HUYNH ĐỆ PHAN SINH THĂNG TIẾN DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ

“Từ cuộc sống đến Phúc Âm và từ Phúc Âm đến cuộc sống”

“Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ” (Thánh Padre Pio Năm Dấu)

Cố vấn:Bosco Nguyễn văn Đình, OFM Biên tập viên: Phanxico Xavier Vũ văn Mai, OFM Maria Đặng Đức Phương, OFS Thư ký: Lucia Châu thu Liễu, OFS

 Với sự cộng tác thường xuyên của: Phục vụ HĐĐ PSTT Việt Nam – UV Quốc tế UV_JPIC – Phụ trách huấn luyện PSTT VN - Phụ trách Tu thư báo chí của 18 HĐĐ PSTT Miền- Toma Thiện Nguyễn thiện Triều, OFM – Dominico Thế Kiên - Antôn Giuse Bùi Công Hóa - Rô-sa Lý Kim Loan Maria Đỗ Thị Nga

 Trình bày kỹ thuật : Maria Đức Phương Phát hành: 18 người Phụ trách Tu thư báo chí Miền Thư từ & bài vở, xin gửi về Maria Đặng Đức phương địa chỉ Email: [email protected]

NỘI DUNG HĐPS SỐ 274 THÁNG 9 NĂM 2016 Thƣ trợ Úy tháng 9.2016………………..………………………..

4

NGƯỜI DO THÁI CẦU NGUYỆN.......................................................... 6 Thƣ Ban Thƣờng Vụ .................................................................................. 9 TINH THẦN JPIC TRONG DÒNG PSTT ............................................ 11 BENJAMIN FRANKLIN: ........................................................................ 15 TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA (TT) .................................................. 16 (*)

THƢỜNG HUẤN....................................................................................... 16 TIN TỨC - THỜI SỰ................................................................................. 20 ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 31 ......................................... 20  TIN VATICAN................................................................................. 21  TIN GIÁO HỘI HOÀN CẦU .......................................................... 22  TIN GIA ĐÌNH PHAN SINH .......................................................... 23  PSTT KHẮP MỌI MIỀN ................................................................ 23  TIN MIỀN BÀ RỊA-VT ................................................................ 23  TIN MIỀN CỬU LONG .............................................................. 24  TIN MIỀN LÂM ĐỒNG .............................................................. 25  TIN MIỀN LONG XUYÊN.......................................................... 26  TIN MIỀN PHÖ CƢỜNG........................................................... 27  TIN MIỀN SÀI GÕN ĐÔNG ...................................................... 28  TIN MIỀN SÀI GÒN TÂY .......................................................... 28  TIN MIỀN XUÂN LỘC ............................................................... 29 TRANG VĂN THƠ .................................................................................... 31 PIO DA PIETRELCINA NĂM DẤU ...................................................... 31 CHIẾC NÔI YÊU THƢƠNG ................................................................. 34 MỪNG LỄ SINH NHẬT MẸ MARIA .................................................... 35 MỘT SỐ HÌNH ẢNH .................................................................................. 36 HÔN NHÂN VÀ CON CÁI CỦA NGƢỜI PSTT .................................. 37 PSTT - SUY NGHĨ VỀ ĐẤT NƢỚC ................................................... 38 Bài học nhớ đời của Benjamin Franklin: ................................................ 40 PHAN SINH SỐNG KHỎE ....................................................................... 41 Bài tập wall legs up "nằm một chỗ" ................................................ 41 CHÚC MỪNG BỔN MẠNG ............................................................................ 42 HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN .......................................................................... 43

Thư trợ Úy tháng 9.2016

ĐỌC CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ Kính thƣa quý Trợ Uý, Kính thƣa ACE Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh Việt Nam. Lúc tôi đi thăm nhiều ACE đã hỏi tôi, Phụng Vụ là gì, có bắt Phụng Vụ hay không và nào?

viếng các HĐĐ, có đọc Các Giờ Kinh buộc phải đọc Kinh phải đọc những kinh

1) Giờ Kinh Phụng vụ là gì? Theo dòng lịch sử, Giờ Kinh Phụng Vụ đã đƣợc gọi bằng nhiều tên khác nhau, mỗi tên gọi nhấn mạnh một điểm nào đó: 

Kinh Thần Vụ (Officium divinum): nghĩa là Kinh Thần Tụng. Nó còn có nghĩa là Kinh mà các giáo sĩ và tu sĩ phải đọc nhƣ là một nghĩa vụ đối với Chúa.



Kinh Nhật tụng: là Kinh mà các giáo sĩ và tu sĩ đọc mỗi ngày.



Kinh Nhật tụng ngắn(Breviarium): là Kinh dành cho các giáo sĩ quá bận rộn với việc tông đồ. Lời kinh này do đó ngắn hơn so với lời kinh của các Đan sĩ có nhiều thời giờ.



Các Giờ Kinh Phụng Vụ: là những giờ kinh đọc theo giờ trong ngày để thờ phƣợng Chúa và để cầu nguyện không ngừng.



Tại Pháp, ngƣời ta còn dùng một tên khác là “Prière du temps present”, tức là lời kinh của thời hiện đại.

2) Có bắt buộc phải đọc Kinh Phụng Vụ không? 

Theo Giáo Luật điều 1174 thì các giáo sĩ và các phần tử của Hội Dòng Tận Hiến và Tu đoàn Tông đồ buộc phải đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ, còn các tín hữu khác (trong đó có ACE/ PSTT chúng HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 4

THƯ TRỢ ÚY THÁNG 9/2016 ta) đƣợc tha thiết mời gọi tham dự các Giờ Kinh Phụng Vụ, tùy theo hoàn cảnh. 

Luật Dòng PSTT, điều 8 khuyến khích ACE nhƣ sau: “ACE hãy tham gia vào Kinh nguyện Phụng Vụ của Giáo Hội theo một trong những cách thức được Hội Thánh đề ra”.



Do đó đối với ngƣời Phan Sinh Tại Thế, đọc Kinh Phụng Vụ là cần thiết và đƣợc khuyến khích tối đa, nhƣng nếu vì lý do bất khả kháng mà không đọc thì không có tội.

3) Chúng ta phải đọc những Kinh nào? Tại Việt Nam, một số HĐĐ chọn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thƣờng thì do hoàn cảnh thực tế, chúng ta chỉ đọc 2 giờ Kinh chính là Kinh Sáng và Kinh Chiều, đọc chung với cộng đoàn Dân Chúa, hay đọc trong các buổi họp HĐĐ (mặc dầu phải ƣu tiên cho việc hội họp). Sách Nghi Thức của Dòng (phần Phụ trƣơng) cho phép chúng ta lựa chọn một trong năm cách sau đây: a) Kinh Sáng và Kinh Chiều, đọc chung hay đọc riêng. Tốt nhất nên đọc chung, đặc biệt trong các buổi họp HĐĐ. b) Các Giờ Kinh Phụng Vụ dƣới dạng rút ngắn của Hội Thánh địa phƣơng. c) Kinh Thần Tụng ngắn về Đức Trinh Nữ Maria. d) Kinh Các mầu nhiệm Chúa Giêsu do Thánh Phanxicô soạn (trƣớc đây gọi là Kinh Thần Tụng Thƣơng khó). e) Thần Tụng 12 Kinh Lạy Cha, kèm theo những đoạn Kinh Thánh ngắn và thích nghi với các Giờ Kinh Phụng Vụ. Hình thức Kinh nguyện này đang thịnh hành trong nhiều quốc gia và tiện lợi trong nhiều hoàn cảnh. Theo ý tôi thì đọc đầy đủ hai Giờ Kinh Phụng Vụ Sáng Chiều là lý tưởng nhất. Tuy nhiên điều này đòi hỏi chúng ta phải hiểu cách cầu nguyện của ngƣời Do Thái(*) ngày xƣa, phải hiểu ý nghĩa của các Thánh Vịnh và ý muốn của Giáo Hội khi dạy chúng ta cầu nguyện theo các Giờ Kinh Phụng Vụ. Chắn chắn là Ban Nghiên Huấn sẽ có dịp hƣớng dẫn về những đòi hỏi nói trên. Ngoài ra còn HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 5

THƯ TRỢ ÚY THÁNG 9/2016 đòi hỏi phải có Sách, có ánh sáng và có bầu không khí thích hợp thì việc cầu nguyện theo Các Giờ Kinh Phụng Vụ mới đạt kết quả cao. Khi đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ, nên nhấn mạnh tới phần Lời Chúa, tuy ngắn gọn mà rất thích hợp với thời gian trong ngày. Kế đó, các bài Thánh Ca, nếu bản dịch diễn tả đƣợc hết ý nghĩa của các Thánh Vịnh, thì nên đƣợc sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ “Hát là 2 lần cầu nguyện”. Trong phần Lời Nguyện Chung, nên dành thì giờ để mỗi ngƣời cầu nguyện tự phát. Chính cái riêng tƣ đó sẽ làm cho lời cầu nguyện đƣợc phong phú hơn. Ngoài ra, cũng xin đƣợc nói thêm là, vào đầu thế kỷ trƣớc, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã cho soạn một số lời kinh, để các tín hữu đọc trong gia đình mỗi sáng, tối. Những lời kinh này ngoài khía cạnh cầu nguyện, còn nói lên những điều chúng ta phải tin, phải giữ. Những lời Kinh này, vừa đƣợc dùng để cầu nguyện, vừa làm tài liệu để dạy giáo lý cho con cái trong gia đình. Nhiều ngƣời đã thuộc lòng các lời Kinh đó, nên họ có thể đọc lúc đi đƣờng hoặc ở bất cứ nơi đâu. Lm. Bosco Nguyễn văn Đình, OFM Trợ úy Dòng PSTT Việt Nam

(*)

NGƯỜI DO THÁI CẦU NGUYỆN

1) Lúc nào và như thế nào? Buổi sáng, trƣớc lúc làm bất cứ việc gì và buổi chiều, ngƣời Do Thái trƣởng thành (không kể phụ nữ và ngƣời nô lệ), khoác lên mình một tấm khăn choàng rồi buộc chặt lên trán và nơi tay trái những câu Kinh Thánh vắn tắt, rút ra từ 5 cuốn sách đầu của Thánh Kinh, gọi là Sách Luật (Kinh Torah). Những câu Kinh Thánh này đã đƣợc viết sẵn, đựng trong những túi bằng da, đúng nhƣ Sách Đệ Nhị Luật đã quy định: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngƣơi, hết lòng hết dạ, hết sức ngƣơi. Những lời HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 6

THƯ TRỢ ÚY THÁNG 9/2016 này Ta truyền cho ngƣơi hôm nay, ngƣơi phải ghi tạc vào lòng. Ngƣơi phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng nhƣ lúc đi đƣờng, khi đi ngủ cũng nhƣ khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà ngươi, và lên cửa thành của ngươi” (Đnl 6,4-9). Khi cầu nguyện, ngƣời Do Thái hƣớng mình về Giêrusalem và Đền Thờ, đọc lớn tiếng hai lời Kinh sau đây: Lời kinh thứ nhất bắt đầu bằng câu: “Shema Israel (Hãy nghe đây, Israel), Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngƣơi hãy yêu mến Giavê là Thiên Chúa của chúng ta” (Đnl 6,4-9). Lời Kinh thứ hai đƣợc gọi là Một tín hữu Do Thái cầu nguyện, đầu đội Mũ Kinh Shermone Esré hay là “18 Kippah (Kính sợ Chúa), khăn choàng và hộp Hộp Đựng Kinh. lời chúc tụng”. Đây là lời chúc tụng đầu tiên: “Xin chúc tụng Giavê, Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp. Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng dựng nên Trời và Đất. Chúa là tấm thuẫn che chở chúng con và che chở cha ông chúng con. Chúa là Đấng chúng con tin tƣởng từ đời nọ đến đời kia. Xin chúc tụng Giavê Thiên Chúa. Đấng đã là tấm thuẫn che chở Abraham”. 2) Thánh vịnh là gì? Thánh vịnh là những bài thơ ca mang tính ngợi khen, đƣợc dùng trong Đền Thờ Giêrusalem, vào các dịp tế tự. Những bài Thánh ca này đƣợc cất lên và mọi ngƣời hát, theo điệu đàn Psalterion, là một loại đàn dây nghe rất êm dịu. Các bài Thánh ca này đƣợc gom lại thành cuốn Thánh Vịnh, gồm 150 bài ca, đƣợc HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 7

THƯ TRỢ ÚY THÁNG 9/2016 các nhà chép Thánh Kinh tuyển chọn trong khoảng thời gian từ lúc lƣu đày Babylon trở về (539) đến đầu thế kỷ thứ 3 (trƣớc công nguyên). Nhìn chung, các bài Thánh Vịnh có 4 nội dung là: -

Ngợi khen Giavê Thiên Chúa. Cầu xin Giavê lúc gặp gian nan. Xin Giavê tha thứ mọi lỗi lầm. Tạ ơn Giavê vì Ngài giải thoát khỏi tội lỗi và ban sự sống.

3) Alleluia có nghĩa là gì? Đây là một từ Do Thái, gồm hallel là ngợi khen và ia là Giavê, có nghĩa là “hãy ngợi khen Giavê”. Ngƣời Do Thái khi đọc Thánh Vịnh, thƣờng thêm Alleluia vào sau các Thánh Vịnh để mời gọi mọi ngƣời ngợi khen Thiên Chúa. Giáo Hội Công Giáo thƣờng dùng từ Alleluia trong Mùa Phục Sinh, để diễn tả niềm vui thanh thoát mừng Chúa sống lại. 4) Amen là gì? Cũng là một từ Do Thái, đƣợc dùng để khẳng định một điều gì là đúng, là thật. Trong Phúc Âm của Thánh Gioan (Ga 1,51), Chúa Giêsu đã 2 lần dùng từ Amen để khẳng định điều Ngài nói là thật: “Thật, Ta bảo thật các ngƣơi…” Ngƣời Pháp dịch từ Amen là “ƣớc gì đƣợc nhƣ vậy”, và dùng từ Amen sau mỗi lời Kinh, để nói lên lòng ao ƣớc đƣợc Chúa nhận lời. Tuy nhiên từ “Amen” cũng có thể dựa theo nguyên nghĩa để dịch cách khác là “thật, và thật nhƣ vậy”. Cách dịch này muốn diễn tả lòng tin tƣởng của ngƣời cầu nguyện là chắc chắn Chúa sẽ nhận lời. Viết theo Theo trang 259 a,b,c

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 8

Thư Ban Thường Vụ

Vác Thập Giá Hằng Ngày Theo Chúa Anh chị em thân mến, Trong tháng 9 này chúng ta có cơ hội suy ngẫm về mầu nhiệm khổ nạn của Chúa từ những cuộc tử đạo của các Thánh, qua việc suy tôn Thánh Giá (14.9), qua biến cố Cha Thánh Phanxicô Assisi nhận Năm Dấu Thánh (17.9) và vị thánh thời hiện đại, môn đệ của thánh Phanxico Assisi, Padre Pio Năm Dấu. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn ngắm thánh giá của mình. 1. Nơi gia đình, Thánh giá sẽ nở hoa khi và chỉ khi cha mẹ và con cháu hiệp thông và nâng đỡ nhau để trở nên những Kitô hữu Phan sinh tốt. Đời sống ngƣời PSTT chúng ta là sự kết hợp hài hòa giữa các bổn phận trong gia đình trần thế, và góp phần xây dựng Huynh đệ đoàn PSTT mang đậm sắc thái Phan sinh, đồng thời cộng tác với Giáo hội trong sứ mệnh Phúc âm hóa môi trƣờng xã hội. “Ai muôn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”, một lời mời gọi sự vâng phục, quãng đaị đón nhận, hằng ngày, những thử thách trong cuộc sống. 2. Trong Huynh đệ đoàn (HĐĐ), những sinh hoạt chung nơi HĐĐ phản ảnh đời sống cộng đoàn của ngƣời PSTT, nhằm giúp anh chị em trung kiên đi đến cuối hành trình hoán cải, trở nên Kito hữu hoàn thiện. Một cộng đoàn “yêu thương” bắt nguồn từ tình huynh đệ, nghĩa khiêm nhu hình thành những hoạt động vì lợi ích cộng đồng, vì sứ mạng của một chứng nhân phản ánh tinh thần hòa bình của Thánh Phanxico Assisi. Vì thế, tôn trọng lẫn nhau, đồng trách nhiệm, chân thành, quãng đại mở rộng tâm hồn đón nhận những khác biệt của nhau sẽ thấy đƣợc vinh quang của thánh giá Chúa Kitô

HĐPS Số 274 tháng 9.2016  Trang 9

THƯ BAN THƯỜNG VỤ 3. Trong đời sống linh đạo PSTT Tiêu điểm linh đạo là trung thành tuân giữ Luật Dòng theo hƣớng dẫn của Tổng Hiến Chƣơng với tinh thần yêu mến phù hợp với thực trạng môi trƣờng sống. Cả ba yếu tố này liên kết mật thiết với nhau nhƣ nguồn trợ lực giúp chúng ta kính mến Chúa hết lòng và xót thƣơng ngƣời thật sự. Từ đó, cho dù có hay không đảm nhận vai lãnh đạo (hƣớng dẫn, linh hoạt) Anh chị em cũng quảng đại sử dụng nén vàng Chúa đã trao cho mỗi ngƣời với tinh thần đoàn kết, yêu thƣơng nhau và cùng giúp nhau thăng tiến trên đƣờng phục vụ vì lợi ích Nƣớc trời, thay vì góp phần xét đoán nhau vô tội vạ. 4. Qua sự chọn lựa Con đƣờng bằng phẳng, vật chất dƣ đầy là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên vinh quang của ngƣời PSTT là thập giá Đức Kito, vì thế con đƣờng hẹp là điều ACE chúng ta nên chọn. Vì “Mỗi lần ngã là một lần chịu khổ. Để thêm vui một chút nữa trong đời”. Do đó, để thập giá ngƣời PSTT luôn nở hoa, ACE chúng ta “hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng". (Mt 11, 29-30). Nhờ vậy ACE chúng ta luôn mang trong tim niềm vui trọn hảo như cha Thánh Phanxicô và sẽ thật sự trở nên men muối cho đời. Phao lô Nguyễn Văn Hoa, PV. PSTT. VN.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 10

THƯ BAN THƯỜNG VỤ

TINH THẦN JPIC TRONG DÒNG PSTT Trƣớc hết chúng ta “cần phải hiểu rằng Công lý, Hòa bình và Sự toàn vẹn của Tạo thành tiên vàn là những giá trị của Kinh Thánh. Thứ đến chúng là một cơ cấu của Giáo hội nhằm tìm cách cổ võ một sự dấn thân cho các giá trị này trong Hội Thánh, nơi mỗi Kitô hữu và trong mọi tổ chức của Hội Thánh” ( CL- HB). Công lý, hòa bình và sự toàn vẹn của tạo thành là những giá trị quan trọng hơn cả trong Vƣơng Quốc của Thiên Chúa. Nhƣ thế, chính Thiên Chúa can dự vào và dấn thân trong công việc làm cho thế giới thành một nơi chốn công bình và hòa giải, khi trao ban một cuộc sống có phẩm giá cho mọi loài thụ tạo ( CL-HB). Nhƣ vậy có nghĩa là tất thảy những ai là Kitô hữu dù ở trong bất kỳ tổ chức nào của Hội Thánh cũng đều phải dấn thân thực hiện việc loan truyền thực thi Công lý, kiến tạo Hòa bình và sự toàn vẹn của Tạo vật.

Chúa vẫn có thể thực thi công lý khi họ hành xử phù hợp với luật tự nhiên và theo tiếng nói của lƣơng tâm. Thiên Chúa khôn ngoan đã thiết lập những định chế mà trong đó con ngƣời dù hoang sơ đến mấy cũng nhận ra đâu là cái đúng đâu là cái sai, cái thiện và cái ác. Và đó chính là bƣớc khởi đầu để mở đƣờng cho công lý đi vào cõi nhân sinh một cách trọn vẹn khi con ngƣời đón nhận ơn cứu độ. Giáo Hội khi loan báo Tin Mừng, dạy cho con ngƣời biết lề luật của Thiên Chúa thì cũng “dạy cho con ngƣời biết những đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”1 . Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes của Công Đồng Vatican II có một định nghĩa tuyệt vời về công lý khi dạy rằng “với sự trợ giúp cần thiết của ân huệ Chúa, một thế hệ mới gồm những con ngƣời mới sẽ đƣợc khai sinh, làm khuôn mẫu cho một nhân loại mới”.

1. Công lý là việc thực thi lề 1.1- Công lý là gì? luật Thiên Chúa. “….., mệnh lệnh Chúa đều là …. Công lý trước tiên là việc làm chân lý” Tv 118 ( 151). cho Thánh Ý Thiên Chúa và luật Ngài được thành toàn ngay giữa Giáo Hội muốn nói rằng "nhân trần gian này. Ngay cả những loại mới ấy là nhân loại sống trong một trật tự xã hội, kinh tế ngƣời chƣa nhận biết Thiên và chính trị mới. Trật tự ấy phải 1

HTXH. 63, GLGHCG 2419

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 11

THƯ BAN THƯỜNG VỤ không thêm bớt, không vu cáo và không dồn ai vào đƣờng cùng. Tinh thần thƣợng tôn pháp luật mà Giáo Hội nhấn mạnh là đƣờng dẫn đến công lý. Nhƣng khi nói đến việc thực thi pháp luật, ngƣời ta cũng phải đặt vấn đề pháp luật ấy phải nhƣ thế nào để việc thực thi trở nên dấu chỉ của công lý. Một pháp luật không bênh vực cho ngƣời nghèo, ngƣời cô thế, mà chỉ nhẳm bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân có quyền lực, thì luật ấy tự nó không phù hợp với ý định của Thiên Chúa, nguồn mạch của công lý. Trong Tổng Luận Thần Học, thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh "Luật con ngƣời chỉ là luật bao lâu nó phù hợp với lý trí đúng đắn, và bởi đó, luật ấy đƣợc rút ra từ luật vĩnh cửu. Tuy nhiên, khi luật đi ngƣợc lại lý trí, nó đƣợc xem là luật bất công; trong trƣờng hợp đó, nó 1.2 Công lý và việc phán không còn là luật mà thay vào đó, quyết đúng đắn theo pháp luật. nó trở thành một hành vi bạo lực" (cf. HTXH 398). Thần công lý là biểu tƣợng của pháp luật. Nếu pháp luật được Công bằng xã hội phải đƣợc đề thực thi theo nguyên tắc vô tư, cao trong luật pháp. Nếu luật không thiên vị, công bằng và pháp hoặc việc thực thi luật tuyệt đối, thì công lý xuất hiện. pháp không bảo đảm công ích Vô tƣ là không ƣu tiên cho ai, và công bằng, thì chắc chắn luật không nhƣợng bộ cho thế lực ấy và hành xử ấy không đem lại công lý cho xã hội và cho con nào và không chèn ép ai. ngƣời. Trong những xã hội văn Công bằng là xét xử đúng theo minh, khi thẩm phán đặt tay trên hành động ngƣời ta đã làm, Kinh Thánh mà thề phải xét xử đƣợc khai sinh trong hoà bình, công lý và liên đới". (HTXH. 19). Trật tự ấy là gì nếu không phải và việc thực thi thánh luật của Thiên Chúa? Luật pháp nói chung có những mục đích cụ thể, nhƣng tất cả đều qui về mục đích chung là duy trì và củng cố trật tự xã hội. Luật Thiên Chúa làm cho trật tự này trở nên hoàn hảo trong triều đại của Ngài. Và từ đó, "sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở". Khi con ngƣời chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa và muốn đối kháng với Ngài thì công lý không thể hiện diện. Sẽ rất hài hƣớc và vô lý khi nói về công lý khi không chấp nhận trật tự xã hội, điều kiện đầu tiên của công lý. Mà trật tự làm sao có đƣợc khi lề luật của Đấng Tạo Thành bị loại bỏ?.....

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 12

THƯ BAN THƯỜNG VỤ công minh,khi tinh thần thƣợng tôn pháp luật đƣợc đề cao, thì ngƣời ta có thể tin phán quyết của pháp luật. Còn trong những xã hội mà luật lệ không minh bạch, việc xét xử cũng theo quán tính hay theo những khuôn mẫu và những chỉ định vƣợt ra ngoài pháp luật, thì thần công lý cũng đành đau lòng đứng ngắm mà thôi. Tóm lại. luật hợp lý, minh bạch và việc phán xử phù hợp luật ấy mở đƣờng cho công lý. 1.3 Công lý là công bằng xã hội. Giới răn Thiên Chúa càng đề cao công bằng vì Thiên Chúa là Đấng chí công, không chấp nhận những gian tà bất chính. Khi công bằng vƣợt trên khuôn khổ cá nhân để điều chỉnh toàn bộ xã hội thì trở thành công lý. Công bằng xã hội là tích trữ và sử dụng của cải chính đáng của mỗi cá nhân, đồng thời không xâm phạm đến tài sản của ngƣời khác. Bóc lột hay tham nhũng là những hình thức xâm phạm tài sản công một cách tồi tệ nhất. Nhƣng tránh việc xâm phạm tài sản của ngƣời khác nhƣ thế chƣa đủ. Giáo Hội dạy rằng "của cải là một điều tốt xuất phát từ Thiên Chúa và phải đƣợc ngƣời sở hữu nó sử dụng và lƣu thông thế nào cho cả ngƣời túng thiếu cũng đƣợc

hƣởng. (HTXH 329). Rõ ràng việc chia sẻ của cải là nghĩa vụ công bằng trƣớc khi nó là hành vi bác ái. Đối với những ngƣời có trách nhiệm trong cộng đồng chính trị, thì việc bảo vệ tài sản chính đáng và quyền tƣ hữu của ngƣời dân là đòi buộc cấp bách của công bằng xã hội, là một trong những phƣơng thế thiết lập trật tự xã hội và duy trì công lý. .. Khi nói về của cải, Giáo Hội cũng dạy rằng công ích phải đƣợc ƣu tiên và đây là một trong những nguyên tắc chính yếu làm nền tảng của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Từ thời Cựu Ƣớc, khi con ngƣời chƣa văn minh, những mối quan hệ giữa dân giao ƣớc đã khác với các dân tộc lân cận. "Những mối quan hệ của này đƣợc qui định bởi điều đƣợc gọi là quyền của người nghèo: "Nếu người nào trong các ngươi nghèo, một người HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 13

THƯ BAN THƯỜNG VỤ trong anh chị em các ngươi..., các ngươi không được đóng lòng hay khóa tay lại, mà phải mở rộng tay với người ấy và cho người ấy vay đủ cái người ấy cần" (Đnl 15,7-8; HTXH 23). Một lần nữa chúng ta thấy rõ đối với lề luật Thiên Chúa và quan điểm của Giáo Hội, việc chia sẻ là nghĩa vụ của đức công bằng. Và do đó, khi xã hội không đứng về phía ngƣời nghèo, hay chỉ nói rằng mình đứng về phía ngƣời nghèo nhƣng vẫn không quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của họ, thì xã hội ấy vẫn tồn tại những bất công, và không thể đƣợc coi là có công lý. Những điều trình bày trên đây chỉ nêu lên định nghĩa căn bản về công lý. Đây là quan điểm của Giáo Hội Công giáo, những quan điểm mang tính nhân bản và rất phổ quát, đơn giản vì bản chất Giáo Hội là "công giáo", là phổ quát, điều mà ngƣời tín hữu tuyên xƣng trong kinh Tin Kính….

Giê-su đề nghị không phải là thứ Hòa bình của thế gian này, nhƣng là hoa trái của sự hòa giải tận căn.” (HB-CL). Hòa bình là sự yêu thƣơng chung sống cùng nhau giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với môi trƣờng sống ( Tạo vật), giữa các mối quan hệ tình cảm cũng nhƣ xã hội “…hòa bình trong tâm hồn, hòa bình trong gia đình, hòa bình trong Tổ quốc, hòa bình giữa các dân tộc” (Kinh xin ơn hòa bình)

Để có hòa bình nhất thiết phải có yêu thƣơng, yêu thƣơng nhƣ Chúa yêu ta, yêu vô vị lợi, yêu đến tận hiến mạng sống mình vì ngƣời mình yêu. Để có yêu thƣơng phải biết hòa giải và 2.- Như thế nào là Hòa bình? tha thứ, tha nhƣng không nhƣ Hòa bình và Công lý thƣờng Chúa tha đã cho kẻ đóng đinh đi đôi với nhau, Hòa bình là Ngƣời vì họ lầm chẳng biết. thành quả của Công lý, là hoa trái của Hòa giải và của tình bác 3.- Sự toàn vẹn của tạo vật ái huynh đệ, không thể có Hòa Tạo vật hay loài thụ tạo đƣợc bình khi Công lý không đƣợc hiểu là tất cả những gì có trên thực thi. “ Nền Hòa bình mà Đức trời dƣới đất đƣợc Thiên Chúa HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 14

THƯ BAN THƯỜNG VỤ tạo thành, “linh hoạt hay vô tri, vì tất cả đều mang dấu ấn của Thiên Chúa tối cao” ( Kinh Luật Dòng). Vả lại : “ Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng chờ đợi ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Ngƣời… thế giới này sẽ đƣợc giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hƣ nát, mà đƣợc cùng với con cái Thiên Chúa chung hƣởng tự do và vinh quang” ( Rm 8, 19-21). Vì thế, mặc dầu con ngƣời đƣợc Thiên Chúa cho quản lý và làm chủ muôn loài nhƣng không phải để tùy thích sử dụng chúng nhƣ một của cải vật chất đơn thuần mà còn có nhiệm vụ bảo toàn sự nguyên vẹn của tạo vật.

Vì vậy, chúng ta hãy đón nhận tạo vật bằng sự trân trọng và gìn giữ: Yêu Công lý, yêu Hòa bình đấu tranh việc tàn phá mọi tao vật là nhiệm vụ hàng đầu của ngƣời Công giáo nhất là ngƣời PSTT. Phải Quý trọng mọi tạo vật (điều 18 L.THC) và là Sứ giả bình an (điều 19) cho những bất công đang xảy ra trong đời sống con ngƣời

Giuse Phan Đức, OFSUỷ Viên JPIC

BENJAMIN FRANKLIN: “Đừng bao giờ tự cho mình là quá quan trọng!” Một ngƣời muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: "Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!" - Benjamin Franklin (Ảnh: internet) Ngàn vạn lần đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. Nhƣng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động. HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 15

THƯỜNG HUẤN

HỌC ĐỂ BIẾT

HỌC ĐỂ LÀM

HỌC ĐỂ BIẾT CHUNG SỐNG

HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH

TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA (TT)

Chương 5: Tình Yêu của người mẹ & người cha (AL, 172-177) Trong số báo trƣớc, chúng ta đã học biết cách suy nghĩ thiêng liêng về con cái theo quan điểm Kito giáo. Nhƣ Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: “mỗi đời sống mới là một biểu tƣợng của tình yêu Thiên Chúa”. Từ thời điểm thụ thai, lúc còn trong lòng mẹ, con cái đã đƣợc yêu thƣơng, một tình yêu nhƣng không. Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, đứa con là điều mong ƣớc và là một món quà, một ân sủng Thiên Chúa trao ban cho ngƣời làm Cha mẹ: bắt đầu đón nhận mầm sống mới bằng sự mở lòng và tình thƣơng với trách nhiệm nuôi dƣỡng, chăm sóc, bảo vệ suốt cả đời và cuối cùng đạt đến niềm vui của sự sống vĩnh cửu (xem AL 170). Tiến trình thiêng liêng này phản ảnh rõ nét trong thực tế. Cho dù có những trƣờng hợp mang thai không đúng nhƣ ý muốn của cha mẹ, hoặc do lầm lỡ. Vì mỗi đứa trẻ lớn lên trong lòng mẹ là một phần của kế hoạch yêu thƣơng muôn đời của Thiên Chúa là Cha (x. Gr 1,5). Cha mẹ chính là nơi 2

Thiên Chúa ký thác tình yêu của Ngài. Trong số báo này, chúng ta tiếp tục Chương 5 của Tông huấn tình yêu hôn nhân tìm hiểu xem ĐTC Phanxico nói gì về vai trò của ngƣời cha ngƣời mẹ theo sự ủy thác của TC nhƣ thế nào?

Trẻ con, ngay khi đƣợc sinh ra đã bắt đầu tiếp nhận năng khiếu nhận biết chắc chắn là chúng đƣợc yêu thƣơng cùng với việc nuôi dƣỡng và săn sóc. Tình yêu này đƣợc biểu lộ qua việc đặt tên cho trẻ, sự phân chia ngôn ngữ2, những cái nhìn yêu thƣơng và nụ cƣời trong sáng. Bằng cách này, trẻ phát hiện ra vẻ đẹp của các mối quan hệ con ngƣời chạm tới linh hồn chúng ta, tìm kiếm tự do của chúng ta, chấp nhận sự khác biệt của ngƣời khác, thừa

Sinh ra ở một quốc gia, một chủng tộc nào đó (Ghi chú của ND)

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 16

TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA nhận và tôn trọng họ nhƣ một thành phần trong đối thoại... Đó là tình yêu, và nó chứa đựng tia lửa tình yêu Thiên Chúa!”3. Mỗi đứa con đều có quyền đƣợc nhận tình yêu từ mẹ cha; cả hai ngƣời đều cần cho sự phát triển hài hoà và toàn diện của đứa trẻ.… Chúng ta đang nói không chỉ đơn thuần là tình yêu của cha và mẹ nhƣ là những cá thể, mà còn nói đến tình yêu của cha mẹ dành cho nhau nữa, TY đƣợc nhận biết nhƣ là nguồn sống của con ngƣời và là nền tảng vững chắc của gia đình…Họ chỉ cho con trẻ thấy gƣơng mặt của Thiên Chúa nhƣ ngƣời mẹ và ngƣời cha. Cùng với nhau, họ dạy về giá trị của tính hỗ tƣơng, của sự tôn trọng những khác biệt và của khả năng cho và nhận. Nếu vì một lý do bất khả kháng, mà thiếu vắng ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ, thì điều quan trọng là phài bù đắp sự mất mát này, để đứa trẻ có thể phát triển lành mạnh cho tới lúc trƣởng thành.(x. AL 172). Ngày nay, cảm giác bị bỏ rơi ảnh hƣởng sâu xa tới nhiều trẻ em và thiếu niên hơn là chúng ta đã nghĩ. …, chúng ta cũng không thể không biết tới việc con cái cần sự

3 4

hiện diện của ngƣời mẹ, nhất là trong các năm tháng đầu đời... Việc làm suy yếu sự hiện diện của ngƣời mẹ với những phẩm chất phụ nữ của sự hiện diện ấy sẽ đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng cho thế giới. … Tôi qúy trọng phong trào nữ quyền, nhƣng là một nữ quyền không đòi hỏi sự đồng nhất hay phủ nhận thiên chức làm mẹ. Bởi vì tính cao quý của phụ nữ không những bao gồm mọi thứ quyền phát xuất từ nhân phẩm bất khả nhƣợng của họ mà còn từ thiên tính phụ nữ của họ nữa, một thiên tính chủ yếu đối với xã hội...(x. AL 173) ĐTC thừa nhận giá trị cao quý của những ngƣời mẹ. Vì họ là “liều thuốc mạnh nhất ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cá nhân quy hƣớng về bản thân... Chính họ là những ngƣời làm chứng cho vẻ đẹp của sự sống”4. Điều tất nhiên,…. vì các bà mẹ luôn là chứng nhân của lòng âu yếm, tận tụy và sức mạnh tinh thần, ngay trong những thời khắc xấu nhất. những ngƣời mẹ thƣờng thông truyền ý nghĩa sâu sắc nhất của việc thực hành đức tin bằng lời cầu nguyện và hành vi sùng kính đầu tiên mà con cái họ học đƣợc...

Bài Giáo Lý (14 tháng 10, 2015): L’Osservatore Romano, 15 tháng 10, 2015, p. 8. Bài Giáo Lý (7 tháng 1, 2015): L’Osservatore Romano, 7-8 tháng 1, 2015, p. 8.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 17

TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA của cả hai ngƣời, cha và mẹ, tạo ra môi trƣờng thích hợp nhất cho sự phát triển của đứa trẻ (x. AL175).

Không có những ngƣời mẹ, thì chẳng những không có các tín hữu mới, mà chính đức tin cũng sẽ mất đi phần tốt đẹp là sự ấm áp đơn sơ và sâu sắc... (x. AL174). Sự dịu dàng và lòng khoan dung của ngƣời mẹ sẽ giúp trẻ lớn lên trong tự tin và cảm nghiệm đƣợc rằng thế giới quả là nơi tốt đẹp và đón tiếp thân thiện. Điều này giúp đứa con lớn lên trong tự trọng và, lần lƣợt, phát triển khả năng riêng tƣ và cảm thông Về phần ngƣời cha, Ngƣời cha giúp trẻ biết nhận ra các giới hạn của đời sống, biết cởi mở trƣớc các thách đố của thế giới rộng lớn, và nhìn thấy sự cần thiết cho công việc khó khăn và sự cố gắng hết sức mình... Nhƣng sự hiện diện … 5

ĐTC Phanxico bày tỏ sự nuối tiếc khi nghe nói xã hội của chúng ta là “một xã hội không có các ngƣời cha”. Trong văn hóa Tây Phƣơng, hình ảnh ngƣời cha …cách nào đó đang vắng mặt, thất lạc hay biến mất...Trong thời đại chúng ta ngày nay, dƣờng nhƣ vấn đề hiện diện độc đoán của ngƣời cha không còn nhiều bằng sự vắng mặt của họ, ... Những ngƣời cha thƣờng bị chìm đắm trong công việc và trong chính sự tự mãn, đến nổi bỏ bê gia đình của mình. Họ để mặc trẻ thơ và ngƣời trẻ tự lo liệu lấy”5. Sự hiện diện của ngƣời cha, …, cũng bị chi phối bởi thời lƣợng nhất định so với các thông tin liên lạc và phƣơng tiện giải trí trên các phƣơng tiện truyền thông. …. Chính họ trở nên không kiên định và vì vậy không có khả năng cung cấp hƣớng dẫn nền tảng vững chắc cho con của mình. …(x. AL176). Thiên Chúa đặt ngƣời cha trong gia đình để …, họ có thể “gần gũi và chia sẻ tất cả mọi sự vui lẫn buồn, hy vọng lẫn gian nan

Ibid.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 18

TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA vợ mình. Và để gần gũi con cái Vấn đề cần suy nghĩ: khi chúng lớn lên, khi chúng 1. Trong trích đoạn (AL173), chơi đùa và khi chúng làm việc, ĐTC đã viết, "chúng ta không khi chúng vô tƣ và khi chúng thể bỏ qua nhu cầu con cái đau buồn, khi chúng liến thoắng cần có sự hiện diện của và khi chúng im lặng, khi chúng ngƣời mẹ, nhất là trong dạn dĩ và khi chúng sợ sệt, khi những tháng đầu đời ". AC có chúng lầm lỡ và khi chúng trở về đồng ý không? Làm thế nào chính lộ.” ĐTC nhắc nhớ “để làm để phụ nữ cân bằng nhu cầu một ngƣời cha luôn có mặt… tôi và mục tiêu của riêng mình không có ý nói „kiểm soát‟. với nhu cầu của con cái? Những ngƣời cha quá kiểm soát sẽ làm lu mờ con cái mình, 2. ĐTC Phanxico coi trọng "phong trào đòi bình quyền không để chúng phát triển”6. ., của phụ nữ, nhƣng là sự nhƣng sự thật … “con cái cần bình quyền không yêu cầu nhìn thấy một ngƣời cha chờ đợi đồng nhất hoặc phủ nhận tƣ chúng khi chúng về nhà với cách làm mẹ". Theo anh/chị những vấn đề của chúng. (x. ĐTC muốn nói đến điều gì? AL177). Các AC có đồng ý quan điểm này của Ngài không? ii. Ngài muốn nói gì về các “ bậc kỳ tài nữ” (nữ thiên tài) 3. Đâu là vai trò đúng đắn của ngƣời làm chồng và làm cha của nam giới? i.

4. Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng phẩm giá của ngƣời phụ nữ? Nguồn: https://w2.vatican.va/content/francesco/en/apost_exhortations/documents/pap a-francesco_esortazione-ap_20160319_amoris-laetitia.html 6

Bài Giáo Lý (4 tháng 2, 2015), L’Osservatore Romano, 5 tháng 2, 2015, p. 8.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 19

TIN TỨC - THỜI SỰ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 31

KRAKOW, Poland (Reuters)7 Đại Hội GTTG lần thứ 31 diên ra từ ngày 26 -31.7.2016 diễn ra trong Năm Thánh Lòng thƣơng xót, cho nên ĐTC Phanxico đã chọn câu phúc âm của thánh Mathêu (Mt 5,7): “Phúc thay ai xót thƣơng ngƣời, vì họ sẽ đƣợc Thiên Chúa xót thƣơng” làm chủ đề. Đây cũng là dịp kỷ niệm 1050 năm nƣớc Balan đón nhận Tin Mừng, một trong những lý do chọn tổ chức Đại hội tại thành phố Krakow. - Thánh lễ khai mạc đƣợc Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám mục Krakow long trọng cử hành lúc 17 giờ ngày 26.7.2016 tại công viên Blonia thành phố Krakow,phía Nam BaLan, nơi thánh Faustina đón nhận sứ điệp lòng thƣơng xót của Chúa và từ đó Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phổ biến cho toàn thế giới. - Trƣớc đêm canh thức cầu nguyện cho ngày Giới Trẻ Thế Giới, ĐTC Phanxio đi qua cánh cửa của lòng thƣơng xót trong khuôn viên Misericordae ở Brizegi gần thành phố Krakow. Nơi đây, trong thánh lễ, Ngài kêu gọi những ngƣời trẻ "'tải về' 'mối liên kết' với mọi ngƣời tốt nhất, sự liên kết của một trái tim nhìn thấy và truyền đi điều tốt đẹp mà phát triển không biết mệt mỏi. Và hãy nhìn 7

Reporting By Philip Pullella; Editing by Raissa Kasolowsky. Nguồn:

http://dailymagazine.news/download-a-good-heart-pope-tells-young-as-polish-visit-ends-nid-231562.html

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 20

TIN TỨC – THỜI SỰ xa hơn những thành tựu do khoa học công nghệ cung cấp, và thay vì cố gắng để thay đổi thế giới. Ngài nói tiếp, sự đáp trả những thách thức của cuộc sống không thể là "một vài từ," mà là lời cầu nguyện nên đƣợc đặt ở địa vị cao quý trên mục "chuyện phiếm" của hệ thống mạng toàn cầu. - Trong thánh lễ bế mạc, ĐTC khuyến khích các bạn trẻ không ngừng dũng cảm trở thành những ngƣời mơ mộng tin vào một nhân loại mới, một nhân loại loại trừ hận thù giữa các dân tộc, một nhân loại từ chối nhìn thấy những đƣờng biên giới nhƣ là những chƣớng ngại vật. Ngài nói tiếp, hãy tin vào bộ nhớ của Thiên Chúa: bộ nhớ của Ngƣời không chỉ là một "ổ cứng" lƣu trữ tất cả dữ liệu của chúng ta , mà còn là một trái tim đầy lòng trắc ẩn muốn giúp đỡ các bạn "xóa đi" điều xấu. Trƣớc khi lên máy bay trở về Roma vào tối Chúa nhật, ĐTC Phanxico đã công bố ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 32 sẽ đƣợc tổ chức ở Panama vào năm 2019.

TIN VATICAN Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố trong dịp cử hành “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên” lần thứ hai, ngày 01-09-2016, Đức Thánh HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 21

TIN TỨC – THỜI SỰ Cha Phanxicô sẽ chủ sự Giờ kinh Chiều lúc 17 giờ tại Vƣơng cung thánh đƣờng Thánh Phêrô. “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên” đƣợc Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập vào tháng Tám năm 2015, để tiếp nối sáng kiến của các Giáo hội Chính thống. Chính Đức Thƣợng phụ Constantinopolis là Dimitrios I đã thiết lập Ngày này vào năm 1989, qua bức thƣ gửi Đức hồng y Peter Kodwo Appiah Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, và Đức hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cổ võ sự Hiệp nhất các Kitô hữu. Ngày này đƣợc ấn định cử hành vào ngày 01 tháng Chín hằng năm.

TIN GIÁO HỘI HOÀN CẦU WHĐ (18.08.2016) - Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống” đƣợc ĐTC Phanxico chính thức thành lập Qua Tự sắc Sedula Mater (Ngƣời Mẹ Ân cần) đề ngày 15. 8. 2016, lễ Đức Mẹ Lên Trời. Bộ này hợp nhất hai Hội đồng Toà Thánh hiện nay là Hội đồng Toà Thánh về Giáo dân và Hội đồng Toà Thánh về Gia đình; hai Hội đồng này sẽ chấm dứt nhiệm vụ và chính thức giải thể vào ngày 1 tháng Chín sắp tới. Đức giám mục Kevin Farrell, ngƣời Mỹ gốc Ailen, hiện đang là giám mục giáo phận Dallas (Hoa Kỳ), đƣợc bổ nhiệm làm Bộ trƣởng của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống. Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chƣơng trình làm việc của ngài. HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 22

TIN TỨC – THỜI SỰ

TIN GIA ĐÌNH PHAN SINH Đại hội PSTT & GTPS vùng Châu Á- Châu Đại Dƣơng lần thứ năm sẽ diễn ra từ ngày 20 – 26.4.2017 tại Bali, Indonesia. Chủ đề Đại hội: “Thực hiện biến đổi mỗi ngày”. Thành phần tham dự là Trợ úy PSTT, trợ úy GTPS, Phục vụ, UV Quốc tế của các HĐĐ PSTT quốc gia thuộc vùng Châu Á- Châu Đại Dƣơng gồm: -

Các HĐĐ PSTT cấp Quốc gia chính thức: India, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Tây Lan, Châu Đại Dƣơng, Phi Luật Tân, Đài Loan, và Việt Nam.

-

HĐĐ PSTT cấp Quốc gia đang phát triển: Trung quốc, Mã Lai và Singapore, Pakistan,Papua New Guine, Srilanka, Thái Lan, Hồng Kông và HĐĐ miền Ma Cao, HĐĐ địa phƣơng Myanmar

PSTT KHẮP MỌI MIỀN  TIN MIỀN BÀ RỊA-VT -

Tổ chức huấn luyện PSTT Miền vào Sáng ngày 2/7/16 BTV miền cùng cha trợ úy miền triển khai khóa huấn luyện lần 3 với nội dung “hƣớng dẫn cách điều hành một HĐĐ và trách nhiệm từng chức vụ” cho các thành viên BTV.

-

Họp hội đồng miền chiều ngày 2/7/16 hội đồng miền họp thảo luận công việc của quý: chuẩn bị chƣơng trình ngày 2/8 lễ bổn mạng của miền, và 4/10 lễ Thánh Tổ Phụ

-

ACE PSTT khu vực 2 miền Bà Rịa VT nhắc lại lời khấn Sáng ngày 24/6/2016 theo truyền thống hàng năm tất cả ACE PSTT trong khu vực 2 quy tụ về giaó xứ Hòa Hội nhắc lại lời khấn. Nhân dịp này, cha Phaolô Vũ Xuân Quế, trợ úy miền Bà Rịa VT đã giải thích ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tuyên khấn và nhắc lại lời khấn. Nhờ đó, ACE PSTT hiểu rõ ý nghĩ sâu xa của lời tuyên khấn, sự bày tỏ tình yêu dâng hiến cho Thiên Chúa. Sau đó ACE_PSTT cùng hòa chung niềm vui mừng lễ bổn mạng cha Phaolô trợ úy miền. HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 23

TIN TỨC – THỜI SỰ -

Tu Nghị Bầu Cử Hội đồng HĐĐ Địa phương: Anh Gioan Trần Văn Cảnh, Phục vụ miền Bà Rịa VT lần lƣợt chủ trì TNBC nhiệm kỳ 2016 - 2019 của các hội đồng HĐĐ địa phƣơng sau: o

HĐĐ Antôn Tân Châu Vũng Tàu cử hành Tu Nghị Bầu Cử Hội đồng HĐĐ nhiệm kỳ 2016 - 2019 vào ngày 13/6/2016. Với sự hiện diện chứng nhân và hiệp thông của cha trợ úy miền Phaolô. Kết quả bầu cử nhƣ sau: Phục vụ là anh Giuse Vũ Văn Cƣ; Phó PV anh Giuse Trần Xuân Nguyễn; PTHL anh Phanxicô xavie Đinh Quang Đoán; Thƣ ký anh Antôn Phạm Chánh Thịnh; Thủ quỹ chị Maria Nguyễn Thị Tƣờng; UV_JPIC chị Maria Trần Thị Loan; UV_LHVHĐ chị Đường Thị Thanh Thủy.

o

HĐĐ Phanxicô Bình Châu tổ chức TNBC ngày 20/6/2016. Với sự hiện diện hiệp thông của Cha Giuse Trần Hữu Từ, trợ úy HĐĐ. Kết quả nhƣ sau: Phục vụ là chị Maria Trần Thị Hƣờng; Phó PV chị Matta Lê Thị Dậu; PTHL chị Têrêxa Phạm Thị Diễm Hoa Thƣ ký chị Maria Đặng Thị Ngọc Hoa; Thủ quỹ chị Maria Nguyễn Thị Huệ; UV_JPIC chị Anna Trần Thị Viên; UV_TTBC anh Antôn Trần Đình Nho

 TIN MIỀN CỬU LONG Huấn luyện PSTT cụm 2 Miền Cửu Long Vào ngày 22/7/2016 Ban Huấn Luyện PSTT Miền đã tổ chức khóa tập huấn cho ACE thuộc các HĐĐ của cụm 2 Miền Cửu Long vào đợt 2 năm 2016 tại Giáo Xứ Vị Hƣng thuộc Hậu Giang. Nội dung gồm: Luật, Tổng Hiến Chƣơng, và tình huynh đệ chân thành theo tài liệu của cấp Quốc Gia 2016 Tham dự buổi tập huấn có Cha trợ úy Alphongsô Lê Kim Thạch, BTV Miền và 41 ACE thuộc các HĐĐ trong cụm 2 tích cực tham gia học hỏi với tinh thần trách nhiệm cao.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 24

TIN TỨC – THỜI SỰ Nhờ sự đồng hành và hỗ trợ quý giá của cha trợ úy Alphongsô và các ACE PSTT HĐĐ Kolbê Vị Hƣng khóa tập huấn của miền tiến hành thuận lợi và ACE PSTT của cụm có cơ hội nâng cao nhận thức thuộc về dòng, một dòng tu giữa môi trƣờng xã hội đầy cám dỗ.

 TIN MIỀN LÂM ĐỒNG 1. Ngày 13.06.2016 HĐĐ An tôn Padua Miền Lâm Đồng đã tổ chức mừng lễ Thánh bổn mạng của đoàn. Tham dự thánh lễ và liên hoan họp mặt có sự tham dự của cha Irênê Nguyễn Thanh Minh trợ úy Miền, thầy Phê rô Hảo trợ úy HĐĐ và đại diện các HĐĐ khác thuộc Miền Lâm Đồng. Trong Thánh lễ đặc biệt có 10 anh chị em nhập gia, đây là dấu chỉ tốt đẹp cho sự phát triển của HĐĐ Antôn . Sau thánh lễ HĐĐ cùng với Cha quản xứ và Hội đồng giáo xứ đã dùng bửa cơm thân mật đậm tình Phan sinh với khách mời. 2. Ngày 25.06 Miền Lâm đồng đã tổ chức dã ngoại biển Bình hƣng Khánh hòa cho các HĐĐ Đà lạt và Đơn dƣơng, với chủ đề Anh Em Một Nhà. Đoàn khởi hành từ 3g30 sáng gồm 2xe: 45 và 29 chổ, trên xe các anh chị cùng nhau ăn sáng, kể chuyện, ca hát… thật vui. Chƣơng trình dã ngoại đƣợc tổ chức: Tắm biển, ăn trƣa; sau khi nghỉ trƣa có phần “Đố vui có thưởng”` của Cha Trợ úy Miền, với nội dung về Cha Thánh, Luật và Hiến chƣơng dòng PSTT, Kinh Thánh và Giáo hội CG…Các anh chị đã tham gia sôi nổi và có dịp ôn lại một số kiến thức cơ bản của ngƣời PSTT. Nhân dịp này, anh trƣởng PV Miền đại diện chúc mừng lễ Bổn mạng của Cha Irênê Nguyễn Thanh Minh trợ úy Miền Lâm đồng... Trƣớc khi chia tay với biển, Cha và các anh chị em đã cùng nhau thu gom rác, làm sạch bãi biển, đã để lại nhiều ấn tƣợng tốt đẹp cho du khách. Trên đƣờng về anh chị em cùng nhau dùng bửa cơm thân mật, lƣu luyến chia tay nhau hẹn gặp lại năm sau… Tạ ơn Chúa một chuyến đi bình an và tràn đầy niềm vui huynh đệ. HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 25

TIN TỨC – THỜI SỰ 3. Ngày 11.8.2016 Bổn mạng HĐĐ Clara Thạnh Mỹ. Đến chia sẽ niềm vui với HĐĐ có cha trợ úy, Ban Thƣờng vụ Miền Lâm Đồng cùng đại diện các HĐĐ thuộc miền Lâm Đồng. Thánh Lễ do Cha trợ úy miền và Cha sở giáo xứ Thạnh Mỹ đồng tế. Trong thánh lễ có nghi thức nhập gia cho 2 anh chị. Nguyện xin Thánh nữ Clara ban muôn ơn lành xuống trên các anh chị em trong HĐĐ để các anh chị luôn bền đổ trong ơn gọi Phan Sinh của mình. 4. Cũng trong ngày vui mừng kính thánh Clara, nhóm Giới Trẻ Phan sinh chính thức trình làng. Đây là một hồng ân và là nổ lực không ngừng của HĐĐ. Ngoài ra còn có sự góp mặt của GTPS Miền Bảo Lộc, sau cùng có buổi liên hoan Huynh Đệ. ngày vui kết thúc bằng sự chúc lành của Cha trơ úy Miền.



TIN MIỀN LONG XUYÊN

PSTT cụm Cù Lao Giêng – niềm vui ơn toàn xá Portiuncula Vào ngày thứ ba 2.8. 2016 vừa qua, tu viện dòng Phanxicô Cù Lao Giêng tổ chức mừng lễ kỷ niệm 800 năm ơn toàn xá Portiuncula. Lúc 7g30 sáng hơn 90 ACE PSTT trong cụm đã tập trung về phòng họp của Cộng Đoàn OFM Cù Lao Giêng và sôt sắng tham dự để đƣợc hƣởng ơn toàn xá và nhƣờng lại cho các linh hồn đã qua đời. Cha trợ úy cụm, Giuse Chu Quang Vƣợng, OFM đã giúp ACE hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ơn toàn xá Portiuncula. Đây cũng là một trong những nét đặc trƣng của ngƣời Phan Sinh và cũng là di sản thiêng liêng của đời sống hoán cải, đền tội. Tiếp theo là phần đố vui nhận thƣởng đƣợc ACE nhiệt tình tham gia, thật hào hứng. Lần lƣợt đại diện của mỗi HĐĐ lên bắt câu hỏi và trả lời. Mặc dù câu hỏi đã đƣợc gởi trƣớc để ACE “ngâm cứu”, nhƣng câu trả lời đúng cũng không cao. Nhờ đáp án của Cha trợ úy kiến thức của ACE đƣợc bổ sung và hiểu biết sự kiện chính xác HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 26

TIN TỨC – THỜI SỰ hơn.Từng tràng pháo tay ngân vang hòa với tiếng cƣời, nói khi tranh tài của ACE đã phá tan bầu khí tĩnh lặng vốn có của tu viện. Kết thúc buổi học hỏi, ACE dọn mình xƣng tội và sốt sắng tham dự thánh thánh lễ. Thánh lễ do quý Cha trong tu viện đồng tế. Cuối thánh lễ ACE nhận đƣợc phúc lành toàn xá Portiuncula và cùng chia sẻ bữa cơm thân mật với Cộng đoàn OFM Cù Lao Giêng. Xin tạ ơn Chúa về hồng ân này.



TIN MIỀN PHÚ CƯỜNG

TNBC HĐĐ Phêrô Phước Thành Thứ bảy ngày 20-8-2016 lúc 8 giờ 30‟: Cha trợ úy Miền Phêrô Nguyễn Văn Ánh cùng BTV Miền Phú Cƣờng đã Kinh lý Mục vụ và Huynh đệ tại HĐĐ Phêrô Phƣớc Thành (mới đƣợc quyết định thành lập chính thức năm 2015). Buổi chiều Chị PV Miền chủ tọa tu nghị bầu cử Ban PV nhiệm kỳ đầu tiên của HĐĐ này. Sau đây là kết quả bầu cử: Phục vụ là anh Đa Minh Thân Văn Thẩm); Phó PV anh Giuse Vũ Văn Tiến; Phụ trách HL anh Micae Nguyễn Ngoan; Thƣ ký chị Maria Huỳnh Thị Kim Tuyến; Thủ quỹ kiêm HDGĐ chị Maria Phạm Thị Thanh Tâm. HĐĐ Maria Mađalêna Tây Ninh mừng bổn mạng Vào lúc 9g00 sáng ngày 22/7/2016 HĐĐ Maria Mađalêna Tây Ninh đã tổ chức Thánh lễ tạ ơn mừng kính Thánh nữ Maria Mađalêna bổn mạng HĐĐ. Hai Cha Trợ Öy Miền, Phêrô Nguyễn Văn Ánh, OFM và Gioan Võ Hoàn Sinh, Trợ Öy HĐĐ địa phƣơng đồng dâng Thánh lễ. Trong Thánh lễ có nghi thức Tuyên khấn tạm cho chị : Chị Têrêsa Trần Thị Nhung và Chị Maria Võ Thị Thay và chúc mừng Ngân khánh khấn Dòng của 5 chị : Chị Anna Đoàn Thị Đắc, Chị Maria Lê Thị Đƣơng, Chị Anna Nguyễn Thị Hiến; Chị Têrêsa Thạch Kim Lan, Chị Anna Lê Thị Việt HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 27

TIN TỨC – THỜI SỰ Thánh lễ đã diễn ra rất long trọng ,trang nghiêm và đầy xúc động Với tinh thần hân hoan mừng Bổn mạng, Tuyên khấn và Ngân khánh Khấn Dòng, ACE của HĐĐ đã cùng quý cha, đại diện BTV Miền, đại diện HĐĐ bạn cùng đại diện các đoàn thể trong giáo xứ liên hoan chia sẻ giờ cơm thân ái đƣợm tình huynh đệ Phan Sinh.

 TIN MIỀN SÀI GÒN ĐÔNG Tu Nghị Bầu Cử các HĐĐ Địa phương: Với sự hiện diện chứng nhân hiệp thông của cha Trợ úy miền Saigon Đông, PX Vũ Văn Mai, OFM chị Anna Trần thị Ninh, Phục vụ Miền, đã chủ trì cuộc bầu cử Hội đồng nhiệm kỳ 2016 – 2019 của các Huynh Đệ Đoàn địa phƣơng: 1. HĐĐ Giuse Thánh Gia Vào lúc 08 giờ 30, sáng ngày 17/7/2016. Kết quả bầu cử nhƣ sau: chị Anna Nguyễn thị Ngân, Phục vụ; chị Maria Nguyễn thị Lan, Phó PV; chị Maria Nguyễn thị liên Chi, PTHL; chị Maria Mai kim Anh, Thƣ ký; chị Elizabeth Nguyễn thị Thảo, thủ quỹ. 2. HĐĐ Anton Cầu Ông Lãnh (COL) Vào lúc 14 giờ 30 ngày 24/7/2016 tại phòng sinh hoạt của giáo xứ thánh Anton COL. Kết quả bầu cử nhƣ sau: chị Maria Đặng Đức Phƣơng, Phục vụ; chị Lucia Châu thị Thu Liễu, Phó PV kiêm tu thƣ BC; chị Maria Goretti Nguyễn thị Nở, PTHL; Anh Giacobe Hồ Hữu Phƣơng, Thƣ ký; chị Maria Nguyễn thị Bạch Tuyết, thủ quỹ (tái nhiệm lần 2); chị Têrêsa Huỳnh thị Nga, UV_JPIC và anh Piô X Hồ ngọc Vinh, UV_LHV GTPS



TIN MIỀN SÀI GÒN TÂY

TNBC Hội Đồng HĐĐ Giuse Lộc Hưng nhiệm kỳ (2016-2019). Các thành viên Hội đồng gồm: Anh Phục vụ Luca Hoàng Văn Hải; Chị Phó PV Têrêsa Nguyễn Thị Hiến; Anh PTHLGiuse Lƣơng Văn Đoán; chị Thƣ ký Maria Lê Thị Kim Liên; chị Thủ quỷ HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 28

TIN TỨC – THỜI SỰ Maria Trần Thị Cậy; Chị UV_PÂH Têrêsa Nguyễn Thị Oanh; anh LH .GTPS Giuse Trần Công Trung và anh Antôn Dƣơng Văn Chứ là đại biểu miền. Lễ bổn mạng HĐĐ Clara Bình Thuận. Vào 18h chiều ngày 11/08/2016 – Cha Giuse Phó xứ GX Bình Thuận đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn mừng Kính Thánh Clara, và mừng bổn mạng HĐĐ Clara Bình Thuận, một HĐĐ đang phát triển của miền Sài Gòn Tây. Hiệp thông trong Thánh lễ có Thầy Phanxicô Xaviê Trợ úy HĐĐ, BTV Miền Sài Gòn Tây và AC PSTT đại diện 9 HĐĐ nội thành thuộc Miền.



TIN MIỀN XUÂN LỘC

HĐĐ Chúa Hiển Linh Thọ Lâm trao tặng nhà tình thương ACE PSTT của HĐĐ Chúa Hiển Linh đã xây dựng ngôi nhà tình thƣơng cho bà Lê Thị Kế thuộc họ 6, Gx Thọ Lâm. Ngôi nhà này đƣợc khởi công từ ngày 18/4/2016 và đã hoàn thành ngày 16/5/2016. Tổng chi phí đầu tƣ cho căn nhà trên 55.000.000 đồng. Nghi thức trao tặng do Cha Chánh xứ Thọ Lâm Giuse Tạ Minh Chiến cũng là cha trợ úy HĐĐ Chúa Hiển Linh chủ sự, với sự hiện diện của Ban hành Giáo xứ Thọ Lâm, BTV miền, AC PSTT của HĐĐ Ngoài ra, còn có đại diện các HĐĐ ở các Gx lân cận tham dự. HĐĐ Chúa Hiển Linh Thọ Lâm: 10 năm hình thành và phát triển 25/07/2016 HĐĐ Chúa Hiển Linh Gx.Thọ Lâm tổ chức kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển. Thánh lễ tạ ơn đƣợc cử hành long trọng vào lúc 17h30 do Cha Giuse Tạ Minh Chiến, chánh xứ cũng là trợ úy của HĐĐ, làm chủ tế với sự tham dự của Ban hành giáo và cộng đoàn giáo dân của Giáo xứ cùng đại diện các Hội đoàn, ACE PSTT của các HĐĐ Xuân Đức, Thiên An, Gia Yên, Hƣng Bình, Ngọc Lâm, Kim Lâm, Bình Lâm, Phƣơng Lâm. HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 29

TIN TỨC – THỜI SỰ

LỊCH VIẾT BÀI CHO HĐPS T10. 2016 Chủ đề: Cách yêu thương của TC và cách yêu thương của con người. Hoặc cảm hứng từ sự kiện Kitô giáo trong tháng 10 Đến phiên viết bài: Miền Nha Trang và Phan Thiết. Ƣu tiên cho

-

-

Các bài viết theo chủ đề hằng tháng

-

Bài viết theo định dạng Word sử dụng font chữ Times New Roman hoặc Arial, có dấu, khổ chữ 12. Độ dài bài tối đa 1.000 chữ (đối với văn xuôi), dƣới 400 chữ (đối với văn vần/ thơ).

Bài viết vui lòng ghi rõ tên tác giả (Ban biên tập sẽ lƣu giữ và chỉ đề bút danh, nếu có bài đƣợc đăng); địa chỉ email và xin gửi, trƣớc ngày 15 hằng tháng, về cho Maria Đặng Đức Phƣơng, OFS Địa chỉ email: [email protected]

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 30

TRANG VĂN THƠ

PIO DA PIETRELCINA NĂM DẤU Một tu sĩ kỳ lạ của thế kỷ XX, một Vị Thánh của thời đại Pio Da Pietrelcina là tên gọi khi cha Pio gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin (OFMCap) ở Morcone tại Benevento ngày 22.01.1903. Khấn trọn ngày 27.01.1907 Ngày 10.08.1910 đƣợc thụ phong Linh Mục với phép chuẩn của Tòa Thánh. Ngài sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Pietrelcina gần thành phố Neapoli ở miền nam nƣớc Ý. Con Ông Grazio Mario Forgione (1860–1946) và bà Maria Giuseppa Di Nunzio Forgione (1859–1929). Các thánh là những ngƣời rất hiền dịu, nhƣng cha thánh Pio tính tình hơi cộc cằn, có lẽ vì là ngƣời miền nam nƣớc Ý. Nhƣng nơi Cha Piô tỏa sáng “vinh quang Thập Giá”. Linh đạo Thập Giá mà ngƣời tu sĩ Capuchin hèn mọn ở Peitrelcina sống đã giúp thời đại của chúng ta nhận thức đƣợc chân giá trị của linh đạo Thập Giá. Ngày 8.9.1910 lần đầu tiên 5 dấu thánh hiện diện trong thân thể cha và cứ định kỳ cha cảm thấy đau đớn,

Tên thật là Francesco Forgione Sinh ngày 25.05.1887 tại Pietrelcina, Benevento, miền nam nước Ý Qua đời ngày 23.09.1968 tại tu viện San Giovanni Rotondo, Foggia, Ý Được ĐGH Gioan Phao lô II phong chân phước ngày 02.05.1999 và được tôn phong hiển thánh ngày 16.06.2002 Lễ kính ngày 23.09

"Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ" (Lời của Cha Piô).

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 31

TRANG THƠ VĂN nhƣng các dấu thánh không lộ hiện ra bên ra bên ngoài. Ngày 20.09.1918 Chúa hiện ra với Cha Pio có 5 dấu thánh chảy máu, và cha Pio nhận đƣợc 5 dấu thánh cuộc Khổ Nạn của Chúa. Những ngƣời mang 5 dấu thánh của Chúa, nhƣ thánh Phanxicô Assisi, đều là dấu chỉ của tình yêu thần bí, sự kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu chịu đóng đanh qua chiêm ngắm Chúa. Một tình yêu mạnh mẽ tới độ biểu lộ ra ngoài thân xác sống động của họ. Họ là những ngƣời đã có sứ mệnh đồng hành, gần gũi với dân Chúa trong dòng lịch sử cứu độ. Nhƣng Cha Pio là linh mục duy nhất mang năm dấu thánh diễn tả lại cách Chúa Giêsu tiếp tục yêu thƣơng. Tham dự thánh lễ do cha cử hành, lúc cha dâng thánh lễ thì ngƣời ta thấy hiện ra hình ảnh Chúa Giêsu đau khổ trên Núi Canvê. Cha Piô đã thực sự sống mầu nhiệm Vƣợt Qua của Ðức Kitô trong việc cử hành này. Có những Thánh Lễ do Ngài cử hành kéo dài đến 3 giờ khi ngài xuất thần sống lại Cuộc Thƣơng Khó của Chúa Giêsu. Khi nhìn lại cuộc đời của Cha Piô, Ðức Thánh Cha Phaolô VI nói với các vị Bề Trên dòng OFM Cap ngày 20.2.1971: "Hãy nhìn Cha nổi tiếng dường bao. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến với Cha. Tại sao vậy.! Vì Cha là một triết gia hay một nhà thông thái, hay một người giàu có? bởi vì Cha đã dâng Thánh Lễ với lòng khiêm hạ, ngồi toà giải tội từ sáng đến tối, và là người được mang vết thương của Chúa Giêsu. Cha là con người cầu nguyện và đau khổ"8. Cha luôn chìm sâu trong những thực tại siêu nhiên, đức tin làm cho Cha lúc nào cũng chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa. Ngài 8

Prayer, Charity and the Joy of Forgiveness, the homily of Cardinal O'Malley OFM Cap. Prayer, etc". Archdiocese of Boston. Retrieved 11 April 2014.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 32

TRANG THƠ VĂN vẫn thƣờng nói: “Chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa nơi sách vở, chúng ta thấy Ngài nơi nguyện cầu. Cầu nguyện là khí cụ lợi hại nhất chúng ta có đƣợc, là chìa khóa mở lòng Thiên Chúa”. Cha Piô liên kết việc cầu nguyện với việc hăng say hoạt động bác ái, điển hình nhất là Cha thành lập Ngôi Nhà Xoa Dịu Đau Thƣơng (House for the Relief of Suffering) nhằm xoa dịu nổi đau đớn và đau khổ của nhiều gia đình. Ngôi nhà Xoa Dịu Thƣơng Đau bắt đầu hoạt động từ ngày 5.05.1956. Bệnh nhân nội trú đầu tiên đƣợc tiếp nhận ngày 10.05.1956. Đây là một trong những bệnh viện đƣợc trang bị tốt nhất của nƣớc Ý. Cathy Truong tổng hợp

Ngôi nhà Xoa Dịu Thƣơng Đau (Casa Sollievo della Sofferenza), “Không cầu nguyện, Ngôi nhà Xoa dịu thương đau của chúng tôi như cái cây thiếu không khí và ánh mặt Trời."

Toàn cảnh Ngôi nhà Xoa Dịu Thƣơng Đau

Bệnh nhân nội trú đầu tiên đƣợc tiếp nhận ngày 10.05.1956.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 33

TRANG THƠ VĂN

CHIẾC NÔI YÊU THƯƠNG Gia đình là chiếc nôi yêu thƣơng Ngọt ngào đắng cay cùng chia sẽ Là vun đắp niềm vui,nỗi buồn vơi nhẹ Là mái ấm con ngƣời chổ tựa nƣơng

Những buổi tối bên nhau quanh tƣợng Chúa Miệng rân ran lời nguyện tràng chuổi xinh Xin cho con vác nổi cây thập tự Có lũ chim tung cánh bay về tổ Dẫu gian khổ vẫn một lòng trung Tíu tít hân hoan khúc gọi bầy trinh làn gió chiểu lơ lững quanh vòm ngói xin chia nhau lời chúc sum vầy Gia đình là chổ con tựa nƣơng Xin cho triển nở lòng xót thƣơng Con cúi đầu tri ân Thiên Chúa Thế gian nở hoa niểm hoan lạc Có một gia đình cha mẹ anh em Tìm ở đau xa cõi thiên đƣờng. Những bữa cơm đơn sơ tình nồng ấm Maria Kim Thoa Những sẽ san hạnh phúc ,nỗ ƣu phiền HĐĐ Kitô Vua

Phan Vĩnh, HĐĐ Madelêna Tây Ninh HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 34

TRANG THƠ VĂN

MỪNG LỄ SINH NHẬT MẸ MARIA Mẹ từ Ý Chúa thuở Ê Đen, Qua mấy ngàn năm mới hiện lên. Sinh xuống trần gian phò CứuThế, Lãnh ơn vô nhiễm- phúc thần thiêng. Mẹ nhận ơn riêng Chúa Thánh Linh, Mang thai nguyên vẹn đức đồng trinh. Mẹ là Thân Mẫu Ngôi Hai Chúa, Và Mẹ cũng là Mẹ chúng sinh. Cậy trông tƣớc hiệu E Và Mới Khích lệ đoàn con chốn khách đày Nanh vuốt Sa tan không bén gót Giáo dân vững bƣớc nẻo đƣờng ngay. Dâng lễ hôm nay:Sinh Nhật Mẹ. Thiên Triều, Giáo Hôi hát ca khen, Một niềm cung kính tung hô Mẹ. Mẹ Chúa, Mẹ ta, Mẹ thánh hiền…

SUY TÔN THÁNH GIÁ Thông nguồn ơn cứu độ: Cột (treo) rắn dồng, thời trƣớc, Thánh Giá Chúa Ki tô,

Bóng hình Thánh Giá nay.

Tín hữu đƣợc in dấu, Ai tin Cây Thánh Giá, Muôn năm chẳng nhạt mờ… Sẽ dƣợc sống đời đời… Từ cao đỉnh tháp chuông, Tín hữu khi làm dấu, Biểu tƣợng suối Tình Thƣơng, Tuyên xƣng tín đức mình, Chỉ nẻo đƣờng Quê Thật, Vững lòng trông cậy Chúa, Phù vân chớ vấn vƣơng… Ngƣỡng vọng phúc trƣờng sinh… Thế Kiên Dominic

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 35

TRANG THƠ VĂN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH nơi sinh ra và nơi sinh họat của Đức Maria Quần thể di tích đƣợc phục dựng hoàn tất vào năm 1894. Mẹ Marie đƣợc ghi nhận là ngƣời sáng lập, bà quản lý khu di tích này cho đến khi mất vào năm 1915. http://www.vtc.vn/huyen-bi-va-rung-ron-quanhngoi-nha-duc-me-dong-trinh-d115187.html

Ngôi nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria sinh sống ở gần thành phố cổ Ephesus, phía Tây Nam đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Cửa vào nơi Đức Maria được sinh ra ở Giê ru sa lem

Gian giữa ngôi nhà với ban thờ và tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

nơi Đức Maria được sinh ra ở gần hồ Probatica . Ở đây Đức Giêsu chữa cho bệnh nhân gần những bể chữa bệnh này

Gian buồng nhỏ bên cạnh được cho là nơi mà Đức Mẹ từng nghỉ ngơi, sinh hoạt

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 36

TRANG THƠ VĂN

HÔN NHÂN VÀ CON CÁI CỦA NGƯỜI PSTT Nói đến chuyện hôn nhân và con cái, đây là một đề tài tốn rất nhiều giấy mực và đƣợc thảo luận suốt theo năm tháng, có lẽ chỉ chấm dứt khi dấu chân con ngƣời không còn tồn tại trên mặt đất này. Hôn nhân theo ý định Thiên Chúa có thể đƣợc suy nghĩ là ngƣời nam và ngƣời nữ tìm thấy đƣợc một nửa của mình trong lời cầu nguyện với Chúa. Họ gặp nhau và đƣợc nhận mệnh lệnh của Chúa qua việc học giáo lý hôn nhân, cùng thực hiện giao ƣớc trong lễ Hôn Phối đến trọn đời… Trong lời cầu nguyện cho đôi Tân hôn: … khi dựng nên con ngƣời giống hình ảnh Cha. Cha đã đặt ngƣời nữ là trợ tá bất khả phân ly của ngƣời nam. Vì vậy họ không còn là hai, mà chỉ là một xƣơng thịt. Nhƣ thế Cha dạy chúng con rằng: Sự gì Chúa đã phối hợp nên một. Loài ngƣời không bao giờ đƣợc phép phân ly. Thực vậy, lời cầu nguyện ấy sẽ theo đôi vợ chống suốt cuộc đời. Họ sống với nhau trong tình yêu, tình yêu của họ đƣợc hiệp nhất trong tình yêu thƣơng con ngƣời với nhau và nên một bằng sự chia ngọt sẻ bùi, thứ tha và thông cảm cho nhau. Họ không hoạch định một tình yêu to tát mà chỉ dành cho nhau: Mỗi ngày vâng theo ý Chúa, sống với nhau thật ý nghĩa. Đón nhận hoa trái tình yêu nhƣ phần thƣởng của Chúa dành cho đôi vợ chồng. Con cái của ngƣời PSTT là ân huệ thiêng liêng, là phần thƣởng quý báu mà Chúa dành cho. Thực vậy, hoa trái thơm ngon cũng nhờ ngƣời chăm sóc, con cái sinh ra đời phải đƣợc kết tinh bằng tình yêu chân thật, có lòng ƣớc ao, là hoài bão của cha mẹ dành cho con cái cùng với lòng cầu nguyện thiết tha với Thiên Chúa. Con cái ra đời sẽ mạnh lành, mang những căn tính tốt đẹp. Bấy giờ Thiên Chúa lại tiếp tục trao ban lời chúc phúc cho gia đình: HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 37

TRANG THƠ VĂN Hãy xây dựng gia đình bằng Lời của Thiên Chúa, cha mẹ hãy gửi gắm con cho Thiên Chúa bằng cách cho con cái lãnh nhận các Bí tích. Hƣớng con cái vào đời sống đạo đức qua 10 điều răn, cho con cái thực hành sống theo bốn nhân đức nhân bản. Gia đình phải là trƣờng dạy đạo đức, cha mẹ là thầy giáo giúp con bằng tấm gƣơng sống hằng ngày và tình thƣơng của cha mẹ là bài học đạo đức ấm áp không có nơi nào có thể làm đƣợc. Tất cả những điều trên có thể còn xa lạ với những ngƣời sống theo lối hiện đại: Giao hết thì giờ dạy dỗ con cái cho trƣờng học. Hậu quả là xã hội ngày nay nền đạo đức thực sự xuống dốc. Cuộc sống càng hiện đại, tiện nghi luôn là mơ ƣớc của mọi ngƣời, nhƣng cùng lúc gia đình tan rã đến mức báo động. Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại để suy nghĩ và chọn lựa!?... Cha mẹ + con cái + lòng yêu thƣơng = gia đình. Gia đình là: Cung Thánh của Thiên Chúa, nơi gặp gỡ Thiên Chúa , con đƣờng dẫn đến Thiên Chúa.

PSTT - SUY NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI HÔM NAY. Tháng chín có hai ngày đặc biệt mà cả nƣớc và Giáo hội quan tâm: Ngày Quốc khánh và ngày Khai giảng năm học. Các giáo xứ đặc biệt cầu nguyện cho tổ quốc thân yêu và xin Chúa chúc lành cho con em chúng ta một năm học tốt đẹp… Ngày Quốc khánh ở bất cứ đất nƣớc nào cũng đƣợc xem rất quan trọng, có thể là một ngày tết riêng của đất nƣớc. Vì chính ngày này dân tộc đƣợc khẳng định quyền làm chủ và độc lập tự do thoát khỏi ách nô lệ HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 38

TRANG THƠ VĂN (hay lệ thuộc), bởi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra một đất nƣớc mới đƣợc thế giới công nhận. Việt Nam ta cũng thế, trải qua hàng ngàn năm bị Tàu đô hộ, hàng trăm năm lệ thuộc ngƣời phƣơng Tây, hai mƣơi năm nội chiến từng ngày9…Không có gì sung sƣớng bằng sự độc lập của nƣớc nhà. Ngày Quốc khánh Việt Nam ( 02.09.1945-2016 : 71 năm ), một chặng đƣờng dài và nhiều thế hệ đƣợc sinh ra và làm chủ đất nƣớc, biết bao gian khổ đầy tự hào vì sự phát triển chung của đất nƣớc. Nhiều thành công trong các ngành công nông nghiệp, nhiều phát minh và cùng nhiều nhân tài giúp đất nƣớc thoát khỏi nghèo và lạc hậu. Ngày khai giảng năm học cũng đã từ lâu thực hiện để mở đầu cho năm học mới. Nhƣng kể từ khi nƣớc nhà độc lập, bức thƣ đầu tiên của Bác Hồ vào ngày 05.09.1945 đến nay nhƣ truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, đƣợc gọi là “ngày toàn dân đƣa trẻ đến trƣờng”. Vì thế, việc học tập của con em chúng ta là hết sức cần thiết và quan trọng đối với Việt Nam, một đất nƣớc đang từng bƣớc phát triển. Vì vậy, trƣớc những sự kiện hết sức quan trọng của đất nƣớc. Ngƣời PSTT và GTPS nghĩ và làm gì ?... Nghĩ về đất nƣớc, một ngôi nhà chung của dân tộc trong đó có gia đình Phan sinh chúng ta: Hãy mang tâm tình của ngƣời dân Chúa luôn cầu nguyện bình an cho tổ quốc, hãy cho những ngƣời con của Chúa hiểu lời Chúa dạy mà đem ánh sáng Tin Mừng đến với cuộc đời bằng tình yêu tha nhân, bằng đời sống bác ái. Nghĩ về con ngƣời: Xin Chúa chúc lành cho con em chúng ta đƣợc tích cực học hành để trở thành ngƣời có tài có đức bằng khả năng, bằng trình độ thực sự, bằng lƣơng tâm trách nhiệm và sự gƣơng mẫu mà đóng góp tích cực cho xã hội cho giáo hội Việt Nam thân yêu. Tuổi trẻ Việt Nam- Ngƣời GTPS luôn mang Khát Vọng Tuổi Trẻ: Đừng nói tổ quốc đã làm gì cho ta

9

Lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 39

TRANG THƠ VĂN Mà cần hỏi ta làm gì cho tổ quốc hôm nay… Các bạn hãy là những trang Tin Mừng sống động cho cuộc sống hôm nay. Thu Lieu Chau

Bài học nhớ đời của Benjamin Franklin: Đừng bao giờ tự cho mình là quá quan trọng!10 Một ngƣời muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: "Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!" - Benjamin Franklin (Ảnh: internet) Ngàn vạn lần đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. Nhƣng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động./Điều quan trọng nhất mà bố có thể làm cho con là yêu thƣơng mẹ. (Theodore Hesburgh)

10

http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/bai-hoc-nho-doi-cua-benjamin-franklin-dung-bao-giotu-cho-minh-la-qua-quan-trong.html

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 40

PHAN SINH SỐNG KHỎE PHAN SINH SỐNG KHỎE

Bài tập wall legs up "nằm một chỗ" Vừa giảm cân vừa tăng tuổi thọ với Tƣ thế nằm đƣa chân lên tƣờng này là động tác cơ bản trong yoga, rất nhẹ nhàng mà hiệu quả với sức khỏe cũng nhƣ việc giảm cân đấy! Lợi ích của wall legs up Đưa máu lên não, xóa tan mệt mỏi: đây là động tác cần thiết giúp bơm máu cho não và đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh lẫn thể chất. Với 1 chiếc gối ở dƣới mông, tƣ thế gác chân lên tƣờng khi ngƣời hơi nâng cao sẽ giúp bơm máu về não hiệu quả. Thực chất, máu kém lên não không chỉ ảnh hƣởng đến trí tuệ và khả năng làm việc của bạn, nó còn gây ra các chứng ngáp ngủ, khó thở và đau đầu. Thư giãn cơ thể, phòng bệnh dài lâu: Cả ngày khi bạn ở tƣ thế đứng hoặc ngồi, tim phải làm việc căng thẳng để bơm máu khắp cơ thể. Ở tƣ thế này, bạn sẽ cho tim cũng nhƣ hệ tuần hoàn đƣợc thƣ giãn, ngừa các bệnh về tim mạch, đột quỵ… rất thƣờng gặp ở ngƣời thành phố vì ít vận động và ăn uống thiếu khoa học. Làm nhỏ đùi và săn chắc vòng 3: Ở tƣ thế này, phần thân dƣới của bạn phải nâng lên cao và chống đỡ cơ thể. Khi đó, các cơ bắp ở đùi, mông… phải hoạt động và căng ra. Cơ bắp đƣợc tác động mạnh mẽ chính là chìa khóa vàng giúp đánh tan mỡ thừa ở các bộ phận này. Cách thực hiện wall legs up Động tác này rất đơn giản và khó mà có thể làm sai đƣợc – bạn chỉ cần tuân thủ hai nguyên tắc dƣới đây. Nếu tập đúng, bạn sẽ có cảm giác đầu dịu đi, trí óc thƣ thái hơn, các cơ bắp ở tay và chân đƣợc thƣ giãn./HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 41

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG 

Ngày 11.10: Lễ Thánh Gioan 23, bổn mạng HĐĐ Lƣơng Hòa Thƣợng, Miền SGT; HĐĐ Gioan 23- Miền SGĐ



Ngày 5.9: Lễ Chân Phước Têrêsa Calcuta, bổn mạng HĐĐ Hiệp Đức, Miền Phan Thiết.



Ngày 08/9 : Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, bổn mạng HĐĐ Thanh Xuân miền Bảo Lộc.



Ngày 14/9: Lễ Suy Tôn Thánh Giá, bổn mạng HĐĐ Phƣớc Thiện Cam Ranh; HĐĐ Thịnh Liệt miền Hà Nội.



Ngày 17/9 : Lễ Thánh Phanxicô Năm Dấu, bổn mạng các HĐĐ: Tân Lạc, Miền Hà Nội; Thuận Nghĩa, Miền Vinh; Phủ Cam, Huế ; Trà Kiệu, Đà Nẵng; Hòa An, Bà Rịa VT; Đakao, Sài Gòn Đông; Kim Lâm, Xuân Lộc.



Ngày 21/9 : Lễ Thánh Tôma Thiện, bổn mạng thầy Nguyễn Thiện Triều, OFM, Tu Viện Phanxicô Thủ Đức.



Ngày 23/9 : Lễ Thánh Piô Piêtrensina, bổn mạng HĐĐ Piô Thánh Linh, miền Phan Thiết.



Ngày 26/9 : Lễ Thánh André Phú Yên, bổn mạng HĐĐ Bình Lâm, Xuân Lộc



Ngày 29/9 : Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel, Raphael bổn mạng cha Michael Bùi Trần Thắng.



Ngày 30/9: Lễ Thánh Giêrônimô, bổn mạng cha trợ úy Vũ Văn Tác miền Long Xuyên.

Xin kính chúc Quý Cha, Thầy Trợ Úy,

và tất cả ACE PSTT các HĐĐ một ngày lễ bổn mạng tràn đầy HỒNG ÂN, BÌNH AN và THIỆN HẢO.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 42

HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN  BÀ CỐ MARIA NGUYỄN THỊ THUẦN, thân mẫu của Cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phƣớc, đƣợc Chúa gọi về vào lúc 21h20 ngày 21.08.2016.  Cụ MARIA HỨA THỊ MỘNG sinh năm 1916 thân mẫu chị Phó PV HĐĐ Têrêsa Tân Việt, hƣởng thọ 100 tuổi.  Cụ PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TUYẾT, thân phụ chị Nguyễn Thị Hồng, thành viên Khấn trọn HĐĐ Thánh Gẫm Mẫu Tâm, hƣởng thọ 90 tuổi.  Cụ MARIA NGUYỄN THỊ TY, thân mẫu anh cựu Phục vụ HĐĐ Giuse Lộc Hƣng, hƣởng thọ 92 tuổi.  Anh GIUSE NGUYỄN TIẾN TRỌNG, sinh năm 1954 Khấn trọn năm 2001, thành viên HĐĐ Giuse Lộc Hƣng, về với về với Chúa lúc 16g20‟ ngày 11/08/2016  Chị MARIA NGUYỄN THỊ THI, sinh năm 1929 Khấn trọn năm 1985, về với Chúa lúc 14g15‟ ngày 12/08/2016, thành viên HĐĐ Giuse Lộc Hƣng.  Cụ bà MARIA LÊ THỊ TAM là mẹ chồng của Chị Maria Nguyễn Thị Huệ, UV/GTPS HĐĐ.PSTT Vinh Trang, Cam Ranh đƣợc Chúa gọi về ngày 16-8-2016. Hƣởng thọ 81 tuồi.  Chị MARIA PHẠM THỊ HẠNH, HĐĐ Piô Năm Dấu Ngọc Lâm, Miền Xuân Lộc về nhà Cha ngày 02.08.2016, thọ 56 tuổi.  Ông MATTHEU PHẠM VĂN SẮNG là cha của anh Phạm Văn Đâu, cựu phục vụ của HĐĐ Clara Cồn Phƣớc, đƣợc Chúa gọi về ngày 5/8/2016, hƣởng thọ 86 tuổi.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 Trang 43

HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN  Chị ANNA NGUYỄN THỊ VỊNH, HĐĐ Phƣớc Thiện, Cam Ranh, sinh năm 1950, khấn trọn năm 2011 đƣợc Chúa gọi về ngày 08-8-2016.  Chị MATTA NGUYỄN THỊ HIỀN là vợ của anh Phaolô Nguyễn Văn Kinh, cựu Phó PV HĐĐ Hòa Yên Cam Ranh đƣợc Chúa gọi về ngày 04-8-2016, hƣởng thọ 73 tuổi.  Anh PHÊRÔ NGUYỄN MINH DŨNG sinh năm 1942, thuộc HĐĐ Bò Ót, Miền Long Xuyên đƣợc Chúa gọi về ngày 11/08/2016.  Chị ANNA NGUYỄN THỊ VỊNH, HĐĐ Phƣớc Thiện, Cam Ranh, sinh năm 1950, khấn trọn năm 2011 đƣợc Chúa gọi về ngày 08-8-2016.  Ông MATTHEU PHẠM VĂN SẮNG là cha của anh Phạm Văn Đâu, cựu phục vụ của HĐĐ Clara Cồn Phƣớc, đƣợc Chúa gọi về ngày 5/8/2016, hƣởng thọ 86 tuổi.  Chị MATTA NGUYỄN THỊ HIỀN là vợ của anh Phaolô Nguyễn Văn Kinh, cựu Phó PV HĐĐ Hòa Yên Cam Ranh đƣợc Chúa gọi về ngày 04-8-2016, hƣởng thọ 73 tuổi.  Chị MARIA PHẠM THỊ HẠNH, HĐĐ Piô Năm Dấu Ngọc Lâm, Miền Xuân Lộc về nhà Cha ngày 02.08.2016, thọ 56 tuổi. Hồn tôi ơi! “Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người, Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.” (Tv 42, 6). Lạy Chúa rất nhân từ, xin vì lòng thương xót, Chúa cho chị Chết dẫn đưa linh hồn các anh chị em chúng con về đến nơi vinh hiển, để cùng phục sinh với Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

HĐPS Số 274 tháng 9.2016 * Trang 44

HDPSTHÁNG 9Doc.pdf

Page 2 of 32. PROGRAMACIÓ TRIMESTRAL Escola del Mar, curs 2017-18. 5è. 2. SEGON TRIMESTRE. Numeració i càlcul. - Nombres decimals: part sencera i ...

3MB Sizes 8 Downloads 97 Views

Recommend Documents

No documents