Mục lục Phần 1

Mở đầu ............................................................................. 3

1.1. 1.2.

Tại sao cần đổi mới sáng tạo?.......................................................... 3 Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 4

Phần 2

Những khái niệm cơ bản ................................................. 6

2.1. 2.2. 2.3.

Đổi mới sáng tạo trong hoạt động quản lý ..................................... 6 Hoạt động khởi nghiệp ...................................................................11 Xây dựng Không gian Đổi mới sáng tạo tại cơ sở ........................14

Phần 3

Tổ chức các hoạt động Đổi mới sáng tạo ..................... 19

3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6.

Đối với cộng đồng khởi nghiệp .......................................................19 Đối với khối trường phổ thông .......................................................21 Đối với sinh viên đại học ................................................................22 Đối với doanh nghiệp ......................................................................24 Đối với tổ chức nhà nước ................................................................26 Đối với cộng đồng dân cư ...............................................................29

Phần 4

Những điều kiện để xây dựng Không gian Đổi mới sáng tạo .......................................................................... 31

4.1. 4.2. 4.3. 4.4. 4.5.

Cơ sở hạ tầng ...................................................................................31 Con người .........................................................................................32 Chương trình hành động ................................................................34 Kế hoạch tổng quan và chi tiết ......................................................34 Tài chính ..........................................................................................35

Phần 5

Hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động Đổi mới sáng tạo cấp cơ sở .......................................................... 36

5.1.

Phòng Kinh tế ..................................................................................37

1

5.2. 5.3. 5.4. 5.5. 5.6. 5.7. 5.8.

Phòng Giáo dục ...............................................................................37 Phòng Văn hóa và Thông tin .........................................................38 Quận Đoàn ......................................................................................38 Hội Phụ nữ .......................................................................................39 Hội doanh nghiệp quận/huyện .....................................................39 Các trường đại học trên địa bàn ....................................................40 Các trường phổ thông trên địa bàn ...............................................40

Phụ lục 1 Khung chương trình đào tạo về khởi nghiệp cấp cơ sở - những nội dung đào tạo trước khi vào vườn ươm .. 41 Phụ lục 2 Các nội dung truyền thông về khởi nghiệp ................... 43 Phụ lục 3 Chương trình tập huấn nâng cao kỹ năng giảng dạy STEM cho giáo viên ...................................................... 48 Phụ lục 4 Chương trình đào tạo cán bộ năng suất chất lượng cho doanh nghiệp .......................................................... 52 Phụ lục 5 Chương trình đào tạo phương pháp tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp ..................... 57

2

Phần 1

Mở đầu

1.1. Tại sao cần đổi mới sáng tạo? Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo là một trọng điểm chiến lược để đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế và khởi nghiệp đứng đầu châu Á. Với nền tảng cơ sở hạ tầng vững mạnh, lực lượng lao động trẻ chất lượng cao cùng sự quyết tâm của lãnh đạo và chính quyền địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ đủ những thành tố quyết định để thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, để trở thành một trung tâm khởi nghiệp của khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đưa được hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào mọi mặt của đời sống và công việc của người dân. Do đó, việc thành lập các Không gian hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp – gọi tắt là các Không gian Đổi mới sáng tạo - tại các quận/huyện là yêu cầu cần thiết nhằm kết nối, tập hợp và hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp phát triển theo định hướng chung.

3

Mỗi Không gian Đổi mới sáng tạo tại cơ sở, cùng với mạng lưới các Không gian Đổi mới sáng tạo khác của Thành phố, có ba nhiệm vụ chính là (1) nâng cao nhận thức và văn hóa của cộng đồng về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, (2) phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bền vững và tạo ra được nhiều khởi nghiệp có giá trị lớn và (3) trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng của địa phương.

1.2. Cơ sở pháp lý § Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp đến năm 2020”; § Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; § Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; § Quyết định 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Chương

4

trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; § Quyết định 2953/QĐ-UBND ngày 7/6/2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ – nâng cao tiềm lực Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

5

Phần 2

Những khái niệm cơ bản

2.1. Đổi mới sáng tạo trong hoạt động quản lý Trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay, dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, rất nhiều công cụ ứng dụng mới được hình thành nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và giám sát được nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng đô thị thông minh lấy chính quyền điện tử làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ hành chính công. Dưới đây là một vài khái niệm cơ bản liên quan đến đổi mới sáng trong hoạt động quản lý nhà nước và chính quyền điện tử: § Sáng tạo (Creativity) là quá trình tư duy để tạo ra các ý tưởng, phương pháp thay thế, giải pháp và các khả năng mới một cách độc đáo và khác biệt. Sáng tạo còn là khả năng nghĩ đến những thứ nguyên bản và độc đáo, những thứ không dự đoán trước được.

6

§ Đổi mới sáng tạo (Innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. (Theo Quyết định 4181/QĐ - UBND ngày 15/8/2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). § Thẻ CMND điện tử (e-ID): Là thẻ điện tử thay thế một số giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày (có thể tích hợp tài khoản ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế, chữ ký số…). § Sổ địa chính điện tử: Là ứng dụng web chứa tất cả thông tin về các mối quan hệ chủ sở hữu liên quan đến bất động sản và các tài sản về đất đai. Sở địa chính điện tử bao gồm thông tin địa chính - địa chỉ, diện tích, mục đích sử dụng đất; Mối quan hệ sở hữu; Những trở ngại; Hạn chế; Quyền sử dụng; và thông tin thế chấp. § Cư dân số: Cung cấp các dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật chính phủ thông qua các kênh trực tuyến. Chỉ với một tài khoản số, bất cứ ai cũng có thể vận hành công ty, mở một công ty trực tuyến, ký văn bản trực tuyến, thanh toán điện tử, thanh toán thuế,… mà không phụ thuộc vào địa điểm. § Hệ thống cơ sở dữ liệu sức khỏe số: Là hệ thống cơ sở dữ liệu số lưu trữ thông tin sức khỏe của toàn dân từ tất cả các

7

nhà cung cấp dịch vụ y tế trên toàn quốc, giúp hỗ trợ đắc lực cho việc theo dõi và điều trị cho bệnh nhân. § Đơn thuốc điện tử: Là hệ thống tập trung, không cần giấy tờ, để phát hành và xử lý đơn thuốc thông qua toa thuốc kỹ thuật số để từ đó cắt giảm các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và công sức. § Đào tạo trực tuyến: Là hệ thống công nghệ thông tin giúp hệ thống hóa và số hóa các hoạt động của giáo viên, học sinh; tăng cường mức độ tương tác, lưu trữ, giúp cho phụ huynh có thể theo dõi và đánh giá được hiệu quả học tập của con em, đồng thời giúp cho chính phủ quản lý các số liệu thống kê chi tiết, chính xác về hiệu quả giáo dục để từ đó có các tác động/điều phối phù hợp. § Hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin hoàn toàn tự động được sử dụng bởi Cục Thuế và Hải quan nhằm kết nối doanh nghiệp với hải quan qua Internet. Các tờ khai điện tử hoàn toàn được xử lý trong thời gian thực, điều chỉnh trước khi dữ liệu được nộp, yêu cầu ít tài liệu hơn và dẫn đến giảm chi phí cho doanh nghiệp và hải quan. § Lưới điện thông minh: Cho phép người dùng theo dõi lượng tiêu thụ điện theo thời gian thực, cung cấp giải pháp giám sát hệ thống truyền tải, cảnh báo rủi ro và tăng cường chất lượng quản lý.

8

§ Mobile-ID: Sử dụng điện thoại thông minh để làm chìa khóa mở/sử dụng các dịch vụ điện tử cá nhân. § X-Road: Là môi trường cho phép các cơ sở dữ liệu ở cả khu vực công và tư nhân liên kết và vận hành một cách hài hòa. § Hạ tầng bảo mật (KSI): Là hệ thống ngăn chặn các hành động bất hợp pháp bên trong mạng lưới chính phủ và không cho phép xóa các bằng chứng đăng nhập mà không có lý do chính đáng. § Bầu cử điện tử: Là giải pháp bầu cử thông qua mạng Internet tại bất cứ đâu § Mobile Parking: Là hệ thống tiện lợi hỗ trợ các tài xế đậu xe và thanh toán các chi phí phát sinh thông qua điện thoại. § Số hóa hoạt động cảnh sát (e-Police): Bao gồm hai công cụ chính: trạm thông tin di động cài đặt trong mỗi xe tuần tra; và hệ thống định vị truyền thông tin về địa điểm và tình trạng của mỗi cảnh sát đến trụ sở cảnh sát. Mỗi chiếc xe tuần tra được trang bị một trạm thông tin di động cung cấp cho cảnh sát quyền truy cập vào nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng. Điều đó có nghĩa là họ sẽ không chỉ nhìn thấy hồ sơ hình sự mà còn có thông tin liên quan từ Trung tâm đăng ký xe cơ giới, quỹ bảo hiểm, các hoạt động quản lý có liên quan tới giao thông và dân số

9

Một mô hình chính phủ điện tử của Estonia

10

2.2. Hoạt động khởi nghiệp § Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor): Là những cá nhân có giá trị tài sản lớn cung cấp vốn mồi cho các dự án khởi nghiệp ở giai đoạn đầu để sở hữu một khoản cổ phần được đồng ý từ trước của dự án. § Người muốn khởi nghiệp (Aspiring Entrepreneur): Là những người có mong muốn bắt đầu một doanh nghiệp mới. § Khởi nghiệp (Entrepreneurship) hay còn gọi là start-up: Là việc một cá nhân hoặc nhóm người có ý định kinh doanh, muốn tự mình làm và quản lý thu nhập bằng cách cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ (Theo Quyết định 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). § Không gian làm việc chung (Co-working Space): Là một không gian làm việc, thông thường là một văn phòng, được chia sẻ chung giữa người của các dự án khởi nghiệp và các tổ chức khác để làm việc. § Gọi vốn cộng đồng (Crowd-funding): Là một nền tảng mà trên đó các dự án khởi nghiệp có thể gọi vốn bằng cách kêu gọi đóng góp từ cộng đồng hoặc bán trước sản phẩm. § Người khởi nghiệp (Entrepreneur): Là người bắt đầu và tổ chức thực hiện một mô hình kinh doanh nhằm tận dụng

11

một cơ hội có trong thị trường để tạo ra lợi nhuận và là người đưa ra quyết định cho quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ. § Trung tâm ươm mầm/Trung tâm tăng tốc (Accelerator/Incubator): Là những chương trình được thiết kế để hỗ trợ cho sự phát triển của các dự án khởi nghiệp thông qua việc cung cấp các gói hỗ trợ về nguồn lực, cố vấn và dịch vụ. § Cố vấn (Mentor): Là các chuyên gia trong cộng đồng có thể hỗ trợ các dự án khởi nghiệp bằng cách cung cấp tư vấn, lời khuyên và hướng dẫn. § Vốn-mồi (Seed-funding): Là vốn cung cấp cho các dự án khởi nghiệp ở những giai đoạn đầu tiên của chứng thực mô hình kinh doanh của mình. § Người khởi sự mới liên tục (Serial Entrepreneur): Là những người khởi nghiệp liên tục nghĩ ra ý tưởng mới và bắt đầu các mô hình kinh doanh mới dựa trên đó. § Hệ sinh thái khởi nghiệp (Startup Ecosystem): Là mạng lưới các tổ chức hình thành bởi con người, tương tác như một hệ thống để xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Các tổ chức này có thể được chia thành nhiều loại: các trường đại học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư vấn, các cơ sở ươm tạo, các tổ chức cung cấp dịch vụ (như dịch vụ tài chính, pháp lý) và quỹ đầu tư mạo hiểm. Các tổ chức

12

khác nhau thường tập trung vào các phần khác nhau trong các giai đoạn phát triển cụ thể các chức năng của hệ sinh thái khởi nghiệp (Theo Quyết định 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). § Các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp: Là các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ sự phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của các dự án khởi nghiệp, ví dụ: hỗ trợ pháp lý, hoàn thiện sản phẩm, đầu tư và cố vấn. § Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital): Là một nhánh của đầu tư vốn cổ phần (Private Equity) đầu tư vào các dự án khởi nghiệp còn ở giai đoạn sơ khai, rủi ro cao nhưng hứa hẹn tiềm năng phát triển và trả lại lợi nhuận rất lớn. § Năng suất (Productivity): Là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong một khoảng thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó. § Sản phẩm mới (New Product): Là sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường lần đầu tiên, có thể hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp khác và với thị trường (sản phẩm mới tuyệt đối) hoặc có thể không mới đối với doanh nghiệp khác và thị trường (sản phẩm mới tương đối).

13

2.3. Xây dựng Không gian Đổi mới sáng tạo tại cơ sở Không gian Đổi mới sáng tạo là gì? Không gian Đổi mới sáng tạo là một địa điểm/không gian được hình thành nhằm kết nối, hỗ trợ phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại cơ sở theo định hướng chung của thành phố. Không gian Đổi mới sáng tạo có nhiệm vụ gắn kết, thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn trong việc nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Không gian Đổi mới sáng tạo § Giúp việc cho UBND, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị quản lý nhà nước trong việc lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động nhằm kết nối, hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các hoạt động cần đến nguồn lực của khu vực công. § Triển khai các hoạt động: cung cấp hạ tầng, ươm tạo, đào tạo, truyền thông, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ trọn gói, kết nối thị trường công nghệ, và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. § Triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao năng lực quản trị doanh

14

nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất doanh nghiệp. § Triển khai các hoạt động giáo dục, truyền thông cho cả cộng đồng về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. § Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn. § Nguyên tắc chung: Không gian Đổi mới sáng tạo sẽ không thực hiện những việc mà cộng đồng khởi nghiệp và các vườn ươm khác đã làm, mà đảm nhận vai trò định hướng, kết nối, sẽ thực hiện các công việc cần đến nguồn lực công. Không gian Đổi mới sáng tạo phục vụ ai? Một Không gian Đổi mới sáng tạo hiệu quả là một mô hình đảm bảo tính kết nối và tham gia chặt chẽ từ cộng đồng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại cơ sở, vì thế, Không gian này cần đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng chính như sau: § Cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: bao gồm các dự án và công ty khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. § Cộng đồng doanh nghiệp hiện hữu: bao gồm nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng mạng lưới các doanh nghiệp lớn trên địa bàn.

15

§ Hệ thống trường phổ thông trên địa bàn: bao gồm đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ hành chính, giáo viên và học sinh. § Trường đại học trên địa bàn: bao gồm đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ hành chính, giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên. § Hệ thống các cơ quan và tổ chức nhà nước trên địa bàn: bao gồm các cơ quan hành chính và cơ quan công ích. § Cộng đồng dân cư: bao gồm các gia đình, cá nhân và các nhóm xã hội thuộc đầy đủ các tầng lớp xã hội khác nhau.

16

Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp trong thành phố

Các sự kiện phục vụ cộng đồng liên tục được tổ chức tại Saigon Innovation Hub – một trong những không gian đổi mới sáng tạo uy tín mà Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng thành công thời gian qua

17

Một buổi Demo Day tại Saigon Innovation Hub

Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý và tổ chức sự kiện tại Saigon Innovation Hub

18

Phần 3

Tổ chức các hoạt động Đổi mới sáng tạo

3.1. Đối với cộng đồng khởi nghiệp Mục tiêu Không gian Đổi mới sáng tạo phối hợp với các đối tác cũng như với cộng đồng Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo để tổ chức các hoạt động giúp gắn kết cộng đồng này với các thành phần khác của địa bàn quận/huyện, nhằm tạo ra các kết nối hỗ trợ và phát triển lẫn nhau. Cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sẽ là lực lượng nòng cốt giúp thúc đẩy văn hóa và tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào cộng đồng tại quận/huyện. Và ngược lại, khi đã được nâng cao nhận thức, cộng đồng tại quận/huyện sẽ là nguồn lực phát triển và hỗ trợ lớn cho các hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại địa bàn.

19

a. Cung cấp hạ tầng và cơ sở vật chất Cung cấp các không gian chức năng và tiện ích cơ bản cho các hoạt động phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại quận/huyện như không gian làm việc chung, không gian tổ chức sự kiện, các chương trình đào tạo, không gian họp và gặp mặt. Các chức năng cơ bản này có thể được cung cấp thông qua các không gian sẵn có và gộp chung vào các không gian đa chức năng để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa việc sử dụng các không gian sẵn có tại địa phương. b. Chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm và kiến thức Tổ chức hoạt động cho cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các dự án và công ty khởi nghiệp, chia sẻ và hỗ trợ cộng đồng quận/huyện sử dụng các sáng kiến, sản phẩm và dịch vụ đang được thực hiện của mình. Ngoài ra, cần chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến các sáng kiến và kinh nghiệm có thể áp dụng được ngay ở cộng đồng doanh nghiệp và dân cư tại quận/huyện. Từ đó, tăng được sự thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ của cộng đồng quận/huyện với các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Liên kết với cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo để chia sẻ và hỗ trợ các sáng kiến, kinh nghiệm, kiến thức với

20

cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức nhà nước trên địa bàn. Ngoài ra, tổ chức các chương trình kết nối tư vấn cho mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

3.2. Đối với khối trường phổ thông Mục tiêu Không gian Đổi mới sáng tạo phối hợp cùng các tổ chức trên địa bàn thành phố/quận/huyện thực hiện triển khai hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho đối tượng học sinh và giáo viên trên địa bàn nhằm nâng cao tinh thần và phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường. a. Đào tạo, nâng cao năng lực Đào tạo cho đội ngũ giáo viên: Phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức về các phương pháp, công cụ đào tạo đổi mới sáng tạo trong trường học như STEM, Mindmap,… Đào tạo cho học sinh: Phối hợp xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo cho học sinh trên địa bàn. Kết hợp cùng các tổ chức giáo dục có uy tín xây dựng nội dung hoạt động phù hợp cho từng nhóm lứa tuổi. Ngoài ra, xây dựng các hoạt động thực hành sáng tạo,

21

mô phỏng kinh doanh dành cho khối học sinh. Hỗ trợ phát triển và hoàn thiện ý tưởng. b. Hoạt động phong trào, hình thành các câu lạc bộ đổi mới sáng tạo Hình thành các câu lạc bộ về đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học kỹ thuật và sáng kiến đổi mới sáng tạo trong học sinh và giáo viên. Phối hợp với các câu lạc bộ trong trường phổ thông, cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng như các thành phần khác tại quận/huyện tổ chức các hoạt động phong trào thi đua phát triển các sáng tạo khoa học kỹ thuật, các sáng kiến đổi mới sáng tạo cho học sinh, hướng đến tổ chức các hoạt động triển lãm và thi đua cấp thành phố cho học sinh.

3.3. Đối với sinh viên đại học Mục tiêu Không gian Đổi mới sáng tạo phối hợp với các đơn vị đối tác triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên tại các trường đại học và mạng lưới sinh viên đang cư trú trên địa bàn.

22

a. Truyền thông, nâng cao nhận thức Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm chia sẻ, triển lãm, hội nghị về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; thúc đẩy tinh thần dám dấn thân, tìm tòi cái mới, tạo tiền đề cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ giới trẻ. Thông qua việc chia sẻ về những xu hướng mới, những câu chuyện thực tế, từng bước định hướng hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng sinh viên đi vào thực chất. b. Đào tạo, nâng cao năng lực Bồi dưỡng cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn, tổ chức các sự kiện, workshop đào tạo, chia sẻ kiến thức dành cho cộng đồng sinh viên theo hướng ứng dụng kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế; hỗ trợ bổ sung, kỹ năng, kiến thức còn thiếu cho các bạn sinh viên bước đầu hình thành các ý tưởng khởi nghiệp, bồi dưỡng những kiến thức căn bản tiền ươm tạo như tinh thần, phương pháp và tư duy khởi nghiệp. Tổ chức những lớp đào tạo nâng cao kỹ năng như kỹ năng lập trình, kiến thức quản trị,… đặc biệt đào tạo và nâng cao năng lực theo hướng hoàn thiện, bổ sung kiến thức đã có trong nhà trường với thực tế ngoài xã hội.

23

c. Các hoạt động phong trào, hỗ trợ phát triển sáng kiến Phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối, chia sẻ trong các cộng đồng sinh viên trên địa bàn, hỗ trợ xây dựng các câu lạc bộ đổi mới sáng tạo tại cơ sở, phối hợp với Quận Đoàn, các câu lạc bộ sinh viên, các tổ chức xã hội tổ chức các sự kiện kết nối, chia sẻ thúc đẩy vai trò của sinh viên trong nhiệm vụ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại địa phương. Tổ chức các sự kiện chia sẻ cơ hội học tập, làm việc, giao lưu quốc tế, chia sẻ hoàn thiện ý tưởng (hội chợ việc làm, triển lãm ý tưởng, v.v.) dành cho sinh viên, đặc biệt các sự kiện liên quan tới khởi nghiệp sáng tạo. Tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ (talk show) và kết nối (networking).

3.4. Đối với doanh nghiệp Mục tiêu Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc tổ chức quản trị, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

24

a. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo Không gian Đổi mới sáng tạo cần phối hợp với các đối tác để đào tạo về công cụ quản trị năng suất, chất lượng và đổi mới sáng tạo; tư vấn nâng cao năng suất chất lượng và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ và sản phẩm; hỗ trợ thực hiện đổi mới công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mua sắm công thông qua các hình thức hợp tác công tư. Tổ chức các chương trình tư vấn cho doanh nghiệp; triển khai hỗ trợ đổi mới công nghệ; triển khai hỗ trợ thiết kế tạo sản phẩm mới. b. Kết nối mạng lưới, xúc tiến phát triển thị trường § Kết nối giữa các Doanh nghiệp: Không gian Đổi mới sáng tạo sẽ là trung tâm hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp chia sẻ, liên kết thực hiện các chương trình và dự án về quản lý và ứng dụng đổi mới sáng tạo, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các ứng dụng và phương pháp tiếp cận thành công cũng như các bài học kinh nghiệm để chia sẻ và nhân rộng trong cộng đồng. § Kết nối giữa doanh nghiệp và các nguồn lực hỗ trợ về đổi mới sáng tạo: Không gian Đổi mới sáng tạo sẽ là trung tâm kết nối các doanh nghiệp với các chương trình và đơn vị hỗ

25

trợ, tư vấn doanh nghiệp thực hiện sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao, đổi mới công nghệ và sản phẩm trên cơ sở có sự tham gia của doanh nghiệp cùng đầu tư thực hiện.

3.5. Đối với tổ chức nhà nước Mục tiêu Hỗ trợ nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động quản lý và vận hành tại cơ quan nhà nước, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và quản lý theo xu hướng phát triển chung. a. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp thành phố triển khai các chương trình đào tạo, chia sẻ kiến thức về công tác ứng dụng đổi mới sáng tạo trong quản lý (ISO, chính phủ điện tử, v.v.) dành cho đơn vị quản lý nhà nước cấp cơ sở. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chia sẻ về chủ chương, định hướng nhà nước về ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong công tác quản lý nhà nước.

26

b. Hỗ trợ triển khai các dự án theo hướng chính phủ điện tử (e-Government) Phối hợp xây dựng kế hoạch tham mưu, triển khai đổi mới một số dự án quản lý nhà nước theo hướng chính phủ điện tử như họp trực tuyến, triển khai các phần mềm tổng hợp, quản lý hành chính, v.v. c. Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức Tổ chức các buổi hội thảo và tọa đàm chia sẻ về các sáng kiến được áp dụng trong hoạt động quản lý và vận hành cơ quan nhà nước và về các ứng dụng đổi mới sáng tạo trong cộng đồng dân cư. Tập trung nâng cao nhận thức của nhân viên các cơ quan nhà nước về tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nói chung và của áp dụng đổi mới sáng tạo vào các hoạt động vận hành và quản lý cơ quan nhà nước nói riêng. d. Hoạt động phong trào áp dụng đổi mới sáng tạo vào cơ quan nhà nước Tổ chức các chương trình thi đua phát triển và áp dụng các sáng kiến đổi mới sáng tạo vào hoạt động vận hành và quản lý cộng đồng dân cư tại địa phương, cũng như các sáng kiến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong cộng đồng dân cư.

27

Phối hợp với các Không gian Đổi mới sáng tạo và Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo của thành phố để chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong cơ quan nhà nước và trong cộng đồng dân cư quận/huyện. e. Hoạt động hỗ trợ phát triển và nhân rộng áp dụng các sáng kiến Tổ chức các sự kiện kết nối, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng đổi mới sáng tạo trong các đơn vị nhà nước. Tăng cường giao lưu và chia sẻ giữa các cơ quan trong một quận/huyện và giữa các quận/huyện với nhau, từ đó có sự điều chỉnh và rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai thực tế. Tổ chức các sự kiện đối thoại giữa các đơn vị quản lý nhà nước với cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó từng bước đưa các hoạt động thúc đẩy, phát triển và quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo bám sát với thực tiễn, cũng như nhân rộng các mô hình.

28

3.6. Đối với cộng đồng dân cư Mục tiêu Nâng cao nhận thức và tinh thần của cộng đồng dân cư về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng như chia sẻ và truyền cảm hứng về các sáng kiến và hoạt động đổi mới sáng tạo được tạo ra và áp dụng tại cộng đồng dân cư. Hướng đến thúc đẩy hình thành và nhân rộng áp dụng các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong địa bàn dân cư. a. Truyền thông, nâng cao nhận thức Tổ chức các buổi chia sẻ và triển lãm về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đặc biệt về các sáng kiến được áp dụng trong cộng đồng dân cư và về các dự án khởi nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về cộng đồng dân cư để tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nói chung và của việc áp dụng đổi mới sáng tạo vào các hoạt động cộng đồng trên địa bàn nói riêng. b. Các hoạt động phong trào áp dụng đổi mới sáng tạo vào cộng đồng dân cư Tổ chức các chương trình thi đua phát triển, áp dụng và chia sẻ sáng kiến đổi mới sáng tạo vào hoạt động và đời sống hằng ngày tại cộng đồng dân cư trên địa bàn. Phối hợp với Quận

29

Đoàn, cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, các câu lạc bộ đổi mới sáng tạo trong trường phổ thông, đại học và các tổ chức xã hội để thúc đẩy tinh thần, lôi kéo tham gia và duy trì các hoạt động phong trào được lâu dài. Phối hợp với các Không gian Đổi mới sáng tạo và Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo của Thành phố để chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các sáng kiến đổi mới sáng tạo giữa các cộng đồng dân cư. c. Các hoạt động đào tạo và hỗ trợ phát triển sáng kiến Phối hợp với cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, các trường phổ thông, đại học và các tổ chức hỗ trợ khác để tổ chức các hoạt động đào tạo phương pháp và tư duy về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho cộng đồng dân cư cũng như tư vấn và hỗ trợ phát triển các sáng kiến khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Liên kết với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của thành phố và Cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của quận/huyện để hỗ trợ phát triển kịp thời cho các sáng kiến và hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có khả năng nhân rộng và thương mại hóa.

30

Phần 4

Những điều kiện để xây dựng Không gian Đổi mới sáng tạo

Để xây dựng một Không gian Đổi mới sáng tạo hiệu quả tại cơ sở cần có sự tham gia quyết liệt, cam kết đồng hành của các cấp lãnh đạo, UBND, HĐND quận, huyện cũng như sự chung sức và hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp, các trường viện, các cộng đồng dân cư trên địa bàn. Dưới đây là những điều kiện cần thiết cho một Không gian Đổi mới sáng tạo tại cơ sở:

4.1. Cơ sở hạ tầng Không gian Đổi mới sáng tạo cần đảm bảo một cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ không gian làm việc chung cho các nhóm khởi nghiệp, các câu lạc bộ sinh viên, các tổ chức xã hội về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn…; xây dựng phòng sự kiện để hỗ trợ tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kiến thức quy

31

mô cấp cơ sở. Bên cạnh đó, thư viện, phòng họp trực tuyến, testlab... là những hạng mục mà Không gian Đổi mới sáng tạo cần đưa vào lộ trình phát triển về cơ sở hạ tầng. Một số hạng mục quan trọng: § Không gian làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp (co-working space), § Không gian tổ chức sự kiện và kết nối các cộng đồng và hệ sinh thái, § Không gian ươm mầm khởi nghiệp (nếu có), § Không gian sáng tạo và họp nhóm, § Hệ thống Internet băng thông lớn và một số tiện ích khác (cà phê, nấu ăn, v.v.)

4.2. Con người Không gian Đổi mới sáng tạo cần được quản lý dựa trên nền tảng nhà nước và cộng đồng cùng làm. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước - đơn vị chủ quản đóng vai trò định hướng chủ trương, đường lối – phải đảm bảo hoạt động của Không gian Đổi mới sáng tạo đi theo đúng định hướng chung của thành phố. Cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại địa phương là bộ phận trực tiếp tham gia triển khai chương trình, hoạt động tại Không gian Đổi mới sáng tạo.

32

Đội ngũ nhân sự điều phối cần là những người có chuyên môn, kiến thức trong mảng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, xác định rõ tầm nhìn, định hướng phát triển của không gian này theo định hướng chung; đồng thời có khả năng kết nối với các cấu thành thuộc hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cấp cơ sở. Đội ngũ nhân sự điều hành: § Chuyên viên truyền thông và sự kiện, § Chuyên viên về đào tạo, § Chuyên viên thị trường và doanh nghiệp, § Người phụ trách chung am hiểu chính sách. Đặc biệt, bên cạnh đội ngũ nhân sự quản lý, cần xây dựng hệ thống đội ngũ chuyên gia đối tác chất lượng: Đội ngũ chuyên gia: § Chuyên gia về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, § Chuyên gia về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và các tổ chức đang tồn tại, § Nhà đầu tư và nhà đầu tư tiềm năng, § Cố vấn, Huấn luyện viên và Người hướng dẫn, § Người kết nối và hỗ trợ khởi nghiệp,

33

§ Người phát triển và xây dựng các chương trình hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp.

4.3. Chương trình hành động Hoạch định chương trình hoạt động của Không gian Đổi mới sáng tạo theo hướng hài hòa, đảm bảo 02 tiêu chí quan trọng: § Bám sát theo theo định hướng, chương trình mục tiêu của thành phố, § Xây dựng phù hợp với đặc điểm khu vực, định hướng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả theo từng giai đoạn phát triển để từ đó các nhà quản lý có những chỉnh sửa phù hợp và hiệu quả hơn.

4.4. Kế hoạch tổng quan và chi tiết Căn cứ trên định hướng phát triển và chương trình hành động, các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch tổng quan và các kế hoạch triển khai chi tiết cho từng nhóm nhiệm vụ cụ thể. Kế hoạch đưa ra cần đảm bảo tính cụ thể, thực tế, có khả năng đo lường đánh giá, mang tính khả thi và phân công nhiệm vụ rõ ràng.

34

4.5. Tài chính Xây dựng cơ chế tài chính hoạt động từ một phần kinh phí hỗ trợ của nhà nước và phần vốn xã hội hóa từ cộng đồng. Hoạt động tài chính cần đảm bảo tính công khai, minh bạch và mang lại hiệu quả cao.

35

Phần 5

Hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động Đổi mới sáng tạo cấp cơ sở

Để hiểu rõ hơn quy trình tổ chức hoạt động Đổi mới sáng tạo cấp cơ sở, các nhà quản lý nên căn cứ theo mô hình phân công chức năng – nhiệm vụ như sau:

36

Vai trò của các phòng ban chuyên môn cấp cơ sở § Là cơ quan tham mưu cho UBND về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; § Trực tiếp quản lý và vận hành Không gian Đổi mới sáng tạo cấp cơ sở; § Thành lập Ban điều hành, Ban cố vấn và Nhóm thực hiện cho Không gian Đổi mới sáng tạo cũng như tìm kiếm đối tác thực hiện.

5.1. Phòng Kinh tế § Là đầu mối làm việc với doanh nghiệp trên địa bàn về công tác hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo; § Là thành viên trong Ban chỉ đạo Không gian Đổi mới sáng tạo.

5.2. Phòng Giáo dục § Là thành viên trong Ban chỉ đạo Không gian Đổi mới sáng tạo và đầu mối làm việc với các trường, trung tâm giáo dục, cao đẳng, đại học trên địa bàn; § Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở địa

37

phương, hỗ trợ xã hội hóa giáo dục về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; § Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

5.3. Phòng Văn hóa và Thông tin § Là thành viên trong Ban chỉ đạo Không gian Đổi mới sáng tạo; § Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện phong trào văn hóa về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đối với các chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ các ban ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; § Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

5.4. Quận Đoàn § Là đầu mối tổ chức các hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho thanh niên trên địa bàn;

38

§ Nâng cao nhận thức cho đoàn viên về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, trực tiếp xung kích thực hiện và nhân rộng một số hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại địa phương, tham gia thúc đẩy và phổ biến tư tưởng và nhận thức về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại địa phương.

5.5. Hội Phụ nữ § Là thành viên và đầu mối triển khai các nội dung hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong cộng đồng phụ nữ.

5.6. Hội doanh nghiệp quận/huyện § Là thành viên và đầu mối triển khai các nội dung hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn quận/huyện; § Là đầu mối thu thập, điều phối nhu cầu đào tạo, tư vấn và hỗ trợ về đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận/huyện với các nguồn lực và chương trình tương ứng của Không gian Đổi mới sáng tạo nói chung và của cộng đồng khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo nói riêng.

39

5.7. Các trường đại học trên địa bàn § Là thành viên và đầu mối tổ chức các nội dung hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong trường đại học cho giảng viên, sinh viên và các thành phần khác trong trường đại học; § Tổ chức và điều phối các chương trình gắn kết sinh viên vào các hoạt động phong trào thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại địa phương, đặc biệt trong cộng đồng dân cư; § Là đơn vị điều phối các nguồn lực chuyên môn từ mạng lưới của mình để cung cấp và hỗ trợ các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại quận/huyện.

5.8. Các trường phổ thông trên địa bàn § Là thành viên và đầu mối tổ chức các nội dung hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong trường phổ thông cho giáo viên, học sinh và các thành phần khác trong nhà trường. § Tổ chức và điều phối các chương trình gắn kết học sinh vào các hoạt động phong trào thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại địa phương, đặc biệt trong cộng đồng dân cư.

40

Phụ lục 1

Khung chương trình đào tạo về khởi nghiệp cấp cơ sở - những nội dung đào tạo trước khi vào vườn ươm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Nội dung đào tạo Giới thiệu về khởi nghiệp và các khái niệm Các tình huống trong thực tế (case study) về khởi nghiệp Các kỹ năng cần thiết trong khởi nghiệp Cơ hội kinh doanh, ý tưởng kinh doanh và nắm bắt cơ hội Kinh doanh và Hợp tác phát triển Nền kinh tế địa phương và thế giới Kinh doanh quốc tế và khởi nghiệp Nghiên cứu và phân tích thị trường Khởi nghiệp tinh gọn và các phương pháp khởi nghiệp mới Mô hình kinh doanh Nghiên cứu và kiểm định nhu cầu khách hàng và thị trường Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Khởi đầu một dự án khởi nghiệp Xác định và nắm bắt nguồn lực

41

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Các dạng sở hữu doanh nghiệp Luật và Quy định trong kinh doanh và khởi nghiệp Lên kế hoạch cho dự án khởi nghiệp Tài chính cho dự án khởi nghiệp Đánh giá một dự án khởi nghiệp Khởi nghiệp và mạng Internet Khởi nghiệp xã hội Khởi nghiệp cho Phụ nữ Đạo đức trong khởi nghiệp và kinh doanh Tài sản trí tuệ và bảo vệ tài sản trí tuệ Khởi nghiệp và các lựa chọn nghề nghiệp

Tài liệu tham khảo: § Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo khởi nghiệp Entrepreneurship 30 (Entrepreneurship 30 - Curriculum Guide: A Practical and Applied Art. Saskatchewan Learning. 2004. ISBN: 1-894743-56-3) § Khảo sát Quốc gia về Đào tạo khởi nghiệp: Tổng quan về số liệu khảo sát giai đoạn 2012 -2014 (The National Survey of Entrepreneurship Education: An Overview of 2012-2014 Survey Data. Center for Entrepreneurial Excellence/ The George Washington University. Dec 2, 2014.

42

Phụ lục 2

Các nội dung truyền thông về khởi nghiệp 1. Hội chợ khởi nghiệp – Startup Fair, Startup Festival Là ngày hội lớn mở cửa dành cho toàn bộ cộng đồng và hệ sinh thái khởi nghiệp; kéo dài từ 1 đến 2 ngày; thường là nền tảng để tổ chức nhiều hoạt động cùng một lúc, do nhiều bên đối tác phối hợp cùng làm để tăng tính đa dạng và tính thu hút với cộng đồng khởi nghiệp trong nước và quốc tế; Các hoạt động thường thấy là: § Gian hàng triển lãm cho khởi nghiệp và sản phẩm mới § Hội nghị khởi nghiệp, thuyết trình đầu tư (investment pitching) và trình diễn sản phẩm (demo day) § Kết nối nhanh (speed dating) với nhà đầu tư § Sự kiện kết nối (networking), và nhiều chương trình song hành khác.

2. Hội nghị khởi nghiệp – Startup Conference Là hội nghị từ 1 đến 2 ngày dành cho các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp cùng đến chia sẻ và thảo luận các chủ đề liên

43

quan đến hệ sinh thái và các bài học trong quá trình khởi nghiệp của mình; tùy mục đích mà mỗi hội nghị có một chủ đề và một nhóm đối tượng riêng.

3. Buổi trình diễn sản phẩm -Demo Day Là buổi trình diễn sản phẩm kết hợp với thuyết trình đầu tư (nếu có) dành cho các sản phẩm mới, với một nhóm ban giám khảo, nhà đầu tư, cố vấn và cộng đồng; thông qua Demo Day, các nhóm dự án thuyết trình có thể nhận được phản biện và cố vấn từ ban giám khảo và cộng đồng, nhận được thêm nhiều kết nối, thu hút thêm truyền thông, và các nguồn lực hỗ trợ khác; Thông thường Demo Day được tổ chức như buổi kết thúc/tốt nghiệp của một chương trình tăng tốc, ươm mầm hay huấn luyện phát triển sản phẩm.

4. Buổi thuyết trình đầu tư - Pitching Day Là buổi thuyết trình đầu tư và phản biện sản phẩm dành cho các sản phẩm mới, mô hình tương tự như Demo Day nhưng không gắn với một chương trình nào cụ thể; Tùy theo mục đích của buổi Pitching mà có nhóm khách mời và giám khảo phù hợp, có thể chỉ có nhóm nhà đầu tư, có thể

44

có thêm nhóm cố vấn hay thậm chí mở cửa cho cộng đồng vào; Thông thường các nhóm tham gia vào buổi thuyết trình đầu tư cần phải trải qua một quá trình tuyển chọn và hỗ trợ hoàn thiện bài thuyết trình trước sự kiện.

5. Buổi gọi vốn cộng đồng – Crowd Pitching Có mô hình giống như buổi thuyết trình đầu tư, nhưng kết hợp với gọi vốn cộng đồng; cụ thể là người tham dự xem buổi gọi vốn cộng đồng cần mua vé và số tiền bán vé sau đó sẽ được trao cho một hay vài nhóm được chọn là xuất sắc và có tiềm năng; Đây là một mô hình hay, xuất phát từ Việt Nam, giúp các nhóm khởi nghiệp thử nghiệm sản phẩm của mình với trị trường (là người tham dự); nhận phản biện và góp ý của cố vấn, ban giám khảo và cộng đồng; và nhận được một khoản vốn mồi nhỏ.

6. Buổi kết nối – Matching Day/ Market Matching Là buổi kết nối giữa các dự án khởi nghiệp với một nhóm đối tượng cụ thể, có thể là nhà đầu tư hoặc cố vấn; và hai bên có nhu cầu được kết nối với nhau theo nguyên tắc một bên có nguồn lực và một bên cần nguồn lực;

45

Thông thường buổi kết nối được một bên đứng ra tổ chức. Bên thứ ba này nắm danh sách nhu cầu và thông tin của cả hai phía, đứng ra điều phối để tăng tối đa kết nối đúng cung cầu của hai bên.

7. Buổi mở rộng quan hệ - Networking Event Là buổi kết nối tự do giữa các bên trong hệ sinh thái, tùy mục đích mà nhóm đối tượng này có thể được mở rộng ra toàn bộ cộng đồng hay thu hẹp lại một đến hai nhóm đối tượng cụ thể; Trong buổi mở rộng quan hệ này, các bên sẽ tự do di chuyển và mở rộng quan hệ của mình với những người cùng tham gia và tìm kiếm cơ hội hợp tác cũng như kết nối sau đó.

8. Buổi gặp mặt chia sẻ - Meetup Là buổi trò chuyện chia sẻ thân mật giữa một đến hai khách mời và cộng đồng khởi nghiệp, kết hợp với giao lưu mở rộng quan hệ, và tìm kiếm cơ hội hợp tác; tùy mục đích mà nhóm đối tượng được mời đến sẽ được hạn chế (ví dụ: giữa các nhà đầu tư hay giữa các nhà sáng lập) hay mở rộng ra toàn bộ cộng đồng.

46

9. Buổi phát triển ý tưởng và sản phẩm 3 ngày – Hackathon, Make-a-thon, 3 Day Startup Là buổi tập hợp một, một vài, hay đa dạng các nhóm có kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau để cùng lập nhóm và phát triển một sản phẩm hay một mô hình phát triển mới trong 3 ngày (thông thường là cuối tuần); Các cá nhân tham gia sẽ ở cùng với nhau trong một địa điểm lớn, được phục vụ thức ăn, nước uống cũng như các công cụ xây dựng và phát triển sản phẩm; tại đây họ sẽ suy nghĩ về ý tưởng, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề; thuyết trình lập nhóm; xây dựng ý tưởng và sản phẩm; nhận cố vấn; và cuối cùng là trình diễn sản phẩm để nhận thêm nguồn lực để phát triển, nếu có tiềm năng.

47

Phụ lục 3

Chương trình tập huấn nâng cao kỹ năng giảng dạy STEM cho giáo viên Ngày 1 Thời gian

Nội dung

08:00 - 08:15

Làm quen

08:15 - 08:30

Mục tiêu của chương trình đào tạo

08:30 -10:00

Tổng quan về giáo dục STEM; Tầm quan trọng của giáo dục STEM Các chương trình giáo dục STEM của DTTEduspec Cách đánh giá, đào tạo giáo dục, học sinh; Phương pháp giáo dục, và môi trường giảng dạy.

10:30 - 10:50

Tea break

10:50 - 11:30

Phương pháp giảng dạy TEP Lịch sử phương pháp

48

Các nguyên lý trong giảng dạy sử dụng phương pháp TEP Thảo luận về phương pháp 11:30 - 12:00

Thảo luận chung

12:00 - 13:30

Ăn và nghỉ trưa

13:30 - 14:00

Tổng quan về chương trình Robotics Các khái niệm lớp trong chương trình Robotic

14:00 - 17:00

Phân chia nhóm, vai trò, nhiệm vụ Giới thiệu về bộ công cụ EV3 và ngôn ngữ lập trình EV3 Nhiệm vụ 1: Lắp ráp Mô hình robot cơ bản Nhiệm vụ 2: Lập chương trình Robot chuyển động 50cm Nhiệm vụ 3 – nâng cao: Lập trình Robot chuyển động từ A-B-C-D và quay lại Nhiệm vụ 4: Lập trình Sound and light

49

Nhiệm vụ 5: Tổng hợp nhiệm vụ (Các nhóm làm việc nhóm, Giáo viên sử dụng phương pháp TEP và giảng dạy theo dự án để hướng dẫn lớp) Các nhóm trình bày Nhiệm vụ 4 Thảo luận sử dụng TEP, phân tích kiến thức STEM trong chương trình

Ngày 2 Thời gian

Nội dung

08:00 - 08:30

Các khái niệm lớn trong chương trình STEM Robotics

08:30 - 09:00

Giới thiệu về cảm biến chạm và cảm biến quay

08:30 -10:30

Giới thiệu về Nhiệm vụ Orchard Lên kế hoạch thực hiện Nhiệm vụ Orchard Thực hiện Nhiệm vụ Orchard

50

10:30 - 10:50

Tea Break

10:50 - 12:00

Trình bày và thảo luận về Nhiệm vụ Orchard, thảo luận về TEP và phân tích kiến thức STEM trong chương trình.

12:00 - 13:30

Ăn và nghỉ trưa

13:30 - 14:00

Cảm biến màu và dò đường

14:00 - 16:30

Phân tích nhiệm vụ Pipeline Explorer Lập kế hoạch thực hiện Thực hiện nhiệm vụ Pipeline Explorer (Các nhóm làm việc nhóm, Giáo viên sử dụng phương pháp TEP và giảng dạy theo dự án để hướng dẫn lớp) Các nhóm trình bày Nhiệm vụ Pipeline Explorer Thảo luận sử dụng TEP, phân tích kiến thức STEM trong chương trình

16:30 - 17:00

Tổng kết chương trình đào tạo



51

Phụ lục 4

Chương trình đào tạo cán bộ năng suất chất lượng cho doanh nghiệp 1. Đối tượng của chương trình Cán bộ chuyên môn và quản lý làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các cá nhân liên quan.

2. Mục tiêu chương trình: Sau khi kết thúc khóa học, học viên được nâng cao kiến thức và kỹ năng như sau: Về Kiến thức Các kiến thức được trang bị: § Thực hành 5S § Kaizen của người Nhật; § TPM (Total Productivity Maintenance) § Hoạt động Kaizen theo nhóm nhỏ § 07 lãng phí § Thực hành IE § QC

52

Về Kỹ năng § Kỹ năng phân tích; § Kỹ năng cải tiến liên tục; § Kỹ năng đào tạo, hướng dẫn công việc cho cấp dưới; § Kỹ năng làm việc nhóm. Về Nhận thức Nâng cao nhận thức về tư duy cải tiến liên tục và hành động cải tiến liên tục trong mọi vị trí công việc.

3. Mô tả Chương trình Khóa học nhằm mục đích đào tạo cho học viên các kỹ năng về thực hành và các công cụ được ứng dụng trong việc cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung đào tạo được nêu chi tiết trong bảng sau:

TT

Nội dung đào tạo

Mô tả chi tiết

Ngày 1

Chương 1: Tổng quan về năng suất và các yếu tố tác động đến năng suất.

Khái niệm về năng suất Các chỉ số đo lường năng suất Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng

53

Chương 2: Thực hành 5S

• Khái niệm, lợi ích khi áp dụng 5S • Phương pháp triển khai áp dụng 5S • Phương pháp đánh giá và duy trì 5S • Bài tập • Thực hành

Ngày 2

Tổng quan về cải tiến liên tục (Kaizen) của người Nhật

Triết lý và tư duy Kaizen của người Nhật

Thực hành phương pháp kỹ thuật công nghiệp (IEIndustrial Engineering)

Lý thuyết và bài tập tình huống:

Bài tập

1. Nhận diện các lãng phí (07 lãng phí) 2. Thực hành IE: • Lý thuyết và phương pháp liên quan đến phân tích hoạt động, phân tích công việc; • Làm thế nào để phân tích dữ liệu thu thập để tìm ra lãng phí; 3. Phân tích các hoạt động của người lao động (Work sampling

54

and Video analysis). 4. Chuẩn hóa quy trình hoạt động (SOP). Ngày 3

Quản lý chất lượng (QC)

Lý thuyết và bài tập thực hành: • Khái niệm về quản lý chất lượng • 07 công cụ quản lý chất lượng (7QC)

Bảo trì sản xuất tổng thể (TPM)

Lý thuyết và bài tập tình huống: • Làm thế nào để cải thiện việc hỏng hóc và sự cố máy móc thiết bị; • Lý thuyết và phương pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ bằng cách đặt câu hỏi tại sao (5Why); • Làm thế nào để phân tích dữ liệu thu được bằng cách phân tích để tìm ra nguyên nhân gốc rễ; • Làm thế nào để đề xuất giải pháp cải tiến; • Chuẩn hóa các hoạt động.

55

Kiểm tra cuối khóa và tổng kết

56

• Thi lý thuyết trắc nghiệm; • Lễ tổng kết.

Phụ lục 5

Chương trình đào tạo phương pháp tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp 1. Đối tượng của chương trình: Chương trình Kỹ năng tư duy sáng tạo & đổi mới dành cho chủ doanh nghiệp, giám đốc và trưởng phòng/ban tại các doanh nghiệp.

2. Mục tiêu chương trình: Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ có thể § Hiểu rõ về tư duy sáng tạo và đổi mới trong một doanh nghiệp § Hiểu biết quy trình các yếu tố cần thiết và các công cụ chủ yếu của quá trình tư duy sáng tạo và đổi mới theo cá nhân và nhóm trong doanh nghiệp § Áp dụng các công cụ vào trong quá trình đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp § Đánh giá và lượng định hiệu quả của quá trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

57

3. Yêu cầu: Học viên có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về công việc đang thực hiện

4. Phương pháp: Kết hợp lý thuyết, bài giảng, thảo luận, xử lý tình huống thực tế, thực hành tại lớp với 60% - 70% thời lượng của khóa học Thời gian: 2 – 3 ngày Chủ đề

Nội dung chính

PHẦN 1:

• Giới thiệu chương trình

Tìm hiểu về tư duy đổi mới và sáng tạo

• Tìm hiểu về tư duy đổi mới và sáng tạo • Sự khác biệt giữa Tư duy sáng tạo & Tư duy logic • Sự khác biệt giữa đổi mới và sáng tạo • Tầm quan trọng của việc tư duy đổi mới và sáng tạo tại doanh nghiệp • Các yếu tố và quá trình cần thiết cho tư duy đổi mới và sáng tạo • Gỡ bỏ các rào cản của tư duy sáng

58

tạo • Nâng cao Năng lực sáng tạo của bản thân

PHẦN 2:

• Kỹ thuật SCAMPER

Công cụ sử dụng để nâng cao Tư duy đổi mới và sáng tạo

• Phương pháp Động não (Brainstorm) • Sử dụng Sơ đồ Xương cá (Ishikawa) • Tư duy sáng tạo (lateral thinking) và phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy • Thiết lập Bản đồ tư duy (Mind map) • Kỹ thuật cải tiến hiện trường IE (Inovation Engineering) • Yếu tố thời gian trong việc nâng cao tính sáng tạo • Đặc điểm nhóm sáng tạo tại doanh nghiệp

PHẦN 3:

• Phát triển, cải tiến sản phẩm mới/dịch vụ mới

Áp dụng tư duy đổi mới và sáng tạo vào doanh nghiệp

• Chuyển giao công nghệ

59

• Cải tiến Quy trình thực hiện công việc (cách làm việc) • Văn hóa Doanh nghiệp hỗ trợ tính sáng tạo • Đánh giá Năng lực sáng tạo của Doanh nghiệp • Thực hành nhóm

PHẦN 4:

• Thực hành theo nhóm

Bài tập thực hành

• Báo cáo thực hành theo nhóm • Nhận xét và góp ý • Ôn tập và kết thúc khóa học

60

Cam nang huong dan doi moi sang tao cap co so_170515_1.pdf ...

... was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Cam nang huong dan doi moi sang tao cap co so_170515_1.pdf. Cam nang huong dan doi moi sang tao cap co so_170515_1.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

2MB Sizes 3 Downloads 219 Views

Recommend Documents

huong-dan-ve-bao-ve-moi-truong.pdf
ROHS COMPLIANT. Ricoh products comply with the RoHS (Restriction of Hazardous Substances) directive that. bans the use of certain substances in electrical ...

huong-dan-ve-bao-ve-moi-truong.pdf
COMPATIBLE WITH RECYCLED PAPER. Ability to work with paper with higher recycled content which reduces environmental impact. ROHS COMPLIANT. Ricoh products comply with the RoHS (Restriction of Hazardous Substances) directive that. bans the use of cert

huong-dan-ve-bao-ve-moi-truong.pdf
POLYMERIZED NEW PXPTM TONERS. Provides more vivid colors and smoother gradations for improved photographic reproduction. Uses much less temperature/heat energy, contributing to shorter recovery times from energy. saving modes while saving energy. DO

Huong dan su dung Adobe Presenter ban cap ...
Huong dan su dung Adobe Presenter ban cap nhat_giangdungpham.wordpress.com.pdf. Huong dan su dung Adobe Presenter ban cap ...

Cam nang toan tap CryptoCurrency.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Cam nang toan ...

CAM NANG VIEC LAM.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. CAM NANG ...

Huong dan MITCALC.pdf
mở trong Microsoft Excel do công ty Ing. Miroslav Petele, Cộng hòa Séc thá»±c hiện. MITCalc. gồm cả tính toán thiết kế và kiểm nghiệm cho nhiều chi tiết máy khác nhau nhÆ°: bánh răng, đai,. xích, ổ trục, chi tiáº

Huong dan DKHP_XHNV.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Huong dan DKHP_XHNV.pdf. Huong dan DKHP_XHNV.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

Raider 150 - huong dan thao va nang kim xang.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Raider 150 ...

huong-dan-bao-mat.pdf
Embedded applications. • Providing extended features. • Tested, compatibility certified and. digitally signed by Ricoh. • Examples: Authentication, secure. print, encryption, workflow. Network (transport & data link layer). • Leverage and com

huong-dan-su-sung-scan.pdf
F Scan to Delivery Server. G Scan via TWAIN Driver. For details about C, E, F, and G, see Scan on. the supplied CD-ROM. How to save to the machine's hard disk... (Storing and Saving the Scanned Documents). A Press the {Home} key on the top left of th

Huong dan dang nhap-MOET.pdf
1. 1. Sau khi đăng ký thành công, bạn không cần phải. làm lại bước này từ lần sau khi mua hàng trên. Samsung Online. Đăng ký Samsung Account. Page 3 of 32. Huong dan dang nhap-MOET.pdf. Huong dan dang nhap-MOET.pdf. Open.

huong-dan-bao-mat.pdf
encryption. Network. encryption. @Remote. Network. security. Network user. authentication. Secure. scanning. solutions. Locked print. Cost. accounting. and. recovery. Mandatory. secure. information. print. Copy data. security. Data. security. Nationw

huong-dan-su dung-fax.pdf
send to more destinations at once. To do this,. after step 5, specify destinations and press the. {Start} key. To send to an Internet Fax,. e-mail, or folder.

HUONG DAN CHAN DOAN VA DIEU TRI BENH CO XUONG KHOP ...
HUONG DAN CHAN DOAN VA DIEU TRI BENH CO XUONG KHOP.pdf. HUONG DAN CHAN DOAN VA DIEU TRI BENH CO XUONG KHOP.pdf. Open. Extract.

nshai - Huong dan Adobe Presenter.pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. nshai - Huong dan Adobe Presenter.pdf. nshai - Huong dan Adobe Presenter.pdf. Open.

huong-dan-su-sung-scan.pdf
Page. 1. /. 1. Loading… Page 1. huong-dan-su-sung-scan.pdf. huong-dan-su-sung-scan.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying huong-dan-su-sung-scan.pdf. Page 1 of 1.

Huong dan cai dat Teamviewer.PDF
Page 1 of 1. Huong dan cai dat Teamviewer.PDF. Huong dan cai dat Teamviewer.PDF. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Huong dan cai ...

Huong dan chuyen tiep mail.pdf
Page 1 of 2. Stand 02/ 2000 MULTITESTER I Seite 1. RANGE MAX/MIN VoltSensor HOLD. MM 1-3. V. V. OFF. Hz A. A. °C. °F. Hz. A. MAX. 10A. FUSED.

huong-dan-su dung-fax.pdf
{Reset} key. Press to clear the current settings. 5. {Program} key. Press to register frequently used settings,. or to recall registered settings. 6. Main power indicator. 7. {Energy Saver} key. 8. {Login/Logout} key. 9. {User Tools/Counter} key. 10.

Changing Gender Relations in Vietnam's Post Doi Moi ...
Copies are available online at http: //www.worldbank.org/gender/prr. .... A team of masters' students from Hanoi Economics University entered the survey data ... Crisis, which follows is based on reports and meetings with the financial, business, and

Creative Computing Textbook_Lap trinh sang tao bang Scratch.pdf ...
Creative Computing Textbook_Lap trinh sang tao bang Scratch.pdf. Creative Computing Textbook_Lap trinh sang tao bang Scratch.pdf. Open. Extract.

180 TB NANG CAP DINH KY HE THONG ELEARNING.pdf ...
180 TB NANG CAP DINH KY HE THONG ELEARNING.pdf. 180 TB NANG CAP DINH KY HE THONG ELEARNING.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

huong-dan-su-dung-EZ 590.PDF
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.