa thanh niên

Tất nhiên những hiện tượng trên chỉ là những thuộc tính của các tiểu văn hóa, những biểu hiện phụ bên cạnh nền tảng truyền thống bền vững của văn hóa nói chung. Văn hóa của giới trẻ Việt Nam về cơ bản vẫn xoay quanh hạt nhân cốt lõi là những giá trị chung của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, những biểu hiện mang đặc trưng tâm lý lứa tuổi là không tránh khỏi, và trở thành vấn đề đối với xã hội. Những biểu hiện đó có thể tích cực: các trào lưu âm nhạc và sân khấu mới, các cách tân trong thiết kế và thời trang, các fan club trong bóng đá và của các ca sĩ, ngôi sao…. Nhưng cũng có thể tiêu cực, đưa tới những hậu quả nguy hại: đua xe, gây hấn, sử dụng thuốc kích thích, tiêm chích chất gây nghiện v.v… Nhiệm vụ của xã hội là làm sao hướng những biểu hiện tâm lý lứa tuổi không tránh khỏi đó vào dòng chảy tích cực, giảm bớt tối đa điều kiện để chúng trệch theo hướng tiêu cực. Có những thanh niên không tốt lắm, cũng không xấu lắm, nhưng dễ bảo, biết vâng lời, nghĩa là làm theo tất cả những gì người khác bảo, nói bất kỳ điều gì người khác thích nghe, dù không hiểu hay đi ngược lại với những suy nghĩ, hứng thú và nhu cầu của mình. Đó là những con người dễ uốn trước mọi ảnh hưởng, dù tốt hay xấu. Những đức tính đó không được xã hội và các nhà giáo dục trông đợi ở giới trẻ. Nhà giáo dục học, GS. TS. Dương Thiệu Tống đã phát biểu: “Trong quá trình phát triển, xã hội không thể trông cậy vào những con người “ngoan ngoãn”, “đạo đức giả”, những kẻ “cơ hội chủ nghĩa”, hay những con người chỉ biết làm theo mệnh lệnh, không có sáng tạo, không có lý tưởng, không độc lập suy nghĩ, không có cá tính”6. Theo định nghĩa của các nhà giáo dục học, “trẻ em cá biệt” (nghĩa là “riêng lẻ, không phổ biến, không phải là điển hình”) bao gồm cả loại hình trẻ em xuất sắc, mà người ta gọi là “thần đồng”, và cả loại hình trẻ em chậm phát triển về mặt học tập hay hư hỏng về mặt đạo đức. Khá nhiều biểu hiện ở thanh thiếu niên ta cho là chưa ngoan, hay cá biệt, vì chúng khác lạ với những chuẩn mực của gia đình hay trường học, thật ra chỉ là những biểu hiện bình thường của tâm lý lứa tuổi. Ngoại trừ những trường hợp cá biệt theo nghĩa xấu, xã hội và trường học nên hướng các hứng thú và nhu cầu, những biểu hiện “nổi loạn” của thanh thiếu niên vào bình diện tích cực, kích thích sự sáng tạo, cách tân theo hướng có ích cho xã hội. Bên cạnh các hoạt động mang tính kiến thức như các cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam”, “Thắp sáng tài năng trẻ”, các phong trào giáo dục chính trị như “Mùa hè xanh”, “Sinh viên tình nguyện”, nên phát triển cân đối cả các hoạt động có thuộc tính trò chơi, thực hành, nâng cao thể chất. Điểm yếu của nền giáo dục Việt Nam là chưa đào tạo toàn diện, quá thiên về kiến thức các môn học mà chưa chú trọng đúng mức đến phát triển thể lực và các thao tác thực hành… Bên cạnh lớp thanh niên được giáo dục và quản lý trong nhà trường, xã hội cần quan tâm đặc biệt đến nhóm thanh niên nằm ngoài sự quản lý ấy: họ hoặc thuộc các tầng lớp thu nhập thấp, ít học, công ăn việc làm không ổn định, hoặc thanh niên lêu lổng, nằm ngoài tầm kiểm soát của các đoàn thể, ít có điều kiện thoả mãn những nhu cầu tâm lý riêng. Chính từ nhóm thanh niên này mà sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Tệ nạn đua xe máy, đơn cử, có thể khắc phục nếu bên cạnh các biện pháp ngăn chặn, cấm đoán bằng tài chính và pháp luật, chúng ta có những sáng kiến hướng các đam mê và hứng thú đó thành một loại hình thể thao đặc biệt, được tổ chức đúng địa điểm và đúng luật. Đó không phải là 6

D-¬ng ThiÖu Tèng: TrÎ ch-a ngoan: §Þnh nghÜa vµ nguyªn nh©n. Bµi in trªn b¸o V¨n nghÖ sè 38 ra ngµy 20/ 9/ 2003.

Từ Thị Loan

7

loại hình chuyên nghiệp, mà chỉ là các câu lạc bộ nghiệp dư, dành cho người yêu thích, hoạt động đa dạng: đua mô-tô, ô-tô, xe đạp nghệ thuật, cầu trượt, đua ngựa… Nếu biết tổ chức, Nhà nước hoàn toàn không phải bù lỗ - đó là công việc dễ dàng đối với một số doanh nghiệp. Việc hướng các ham thích của thanh thiếu niên đến những thị hiếu lành mạnh, kích thích sáng tạo là công việc chung của toàn xã hội, nhưng phải kể đến tác dụng to lớn của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là của truyền hình. Trong những năm gần đây, đài truyền hình Việt Nam (cùng với sự năng động của đội ngũ cán bộ trẻ) đã xây dựng được hàng loạt chương trình giải trí lành mạnh, tận dụng được tối đa ưu thế của phương pháp “đua tranh”, mà hiệu quả của nó được phát hiện từ thời Hy Lạp và La Mã Cổ đại qua các cuộc đua tài thể thao và nghệ thuật Olympic. Tuy nhiên đây mới chỉ là những cuộc đua với số người tham dự hạn chế, còn lượng khán giả đông đảo chỉ được quan sát thụ động. Hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều nếu chúng trở thành những hoạt động có quy mô lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xã hội học số 3 (87), 2004

3

THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PHẠM XUÂN NAM Thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có thể nói là một mục tiêu “kép” của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Nhưng trên thực tế: đây là bài toán cực khó mà không phải là nước nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu tốt đẹp đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong một mô hình kinh tế cụ thể đã được lựa chọn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. Với cách đặt vấn đề như thế, bài viết này sẽ lần lượt phân tích một số nội dung chủ yếu sau: I. Điểm qua các mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới xét từ góc độ tiến bộ và công bằng xã hội Về đại thể, trong những thập niên qua, trên thế giới đã từng có ba loại mô hình kinh tế tiêu biểu. Mỗi loại mô hình thường dựa vào một lý thuyết phát triển nhất định, phản ánh bản chất chế độ chính trị - xã hội và truyền thống văn hóa của nước áp dụng mô hình đấy. 1.1. Mô hình kinh tế thị trường tự do Kế thừa các luận điểm nổi tiếng của các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo… trong các thế kỷ trước, từ những năm 60 của thế kỷ XX ở các nước phương Tây, người ta đã lần lượt đưa ra nhiều điểm bổ sung cho lý thuyết phát triển nền kinh tế thị trường tự do như: lý thuyết “tăng trưởng cân bằng” của Nurkse, lý thuyết “cú hích lớn cho tăng trưởng” của Roseinstein - Rodan, lý thuyết “các giai đoạn tăng trưởng kinh tế” của Rostow… Đặc điểm của các lý thuyết này là ở chỗ hầu như chúng chỉ đề cao các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đơn thuần, mà không chú ý thỏa đáng đến các nhân tố phát triển xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng. Có học giả như A.Lewis còn tìm cách chứng minh: Tại các nước áp dụng nền kinh tế thị trường tự do, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu không thể dung hòa. Nếu muốn tăng trưởng nhanh thì phải hy sinh công bằng xã hội là hai mục tiêu không thể dung hòa. Còn nếu đề cao công bằng xã hội, thì không tăng trưởng nhanh được. Tỏ ra chừng mực hơn so với lý thuyết tăng trưởng kinh tế dựa trên bất công xã hội được xem là tự nhiên, S.Kuznets - nhà kinh tế học Mỹ được giải thưởng Nobel năm 1971 - lại đề ra lý thuyết phát triển theo mô hình “chữ U ngược”. Theo đó, trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh

4

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường…

tế, bất công xã hội tăng lên, đến khi kinh tế đã đạt mức phát triển cao rồi thì nó sẽ làm cho sự bất công ấy giảm đi. Gần với luận điểm của S.Kuznets, từ đầu những năm 1980, nhiều lý thuyết gia kinh tế phương Tây lại ra sức khuyến khích các nước trên thế giới điều chỉnh nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới. Thực hiện lý thuyết này, người ta đã giảm bớt vai trò của Nhà nước, đề cao vị trí của khu vực tư nhân, giảm tỷ lệ chi tiêu công cộng, điều chỉnh việc phân phối thu nhập có lợi cho giới tư bản nhằm kích thích họ “tiết kiệm và đầu tư”. Một trường phái của chủ nghĩa tự do mới còn đưa ra phương châm “Tăng trưởng và nhỏ giọt từ trên xuống” (Growth and trickle down)1, nghĩa là trước hết phải có tăng trưởng kinh tế thì sau đó mới có thể có một số ít của cải từ tầng lớp trên giàu có rơi rớt xuống cho tầng lớp dưới nghèo khổ ! 1.2. Mô hình kinh tế thị trường xã hội Đây là mô hình dựa theo lý thuyết của J.M.Keynes, theo đó người ta sử dụng nền kinh tế thị trường có điều tiết bởi nhà nước phúc lợi để tạo ra sự đồng thuận xã hội cho phát triển. Điển hình của mô hình này là Nhà nước phúc lợi Thụy Điển do Đảng xã hội - dân chủ cầm quyền liên tục trong nhiều thập kỷ. Một hệ thống các chính sách phúc lợi rộng rãi đã được đề ra, bao gồm các chế độ trợ cấp cho giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em, người già, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp … do Nhà nước chi ở mức cao nhất thế giới. Để thực hiện được các chế độ nói trên, Nhà nước thi hành chính sách thuế thu nhập theo lũy tiến. Trong nhiều năm, các nguồn thu từ thuế thu nhập đạt tới 55% ngân sách nhà nước, một con số cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD. Đối với những người có thu nhập cao nhất, tỷ lệ thuế thu nhập có khi lên tới 80%. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế thế giới ngày càng gay gắt, các chính sách phúc lợi xã hội rộng rãi dựa trên thuế thu nhập đánh theo lũy tiến, một mặt đẻ ra tình trạng lạm dụng các trợ cấp xã hội ở mức độ lớn trong dân chúng, mặt khác gây ra sự bất mãn trong các chủ doanh nghiệp giàu có. Nhiều nhà tư bản đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Đó là lý do giải thích tại sao nền kinh tế Thụy Điển sau thời kỳ “hoàng kim” đã dần dần rơi vào trì trệ và suy thoái kể từ cuối những năm 70 - đầu những năm 80 thế kỷ XX. Hệ quả là Đảng xã hội - dân chủ bị gạt ra khỏi chính quyền 2 lần vào những năm 1976 - 1982 và 1991 1994. Khi trở lại cầm quyền, họ buộc phải cắt giảm đáng kể mức chi cho trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp cho những người tàn tật và nhiều khoản phúc lợi khác. Những cắt giảm này được người ta biện minh rằng: “Phải dỡ bỏ các bộ phận của chế độ phúc lợi nằm cứu vãn cốt lõi của chế độ này”2. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều học giả phương Tây, mô hình kinh tế thị trường xã hội ngày nay đã tỏ ra “có những dấu hiệu kiệt sức”3 trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa cuộc chạy đua giành lợi nhuận tối đa của giới chủ các tập đoàn xuyên quốc gia và nhu cầu to lớn về phúc lợi của quảng đại quần chúng nhân dân ở những nước áp dụng mô hình ấy.

1

Sophie Bessis: From social exclusion to social cohesion: a policy agenda. UNESCO, Paris 1995. P.8. Hans- Ingvar Johnsson: Bøc tranh toµn c¶nh Thuþ §iÓn. Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi -1997, tr. 177 3 Sophie Bessis. S¸ch ®· dÉn, P. 31 2

Phạm Xuân Nam

5

1.3. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường Khác với hai loại hình vừa nêu, ở Liên Xô cũ và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường đã được áp dụng rộng rãi. Trong một thời gian, mô hình này đã từng phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa theo kiểu cổ điển, nâng cao tiềm lực kinh tế và quốc phòng, đồng thời tạo nên sự bình ổn xã hội bằng những chính sách quan tâm đến mọi mặt của đời sống con người. Nhưng càng về sau, nó càng bộc lộ nhiều khuyết tật, mà chủ yếu là các nhu cầu về xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế thiếu năng động, kém hiệu quả, rất chậm chễ trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ mới nhất vào sản xuất do cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ dần dần biến thành tập trung quan liêu và thực hiện chế độ phân phối về cơ bản là theo chủ nghĩa bình quân. Chính điều đó đã kìm hãm, thậm chí triệt tiêu động lực của sự phát triển, khiến cho các nước áp dụng mô hình đó dần dần lâm vào tình trạng trì trệ, rồi khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Từ thực tế của ba loại mô hình phát triển kinh tế nêu trên, trong những năm gần đây, càng ngày càng có thêm nhiều nhà khoa học tiến bộ, nhiều nhà chính trị sáng suốt trên thế giới cho rằng: Phải xây dựng lại các lý thuyết và mô hình phát triển của các quốc gia sao cho tăng trưởng kinh tế không đi ngược chiều mà có thể đi đôi với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Ngay ở Mỹ, trái với quan điểm của giới cầm quyền, đại diện cho lợi ích của các tập đoàn tư bản tài chính khổng lồ, một số nhà khoa học có đầu óc tỉnh táo đã đề xuất ý tưởng về việc thực hiện tăng trưởng kinh tế trong công bằng. Chẳng hạn, nhà xã hội học Mỹ Frank Scarpati cho rằng mục tiêu công bằng xã hội có thể được thực hiện thông quan một số chính sách làm giảm sự tập trung những nguồn tài nguyên kinh tế trong tay một số ít người nắm độc quyền trong xã hội. Nhưng ông ta không nói rõ làm thế nào để thực hiện được chính sách đó trong lòng xã hội Mỹ. Mặc dù đi theo nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhưng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của mình, Inđônexia đã xác định phương châm phát triển trong công bằng và đoàn kết. Cũng vậy, Tầm nhìn 2020 của Malaixia được xây dựng từ 1990 đã đề ra mục tiêu tăng gấp 8 lần tổng thu nhập quốc dân trong vòng 30 năm, đồng thời thực hiện công bằng xã hội, ổn định chính trị, bảo vệ các giá trị tinh thần của dân tộc Đặc biệt, tiếp theo những thành tựu ngoạn mục của hơn 20 năm cải cách mở cửa, Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002) đã nhấn mạnh nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhằm thực hiện mục tiêu cùng giàu có, xã hội công bằng, phân chia một cách hợp lý những thành quả kinh tế - xã hội để tất cả các thành viên trong xã hội đều được hưởng. Nêu lên một số ví dụ trên đây để chúng ta theo dõi, nghiên cứu, rút tỉa những bài học kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, qua đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước nhà. II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - thành tựu và vấn đề đặt ra

6

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường…

Ai nấy đều biết, ở thời kỳ trước đổi mới, do bị chi phối bởi những nhận thức ấu trĩ, giản đơn, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân để sớm hình thành một nền kinh tế “thuần nhất” dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể, đồng thời áp dụng phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung và thực hiện chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng trên thực tế là cào bằng, bình quân chủ nghĩa, xem đó là xây dựng quan hệ sản xuất mới đi trước một bước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng trái với mong muốn chủ quan, lực lượng sản xuất xã hội chẳng những không phát triển thuận lợi mà còn bị kìm hãm gắt gao, khi quan hệ sản xuất có những yếu tố vượt quá xa so với tính chất và trình độ thủ công, lạc hậu, phân tán còn phổ biến ở nước ta lúc bấy giờ. Chính những suy nghĩ và hành động trái với quy luật khách quan ấy đã trở thành nguyên nhân sâu xa đẩy đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng kéo dài từ cuối những năm 1970. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện công bằng xã hội về thực chất chỉ là “chia đều sự nghèo khổ”. Để ra khỏi khủng hoảng, Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có chủ trương mang tính đột phá là: Chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như Đại hội IX của Đảng (4-2001) đã khái quát. Theo chủ trương này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa nhân dân. Chúng ta không rập khuôn theo mô hình kinh tế thị trường tự do - dù là dựa vào lý thuyết của chủ nghĩa tự do cổ điển hay lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới. Bởi thực tế đã cho thấy bản thân nền kinh tế thị trường tự do không tự động dẫn đến công bằng xã hội, trái lại còn làm cho phân hóa giàu nghèo quá mức, kéo theo nhiều mâu thuẫn và xung đột xã hội nan giải. Chúng ta chú ý tham khảo và tiếp thu có lựa chọn một số kinh nghiệm cụ thể của mô hình kinh tế thị trường xã hội trong việc thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng, nhưng cũng không sao chép mô hình này. Vì về thực chất, đó vẫn là mô hình duy trì địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc tư bản chủ nghĩa trong xã hội. Xuất phát từ đặc điểm của đất nước sau hơn 70 năm tiến hành cách mạng dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương đề cao vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”4. Về nguyên tắc phân phối, Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và

4

§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn ®¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX. Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ Quèc gia. Hµ Néi - 2001, tr 88.

Phạm Xuân Nam

7

thông qua phúc lợi xã hội”5. Việc khẳng định nguyên tắc phân phối này là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và phát triển những nguyên tắc đã được lần lượt đề ra qua các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng trước đó. Có thể xem đây là nguyên tắc phân phối phù hợp với thực tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khi còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng đang có nhu cầu bức bách phải phát huy đến mức cao nhất mọi tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm quản lý của tất cả các thành phần kinh tế để tăng nhanh lực lượng sản xuất lên. Thực tiễn của quá trình đổi mới từ cuối năm 1986 đến nay đã chứng tỏ, bên cạnh nhiều nhân tố khác, chính việc thực hiện nguyên tắc phân phối nói trên đã có tác dụng khơi dậy tính năng động và chủ động xã hội của mọi tầng lớp dân cư, tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nhìn chung, kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm, đời sống của đại đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt. Riêng từ thời kỳ 1991-2000, GDP tăng gấp đôi, đồng thời tỷ lệ người nghèo giảm còn một nửa (từ hơn 60% xuống 32% theo tiêu chuẩn quốc tế) như vậy đã là hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015 mà Liên Hiệp quốc đề ra6. Trong cùng thời gian, cả nước đã đặt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ người lớn biết chữ tăng từ 88% lên 94%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 63 lên 68. Chỉ số phát triển người (HDI) từ mức dưới trung bình: 0,498 năm 1991 tăng lên mức trung bình: 0,688 năm 2000, xếp thứ 109/173 nước được thống kê.7 Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp, với trên 63% lực lượng lao động xã hội tập trung trong các ngành nông - lâm - ngư; công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được thể chế hóa đồng bộ; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém. Trong lĩnh vực phát triển xã hội, nhiều chính sách đã ban hành chưa được thực hiện tốt, một số chính sách còn thiếu hoặc có những điều bất cập. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số miền núi… còn nhiều khó khăn. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng doãng ra. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, thì hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng số dân cư cả nước năm 2002 là 8,14 lần, so với 5,6 lần năm 19928. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao (tương ứng là 6% và khoảng 26% hiện nay). Hiện tượng làm giàu bất chính do tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, đầy cơ vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Các tệ nạn xã hội vẫn đang còn diễn biến phức tạp.

5

Nh- trªn, tr 88. C¬ quan ®¹i diÖn Liªn HiÖp quèc t¹i ViÖt Nam: §-a c¸c môc tiªu ph¸t triÓn thiªn niªn kû ®Õn víi ng-êi d©n. Hµ Néi - 2002, tr. 1. 7 UNDP: Human Development Report 1991. NewYork 1991. P 120: Human Development Report 2002. NewYork 1992. P 151 8 Nguån: Thêi b¸o kinh tÕ 6

8

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường…

Từ những điều nói trên, một vấn đề có ý nghĩa then chốt được đặt ra đối với giới nghiên cứu lý luận và giới hoạt động thực tiễn hiện nay là cần phải làm gì và làm như thế nào để góp phần phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những yếu kém còn lại của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Thật ra, không có câu trả lời dễ dàng, đơn giản cho vấn đề đặt ra trên đây. Tuy vậy, căn cứ vào đường lối chung của Đảng, vào những kinh nghiệm thực tế - cả thành công và không thành công - của sự đổi mới ở nước ta hơn 17 năm qua, đồng thời tham khảo có lựa chọn kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi thử cố gắng đưa ra một số ý kiến sơ bộ của mình về vấn đề đã được đặt ra như sau. III. Cụ thể hóa quan điểm và kiến nghị một số hướng giải pháp về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới 3.1. Hệ quan điểm Căn cứ vào quan điểm tổng quát của Đảng về “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”, chúng ta có thể cụ thể hóa quan điểm đó thành một số nội dung chủ yếu sau đây: Một là, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết đòi hỏi phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả cao và bền vững. Bởi lẽ chỉ có một nền kinh tế như thế thì mới có khả năng huy động các nguồn lực vật chất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Không thể có tiến bộ và công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế trì trệ, suy thoái chỉ đủ cung cấp cho dân chúng một cuộc sống “giật gấu vá vai”, “khéo ăn mới no, khéo co mới ấm”. Cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với đa số dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất và một bộ phận đáng kể lực lượng lao động thất nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Hai là, tiến bộ và công bằng xã hội phải được thực hiện ngay trong từng bước của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; mỗi chính sách đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội điều phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài. Ba là, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, “cào bằng”, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra, bất chấp chất lượng hiệu quả của sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí tuệ, tài sản của mỗi người cho phát triển chung của đất nước, như sai lầm của thời kỳ trước đổi mới. Điều quan trọng hiện nay là phải tạo ra những cơ hội bình đẳng cho mọi người dân, nhất là những người yếu thế và dễ bị tổn thương, đều được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm, tín dụng, thông tin... để họ có thể tự lo liệu và dần dần cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng đất nước.

Phạm Xuân Nam

9

Bốn là, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời với phát triển văn hóa. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, thông tin, văn học, nghệ thuật … Theo nghĩa đó, một nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra hiện nay là phải làm sao đưa các nhân tố văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần thật sự coi giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, không ngừng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân cách, trọng dụng hiền tài, cập nhật thông tin, từng bước xây dựng một nền kinh tế tri thức gắn liền với một xã hội học tập, tiến bộ và rất nhân văn, vừa phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó ngăn ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Năm là, để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Do tác động của các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, kinh tế thị trường có mặt mạnh cơ bản là luôn kích thích việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Nhưng vì bị chi phối bởi động cơ lợi nhuận, kinh tế thị trường không tránh khỏi các yếu tố tự phát vô chính phủ, dẫn đến suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế chu kỳ và nhất là không thể tự động dẫn đến tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải biết tận dụng mặt mạnh của cơ chế thị trường để giải phóng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải kết hợp sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và sức mạnh vật chất của khu vực kinh tế Nhà nước để khắc phục những thất bại của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, đồng thời bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của nhân dân. 3.2. Kiến nghị một số hướng giải pháp Hệ quan điểm cụ thể vừa nêu ở trên cần được vận dụng một cách tổng hợp để xác định những hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo đảm tốt hơn tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nay đến năm 2010 và triển vọng đến năm 2020. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị như sau: - Trước hết, các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước cần được cải tiến hơn nữa nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đều có cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với các yếu tố “đầu vào” của sản xuất kinh doanh. Các yếu tố “đầu vào” này bao gồm cả hữu hình và vô hình như đất đai, tín dụng, kỹ thuật, môi trường kinh doanh, thông tin kinh tế… Dĩ nhiên, việc tiếp cận các yếu tố nói trên của các chủ thể kinh tế sẽ không được thực hiện theo cơ chế xin - cho vẫn còn để lại nhiều di chứng từ thời bao cấp, mà theo cơ chế thị trường, lấy tiêu chuẩn sử dụng có hiệu quả làm căn cứ, chứ không chỉ chú ý xét xem mỗi chủ thể ấy thuộc thành phần kinh tế nào. Đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả một mặt cần tạo điều kiện cho chúng nhanh nhạy ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, cải tiến quản lý nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhưng mặt khác phải kiên quyết xóa bỏ những ưu đãi có tính độc quyền trong sản xuất kinh doanh, trong quy định giá cả các hàng hóa và dịch vụ, vì điều đó đã và đang gây ra những ảnh

10

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường…

hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và việc thực hiện công bằng với đa số người tiêu dùng trong xã hội. - Thứ hai, đối với các kết quả “đầu ra” của quá trình sản xuất kinh doanh, có thể và cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình trên, xem đây là nguyên tắc phân phối phù hợp với điều kiện cụ thể của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế được xem là chủ yếu và đặt ở vị trí hàng đầu của công bằng xã hội vì chính lao động có năng xuất, chất lượng và hiệu quả mới thực sự là nguồn gốc quan trọng nhất tạo ra mọi của cải cho xã hội. Nhưng trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì ngoài phân phối theo lao động, việc phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh cũng phải được coi là công bằng. Dĩ nhiên thừa nhận điều này cũng có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại của quan hệ bóc lột giá trị thặng dư ở một phạm vi nhất định. Song đây là điều không thể tránh khỏi, khi trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp kém thì việc huy động thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của tư bản tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động vẫn còn là yêu cầu khách quan tất yếu. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin từng chỉ ra rằng: Biện chứng của lịch sử là ở chỗ xã hội loài người phải đi qua “vương quốc tất yếu” mới đến được “vương quốc tự do”. Mác viết: “Người ta mỗi lần đều giành được tự do (ở đây là tự do thoát khỏi bóc lột) chừng nào việc đó không phải do lý do lý tưởng về con người mà do lực lượng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép”9 - Thứ ba, trong khi còn chấp nhận quan hệ bóc lột ở mức độ nhất định, thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có chính sách điều tiết thu nhập giữa những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sao cho người lao động không bị nhà tư bản bóc lột quá mức mà có thu nhập xứng đáng với sức lao động của họ. Ở đây, một vấn đề được đặt ra là có cần phải thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập và khoảng cách giàu - nghèo giữa các giai tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không? Theo chúng tôi không nên thực hiện điều này bằng cách hạn chế những nhà tư bản làm giàu hợp pháp trái lại cần khuyến khích họ làm giàu trong tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, đồng thời đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, coi trọng việc tạo điều kiện cho người lao động không ngừng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của mình lên, qua đó tạo ra một thứ sở hữu trí tuệ để ngày càng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Như thế là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện của nước ta hiện nay.

9

C. M¸c vµ Ph. ¨ngghen: Toµn tËp, TËp 3 Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi-1995, tr. 632 - 633.

Phạm Xuân Nam

11

- Thứ tư, ngoài việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như trên đã nói, ở tầm quản lý vĩ mô Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu) để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho đầu tư phát triển kinh tế và cho việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Về điểm này, từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một luận điểm hết sức sáng suốt. Tại hội nghị Bộ Chính trị ngày 30 - 7 - 1962 khi bàn về kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 - 1965) trên miền Bắc, khác với ý kiến cho rằng cần động viên nhân dân thực hiện khẩu hiệu “thắt lưng buộc bụng” để tập trung vốn đầu tư cho việc thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Ta phải tính cách nào, nếu có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn, mặc của quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá. Nhà máy cũng cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn cả là con người là sự phấn khởi của quần chúng. Làm tất cả cho con người. Làm cho quần chúng hiểu đúng chủ nghĩa xã hội hơn”10. Dĩ nhiên, hoàn cảnh của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay ở nước ta đã khác xa so với hơn 40 năm trước, nhưng tình thần cốt lõi trong luận điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là chỉ dẫn rất quí báu để Đảng và Nhà nước ta tìm ra đúng cái “độ” hợp lý giữa đầu tư cho phát triển kinh tế và đầu tư cho việc thực hiện các chính sách xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng mà thước đo là sự cải thiện đời sống vật chất và văn hóa nhân dân. - Thứ năm, cũng trong việc đầu tư cho phát triển, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Việc dành mức đầu tư cao hơn cho các vùng kinh tế động lực là rất cần thiết nhằm tạo ra những đầu tầu tăng trưởng để kéo toàn bộ đoàn tầu kinh tế Việt Nam đi lên. Song không thể không đầu tư thích đáng cho các vùng khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, nhằm giảm dần các khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng này từng bước khắc phục tình trạng “bất công tự nhiên” và “bất công do lịch sử để lại”, giữ vững ổn định chính trị xã hội đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. - Thứ sáu, trong số những chính sách có liên quan đến phân phối lại tổng thu nhập quốc dân, không nên chỉ đặt vấn đề phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Bởi lẽ khái niệm phúc lợi xã hội chỉ giới hạn trong phạm vi những lợi ích chung mà mọi người dân đều được hưởng như nhau. Còn trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, các đối tượng của chính sách xã hội là rất đa dạng, do đó cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống an ninh xã hội nhiều tầng nấc. Hệ thống đó bao gồm: i) Chính sách ưu đãi xã hội nhằm đảm bảo mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công trong quá trình cách mạng và kháng chiến trước đây; ii) 10

Hå ChÝ Minh - Biªn niªn tiÓu sö, TËp 8 Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ Quèc gia. Hµ Néi - 1996 trang 272. Chóng t«i dïng c¸c côm tõ “bÊt c«ng tù nhiªn” vµ “bÊt c«ng do lÞch sö ®Ó l¹i” (trong ngoÆc kÐp) lµ ®Ó chØ sù kh¸c biÖt gi÷a nh÷ng n¬i cã lîi thÕ vµ nh÷ng n¬i kh«ng cã lîi thÕ vÒ tµi nguyªn, vÞ trÝ ®Þa lý, c¬ së h¹ tÇng kinh tÕ - x· héi do nh÷ng ®iÒu kiÖn tù nhiªn quy ®Þnh vµ còng do ch-a ®-îc khai th¸c, ph¸t triÓn trong giai ®o¹n lÞch sö tr-íc ®©y.

12

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường…

Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho những lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già …); iii) Chính sách trợ cấp xã hội để trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ… iv) Chính sách cứu trợ xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do địch họa, thiên tai hoặc rủi ro trong cuộc sống; v) Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. - Thứ bảy, cần tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt có sự chỉ đạo sát sao từ cấp cao nhất, sử dụng nhiều “binh chủng hợp thành”, nhiều biện pháp kết hợp để ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những hiện tượng làm giàu phi pháp, vì đây chính là nhân tố vừa làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế chung vừa tạo ra bất công xã hội lớn nhất. Những kẻ làm giàu phi pháp hiện nay thuộc hai nhóm: nhóm thứ nhất là bọn buôn gian bán lậu, lừa đảo, đầu cơ trên thương trường; nhóm thứ hai là những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất lợi dụng vị thế và quyền lực được giao (nhất là trong các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, tài chính doanh nghiệp nhà nước …) để tham ô tài sản của Nhà nước và nhũng nhiễu nhân dân. Hơn nữa, thực tế nhiều vụ án kinh tế lớn còn cho thấy rõ có sự móc ngoặc tinh vi giữa hai nhóm trên. Cả hai nhóm này đều có lợi ích đối kháng với lợi ích của toàn xã hội. Chúng phải bị pháp luật trừng trị và xoá bỏ càng sớm càng hay, càng triệt để càng tốt đối với việc lành mạnh hóa môi trường kinh doanh và đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội. Cuối cùng, giải pháp cốt lõi và có ý nghĩa bao trùm nhất trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xem con người phát triển cả về thể lực, trí lực và nhân cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà chúng ta đang ra sức phấn đấu để đạt tới.

14

Xã hội học số 3 (87), 2004

VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY: NHÌN LẠI MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHƢƠNG PHÁP LUẬN TỪ CÁCH TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC TRỊNH DUY LUÂN Công cuộc Đổi mới trong gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa - sản phẩm của Đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cƣ. Bên cạnh đó, kinh tế thị trƣờng cũng sản sinh ra không ít những hệ quả xã hội mà chúng ta đang phải chú ý giải quyết. Một trong các hệ quả nhƣ vậy là chính là sự phân tầng xã hội hay là sự phân hóa giàu nghèo trong các nhóm dân cƣ. Trong những năm gần đây, vấn đề này đã đƣợc giới nghiên cứu khoa học xã hội, giới quản lý đề cập đến khá thƣờng xuyên. Dƣới đây sẽ đề cập tới một số khía cạnh phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu vấn đề này từ cách tiếp cận xã hội học. 1. Về khái niệm Phân tầng xã hội Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nó đƣợc định nghĩa là ”sự xếp hạng (ranking) một cách ổn định các vị trí trong xã hội xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau”. Trong sự phân tầng xã hội, có các “tầng” (stratum), mỗi tầng là một tập hợp ngƣời (cá nhân) giống nhau về địa vị/vị thế, bao gồm địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa vị chính trị (quyền lực) hay địa vị xã hội (nhƣ uy tín), từ đó mà họ có đƣợc những cơ hội thăng tiến, sự phong thƣởng và những thứ bậc nhất định trong xã hội. Sự phân tầng xã hội thƣờng đƣợc mô tả dƣới dạng các “tháp phân tầng” với những hình dáng khác nhau tùy thuộc vào đặc trƣng của các loại xã hội. Trong lịch sử, các nhà xã hội học phƣơng Tây đã đƣa ra nhiều yếu tố để xác định khái niệm phân tầng xã hội. Điển hình nhất là nhà xã hội học Đức Max Weber, đã bao hàm trong khái niệm phân tầng xã hội cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Bên cạnh đó, ông không chỉ nhấn mạnh vào tiêu chí kinh tế, sở hữu (nhƣ thƣờng dùng khi xác định sự phân chia giai cấp), mà còn sử dụng đồng thời các tiêu chí về chính trị (quyền lực) và tiêu chí văn hóa (nhƣ uy tín) để định nghĩa khái niệm phân tầng xã hội. Talcott Parsons, nhà xã hội học Mỹ coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân vào một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị. Phân tầng xã hội là kết quả trực tiếp của phân công lao động xã hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau. Còn theo Smelser, phân tầng xã hội gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó hình thành nên những tầng lớp/giai tầng khác nhau trong xã hội. Phân tầng xã hội phản ánh sự bất bình đẳng

Trịnh Duy Luân

15

mang tính cấu trúc của tất cả các xã hội, sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội của các cá nhân bởi địa vị của họ trong các bậc thang xã hội. Nhƣ vậy, về cơ bản, phân tầng xã hội là một sự phân chia mang tính cấu trúc thành các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên các đặc trƣng vị thế kinh tế xã hội của các cá nhân, trong đó sử dụng đồng thời 3 loại các dấu hiệu, tiêu chí: về kinh tế (tài sản, thu nhập), về chính trị (quyền lực, tổ chức) và văn hóa (uy tín). Khái niệm phân tầng xã hội vì vậy phân biệt với các khái niệm gần gũi nhƣ: phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo, phân cực xã hội. Các khái niệm sau này về cơ bản có thể xem nhƣ những biến thể, hay là trƣờng hợp riêng của phân tầng xã hội. Trong lịch sử, tƣơng ứng với các loại xã hội khác nhau, có những hệ thống phân tầng xã hội khác nhau. Một số quốc gia có thể có sự bất bình đẳng về kinh tế rất cao, song quyền lực lại đƣợc phân bố một cách dân chủ, mang tính bình đẳng hơn. Trong khi ở một số quốc gia khác, bất bình đẳng về kinh tế có thể không lớn, nhƣng quyền lực lại bị tập trung cao độ trong tay một nhóm cầm quyền, độc tài. Các nhà xã hội học thƣờng dẫn ra những ví dụ điển hình. Chẳng hạn: Nƣớc Anh trong lịch sử đã là một xã hội giai cấp, dựa trên cơ sở những khác biệt về sở hữu tài sản. Nƣớc Đức Quốc xã đã từng đƣợc phân tầng theo quyền lực. Xã hội đẳng cấp Nam Phi là ví dụ về một xã hội phân tầng theo sự thống trị về chủng tộc. Phân tầng xã hội cũng phản ánh những bất bình đẳng xã hội đã thành mô hình, hay đã được cấu trúc hóa giữa tất cả các nhóm ngƣời khác nhau, chứ không riêng giữa các cá nhân. Phân tầng xã hội cũng có liên hệ mật thiết tới các cơ may, vận hội trong cuộc đời của các cá nhân và các nhóm xã hội. Những cơ may, vận hội trong cuộc đời đến với họ thƣờng không đồng đều, cũng nhƣ việc hội đủ các điều kiện để tận dụng, khai thác các cơ may, vận hội đó cũng rất khác nhau. Các hệ thống phân tầng xã hội là tƣơng đối ổn định vì chúng thƣờng gắn liền một cách có hệ thống với các thiết chế xã hội quan trọng nhƣ kinh tế, gia đình, chính trị, giáo dục hay tôn giáo. Các nhà xã hội học tập trung chú ý tới phân tầng xã hội vì nó có tiềm năng gây ra các căng thẳng và biến động xã hội. Khái niệm phân tầng xã hội đƣợc bắt đầu sử dụng ở nƣớc ta chƣa lâu (từ đầu những năm 1990), trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng. Chính các quá trình thực tiễn đã làm xuất hiện khái niệm này trong hệ từ vựng khoa học xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai nghiên cứu và vận dụng khái niệm này trong thực tế còn nhiều điều bất cập và trên thực tế cũng còn rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này từ góc nhìn phƣơng pháp tiếp cận cũng nhƣ phƣơng pháp hệ nghiên cứu. 2. Khái niệm phân tầng xã hội theo thu nhập và mức sống Khái niệm phân tầng xã hội vừa nêu trên thực chất chỉ ở trên bình diện lý thuyết, vĩ mô. Để đƣa vào phân tích những vấn đề thực tế, một cách thực nghiệm, cần phải tìm ra các phƣơng pháp và các chỉ báo cần thiết để thực hiện việc đo lƣờng này. Một số nhà nghiên cứu Mỹ đã đề xuất khái niệm “địa vị kinh tế - xã hội” (viết tắt là SES) với việc sử dụng các chỉ báo về uy tín nghề nghiệp, học vấn và mức thu nhập của một ngƣời nào đó. Ba chỉ báo này có quan hệ khá mật thiết với nhau và trong một mức độ nào đó cho thấy cá nhân đó đƣợc đặc trƣng bởi một địa vị kinh tế - xã hội nào. Việc đánh giá và xếp hạng uy tín nghề nghiệp đƣợc xem là một vấn đề khá lý thú nhƣng cũng rất khó khăn về mặt

16

Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh…

phƣơng pháp. Nhìn chung ngƣời ta cho rằng, uy tín nghề nghiệp (qua thang đánh giá thứ tự), mức độ thu nhập và học vấn chuyên môn là 3 tham số quan trọng nói lên địa vị kinh tế - xã hội của một cá nhân, quy định cá nhân đó thuộc vào giai tầng nào trong các thang bậc vị thế xã hội cụ thể. Các nhà xã hội học chú ý đến cả 3 hệ thống phân tầng: theo tài sản, thu nhập (dấu hiệu kinh tế), theo quyền lực (chính trị, quân sự…) và theo uy tín (chế độ đẳng cấp…). Trong những xã hội cụ thể, thƣờng có sự đan xen các yếu tố, dấu hiệu của sự phân tầng vì chúng thƣờng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, mỗi dấu hiệu đều có những khó khăn riêng trong việc tiếp cận và đo lƣờng chúng, đặc biệt đối với các dấu hiệu quyền lực và uy tín. Nhìn chung, ngƣời ta đều thừa nhận rằng, việc đo lƣờng các khác biệt về kinh tế (tài sản và thu nhập) dễ hơn nhiều so với 2 lĩnh vực còn lại trong định nghĩa về phân tầng xã hội, tức là về quyền lực chính trị và uy tín xã hội. Thực ra, trong việc xác định những khác biệt về kinh tế, vấn đề đo lƣờng chính xác các khác biệt về tài sản và thu nhập cũng không dễ dàng, nhất là trong các xã hội đang phát triển. Vì vậy, có thể là hợp lý khi các nhà nghiên cứu tạm thời chấp nhận việc sử dụng các chỉ báo về thu nhập và mức sống để xem xét sự phân tầng xã hội, tức là chỉ theo các dấu hiệu kinh tế. Bởi vì, sẽ cần rất nhiều thời gian để xử lý các vấn đề phƣơng pháp luận và phƣơng pháp cụ thể nếu muốn đo lƣờng đồng thời cả 3 loại dấu hiệu này để xác định sự phân tầng xã hội thực tế. Kết quả là, trong các tài liệu nghiên cứu và cả các phƣơng tiện truyền thông thời gian qua ở nƣớc ta thƣờng sử dụng thêm một khái niệm có nội hàm hẹp hơn- khái niệm “phân hóa giàu nghèo”- đi kèm theo khái niệm phân tầng xã hội. Điều này là có lý, nhƣ đã nói trên, và nó cũng phản ánh một sự thật là hầu hết các nghiên cứu và các kết luận về phân tầng xã hội ở nƣớc ta gần đây thực chất mới chỉ đề cập tới sự phân hóa giàu nghèo chứ chƣa phải sự phân tầng xã hội với nghĩa chính xác của từ này. Trong các nghiên cứu, điều tra về phân tầng xã hội, thƣờng các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng các chỉ báo về thu nhập bình quân để đo lƣờng, nhận xét và đánh giá là chủ yếu. Chính vì thế một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã thận trọng hơn bằng cách sử dụng khái niệm phân tầng xã hội theo thu nhập, mức sống thay cho khái niệm phân tầng xã hội nói chung. 3. Các chỉ báo được sử dụng trong các nghiên cứu về phân tầng xã hội theo thu nhập và mức sống Với hƣớng tiếp cận nói trên, các nghiên cứu về phân tầng xã hội vừa qua đã cố gắng sử dụng những hệ chỉ báo khá linh hoạt và đa dạng để đo lƣờng và phân loại các nhóm/tầng xã hội theo thu nhập và mức sống. Chẳng hạn, trong cuộc nghiên cứu về những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới tại Hà Nội vào năm 1992, (đây là lần đầu tiên, khái niệm phân tầng xã hội đƣợc sử dụng) các tác giả của nghiên cứu, sau khi tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội về mặt lý thuyết và khả năng đo lƣờng nó, đã đề xuất ý tƣởng sử dụng khái niệm phân tầng xã hội theo mức sống. Nghiên cứu đã xây dựng một bộ gồm 4 chỉ báo “khách quan” và 1 chỉ báo “chủ quan” để xét sự phân tầng các hộ gia đình theo mức sống. Đó là các chỉ báo: 1. Điều kiện nhà ở: bao gồm các yếu tố: sở hữu, diện tích và loại nhà, khu phụ, vị trí, hoạt

Trịnh Duy Luân

17

động cải tạo nâng cấp trong 5 năm qua, chất lƣợng nhà và đánh giá. 2. Tiện nghi trong nhà: bao gồm 12 loại tiện nghi chủ yếu, đa số mới xuất hiện trong đời sống của các gia đình trong 5 năm vừa qua. (Ví dụ: tivi màu, xe máy, đầu video, máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ ...) 3. Chi tiêu: gồm các yếu tố: thói quen dùng năng lƣợng đun nấu; tiền điện hàng tháng; thói quen ăn sáng, ăn trƣa; chi cho việc học của con cái, các chi tiêu cho nhu cầu văn hóa (hầu hết là các chỉ báo gián tiếp). 4. Thu nhập: gồm các yếu tố: nguồn thu nhập, mức độ ổn định/bất ổn định của thu nhập, tổng thu nhập và thu nhập bình quân trong gia đình (theo kê khai của chủ hộ). 5. Chỉ báo chủ quan: gồm 2 loại đánh giá: - Tự đánh giá của chủ hộ về mức sống của gia đình hiện nay trên thang đo 5 bậc. - Đánh giá của điều tra viên qua phỏng vấn và quan sát đánh giá mức sống hộ gia đình (cũng trên thang đo 5 bậc này) trên cơ sở các nhận xét về nhà ở, tiện nghi, gia phong (phong cách ứng xử, giao tiếp), gia cảnh, trang trí nội thất, phong cách trả lời, v.v... hoặc một phần thông tin thu thập đƣợc từ bên ngoài (từ cán bộ tổ dân phố, phường, hàng xóm, v.v…). Đáng chú ý là nghiên cứu này đã vận dụng cả 2 phƣơng pháp để xác định và đánh giá mức sống của các tầng lớp/giai tầng dân cƣ. Đó là phƣơng pháp tạm gọi là “khách quan” và phƣơng pháp đánh giá “chủ quan”. Các nhà nghiên cứu phƣơng Tây đã từng sử dụng cả 2 phƣơng pháp này khi nghiên cứu cấu trúc phân tầng của xã hội. Họ cũng đã có những bài học kinh nghiệm tốt cho chúng ta trong việc tiến hành các phƣơng pháp này. Đƣơng nhiên là sẽ rất khó khăn khi đánh giá chủ quan và khách quan khác nhau quá xa. Lúc đó sẽ phải quyết định đâu là đánh giá gần đúng nhất với thực tế theo các tiêu chuẩn đƣợc áp dụng cho tất cả? Một công trình nghiên cứu khác của Viện Xã hội học thuộc chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KX-04 cũng đã tập trung cho chủ đề phân tầng xã hội trong 1992-1994. Trong công trình này, các tác giả chỉ sử dụng khái niệm phân tầng xã hội, không nói cụ thể là phân tầng xã hội theo mức sống. Tuy nhiên, xem xét hệ biến số đƣợc sử dụng khi thu thập thông tin cũng nhƣ khi phân tích kết quả cho thấy về thực chất, nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào phân tầng xã hội theo thu nhập và mức sống. Có thể dẫn ra cụ thể hơn các biến số đó gồm: Hai biến số phụ thuộc: 1. Sự tích tụ vất chất của các tầng lớp khác nhau. Thực chất vẫn bám sát mức thu nhập bình quân của cá nhân và hộ gia đình, đƣợc phân nhóm theo chính các mức thu nhập này hoặc chia theo “ngũ vị phân” 20% từ dƣới lên. Biến số thu nhập đƣợc tính toán trên cơ sở hộ gia đình và cá nhân kê khai trong tháng với các khoản mục chính là: - Lƣơng và các khoản phụ cấp của nghề chính - Thu nhập do làm thêm có liên quan đến nghề chính - Các loại lãi suất nếu có - Những khoản thu nhập khác

18

Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh…

2. Sự đầu tƣ và tiêu dùng văn hóa của các tầng lớp khác nhau. Các chỉ báo đƣợc sử dụng gồm: - Việc đầu tƣ cho học hành của con cái (kể cả việc tìm trƣờng tốt, lớp tốt, học thêm) - Đầu tƣ thời gian chăm sóc việc học của con - Mua sắm các loại sách báo, phƣơng tiện nghe nhìn cho gia đình Sáu biến số độc lập: 1.

Truyền thống gia đình: nguồn gốc xuất thân của chồng, vợ

2.

Trình độ học vấn và chuyên môn có đƣợc qua các thời kỳ

3.

Nghề nghiệp và sự thăng tiến trong nghề có liên quan đến quyền lực có thể có

4.

Tính tích cực chính trị

5.

Môi trƣờng và vị trí của chỗ ở hiện nay

6.

Tuổi của ngƣời đƣợc hỏi

Tuy nhiên, xét cả về phạm vi, quy mô của các biến số cũng nhƣ khả năng đo lƣờng chính xác các giá trị thực của chúng thì tất cả đều là những chủ đề có thể gây tranh luận về phƣơng pháp và kỹ thuật tính toán. Vấn đề này hãy còn bỏ ngỏ và chƣa đƣợc chú ý trong các điều tra và nghiên cứu về phân tầng xã hội trong những năm qua. Nhƣ vậy, các nghiên cứu xã hội học những năm vừa qua đã hình thành nên nhiều nguồn số liệu về thực trạng phân tầng xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Song về cơ bản, nghiên cứu và đo lƣờng sự phân tầng xã hội ở ta thời gian qua mới thực hiện ở một giác độ quy giản: sự phân hạng các nhóm hộ gia đình trên cơ sở thu nhập và một phần tài sản (nhƣ nhà ở, tiện nghi sinh hoạt,...) với thang đo 5 nhóm mức sống để phản ánh sự phân hóa giàu - nghèo ở các địa phƣơng, các vùng, hay trong các nhóm xã hội nghề nghiệp. Các chỉ báo này nhiều khi đƣợc phân tích và rút ra kết luận nhƣ là/đồng nhất với sự phân tầng xã hội. Nhiều nghiên cứu xã hội học sau đó lại thƣờng sử dụng chỉ báo này nhƣ là một biến số độc lập để phân tích và giải thích các biến số phụ thuộc khác khác. Sự phân tầng xã hội theo quyền lực và uy tín hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến. Có chăng, trong một số nghiên cứu xã hội học đã cố gắng phác họa chân dung các nhóm (tầng) mức sống với câu hỏi “họ là ai?”, qua đó liên kết các biến số thu nhập/mức sống với các biến số chỉ địa vị chính trị, quyền lực, uy tín xã hội khác và các dấu hiệu khác. Thêm vào đó, các chuẩn đƣợc sử dụng để phân hạng mức sống lẫn tên gọi của các nhóm mức sống còn rất không thống nhất giữa các công trình nghiên cứu, vì thế rất khó so sánh cả theo không gian lẫn thời gian. (Ngoại trừ các phân tích trên nền số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cƣ VLSS 1993, 1998). Trong một số nghiên cứu, các chỉ số thống kê nhƣ hệ số Ghi-ni cũng đã đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ phân tầng/phân hóa/phân cực xã hội giữa các vùng, miền hay giữa các nhóm xã hội. 4. Tháp phân tầng: mô hình nhận diện và phân tích sự phân tầng xã hội được nghiên cứu Để mô hình hóa cấu trúc phân tầng của một xã hội, ngƣời ta thƣờng sử dụng các “tháp

Trịnh Duy Luân

19

phân tầng”, tƣơng tự nhƣ “tháp dân số”, tức là sắp xếp các “tầng” theo thứ tự từ dƣới đáy là các tầng lớp nghèo khổ/hạ lƣu lên đến tầng lớp trung bình (trung lƣu thấp và cao) và trên cùng là tầng lớp giàu có (thƣợng lƣu), cùng với tỷ lệ phần trăm mà các tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội. Trong lịch sử, ngƣời ta đã “loại hình hóa” một số kiểu tháp phân tầng đặc trƣng cho các xã hội. Chẳng hạn có 5 kiểu thƣờng gặp sau: 1. Tháp hình nón. Phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội, ở đó nhóm ngƣời giàu, có quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong khi đa số nghèo khổ (ở đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ rất cao. 2. Tháp hình nón cụt. Tầng lớp giàu có tăng lên, tầng lớp trung lƣu chiếm tỷ trọng lớn hơn, mức độ bình đẳng cao hơn. 3. Tháp hình thoi (quả trám/con quay). Cả 2 nhóm giàu và nghèo đều chiếm tỷ lệ nhỏ, nhóm trung lƣu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên khoảng cách của 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa. 4. Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, nghèo và trung lƣu tƣơng đối đồng đều. Tùy vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội. 5. Tháp hình “đĩa bay”, thấp dẹt. Có thể có 2 trạng thái: bình quân nghèo khổ hoặc xã hội lý tƣởng, thịnh vƣợng toàn dân, với tuyệt đại bộ phận các thành viên của xã hội có mức sống trung lƣu và khá giả (xã hội trung lƣu). Các kết quả nghiên cứu khảo sát phân tầng xã hội theo mức sống ở Việt Nam vừa qua cũng thƣờng phân chia thành 5 nhóm mức sống và dùng các tỷ lệ phần trăm thể hiện trên các “tháp phân tầng” nhƣ vậy để định dạng và phân tích. Hình dạng thông thƣờng của các tháp phân tầng này là hình thoi (con quay). Phần đỉnh thể hiện nhóm giàu có/khá giả còn bé và nhọn (với tỷ lệ vài phần trăm); phần giữa phình rộng, thể hiện nhóm mức sống trung bình với tỷ lệ trên dƣới 50% (chƣa thể gọi là trung lƣu?); còn phần đáy thể hiện nhóm mức sống nghèo (với tỷ lệ dao động từ vài phần trăm đến 20 % tùy thuộc từng trƣờng hợp). Tháp phân tầng này có thể phản ánh cơ cấu các ”tầng” mức sống cũng nhƣ mức độ phân hóa/phân cực xã hội giữa chúng. Đối với khu vực đô thị, các tháp phân tầng thƣờng có hình thoi đều (con quay) với phần trên và phần dƣới tƣơng đối đồng đều, cho thấy tỷ lệ nhóm giàu có và tỷ lệ nhóm nghèo xấp xỉ gần nhau (ở mức 5-6%). Trong khi đó tháp phân tầng đối với các vùng nông thôn lại có dạng hình thoi cao-nhọn ở phần trên, thấp - bè ở phần dƣới, cho thấy tỷ lệ thấp các hộ giàu (khoảng 2-3%) và tỷ lệ khá cao (tới 20-30%) các hộ nghèo. Phân tích tháp phân tầng, ngƣời ta cũng thƣờng chú ý đến sự chênh lệch giữa nhóm trên đỉnh tháp (nhóm giàu có) và nhóm dƣới đáy tháp (nhóm nghèo) xét trong từng yếu tố cấu thành nên mức sống. Ví dụ về Tháp phân tầng xã hội theo mức sống trong nghiên cứu Hà Nội 1992 Với mẫu khảo sát trên 800 hộ gia đình thuộc 4 quận nội thành Hà Nội, theo bộ các chỉ báo vừa nêu ở trên, nghiên cứu đã thu đƣợc cơ cấu theo tỷ lệ phần trăm của 5 nhóm hộ gia đình theo mức sống nhƣ sau:

20

Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh… Nhóm mức sống

Các tên gọi của nhóm

Tỷ lệ % trong mẫu khảo sát

I

Nhóm hộ có mức sống cao nhất (còn gọi là nhóm “khá giả”/ “giàu có”/ nhóm “đỉnh”)

4,9

II

Nhóm hộ có mức sống trung bình khá (còn gọi là mức sống “thỏa mái”)

30,0

III

Nhóm hộ có mức sống trung bình (còn gọi là “tạm đủ”)

49,3

IV

Nhóm hộ có mức sống trung bình kém (còn gọi là “chật vật”)

11,9

V

Nhóm hộ có mức sống kém: Thấp nhất (còn gọi là “nghèo” / nhóm “đáy”)

4,0

Kết quả này đƣợc thể hiện trên “tháp phân tầng” theo mức sống dƣới đây, với “đỉnh” là mức sống I và “đáy” là mức sống V. Nhận xét Về hình dáng, tháp có hình “con quay” với phần giữa thân (mức sống trung bình) phình rộng, phản ánh mức độ đồng đều, sản phẩm của chủ nghĩa bình quân thời bao cấp còn rất rõ. Đỉnh và đáy tháp (tỷ lệ hộ có mức sống giàu và mức sống nghèo) rất hẹp phản ánh mức độ phân cực “giàu - nghèo” còn hạn chế. Tỷ lệ mức sống trung bình khá vƣợt tỷ lệ mức sống trung bình kém 2,5 lần. Đáng tiếc là không có một tháp phân tầng tƣơng tự vào thời kỳ 1970-1980 để có thể so sánh. Song nếu đƣợc tái hiện, tháp phân tầng thời kỳ bao cấp sẽ còn phình rộng hơn ở mức sống trung bình và hẹp hơn ở cả 2 phía đỉnh và đáy tháp, phản ánh một thời kỳ điển hình với mức sống định lƣợng bình quân theo tem phiếu. THÁP PHÂN TẦNG THEO MỨC SỐNG Mẫu khảo sát 800 hộ gia đình nội thành Hà Nội năm 1992

4,9%

30,0%

49,3%

11,9%

4,0%

Trịnh Duy Luân

21

5. Nghiên cứu phân tầng xã hội trên cơ sở kết quả của các cuộc điều tra thống kê Một hƣớng nghiên cứu quan trọng khác là xử lý và phân tích kết quả của các cuộc điều tra mức sống dân cƣ và hộ gia đình để từ đó rút ra các kết luận về thực trạng và xu hƣớng phân hóa giàu nghèo (hay phân tầng xã hội theo thu nhập hoặc mức sống). Những phân tích dƣới đây là minh họa cho hƣớng nghiên cứu này trên cơ sở số liệu của hai cuộc Điều tra mức sống toàn quốc (VLSS) năm 1993 và năm 1998, và cuộc Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994-1997. Trong thập kỷ 90, mức sống của đại đa số dân cƣ nƣớc ta đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống cũng ngày càng tăng, tạo nên một sự phân tầng xã hội rõ nét hơn giữa và trong hầu hết các nhóm xã hội. Chẳng hạn, chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất khoảng 5,52 lần năm 1998, còn năm 1993 là 4,58 lần. Còn chênh lệch theo thu nhập thì cao hơn. Năm 1998, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất là 11,26 lần, giữa nhóm 10% giàu nhất và nhóm 10% nghèo nhất là hơn 20 lần, còn giữa nhóm 5% giàu nhất và nhóm 5% nghèo nhất là hơn 40 lần. Sự phân tầng theo mức sống hiện nay cũng có liên quan với số nhân khẩu và tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia đình (tỷ lệ ngƣời ngoài độ tuổi lao động so với ngƣời trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ này của 20% hộ nghèo nhất là 1,13, cao gấp đôi so với nhóm 20% hộ giàu nhất (0,54). Ngƣời có học vấn càng cao càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm có mức sống cao. Trong những chủ hộ có học vấn đại học cao đẳng trở lên, 70% thuộc nhóm 20% giàu nhất, chỉ có 1,5% thuộc nhóm 20% nghèo nhất. Chi tiêu của hộ có chủ hộ học vấn đại học / cao đẳng trở lên cao gấp 2,33 lần (năm 1993) và 3,4 lần (năm 1998) so với hộ có chủ hộ chƣa bao giờ đến trƣờng. Phân tầng mức sống cũng gắn liền với sự khác biệt khu vực (nông thôn/đô thị) và vùng kinh tế-xã hội. 97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% nghèo nhất là ở nông thôn. 65% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất là ở đô thị. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn đóng góp phần chủ yếu (tới 96%) vào mức độ phân tầng mức sống nói chung trên quy mô toàn quốc. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất sống ở các vùng: Đông Nam Bộ 37%), đồng bằng sông Hồng (21%) và đồng bằng sông Cửu Long (18%) trong khi ở vùng núi phía Bắc chỉ có gần 7% và ở Bắc Trung Bộ là 6%. Phân tầng mức sống liên quan đặc biệt rõ rệt theo các khu vực kinh tế. Phần lớn ngƣời làm việc trong khu vực kinh tế nhà nƣớc có mức sống thuộc nhóm 20% giàu nhất, hoặc rơi vào 2 nhóm trên (75-80%). Tình hình cũng tƣơng tự nhƣ vậy ở nhóm làm việc trong doanh nghiệp nƣớc ngoài. Chỉ có 1/3 lao động trong doanh nghiệp tƣ nhân và gần 1/5 lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm 20% giàu nhất. Khoảng 40% những ngƣời lao động thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm có mức sống dƣới trung bình. 3/4 ngƣời thuộc nhóm 20% nghèo nhất là lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ và "khác", trong khi 60% ngƣời thuộc nhóm 20% giàu nhất làm việc trong 3 khu vực của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, phân tầng mức sống gắn với những tiêu chí mang tính kinh tế-chính trị sau đây: có khả năng sẽ có mức sống cao hơn nếu gắn với khu vực nhà nƣớc (bao gồm kinh tế, hành chính,

22

Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh…

sự nghiệp, chính trị-xã hội), với khu vực chính quy (chẳng hạn, doanh nghiệp có đăng ký), với khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngƣợc lại, mức sống thấp hơn thƣờng gắn với những ngƣời làm việc trong khu vực ngoài nhà nƣớc, khu vực phi chính quy (informal sector, nhƣ hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hợp tác xã). Phân tầng xã hội cũng có biểu hiện trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trợ cấp phúc lợi xã hội (tức trợ cấp mang tính công cộng) là công cụ mà nhà nƣớc dùng để giảm bớt những chênh lệch quá lớn, bảo đảm công bằng xã hội hiện nay. Tuy nhiên những trợ cấp này còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cƣ (khoảng 4,4%). Có nghĩa là dân cƣ Việt Nam chủ yếu có thu nhập từ lao động cá nhân và gia đình. Thu nhập do phân phối lại mang tính xã hội còn thấp. Trong việc phân phối phúc lợi xã hội, chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao gồm chi hƣu trí và mất sức lao động (82,4%), tiếp theo là chi cho bảo trợ xã hội (16,0%). Chi cho xóa đói giảm nghèo là 1,1%. Tƣơng quan giữa phúc lợi xã hội và phân tầng xã hội chỉ ra rằng hiện nay chủ yếu là nhóm có mức sống “trung bình” và “trên trung bình” đƣợc hƣởng phúc lợi cao hơn các nhóm khác. Qua phân tích trên, nhìn chung, hiện trạng phân tầng xã hội ở nƣớc ta là khá đặc trƣng cho thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng. Mức chênh lệch giữa các tầng lớp chƣa lớn, tốc độ tăng chênh lệch chƣa cao. Tuy nhiên có những đặc điểm cần lƣu ý là: các tầng lớp trung lưu (nhóm 20% thứ 3 trong thang phân loại 5 nhóm của các cuộc Điều tra mức sống) và trung lưu trên (nhóm 20% thứ 4) thƣờng gắn với khu vực nhà nƣớc, gắn với khu vực kinh tế chính quy. Hai nhóm này cũng đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn từ việc phân phối phúc lợi xã hội so với các nhóm còn lại. 6. Kết luận: Thực chất cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam thời gian qua mới chỉ là nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách giữa các nhóm theo chỉ báo kinh tế, thu nhập, mức sống. Các cuộc điều tra định lƣợng dựa trên các chỉ báo này đã đƣợc tiến hành để mô tả và xác định thực trạng và đặc trƣng của vấn đề. Tuy nhiên, để tiếp cận và phân tích có cơ sở khoa học vững chắc về sự phân tầng xã hội theo đúng nghĩa của từ này cần dựa trên nhiều thông tin và chỉ báo khác nữa, cũng nhƣ cần có thêm những cách tiếp cận thích hợp hơn. Nó ít nhiều sẽ mang tính lý thuyết và vĩ mô hơn. Đƣơng nhiên là vẫn rất cần tiến hành thƣờng xuyên các cuộc điều tra, nghiên cứu quy mô lớn và định lƣợng về sự phân hóa giàu nghèo, tƣơng quan mức sống giữ các tầng dân cƣ để có cái nhìn tổng thể về xu hƣớng biến đổi các bất bình đẳng xã hội. Song cũng cần có các hƣớng tiếp cận mới, với thế mạnh của một số ngành khoa học xã hội để tìm hiểu sâu hơn động thái của các nhóm/tầng xã hội đáng chú ý trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ, giai tầng nào, nhóm xã hội nào đang là động lực của sự phát triển, hoặc đang có triển vọng trở thành một lực lƣợng nhƣ vậy? Đã hình thành một tầng lớp trung lưu mới của xã hội Việt Nam hay chƣa, nếu có ai là những thành viên và xu thế vận động, phát triển của nó như thế nào? Đóng góp của nó cho sự phát triển của đất nƣớc trong tƣơng lai sẽ nhƣ thế nào?.... Cần phân tích một số nhóm/giai tầng xã hội mới, đáng chú ý nhƣ: giới doanh nhân; giới trí thức, đặc biệt là trí thức khoa học kỹ thuật; công nhân kỹ thuật, tay nghề cao; giới quản lý và đội ngũ công chức. Và cần chỉ ra xu hƣớng biến đổi của các nhóm này dƣới tác động của của các nhân tố mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trịnh Duy Luân

23

đất nƣớc trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Việc khai thác triệt để nguồn dữ liệu thống kê kinh tế xã hội, các cuộc tổng điều tra dân số, điều tra mức sống dân cƣ, kết hợp với các nghiên cứu chọn mẫu, định tính và phân tích xã hội học sẽ là hƣớng có triển vọng để hiểu và nắm bắt đƣợc bản chất của sự phân tầng xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Đó không chỉ là hƣớng nghiên cứu thích hợp về mặt xã hội mà còn là hƣớng nghiên cứu kinh tế - chính trị về cấu trúc xã hội và về mô hình xã hội tổng thể của đất nƣớc trong giai đoạn mới. Sau cùng, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, các nhà xã hội học cũng đã phát triển một số hƣớng phân tích về kết cấu giai tầng của xã hội Trung Quốc hiện nay. Giáo sƣ Lục Học Nghệ, gần đây đã xuất bản công trình “Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đƣơng đại” Nxb Văn Hiến, Bắc Kinh, 2002). Theo tác giả, nghiên cứu này vận dụng một hƣớng tiếp cận mới, đƣợc gọi là “giai tầng luận”, thay thế cho quan điểm giai cấp cứng nhắc thời kỳ trƣớc cải cách (theo đó, trong xã hội chủ nghĩa chỉ còn 2 giai cấp công nhân, nông dân và 1 tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa). Quan điểm giai tầng là phù hợp với thực tế xã hội thời cải cách, khai phóng, mở cửa. Cũng theo tác giả quan điểm này, xã hội Trung Quốc đƣơng đại có 10 tầng lớp xã hội đƣợc phân tầng theo 3 tiêu chí cơ bản là: nguồn lực tổ chức (chính trị), nguồn lực kinh tế và nguồn lực văn hóa. Sự phân hóa thành ngƣời giàu - ngƣời nghèo, tầng lớp có lợi thế - tầng lớp yếu thế, đều căn cứ ở việc họ không có, hoặc có 1, 2, hay cả 3 nguồn lực này với các mức độ khác nhau. Thiết nghĩ đây cũng là những gợi mở rất đáng lƣu ý để có thể thực hiện các nghiên cứu phân tích tƣơng tự đối với sự phân tầng xã hội và biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, sau khi vƣợt qua các khuôn khổ lý thuyết đã có, phát triển và bổ sung các cách tiếp cận và phƣơng pháp mới, thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thực tế của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo 1.

Caroline Hodges Persell. Social Stratification, Class and Poverty. In: Understanding society. An Introduction to sociology. Happer and Row Publisher. N.Y. 1987.

2.

Viện Xã hội học: Hà Nội: Những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới. (Báo cáo tổng kết đề tài khảo sát thực trạng kinh tế-xã hội 4 quận nội thành Hà Nội, tháng 5/1992)

3.

Tƣơng Lai: Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội. Sách tham khảo nội bộ. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 1995.

4.

Trịnh Duy Luân (Chủ biên): Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một tổng quan xã hội học năm 2000. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 2002.

5. Lục Học Nghệ (chủ biên): Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại. Nxb Văn Hiến Khoa học xã hội. Bắc Kinh - 2002, tr.9.

Xã hội học số 3 (87), 2004

25

CƠ SỞ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ ĐỐI VỚI ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƢỚC TA HOÀNG CHÍ BẢO

1. Đổi mới nhận thức về vai trò của cơ sở Cơ sở đƣợc bàn tới ở đây là một cấp trong hệ thống quản lý hành chính của nhà nƣớc chứ không phải tất cả mọi loại hình cơ sở nói chung. Đó chính là xã - phƣờng - thị trấn mà chủ yếu là xã. Hiện nay ở nƣớc ta có trên 10.000 đơn vị cơ sở xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có trên 9.000 xã với trên 86.000 thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc ở nông thôn từ đồng bằng, trung du đến miền núi, vùng sâu, vùng xa của cả nƣớc. Do nƣớc ta vẫn là nƣớc nông nghiệp nên địa bàn nông thôn gắn liền với kinh tế nông nghiệp và cộng đồng xã hội dân cƣ nông thôn có một tầm quan trọng chiến lƣợc. 70% sức lao động và 80% dân cƣ đang sống ở nông thôn với trên 60 triệu dân, 12 triệu hộ gia đình. 50% số đảng viên là 20% tổ chức cơ sở đảng của toàn Đảng là ở nông thôn. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở nông thôn, tính từ trƣởng thôn trở lên cho tới các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và các cán bộ chuyên môn ở xã trong cả nƣớc lên tới 2 triệu ngƣời hƣởng lƣơng và phụ cấp. Cơ sở hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nƣớc ta do đó có một vị trí quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nƣớc trong tiến trình đổi mới. Bấy lâu nay, nhận thức về cơ sở còn nhiều điểm chƣa đúng, trong đó chƣa hình dung thật rõ ràng, đầy đủ và chính xác đặc điểm và vai trò của cơ sở trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong hoạt động lãnh đạo và quản lý ở cơ sở. Tồn tại này cần sớm đƣợc khắc phục để vị trí và tầm quan trọng của cơ sở đƣợc khẳng định trong thực tế đúng nhƣ bản thân nó vốn có. Chính thực tiễn đổi mới, nhất là khi đi vào kinh tế thị trƣờng và vận động dân chủ hóa đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ sở, đòi hỏi phải đổi mới nhận thức về nó. Trƣớc đổi mới, trong nền kinh tế hiện vật và kinh tế kế hoạch hóa với phƣơng thức quản lý hành chính mệnh lệnh theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và bình quân, chúng ta chỉ nhìn nhận cơ sở nhƣ một cấp quản lý hành chính thấp nhất, cuối cùng trong hệ thống 4 cấp. Theo cách nhìn này, cơ sở không chỉ thấp nhất mà còn là nhỏ nhất, nên nói tới cơ sở thƣờng chỉ thấy đó là một vi mô, trong khi nhà nƣớc, cấp Trung ƣơng, toàn quốc mới là một cái vĩ mô. Từ Trung ƣơng tới cơ sở, từ cái vĩ mô tới cái vi mô, còn phải qua các cấp, các tầng nấc trung gian khác là các địa phƣơng gần với Trung ƣơng nhƣ tỉnh, thành phố, quận và huyện.

26

Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển…

Nếu xét theo cấp độ quản lý và nhìn về lƣợng (quy mô diện tích, quy mô dân số và dân cƣ, mức độ làm ra của cải vật chất, tính chất và lĩnh vực hoạt động) thì cách hiểu về cơ sở nhƣ đã nêu trên là không có gì sai. Song đó mới chỉ là một phƣơng diện của vấn đề cần bàn, nó cho thấy ở quan niệm này một sự đúng đắn không đầy đủ. Hơn nữa, cách nhìn từ trên xuống, lâu dần theo thói quen đã nhiễm phải một trong những khiếm khuyết lớn nhất trong tƣ duy quản lý là tính chất hành chính quan liêu, quen dùng chỉ thị, mệnh lệnh từ trên để áp đặt xuống cơ sở, biến cơ sở thành sự thụ động, bị động, trì trệ mà không thấy sự năng động, sinh động, tính đa dạng phong phú muôn vẻ ở cơ sở, bởi cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống, cơ sở là nơi diễn ra cuộc sống của dân, việc làm của dân, là thái độ và hành vi ứng xử của dân chúng đối với mọi cấp chính quyền, mọi quan hệ xã hội giữa người và người. Cách nhìn từ trên xuống một cách quan liêu - hành chính đã tạo nên những cách bức với cơ sở (chỉ thấy cơ sở ở xa Trung ƣơng và Trung ƣơng tới cơ sở cũng xa quá, xuống với cơ sở, đi cơ sở chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, tùy thuộc vào trách nhiệm công việc hay phong cách dân chủ, thái độ và tình cảm đạo đức với dân của cán bộ cấp trên chứ không mang tính pháp lý bắt buộc đƣợc bảo đảm bởi chế tài, bởi kiểm tra và giám sát). Cách bức với cơ sở lại càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hệ thống thể chế chính quan liêu bị sơ cứng bởi các tầng nấc, giấy tờ, công văn, chỉ thị của các cấp trên; bởi cả những khó khăn, trở ngại về giao thông đi lại do hạ tầng cơ sở kém phát triển, bởi thiếu thông tin, không có thói quen cập nhật thông tin từ cơ sở của đội ngũ công chức, viên chức quan liêu. Cơ sở nông thôn miền núi, với những làng bản xa xôi gần nhƣ cách biệt, thậm chí không ít nơi bị bỏ quên, bị lãng quên, không đƣợc đầu tƣ, chăm sóc, không đƣợc quan tâm để nó diễn ra một cách tự nhiên, tự phát. Những cơ sở loại đó vốn đã lạc hậu, khó khăn, chậm phát triển hơn. Cách biệt ngày càng xa thì thua thiệt trong phát triển sẽ ngày càng lớn. Cái thấp nhất, nhỏ nhất trong quản lý không bao giờ đƣợc đồng nhất với tính chất kém quan trọng hơn, ít quan trọng hơn so với những cái cao hơn, lớn hơn. Tƣ duy so sánh hình thức ở đây đem áp dụng cho vị trí, vị thế của cơ sở là một sai lầm. Đáng tiếc rằng, sai lầm ấy đã từng xảy ra khi nhận thức về cơ sở và ứng xử với cơ sở. Về phƣơng diện nhân lực quản lý, không phải vì cơ sở là cấp thấp nhất nên đội ngũ cán bộ cơ sở bố trí thế nào cũng đƣợc. Hiện trạng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay, kể cả cơ sở đô thị (phƣờng) và cơ sở nông thôn (xã) đang yếu kém, bất cập, phần lớn không đƣợc đào tạo, không có chính sách, chế độ ổn định, hợp lý là hậu quả của nhận thức không đúng và cách tổ chức, bố trí cán bộ nêu trên. Mỗi cấp trong hệ thống quản lý có vị trí, vai trò, chức năng riêng của nó. Nhận thức và giải quyết không đúng vấn đề này chẳng những gây trở ngại tới hoạt động và hiệu quả của cả hệ thống mà còn làm tổn hại trực tiếp tới cơ sở và cả nƣớc vì mấu chốt của vấn đề là dân và tổ chức cuộc sống của dân sao cho phát triển sức dân, có lực lƣợng của dân, tài trí của dân góp sức vào thì mới thực hiện đƣợc những kế hoạch, mục tiêu phát triển xã hội, mới có động lực và nội lực để xây dựng kinh tế, phát trình văn hóa, đảm bảo sự bền vững của chế độ. Vĩ mô-toàn quốc và Trung ƣơng lẽ dĩ nhiên là hết sức quan trọng, bởi đó là cấp hoạch định đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển, ảnh hƣởng tới toàn bộ sự phát triển của dân tộc và xã hội. Nhƣng vi mô cũng có tầm quan trọng của riêng nó. Mỗi làng, xã nhƣ một cái vi mô, là

Hoàng Chí Bảo

27

mỗi tế bào góp thành cái vĩ mô của toàn xã hội. Nó là những phân thể hợp thành sức sống của cái toàn thể. Nhiều nhà họp lại thành làng, nhiều làng họp lại thành nƣớc nhƣ Hồ Chí Minh nói. Kết cấu nhà - làng - nƣớc là một kết cấu bền vững, định hình từ lâu trong lịch sử tạo thành sức sống của dân tộc, truyền thống, bản sắc của một nền văn hóa. Hơn nữa, tuy là một cái vi mô nhưng đó là một vi mô có tính chỉnh thể xã hội, bởi mỗi một làng xã là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, ở đó diễn ra toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội, liên quan hàng ngày, hàng giờ tới cuộc sống của người dân. Theo đó, vi mô làng xã chẳng những không phải là một kết cấu đơn giản mà trái lại là một kết cấu hết sức phức tạp. Nó thực sự là một thực thể kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa đóng vai trò nền tảng của cả xã hội, là động lực trực tiếp của phát triển xã hội. Nếu quan tâm tới đời sống của dân, nếu thấm nhuần và nhất quán với quan điểm dân là gốc của nƣớc thì cơ sở là cái vi mô trong tầm vĩ mô, thực sự mang nội dung và tính chất vĩ mô. Thể chế quan liêu trong khi cách bức với cơ sở thì nó đồng thời cách bức với dân chúng, xa dân nên không thấu hiểu cuộc sống của dân, tâm tƣ, nguyện vọng của dân với biết bao lợi ích thƣờng nhật và nhu cầu chính đáng của họ. Chỉ có thể chế dân chủ thì mới có thể gần dân, vì dân đƣợc, nói theo Hồ Chí Minh thì mới có thể hiểu dân, học dân, hỏi dân, lãnh đạo và phục vụ đƣợc dân. Với thể chế dân chủ thì cán bộ, công chức mới có thể tận tụy phục vụ dân trong sự giúp đỡ, ủng hộ của dân, trong sự kiểm tra giám sát của dân, dân chủ mới không biến thành “quan chủ”, công bộc của dân mới không biến thành “quan cách mạng”. Trọng dân, tin dân và vì dân đã làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của cơ sở khi mà dân và cuộc sống của dân là điểm xuất phát đồng thời là mục tiêu, là tính hƣớng đích của mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý, của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Đổi mới nhận thức về vai trò của cơ sở, chúng ta đặc biệt lƣu ý tới những điểm dƣới đây: - Cơ sở xã - phƣờng - thị trấn là địa bàn sinh sống, làm ăn của nhân dân lao động. Đó vừa là địa bàn diễn ra các hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngƣời lao động, của các hộ sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, của các cơ sở doanh nghiệp theo các thành phần kinh tế... vừa là nơi diễn ra trao đổi, lƣu thông các sản phẩm hàng hóa, là đầu mối của thị trƣờng, nơi hình thành các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất và tiêu dùng. Cơ sở cũng là địa bàn cƣ trú của dân, nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội. Do đó, nói tới cơ sở là nói tới người dân (các chủ thể) và cuộc sống của dân cư (hoạt động), là nói tới hình thức tổ chức các hoạt động sống của cộng đồng, các mối quan hệ xã hội của con ngƣời giữa cá nhân với cộng đồng. Mỗi cơ sở là một cộng đồng xã hội, ở đó có hoạt động kinh tế, có giao lƣu văn hóa và đồng thời tất yếu phải hình thành nên cộng đồng xã hội - chính trị, bởi có vai trò quản lý hành chính của nhà nƣớc theo pháp luật, nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội và tổ chức đời sống chính trị của các công dân. - Cơ sở xã - phƣờng - thị trấn, gọi chung là xã, đó là một cấp quản lý trong hệ thống 4 cấp của Nhà nƣớc. Cấp cơ sở, đặc biệt ở nông thôn, không chỉ là cấp thực hiện chức năng quản lý của nhà nƣớc mà còn là nơi diễn ra các hoạt động tự quản của cộng đồng xã hội. Đây là nét đặc trƣng của cơ sở và ở nƣớc ta, do đặc điểm và truyền thống lịch sử nên tính cố kết cộng đồng đặc biệt nổi bật ở cơ sở. Do kết hợp và đan xen giữa quản lý với tự quản nên cơ sở tuy là một cấp quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣng lại là một cấp không hoàn chỉnh, rõ nhất là ở chỗ, cán bộ cơ sở không phải

28

Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển…

tất cả đều là công chức nhà nước, theo đúng thể thức bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển của nhà nƣớc. Ở nông thôn làng xã, chỉ một số ít chức danh gắn trực tiếp với chuyên môn nhƣ tài chính, địa chính, thống kê, văn phòng trong Ủy ban xã là cơ quan hành chính của cơ sở mới xếp theo ngạch công chức, còn đa số là cán bộ do dân cử, dân bầu. Cán bộ cở cơ sở là ngƣời tại cơ sở, làm việc tại cơ sở, hàng ngày sinh sống, làm việc và quan hệ trực tiếp với dân. Trong quan hệ với dân, họ còn bị chi phối, ràng buộc rất mạnh mẽ bởi quan hệ họ hàng, thân tộc, bởi các truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống làng xã. - Vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo chức năng và thẩm quyền lại vừa là cấp đầu tiên, nếu xét nó là nền tảng của cả hệ thống nên cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động của quần chúng, nơi tổ chức các phong trào xã hội của quần chúng để triển khai thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nhằm đƣa đƣờng lối, chính sách vào cuộc sống. Đặc điểm này nói lên vai trò quan trọng đặc biệt của cơ sở. Mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có trở thành hiện thực hay không đều tùy thuộc vào việc tổ chức triển khai thực hiện ở cơ sở có chu đáo, cụ thể, có tập hợp đƣợc lực lƣợng dân chúng, có phát huy đƣợc nhiệt tình và sáng kiến của quần chúng hay không. Nó liên quan trực tiếp tới hệ thống chính trị ở cơ sở, tới chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Có cán bộ thì mới có phong trào mạnh mẽ, sôi nổi. Từ các phong trào của quần chúng ở cơ sở mà nảy sinh rất nhiều sáng kiến của dân, sức sáng tạo của dân, xuất hiện những điển hình tiên tiến của xã hội ở ngay cơ sở. Do đó, cơ sở là trƣờng học thực tiễn để rèn luyện cán bộ, làm cho cán bộ trƣởng thành, phát huy đƣợc phẩm chất và năng lực trong công tác thực tế, nhờ đó làm tăng uy tín, ảnh hƣởng của Đảng, nhà nƣớc trong quần chúng. Cơ sở chẳng những cung cấp cán bộ cho phong trào, cho cơ sở và các cấp trên cơ sở mà còn là nơi chứng thực tính đúng đắn của đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách hoặc từ thực tiễn cơ sở mà kiểm nghiệm, phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa, làm cho đƣờng lối, chính sách ngày càng phù hợp với thực tiễn, càng hợp với lòng dân, đƣợc lòng dân hơn. - Cơ sở gắn liền với dân, có quy mô từ hàng trăm, hàng nghìn ngƣời dân, hộ dân tới hàng chục, hàng mấy chục nghìn ngƣời, tùy theo mức độ, quy mô dân số và diện tích. Do đó, cơ sở tuy là cấp thấp nhất trong quản lý nhƣng lại là tầng sâu nhất, là địa chỉ quan trọng nhất mà mọi chỉ thị, nghị quyết, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc phải tìm đến, phải bằng mọi cách tổ chức, tuyên truyền, vận động làm cho dân hiểu, dân tin và dân làm. Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách, cấp hành động, do đó, bố trí tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ở cơ sở phải rất chú trọng tới tính thiết thực, hiệu quả, cán bộ phải giỏi thực hành, biết thực hành lý luận một cách sáng tạo, muốn vậy phải có tri thức, có kinh nghiệm, có lý luận, lại phải có phƣơng pháp, đặc biệt là biết làm công tác dân vận, biết vận động thuyết phục quần chúng, miệng nói tay làm. Cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân, cán bộ cơ sở từ dân mà ra. Do đó, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, cơ sở là cấp có nhiều lợi thế và khả năng nhất để giảm thiểu nhiều nhất những thói tật quan liêu, hành chính, mệnh lệnh, hạn chế xuống mức thấp nhất những tệ nạn tham ô, tham nhũng do dân chúng thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hành vi cán bộ. - Tính chất vừa quản lý vừa tự quản ở cơ sở thể hiện trong mối quan hệ giữa xã và thôn.

Hoàng Chí Bảo

29

Đây là mối quan hệ tác động qua lại, phân công, phối hợp chứ không phải là sự tách bạch cứng nhắc, siêu hình. Về nguyên tắc, xã và chỉ có xã mới là cấp cơ sở và có chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Nhƣng địa bàn cơ sở là bao gồm cả thôn, gồm tất cả các thôn xóm trong xã. Quản lý trên địa bàn xã phải xuống tới tận thôn xóm. Ở đâu có dân, ở đó phải tổ chức cuộc sống cho dân và phải có vai trò của quản lý. Thôn là đơn vị tự quản cộng đồng, không phải là một cấp hành chính. Trƣởng thôn có thể đƣợc Ủy ban nhân dân xã ủy nhiệm cho một số công việc của xã đƣợc tổ chức thực hiện trong cộng đồng dân cƣ ở thôn. Song điều chủ yếu của thôn là tự quản. Việc tự quản các hoạt động cũng không khép kín, biệt lập trong từng thôn, càng không đƣợc đối lập quản. Có những công việc và hoạt động tự quản diễn ra trên quy mô xã. Do đó, quản lý và tự quản, xã và thôn không đƣợc cản trở nhau mà phải phối hợp nhịp nhàng, với một chuẩn mực và tuân thủ đúng pháp luật. Phƣờng và các khu dân cƣ, các tổ dân phố ở các phố, ngõ, ngách trên địa bàn đô thị cũng vậy. Đặc thù tự quản ở cơ sở đòi hỏi phải hết sức chú trọng phát huy quyền dân chủ, làm chủ, tự chủ của dân trong việc tổ chức cuộc sống. Tại cơ sở xã hiện nay đồng thời tồn tại các thể chế quản lý, pháp luật nhà nƣớc, quy chế dân chủ và các bản hƣơng ƣớc của thôn, làng. Phải tổ chức thực hiện và tăng cƣờng kiểm tra, giám sát sao cho không để xảy ra các hiện tƣợng tùy tiện, cục bộ địa phƣơng, coi thƣờng pháp luật. Phải khắc phục tâm lý, ý thức đến hành vi, hoạt động một nhƣợc điểm thâm căn cố đế là “lệ làng cao hơn phép nƣớc”, là tƣ tƣởng dòng họ, bè phái, lợi dụng chức quyền theo kiểu “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”. Đó là những nét chung về đặc điểm, vai trò cơ sở, nhất là cơ sở ở nông thôn. - Ngoài ra, còn cần phải chú ý tới một thực tế là cùng là cấp xã, cấp cơ sở nhƣng xã thôn, làng - xã ở nƣớc ta rất đa dạng, nó thống nhất trong khác biệt. Xã đồng bằng khác xã trung du và miền núi. Xã ở miền Bắc rất khác xã ở miền Trung và miền Nam. Xã có độ chênh lệch rất lớn về diện tích và dân số, về số thôn, làng, ấp, bản. Có những xã miền núi rộng bằng cả một huyện, thậm chí một tỉnh đồng bằng. Có xã ít dân nhất, chỉ có 136 ngƣời, lại có xã mấy chục ngàn ngƣời (tới 30.000-40.000). Cá biệt còn có xã lên tới 86.000 ngƣời. Có xã chỉ có một thôn (“nhất xã nhất thôn”) lại xã có tới 15, 20 thôn. Xã lại thƣờng là cộng đồng đa tộc ngƣời, đa tôn giáo. Xã ở nƣớc ta, phần lớn là xã thuần nông nhƣng cũng có những xã có truyền thống về nghề thủ công, có những làng nghề nổi tiếng. Có xã đã phát triển mạnh thƣơng mại, dịch vụ. Nhiều xã đang đô thị hóa, dân cƣ trong xã không chỉ có nông dân mà còn có cán bộ, công chức nghỉ hƣu, quân nhân xuất ngũ, thƣơng nhân, trí thức .... Tóm lại, cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển đổi. Cơ cấu xã hội ở xã đang ngày một đa dạng hơn. Đời sống chính trị trong làng xã đang đan xen cả những biến đổi tích cực, ổn định, phát triển lẫn những suy thoái, biến dạng, những tiêu cực và tệ nạn xã hội. Có những xã nổi trội, xuất sắc, là những xã anh hùng trong đổi mới (trong gần 9000 xã, chỉ có 22 xã đƣợc phong danh hiệu này). Lại còn một phần đông các xã đang phải nỗ lực vƣợt lên, ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trì trệ. Cũng không ít các xã đang quá yếu kém, đang xuất hiện các điểm nóng phải giải

30

Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển…

quyết1. Bức tranh xã hội đó của cơ sở xã ở nƣớc ta thời kỳ đổi mới cho thấy, vấn đề cơ sở ở nƣớc ta về thực chất là vấn đề xã, là nông thôn - nông nghiệp - nông dân. Nhận thức đúng vai trò, đặc điểm của cơ sở, của cấp xã trong đổi mới và phát triển tất yếu phải chú trọng giải quyết các vấn đề yếu kém trong phát sinh ở hệ thống chính trị cơ sở, hệ thống chính trị cấp xã. 2. Hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển. Đổi mới dựa trên một tiền đề quan trọng là ổn định, trƣớc hết là ổn định chính trị. Với ổn định chính trị, việc triển khai các nhiệm vụ đổi mới nhằm vào mục đích phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa nên thƣớc đo quan trọng nhất của phát triển mà chúng ta phải phấn đấu để đạt đƣợc là tăng trƣởng kinh tế gắn liền với thực hiện từng bƣớc công bằng xã hội. Đảng ta đã xác định, đổi mới nhằm thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điều đó cho thấy, mục tiêu của đổi mới cũng chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện thành công các nhiệm vụ của đổi mới, về căn bản cũng là thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta, trƣớc hết đó là những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới hƣớng tới ổn định và phát triển xã hội ở nƣớc ta, là một quá trình lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi phải huy động mọi nỗ lực sáng tạo của toàn dân, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội mà nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất chính là nguồn lực con ngƣời để phục vụ ngày một tốt hơn cuộc sống của con ngƣời, của nhân dân lao động. Con ngƣời đƣợc xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của đổi mới. Đƣờng lối đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng từ Đại hội VI (1986), đƣợc phát triển và hoàn thiện tới Đại hội XI gần đây đã thể hiện nhất quán một tƣ tƣởng lớn là giải phóng để phát triển. Đó là giải phóng sức sản xuất và mọi tiềm năng của xã hội, tháo gỡ những lực cản và thúc đẩy những nhân tố động lực của phát triển. Giải phóng sức sản xuất (lực lƣợng sản xuất) đi liền với giải phóng ý thức, tinh thần của xã hội. Giải phóng sức sản xuất đòi hỏi phải thay đổi quan niệm và mô hình phát triển kinh tế, bằng cách chuyển nền kinh tế hiện vật, kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và bình quân sang kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị trƣờng và giờ đây, qua gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã xác lập nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trƣờng, đó là một bƣớc đột phá lớn, một giải pháp cơ bản để giải phóng sức sản xuất. Động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự giải phóng và phát triển này chính là lợi ích của ngƣời lao động đƣợc tôn trọng và bảo đảm bằng cơ chế lợi ích dựa trên việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích. Khoán trong nông nghiệp, từ khoán sản phẩm đến khoán hộ, tới từng hộ nông dân, thừa 1

Xem: Hå V¨n Th«ng (chñ biªn): Céng ®ång n«ng th«n lµng x· n-íc ta trong ®æi míi. Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia. Hµ Néi - 2002. - Hoµng ChÝ B¶o (chñ biªn): HÖ thèng chÝnh trÞ c¬ së n«ng th«n n-íc ta hiÖn nay - HiÖn tr¹ng, vÊn ®Ò, gi¶i ph¸p. Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia. Hµ Néi - 2003. -

Hoàng Chí Bảo

31

nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn là giải pháp đột phá đã khai thông đúng động lực phát triển đó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ở nƣớc ta - một nƣớc nông nghiệp và đa số ngƣời lao động là nông dân. Từ chủ trƣơng phát triển kinh tế hộ, ngƣời nông dân và hộ nông dân đƣợc giao đất, giao rừng, đƣợc đảm bảo quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và chủ động sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển kinh tế trang trại đồng thời tổ chức lại nền kinh tế hợp tác với mô hình hợp tác xã kiểu mới. Cơ sở kinh tế ở nông thôn đã thực sự đổi mới và bƣớc vào quỹ đạo phát triển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế bằng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, làm cho kinh tế nông nghiệp vƣợt qua ngƣỡng thuần nông truyền thống, trở thành kinh tế hàng hóa. Ngƣời nông dân truyền thống từ bao đời nay sản xuất bằng kinh nghiệm và tập quán sẽ từng bƣớc chuyển mình thành ngƣời lao động mới, có kiến thức, có học vấn, làm quen và thích ứng với kinh tế thị trƣờng. Các chủ trang trại thành các chủ sản xuất kinh doanh, biết làm giàu, các trang trại cũng nhƣ các hợp tác xã đƣợc tổ chức nhƣ những doanh nghiệp. Theo xu hƣớng đó, một nông thôn mới đang dần dần hình thành, từ nông thôn cổ truyền trở thành nông thôn hiện đại đƣợc đô thị hóa. Kết quả đó đã từng bƣớc hiện hình và sẽ còn phát triển ngày một rõ nét và trở nên phổ biến hơn. Đó chính là kết quả đƣợc tạo ra bởi giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, thị trƣờng. Cùng với giải phóng sức sản xuất là giải phóng ý thức, tinh thần xã hội với lực đẩy mạnh mẽ của dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, trƣớc hết là dân chủ hóa kinh tế và chính trị. Với lực phát động của dân chủ hóa, con ngƣời đƣợc tự do tƣ tƣởng, đƣợc phát huy tính chủ động và sáng kiến của mình trong công việc và trong mọi hoạt động. Con ngƣời đƣợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Mọi thành viên của cộng đồng đƣợc đảm bảo những cơ hội nhƣ nhau để phát triển. Đó chính là công bằng về cơ hội phát triển dựa trên sự công bằng về phân phối lợi ích. Pháp luật đảm bảo cho dân chủ đƣợc thực hiện đối với mọi công dân. Lợi ích cá nhân đƣợc thực hiện bằng lao động chính đáng của mình và làm giàu dựa trên lao động chính đáng chẳng những đƣợc tôn trọng mà còn đƣợc xã hội khuyến khích. Đó là đảm bảo kinh tế rất quan trọng làm cho dân chủ trở thành hiện thực chứ không dừng lại là một ƣớc muốn. Nhờ đảm bảo và phát huy dân chủ mà ngƣời dân mới thực sự là ngƣời chủ và biết làm chủ. Quyền làm chủ đi liền với nghĩa vụ của ngƣời chủ. Lợi ích gắn liền với trách nhiệm. Pháp luật kiểm soát và điều chỉnh hành vi cũng nhƣ các mối quan hệ xã hội làm cho dân chủ đƣợc thực hiện một cách lành mạnh, không rơi vào những biến dạng phản dân chủ, những sự vi phạm dân chủ hay dân chủ hình thức. Tuy nhiên, phải có thời gian cho sự trưởng thành ý thức dân chủ của mọi công dân, nhất là đối với nông dân và cộng đồng xã hội nông thôn bởi đây là đối tƣợng còn nhiều hạn chế về học vấn và sự hiểu biết pháp luật, cả những sự lạc hậu của phong tục,tập quán, lối sống cũ chƣa đƣợc cải tạo hết. Mặt khác, trình độ phát triển của dân chủ còn phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa nói chung của xã hội cũng nhƣ năng lực quản lý của nhà nƣớc, sự đổi mới tổ chức, nội dung, phƣơng pháp hoạt động của hệ thống chính trị, từ Đảng, Nhà nƣớc tới Mặt trận và các đoàn thể, ở mọi cấp độ, từ Trung ƣơng tới địa phƣơng và cơ sở. Cuối cùng, dân chủ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của pháp luật, sự nghiêm minh luật pháp trong xét xử, thói quen tôn trọng luật pháp của công dân, khả năng phòng ngừa và khắc phục những hậu quả phản dân chủ của quan

32

Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển…

liêu, tham nhũng. Cuộc vận động dân chủ hóa ở nƣớc ta là một cuộc vận động xã hội rộng lớn nhằm đảm bảo cho kinh tế phát triển, chính trị ổn định và phát triển, để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cho đa số nhân dân lao động, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân. Ở thời điểm và giai đoạn hiện nay, việc thực hiện dân chủ đang hƣớng mạnh về cơ sở, tại cơ sở, đối với ngƣời dân ở cơ sở, trƣớc hết là ở nông thôn đối với nông dân. Quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo tƣ tƣởng giải phóng và phát triển, thực hiện kinh tế thị trƣờng và dân chủ hóa đã một mặt cho thấy tác dụng lực đẩy quan trọng của nó, mặt khác cũng làm bộc lộ những hậu quả tại hại từ các nhân tố kìm hãm, cản trở phát triển, làm biến dạng phát triển thành phản phát triển. Những nhân tố đó, một mặt xuất hiện từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng, mặt khác là sự yếu kém, bất cập trong quản lý từ thể chế luật pháp, cơ chế, chính sách đến sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Quy tự và nổi bật nhất từ các nhân tố lực cản đó chính là quan liêu và tham nhũng đã trở thành trọng bệnh của nhà nƣớc, thành quốc nạn, đang tiềm tàng những tình huống gây mất ổn định và ở không ít nơi, trong đó có cơ sở nông thôn đã thực sự trở thành những điểm nóng, những tình huống chính chị - xã hội. Nếu kinh tế là nhân tố sâu xa nhất, là nhân tố, xét đến cùng quyết định sự phát triển xã hội, thì trên thực tế, chính trị đã tác động trực tiếp tới trạng thái biến đổi của kinh tế, những yếu kém trong lĩnh vực chính trị là nhân tố trực tiếp gây nên mất ổn định chính trị - xã hội. Ngƣợc lại, chính trị đúng đắn, tích cực, đƣợc lòng dân có sức mạnh thay đổi tình hình, chẳng những mở đƣờng cho kinh tế phát triển, khắc phục đƣợc khủng hoảng, mà còn quy tụ đƣợc sức dân, lòng dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng thuận xã hội để củng cố, bảo vệ chế độ. Đƣờng lối đổi mới và công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo là một minh chứng thực tế sinh động cho điều đó. Đó là đƣờng lối hợp lòng dân nhất, đáp ứng đƣợc nguyện vọng bức xúc của toàn dân, phù hợp với xu thế phát triển. Nhờ đó, đổi mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành mối quan tâm thiết thân và sự nhập cuộc nhanh chóng của mọi nhà, mọi ngƣời. Đó là xét trên tầm vĩ mô, đại cục, phổ biến. Ở cơ sở cũng vậy, những cơ sở có phong trào vững mạnh, có hệ thống chính trị cơ sở đảm bảo tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở, cơ quan quyền lực của dân, tức là chính quyền, đảm bảo đƣợc dân chủ, thực hiện đúng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, chăm lo phát triển sản xuất và cuộc sống của dân, các đoàn thể quần chúng thực sự tập hợp đƣợc quần chúng đoàn viên, hội viên, tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, có đội ngũ cán bộ đảng viên công tâm, liêm khiết, đoàn kết, gƣơng mẫu đƣợc dân tín nhiệm thì ở những cơ sở đó thực sự có ổn định và phát triển. Đó thực sự là những điển hình tiên tiến trong đổi mới. Từ đó, có thể thấy, hệ thống chính trị ở cơ sở là nhân tố chính trị có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định, phát triển ở cơ sở và đối với toàn xã hội. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm một hệ thống các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân, ở cơ sở, hoạt động hợp pháp, đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ, dƣới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện quyền làm chủ, đảm bảo và phát huy dân chủ của nhân dân. Hệ thống đó bao gồm: Đảng bộ hay chi bộ cơ sở, chính quyền (gồm

Hoàng Chí Bảo

33

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Đó là những tổ chức cấu thành hệ thống chính trị cơ sở. Ngoài ra, ở cơ sở, nhất là ở nông thôn còn có rất nhiều tổ chức, nhiều hội do dân tự nguyện lập ra, hoạt động tự quản, đảm bảo nhu cầu giao tiếp, liên kết cộng đồng, cùng nhau tổ chức đời sống trong cộng đồng, hoạt động theo nguyên tắc không trái với quy định của luật pháp, góp phần phát triển đoàn kết, đồng thuận xã hội. Những tổ chức này tuy không phải là những bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nhƣng có quan hệ mật thiết với hệ thống chính trị. Nếu hệ thống chính trị, nhất là Đảng và chính quyền biết tạo điều kiện, biết cách lãnh đạo và quản lý, nếu Mặt trận với tính cách là một liên minh chính trị - xã hội, biết cách vận động và phát huy tác dụng của các tổ chức ấy thì sức mạnh đoàn kết - hợp tác - sáng tạo của cộng đồng xã hội ở cơ sở sẽ đƣợc nhân lên gấp bội. Đó sẽ là cơ sở xã hội của Đảng, của Nhà nƣớc, của cả chế độ đƣợc củng cố vững mạnh ngay từ cơ sở. Đó chính là kết hợp sức mạnh của các thiết chế chính trị chính thống (quan phƣơng) với các thiết chế xã hội mang đậm tính nhân dân và tự quản cộng đồng (phi chính thống, phi quan phƣơng) để tạo nên sự ổn định từ cơ sở, sức bật phát triển từ cơ sở. Hệ thống chính trị cơ sở do là cấp cơ sở của hệ thống chính trị của cả nƣớc nên sự ổn định và phát triển của nó là nền tảng cơ sở để ổn định và phát triển trong toàn xã hội. Hệ thống chính trị ở cơ sở, thông qua hoạt động của các tổ chức và sự phối hợp các hoạt động đó, làm cho đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách và luật pháp của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc triển khai, đƣợc thực hiện trong cuộc sống, đem lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, nhờ đó dân chúng củng cố lòng tin với Đảng, với chế độ, dân chúng đem nhiệt tình, khả năng sáng tạo, sáng kiến của mình mà thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, ích nƣớc lợi nhà. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân, việc khó mấy, có sức dân đóng góp, dân giúp đỡ, dân thực hiện vẫn có thể giải quyết đƣợc là vì vậy. Hệ thống chính trị ở cơ sở là hệ thống mà từ tổ chức bộ máy đến cán bộ đều từ cơ sở mà ra, là hệ thống gần dân nhất, tồn tại trong lòng dân, phát triển nhờ sức dân, do dân tổ chức nên, dân giúp đỡ là dân bảo vệ. Do đó, hệ thống chính trị cơ sở nếu biết dựa vào dân, biết đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mƣu cầu hạnh phúc cho dân, nhƣ Hồ Chí Minh chỉ dẫn thì đó sẽ là hệ thống chính trị thực sự của dân, làm đúng sự ủy quyền của dân, nhờ đó thực hiện đƣợc dân chủ, tránh đƣợc quan liêu, tham nhũng. Do cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện, cấp triển khai các nghị quyết của Đảng, các chính sách của nhà nƣớc, cấp hành động nên hệ thống chính trị ở cơ sở chỉ chứng tỏ đƣợc tác dụng và hiệu quả của mình nếu tập hợp đƣợc sức dân trong cộng đồng để phát triển sản xuất, giúp dân làm kinh tế để mau chóng xóa đói giảm nghèo, tăng giàu, để cộng đồng ổn định, đoàn kết, ai ai cũng có cuộc sống no ấm, giữ gìn đƣợc trật tự trị an, có sự bình yên trong làng, trong xã. Đó chính là an sinh và an ninh cho dân chúng. Đó là gốc rễ bền chặt của ổn định và phát triển.

Xã hội học số 3 (87), 2004

35

LÝ THUYẾT MARXIST VÀ XÃ HỘI HỌC BÙI QUANG DŨNG

Karl Marx (1818-1883) được thừa nhận như là nguồn cảm hứng chính cho tất cả những học thuyết xã hội triệt để thời hiện đại. Năm 1835 ông học luật tại Đại học Bonn và năm 1836 tại Đại học Berlin, sau đổi qua triết học do ảnh hưởng của Ludwig Feuerbach (1804-1872) và nhóm Hegel trẻ. Bên cạnh sự quan tâm đến nền triết học cổ đại, ông đặc biệt chú ý đến Georg Wilhelm Hegel (1770-1831), đến phép biện chứng của nhà triết học này. Trong nhiều tác phẩm của Marx sau này, có nhiều luận đề đánh giá và phê phán triết học Hegel. Marx hoàn thành luận án tiến sĩ triết học năm 1842, tuy nhiên với việc lên ngôi của Friedrich Wilhelm IV và sự đi xuống của phong trào Hegel trẻ, Marx không còn cơ hội theo đuổi sự nghiệp hàn lâm nữa. Năm 1844, trong khi ở Paris, Marx tham gia phong trào công nhân và gặp Engels, và từ đó ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế học chính trị. Những tác phẩm đầu tay của Marx chủ yếu là về triết học. Chỉ với tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1846), viết chung với Engels, Marx mới phát triển những phác thảo đầu tiên về quan niệm duy vật về lịch sử. Trong tác phẩm này, ông đã đề xuất khái niệm xã hội học về xã hội: đó là một cấu trúc xác định được dựng lên xung quanh các giai cấp xã hội đối kháng, phân công lao động và các hình thức sở hữu. Bộ Tư bản là tác phẩm quan trọng nhất của Marx, nhưng chỉ xuất bản được tập I vào năm 1867, phần còn lại do Engels hiệu đính và lần lượt cho xuất bản vào những năm 1884 và 1893. 1. Hai giai đoạn phát triển tư tưởng của Marx Năm 1844, sau bài báo của Engels Khái luận phê bình khoa kinh tế chính trị, Marx cũng bắt tay nghiên cứu vấn đề ấy. Chẳng bao lâu Marx thấy khoa kinh tế chính trị thiếu một cơ sở vững chắc, vì nó dựa trên hai định đề chưa được phê phán: chế độ tư hữu và lao động tha hóa. Xuất phát từ khái niệm tha hóa lấy lại của Feuerbach, sau này Marx đã đi tới một chủ nghĩa duy vật năng động và đã tán đồng nguyên lý của cuộc cách mạng cộng sản. Được thảo ra trong năm 1844, kết quả này đã được ghi lại trong Bản thảo kinh tế triết học, nhưng cho tới đầu thế kỷ XX vẫn chưa được xuất bản. Bản phác thảo đầu tiên về quan điểm duy vật lịch sử, về căn bản đã được thực hiện trong những năm 1845-1846, khi Marx cùng với Engels viết Hệ tư tưởng Đức. Mục đích của công trình này là phê phán Feuerbach và nền triết học sau Hegel trên cơ sở một quan niệm mới mà hai ông đã đạt tới. Quan niệm mới ấy đã được trình bày trong phần đầu cuốn Hệ tư tưởng Đức, bằng những từ ngữ giống như trong lời tựa cuốn Góp phần phê phán Kinh tế học chính trị (1859): "Phương thức sản xuất của đời sống vật chất chi phối đời sống xã hội, chính trị và tinh thần nói

36

Lý thuyết Marxist và xã hội học

chung. Không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại của họ; mà ngược lại chính tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ". (Marx, 123, [18]). Trên cơ sở mới ấy mà trong Hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels đã phác thảo lịch sử các giai đoạn phân công lao động và các hình thái sở hữu tương ứng. Hai ông phân biệt một cách vắn tắt ba hình thái sở hữu tương ứng với ba giai đoạn của lịch sử châu Âu: sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã và nhà nước cổ đại, và sở hữu phong kiến. Trong những công trình tiếp theo: Sự khốn cùng của Triết học (1847), Tuyên ngôn Cộng sản (1848), Lao động làm thuê và Tư bản (1849), những chủ đề này được phát triển sâu hơn trong học thuyết lịch sử tổng quát của Marx, rằng biến đổi xã hội diễn ra thông qua mâu thuẫn và đấu tranh, chính xác hơn là thông qua những mặt đối lập tồn tại giữa các lực lượng sản xuất và những quan hệ xã hội của bất kỳ xã hội nào. Lịch sử phát triển lên những hệ thống tổ chức xã hội cao hơn: chủ nghĩa xã hội là một cơ sở khoa học cho biến đổi xã hội tất yếu. Dẫu sao, các văn bản thời kỳ này đã định nghĩa một cách không chính xác mối quan hệ tư bản - lao động, nghĩa là bản thân bộ máy hình thành giá trị thặng dư và lợi nhuận. Có nghĩa là vào thời kỳ ấy, lý thuyết Marxist còn chưa có sự giải thích một cách khoa học phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và bộ máy bóc lột giai cấp công nhân. Thật vậy, Marx và Engels vẫn còn chấp nhận quan niệm thông dụng của các nhà kinh tế học cổ điển, coi tiền công là giá cả của lao động. Giả thiết một sự trao đổi ngang giá giữa tư bản và lao động, có nghĩa là còn chưa phát hiện ra bản chất của giá trị thặng dư với tư cách là lao động không được trả công, và “bí mật” của sự hình thành lợi nhuận tư bản chủ nghĩa và việc bóc lột giai cấp công nhân. Trong thập niên 50 của thế kỷ XIX, những nghiên cứu của Marx đã tiến triển rất nhiều, đặc biệt trong việc phân tích khoa học nền sản xuất tư bản. Công trình quan trọng nhất của ông là nghiên cứu trên quy mô lớn về cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại, cuốn Bản thảo Phê phán Kinh tế học Chính trị (Marx, [15]), công trình này không được công bố cho đến năm 1853. Tầm quan trọng của Bản thảo này đối với sự phát triển của học thuyết Marx thể hiện ở chỗ nó tạo nên tính liên tục kết gắn những công trình đầu tiên của Marx về lao động tha hóa và về khái niệm chủ thể con người tích cực với công trình sau này được xem là có tính khoa học hơn, ở đó chủ nghĩa tư bản được định nghĩa là một hệ thống xã hội chịu sự chi phối của những quy luật đặc thù về vận động và phát triển. Marx đã phát hiện ra trong những tác phẩm viết giai đoạn này rằng giá trị của một hàng hóa là số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó, rằng mặc dù là nguồn gốc của giá trị, bản thân lao động lại không có giá trị, và tiền công không phải là giá cả của lao động mà là giá cả của sức lao động. Kết quả lý luận đó là sự phê phán khoa kinh tế học chính trị cổ điển, là cuộc cách mạng của Marx; nhưng kết quả đó chỉ đạt được vào năm 1858, tức là đúng vào năm Marx phác thảo cuốn Những hình thái và những suy nghĩ sâu sắc nhất của ông về các công xã nguyên thủy và về phương thức sản xuất châu Á. Như vậy, ta thấy rõ hai giai đoạn quyết định và nối liền với nhau trong việc hình thành lý thuyết của Marx, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng một phát hiện quan trọng: giai đoạn 1845 trong đó chủ nghĩa Marx đã đạt được những nguyên lý căn bản của quan điểm duy vật lịch sử, và chúng làm đảo lộn vị trí và nội dung truyền thống của triết học và của các khoa học lịch sử, giai đoạn 1858 trong đó khoa kinh tế học chính trị bị đảo lộn và được xây dựng lại trên một nền tảng

Bùi Quang Dũng

37

mới. 2. Các hình thái xã hội Sự hình thành và tiến triển tư tưởng của Marx, như đã nói, có thể theo dõi từ cuốn Bản thảo kinh tế triết học (1844), ở đấy, Marx bắt đầu định nghĩa khái niệm cơ bản trong học thuyết của ông, đó là khái niệm lao động . Marx đã thay đổi quan niệm của Hegel về lao động bằng cách đưa vào đó nội dung hoàn toàn khác, lấy lại từ các nhà kinh tế học cổ điển: lao động trong quá trình sản xuất vật chất được coi như nguồn gốc của cải. Con người không những sản xuất các phương tiện cho đời sống vật chất của mình, mà nó đồng thời còn tạo hình thức toàn diện của xã hội. Tuy nhiên Marx vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động theo nghĩa kinh tế, coi như nền tảng của toàn bộ xã hội. Từ đó có thể cho rằng lý thuyết của Marx phân biệt với nhiều lý thuyết xã hội học khác ở chỗ nó phân tích tất cả những hiện tượng xã hội trong bối cảnh của mối liên hệ lịch sử giữa quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác. Cũng như bản thân lao động, sự tha hóa của lao động đối với Marx là một quá trình diễn ra không phải chỉ trong tinh thần, mà cả trong lĩnh vực vật chất của con người. Lao động bị tha hóa là lao động bắt buộc, đối lập với hoạt động sáng tạo tự do, hơn nữa, đó còn là thứ lao động trong đó cái được người công nhân sản xuất ra lại bị những kẻ khác chiếm đoạt. Từ hai khái niệm đó, xây dựng trong các bản thảo năm 1844 và được phát triển ở những tác phẩm khác của Marx thời kỳ đó, có thể rút ra những yếu tố chủ yếu của toàn bộ học thuyết của ông về xã hội. Lao động với tính cách là sự trao đổi giữa con người và tự nhiên, đã được quan niệm như là một quá trình phát triển lịch sử trong đó con người tự biến đổi mình và biến đổi xã hội. Quan niệm này dẫn tới ý niệm về những giai đoạn phát triển trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, của các phương thức sản xuất và những hình thức xã hội tương ứng. Các công xã phương Đông với hình thức sở hữu ruộng đất tập thể được coi là hình thức đầu tiên của các xã hội nông nghiệp. Tính cộng đồng tự nhiên là tiền đề của việc các cá nhân cùng nhau chiếm hữu đất đai. Xã hội này tương ứng với giai đoạn chưa phát triển của nền sản xuất, trong đó dân cư sống bằng săn bắn, đánh cá, chăn nuôi, hoặc, ở giai đoạn cao nhất, bằng nông nghiệp. Trong trường hợp này phải có một khối lượng lớn đất đai không trồng trọt. Cấu trúc xã hội bị giới hạn trong sự bành trướng của gia đình. Ta có thể phân biệt ba tầng lớp xã hội: những người chủ gia đình gia trưởng, các thành viên của bộ lạc, và cuối cùng là nô lệ. Chế độ nô lệ, tiềm tàng trong các gia đình gia trưởng, đã phát triển dần dần với việc tăng dân số, tăng các nhu cầu và các quan hệ đối ngoại, chiến tranh và đổi chác. Hình thức thứ hai, tiêu biểu là các xã hội Hy Lạp và La Mã. Hình thức sở hữu làm cơ sở cho kiểu xã hội đó là nền sản xuất tiểu nông cho sự tiêu dùng trực tiếp; công nghiệp với tư cách là một công việc phụ trong gia đình của vợ và con gái (xe sợi và dệt vải) hay với tư cách là công nghiệp chỉ có sự phát triển độc lập trong một số ngành sản xuất cá biệt. Tiền đề cho sự tồn tại kéo dài của công xã như thế là việc duy trì sự bình đẳng giữa những người tiểu nông độc lập và tự do, những người cấu thành công xã đó. Marx nói rằng chính nền tiểu nông và nghề thủ công độc lập là cơ sở cho nền dân chủ cổ đại.

38

Lý thuyết Marxist và xã hội học

Chúng ta đã thấy sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, sau đấy là đối lập giữa các nhà nước đại diện cho lợi ích của thành thị và những nhà nước đại diện cho lợi ích của nông thôn. Với sự xuất hiện của tài sản tư hữu, lần đầu tiên xuất hiện những quan hệ xã hội mà người ta sẽ thấy lại trong chế độ tư hữu hiện đại. Marx nhấn mạnh rằng gắn liền với tình hình đó là một sự chuyển hóa của những tiểu nông bình dân thành giai cấp vô sản, và do giữ vị trí trung gian giữa những công dân có của và nô lệ nên giai cấp này không phát triển lên được. Engels nhận xét trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước rằng chế độ gia đình một vợ một chồng ở người Hy Lạp là hình thức gia đình đầu tiên dựa vào những điều kiện kinh tế chứ không phải những điều kiện tự nhiên. Đó là thắng lợi của chế độ sở hữu tư nhân trước chế độ sở hữu công xã nguyên thủy và tự phát. Các quan hệ sở hữu tư nhân thể hiện lần đầu tiên thành gia đình gia trưởng, trong đó người đàn ông là chủ nhà, có quyền lực chi phối gia đình. Gia đình cá thể, như trong trường hợp người Hy Lạp, thể hiện sự đối kháng giữa đàn ông và đàn bà, là hình ảnh thu nhỏ của những mâu thuẫn mà từ đầu thời kì văn minh, xã hội chia thành giai cấp vẫn hằng vận động (Engels, [11]). Lịch sử thời trung cổ không còn bắt đầu với thành thị nữa, mà là với nông thôn và gắn liền với sở hữu phong kiến hoặc đẳng cấp. Kết cấu đẳng cấp chiếm hữu ruộng đất và những đội hộ vệ võ trang đi kèm với nó đã trao cho giai cấp quý tộc quyền lực tối cao đối với nông nô. Tương ứng với kết cấu phong kiến của tài sản ruộng đất là tài sản phường hội, là tổ chức phong kiến của thủ công nghiệp trong các phường hội. Trong thời đại phong kiến, tài sản chủ yếu là địa sản cột chặt lao động của nông nô, và cùng với đó là lao động cá nhân với một tư bản nhỏ chi phối lao động của thợ bạn. Marx viết về nét chung của cả ba hình thức đó như sau: “Trong tất cả các hình thức đó, sở hữu ruộng đất và nông nghiệp tạo thành cơ sở của kết cấu kinh tế, mục đích kinh tế là sản xuất ra những giá trị sử dụng và tái sản xuất ra cá nhân” (Marx, 56, [15]). Cái nét chung ấy của các hình thức tiền tư bản khiến nó trở thành mặt đối lập với xã hội tư sản là xã hội xây dựng trên hình thức sở hữu dựa trên lao động, trao đổi và công nghiệp. Lòng khao khát đồng tiền đã làm tan rã các cộng đồng cổ đại và trung cổ. Con người chỉ tách riêng ra với tư cách là cá nhân do kết quả của một quá trình lịch sử, và trao đổi là một trong những phương tiện chủ yếu của sự tách riêng đó. Trong xã hội tư sản, các mối quan hệ xã hội thể hiện như là phát sinh đơn giản từ những quan hệ sản xuất và trao đổi. Với sự phát triển của thương nghiệp quốc tế, của các công trường thủ công, sự xuất hiện của vàng và bạc Mỹ trên thị trường châu Âu, giai cấp tư sản phát triển; và cùng với nó là sở hữu tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn với những hình thức phong kiến. Nền đại công nghiệp xuất hiện và dẫn đến sự chuyển hóa tư bản thành tư bản công nghiệp và sự lệ thuộc của thương nghiệp vào công nghiệp. Lần đầu tiên, với thị trường thế giới và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, lịch sử trở thành lịch sử thế giới và phá bỏ tính độc hữu của các quốc gia riêng rẽ. Nền đại công nghiệp sinh ra giai cấp vô sản, có những lợi ích giống nhau ở mọi quốc gia, đứng lên đấu tranh với thế giới tư sản và tiến tới thủ tiêu xã hội có giai cấp bằng cách mạng. 3. Giai cấp và sự thống trị Ngay từ những tác phẩm thời trẻ Marx đã nhận thấy là trong những xã hội lịch sử, ở hầu

Bùi Quang Dũng

39

khắp mọi nơi đã tồn tại một tổ chức hoàn bị của xã hội phân thành các giai cấp khác biệt, một hệ thống tôn ti các điều kiện xã hội. Ngược lại, thời đại của giai cấp tư sản đã đơn giản hóa sự sắp xếp xã hội và những đối kháng giai cấp; bất cứ nơi nào giai cấp tư sản giành được chính quyền thì nó đều giày xéo lên các quan hệ phong kiến, gia trưởng và thơ mộng để chỉ dành chỗ cho lợi ích cá nhân, cho những quan hệ giao kèo. Nếu ngược trở lại các hình thái xã hội tiền tư bản, ta vẫn sẽ thấy rằng các quan hệ xã hội của sản xuất không thể hiện những điều kiện của tất cả các cá nhân, mà chúng chỉ thể hiện các điều kiện dành cho một số người nhất định. Cộng đồng của cá nhân không bao giờ là những cộng đồng bình đẳng, mà là những thể chế bất bình đẳng của họ. Cộng đồng tự nhiên quy định bất bình đẳng tự nhiên, đô thị của thời cổ đại thì quy định sự bất bình đẳng giữa những người sở hữu tư nhân, nghiệp đoàn thời trung cổ ra đời từ sự đấu tranh chống lại bất bình đẳng. Cuối cùng trong chủ nghĩa tư bản, khi giá trị trao đổi trở thành thống trị, trong khi giả định về nguyên tắc bình đẳng cho tất cả các cá nhân, thì nó lại tập hợp các cá nhân thành hai giai cấp đối kháng. Dù ở thời đại nào thì các cộng đồng cũng chỉ là của một bộ phận cá nhân mà thôi. Nhận xét này được lấy lại năm 1848, trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Khi nhắc tới các hình thái xã hội cổ đại, phong kiến và tư sản, Marx và Engels đã nêu ra sự kiện quan trọng là “lịch sử của mọi xã hội cho đến ngày hôm nay vẫn chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp, của sự đối kháng giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức” (Marx, 453, [20]). Trong các xã hội tiền tư bản, chế độ sở hữu ruộng đất xuất hiện như một sự thống trị trực tiếp và tự nhiên; còn trong xã hội tư sản, sở hữu xuất hiện như sự thống trị của lao động và đặc biệt là lao động tích lũy, tư bản. Marx viết “trong trường hợp thứ nhất, sự thống trị của kẻ chiếm hữu đối với người không có sở hữu có thể dựa trên những quan hệ cá nhân, trên một thể cộng đồng, trong trường hợp thứ hai, sự thống trị đó đã phải mang một hình thức cụ thể trong vật trung gian là tiền tệ...” (Marx, 321, [18]). Tuy coi các quan hệ thống trị và lệ thuộc cá nhân là những quan hệ đặc trưng cho cả ba hình thức sở hữu tiền tư bản, nhưng Marx vẫn phân biệt tính chất riêng giữa chúng. Trong những hình thức mà người lao động trực tiếp vẫn còn có trong tay các tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt cho mình, quan hệ sở hữu thể hiện thành một quan hệ nô dịch và thống trị trực tiếp. Người sản xuất trực tiếp xuất hiện như một người không có tự do. Mặt khác sự lệ thuộc ấy có thể giảm nhẹ dần từ chế độ nông nô với lao động bắt buộc, tới chỉ còn là một nghĩa vụ cống nạp đơn thuần. Khi chủ sở hữu ruộng đất không phải là cá nhân mà là Nhà nước, thì quan hệ lệ thuộc về kinh tế và chính trị không nhất thiết phải mang hình thức nào hà khắc hơn là làm thần dân của nhà nước đó. Quan hệ như thế là đã khác nhiều so với quan hệ lệ thuộc nhân thân của sở hữu phong kiến. Thật thế, khi người nông nô, trong một chừng mực nhất định, vẫn còn là người nắm giữ các tư liệu sản xuất, thì tất phải có một sự cưỡng bức phi kinh tế nào đó thì kẻ sở hữu mới có thể buộc người tiểu nông cung cấp lao động thặng dư cho hắn. Tóm lại, hẳn phải có một chế độ lệ thuộc phong kiến theo ý nghĩa thực sự của danh từ đó. Người công nhân cũng ở trong quan hệ thống trị và phục tùng với người chủ tư sản, nhưng anh ta tồn tại trong quan hệ đó với tư cách một cá nhân đã được giải phóng khỏi tất cả

40

Lý thuyết Marxist và xã hội học

những hạn chế của thể chế cộng đồng. Các yếu tố lệ thuộc nhân thân bị chủ nghĩa tư bản phá hủy, những ràng buộc phong kiến đa dạng từng trói buộc con người bị thủ tiêu, chỉ còn lại cái lợi ích trần trụi giữa các cá nhân. Kết quả là quyền lực ngày càng tập trung nhiều hơn trong các thể chế kinh tế và chính trị chủ yếu. Mặc dù khái niệm thống trị và quan hệ của nó với các thể chế kinh tế và xã hội đã được Saint Simon và Alexis de Tocquevlle phân tích từ quan điểm những hệ quả chính trị của cách mạng Pháp, nhưng Marx là người đầu tiên đề ra lý luận có hệ thống và cách giải thích xã hội học về sự thống trị trong lịch sử nói chung và trong xã hội tư bản chủ nghĩa nói riêng. Marx chuyển từ sự nhấn mạnh khái niệm phân hóa xã hội sang vấn đề phân chia quyền lợi bên trong xã hội công nghiệp và những xung đột tạo ra do phân chia giai cấp. Marx viết trong một bức thư đề ngày 5 tháng 3 năm 1852: “không phải tôi đã có công phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại, cũng như cuộc đấu tranh giai cấp trong các xã hội ấy... Điều mới mẻ do tôi đem tới là: 1) chứng minh rằng sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định trong sự phát triển của sản xuất; 2) rằng cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn tới chuyên chính vô sản; 3) rằng bản thân nền chuyên chính này chỉ là buớc quá độ tới sự xóa bỏ tất cả các giai cấp và tiến tới một xã hội không giai cấp” (Marx, 466-467, [20]). Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Marx và Engels mô tả nhà nước hiện đại như là một Ủy ban quản lý những vấn đề công cộng của toàn bộ giai cấp tư sản, và các ông định nghĩa quyền lực chính trị là quyền lực có tổ chức của một giai cấp nhằm đàn áp các giai cấp khác. Hàm ý ở đây là quyền lực bắt nguồn từ sự sở hữu các nguồn lực kinh tế và đơn giản chỉ là phản ánh các quyền lợi giai cấp. Vì vậy, sự thống trị là sản phẩm của đối kháng giai cấp trên cơ sở bất bình đẳng về kinh tế. Thống trị kinh tế và xã hội là những phương thức mà tư bản quy định sự vận hành của các thể chế nói chung, trong khi sự thống trị chính trị là cách thức mà qua đó nhà nước tạo ra và duy trì khuôn khổ luật pháp cho các nguyên tắc tư sản. Mặc dù Marx không bao giờ sử dụng thuật ngữ thống trị về hệ tư tưởng, nhưng nó biểu hiện ngầm trong phân tích của ông về hệ tư tưởng, đặc biệt là nhu cầu hợp pháp hóa trong chủ nghĩa tư bản, với việc tăng cường các thể chế dân chủ. Marx đã miêu tả xã hội tư sản như một hệ thống trong đó tư bản hoạt động như một lực lượng độc lập, giai cấp tư sản trực tiếp chiếm hữu toàn bộ lao động thặng dư bằng cách tăng cường sự thống trị của tư bản đối với lao động. Giống như Saint Simon, Marx lập luận rằng, các thể chế chính trị thể hiện những lợi ích kinh tế cơ bản, một mối quan hệ phối hợp chặt chẽ về chức năng là đặc trưng cho các thể chế kinh tế và chính trị. Vì vậy Marx và Engels phân tích một mô hình của quyền lực chính trị trong đó nhà nước được hiểu như một thể chế hệ tư tưởng, nó bảo vệ và ủng hộ sở hữu tư nhân, nhà nước là của một giai cấp nhất định. Marx nhận xét rằng tính phức hợp bên trong của giai cấp cũng tồn tại trong lĩnh vực kinh tế. Giai cấp thống trị vì vậy không bao giờ là một thể đồng nhất, mà là một cấu trúc những quyền lợi khác nhau và tiềm ẩn mâu thuẫn. Vì vậy, không có mối liên hệ máy móc giản đơn giữa sự thống trị kinh tế và quyền lực giai cấp, quyền lực được dàn xếp thông qua các thể chế chính trị, nó phát triển ở một nhịp độ khác với các lực lượng kinh tế. Trong suốt thập niên 50 của thế kỷ XIX, Marx đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu lịch sử về vấn đề chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân ở châu Âu, nhất là ở Pháp. Trong những tác

Bùi Quang Dũng

41

phẩm viết thời kỳ này về lịch sử, đặc biệt, trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông về nước Pháp: Ngày 18 tháng sương mù của Louis Bonaparte (1852), Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850), Marx đã phát triển chi tiết hơn quan điểm về quyền lực, phân biệt giữa những bộ phận khác nhau trong một giai cấp thống trị và khẳng định rằng nhà nước thường bị kiểm soát không phải bởi giai cấp tư sản, mà bởi cái gọi là một giai cấp cầm quyền. Đây chính là vấn đề chính trị của bước quá độ. Khi nhấn mạnh sự tàn bạo của việc chạy theo lợi nhuận riêng và của cảnh người bóc lột người trong xã hội tư sản, Marx và Engels đã vứt bỏ chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tình cảm tiểu thị dân phản động muốn lý tưởng hóa quá khứ. Hai ông nhấn mạnh rằng giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử và đồng thời đã tạo ra những lực lượng sản xuất mâu thuẫn với khuôn khổ chật hẹp của chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, và làm cho việc hủy bỏ xã hội có giai cấp bằng một cuộc cách mạng vô sản là có thể thực hiện được. 4. Phương pháp của Marx Những tác phẩm đầu tay của Marx ra đời trong bối cảnh triết học duy tâm của Hegel chiếm ưu thế, và mặc dù vay mượn những khái niệm của Hegel, nhưng Marx đều loại bỏ những yếu tố trừu tượng siêu hình về phương pháp luận; ông nhận xét rằng Hegel tìm ra “yếu tố hợp lý” trong phương pháp thì đồng thời cũng bao trùm nó trong chủ nghĩa thần bí. Đây là điều mà sau này Engels đã phân biệt giữa phương pháp và hệ thống của Hegel, điểm tất yếu để rút „cái lõi hợp lý ra khỏi cái vỏ bọc thần bí‟ và phát triển phép biện chứng duy vật. Để làm được điều này, Marx đã nêu ra khái niệm tổng thể, không phải như một nguyên tắc triết học, mà như một công cụ phương pháp luận để hiểu được các mối quan hệ từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận đến toàn thể. Trong Tư bản, Marx xuất phát từ một hình thức đơn giản là giá trị, sự trao đổi hàng hóa và ông nhận định rằng hàng hóa chứa đựng trong nó những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nhưng hàng hóa cũng là một bộ phận và nó phải gắn với cái toàn thể, một tổng thể chủ nghĩa tư bản như một hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội. Phương pháp của Marx đối lập với chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận và những triết học định nghĩa khái niệm toàn thể như là tổng cộng giản đơn của các bộ phận. Theo Marx, tổng thể được cấu thành trong trạng thái liên kết của các hiện tượng, các sự kiện không tách rời nhau và các yếu tố tồn tại trong một quan hệ tất yếu với cái toàn thể mặc dù chúng vẫn có tính độc lập nhất định. Chủ nghĩa tư bản được nghiên cứu như là một khái niệm trừu tượng, một hình thái thuần khiết, loại bỏ tất cả những nét đặc thù lịch sử. Do đó phương pháp luận chỉnh thể của Marx giả định một chủ nghĩa tư bản lý tưởng, một hình thái trên thực tế không bao giờ tồn tại, một mô hình được ông sử dụng khi phân tích về biến đổi xã hội, về sự hình thành giai cấp và về cấu trúc xã hội. Mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng chỉ có thể hiểu đựợc bằng cách tách biệt những yếu tố phổ biến cho tất cả các hình thức sản xuất và nắm được cái phương thức mà những yếu tố đặc thù trong lịch sử tách khỏi cái tổng quát. Như vậy phương pháp của Marx bắt đầu từ một cái toàn thể có sẵn, như dân số, sản xuất, nhà nước v.v..., và rút ra những yếu tố cấu thành cái toàn thể; sau đó, thông qua một quá trình, những yếu tố này lại được gắn kết hữu cơ vào chính cái toàn thể đó. Khi viết rằng “chủ thể, xã hội, phải luôn được giả định như là điều kiện tiên quyết cho nhận thức”, Marx ngụ ý rằng không có phạm trù đơn lẻ nào đủ để cấu thành một

42

Lý thuyết Marxist và xã hội học

xuất phát điểm cho phân tích xã hội một cách khoa học. Khi phân tích xã hội như một tổng thể, Marx phân biệt giữa khái niệm hạ tầng cơ sở (quan hệ sản xuất) với thượng tầng kiến trúc (những thể chế văn hóa, tư tưởng và chính trị). Mô hình của Marx giả định một quan hệ tương đồng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó quan hệ sản xuất, với tính cách là cấu trúc kinh tế, là cơ sở cho sự phát triển của kiến trúc thượng tầng. Chính theo nghĩa này mà trong những văn bản thời trẻ Marx đã viết rằng “cái cối xay tay tạo ra xã hội của người chủ đất phong kiến, còn máy hơi nước thì tạo ra xã hội của nhà tư bản công nghiệp”. Các tác phẩm sau này của Marx tách khỏi những mô hình chức năng luận cứng nhắc đó, để nhấn mạnh rằng trong quá trình sản xuất và tái sản xuất đời sống xã hội, những yếu tố của kiến trúc thượng tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những người phê bình Marx đương thời nói rằng quan điểm duy vật lịch sử mà theo đó phương thức sản xuất vật chất là nền tảng của thượng tầng kiến trúc chỉ đúng với thời hiện đại vốn bị lợi ích vật chất chi phối, chứ không đúng với thời trung cổ là lúc đạo Thiên chúa ngự trị, cũng chẳng đúng với Aten và La Mã - nơi mà chính trị thống trị. Về điểm này, Marx trả lời trong Tư bản rằng “thời trung cổ không thể sống bằng đạo Thiên chúa, cũng như thời cổ đại không thể sống bằng chính trị, ngược lại những điều kiện kinh tế hồi đó giải thích tại sao ở kia là đạo Thiên chúa, còn ở đây thì chính trị lại đóng vai trò chủ yếu” (Marx, 650, [20]). Nhân học hiện đại cung cấp thêm nhiều bằng chứng khẳng định quan điểm này của Marx. Thật vậy, vấn đề đặt ra đối với nhân học Marxist hiện đại là hiểu như thế nào về vai trò chi phối của hệ thống thân tộc trong các xã hội nguyên thủy, lẫn vai trò quyết định tối hậu của kinh tế. Tóm lại, vai trò chi phối về cấu trúc trong một loại hình xã hội nhất định cần được hiểu như thế nào? Người ta thường coi kinh tế và hệ thống thân tộc trong các xã hội nguyên thủy là hai cấu trúc nằm ngoài nhau như hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Nhà kinh tế học phân biệt dễ dàng các lực lượng sản xuất của xã hội đó, mặt khác lại không thể nào tách riêng được các quan hệ sản xuất tự trị. Nhà kinh tế học sẽ nhận diện được các quan hệ sản xuất ngay trong cơ chế hoạt động của các quan hệ thân tộc. Hệ thống thân tộc quy định quyền của cá nhân đối với đất đai và sản phẩm; nó cũng quyết định sự thống trị chính trị, tôn giáo của một số người nào đó đối với những người khác. Trong loại hình xã hội đó, các quan hệ thân tộc hoạt động như là các quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị và bộ máy hệ tư tưởng; hệ thống thân tộc theo nghĩa đó vừa là hạ tầng cơ sở, vừa là thượng tầng kiến trúc. Nhận thức về sự phát sinh của một đối tượng, cùng với sự hiểu biết cấu trúc bên trong và các mối quan hệ với cái toàn thể, đó là những yếu tố thống nhất trong phương pháp biện chứng của Marx. Việc hiểu biết cấu trúc đặc thù của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cho phép đối chiếu những hình thái sở hữu và sản xuất tư bản chủ nghĩa với các hình thái tiền tư bản, sao cho những đặc thù và tính không tương dung của chúng nổi bật lên. Marx viết trong Bản thảo rằng “không cần thiết phải viết lịch sử hiện thực của các quan hệ sản xuất để phân tích những quy luật kinh tế tư sản”. (Marx, 345, [20]) Người ta không thể viết lịch sử những điều kiện xuất hiện nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Bùi Quang Dũng

43

trước khi hiểu rõ cấu trúc của nó. Lịch sử kinh tế đi sau lý luận kinh tế. Marx nhận xét rằng “không thể sắp xếp và sẽ sai lầm nếu sắp xếp các phạm trù kinh tế theo trật tự mà chúng được xác định trong lịch sử. Ngược lại, trật tự của chúng được xác định bởi những mối quan hệ tồn tại giữa những phạm trù ấy trong xã hội tư sản hiện đại” (Marx, 347, [20]) Marx đối lập với kiểu tư duy máy móc khi ông khẳng định rằng chính cái cao soi sáng cái thấp, cái phức tạp giải thích cái đơn giản. Nhưng như thế liệu có thể rơi vào một sơ đồ tiến hóa luận, nó xóa bỏ mọi khác biệt giữa các xã hội và coi chúng như là những mầm mống đơn giản của những hình thức có sau, phức tạp hơn và chỉ khác trước về mặt số lượng? Về điểm này Marx khẳng định dứt khoát rằng nếu như những phạm trù của nền kinh tế tư sản chứa đựng một tính quy định nào đó đối với tất cả các hình thái xã hội khác, thì điều đó chỉ đúng về đại thể mà thôi, những khác biệt vẫn là chủ yếu. Vậy là Marx bác bỏ việc đem những quan hệ tư bản chủ nghĩa và những khái niệm biểu hiện những quan hệ đó áp dụng vào mọi hình thái xã hội. Ông cũng phê phán cái giả thuyết về tính liên tục và tất yếu lịch sử cơ giới giữa quá khứ và hiện tại và cho rằng nó che giấu sự kiện là mỗi xã hội có nhiều khả năng tiến hóa, và tính ưu việt của xã hội này so với xã hội khác không thể đánh giá theo một quan điểm duy nhất. Nhận thức khoa học về bản chất của nền sản xuất tư bản cho phép Marx suy ra sự vận động lịch sử sản sinh ra nó. Sự diễn dịch đó không xuất phát từ một quan niệm chủ quan, mà là hệ quả của nhận thức khoa học về một cấu trúc, nghĩa là tái hiện cấu trúc từ những cái đã bị lịch sử xoá bỏ.

Tài liệu tham khảo 1.

Althusser L. (1969) For Marx (London: Allen Lane).

2.

Althusser L. (1970) Reading Capital (with E. Balibar) (London: New Left Books).

3.

Aron R. (1967) Les etapes de la pensee sociologique (Paris: Gallimard).

4.

Balibar E. (1979) Cinq etudes du Materialisme historique (Paris: Maspero).

5.

Bottomore T. (ed) (1964) Marx: Early Writings (London: Watts).

6.

Bottomore T. (ed) (1975 ) A History of Sociological Analysis (London: Heineman).

7.

Bouthoul. G (1967). Histoire de la sociologie. (Paris: Gallimard).

8.

Bramson L. (1961) The Political Context of Sociology (Princeton: Princeton University Press).

9.

Bukharin N. (1969) Historical Materialism (Ann Arbor: University of Michigan Press).

10. Dictionnaire de la sociologie (1996) (Paris: Gallimard). 11. Engels F. (1942) The Origin of the Family, private Property and State (New York: International Press). 12. Honederich T. (2002) Hành trình cùng Triết học (Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). 13. Konig R. (1967) Sociologie (Paris: Flammarion). 14. Korte H. (1997) Nhập môn lịch sử Xã hội học (Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới). 15. Marx K. (1957) Outline of a Critique of Political Economy (London: Lawerence- Wishart). 16. Marx K. (1961) The Poverty of Philosophy (London: Lawerence - Wishart). 17. Marx K. (1971) A Contribution to the Critique of Political Economy (London: Lawerence- Wishart).

44

Lý thuyết Marxist và xã hội học

18. Mác C. và Ăng- ghen F. (1995) Toàn tập, tập 3 (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). 19. Mác C. và Ăng- ghen F. (1981) Tuyển tập, tập 2 (Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật). 20. Mác C. - Ăng-ghen F. - Lênin V. (1975) Bàn về các xã hội tiền tư bản (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội). 21. Mác C. (1960) Tư bản (Phê phán khoa kinh tế chính trị) Quyển thứ nhất (tập I) (Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật). 22. Mác C. (1960) Tư bản (Phê phán khoa kinh tế chính trị) Quyển thứ nhất (tập II) (Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật). 23. Mác C. (1960) Tư bản (Phê phán khoa kinh tế chính trị) Quyển thứ nhất (tập III) (Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật). 24. Mác C. (1960) Tư bản (Phê phán khoa kinh tế chính trị) Quyển thứ ba (tập I) (Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật). 25. Mác C. (1976) Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật). 26. Marshall G. (Edit) (1998) A Dictionary of Sociology (New York: Oxford University Press). 27. Swingewood A. (1991) A Short History of Sociological Thought (The Macmillan press LTD). 28. Tokei F. (1986) Về lý luận các hình thái xã hội (Hà Nội: Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam). 29. Toynbee A. (2002) Nghiên cứu về lịch sử - Một cách diễn giải (Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới). 30. Turner J. (1998) The Structure of sociological theory, 6th edition (London: Wadsworth publishing Company).

Xã hội học thực nghiệm

46

Xã hội học số 3 (87), 2004

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và những vấn đề đặt ra* NGUYỄN HỮU MINH NGUYỄN XUÂN MAI Giảm nghèo ở đô thị đang là một vấn đề khó khăn, phức tạp ở Việt Nam. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng chênh lệch trong nội bộ vùng, và sự “lan rộng và rất gay gắt” của nghèo đói đô thị (xem 4: trang 33). Trong điều kiện đó việc tiến hành nghiên cứu nghèo khổ đô thị từ nhiều cấp độ khác nhau sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này. I. Nghiên cứu về nghèo khổ đô thị ở Việt Nam Trong những năm gần đây vấn đề nghèo khổ đô thị được sự quan tâm của nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu. Trước hết, những cuộc điều tra quy mô lớn về mức sống dân cư của Tổng cục thống kê tiến hành, cùng với các cuộc điều tra của Cục thống kê các thành phố đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đời sống của người nghèo. Đặc biệt là các nghiên cứu quy mô lớn này đã xác định tầm mức của tình trạng nghèo khổ đô thị, số lượng người, thu nhập và mức sống của họ. Trong khi những nghiên cứu lớn ở tầm quốc gia thường cố gắng rút ra những đặc trưng cơ bản của nghèo khổ căn cứ vào các tiêu chuẩn mang tính chất thống kê thì nhiều nghiên cứu xã hội học, dân tộc học, hay các dự án phát triển ở phạm vi nhỏ lại đi sâu vào những khía cạnh định tính của nghèo khổ. Điểm bất cập là các nghiên cứu này không dựa trên một khái niệm như nhau về nghèo khổ đô thị nên trong nhiều trường hợp người ta có thể cùng nói về hiện tượng nghèo khổ đô thị nhưng không có cơ sở để so sánh. Điều này có thể làm hạn chế sự đóng góp của các nghiên cứu vào việc khái quát hóa những đặc trưng của nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này bổ sung cho các nghiên cứu ở quy mô toàn quốc cách nhìn đa diện về hiện tượng nghèo khổ đô thị. Chính vì vậy, trong thực tế ở Việt Nam những cuộc nghiên cứu mang nhiều tính chất định lượng và định tính vẫn được tiến hành song song. Với sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, nhiều cuộc khảo sát chuyên sâu có liên quan đến vấn đề nghèo khổ đô thị đã được tiến hành trong những năm qua. Các chủ đề chính được tập *

Xin c¶m ¬n ThS §ç Minh Khuª, ThS Phïng Tè H¹nh, ThS §Æng Thanh Tróc, ThS NguyÔn Nga My, ThS Ph¹m Quúnh H-¬ng, ThS NguyÔn Duy Th¾ng, CN TrÇn NguyÖt Minh Thu, CN TrÇn Quý Long thuéc Phßng X· héi häc §« thÞ, ViÖn X· héi häc, ®· cung cÊp t- liÖu cho c¸c t¸c gi¶ trong viÖc chuÈn bÞ bµi viÕt nµy.

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

47

trung là: Ai là người nghèo đô thị? Làm sao đo lường được nghèo khổ đô thị? Nguyên nhân của nghèo khổ đô thị là gì? Những đặc điểm của nghèo khổ đô thị và biến thể của nó ở các vùng khác nhau là gì? Có thể kể ra một số cuộc khảo sát chính trong phạm vi 10 năm qua như sau: Khảo sát xã hội học về đặc điểm kinh tế-xã hội và nhà ở-môi trường người nghèo đô thị tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam: Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Dự án “Cải thiện nơi ở và môi trường cho người nghèo đô thị” với sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC). Các tác giả chính là Trịnh Duy Luân và Nguyễn Quang Vinh (1994, xem 20). Cuộc khảo sát đã tiến hành phỏng vấn 700 hộ gia đình nghèo (số phiếu đưa vào xử lý là 669 hộ) trên 5 phường nội thành Hà Nội và 1000 hộ gia đình nghèo tại 3 cụm quận ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc khảo sát thực hiện năm 1994. Các tác giả đã sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu về mức thu nhập và chi tiêu của người nghèo để từ đó xác định vạch nghèo khổ (tại Hà Nội). Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản tại khu ở như trường học, chợ, cửa hàng... Nghiên cứu này cũng phân tích mối quan hệ xã hội của người nghèo với cộng đồng xung quanh, tham gia họp đoàn thể, khu phố, tham gia các phong trào tại địa phương; quan hệ của người nghèo với gia đình họ. Khảo sát về Nghèo khổ và những vấn đề xã hội ở thành phố Hải Phòng, với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. Các tác giả chính là Trịnh Duy Luân, Vũ Tuấn Anh, và Nguyễn Xuân Mai (1999, xem 21). Cuộc khảo sát đã thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi 1000 hộ gia đình với tổng số người được hỏi là 3.009, phỏng vấn sâu 30 hộ gia đình từ 1000 hộ gia đình nói trên, tại 10 phường của Hải Phòng. Thực hiện năm 1998-1999. Trong cuộc nghiên cứu này, những vấn đề bức thiết về nghèo khổ đô thị như nhận dạng về người nghèo cùng những đặc trưng của họ, từ những vấn đề về nhà ở, đất đai, thu nhập, cho đến cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe... đã được khảo sát. Nghiên cứu về quá trình giảm nghèo đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng khoa học xã hội Hoa Kỳ thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Ford cũng là một nghiên cứu lớn. Ngay từ năm 1997, nhiều nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với Hội đồng nghiên cứu Khoa học xã hội Hoa Kỳ đã triển khai chương trình nghiên cứu “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Chương trình nghiên cứu này đã khảo sát chọn mẫu 1050 hộ dân với 4874 nhân khẩu và 99 phỏng vấn sâu (trong tổng số 1050 hộ điều tra chọn mẫu) tại 3 phường ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1998. Chương trình nghiên cứu này không chỉ cung cấp những kết quả nghiên cứu có giá trị về đặc trưng của vấn đề nghèo khổ tại thành phố Hồ Chí Minh, mà còn nêu ra những kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu về vấn đề nghèo khổ tại các vùng đô thị, một chủ đề còn mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Một số báo cáo của chương trình nghiên cứu này đã áp dụng có hiệu quả các kỹ thuật phân tích thống kê cao cấp, nhờ đó làm tăng thêm độ tin cậy của các kết luận rút ra. (xem 12 và 23) Một số nghiên cứu về nghèo khổ đô thị được tiến hành gắn liền với các dự án phát triển. Một trong số đó là nghiên cứu đánh giá của Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh (1999, xem 17) bằng việc sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân đối với 3 quận nội thành: quận 6, quận 8, và quận Bình Thạnh. Mục tiêu của cuộc đánh giá là: (a) tìm hiểu tình trạng nghèo khổ, nguyên nhân cũng như xu hướng của tình trạng nghèo khổ theo cách

48

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và...

nhìn của người nghèo. Đánh giá tình trạng nghèo theo phương pháp có người dân tham gia, tìm hiểu sự đa dạng và phức tạp của tình trạng nghèo khổ chứ không dựa trên sự phân tích các số liệu trung bình hoặc thống kê. (b) tìm hiểu các quan tâm ưu tiên của người nghèo và ghi nhận của họ về các chương trình hỗ trợ giảm nghèo; (c) Bổ sung cho các số liệu định lượng từ kết quả cuộc Điều tra mức sống của Việt Nam. (xem 17: trang vii). Nhiều phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng đã được tiến hành. Bằng cách đó, nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân nghèo khổ của các gia đình, cá nhân, và các chiến lược cá nhân/gia đình riêng biệt nhằm vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của sự giúp đỡ của các tổ chức chính thức và phi chính thức các cấp đối với người nghèo. Các nghiên cứu nói trên đã chỉ ra sự đa dạng về đặc trưng kinh tế-xã hội của người nghèo đô thị. Về mặt kinh tế, đặc điểm về nghề nghiệp, về thu nhập và chi tiêu được chỉ ra rõ nét. Về mặt xã hội, các nghiên cứu đã nêu ra các đặc điểm về quy mô và kiểu loại gia đình, trình độ học vấn, vốn xã hội của người nghèo, sự năng động của họ trong cuộc sống, cùng những nhu cầu bức xúc của họ trong sản xuất và đời sống. Nhiều nghiên cứu cũng đã đi sâu phân tích tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội của các nhóm người nghèo. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến khía cạnh không gian của nghèo khổ đô thị, cùng các chính sách, chiến lược, và các giải pháp can thiệp giảm nghèo trong thực tế ở các địa phương. Do khuôn khổ bài viết, trong phần trình bày dưới đây chúng tôi chỉ nêu ra một số đặc trưng về mặt kinh tế và xã hội của người nghèo đô thị. II. Nhận diện nghèo khổ đô thị Có hai cách hiểu về nghèo khổ đô thị: Cách hiểu theo tiêu chuẩn thống kê thuần túy (thu nhập bình quân, calorie, v.v.) và cách hiểu theo tiêu chuẩn xã hội. Từ đó có những thảo luận xung quanh vấn đề thế nào là nghèo khổ đô thị và đặc trưng của nghèo khổ đô thị là gì? Đối với Việt Nam, trong thời kỳ trước năm 1997 việc xác định hộ gia đình nghèo được dựa vào chuẩn đói nghèo quốc tế do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới xác định. Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 55%). Năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 39%). (xem 4: trang 30). Từ năm 1997 ở Việt Nam sử dụng phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. Theo chuẩn này thì hộ gia đình đô thị nghèo là hộ có thu nhập dưới 25 kg gạo/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng/tháng). Năm 2001, căn cứ vào thành tích của công cuộc giảm nghèo và tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống, chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia được xác định lại, theo đó hộ gia đình đô thị nghèo là hộ có thu nhập 150 nghìn đồng/người/tháng. (xem 4: trang 18-20). Một số địa phương đã căn cứ vào tiêu chuẩn chung của quốc gia để xây dựng chuẩn nghèo của mình. Ví dụ, ngoài những quy định của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chuẩn nghèo riêng dựa trên 2 tiêu chí: mức thu nhập bình quân đầu người; khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

49

của từng thời kỳ có sự thay đổi phù hợp. Chẳng hạn, từ năm 1992 đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Gần đây nhất, chuẩn nghèo đến năm 2002 là gần gấp đôi chuẩn nghèo quốc gia. Theo chuẩn này thì các quận nội thành có mức thu nhập 250.000đ/người/tháng và các huyện ngoại thành và các quận mới có mức thu nhập 200.000đ/người/tháng thì thuộc vào hộ nghèo (xem 9: trang 34). Cách đánh giá nghèo khổ dựa vào các tiêu chuẩn định lượng nêu trên là rất hữu ích khi xác định các thông số mục tiêu cần thiết cho các kế hoạch kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn và các tỉ lệ phần trăm nghèo đói thì sẽ không thấy hết được tính chất phức tạp của vấn đề nghèo khổ nói chung và nghèo khổ đô thị nói riêng. Một trong những điều dễ thấy là nếu chỉ quan tâm đến tỉ lệ phần trăm thì chúng ta không thấy rõ được sự đa dạng của các nhóm nghèo nằm dưới ngưỡng nghèo khổ, và do đó không có được những chính sách hữu hiệu để giúp các nhóm nghèo khổ vượt lên. Chẳng hạn, đối với những hộ gia đình thuộc nhóm nằm sát ngưỡng nghèo thì chỉ cần những giải pháp vừa phải là đã có thể giúp họ vượt qua ngưỡng nghèo. Đối với những nhóm ở vị trí xa ngưỡng nghèo hơn thì đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách toàn diện hơn, tập trung hơn để giúp họ. Còn với những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo kinh niên, ở xa ngưỡng nghèo nhất thì cần có những biện pháp giúp đỡ phù hợp mới có thể giúp họ được do họ có hoàn cảnh thường rất éo le. Ý tưởng này là xuất phát điểm để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách xem xét vấn đề nghèo khổ từ những khía cạnh toàn diện hơn. Chẳng hạn, tác giả Perez Sianz (2001, xem 18) chỉ ra tính chất không đồng nhất của vấn đề nghèo đói. Nghèo đói của các gia đình có thể thể hiện một cách khác nhau mặc dù các gia đình đó có cùng mức thu nhập. Một số tác giả như Bales (2001, xem 2) và Jellinck (2001, xem 6) đề cập đến khía cạnh “dễ bị tổn thương” khi nghiên cứu vấn đề nghèo đói. Ambler (2001, xem 1) khi phân tích các quan niệm và phương pháp khác nhau khi nghiên cứu vấn đề nghèo khổ đã rút ra kết luận rằng nghèo khổ có liên hệ chặt chẽ với thu nhập, tuy nhiên các khía cạnh khác “như sự cách ly xã hội, thiếu quyền lực, hay tham gia vào hoạt động có tính dễ bị tổn thương là những yếu tố rất khó nắm bắt nhưng lại là những yếu tố hết sức quan trọng để hiểu nghèo khó là một hiện tượng xã hội” (xem 1: trang 22-23). Như vậy, nghèo khổ cần được xem xét như một hiện tượng xã hội đa diện. Công trình nghiên cứu đánh giá nghèo khổ có sự tham dự của cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh của Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh (1999, xem 17) cho thấy nghèo khổ đô thị không chỉ thể hiện qua thu nhập, chi tiêu thấp, không đáp ứng được nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người, mà còn ở nguy cơ dễ bị rủi ro, bị cô lập và phân biệt đối xử về mặt xã hội và văn hóa. Có rất nhiều gia đình nghèo khổ từ nhiều năm nay mà vẫn chưa tìm ra cách nào để vượt lên. Những điều đó cho thấy tính chất phức tạp và trầm trọng của vấn đề nghèo khổ đô thị trong quá trình Đổi mới. III. Đặc điểm kinh tế 1. Cơ cấu nghề nghiệp và tình trạng việc làm Đặc điểm chung của người nghèo đô thị là có tỷ lệ người lao động không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ cao hơn so với các nhóm xã hội khác. Cuộc khảo sát ở 10 phường nghèo nhất Hải Phòng (1999, xem 21) cho thấy: nhóm người có thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thất nghiệp cao gấp 2,5 lần so với các nhóm xã hội khá giả khác (15,8% so với 5,5%). Tại thành phố

50

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và...

Hồ Chí Minh, 20,2% trong số 915 người nghèo ở độ tuổi lao động được phỏng vấn là không có việc làm (1999, xem 17). Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của người nghèo đô thị là hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với qui mô gia đình. Ví dụ, theo nghiên cứu tại Hải Phòng (1999, xem 21), trong số 3008 người trên 16 tuổi, gần một phần ba hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với qui mô gia đình. Họ thường làm việc ở khu vực kinh tế không chính thức (informal sector), với các loại công việc không đòi hỏi tay nghề, mang tính chất bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định. Tình hình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng tương tự. Tác giả Nguyễn Quốc Việt (2001) nhận xét rằng “Có thể nói khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực kinh tế cần thiết cho sự mưu sinh và tồn tại của đa số người nghèo, đặc biệt đối với người nghèo thành thị mà thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình với trên 50% trong tổng số lao động tạo thu nhập thuộc về khu vực kinh tế phi chính thức, ...” (xem 11: trang 302). Sự bấp bênh, không ổn định về việc làm của người nghèo càng làm cho tình trạng thất nghiệp trong nhóm người này thêm trầm trọng. Phân tích kết quả khảo sát của Chương trình giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) chỉ ra rằng, đối với người nghèo, số việc làm bị mất đi cao hơn số việc làm mới được tạo ra. Ngoài ra còn phải tính tới áp lực tạo ra khoảng 1,4 triệu việc làm mới/năm trên toàn quốc cho những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động. Vì thế, tạo việc làm cho người nghèo cần phải là nhiệm vụ trọng tâm trong các chương trình giảm nghèo đô thị trong những năm tới. 2. Đặc điểm thu nhập, chi tiêu và nợ nần Thu nhập của người nghèo đô thị rất thấp so với mức chung và không ổn định. Theo kết quả điều tra về người nghèo tại Hải Phòng (1999, xem 21), các hộ gia đình nằm trong số 20% thấp nhất trong xếp hạng thu nhập có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 127.000 đồng/tháng, tương đương với 1/4 thu nhập bình quân hàng tháng của một người thuộc nhóm khá giả. Còn theo kết quả ở thành phố Hồ Chí Minh (1997, xem 23), bình quân thu nhập của người nghèo là 220.000 đồng/tháng/người, bằng 1/2 so với thu nhập bình quân tháng của một người thuộc nhóm không nghèo. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, do thu nhập quá thấp, phần lớn thu nhập đã được dành cho việc ăn uống và một số nhu cầu thiết yếu. Lương thực thực phẩm chiếm từ 65% đến 75% chi tiêu hàng tháng của các gia đình nghèo, còn lại là chi cho học hành của con cái, khám chữa bệnh, may mặc, hiếu hỉ.v.v. (xem 19, 21, và 23). Ngoài ra, các cuộc điều tra ở ba thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng) ở các thời điểm khác nhau (1994, 1997 và 1999) đều cho thấy tình trạng phổ biến về mất cân bằng thu chi ở người nghèo đô thị. Chẳng hạn, tại Hà Nội có gần 40% hộ gia đình ở nhóm thu nhập bình quân thấp nhất bị bội chi (1994, xem 19). Ở Hải Phòng người nghèo thu 127.000 đồng/tháng và chi hết 158.000 đồng/tháng (1999, xem 21). Do điều kiện thu nhập và chi tiêu như vậy, đa số người nghèo lâm vào cảnh nợ nần chồng chất bởi nhu cầu tối thiểu hàng ngày, bởi những rủi ro và tổn thương. Một số hộ quá nghèo phải đi vay để mua lương thực thực phẩm hàng ngày, duy trì sự tồn tại trước mắt. Một tỉ lệ đáng kể số người nghèo được khảo sát ở Hải Phòng (khoảng 75%), thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 79%), và Hà Nội (khoảng 50%) phải đi vay với lãi suất 3% đến 10% / tháng. Số tiền lãi phải trả hàng

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

51

tháng đối với hộ nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không hề nhỏ so với thu nhập của họ (82.000 đồng/tháng) và tương đương với việc nuôi thêm một người (1997, xem 23). Trong điều kịên đó, chỉ cần một yếu tố rủi ro xảy ra như mất việc, bệnh tật sẽ góp phần đẩy những người nằm trên ranh giới ngưỡng nghèo rơi vào tình trạng nghèo khổ thực sự. IV. Đặc trưng xã hội của nghèo khổ đô thị 1. Quy mô và kiểu loại gia đình Nhìn chung, hộ gia đình nghèo có số nhân khẩu đông hơn hộ không nghèo. Tỷ lệ hộ gia đình khuyết ở các gia đình nghèo là khá cao và cao hơn hẳn ở các gia đình không nghèo. Chẳng hạn, trong nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất được điều tra tại Hải Phòng, tỷ lệ hộ gia đình khuyết chiếm tới 30,8%, cao hơn các nhóm khác tới 1,5 lần (1999, xem 21). Các hộ thiếu sức lao động (gia đình khuyết chồng hoặc khuyết vợ) hoặc các hộ có số nhân khẩu cao thường bị rơi vào nghèo đói do thu nhập thấp hơn hoặc do nhu cầu chi tiêu phải nhiều hơn. Tác giả Lương Văn Hy (2001, xem 7) nhận xét rằng đặc điểm nhân khẩu học của gia đình như đã nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo khổ. Ví dụ, khi có một thành viên phụ thuộc trong gia đình qua đời, hoặc khi một thành viên phụ thuộc khác bắt đầu tham gia lực lượng lao động thì sẽ giảm bớt số lượng người phụ thuộc và tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình (trang 326). Như vậy, xét trên bình diện vi mô, tình hình an sinh của hộ gia đình không chỉ lệ thuộc vào các cơ hội kinh tế và các chính sách nhà nước mà nó còn liên quan đến sự san sẻ thu nhập giữa các thành viên trong một hộ gia đình với nhau, hay giữa các hộ với nhau. Ngoài ra, nó còn liên quan đến việc hình thành và phát triển hộ gia đình, cũng như việc xây dựng và sử dụng nguồn vốn văn hóa xã hội của hộ (trang 329). Những nghiên cứu sâu hơn về các chiến lược thăng tiến kinh tế-xã hội trong điều kiện thay đổi về nhân khẩu học của hộ có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu rõ hơn tình trạng nghèo đói hay giàu có của các gia đình. 2. Cơ cấu tuổi Tỷ lệ người nghèo trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là một lợi thế về nguồn nhân lực nếu người nghèo biết tận dụng cơ hội để vươn lên thoát nghèo, nhưng lại là một sức ép với xã hội trong việc tạo công ăn việc làm. Chẳng hạn, khảo sát 302 hộ nghèo ở ba phường của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, lực lượng lao động trong người nghèo chiếm tỷ lệ 60,8%, cao hơn so với tỷ lệ chung ở các vùng đô thị (xem 3 và 23). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòa (2001, xem 13) tại 3 cộng đồng ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có mối liên hệ thuận giữa tỷ lệ hộ nghèo đói và tuổi tác nữ chủ hộ. Tuổi tác nữ chủ hộ càng cao thì khả năng hộ gia đình rơi vào nhóm 20% thấp nhất càng lớn (trang 378). Đây là một gợi ý tốt cho các nghiên cứu về vai trò của yếu tố tuổi đối với tình trạng kinh tế gia đình. Cho đến nay còn ít các tác giả đi sâu hơn vào vấn đề này. Có lẽ cần phải xem xét quan hệ giữa tuổi của chủ hộ với tỉ lệ nghèo đói trong bối cảnh cụ thể vì trong thực tế, không phải ai tự nhận mình là chủ hộ cũng có tiếng nói cuối cùng về mọi công việc trong gia đình. 3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn được coi là một yếu tố của vốn con người (human capital), nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cá nhân tham gia vào thị trường lao

52

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và...

động. Trình độ học vấn và nghèo khổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù trình độ học vấn của người lao động nghèo ở Việt Nam ngày càng được cải thiện và là cao so với nhóm dân nghèo đô thị ở các nước đang phát triển khác, nhìn chung trình độ học vấn trung bình của người nghèo khá thấp so với ngưỡng học vấn trung bình của đô thị. Vẫn còn nhiều người nghèo đô thị (phần lớn là người cao tuổi) mù chữ. Điều này gây khó khăn cho người nghèo trong tìm kiếm việc làm và làm giảm thu nhập của họ. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, người nghèo không có học vấn, không có kỹ năng chuyên môn đành phải bằng lòng với các công việc giản đơn, không ổn định, thu nhập thấp. (xem 19, 21, và 23) 4. Khía cạnh giới của sự nghèo khổ Quan tâm đến khía cạnh giới của sự nghèo khổ là một nét mới trong các nghiên cứu gần đây về tình trạng nghèo khổ đô thị. Các nghiên cứu thường chú ý đến khía cạnh phụ nữ làm chủ hộ trong các gia đình. Thông thường người ta nghĩ rằng phụ nữ làm chủ hộ sẽ có nhiều khả năng bị nghèo khổ hơn gia đình do nam giới làm chủ hộ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại. Chẳng hạn, theo kết quả của cuộc điều tra mức sống dân cư 1997-1998 thì “chi tiêu bình quân đầu người ở các hộ do phụ nữ làm chủ hộ cao hơn các gia đình do nam giới làm chủ hộ khoảng 28%, tức 3,3 triệuVND/người/năm so với 2,6 VND/người/năm.” (xem 8) Kết quả phân tích của tác giả Nguyễn Thị Hòa (2001, xem 13) cũng cho thấy kết quả tương tự. Tuy nhiên, trong thực tế quan niệm thế nào về vai trò của chủ hộ trong điều kiện ở Việt Nam là điều còn được ít nhà nghiên cứu bàn luận một cách thỏa đáng. Chủ hộ ở Việt Nam dựa trên các đăng ký hộ khẩu không hề có nghĩa là chủ hộ trên thực tế, hay là người quyết định mọi công việc sản xuất kinh doanh của gia đình. Ngay cả khi chủ hộ được định nghĩa theo thực tế, tức là do người trả lời xác định, thì cũng không có nghĩa chủ hộ thực sự là người đóng góp nhiều nhất vào kinh tế gia đình. Phân tích sâu thêm mối quan hệ này là điều rất có ý nghĩa trong nhận thức, đặc biệt trong điều kiện của một nước mà nhiều người dân vốn còn mang nặng tư tưởng phụ quyền trong gia đình. Tác giả Nguyễn Thị Hòa (đã dẫn ở trên) đã so sánh khá chi tiết sự khác biệt giữa các lọai hộ do nam giới làm chủ hộ, do phụ nữ (đang có chồng) làm chủ hộ, và hộ do phụ nữ (không có chồng) làm chủ hộ. Kết quả cho thấy là với nhiều hộ do phụ nữ (đang có chồng) làm chủ hộ, vai trò của người chồng trong việc đóng góp vào thu nhập của gia đình là rất quan trọng. Nói cách khác, “những hộ có chồng sống chung nhưng chồng không làm chủ hộ luôn luôn có mức thu nhập và chi tiêu cao hơn những hộ do nữ làm chủ hộ thiếu vắng chồng.” (trang 386). Chúng tôi cho rằng kết luận này rất quan trọng trong việc phân tích khía cạnh giới của sự nghèo khổ. Nhóm phụ nữ làm chủ hộ trong các hộ thiếu vắng chồng không chỉ thiệt thòi về mặt kinh tế so với các hộ khác, mà họ còn chịu thiệt thòi về mặt tinh thần, sự cô đơn trước những khó khăn trong cuộc đời. Đây là nhóm hộ đáng quan tâm nhất về mặt chính sách. 5. Vốn xã hội của người nghèo Vốn xã hội, chẳng hạn như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng, và xã hội của một cá nhân hay hộ gia đình, có ý nghĩa quan trọng giúp người nghèo nâng cao cuộc sống của mình. Đây là một hướng nghiên cứu quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức trong những năm trước đây. Chương trình “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

53

Hồ Chí Minh” đã bước đầu nghiên cứu khá hệ thống về vấn đề này. Các tác giả Nguyễn Thu Sa và Nguyễn Thị Mai Hương (2001, xem 14) đã nhận xét, bên cạnh các yếu tố đo lường được có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như học vấn, tay nghề, vốn, v.v., thì còn có những yếu tố “vô hình” nhưng đôi khi lại là yếu tố quyết định đối với thu nhập của người nghèo. Các yếu tố vô hình đó có thể là những quan hệ xã hội mà một người có được từ vị trí xã hội của mình hoặc gia đình mình (trang 279). Các tác giả Văn Thị Ngọc Lan và Trần Đan Tâm (2001, xem 22) đã phân tích sâu về mạng lưới xã hội của dân cư và vai trò của nó đối với vấn đề giảm nghèo. Các tác giả đã khẳng định rằng sự vận động của mạng lưới xã hội có ý nghĩa nhất định đến việc cá nhân và hộ gia đình đứng vào vị trí nào trong phân tầng xã hội (trang 448). Đối với hộ người nghèo, mạng lưới xã hội của họ không đủ mạnh để đem lại cho họ sự giúp đỡ có hiệu quả nhất cho việc thăng tiến. Chất lượng của sự giúp đỡ cũng thấp nhất đối với hộ nghèo. Như vậy cơ may di chuyển lên các bậc thang xã hội cao hơn là rất khó khăn đối với các hộ nghèo. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, những người nhận được sự giúp đỡ từ người khác để kiếm việc làm thường có công việc mang tính ổn định hơn và thường có mức thu nhập cao hơn. Điều quan trọng là làm sao để huy động được sự giúp đỡ từ mạng lưới xã hội, trong đó một nhánh quan trọng là từ các tổ chức chính thức của chính quyền, đoàn thể, để gia tăng nội lực cho người nghèo. Như Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) nhận xét, vốn xã hội của người nghèo còn rất hạn chế. Người nghèo thường sống trong cộng đồng nghèo. Họ cũng thường có họ hàng nghèo, vì vậy khả năng giúp đỡ rất ít. Sự trợ giúp từ chính quyền địa phương còn hạn chế vì những yêu cầu về tài sản thế chấp làm cho họ không được vay vốn. Một bộ phận đáng kể người nghèo đô thị là người nhập cư không có hộ khẩu. Họ chỉ có mối liên kết xã hội mạnh trong mạng lưới những người nhập cư, họ thường không được tham gia vào các dự án giảm nghèo hoặc hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi xã hội. Vốn xã hội hạn hẹp đã làm giảm khả năng thoát nghèo của họ. Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ, những kênh nào có thể giúp người nghèo phát huy vốn xã hội của họ. Phải chăng với những điều kiện hiện tại, người nghèo không có cơ hội nào để phát huy vốn xã hội của họ nhằm mục tiêu giảm nghèo? Trong điều kiện đó, làm thế nào để có thể tăng cường vốn xã hội cho người nghèo đang còn là câu hỏi để ngỏ đối với các nghiên cứu. 6. Sự năng động trong cuộc sống của người nghèo Tính năng động trong cuộc sống của người nghèo có thể được thể hiện thông qua những kế hoạch, dự định cụ thể của người nghèo nhằm vượt qua cuộc sống hiện tại. Nhìn chung, một bộ phận quan trọng người nghèo không cam chịu với thân phận đói nghèo, luôn hành động vươn lên không chỉ vì những bức bách trước mắt, mà cả vì tương lai lâu dài. Chẳng hạn, khảo sát ở Hải Phòng cho thấy, có 23,9% số hộ có dự định hành động cụ thể nhằm vượt qua thân phận đói nghèo của mình (1999, xem 21). Những hộ này có thể được xem là bộ phận năng động cần được hỗ trợ để hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm của họ có hiệu quả. Niềm tin về khả năng vượt nghèo có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các gia đình hành động nhằm thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Tác giả Phạm Ngọc Đỉnh (2001, xem 16) đã chỉ ra rằng một số đáng kể (39,5% người được hỏi) đã khẳng định niềm tin vượt nghèo. Tỷ lệ nam giới có niềm

54

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và...

tin này cao hơn nữ, lứa tuổi trẻ 15-30 cao hơn các lứa tuổi khác, và những người có học vấn cao có tỉ lệ cao hơn tin vào khả năng thoát nghèo và có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ở đây phải nhấn mạnh rằng niềm tin vào khả năng thăng tiến sắp tới chiếm tỉ lệ không cao ở các người nghèo (chỉ có 27,3% ở nhóm hộ có thu nhập thấp nhất so với 50,6% ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất) (trang 469). Điều đáng quan tâm là, như tác giả Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) đã nêu lên, đa số hộ nghèo vẫn chưa tìm ra cách thức vượt lên, thoát khỏi cảnh ngộ hiện tại. Với trình độ chuyên môn thấp, thiếu thông tin, thiếu vốn liếng và tư liệu sản xuất, họ cần có những thiết chế, tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ về cách thức làm ăn, công nghệ, thị trường, tín dụng... mới phát huy được tiềm năng lao động, nguồn tài sản hầu như duy nhất của những người nghèo. Trong điều kiện đó, làm thế nào để chiến lược “đưa cần câu thay vì cho xâu cá” phát huy được hiệu quả của nó đối với nhóm hộ này? Những hỗ trợ nào cần bổ sung để có thể giúp người nghèo tự vươn lên xóa đói giảm nghèo? Đó có thể là những gợi ý để phân tích sâu hơn về tính năng động trong cuộc sống của gia đình nghèo. V. Tính dễ bị tổn thương/cô lập về mặt xã hội Dễ bị tổn thương (vulnerability) là khái niệm thường được nhắc tới trong những năm gần đây, đặc biệt là trong khi nghiên cứu về nghèo khổ đô thị. Theo Ellen Wratten (1997, xem 5: trang 17) thì “Dễ tổn thương không hoàn toàn đồng nghĩa với nghèo đói, nhưng họ có rất ít khả năng tự bảo vệ, bấp bênh, và dễ bị rơi vào rủi ro, sốc và căng thẳng” (Trích lại từ tài liệu TK 9: trang 25). Trong số những người nghèo, lại có những nhóm ở trong tình trạng bấp bênh hơn những người nghèo khác. Việc làm không ổn định, thu nhập thấp, bấp bênh, làm cho tình cảnh của những người nghèo trở nên khó khăn hơn. Những nhóm người này có thể không phải là những người bần cùng nhất của xã hội nhưng điều quan trọng là bất cứ một biến động xã hội nào, dù lớn hay nhỏ, dù ở trong gia đình hay ngoài cộng đồng, cũng làm cho họ trở nên khốn đốn hơn. Sainz (2001, xem 18: trang 41) nhấn mạnh hai đặc tính quan trọng của “tính dễ tổn thương” là: tình trạng bấp bênh của công ăn việc làm; mức độ được thụ hưởng các nguồn lợi về an sinh xã hội nhằm tránh những biến cố mà ít nhiều không lường trước được (bệnh tật, nghỉ hưu, sa thải, v.v.). Nhóm công tác các chuyên gia chính phủ - nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh đến những đột biến sau đây có thể dẫn đến nguy cơ bị tổn thương: (a) Các đột biến về y tế. Trong hộ có người đang bị ốm, mới chết, hoặc trong nhà có người nghiện ma túy, nghiện rượu; (b) Mất trộm, nhà cửa bị hư hại do thời tiết, do bị cháy; Nhà ở và quyền sử dụng đất đai không được bảo đảm; Thiếu thông tin liên quan đến sản xuất, quy hoạch; Rủi ro, thất bại liên quan đến đầu tư cho sản xuất; Biến động trên thị trường lao động; Các mạng lưới an sinh chính thức không nhằm đúng vào nhóm mục tiêu. (Dẫn lại từ tài liệu TK 9: trang 25). Tính dễ tổn thương về mặt xã hội có liên quan chặt chẽ với vị thế xã hội. Kết quả nghiên cứu của Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng, người nghèo đô thị có vị thế xã hội thấp so với những người không nghèo. Một bộ phận còn phải chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế và xã hội. Điều này đặc biệt rõ nét ở nhóm người nhập cư không hộ khẩu: họ không được sử dụng các dịch vụ công, không được hỗ trợ và vay vốn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo. Chính tình trạng mù chữ

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

55

và thất học ngày càng đẩy người nghèo xa hơn khỏi các kênh hỗ trợ của chính phủ. (1999, xem 17) Nguyễn Xuân Mai và đồng nghiệp (2002, xem 15) nhận xét rằng, do vị thế xã hội thấp, người nghèo còn chưa tham gia tích cực vào các chương trình hoạt động kinh tế, phát triển đô thị. Một số các chính sách quản lý đô thị có liên quan trực tiếp tới người nghèo nhưng người nghèo lại không được tham vấn và tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định. Do vậy, tác động của các chính sách này còn hạn chế. Tuy nhiên, xu hướng lắng nghe ý kiến của người nghèo đang ngày càng mạnh mẽ. Quá trình xây dựng “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” của quốc gia (được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn vào tháng 5/2002), đã có sự tham gia và đóng góp rộng rãi của người dân ngay từ những bản dự thảo đầu tiên. Tính dễ bị tổn thương thường được gắn với một số nhóm xã hội nhất định, đó là nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Các tác giả của Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh đã liệt kê ra 6 nhóm sau đây thuộc vào lọai gia đình dễ bị tổn thương: Những người nhập cư nghèo không có hộ khẩu thành phố; Người nghèo đông con; Những người thường xuyên bị ốm đau và tật nguyền; Những người già cô đơn; Những người nghèo bán rong trên đường phố và đạp xe xích lô, ba gác; Những người sống ở các khu vực bị giải tỏa và những người nghèo sống ở những vùng đô thị hóa mới với những biến động dồn dập (1999, xem 17). VI. Đô thị hóa và nghèo khổ đô thị Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có liên quan đến tình trạng nghèo khổ đô thị hiện nay. Trước hết, đô thị hóa góp phần làm xuất hiện một nhóm người nghèo dễ bị tổn thương: nhóm người nghèo sống ở các vùng đô thị hóa mới với các biến động dồn dập. Đồng thời, quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị đã làm hình thành nhóm người nghèo đô thị mới: nhóm người nghèo nhập cư. Sức ép về việc làm, thu nhập, cơ hội thị trường, chỗ ở, học hành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị, môi trường ngày càng gia tăng so với các nguồn lực hạn hẹp của đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đã thúc đẩy sự phân cực về mức sống của các nhóm dân cư. Sự mở rộng của các thành phố, sự gia tăng số lượng các đô thị, kết hợp với các cơn sốt đất đai và sự phát triển cơ sở hạ tầng, đã tạo ra nhiều cơ hội thị trường, sự gia tăng giá trị tài sản đất đai, nhà cửa cho các nhóm cư dân đô thị, đặc biệt, những người giàu có, khá giả, những người biết nắm bắt cơ hội, những người nông dân ven đô bỗng chốc trở thành cư dân đô thị bởi những quyết định hành chính. Nhiều người đã chuyển đổi mạnh mẽ thang bậc xã hội của mình theo sự gia tăng mức sống, tài sản và nghề nghiệp. Ngược lại nhiều hộ bị phá sản, lâm vào cảnh khốn cùng do buôn bán bất động sản và tình trạng thị trường nhà đất đóng băng sau cơn sốt đất, do làm ăn thua lỗ, do không chuyển đổi kịp nghề nghiệp khi mất đất canh tác hay do lâm vào các tệ nạn xã hội... Quá trình đô thị hóa cũng làm xuất hiện một nhóm người nghèo dễ bị tổn thương: nhóm người nghèo sống ở những vùng đô thị hóa mới. Họ là những người nông dân bị rơi vào tình trạng khủng hoảng khi đất sản xuất nông nghiệp không còn nữa trong quá trình đô thị hóa. Giá đền bù quá thấp, nếu bị lấy mất đất xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp thì coi như họ bị mất nguồn sinh sống. Đại đa số vẫn phải bám vào nguồn thu nhập ít ỏi từ nông nghiệp, buôn bán lặt vặt vì họ không được đào tạo, không có tay nghề, không có vốn, không tìm được cơ hội để chuyển sang một nghề khác.

56

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và...

Sự gia tăng dân số sống ở các vùng đô thị cũng là yếu tố quyết định làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khổ đô thị. Trong 10 năm qua, dân số thành thị tăng 46%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của đất nước. Sức hút mạnh mẽ của các thành phố và lực đẩy không kém phần mạnh mẽ của những vùng nông thôn nghèo nàn đã tạo nên những dòng di cư lớn từ nông thôn ra đô thị. Trong vòng 5 năm (1993-1998) đã có 1,2 triệu người di cư từ nông thôn vào đô thị (2000, xem 3). Bên cạnh các mặt tích cực, di dân tự do đã thực sự gây nên những khó khăn cho việc lập kế hoạch và quy hoạch phát triển đô thị, công tác quản lý đô thị. Điều này càng trầm trọng thêm khi luồng di dân tự do tập trung chủ yếu vào một vài thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, v.v... Bên cạnh nhóm người nghèo “xuất thân từ đô thị”, quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị đã tạo ra một nhóm người nghèo mới, “nhóm người nghèo nhập cư”, bổ sung vào đội quân người nghèo đô thị. Chiếm khoảng 1/3 tổng số người nghèo đô thị (theo ước tính của Ngân hàng Thế giới), nhóm người nghèo nhập cư đã trở thành một nhóm xã hội, mà các nhà hoạch định chính sách phát triển đô thị không thể không tính đến. Tỷ lệ gia tăng khá cao nhóm người ở độ tuổi lao động và vị thành niên, ở khu vực đô thị, đã làm tăng áp lực về việc làm, chỗ ở, hạ tầng cơ sở, giáo dục, y tế, môi trường đối với sự phát triển đô thị. Trong khi đó, năng lực quản lý đô thị không theo kịp tốc độ phát triển của đô thị làm cho việc thực hiện các biện pháp quản lý đô thị không hiệu quả. Điều đó tạo khả năng làm tăng thêm mức độ, qui mô đói nghèo, hạn chế quá trình giảm nghèo ở đô thị. Tỷ lệ thất nghiệp cao ở các vùng đô thị đe dọa tính ổn định xã hội ở khu vực này và là một nguyên nhân trực tiếp của tình trạng nghèo khổ đô thị. Khi cạnh tranh trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của người nghèo đô thị có nhiều khả năng sẽ tăng lên, việc làm của họ, vốn đã bấp bênh với thu nhập thấp, có thể sẽ còn tồi tệ hơn, nếu họ không được tạo ra những cơ hội, nâng cao kỹ năng của mình. Nhà nước đã có những chú ý đáng kể đến các chính sách cho phát triển khu vực đô thị, do nhận thức được vai trò to lớn của khu vực này và tính chất nghiêm trọng của nghèo khổ đô thị. Tuy nhiên một trong những thách thức chính đối với Việt Nam vẫn là tăng việc làm ở khu vực thành thị. Để tăng số việc làm cần thiết ở khu vực đô thị cần phải có rất nhiều cải cách bao gồm việc tạo lập một sân chơi bình đẳng với khu vực nhà nước, dỡ bỏ rào cản của việc tiếp cận vốn, xây dựng khu pháp lý vững vàng, và cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết (1999, xem 8: trang 43). Một số nhận xét chung Trước hết cần thấy được tính đa diện của nghèo khổ đô thị. Với việc áp dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, các nghiên cứu đã giúp chỉ ra các đặc trưng kinh tế và xã hội của vấn đề nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Người nghèo đô thị thường được đặc trưng bởi tình trạng không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Công việc làm của họ thường là thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Chính vì vậy, tạo ra việc làm cho người lao động là một trong những điểm mấu chốt nhất trong các chương trình xóa đói giảm nghèo. Thu nhập của người nghèo thường thấp và không ổn định. Phần lớn trong các chi tiêu là dành cho các nhu cầu thiết yếu nhất về lương thực và thực phẩm. Trong điều kiện đó người nghèo thường rơi vào cảnh nợ nần.

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

57

Nghèo khổ của các gia đình thường có mối liên quan chặt chẽ với số lượng thành viên trong gia đình, đặc biệt là các thành viên không có khả năng lao động. Ngoài ra, cũng lưu ý rằng những người trong độ tuổi lao động chiếm một tỉ lệ khá cao trong các gia đình nghèo, tuy nhiên họ lại không có đủ việc làm. Điều này tạo ra một áp lực khá lớn cho xã hội trong vấn đề tạo việc làm. Nhìn chung trình độ học vấn của người nghèo là thấp hơn so với ngưỡng chung của xã hội. Xét từ góc độ giới, điều đáng quan tâm là các gia đình do phụ nữ thiếu vắng chồng làm chủ hộ. Nhóm phụ nữ này chịu nhiều thiệt thòi cả về mặt vật chất và tinh thần so với các phụ nữ khác và họ cần được quan tâm nhiều về mặt chính sách. Một đặc điểm cơ bản về mặt xã hội của người nghèo là sự hạn chế về vốn xã hội, và điều đó làm giảm khả năng thoát nghèo của họ. Người nghèo thành thị rất dễ bị tổn thương bởi nhiều lý do khác nhau liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, điều kiện sinh nhai không bảo đảm, bị đe dọa bởi bệnh tật. Tính dễ bị tổn thương thường gắn với một số nhóm dân cư nhất định mà nét nổi bật là họ dễ bị rủi ro, cuộc sống bấp bênh, bất kỳ lúc nào cũng có thể rơi vào nhóm đáy của xã hội. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hoặc làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của người nghèo. Xác định rõ các yếu tố đó trong thực tế sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đề ra được các giải pháp nhằm làm giảm bớt rủi ro cho người nghèo, tránh cho họ khỏi bị rơi vào vòng đói nghèo luẩn quẩn. Vấn đề nghèo khổ đô thị sẽ trở nên bức thiết hơn khi quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh với mức gia tăng dân số đô thị gấp 2 lần trong vòng 20 năm tới và hàng triệu người nghèo di cư không hộ khẩu tràn vào đô thị. Một bộ phận đông đảo trong hàng triệu nông dân những vùng ven đô, bỗng trở thành người dân thành thị sau các quyết định hành chính mở rộng ranh giới đô thị. Ngoài ra còn có nhiều người dân ven đô đang sống trong cơn lốc đô thị hóa. Họ không thích ứng kịp với sự biến đổi nhanh chóng của qúa trình đô thị hóa, sẽ trở thành những người nghèo mới trên quê hương mình. Tình trạng nghèo khổ và thất nghiệp ở nông thôn sẽ di chuyển mạnh mẽ đến các thành thị. Cần thiết phải có những giải pháp phù hợp để các đô thị khỏi biến thành nơi tập trung sự nghèo khổ. Tính chất nghiêm trọng của vấn đề nghèo khổ đô thị lại càng gia tăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Những nhóm nghèo mới bị gạt ra ngoài lề trong quá trình tăng trưởng có xu hướng mở rộng. Sự phát triển nền kinh tế thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và ở xuất phát điểm thấp, thường làm gia tăng hiện tượng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, làm phức tạp thêm vấn đề nghèo khổ đô thị. Đó là những nguyên nhân có tính cấu trúc của tình trạng nghèo khổ đô thị, làm mở rộng và biến đổi những nhóm người nghèo đô thị “cũ” và “mới”. Mức độ trầm trọng của vấn đề nghèo khổ thể hiện rõ nhất tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Trong thời kỳ Đổi mới, những thành phố lớn là nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu nông dân nghèo di cư đến. Sự mở rộng có tính chất “bùng nổ” của các thành phố lớn vừa tạo nên những cơ hội thị trường to lớn cho hàng triệu nông dân ven đô, vừa đẩy họ đứng trước những thách thức to lớn bởi những biến đổi quá nhanh chóng về thị trường, đất đai, nghề nghiệp, lối sống mà họ hầu như chưa hề được chuẩn bị để ứng phó. Các thành phố lớn,

58

Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: kết quả và...

có tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình Đổi mới, hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nơi tập trung hoạt động cải cách những doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, đã, đang và sẽ diễn ra những biến đổi xã hội sâu sắc, hình thành nhiều nhóm nghèo mới (2002, xem 10). Do bản chất phức hợp của vấn đề nghèo khổ đô thị, những nghiên cứu đã nêu ra chỉ mới đề cập được một phần các đặc điểm cơ bản của tình trạng nghèo khổ đô thị ở Việt Nam. Một số vấn đề còn cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn như: quan hệ giữa mạng lưới xã hội của người nghèo và cơ hội thăng tiến của họ; các chiến lược thăng tiến kinh tế-xã hội của các thành viên gia đình trong điều kiện thay đổi về nhân khẩu học của hộ; quan hệ giữa tuổi và giới của chủ hộ với tình trạng nghèo đói; các kênh có thể giúp người nghèo phát huy vốn xã hội của họ; làm thế nào để phát huy được tính năng động của người nghèo và phát huy hiệu quả của chiến lược “đưa cần câu thay vì cho xâu cá” đối với nhóm hộ này? Những hỗ trợ nào cần bổ sung để có thể giúp người nghèo tự vươn lên xóa đói giảm nghèo? Sự tham gia của người nghèo vào các quyết định liên quan đến cuộc sống của họ. Do nghèo khổ đô thị là một vấn đề phức tạp và đa diện nên cần có cách tiếp cận tổng thể để nghiên cứu vấn đề này. Các đặc trưng của nghèo khổ đô thị cần được xem xét trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Chỉ có như vậy mới có thể xác định chính xác sự tác động của các yếu tố khác nhau đến nghèo khổ đô thị, từ đó có chiến lược giảm nghèo thích hợp. Tài liệu tham khảo 1.

Ambler, John 2001. Những vấn đề về khái niệm và đo lường nghèo khó. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 17-35.

2.

Bales, Sarah 2001. Một số vấn đề trong việc nghiên cứu về nghèo đói với Điều tra mức sống dân cư Việt Nam. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 118-141.

3.

Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số trung ương: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999. Kết quả điều tra mẫu. Nxb Thế giới.

4.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. 2002. Hà Nội

5.

Ellen Wratten 1997. Nhận thức về vấn đề nghèo đói đô thị.

6.

Jellinck, Lea 2001. Các trường hợp điển cứu về người nghèo đô thị ở Jakarta 1970-1999. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 187-208.

7.

Lương Văn Hy 2001. Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề tăng trưởng kinh tế, di dân, và đô thị hóa. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 224-239.

Nguyễn Hữu Minh & Nguyễn Xuân Mai

59

8.

Ngân hàng thế giới 1999. Việt Nam tấn công nghèo đói.

9.

Ngô Văn Lệ và Nguyễn Minh Hòa (chủ biên) 2002. Nghiên cứu hành động đồng tham gia giảm nghèo đô thị. Bản thảo tài liệu giảng dạy thuộc Dự án Việt Nam-Ca na đa “Giảm nghèo cho các địa phương Việt Nam”.

10.

Nguyễn Hữu Minh 2002. Đô thị hóa ở Việt Nam những năm 90: một số đặc trưng kinh tế-xã hội cơ bản. Tạp chí Xã hội học số 1 (77). Trang 11-20.

11.

Nguyễn Quốc Việt 2001. Vấn đề người nghèo trong khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 287-306.

12.

Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Trang 187-208.

13.

Nguyễn Thị Hòa 2001. Vai trò của phụ nữ trong các hộ nghèo. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 376-389.

14.

Nguyễn Thu Sa và Nguyễn Thị Mai Hương 2001. Về khả năng cải thiện mức sống của tầng lớp có thu nhập thấp. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 262-286.

15.

Nguyễn Xuân Mai, Đỗ Minh Khuê, Phùng Tố Hạnh, Đặng Thanh Trúc, Nguyễn Nga My, Phạm Quỳnh Hương, Trần Nguyệt Minh Thu. 2002. Báo cáo đề tài tiềm năng cấp viện: Nghèo khổ tại các thành phố lớn của Việt Nam: Một số đặc trưng cơ bản.

16.

Phạm Ngọc Đỉnh 2001. Niềm tin về sự thăng tiến vượt nghèo. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 467-475.

17.

Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh. 1999. Đánh giá nghèo khổ có sự tham gia của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

18.

Sianz, Juan Pablo Perez 2001. Các vấn đề nghèo khổ không đo lường được. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 36-48.

19.

Tương Lai & Trịnh Duy Luân 1994. Đặc điểm kinh tế-xã hội và nhà ở của người nghèo đô thị.

20.

Trịnh Duy Luân & Nguyễn Quang Vinh 1994. Nhà ở, mức sống, và môi trường sống của người nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội.

21.

Trịnh Duy Luân, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai 1999. Nghèo khổ và vấn đề xã hội ở Hải Phòng. Hà Nội.

22.

Văn Thị Ngọc Lan và Trần Đan Tâm 2001. Thử khảo sát sự vận động của mạng lưới xã hội trong đời sống dân cư. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên): “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 427-466.

23.

Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. 1997. Chương trình nghiên cứu giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo nghiên cứu.

62

Xã hội học số 3 (87), 2004

Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội: nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội NGUYỄN DUY THẮNG 1. Giới thiệu Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển ngày một tăng nhanh, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á. Dự báo đến năm 2025, khoảng 4 tỷ người của các quốc gia đang phát triển sẽ sống trong khu vực đô thị (UNCHS/Habitat, 1996). Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đã thực sự tăng tốc từ giữa những năm 90. Dự báo đến năm 2020, dân số cả nước là 103 triệu người, trong đó dân số đô thị là 46 triệu, chiếm 45% số dân cả nước (Bộ Xây dựng, 1999). Hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước. Điều này được thể hiện ở tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị của hai thành phố này. Sự tăng quy mô dân số của hai thành phố không chỉ do dòng nhập cư từ các vùng nông thôn đến, mà còn do việc mở rộng lãnh thổ các thành phố ra các vùng ven đô. Đô thị hóa có thể hiểu là một quá trình biến đổi kinh tế-xã hội luôn đi cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đô thị hóa vừa là kết quả vừa là điều kiện cần của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là nền tảng của đô thị hóa và là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng có những tác động tiêu cực đến nghèo khổ và sự phân tầng xã hội. Đô thị hóa quá tải và không kiểm soát được sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khổ của các thành phố. Vấn đề đặt ra là quá trình đô thị hóa tác động đến nghèo khổ và phân tầng xã hội đô thị như thế nào và các yếu tố tác động đó là gì? Nghiên cứu trường hợp ven đô Hà Nội, nơi thể hiện rõ nét nhất những tác động của đô thị hóa đến những biến đổi kinh tế-xã hội vùng ven đô sẽ giúp hiểu rõ vấn đề này. 2. Mối quan hệ giữa đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ đô thị Thành phố có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Nó là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, và giáo dục của một nước. Đối với nông thôn, thành phố là nơi vừa tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp vừa cung cấp cho nông dân các hàng hóa được sản xuất ở thành phố để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do vậy, giữa nông thôn và đô thị có mối liên kết chặt chẽ không thể tách rời. Tăng trưởng kinh tế đô thị luôn là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển vì nó thu hút một lực lượng lớn lao động và người nhập cư từ nông thôn. Ngược lại, đô thị hóa đồng nghĩa với tăng dân số đô thị là tác nhân kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nguyễn Duy Thắng

63

Tuy nhiên, do dòng di dân đến các thành phố không ngừng tăng lên dẫn đến tình trạng đô thị hóa quá tải, tạo ra sức ép dân số cho các thành phố. Hậu quả là tình trạng khan hiếm việc làm, xuống cấp cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường và tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố ngày một gia tăng. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi mục đích sử dụng đất do nhu cầu mở rộng thành phố và xây dựng các khu đô thị mới. Từ đất canh tác được chuyển sang đất xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, khu vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng đô thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phố. Do đó, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân, đặc biệt là nông dân vùng ven đô, bị thu hẹp hoặc bị mất đi, dẫn đến phải chuyển đổi nghề nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập và sự ổn định cuộc sống của người dân. Đối với nông dân, đất là tư liệu sản xuất để nuôi sống gia đình họ. Mất đất đồng nghĩa với mất đi tài sản, sinh kế và nghề nghiệp của các hộ nông dân dẫn đến bất bình đẳng trong phân bố tài sản và thu nhập. Để tồn tại họ buộc phải tìm nguồn sinh kế khác để tạo ra thu nhập thay thế cho thu nhập bị mất từ nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế không dễ dàng tìm được một việc làm với thu nhập ổn định trong một nền kinh tế đô thị có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này lại càng khó đối với những người nông dân thuần túy, bởi vì họ không đáp ứng được yêu cầu của công việc do thiếu vốn con người (học vấn, tay nghề) và vốn xã hội (quan hệ xã hội) . Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nghèo khổ và tiềm ẩn một nguy cơ nghèo truyền kiếp. Cùng với việc xây dựng và mở rộng các thành phố ra các vùng ven đô, một quá trình đô thị hóa nghèo khổ cũng diễn ra. Bởi vì, những nông dân nghèo ở đó sẽ trở thành các thành viên của nhóm nghèo đô thị. Do vậy, đô thị hóa nhanh sẽ kéo theo đô thị hóa nghèo khổ tăng nhanh. Đây là một thách thức lớn đối với quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa phát triển dẫn đến tình trạng khan hiếm đất đô thị và thiếu nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người nghèo, làm cho giá đất và nhà ở tăng cao, khiến người nghèo và người thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận đến thị trường nhà đất. Hậu quả là họ bị dồn ép vào các khu vực có mật độ dân cư đông đúc với điều kiện sống không đảm bảo hoặc bị đẩy ra xa thành phố, cách biệt với các dịch vụ xã hội và cô lập với mạng lưới an toàn xã hội (Nguyễn Duy Thắng, 2003). Tóm lại, đô thị hóa một mặt thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội đô thị nói riêng, mặt khác lại tạo ra sự bất bình đẳng trong phân bố tài sản (nhà, đất) và trong phân công lao động, dẫn đến bất bình đẳng trong phân bố thu nhập và khả năng tiếp cận đến các nguồn lực. Sự bất bình đẳng này làm hình thành trong xã hội những lớp người giàu có thu nhập cao, sử dụng và sở hữu những tài sản có giá trị, và lớp người có thu nhập thấp, những người nghèo với tài sản quý giá nhất mà họ có là sức lao động. Hơn nữa, đô thị hóa có thể làm hình thành trong xã hội một nhóm nghèo mới là những người nông dân bị mất đất, mất việc làm. Họ có thể trở thành nguyên nhân và hậu quả của các tệ nạn xã hội. 3. Nghiên cứu trường hợp ven đô Hà Nội Trong những năm gần đây, Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh. Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm khoảng 9%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là 13,7 triệu đồng/người/năm (Niên giám thống kê 2002). Hiện nay, Hà Nội có 9 quận và 5 huyện ngoại thành với tổng số dân là 2.875.000 người, trong đó số dân nội thành là 1.456.724 người. Đến năm 2020, dự kiến số dân sẽ là 5 triệu

64

Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội...

người, trong đó số dân nội thành là 2,5 triệu người. Các khu vực ven đô như Sài Đồng A và B, Bắc và Nam Thăng Long, khu Láng - Hòa Lạc sẽ trở thành các thành phố vệ tinh của Hà Nội và các khu công nghiệp công nghệ cao (Bộ Xây dựng, 1999). Trong nghiên cứu này, vùng ven đô được xác định là vùng cận kề với thành phố, nơi vừa có các hoạt động đô thị vừa có các hoạt động nông thôn. Các hoạt động kinh tế của vùng ven đô Hà Nội trước những năm 1990 chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp, là nơi cung cấp nguồn thực phẩm chính cho Hà Nội. Từ sau 1990, đặc biệt là từ 1995 trở lại đây vùng ven đô đang trải qua quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh. Nhiều xã ven đô thuộc các huyện ngoại thành đã chuyển thành phường như Dịch Vọng, Phú Thượng, Nhân Chính, Yên Hòa, Định Công, Gia Thụy. Nhiều quận mới cũng đã được thành lập. Nghiên cứu này được thực hiện ở một số xã vùng ven Hà Nội là Cổ Nhuế, Gia Thụy, Thạch Bàn và thị trấn Sài Đồng, nơi đang chịu những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và đang trong quá trình chuyển hóa thành phường (tại thời điểm nghiên cứu). Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những biến đổi kinh tế-xã hội của các xã dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Trong phạm vi bài viết này chỉ xem xét các kết quả nghiên cứu dưới góc độ những tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội. Trên cơ sở đó thử đề xuất những giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi của đô thị hóa đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo. Theo quy hoạch không gian của thành phố đến năm 2020, các xã trên sẽ chuyển thành phường vào cuối 2003 và sẽ trở thành các khu công nghiệp, khu dân cư và các thành phố vệ tinh của Hà Nội. Hiện nay đã hình thành khu công nghiệp Sài Đồng, bao gồm các xã Gia Thụy, Thạch Bàn và thị trấn Sài Đồng đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Còn Cổ Nhuế là xã giáp với khu công nghiệp Bắc và Nam Thăng Long, hiện có gần 100 cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn xã (Phỏng vấn nhóm cán bộ lãnh đạo xã). Từ năm 1990 đến nay, do nhu cầu sử dụng đất của thành phố để xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư và các mục đích phát triển đô thị khác nên diện tích đất nông nghiệp của các xã trên giảm đáng kể. Theo thống kê của các xã đến hết năm 2002, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi: Thạch Bàn là 21,6ha; Gia Thụy là 97ha (cuối năm 2003 sẽ thu hồi thêm 40ha nữa); Cổ Nhuế là 90ha; và Sài Đồng bị thu hồi 1,5ha đất ở do mở rộng đường quốc lộ số 5. Nhiều hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp phải chuyển đổi nghề. Các hộ chỉ bị thu hồi một phần đất cũng phải tìm thêm các việc làm thay thế để bù lại thu nhập bị mất từ phần đất bị thu hồi. Vì vậy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, trồng hoa và chăn nuôi đã bị giảm mạnh, kéo theo thu nhập của các hộ gia đình bị ảnh hưởng đáng kể. Vấn đề đặt ra là các hộ nông dân bị thu hồi đất sẽ làm gì để có thu nhập thay thế cho thu nhập bị mất. Trên thực tế, các hộ bị thu hồi đất đều được đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, mức đền bù rất khác nhau và thường rất thấp, thậm chí không đủ để đầu tư cho việc chuyển sang một nghề mới. Ví dụ, ở xã Cổ Nhuế giá đền bù cho đất nông nghiệp hạng 1 bị thu hồi là 10.000đ/m2 (bằng 3,6 triệu đồng/1sào), Thạch Bàn - 19.000đ/m2 (Thảo luận nhóm nghèo xã Cổ Nhuế và số liệu thống kê xã Thạch Bàn). Nguyên nhân đền bù thấp chủ yếu là do giá đền bù bất hợp lý và những bất cập về chính sách. Dù được đền bù nhiều hay ít thì vấn đề quan trọng là ở chỗ người nông dân ven đô đang bị mất dần đi một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất của mình. Nói cách khác, họ bị mất đi nguồn sinh kế, nguồn thu nhập mà ít nhất cũng đủ cho họ có thể tồn tại được. Đây là

Nguyễn Duy Thắng

65

nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến hình thành một nhóm nghèo mới trong xã hội - nhóm những người bị mất đất, mất nghề. Trong nghiên cứu này và một số nghiên cứu khác ở các xã ven đô cho thấy, đa số các hộ bị thu hồi đất đã sử dụng tiền đền bù đất để đào tạo nghề mới cho các thành viên của gia đình, mua sắm phương tiện sản xuất hoặc làm vốn kinh doanh. Nếu còn dư dật thì họ xây nhà, gửi tiết kiệm. Chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ các hộ trong việc đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của chính quyền còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nên nhiều hộ phải tự tìm việc làm với thu nhập thấp và không ổn định. Việc thu hồi đất của các hộ dân ở các xã ven đô đã làm thay đổi cơ bản sự phân bố đất đai trong từng xã, dẫn đến những bất bình đẳng trong phân bố tài sản (đất và các nguồn lực khác), kéo theo các bất bình đẳng trong phân công lao động và phân bố thu nhập. Sự bất bình đẳng này xảy ra ngay trong mỗi gia đình, chẳng hạn các thành viên trẻ tuổi dễ có cơ hội kiếm việc làm hơn người già và phụ nữ. Hơn nữa, do các hoạt động nông nghiệp bị giảm dần đã làm cho vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp không còn quan trọng nữa nên họ dễ trở thành những lao động dôi dư. Mặt khác, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng làm thay đổi chức năng truyền thống của các xã ven đô vốn là nơi cung cấp thực phẩm chủ yếu cho Hà Nội. Thay vào đó là các hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ cao và các dịch vụ đô thị. Các hoạt động này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ học vấn nhất định và phải được đào tạo nghề thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho người nông dân ven đô không kịp chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế-xã hội. Vì vậy, họ thường không đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, đặc biệt là lao động nữ ở độ tuổi ngoài 40. Đây đang là một thách thức lớn đối với chính quyền các xã ven đô và chính quyền thành phố trong quá trình đô thị hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 1990 đến nay khu công nghiệp Sài Đồng đã thu hồi một phần lớn đất nông nghiệp của xã Gia Thụy và một phần của Thạch Bàn, nhưng chỉ tuyển dụng được rất ít người của địa phương vào làm việc trong các liên doanh ở khu công nghiệp này. Chẳng hạn, Thạch Bàn sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp đã dư ra 700 lao động, nhưng chỉ tuyển dụng được 249 người trong số đó vào làm việc trong các liên doanh. Gia Thụy cũng chỉ tuyển được 100 người nhưng đến nay chỉ còn khoảng 50 người đang làm việc vì các liên doanh không có đủ việc làm (Số liệu thống kê xã và thảo luận nhóm cán bộ xã); siêu thị Metro ở xã Cổ Nhuế dự định tuyển 50 lao động của xã, song thực tế cũng chỉ tuyển được 10 người (Thảo luận nhóm cán bộ xã, 2003). Nguyên nhân chính là do người lao động không đáp ứng đủ các yêu cầu của người sử dụng lao động. Do vậy, các chủ sử dụng lao động phải tuyển dụng lao động từ nơi khác đến, và hậu quả là thêm một gánh nặng quản lý người nhập cư lại đặt lên vai chính quyền các xã, trong khi họ đang phải lo giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư. Trên thực tế, các lao động dôi dư từ nông nghiệp của các xã đã phải tự tìm kiếm việc làm như buôn bán, dịch vụ, làm thuê với các mức thu nhập rất khác nhau và không ổn định để thay thế cho thu nhập bị mất từ nông nghiệp. Kết quả phỏng vấn 100 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên ở xã Cổ Nhuế cho thấy thu nhập của các hộ này có thể được phân thành 5 nhóm (xem Bảng 1): nhóm nghèo với thu nhập dưới 5 triệu đồng/hộ/năm, nhóm thu nhập thấp từ 5 đến 15 triệu/hộ/năm, nhóm trung bình - 15 đến 25 triệu đồng/hộ/năm, nhóm khá - 25 đến 35 triệu

66

Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội...

đồng/hộ/năm, và nhóm thu nhập cao - trên 35triệu đồng/hộ/năm. Bảng 1: Phân bố thu nhập theo nhóm (năm 2002)

TT

Thu nhập trung bình hộ/năm(đồng)

Nhóm thu nhập

1

Nhóm nghèo

< 5 000 000

2

Nhóm thu nhập thấp

5 000 000 - 15 000 000

3

Nhóm thu nhập trung bình

15 000 000 - 25 000 000

4

Nhóm thu nhập khá

25 000 000 – 35 000 000

5

Nhóm thu nhập cao

>35 000 000

Nguồn: Số liệu từ kết quả nghiên cứu

Thực tế cho thấy, nhóm nghèo và thu nhập thấp thường là các hộ thiếu lao động (do ốm đau, tàn tật), hộ thuần nông hoặc làm thuê, nhóm trung bình là các hộ buôn bán nhỏ, dịch vụ và những người hưởng lương từ các cơ quan nhà nước, nhóm khá là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhóm thu nhập cao là các chủ doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân thu nhập thấp từ nông nghiệp là do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và năng xuất cây trồng thấp do ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách giữa nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập thấp là rất khác nhau. Điều này thể hiện một sự phân hóa thu nhập rõ rệt theo xu hướng cách biệt giữa hai nhóm. Ở ba xã trong mẫu nghiên cứu, số hộ thuần nông đang ngày càng giảm dần (xem Bảng 2), thay vào đó là các hộ bán nông và phi nông. Tuy nhiên, đa số hộ nghèo ở các xã lại không phải là hộ thuần nông mà là các hộ có ít lao động để tạo ra thu nhập, hộ không có khả năng lao động, hoặc hộ không có vốn đầu tư phải đi làm thuê với thu nhập thấp và không ổn định (Phỏng vấn nhóm lãnh đạo xã và nhóm nghèo các xã). Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa các hộ thuần nông sẽ có nguy cơ bị rơi vào tình trạng nghèo khổ nếu thành phố không có các chính sách can thiệp phù hợp. Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp theo hộ gia đình ở các xã (Đơn vị: hộ) Thuần nông

Nông nghiệp và buôn bán

Nông nghiệp và tiểu thủ công

Cán bộ nhà nước

Buôn bán, kinh doanh

Tiểu thủ công nghiệp

May mặc



Năm

Sài Đồng

2000

0

0

0

2913

1326

708

862

2002

0

0

0

3050

1450

722

939

2000

665

176

214

585

280

50

25

2002

670

176

214

587

280

50

28

2000

610

110

0

425

272

-

-

2002

549

270

0

484

342

420

-

2000

1274

85

79

1408

334

110

1500

2002

570

228

570

1900

1140

1400

2500

Thạch Bàn

Gia Thụy

Cổ Nhuế

Nguồn: Thống kê của các xã

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự chuyển đổi nghề nghiệp ngày càng tăng ở mỗi xã, đặc

Nguyễn Duy Thắng

67

biệt là ở xã Cổ Nhuế chỉ trong 2 năm số hộ thuần nông đã giảm đi một nửa. Điều đó chứng tỏ tốc độ đô thị hóa đang gia tăng nhanh ở đây. Số hộ thuần nông ở Thạch Bàn tăng nhẹ hàng năm là do các cặp vợ chồng tách hộ sau kết hôn. Nhìn chung, Thạch Bàn ít chịu tác động của quá trình đô thị hóa hơn so với các xã khác được nghiên cứu. Sự phân bố lao động cũng rất khác nhau giữa các ngành nghề và giữa các xã. Nguyên nhân của những khác biệt đó là do những đặc điểm địa lý, kinh tế và xã hội của mỗi xã cũng như quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội. Từ sự phân bố lao động khác nhau trong và giữa các ngành nghề đã dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân bố thu nhập. Ví dụ trong nghề may gia công, các hộ may thuê nếu có việc đều thì sẽ có thu nhập trung bình khoảng 650.000đồng/tháng, trong khi các hộ là chủ xưởng may có thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng. Thu nhập trung bình từ trồng lúa là 1,3 triệu đồng/hộ/năm, trong khi thu nhập trung bình từ buôn bán, dịch vụ là 12 triệu đồng/hộ/năm, từ tiểu thủ công nghiệp là 15,7triệu đồng/hộ/năm, từ lương nhà nước là 14,5triệu đồng/hộ/năm (Phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm). Nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong phân bố lao động và thu nhập giữa các ngành nghề là do nghề đó là nghề truyền thống (dệt, may), nghề có thu nhập cao (chủ doanh nghiệp, dịch vụ, buôn bán), nghề có nhiều cơ hội thăng tiến (cán bộ, giáo viên các cơ quan nhà nước và các trường đại học) nên thu hút được những người có tay nghề, có vốn đầu tư, vốn con người và vốn xã hội. Trái lại, các nghề nặng nhọc với thu nhập thấp và không ổn định thường tập trung những người không có vốn đầu tư, nghèo vốn con người và vốn xã hội. Kết quả thảo luận nhóm nghèo ở các xã cho thấy các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo khổ hoặc thu nhập thấp của họ là do không có vốn đầu tư (chẳng hạn, mua máy may công nghiệp, học nghề...), trình độ học vấn thấp, sức khỏe yếu, thiếu lao động để tạo ra thu nhập. Do sự bất bình đẳng trong phân bố thu nhập nên đã bắt đầu hình thành ở các xã những nhóm thu nhập cao, nhóm thu nhập thấp, nhóm nghèo, nhóm các ông chủ và nhóm người làm thuê, đặc biệt là ở các xã có nghề tiểu thủ công nghiệp như Cổ Nhuế và Sài Đồng. Đây là tiền đề của sự phân tầng xã hội khi mà tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị đạt đến mức cao. Tuy nhiên, bất bình đẳng trong phân bố lao động và thu nhập chưa chắc đã dẫn đến nghèo khổ nếu như xuất phát điểm của tăng trưởng kinh tế là cao. Song, nó chứa đựng một nguy cơ nghèo khổ tiềm ẩn nếu không có các chính sách can thiệp một cách có hiệu quả từ phía chính quyền thành phố, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường với điểm xuất phát của tăng trưởng kinh tế thấp như hiện nay. Ở các xã được nghiên cứu, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ ít và có xu hướng giảm dần hàng năm (xem bảng 3). Tình trạng mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa sẽ tiềm ẩn một nguy cơ làm cho các hộ bị mất đất có thể trở thành nghèo khổ nếu không có chính sách đền bù thỏa đáng và khôi phục cuộc sống của họ, đặc biệt là các hộ thuần nông. Bảng 3: Số hộ nghèo ở các xã nghiên cứu Tên xã

2000

2001

2002

Sài Đồng

85

62

39

Thạch Bàn

172

197

178

68

Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội... Gia Thụy

52

45

32

Cổ Nhuế

65

65

45

Nguồn: Số liệu thống kê của các xã

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số hộ nghèo của xã Thạch Bàn tương đối cao và giảm chậm hàng năm so với các xã khác. Nguyên nhân là do Thạch Bàn là xã ngoại thành và ở xa trung tâm thành phố, đồng thời là xã có nhiều hộ thuần nông và không có nghề truyền thống. Vấn đề bức xúc nhất của chính quyền các xã đang trong quá trình chuẩn bị chuyển thành phường hiện nay là làm thế nào để giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư từ nông nghiệp đang ngày càng tăng, đặc biệt là số lao động nữ ở độ tuổi ngoài 40. Số lao động này nếu không được giải quyết việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho mỗi gia đình, cho chính quyền địa phương và sẽ là nguyên nhân của sự nghèo khổ và các tệ nạn xã hội. 4. Kết luận và đề xuất Thực tiễn cho thấy, đô thị hóa vừa thúc đẩy đô thị phát triển cả về kinh tế và xã hội lại vừa có những tác động bất lợi đến đời sống của người nghèo đô thị, đặc biệt là người nghèo ven đô. Những tác động bất lợi dễ nhận thấy như ô nhiễm môi trường, xuống cấp cơ sở hạ tầng, khan hiếm việc làm, mất đất canh tác, và những tác động tiềm ẩn như bất bình đẳng trong phân bố tài sản, việc làm và thu nhập, dẫn đến sự phân tầng xã hội và hình thành những nhóm nghèo mới. Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ đô thị có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế đô thị một mặt góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo khổ, mặt khác lại làm tăng sự phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội. Ngược lại, nghèo khổ sẽ cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển đô thị. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, để hạn chế những tác động bất lợi của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế-xã hội và cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, thành phố cần phải có chiến lược phát triển toàn diện và bền vững với những chính sách can thiệp phù hợp và có hiệu quả. Chiến lược phát triển và chính sách can thiệp của Thành phố phải phù hợp với chiến lược và chính sách của quốc gia. Cần hạn chế và quản lý tốt người nhập cư để tránh sự đô thị hóa quá tải. Đối với vùng ven đô, cần chú trọng đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thay thế cho các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp. Cần phải đền bù thỏa đáng cho các tài sản bị mất và có chính sách hỗ trợ khôi phục cuộc sống cho người bị ảnh hưởng để tránh nguy cơ bị rơi vào nghèo khổ. Tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận đến các nguồn lực và các dịch vụ đô thị, giảm các bất bình đẳng trong kinh tế và xã hội. Tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển của địa phương, đặc biệt là tham gia vào quá trình lập chính sách và ra quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Các giải pháp cụ thể là: - Lập quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và các vùng ven đô và công khai cho nhân dân. Bản quy hoạch cần được phân chia thành từng giai đoạn cụ thể và chi tiết tránh tình trạng quy hoạch treo. Theo đó người dân có những định hướng và chiến lược phù hợp để có thể thích ứng được với những biến đổi về kinh tế và xã hội trong quá trình đô thị hóa.

Nguyễn Duy Thắng

69

- Chính quyền các xã, phường cần phối hợp với các chủ sử dụng đất và với các cơ quan có liên quan để xây dựng một kế hoạch cụ thể về đền bù và khôi phục cuộc sống của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích phát triển đô thị. Kế hoạch này phải bao gồm các biện pháp đền bù cho việc thu hồi đất và các tài sản bị ảnh hưởng, đào tạo nghề mới và giải quyết việc làm cho các lao động dôi dư. Việc đào tạo nghề phải gắn kết với thị trường lao động ở địa phương để có thể huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, dịch vụ đóng trên địa bàn các xã. Đây là giải pháp tốt để hạn chế dòng nhập cư từ nơi khác và giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất. - Đối với người nghèo, cần tạo điều kiện cho họ được tiếp cận đến các nguồn lực và các dịch vụ đô thị bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt như cho vay vốn không lãi suất và không cần thế chấp, giảm hoặc miễn các chi phí giáo dục và khám chữa bệnh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho họ mà không thu những khoản đầu tư ban đầu. Tư vấn việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo. Hỗ trợ vốn cho các xí nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng sản xuất, thu hút người nghèo vào làm việc. Tài liệu tham khảo 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

Bộ Xây dựng, 1999. Định hướng quy hoạch tổng hợp phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Nxb Xây dựng. Hà Nội. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2003. Niên giám thống kê lao động, thương binh và xã hội 2002. Nxb. Lao động xã hội. Hà Nội. Những biến đổi kinh tế-xã hội ven đô Hà Nội. Đề tài tiềm năng của Phòng Xã hội học đô thị, Viện Xã hội học. Dean F. and Michael L., 1997. Urbanisation in Asia:Lessons Learned and Innovative Responses. Australian Housing and Urban Research Institute. Davis S., 2001. Rural and urban poverty: Understanding the differences. International Institute for Environment and Development. NORAD, 2002. Poverty and urbanisation: challenges and opportunities. Norwegian Agency for Development Cooperation. Nguyễn Duy Thắng, 2003. Nghèo khổ đô thị: các nguyên nhân và yếu tố tác động. Tạp chí Xã hội học Số 1, 2003. Sudipto and Brian, 1997. The rural-urban transition in Viet Nam: Some selected issues. Institute of Sociology.

Xã hội học số 3 (87), 2004

71

Ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể trong các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay NGÔ THỊ MINH PHƢƠNG Đặt vấn đề Với sự ra đời của Bộ luật Lao động của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, lần đầu tiên ở nƣớc ta, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động cũng nhƣ của ngƣời sử dụng lao động đã đƣợc nhà nƣớc bảo vệ bằng pháp luật. Nhằm đáp ứng mục đích nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong công nhân, lao động Thủ đô của Liên đoàn lao động thành phố Hà nội, phòng Xã hội học lao động và công nghệ thuộc Viện Xã hội học đã phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu “Hiểu biết của công nhân về Bộ luật Lao động” trên cơ sở khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội, bao gồm cả ba khối: doanh nghiệp nhà nƣớc , doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp tƣ nhân. Theo chƣơng V “Thỏa ƣớc lao động tập thể” của Bộ luật Lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể không chỉ đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể lao động và ngƣời sử dụng lao động một cách “tự nguyện, bình đẳng và công khai” mà còn khuyến khích đảm bảo cho ngƣời lao động (ngƣời lao động) có “lợi hơn” khi “so với quy định của pháp luật lao động”. Bởi thế, thái độ hiện nay của ngƣời lao động đối với thỏa ƣớc lao động tập thể là vấn đề đáng quan tâm và trở thành một trong những nội dung chính của đề tài vừa nêu trên. 1. Kết quả nghiên cứu Vấn đề “ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể” đƣợc tìm hiểu theo các nội dung sau: ngƣời lao động có biết tới, có quan tâm, có tham gia thảo luận xây dựng và có nắm chắc thỏa ƣớc lao động tập thể ở nơi mình làm công hay không? Các số liệu điều tra đã cho những kết quả về các vấn đề này. Trƣớc hết, kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy hiện nay có 81,5% tổng số ngƣời lao động đã biết là trong nội dung của Bộ luật Lao động ban hành năm 1994 có đề cập tới vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể. Tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy rằng tỷ lệ này trong các doanh nghiệp liên doanh là cao nhất với 94%, tiếp đến là các doanh nghiệp nhà nƣớc với 84,9% và thấp nhất ở các doanh nghiệp tƣ nhân với 67,4%. Qua đây có thể thấy rằng mặc dù Bộ luật Lao động đã ban hành đƣợc gần mƣời năm nhƣng thật khó hiểu khi số ngƣời lao động không biết đến vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể còn rất lớn: 18,5%; thậm chí càng khó hiểu hơn bới ngay ở những doanh nghiệp nhà nƣớc, tỷ lệ này vẫn còn tới 15,1%. Song cần phải thấy rằng giữa biết vấn đề với có quan tâm tới vấn đề có sự khác biệt rất lớn. Kết quả điều tra cho thấy số ngƣời lao động thực sự quan tâm đến vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể mới chỉ chiếm già nửa (54,3%) và doanh nghiệp liên doanh vẫn dẫn đầu với 81,9%

72

Người lao động với thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp...

rồi đến doanh nghiệp nhà nƣớc là 57,3% và thấp nhất ở doanh nghiệp tƣ nhân là 32,2%. Có thể thấy ngay là số ngƣời thực sự quan tâm đến vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể nói chung còn rất thấp. Về vấn đề ngƣời lao động tham gia thảo luận xây dựng nội dung thỏa ƣớc lao động tập thể, số liệu điều tra cho thấy có 71,7% tổng số họ tham gia và cũng vẫn là doanh nghiệp liên doanh thu hút đƣợc đông đảo ngƣời lao động tham gia nhất với 91,0% và thấp nhất cũng là doanh nghiệp tƣ nhân với 46,9%; riêng ở doanh nghiệp nhà nƣớc, con số này cũng chỉ là 78,6% tổng số tham gia. Kết quả tất yếu của việc tồn tại một số đông ngƣời lao động không biết đến sự hiện diện của vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể trong Bộ luật Lao động, không quan tâm đến việc ký kết văn bản này cũng nhƣ không quan tâm đến việc tham gia thảo luận xây dựng nội dung cho nó đã dẫn đến số lƣợng ngƣời lao động không biết gì về nội dung của văn băn thỏa ƣớc lao động tập thể đã đƣợc ký kết ở ngay chính doanh nghiệp mà mình đang làm công, theo số liệu điều tra, lên tới 25,1%. Và cũng sẽ là tất yếu khi con số này là cao nhất ở doanh nghiệp tƣ nhân với 39,9% rồi tới doanh nghiệp nhà nƣớc với 21,8% và cuối cùng, thấp nhất ở doanh nghiệp liên doanh với 11,4%. Cũng cần thấy thêm là văn bản thỏa ƣớc lao động tập thể đƣợc chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc ngƣời có giấy ủy quyền của Ban chấp hành công đoàn) và Giám đốc doanh nghiệp (hoặc ngƣời có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiềp) ký kết thành bốn bản rồi lƣu tại bốn văn phòng chức năng liên quan. trong điều kiện nhƣ thế, đòi hỏi ngƣời lao động nắm bắt nội dung thỏa ƣớc lao động tập thể quả là xa rời thực tế. Và nhƣ vậy, các kết quả điều tra vừa đƣợc nêu ra cũng là hợp lý. Trong quá trình xây dựng phiếu thăm dò, các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm tìm hiểu vấn đề ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể thông qua các mối liên quan với giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn...; tuy nhiên các kết quả điều tra cũng cho thấy các yếu tố này không tạo nên những ảnh hƣởng khác biệt đối với vấn đề đƣợc nghiên cứu. Tóm lại các kết quả nghiên cứu vấn đề ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể cho thấy nổi lên hai nội dung sau đây: - Ngƣời lao động chƣa quan tâm nhiều tới thỏa ƣớc lao động tập thể. - Mức độ quan tâm tới thỏa ƣớc lao động tập thể của ngƣời lao động thuộc các khối doanh nghiệp khác nhau không đồng đều. 2. Trao đổi Trong phần trao đổi này, sẽ lần lƣợt thử đi tìm nguyên nhân của hai nội dung tồn tại đƣợc tìm thấy từ việc phân tích các kết quả nghiên cứu vấn đề ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể. 2.1. Nguyên nhân khiến người lao động chưa quan tâm nhiều tới thỏa ước lao động tập thể Mặc dù Bộ luật Lao động của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành đƣợc gần mƣời năm kể từ 1994, song vấn đề thỏa ƣớc lao động tập thể vẫn chƣa thực sự đi vào đời sống xã hội, chƣa trở thành nhu cầu bức xúc của ngƣời lao động, thể hiện qua tỷ lệ những

Ngô Thị Minh Phương

73

ngƣời trong số họ không hề biết tới; không quan tâm tới vấn đề này; không tham gia xây dựng hay không biết đến nội dung văn bản thỏa ƣớc lao động tập thể của chính nơi mình đang làm công. Có thể dễ dàng đƣa ra hai nguyên nhân sau để giải thích cho hiện tƣợng này: - Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động có hiệu quả thấp. - Trình độ hiểu biết của ngƣời lao động còn thấp. Nguyên nhân thứ nhất đƣợc đƣa ra nhƣ một điều hiển nhiên bởi Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội có ghi mục đích của đề tài nghiên cứu này trong “Phiếu trƣng cầu ý kiến” là: “Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động Thủ đô...”. Nguyên nhân này sẽ luôn luôn đúng bởi công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động là công việc cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và không ngừng cải tiến để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên việc đánh giá định lƣợng đối với công tác này không phải dễ dàng và không phải bao giờ cũng có thể làm đƣợc. Nguyên nhân thứ hai cũng nhƣ một điều hiển nhiên bởi cuộc khảo sát do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức, cơ sở của đề tài nghiên cứu này, mang tên: “Hiểu biết của công nhân về Bộ luật Lao động”. Rõ ràng Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đang quan tâm tới trình độ hiểu biết của công nhân. Không thể phủ nhận nguyên nhân thứ hai này bởi khi có trình độ hiểu biết thấp, ngƣời lao động khó có thể nắm bắt những vấn đề phức tạp nhƣ Bộ luật Lao động. Trong khi đó, trình độ học vấn (một yếu tố liên quan chặt chẽ với trình độ hiểu biết) của ngƣời lao động, đối tƣợng của cuộc điều tra, chỉ là 20,5% có trình độ cao đẳng và đại học; 51,1% có trình độ cấp ba và 28,4% có trình độ từ cấp hai trở xuống. Chƣa thể coi trình độ học vấn chung của ngƣời lao động của chúng ta nhƣ thế là cao. Song, nhƣ đã nêu trong mục “1/ kết quả nghiên cứu”, không có sự khác biệt của các nhóm ngƣời lao động có trình độ học vấn khác nhau đối với các nội dung nghiên cứu liên quan tới vấn đề ngƣời lao động với thỏa ƣớc lao động tập thể. Chính từ đó, buộc ngƣời nghiên cứu phải đi tìm những nguyên nhân của vấn đề. Trong cuộc sống cách ứng xử của ngƣời Việt Nam là hết sức mộc mạc. Khi phải đối diện với những lựa chọn liên quan đến quyền lợi vật chất, họ có nguyên tắc thật đơn giản: “một đổi hai, khoai cũng đổi”. Vậy lẽ nào ngƣời lao động lại có thể không quan tâm tới thỏa ƣớc lao động tập thể nếu thực sự nó mang lại cho họ quyền lợi, mà trƣớc hết lại là quyền lợi vật chất, là “miếng cơm manh áo”. Cũng có thể cho rằng tại trình độ hiểu biết của ngƣời lao động còn thấp. Nhƣng ngƣời Việt Nam cũng lại là tác giả của câu tục ngữ nổi tiếng “Nó lú, có chú nó khôn”. Bởi vậy không thể coi nguyên nhân ngƣời lao động chƣa quan tâm nhiều tới thỏa ƣớc lao động tập thể là do trình độ hiểu biết của họ thấp kém, nhất là khi ngay trong số họ cũng có tới 20,5% có trình độ học vấn cao đẳng và đại học. Nguyên nhân khiến một bộ phận ngƣời lao động chƣa quan tâm nhiều tới thỏa ƣớc lao động tập thể lại chính là chỗ họ chƣa có đƣợc niềm tin coi thỏa ƣớc lao động tập thể thực sự mang lại cho mình quyền lợi. Sâu sa hơn, bộ phận ngƣời lao động này coi Công đoàn, tổ chức vốn một thời không xa đƣợc mang danh “ăn theo”, chƣa phải là tổ chức có thể đứng ra thực sự bảo vệ quyền lợi cho mình trƣớc giới chủ doanh nghiệp khi nó sẽ đại diện cho tập thể lao động của mình để thƣơng lƣợng và ký kết văn bản thỏa ƣớc lao động tập thể. Ở đây thành kiến của một thời vẫn còn đeo bám dai dẳng trong ngƣời lao động và trở thành nguyên nhân của một hiện tƣợng xã hội.

74

Người lao động với thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp...

2.2. Nguyên nhân về mức độ quan tâm không đồng đều của người lao động thuộc các khối doanh nghiệp khác nhau tới thỏa ước lao động tập thể Tỷ lệ bộ phận ngƣời lao động quan tâm tới thỏa ƣớc lao động tập thể chiếm giá trị cao nhất ở khối doanh nghiệp liên doanh, giá trị trung gian ở khối doanh nghiệp nhà nƣớc và giá trị thấp nhất ở khối doanh nghiệp tƣ nhân. Khoảng chênh lệch khá rộng giữa các kết quả điều tra về mối quan tâm này cho thấy rõ ràng có sự không đồng đều về mức độ quan tâm của ngƣời lao động thuộc các khối doanh nghiệp đối với thỏa ƣớc lao động tập thể. Để lý giải nguyên nhân của hiện tƣợng này không thể không quan tâm tới đặc điểm riêng biệt của từng khối doanh nghiệp. Nói cách khác phải chăng chính một số đặc điểm riêng của các khối doanh nghiệp khiến ngƣời lao động trong mỗi khối này có mức độ quan tâm không giống nhau đối với thỏa ƣớc lao động tập thể. Ở các doanh nghiệp liên doanh, chủ doanh nghiệp thƣờng là ngƣời nƣớc ngoài. Họ vốn sinh ra, sông và làm việc ở các nƣớc phát triển, trong một môi trƣờng có cơ sở pháp lý chặt chẽ và quen tuân thủ pháp luật, nay lại tham gia làm ăn ở nơi “đất khách quê ngƣời”, nên dễ mang mặc cảm doanh nghiệp của mình bị chính quyền và pháp luật của nƣớc sở tại giám sát chặt chẽ, bởi thế không chỉ với bản thân mà họ còn bắt buộc ngƣời lao động làm công cho mình cũng phải nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Việt Nam. Đã có những trƣờng hợp ngƣời lao động Việt Nam bị khiển trách chỉ vì không nắm vững luật pháp và bị phát hiện khi họ kiểm tra. Chính nhờ hoàn cảnh riêng này mà ngƣời lao động trong các doanh nghiệp liên doanh thƣờng nắm biết và thực hiện vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể theo tinh thần của bộ luật Lao động đầy đủ và nghiêm túc hơn. Cũng đừng nên quên rằng, thu nhập cao hơn trong các doanh nghiệp liên doanh cũng là một động lực háp dẫn lớn để buộc ngƣời lao động chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, kể cả vấn đề thỏa ƣớc lao động tập thể trong Bộ luật Lao động theo yêu cầu của chủ, để đảm bảo sự tồn tại của mình trong doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho tỷ lệ ngƣời lao động quan tâm đến thỏa ƣớc lao động tập thể trong khối doanh nghiệp liên doanh là cao nhất trong các khối doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta mới chỉ xuất hiện nhiều trong thời kỳ đổi mới nên thƣờng có quy mô nhỏ và hoạt động của nó thƣờng mang tính thời vụ. Trong bối cảnh ấy, quan hệ giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp khá lỏng lẻo: ngƣời lao động xin vào làm thử rồi nếu không thích lại bỏ việc đi tìm nơi khác. Tâm lý muốn “thành ngƣời nhà nƣớc” hay “vào biên chế” từ thời bao cấp vẫn còn ăn sâu trong một bộ phận không nhỏ ngƣời lao động. Chính hoàn cảnh đó làm cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân không gắn bó với nơi làm việc của mình; và vì vậy việc họ không quan tâm đến thỏa ƣớc lao động tập thể cũng là dễ hiểu. Đây chính là nguyên nhân khiến trong các khối doanh nghiệp, doanh nghiệp tƣ nhân có tỷ lệ ngƣời lao động quan tâm đến thỏa ƣớc lao động tập thể là thấp nhất. Trong thời kỳ bao cấp trƣớc đây các doanh nghiệp nhà nƣớc, vốn đƣợc coi là cơ sở của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã nhận đƣợc nhiều ƣu đãi từ nhà nƣớc cho dù hoạt động có đem lại lợi nhuận hay không. Chính điều này làm cho một bộ phận ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, mặc dù đã chuyển qua thời kỳ đổi mới, vẫn giữ nhiều nếp nghĩ hay thói quen từ thời bao cấp không có lợi cho viêc thích ứng và phát triển của doanh nghiệp trong tình hình mới. Đối với họ, doanh nghiệp không có quyền cho thôi việc mà chỉ có thể điều chỉnh hay thuyên

Ngô Thị Minh Phương

75

chuyển công tác; cùng lắm cũng chỉ là vận động “về hƣu non” kèm theo một số chế độ ƣu đãi. Chính sách “biệt đãi” này làm cho một bộ phận ngƣời lao động trong doanh nghiệp nhà nƣớc chẳng quan tâm gì nhiều đến thỏa ƣớc lao động tập thể. Vả lại việc đó cũng chẳng ảnh hƣởng khi thói quen của thời bao cấp khiến một số ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp cũng chỉ thực hiện việc ký kết này một cách hình thức. Do tính chất tổ chức của doanh nghiệp nhà nƣớc chặt chẽ hơn so với doanh nghiệp tƣ nhân nên tỷ lệ ngƣời lao động không quan tâm đến thỏa ƣớc lao động tập thể của doanh nghiệp nhà nƣớc tất yếu nhỏ hơn cũng tỷ lệ này của doanh nghiệp tƣ nhân. Song do quyền lợi kinh tế của ngƣời lao động trong doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng không bằng của ngƣời lao động trong doanh nghiệp liên doanh nên tỷ lệ ngƣời lao động không quan tâm tới thỏa ƣớc lao động tập thể của doanh nghiệp nhà nƣớc lại lớn hơn cũng tỷ lệ này ở doanh nghiệp liên doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến mức độ quan tâm tới thỏa ƣớc lao động tập thể của ngƣời lao động thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc nằm giữa cũng mức độ quan tâm này của ngƣời lao động thuộc khối doanh nghiệp liên doanh và của ngƣời lao động thuộc khối doanh nghiệp tƣ nhân. Từ những phân tích trên đây, rõ ràng đặc điểm riêng biệt của các khối doanh nghiệp khiến cho mức độ quan tâm đối với thỏa ƣớc lao động tập thể của ngƣời lao động thuộc các khối khác nhau không đồng đều. Đi sâu phân tích thêm nguyên nhân hình thành những đặc điểm riêng biệt này của từng khối doanh nghiệp, có thể thấy là do các khối doanh nghiệp này đã phải chịu những áp lực xã hội không bình đẳng nhƣ nhau, bao gồm cả áp lực tâm lý, áp lực pháp lý ...nhƣ vừa nêu trên. 3. Khuyến nghị: Để khắc phục tình trạng ngƣời lao động trong các khối doanh nghiệp chƣa quan tâm nhiều tới vấn đề ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể cũng nhƣ mức độ quan tâm không đồng đều của ngƣời lao động thuộc các khối doanh nghiệp khác nhau đối với vấn đề này, trên cơ sở những nguyên nhân vừa nêu trong mục “2. Trao đổi”, cần quan tâm thực hiện tốt những giải pháp sau đây: - Không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động để giúp họ nắm chắc luật pháp nói chung và Bộ luật Lao động cùng với vấn đề thỏa ƣớc lao động tập thể nói riêng. - Cải tiến hoạt động của Công đoàn để tổ chức này thực sự trở thành niềm tin của ngƣời lao động, xứng đáng là ngƣời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trƣớc giới chủ doanh nghiệp. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới tƣ duy để tạo ra một “sân chơi bình đẳng” cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

TRÊN GIÁ SÁCH CỦA NHÀ XÃ HỘI HỌC Tạp chí Xã hội học đã nhận được sách của các nhà xuất bản, các tác giả sau gửi tặng. Cám ơn các nhà xuất bản, các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

76

Người lao động với thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp... TẠP CHÍ XÃ HỘI HỌC

SÁCH XÃ HỘI HỌC DO QUỸ FORD TÀI TRỢ

1.

MAI VĂN HAI - MAI KIỆM: Xã hội học văn hóa. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. 172 trang.

2.

TÔ DUY HỢP: Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. 174 trang.

3.

VŨ TUẤN HUY: Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. 172 trang.

4.

ĐỖ THIÊN KÍNH: Phân hóa giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam (Qua hai cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993 và 1998). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 2003. 176 trang.

5.

NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN: Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. 220 trang.

6.

BÙI THỊ THANH HÀ: Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ Đổi mới. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 2003. 172 trang.

Xem tiếp trang 100

Sự kiện - Nhận định

Xã hội học số 3 (87), 2004

77

NHÂN DỊP KỶ NIỆM LẦN THỨ 80 NGÀY SINH CỦA GIÁO SƯ BÙI ĐÌNH THANH (1924 - 2004)

Giáo sư Bùi Đình Thanh, học giả uyên bác, một tấm lòng chân thành với đồng nghiệp và một người hết lòng với sự nghiệp phát triển ngành xã hội học NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN Tôi được biết anh Thanh từ khi còn đang là sinh viên năm cuối của khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, những năm 1975 - 1976. Anh giảng cho chúng tôi chuyên đề Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thời kỳ 1954-1974. Nghe nhiều người nói anh là người có uy tín khoa học trong ngành sử Việt Nam hiện đại lúc đó, tôi rất mừng vì được học một người thày mà đồng nghiệp và sinh viên yêu mến cho dù chưa được gặp. Thời gian giảng không lâu vì đó chỉ là một trong số các chuyên đề mà chúng tôi được học vào năm cuối khóa. Nhưng cảm tưởng của tôi về anh lúc đó đã sâu đậm. Anh là người vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nên bài giảng có chiều sâu, phương pháp tư duy khoa học, cách trình bày hệ thống nhưng không hề khô khan máy móc. Qua cách giảng bài của anh, tôi nghĩ anh là người hết lòng với công việc nghiên cứu của mình và không có niềm say mê nào khác. Anh là một trong số những người thày mà thế hệ sinh viên chúng tôi rất yêu mến và kính trọng. Sau vài năm, thật may mắn, tôi được về Ban Xã hội học làm việc. Khi đến nhận việc, tôi và một số anh cùng về được Giáo sư Vũ Khiêu, vừa là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội vừa là Trưởng ban và anh Bùi Đình Thanh, từ Viện Sử về làm Phó ban đón tiếp rất chân tình và cởi mở. Vì xã hội học là ngành mới thành lập nên không có ai có nghề xã hội học. Cả ban lãnh đạo và chúng tôi đều phải tự trang bị kiến thức cho mình, để xây dựng cơ quan và ngành xã hôị học. Không hiểu sao lúc đó, chúng tôi không hoang mang mang lo lắng mà còn thích thú vì được đi vào một ngành khoa học xã hội hoàn toàn mới. Có lẽ vì chúng tôi còn trẻ, hơn nữa chúng tôi lại có những nhà khoa học rất dày dạn trong nghề, say mê với nghiên cứu động viên giúp đỡ nên cảm thấy an tâm thoải mái. Tôi còn nhớ anh Trần Văn Tý, tuổi đã gần sáu mươi, còn hăng hái hơn cả thanh niên, khám phá từ đầu môn thống kê xác suất và phương pháp chọn mẫu từ các sách tiếng Nga, tiếng Pháp để hướng dẫn chúng tôi tiến hành các nghiên cứu xã hôị học đầu tiên về nhà ở. Lúc đó anh Thanh vừa là Phó ban, vừa là Bí thư Chi bộ. Anh không chỉ tận tâm trong công việc quản lý cơ quan mà còn tỏ ra là một tấm gương trong lĩnh vực nghiên cứu, tư duy và tìm tòi sáng tạo. Anh không chỉ quan tâm xem chúng tôi có gì khó khăn vướng mắc trong cuộc sống để động viên giúp đỡ vì anh là Bí thư Chi bộ mà còn để ý xem thiên hướng và khả năng

78

Giáo sư Bùi Đình Thanh, học giả uyên bác, một tấm lòng chân thành với đồng nghiệp...

từng người ra sao để định hướng đào tạo và phát triển chuyên môn cho phù hợp. Anh có kiến thức sâu rộng và hệ thống về sử học nên không có gì xa lạ với xã hội học. Hơn nữa anh là người được đào tạo kỹ càng về Tây học, nên tinh thần cơ bản của xã hội học Tây phương anh đều cảm nhận được. Đó chính là điều may mắn và sự động viên lớn với chúng tôi. Anh chính là người đã giúp chúng tôi thẩm định phẩm chất tư duy xã hội học trong thời kỳ mà chưa ai hiểu nó ra sao. Chúng tôi lúc đó còn trẻ, rất hăng hái say sưa với khoa học, nhưng chưa biết nghề nên đôi khi hay ngộ nhận. Anh dự các sinh hoạt khoa học, lắng nghe chúng tôi tranh luận và động viên chúng tôi. Có điều gì chưa đúng, anh không bao giờ thẳng thừng bác bỏ mà điềm tĩnh trao đổi với chúng tôi như với các đồng nghiệp thực sự: chỗ này nên cẩn thận vì ứng dụng lô gích hình thức trong khoa học xã hội nhiều khi không ổn… Sau này chúng tôi được đi học ở nhiều nước khác nhau, được đào tạo cơ bản và hệ thống hơn về chuyên ngành xã hội học. Chính là nhờ có hiểu biết vững vàng hơn về chuyên môn, chúng tôi càng thấy tri thức xã hội học của anh rất rộng, rất sâu và luôn luôn được hoàn thiện. Thực tế là anh đã đọc rất nhiều, rất có hệ thống về các nhà xã hội học có tên tuổi trên thế giới, cộng với tri thức và kinh nghiệm nghiên cứu sử học nhiều năm nên hiểu biết xã hội học của anh rất chuyên nghiệp. Anh là một học giả có kiến thức sâu rộng trên cả hai lĩnh vực sử học và xã hội học nên được giao rất nhiều trọng trách trong nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Anh vừa tham gia biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam hiện đại do cố Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, vào những năm 80, vừa tích cực tham gia vào nhiều chương trình KX, cùng Giáo sư Phạm Xuân Nam, những năm 90, chủ yếu liên quan đến các nghiên cứu xã hội học về chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước. Anh là một trong số ít những người luôn được Viện Khoa học xã hội Việt Nam cử tham gia thường xuyên vào các trao đổi khoa học xã hội với các học giả phương Tây trong thời kỳ Đổi mới. Với những khả năng và trọng trách của mình, anh đã trở thành cầu nối giữa các nhà xã hội học trong và ngoài nước. Trong nguyên tắc quản lý cơ quan khoa học, anh gần với một nhà kỹ trị hơn là một người quản lý thuần túy. Anh luôn để tình riêng sang một bên mà không để nó chen vào trong công việc lãnh đạo của mình. Ai đó có vấn đề hay bị dư luận chỉ trích, anh thường gặp trực tiếp để làm sáng tỏ vấn đề và góp ý thẳng thắn mà không bao giờ thành kiến. Những vấn đề sinh hoạt và quan hệ cơ quan những năm sau chiến tranh khá nặng nề và đôi khi còn bị nâng lên thành quan điểm, anh là bí thư chi bộ nhưng tập trung vào các hoạt động chuyên môn và chính trị tư tưởng của Đảng hơn là chú ý vào những quan hệ cá nhân của mỗi người nên phát huy được tính tích cực của mọi người và tinh thần đoàn kết trong cơ quan. Tôi biết anh đã từng là chính trị viên trong bộ đội và cách sống bộ đội giản dị của anh luôn làm cho chúng tôi yên tâm thoải mái. Tuổi đời anh hơn lớp trẻ chúng tôi hẳn một thế hệ nhưng cung cách xử sự của anh lại hết sức trẻ trung và gần gũi. Anh bảo ở cơ quan thì xưng hô anh em tiện quan hệ công tác hơn là xưng hô bác cháu hay chú cháu. Ý anh là tình cảm con người, sự tôn trọng lẫn nhau, tinh thần dân chủ và bình đẳng trong công việc quan trọng hơn là thứ bậc tuổi tác hay quan hệ quyền lực. Cho dù điều hành các sinh hoạt khoa học hay hội thảo ở cơ quan, anh không thích lấy tư cách lãnh đạo mà chỉ muốn lấy tư cách một nhà khoa học để thâu tóm một vấn đề khoa học đang được thảo luận. Anh không phân biệt đối xử với ai trong công việc chung, không

Nguyễn Đức Truyến

79

dùng quyền lực hay quyền lợi để tạo ra các quan hệ đặc biệt như một số người vẫn làm. Chính vì thế mà anh luôn giữ được các quan hệ anh em, bạn bè và đồng nghiệp vô tư, trong sáng. Anh nói sao, tức là nghĩ vậy và không bao giờ thay đổi. Anh tin ở quan niệm sống của mình, ở lòng tốt của mọi người và tin rằng cuộc sống luôn hướng tới sự tốt đẹp. Những khi vui buồn tâm sự, anh bao giờ cũng nghĩ về những người thày, những người bạn tốt, những điều tốt lành, những tấm gương mà anh noi theo cho dù họ còn sống xa hay đã mất mà bỏ qua những chuyện phù hoa, danh lợi, hiềm khích cá nhân hay sự hãnh tiến của người đời. Anh hay nói về những nhân cách lớn như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, Giáo sư Trần văn Giàu, cố Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường và Giáo sư Francois Houtart… với tất cả sự kính trọng và lòng quý mến. Ngay cả với những học giả hay đồng nghiệp nước ngoài anh cũng rất chân thành và kính trọng, nhất là những người đã đóng góp tài năng và cuộc đời cho sự nghiệp xã hội học. Mỗi khi có một nhà xã hội học lớn qua đời, anh luôn tự thấy phải thay mặt các đồng nghiệp Việt Nam, bày tỏ tình cảm cao quý của mình và của giới khoa học Việt Nam đối với họ. Anh bày tỏ lòng mình vừa như một đồng nghiệp, vừa như một tấm lòng biết ơn và sự kính cẩn trước những đóng góp và lý tưởng khoa học của họ. Khi nghe tin hai nhà xã hội học lớn của thế giới là R. Merton (Mỹ) và P.Bourdieu (Pháp) qua đời, anh rất xúc động, tìm hiểu thông tin, lấy tâm huyết của mình viết lời vĩnh biệt rồi gửi đăng trên tạp chí Xã hội học. Trong sự nghiệp khoa học của mình, anh luôn gắn mình với cơ quan, với công việc được giao và với ý thức trách nhiệm của một người trí thức đảng viên với Đảng và với Đất nước. Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu vấn đề gì, anh say sưa lao vào lĩnh vực đó mà ít quan tâm tới vấn đề thù lao hay lợi ích cá nhân. Các lĩnh vực nghiên cứu của anh vì thế rất rộng, từ lịch sử Việt Nam hiện đại sang xã hội học, từ giai cấp công nhân, sang giai cấp tư sản dân tộc rồi cơ cấu và phân tầng xã hội của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Ngay cả khi đang bận rộn nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên các trường đại học về lịch sử xã hội học, anh vẫn không quên các đề tài về chính sách xã hội, về Hai trăm năm cách mạng Pháp hay Năm mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Mỗi khi đọc một công trình nghiên cứu mới, có ích cho công tác quản lý đất nước hay cho nghiên cứu khoa học, anh luôn bỏ thì giờ phân tích, lược thuật rồi thông tin cho các đồng chí lãnh đạo quan tâm hay cho đông đảo đồng nghiệp trong và ngoài nước. Anh công tác tại Ban Xã hội học không lâu. Khi Ban Xã hội học phát triển thành Viện Xã hội học (1983), anh đã sang công tác ở một bộ phận khác. Tuy nhiên anh chưa bao giờ từ bỏ niềm say mê được sự đóng góp sức mình cho ngành xã hội học. Anh luôn theo sát từng bước đi của xã hội học Việt Nam cho dù là trong giảng dạy hay nghiên cứu. Anh là người đã rời khỏi Viện từ lâu nhưng anh cũng là người vẫn giữ được những tình cảm của anh em đồng nghiệp như khi còn đang ở Viện. Vì anh vẫn giữ được sợi dây liên lạc trong công tác chuyên môn và những tình cảm bạn bè, đồng nghiệp với các thế hệ những người nghiên cứu xã hội học trẻ. Ngay cả khi tuổi đã ngoài 70, anh vẫn không hề tỏ ra lạc hậu với các thành tựu khoa học trong nước. Các bài nghiên cứu của anh vẫn đều đặn được công bố và chất lượng khoa học vẫn ngày càng hoàn thiện. Anh không viết bài theo cảm hứng cá nhân mà luôn đặt suy nghĩ của mình trong dòng chảy của tư duy khoa học và của đòi hỏi thực tiễn xã hội. Anh đọc nhiều, suy nghĩ

80

Giáo sư Bùi Đình Thanh, học giả uyên bác, một tấm lòng chân thành với đồng nghiệp...

nhiều nhưng viết rất chọn lọc và cô đọng. Anh không trích dẫn nhà khoa học lớn nào mà không trực tiếp nêu ra những vấn đề và tư tưởng đích thực của họ. Thú vị hơn nữa là mỗi khi trò chuyện, anh thường cùng lúc gợi ra hai cảm hứng sử học và xã hội học ở người nghe. Anh là một kho báu các sử liệu hiện đại mà chúng tôi luôn mong muốn được khám phá qua cách kể chuyện của anh. Anh hay chắp nối các sự kiện mà anh được quan sát, được nghe và được đọc để chiêm nghiệm những quan niệm học thuật về sử học hay xã hội học của mình. Cái hấp dẫn ở anh với tư cách là nhà khoa học chính là ở quan niệm về sử học của anh luôn rất gần với xã hội học: sử học là mối liên hệ giữa các sự kiện thực nghiệm chứ không phải là bản thân các sự kiện hay tính niên đại của chúng. Anh ít có điều kiện đi điền dã xã hội học, nhưng tri thức sử học chính là nguồn tư liệu vô cùng phong phú để anh thao tác các lý luận xã hội học phong phú của mình. Nhân dịp mừng anh thượng thọ Bát tuần, mong anh sẽ giữ mãi cái phong độ trẻ trung yêu đời của người làm khoa học, cái tình cảm nồng ấm và nhân hậu của những người đồng nghiệp và một niềm vui trong khám phá tri thức khoa học và được đóng góp cho xã hội.

Trao đổi nghiệp vụ

Xã hội học số 3 (87), 2004

81

Nhận diện về hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay VŨ ĐẠT Công đoàn có vai trò quan trọng trong các công ty cổ phần bởi nó là tổ chức bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Thực chất hoạt động công đoàn trong các công ty này như thế nào đang là vấn đề cần được lưu tâm. Trong cuộc khảo sát 504 đối tượng điều tra là cán bộ công đoàn, công nhân lao động trong các công ty cổ phần do chúng tôi tiến hành cuối năm 2002 trong một số công ty cổ phần tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Nam Định, Bắc Ninh... đã phần nào giúp chúng tôi nhận diện được thực trạng của hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay. Tham gia quan hệ lao động Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với công nhân lao động của các công ty cổ phần, pháp luật về lao động đã xác định công nhân lao động có quyền tham gia quản lý theo cơ chế dân chủ đại diện (thông qua Công đoàn cơ sở). Với tư cách là người đại diện, Công đoàn luôn đứng về phía công nhân lao động, đại diện cho công nhân lao động tham gia giải quyết một số vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công nhân lao động trong quan hệ lao động. Theo kết quả khảo sát, số lượng Công đoàn công ty cổ phần đã tham gia với Giám đốc một số nội dung thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công nhân lao động trong quan hệ lao động như sau: 89,3% Công đoàn cơ sở tham gia về vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho công nhân, lao động. 94,6% Công đoàn cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 79,4% Công đoàn cơ sở tham gia quản lý công ty. 70,2% Công đoàn cơ sở tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, một số Công đoàn công ty cổ phần chưa thể hiện được vai trò của mình. Có những kiến nghị của công nhân lao động về trang bị phương tiện trong phòng nghỉ giữa ca, phòng vệ sinh, phòng tắm, chấm công, xét thi đua, khen thưởng, nghỉ phép… Công đoàn đã không phản ánh kiến nghị với Giám đốc giải quyết. Hơn thế, có Công đoàn công ty cổ phần không quan tâm đến việc xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, không tổ chức kiểm tra, giám sát việc ký các hợp đồng lao động cho đúng pháp luật lao động và việc thực hiện hợp đồng lao động của Giám đốc, như: hợp đồng lao động ký xong nhưng Giám đốc không giao hợp đồng lao động cho công nhân lao động, không phổ biến nội quy, quy chế của công ty cho công nhân lao

82

Nhận diện về hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay

động biết… mà Công đoàn không biết để kiến nghị, yêu cầu Giám đốc thực hiện đúng pháp luật,v.v… Tình hình trên làm cho vai trò của công đoàn cơ sở mờ nhạt, không tạo lập được sự đoàn kết, gắn bó giữa Giám đốc công ty với công nhân lao động, dẫn đến tình trạng đình công của công nhân lao động. Tuyên truyền giáo dục cho công nhân Làm việc trong các công ty cổ phần là một thay đổi lớn về tâm lý đối với công nhân lao động, từ chỗ được Nhà nước bao cấp không phải đầu tư tài chính vào quá trình lao động đến chỗ công nhân lao động phải đầu tư tài chính để có việc làm, được thực hiện quyền làm chủ thực sự trong công ty cổ phần và phải đối mặt với rủi ro (công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản) nên công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, công nhân lao động cần được coi trọng thường xuyên. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn công ty cổ phần đã tiến hành tuyên truyền cho công nhân lao động hiểu được chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp là hoàn toàn đúng đắn; phổ biến các quy định có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp. Công đoàn vận động đoàn viên thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tự giác thực hiện tốt nội quy, quy định của công ty. Công đoàn còn vận động đoàn viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia tập huấn về Luật lao động, Luật Công đoàn để nâng cao hiểu biết, bản lĩnh chính trị, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Theo kết quả khảo sát, đã có 70,4% công nhân lao động trong các công ty cổ phần được học Luật Công đoàn, 86,9% công nhân lao động trong công ty cổ phần được học về Luật lao động. Trong việc tổ chức cho công nhân lao động học tập, một số Công đoàn công ty cổ phần của các tỉnh Cà Mau, Thái Nguyên, Long An, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… thường xuyên phối hợp tốt với Giám đốc sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp giáo dục linh hoạt, thời gian thích hợp cả về chiều rộng và chiều sâu như: giao chỉ tiêu cho các Công đoàn bộ phận, tổ Công đoàn kết hợp với các bộ phận sản xuất, các phòng ban, tổ chức cho đoàn viên học tập theo ca, theo tổ sản xuất. Nội dung học tập bao gồm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Luật lao động, Luật Công đoàn, Luật doanh nghiệp, Luật Công ty; các nội quy, quy định của công ty; Nghị quyết của các cấp Công đoàn. Công đoàn đã tập hợp thành các văn bản ngắn gọn cần thiết phổ biến cho đoàn viên nhằm chuyển tải những thông tin thiết thực, liên quan đến việc làm, đời sống hàng ngày của công nhân lao động tổ chức phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh nội bộ, báo chí... nhờ đó công nhân lao động hiểu rõ và yên tâm, gắn bó với công ty. Số lượng công nhân lao động được tuyên truyền, phổ biến hàng năm đạt từ 95% trở lên, bình quân từ 9-10 lượt/ người/ năm. Ở một số tỉnh như Hải Dương, Thanh Hóa… Công đoàn công ty còn phối hợp với Công đoàn cấp trên giáo dục đoàn viên nhận thức đúng lợi ích cá nhân gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau để đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động tốt nhằm tăng năng suất lao động, đạt chất lượng, hiệu quả cao và nâng cao thu nhập; tuyên truyền chế độ, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tới công nhân lao động, như: chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; định hướng phát triển của ngành, địa phương; điều lệ Bảo hiểm xã hội, hướng dẫn người lao động về quyền, lợi ích và trách nhiệm của người lao động trong công ty cổ phần.

Vũ Đạt

83

Khảo sát dựa trên ý kiến trả lời của công nhân lao động cho thấy: 81% Công đoàn cơ sở tổ chức cho công nhân lao động học tập về công tác An toàn - vệ sinh lao động. 91,7% Công đoàn cơ sở phổ biến chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội cho công nhân lao động. 91,9% Công đoàn cơ sở phổ biến chế độ Bảo hiểm Y tế. 79,6% Công đoàn cơ sở phổ biến chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình. 79,0% Công đoàn cơ sở phổ biến chính sách, pháp luật cho công nhân lao động. Công đoàn còn tổ chức cho đoàn viên tham gia các hoạt động của Công đoàn cơ sở, của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố gắn với các đợt sinh hoạt chính trị, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như: hội thi cán bộ Công đoàn giỏi, thi giọng hát hay, thi tìm hiểu về Luật phòng chống ma túy, đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật… Tuy vậy, nhìn chung công tác học tập chính trị, pháp luật trong công nhân lao động còn hạn chế so với yêu cầu, nguyên nhân là do điều kiện sản xuất kinh doanh, cường độ lao động căng thẳng; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở còn thiếu. Các Công đoàn cơ sở tuy có nhiều cố gắng triển khai các nội dung những bài giáo dục chính trị cơ bản, Nghị quyết của Đảng, pháp luật… song chất lượng truyền đạt và số lượng đoàn viên tham gia học tập còn hạn chế. Việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức triển khai học tập các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, học tập văn hóa, thi tay nghề, nâng bậc thợ, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở không tổ chức được thành các đợt sinh hoạt, học tập tập trung thường chỉ phổ biến thông qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc phổ biến bằng tài liệu chuyền tay nhau đọc nên công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện còn chậm, chưa có hiệu quả cao. Hoạt động tuyên truyền giáo dục của Công đoàn công ty cổ phần - nhất là công ty cổ phần mới - còn nhiều lúng túng, nguyên nhân là định hướng hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần còn chưa toàn diện, nhất là giáo dục lý luận cơ bản về giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam, về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay chưa được quan tâm đúng mức... Do chưa làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục công nhân lao động nên hiện tượng công nhân lao động vi phạm kỷ luật lao động vẫn còn xảy ra dẫn đến công nhân lao động còn bị sa thải. Số liệu của cuộc điều tra cho thấy nguyên nhân công nhân lao động bị sa thải là: - Do vi phạm kỉ luật lao động: 23% - Do vi phạm quy chế của công ty: 15,3% - Do trình độ không đáp ứng yêu cầu: 9,1% - Do mâu thuẫn với người quản lý: 0,6% Tổ chức các phong trào thi đua, tham gia quản lý công ty Tổ chức các phong trào thi đua được Công đoàn trong các công ty cổ phần hết sức quan tâm, trọng tâm của phong trào thi đua này là lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động… nhằm hoàn thành kế hoạch năm.

84

Nhận diện về hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay

Vào đầu năm, Công đoàn công ty phối hợp với Giám đốc phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua 6 tháng, cả năm; báo cáo lên Công đoàn cấp trên và tổ chức chỉ đạo thực hiện, thường xuyên sơ kết, tổng kết, xét và đề nghị Công đoàn cấp trên khen thưởng kịp thời. Tổ chức và vận động công nhân lao động tham gia phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phong trào thi đua thực hành tiết kiệm chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác cũng được Công đoàn công ty phát động, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Công đoàn còn phối hợp với Giám đốc tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể, đại diện cho công nhân lao động kí thỏa ước lao động tập thể, kiểm tra giám sát việc kí hợp đồng lao động, đại diện cho công nhân lao động tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Thường xuyên tổ chức, phát động các phong trào thi đua và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua về trước kế hoạch do Công đoàn cấp trên phát động. Trong một số công ty cổ phần mà Công đoàn là thành viên của hội đồng quản trị, Công đoàn công ty phối hợp với Giám đốc tổ chức tốt Đại hội cổ đông, phát huy vai trò làm chủ thực sự của các cổ đông, công nhân lao động nên lợi ích công nhân lao động được đảm bảo, thiết thực. Ví dụ như trong các công ty cổ phần thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên: 87% công nhân lao động được đóng bảo hiểm xã hội, 72% được bố trí việc làm hợp lý, 50% công ty cổ phần đóng Bảo hiểm Y tế. Đặc biệt là ở một số công ty cổ phần hóa, Công đoàn là thành viên trong Ban đổi mới sắp xếp doanh nghiệp, do đó đã tham gia xây dựng phương án sắp xếp và đánh giá tài sản, tài chính, phân loại sắp xếp lao động ngay từ lúc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, xác định công nhân lao động nghèo để hưởng cổ phần ưu đãi, tổ chức thực hiện Quy chế Đại hội cổ đông. Công đoàn cũng tham gia sắp xếp lại lao động, đào tạo và đào tạo lại lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, Công đoàn còn tham gia với hội đồng quản trị và Giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa chuyên môn và Công đoàn, các quy chế quản lý của công ty như quy chế tuyển dụng lao động, phân phối lương, thưởng, phúc lợi, cổ tức, quy chế dân chủ, tham gia xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phương án cải thiện điều kiện lao động, tham gia quản lý tài sản, chất lượng sản phẩm, vật tư, nguyên liệu, hạ thấp giá thành, vận động công nhân lao động xây dựng các loại quỹ như: quỹ trợ giúp, quỹ khuyến học, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, thi đua lao động sáng tạo… Qua khảo sát cho thấy hoạt động của Công đoàn được công nhân lao động đánh giá như sau: 62,5% đánh giá Công đoàn đã tham gia xây dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng. 81,7% đánh giá Công đoàn đã tham gia xây dựng nội quy, kỉ luật lao động. 92,9% đánh giá Công đoàn đã đôn đốc chuyên môn đóng Bảo hiểm xã hội cho công nhân lao động. 79,4% đánh giá Công đoàn đã tham gia với chuyên môn về Bảo hộ lao động cho công nhân lao động. 54% đánh giá Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn đảm bảo phúc lợi tập thể cho công

Vũ Đạt

85

nhân lao động. 70,8% đánh giá Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong tham gia quản lý, số lượng Công đoàn là thành viên Ban kiểm soát và hội đồng quản trị còn ít (chỉ có 11,9%) nên Công đoàn chưa được tham gia trực tiếp để bàn bạc, quyết định mọi hoạt động của công ty cổ phần. Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động Công đoàn còn có nhiều hoạt động phối hợp với Giám đốc, hội đồng quản trị chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động trong các vấn đề: tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chia cổ tức cho các cổ đông… Phối hợp với Giám đốc tổ chức thi tay nghề, nâng bậc cho các công nhân lao động đủ điều kiện, như các công ty cổ phần của tỉnh Long An đã tham gia với Giám đốc công ty tổ chức cho 217 công nhân lao động thi nâng bậc. Kết quả khảo sát cho thấy: đối với công nhân lao động của công ty, số người trả lời cho rằng Công đoàn công ty đã chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động với các nội dung như sau: - Công đoàn phối hợp với Giám đốc tạo việc làm cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 48,2%. - Tham gia với Giám đốc đào tạo nghề cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 26,4%. - Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 62,3%. - Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 64,5%. - Hàn gắn quan hệ giữa công nhân lao động với cán bộ quản lý khi có mâu thuẫn chiếm tỷ lệ 19%. - Phổ biến chính sách và pháp luật cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 63%. - Giải quyết tranh chấp lao động chiếm tỷ lệ 19,6%. - Giúp công nhân lao động giải quyết mâu thuẫn trong gia đình chiếm tỷ lệ 19,6%. - Giúp công nhân lao động nghèo vay vốn mua cổ phần, tăng gia chăn nuôi, sản xuất tạo thêm việc làm nhằm phát triển kinh tế gia đình chiếm tỷ lệ 19,4%. - Tổ chức nghỉ mát, du lịch cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 72%. - Trợ cấp khó khăn cho công nhân lao động chiếm tỷ lệ 74,4%. Như vậy là qua khảo sát, chúng ta đã thấy được bức tranh về hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay có những mảng sáng, nhưng đồng thời còn những mảng tối rõ rệt; đó là: - Có nơi Công đoàn chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (phối hợp giám đốc tạo việc làm chỉ có 48,2%, cải thiện đời sống 64,5%, giúp công nhân lao động nghèo phát triển kinh tế gia đình 19,4%).

86

Nhận diện về hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay

- Công đoàn chưa có giải pháp khắc phục hiện tượng bán cổ phần cho tư nhân (Công ty Bông Bạch Tuyết, Công ty Viễn thông VTC, Công ty văn hóa Phương Nam (thành phố Hồ Chí Minh). - Hợp đồng Công đoàn mới chỉ dừng lại ở bề nổi, chưa đi vào chiều sâu, cán bộ Công đoàn yếu về lý luận, nghiệp vụ Công đoàn. - Công đoàn tuyên truyền giáo dục còn chưa đáp ứng yêu cầu, công nhân lao động chưa nhận thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình nên còn vi phạm kỷ luật lao động, dẫn đến bị sa thải hoặc đình công tự phát không đúng trình tự pháp luật quy định. Trên đây là những nét phác họa thực trạng hoạt động Công đoàn trong các công ty cổ phần hiện nay. Qua đó chúng ta thấy việc nghiên cứu để xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động Công đoàn tại các công ty cổ phần là vấn đề cấp bách, yêu cầu các cấp Công đoàn cần quan tâm nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn tại các công ty cổ phần, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xã hội học thế giới

Xã hội học số 3 (87), 2004

87

Mấy vấn đề về tiểu văn hóa thanh niên TỪ THỊ LOAN Văn hóa thanh niên là một loại tiểu văn hóa (subculture) trong chỉnh thể văn hóa toàn vẹn. Mọi nền văn hóa đều được xây dựng trên một hệ thống các giá trị cốt lõi, hay là các giá trị chung mang tính hạt nhân, xoay quanh đó còn có các tiểu văn hóa, được phân định dựa theo các tiêu chí khu vực, dân tộc, tầng lớp xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật, v.v... Văn hóa thanh niên là trường hợp dễ gặp của các tiểu văn hóa. Tính ngữ “thanh niên” hay “giới trẻ” dùng để chỉ một nhóm người nhất định trên nguyên tắc lứa tuổi. Việc lưu ý đến tâm lý đặc biệt của lứa tuổi trong văn hóa là rất quan trọng, bởi nó đặt dấu ấn căn bản lên tinh thần và thị hiếu của loại văn hóa đó. 1. Đặc điểm của giới trẻ và văn hóa thanh niên1 Giới trẻ, theo định nghĩa của các nhà xã hội học phương Tây, là nhóm dân số-xã hội từ 14 đến 30 tuổi2. Trong thành phần dân số của nhiều nước, nhóm này chiếm khoảng 20% - đó là một chỉ số đáng kể để chúng ta thấy vấn đề văn hóa giới trẻ nên được dành một sự lưu tâm xứng đáng. Thanh niên là bộ phận không thể tách rời của bất kỳ xã hội nào, là một hiện tượng văn hóa - xã hội mang những nét đặc thù. Văn hóa thanh niên nảy sinh và tồn tại xuất phát từ nhu cầu tự khẳng định mình của giới trẻ trong quá trình xã hội hóa. Người ta thường cho rằng về bản chất thanh thiếu niên luôn có tinh thần phản kháng và đối với họ không hề có các thói hư tật xấu trong thế giới của mình. Nói cách khác, đó là những con người hư vô chủ nghĩa, những kẻ có thái độ đối nghịch với các giá trị thủ cựu và các quá trình mang tính truyền thống. Họ cảm thấy chật hẹp trong khuôn thước của các quy tắc và chuẩn mực sống mà bố mẹ và ông bà răn dạy. Giới trẻ thường có các đặc điểm: quyết liệt trong phán xét và hành động, dễ có thái độ cực đoan, khó chấp nhận bảo ban, dễ bị hấp dẫn trước các mô hình xã hội phát triển và có thái độ tiêu cực với tất cả những gì diễn ra một cách bình thường và theo quy định, những nhịp điệu sống đều đặn và nhàm chán. Đối với giới trẻ đặc trưng là tính năng động, sự cởi mở với thế giới bên ngoài. Họ dễ bị tổn thương, có phản xạ cảm xúc cao, có tinh thần lạc quan với nhiều khát khao lãng mạn và hay lý tưởng hóa những gì mới mẻ. Chính vì những đặc điểm này mà giới trẻ thường mâu thuẫn với những ai không đồng tình với các quan điểm thế giới quan của họ. Nhưng, như thế không có nghĩa là văn hóa giới trẻ là một khối thống nhất. Đặc biệt trong giai đoạn thống trị của chủ nghĩa hậu hiện đại, có thể tìm thấy ở phương Tây hàng loạt những biểu hiện vô cùng khác nhau của văn hóa giới trẻ: hip-pi, 1 2

Trong bµi xin dïng côm tõ “v¨n hãa thanh niªn” hay “v¨n hãa giíi trΔ víi t­ c¸ch tiÓu v¨n hãa. Oganov A.A, Khangeldiev I.G. Lý luËn v¨n hãa. Nxb Grand, Moskva, 2001, tr. 245.

88

Mấy vấn đề về tiểu văn hóa thanh niên

pan-ki, người kim loại, đầu trọc, những đứa con của quỷ Sa tăng và nhiều dạng khác. Cốt lõi của văn hóa giới trẻ là phương thức đặc biệt thể hiện thế giới quan riêng và hệ thống các giá trị tinh thần tương ứng. Văn hóa thanh niên là lối sống đặc biệt của những người trực tiếp sống theo tinh thần đó hoặc đồng cảm với nó. Thường thì lớp trẻ đặt ra cho mình những mục đích cao siêu như: thay đổi thế giới, cải biến cuộc sống của mình, vứt bỏ ách thống trị của các khuôn mẫu, khước từ các quy chuẩn xã hội, khẳng định quan điểm sống “chỉ chọn một trong các giải pháp trái ngược nhau” đối với các quan điểm tồn tại trước đó, và khẳng định nó trong các tín điều văn hóa-xã hội của mình. Vì vậy, hệ thống các giá trị của tiểu văn hóa thanh niên mang tính chất tự trị. Nói cách khác, những biểu hiện tiêu cực của văn hóa thanh niên chỉ là những hiện tượng nhất thời, một phương thức đặc biệt tìm kiếm lối sống. 2. Mỹ học của văn hóa thanh niên Các nhóm thanh niên khác nhau luôn cố gắng củng cố những quan điểm quan trọng của họ về thế giới dưới các hình thức biểu cảm sặc sỡ, có thể khó hiểu với đa số mọi người, nhưng lại gợi nên sự tò mò, hấp dẫn trong xã hội. Họ tập hợp lại thành cộng đồng trên cơ sở cùng tôn thờ một lý tưởng nào đó và thường bộc lộ thiên hướng sáng lập một quan điểm thẩm mỹ mới. Họ nhận thức các đặc tính thẩm mỹ của thế giới theo kiểu riêng, trao cho các khái niệm cũ những ý nghĩa mới, ví dụ: về cái đẹp, về thị hiếu nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ. Họ cố gắng thay đổi không gian trong đó họ đang sống, thẩm mỹ hóa nó theo giác độ của mình về cái đẹp. Yếu tố thẩm mỹ trong văn hóa thanh niên được thể hiện ở bản chất trò chơi của nó. Trong văn hóa thanh niên thường diễn ra sự xóa nhòa ranh giới giữa trò chơi và hoạt động. Điều đó bộc lộ ở tính sân khấu, nghệ thuật hóa, carnaval hóa, tính ngẫu hứng trong cuộc sống. Trò chơi thẩm mỹ trong môi trường thanh niên trở thành phương thức tự thể hiện của các thành viên trong ban nhóm. Cả trong nghệ thuật sân khấu, cũng như trong hoạt động sống của họ có một chất nghệ thuật kịch nào đó. Tính sân khấu được thể hiện rộng rãi trong các nghi lễ và nghi thức hoạt động tập thể. Yếu tố trò chơi là một đặc tính nhằm hình thành và duy trì thứ ngôn ngữ riêng, thông qua các dấu hiệu và biểu tượng đặc trưng cho từng loại văn hóa thanh niên. Yếu tố trò chơi được thể hiện trong các hoạt động mang tính nhà hát, các “sô” diễn, các cuộc diễu hành, các festival. Tính nghệ thuật hóa thể hiện ở kiểu hành xử phô trương, trình diễn, ở phong cách đặc biệt không chỉ qua hành vi khác thường, mà còn là những sở thích kỳ lạ về quần áo, kiểu đầu, trang điểm. Chỉ trong môi trường thanh niên chứ không phải ở bất kỳ môi trường nào khác thể hiện rõ nhất các hình thức văn hóa phi dân tộc và phi ý thức hệ. Không phải vô cớ mà nó thật sự không có biên giới quốc gia và rất dễ dàng lan truyền nhanh chóng ở các nước, các khu vực và các châu lục. Điển hình là các trào lưu âm nhạc và nghệ thuật. Văn hóa thanh niên của các nhóm khác nhau thường pha tạp, chắp vá và không lâu bền, thường biến dạng và thay đổi khi thế hệ mới xuất hiện. Sự thay đổi thế hệ được thể hiện chủ yếu

Từ Thị Loan

89

qua sự thay đổi các quan điểm sáng tạo của họ. Còn về hình thức thể hiện thì đặc trưng của chúng là tính lặp lại. Về nguyên tắc, những đặc điểm cơ bản của văn hóa thanh niên như đã nêu ở trên ít có sự thay đổi. 3. Một số mô hình văn hóa thanh niên ở phương Tây Phần lớn các học giả cho rằng nhóm văn hóa thanh niên kiểu hiện đại đầu tiên xuất hiện là ở Anh vào khoảng giữa thế kỷ XX. Nguyên nhân xuất hiện của chúng, thoạt nghe có vẻ lạ tai, lại chính là từ sự phồn thịnh ngày càng cao của nước Anh. Sự xuất hiện các nhóm văn hóa thanh niên được tiếp nhận như quá trình quá độ từ trẻ con sang người lớn, hay như cách diễn đạt của các nhà xã hội học, là “cơ chế độc đáo để xã hội hóa những ai bước vào lứa tuổi quá độ”. Chính trong lứa tuổi này, “khi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa là người lớn”, thanh thiếu niên bắt đầu tìm kiếm các cách thức thích nghi với hiện thực thông qua các giá trị, quan điểm và tiêu chí hành vi riêng của mình. Họ biểu lộ khát khao tìm kiếm những người đồng chí hướng và chia sẻ những vấn đề phức tạp trong cuộc sống không phải một cách cá nhân, mà dưới dạng tập thể, và thông qua đó, cảm thấy sự cổ vũ của những người khác giống mình. Sự hình thành các nhóm văn hóa thanh niên gắn liền với hiện tượng được các nhà xã hội học và tâm lý học lý giải như sự cự tuyệt các tiêu chí hành vi chung được mọi người chấp nhận. Các nhà nghiên cứu Anh thường coi nhóm “Teddy boys” là nhóm văn hóa thanh niên đầu tiên . Nhóm này xuất hiện vào khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ XX. Các thành viên “Teddy” kiếm thêm việc làm bằng lao động không lành nghề, trở nên tương đối độc lập với gia đình về phương diện tài chính để có thể trang trải những nhu cầu riêng. Nhu cầu của họ không lớn lắm: xem phim, dancing, cà-phê. Nhưng nhạc rock-and-roll Mỹ trở thành khuôn mẫu văn hóa chính của họ. Như các học giả Anh nhận xét, diện mạo của “Teddy” kết hợp trong mình những nét của một người Anh hào hoa và một tên bịp bạc Mỹ: áo vét dạ dài cổ nhung, quần ống hẹp, ủng đế nhẹ, cà vạt dây. “Teddy”chính là thái độ phẫn nộ trước không khí tĩnh lặng kiểu Anh trong các rạp chiếu phim và sàn nhảy, nơi họ tích cực tiếp nhận rock-and-roll. Quá trình đó thường kết thúc bằng ẩu đả tập thể và các hành động càn quấy. “Teddy” là biểu hiện của sự phản kháng các giá trị bảo thủ, đôi khi còn là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc thù địch. “Teddy” tan rã vào năm 1964, nhưng họ đã lớn tiếng tuyên bố về thanh niên không phải chỉ như một nhóm lứa tuổi, mà là một nhóm xã hội. 3

Nhóm văn hóa thanh niên khác là “Mode”. Thoạt đầu đại diện của nhóm này tự gọi mình là “những người mô-đéc” (cách tân - thuật ngữ vay mượn từ nhạc jazz). Mục đích của nhóm là vượt ra khỏi khuôn khổ các tiêu chuẩn giá trị và văn hóa của giai cấp công nhân và bằng cách đó tiến gần tối đa tới giai cấp trung lưu và các giá trị chủ yếu của nó. “Mode” làm dáng bằng áo cổ cồn trắng của những nhà điều hành và các nhà quản lý nhỏ, đối với họ con đường công danh theo bậc thang hành chính không phải là ước mơ khó thành hiện thực. Vì vậy các thành viên “Mode” cố gắng làm sao bề ngoài giống với những người được gọi là “cổ cồn trắng”: sạch sẽ, tươm tất và tươi sáng trong trang phục quần ống hẹp, áo vét thanh nhã, giày mũi nhọn, tóc cắt ngắn chải chuốt. Trong cuộc sống thực của những thanh niên “mốt”, công việc ít được họ quan tâm, họ thường háo danh và hãnh tiến. Nền tảng cuộc sống của họ do ba yếu tố tạo nên: tốc độ của xe 3

Gurevich P.S. V¨n hãa häc. Moskva, 1994, tr. 153.

90

Mấy vấn đề về tiểu văn hóa thanh niên

Vespa4 Ý, năng lượng của rock-and-roll Mỹ và amphetamin. Amphetamin là tên một loại thuốc kích thích tâm lý. Về phương diện này “Mode” thu nhận cả những trẻ vị thành niên trong môi trường thanh niên sử dụng các loại đô-ping để đạt tới năng lực đặc biệt. Đối lập với họ trong văn hóa thanh niên là nhóm “Rocker”, về cơ bản xuất thân từ các tầng lớp xã hội có mức lương thấp. Mô-tô là đặc tính văn hóa chính đối với họ - đó là biểu tượng của tự do, của tài nghệ điều khiển xe điêu luyện, là khát vọng tốc độ và tìm kiếm các cảm giác mạnh. Đến cuối những năm 60 từ “Mode” tách ra một nhóm nhỏ với tên gọi “Skin head”, hay là “đầu trọc”, đôi khi còn được gọi là “những con quỷ trần gian”. Họ là những người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Thứ bậc các giá trị của họ xếp từ trên xuống dưới là: lao động kiên trì, yêu nước, bảo vệ truyền thống trên lãnh thổ của mình, thù địch với những nhóm dị tộc theo quan điểm của họ. “Skin head” sau đó phát triển mạnh ở Đức, dần dần lan ra các nước Đông Âu và hiện nay đang thịnh hành ở Nga. “Skin head” thường tấn công những người nước ngoài, nhất là người da màu, với lý do họ cướp mất việc làm của người bản xứ và tốt nhất họ nên quay về kiếm việc trên đất nước mình. Giữa những năm 60 của thế kỷ XX ở Anh xuất hiện những “Hippie”. Đó là nhóm văn hóa lôi cuốn vào hàng ngũ của mình trước hết là sinh viên và những người xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Hạt nhân quan điểm của họ là tư tưởng tìm kiếm lối thoát cho đầu óc thủ cựu của xã hội tiêu dùng kỹ thuật-công nghệ, cố gắng phục hồi các quan hệ lãng mạn với thiên nhiên. Nền tảng văn hóa của “Hippie” là chất trí thức châu Âu kết hợp với chất lãng tử quý tộc. Các nhà nghiên cứu đã nêu những đặc điểm chủ yếu của “Hippie” như sau: chung sống thụ động, hay chuyển dịch, tính biểu cảm cao, nặng về chủ quan, cá nhân chủ nghĩa. Thanh niên hip-pi chống đối lại xã hội kỹ trị hiện đại, chống các thành tựu của văn minh đem tiện nghi đến cho cuộc sống, chống sự tiêu dùng thừa mứa, chống chiến tranh như biểu hiện của sự ngạo mạn đế quốc. Họ đấu tranh vì cuộc sống tốt đẹp hơn theo quan niệm của mình, một cuộc sống không thể tồn tại bên cạnh những kẻ ngự trị quyền lực; cuộc sống đó chỉ có thể thực hiện thông qua tình yêu, qua những điều thần bí và nghi lễ ma thuật. Nguyên tắc chuyển dịch ở nhóm này có hai biểu hiện: bên ngoài và bên trong. Bên ngoài - là khắc phục các không gian, giới hạn và khuôn khổ địa lý bằng cách chu du khắp thế giới tìm kiếm một nơi trú ngụ lý tưởng. Bên trong - là cải biến ý thức, mở rộng nhận thức, trải nghiệm các cảm giác mới bằng việc sử dụng các loại ma tuý, cố gắng đạt tới sự tự nhận thức, tới những hình thức sinh tồn thần bí và mang tính tôn giáo mới. Chất biểu cảm cao của thanh niên hip-pi nảy sinh từ khát khao hoạt động sáng tạo, luôn được tô điểm bằng cách nhấn mạnh cảm xúc. Ngay ở bình diện này trò chơi cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với họ. Trò chơi như nguồn gốc của niềm vui sướng và thỏa mãn trước hoạt động sáng tạo. “Hippie” đánh giá cao tính chủ quan. Thái độ chủ quan là nhân tố tích cực trong cuộc sống cá nhân của họ. Nhưng việc chìm đắm trong tính chủ quan nội tâm thường làm mất đi ở họ sự sắc sảo khi 4

ChØ c¸c lo¹i xe ga, b¸nh nhá nãi chung.

Từ Thị Loan

91

giải quyết những vấn đề của thế giới khách quan. Chủ nghĩa cá nhân của “Hippie” là phản ứng đáp trả trước sự quy chuẩn hóa, đại chúng hóa và vô bản ngã hóa xã hội. Nhóm văn hóa “Hippie” tỏ ra có sức sống và tồn tại lâu dài nhất, bởi nó có lịch sử riêng của mình. Dưới các hình thức văn hóa nó bộc lộ rõ nhất trong các biểu hiện của nhà hát và âm nhạc. Triết lý của thanh niên hip-pi xây dựng trên sự đối địch với văn hóa chính thống đang thống trị trong xã hội tư bản, với các chuẩn mực và nền tảng đạo đức của nó. Các thanh niên hippi thách thức sự thừa mứa và tiện nghi của đời sống tư sản, không tán đồng cố gắng tích luỹ của xã hội cũng như cố gắng phục vụ tối đa cho sự phồn thịnh của các giá trị tiêu dùng. Vì thế, con cái nhiều gia đình giàu có ở Mỹ đã từ bỏ các dinh thự tiện nghi, vứt bỏ khỏi mình gánh nặng của các chuẩn mực. Họ mặc những quần áo đơn giản nhất và có giá trị chức năng nhất: sơ mi kẻ ô thủng và quần bò, từ chối các nguyên tắc vệ sinh tối thiểu, không cắt tóc, lên đường tìm kiếm tự do và ý nghĩa của cuộc sống. Thời gian trôi qua, và phần lớn trong số họ, sau khi vượt qua được căn bệnh của tuổi trẻ, đã quay trở về đời sống văn hóa tư sản và chiếm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại phương Tây giữa các chính khách, nhà tài chính, nhà công nghiệp... Cuối những năm 70 xuất hiện một loại văn hóa thanh niên khác: “Punk”. Các nhà nghiên cứu gắn liền văn hóa “Punk” với tên tuổi nhà soạn nhạc Mỹ D. Keidgi, với các tư tưởng của E. Uorell, các lý thuyết trình diễn và nghệ thuật quan điểm. “Punk” làm chướng tai gai mắt xã hội Anh bảo thủ truyền thống. Tuy đã có chút ít kinh nghiệm trong ứng xử với “Teddy”, “Mode”, “Hippie”, nhưng những gì mà “Punk” mang lại cho người dân Anh lương thiện thì thật khó chấp nhận. “Punk khoác lên mình quần áo là diễn đạt của những lời chửi tục, và họ cũng chửi tục như cách ăn mặc. Với xảo thuật có tính toán, họ gây ấn tượng mạnh bằng cách phụ gia những lời chửi rủa lên vỏ các băng nhạc và biển quảng cáo trên đường phố, vào các cuộc phỏng vấn và bài hát về tình yêu”5. “Punk” là phản ứng một cách bi kịch trước khủng hoảng xã hội và tự nhận mình là “những kẻ thoái hóa”. Vẻ bề ngoài của họ làm người ta vừa kinh sợ, vừa hấp dẫn. Quần áo của họ là những đồng phục học sinh cũ, vỏ bao ni-lon đựng rác, vỏ đồ hộp, vòng cổ bằng lõi giấy toi let, kim băng… Còn kiểu đầu là tổng hợp các thiết kế lạ kỳ cả về kiểu dáng lẫn màu sắc, phổ biến nhất là kiểu “mào gà”. Nhà xã hội học Anh D. G. Pearson đã tiến hành phân tích báo chí Anh trong vòng 100 năm lại đây và đưa ra kết luận về những đặc điểm tiêu cực chủ yếu của thanh niên là: vô đạo đức, gây hấn, vô nguyên tắc, không coi trọng truyền thống v.v… Những kết luận đó không phải là những phát hiện, bởi vì từ thời Ai Cập và Hy Lạp Cổ đại xa xưa những kết luận như vậy đã không phải là hiếm. Điều đó chỉ chứng minh rằng vấn đề này là “vĩnh cửu”, nhưng sự quan tâm mang tính lý luận đối với nó chỉ nảy sinh vào thế kỷ XX, khi xuất hiện những hình thức quá sắc cạnh của nó. Gần đây nhất ra đời các nhóm văn hóa thanh niên quá khích, nhuốm màu sắc tôn giáo và phát-xít như người kim loại, những đứa con của quỷ Sa Tăng, v.v… Nhiệm vụ của các phân tích xã hội học và tâm lý học xã hội là phân tích các tác động xã hội chi phối sự hình thành môi trường tiểu văn hóa thanh niên, phát huy những ưu thế của môi trường tiểu văn hóa này, giảm bớt tối đa khả năng dẫn đến các lệch lạc xã hội. 5

Oganov A.A, Khangeldiev I.G: Lý luËn v¨n hãa. Nxb Grand. Moskva - 2001. Tr. 248.

Thông tin xã hội học

Xã hội học số 3 (87), 2004

93

ĐỌC SÁCH:

Xã hội học gia đình1 Các sách chuyên khảo nghiên cứu về gia đình thƣờng chiếm một tỉ lệ lớn trong số đầu sách xuất bản hàng năm của giới xã hội học. Cuốn Xã hội học gia đình do tác giả Mai Huy Bích ấn hành năm 2003 là một cuốn sách hay trong số đó. Sách cung cấp nhiều lý thuyết chuyên sâu cho những ngƣời quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nội dung sách bao quát khá đầy đủ, có hệ thống, từ cách tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu xã hội học gia đình đến các lý thuyết chuyên biệt. Gia đình theo quan điểm của xã hội học là một kiến tạo văn hóa - xã hội với những hình thái đa dạng của nó. Dựa trên các tiêu chí thế hệ mà các gia đình đƣợc phân thành các kiểu: gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, và gia đình gốc. Khái niệm gia đình đơn thân là một thuật ngữ còn ít sử dụng đƣợc tác giả dùng thay thế cho khái niệm gia đình không đầy đủ hay đƣợc dùng trƣớc đây. Điều này giúp cho việc hoàn thiện nội hàm của khái niệm. Theo tiêu chí tính dòng dõi, gia đình đƣợc phân thành: gia đình đơn hệ (phụ hệ, mẫu hệ); lƣỡng hệ. Theo tiêu chí quyền lực thì cơ cấu gia đình bao gồm: gia đình phụ quyền, mẫu quyền. Dựa trên đặc điểm cƣ trú sau khi kết hôn, ta có hình thái gia đình ở nhà chồng, gia đình ở nhà vợ và gia đình ở nơi mới. Trong hình thái gia đình cƣ trú ở nhà chồng, tác giả phân tích kỹ lƣỡng những biến thể về mặt không gian và thời gian, và đƣa ra các kiến giải nguyên nhân của sự biến thể đó. Tác giả cũng đƣa ra nhiều phân tích so sánh các kết luận từ những nghiên cứu gia đình đƣợc thực hiện trƣớc đây, cho thấy việc tôn trọng các nguyên tắc trong việc khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm thành các kết luận khoa học luôn có vai trò quan trọng để đạt đƣợc các kết quả chính xác (tr. 46 - 47). Ngoài ra, nếu xét theo số ngƣời tham gia quan hệ vợ chồng với nhau, ta có các loại hình gia đình đơn hôn, đa hôn, tái hôn; hoặc theo tiêu chí số con thì có gia đình đông con và gia đình ít con. Theo yếu tố phạm vi chọn ngƣời kết hôn, ta thấy có nội hôn và gia đình thuần nhất, ngƣợc lại với ngoại hôn và gia đình không thuần nhất. Trong chƣơng IV, hôn nhân và gia đình đƣợc soi rọi bằng các quan điểm giới. Sự bất bình đẳng về giới trong gia đình thể hiện qua các hoạt động: phân công lao động, ra các quyết định và các vấn đề bạo lực gia đình. Yếu tố giới đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu gia đình trong mối quan hệ đa chiều với các nhân tố khác nhƣ các tộc ngƣời, học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi, không gian cƣ trú... Trong những năm gần đây yếu tố giới đƣợc coi trọng trong các nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam. Nó là cơ sở cho các chƣơng trình phát triển kinh tế ở các hộ gia đình nghèo cũng nhƣ góp phần nâng cao và cải thiện vị thế kinh tế - xã hội của phụ nữ trong gia đình.

1

Mai Huy BÝch: X· héi häc gia ®×nh. Nxb Khoa häc x· héi. Hµ Néi - 2003. 250 trang.

94

Thông tin ...

Sau khi dừng lại xem xét gia đình ở trạng thái tĩnh (tức là phân tích cơ cấu của nó để biết gia đình gồm những ai và quan hệ giữa họ nhƣ thế nào), cuốn sách xét gia đình ở trạng thái động. Các chƣơng V và VI đƣợc viết với mục đích đó. Tác giả giữ quan điểm coi gia đình là một quá trình, không phải là một cấu trúc tĩnh. Cách tiếp cận đƣờng đời (cách tiếp cận phát triển) đƣợc sử dụng để lý giải hành vi của các cá nhân trong gia đình. Gia đình biến đổi theo thời gian: theo lứa tuổi của các thành viên và thời gian chung sống của gia đình. Ở đây tác giả trích dẫn quan điểm coi đƣờng đời là một quá trình, theo đó đời sống của cá nhân trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và qua những sự kiện có ý nghĩa. Các giai đoạn trong đƣờng đời không tính theo tuổi, mà theo sự kiện và sự chuyển đoạn. “Đường đời” lấy cá nhân làm đơn vị trọng tâm cho việc nghiên cứu các biến đổi trong quan hệ gia đình. Đƣờng đời của một cá nhân trong gia đình đƣợc phân chia 4 giai đoạn chính: thành lập, mở rộng, chia tách và tan rã (có thể có thêm giai đoạn ly hôn). Nhƣ sách đã dẫn trang 161, nhiều nghiên cứu về đƣờng đời ở phƣơng Tây đã cho thấy đƣờng đời của phụ nữ ít có thể dự đoán trƣớc và ít quy chuẩn hơn nam giới. Luận điểm này rất đáng quan tâm, có thể là một gợi ý tốt cho việc kiểm nghiệm thực tế này ở Việt Nam. Chƣơng V là chƣơng đáng lƣu ý dành cho các vấn đề về biến đổi gia đình. Trong một vài nghiên cứu gần đây, các xu hƣớng gia đình cũng nhƣ những dự báo về những sự biến đổi gia đình đƣợc các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình đặc biệt lƣu tâm đến2. Nhận diện sự biến đổi gia đình ở Việt Nam, tác giả giới hạn ở người Kinh đồng bằng sông Hồng trong những năm 1945 1992. Thực tế Việt Nam cho thấy ngoài tác động của công nghiệp hóa, sự can thiệp của thiết chế nhà nƣớc tới thiết chế gia đình có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự biến đổi gia đình. Một điểm mạnh của công trình là thái độ khách quan khoa học của tác giả trong việc đƣa ra các ý kiến, phân tích lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học. Với dung lƣợng khá dày dặn các kiến thức so sánh, phân tích, cũng nhƣ tính hiển ngôn trong việc truyền tải nội dung, sách đáng đƣợc đánh giá cao. Điều đó cho thấy sự nỗ lực và kỹ lƣỡng của tác giả khi cho ra đời cuốn sách. Về mặt kết cấu của sách, các chƣơng đƣợc trình bày mạch lạc theo lôgíc khiến ngƣời đọc dễ dàng thu nhận các nội dung chủ yếu của sách. Ngoài ra, cuối các chƣơng đều có phần khung điểm lại những khái niệm then chốt và nội dung chính đã trình bày trong chƣơng sách. Cuối sách, tác giả cung cấp thƣ mục những tài liệu gợi ý đọc thêm và danh mục sách báo trích dẫn. Hơn 120 mục tài liệu và sách trích dẫn cho thấy sự công phu của tác giả trong quá trình hoàn thiện cuốn sách. Cuốn sách đƣợc xây dựng với mục đích dùng làm tài liệu giảng dạy ở bậc cao học, đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu cung cấp đầy đủ các tri thức thuộc hệ thống khái niệm, các cách tiếp cận lý thuyết, và khung phân tích. Cuốn sách Xã hội học gia đình là giáo trình nghiên cứu có chất lƣợng tốt của xã hội học. HỒ KIM

Phân hóa giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam

2

Xem: TrÇn Kim XuyÕn: Gia ®×nh vµ gia ®×nh hiÖn ®¹i. Nxb Thèng kª. Hµ Néi - 2000. Vò TuÊn Huy (chñ biªn): Xu h-íng gia ®×nh ngµy nay. Nxb Khoa häc x· héi. Hµ Néi - 2004.

Xã hội học

95

3

(Qua hai cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993 và 1998)

Phân hóa giàu - nghèo là vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam hiện nay. Theo thời gian, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng. Trong thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề phân hóa giàu - nghèo. Mỗi nghiên cứu có những mục tiêu riêng và tập trung vào những khía cạnh khác nhau của chủ đề này. Mục tiêu của nghiên cứu này là bổ sung, hoàn chỉnh và làm sáng tỏ nhận thức về thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam của những công trình đã đƣợc công bố. Thêm vào đó, tác giả cũng muốn tìm hiểu vai trò của yếu tố học vấn trong việc nâng cao mức sống cho ngƣời dân Việt Nam nhằm can thiệp vào quá trình phân hóa giàu - nghèo và thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Phƣơng pháp mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình là phân tích số liệu từ hai cuộc Khảo sát/Điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam năm 1993 và 1998 của Tổng cục Thống kê cùng với các nghiên cứu định tính PPA năm 1999. Nội dung chính của cuốn sách đƣợc chia thành 4 phần: Phần I. Mở đầu, Phần II. Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, Phần III. Tác động của học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân, và Phần IV. Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở các nước Đông Á - Bài học cho Việt Nam. Phần mở đầu đƣợc chia làm 2 phần nhỏ: 1. Tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội và việc áp dụng nó trong nghiên cứu phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam, 2. Vài nét tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây về phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam. Trong phần tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội, tác giả đã chỉ ra giới hạn lịch sử của khái niệm phân tầng, trong đó tập trung vào hai cách tiếp cận về phân tầng xã hội, đại diện cho hai trƣờng phái: mác xít (đại biểu là K. Marx) và phi mác xít (đại biểu là M. Weber). Về phân tầng xã hội trong xã hội công nghiệp hiện nay, tác giả đã đƣa ra hai ví dụ về xã hội Mỹ và xã hội Nhật bản, trong đó ở xã hội Mỹ, các thành viên trong xã hội đƣợc sắp xếp vào các giai cấp trên cơ sở thu nhập và nghề nghiệp; còn ở Nhật Bản, cách phân chia này dựa trên cơ sở địa vị nghề nghiệp và quy mô kinh doanh. Khi áp dụng khái niệm phân tầng đã nêu vào nghiên cứu phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam, tác giả đã xem xét phân tầng xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ: từ thời kỳ dựng nƣớc Văn Lang - Âu Lạc đến thời kỳ đầu độc lập (thế kỷ X), xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến (từ khi thoát khỏi Bắc thuộc đến khi Pháp xâm lƣợc năm 1858), từ năm 1945 đến trƣớc khi “đổi mới” (1988). Tác giả cũng đƣa ra hƣớng tìm hiểu phân tầng xã hội qua phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam thời kỳ “đổi mới” (từ năm 1988 đến nay), bởi theo tác giả, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng khái niệm phân hóa giàu - nghèo theo mức sống để thể hiện trạng thái phân tầng 3

§ç Thiªn KÝnh: Ph©n hãa giµu - nghÌo vµ t¸c ®éng cña yÕu tè häc vÊn ®Õn n©ng cao møc sèng cho ng-êi d©n ViÖt Nam (Qua hai cuéc §iÒu tra møc sèng d©n c- ViÖt Nam n¨m 1993 vµ 1998). Nxb Khoa häc x· héi. Hµ Néi - 2003, 176 trang.

96

Thông tin ...

xã hội ở Việt Nam. Hơn nữa, trong nhận thức của đa số dân cƣ và từ ngữ của báo chí cũng xuất hiện rất nhiều chủ đề phân hóa giàu - nghèo, vậy nên tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận phân hóa giàu - nghèo để bƣớc đầu tìm hiểu phân tầng xã hội ở Việt Nam. Trong phần II: Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, cuốn sách đã chỉ cho ngƣời đọc thấy khoảng cách giàu - nghèo, tình trạng bất bình đẳng giữa hai nhóm giàu - nghèo, đồng thời cuốn sách cũng đƣa ra cái nhìn định tính về phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, một số đặc điểm chính và địa bàn cư trú của hai nhóm giàu - nghèo và một số nhân tố tác động đến phân hóa giàu - nghèo. Về khoảng cách giàu - nghèo, trên cơ sở nghiên cứu số liệu các cuộc Khảo sát/Điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam năm 1993 (VLSS 93) và 1998 (VLSS 98) cùng một số tài liệu khác, tác giả đã đƣa ra nhận định rằng, phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam nói chung là thấp hơn so với các nƣớc trên thế giới, nhƣng sự phân hóa này cũng đang dần dần tăng lên theo thời gian. Về tình trạng bất bình đẳng giữa hai nhóm giàu - nghèo (năm 1988), cuốn sách tập trung vào phân tích bốn vấn đề: tổng chi tiêu, nhà ở, tiện nghi trong nhà và đời sống văn hóa để chỉ ra khoảng cách về mức sống giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Qua phân tích các số liệu về chi tiêu dùng tổng thể, tác giả đã cho ngƣời đọc thấy sự chênh lệch khá lớn về mức sống của ngƣời dân ở thành thị so với nông thôn, giữa các vùng và khu vực địa lý có sự chênh lệch về mức sống đáng kể. Đây là một biểu hiện cụ thể về sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam dƣới khía cạnh phân hóa mức sống theo các vùng/khu vực. Về đặc điểm chính và địa bàn cƣ trú của hai nhóm giàu - nghèo, tác giả cuốn sách đã chỉ ra rằng, ngƣời nghèo sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và ngƣời giàu chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Điều này cho thấy phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam thể hiện ở sự phân chia rõ ràng những vùng/khu vực nào là của người giàu và những vùng/khu vực nào là của người nghèo. Cũng theo những phân tích của mình, một số đặc điểm chính của hai nhóm giàu - nghèo đã đƣợc chỉ rõ, chẳng hạn nhƣ: nhóm dân số nghèo sống bằng nghề nông là chính, còn nhóm giàu sống bằng nghề phi nông là chính; số lao động của hộ nghèo và hộ giàu xấp xỉ nhƣ nhau; dân tộc ít ngƣời (trừ ngƣời Hoa) có gần nửa dân số rơi vào nhóm nghèo; quy mô hộ gia đình của nhóm nghèo lớn hơn nhóm giàu; v.v… Cũng trong phần II, tác giả đã nêu ra một số nhân tố tác động đến phân hóa giàu - nghèo, đó là: trình độ học vấn của chủ hộ; ngành nghề của hộ; số lao động mù chữ trong hộ; trẻ em và số lao động thất nghiệp trong hộ; và nhân tố có tác động mạnh nhất là liên quan đến các vùng miền địa lý - kinh tế. Nhƣ vậy, qua những phân tích của tác giả ở phần II, ngƣời đọc có thể thấy sự phân hóa giàu - nghèo đƣợc thể hiện nổi trội ở Việt Nam chính là phân hóa vùng/khu vực, chứ không phải phân hóa trong nội bộ từng vùng. Trong phần III: Tác động của học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, tác giả tiếp tục tìm hiểu sự tác động mạnh dần theo sự tăng lên của trình độ học vấn đến phân hóa giàu - nghèo. Tác giả đã phân tích tác động của nhân tố học vấn theo góc nhìn đồng đại (1998) và góc nhìn lịch đại (1993-1998), đồng thời có sự so sánh với sự tác động của học vấn ở một số

Xã hội học

97

nước trên thế giới. Khi so sánh về sự tác động của học vấn ở một số nƣớc trên thế giới tác giả cũng đã đƣa ra nhiều bằng chứng về các nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thực sự dựa vào tri thức. Tuy nhiên, nếu chỉ có giáo dục mà không mở cửa cho đổi mới và tri thức thì cũng không dẫn tới phát triển kinh tế. Vấn đề là phải đặt yếu tố học vấn trong tổng thể các nhân tố cùng tác động một cách tổng hợp. Phần cuối của cuốn sách đề cập tới vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam. Trong phần kinh nghiệm ở các nƣớc Đông Á, tác giả cuốn sách đã giới thiệu hai nhận định rằng phát triển kinh tế là cơ sở căn bản để giải quyết vấn đề phân hóa giàu - nghèo, nhƣng công bằng xã hội lại góp phần tác động trở lại đối với phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, làm thế nào để giảm bớt sự nghèo khổ một cách nhanh chóng, giảm sự bất bình đẳng, đồng thời lại thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Qua phân tích các tài liệu về một số nƣớc Đông Á phát triển, tác giả đã giới thiệu thành công của những nƣớc này là do họ đã giải quyết tốt hai vấn đề cơ bản (đồng thời cũng là hai bài học kinh nghiệm): 1. Phát triển sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ cho nông thôn, và 2. Đầu tư xứng đáng cho vấn đề giáo dục. Nhƣ vậy, qua nghiên cứu của mình, tác giả cuốn sách đã mô tả để ngƣời đọc thấy đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng phân hóa giàu - nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam với đặc điểm nổi bật là phân hóa vùng/khu vực. Đồng thời, cũng qua các phân tích của mình từ dữ liệu VLSS 93 và VLSS 98, tác giả đã chỉ ra tác động của nhân tố học vấn đến mức sống ngày càng mạnh dần lên và đây chính là ý nghĩa lý luận của công trình này. Hai phát hiện này là cơ sở lý luận góp phần làm rõ sự cần thiết phải áp dụng hai bài học kinh nghiệm của các nƣớc Đông Á trong việc giải quyết vấn đề tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay. QUỲNH CHI

98

Thông tin ...

GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC * Tên luận văn: XÃ NGHÈO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Của học viên:

Phan Ngụy Trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

GS.TS Tô Duy Hợp

Mục đích nghiên cứu: - Mô tả thực trạng đói nghèo qua nghiên cứu một xã đặ thù bằng việc đánh giá các khía cạnh nhƣ: Thu nhập và chi tiêu; Mức độ; Tình trạng y tế và sức khoẻ; Tình trạng giáo dục và nhận thức; Khả năng tiếp cận thông tin, … - Xác định hệ thống các nguyên nhân dẫn đến các tình trạng nghèo đói hiện nay của xã - Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân, một số giải pháp đề xuất đƣợc đƣa ra nhằm cải thiện tình trạng đói nghèo và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội tại địa phƣơng Nhiệm vụ nghiên cứu: - Lựa chọn cơ sở lý thuyết và các phƣơng pháp, kỹ thuật nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài - Tiến hành khảo sát và đánh giá các các điều kiện nguồn lực và tự nhiên của xã. Xác định hệ dữ liệu định tính và định lƣợng cần thu thập - Xử lý các thông tin thu thập đƣợc từ địa bàn nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc mô tả và phân tích thực trạng đói nghèo và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của xã Xuân Phong. - Xác định một số nguyên nhân chính của tình trạng đói nghèo tại xã để đề xuất biện pháp cải thiện thực trạng đói nghèo tại xã cũng nhƣ các xã có hoàn cảnh, điều kiện tƣơng tự. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học trong khi thực hiện nghiên cứu về đói nghèo: Phân tích tài liệu sẵn có, Điền dã và quan sát, Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Phần nội dung chính gồm 3 phần: Phần mở đầu Trong phần này, tác giả đi sâu trình bày các vấn đề nhƣ tính cấp thiết của đề tài; tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài; đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu; khung lý thuyết nghiên cứu; phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu, các nguồn dữ liệu; đóng góp của luận văn; kết cấu của luận văn. Phần II: Phần nội dung gồm 3 chƣơng Chƣơng I: Về sự phân hóa giàu nghèo trong xã/thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 1. Bối cảnh kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam 2. Thực trạng và xu hƣớng phân hóa giàu - nghèo trong và giữa các xã/thôn Việt Nam thời kỳ Đổi mới.

Xã hội học

99

Chƣơng II: Thực trạng xã nghèo - trƣờng hợp xã Xuân Phong, Cao Phong, Hoà Bình 1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2. Thực trạng nghèo đói ở Xuân Phong Chƣơng III: Nguyên nhân và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho xã nghèo 1. Nguyên nhân của sự nghèo đói ở Xuân Phong 2. Giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho xã nghèo Kết luận và một số đề xuất Luận văn bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Thạc sỹ Xã hội học, Cơ sở đào tạo Sau đại học, Viện Xã hội học, ngày 6 tháng 10 năm 2003.

* Tên luận văn: TỆ NẠN MA TÚY Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI Của học viên:

Nguyễn Thế Hƣởng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh Mục đích nghiên cứu: - Nhận diện thực trạng tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay và những hậu quả về kinh tế xã hội. - Làm rõ nguyên nhân và xu hƣớng biến đổi của tệ nạn xã hội này. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS của đối tƣợng nghiện ma túy ở Quảng Ninh một cách có hiệu quả nhất. Nhiệm vụ của luận văn: - Phân tích một số lý thuyết của xã hội học về tệ nạn xã hội, làm rõ một số khái niệm cần thiết trong quá trình nghiên cứu luận văn. - Mô tả và phân tích thực trạng tện nạn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quiảng ninh trong điều kiện kinh tế - xã hội dang có nhiều biến đổi hiện nay. - Phân tích hậu quả về mặt kinh tế - xã hội của tệ nạn nghiện ma túy. - Chỉ ra nguyên nhân của tệ nạn ma túy - Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp điều tra xã hội học bao gồm: Phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phƣơng pháp quan sát và phân tích thống kê Cấu trúc của luận văn gồm 3 phần: Phần I: Phần mở đầu Trong phần này, tác giả trình bày các vấn đề nhƣ tính cấp thiết của đề tài; tình hình nghiên cứu đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu; cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận; ý nghĩa thực tiễn của đề tài; kết cấu của luận văn. Phần II: Phần nội dung gồm 3 chƣơng

100

Thông tin ...

Phần nội dung chính gồm Chƣơng I: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận 1. Cơ sở lý luận 2. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 3. Luật pháp quốc tế và các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy. Chƣơng II: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và công tác phòng chống ma túy ở Quảng Ninh 1. Khái quát một số đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế, văn hóa- xã hội của Quảng Ninh. 2. Công tác phòng chống ma túy của Đảng, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh đối với tệ nạn ma túy. Chƣơng III: Thực trạng, nguyên nhân và xu hƣớng biến đổi của tệ nạn ma túy ở Quảng Ninh. 1. Thực trạng tệ nạn ma túy ở Quảng Ninh hiện nay 2. Nguyên nhân của tệ nạn ma túy ở Quảng Ninh 3. Xu hƣớng biến đổi của tệ nạn ma túy ở Quảng Ninh Phần III: Kết luận và khuyến nghị. Luận văn bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Thạc sỹ Xã hội học, Cơ sở đào tạo Sau đại học, Viện Xã hội học, ngày 30 tháng 6 năm 2003.

* TRÊN GIÁ SÁCH CỦA NHÀ XÃ HỘI HỌC (Tiếp theo trang 76) 1.

BÙI QUANG DŨNG: Nhập môn lịch sử xã hội học. Nxb Khoa học xã hội 2004. 207 tr.

2.

MAI QUỲNH NAM (Chủ biên): Trẻ em - gia đình - xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 302 tr.

3.

VÕ ĐẠI LƢỢC: Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế xã hội ở một số nước lớn. Nxb Khoa học xã hội 2003. 443 tr .

4.

VŨ CƢƠNG: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 352 tr.

5.

NGUYỄN MẠNH HÙNG (biên soạn): Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010. Nxb Thống kê 2004. 872 tr.

6.

NGHIÊM XUÂN ĐẠT, NGUYỄN MINH PHONG: Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 384 tr.

7.

THOMAS BOISSON: Hội đồng phân tích kinh tế. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 94 tr.

8.

VŨ KHIÊU: Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh (Anh hùng và nghệ sỹ; Góp phần nghiên cứu cách mạng tƣ tƣởng văn hóa; Ngƣời trí thức Việt Nam qua các chặng đƣờng lịch sử. Nxb Khoa học xã hội 2003. 812 tr.

Xã hội học 9.

101

Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2001 - 2003. Nxb Tổng cục Thống kê 2003. 318 tr.

10. TRẦN ĐỨC THẢO: Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh. Nxb Khoa học xã hội 2003, 362 tr. 11. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÔNG TIN VÀ TƢ LIỆU DÂN SỐ: Dân số và phát triển ở Việt Nam 2002. 32 tr. 12. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÔNG TIN VÀ TƢ LIỆU DÂN SỐ: Vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Nxb Thanh niên 2003. 276 tr. 13. Giới và kinh tế chất thải. Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 147 tr. 14. TỔNG CỤC THỐNG KÊ: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2002: Một số chỉ tiêu chủ yếu 2003. 46 tr. 15. THÁI THỊ NGỌC DƢ (chủ biên): Nhập môn phụ nữ học. Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh 1997. 182 tr. 16. NEEFJES KOOS (Nguyễn Văn Thanh dịch): Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững. Nxb Chính trị Quốc gia 2002. 334 tr. 17. Phát triển bền vững trong thế giới năng động: thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 353 tr. 18. MICHEAL SCHUDSON: (Thế Hùng - Trà My dịch) Sức mạnh của tin tức truyền thông. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 380 tr. 19. Quá trình phát triển công tác xã hội của Việt Nam: Nghiên cứu hoạt động hỗ trợ của tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển đối với công tác xã hội giai đoạn 1993 - 2001. Nxb Chính trị Quốc gia 2003. 20. TRẦN THỊ VÂN ANH, TRẦN THU THỦY, CLEMENT: Tập huấn về giới: Tài liệu dành cho giảng viên. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1996. 149 tr. 21. Số liệu thông kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2002: Từ kết quả điều tra lao động - việc làm 2002. Nxb Lao động xã hội 2003. 417 tr.

102

Tin tức xã hội học

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II: Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại Trong 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 7 năm 2004, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo Việt Nam học lần thứ II: Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: truyền thống và hiện đại tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Tại diễn đàn này, các học giả trong và ngoài nước đã trình bày những kết quả nghiên cứu về những vấn đề phát triển và hội nhập của Việt Nam trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay. Các tham luận thuộc nhiều lĩnh vực bổ sung thêm kho tàng tri thức về Việt Nam từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy ở trong và ngoài nước về Việt Nam. Sau những thành công của Hội thảo Việt Nam học lần thứ I: Việt Nam trong thế kỷ XX, Hội thảo lần này bao gồm những kết quả nghiên cứu tập trung vào những vấn đề biến đổi của xã hội Việt Nam trong quá trình trình hội nhập và ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Hội thảo là diễn đàn để các học giả trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa học, góp phần tập hợp, phổ biến rộng rãi các công trình nghiên cứu về Việt Nam thông qua nhiều hình thức: trình bày trực tiếp tại hội thảo, in sách, đăng tải trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Các kết quả của Hội thảo là những kiến nghị và tư vấn cho những người quan tâm đến các vấn đề các chính sách phát triển, xây dựng hoàn thiện thể chế, tăng cường hợp tác quốc tế. Cuộc Hội thảo được sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam và Quốc tế đến từ Viện, Trường đại học có truyền thống nghiên cứu Việt Nam học, Châu Á học, Đông phương học thuộc 26 quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Ban tổ chức Hội thảo thành lập Hội đồng thẩm định

Xã hội học số 3 (87), 2004

chuyên môn gồm 2 chủ tịch và 9 thành viên hội đồng, là những nhà nghiên cứu có uy tín thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Có 550 người đăng ký và gửi bài tham dự hội thảo, 223 bài tham luận của các tác giả trong nước và 189 bài của các đại biểu nước ngoài đã được trình bày tại Hội thảo. Điểm mới của Hội thảo lần II đã tập hợp các nghiên cứu khu vực (40 báo cáo) trong đó hơn 1/4 là của các nhà nghiên cứu quốc tế có sử dụng những hướng tiếp cận mới, bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Yếu tố địa điểm tổ chức tại Việt Nam cũng giúp chúng ta tập hợp các hướng nghiên cứu khi lấy Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Nội dung chính của Hội thảo tập trung vào 5 chủ đề lớn: 1. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế. 2. Những vấn đề đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam. 3. Các vấn đề về xã hội, dân số và dân tộc ở Việt Nam. 4. Những vấn đề lịch sử văn minh và phát triển văn hóa ở Việt Nam. 5. Những nghiên cứu khu vực. Sau phần trình bày một số báo cáo tại Hội trường, các báo cáo tham luận sẽ được các nhà khoa học trình bày tại 10 tiểu ban: Tiểu ban 1: Những vấn đề kinh tế. Tiểu ban 2: Những vấn đề xã hội. Tiểu ban 3: Những vấn đề dân tộc. Tiểu ban 4: Nghiên cứu giáo dục, con người và nguồn nhân lực. Tiểu ban 5: Những vấn đề lịch sử cổ trung đại. Tiểu ban 6: Những vấn đề lịch sử cận hiện đại. Tiểu ban 7: Văn hóa: bản sắc, hội nhập và phát triển. Tiểu ban 8: Văn hóa: truyền thống và

Xã hội học

tôn giáo. Tiểu ban 9: Những vấn đề về ngôn ngữ và văn học. Tiểu ban 10: Những nghiên cứu khu vực. Các cán bộ nghiên cứu của Viện Xã hội học: PGS.TS Trịnh Duy Luân, PGS.TS Mai Quỳnh Nam, PGS.TS Bùi Thế Cường, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, TSHK Bùi Quang Dũng, TS Trịnh Thị Quang, ThS Phạm Quỳnh Hương, ThS Đỗ Thiên Kính đã tham dự hội thảo. Kết thúc hội nghị, kiến nghị thành lập Hội đồng quốc tế Việt Nam học được toàn thể đại biểu tham dự nhất trí thông qua, Hội đồng quốc tế Việt Nam học có nhiệm vụ duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa các nhà Việt Nam học, các tổ chức Việt Nam học trên toàn thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển Việt Nam học và định kỳ tổ chức hội thảo quốc tế Việt Nam học. P.V

Hội thảo “Kết quả nghiên cứu về giới trẻ và gia đình nông thôn Việt Nam” Ngày 24 tháng 8 năm 2004 vừa qua tại Hà Nội, Viện Xã hội học phối hợp với Hội đồng Dân số Mỹ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Kết quả nghiên cứu về Giới trẻ và gia đình nông thôn ở Việt Nam”. Tới dự Hội thảo có các Nghiên cứu viên của Viện, đại diện các tổ chức Nghiên cứu và Giảng dạy, các Bộ, Ngành và các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam như Bộ Lao động, Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em, Trường Đại học Y, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF, UNDP, v…v. Mục đích của Hội thảo nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu hợp tác giữa Viện Xã hội học và Hội đồng dân số Mỹ về những vấn đề xã hội của thanh niên nông thôn Việt Nam như việc làm, di cư, vấn đề bình đẳng giới, v.v... trong hoàn cảnh đất nước đang chuyển sang kinh tế thị trường và hội

103

nhập khu vực. Nghiên cứu được tiến hành 3 vòng từ tháng 5-2003 đến tháng 10-2003 tại các xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; và xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Báo cáo của TS Vũ Mạnh Lợi “Tổng quan về vấn đề giáo dục và sức khỏe đối với thanh niên nông thôn: những cơ hội và thách thức” giới thiệu những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu về thanh niên và gia đình trong bối cảnh đất nước chuyển đổi. Báo cáo của TS Sajeda Amin về “Những khác biệt giới trong chiến lược sống của thanh niên nông thôn Việt Nam” cho thấy có sự khác biệt giới đáng kể về chiến lược sống trong điều kiện nhiều cơ hội tạo ra từ cải cách kinh tế. Báo cáo của TS Vũ Tuấn Huy về “Việc làm của thanh niên nông thôn, gia đình và phát triển cộng đồng”. Mục đích của báo cáo nhằm phân tích thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn, cũng như hiểu biết và thái độ của thanh niên đối với việc làm và những yếu tố tác động trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế. Qua đó, tìm hiểu mối quan hệ giữa việc làm của thanh niên, vai trò của hộ gia đình và phát triển cộng đồng từ đó chỉ rõ vai trò chính sách việc làm bền vững đối với thanh niên không chỉ là tăng trưởng kinh tế nhằm tạo nhiều việc làm “có thu nhập ổn định” mà còn phải nâng cao mức thu nhập, giảm bất bình đẳng giới và củng cố các giá trị gia đình. P.V

Hội thảo quốc tế về “Những xu hướng hôn nhân ở châu Á” tại Singapore Trong hai ngày 27-28/8/2004, Hội thảo quốc tế về “Những xu hướng hôn nhân ở châu Á" do Viện Nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Quốc gia Singapore tổ chức tại Singapore.. Tham dự hội thảo có đại diện của các Viện nghiên cứu và

104

Tin tức ...

Trường Đại học của Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Malaisia, Indonesia, Miến Điện, Đài Loan, Úc, Nhật. Nhiều vấn đề của thiết chế hôn nhân được đặt ra trong bối cảnh của sự biến đổi kinh tế - xã hội của châu Á và những đặc điểm văn hóa riêng của từng nước như pháp luật, tôn giáo. Nổi lên những vấn đề đáng chú ý là xu hướng hoãn tuổi kết hôn, kết hôn giữa những người khác nhau về tộc người, tôn giáo và kết hôn với người nước ngoài, hôn nhân thực tế và sống chung. Những xu hướng này cũng dẫn đến những vấn đề như buôn bán phụ nữ và ly hôn. Báo cáo của Việt Nam về “Biến đổi và không biến đổi của thiết chế hôn nhân ở Việt Nam” của TS Vũ Tuấn Huy và GS.TS John Knodel (Trường Đại học Michigan, Hoa Kỳ). Sử dụng số liệu từ nghiên cứu “Biến đổi gia đình ở Việt Nam” tại 54 xã phường, thuộc 18 quận, huyện trong 7 tỉnh của đồng bằng sông Hồng năm 2003, báo cáo đã đưa ra những nét đặc thù của xã hội Việt Nam là chiến tranh và chuyển sang kinh tế thị trường. Mặc dù những biến đổi căn bản về kinh tế - xã hội, tuổi kết hôn không có sự biến đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua. Đồng thời, ít nhất ở đồng bằng sông Hồng, những biến đổi trong hôn nhân có những mặt biến đổi theo xu hướng hiện đại hóa như hoàn cảnh tìm hiểu và quyết định hôn nhân, sự quay trở lại của một số phong tục tập quán như xem tuổi hoặc chọn ngày cưới, xu hướng tiền tệ hóa trong tổ chức đám cưới. Hội thảo “Những xu hướng hôn nhân ở châu Á” như một sự gợi mở các vấn đề nghiên cứu chung tiềm năng từ những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa riêng của từng nước. Kết thúc bằng việc thảo luận xây dựng một chương trình nghiên cứu về “Hôn nhân ở châu Á” trong thời gian tới bao gồm sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu trong khu vực với sự tài trợ của Trường Đại học Quốc gia Singapore và Toyota Foundation. P.V

Xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thực hiện dự án

“Trung tâm giáo dục cộng đồng và dạy nghề do tổ chức CCFD tài trợ” và "Quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo" Ngày 27 tháng 8 năm 2004, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Hải Vân đã tổ chức buổi làm việc với GS Francoi Houtart về dự án “Trung tâm giáo dục cộng đồng và dạy nghề xã Hải Vân do tổ chức CCFD tài trợ” và dự án "Quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo tại xã Hải Vân" do GS Francoi Houtart hỗ trợ về vốn. Đến dự có ông Phạm Tất Thắng - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; ông Vũ Thanh Hiển - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Hải Hậu; Về phía Viện Xã hội học - đơn vị đã tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội làm cơ sở tiền khả thi và giám sát dự án, có: PGS.TS Trịnh Duy Luân - Viện trưởng, PGS.TS Bùi Thế Cường - Phó Viện trưởng, và một số cán bộ của Viện. Đồng chí Nguyễn Hữu Tân - Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Hải Vân - báo cáo quá thực hiện dự án “Trung tâm giáo dục cộng đồng và dạy nghề xã Hải Vân do tổ chức CCFD tài trợ”. Đồng chí nêu rõ: việc Khai giảng lớp cắt may khóa I (ngày 20 tháng 4 năm 2004) đáp ứng nguyện vọng của lực lượng lao động trẻ và bà con nhân dân trong xã. Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án đối với lớp cắt may khóa I đã được áp dụng cho khóa II, khai giảng ngày 30 tháng 7 năm 2004, với 32 thanh niên trong xã đang được đào tạo. Những kết quả đào tạo nghề may đạt được là dự án đã xây dựng "Xưởng sản xuất may công nghiệp" với 25 máy may và 25 học viên tốt nghiệp Lớp dạy cắt may khóa I hiện đang làm việc tại xưởng. Dự án "Quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo tại xã Hải Vân" do GS. Francoi Houtart hỗ trợ về vốn từ năm 2003, qua quá trình triển khai đã thu được kết quả tốt, chưa có một rủi ro nào xảy ra đối với người vay vốn, hiện quỹ đã có lãi và tiếp tục phát triển. PGS.TS Trịnh Duy Luân phát biểu khẳng định những đóng góp của Viện Xã hội học trong quá trình xã triển khai thực

Xã hội học

105

hiện dự án. Những kế hoạch cụ thể về tài chính, về các bước tiến hành, những thuận lợi và khó khăn... đều được Viện chia sẻ với lãnh đạo và bà con xã Hải Vân. Đồng chí cũng tin tưởng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu - xây dựng địa phương giữa Viện và Hải Vân, Hải Hậu sẽ ngày càng được tăng cường.

 Đa dạng hóa tộc người, chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, giảng viên PGS.TS Lâm Bá Nam

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Hải Hậu đánh giá cao sự giúp đỡ của Tổ chức CCFD, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, GS. Francoi Houtart và Viện Xã hội học đối với nhân dân xã Hải Vân trên các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Dạy nghề, Tín dụng…

 Tri thức bản địa và phát triển: TS Hà Hữu Nga

GS Francoi Houtart vui mừng nhận thấy dự án “Trung tâm giáo dục cộng đồng và dạy nghề xã Hải Vân do tổ chức CCFD tài trợ” và dự án "Quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo tại xã Hải Vân" do Giáo sư hỗ trợ về vốn được triển khai có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân. Giáo sư bày tỏ mong muốn tạo các điều kiện để giúp đỡ cho sự phát triển của xã Hải Vân. P.V

Tập huấn cho Lớp tiểu giáo viên trong khuôn khổ dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp góp phần hỗ trợ đồng bào thiểu số” Trong tháng 7, năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lớp tập huấn cho Lớp tiểu giáo viên trong khuôn khổ dự án “Đa dạng hóa, nông nghiệp góp phần hỗ trợ đồng bào thiểu số” tại thành phố Huế. Các học viên đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên: Quảng Trị, Khánh Hòa, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam đã tham dự lớp học. Các nội dung sau đây dã được trình bày:

 Truyền thông dự án, giảng viên PGS.TS Mai Quỳnh Nam  Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân: giảng viên TS Vũ Mạnh Lợi

Trong khóa họp này, phương pháp giảng dạy tích cực được đặc biệt coi trọng. Các bài giảng quan tâm đến kỹ năng thực hành của học viên trong điều kiện thực tế của địa phương đang triển khai dự án. Ban quản lý dự án có sự đánh giá tốt về kết quả của lớp tập huấn. P.V

Hội thảo: “Gia đình trẻ trong sự biến đổi xã hội” Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Liên Chi đoàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo Gia đình trẻ trong sự biến đổi xã hội. Tham dự vào buổi hội thảo có đại diện của Thành đoàn Thành phố Hà Nội, các chuyên gia nghiên cứu gia đình của Viện Xã hội học, đại diện Công đoàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam và đông đảo đoàn viên của các Viện nghiên cứu. Hội thảo là hoạt động sinh hoạt khoa học được Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Khoa học xã hội Việt Nam phát động. Đề cương và nội dung cho hội thảo được chuẩn bị công phu, có sự góp ý của các nhà nghiên cứu trẻ từ các chi đoàn thuộc các Viện nghiên cứu. Tham gia viết tham luận, báo cáo tại hội thảo có 16 đoàn viên và 4 tập thể chi đoàn của các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong phần thuyết trình tại hội thảo các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một khái niệm thống nhất về thế nào là “gia đình trẻ”? theo các tiêu chí tuổi của các thành viên tham gia vào hôn nhân và số năm của cuộc hôn nhân. Các tham luận tham gia hội thảo đều nhận được sự phản biện chuyên môn, ý kiến

106

Tin tức ...

thảo luận, các câu hỏi xung quanh vấn đề nghiên cứu. Nhiều ý tưởng nghiên cứu được các bạn trẻ mạnh dạn đưa vào nghiên cứu của mình như: “Những thách thức và nguy cơ đối với gia đình trẻ trong nền kinh tế thị trường hiện đại” (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới); “Mô hình chung sống của gia đình trẻ” (Chi đoàn Viện nghiên cứu Gia đình và Giới); “Một vài suy nghĩ về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia với mô hình hiện đại” (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á); “Trẻ em tham gia lao động ở các gia đình nông dân hiện nay, khác biệt giữa các cộng đồng thuộc ba vùng đất nước”, “Gia đình trẻ - Quan niệm và hành vi tình dục” (Viện Xã hội học). Hội thảo là một sinh hoạt khoa học hữu ích để các nhà nghiên cứu trẻ, các đoàn viên được trau dồi kiến thức, thể nghiệm năng lực nghiên cứu trong một đề tài nghiên cứu gần gũi, thiết thực đối với giới trẻ Việt Nam hôm nay. P.V

Tạp chí Y tế Công cộng mắt bạn đọc

ra

Tạp chí Y tế Công cộng là cơ quan ngôn luận của Hội Y tế Công cộng Việt Nam, là tạp chí khoa học thuộc chuyên ngành y tế công cộng của Việt Nam. Tạp chí có nhiệm vụ phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế công cộng, công bố các công trình nghiên cứu khoa học, phổ biến những kiến thức và thông tin ở trong nước và nước ngoài về y tế công cộng. Tạp chí Y tế Công cộng do PGS.TS Lê Vũ Anh làm Tổng Biên tập. PGS.TS Xã hội học Bùi Thế Cường là thành viên Hội đồng cố vấn của tạp chí này. Số 1, Tạp chí Y tế Công cộng đã ra mắt bạn đọc tháng 8 năm 2004. Tạp chí Xã hội học chúc mừng sự ra đời của Tạp chí Y tế Cộng đồng.

TẠP CHÍ XÃ HỘI HỌC

Summary of the main articles in English

Sociological Review N. 3 (87), 2004

107

PHAM XUAN NAM Making progress and achieving social justice in a socilalist-orientated market economy It is the aims of sustainable development to promote economic growth, to make progress and to achieve social justice. Many countries around the world have so far been eager to achieve these aims, but not every country is able to find a satisfactory slolution to this difficult problem. To achieve this, there must be a series of subjective and objective conditions; one has to resolve relations between the economic and the social in accordance with the requirements of the national development and general trends of our times. From such an approach the article has dealt in more detailed with the following main points: 1. Overview of typical economic development patterns in the world with regard to progress and social justice; 2. The actual state (achievements and problems) in Vietnam with regard to economic growth, progress and social justice during the doi moi process; 3. Concrete views and some recommendations concerning sololutions to making progress and achieving social justice in a socialist-orientated market economy in the years to come.

TRINH DUY LUAN Social stratification in present Vietnam: a reexamination of some methodological aspects from a sociological viewpoint Social stratification is a new concept, and it starts to be examined during the doi moi process. Diversified research approaches and indicator sets have been developed. Studies based on official statistical data analysis have also caught scholarly attention. Thanks to this, one can preliminary identify the stratification’s state of affairs and tendencies in Vietnam during the last decade. However, due to the concept’s nature and changing practice, social scientists still face many methodological difficulties and mothodology challenges when conducting field research about this topic. As a result most of the existing studies of social stratification have in fact dealt with social stratification in terms of living standards or income. Two other important aspects of social stratification - that is power and cultural aspect (prestige) - have almost not addressed. To overcome these weaknesses, studies of social stratification in the coming period should go further in two directions: statistical data analysis and field studies using sociological methods. Especially the two unstudied aspects (power and cultural aspect) of social stratification need deeper research. Sociological studies also should point out emerging social groups that are developing quickly and typical of the country’s intensified industrialization and modernization period. Those groups have prospects to become the new social groups and strata in social structure and play an active role in the country’s development processes in the coming decades.

HOANG CHI BAO Grass roots and political systems at grass roots levels for our country’s stability and socialistorientated development Starting from renovated knowledge of the role of grass roots (including communes and wards in the administrative management system) the author has emphasized stability, first of all political stability, as an important premise for performing renovation tasks and development purposes. Economic growth is central of development. The article has placed special emphasis on the role of common people in the grass roots political systems and emphasized that the grass roots political systems should rely on people, know people’s abilities and forces, benefit people and strive for people’s happiness. In this way, political systems, which are really for people, free of corruption and red tape, and true democracy are achievable.

108

Summary of the main articles in English

BUI QUANG DUNG Marxist theory and sociology The article introduces the development of Marxist thought and its role in the development of sociology. It mentions two periods in the growth of Marxist thought. The first period, in 1845, Marxism attained the basic principles of historical materialism that then disordered the traditional position and content of philosophy and historical sciences. The second period, in 1858, political economics was upset and reconstructed on a new foundation. Marx’s analysis of social forms, of class and class struggle are a progress that he brought in sociology and in contemporary political science. On methodology, by putting forward a great many ideas about totality and applying dialectics on social analysis, Marxist theory significantly contributes to the development of sociological methods. Therefore, Marxist theory, together with positivism and anti-positivism (interpretive sociology), are three great origins of modern sociology

NGUYEN HUU MINH & NGUYEN XUAN MAI Urban povery studies in Vietnam in the 1990s: results and suggestions for further research In this paper authors have reviewed main studies on urban poverty in Viet Nam during last decade. Types of studies as well as major findings on socio-economic characteristics of urban poverty are presented. Authors highlight an importance of paying due attention to the multi-facetedness of urban poverty. Therefore, it is necessary to have a holistic approach in the study of this subject. Authors have suggested some aspects of further studies in order to have more comprehensive understanding of urban poverty in Viet Nam. For example, relationship between the social network of the poor and their opportunities for upward mobility; strategies for social economic upward mobility of family members in the context of household demographic changes; the relationship between age and sex of household head and poverty; the way to further enhance the activism of the poor and to make the strategy “giving a fishing rod instead of a string of fish” more efficient ot this group of household, etc.

NGUYEN DUC TRUYEN Professor Bui Dinh Thanh, a wise scholar, a sincere colleague and a person devoted to the development of sociology This is an article writen by Nguyen Duc Truyen who has been affiliated for many years with Institute of Sociology (IOS) and Professor Bui Dinh Thanh on the occasion of the Professor’s 80 th birthday. The article has assumed that Prof. Bui Dinh Thanh is a wise scholar both as historian and sociologist. He took many important responsibilities in scientific research and organizing research work. He was the former Vice-Director of the IOS’s predecessor, Prof. Bui Dinh Thanh’s achievements in scientific research and activities have shown his important contribution to history and sociology. He sets an example with regard to lifestyle and professional ethics to young researchers.

B×a 2 ¶nh 1 ThÇy gi¸o vµ häc viªn Cao häc X· héi häc c¸c khãa 7,8 cña C¬ së ®µo t¹o Sau ®¹i häc ViÖn X· héi häc ®i thùc tÕ t¹i Ninh HiÖp, Gia L©m, Hµ Néi, th¸ng 4 n¨m 2004

Lecturers and master degree students of the 7th and 8th cohort of the IOS post-graduate training unit were doing field work in Ninh Hiep, Gia Lam, Hanoi in April 2004

B×a 2 ¶nh 2 C¸n bé nghiªn cøu pháng vÊn b»ng b¶ng hái trong khu«n khæ §Ò tµi ®éc lËp cÊp Nhµ n-íc "ChÝnh s¸ch di d©n trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi miÒn nói" t¹i x· Ph-¬ng Linh, huyÖn B¹ch Th«ng, tØnh B¾c K¹n, th¸ng 8 n¨m 2004

Structured interview in the state-funded research project “Migration policies during the socio-economic development processes in mountain areas ” in Phuong Linh comune, Bach Thong disctrict, Bac Kan province in August 2004

------------------------B×a 3 ¶nh 1 GS F. Houtart vµ l·nh ®¹o x· H¶i V©n th¨m "Líp d¹y c¾t may khãa II do tæ chøc CCFD tµi trî" t¹i x· H¶i V©n, th¸ng 8 n¨m 2004

Prof. F. Houtart and leaders of the Hai Van commune were visiting the second taylor training course funded by the CCFD in Hai Van commune, April 2004

B×a 3 ¶nh 2 C¸n bé nghiªn cøu pháng vÊn b»ng b¶ng hái trong khu«n khæ §Ò tµi “ Gia ®×nh ViÖt Nam 2004” t¹i thÞ x· Thñ DÇu Mét, tØnh B×nh D-¬ng

Structured interview in the framework of the project “The Vietnam’s family in 2004” in Thu Dau Mot city, Binh Duong province

--------------------------B×a 4 Héi th¶o c«ng bè kÕt qu¶ nghiªn cøu "Thanh niªn vµ gia ®×nh n«ng th«n ViÖt Nam" do ViÖn X· héi häc vµ Héi ®ång D©n sè tæ chøc, ngµy 24 th¸ng 8 n¨m 2004

The workshop “The finding of study of youth and family of Vietnam rural area” organized by the IOS and the Population Council, 24 August 2004

Thùc hiÖn tiÕn bé vµ c«ng b»ng x· héi trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa VÊn ®Ò ph©n tÇng x· héi ViÖt Nam hiÖn nay: nh×n l¹i mét sè khÝa c¹nh ph-¬ng ph¸p luËn tõ c¸ch tiÕp cËn x· héi häc C¬ së vµ hÖ thèng chÝnh trÞ ë c¬ së ®èi víi æn ®Þnh vµ ph¸t triÓn theo ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa ë n-íc ta Lý thuyÕt Marxist vµ x· héi häc Gi¸o s- Bïi §×nh Thanh, häc gi¶ uyªn b¸c, mét tÊm lßng ch©n thµnh víi ®ång nghiÖp vµ mét ng-êi hÕt lßng víi sù nghiÖp ph¸t triÓn ngµnh x· héi häc

Sè 3 (87) - 2004

Sè 3 (87) - 2004

Sè 3 (87) - 2004

Sè 3 (87) - 2004

Giáo sư Bùi Đình Thanh, học giả uyên bác, một tấm lòng chân thành với đồng nghiệp và một người hết lòng với sự nghiệp phảt triển nghành xã hội học

nguyễn đức truyến

Tôi được biết anh Thanh từ khi còn đang là sinh viên năm cuối của khoa Sử Trường đại học Tổng hợp Hà nội, những năm 1975-76. Anh giảng cho chúng tôi chuyên đề Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thời kỳ 1954-1974. Nghe nhiều người nói anh là người có uy tín khoa học trong nghành sử Việt nam hiện đại lúc đó, tôi rất mừng vì được học một người thày mà đồng nghiệp và sinh viên yêu mến cho dù chưa được gặp. Thời gian giảng không lâu vì đó chỉ là một trong số các chuyên đề mà chúng tôi được học vào năm cuối khoá. Nhưng cảm tưởng của tôi về anh lúc đó đã sâu đậm. Anh là người vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nên bài giảng có chiều sâu, phương pháp tư duy khoa học, cách trình bày hệ thống nhưng không hề khô khan máy móc. Qua cách giảng bài của anh, tôi nghĩ anh là người hết lòng với công việc nghiên cứu của mình và không có niềm say mê nào khác. Anh là một trong số những người thày mà thế hệ sinh viên chúng tôi rất yêu mến và kính trọng. Sau vài năm, thật may mắn, tôi được về Ban xã hội học làm việc. Khi đến nhận việc, tôi và một số anh cùng về được Giáo sư Vũ Khiêu, vừa là Phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học xã hội vừa là Trưởng ban và anh Bùi Đình Thanh, từ viện Sử về làm Phó Ban đón tiếp rất chân tình và cởi mở. Vì xã hội học là nghành mới thành lập nên không có ai có nghề xã hội học. Cả ban lãnh đạo và chúng tôi đều phải tự trang bị kiến thức cho mình, để xây dựng cơ quan và nghành xã hôị học. Không hiểu sao lúc đó, chúng tôi không hoang mang mang lo lắng mà còn thích thú vì được đi vào một nghành khoa học xã hội hoàn toàn mới. Có lẽ vì chúng tôi còn trẻ, hơn nữa chúng tôi lại có những nhà khoa học rất dày dạn trong nghề, say mê với nghiên cứu động viên giúp đỡ nên cảm thấy an tâm thoải mái. Tôi còn nhớ anh Trần văn Tý, tuổi đã gần sáu mươi, còn hăng hái hơn cả thanh niên, khám phá từ đầu môn thống kê sác xuất và phương pháp chọn mẫu từ các sách tiếng Nga, tiếng Pháp để hướng dẫn chúng tôi tiến hành các nghiên cứu xã hôị học đầu tiên về nhà ở. Lúc đó anh Thanh vừa là phó ban, vừa là Bí thư chi bộ. Anh không chỉ tận tâm trong công việc quản lý cơ quan mà còn tỏ ra là một tấm gương trong lĩnh vực nghiên cứu, tư duy và tìm tòi sáng tạo. Anh không chỉ quan tâm xem chúng tôi có gì khó khăn vướng mắc trong cuộc sống để động viên giúp đỡ vì anh là bí thư chi bộ mà còn để ý xem thiên hướng và khả năng từng người ra sao để định hướng đào tạo và phát triển chuyên môn cho phù hợp. Anh có kiến thức sâu rộng và hệ thống về sử học nên không có gì xa lạ với xã hội học. Hơn nữa anh là người được đào tạo kỹ càng về Tây học, nên tinh thần cơ bản của xã hội học Tây phương anh đều cảm nhận được. Đó chính là điều may mắn và sự động viên lớn với chúng tôi. Anh chính là người đã giúp chúng tôi thẩm định phẩm chất tư duy xã hội học trong thời kỳ mà chưa ai hiểu nó ra sao. Chúng tôi lúc đó còn trẻ, rất hăng hái say sưa với khoa học, nhưng chưa biết nghề nên đôi khi hay ngộ nhận. Anh dự các sinh hoạt khoa học rất lắng nghe chúng tôi tranh luận và động viên chúng tôi. Có điều gì chưa đúng, anh không bao giờ thẳng thừng bác bỏ mà

1

điềm tĩnh trao đổi với chúng tôi như với các đồng nghiệp thực sự: chỗ này nên cẩn thận vì ứng dụng lô gích hình thức trong khoa học xã hội nhiều khi không ổn… Sau này chúng tôi được đi học ở nhiều nước khác nhau, được đào tạo cơ bản và hệ thống hơn về chuyên nghành xã hội học. Chính là nhờ có hiểu biết vững vàng hơn về chuyên môn, chúng tôi càng thấy tri thức xã hội học của anh rất rộng, rất sâu và luôn luôn được hoàn thiện. Thực tế là anh đã đọc rất nhiều, rất có hệ thống các nhà xã hội học có tên tuổi trên thế giới, cộng với tri thức và kinh nghiệm nghiên cứu sử học nhiều năm nên hiểu biết xã hội học của anh rất chuyên nghiệp. Anh là một học giả có kiến thức sâu rộng trên cả hai lĩnh vực sử học và xã hội học nên được giao rất nhiểu trọng trách trong nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Anh vừa tham gia biên soạn bộ Lịch sử Việt nam hiện đại do cố giáo sư Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, vào những năm 80, vừa tích cực tham gia vào nhiều chương trình KX, cùng Giáo sư Phạm xuân Nam, những năm 90, chủ yếu liên quan đến các nghiên cứu xã hội học về chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước. Anh là một trong số ít những người luôn được Viện khoa học xã hội Việt nam cử tham gia thường xuyên vào các trao đổi khoa học xã hội với các học giả phương Tây trong thời kỳ Đổi mới. Với những khả năng và trọng trách của mình, anh đã trở thành cầu nối giữa các nhà xã hội học trong và ngoài nước. Trong nguyên tắc quản lý cơ quan khoa học, anh gần với một nhà kỹ trị hơn là một người quản lý thuần tuý. Anh luôn để tình riêng sang một bên mà không để nó chen vào trong công việc lãnh đạo của mình. Ai đó có vấn đề hay bị dư luận chỉ trích, anh thường gặp trực tiếp để làm sáng tỏ vấn đề và góp ý thẳng thắn mà không bao giờ thành kiến. Những vấn đề sinh hoạt và quan hệ cơ quan những năm sau chiến tranh khá nặng nề và đôi khi còn bị nâng lên thành quan điểm, anh là bí thư chi bộ nhưng tập trung vào các hoạt động chuyên môn và chính trị tư tưởng của Đảng hơn là chú ý vào những quan hệ cá nhân của mỗi người nên phát huy được tính tích cực của mọi người và tinh thần đoàn kết trong cơ quan.Tôi biết anh đã từng là chính trị viên trong bộ đội và cách sống bộ đội giản dị của anh luôn làm cho chúng tôi yên tâm thoải mái. Tuổi đời anh hơn lớp trẻ chúng tôi hẳn một thế hệ nhưng cung cách sử sự của anh lại hết sức trẻ trung và gần gũi. Anh bảo ở cơ quan thì xưng hô anh em tiện quan hệ công tác hơn là xưng hô bác cháu hay chú cháu. Ý anh là tình cảm con người, sự tôn trọng lẫn nhau, tinh thần dân chủ và bình đẳng trong công việc quan trọng hơn là thứ bậc tuổi tác hay quan hệ quyền lực. Cho dù điều hành các sinh hoạt khoa học hay hội thảo ở cơ quan, anh không thích lấy tư cách lãnh đạo mà chỉ muốn lấy tư cách một nhà khoa học để thâu tóm một vấn đề khoa học đang được thảo luận. Anh không phân biệt đối sử với ai trong công việc chung, không dùng quyền lực hay quyền lợi để tạo ra các quan hệ đặc biệt như một số người khác vẫn làm. Chính vì thế mà anh luôn giữ được các quan hệ anh em, bạn bè và đồng nghiệp vô tư, trong sáng. Anh nói sao, tức là nghĩ vậy và không bao giờ thay đổi. Anh tin ở quan niệm sống của mình, ở lòng tốt của mọi người và tin rằng cuộc sống luôn hướng tới sự tốt đẹp. Những khi vui buồn tâm sự, anh bao giờ cũng nghĩ về những người người thày, những người bạn tốt, những điều tốt lành, những tấm gương mà anh noi theo cho dù họ còn sống, ở rất xa hay đã mất mà bỏ qua những chuyện phù hoa, danh lợi, hiềm khích cá nhân hay sự hãnh tiến của người đời. Anh hay nói về những nhân cách lớn như đại tướng Võ nguyên Giáp, cố giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, giáo sư Trần văn Giàu, cố giáo sư Nguyễn Mạnh Tường và giáo sư Francois Houtart…với tất cả sự kính trọng và lòng quý mến.

2

Ngay cả với những học giả hay đồng nghiệp nước ngoài anh cũng rất chân thành và kính trọng, nhất là những người đã đóng góp tài năng và cuộc đời cho sự nghiệp xã hội học. Mỗi khi có một nhà xã hội học lớn qua đời, anh luôn tự thấy phải thay mặt các đồng nghiệp Việt nam, bày tỏ tình cảm cao quý của mình và của giới khoa học Việt nam đối với họ. Anh bày tỏ lòng mình vừa như một đồng nghiệp, vừa như một tấm lòng biết ơn và sự kính cẩn trước những đóng góp và lý tưởng khoa học của họ. Khi nghe tin hai nhà xã hội học lớn của thế giới là R. Merton (Mĩ)và P. Bourdieu (Pháp) qua đời, anh rất xúc động, tìm hiểu thông tin, lấy tâm huyết của mình viết lời vĩnh biệt rồi gửi đăng trên tạp chí Xã hội học. Trong sự nghiệp khoa học của mình, anh luôn gắn mình với cơ quan, với công việc được giao và với ý thức trách nhiệm của một người trí thức đảng viên với Đảng và với đất nước. Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu vấn đề gì, anh say sưa lao vào lĩnh vực đó mà ít quan tâm tới vấn đề thù lao hay lợi ích cá nhân. Các lĩnh vực nghiên cứu của anh vì thế rất rộng, từ lịch sử Việt nam hiện đại sang xã hội học, từ giai cấp công nhân, sang giai cấp tư sản dân tộc rồi cơ cấu và phân tầng xã hội của Việt nam trong thời kỳ Đổi mới. Ngay cả khi đang bận rộn nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên cảc trường đại học về lịch sử xã hội học, anh vẫn không quên các đề tài về chính sách xã hội, về Hai trăm năm cách mạng pháp hay Năm mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Mỗi khi đọc công trình nghiên cứu mới, có ích cho công tác quản lý đất nước hay cho nghiên cứu khoa học, anh luôn bỏ thì giờ phân tích, lược thuật rồi thông tin cho các đồng chí lãnh đạo quan tâm hay cho đông đảo đồng nghiệp trong và ngoài nước. Anh công tác tại Ban xã hội học không lâu. Khi Ban xã hội học phảt tiển thành Viện xã hội học (1983), anh đã sang công tác ở một bộ phận khác. Tuy nhiên anh chưa bao giờ từ bỏ niềm say mê được sự đóng góp sức mình cho nghành xã hội học. Anh luôn theo sát từng bước đi của xã hội học Việt nam cho dù là trong giảng dạy hay nghiên cứu. Anh là người đã rời khỏi viện từ lâu nhưng anh cũng là người vẫn giữ được những tình cảm của anh em đồng nghiệp như khi còn đang ở Viện. Vì anh vẫn giữ được sợi dây liên lạc trong công tác chuyên môn và những tình cảm bạn bè, đồng nghiệp với các thế hệ những người nghiên cứu xã hội học trẻ. Ngay cả khi tuổi đã ngoài 70, anh vẫn không hề tỏ ra lạc hậu với các thành tựu khoa học trong nước. Các bài nghiên cứu của anh vẫn đều đặn được công bố và chất lượng khoa học vẫn ngày càng hoàn thiện. Anh không viết bài theo cảm hứng cá nhân mà luôn đặt suy nghĩ của mình trong dòng chảy của tư duy khoa học và của đòi hỏi thực tiễn xã hội. Anh đọc nhiều, suy nghĩ nhiều nhưng viết rất chọn lọc và cô đọng. Anh không trích dẫn nhà khoa học lớn nào mà không trực tiếp nêu ra những vấn đề và tư tưởng đích thực của họ. Thú vị hơn nữa là mỗi khi trò chuyện, anh thường cùng lúc gợi ra hai cảm hứng sử học và xã hội học ở người nghe. Anh là một kho báu các sử liệu hiện đại mà chúng tôi luôn mong muốn được khám phá qua cách kể chuyện của anh. Anh hay chắp nối các sự kiện mà anh được quan sát, được nghe và được đọc để chiêm nghiệm những quan niệm học thuật về sử học hay xã hội học của mình. Cái hấp dẫn ở anh với tư cách là nghà khoa học chính là ở quan niệm về sử học của anh luôn rất gần với xã hội học : sử học là mối liên hệ giữa các sự kiện thực nghiệm chứ không phải là bản thân các sự kiện hay tính niên đại của chúng. Anh ít có điều kiện đi điền dã xã hội học, nhưng tri thức sử học chính là nguồn tư liệu vô cùng phong phú để anh thao tác các lý luận xã hôị học phong phú của mình. Nhân dịp mừng anh thượng thọ Bát tuần, mong anh sẽ giữ mãi cái phong độ trẻ trung yêu đời của người làm khoa học, cái tình cảm nồng ấm và nhân hậu của những người đồng nghiệp và một niềm vui trong khám phá tri thức khoa học và được đóng góp cho xã hội.

3

Lý thuyÕt Marxist vµ x· héi häc Bïi Quang Dòng

Karl Marx (1818-1883) ®-îc thõa nhËn nh- lµ nguån c¶m høng chÝnh cho tÊt c¶ nh÷ng häc thuyÕt x· héi triÖt ®Ó thêi hiÖn ®¹i. N¨m 1835 «ng häc luËt t¹i §¹i häc Bonn vµ n¨m 1836 t¹i §¹i häc Berlin, sau ®æi qua triÕt häc do ¶nh h-ëng cña Ludwig Feuerbach (1804-1872) vµ nhãm Hegel trÎ. Bªn c¹nh sù quan t©m ®Õn nÒn triÕt häc cæ ®¹i, «ng ®Æc biÖt chó ý ®Õn Georg Wilhelm Hegel (1770-1831), ®Õn phÐp biÖn chøng cña nhµ triÕt häc nµy. Trong nhiÒu t¸c phÈm cña Marx sau nµy, cã nhiÒu luËn ®Ò ®¸nh gi¸ vµ phª ph¸n triÕt häc Hegel. Marx hoµn thµnh luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc n¨m 1842, tuy nhiªn víi viÖc lªn ng«i cña Friedrich Wilhelm IV vµ sù ®i xuèng cña phong trµo Hegel trÎ, Marx kh«ng cßn c¬ héi theo ®uæi sù nghiÖp hµn l©m n÷a. N¨m 1844, trong khi ë Paris, Marx tham gia phong trµo c«ng nh©n vµ gÆp Engels, vµ tõ ®ã «ng b¾t ®Çu nghiªn cøu kinh tÕ häc chÝnh trÞ. Nh÷ng t¸c phÈm ®Çu tay cña Marx chñ yÕu lµ vÒ triÕt häc. ChØ víi t¸c phÈm HÖ t- t-ëng §øc (1846), viÕt chung víi Engels, Marx míi ph¸t triÓn nh÷ng ph¸c th¶o ®Çu tiªn vÒ quan niÖm duy vËt vÒ lÞch sö. Trong t¸c phÈm nµy, «ng ®· ®Ò xuÊt kh¸i niÖm x· héi häc vÒ x· héi: ®ã lµ mét cÊu tróc x¸c ®Þnh ®-îc dùng lªn xung quanh c¸c giai cÊp x· héi ®èi kh¸ng, ph©n c«ng lao ®éng vµ c¸c h×nh thøc së h÷u. Bé T- b¶n lµ t¸c phÈm quan träng nhÊt cña Marx, nh-ng chØ xuÊt b¶n ®-îc tËp I vµo n¨m 1867, phÇn cßn l¹i do Engels hiÖu ®Ýnh vµ lÇn l-ît cho xuÊt b¶n vµo nh÷ng n¨m 1884 vµ 1893. 1. Hai giai ®o¹n ph¸t triÓn t- t-ëng cña Marx N¨m 1844, sau bµi b¸o cña Engels Kh¸i luËn phª b×nh khoa kinh tÕ chÝnh trÞ, Marx còng b¾t tay nghiªn cøu vÊn ®Ò Êy. Ch¼ng bao l©u Marx thÊy khoa kinh tÕ chÝnh trÞ thiÕu mét c¬ së v÷ng ch¾c, v× nã dùa trªn hai ®Þnh ®Ò ch-a ®-îc phª ph¸n: chÕ ®é t- h÷u vµ lao ®éng tha ho¸. XuÊt ph¸t tõ kh¸i niÖm tha ho¸ lÊy l¹i cña Feuerbach, sau nµy Marx ®· ®i tíi mét chñ nghÜa duy vËt n¨ng ®éng vµ ®· t¸n ®ång nguyªn lý cña cuéc c¸ch m¹ng céng s¶n. §-îc th¶o ra trong n¨m 1844, kÕt qu¶ nµy ®· ®-îc ghi l¹i trong B¶n th¶o kinh tÕ triÕt häc, nh-ng cho tíi ®Çu thÕ kû XX vÉn ch-a ®-îc xuÊt b¶n. B¶n ph¸c th¶o ®Çu tiªn vÒ quan ®iÓm duy vËt lÞch sö, vÒ c¨n b¶n ®· ®-îc thùc hiÖn trong nh÷ng n¨m 1845-1846, khi Marx cïng víi Engels viÕt HÖ t- t-ëng §øc. Môc ®Ých cña c«ng tr×nh nµy lµ phª ph¸n Feuerbach vµ nÒn triÕt häc sau Hegel trªn c¬ së mét quan niÖm míi mµ hai «ng ®· ®¹t tíi. Quan niÖm míi Êy ®· ®-îc tr×nh bµy trong phÇn ®Çu cuèn HÖ t- t-ëng §øc, b»ng nh÷ng tõ ng÷ gièng nh- trong lêi tùa cuèn Gãp phÇn phª ph¸n Kinh tÕ häc chÝnh trÞ (1859): "Ph-¬ng thøc s¶n xuÊt cña ®êi sèng vËt chÊt chi phèi ®êi sèng x· héi, chÝnh trÞ vµ tinh thÇn nãi chung. Kh«ng ph¶i ý thøc con ng-êi quyÕt ®Þnh sù tån t¹i cña hä; mµ ng-îc l¹i chÝnh tån t¹i x· héi cña hä quyÕt ®Þnh ý thøc cña hä". (Marx, 123, [18]) Trªn c¬ së míi Êy mµ trong HÖ t- t-ëng §øc, Marx vµ Engels ®· ph¸c th¶o lÞch sö c¸c giai ®o¹n ph©n c«ng lao ®éng vµ c¸c h×nh th¸i së h÷u t-¬ng øng. Hai «ng ph©n biÖt mét c¸ch v¾n t¾t ba h×nh th¸i së h÷u t-¬ng øng víi ba giai ®o¹n cña lÞch sö ch©u ¢u: së h÷u bé l¹c, së h÷u c«ng x· vµ nhµ n-íc cæ ®¹i, vµ së h÷u phong kiÕn. Trong nh÷ng c«ng tr×nh tiÕp theo: Sù khèn cïng cña TriÕt häc (1847), Tuyªn ng«n Céng s¶n (1848), Lao ®éng lµm thuª vµ T- b¶n (1849), nh÷ng chñ ®Ò nµy ®-îc ph¸t triÓn s©u h¬n trong häc thuyÕt lÞch sö tæng qu¸t cña Marx, r»ng biÕn ®æi x· héi diÔn ra th«ng qua m©u thuÉn vµ ®Êu tranh, chÝnh x¸c h¬n lµ th«ng qua nh÷ng mÆt ®èi lËp tån t¹i gi÷a c¸c lùc l-îng s¶n xuÊt vµ nh÷ng quan hÖ x· héi cña

bÊt kú x· héi nµo. LÞch sö ph¸t triÓn lªn nh÷ng hÖ thèng tæ chøc x· héi cao h¬n: chñ nghÜa x· héi lµ mét c¬ së khoa häc cho biÕn ®æi x· héi tÊt yÕu. DÉu sao, c¸c v¨n b¶n thêi kú nµy ®· ®Þnh nghÜa mét c¸ch kh«ng chÝnh x¸c mèi quan hÖ tb¶n - lao ®éng, nghÜa lµ b¶n th©n bé m¸y h×nh thµnh gi¸ trÞ thÆng d- vµ lîi nhuËn. Cã nghÜa lµ vµo thêi kú Êy, lý thuyÕt Marxist cßn ch-a cã sù gi¶i thÝch mét c¸ch khoa häc ph-¬ng thøc s¶n xuÊt t- b¶n chñ nghÜa vµ bé m¸y bãc lét giai cÊp c«ng nh©n. ThËt vËy, Marx vµ Engels vÉn cßn chÊp nhËn quan niÖm th«ng dông cña c¸c nhµ kinh tÕ häc cæ ®iÓn, coi tiÒn c«ng lµ gi¸ c¶ cña lao ®éng. Gi¶ thiÕt mét sù trao ®æi ngang gi¸ gi÷a t- b¶n vµ lao ®éng, cã nghÜa lµ cßn ch-a ph¸t hiÖn ra b¶n chÊt cña gi¸ trÞ thÆng d- víi t- c¸ch lµ lao ®éng kh«ng ®­îc tr° c«ng, v¯ ‚bÝ mËt‛ cða sù h×nh th¯nh lîi nhuËn t- b¶n chñ nghÜa vµ viÖc bãc lét giai cÊp c«ng nh©n. Trong thËp niªn 50 cña thÕ kû XIX, nh÷ng nghiªn cøu cña Marx ®· tiÕn triÓn rÊt nhiÒu, ®Æc biÖt trong viÖc ph©n tÝch khoa häc nÒn s¶n xuÊt t- b¶n. C«ng tr×nh quan träng nhÊt cña «ng lµ nghiªn cøu trªn quy m« lín vÒ c¬ së kinh tÕ cña chñ nghÜa t- b¶n hiÖn ®¹i, cuèn B¶n th¶o Phª ph¸n Kinh tÕ häc ChÝnh trÞ (Marx, [15]), c«ng tr×nh nµy kh«ng ®-îc c«ng bè cho ®Õn n¨m 1853. TÇm quan träng cña B¶n th¶o nµy ®èi víi sù ph¸t triÓn cña häc thuyÕt Marx thÓ hiÖn ë chç nã t¹o nªn tÝnh liªn tôc kÕt g¾n nh÷ng c«ng tr×nh ®Çu tiªn cña Marx vÒ lao ®éng tha ho¸ vµ vÒ kh¸i niÖm chñ thÓ con ng-êi tÝch cùc víi c«ng tr×nh sau nµy ®-îc xem lµ cã tÝnh khoa häc h¬n, ë ®ã chñ nghÜa t- b¶n ®-îc ®Þnh nghÜa lµ mét hÖ thèng x· héi chÞu sù chi phèi cña nh÷ng quy luËt ®Æc thï vÒ vËn ®éng vµ ph¸t triÓn. Marx ®· ph¸t hiÖn ra trong nh÷ng t¸c phÈm viÕt giai ®o¹n nµy r»ng gi¸ trÞ cña mét hµng ho¸ lµ sè l-îng lao ®éng x· héi cÇn thiÕt ®Ó s¶n xuÊt ra nã, r»ng mÆc dï lµ nguån gèc cña gi¸ trÞ, b¶n th©n lao ®éng l¹i kh«ng cã gi¸ trÞ, vµ tiÒn c«ng kh«ng ph¶i lµ gi¸ c¶ cña lao ®éng mµ lµ gi¸ c¶ cña søc lao ®éng. KÕt qu¶ lý luËn ®ã lµ sù phª ph¸n khoa kinh tÕ häc chÝnh trÞ cæ ®iÓn, lµ cuéc c¸ch m¹ng cña Marx; nh-ng kÕt qu¶ ®ã chØ ®¹t ®-îc vµo n¨m 1858, tøc lµ ®óng vµo n¨m Marx ph¸c th¶o cuèn Nh÷ng h×nh th¸i vµ nh÷ng suy nghÜ s©u s¾c nhÊt cña «ng vÒ c¸c c«ng x· nguyªn thuû vµ vÒ ph-¬ng thøc s¶n xuÊt ch©u ¸. Nh- vËy, ta thÊy râ hai giai ®o¹n quyÕt ®Þnh vµ nèi liÒn víi nhau trong viÖc h×nh thµnh lý thuyÕt cña Marx, mçi giai ®o¹n ®-îc ®¸nh dÊu b»ng mét ph¸t hiÖn quan träng: giai ®o¹n 1845 trong ®ã chñ nghÜa Marx ®· ®¹t ®-îc nh÷ng nguyªn lý c¨n b¶n cña quan ®iÓm duy vËt lÞch sö, vµ chóng lµm ®¶o lén vÞ trÝ vµ néi dung truyÒn thèng cña triÕt häc vµ cña c¸c khoa häc lÞch sö, giai ®o¹n 1858 trong ®ã khoa kinh tÕ häc chÝnh trÞ bÞ ®¶o lén vµ ®-îc x©y dùng l¹i trªn mét nÒn t¶ng míi. 2. C¸c h×nh th¸i x· héi Sù h×nh thµnh vµ tiÕn triÓn t- t-ëng cña Marx, nh- ®· nãi, cã thÓ theo dâi tõ cuèn B¶n th¶o kinh tÕ triÕt häc (1844), ë ®Êy, Marx b¾t ®Çu ®Þnh nghÜa kh¸i niÖm c¬ b¶n trong häc thuyÕt cña «ng, ®ã lµ kh¸i niÖm lao ®éng . Marx ®· thay ®æi quan niÖm cña Hegel vÒ lao ®éng b»ng c¸ch ®-a vµo ®ã néi dung hoµn toµn kh¸c, lÊy l¹i tõ c¸c nhµ kinh tÕ häc cæ ®iÓn: lao ®éng t rong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vËt chÊt ®-îc coi nh- nguån gèc cña c¶i. Con ng-êi kh«ng nh÷ng s¶n xuÊt c¸c ph-¬ng tiÖn cho ®êi sèng vËt chÊt cña m×nh, mµ nã ®ång thêi cßn t¹o h×nh thøc toµn diÖn cña x· héi. Tuy nhiªn Marx vÉn nhÊn m¹nh tÇm quan träng cña lao ®éng theo nghÜa kinh tÕ, coi nh- nÒn t¶ng cña toµn bé x· héi. Tõ ®ã cã thÓ cho r»ng lý thuyÕt cña Marx ph©n biÖt víi nhiÒu lý thuyÕt x· héi häc kh¸c ë chç nã ph©n tÝch tÊt c¶ nh÷ng

hiÖn t-îng x· héi trong bèi c¶nh cña mèi liªn hÖ lÞch sö gi÷a quan hÖ s¶n xuÊt vµ c¸c quan hÖ x· héi kh¸c. Còng nh- b¶n th©n lao ®éng, sù tha ho¸ cña lao ®éng ®èi víi Marx lµ mét qu¸ tr×nh diÔn ra kh«ng ph¶i chØ trong tinh thÇn, mµ c¶ trong lÜnh vùc vËt chÊt cña con ng-êi. Lao ®éng bÞ tha ho¸ lµ lao ®éng b¾t buéc, ®èi lËp víi ho¹t ®éng s¸ng t¹o tù do, h¬n n÷a, ®ã cßn lµ thø lao ®éng trong ®ã c¸i ®-îc ng-êi c«ng nh©n s¶n xuÊt ra l¹i bÞ nh÷ng kÎ kh¸c chiÕm ®o¹t. Tõ hai kh¸i niÖm ®ã, x©y dùng trong c¸c b¶n th¶o n¨m 1844 vµ ®-îc ph¸t triÓn ë nh÷ng t¸c phÈm kh¸c cña Marx thêi kú ®ã, cã thÓ rót ra nh÷ng yÕu tè chñ yÕu cña toµn bé häc thuyÕt cña «ng vÒ x· héi. Lao ®éng víi tÝnh c¸ch lµ sù trao ®æi gi÷a con ng-êi vµ tù nhiªn, ®· ®-îc quan niÖm nh- lµ mét qu¸ tr×nh ph¸t triÓn lÞch sö trong ®ã con ng-êi tù biÕn ®æi m×nh vµ biÕn ®æi x· héi. Quan niÖm nµy dÉn tíi ý niÖm vÒ nh÷ng giai ®o¹n ph¸t triÓn trong nh÷ng thêi kú lÞch sö kh¸c nhau, cña c¸c ph-¬ng thøc s¶n xuÊt vµ nh÷ng h×nh thøc x· héi t-¬ng øng. C¸c c«ng x· ph-¬ng §«ng víi h×nh thøc së h÷u ruéng ®Êt tËp thÓ ®-îc coi lµ h×nh thøc ®Çu tiªn cña c¸c x· héi n«ng nghiÖp. TÝnh céng ®ång tù nhiªn lµ tiÒn ®Ò cña viÖc c¸c c¸ nh©n cïng nhau chiÕm h÷u ®Êt ®ai. X· héi nµy t-¬ng øng víi giai ®o¹n ch-a ph¸t triÓn cña nÒn s¶n xuÊt, trong ®ã d©n c- sèng b»ng s¨n b¾n, ®¸nh c¸, ch¨n nu«i, hoÆc, ë giai ®o¹n cao nhÊt, b»ng n«ng nghiÖp. Trong tr-êng hîp nµy ph¶i cã mét khèi l-îng lín ®Êt ®ai kh«ng trång trät. CÊu tróc x· héi bÞ giíi h¹n trong sù bµnh tr-íng cña gia ®×nh. Ta cã thÓ ph©n biÖt ba tÇng líp x· héi: nh÷ng ng-êi chñ gia ®×nh gia tr-ëng, c¸c thµnh viªn cña bé l¹c, vµ cuèi cïng lµ n« lÖ. ChÕ ®é n« lÖ, tiÒm tµng trong c¸c gia ®×nh gia tr-ëng, ®· ph¸t triÓn dÇn dÇn víi viÖc t¨ng d©n sè, t¨ng c¸c nhu cÇu vµ c¸c quan hÖ ®èi ngo¹i, chiÕn tranh vµ ®æi ch¸c. H×nh thøc thø hai, tiªu biÓu lµ c¸c x· héi Hy L¹p vµ La M·. H×nh thøc së h÷u lµm c¬ së cho kiÓu x· héi ®ã lµ nÒn s¶n xuÊt tiÓu n«ng cho sù tiªu dïng trùc tiÕp; c«ng nghiÖp víi t- c¸ch lµ mét c«ng viÖc phô trong gia ®×nh cña vî vµ con g¸i (xe sîi vµ dÖt v¶i) hay víi t- c¸ch lµ c«ng nghiÖp chØ cã sù ph¸t triÓn ®éc lËp trong mét sè ngµnh s¶n xuÊt c¸ biÖt. TiÒn ®Ò cho sù tån t¹i kÐo dµi cña c«ng x· nh- thÕ lµ viÖc duy tr× sù b×nh ®¼ng gi÷a nh÷ng ng-êi tiÓu n«ng ®éc lËp vµ tù do, nh÷ng ng-êi cÊu thµnh c«ng x· ®ã. Marx nãi r»ng chÝnh nÒn tiÓu n«ng vµ nghÒ thñ c«ng ®éc lËp lµ c¬ së cho nÒn d©n chñ cæ ®¹i. Chóng ta ®· thÊy sù ®èi lËp gi÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n, sau ®Êy lµ ®èi lËp gi÷a c¸c nhµ n-íc ®¹i diÖn cho lîi Ých cña thµnh thÞ vµ nh÷ng nhµ n-íc ®¹i diÖn cho lîi Ých cña n«ng th«n. Víi sù xuÊt hiÖn cña tµi s¶n t- h÷u, lÇn ®Çu tiªn xuÊt hiÖn nh÷ng quan hÖ x· héi mµ ng-êi ta sÏ thÊy l¹i trong chÕ ®é t- h÷u hiÖn ®¹i. Marx nhÊn m¹nh r»ng g¾n liÒn víi t×nh h×nh ®ã lµ mét sù chuyÓn ho¸ cña nh÷ng tiÓu n«ng b×nh d©n thµnh giai cÊp v« s¶n, vµ do gi÷ vÞ trÝ trung gian gi÷a nh÷ng c«ng d©n cã cña vµ n« lÖ nªn giai cÊp nµy kh«ng ph¸t triÓn lªn ®-îc. Engels nhËn xÐt trong Nguån gèc cña gia ®×nh, cña chÕ ®é t- h÷u vµ cña nhµ n-íc r»ng chÕ ®é gia ®×nh mét vî mét chång ë ng-êi Hy L¹p lµ h×nh thøc gia ®×nh ®Çu tiªn dùa vµo nh÷ng ®iÒu kiÖn kinh tÕ chø kh«ng ph¶i nh÷ng ®iÒu kiÖn tù nhiªn. §ã lµ th¾ng lîi cña chÕ ®é së h÷u t- nh©n tr-íc chÕ ®é së h÷u c«ng x· nguyªn thuû vµ tù ph¸t. C¸c quan hÖ së h÷u t- nh©n thÓ hiÖn lÇn ®Çu tiªn thµnh gia ®×nh gia tr-ëng, trong ®ã ng-êi ®µn «ng lµ chñ nhµ, cã quyÒn lùc chi phèi gia ®×nh. Gia ®×nh c¸ thÓ, nh- trong tr-êng hîp ng-êi Hy L¹p, thÓ hiÖn sù ®èi kh¸ng gi÷a ®µn «ng vµ ®µn bµ, lµ h×nh ¶nh thu nhá cña nh÷ng m©u thuÉn mµ tõ ®Çu thêi k× v¨n minh, x· héi chia thµnh giai cÊp vÉn h»ng vËn ®éng (Engels, [11]). LÞch sö thêi trung cæ kh«ng cßn b¾t ®Çu víi thµnh thÞ n÷a, mµ lµ víi n«ng th«n vµ g¾n liÒn víi së h÷u phong kiÕn hoÆc ®¼ng cÊp. KÕt cÊu ®¼ng cÊp chiÕm h÷u ruéng ®Êt vµ nh÷ng ®éi

hé vÖ vâ trang ®i kÌm víi nã ®· trao cho giai cÊp quý téc quyÒn lùc tèi cao ®èi víi n«ng n«. T-¬ng øng víi kÕt cÊu phong kiÕn cña tµi s¶n ruéng ®Êt lµ tµi s¶n ph-êng héi, lµ tæ chøc phong kiÕn cña thñ c«ng nghiÖp trong c¸c ph-êng héi. Trong thêi ®¹i phong kiÕn, tµi s¶n chñ yÕu lµ ®Þa s¶n cét chÆt lao ®éng cña n«ng n«, vµ cïng víi ®ã lµ lao ®éng c¸ nh©n víi mét t- b¶n nhá chi phèi lao ®éng cña thî b¹n. Marx viÕt vÒ nÐt chung cða c° ba h×nh thøc ®â nh­ sau: ‚Trong tÊt c° c²c h×nh thøc ®â, së h÷u ruéng ®Êt vµ n«ng nghiÖp t¹o thµnh c¬ së cña kÕt cÊu kinh tÕ, môc ®Ých kinh tÕ lµ s¶n xuÊt ra nh÷ng gi² trÞ sö dông v¯ t²i s°n xuÊt ra c² nh©n‛ (Marx, 56, [15]). C²i nÐt chung Êy cña c¸c h×nh thøc tiÒn t- b¶n khiÕn nã trë thµnh mÆt ®èi lËp víi x· héi t- s¶n lµ x· héi x©y dùng trªn h×nh thøc së h÷u dùa trªn lao ®éng, trao ®æi vµ c«ng nghiÖp. Lßng khao kh¸t ®ång tiÒn ®· lµm tan r· c¸c céng ®ång cæ ®¹i vµ trung cæ. Con ng-êi chØ t¸ch riªng ra víi t- c¸ch lµ c¸ nh©n do kÕt qu¶ cña mét qu¸ tr×nh lÞch sö, vµ trao ®æi lµ mét trong nh÷ng ph-¬ng tiÖn chñ yÕu cña sù t¸ch riªng ®ã. Trong x· héi t- s¶n, c¸c mèi quan hÖ x· héi thÓ hiÖn nh- lµ ph¸t sinh ®¬n gi¶n tõ nh÷ng quan hÖ s¶n xuÊt vµ trao ®æi. Víi sù ph¸t triÓn cña th-¬ng nghiÖp quèc tÕ, cña c¸c c«ng tr-êng thñ c«ng, sù xuÊt hiÖn cña vµng vµ b¹c Mü trªn thÞ tr-êng ch©u ¢u, giai cÊp t- s¶n ph¸t triÓn; vµ cïng víi nã lµ së h÷u t- b¶n chñ nghÜa, m©u thuÉn víi nh÷ng h×nh thøc phong kiÕn. NÒn ®¹i c«ng nghiÖp xuÊt hiÖn vµ dÉn ®Õn sù chuyÓn ho¸ t- b¶n thµnh t- b¶n c«ng nghiÖp vµ sù lÖ thuéc cña th-¬ng nghiÖp vµo c«ng nghiÖp. LÇn ®Çu tiªn, víi thÞ tr-êng thÕ giíi vµ c¹nh tranh t- b¶n chñ nghÜa, lÞch sö trë thµnh lÞch sö thÕ giíi vµ ph¸ bá tÝnh ®éc h÷u cña c¸c quèc gia riªng rÏ. NÒn ®¹i c«ng nghiÖp sinh ra giai cÊp v« s¶n, cã nh÷ng lîi Ých gièng nhau ë mäi quèc gia, ®øng lªn ®Êu tranh víi thÕ giíi t- s¶n vµ tiÕn tíi thñ tiªu x· héi cã giai cÊp b»ng c¸ch m¹ng. 3. Giai cÊp vµ sù thèng trÞ Ngay tõ nh÷ng t¸c phÈm thêi trÎ Marx ®· nhËn thÊy lµ trong nh÷ng x· héi lÞch sö, ë hÇu kh¾p mäi n¬i ®· tån t¹i mét tæ chøc hoµn bÞ cña x· héi ph©n thµnh c¸c giai cÊp kh¸c biÖt, mét hÖ thèng t«n ti c¸c ®iÒu kiÖn x· héi. Ng-îc l¹i, thêi ®¹i cña giai cÊp t- s¶n ®· ®¬n gi¶n hãa sù s¾p xÕp x· héi vµ nh÷ng ®èi kh¸ng giai cÊp; bÊt cø n¬i nµo giai cÊp t- s¶n giµnh ®-îc chÝnh quyÒn th× nã ®Òu giµy xÐo lªn c¸c quan hÖ phong kiÕn, gia tr-ëng vµ th¬ méng ®Ó chØ dµnh chç cho lîi Ých c¸ nh©n, cho nh÷ng quan hÖ giao kÌo. NÕu ng-îc trë l¹i c¸c h×nh th¸i x· héi tiÒn t- b¶n, ta vÉn sÏ thÊy r»ng c¸c quan hÖ x· héi cña s¶n xuÊt kh«ng thÓ hiÖn nh÷ng ®iÒu kiÖn cña tÊt c¶ c¸c c¸ nh©n, mµ chóng chØ thÓ hiÖn c¸c ®iÒu kiÖn dµnh cho mét sè ng-êi nhÊt ®Þnh. Céng ®ång cña c¸ nh©n kh«ng bao giê lµ nh÷ng céng ®ång b×nh ®¼ng, mµ lµ nh÷ng thÓ chÕ bÊt b×nh ®¼ng cña hä. Céng ®ång tù nhiªn quy ®Þnh bÊt b×nh ®¼ng tù nhiªn, ®« thÞ cña thêi cæ ®¹i th× quy ®Þnh sù bÊt b×nh ®¼ng gi÷a nh÷ng ng-êi së h÷u t- nh©n, nghiÖp ®oµn thêi trung cæ ra ®êi tõ sù ®Êu tranh chèng l¹i bÊt b×nh ®¼ng. Cuèi cïng trong chñ nghÜa t- b¶n, khi gi¸ trÞ trao ®æi trë thµnh thèng trÞ, trong khi gi¶ ®Þnh vÒ nguyªn t¾c b×nh ®¼ng cho tÊt c¶ c¸c c¸ nh©n, th× nã l¹i tËp hîp c¸c c¸ nh©n thµnh hai giai cÊp ®èi kh¸ng. Dï ë thêi ®¹i nµo th× c¸c céng ®ång còng chØ lµ cña mét bé phËn c¸ nh©n mµ th«i. NhËn xÐt nµy ®-îc lÊy l¹i n¨m 1848, trong Tuyªn ng«n §¶ng céng s¶n. Khi nh¾c tíi c¸c h×nh th¸i x· héi cå ®³i, phong kiÕn v¯ t­ s°n, Marx v¯ Engels ®± nªu ra sù kiÖn quan trãng l¯ ‚lÞch sö cða mäi x· héi cho ®Õn ngµy h«m nay vÉn chØ lµ lÞch sö cña ®Êu tranh giai cÊp, cña sù ®èi kh¸ng gi÷a nh÷ng kÎ ²p bøc v¯ nh÷ng ng­êi bÞ ²p bøc‛ (Marx, 453, [20]). Trong c¸c x· héi tiÒn t- b¶n, chÕ ®é së h÷u ruéng ®Êt xuÊt hiÖn nh- mét sù thèng trÞ trùc tiÕp vµ tù nhiªn; cßn trong x· héi t- s¶n, së h÷u xuÊt hiÖn nh- sù thèng trÞ cña lao ®éng vµ ®Æc biÖt l¯ lao ®éng tÝch luü, t­ b°n. Marx viÕt ‚trong tr­êng hîp thø nhÊt, sù thèng trÞ cña

kÎ chiÕm h÷u ®èi víi ng-êi kh«ng cã së h÷u cã thÓ dùa trªn nh÷ng quan hÖ c¸ nh©n, trªn mét thÓ céng ®ång, trong tr-êng hîp thø hai, sù thèng trÞ ®ã ®· ph¶i mang mét h×nh thøc cô thÓ trong vËt trung gian l¯ tiÒn tÖ...‛ (Marx, 321, [18]). Tuy coi c¸c quan hÖ thèng trÞ vµ lÖ thuéc c¸ nh©n lµ nh÷ng quan hÖ ®Æc tr-ng cho c¶ ba h×nh thøc së h÷u tiÒn t- b¶n, nh-ng Marx vÉn ph©n biÖt tÝnh chÊt riªng gi÷a chóng. Trong nh÷ng h×nh thøc mµ ng-êi lao ®éng trùc tiÕp vÉn cßn cã trong tay c¸c t- liÖu s¶n xuÊt ®Ó s¶n xuÊt ra c¸c t- liÖu sinh ho¹t cho m×nh, quan hÖ së h÷u thÓ hiÖn thµnh mét quan hÖ n« dÞch vµ thèng trÞ trùc tiÕp. Ng-êi s¶n xuÊt trùc tiÕp xuÊt hiÖn nh- mét ng-êi kh«ng cã tù do. MÆt kh¸c sù lÖ thuéc Êy cã thÓ gi¶m nhÑ dÇn tõ chÕ ®é n«ng n« víi lao ®éng b¾t buéc, tíi chØ cßn lµ mét nghÜa vô cèng n¹p ®¬n thuÇn. Khi chñ së h÷u ruéng ®Êt kh«ng ph¶i lµ c¸ nh©n mµ lµ Nhµ n-íc, th× quan hÖ lÖ thuéc vÒ kinh tÕ vµ chÝnh trÞ kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i mang h×nh thøc nµo hµ kh¾c h¬n lµ lµm thÇn d©n cña nhµ n-íc ®ã. Quan hÖ nh- thÕ lµ ®· kh¸c nhiÒu so víi quan hÖ lÖ thuéc nh©n th©n cña së h÷u phong kiÕn. ThËt thÕ, khi ng-êi n«ng n«, trong mét chõng mùc nhÊt ®Þnh, vÉn cßn lµ ng-êi n¾m gi÷ c¸c t- liÖu s¶n xuÊt, th× tÊt ph¶i cã mét sù c-ìng bøc phi kinh tÕ nµo ®ã th× kÎ së h÷u míi cã thÓ buéc ng-êi tiÓu n«ng cung cÊp lao ®éng thÆng d- cho h¾n. Tãm l¹i, h¼n ph¶i cã mét chÕ ®é lÖ thuéc phong kiÕn theo ý nghÜa thùc sù cña danh tõ ®ã. Ng-êi c«ng nh©n còng ë trong quan hÖ thèng trÞ vµ phôc tïng víi ng-êi chñ t- s¶n, nh-ng anh ta tån t¹i trong quan hÖ ®ã víi t- c¸ch mét c¸ nh©n ®· ®-îc gi¶i phãng khái tÊt c¶ nh÷ng h¹n chÕ cña thÓ céng ®ång. C¸c yÕu tè lÖ thuéc nh©n th©n bÞ chñ nghÜa t- b¶n ph¸ huû, nh÷ng rµng buéc phong kiÕn ®a d¹ng tõng trãi buéc con ng-êi bÞ thñ tiªu, chØ cßn l¹i c¸i lîi Ých trÇn trôi gi÷a c¸c c¸ nh©n. KÕt qu¶ lµ quyÒn lùc ngµy cµng tËp trung nhiÒu h¬n trong c¸c thÓ chÕ kinh tÕ vµ chÝnh trÞ chñ yÕu. MÆc dï kh¸i niÖm thèng trÞ vµ quan hÖ cña nã víi c¸c thÓ chÕ kinh tÕ vµ x· héi ®· ®-îc Saint Simon vµ Alexis de Tocquevlle ph©n tÝch tõ quan ®iÓm nh÷ng hÖ qu¶ chÝnh trÞ cña c¸ch m¹ng Ph¸p, nh-ng Marx lµ ng-êi ®Çu tiªn ®Ò ra lý luËn cã hÖ thèng vµ c¸ch gi¶i thÝch x· héi häc vÒ sù thèng trÞ trong lÞch sö nãi chung vµ trong x· héi t- b¶n chñ nghÜa nãi riªng. Marx chuyÓn tõ sù nhÊn m¹nh kh¸i niÖm ph©n hãa x· héi sang vÊn ®Ò ph©n chia quyÒn lîi bªn trong x· héi c«ng nghiÖp vµ nh÷ng xung ®ét t¹o ra do ph©n chia giai cÊp. Marx viÕt trong mét bøc th­ ®Ò ng¯y 5 th²ng 3 n¨m 1852: ‚kh«ng ph°i t«i ®· cã c«ng ph¸t hiÖn ra sù tån t¹i cña c¸c giai cÊp trong x· héi hiÖn ®¹i, còng nhcuéc ®Êu tranh giai cÊp trong c¸c x· héi Êy... §iÒu míi mÎ do t«i ®em tíi lµ: 1) chøng minh r»ng sù tån t¹i cña c¸c giai cÊp chØ g¾n liÒn víi nh÷ng giai ®o¹n lÞch sö nhÊt ®Þnh trong sù ph¸t triÓn cña s¶n xuÊt; 2) r»ng cuéc ®Êu tranh giai cÊp tÊt yÕu sÏ dÉn tíi chuyªn chÝnh v« s¶n; 3) r»ng b¶n th©n nÒn chuyªn chÝnh nµy chØ lµ buíc qu¸ ®é tíi sù xãa bá tÊt c¶ c¸c giai cÊp vµ tiÕn tíi mét x· héi kh«ng giai cÊp‛ (Marx, 466-467, [20]). Trong Tuyªn ng«n §¶ng céng s¶n, Marx vµ Engels m« t¶ nhµ n-íc hiÖn ®¹i nh- lµ mét Uû ban qu¶n lý nh÷ng vÊn ®Ò c«ng céng cña toµn bé giai cÊp t- s¶n, vµ c¸c «ng ®Þnh nghÜa quyÒn lùc chÝnh trÞ lµ quyÒn lùc cã tæ chøc cña mét giai cÊp nh»m ®µn ¸p c¸c giai cÊp kh¸c. Hµm ý ë ®©y lµ quyÒn lùc b¾t nguån tõ sù së h÷u c¸c nguån lùc kinh tÕ vµ ®¬n gi¶n chØ lµ ph¶n ¸nh c¸c quyÒn lîi giai cÊp. V× vËy, sù thèng trÞ lµ s¶n phÈm cña ®èi kh¸ng giai cÊp trªn c¬ së bÊt b×nh ®¼ng vÒ kinh tÕ. Thèng trÞ kinh tÕ vµ x· héi lµ nh÷ng ph-¬ng thøc mµ t- b¶n quy ®Þnh sù vËn hµnh cña c¸c thÓ chÕ nãi chung, trong khi sù thèng trÞ chÝnh trÞ lµ c¸ch thøc mµ qua ®ã nhµ n-íc t¹o ra vµ duy tr× khu«n khæ luËt ph¸p cho c¸c nguyªn t¾c t- s¶n. MÆc dï Marx kh«ng bao giê sö dông thuËt ng÷ thèng trÞ vÒ hÖ t- t-ëng, nh-ng nã biÓu hiÖn ngÇm

trong ph©n tÝch cña «ng vÒ hÖ t- t-ëng, ®Æc biÖt lµ nhu cÇu hîp ph¸p hãa trong chñ nghÜa tb¶n, víi viÖc t¨ng c-êng c¸c thÓ chÕ d©n chñ. Marx ®· miªu t¶ x· héi t- s¶n nh- mét hÖ thèng trong ®ã t- b¶n ho¹t ®éng nh- mét lùc l-îng ®éc lËp, giai cÊp t- s¶n trùc tiÕp chiÕm h÷u toµn bé lao ®éng thÆng d- b»ng c¸ch t¨ng c-êng sù thèng trÞ cña t- b¶n ®èi víi lao ®éng. Gièng nh- Saint Simon, Marx lËp luËn r»ng, c¸c thÓ chÕ chÝnh trÞ thÓ hiÖn nh÷ng lîi Ých kinh tÕ c¬ b¶n, mét mèi quan hÖ phèi hîp chÆt chÏ vÒ chøc n¨ng lµ ®Æc tr-ng cho c¸c thÓ chÕ kinh tÕ vµ chÝnh trÞ. V× vËy Marx vµ Engels ph©n tÝch mét m« h×nh cña quyÒn lùc chÝnh trÞ trong ®ã nhµ n-íc ®-îc hiÓu nh- mét thÓ chÕ hÖ t- t-ëng, nã b¶o vÖ vµ ñng hé së h÷u t- nh©n, nhµ n-íc lµ cña mét giai cÊp nhÊt ®Þnh. Marx nhËn xÐt r»ng tÝnh phøc hîp bªn trong cña giai cÊp còng tån t¹i trong lÜnh vùc kinh tÕ. Giai cÊp thèng trÞ v× vËy kh«ng bao giê lµ mét thÓ ®ång nhÊt, mµ lµ mét cÊu tróc nh÷ng quyÒn lîi kh¸c nhau vµ tiÒm Èn m©u thuÉn. V× vËy, kh«ng cã mèi liªn hÖ m¸y mãc gi¶n ®¬n gi÷a sù thèng trÞ kinh tÕ vµ quyÒn lùc giai cÊp, quyÒn lùc ®-îc dµn xÕp th«ng qua c¸c thÓ chÕ chÝnh trÞ, nã ph¸t triÓn ë mét nhÞp ®é kh¸c víi c¸c lùc l-îng kinh tÕ. Trong suèt thËp niªn 50 cña thÕ kû XIX, Marx ®· tiÕn hµnh rÊt nhiÒu nghiªn cøu lÞch sö vÒ vÊn ®Ò chñ nghÜa x· héi vµ phong trµo c«ng nh©n ë ch©u ¢u, nhÊt lµ ë Ph¸p. Trong nh÷ng t¸c phÈm viÕt thêi kú nµy vÒ lÞch sö, ®Æc biÖt, trong nh÷ng t¸c phÈm quan träng nhÊt cña «ng vÒ n-íc Ph¸p: Ngµy 18 th¸ng s-¬ng mï cña Louis Bonaparte (1852), §Êu tranh giai cÊp ë Ph¸p (1850), Marx ®· ph¸t triÓn chi tiÕt h¬n quan ®iÓm vÒ quyÒn lùc, ph©n biÖt gi÷a nh÷ng bé phËn kh¸c nhau trong mét giai cÊp thèng trÞ vµ kh¼ng ®Þnh r»ng nhµ n-íc th-êng bÞ kiÓm so¸t kh«ng ph¶i bëi giai cÊp t- s¶n, mµ bëi c¸i gäi lµ mét giai cÊp cÇm quyÒn. §©y chÝnh lµ vÊn ®Ò chÝnh trÞ cña b-íc qu¸ ®é. Khi nhÊn m¹nh sù tµn b¹o cña viÖc ch¹y theo lîi nhuËn riªng vµ cña c¶nh ng-êi bãc lét ng-êi trong x· héi t- s¶n, Marx vµ Engels ®· vøt bá chñ nghÜa l·ng m¹n vµ chñ nghÜa t×nh c¶m tiÓu thÞ d©n ph¶n ®éng muèn lý t-ëng hãa qu¸ khø. Hai «ng nhÊn m¹nh r»ng giai cÊp ts¶n ®· ®ãng vai trß hÕt søc c¸ch m¹ng trong lÞch sö vµ ®ång thêi ®· t¹o ra nh÷ng lùc l-îng s¶n xuÊt m©u thuÉn víi khu«n khæ chËt hÑp cña chÕ ®é së h÷u t- b¶n chñ nghÜa, vµ lµm cho viÖc huû bá x· héi cã giai cÊp b»ng mét cuéc c¸ch m¹ng v« s¶n lµ cã thÓ thùc hiÖn ®-îc. 4. Ph-¬ng ph¸p cña Marx Nh÷ng t¸c phÈm ®Çu tay cña Marx ra ®êi trong bèi c¶nh triÕt häc duy t©m cña Hegel chiÕm -u thÕ, vµ mÆc dï vay m-în nh÷ng kh¸i niÖm cña Hegel, nh-ng Marx ®Òu lo¹i bá nh÷ng yÕu tè trõu t­îng siªu h×nh vÒ ph­¬ng ph²p luËn; «ng nhËn xÐt r´ng Hegel t×m ra ‘yÕu tè hîp lý’ trong ph-¬ng ph¸p th× ®ång thêi còng bao trïm nã trong chñ nghÜa thÇn bÝ. §©y lµ ®iÒu mµ sau nµy Engels ®· ph©n biÖt gi÷a ph-¬ng ph¸p vµ hÖ thèng cña Hegel, ®iÓm tÊt yÕu ®Ó rót ‘c²i lái hîp lý ra khài c²i và bãc thÇn bÝ’ v¯ ph²t triÓn phÐp biÖn chøng duy vËt. §Ó l¯m ®-îc ®iÒu nµy, Marx ®· nªu ra kh¸i niÖm tæng thÓ , kh«ng ph¶i nh- mét nguyªn t¾c triÕt häc, mµ nh- mét c«ng cô ph-¬ng ph¸p luËn ®Ó hiÓu ®-îc c¸c mèi quan hÖ tõ ®¬n gi¶n ®Õn phøc t¹p, tõ bé phËn ®Õn toµn thÓ. Trong T- b¶n, Marx xuÊt ph¸t tõ mét h×nh thøc ®¬n gi¶n lµ gi¸ trÞ, sù trao ®æi hµng ho¸ vµ «ng nhËn ®Þnh r»ng hµng ho¸ chøa ®ùng trong nã nh÷ng m©u thuÉn c¬ b¶n cña chñ nghÜa tb¶n. Nh-ng hµng ho¸ còng lµ mét bé phËn vµ nã ph¶i g¾n víi c¸i toµn thÓ, mét tæng thÓ chñ nghÜa t- b¶n nh- mét hÖ thèng kinh tÕ, chÝnh trÞ vµ x· héi. Ph-¬ng ph¸p cña Marx ®èi lËp víi chñ nghÜa c¸ nh©n ph-¬ng ph¸p luËn vµ nh÷ng triÕt häc ®Þnh nghÜa kh¸i niÖm toµn thÓ nh- lµ tæng céng gi¶n ®¬n cña c¸c bé phËn. Theo Marx, tæng thÓ ®-îc cÊu thµnh trong tr¹ng th¸i liªn kÕt cña c¸c hiÖn t-îng, c¸c sù kiÖn kh«ng t¸ch rêi nhau vµ c¸c yÕu tè tån t¹i trong mét quan hÖ tÊt yÕu víi c¸i toµn thÓ mÆc dï chóng vÉn cã tÝnh ®éc lËp nhÊt ®Þnh.

Chñ nghÜa t- b¶n ®-îc nghiªn cøu nh- lµ mét kh¸i niÖm trõu t-îng, mét h×nh th¸i thuÇn khiÕt, lo¹i bá tÊt c¶ nh÷ng nÐt ®Æc thï lÞch sö. Do ®ã ph-¬ng ph¸p luËn chØnh thÓ cña Marx gi¶ ®Þnh mét chñ nghÜa t- b¶n lý t-ëng, mét h×nh th¸i trªn thùc tÕ kh«ng bao giê tån t¹i, mét m« h×nh ®-îc «ng sö dông khi ph©n tÝch vÒ biÕn ®æi x· héi, vÒ sù h×nh thµnh giai cÊp vµ vÒ cÊu tróc x· héi. Mèi quan hÖ gi÷a s¶n xuÊt, ph©n phèi, trao ®æi vµ tiªu dïng chØ cã thÓ hiÓu ®ùîc b»ng c¸ch t¸ch biÖt nh÷ng yÕu tè phæ biÕn cho tÊt c¶ c¸c h×nh thøc s¶n xuÊt vµ n¾m ®-îc c¸i ph-¬ng thøc mµ nh÷ng yÕu tè ®Æc thï trong lÞch sö t¸ch khái c¸i tæng qu¸t. NhvËy ph-¬ng ph¸p cña Marx b¾t ®Çu tõ mét c¸i toµn thÓ cã s½n, nh- d©n sè, s¶n xuÊt, nhµ n-íc v.v..., vµ rót ra nh÷ng yÕu tè cÊu thµnh c¸i toµn thÓ; sau ®ã, th«ng qua mét qu¸ tr×nh, nh÷ng yÕu tè n¯y l³i ®­îc g¾n kÕt h÷u c¬ v¯o chÝnh c²i to¯n thÓ ®â. Khi viÕt r´ng ‘chð thÓ, x· héi, ph¶i lu«n ®-îc gi¶ ®Þnh nh- lµ ®iÒu kiÖn tiªn quyÕt cho nhËn thøc’, Marx ngô ý r´ng kh«ng cã ph¹m trï ®¬n lÎ nµo ®ñ ®Ó cÊu thµnh mét xuÊt ph¸t ®iÓm cho ph©n tÝch x· héi mét c¸ch khoa häc. Khi ph©n tÝch x· héi nh- mét tæng thÓ, Marx ph©n biÖt gi÷a kh¸i niÖm h¹ tÇng c¬ së (quan hÖ s¶n xuÊt) víi th-îng tÇng kiÕn tróc (nh÷ng thÓ chÕ v¨n ho¸, t- t-ëng vµ chÝnh trÞ). M« h×nh cña Marx gi¶ ®Þnh mét quan hÖ t-¬ng ®ång gi÷a lùc l-îng s¶n xuÊt vµ quan hÖ s¶n xuÊt, trong ®ã quan hÖ s¶n xuÊt, víi tÝnh c¸ch lµ cÊu tróc kinh tÕ, lµ c¬ së cho sù ph¸t triÓn cña kiÕn tróc th-îng tÇng. ChÝnh theo nghÜa nµy mµ trong nh÷ng v¨n b¶n thêi trÎ Marx ®· viÕt r´ng ‘c²i cèi xay tay t³o ra x± héi cða ng­êi chð ®Êt phong kiÕn, cßn m²y h¬i n­íc th× t³o ra x± héi cða nh¯ t­ b°n c«ng nghiÖp’. C¸c t¸c phÈm sau nµy cña Marx t¸ch khái nh÷ng m« h×nh chøc n¨ng luËn cøng nh¾c ®ã, ®Ó nhÊn m¹nh r»ng trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vµ t¸i s¶n xuÊt ®êi sèng x· héi, nh÷ng yÕu tè cña kiÕn tróc th-îng tÇng ®ãng vai trß v« cïng quan träng. Nh÷ng ng-êi phª b×nh Marx ®-¬ng thêi nãi r»ng quan ®iÓm duy vËt lÞch sö mµ theo ®ã ph-¬ng thøc s¶n xuÊt vËt chÊt lµ nÒn t¶ng cña th-îng tÇng kiÕn tróc chØ ®óng víi thêi hiÖn ®¹i vèn bÞ lîi Ých vËt chÊt chi phèi, chø kh«ng ®óng víi thêi trung cæ lµ lóc ®¹o Thiªn chóa ngù trÞ, còng ch¼ng ®óng víi Aten vµ La M· - n¬i mµ chÝnh trÞ thèng trÞ. VÒ ®iÓm nµy, Marx tr¶ lêi trong T- b¶n r´ng ‚thêi trung cå kh«ng thÓ sèng b»ng ®¹o Thiªn chóa, còng nh- thêi cæ ®¹i kh«ng thÓ sèng b»ng chÝnh trÞ, ng-îc l¹i nh÷ng ®iÒu kiÖn kinh tÕ håi ®ã gi¶i thÝch t¹i sao ë kia lµ ®¹o Thiªn chóa, cßn ë ®©y th× chÝnh trÞ l¹i ®ãng vai trß chñ yÕu‛ (Marx, 650, [20]). Nh©n häc hiÖn ®¹i cung cÊp thªm nhiÒu b»ng chøng kh¼ng ®Þnh quan ®iÓm nµy cña Marx. ThËt vËy, vÊn ®Ò ®Æt ra ®èi víi nh©n häc Marxist hiÖn ®¹i lµ hiÓu nh- thÕ nµo vÒ vai trß chi phèi cña hÖ thèng th©n téc trong c¸c x· héi nguyªn thñy, lÉn vai trß quyÕt ®Þnh tèi hËu cña kinh tÕ. Tãm l¹i, vai trß chi phèi vÒ cÊu tróc trong mét lo¹i h×nh x· héi nhÊt ®Þnh cÇn ®-îc hiÓu nh- thÕ nµo? Ng-êi ta th-êng coi kinh tÕ vµ hÖ thèng th©n téc trong c¸c x· héi nguyªn thñy lµ hai cÊu tróc n»m ngoµi nhau nh- h¹ tÇng c¬ së vµ th-îng tÇng kiÕn tróc. Nhµ kinh tÕ häc ph©n biÖt dÔ dµng c¸c lùc l-îng s¶n xuÊt cña x· héi ®ã, mÆt kh¸c l¹i kh«ng thÓ nµo t¸ch riªng ®-îc c¸c quan hÖ s¶n xuÊt tù trÞ. Nhµ kinh tÕ häc sÏ nhËn diÖn ®-îc c¸c quan hÖ s¶n xuÊt ngay trong c¬ chÕ ho¹t ®éng cña c¸c quan hÖ th©n téc. HÖ thèng th©n téc quy ®Þnh quyÒn cña c¸ nh©n ®èi víi ®Êt ®ai vµ s¶n phÈm; nã còng quyÕt ®Þnh sù thèng trÞ chÝnh trÞ, t«n gi¸o cña mét sè ng-êi nµo ®ã ®èi víi nh÷ng ng-êi kh¸c. Trong lo¹i h×nh x· héi ®ã, c¸c quan hÖ th©n téc ho¹t ®éng nh- lµ c¸c quan hÖ s¶n xuÊt, quan hÖ chÝnh trÞ vµ bé m¸y hÖ t- t-ëng; hÖ thèng th©n téc theo nghÜa ®ã võa lµ h¹ tÇng c¬ së, võa lµ th-îng tÇng kiÕn tróc. NhËn thøc vÒ sù ph¸t sinh cña mét ®èi t-îng, cïng víi sù hiÓu biÕt cÊu tróc bªn trong vµ c¸c mèi quan hÖ víi c¸i toµn thÓ, ®ã lµ nh÷ng yÕu tè thèng nhÊt trong ph-¬ng ph¸p biÖn chøng cña Marx. ViÖc hiÓu biÕt cÊu tróc ®Æc thï cña c¸c quan hÖ s¶n xuÊt t- b¶n chñ nghÜa cho

phÐp ®èi chiÕu nh÷ng h×nh th¸i së h÷u vµ s¶n xuÊt t- b¶n chñ nghÜa víi c¸c h×nh th¸i tiÒn tb¶n, sao cho nh÷ng ®Æc thï vµ tÝnh kh«ng t-¬ng dung cña chóng næi bËt lªn. Marx viÕt trong B¶n th¶o r´ng ‚kh«ng cÇn thiÕt ph°i viÕt lÞch sö hiÖn thùc cða c²c quan hÖ s°n xuÊt ®Ó ph©n tÝch nh÷ng quy luËt kinh tÕ t­ s°n‛. (Marx, 345, [20]) Ng-êi ta kh«ng thÓ viÕt lÞch sö nh÷ng ®iÒu kiÖn xuÊt hiÖn nÒn s¶n xuÊt t- b¶n chñ nghÜa tr-íc khi hiÓu râ cÊu tróc cña nã. LÞch sö kinh tÕ ®i sau lý luËn kinh tÕ. Marx nhËn xÐt r»ng ‚kh«ng thÓ s¾p xÕp v¯ sÏ sai lÇm nÕu s¾p xÕp c¸c ph¹m trï kinh tÕ theo trËt tù mµ chóng ®-îc x¸c ®Þnh trong lÞch sö. Ng-îc l¹i, trËt tù cña chóng ®-îc x¸c ®Þnh bëi nh÷ng mèi quan hÖ tän t³i gi÷a nh÷ng ph³m trï Êy trong x± héi t­ s°n hiÖn ®³i‛ (Marx, 347, [20]) Marx ®èi lËp víi kiÓu t- duy m¸y mãc khi «ng kh¼ng ®Þnh r»ng chÝnh c¸i cao soi s¸ng c¸i thÊp, c¸i phøc t¹p gi¶i thÝch c¸i ®¬n gi¶n. Nh-ng nh- thÕ liÖu cã thÓ r¬i vµo mét s¬ ®å tiÕn hãa luËn, nã xãa bá mäi kh¸c biÖt gi÷a c¸c x· héi vµ coi chóng nh- lµ nh÷ng mÇm mèng ®¬n gi¶n cña nh÷ng h×nh thøc cã sau, phøc t¹p h¬n vµ chØ kh¸c tr-íc vÒ mÆt sè l-îng? VÒ ®iÓm nµy Marx kh¼ng ®Þnh døt kho¸t r»ng nÕu nh- nh÷ng ph¹m trï cña nÒn kinh tÕ t- s¶n chøa ®ùng mét tÝnh quy ®Þnh nµo ®ã ®èi víi tÊt c¶ c¸c h×nh th¸i x· héi kh¸c, th× ®iÒu ®ã chØ ®óng vÒ ®¹i thÓ mµ th«i, nh÷ng kh¸c biÖt vÉn lµ chñ yÕu. VËy lµ Marx b¸c bá viÖc ®em nh÷ng quan hÖ t- b¶n chñ nghÜa vµ nh÷ng kh¸i niÖm biÓu hiÖn nh÷ng quan hÖ ®ã ¸p dông vµo mäi h×nh th¸i x· héi. ¤ng còng phª ph¸n c¸i gi¶ thuyÕt vÒ tÝnh liªn tôc vµ tÊt yÕu lÞch sö c¬ giíi gi÷a qu¸ khø vµ hiÖn t¹i vµ cho r»ng nã che giÊu sù kiÖn lµ mçi x· héi cã nhiÒu kh¶ n¨ng tiÕn hãa, vµ tÝnh -u viÖt cña x· héi nµy so víi x· héi kh¸c kh«ng thÓ ®¸nh gi¸ theo mét quan ®iÓm duy nhÊt. NhËn thøc khoa häc vÒ b¶n chÊt cña nÒn s¶n xuÊt t- b¶n cho phÐp Marx suy ra sù vËn ®éng lÞch sö s¶n sinh ra nã. Sù diÔn dÞch ®ã kh«ng xuÊt ph¸t tõ mét quan niÖm chñ quan, mµ lµ hÖ qu¶ cña nhËn thøc khoa häc vÒ mét cÊu tróc, nghÜa lµ t¸i hiÖn cÊu tróc tõ nh÷ng c¸i ®· bÞ lÞch sö xo¸ bá.

Tµi liÖu tham kh¶o Althusser L. (1969) For Marx (London: Allen Lane). Althusser L. (1970) Reading Capital (with E. Balibar) (London: New Left Books). Aron R. (1967) Les etapes de la pensee sociologique (Paris: Gallimard). Balibar E. (1979) Cinq etudes du Materialisme historique (Paris: Maspero). Bottomore T. (ed) (1964) Marx: Early Writings (London: Watts). Bottomore T. (ed) (1975 ) A History of Sociological Analysis (London: Heineman). Bouthoul. G (1967). Histoire de la sociologie. (Paris: Gallimard). Bramson L. (1961) The Political Context of Sociology (Princeton: Princeton University Press). 9. Bukharin N. (1969) Historical Materialism (Ann Arbor: University of Michigan Press). 10. Dictionnaire de la sociologie (1996) (Paris: Gallimard). 11. Engels F. (1942) The Origin of the Family, private Property and State (New York: International Press). 12. Honederich T. (2002) Hµnh tr×nh cïng TriÕt häc (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n V¨n hãa Th«ng tin). 13. Konig R. (1967) Sociologie (Paris: Flammarion). 14. Korte H. (1997) NhËp m«n lÞch sö X· héi häc (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n ThÕ giíi). 15. Marx K. (1957) Outline of a Critique of Political Economy (London: LawerenceWishart). 16. Marx K. (1961) The Poverty of Philosophy (London: Lawerence - Wishart). 17. Marx K. (1971) A Contribution to the Critique of Political Economy (London: Lawerence- Wishart). 18. M¸c C. vµ ¡ng- ghen F. (1995) Toµn tËp, tËp 3 (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia). 19. M¸c C. vµ ¡ng- ghen F. (1981) TuyÓn tËp, tËp 2 (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt). 20. M¸c C. - ¡ng-ghen F. - Lªnin V. (1975) Bµn vÒ c¸c x· héi tiÒn t- b¶n (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Khoa häc x· héi). 21. M¸c C. (1960) T- b¶n (Phª ph¸n khoa kinh tÕ chÝnh trÞ) QuyÓn thø nhÊt (tËp I) (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt). 22. M¸c C. (1960) T- b¶n (Phª ph¸n khoa kinh tÕ chÝnh trÞ) QuyÓn thø nhÊt (tËp II) (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt). 23. M¸c C. (1960) T- b¶n (Phª ph¸n khoa kinh tÕ chÝnh trÞ) QuyÓn thø nhÊt (tËp III) (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt). 24. M¸c C. (1960) T- b¶n (Phª ph¸n khoa kinh tÕ chÝnh trÞ) QuyÓn thø ba (tËp I) (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt). 25. M¸c C. (1976) Nh÷ng h×nh thøc cã tr-íc s¶n xuÊt t- b¶n chñ nghÜa (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt). 26. Marshall G. (Edit) (1998) A Dictionary of Sociology (New York: Oxford University Press). 27. Swingewood A. (1991) A Short History of Sociological Thought (The Macmillan press LTD). 28. Tokei F. (1986) VÒ lý luËn c¸c h×nh th¸i x· héi (Hµ Néi: Uû ban Khoa häc x· héi ViÖt Nam). 29. Toynbee A. (2002) Nghiªn cøu vÒ lÞch sö - Mét c¸ch diÔn gi¶i (Hµ Néi: Nhµ xuÊt b¶n ThÕ giíi). 30. Turner J. (1998) The Structure of sociological theory, 6th edition (London: Wadsworth publishing Company). 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC 

Tên luận văn: Xã nghèo thực trạng và giải pháp Của học viên: Phan Ngụy Trường Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Tô Duy Hợp Mục đích nghiên cứu: - Mô tả thực trạng đói nghèo qua nghiên cứu một xã đặ thù bằng việc đánh giá các khía cạnh như: Thu nhập và chi tiêu; Mức độ; Tình trạng y tế và sức khoẻ; Tình trạng giáo dục và nhận thức; Khả năng tiếp cận thông tin, … - Xác định hệ thống các nguyên nhân dẫn đến các tình trạng nghèo đói hiện nay của xã - Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân, một số giải pháp đề xuất được đưa ra nhằm cải thiện tình trạng đói nghèo và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội tại địa phương Nhiệm vụ nghiên cứu: - Lựa chọn cơ sở lý thuyết và các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài - Tiến hành khảo sát và đánh giá các các điều kiện nguồn lực và tự nhiên của xã. Xác định hệ dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập - Xử lý các thông tin thu thập được từ địa bàn nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc mô tả và phân tích thực trạng đói nghèo và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của xã Xuân Phong. - Xác định một số nguyên nhân chính của tình trạng đói nghèo tại xã để đề xuất biện pháp cải thiện thực trạng đói nghèo tại xã cũng như các xã có hoàn cảnh, điều kiện tương tự. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học trong khi thực hiện nghiên cứu về đói nghèo: Phân tích tài liệu sẵn có, Điền dã và quan sát, Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Phần nội dung chính gồm 3 phần: Phần mở đầu Trong phần này, tác giả đi sâu trình bày các vấn đề như tính cấp thiết của đề tài; tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu; khung lý thuyết nghiên cứu; phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu, các nguồn dữ liệu; đóng góp của luận văn; kết cấu của luận văn. Phần II: Phần nội dung gồm 3 chương Chương I: Về sự phân hóa giàu nghèo trong xã/thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam 1.2 Thực trạng và xu hướng phân hóa giàu – nghèo trong và giữa các xã/thôn Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Chương II: Thực trạng xã nghèo – trường hợp xã Xuân Phong, Cao Phong, Hoà Bình 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2.2 Thực trạng nghèo đói ở Xuân Phong Chương III: Nguyên nhân và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho xã nghèo 3.1 Nguyên nhân của sự nghèo đói ở Xuân Phong

3.2 Giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho xã nghèo Kết luận và một số đề xuất Luận văn bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Thạc sỹ Xã hội học, Cơ sở đào tạo Sau đại học, Viện Xã hội học, ngày 6 tháng 10 năm 2003. 

Tên luận văn: “Tệ nạn ma túy ở Quảng Ninh hiện nay và xu hướng biến đổi” Của học viên: Nguyễn Thế Hưởng Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh Mục đích nghiên cứu: - Nhận diện thực trạng tệ nạn nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay và những hậu quả về kinh tế xã hội. - Làm rõ nguyên nhân và xu hướng biến đổi của tệ nạn xã hội này. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiện ma tuý ở Quảng Ninh một cách có hiệu quả nhất. Nhiệm vụ của luận văn: - Phân tích một số lý thuyết của xã hội học về tệ nạn xã hội, làm rõ một số khái niệm cần thiết trong quá trình nghiên cứu luận văn. - Mô tả và phân tích thực trạng tện nạn nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Quiảng ninh trong điều kiện kinh tế - xã hội dang có nhiều biến đổi hiện nay. - Phân tích hậu quả về mặt kinh tế - xã hội của tệ nạn nghiện ma túy. - Chỉ ra nguyên nhân của tệ nạn ma tuý - Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp điều tra xã hội học bao gồm: Phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát và phân tích thống kê Cấu trúc của luận văn gồm 3 phần: Phần I: Phần mở đầu Trong phần này, tác giả trình bày các vấn đề như tính cấp thiết của đề tài; tình hình nghiên cứu đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu; cơ sở lý luận và phương pháp luận; ý nghĩa thực tiễn của đề tài; kết cấu của luận văn. Phần II: Phần nội dung gồm 3 chương Phần nội dung chính gồm Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp luận 1.3 Cơ sở lý luận 1.4 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 1.5 Luật pháp quốc tế và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý. Chương II: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và công tác phòng chống ma tuý ở Quảng Ninh 2.1 Khái quát một số đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế, văn hóa- xã hội của Quảng Ninh

2.2 Công tác phòng chống ma tuý của Đảng, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh đối với tệ nạn ma tuý. Chương III: Thực trạng, nguyên nhân và xu hướng biến đổi của tệ nạn ma tuý ở Quảng Ninh. 3.1 Thực trạng tệ nạn ma tuý ở Quảng Ninh hiện nay 3.2 Nguyên nhân của tệ nạn ma tuý ở Quảng Ninh 3.3 Xu hướng biến đổi của tệ nạn ma tuý ở Quảng Ninh Phần III: Kết luận và khuyến nghị. Luận văn bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Thạc sỹ Xã hội học, Cơ sở đào tạo Sau đại học, Viện Xã hội học, ngày 30 tháng 6 năm 2003

VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU Trịnh Duy Luân Công cuộc Đổi mới trong gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN - sản phẩm của Đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng sản sinh ra không ít những hệ quả xã hội mà chúng ta đang phải chú ý giải quyết. Một trong các hệ quả như vậy là chính là sự phân tầng xã hội hay là sự phân hoá giàu-nghèo trong các nhóm dân cư. Trong những năm gần đây, vấn đề này đã được giới nghiên cứu KHXH, giới quản lý đề cập đến khá thường xuyên. Dưới đây sẽ đề cập tới một số khía cạnh phương pháp luận và phương pháp của vấn đề này từ cách tiếp cận xã hội học. 1/ Về khái niệm Phân tầng xã hội Phân tầng xã hội (PTXH) là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nó được định nghĩa là ”sự xếp hạng (ranking) một cách ổn định các vị trí trong xã hội xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau”. Trong sự PTXH, có các “tầng” (stratum), mỗi tầng là một tập hợp người (cá nhân) giống nhau về địa vị / vị thế, bao gồm địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa vị chính trị (quyền lực) hay địa vị xã hội (như uy tín), từ đó mà họ có được những cơ hội thăng tiến, sự phong thưởng và những thứ bậc nhất định trong xã hội. Sự PTXH thường được mô tả dưới dạng các “tháp phân tầng” với những hình dáng khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng của các loại xã hội. Trong lịch sử các nhà xã hội học phương Tây đã đưa ra nhiều yếu tố để xác định khái niệm PTXH. Điển hình nhất là nhà XHH Đức Max Weber, đã bao hàm trong khái niệm PTXH cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Bên cạnh đó, ông không chỉ nhấn mạnh vào tiêu chí kinh tế, sở hữu (như thường dùng khi xác định sự phân chia giai cấp), mà còn sử dụng đồng thời các tiêu chí về chính trị (quyền lực) và tiêu chí văn hoá (như uy tín) để định nghĩa khái niệm PTXH. Talcott Parsons, nhà XHH Mỹ coi PTXH là sự sắp xếp các cá nhân vào một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị. PTXH là kết quả trực tiếp của phân công lao động xã hội và sự phân hoá của những nhóm xã hội khác nhau. Còn theo Smelser, PTXH gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó hình thành nên những tầng lớp / giai tầng khác nhau trong xã hội. PTXH phản ánh sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc của tất cả các xã hội, sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội của các cá nhân bởi địa vị của họ trong các bậc thang xã hội. Như vậy, về cơ bản, PTXH là một sự phân chia mang tính cấu trúc thành các tầng lớp / giai tầng xã hội dựa trên các đặc trưng vị thế kinh tế xã hội của các cá nhân, trong đó sử dụng đồng thời 3 loại các dấu hiệu / tiêu chí: về kinh tế (tài sản, thu nhập), về chính trị (quyền lực, tổ chức) và văn hoá (uy tín). Khái niệm PTXH vì vậy phân biệt với các khái niệm gần gũi như: phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo, phân cực xã hội. Các khái niệm sau này về cơ bản có thể xem như những biến thể, hay là trường hợp riêng của PTXH. Trong lịch sử, tương ứng với các loại xã hội khác nhau, có những hệ thống PTXH khác nhau. Một số quốc gia có thể có sự bất bình đẳng về kinh tế rất cao, song quyền lực lại 1

được phân bố một cách dân chủ, mang tính bình đẳng hơn. Trong khi ở một số quốc gia khác, bất bình đẳng về kinh tế có thể không lớn, nhưng quyền lực lại bị tập trung cao độ trong tay một nhóm cầm quyền, độc tài. Các nhà XHH thường dẫn ra những ví dụ điển hình. Chẳng hạn: Nước Anh trong lịch sử đã là một xã hội giai cấp, dựa trên cơ sở những khác biệt về sở hữu tài sản. Nước Đức Quốc xã đã từng được phân tầng theo quyền lực. Xã hội đẳng cấp Nam Phi là ví dụ về một xã hội phân tầng theo sự thống trị về chủng tộc. PTXH cũng phản ánh những bất bình đẳng xã hội đã thành mô hình, hay đã được cấu trúc hoá giữa tất cả các nhóm người khác nhau, chứ không riêng giữa các cá nhân. PTXH cũng có liên hệ mật thiết tới các cơ may, vận hội trong cuộc đời của các cá nhân và các nhóm xã hội. Những cơ may, vận hội trong cuộc đời đến với họ thường không đồng đều, cũng như việc hội đủ các điều kiện để tận dụng, khai thác các cơ may, vận hội đó cũng rất khác nhau. Các hệ thống PTXH là tương đối ổn định vì chúng thường gắn liền một cách có hệ thống với các thiết chế xã hội quan trọng như kinh tế, gia đình, chính trị, giáo dục hay tôn giáo. Các nhà xã hội học tập trung chú ý tới PTXH vì nó có tiềm năng gây ra các căng thẳng và biến động xã hội. Khái niệm PTXH được bắt đầu sử dụng ở nước ta chưa lâu (từ đầu những năm 1990), trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Chính các quá trình thực tiễn đã làm xuất hiện khái niệm này trong hệ từ vựng khoa học xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai nghiên cứu và vận dụng klhái niệm này trong thực tế còn nhiều điều bất cập và trên thực tế cũng còn rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này từ góc nhìn phương pháp tiếp cận cũng như phương pháp hệ nghiên cứu. 2/

Khái niệm PTXH theo thu nhập và mức sống

Khái niệm PTXH vừa nêu trên thực chất chỉ ở trên bình diện lý thuyết, vĩ mô. Để đưa vào phân tích những vấn đề thực tế, một cách thực nghiệm, cần phải tìm ra các phương pháp và các chỉ báo cần thiết để thực hiện việc đo lường này. Một số nhà nghiên cứu Mỹ đã đề xuất khái niệm “địa vị kinh tế – xã hội” (viết tắt là SES) với việc sử dụng các chỉ báo về uy tín nghề nghiệp, học vấn và mức thu nhập của một người nào đó. Ba chỉ báo này có quan hệ khá mật thiết với nhau và trong một mức độ nào đó cho thấy cá nhân đó được đặc trưng bới một địa vị KTXH nào. Việc đánh giá và xếp hạng uy tín nghề nghiệp được xem là một vấn đề khá lý thú những cũng rất khó khăn về mặt phương pháp. Nhìn chung người ta cho rằng, uy tín nghề nghiệp (qua thang đánh giá thứ tự), mức độ thu nhập và học vấn chuyên môn là 3 tham số quan trọng nói lên địa vị KT-XH của một các nhân, quy định cá nhân đó thuộc vào giai tầng nào trong các thang bậc vị thế xã hội cụ thể. Các nhà xã hội học chú ý đến cả 3 hệ thống phân tầng: theo tài sản, thu nhập (dấu hiệu kinh tế ), theo quyền lực (chính trị, quân sự…) và theo uy tín (chế độ đẳng cấp…). Trong những xã hội cụ thể, thường có sự đan xen các yếu tố, dấu hiệu của sự phân tầng vì chúng thường có liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, mỗi dấu hiệu đều có những khó khăn riêng trong việc tiếp cận và đo lường chúng, đặc biệt đối với các dấu hiệu quyền lực và uy tín. Nhìn chung, người ta đều thừa nhận rằng, việc đo lường các khác biệt về kinh tế (tài sản và thu nhập) dễ hơn nhiều so với 2 lĩnh vực còn lại trong định nghĩa về PTXH, tức là về

2

quyền lực chính trị và uy tín xã hội. Thực ra, trong việc xác định những khác biệt về kinh tế, vấn đề đo lường chính xác các khác biệt về tài sản và thu nhập cũng không dễ dàng, nhất là trong các xã hội đang phát triển. Vì vậy, có thể là hợp lý khi các nhà nghiên cứu tạm thời chấp nhận việc sử dụng các chỉ báo về thu nhập và mức sống để xem xét sự PTXH, tức là chỉ theo các dấu hiệu kinh tế. Bởi vì, sẽ cần rất nhiều thời gian để xử lý các vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể nếu muốn đo lường đồng thời cả 3 loại dấu hiệu này để xác định sự PTXH thực tế. Kết quả là, trong các tài liệu nghiên cứu và cả các phương tiện truyền thông thời gian qua ở nước ta thường sử dụng thêm một khái niệm có nội hàm hẹp hơn - khái niệm ”phân hoá giàu-nghèo”- đi kèm theo khái niệm PTXH. Điều này là có lý, như đã nói trên, và nó cũng phản ánh một sự thật là hầu hết các nghiên cứu và các kết luận về PTXH ở nước ta gần đây thực chất mới chỉ đề cập tới sự phân hoá giàu nghèo chứ chưa phải sự PTXH với nghĩa chính xác của từ này. Trong các nghiên cứu, điều tra về PTXH, thường các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng các chỉ báo về thu nhập bình quân để đo lường, nhận xét và đánh giá là chủ yếu. Chính vì thế một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã thận trọng hơn bằng cách sử dụng khái niệm PTXH theo thu nhập / mức sống thay cho khái niệm PTXH nói chung. 3) Các chỉ báo đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu về PTXH theo thu nhập và mức sống Với hướng tiếp cận nói trên, các nghiên cứu về PTXH vừa qua đã cố gắng sử dụng những hệ chỉ báo khá linh hoạt và đa dạng để đo lường và phân loại các nhóm / tầng xã hội theo thu nhập và mức sống. Chẳng hạn, trong cuộc nghiên cứu về những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới tại Hà Nội vào năm 1992, (đây là lần đầu tiên, khái niệm PTXH được sử dụng) các tác giả của nghiên cứu, sau khi tìm hiểu khái niệm PTXH về mặt lý thuyết và khả năng đo lường nó, đã đề xuất ý tưởng sử dụng khái niệm PTXH theo mức sống. Nghiên cứu đã xây dựng một bộ gồm 4 chỉ báo “khách quan” và 1 chỉ báo “chủ quan” để xét sự phân tầng các hộ gia đình theo mức sống. Đó là các chỉ báo: 1- Điều kiện nhà ở . Bao gồm các yếu tố: Sở hữu, điện tích và loại nhà, khu phụ, vị trí, hoạt động cải tạo nâng cấp trong 5 năm qua, chất lượng nhà và đánh giá. 2- Tiện nghi trong nhà: Bao gồm 12 loại tiện nghi chủ yếu, đa số mới xuất hiện trong đời sống của các gia đình trong 5 năm vừa qua. (Ví dụ: Tivi màu, xe máy, đầu Video, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ ...) 3. Chi tiêu: Gồm các yếu tố: Thói quen dùng năng lượng đun nấu; Tiền điện hàng tháng; thói quen ăn sáng; ăn trưa; chi cho việc học của con cái, các chi tiêu cho nhu cầu văn hoá (hầu hết là các chỉ báo gián tiếp). 4. Thu nhập : Gồm các yếu tố: Nguồn thu nhập, mức độ ổn định/ Bất ổn định của thu nhập, tổng thu nhập và thu nhập bình quân trong gia đình (theo kê khai của chủ hộ). 5. Chỉ báo chủ quan: gồm 2 loại đánh giá. - Tự đánh giá của chủ hộ về mức sống của gia đình hiện nay trên thang đo 5 bậc.

3

- Đánh giá của điều tra viên quan phỏng vấn và quan sát đánh giá mức sống HGĐ (cũng trên thang đo 5 bậc này) trên cơ sở các nhận xét về nhà ở, tiện nghi, gia phong (phong cách ứng xử, giao tiếp), gia cảnh, trang trí nội thất, phong cách trả lời, v.v…. hoặc một phần thông tin thu thập được từ bên ngoài (từ cán bộ tổ dân phố, phường, hàng xóm, v.v…). Đáng chú ý là nghiên cứu này đã vận dụng cả 2 phương pháp để xác định và đánh giá mức sống của các tầng lớp / giai tầng dân cư. Đó là phương pháp tạm gọi là “khách quan” và phương pháp đánh giá “chủ quan”. Các nhà nghiên cứu phương Tây đã từng sử dụng cả 2 phương pháp này khi nghiên cứu cấu trúc phân tầng của xã hội. Họ cũng đã có những bài học kinh nghiệm tốt cho chúng ta trong việc tiến hành các phương pháp này. Đương nhiên là sẽ rất khó khăn khi đánh giá chủ quan và khách quan khác nhau quá xa. Lúc đó sẽ phải quyết định đâu là đánh giá gần đúng nhất với thực tế theo các tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả ? Một công trình nghiên cứu khác của Viện Xã hội học thuộc chương trình NCKH cấp nhà nước KX-04 cũng đã tập trung cho chủ đề PTXH trong 1992-1994. Trong công trình này, các tác giả chỉ sử dụng khái niệm PTXH, không nói cụ thể là PTXH theo mức sống. Tuy nhiên, xem xét hệ biến số được sử dụng khi thu thập thông tin cũng như khi phân tích kết quả cho thấy về thực chất, nghien cứu này cũng chỉ tập trung vào PTXH theo thu nhập và mức sống. Có thể dẫn ra cụ thể hơn các biến số đó gồm: Hai biến số phụ thuộc: 1. Sự tích tụ vất chất của các tầng lớp khác nhau. Thực chất vẫn bám sát mức thu nhập bình quân của cá nhân và HGĐ, được phân nhóm theo chính các mức thu nhập này hoặc chia theo “ngũ vị phân” 20% từ dưới lên. Biến số thu nhập được tính toán trên cơ sở HGĐ và cá nhân kê khai trong tháng với các khoản mục chính là: - Lương và các khoản phụ cấp của nghề chính - Thu nhập do làm thêm có liên quan đến nghề chính - Các loại lãi suất nếu có - Những khoản thu nhập khác 2. Sự đầu tư và tiêu dùng văn hoá của các tầng lớp khác nhau. Các chỉ báo được sử dụng gồm: - Việc đầu tư cho học hành của con cái (kể cả việc tìm trường tốt, lớp tốt, học thêm) - Đầu tư thời gian chăm sóc việc học của con - Mua sắm các loại sách báo, phương tiện nghe nhìn cho gia đình Sáu biến số độc lập: 1. 2. 3. 4. 5. 6.

Truyền thống gia đình: nguồn gốc xuất thân của chồng,vợ Trình độ học vấn và chuyên môn có được qua các thời kỳ Nghề nghiệp và sự thăng tiến trong nghề có liên quan đến quyền lực có thể có Tính tích cực chính trị Môi trường và vị trí của chỗ ở hiện nay Tuổi của người được hỏi

Tuy nhiên, xét cả về phạm vi, quy mô của các biến số cũng như khả năng đo lường chính xác các giá trị thực của chúng thì tất cả đều là những chủ đề có thể gây tranh luận về

4

phương pháp và kỹ thuật tính toán. Vấn đề này hãy còn bỏ ngỏ và chưa được chú ý trong các điều tra và nghiên cứu về PTXH trong những năm qua. Như vậy, các nghiên cứu xã hội học những năm vừa qua đã hình thành nên nhiều nguồn số liệu về thực trạng PTXH ở nước ta hiện nay. Song về cơ bản, nghiên cứu và đo lường sự PTXH ở ta thời gian qua mới thực hiện ở một giác độ quy giản: sự phân hạng các nhóm HGĐ trên cơ sở thu nhập và một phần tài sản (như nhà ở, tiện nghi sinh hoạt,...) với thang đo 5 nhóm mức sống để phản ánh sự phân hoá giàu - nghèo ở các địa phương, các vùng, hay trong các nhóm xã hội nghề nghiệp. Các chỉ báo này nhiều khi được phân tích và rút ra kết luận như là / đồng nhất với sự PTXH. Nhiều nghiên cứu xã hội học sau đó lại thường sử dụng chỉ báo này như là một biến số độc lập để phân tích và giải thích các biến số phụ thuộc khác khác. Sự PTXH theo quyền lực và uy tín hầu như không được đề cập đến. Có chăng, trong một số nghiên cứu XHH đã cố gắng phác họa chân dung các nhóm (tầng) mức sống với câu hỏi “họ là ai ?”, qua đó liên kết các biến số thu nhập / mức sống với các biến số chỉ địa vị chính trị, quyền lực, uy tín xã hội khác và các dấu hiệu khác. Thêm vào đó, các chuẩn được sử dụng để phân hạng mức sống lẫn tên gọi của các nhóm mức sống còn rất không thống nhất giưã các công trình nghiên cứu, vì thế rất khó so sánh cả theo không gian lẫn thời gian. (Ngoại trừ các phân tích trên nền số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cư VLSS 1993, 1998). Trong một số nghiên cứu, các chỉ số thống kê như hệ số Ghi-ni cũng đã được sử dụng để đánh giá mức độ phân tầng / phân hoá / phân cực xã hội giữa các vùng, miền hay giữa các nhóm xã hội. 4) Tháp phân tầng : mô hình nhận diện và phân tích sự PTXH đƣợc nghiên cứu Để mô hình hoá cấu trúc phân tầng của một xã hội, người ta thường sử dụng các “tháp phân tầng”, tương tự như “tháp dân số”, tức là sắp xếp các “tầng” theo thứ tự từ dưới đáy là các tầng lớp nghèo khổ / hạ lưu lên đến tầng lớp trung bình (trung lưu thấp và cao) và trên cùng là tầng lớp giàu có (thượng lưu), cùng với tỷ lệ phần trăm mà các tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội. Trong lịch sử, người ta đã “loại hình hoá” một số kiêu tháp phân tầng dặc trưng cho các xã hội. Chẳng hạn có 5 kiểu thường gặp sau: 1. Tháp hình nón. Phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội, ở đó nhóm người giàu, có quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong khi đa số nghèo khổ (ở đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ rất cao. 2. Tháp hình nón cụt. Tầng lớp giàu có tăng lên, tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng lớn hơn, mức độ bình đẳng cao hơn. 3. Tháp hình thoi (quả trám / con quay). Cả 2 nhóm giàu và nghèo đều chiếm tỷ lệ nhỏ, nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên khoảng cách của 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa. 4. Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, nghèo và trung lưu tương đối đồng đều. Tuỳ vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội 5. Tháp hình “đĩa bay”, thấp dẹt. Có thể có 2 trạng thái: bình quân nghèo khổ hoặc xã hội lý tưởng, thịnh vượng toàn dân, với tuyệt đại bộ phận các thành viên của xã hội có mức sống trung lưu và khá giả (xã hội trung lưu). Các kết quả nghiên cứu khảo sát PTXH theo mức sống ở Việt Nam vừa qua cũng thường phân chia thành 5 nhóm mức sống và dùng các tỷ lệ phần trăm thể hiện trên các “tháp phân tầng” như vậy để định dạng và phân tích. Hình dạng thông thường của các tháp phân tầng này là hình thoi (con quay). Phần đỉnh thể hiện nhóm giàu có / khá giả còn bé và nhọn (với tỷ lệ vài phần trăm); phần giữa phình rộng, thể hiện nhóm mức sống trung bình

5

với tỷ lệ trên dưới 50% (chưa thể gọi là trung lưu ?); còn phần đáy thể hiện nhóm mức sống nghèo(với tỷ lệ dao động từ vài phần trăm đến 20 % tuỳ thuộc từng trường hợp). Tháp phân tầng này có thể phản ánh cơ cấu các ”tầng” mức sống cũng như mức độ phân hoá / phân cực xã hội giữa chúng. Đối với khu vực đô thị, các tháp phân tầng thường có hình thoi đều (con quay) với phần trên và phần dưới tương đối đồng đều, cho thấy tỷ lệ nhóm giàu có và tỷ lệ nhóm nghèo xấp xỉ gần nhau (ở mức 5-6%). Trong khi đó tháp phân tầng đối với các vùng nông thôn lại có dạng hình thoi cao-nhọn ở phần trên, thấp-bè ở phần dưới, cho thấy tỷ lệ thấp các hộ giàu (khoảng 2-3%) và tỷ lệ khá cao (tới 20-30%) các hộ nghèo. Phân tích tháp phân tầng, người ta cũng thường chú ý đến sự chênh lệch giữa nhóm trên đỉnh tháp (nhóm giàu có) và nhóm dưới đáy tháp (nhóm nghèo) xét trong từng yếu tố cấu thành nên mức sống. Ví dụ về Tháp PTXH theo mức sống trong nghiên cứu Hà Nội 1992 Với mẫu khảo sát trên 800 hộ gia đình thuộc 4 quận nội thành Hà Nội, theo bộ các chỉ báo vừa nêu ở trên, nghiên cứu đã thu được cơ cấu theo tỷ lệ phần trăm của 5 nhóm HGĐ theo mức sống như sau: Nhóm mức sống I II III IV V

Các tên gọi của nhóm Nhóm hộ có mức sống cao nhất (còn gọi là nhóm “khá giả”/ “giàu có”/ nhóm “đỉnh”) Nhóm hộ có mức sống trung bình khá (còn gọi là mức sống “thoả mái”) Nhóm hộ có mức sống trung bình (còn gọi là “tạm đủ”) Nhóm hộ có mức sống trung bình kém (còn gọi là “chật vật”) Nhóm hộ có mức sống kém: Thấp nhất (còn gọi là “nghèo” / nhóm “đáy”)

Tỷ lệ % trong mẫu khảo sát 4,9 30,0 49,3 11,9 4,0

Kết quả này được thể hiện trên “tháp phân tầng” theo mức sống dưới đây, với “đỉnh” là mức sống I và “đáy” là mức sống V. Nhận xét Về hình dáng, tháp có hình “con quay” với phần giữa thân (mức sống trung bình) phình rộng, phản ánh mức độ đồng đều, sản phẩm của chủ nghĩa bình quân thời bao cấp còn rất rõ. Đỉnh và đáy tháp (tỷ lệ hộ có mức sống giàu và mức sống nghèo) rất hẹp phản ánh mức độ phân cực “giàu - nghèo” còn hạn chế. Tỷ lệ mức sống trung bình khá vượt tỷ lệ mức sống trung bình kém 2,5 lần. Đáng tiếc là không có một tháp phân tầng tương tự vào thời kỳ 1970-1980 để có thể so sánh. Song nếu được tái hiện, tháp phân tầng thời kỳ bao cấp sẽ còn phình rộng hơn ở mức sống trung bình và hẹp hơn ở cả 2 phía đỉnh và đáy tháp, phản ánh một thời kỳ điển hình với mức sống định lượng bình quân theo tem phiếu.

6

THÁP PHÂN TẦNG THEO MỨC SỐNG MẪU KHẢO SÁT 800 HỘ GIA ĐÌNH NỘI THÀNH HÀ NỘI

4,9% 30,0%

49,3%

11,9%

4,0%

5) Nghiên cứu PTXH trên cơ sở kết quả của các cuộc điều tra thống kê Một hướng nghiên cứu quan trọng khác là xử lý và phân tích kết quả của các cuộc điều tra mức sống dân cư và HGĐ để từ đó rút ra các kết luận về thực trạng và xu hướng phân hoá giàu nghèo (hay PTXH theo thu nhập hoặc mức sống) Những phân tích dưới đây là minh họa cho hướng nghiên cứu này trên cơ sở số liệu của hai cuộc Điều tra mức sống toàn quốc (VLSS) năm 1993 và năm 1998, và cuộc Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994-1997. Trong thập kỷ 90, mức sống của đại đa số dân cư nước ta đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống cũng ngày càng tăng, tạo nên một sự PTXH rõ nét hơn giữa và trong hầu hết các nhóm xã hội. Chẳng hạn, chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất khoảng 5,52 lần năm 1998, còn năm 1993 là 4,58 lần. Còn chênh lệch theo thu nhập thì cao hơn. Năm 1998, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất là 11,26 lần, giữa nhóm 10% giàu nhất và nhóm 10% nghèo nhất là hơn 20 lần, còn giữa nhóm 5% giàu nhất và nhóm 5% nghèo nhất là hơn 40 lần. Sự phân tầng theo mức sống hiện nay cũng có liên quan với số nhân khẩu và tỷ lệ phụ thuộc của HGĐ (tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động so với người trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ này của 20% hộ nghèo nhất là 1,13, cao gấp đôi so với nhóm 20% hộ giàu nhất (0,54).

7

Người có học vấn càng cao càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm có mức sống cao. Trong những chủ hộ có học vấn đại học cao đẳng trở lên, 70% thuộc nhóm 20% giàu nhất, chỉ có 1,5% thuộc nhóm 20% nghèo nhất. Chi tiêu của hộ có chủ hộ học vấn đại học / cao đẳng trở lên cao gấp 2,33 lần (năm 1993) và 3,4 lần (năm 1998) so với hộ có chủ hộ chưa bao giờ đến trường. Phân tầng mức sống cũng gắn liền với sự khác biệt khu vực (nông thôn/đô thị) và vùng kinh tế-xã hội. 97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% nghèo nhất là ở nông thôn. 65% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất là ở đô thị. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn đóng góp phần chủ yếu (tới 96%) vào mức độ phân tầng mức sống nói chung trên quy mô toàn quốc. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất sống ở các vùng: Đông Nam bộ (37%), đồng bằng sông Hồng (21%) và đồng bằng sông Cửu Long (18%) tong khi ở vùng núi phía Bắc chỉ có gần 7% và ở Bắc Trung bộ là 6%. Phân tầng mức sống liên quan đặc biệt rõ rệt theo các khu vực kinh tế. Phần lớn người làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước có mức sống thuộc nhóm 20% giàu nhất, hoặc rơi vào 2 nhóm trên (75-80%). Tình hình cũng tương tự như vậy ở nhóm làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ có 1/3 lao động trong doanh nghiệp tư nhân và gần 1/5 lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm 20% giàu nhất. Khoảng 40% những người lao động thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm có mức sống dưới trung bình. 3/4 người thuộc nhóm 20% nghèo nhất là lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ và "khác", trong khi 60% người thuộc nhóm 20% giàu nhất làm việc trong 3 khu vực của nhà nước. Như vậy, phân tầng mức sống gắn với những tiêu chí mang tính kinh tế-chính trị sau đây: có khả năng sẽ có mức sống cao hơn nếu gắn với khu vực nhà nước (bao gồm kinh tế, hành chính, sự nghiệp, chính trị-xã hội), với khu vực chính quy (chẳng hạn, doanh nghiệp có đăng ký), với khu vực đầu tư nước ngoài. Ngược lại, mức sống thấp hơn thường gắn với những người làm việc trong khu vực ngoài nhà nước, khu vực phi chính quy (informal sector, như hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hợp tác xã). Phân tầng xã hội cũng có biểu hiện trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trợ cấp phúc lợi xã hội (tức trợ cấp mang tính công cộng) là công cụ mà nhà nước dùng để giảm bớt những chênh lệch qúa lớn, bảo đảm công bằng xã hội hiện nay. Tuy nhiên những trợ cấp này còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư (khoảng 4,4%). Có nghĩa là dân cư Việt nam chủ yếu có thu nhập từ lao động cá nhân và gia đình. Thu nhập do phân phối lại mang tính xã hội còn thấp. Trong việc phân phối PLXH, chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao gồm chi hưu trí và mất sức lao động (82,4%), tiếp theo là chi cho bảo trợ xã hội (16,0). Chi cho xoá đói giảm nghèo là 1,1%. Tương quan giữa PLXH và PTXH chỉ ra rằng hiện nay chủ yếu là nhóm có mức sống “trung bình” và “trên trung bình” được hưởng phúc lợi cao hơn các nhóm khác. Qua phân tích trên, nhìn chung, hiện trạng phân tầng xã hội ở nước ta là khá đặc trưng cho thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Mức chênh lệch giữa các tầng lớp chưa lớn, tốc độ tăng chênh lệch chưa cao. Tuy nhiên có những đặc điểm cần lưu ý là: các tầng lớp trung lưu (nhóm 20% thứ 3 trong thang phân loại 5 nhóm của các cuộc Điều tra mức sống) và trung lưu trên (nhóm 20% thứ 4)

8

thường gắn với khu vực nhà nước, gắn với khu vực kinh tế chính quy. Hai nhóm này cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc phân phối phúc lợi xã hội so với các nhóm còn lại. 6) Kết luận: Thực chất cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về PTXH ở Việt nam thời gian qua mới chỉ là nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo, khoảng cách giữa các nhóm theo chỉ báo kinh tế, thu nhập, mức sống. Các cuộc điều tra định lượng dựa trên các chỉ báo này đã được tiến hành để mô tả và xác định thực trạng và đặc trưng của vấn đề. Tuy nhiên, để tiếp cận và phân tích có cơ sở khoa học vững chắc về sự PTXH theo đúng nghĩa của từ này cần dựa trên nhiều thông tin và chỉ báo khác nữa, cũng như cần có thêm những cách tiếp cận thích hợp hơn. Nó ít nhiều sẽ mang tính lý thuyết và vĩ mô hơn. Đương nhiên là vẫn rất cần tiến hành thường xuyên các cuộc điều tra, nghiên cứu quy mô lớn và định lượng về sự phân hoá giàu nghèo, tương quan mức sống giữ các tầng dân cư để có cái nhìn tổng thể về xu hướng biến đổi các bất bình đẳng xã hội. Song cũng cần có các hướng tiếp cận mới, với thế mạnh của một số ngành KHXH để tìm hiểu sâu hơn động thái của các nhóm / tầng xã hội đáng chú ý trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ, giai tầng nào, nhóm xã hội nào đang là động lực của sự phát triển, hoặc đang có triển vọng trở thành một lực lượng như vậy ? Đã hình thành một tầng lớp trung lưu mới của xã hội Việt Nam hay chưa, nếu có ai là những thành viên và xu thế vận động, phát triển của nó như thế nào ? đóng góp của nó cho sự phát triển của đất nước trong tương lai sẽ như thế nào ? .... Cần phân tích một số nhóm /giai tầng xã hội mới, đáng chú ý như: giới doanh nhân; giới trí thức, đặc biệt là trí thức khoa học kỹ thuật; công nhân kỹ thuật, tay nghề cao; giới quản lý và đội ngũ công chức. Và cần chỉ ra xu hướng biến đổi của các nhóm này dưới tác động của của các nhân tố mới trong quá trình CNH, HĐH đất nước trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Việc khai thác triệt để nguồn dữ liệu thống kê kinh tế xã hội, các cuộc tổng điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư, kết hợp với các nghiên cứu chọn mẫu, định tính và phân tích xã hội học sẽ là hướng có triển vọng để hiểu và nắm bắt được bản chất của sự PTXH ở nước ta hiện nay. Đó không chỉ là hướng nghiên cứu thích hợp về mặt xã hội mà còn là hướng nghiên cứu kinh tế - chính trị về cấu trúc xã hội và về mô hình xã hội tổng thể của đất nước trong giai đoạn mới. Sau cùng, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, các nhà XHH cũng đã phát triển một số hướng phân tích về kết cấu giai tầng của XH Trung quốc hiện nay. Giáo sư Lục Học Nghệ, gần đây đã xuất bản công trình “Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại” (NXB Văn Hiến, Bắc Kinh, 2002). Theo tác giả, nghiên cứu này vận dụng một hướng tiếp cận mới, được gọi là “giai tầng luận”, thay thế cho quan điểm giai cấp cứng nhắc thời kỳ trước cải cách (theo đó, trong XHCN chỉ còn 2 giai cấp công nhân, nông dân và 1 tầng lớp trí thức XHCN). Quan điểm giai tầng là phù hợp với thực tế xã hội thời cải cách, khai phóng, mở cửa. Cũng theo tác giả quan điểm này, xã hội Trung Quốc đương đại có 10 tầng lớp xã hội được phân tầng theo 3 tiêu chí cơ bản là: nguồn lực tổ chức (chính trị), nguồn lực kinh tế và nguồn lực văn hoá. Sự phân hoá thành người giàu – người nghèo, tầng lớp có lợi thế – tầng lớp yếu thế, đều căn cứ ở việc họ không có, hoặc có 1, 2, hay cả 3 nguồn lực này với các mức độ khác nhau. Thiết nghĩ đây cũng là những gợi mở rất đáng lưu ý để có thể thực hiện các nghiên cứu phân tích tương tự đối với sự PTXH và biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, sau khi vượt qua các khuôn khổ lý thuyết đã có, phát triển và bổ sung

9

các cách tiếp cận và phương pháp mới, thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thực tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Caroline Hodges Persell. Social Straification, Class and Poverty. in: Understanding society. An Introduction to sociology. Happer and Row Publisher. N.Y. 1987. 2. Viện Xã hội học. Hà Nội: Những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới. (Báo cáo tổng kết đề tài khảo sát thực trạng kinh tế-xã hội 4 quận nội thành Hà Nội, tháng 5/1992) 3. Tương Lai. Khảo sát xã hội học về Phân tầng xã hội. Sách tham khảo nội bộ. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1995. 4. Trịnh Duy Luân (Chủ biên). Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một tổng quan xã hội học năm 2000. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002. 5. Lục Học Nghệ (chủ biên) – Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại. NXB Văn Hiến KHXH, Bắc Kinh, 2002, tr.9

11

Những sách chuyên khảo xã hội học xuất bản do quỹ Ford tài trợ 

MAI VĂN HAI – MAI KIỆM: Xã hội học văn hoá. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 2003. 172 tr  TÔ DUY HỢP: Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 2003. tr  VŨ TUẤN HUY. Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng. Nxb Khoa học xã hội, 2003, 172 tr.  ĐỖ THIÊN KÍNH: Phân hoá giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam (Qua hai cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993 và 1998). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2003, 176 trang  NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN: __________________________________________________________________________  BÙI QUANG DŨNG: Nhập môn lịch sử xã hội học. Nxb Khoa học xã hội, 2004, tr.  MAI QUỲNH NAM: Trẻ em – gia đình – xã hội. NXB Chính trị quốc gia. 2003. 302 tr.  VÕ ĐẠI LƯỢC: Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế xã hội ở một số nước lớn. Nxb Khoa học xã hội, 2003, 443 tr .  VŨ CƯƠNG: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo. Nxb Chính trị quốc gia, 2003, 352 tr.  NGUYỄN MẠNH HÙNG (biên soạn): Chiến lược – kế hoạch – chương trình đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010. Nxb Thống kê 2004, 872 tr.  NGHIÊM XUÂN ĐẠT, NGUYỄN MINH PHONG: Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia, 2003, 384 tr.  THOMAS BOISSON: Hội đồng phân tích kinh tế. Nxb Chính trị Quốc gia, 2003, 94 tr.  Văn kiện của khoá họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng: “Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, phát triển và hoà bình cho thế kỷ 21” và thành tựu của các quốc gia trên thế giới. Nxb Thế giới, 2001, 116 tr.  VŨ KHIÊU: Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh (Anh hùng và nghệ sỹ; Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng văn hóa; Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử. Nxb Khoa học xã hội, 2003, 812 tr.  Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2001 - 2003. Nxb Tổng cục thống kê, 2003, 318 tr.  TRẦN ĐỨC THẢO: Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh. Nxb Khoa học xã hội, 2003, 362 tr.  TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU DÂN SỐ: Dân số và phát triển ở Việt Nam. 2002, 32 tr.  Giới và kinh tế chất thải. Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia, 2003, 147 tr.  TỔNG CỤC THỐNG KÊ: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2002: Một số chỉ tiêu chủ yếu. 2003, 46 tr.  THÁI THỊ NGỌC DƯ (chủ biên): Nhập môn phụ nữ học. Khoa xã hội học, Trường đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, 182 tr.  NEEFJES KOOS( dịch Nguyễn Văn Thanh): Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững. Nxb Chính trị quốc gia, 2002, 334 tr.  Phát triển bền vững trong thế giới năng động: thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. Nxb Chính trị quốc gia, 2003, 353 tr.  MICHEAL SCHUDSON: (dịch: Thế Hùng – Trà My) Sức mạnh của tin tức truyền thông. Nxb Chính trị quốc gia. 2003. 380 tr.

  

Quá trình phát triển công tác xã hội của Việt Nam: Nghiên cứu hoạt động hỗ trợ của tổ chức cứu trợ trẻ em thuỵ Điển đối với công tác xã hội giai đoạn 1993 – 2001. Nxb Chính trị quốc gia. 2003. TRẦN THỊ VÂN ANH, TRÂN THU THỦY, CLEMENT: Tập huấn về giới: Tài liệu dành cho giảng viên. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 1996. 149 tr. Tư duy phát triển hiện đại: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn. NXb Khoa học xã hội. 2003. 670 tr.

2004 3.pdf

E-mail: VN-IOS@hn.vnn.vn. Năm thứ hai mÆ°Æ¡i hai. Số 3 (87), 2004. HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP. Chủ tịch: PGS.TS MAI QUỲNH NAM. Các ủy viên: TS PHẠM VĂN ...
Missing:

9MB Sizes 6 Downloads 246 Views

Recommend Documents

2004 COM.pdf
May 8, 2004 - OX1 3SR, United Kingdom. Ãe-mail: [email protected] ... cells in uncontaminated rhizosphere soil than bulk soil, indicating the presence of ... 'field application vector' approach reported by Lajoie et al. [23], who engineered a ...

2004 Higginson & Barnard 2004 (Ecol Ent).pdf
... lifetime flight effort is. limited by energy supply because the enzyme mechanism. of carbohydrate metabolism is exhausted after a certain. flight performance ...

2004-GARMISCH.pdf
Zbynek Janour, Klara Bezpalcova, Hana Sedenkova. 5.14 COMPUTATIONAL MODELLING OF AIRFLOW IN URBAN STREET CANYON AND. COMPARISON ...

FY 2004
Based on an Audit of Financial Statements Performed in Accordance with Government Auditing Standards... Report on Compliance with Requirements Applicable to. Each Major Program and Internal Control Over Compliance. In Accordance with OMB Circular A-1

STY_JPE 2004.pdf
Cyclical Dynamics in Idiosyncratic Labor Market. Risk ... this estimator using household-level labor earnings data from the. Panel Study of .... STY_JPE 2004.pdf.

CAT 2004 Solutions.pdf
61 3 62 2 63 3 64 2 65 1 66 2 67 2 68 4 69 4 70 1. 71 3 72 3 73 1 74 2 75 1 76 4 77 3 78 2 79 4 80 3. 81 1 82 4 83 1 84 3 85 2 86 1 87 3 88 3 89 4 90 2. 91 4 92 2 93 1 94 2 95 4 96 1 97 2 98 2 99 3 100 3. 101 1 102 1 103 2 104 4 105 2 106 1 107 1 108

Troy 2004.pdf
O'Toole, Rose Byrne, Saffron Burrows, Garrett Hedlund, Vincent Regan, Julie Christie, John Shrapnel,. Tyler Mane, Nathan Jones. Plot Keywords : adultery, beauty, trojan war, bravery, wall, fraud, hostility, sword fight, battlefield, title spoken by.

saw 2004 wiki.pdf
There was a problem loading more pages. Retrying... saw 2004 wiki.pdf. saw 2004 wiki.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying saw 2004 ...

08-2004.pdf
0001 ". 87B7 " ". &. G87BHI87D8"3. +. ) B9". &. " &. " " -. " &. &. ( !" &.

CAT 2004 Questions.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

2004-02.pdf
struggle to recover my data and records. The rating calculations took a lot of. time. The work to upgrade the software for AICCF ratings is unfinished. In. the last 2 ...

CAT 2004 Questions.pdf
Rahul A C A F 4.2. Sameer C F B. Tara B 2.4. Utkarsh F C A 3. Vipul A C C F 2.4. Instructions: 1. The Test Paper contains 123 questions. The duration of the test ...

12-2004.pdf
General lranfers may be made'ônly once a' year-by the middle of May in. all deprtrnents and in Vacation Departmentsduring mid-summer vacation only.

FEMENINO 2004.pdf
TEMPORADA 2014 – 2015. CLASIFICACION FEMENINA AÑO 2004. Page 1 of 1. FEMENINO 2004.pdf. FEMENINO 2004.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

Avp 2004 1080
Politicalthinkers pdf.[IMAGE] [IMAGE] I have nownoticed that which forevermoreshall bethe numbers in theavp 2004 1080. part ofthe T-Shape havealink with the grid size. Avp 2004 1080 link can ... performances should bereviewed is through video analyse

CAT 2004 Questions.pdf
reading software cannot read something, it leaves the space blank. The scanner output reads as follows: Name Finance ... Some additional facts are also known about the students'. grades. These are. (a) Vipul obtained the same grade in ... (1) 1 (2) 2

adam's apples (2004)
Try one of the apps below to open or edit this item. adam's apples (2004) streaming________________________________________.pdf. adam's apples ...

2003-2004.pdf
A Friend ........................................... 3 4. He's a dreamer who got ................ 3 5. Your Special. ... Goodbye my dear Sweetheart......... 3 7 ..... 2003-2004.pdf.

2003/2004 Spring
(d) (F) Since the system c1 (1, -2) + c2 (-2,4) = (-3, 2) has no solution. 2. () 4-2, - - ? = At = i = A-, . (b) adja = |A|A = -21A. 1 1 -2 : 3 1 1 -2 : 3 1 0 -7 : -b-i-6. 3.

2003-2004.pdf
53 Surana Priyanka Mahendra. 54 Surwade Vishal Mohan. 55 Upadhhe Vivek Dilip. 56 Ved Jignesh Devendra. 57 Rokade Samir Sunil. 58 Deshmukh Amol ...

13º Distrito 2004
Page 1 of 23. Lost.season 4 bluray.101 Ready-to-Use ExcelFormulas.44234122830 - Download 13o Distrito 2004.Therendleshamufo.Another way to. encourageteenagers to eatmorefruitand vegetables is to getsomeonefamous to advertiseit on television, I believ