Nguồn: Diana Kendall, Social Problems in a Diverse Society, 3rd Allyn & Bacon, Pearson, 2004. Nhóm dịch: Tổ 2 - Lớp Triết 2. Niên khóa 2011-2012, Trung Tâm Học Vấn Đaminh Hiệu đính: Nguyễn Xuân Nghĩa Trong khuôn khổ môn học: Xã Hội Học

NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI (Perspectives on gender inequality) Không giống như những quan điểm của nhà chức năng luận và mâu thuẫn vốn tập trung vào các nguồn gốc ở cấp độ vĩ mô của bất bình đẳng giới, những quan điểm của nhà tương tác luận có đặc tính tập trung vào những kiến tạo của xã hội (social construct), ví như ngôn ngữ. Họ nói rằng: chính ngôn ngữ cấu trúc lối suy nghĩ và ngôn từ của chúng ta về sự thống trị (domination) và phụ thuộc. I. Quan điểm tương tác biểu tượng (The Symbolic Interactionist Perspective). Những nhà tương tác biểu tượng nhìn xã hội như toàn bộ những tương tác của con người, mà ngôn ngữ là vô cùng quan trọng trong việc định nghĩa những thực tại xã hội vì nó cung cấp cho con người những ý nghĩa và những thực tại xã hội được chia sẻ. Về phương diện lịch sử, những gì con người suy tư, viết ra và kết luận đã là những cái có sẵn (givens) cho ngôn từ của chúng ta (Peterson and Runyan, 1993). Tuy nhiên, ngày nay, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác đang bị chỉ trích là có sự phân biệt giới về mặt ngôn ngữ. Đó là những từ và khuôn mẫu giao tiếp lờ đi, làm giảm hay tạo ra những đối tượng tình dục về giới này hay giới kia, thường đa số là phái nữ. Một số nhà phân tích tin rằng sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ, duy trì những định kiến truyền thống về vai trò của giới và củng cố sự thống trị của phái nam. Những nhà phân tích nhận thấy rằng quan niệm phụ nữ xếp thứ hai về tẩm quan trọng sau phái nam được lồng ghép trong ngôn ngữ Anh. Dạng (he) giống đực được sử dụng để chỉ những con người nói chung, và những từ như chairman (chủ toạ) và mankind (nhân loại) được công nhận cho cả nam và nữ (Miller and Swift, 1991). Khi một người phụ nữ làm một nghề như ngành y hay luật thì cô ấy thường được gắn với cái tên “female doctor” (nữ bác sĩ), hoặc “woman lawyer” (nữ luật sư). Những thuật ngữ này bảo vệ về phương diện ngôn ngữ cho những ngành nghề bị sự thống trị của phái nam khỏi sự xâm lấn của phái nữ (Lindsey, 1994). Ngôn ngữ cũng có thể được sử dụng để làm giảm giá trị của người phụ nữ bằng những hạn từ gán cho họ bằng những thuật ngữ vốn lại củng cố cho quan điểm họ là những đối tượng của quan hệ tình dục. Những hạn từ như “fox”(cáo, người xảo quyệt), “bitch”(chó sói cái, kẻ lẳng lơ dâm đãng), “babe” (người ngây thơ, cô gái xinh xinh), hay “doll” (búp bê), thêm vào đó còn có những từ “petlike=như vật cưng”, “childlike” (như trẻ thơ, người yêu bé nhỏ), “toylike” (như đồ chơi giải trí) được quy cho họ (Adams and Ware, 1995). Theo một nhà phân tích, có ít nhất 220 hạn từ tồn tại nói về những người phụ nữ lăng nhăng trong quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 22 hạn từ dành cho nam giới (Stanley, 1972). 1

Nghiên cứu của các học giả trong nhiều ngành đã chứng minh được tầm quan trọng của ngôn ngữ, không chỉ trong việc khuôn đúc mẫu tư tưởng chúng ta mà còn cho thấy giới – và thứ bậc nó kiến tạo - được xây dựng như thế trong ngôn ngữ tiếng Anh (Perterson and Runyan, 1993). Theo nhà xã hôi học Claire M. Rezetti và Daniel J. Curran (1995:151): “Giới nữ bị gièm pha và định nghĩa không công bằng, cũng như thường bị phất lờ trong ngôn ngữ tiếng Anh. Ngôn ngữ này không chỉ phản ánh địa vị thứ hai của nữ giới trong tương quan với nam giới trong xã hội chúng ta mà còn củng cố cho chính nó”. Theo các nhà tương tác biểu tượng, sự thống trị của nam giới cũng được duy trì qua truyền thông không lời như chuyển động của cơ thể, điệu bộ, ánh mắt, sử dụng không gian cá nhân, và sự tiếp xúc. Phái nam có đặc tính kiểm soát không gian hơn phái nữ, cho dù họ ngồi hay đứng. Phái nam có khuynh hướng xâm chiếm không gian cá nhân của phái nữ thể hiện qua việc đứng gần, đụng chạm hay nhìn chằm chằm vào phái nữ. Những hành động đó tất yếu là có nghĩa tính dục theo nghĩa rộng; tuy nhiên khi một người nam thúc khủy tay và vuốt ve một số người có mặt hay một người đồng nghiệp trong cơ quan, những hành động này có những ngụ ý tính dục không thể chối bỏ. Những trường hợp quấy rối tình dục chỉ ra rằng phái nữ không đánh giá cao và cảm thấy bị đe dọa bởi những hành động đó, đặc biệt nếu người chạm là ông chủ (Lindsey, 1994:79). Mặc dù quan điểm của những nhà tương tác biểu tượng đã bị phê bình vì lờ đi những nhân tố cấu trúc lớn hơn vốn duy trì sự bất bình đẳng giới, thật quan trọng để nhấn mạnh rằng ngôn ngữ và những kiểu mẫu truyền thông được gắn vào trong cấu trúc của xã hội và trải qua từ thế hệ này sang thế hệ khác qua tiến trình xã hội hóa. II. Quan điểm chức năng luận (The Functionalist Perspective). Tập trung vào những vấn đề mang tính vĩ mô tác động đến sự bất bình đẳng giới tính, những nhà chức năng luận thường nghiên cứu những cơ hội việc làm và khoảng cách tiền lương giữa nam giới và nữ giới. Theo những nhà chức năng luận trước đây như Talcott Parsons (1955), sự bất bình đẳng giới là không thể tránh được vì sự phân chia sinh học về lao động: Xét về tổng thể, cơ thể người đàn ông khỏe mạnh hơn người phụ nữ và có những khả năng và phần đóng góp, trong khi phụ nữ, được coi như giới duy nhất có thể sinh con và cho những đứa trẻ bú, rồi họ cũng có những khả năng và phần đóng góp của riêng họ. Đưa ra những thuộc tính sinh học, Parsons nói rằng người đàn ông tìm thấy chính họ phù hợp hơn những công việc mang tính phương tiện (instrumental) (goal-oriented - định hướng mục tiêu c) tasks), còn người phụ nữ thì hợp với những công việc biểu hiện (expressive (emotionally oriented- hướng về cảm xúc) tasks). Vì thế, trong gia đình những người chồng thực hiện công việc công cụ như là nguồn cung cấp trụ cột về kinh tế và đưa những quyết định quan trọng nhất cho gia đình, trong khi những người vợ thực hiện công việc biểu hiện như nuôi con và cung ứng nguồn sức sống về cảm xúc cho tất cả thành viên trong gia đình. Sự phân chia lao động theo giới tính đảm bảo 2

cho những nhiệm vụ quan trọng của xã hội - như sự sinh sản và sự quá trình xã hội hoá của trẻ em - được đáp ứng và đảm bảo gia đình được vững chắc về mặt xã hội và kinh tế Theo Parsons, sự phân chia lao động cũng xảy ra ở nơi làm việc, nơi mà phụ nữ cũng làm những công việc biểu cảm và đàn ông vẫn làm công việc công cụ.Vì thế, phụ nữ tập trung vào công việc đòi hỏi diễn cảm như dạy tiểu học, điều dưỡng và thư ký vì khả năng và sở thích của họ. Phụ nữ cũng được làm những công việc với chuyên ngành đặc biệt như luật và y khoa vì năng khiếu của họ về sự diễn đạt và ước muốn của họ dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nam giới, phụ nữ làm những việc thuận lợi hơn để chăm sóc gia đình. Ví dụ, những phụ nữ làm ngành luật thì chuyên vào luật gia đình, phụ nữ làm y khoa thì chuyên về khoa Nhi (những em bé còn đang ẵm trên tay và đứa trẻ lớn hơn), khoa sản và phụ khoa (phụ nữ), hay việc thực tiễn gia đình. Trong công ty, phụ nữ được cho là giỏi về mối quan hệ công chúng và nguồn nhân lực; nam giới thì thành đạt trong quản lí tài chính. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những nhà phê bình không chấp nhận sự phân nhánh giữa công việc dụng cụ của nam giới và công việc diễn cảm của nữ giới được đưa ra bởi những người theo thuyết chức năng luận (Scott,1996). Những nhà phê bình này đã ghi nhận rằng sự giải thích của những nhà chức năng luận về sự bất bình đẳng giới không đặt tầm quan trọng của sự kỳ thị giới và những giới hạn khác về cấu trúc làm cho cơ hội giáo dục và nghề nghiệp của nam giới thuận lợi hơn nữ giới. Nó cũng thất bại trong việc phân tích những mối quan hệ quyền lực cơ bản giữa nam giới và nữ giới, nó cũng chú tâm sự kiện là xã hội đặt ra giá trị bất bình đẳng trên nghĩa vụ đã được chỉ định cho nam và nữ (Kemp,1994). Những giải thích về sự bất bình đẳng giới nơi những nhà chức năng luận khác thì tập trung vào vốn con người (human capital) mà nam và nữ giới có ở nơi làm việc. Theo những giải thích về vốn con người, cái gì cá nhân có được đều dựa trên những lựa chọn mà họ quyết định, bao gồm những lựa chọn những loại hình đào tạo và kinh nghiệm mà họ tích lũy. Ví dụ, những nhà phân tích vốn con người lập luận rằng vốn nhân lực của phụ nữ giảm xuống khi họ nghỉ làm việc vì đính hôn, sinh con và chăm sóc con. Trong khi phụ nữ tạm thời nghỉ làm việc thì vốn nhân lực của họ giảm xuống vì không được sử dụng. Khi họ trở lại làm việc, họ lãnh lương thấp hơn nam giới vì họ có ít năm kinh nghiệm hơn và “vốn nhân lực nhỏ lại” đó là bởi vì sự giáo dục và đạo tạo của họ trở nên lỗi thời (Kemp,1994:70). Những nhà phê bình mô hình vốn nhân lực nhận thấy rằng nó dựa trên giả định sai lầm của mọi người, cho dù thuộc giới tính, chủng tộc hay những thuộc tính nào khác, được đánh giá và trả lương công bằng trên nền tảng về giáo dục, đào tạo, và những đặc điểm nổi trội về công việc của họ. Nó không thừa nhận rằng phụ nữ da trắng và người da màu có xu hướng được trả lương thấp ngay cả khi họ đang làm việc trong nghề nghiệp nam giới thống trị và không có thời gian cho trách nhiệm ở gia đình (Lorer,1994).

3

III. Những quan điểm xung đột và nữ quyền (Conflict and Feminist Perspectives) Những quan điểm mâu thuẫn về bất bình đẳng giới tính dựa trên giả thiết cho rằng cuộc sống xã hội là cuộc đấu tranh liên tục, trong đó các thành viên của các nhóm có quyền hành (trong trường hợp này đại đa số là nam giới) tìm cách giành quyền kiểm soát những lĩnh vực then chốt, chẳng hạn như về xã hội, kinh tế, và vai trò chính trị. Bằng sự thống trị nữ giới cũng như lãnh đạo những định chế xã hội, nam giới duy trì vị trí về đặc quyền đặc lợi. Tuy nhiên, những nhà lý luận về mâu thuẫn lưu ý rằng không phải tất cả nam giới đều có những đặc quyền như nhau: Những người thuộc tầng lớp thượng lưu thì nắm quyền lực kinh tế cao hơn, bởi vì họ chiếm lĩnh những vị trí chủ chốt trong các tập đoàn, trường đại học, phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như trong bộ máy chính phủ (Richardson, 1993). Các nhà lý luận về mâu thuẫn sử dụng phương pháp tiếp cận Macxít tin rằng sự bất bình đẳng phát sinh chủ yếu do chế độ tư bản cũng như việc tư hữu các phương tiện sản xuất. Dựa vào công trình nghiên cứu theo lối Macxit, nhà xã hội học thuộc phong trào đấu tranh đòi bình quyền nam nữ cho thấy dưới chế độ tư bản, nam giới giành quyền kiểm soát trên tài sản cũng như trên nữ giới. Vì thế chủ nghĩa tư bản bóc lột nữ giới ngay tại các xí nghiệp, và hệ thống gia trưởng cũng bóc lột nữ giới ngay tại nhà (Kemp, 1994). Theo đó, các nhà tư bản kiếm lợi được từ việc phân chia lao động theo giới tính trong các xí nghiệp bởi vì họ có thể trả lương thấp cho nữ giới và kiếm được những lợi nhuận cao hơn. Đồng thời cá nhân nam giới cũng kiếm lợi được từ những công việc không phải trả lương mà nữ giới phải làm ở nhà. Hệ thống kinh tế tư bản còn được duy trì bởi vì nữ giới có thể tái sản xuất ra các thế hệ công nhân kế tiếp trong khi vẫn đáp ứng đủ những nhân công hiện hành (bao gồm cả chính họ), cùng với lương thực, quần áo sạch, các sản phẩm và dịch vụ khác cần thiết cho những người phải đi làm ở xí nghiệp mỗi ngày. Không giống những nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa (socialist feminists), những nhà nữ quyền cấp tiến (radical) tập trung chủ yếu vào chế độ gia trưởng và coi đó như là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất bình đẳng về giới tính. Từ viễn cảnh này, sự đàn áp của nam giới đối với nữ giới cần được cân nhắc kỹ lưỡng, với sự biện minh về mặt tư tưởng được đưa ra bởi những tổ chức khác như các phương tiện truyền thông và tôn giáo. Những nhà nữ quyền phóng khoáng (liberal) tin rằng sự bất bình đẳng về giới tính có nguồn gốc từ việc xã hội hoá vai trò giới tính vốn duy trì lâu dài sự thiếu các quyền công dân và điều kiện giáo dục của nữ giới. Những nhà nữ quyề n da màu cho rằng phụ nữ da màu phải đối mặt với sự bất bình đẳng dựa trên những ảnh hưởng của chủng tộc, tầng lớp và giới tính như là những lực đàn áp đồng thời (Andersen và Collins, 2001). Những quan điểm mâu thuẫn và nữ quyền đã bị phê bình vì việc nhấn mạnh của chúng đến sự thống trị của nam giới mà không có một phân tích tương ứng xem nam giới có bị đàn áp bởi chế độ tư bản hay chế độ gia trưởng hay không. 4

Perspectives on gender inequality.pdf

Perspectives on gender inequality.pdf. Perspectives on gender inequality.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Perspectives on gender ...

259KB Sizes 1 Downloads 156 Views

Recommend Documents

Mapping International Perspectives on Gender in ...
the global state of engineering education research on gender and women. ..... assessing outreach programs and increasing pre-college students' interest in ...

Science Perspectives on Psychological - ENS
Nov 18, 2014 - We present the concept of a community-augmented meta-analysis (CAMA), a simple yet novel tool that significantly facilitates ... and static after publication but can be used and extended by the research community, as anyone can downloa

Perspectives on Technology
Perspectives on Technology. I Don t Want to Live Without Them: Twenty-.ive Web Sites for Educational Equity. Paul Gorski. Hamline University. This morning I ...

pdf-175\perspectives-on-linguistic-pragmatics-perspectives-in ...
... apps below to open or edit this item. pdf-175\perspectives-on-linguistic-pragmatics-perspect ... -in-pragmatics-philosophy-psychology-from-springer.pdf.

anthropological and geographical perspectives on ...
especially pronounced. Indeed, the processes of transformation in central and eastern. Europe reveal discrepancies between formally institutionalised practices of organising. 1 Institution: University of Minnesota, Minneapolis, MN, USA and Jagielloni

Perspectives-On-Audiovisual-Translation-Lodz-Studies-In ...
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Perspectives-On-Audiovisual-Translation-Lodz-Studies-In-Language.pdf. Perspectives-On-Audiovisual-Translatio

PERSPECTIVES ON MATHEMATICAL PRACTICES Page 2 LOGIC ...
Karel Lambert, University of California, Irvine, USA. Graham Priest, University ... Heinrich Wansing, Technical University Dresden, Germany. Timothy Williamson ...

Psychometric perspectives on diagnostic systems - Psychosystems
psychometric underpinnings of diagnostic systems in general, and the DSM in particular. One can see ... may hang together statistically, the concept that describes them does not identify a homogeneous group of ... symptoms like fever map to a homogen

Psychometric perspectives on diagnostic systems
systems perspective, which holds that disorders are causal networks consisting of symptoms .... make this abductive step are described next. The Diagnostic ...... Exploratory factor analysis, theory generation, and scientific method. Multivariate ...

New Perspectives on Old Stones
Library of Congress Control Number: 2010934214 ... permission of the publisher (Springer Science+Business Media, LLC, 233 ... Printed on acid-free paper.

Trauma and psychosis: perspectives on ... -
Nov 26, 2016 - Amnesty International,17-25 New Inn Yard, London, EC2A. Contributors include: Brian Martindale, Dirk Corstens, Carine Minne,. Ann Scott, Jo ...

Future Perspectives on Nanotechnology/Material ... - IEEE Xplore
Delphi Studies and Sci-Tech Policies in Japan, Mainland China and Taiwan ... culture and geography. .... approach technologies which will meet with China's.

Columbia FDI Perspectives - Columbia Center on Sustainable ...
Sep 12, 2016 - 2 held itself “precluded from exercising jurisdiction” because “the initiation of this arbitration constitutes an .... programs, and the development of resources and tools. For more ... energy sector,” August 1, 2016. •. No.