SINH THÁI NHÂN VĂN – LOẠI HÌNH DU LỊCH HIỆN ĐẠI CẦN ĐƯỢC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM PGS.TS Phạm Quốc Sử Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Tóm tắt: “Du lịch sinh thái nhân văn” không phải là một khái niệm mới, nhưng hầu như chúng tôi cũng chưa được tiếp xúc với một công trình nghiên cứu nào bàn luận thấu đáo vấn đề này. Tuy vậy, du lịch sinh thái nhân văn từ lâu đã hiện diện, gặt hái được nhiều thành quả và trở thành một trong những hướng khai thác có nhiều triển vọng ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định được nội dung khái niệm, phân tích, đánh giá được nguồn tài nguyên và phản ánh được những nét khái quát nhất của hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Việt Nam. Những gì còn lại, chúng tôi không có tham vọng trình bày trong khuôn khổ một báo cáo khoa học nhỏ này. Từ khóa: Sinh thái nhân văn, Vùng sinh thái nhân văn, Du lịch sinh thái nhân văn, Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. Summary: In Viet Nam, people are often interested in ecotourism (natural) and cultural tourism, but not much “humanity ecotourism”. However, humanity ecotourism has appeared for a long time, achieved initial success, and become one of the promising types of Viet Nam’s tourism sector. Stemming from the fact that, the author of article wants to clarify the content of concept, to analyze and evaluate resources as well as to reflect outline of humanity tourism activities in Viet Nam. Keyword: Humanity ecology, Humanity ecology area, Humanity ecotourism, Humanity ecotourism resources 1. Khái niệm “Du lịch sinh thái nhân văn” Chúng ta đã quen thuộc khái niệm “Du lịch sinh thái” (DLST), nhưng hiếm khi nói đến “Du lịch sinh thái nhân văn” như một khái niệm, như một hướng phát triển. Vậy “sinh thái nhân văn” (STNV) là gì, và “Du lịch sinh thái nhân văn” cần được hiểu như thế nào? Có thể sẽ có những ý kiến khác, song chúng tôi nhận thức rằng STNV chính là môi trường sống của con người, mà ở đó, con người (cũng là sản phẩm của tự nhiên) đã biết thích ứng và gắn bó 1

với tự nhiên, đồng thời cũng biết khai thác tự nhiên một cách đúng mức. Trong quá trình tác động vào thế giới tự nhiên, con người luôn để lại dấu ấn văn hóa của mình và thực tế đã tạo ra một môi trường mới, có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cùng với nền văn hóa của họ. Đó chính là môi trường STNV (hay sinh thái văn hóa), ở những vùng, miền…khác nhau, mà nét chung là các yếu tố tự nhiên được bảo tồn, có điều kiện phục hồi và phát triển, hoặc chí ít cũng đảm bảo một sự cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên và nhân văn. Cũng bởi văn hóa là sản phẩm của sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên, thế nên thiên nhiên thế nào thì văn hóa thế ấy. Thiên nhiên đa dạng và phong phú bao nhiêu thì văn hóa và tương tự như thế - môi trường STNV, cũng phong phú, đa dạng bấy nhiêu. Từ nhận thức như trên, chúng tôi cho rằng Du lịch sinh thái nhân văn (DLSTNV) chính là những hoạt động du lịch được tiến hành ở những vùng, miền hay khu vực mà ở đó, môi trường sống (của cư dân) luôn có sự hòa hợp, cân đối giữa các yếu tố tự nhiên và nhân văn. DLSTNV rất gần với DLST (bởi trong DLST cũng có mục đích khám phá và bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa của cư dân), thế nên nó tuân thủ hầu hết các nguyên tắc của DLST. Song, DLSTNV thiên về khám phá khả năng thích nghi của con người đối với tự nhiên, và những giá trị văn hóa (cả vật chất lẫn tinh thần) vốn là sản phẩm của sự thích nghi (phần nhiều mang giá trị dân tộc học) đó. Đối tượng của DLSTNV là môi trường còn đảm bảo được sự cân bằng sinh thái giữa tự nhiên (và khả năng phục hồi của tự nhiên) với mức độ tác động của con người vào thế giới tự nhiên. Bởi thế, DLSTNV cũng khác hẳn với Du lịch văn hóa (DLVH), khi mà DLVH luôn chú trọng mục đích khám phá những giá trị văn hóa. Đương nhiên, các điểm DLSTNV sẽ không phải là các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp, những nơi tập trung quá đông người, bởi những nơi đó đã bị mất cân bằng sinh thái và thường bị ô nhiễm môi trường (theo nhiều góc độ) rất nặng nề. Du khách tham gia DLSTNV có thể bao gồm các nhà nghiên cứu sinh thái và văn hóa, những người yêu thiên nhiên và những nền văn hóa tộc người còn tương đối nguyên vẹn, và có thể còn là những người đang sống ở những nơi mà sự cân bằng sinh thái đã mất (các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp) nên có nhu cầu tìm lại sự cân bằng ấy. Như vậy, có thể phân biệt DLSTNV với các hoạt dộng du lịch khác bởi đặc điểm của nguồn tài nguyên cũng như mục tiêu của du khách khi tham dự vào hoạt động du lịch này. Cũng cần phải nói thêm rằng, DLSTNV được biểu hiện dưới nhiều hình thức, đồng thời nó thường “vô tình” được lồng ghép với các mục tiêu du lịch khác như DLST, DLVH…, nên chúng ta dễ nhầm lẫn. Ở Việt Nam, các tour du lịch/ du khảo đồng quê, du lịch làng nghề, du lịch miệt vườn… ở các tỉnh đồng bằng và ven biển, du lịch tìm hiểu các nền văn hóa tộc người ở các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, Tây Bắc đất nước, du lịch Trường Sơn – Tây Nguyên… đều mang nhiều ý nghĩa DLSTNV. Chỉ có điều, những tour du lịch đó thường kết hợp khai thác nhiều loại hình tài nguyên, với nhiều mục tiêu khác nhau, nên thường được gọi tên theo các địa chỉ tài nguyên. Vấn đề đặt ra là cần phải có những tour du lịch chuyên đề STNV. Chính vì vậy, cần hiểu rõ khái niệm, để từ đó xác định đúng đối tượng nghiên cứu khi đề cập đến loại hình du lịch này. 2. Các vùng STNV Việt Nam Việt Nam, như đã được thừa nhận, “nằm giữa Đông Nam Á” (lục địa và hài đảo). Tính chất bán đảo của Việt Nam thể hiện ở khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt. Về mặt địa hình, chiều ngang đất nước (từ Tây sang Đông) khá hẹp (có những nơi chỉ khoảng 40 km) song không phải là thuần nhất, mà lần lượt là núi – đồi – thung lũng – châu thổ – ven 2

biển – biển – hải đảo. Trong khi đó, đất nước (từ Bắc vào Nam) trải dài tới 15 vĩ độ, lại bị chia cắt bởi rất nhiều “đèo”, từ đó sinh ra không biết bao nhiêu là vùng, miền… Việt Nam, “một Đông Nam Á thu nhỏ” còn đặc trưng bởi một hệ sinh thái phồn tạp. Trong hệ sinh thái phồn tạp đó lại có nhiều vùng sinh thái khác nhau. Sự đa dạng của môi trường sinh thái, của điều kiện tự nhiên là một trong những căn cứ góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Bởi thế, nếu thiên nhiên có núi đồi, đồng bằng, biển cả… thì văn hóa cũng có văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển – hải đảo… Trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về sự phân chia các vùng sinh thái, nhóm các nhà nghiên cứu văn hóa do GS Trần Quốc Vượng đứng đầu đã nêu lên phương án phân vùng văn hóa trên phạm vi cả nước, theo đó văn hóa Việt Nam được chia thành 6 vùng lớn: Vùng văn hóa Tây Bắc, Vùng văn hóa Việt Bắc, Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, Vùng văn hóa Trung Bộ, Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên và Vùng văn hóa Nam Bộ [xem thêm: Cơ sở văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), Nxb Giáo dục, 1998, tr 213-277]. Cũng như thiên nhiên, văn hóa Việt Nam cực kỳ đa dạng, mỗi vùng có sắc thái văn hoá riêng, gắn với sắc thái của tự nhiên nơi ấy, để tạo nên một phức thể tài nguyên DLSTNV đặc trưng. Vậy những nét đặc trưng của STNV ở mỗi vùng, miền trên đất nước Việt Nam là gì? Rất khó tìm được câu trả lời thỏa đáng. Song, từ việc tham khảo sự phân vùng sinh thái và phân vùng văn hóa nêu trên, chúng tôi nhận thấy cũng có thể chia Việt Nam thành 6 vùng sinh thái nhân văn (tương đương 6 vùng văn hóa đã nêu), đó là: Vùng sinh thái nhân văn hóa Tây Bắc, vùng sinh thái nhân văn Việt Bắc, vùng sinh thái nhân văn châu thổ Bắc Bộ, vùng sinh thái nhân văn Trung Bộ, vùng sinh thái nhân văn Trường Sơn – Tây Nguyên và vùng sinh thái nhân văn Nam Bộ. Về cơ bản, những đặc điểm STNV của mỗi vùng đã được khái quát trong “Cơ sở văn hoá Việt Nam” do GS Trần Quốc Vượng chủ biên. Tuy nhiên, không phải bất cứ nơi nào trong các vùng nói trên cũng chứa đựng các giá trị tài nguyên du lịch STNV. Bởi thế, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, chỉ có thể coi là môi trường ẩn chứa các giá trị tài nguyên du lịch STNV với những khu vực “mà ở đó, môi trường sống của cư dân còn đảm bảo được sự hòa hợp, cân đối giữa các yếu tố tự nhiên và nhân văn”, đồng thời “còn bảo tồn được những giá trị phản ánh khả năng thích nghi của con người đối với tự nhiên, và những giá trị văn hóa vốn là sản phẩm của sự thích nghi đó”. 3. Thực trạng du lịch sinh thái nhân văn ở Việt Nam Như đã trình bày, ở Việt Nam, mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào về DLSTNV, song việc phát triển du lịch theo xu hướng này, trên một chừng mực nhất định, đã được thực hiện. Những chuyến du lịch/ khảo đồng quê, du lịch làng nghề, du lịch làng biển, du lịch miệt vườn, du lịch sông nước - kênh rạch, du lịch đến các bản vùng cao, du lịch Trường Sơn - Tây Nguyên… đều có ý nghĩa của DLSTNV. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành du lịch Việt Nam, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo du lịch trong nước chưa quan tâm tới khái niệm DLSTNV, vì vậy cũng chưa xác định nó như một hướng phát trỉển cần được đầu tư. Ngành du lịch đã chú trọng đến DLST, DLVH, cũng như coi việc tìm hiểu văn hóa tộc người như một phần của DLST, thế nhưng đó mới chỉ là vô tình “chạm” vào DLSTNV mà chưa phải đã chủ động thực hiện các hoạt động DLSTNV. Đối với các doanh nghiệp, cũng chưa có đơn vị kinh doanh du lịch nào xây dựng và thực hiện một tour DLSTNV hoàn chỉnh, đáp ứng mục tiêu DLSTNV và có được đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết sâu sắc các tuyến, điểm tham quan cho mục tiêu khai thác này. Nhìn chung, sản phẩm du lịch của các đơn vị lữ hành đánh giá từ góc độ giá trị DLSTNV còn rất nghèo. 3

4. Kết luận Việt Nam có nguồn tài nguyên DLSTNV rất lớn. Tuy vậy, chúng ta mới bắt đầu tiếp cận với khái niệm này, chứ chưa thể nói là đã đầu tư phát triển một cách bài bản và có hiệu quả. Chúng tôi không có ý định xây dựng cơ sở lí thuyết cho DLSTNV, song rất muốn nó phải được nhìn nhận như một hướng phát triển độc lập, chứ không phải chỉ là một “thành phần mơ hồ” nằm trong du lịch sinh thái, và càng không phải thuần túy là một dạng của du lịch văn hóa. DLSTNV là một hướng phát triển có nhiều triển vọng đem lại nguồn lợi ích lớn cho đất nước, đồng thời sẽ có nhiều đóng góp hữu ích cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc và tộc người. Trong khuôn khổ của một bài báo cáo, cùng lúc chúng tôi không thể đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có việc đề xuất những giải pháp cho sự phát triển DLSTNV ở Việt Nam. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, đã đến lúc DLSTNV cần phải được đầu tư nghiên cứu sâu, và bài viết này, chỉ là những gợi ý. Tài nguyên dồi dào, hoạt động thực tiễn đã bắt đầu có những khởi động mang tính tiền lệ, DLSTNV hoàn toàn có thể trở thành hướng đi có triển vọng ở Việt Nam.

4

30.PHAM QUOC SU.pdf

Keyword: Humanity ecology, Humanity ecology area, Humanity ecotourism, Humanity. ecotourism resources. 1. Khái niệm “Du lịch sinh thái nhân văn”. Chúng ta ...

351KB Sizes 5 Downloads 310 Views

Recommend Documents

Nguyen Quoc Dat- LATS.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Nguyen Quoc Dat- LATS.pdf. Nguyen Quoc Dat- LATS.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

Chien Quoc Sach - Gian Chi-NHL.pdf
(Có sửa lỗi và bổ sung). Ngày hoàn thành: 28.10.2013. TVE-4u. Page 3 of 2,052. Chien Quoc Sach - Gian Chi-NHL.pdf. Chien Quoc Sach - Gian Chi-NHL.pdf.

Tai lieu Vat ly LT THPT Quoc gia 2018_Full option.pdf
Tai lieu Vat ly LT THPT Quoc gia 2018_Full option.pdf. Tai lieu Vat ly LT THPT Quoc gia 2018_Full option.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2017-mon-ngu-van-co-dap-an.pdf
m. Page 3 of 75. bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2017-mon-ngu-van-co-dap-an.pdf. bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2017-mon-ngu-van-co-dap-an.pdf. Open.

de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-tieng-anh-truong-thpt-doc ...
Question 31: One of her sons are a doctor in my mother's hospital. ... Like any other universities, the Open University can give you a degree. ... de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-tieng-anh-truong-thpt-doc-binh-kieu-dong-thap-nam-2015.pdf. Page 1 ...