PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH BM: Chính sách- Pháp luật (PV344) Tel: 0985968021 Email:[email protected]

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHƯƠNG 6: HẾ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG 7: PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

1.1. NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước là một hiện tượng chính trị - xã hội đa dạng và phức tạp, có liên quan đến lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp dân cư, các dân tộc, các quốc gia và tác động trực tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước luôn là trung tâm của các cuộc tranh chấp nhằm giành lấy chính quyền và thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực ấy thực chất chính là Nhà nước.

Tuỳ theo cách nhìn và quan điểm khác nhau, người ta có những cách đánh giá khác nhau về Nhà nước. Có hai luồng quan điểm: - Các thuyết phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước - Học thuyết Mác – Lê-nin 1.1.1. Các thuyết phi Mác xít a. Thuyết Thần học (thời trung cổ: Ph.Acvin, xã hội tư sản: Masiten, Koct-Phlore…) cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự xã hội. Mọi thứ trên đời đều do Thượng đế sinh ra. Nhà nước cũng vậy đều là do đấng tối cao sáng tạo, thể hiện ý Chúa. Thượng đế đã sáng tạo ra Nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung.

- Nhà nước là sản phẩm của Thượng đế vừa mang tính vĩnh cửa vừa mang tính siêu nhiên. - Tuỳ vào ý chí của Thượng đế sẽ quyết định sự tồn vong của Nhà nước. Như vậy: Quyền lực Nhà nước là hiện thân của quyền lực của Thượng đế, là vĩnh cửu, tuân theo quyền lực Nhà nước là tuân theo ý Thượng đế.

b. Thuyết gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người, vì vậy, cũng như gia đình Nhà nước tồn tại vĩnh hằng trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người gia trưởng đứng đầu gia đình, nó chỉ sự kế tiếp quyền lực gia trưởng trong gia đình. Vì vậy, trong mọi hình thái xã hội, Nhà nước luôn tồn tại và không có tính giai cấp.

c. Thuyết khế ước xã hội Sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) xã hội được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. T.Hobbes: Nhà nước là khế ước xã hội dựa trên cơ sở ý chí của mọi người nhằm chống lại sự thống trị chuyên chế, tạo ra một trật tự xã hội mới, ở đó các quyền tự nhiên của con người được tôn trọng.

J.J. Rousseau phát triển quan điểm về khế ước xã hội. Việc xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu xa xuất hiện Nhà nước bằng luận điểm rằng: Nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công dân, gắn liền với chế độ sở hữu tư nhân. Chế độ sở hữu tư nhân xuất hiện đã làm biến dạng các quan hệ tự nhiên của con người, đẩy xã hội vào tình trạng bất công, áp bức. Cho nên, Nhà nước xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội do Nhân dân tự lập ra nhằm bảo vệ quyền bình đẳng giữa họ và xoá bỏ tình trạng áp bức, bất công.

Như vậy: - Nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do nhân dân kiểm soát. - Quyền lực của bộ máy nhà nước không tách rời nhân dân. - Mọi hoạt động của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Đại diện thuyết khế ước xã hội các nhà tư tưởng tư sản (thế kỷ 17,18) quan niệm: do việc ký kết hợp đồng thành lập Nhà nước nên các cá nhân chuyển một số quyền tự nhiên của mình cho Nhà nước, do đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ sở hữu, an toàn tính mạng, tài sản cho các công dân, trong trường hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và Nhân dân có quyền lật đổ Nhà nước và ký kết khế ước mới. Như vậy, Thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và là cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến.

Hạn chế: Giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi Nhà nước ra đời do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia hợp đồng, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước. d. Thuyết bạo lực: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, kết quả là thị tộc chiến thắng lập ra một bộ máy đặc biệt (Nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại.

đ. Thuyết tâm lý: Nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ… vì vậy, Nhà nước là tổ chức siêu nhiên có sứ mạng lãnh đạo xã hội. Nhìn chung: Tất cả các quan điểm hoặc do hạn chế về mặt lịch sử, do nhận thức còn thấp kém hoặc do bị chi phối bởi lợi ích giai cấp hay cố tình giải thích sai lệch những nguyên nhân đích thực làm phát sinh Nhà nước, che đậy bản chất Nhà nước, cố ý hay vô tình lảnh tránh bản chất giai cấp của Nhà nước.

1.1.2. Học thuyết Mác Lê-nin a. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của xã hội loài người, những luận điểm khoa học về sự xuất hiện Nhà nước được Ph. Ăngghen trình bày trong tác phẩm nổi tiếng: “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước” và được V.I. Lê nin phát triển thêm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lê-nin giải thích: “Nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa”.

b. Quan điểm của Mác Lê-nin: Xã hội loài người đã từng trải qua thời kỳ tiền nhà nước là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ (ở thời kỳ này chưa thể và chưa cần sự xuất hiện của Nhà nước) và thời kỳ có nhà nước. Đến một lúc nào đó thì xã hội không cần có Nhà nước nữa và Nhà nước sẽ tự nó tiêu vong, đó là giai đoạn Cộng sản chủ nghĩa. * Chế độ cộng sản nguyên thuỷ: là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đó là xã hội không có giai cấp, chưa có Nhà nước. Nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước lại nảy sinh chính trong xã hội chưa có giai cấp đó.

Đặc trưng của xã hội nguyên thuỷ: - Con người sống chung trong cộng đồng; - Nhặt nhạnh trái cây và săn bắt chim thú; - Sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải, cùng làm, cùng hưởng và không có sự phân chia lợi ích. Đây là cơ sở của những quan hệ kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ.  Xã hội không có giai cấp, không có đấu tranh giai cấp, không có áp bức bóc lột.

Thị tộc là một cộng đồng xã hội độc lập, là tổ chức tế bào cơ sở của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người và được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống. Nó xuất hiện ở một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.Nó đặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế- xã hội đầu tiên trong lịch sử hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế - xã hội. Tổ chức Thị tộc được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống: chế độ mẫu hệ. chế độ phụ hệ.

Trên cơ sở sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong Thị tộc. Mọi người đều bình đẳng, không có ai có đặc quyền đặc lợi và tồn tại phân công lao động nhưng mới là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của Thị tộc gồm những người đàn ông, đàn bà lớn tuổi. - Quyết định các vấn đề quan trọng của Thị tộc:

- Tổ chức lao động sản xuất; - Tiến hành chiến tranh; - Giải quyết các tranh chấp nội bộ… Những quyết định của hội đồng Thị tộc thể hiện ý chí chung của tất cả các thành viên và có tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Quyền lực xã hội có hiệu lực rất cao và đã thể hiện tính cưỡng chế mạnh mẽ. Người đứng đầu: Tù trưởng, Thủ lĩnh quân sự để thực hiện các công việc chung, nhưng không có đặc quyền, đặc lợi, họ chịu sự kiểm tra của cộng đồng và có thể bị bãi miễn khi không còn uy tín hay ủng hộ của cộng đồng.

Hôn nhân: Đến một giai đoạn nhất định có sự cấm đoán trong hôn nhân trong nội bộ Thị tộc nên các thành viên của Thị tộc này có quan hệ hôn nhân với các thành viên của Thị tộc khác, chế độ ngoại tộc hôn. Các Thị tộc (có quan hệ ngoại tộc hôn) hợp thành Bộ tộc (Bào tộc). Bộ tộc liên kết với nhau thành Bộ lạc và đến giai đoạn cuối cùng của chế độ cộng sản nguyên thuỷ thì các liên minh Bộ lạc đã hình thành. Nguyên tắc tổ chức quyền lực trong xã hội thị tộc, đã có sự tập trung cao hơn nhưng quyền lực vẫn mang tính xã hội chưa mang tính giai cấp.

Tóm lại, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý các công việc của Thị tộc, nhưng chỉ là quyền lực xã hội, không mang tính chính trị, chưa mang tính giai cấp do toàn xã hội tổ chức và thực hiện dựa trên cơ sở của những nguyên tắc dân chủ thực sự và phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Quyền lực này không tách rời khỏi xã hội mà hoà nhập với xã hội, tức là chưa phải là Nhà nước. Chưa có pháp luật nhưng đã tồn tại những quy phạm xã hội như đạo đức, tập quán, tôn giáo,… để điều chỉnh các quan hệ xã hội: thể hiện ý chí chung của các thành viên và được mọi người tuân theo thói quen, tập quán cưỡng chế của thị tộc.

Trong lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội, tạo tiền đề mới sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Con người không chỉ sống và bản năng tồn tại mà trong quá trình ấy, con người tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trong lao động và cùng lao động, con người được phát triển, hoạt động con người ngày càng phong phú, chủ động và tự giác hơn. Thuẫn dưỡng động vật (kỷ nguyên mới) đàn gia súc  nguồn tích luỹ tài sản quan trọng mầm móng sinh ra chế độ tư hữu. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt  ngành kinh tế độc lập.

Xuất hiện dư thừa sản phẩm và đã phát sinh khả năng chiếm đoạt những sản phẩm dư thừa ấy và phát sinh nhu cầu về sức lao động. Tù binh chiến tranh biến thành nô lệ. Như vậy: sau lần phân công lao động đầu tiên: - Chế độ tư hữu xuất hiện. - Xã hội phân chia thành người giàu, kẻ nghèo (giai cấp chủ nô và nô lệ). - Thay đổi quan hệ hôn nhân: hôn nhân một vợ một chồng thay thế hôn nhân đối ngẫu (quần hôn). - Vai trò tuyệt đối và quyền lực vô hạn của người chồng trong gia đình- thay thế chế độ mẫu hệ gia đình cá thể đe doạ sự tồn tại thị tộc.

Gia đình xuất hiện dẫn đến sự phân hoá xã hội thành giai cấp và là tiền đề cho sự xuất hiện của Nhà nước sau này. Xã hội tiếp tục phát triển: chăn nuôi, trồng trọt, thủ công nghiệp việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ lao động bằng kim loại - Năng suất lao động nâng cao; - Nghề chế biến đồ kim loại; - Nghề dệt, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Từ lần phân công lao động xã hội thứ hai dẫn đến hậu quả:

- Nô lệ phát triển và trở thành lực lượng phổ biến; - Quá trình phân hoá xã hội diễn ra nhanh chóng; - Sự phân biệt giàu nghèo; - Mâu thuẫn giai cấp càng thêm sâu sắc. Nền sản xuất phát triển và các ngành nghề được chuyên môn hoá xuất hiện nhu cầu trao đổi và nền sản xuất hàng hoá đã ra đời. - Phát triển thương nghiệp; - Thương nghiệp tách ra thành một ngành hoạt động độc lập. Lần phân công lao động thứ ba này giữ vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định:

Sinh ra tầng lớp thương nhân chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, không tham gia sản xuất giai cấp thương nghiệp “lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản xuất một tý nào, nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phải phụ thuộc vào mình về mình kinh tế… và bóc lột cả hai… một giai cấp mà lịch sử loài người trước đó chưa hề biết đến”. Dẫn đến sự xuất hiện đồng tiền, hàng hoá của hàng hoá, nạn cho vay nặng lãi, quyền tư hữu ruộng đất, chế độ cầm cố phát triển đã tăng cường sự tích tụ tập trung của cải vào tay một thiểu số người trong xã hội phân hoá giữa chủ nô và nô lệ sâu sắc.

Vào cuối thời ký xã hội cộng sản nguyên thuỷ, sự phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động, phân công lao động, ngành nghề mới dẫn đến: - Chế độ tư hữu làm chấm dứt bình đẳng tự nhiên giữa con người. - Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối lập nhau, luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.  Đời sống thị tộc bị đảo lộn, quyền lực của thị tộc trở nên bất lực, không phù hợp với điều kiện mới và nguyện vọng của các tầng lớp XH.

Đòi hỏi có một tổ chức khác trước về chất để điều hành quản lý xã hội mới. Tổ chức đó – do toàn bộ những điều kiện tồn tại của nó quyền lợi của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và nó nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt sự xung đột công khai giữa các giai cấp hoặc giữ cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra ở trong tầm kiểm soát dưới một hình thức hợp pháp. Tổ chức đó là Nhà nước.

Ph. Angghen: “Nhà nước không phải là thế lực bên ngoài được gán ghép vào xã hội. Nó là sản phẩm của một xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định. Nó là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị kìm hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân chia thành những cực đối lập không thể điều hoà mà xã hội đó không đủ sức để thoát ra được. Nhưng muốn cho những giai cấp có quyền lợi mâu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích thì cần phải có một lực lượng tách riêng, tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột đó và giữ torng vòng trật tự.”

Lê nin: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì Nhà nước xuất hiện, chừng nào mâu thuẫn ấy còn tồn tại thì Nhà nước tất yếu sẽ còn tồn tại. Nhà nước sẽ tự nó tiêu vong khi không còn những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hoà”… “Nhà nước xuất hiện không chỉ để điều hoà mâu thuẫn giữa các giai cấp, mà để giải quyết mâu thuẫn, về phải có lợi cho giai cấp thống trị. Nhà nước xuất hiện nếu nhìn bề ngoài như cơ quan trọng tài để giải quyết mâu thuẫn nhưng thực chất là công cụ của giai cấp thống trị để trấn áp các giai cấp khác.”

Như vậy, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, Nhà nước chỉ ra đời khi nền sản xuất của xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được là những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện nhà nước. Nhà nước là một hiện tượng thuộc về bản chất của xã hội có giai cấp.

1.2. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của Nhà nước Theo quan điểm Mác – Lê nin (5) 1.2.1. Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước. Mọi nhà nước đều có lãnh thổ riêng của mình để cai trị hay quản lý, mọi Nhà nước đều chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã… Việc phân chia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ. Nhà nước tổ chức và thực hiện quyền lực của mình trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ.

Điều này có nghĩa là quyền lực nhà nước có hiệu lực tác động đến toàn bộ cư dân trên lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia và không phân biệt quan hệ huyết thống, sắc tộc, màu da, dân tộc đa số hay thiểu số. Xuất hiện mối quan hệ giữa từng cá nhân trong cộng đồng dân cư với Nhà nước. Mối quan hệ này thể hiện dưới dạng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do pháp luật quy định.

1.2.2. Nhà nước thiết lập quyền lực công Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội không còn hoà nhập với xã hội mà dường như tách ra ngoài xã hội, đứng trên xã hội, nhưng lại trực tiếp cai trị xã hội bằng các thiết chế mang tính bạo lực (quân đội, công an, toà án, trại cải tạo…). Quyền lực này mang tính chính trị và giai cấp. Nhà nước xây dựng và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm duy trì xã hội theo khuôn mẫu do Nhà nước vạch ra trên cơ sở ý chí và quyền lợi của giải cấp mà nó đại diện.

1.2.3. Nhà nước là một tổ chức quyền lực duy nhất có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị - pháp lý, đó là quyền lực tối cao và độc lập của của Nhà nước, thể hiện quyền tự quyết định của Nhà nước trong việc giải quyết mọi chính sách về đối nội và đối ngoại mà không phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào hay một thế lực nào từ bên ngoài và quyền lực của Nhà nước có hiệu lực trên toàn bộ đất nước đối với tất cả dân cư và các tổ chức xã hội, là sự tập trung thống nhất quyền lực xã hội trong tay Nhà nước.

Dấu hiệu chủ quyền quốc gia của Nhà nước còn thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia với nhau dù đó là quốc gia lớn hay nhỏ. 1.2.4. Nhà nước là một tổ chức duy nhất trong xã hội được quyền ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo. Pháp luật do Nhà nước đặt ra có tính bắt buộc chung đối với mọi tổ chức, mọi thành viên trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế. Nhà nước tổ chức quản lý và điều hành xã hội dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật đó.

Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau; không thể có Nhà nước mà lại thiếu pháp luật và ngược lại. Pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước. Vì vậy, mỗi Nhà nước khác nhau đều có hệ thống pháp luật của mình. 1.2.5. Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế Nhà nước là một tổ chức duy nhất trong xã hội được quyền xác định các loại thuế, quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc với số lượng và thời hạn ấn định trước,

để xây dựng ngân sách quốc gia phục vụ cho bộ máy quyền lực và các chương trình đầu tư phát triển cũng như phục vụ cho việc thực hiện các chủ trương và chính sách về phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, xã hội và giải quyết những công việc chung của xã hội do Nhà nước đề ra. Những đặc trưng trên đây của Nhà nước nói lên sự khác biệt giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác, đồng thời phần nào đó phản ánh bản chất, vị trí và vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị của xã hội có giai cấp.

1.3. Khái niệm Nhà nước – Bản chất và vai trò của Nhà nước. 1.3.1. Khái niệm Nhà nước Nhà nước sản phẩm của xã hội có giai cấp và là biểu hiện của sự không thể điều hoà được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước do vậy là một hiện tượng thuộc về bản chất của xã hội có giai cấp. Trong chế độ XHCN, Nhà nước cũng có những đặc điểm nêu trên, nhưng nó thể hiện lợi ích của giai cấp CN, ND, ND lao động và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

1.3.2. Bản chất của Nhà nước 1.3.2.1. Tính giai cấp của Nhà nước Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hoà được. Cho nên, Nhà nước trước hết là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén nhất dùng để trấn áp thế lực chống đối và bảo vệ quyền lực thống trị của giai cấp này đối với gia cấp khác. Quyền lực thống trị đó thường được biểu hiện trên 3 mặt: - Quyền lực thống trị về kinh tế; (quyết định) - Quyền lực thống trị về chính trị; - Quyền lực thống trị về tư tưởng.

- Quyền lực thống trị về kinh tế: Giai cấp thống trị nắm trong tay quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu (giai cấp bị trị phụ thuộc vào kinh tế). Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được các quan hệ bóc lột. Vì vậy, giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy cưỡng chế đặc biệt, để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế và để đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột  giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Hay nói cách khác, giai cấp thống trị đó trở thành chủ thể của quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị.

Điều 53 HP Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

- Quyền lực thống trị về chính trị: quyền lực chính trị như Mac và Ph Angghen đã chỉ rõ: “thực chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp khác”. Bạo lực có tổ chức ấy chính là Nhà nước, Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp bởi nó có một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội. Giai cấp thống trị sử dụng Nhà nước để tố chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình. Thông qua Nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung nhất và hợp pháp hoá thành ý chí nhà nước.

Ý chí nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khác phải tuân theo một “trật tự” do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị: Làm như vậy, giai cấp thống trị thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với giai cấp khác, dùng ý chí của mình để trói buộc các giai cấp khác. Công cụ chủ yếu để thực hiện sự chuyên chính giai cấp đó là Nhà nước, một bộ máy do giai cấp thống trị tổ chức ra.

- Quyền lực thống trị về tư tưởng: để thực hiện sự chuyên chính giai cấp không thể chỉ đơn thuần dựa vào bạo lực và cưỡng chế mà còn cần đến sự tác động về tư tưởng nữa. Giai cấp thống tri đã thông qua Nhà nước và các thiết chế xã hội khác xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình.  Thông qua 3 hình thức trên thống trị trên, Nhà nước vừa là mục tiêu, vừa là công cụ của giai cấp thống trị sử dụng vừa để hợp pháp hoá về ý chí vừa để áp đặt quyền lực của mình lên toàn xã hội. Bạo lực có tổ chức của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác tạo nên bản chất của Nhà nước theo nguyên nghĩa của từ, tạo nên nền chuyên chính của giai cấp thống trị.

Về bản chất của Nhà nước, Chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ ra rằng: “ Nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.” “ Nhà nước là bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp này đối với tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác.”  Nhà nước luôn luôn là một bộ máy đặc biệt nhằm duy trì sự thống trị kinh tế, chính trị, tư tưởng của một thiểu số người thuộc giai cấp bóc lột đối với đại đa số quần chúng nhân dân lao động trong xã hội.

Bản chất nhà nước là sự chuyên chính của: - Chế độ nô lệ: giai cấp chủ nô với nô lệ và giai cấp khác. - Chế độ phong kiến: địa chủ phong kiến với giai cấp nông dân và những tầng lớp khác trong xã hội. - Nhà nước tư bản: giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân, nông dân và những người lao động khác trong xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân lập ra và mục tiêu tồn tại của nó là vì dân. Vì vậy, Nhà nước XHCN là công cụ quyền lực của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác, là lực lượng chiếm đại đa số trong xã hội, Nhà nước XHCN thực sự trở thành bộ máy chuyên chính trong việc bảo vệ sở hữu toàn dân, kết hợp lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của mỗi thành viên, đồng thời trấn áp các thế lực chống đối, phá hoại lợi ích của Nhà nước và nhân dân và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

1.3.2.2. Tính xã hội của Nhà nước Một Nhà nước không thể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ lợi ích giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Bởi vì Nhà nước là bộ máy điều hoà mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn xã hội. Ngoài tư cách là công cụ để duy trì, bảo vệ sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, Nhà nước còn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn bao gồm mọi công dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc, là phương tiện tổ chức bảo đảm lợi ích chung của xã hội.

Bên cạnh giai cấp thống trị, xã hội không thể không còn tồn tại các giai cấp, các tầng lớp khác (thường xuyên đấu tranh vì quyền lợi của họ và mâu thuẫn với giai cấp thống trị). Do đó, Nhà nước phải đảm bảo duy trì trật tự chung, ổn định phát triển và sản xuất, thực hiện các hoạt động khác phù hợp với yêu cầu của xã hội. Thông qua đó, Nhà nước cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các tầng lớp, giai cấp khác trong chừng mực lợi ích đó không đối lập gay gắt với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Vai trò xã hội và giá trị xã hội của Nhà nước còn thể hiện ở chỗ, Nhà nước còn phải tổ chức thực hiện những hoạt động mang tính xã hội khác nhau mà cá nhân công dân không thể giải quyết được, đặc biệt trong thời đại ngày nay: thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, phát triển giao thông, mở mang các hệ thống thuỷ lợi, khai hoang, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, xây dựng công trình phúc lợi xã hội, xây dựng nhà ở, trường hợp, bệnh viện, công viên, đường sá, các chương trình an sinh, bảo vệ môi trường, chống các dịch bệnh, bảo vệ các giá trị truyền thống, văn hoá,… Đây là những đòi hỏi khách quan của xã hội đối với Nhà nước – muốn đứng vững – Nhà nước phải thực hiện.

Vai trò xã hội và giá trị xã hội của Nhà nước tuỳ thuộc vào bản chất giai cấp của mỗi Nhà nước + Trong các Nhà nước bóc lột, mặt giai cấp và mặt xã hội của Nhà nước luôn đối lập nhau, nhưng giai cấp thống trị có thể hy sinh những lợi ích cụ thể của mình để bảo vệ lợi ích chung của giai cấp. + Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất, chúng là hai mặt của một vấn đề thống nhất bởi vì lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc là thống nhất.

1.4. Chức năng của Nhà nước 1.4.1. Khái niệm chức năng của Nhà nước Chức năng của Nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản (chủ yếu) diễn ra bên ngoài của Nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước. Chức năng là một phạm trù khái quát hoá từ rất nhiều nhiệm vụ mà Nhà nước cần phải đảm nhiệm. Chức năng có tính bao trùm gắn liền với sự ra đời và sự mất đi của Nhà nước. Chức năng của Nhà nước ta là vai trò của Nhà nước, có tính khách quan, lâu dài, bao trùm lên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng…

Phân biệt chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước: -Nhiệm vụ của Nhà nước là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới, là những vấn đề chủ yếu đặt ra mà Nhà nước phải giải quyết. Nhiệm vụ của Nhà nước tuỳ thuộc vào bản chất và vai trò xã hội của Nhà nước, vào điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia qua từng giai đoạn cụ thể. Nhiệm vụ của Nhà nước tuỳ thuộc nội dung tính chất được chia thành: mục đích chung, cơ bản, lâu dài – nhiệm vụ chiến lược. Ví dụ: Nhiệm vụ xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước ta.

Ví dụ: Nhiệm vụ hiện đại hoá và công nghiệp hoá đang đặt ra hiện nay. Giữa nhiệm vụ và chức năng có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Một nhiệm vụ của Nhà nước có thể làm phát sinh một hay nhiều chức năng, hay nói cách khác, nhiệm vụ của Nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, phương thức thực hiện chức năng của Nhà nước, còn chức năng của Nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước. Ví dụ: Nhiệm vụ xây dựng CNXH: chức năng tổ chức nền kinh tế, GD, VH, XH, lao động….

Mỗi Nhà nước khác nhau có những mặt hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của Nhà nước cũng như nhiêm vụ đặt ra đối với Nhà nước. Cần phân biệt chức năng của Nhà nước với chức năng của những cơ quan nhà nước. Chức năng cơ bản của Nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở các mức độ và phạm vi khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò và thẩm quyền của mình.

Chức năng của mỗi cơ quan nhà nước là phương diện hoạt động cụ thể của riêng cơ quan đó nhằm thực hiện một hoặc một số chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước. Vì vậy, một chức năng của Nhà nước có giao cho nhiều cơ quan nhà nước thực hiện. Ví dụ: Chức năng bảo đảm pháp chế và trật tự pháp luật được giao cho rất nhiều cơ quan nhà nước ở các cấp khác nhau như Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát, HĐND, UBND các cấp… Nhưng mỗi cơ quan nhà nước có chức năng đặc thù riêng để thực hiện chức năng chung đó.

Có nhiều cách phân loại chức năng nhà nước. Có thể phân loại chức năng của Nhà nước thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại; hoặc thành chức năng cơ bản và các chức năng không cơ bản; các chức năng lâu dài và các chức năng tạm thời…

1.4.2. Chức năng đối nội Chức năng đối nội là những mặt hoạt động diễn ra bên trong nội bộ của quốc gia, thông qua việc thực hiện chức năng, Nhà nước thể hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị xã hội trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội như: - Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, trấn áp các thế lực chống đối và phản động, nhằm bảo vệ và củng cố quyền sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất cũng như của cải do xã hội tạo ra, bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

- Tổ chức, quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của quốc gia về kinh tế, giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học kỹ thuật… - Thông tin, tuyên truyền nhằm chiếm lĩnh và nhất quán hoạt động theo định hướng tư tưởng của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội. 1.4.3. Chức năng đối ngoại Chức năng đối ngoại là những hoạt động thể hiện ra trong mối quan hệ của Nhà nước với các Nhà nước, các dân tộc, các tổ chức quốc tế khác. Theo yêu cầu chủ yếu là: - Tổ chức phòng thủ đất nước chống sự xâm lược của các thế lực bên ngoài;

- Không ngừng phát động chiến tranh xâm lược nhằm thu phục được nhiều nô lệ (Nhà nước chiếm hữu nô lệ), hoặc gây chiến tranh liên miên nhằm thôn tính đất đai và tài nguyên (Nhà nước phong kiến), hoặc tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm tìm kiếm, phân chia thị trường, thuộc địa, vơ vét tài nguyên và lực lượng công nhân từ các thuộc địa (Nhà nước tư sản mà đỉnh cao là Chủ nghĩa đế quốc). Cả hai chức năng luôn thể hiện tính giai cấp và tính xã hội luôn có quan hệ tương hỗ, bổ sung ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò chi phối và chủ yếu (điều kiện tồn tại của bản thân chế độ, xã hội của quốc gia).

Xét về bản chất giai cấp và vai trò của Nhà nước, thì chức năng của Nhà nước được phân thành: chức năng trấn áp và chức năng xã hội. + Chức năng trấn áp, là biểu hiện cụ thể nhất, đặc trưng nhất của bản chất giai cấp của Nhà nước. Bởi vì, Nhà nước là công cụ bảo đảm sự thống trị giai cấp, thống trị xã hội của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đàn áp giai cấp khác, bắt các giai cấp khác, các tầng lớp khác phải phụ thuộc, phải phục tùng mình.b

+ Chức năng xã hội, giải quyết các công việc chung của xã hội, bảo đảm một phần những lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác. Các chức năng của Nhà nước được thực hiện dưới những hình thức và phương pháp nhất định. Nhà nước nào cũng thực hiện các chức năng của mình dưới các hình thức pháp lý cơ bản: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các phương pháp cơ bản để thực hiện các chức năng nhà nước là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.

1.5. Kiểu Nhà nước 1.5.1. Khái niệm Kiểu nhà nước Học thuyết Mác Lê nin: Hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học để phân chia các kiểu nhà nước. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu xã hội dựa trên một phương thức sản xuất nhất định. Ứng với mỗi phương thức sản xuất là một kiểu nhà nước. Nhà nước là kiến trúc thượng tầng của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định nào đó. Vì vậy, để xác định một Nhà nước thuộc kiểu nào phải xác định cơ sở kinh tế - xã hội mà Nhà nước đó tồn tại.

Các hình thái kinh tế - xã hội đã tồn tại không lịch sử: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Thích ứng với các hình thái kinh tế - xã hội đó là các kiểu nhà nước: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư bản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Khái niệm: “Kiểu nhà nước (mô hình hay dạng tổ chức nhà nước) là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của một Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước gắn liền với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội xuất hiện thì tương ứng với chúng là một kiểu nhà nước được hình thành. Nhà nước thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định nào đó. Do vậy, Nhà nước chỉ có thể hình thành và tồn tại trên cơ sở đảm bảo sự tương ứng với một hạ tầng cơ sở cụ thể, trong đó, điều kiện kinh tế và trình độ dân trí giữ vai trò quan trọng.”

1.5.2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử 1.5.2.1. Kiểu nhà nước chủ nô (Nhà nước chiếm hữu nô lệ) Nhà nước chủ nô hình thành trên cơ sở của hình thái kinh tế xã hội nô lệ với phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà đặc trưng là sự thống trị toàn diện, tuyệt đối của thiểu số chủ nô đối với nô lệ. Chủ nô không chỉ chiếm hữu tư hữu về tư liệu sản xuất, về sản phẩm lao động do nô lệ tạo ra mà còn chiếm hữu cả những người nô lệ. Giai cấp nô lệ chiếm đại đa sô dân cư nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô cả về thể xác lẫn tinh thần.

Chính những đặc điểm trên đây về kinh tế và kế cầu giai cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã quyết định bản chất của Nhà nước chủ nô. Lê nin: “Nhà nước chủ nô bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả những người nô lệ… là một bộ máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phần này của xã hội (giai cấp chủ nô) cưỡng bức và đàn áp bộ phận kia (giai cấp nô lệ)”. Bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô được thể hiện trong các chức năng: đối nội và đối ngoại của nó.

- Về đối nội, Nhà nước chủ nô bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, đàn áp những cuộc đấu trạnh của nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác bằng nhiều biện pháp, trong đó bằng bạo lực là chủ yếu. - Về đối ngoại, Nhà nước chủ nô tiến hành chiến tranh xâm lược để bắt tù bình về làm nô lệ, mở rộng đất đai, bờ cõi. Các nhà nước chủ nô đã tồn tại trong lịch sử đều mang một đặc điểm chung, đều là công cụ để của giai cấp chủ nô để đàn áp, bóc lột và đàn áp các cuộc nổi dậy mâu thuẫngiai cấp phong kiến lật đổ giai cấp chủ nô.

1.5.2.2. Kiểu Nhà nước phong kiến (tiến bộ hơn) Cơ sở kinh tế của Nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của địa phương phong kiến đối với tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sự chiếm đoạt một phần sức lao động của nông dân. Như Lê nin đã viế: “Đối với người nông nô, sự áp bức giai cấp, sự lệ thuộc vẫn còn tồn tại, nhưng lãnh chúa không được coi là có quyền sở hữu đối với nông dân như đối với một đồ vật; nó chỉ có quyền chiếm đoạt kết quả lao động của nông dân và cưỡng bức nông dân phải làm tròn một số nghĩa vụ nào đó”. Nghĩa vụ đó bao gồm hiện vật, địa tô lao dịch.

Nhà nước phong kiến gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến. Quan hệ sản xuất phong kiến phản ánh chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và quyền phát canh thu tô của tầng lớp địa chủ quý tộc. Người nô lệ đã được giải phóng và trở thành nông nô. Tuy họ không còn bị xem là một công cụ lao động sống như dưới thời kỳ nô lệ, song họ vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của địa chủ và quý tộc và họ vẫn tiếp tục bị bóc lột nặng nề không kém gì dưới thời nô lệ. Về đối nội, Nhà nước phong kiến bảo vệ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột đối với nông dân và nhân dân lao động, đàn áp bằng quân sự

những cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân lao động. Nhà nước phong kiến còn câu kết với những người có chức sắc trong tôn giáo, lợi dụng tôn giáo đề đàn áp, khống chế và chi phối đời sống tư tưởng của quần chúng nhân dân. Về đối ngoại, Nhà nước phong kiến tiến hành những cuộc chiến tranh liên miên để chiếm đất, mở rộng vương triều, mở rộng lãnh thổ để mưu lợi ích cho triều đại của mình, cho giai cấp địa chủ phong kiến.

Nhà nước phong kiến, đặc biệt là phong kiến phương Đông được xây dựng và tổ chức một cách phức tạp với một hệ thống các nguyên tắc vừa mang tính chấp pháp lý vừa mang màu sắc đạo đức, lẫn lộn giữa pháp luật và đạo đức với những hình phạt hết sức tàn nhẫn đối với con người như tru di tam tộc, ngũ mã phanh thay, voi xé xác… Đến lượt giai cấp tư sản có cơ hội để nêu chiêu bài mỵ dân, giải phóng nông nô khỏi sự bóc lột của phong kiến, làm cuộc cách mạng tư sản lật đổ Nhà nước phong kiến và thành lập nhà nước tư sản.

1.5.2.3. Kiểu Nhà nước tư sản Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, và là kiểu nhà nước bóc lột hoàn thiện nhất, phát triển nhất trong các kiểu nhà nước bóc lột. Nhà nước tư sản là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng của xã hội tư sản, nó được xây dựng trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Vì vậy, xét về bản chất, Nhà nước tư sản, dù được tổ chức dưới hình thức nào (cộng hoà tổng thống hay cộng hoà đại nghị) đó vẫn

là kiểu nhà nước bóc lột và bao giờ cũng là công cụ bạo lực chủ yếu và trực tiếp của nền chuyên chính tư sản, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. V.I.Lê nin đã khẳng định: “Những hình thức của Nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một; chung quy lại thì tất cả những Nhà nước ấy, vô luận thế nào thì cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”. Ngày nay, trước những biến đổi mới của tình hình thời đại, Nhà nước tư sản đang có những biến đổi để thích nghi với điều kiện mới. Nhưng bản chất nà nước tư sản vẫn không thay đổi -

Vẫn là công cụ chuyên chính của giai cấp tư sản đối với quảng đại quần chúng nhân dân lao động, là công cụ trấn áp của thiểu số người bóc lột đối với đa số quần chúng bị bóc lột. Tóm lại, Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản, mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng gắn liền với bản chất giai cấp của mỗi kiểu nhà nước đó, nhưng cả ba điều là các kiểu nhà nước khác nhau của giai cấp thống trị bóc lột, chúng đều có chung bản chất – đều là “nhà nước theo nguyên nghĩa”.

Cả ba kiểu nhà nước đó đều được xây dựng trên cơ sở của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, và đều là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của các giai cấp thống trị bóc lột đối với đông đảo quyền chúng nhân dân lao động. Cuộc Cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân tiên phong dưới ngọn cờ Chủ nghĩa Mac – Lê nin thành công tháng 10/1917 đã đưa đến sự hình thành một kiểu nhà nước hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử loài người – Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

1.5.2.4. Kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một Nhà nước kiểu mới, đặc biệt của một xã hội mới, Nhà nước không còn nguyên nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời với một bản chất hoàn toàn mới mẻ đã tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn. Nhà nước XHCN cũng có những dấu hiệu đặc trưng cho nhà nước nói chung. Trước hết, đó là sự tồn tại của bộ máy đặc biệt để cưỡng chế, có một đội quan chuyên nghiệp để quản lý. Cũng có bộ máy của giai cấp thống trị nhưng có bản chất hoàn toàn khác hẳn với các kiểu nhà nước bóc lột, nó luôn là bộ máy chuyên chính của giai cấp vô sản,

là công cụ quyền lực của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác, là lực lượng chiếm đại đa số trong xã hội, được giai cấp nông dân và nhân dân lao động sử dụng để phục vụ cho đông đảo quyền chúng nhân dân lao động. Bởi vì, đó là kiểu nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập ra và mục tiêu tồn tại của nó là vì quyền lợi của nhân dân. Chức năng nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa: là bộ máy chuyên chính của giai cấp vô sản, được giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng để nhằm thực hiện mục tiêu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:

- Cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới với nền kinh tế mới, văn hoá mới và con người mới với tư tưởng tiến bộ và đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội, trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi thành viên, đồng thời giữ vững nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng là một chứ năng mới hết sức quan trọng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Chức năng đối ngoại của nhà nước XHCN hoàn toàn ưu việt hơn so với các Nhà nước trước đó. Với chức năng này, Nhà nước xã hội chủ nghĩa không những bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược của nước ngoài mà còn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác và còn luôn ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì hoà bình, thống nhất và độc lập dân tộc cũng như tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách và đường lối quốc tế vô sản cũng như chính sách nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 1.6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC 1.6.1. Khái niệm Hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước và những biện pháp để thực hiện quyền lực ấy. Nói cách khác, hình thức nhà nước phản ánh cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực của giai cấp thống trị. Về nguyên tắc, hình thức nhà nước bao giờ cũng phụ thuộc vào bản chất của Nhà nước. Tuy nhiên khi xác định cách thức tổ chức bộ máy quyền lực của mình, giai cấp thống trị không thể không quan tâm tới sự tác động của các yếu tố như tương quan giai cấp, hoàn cảnh địa lý, truyền thống dân tộc, các quan điểm pháp lý, thực trạng tình hình quốc tế.

Hình thức nhà nước có quan hệ chặt chẽ với kiểu nhà nước, trong đó, kiểu nhà nước là yếu tố quyết định hình thức nhà nước. Do vậy, cùng một hình thức nhà nước nhưng thuộc những kiểu nhà nước khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau. Ngoài ra, hình thức nhà nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: - Thứ nhất, phụ thuộc vào sự tương quan lực lượng giữa các giai cấp, kể cả sự ảnh hưởng của các thế lực chính trị bên ngoài.

VD: do sự thoả hiệp của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến mà trong một loạt nước sau Cáng mạng tư sản đã tồn tại hình thức Nhà nước Quân chủ lập hiến (như Nhật Bản, Anh, Hà Lan…) - Hai là, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của xã hội. - Ba là, phụ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, truyền thống dân tộc và bối cảnh quốc tế. VD: Hình thức Quân chủ lập hiến ở Campuchia, Úc,… hình thức Nhà nước liên bang Đức, Ấn Độ, Mỹ…

Trong lịch sử phát triển nhân loại kể từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đến nay đã tồn tại bốn kiểu quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng kinh tế) tương ứng với bốn kiểu kiến trúc thượng tầng (bốn kiểu nhà nước) - Chiếm hữu nô lệ - Nhà nước Chủ nô - Phong kiến – Nhà nước phong kiến - Tư bản chủ nghĩa – Nhà nước Tư sản - Xã hội chủ nghĩa – Nhà nước xã hội chủ nghĩa. 1.6.2. Các khía cạnh của hình thức nhà nước 1.6.2.1. Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, cơ cấu, trình tự thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, sự phân chia thẩm quyền giữa chúng và mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan đó với nhau và với nhân dân, cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào sự hình thành các cơ quan này. Hình thức chính thể bao gồm có 2 dạng cơ bản là: chính thể Quân chủ và chính thể Cộng hoà - Chính thể Quân chủ: quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay một người đứng đầu Nhà nước (đó là Vua, Hoàng đế, Quốc vương), theo nguyên tắc thừa kế (cha truyền con nối).

Hình thức chính thể quân chủ chia làm 2 loại: + Chính thể Quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu Nhà nước có quyền lực vô hạn. Điển hình chính là Nhà nước phong kiến phương Đông, nơi mà toàn bộ quyền lực thuộc về nhà Vua. Nhà Vua nắm cả quyền hành pháp lẫn quyền lập pháp và quyền ấy không hề bị giới hạn. + Chính thể Quân chủ hạn chế: Người đứng đầu Nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác. Ví dụ: Nghị viện trong Nhà nước tư sản và Hiến pháp do Nghị viện lập ra nhằm hạn chế một phần quyền lực nhà vua.

- Chính thể Cộng hoà: quyền lực tối cao của Nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện, các cơ quan này được bầu ra, hoạt động mang tính tập thể và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định (nhiệm kỳ) theo quy định của pháp luật. Chính thể cộng hoà chia thành 2 hình thức: Cộng hoà quý tộc và Cộng hoà dân chủ + Chính thể công hoà quý tộc: quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước được pháp luật chỉ dành riêng cho các tầng lớp quý tộc.

Chính thể Cộng hoà dân chủ: quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện quyền lực nhà nước được pháp luật quy định cho tất các các tầng lớp nhân dân (thông qua phổ thông đầu phiếu cho toàn dân). Nhà nước tư bản chủ nghĩa thì Chính thể được chia làm hai dạng: Cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống. Nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thức chính thể phổ biến là Cộng hoà dân chủ, đặc trưng cơ bản là sự tham gia rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện quyền lực của mình và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan đó.

1.6.2.2. Hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước được hiểu là cơ cấu hành chính – lãnh thổ của Nhà nước, là sự tổ chức Nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, đồng thời xác định mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương trong hoạt động quản lý và điều hành xã hội, tạo nên chế độ chính trị. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước điển hình gồm: Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang.

- Nhà nước đơn nhất là Nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, mà trong đó hệ thống quyền lực nhà nước được đảm bảo tập trung, thống nhất bằng cách tổ chức một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Các địa phương được tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ như tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Các đơn vị hành chính – lãnh thổ không có yếu tố chủ quyền như một Nhà nước riêng. Nhà nước đơn nhất chỉ có những cơ quan quyền lực, quản lý, xét xử tối cao chung, một Hiến pháp và một hệ thống pháp luật chung cả nước.

- Nhà nước liên bang là Nhà nước được hình thành trên cơ sở do hai hay nhiều Nhà nước thành viên hợp lại với nhau. Trong đó, Nhà nước liên bàng có chủ quyền quốc gia chung, đồng thời mỗi nước thành viên có chủ quyền quốc gia riêng. Trong Nhà nước liên bang luôn tồn tại 2 hệ thống cơ quan quyền lực và luật pháp • Hệ thống cơ quan quyền lực và luật pháp chung cho toàn Liên bang; (chung, cao nhất) • Hệ thống cơ quan quyền lực và luật pháp của từng Bang hay từng nước thành viên.

Ngoài ra, còn có một hình thức cấu trúc nhà nước là Nhà nước liên minh, gọi là Nhà nước liên bang không chặt chẽ, trong đó, mối liên hệ giữa các cơ quan tối cao của Nhà nước liên minh với các nhà nước thành viên lỏng lẻo hơn. Chủ quyền của các nước thành viên trong Nhà nước liên minh cũng lớn hơn nhiều so với chủ quyền của Nhà nước thành viên trong Nhà nước liên bang. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời các quốc gia nhằm thực hiện một số nhiệm vụ và mục đích tự giải tán hoặc  phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Mỹ (17761787)

1.6.2.3. Chế độ chính trị Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp, phương tiện mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị quan hệ mật thiết với đời sống chính trị của xã hội nói chung và vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức nhà nước (hình thức chính). Chế độ chính trị thể hiện cụ thể là: - Ai thực hiện quyền lực? - Thực hiện quyền lực bằng cách nào? - Ai có quyền quyết định tối cao về mặt Nhà nước?

Nhân tố quan trọng trong khái niệm chế độ chính trị là phương pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền. Những phương pháp đó, trước hết có quan hệ phụ thuộc rất chặt chẽ và xuất phát từ bản chất của Nhà nước, nội dung hoạt động của Nhà nước, đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của mỗi giai đoạn lịch sử ở mỗi quốc gia cụ thể. Trong lịch sử xã hội có giai cấp, chế độ chính trị của Nhà nước có hai loại chính: - Chế độ phản dân chủ: tính độc tài, cực quyền: chủ nô, phong kiến, phát xít.. - Chế độ dân chủ: dân chủ rộng rãi, trực tiếp, đại diện…

Theo Lê nin: chế độ dân chủ khi thực hiện quyền lực nhà nước phải có sự tham gia của nhân dân, thể hiện ý chí của mình thông qua các cơ quan do mình bầu ra, có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhưng không phải bất cứ ở đâu dân chủ cũng theo đúng nghĩa của nó của nó. Dân chủ có các hình thức: trực tiếp và đại diện + Dân chủ trực tiếp: sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào giải quyết những vấn đề của nhà nước (bỏ phiếu toàn dân, trưng cầu dân ý). + Dân chủ đại diện: thông qua các cơ quan đại diện: Quốc hội, Nghị viện do nhân dân bầu ra.

Tóm lại, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. Các hình thức nhà nước trong lịch sự rất đa dạng và điều đó được lý giải bởi hàng loạt các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, trong đó vai trò quyết định quy cho cùng là điều kiện kinh tế.

1.7. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Bộ máy được hiểu là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước trung ương đến địa phương. Những cơ quan này được thành lập, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất để nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của nhà nước theo quy định của pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành và do bản chất nhà nước quy định. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước do bộ máy nhà nước thực hiện. Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với phạm vi quyền hạn của mình.

Bộ máy nhà nước thuộc các kiểu nhà nước khác nhau được tổ chức theo những nguyên tắc khác nhau. - Bộ máy nhà nước tư sản: tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. - Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa: tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch và phối hợp, chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các hệ thống bộ máy nhà nước tổ chức tiêu biểu: - Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp: Quốc hội, HĐND, Th, Hạ viện.

- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan Hành pháp): Chính phủ, UBND các cấp, các Bang, tiểu bang. - Hệ thống các cơ quan kiểm sát, xét xử (Cơ quan Tư pháp): Toà án, VKS, Thanh tra và Nội vụ. Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ máy nhà nước của các quốc gia cũng như chức năng, thẩm quyền và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống bộ máy nhà nước luôn được xác định trong Hiến pháp của các quốc gia và trong một số đạo lực riêng biệt.

1.8. NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM 1.8.1. Sự ra đời của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Từ cuối TK 19, nước Việt Nam bị đặt dưới ách cai trị của thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa, tiếp đến là các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, cuộc vận động cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng đã nổ ra nhưng đều bị thất bại. Cũng vào thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc tìm đến Chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập với một mục đích cơ bản: lật đổ ách thống trị thực dân, phong kiến xây dựng một Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Tháng 8 năm 1945: Cách mạng tháng Tám thành công và lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 4/1975: thống nhất đất nước. 1.8.2. Bản chất nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế và đặc điểm quyền lực trong Chủ nghĩa

xã hội quyết định. Cơ sở kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay là tổng thể các quan hệ sản xuất được hình thành dựa trên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa dướisự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân lãnh đạo nhà nước để thực hiện những lợi ích của giai cấp mình và đồng thời đem lại lợi ích cho tất cả giai cấp, tầng lớp lao động khác trong xã hội. Do đó, có thể nói Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của toàn thể nhân dân lao động.

• Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Tính nhân dân và quyền lực nhân dân là cơ bản, xuyên suốt cả quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của nó, thể hiện trong mọi hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. * Bản chất Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua các đặc điểm:

1. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, địa vị cao nhất là dân, nhân dân làm chủ đất nước. Nhân dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người chủ nhà nước. Nhà nước do nhân dân làm chủ cũng có nghĩa là nhân dân có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân. Nhà nước thực hiện quản lý các mặt của đời sống xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng”. “Cộng đồng vì mỗi người, mỗi người vì cộng đồng”.

2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, là công cụ bảo đảm thực hiện việc thống nhất quản lý các mặt đời sống xã hội. Nhà nước ta coi việc tổ chức quản lý các mặt đời sống xã hội là nhiệm vụ cơ bản, cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn của chế độ sau khi hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. 3. Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc Việt Nam, biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc.

4. Nhà nước ta là một thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nhà nước ta đang thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, trước hết là lĩnh vực kinh tế, xã hội. - Thừa nhận nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Giải quyết các vấn đề xã hội: giáo dục, y tế, văn hoá… - Các chính sách xã hội thể hiện bản chất nhân đạo của nền dân chủ mà Nhà nước đang thực hiện.

5. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không phủ nhận các biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích Nhà nước, tập thể và công dân. 6. Bản chất Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện trong chính sách đối ngoại. “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” Tóm lại, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỹ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích tổ quốc, của nhân dân.

1.8.3. Hình thức Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Việt Nam Hình thức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị 1. Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hình thành trên nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực thông qua cơ quan đại diện quyền lực của mình. Cơ quan quyền lực cao nhất của quyền lực nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ (5 năm).

2. Hình thức cấu trúc: Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất. Điều đó được quy định bởi các yếu tố như truyền thống, đặc điểm dân tộc, điều kiện lịch sử,… 3. Chế độ chính trị: mang tính dân chủ, thể hiện và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân, những phương thức và phương pháp thực hiện quyền lực của Nhà nước ta chủ yếu là giáo dục, thuyết phục, lôi cuốn nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xử lý nghiêm minh mọi sự vi phạm pháp luật nhà nước.

1.8.4. Chức năng cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa quyết định các chức năng cơ bản của mình. Tính đa dạng, phức tạp của nội dung, nhiệm vụ của các giai đoạn cách mạng được phản ánh ở chức năng nhà nước, ở các giai đoạn khác nhau thì nội dung của từng chức năng có thể khác nhau. 1. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế Để thực hiện chức năng này đòi hỏi Nhà nước phải nhận thức đúng đắn các vấn đề có tính quy luật khách quan của nền sản xuất xã hội

và nền kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng chiến lược đúng đắn, có hình thức, bước đi thích hợp và trên cơ sở đó tạo dựng cơ chế quản lý hợp lý và bộ máy quản lý phù hợp với đội ngũ cán bộ có năng lực quan lý, thạo kinh doanh. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước ta nhằm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau: - Tạo lập, bảo đảm sự ổn định và môi trường lành mạnh, xây dựng và bảo đảm các điều kiện chính trị, pháp luật, tổ chức để giải phóng sức sản xuất, tạo ra bình đẳng và khả năng phát triển các thàn phần kinh tế quốc dân.

- Củng cố, phát triển các hình thức sở hữu với chủ trương giữ vững vai trò chủ đạo của sở hữu nhà nước và tập thể. - Tạo tiền đề và bảo đảm các điều kiện để mọi thành thành phần kinh tế thuộc tất cả các thành phần vươn ra ngoài thị trường ngoài nước ttham gia có hiệu quả vào sự hợp tác kinh tế quốc tế. Các nội dung quản lý kinh tế: - Xây dựng chiến lược, chương trình phát triển kinh tế làm định hướng cho nền kinh tế quốc dân phát triển trong điều kiện thị trường. - Xây dựng, thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp, chính sách đầu tư hợp lý.

- Áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, chống độc quyền, làm hàng giả, buôn lâu, tham nhũng… - Phương pháp quản lý kinh tế chủ yếu là các biện pháp kinh tế và được thực hiện bằng pháp luật. Đồng thời, kết hợp các biện pháp hành chính, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong kinh doanh. - Đổi mới tổ chức quản lý đối với các loại doanh nghiệp quốc doanh. 2. Chức năng tổ chức và quản lý về VH-XH Nội dung:

- Chức năng xã hội: + Giáo dục đào tạo là quốc sách. + Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt. + Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. + Tạo điều kiện mỗi công dân có năng lực lao động thực hiện được quyền làm việc. + Xây dựng và thực hiện chính sách thu hợp lý. + Chính sách giúp đỡ người về hưu, người già yếu cô đơn, giải quyết các vấn đề xã hội… 3. Chức năng đảm bảo sự ổn định an ninh – chính trị, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

1.4.3. Chức năng đối ngoại a. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN b. Thiết lập, củng cố và phát triển các mối quan hệ và hợp tác với tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. c. Ủng hộ và tham gia vào cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

1.8.4.3. Những hình thức và phương pháp chủ yếu thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước CHXHCNVN 1. Những hình thức thực hiện chức năng của Nhà nước CHXHCNVN a. Hình thức pháp lý Là những hình thức hoạt động hàng đầu để thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước, do các cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành: - Hoạt động lập pháp: hoạt động làm luật, nghĩa là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức các đạo luật, bộ luật. Điều 69: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

- Hoạt động thi hành pháp luật: là hoạt động chấp hành và điều hành do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành hàng ngày trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực dưới luật (lập quy) và các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó. Thông qua hình thức hoạt động này, hình thành và thực hiện các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và mọi công dân trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trật tự xã hội được xác lập và củng cố.

- Hoạt động bảo vệ pháp luật: là hoạt động áp dụng pháp luật nhằm định ra các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tội phạm, giải quyết các tranh chấp dân sự theo trình tự luật định. b. Những hình thức mang tính chất tổ chức Hình thức tổ chức được thực hiện trong khuôn khổ và trên cơ sở các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những hình thức tổ chức thực hiện chức năng của Nhà nước thể hiện trong hoạt động chủ yếu như chuẩn bị kỳ họp của Quốc hội và HĐND các cấp, các cuộc họp của hệ thống cơ quan nhà nước: tài chính, thống kê…

2. Các phương pháp thực hiện chức năng a. Phương pháp giáo dục thuyết phục Nhà nước coi việc giáo dục thuyết phục là một phương pháp tổ chức động viên các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân thực hiện những nhiệm vụ của mình: nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác tiến hành các hoạt động với tinh thần chủ động công việc. b. Phương pháp cưỡng chế Phương cưỡng chế áp dụng trong trường hợp cần thiết khi có sự lẩn tránh hoặc vi phạm pháp luật, cố trình trốn tránh nghĩa vụ…

1.8.5. Bộ máy Nhà nước CHXHCNVN 1.8.5.1. Tổ chức bộ máy Nhà nước Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức quyền lực của nhân dân đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Do vậy, Nhà nước CHXHCNVN vừa là một bộ máy quản lý hành chính vừa là một bộ lý quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội. lập ra hệ thống các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này có cơ cấu và phương thức hoạt động phù hợp với nội dung và tính chất của các

chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao cho. Được trao thẩm quyền, quyền hạn tương ứng và hoạt động trong phạm vị thẩm quyền do pháp luật quy định. Dù có sự khác nhau về cơ cấu tổ chức và phương thực hoạt động, nhưng tất cả các cơ quan nhà nước đều có cùng một mục đích chung là thực hiện các chức năng và nhiệm vụ. Các cơ quan nhà nước là những thiết chế chủ yếu hợp thành bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành cơ chế đồng bộ.

Đặc điểm: - Nhà nước bảo đảm sự tập trung thống nhất quyền lực. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện (cơ quan quyền lực cao nhất). Các cơ quan khác của Nhà nước đều bắt nguồn tư cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực. - Bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công rành mạch giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Chính là sự phân công lao động quyền lực hợp lý tránh tình trạng lẫn lộn, chồng chéo giữa thẩm quyền, làm suy yếu quyền lực tập trung cũng như chức năng quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy nhà nướcgọi là kỹ thuật tổ chức bộ máy trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Bộ máy nhà nước có chức năng thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện chức năng này, Nhà nước thiết lập ra các cơ quan nhà nước: cơ quan cưỡng chế, cơ quan kinh tế, cơ quan quản lý về tinh thần, tư tưởng và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

1.8.5.2. Những nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN Là những nguyên lý chỉ đạo, xuyên suốt trong việc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương, xuất phát từ bản chất của Nhà nước. Việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm giữ vững bản chất của nhà nước XHCN, giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia quản lý công việc của nhà nước, thể hiện: + Đảng đề ra đường lối, chính trị, chủ trương chính sách lớn cho hoạt động của Nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước, lãnh đạo nhà nước thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật.

+ Đảng thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan nhà nước hoạt động theo đúng đường lối do Đảng đề ra; giới thiệu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, uy tín để đảm nhận các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. + Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các tổ chức đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. 2. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước.

• Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.” Nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp tham gia làm việc trong cơ quan Nhà nước, bầu các đại diện của mình vào các cơ quan nhà nước, tham gia trưng cầu dân ý, thảo luận các dự án luật, văn kiện…

3. Nguyên tắc dân chủ Điều 8 HP 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” Là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ rộng rãi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước. Đặc điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ: - Tất cả cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- Cấp dưới phải phục tùng cấp trên, toàn quốc phải phục tùng trung ương, các quyết định của cấp trên có giá trị bắt buộc đối với cấp dưới. - Các quyết định của cấp trên khi thông qua có sự tham khảo ý kiến của cấp dưới và các đơn vị liên quan. - Trong khi thực hiện các quyết định của cấp trên, cấp dưới có quyền phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể. - Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt phục vụ tốt cho công tác kiểm tra hoạt động của cấp dưới trong khi thi hành nhiệm vụ.

4. Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa Điều 8 HP 2013:“Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” Đòi hỏi có sự tôn trọng triệt để PL trong việc tổ chức và hoạt động của tất cả các khâu trong bộ máy nhà nước. Việc tổ chức và hoạt động của BMNN phải tuân theo đúng quy định của PL. Đòi hỏi tăng cường công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, viên chức nhà nước và xử lý công minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, bộ máy còn được tổ chức và hoạt động theo một số nguyên tắc khác như nguyên tắc kế hoạch hoá, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc. 1.8.5.3. Bộ máy nhà nước CHXHCNVN - Các cơ quan đại diện; - Nguyên thủ quốc gia; - Các cơ quan hành chính; - Các cơ quan xét xử; - Các cơ quan kiểm sát.

1. Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Trong đó, tập trung những đại biễu ưu tú do dân bầu ra thông qua phổ thông đầu phiếu. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động công dân.

Điều 69 • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

2. Chủ tịch nước (Nguyên thủ quốc gia) Điều 86 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Điều 88 Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh 2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công bố quyết định đại xá; 4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam; 5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức CT. Hội đồng quốc phòng và an ninh 6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài;

3. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Điều 94 CP là cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH. CP chịu trách nhiệm trước Qh và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTVQH, CT nước. Điều 95 Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao;

3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ. 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

4. Tổ chức hệ thống chính quyền địa phương Nhà nước Việt Nam phân chia các đơn vị hành chính lãnh thổ thành 4 cấp: - Cấp trung ương; - Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Cấp xã, phường, thị trấn. Chính quyền địa phương ở nước ta được định nghĩa là một đơn vị hành chính: - HĐND do nhân dân địa phương bầu ra; Đ113 - UBND do HĐND bầu ra; Đ 114 - Có ngân sách địa phương.

5. Toà án nhân dân Điều 102 HP 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 103 1. Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. 3. TAND xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, TAND có thể xét xử kín. 4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. 6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. 7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

Điều 31 HP2013 1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. Điều 72 HP1992 “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”

6. Viện Kiểm sát nhân dân Điều 107 1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. 2. VKSND gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định. 3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Công tố là chức năng đặc biệt và quyền năng riêng có của Viện Kiểm sát nhân dân, là cơ quan đại diện cho xã hội và công quyền trong công cuộc bảo vệ trật tự công cộng, phát triển và điều tra tội phạm, đưa ra truy tố, xét xử trước Toà án. Điều 108 HP 2013 1. Nhiệm kỳ của VT VKSNDTC theo nhiệm kỳ của QH. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của VT các VKSND khác và của KSV do luật định. 2. Viện trưởng VTVKSNDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH; trong thời gian QH không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH, CT nước.

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT 2.1. Nguồn gốc ra đời của pháp luật Pháp luật được hình thành bằng hai con đường: - Nhà nước công nhận các quy phạm xã hội – phong tục tập quán sẵn có và chuyển hoá chúng thành pháp luật; - Bằng hoạt động sáng tạo pháp luật của Nhà nước – Nhà nước đặt ra quy phạm mới thể hiện trong các văn bản chính thức của Nhà nước, đó là các văn bản quy phạm pháp luật.

Tóm lại: pháp luật cũng như Nhà nước, là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là những hiện tượng lịch sử xã hội, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, không tách rời Nhà nước, là công cụ thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

2.2. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT 2.2.1. Khái niệm pháp luật C.Mác: “pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị xã hội”.

Lê nin: “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị xã hội, nhưng phải dựa trên trình độ phát triển của nền kinh tế, nếu không thì ý chí ấy chỉ là ý chí suông mà thôi, hay là không khác nào quả đấm đấm vào không khí”. Suy ra: - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. - Pháp luật tổng hợp các quy phạm nằm trong hệ thống pháp luật của một nước do Nhà nước đặt ra và buộc mọi người phải tuân theo.

2.2.2. Những thuộc tính của pháp luật Là cái để phân biệt pháp luật với các hiện tượng xã hội khác. 1. Tính quy phạm phổ biến Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của Nhà nước được đề lên thành luật. Pháp luật làm cho ý chí này có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia. Chính quyền chính trị đem lại cho pháp luật tính quy phạm đặc biệt: tính quy phạm phổ biến, đưa nó vào những tầm mức cần thiết tuỳ theo nhu cầu của sự điều chỉnh pháp luật.

2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật trong những hình thức nhất định. Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật phải được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, khái quát trong các điều luật, trong một văn bản pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Tính chính xác chặt chẽ không chỉ về nội dung mà cả ở hình thức thể hiện câu chữ, văn phạm. Thể hiện qua: tên gọi, hình thức bên ngoài, thủ tục thầm quyền ban hành…

3. Tính cưỡng chế Nhà nước trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan tổ chức và công dân. Như vậy, pháp luật trở thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi cơ quan, tổ chức và công dân, không phân biệt địa vị, tài sản, chính kiến, chức vụ, nghề nghiệp… nhờ vào sức mạnh, quyền lực Nhà nước. Ở đâu pháp luật không được tuân thủ một cách tự giác thì ở đó mới cần đến cưỡng chế. Tính quyền lực Nhà nước là yếu tố không thể thiếu, bảo đảm cho pháp luật tôn trọng và thực hiện.

Lưu ý: Một khi pháp luật thể hiện càng đầy đủ nguyện vọng, ý chí, lợi ích của đông đảo nhân dân trong xã hội thì khi đó pháp luật sẽ được mọi người trong xã hội tôn trọng, tự giác thực hiện và khi đó sẽ không phải sự dụng biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Định nghĩa pháp luật: pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có trật tự và ổn định, pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội.

2.3. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT 2.3.1. Pháp luật luôn thể hiện tính giai cấp - Bản chất của pháp luật cũng giống như bản chất của Nhà nước, thể hiện trước hết là tính giai cấp của nó. Tính giai cấp của pháp luật biểu hiện ở chỗ pháp luật là những quy tắc phản ánh ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Do nằm trong tay quyền lực nhà nước, để duy trì và bảo vệ quyền lực của mình, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để thể chế hoá ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất thành ý chí của Nhà nước bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để buộc mọi người phải tuân theo.

Ph. Angnghen: “Pháp luật tư sản chẳng qua là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định”. + Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện qua mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý đồ của giai cấp thống trị, sự điều chỉnh này nhằm mục đích định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù hợp với ý muốn và lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị và quyền lực của giai cấp thống trị. PL là công cụ của g/c thống trị.

2.3.2. Pháp luật mang tính xã hội Pháp luật phải xuất phát từ điều kiện xã hội (trình độ phát triển của con người, trình độ phát triển kinh tế). Thông qua việc thi hành pháp luật, Nhà nước ghi nhận những cách xử sự hợp lý được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích chung, lợi ích phổ biến của số đông trong xã hội cũng như những cách xử sự nào mà xã hội không chấp nhận. Trên cơ sở đó, Nhà nước tiến hành sửa đổi những quy tắc đã ban hành, đồng thời thể chế hoá thành những quy phạm pháp luật mà xã hội đòi hỏi.

2.3.3. Pháp luật mang tính dân tộc Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, truyền thống đạo đức, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn minh, văn hoá riêng. Nếu pháp luật được ban hành không dựa trên cơ sở kết hợp ý chí của giai cấp thống trị với những giá trị dân tộc thì pháp luật ấy sẽ không thể phát huy đầy đủ sức mạnh hiệu lực của nó. 2.3.4. Pháp luật mang tính kế thừa Là hệ thống mở, sẵn sàng tiếp nhân, kế thừa những thành tựu của nền văn minh, văn hoá pháp lý của nhân loại để làm giàu cho mình, đó là sự kết hợp truyền thống với cái mới.

2.3.5. Pháp luật mang tính sáng tạo Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin: pháp luật là ý chí tích cực của con người, nó không chỉ phản ánh, ghi nhận thực tại khách quan của xã hội mà còn có khả năng sáng tạo ra xu thế phát triển mới của xã hội, thúc đẩy việc thiết lập các hình thức quan hệ xã hội mới và các mô hình tổ chức mới của đời sống xã hội. 2.4. HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT 2.4.1. Khái niệm

Hình thức của pháp luật là khái niệm dùng để thể hiện và xác định ranh giới tồn tại của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, đồng thời đó cũng là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Hình thức của pháp luật chỉ có giá trị thực tiễn khi nó có khả năng thể hiện, phản ánh được nội dung và các thuộc tính của pháp luật, “bản chất bên trong” của pháp luật. Gồm: - Hình thức bên trong; - Hình thức bên ngoài.

2.4.2. Hình thức pháp luật bên trong Hình thức bên trong của pháp luật được xem xét dưới các yếu tố cấu thành của hệ thống pháp luật, bao gồm: các nguyên tắc chung của pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật. - Các nguyên tắc chung của pháp luật: được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; dân chủ, công khai; bác ái… - Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định với những phương pháp điều chỉnh

nhất định. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh là hai cơ sở để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác. Trong đó, đối tượng điều chỉnh tức lĩnh vực quan hệ xã hội giữ vai trò chủ đạo. - Chế định pháp luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong cùng một ngành luật. Ví dụ: Luật Dân sự có các chế định quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền tác giả… - Quy phạm pháp luật: là một bộ phận cấu thành nhỏ nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa thừa nhận. Quy tắc xử sự chung có nghĩa là quy tắc xử sự cho tất cả các chủ thể pháp luật gồm: các công dân, các cơ quan, các tổ chức. 2.4.3. Hình thức bên ngoài của pháp luật Hình thức bên ngoài của pháp luật là sự thể hiện ra bên ngoài của pháp luật, còn được gọi là nguồn của pháp luật. Hình thức pháp luật quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Nhà nước trong việc đưa ý chí của mình thành pháp luật. (gồm thừa nhận và sáng tạo)

Dựa vào phương thức thể hiện ý chí của Nhà nước thành pháp luật, có 3 hình thức cơ bản của pháp luật là: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật, những nguyên tắc của tôn giáo (chẳng hạn pháp luật Hồi giáo). Có nước còn quan niệm cả tư tưởng, học thuyết khoa học pháp lý cũng có giá trị và được áp dụng như pháp luật. - Tập quán pháp là những tập quán chứa đựng các quy tắc xử sự được hình thành và lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được Nhà nước thừa nhận, chúng trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Tiền lệ pháp là các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử được Nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự. Ở một số quốc gia, các quyết định, các văn bản của Toà án tối cao về những vụ việc mà sự áp dụng pháp luật gặp khó khăn (do không có quy định pháp luật hoặc các quy định pháp luật đã quá lạc hậu) đã trở thành khuôn mẫu để các Toà án giải quyết các vụ việc tương tự sau đó, các quyết định, các bản án đó chính là án lệ. Đây là một nguồn quan trọng của pháp luật.

- Văn bản quy phạm pháp luật, là văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành, trong đó quy định những quy tắc xử sự chung. Có nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật (nhìn chung): Văn bản luật và văn bản dưới luật. + Hệ thống pháp luật lớn trên thế giới: hệ thống pháp luật lục địa, hệ thống pháp luật Anh, Mỹ; hệ thống pháp luật tôn giáo. + Kinh Cora được coi như một loại nguồn chủ yếu của pháp luật. Toà án có thể sử dụng kinh Cora như pháp luật hay pháp luật để xét xử.

Ở Việt Nam, về nhận thức lý luận không coi “tập quán pháp” là nguồn của pháp luật và không được Nhà nước thừa nhận, do đó, các cơ quan nhà nước không được sử dụng các tuc lệ ở các địa phương, của các dân tộc khác nhau để giải quyết các vụ việc trong đời sống xã hội. 2.5. QUAN HỆ GiỮA PHÁP LuẬT VÀ CÁC HiỆN TƯỢNG XÃ HỘI KHÁC. Pháp luật có quan hệ chặt chẽ và biện chứng với các hiện tượng xã hội khác: chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức và tôn giáo.

2.5.1. Quan hệ giữa pháp luật và chính trị Pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế, nhưng đó không phải là mối liên hệ trực tiếp mà là gián tiếp thông qua chính trị, vì pháp luật phản ánh các yêu cầu của kinh tế không phải một cách trực tiếp mà thông qua chính trị. Chính trị chính là biểu hiện tập trung của kinh tế trong mối quan hệ qua lại giữa các tầng lớp giai cấp, dân tộc, trong hoạt động của Nhà nước. Chính trị gắn với các lợi ích kinh tế, phản ánh nhanh hơn (so với pháp luật) các lợi ích kinh tế và nhu cầu phát triển của kinh tế. Pháp luật muốn phản ánh kính tế, tác động đến kinh tế phải tiếp thu các yếu tố của chính trị.

Mối liên hệ giữa Đảng cầm quyền và luật pháp của Nhà nước: - Đường lối chính trị của Đảng cầm quyền là linh hồn của pháp luật; có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật, tuyền truyền giáo dục pháp luật. - Pháp luật là phương tiện để cụ thể hoá và biến đường lối, chính sách của đảng cầm quyền thành hiện thực. - Pháp luật làm cho đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí chung, thành ý chí của Nhà nước.

2.5.2. Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế Pháp luật thuộc thiết chế của kiến trúc thượng tầng xã hội, do đó, pháp luật được sinh ra trên cơ sở hạ tầng, bị chi phối và quy định bởi cơ sở hạ tầng. Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế ở các mặt sau: - Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật. - Tính chất của các quan hệ kinh tế, của các cơ chế kinh tế quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật, phạm vi, đối tượng, mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật. - Các tổ chức thực thi và thiết chế pháp lý.

Tuy nhiên, pháp luật tác động trở lại kinh tế: - Tích cực: phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. - Tiêu cực: không phù hợp  kìm hãm sự phát triển của toàn bộ kinh tế hoặc một trong các yếu tố hợp thành của hệ thống kinh tế. 2.5.3. Quan hệ giữa pháp luật với Nhà nước Nhà nước và pháp luật là 2 yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước và pháp luật đều là phương tiện của quyền lực. Cả hai đều phụ thuộc lẫn nhau. Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

2.5.4. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức Vi phạm pháp luật có thể sẽ bị toà án xử phạt; Vi phạm đạo đức chỉ bị xã hội lên án. Vì vậy, pháp luật không những kế thừa mà còn tạo ra cách cư xử giữa người với người trên cơ sở đạo đức mới. Ngược lại, đạo đức là hàng rào ngăn cản một cách có hiệu nghiệm đối với những hành vi vi phạm pháp luật. 2.5.5. Quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo Tôn giáo là hiện tượng đã xuất hiện và tồn tại ở hầu hết các quốc gia. Pháp luật tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo.

2.6. KIỂU PHÁP LUẬT 2.6.1. Khái niệm kiểu pháp luật Pháp luật là một bộ phận quan trọng của thượng tầng kiến trúc, do cơ sở kinh tế quyết định. Vì vậy, muốn phân loại các kiểu pháp luật dựa vào 2 tiêu chuẩn sau: - 1. Pháp luật ra đời, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào do quan hệ sản xuất nào quyết định? - 2. Pháp luật ấy thể hiện tập trung ý chí của giai cấp nào và bảo vệ, củng cố những lợi ích nhất định của giai cấp, dân tộc nào?

Lịch sử: 4 kiểu cơ sở kinh tế: 4 kiểu pháp luật - Kiểu pháp luật chủ nô; - Kiểu pháp luật phong kiến; - Kiểu pháp luật tư sản; - Kiểu pháp luật XHCN. KN: kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội xác định. 2.6.2. Các kiểu pháp luật 1. Kiểu pháp luật chủ nô

Pháp luật chủ nô chủ yếu dựa trên cơ sở các tập quán và những quy định bằng miệng của giai cấp chủ nô. 2. Kiểu pháp luật phong kiến Dưới chế độ phong kiến, pháp luật đã thành văn, nhưng bản chất của giai cấp phong kiến vẫn là bóc lột nên pháp luật phong kiến cũng chỉ là pháp luật bóc lột. Pháp luật phong kiến lẫn lộn pháp luật với đạo đức, luân lý, coi đạo đức là pháp luật cho nên pháp luật phong kiến vô cùng hà khắc.

3. Pháp luật tư sản Hệ thống pháp luật rườm ra, hào nhoáng nhưng bản chất bóc lột không đổi, thậm chí tinh vi hơn các pháp luật trước đó. 4. Pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2.7. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.7.1. Nguồn gốc ra đời của pháp luật XHCN Cách mạng vô sản do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành dưới ngọn cờ của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Pháp luật XHCN thực sự trở thành ý chí của toàn dân mà cơ sở là liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

2.7.2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự (quy phạm) mang tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Đặc điểm cơ bản: - Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện nguyện vọng chung của mọi tầng lớp nhân dân, mang bản chất vì lợi ích của toàn thể nhân dân.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao và có quan hệ qua lại chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa được pháp điển hoá thành các đạo luật và phân chia thành các ngành luật, không công nhận tiền lệ, án lệ, tập tục là nguồn của pháp luật. - Pháp luật XHCN là hình thức nhận, phản ánh, củng cố dưới dạng các công thức, khuôn mẫu chính xác những đòi hỏi khách quan của xã hội. - Pháp luật XHCN có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.

-PLXHCN có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản. - PLXHCN còn mang tính xã hội. 2.7.3. Vai trò của pháp luật XHCN 1. Vai trò của PLXHCN đối với kinh tế Trong quan hệ với kinh tế vai trò chung nhất của pháp luật là sự biểu hiện về mặt pháp lý các quan hệ sản xuất thành một hệ thống các quan hệ pháp luật tạo nên trật tự pháp luật về kinh tế cho một Nhà nước.

2. Vai trò của pháp luật đối với xã hội Pháp luật là một trong những nhân tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn địh của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân và đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, bằng sự ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần và con người ủng hộ mà các thành viên của xã hội bằng phương tiện pháp luật có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Pháp luật quy định các điều kiện vật chất, tinh thần và trách nhiệm của Nhà nước trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, bổn phận công dân. Mặt khác, pháp luật còn quy định những biện pháp nhằm ngăn chặn, trừng trị những hành vi xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân. 3. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa đối với hệ thống chính trị - xã hội - Pháp luật là phương tiện để thể chể hoá đường lối, chính sách của Đảng.

- Pháp luật là công cụ quyền lực của quản lý Nhà nước. - Đối với Nhà nước, pháp luật là cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của chính sách là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân công dân, là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt của đời sống xã hội. - Đối với các tổ chức chính trị -xã hội, pháp luật là cơ sở pháp lý đảm bảo cho nhân dân tham gia vào quan lý nhà nước, quản lý xã họi thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của mình.

- Đối với toàn bộ hệ thống trị - xã hội, có thể xem pháp luật là phương tiện thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống, bảo đảm cho hoạt động của hệ thống. 4. Vai trò của pháp luật XHCN đối với đạo đức Các nguyên tắc căn bản của đạo đức được thể chế hoá thành các quy phạm phạm luật, hay nói cách khác giữa đạo đức và pháp luật có sự đan xen về mặt nội dung. 5. Vai trò của pháp luật XHCN đối với tư tưởng PL là phương tiện đăng tải thế giới quan, tư tưởng và các giá trị của nhân loại.

2.7.4. Chức năng của pháp luật XHCN Chức năng của pháp luật là phương diện, mặt tác động chủ yếu, đặc thù của pháp luật bằng con đường Nhà nước lên các quan hệ xã hội. Chức năng của pháp luật thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật. 1. Chức năng điều chỉnh Điều chỉnh pháp luật là hướng hoạt động của các tổ chức, tập thể và cá nhân theo quy định của Nhà nước, nhằm thực hiện các quy phạm pháp luật. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là quan hệ xã hội.

Các hình thức điều chỉnh: - Cho phép; - Ngăn cấm; - Gợi ý; - Quy định quyền và nghĩa vụ qua lại giữa chủ thể tham gia quan hệ xã hội. 2. Chức năng bảo vệ Chức năng bảo vệ của pháp luật bảo đảm cho các quan hệ xã hội đã được xác lập trong quản lý của Nhà nước không bị xâm hại bất luật từ hướng nào.

3. Chức năng giáo dục Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật lên ý thức và tâm lý con người, làm cho con người hành động phù hợp với các quy tắc xử sự được quy định trong pháp luật. 2.7.5. Giá trị xã hội của pháp luật XHCN 1. Khái niệm giá trị xã hội của pháp luật XHCN Giá trị xã hội của pháp luật là lợi ích của pháp luật đối với xã hội. Thông qua các chuẩn mực xã hội.

2. Các giá trị xã hội cơ bản của pháp luật XHCN Pháp luật với thuộc tính cơ bản là tính quy phạm đã được nhận thức sau khi đã vượt lên và bỏ đi tất cả những yếu tố ngẫu nhiệm giả tạo, nhất thời. Do đó, pháp luật là một đại lượng bằng nhau đối với những người khác nhau.

Chương 3: QUY PHẠM PHÁP LuẬT VÀ CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VN 3.1. KHÁI NiỆM VÀ ĐẶC ĐiỂM CỦA QPPL

3.1.1. Khái niệm QPPL Những quy tắc xử sự chung được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống được gọi là những quy phạm xã hội.

QPPL là quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung, được biểu thị bằng hình thức nhất định, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống, những quy tắc xử sự này chỉ ra quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. KN quy phạm pháp luật trong một mức độ nào đó trùng với khái niệm pháp luật, vì QPPL là tế bào tạo nên pháp luật, quy phạm pháp luật biểu hiện nội dung ý chí của pháp luật. Còn hình thức bên ngoài của pháp luật là phương thức biểu hiện nội dung của các QPPL (VB QPPL).

3.1.2. Đặc điểm của QPPL - QPPL chỉ do Nhà nước đặt ra hoặc phê chuẩn và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Nhà nước XHCN lập ra một hệ thống các cơ quan chuyên môn để bảo đảm cho pháp luật thực hiện chính xác, triệt để. - QPPL là quy tắc xử sự (quy tắc phổ biến của hành vi) mang tính bắt buộc chung, được hiểu là bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, khi nằm trong điều kiện và hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật đó quy định.

- QPPL được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống đến khi bị thay thế, hoặc huỷ bỏ, nghĩa là QPPL được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp, khi xuất hiện những hoàn cảnh điều kiện đã được nó dự liệu. - QPPL là quy tắc xử sự mà nội dung mỗi QPPL thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc (chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của các quan hệ xã hội). - QPPL vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp. - QPPL XHCN là quy định các quy tắc hành vi và được thể hiện dưới những hình thức xác định:

+ Quy phạm thành văn; + Nội dung của các QPPL được quy định và diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, chính xác và luôn được hiểu thống nhất một nghĩa. - QPPL XHCN có tính hệ thống. Tóm lại, QPPLXHCN là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước XHCN ban hành, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích xây dựng CNXH. 3.2. CƠ CẤU CỦA QPPL

Gồm 3 phần: giả định, quy định, chế tài - Người nào? Khi nào, trong hoàn cảnh, điều kiện nào? - Phải làm gì? Được làm gì? Làm như thế nào? - Hậu quả như thế nào nếu không làm đúng những quy định của Nhà nước đã nêu ở trên? 3.2.1. Giả định Giả định là phần nêu lên những hoàn cảnh, tình huống, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người có thể gặp phải và cần xử sự trước tình huống đó theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Khoản 1, điều 117 Bộ Luật Hình bị năm 1999 quy định: “Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm”. Gồm có giả định xác định, giả định xác định tương đối.

- Giả định xác định: là sự liệt kê một cách chính xác, rõ ràng các hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các mệnh lệnh của quy phạm đòi hỏi phải thực hiện. Ví dụ: Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

- Giả định xác định tương đối: cũng đề ra điều kiện môi trường tác động của quy phạm, nhưng chỉ hướng cho chủ thể áp dụng pháp luật khả năng giải quyết vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể có thể có mặt điều kiện đó hoặc vắng mặt nó. Phần giả định đòi hỏi tính chính xác đặt lên hàng đầu: tránh tình trạng mập mờ, khó hiểu. Ngoài ra, giả định phải dự kiến được tới mức cao nhất những điều kiện hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế.

• Ví dụ 1: khoản 1 Điều 87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”. Quy định này là một QPPL mà phần giả định của nó gồm các từ sau: “Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp”, vì nó dự kiến trước điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống. Đó là có những người được học đại học hoàn toàn bằng kinh phí đào tạo của Nhà nước và đã tốt nghiệp. Ngoài ra, phần giả định của quy phạm này còn gồm các từ trường hợp không chấp hành vì nó dự kiến trước điều kiện để áp dụng biện pháp tác động của Nhà nước - biện pháp trừng phạt của Nhà nước khi người tốt nghiệp đại học không chấp hành lệnh điều động của Nhà nước.

• Ví dụ 2: Khoản 1, Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS) quy định về Tội gây ô nhiễm môi trường như sau: “Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.

3.2.2. Quy định Quy định là phần nêu ra các quy tắc (cách) xử sự buộc mọi người phải tuân theo khi ở vào hoàn cảnh, tình huống, điều kiện đã nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật. - Quy phạm là mệnh lệnh của Nhà nước. - Là phần chủ yếu, là yếu tố trung tâm của QPPL. - Ngoài ra còn có những quy phạm có tính hướng dẫn để mọi người căn cứ vào đó mà thực hiện (tuỳ nghi). Căn cứ vào độ xác định của quy tắc hành vi: 3

VD: Khoản 3 Đ 15 HP 2013 quy định: “Công dân có trách nhiệm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội”.

- Quy định xác định: là quy định chỉ ra một cách chính xác, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện. - Quy định tuỳ nghi: quy định tương đối: có quyền lựa chọn một số trong các phương án của hành vi. - Quy định mẫu: quy định định nghĩa.

- Quy định dứt khoát: chỉ nêu 1 cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: K1 Đ17 LHNGĐ 2000: “Khi việc kết hôn trái luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng” - Quy định không dứt khoát: nêu hai hay nhiều cách xử sự và các chủ thể có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: K1 Đ124 BLDS 2005: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.

3.2.3. Chế tài Chế tài là một bộ phận của QPPL, nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở phần quy định. VD: K1 Đ 136 BLHS: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”

Chế tài là những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Nó biểu hiện thái độ của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Phân loại: 3.2.3.1. Căn cứ vào tính chất của những biện pháp mà Nhà nước tác động tới các chủ thể vi phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chúng: 4 loại 1. Chế tài hình sự: “cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù treo, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình” : do TAND ra bản án quy định.

Bên cạnh các hình phạt chính còn sử dụng hình phạt bổ sung: “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không sử dụng hình phạt chính” 2. Chế tài hành chính: bao gồm: “cảnh cáo, phạt tiền, tạm giam hành chính và các hình phạt như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm”, do UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn áp dụng. 3. Chế tài kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ lương, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác,…

4. Chế tài dân sự: “trách nhiệm vật chất, buộc thực hiện, bồi thường thiệt hại, không công nhận các khế ước, phạt bội ước”… do toà án quyết định. 3.2.3.2. Theo mức độ xác định của giả định và quy định: 3 loại: 1. Chế tài xác định tuyệt đối: là những biện pháp cố định của sự tác động. Đây là chế tài khá phổ biến, bởi vì nó hạn chế sự tuỳ tiện trong việc áp dụng chế tài của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

VD: Đ a K1 Đ 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2013: “Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi hành chính”. 2. Chế tài xác định tương đối: được hạn chế bằng các giới hạn cao và thấp. VD: K1Đ108 LHS 1999: “Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 30% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

3. Chế tài lựa chọn: là chế tài cho phép toà án hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn một trong số các biện pháp tác động trong nội dung của chế tài. 3.2.3.3. Theo tính chất của sự phản ứng đối với vi phạm: 3 loại 1.Chế tài hình phạt: là sự phản ứng gay gắt đối với hành vi chống đối pháp luật. Chế tài này thể hiệu biện pháp cưỡng chế tích cực, nhằm hướng hình phạt đến người vi phạm và giáo dục, cải tạo họ.

2. Chế tài khôi phục pháp luật: là sự phản ứng tích cực đối với hành vi chống đối pháp luật, nhưng hướng đến việc khôi phục trạng thái trước đây, phục hồi lại trật tự pháp luật. 3. Chế tài phủ nhận pháp luật: là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với việc thực hiện không đúng đắn các mệnh lệnh mang tính kỹ thuật – pháp luật. Chế tài này phản ánh việc không thừa nhận tính chất pháp luật của các quan hệ mới xuất hiện. Ví dụ: không thừa nhận một quan hệ hôn nhân thực tế nào đó mà không đăng ký kết hôn theo trật tự quy định của pháp luật.

3.2.4. Phương thức và đặc điểm thể hiện QPPL trong các điều luật của văn kiện QPPL - Phương thức thể hiện trực tiếp: tất cả các yếu tố cấu thành QPPL đều được thể hiện một cách trực tiếp trong điều luật của văn bản QPPL. - Phương thức thể hiện gián tiếp: (trích dẫn) không trình bày toàn bộ các yếu tố cấu thành QPPL trong một điều luật, mà được viện dẫn ở các điều luật khác nhau trong cùng một văn bản QPPL. Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. - Phương thức thể hiện mẫu: giống viện dẫn nhưng ở nhiều văn bản khác nhau.

• Ví dụ : Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình” và Điều 151 của BLHS quy định: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

• Điều 586 Luật Hồng Đức có ghi: “Trâu của 2 nhà đánh nhau, con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì 2 nhà cùng cày, trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng”. Trong đó: trâu của 2 nhà đánh nhau là giả định; con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì 2 nhà cùng cày là quy định; trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng là chế tài. • Hoặc, Điều 89: “Trước sau ngày hoàng đế lên ngôi một tháng, cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành việc tang, người nào phạm phải thì phạt 50 roi, biếm một tư”.

3.3. PHÂN LOẠI CÁC QPPL (XEM) 3.4. VĂN BẢN QPPL Ở VIỆT NAM 3.4.1. Khái niệm VBQPPL – sản phẩm của quá trình sáng tạo pháp luật – là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền ban hành theo những thủ tục, trình tự và hình thức do pháp luật quy định, trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định theo định hướng XHCN, được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của nó không phục thuộc vào sự áp dụng.

3.4.2. Đặc điểm của VBQPPL - Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo luật định; - Đề ra những quy tắc xử sự chung và bắt buộc mọi người phải tuân theo, Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế; - Được áp dụng nhiều lần đối với những trường hợp khi có sự kiện pháp lý liên quan xảy ra; - Sự thực hiện VBQPPL không làm chấm dứt hiệu lực của nó; - Tên gọi, hình thức, nội dung và trình tự ban hành các loại VBQPPL được quy định cụ thể.

3.4.3. Các loại VBQPPL ở Việt Nam 3.4.3.1. Văn bản luật Là văn bản QPPL do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đó là Quốc hội ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức được quy định trong pháp luật: Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về mặt pháp lý, văn bản luật có giá trị cao nhất, là cơ sở cho việc ban hành các văn bản dưới luật. Văn bản luật gồm có: Hiến pháp và Luật (đạo luật, bộ luật)

Điều 85 1. Luật, nghị quyết của QH phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; trường hợp làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. 2. Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh.

1. Hiến pháp Hiến pháp là văn bản luật có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản luật, là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản về: hình thức, bản chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và quy định những nguyên tắc về mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

2. Luật (bộ luật, đạo luật) Luật, đạo luật hay bộ luật cũng là văn bản QPPL do Quốc hội giao cho Chính phủ hoặc những cơ quan chuyên trách soạn thảo và trình Quốc hội thông qua bằng biểu quyết. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn sẽ được Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Đạo luật có giá trị pháp lý thứ hai sau Hiến pháp.(không được trái Hiến pháp). 3.4.3.2. Văn bản dưới luật Văn bản dưới luật được ban hành nhằm cụ thể hoá và hướng dẩn thực hiện những quy định trong các đạo luật.

Các loại văn bản dưới luật: 1.Pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH Các Pháp lệnh và Nghị quyết của UBTVQH là văn bản mang tính chất luật, có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp, các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội, nhưng lại có giá trị pháp lý cao nhất trong các văn bản dưới luật. 2. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước 3. Nghị định của Chính phủ; Quyết định,Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

+ Nghị định của Chính phủ: được ban hành để quy định chi tiết thi hành những văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nướcc; Quy định nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy trực thuộc Chính phủ và các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu càu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ TW đến cơ sở; quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. + Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của QH, Pháp lệnh… thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: được ban hành để hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. + Thông tư của Chánh án TANDTC: để quản lý các TAND địa phương và TA quân sự về tổ chức, quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án TANDTC. + Thông tư của VTVKSNDTC: quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VTVKSNDCC… +Văn bản QPPL liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

+ VBQPPL liên tịch giữa TANDTC với VTVKSNTC, giữa TANDTC, VTVKSNDTC với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ + Văn bản QPPL liên tích giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức Chính trị - Xã hội. 3.5. HIỆU LỰC CỦA VBQPPL - Thời gian; - Không gian; - Đối tượng điều chỉnh.

3.5.1. Hiệu lực về thời gian KN: Hiệu lực về thời gian của VBQPPL được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó. 1. Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL: a. Luật, NQ của QH, pháp lệnh, NQ của UBTVQH có hiệu lực từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp VB đó quy định ngày có hiệu lực. b. VBQPPL của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

c. VBQPPL của CP, TTgCP, BT, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, VTVKSNDTC và các VBQPPL liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại VB đó. Trừ các VB của CP, TTg CP quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực sớm hơn. 2. Hiệu lực trở về trước của VBQPPL a. Chỉ trong những trường hợp cần thiết, VBQPPL mới được quy định.

b. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau: - Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý. - Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. 3. Những trường hợp ngưng hiệu lực VBQPPL a. VBQPPL bị đình chỉ thi hành, thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc: + Không bị huỷ bỏ thì VB tiếp tục có hiệu lực; + Bị huỷ bỏ thì VB hết hiệu lực.

b. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của VB hoặt hết hiệu lực của VB phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ thi hành, quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c. Quyết định đình chỉ, quyết định xử lý VBQPPL của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Những trường hợp VBQPPL hết hiệu lực: a. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản đó.

b. Được thay thế bằng VB mới của chính cơ quan ban hành VB đó; c. Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d. Văn bản quy định chi tiết,hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của VBQPPL mới. 3.5.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng VBQPPL có hiệu lực trên phạm vi cả nước hoặc phạm vi lãnh thổ nhất định (hiệu lực theo lãnh thổ) đối với mọi chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định (theo đối tượng)

1. VBQPPL của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trừ trường hợp văn bản có quy định khác. 2. VBQPPL của HĐND, UBND có hiệu lực trong phạm vi địa phương. 3. VBQPPL có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3.5.3. Áp dụng VBQPPL 1. VBQPPL được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. VBQPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó có hiệu lực. 2. Trong trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 3. Trong trường hợp các VBQPPL về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

4. Trường hợp VBQPPL mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới.

Chương 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT 4.1. KHÁI NIỆM Chỉ những quan hệ xã hội mà phát sinh, tồn tại, thay đổi và chấm dứt do các quy phạm pháp luật quy định mới gọi là quan hệ pháp luật. 4.1.1. Đặc tính của quan hệ pháp luật 1. Quan hệ pháp luật được quy định bởi cơ sở kinh tế của xã hội “Kiểu quan hệ sản xuất nhất định sẽ sản sinh ra kiểu quan hệ pháp luật tương ứng với nó”.

C.Mac: “không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần con người để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ trong những điều kiện sinh hoạt vật chất”. 2.Quan hệ pháp luật mang tính ý chí và tư tưởng - Quan hệ pháp luật được hình thành, thay đổi hay chấm dứt dựa trên cơ sở QPPL mà nội dung QPPL phản ánh ý chí của Nhà nước. Chỉ những quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bởi ít nhất một QPPL mới được xem là QHPL.

Cũng có những quan hệ pháp luật hình thành nhưng pháp luật chưa đề cập hoặc không đề cậpkhông là quan hệ pháp luật (chơi hụi). - Những bên quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của mình khi thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trong khuôn khổ ý chí của nhà nước (kết hôn, hợp đồng). - Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt do có sự kiện pháp lý với tư cách là hành vi có ý chí của con người. Kết luận: QHPL là quan hệ mang tính ý chí, tư tưởng, nó thể hiện hoạt động có ý chí của con người.

3. Quan hệ pháp luật được hình thành do tác động điều chỉnh của QPPL Chỉ trong quan hệ pháp luật thì mỗi bên tham gia có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, mà việc thực hiện chúng được Nhà nước đảm bảo bằng sự cưỡng chế. 4. Quan hệ pháp luật thể hiện mối liên hệ về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa những bên tham gia quan hệ đó QHPL xuất hiện trên cơ sở QPPL. Chỉ thông qua QPPL mà quan hệ pháp luật được hình thành và ngược lại QHPL trở thành phương tiện để chuyển hoá, để biến quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên chủ thể thành hiện thực.

5. Quan hệ pháp luật có tính xác định Quan hệ pháp luật có tính xác định, cụ thể vì nó chỉ xuất hiện trên cơ sở QPPL, khi có những sự kiện pháp lý nhất định và những chủ thể pháp luật nhất định tham gia.Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức cụ thể. 6. Quan hệ pháp luật được Nhà nước đảm bảo và bảo vệ Trong quan hệ pháp luật xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc ngăn cản sự thực hiện quyền chủ thể cơ quan chức năng của Nhà nước bảo đảm thực hiện những yêu cầu của PL và bảo vệ PL.

4.1.2. Phân loại các QHPL - Phân loại các quan hệ pháp luật tương ứng với các ngành luật: luật hành chính, dân sự… - Căn cứ vào cách xác định quyền và nghĩa vụ giữa những bên tham gia: QH pháp luật đơn giản (1 bên có quyền và bên kia có nghĩa vụ), QHPL phức tạp (mỗi bên tham gia vừa có quyền và có nghĩa vụ). - Theo đặc trưng của sự tác động: +QHPL điều chỉnh: là tổ chức, triển khai, củng cố các quan hệ xã hội bằng cách trực tiếp điều chỉnh chúng.

+ QHPL bảo vệ: phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật. - Tính chất của những nghĩa vụ trao cho các bên tham gia: + Quan hệ pháp luật tích cực; + Quan hệ pháp luật thụ động. 4.2. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT - Chủ thể; - Quyền và nghĩa vụ (nội dung của QHPL); - Khách thể.  Có sự xuất hiện của sự kiện pháp lý.

4.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật Muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì trước hết phải là chủ thể pháp luật. Chủ thể pháp luật có thuộc tính đặc biệt do nhà nước trao cho là năng lực chủ thể tức là khả năng trở thành chủ thể quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm: - Năng lực pháp luật; - Năng lực hành vi.

- Năng lực pháp luật của chủ thể: là những khả năng của chủ thể được hưởng các quyền và phải gánh vác các nghĩa vụ mà Nhà nước quy định cho các chủ thể pháp luật trước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Đó là toàn bộ những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chủ thể có thể có được theo quy định của pháp luật. - Năng lực hành vi của chủ thể: là khả năng của chủ thể được Nhà nước thừa nhận, bằng chính các hành vi của mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý một cách độc lập, đồng thời tự mình gánh chịu hậu quả pháp lý.

Chủ thể pháp luật mà chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật tức là không thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật cụ thể Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của con người mà xuất hiện trên cơ sở pháp luật mỗi Nhà nước, phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Chủ thể của quan hệ pháp luật: cá nhân hoặc tổ chức. Điều 84- 99 Luật Dân sự 2005.

4.2.1.1. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật Muốn được hưởng tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, đòi hỏi cá nhân phải có năng lực chủ thể. Theo HP 2013, chủ thể pháp luật là tất cả các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể pháp luật, đó là những công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam. Năng lực chủ thể của công dân xuất hiện từ lúc sinh ra, vì thời điểm đó họ được công nhận là chủ thể của pháp luật.

Năng lực pháp luật của công dân xuất hiện từ lúc sinh ra như lĩnh vực quan hệ dân sự. VD: Đ 33 HP 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm”. Năng lực hành vi xuất hiện dần từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi: năng lực hành vi đầy đủ. Tuy nhiên, năng lực hành vi còn phụ thuộc vào sức khoẻ, trình độ.... Hạn chế: người tâm thần, người mắc bệnh truyền nhiễm, người phạm tội… Khác với năng lực pháp luật, năng lực hạnh vi chỉ xuất hiện khi công dân đã đạt đến những độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định (cần giám hộ).

Việc xuất hiện năng lực hành vi ở các chủ thể của mỗi loại quan hệ pháp luật khác nhau, phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Ví dụ: đủ 18 tuổi có năng lực hành vi đầy đủ. Tuy nhiên, nam chưa tham gia được quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình. Tổng thể những quyền tự do và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật tạo thành địa vị pháp lý của công dân trong xã hội (quy chế pháp lý của công dân). Cá nhân khi trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật được gọi là Thể nhân.

Người nước ngoài và người không có quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực: bị hạn chế. 4.2.1.2. Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật Trong nhiều quan hệ pháp luật, pháp nhân giữ vai trò là chủ thể. Với tư cách là một chủ thể, pháp nhân phải hội đủ những điều kiện do pháp luật quy định.

Các loại pháp nhân (điều 100 LDS) 1.Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. 3. Tổ chức kinh tế. 4. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. 5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 6. Tổ chức khác được quy định tại điều 84 LDS.

Pháp nhân (điều 84) Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thõa mãn các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. 3.Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự mình chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

Năng lực dân sự của pháp nhân (điều 86 LDS) 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. 2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. 3. Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân dân pháp nhân trong các quan hệ dân sự.

Cũng như cá nhân, không phải pháp nhân nào cũng có đủ tư cách làm chủ thể trong tất cả các quan hệ pháp luật. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và nội dung của mình, mỗi nhóm quan hệ pháp luật chỉ thừa nhận một số chủ thể nhất định. Ví dụ: Pháp nhân không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ hôn nhân gia đình. Ngoài thể nhân và pháp nhân còn có một số chủ thể khác: Hộ gia đình, Tổ hợp tác… (không phải là pháp nhân).

4.2.1.3. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp nhân Nhà nước là chủ thể của quan hệ Luật Quốc tế đồng thời cũng là chủ thể của ngành Luật Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước là chủ sở hữu tối cao và duy nhất đối với đất đai, lòng đất, rừng và một vài khách thể khác. Nhà nước trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật: phát hành trái phiếu quốc gia, thừa kế, công nợ… Nhà nước là chủ thể đặc biệt và không thể là bên bị và tài sản Nhà nước không thể bị tịch thu.

4.2.2. Khách thể của quan hệ pháp luật Các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật nhằm: - Thoả mãn nhu cầu vật chất (tiền bạc, tài sản…) - Nhu cầu phi vật chất: danh dự, uy tín, ngưỡng mộ… - Nhu cầu hoạt động chính trị- xã hội: đình công, lập hội, bầu cử… Vậy, mục tiêu mà chủ thể hướng tới khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó với tư cách là chủ thể chính thì khách thể của quan hệ pháp luật.

Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, chính trị, tinh thần mà các công dân, tổ chức mong muốn đạt được nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý. Lưu ý: Phân biệt khách thể QHPL và khách thể của sự điều chỉnh pháp luật - Khách thể pháp luật là những lợi ích vật chất và phi vật chất mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ PL. - Khác thể của sự điều chỉnh pháp luật là những QHXH mà pháp luật hướng tới, tác động tới.

4.2.3. Nội dung quan hệ pháp luật Nội dung của QHPL là những quyền (cho phép) mà chủ thể được hưởng và những nghĩa vụ (bắt buộc) mà chủ thể phải gánh vác. - Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật: là khả năng xử sự của các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó được quy định trước và được Nhà nước bảo vệ bằng sự cưỡng chế. Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo những cách thức nhất định được pháp luật cho phép. Thể hiện:

+ Khả năng tự mình thực hiện các hành vi mà pháp luật cho phép; + Khả năng yêu cầu các chủ thể khác phải thực hiện các hành vi đáp ứng quyền của mình; + khả năng yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình. Ngoài ra, quyền chủ thể phụ thuộc vào loại QPPL làm cơ sở cho nó xuất hiện: a.Nếu quyền chủ thể xuất hiện trên cơ sở trao nghĩa vụ thì người ta gọi nó là quyền năng;

b.Quyền chủ thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao quyền là những loại, những biện pháp thuộc khả năng xử sự của bản thân chủ thể được Nhà nước bảo vệ. - Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: là cách xử sự bắt buộc được QPPL xác định trước mà chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác, được biểu hiện: + Là sự bắt buộc phải thực hiện hành vi nhất định do pháp luật quy định. + Hành vi đó có thể là chủ động hoặc xử sự thụ động nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác. + Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không xử sự.

- Nghĩa vụ pháp lý xuất hiện trên cơ sở QPPL trao nghĩa vụ: được thực hiện bằng hành động tích cực của bên có nghĩa vụ nhằm thực hiện quyền năng của bên kia. - Nghĩa vụ pháp lý xuất hiện trên cơ sở quy phạm ngăn cấm: bên có nghĩa vụ phải kiềm chế mình không thực hiện những hành vi bị ngăn cấm. Tóm lại, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong QHPL cụ thể luôn là một thể thống nhất. QHPL là một trong những mắt xích cơ bản của cơ chế điều chỉnh pháp luật, là một trong những phương tiện pháp lý cơ bản để trật tự hoá, kích thích và hỗ trợ các quan hệ xã hội phát triển.

4.3. CÁC CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LuẬT – SỰ KiỆN PHÁP LÝ Việc thừa nhận những điều kiện, hoàn cảnh đời sống là sự kiện pháp lý do Nhà nước thực hiện và thường ghi nhận trong phần giả định của QPPL. Sự kiện pháp lý là những hoàn cảnh, điều kiện của đời sống thực tế, thường được ghi nhận trong phần giả định của QPPL, mà nhà làm luật gắn sự xuất hiện, biến đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật với nó.

Sự kiện pháp lý:là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lý (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). Một sự kiện xảy ra trong thực tế có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lý. Ví dụ: Một người chết làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ, đồng thời làm phát sinh quan hệ thừa kế. Có thể nhiều sự kiện pháp lý làm phát sinh một hậu quả pháp lý, như một người chết có di sản thừa kế, có di chúc hợp pháp để lại làm phát sinh thừa kế theo di chúc. Nếu cái chết đó do một hành vi phạm tội thì sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại.

QHPL luôn phát triển khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do các đặc tính của các QHPL nên muốn làm phát sinh QHPL trước hết phải có luật để tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mặt khác, trong thực tiễn xã hội, có những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trước khi Nhà nước ban hành QPPL đặt ra QPPL để điều chỉnh (nếu cần). Khi có QHPL thì điều kiện cần thiết thực hiện các QH đó là chủ thể có năng lực pháp lý.

Kết luận: QPPL và chủ thể có năng lực pháp lý là những yếu tố quan trọng cho việc hình thành, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL. Nhưng, cho dù đã có các yếu tố trên, QHPL vẫn chưa thể phát sinh trong thực tế, đòi hỏi chủ thể tự mình hoặc cùng chủ thể khác hành động, hay không hành động như luật định mới làm phát sinh QHPL. Hành vi của chủ thể dẫn đến hậu quả pháp lý. sự kiện pháp lý, nhờ nó mà các QPPL đang có hiệu lực thi hành phát sinh trong các quan hệ xã hội cụ thể, biến chúng thành quan hệ pháp luật.

Như vậy, sự kiện pháp lý là những điều kiện hoàn cảnh, tình huống, sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của nó gắn liền với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Phân loại: + Căn cứ vào hậu quả pháp lý có 3 loại: phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL. + Căn cứ vào yếu tố dấu hiệu ý chí của chủ thể: sự biến và hành vi.

4.3.1. Sự biến Là những sự kiện pháp lý xuất hiện không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể, nhưng trong những trường hợp nhất định, sự hiện diện của chúng đem đến cho chủ thể pháp luật những hậu quả pháp lý nhất định. Ví dụ: Sinh, lão, bệnh, tử, hoặc do thiên tai… mà hợp đồng kinh tế không thực hiện được. Ngoài ra, sự biến pháp lý cũng do con người gây ra hoặc phát sinh từ một văn bản pháp lý.

4.3.2. Hành vi Hành vi (có thể là hành động hoặc không hành động) là loại sự kiện pháp lý xuất hiện phụ thuộc vào ý chí của chủ thể do quy phạm pháp luật điều chỉnh và sự hiện diện của chúng đưa đến những hậu quả pháp lý nhất định. Gồm 2 loại: Hành vi hợp pháp và HVVPPL. - Hành vi hợp pháp: là những sự kiện pháp lý phù hợp với trật tự pháp luật, mà sự xuất hiện của chúng dẫn đến sự hình thành, thay đổi hay chấm dứt ở chủ thể những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Ví dụ: ký hợp đồng, ký đăng ký kết hôn…

- Hành vi vi phạm pháp luật: là hành vi có lỗi, trái pháp luật (như trộm cắp, cướp của, không tố giác tội phạm, không cứu người bị nạn…) do những người có khả năng nhận thức được hành vi của mình và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật gây ra. Những hành vi vi phạm pháp luật trên dẫn đến sự xuất hiện quan hệ pháp luật bảo vệ quan hệ pháp luật về trách nhiệm pháp lý. Hành vi vi phạm pháp luật gồm: hành vi tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hành vi vi phạm kỷ luật, hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Tóm lại, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý.

Chương 5: THỰC HiỆN PHÁP LuẬT, VI PHẠM PHÁP LuẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5.1. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích của Nhà nước nhằm bảo đảm làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống của con người và đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn khách quan trong từng giai đoạn phát triển lịch sử xã hội đặt ra. Khoa học pháp lý đã chia những hình thức thực hiện pháp luật thành:

5.1.1. Tuân thủ pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật theo đó đòi hỏi các chủ thể pháp luật phải tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi hoặc tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Vì vậy, khi một chủ thể không tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình trong việc thực hiện những điều mà pháp luật buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm chính là sự tuân thủ pháp luật. VD: Tất cả phương tiện cơ giới đang lưu thông trên đường phải dừng lại trước tín hiệu giao đèn giao thông màu đỏ.

5.1.2. Thi hành pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể luôn luôn quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực, có ý thức và tự giác. Vd:

5.1.3. Sử dụng pháp luật Là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình trong việc thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ: khiếu nại tố cáo, chọn quyền… 5.1.4. Áp dụng pháp luật 5.1.4.1. Khái niệm Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách (như Toà án, VKS,..) để quyết định theo quy định của pháp luật những việc mà chủ thể phải hoặc không được làm. (các chủ chủ thực hiện PL có NN can thiệp).

Mục đích trực tiếp của áp dụng pháp luật là đảm bảo những quy phạm pháp luật được thực hiện một cách triệt để, đồng thời, đảm bảo trong mọi trường hợp các quy phạm pháp luật phát huy được hiệu lực cao nhất. Trong thực tế, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì quy phạm pháp luật sẽ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng. VD: TA xét xử và ra bản án áp dụng hình phạt chung thân cho một người phạm tội giết người được quy định trong LHS.

Áp dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau: - Khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế do các chế tài pháp luật quy định để xử lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm PL. - Khi quan hệ pháp luật cũng như quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của chủ thể không tự nó phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không thể tự giải quyết được. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật đã phát sinh, nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên không được phân định do tranh chấp. - Trong một số QHPL, Nhà nước phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia quan hệ đó: xác nhận di chúc…

5.1.4.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật 1. Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính tổ chức thể hiện quyền lực Nhà nước: - Do cơ quan NN có thẩm quyền tiến hành. - Theo ý chí đơn phương của các cơ quan NN. - Tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và chủ thể liên quan. - Có thể áp dụng cưỡng chế. 2. Áp dụng pháp luật là hoạt động theo hình thức thủ tục do pháp luật quy định 3. Áp dụng PL là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các QHPL.

4. Áp dụng pháp luật có tính sáng tạo Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của NN được thông qua những cơ quan NN, người có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được NN trao quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hoá các QPPL vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. 5.1.4.3. Văn bản áp dụng pháp luật Đặc điểm:

1. Là yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp. Ví dụ: tuyên bố mất tích, chết… 2. Do những cơ quan NN có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được trao quyền áp dụng pháp luật ban hành và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế NN. 3. Có tính chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong trường hợp xác định. 4. Hợp pháp và phù hợp với thực tế. 5. Hình thức pháp lý xác định: bản án, quyết định, chỉ thị…

Văn bản áp dụng pháp luật bao gồm: - Văn bản áp dụng pháp luật tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý: là văn bản xác định của thể ai mang quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hoá phần quy định của QPPL. - Văn bản pháp lý mang tính bảo vệ pháp luật: là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Như vậy, “văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, có đặc trưng quyền lực, do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật”. 5.1.4.4. Những giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật. Xem sách

5.1.5. Áp dụng pháp luật tương tự 5.1.5.1. Khái niệm Áp dụng pháp luật tương tự là biện pháp mang tính tạm thời nhằm khắc phục những lỗ hỏng của pháp luật. Gồm 2 loại: - Áp dụng tương tự QPPL: là sự giải quyết những vụ việc pháp lý cụ thể trên cơ sở QPPL không phải được tính cho trường hợp này mà cho một trường hợp tương tự. - Áp dụng tương tự pháp luật: là sự giải quyết một vụ việc pháp lý cụ thể dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật và ý thức pháp luật XHCN.

5.1.5.2. Các điều kiện chung khi áp dụng pháp luật tương tự. 5.1.5.3. Các điều kiện riêng cho mỗi loại áp dụng pháp luật tương tự. Xem sách. 5.2.VI PHẠM PHÁP LuẬT 5.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật Hành vi hợp pháp là những hành vi (hành động) của con người tạo hậu quả pháp lý mang tính tích cực, có ích cho xã hội, và hợp quy luật xã hội cũng như phù hợp (đúng với) nhưng quy định của PL; hoặc là sự kiềm chế khỏi hành động (không hành động) vi phạm pháp luật. Ngược lại, là hành vi bất hợp pháp (VPPL).

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý, là những chứng cứ pháp lý, gây nên những hậu quả pháp lý nhất định. Nó có thể dẫn đến việc làm xuất hiện, thay đổi, hoặc đình chỉ những quan hệ pháp luật nhất định. 5.2.2. Những dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật: 4 yếu tố 5.2.2.1. Hành vi vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con người: được thể hiện qua hành động hoặc không qua hành động thông qua hành vi có ý thực hoặc không có ý thực của con người.  Ý nghĩ, ý niệm: không điều chỉnh

5.2.2.2. Tính trái pháp luật của hành vi Một hành vi của con người chỉ trở thành vi phạm pháp luật khi nó trái với quy định của PL, xâm hại tới các quan hệ XH đã được QPPL bảo vệ. HVi trái đạo đức nhưng không bị PL cấm không phải là Hvi VPPL. 5.2.2.3. Tính có lỗi của hành vi Lỗi: là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi trái pháp luật gây nguy hại cho xã hội, Nhà nước hoặc những người khác tại thời điểm thực hiện hành vi và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là yếu tố và là căn cứ không thể thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

2 hình thức:Lỗi cố ý và lỗi vô ý - Lỗi cố ý: + Cố ý trực tiếp: là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật đã nhìn thấy trước tính nguy hại cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi, nhưng mong muốn thực hiện hành vi và đạt được hậu quả của hành vi. + Cố ý gián tiếp: là trường hợp thực hiện hành vi trái pháp luật, tuy nhiên thấy trước tính nguy hại cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi, tuy không mong muốn đạt được hậu quả của hành vi nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy.

- Lỗi vô ý: + Vô ý quá tin: là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật nhìn thấy trước tính nguy hại cho xã hội của hành vi nhưng cho rằng có thể khắc phục được hậu quả đó. + Vô ý do cẩu thả: là trường hợp khi người thực hiện hành vi trái pháp luật không nhìn thấy trước những hậu quả của hành vi do mình gây nên. 5.2.2.4. Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý: gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của họ gây nên.

Tóm lại, “vi phạm PL là hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, gây xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý”. 5.2.3. Phân loại hành vi VPPL: 4 loại 1. Vi phạm hình sự (tội phạm) Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hại cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh của Tổ quốc, xâm hại đến chế độ Nhà nước

XHCN, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu của công dân, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN. (điều 8BLHS). Tội phạm là vi phạm hình sự. Tội phạm là hành vi nguy hại cho xã hội ở mức độ nặng hơn so với những hành vi vi phạm pháp luật khác. Chủ thể chỉ là cá nhân.

2. Vi phạm hành chính Là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện trái pháp luật, xâm phạm tới quy tắc quản lý nhà nước, nhưng sự nguy hại cho xã hội chưa đến mức độ bị coi là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Quy tắc quản lý nhà nước: quản lý trật tư an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, trật tự quản lý văn hoá, giáo dục, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chủ thể vi phạm hành chính: cá nhân và tổ chức.

3. Vi phạm pháp luật dân sự Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, gây nguy hại cho xã hội, làm xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản và các quyền công dân. Trách nhiệm dân sự nhằm phục hồi lại những quan hệ đã bị vi phạm hoặc thực hiện những nghĩa vụ chưa được thực hiện. Chủ thể: cá nhân và tổ chức. 4. Vi phạm nội quy, kỷ luật Là những hành vi có lỗi, xâm hại tới các chế độ, quy tắc tổ chức, quy định… khiển trách, cảnh cáo, bồi thường.. cán bộ, viên chức NN…

5.3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý được hiểu là trách nhiệm mà người có hành vi VPPL, có năng lực gánh chịu đối với những hậu quả do hành vi VPPL gây ra. Trách nhiệm pháp lý có cơ sở là VPPL, là QHPL đặc thù giữa NN thông qua các cơ quan có thẩm quyền (nhà chức trách hoặc những tổ chức xã hội được NN trao quyền) và chủ thể VPPL, trong đó, người VPPL phải chịu sự tác động của các biện pháp cưỡng chế NN đã được quy định ở chế tài của các QPPL.

5.3.2. Cơ sở xác định và truy cứu trách nhiệm pháp lý Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Không có VPPL thì không có trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi VPPL phải xác định được sự tồn tại của các yếu tố cấu thành VPPL (4 yếu tố). 1. Mặt khách quan của VPPL (là biểu hiện bên ngoài của HVVPPL) - Có hành vi vi phạm pháp luật; - Hậu quả gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần mà XH gánh chịu;

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội; - Phương tiện, công cụ, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian VPPL. 2. Mặt chủ quan của VPPL là trạng thái tâm lý, ý chí của người thực hiện hành vi VPPL tại thời điểm thực hiện hành vi và đối với hậu qủa của hành vi đó. Nó bao gồm: lỗi (cố ý hay vô ý); mục đích và động cơ VPPL. 3. Chủ thể của VPPL là người thực hiện HVVPL (khi thực hiện HVVPL họ đã đạt mức tuổi do PL quy định và có năng lực trách nhiệm pháp lý) hoặc là tổ chức, pháp nhân.

4. Khách thể của hành vi VPPL là những quan hệ xã hội (quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, trật tự pháp luật xã hộ, trật tự quản lý, quyền tự do của công dân…) được NN bảo vệ nhưng bị hành vi đó xâm hại tới. Như vậy, trách nhiệm pháp lý chỉ nảy khi có đầy đủ 4 yếu tố cấu thành nói trên, nếu thiếu bất kỳ một trong 4 yếu tố đó sẽ không có trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý ở trạng thái động qua các giai đoạn:

- Xuất hiện trách nhiệm pháp lý; - Phát hiện trách nhiệm pháp lý; - Đánh giá chính thức của các cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm pháp lý; - Thực hiện trách nhiệm pháp lý. 5.3.3. Mục đích của trách nhiệm pháp lý Mọi hành vi vi phám pháp luật đều nguy hại cho xã hội và phá vỡ trật tự pháp luậ, vì nó trực tiếp xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần và những quyền tự do hợp pháp của công dân, xâm hại đến những lợi ích của xã hội của Nhà nước được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người VPPL

nhằm bảo vệ chế độ, tăng cường, củng cố trật tự đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ xã hội chủ nghĩa phát triển, pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện trách nhiệm pháp lý tại Việt Nam theo những nguyên tắc sau: - Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi, không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tư tưởng; - Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trái pháp luật chỉ khi hành vi đó có lỗi; - Nguyên tắc pháp chế, công bằng, công khai, nhanh chóng, kịp thời.

5.3.4. Các loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào mối quan hệ trách nhiệm pháp với các ngành luật: 5 loại 1. Trách nhiệm hình sự: chỉ do Toà án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được. 2. Trách nhiệm hành chính: chủ yếu do các cơ quan quản lý NN áp dụng đối với mọi người, tổ chức khi vi phạm pháp luật hành chính. 3. Trách nhiệm dân sự: Do toà án áp dụng đối với mọi chủ thể, chủ yếu là bồi thường. 4. Trách nhiệm kỷ luật: do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với thành viên khi họ vi phạm. 5. Trách nhiệm vật chất: biện pháp buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả vật chất.

Chương 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 6.1. KHÁI NiỆM VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH HỆ THỐNG PHÁP LuẬT. 6.1.1. Khái niệm về hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật là tổng thể các QPPL có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật độc lập, thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do NN ban hành theo một hình thức, trình tự và thủ tục nhất định do pháp luật quy định.

Hệ thống pháp luật được hiểu là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm cả cấu trúc bên trong (hệ thống cấu trúc, nội dung bên trong) và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật (là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống đó). 6.1.2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật 6.1.2.1. Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc của pháp luật, nó vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể. Tất cả các bộ phận cấu thành khác của hệ thống pháp luật đều được hình thành do sự kết hợp của những QPPL.

6.1.2.2. Chế định pháp luật Chế định pháp luật là thành tố ở cấp độ thứ hai của hệ thống cấu trúc của pháp luật. Chế độ pháp luật là một nhóm những QPPL có những điểm chung giống nhau, được NN ban hành nhằm điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội tương ứng và nó mang tính chất đặc thù của nhóm quan hệ mà nó điều chỉnh. Ví dụ: Chế định tài chính về đất đai, chế định về phương thức kinh doanh. Mặc dù chế định có tính đặc thù riêng, nhưng chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau (chịu ảnh hưởng và tác động của các chế định khác) trong hệ thống pháp luật.

6.1.2.3. Ngành luật Ngành luật là thành tố ở cấp độ thứ ba tạo nên hệ thống pháp luật; được xác lập trên cơ sở phân chia các quy phạm pháp luật theo từng loại. Mỗi ngành luật trong hệ thống pháp luật đều mang tính độc lập, có đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh riêng. Tuy nhiên, nó không hoan toàn biệt lập và đối kháng với các ngành luật khác. Tóm lại, nếu coi hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật và theo các cấp độ cấu trúc từ nhỏ đến lớn, ta có một trật tự:

+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh một quan hệ xã hội chung. + Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội tương ứng. + Ngành luật là tập hợp nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định. + Hệ thống pháp luật là tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh hầu hết những quan hệ xã hội quan trọng.

6.1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Văn bản QPPL là hình thức (nguồn) cơ bản thể hiện bên ngoài của pháp luật NN VN. - Văn bản QPPL có tên gọi khác nhau, giá trị pháp lý khác nhau do các cơ quan khác nhau ban hành nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau; hệ thống văn bản QPPL mang tính chất thứ bậc.

6.3. CÁC NGÀNH LuẬT TRONG HTPLVN (xem sách) 6.4.NGÀNH LuẬT QuỐC TẾ TRONG HTPLVN 6.4.1. Công pháp quốc tế Công pháp quốc tế là tổng hợp hệ thống các nguyên tắc, những chế định, quy phạm do các quốc gia và các chủ thể khác của Công pháp quốc tế xây dựng nên hoặc công nhận trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện, bình đẳng và bảo đảm thi hành để điều chỉnh các quan hệ quốc tế mà chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực như điều ước quốc tế, ngoại giao và lãnh sự, dân sự, biển và đại dương, lãnh thổ quốc gia và quốc tế,ngăn ngừa và loại trừ vũ trang, đấu tranh vì hoà bình cùng

- Điều ước quốc tế: là nguồn thành văn của Luật Quốc tế, là văn kiện pháp lý quốc tế được thoả thuận giữa các chủ thể của Luật Quốc tế, trước hết và chủ yếu là các quốc gia, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ quốc tế đối với nhau. (song phương, đa phương, có tính chất khu vực hoặc toàn cầu). + Hiến chương: là một loại điều ước quốc tế nhiều bên, trong đó ấn định những nguyên tắc lớn trong quan hệ giữa nhiều quốc gia với nhau (như hiến chương Liên Hiệp Quốc).

+ Hiệp ước: là tên gọi những văn kiện ấn định những vấn đề ý nghĩa lớn về mặt chính trị trong quan hệ giữa hai hay nhiều nước về vấn đề lãnh thổ, biên giới, thành lập liên minh chính trị, quân sự, kinh tế… + Công ước: là danh từ dùng để chỉ những điều ước quốc tế có tính chất chuyên môn như: Công ước Vien về quan hệ ngoại giao 1961, Công ước Gionevo 1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Cả 3 loại điều ước trên đòi hỏi phải thông qua thủ tục phê chuẩn của cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền của các quốc gia tham gia ký kết với có hiệu lực.

+ Hiệp định, là loại điều ước ấn định những nguyên tắc và những biện pháp chính nhằm giải quyết một quan hệ cụ thể nào đó giữa hai hay nhiều nước. + Nghị định thư, là văn kiện để giải thích, bổ sung, sửa đổi một điều ước quốc tế mà đã được ký kết hoặc ấn định những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện một Hiệp ước, Hiệp định nào đó,… Ví dụ: Nghị định thư về trao đổi nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt, giam giữ của Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

+ Tuyên bố chung, là văn kiện ghi nhận những điều thoả thuận giữa hai hay nhiều nước về những nguyên tắc hoặc phương hướng hành động chung đối với những vấn đề quốc tế nào đó + Công hàm, để trao đổi, là văn bản thoả thuận đối với những vấn đề không quan trọng hoặc cụ thể nào đó, chỉ trao đổi đơn giản mà không cần thiết tiến hành đàm phán. - Tập quán quốc tế là nguồn không thành văn của Luật Quốc tế, là những quy tắc xử sự do một số quốc gia áp dụng trong quan hệ quốc tế, dần dần được các quốc gia khác chấp nhận và áp

dụng như một quy phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải tất cả tập quán quốc tế đều được công nhận là nguồn của Luật Quốc tế bởi vì trong thực tiễn quan hệ quốc tế có những tập quán chỉ áp dụng trong quan hệ giữa hai hay một nhóm quốc gia. - Chủ thể cơ bản của công pháp quốc tế gồm: + Các quốc gia có chủ quyền; + Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (những dân tộc này đang đấu tranh để trở thành quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền, có nghĩa là họ đang trở thành chủ thể cơ bản trong tương lại);

+ Các tổ chức quốc tế liên quốc gia (như khối ASEAN…) + Các thực thể mang tính độc lập đặc biệt như thành phố độc lập: Vatican… - Đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế giữa các chủ thể của hệ thống thế giới, trong đó chủ yếu là các quan hệ chính trị, kinh tế giữa các chủ thể này với nhau, nhưng không phải mọi quan hệ quốc tế đều là quan hệ pháp luật quốc tế Vì vậy, quốc gia này không có quyền đặt ra pháp luật bắt buộc quốc gia khác nhau tuân theo. Các quốc gia phải cùng nhau thoả thuận, xây dựng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế

trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện. Các tập quán quốc tế chỉ được áp dụng như các quy phạm pháp luật của Luật Quốc tế nếu các quốc gia tự nguyện cùng chấp nhận và áp dụng. - Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Quốc tế: + Tôn trọng chủ quyền quốc gia. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị của các nước, hoặc nhằm mục đích khác với Hiến chương của Liên Hiệp Quốc;

+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình; + Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; + Các dân tộc có quyền bình đẳng và tự quyết; + Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau; + Tự nguyện thực hiện những cam kết quốc tế và cùng tồn tại hoà bình. 6.4.2. Tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản có tính chất quốc tế phát

sinh trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự. Đó là quan hệ: về địa vị pháp lý của người nước ngoài, quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động có nhân tố quốc tế; nghĩa vụ theo các hợp đồng dân sự quốc tế, quyền tác giả, phát minh, sáng chế có yếu tố quốc tế cũng như tố tụng dân sự quốc tế. Ngành Luật Quốc tế, vì vậy có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó góp phần to lớn và quyết định đối với việc thực hiện các đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và NN ta trong việc đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ quốc tế.

Chương 7: PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7.1.KHÁI NiỆM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7.1.1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng và chấp hành pháp luật một cách thường xuyên, chính xác, đầy đủ và thống nhất của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động, các nhà nước chức trách và của mọi công dân. Điều 12 Hiến pháp 1992: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

“Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu trạnh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. “Mọi hành đồng xâm phạm lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của nhân dân đều bị xử lý theo pháp luật”. Nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện để quản lý xã hội theo những định hướng chính trị, kinh tế, văn hoá và đảm bảo cho các thể chế chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội và quyền tự do cũng như lợi ích chính đáng và hợp pháp của công dân. Lưu ý, mức độ chi phối của pháp luật đối với các mặt của đời sống xã hội tuỳ thuộc rất nhiều vào nguyên tắc, phương pháp mà NN áp dụng để quản lý xã hội.

1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN XHCN 2. Pháp chế XHCN là nguyên tắc hoạt động của các TC CT-XH và các đoàn thể quần chúng 3. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự của mọi công dân 4. Pháp chế XHCN có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ XHCN

5. Pháp chế XHCN luôn luôn quan hệ chặt chẽ gắn bó với pháp luật XHCN, muốn có pháp chế XHCN trước hết phải có pháp luật XHCN. Pháp luật XHCN và pháp chế XHCN là hai khái niệm rất gần nhau, nhưng không đồng nghĩa. Trong đó pháp luật là tiền đề, là cơ sở của pháp chế, sẽ không có pháp chế nếu không có một hệ thống các QPPL, còn pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải nghiêm chỉnh tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong hoạt động của đời sống xã hội.

Định nghĩa pháp chế XHCN: Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan NN, thành viên các tổ chức CT-XH, đoàn thể và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách thường xuyên, nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác, đầy đủ và thống nhất. 7.2. NHƯNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHÁP CHẾ XHCN

7.2.1.Phải bảo đảm tính thống nhất trong xây dựng văn bản pháp luật và thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước. 7.2.2. Bảo đảm mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật

7.2.3. Mọi chủ thể pháp luật phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. 7.2.4. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền lợi cũng như về trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật. 7.2.5. Tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được pháp luật quy định. 7.2.6. Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả. Mọi vi phạm pháp luật phải được ngăn chặn và xử lý công minh.

7.3. NHỮNG BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI PHÁP CHẾ XHCN (xem sách) 7.3.1. Những đảm bảo kinh tế. 7.3.2. Những bảo đảm chính trị. 7.3.3. Những bảo đảm pháp lý đối với pháp chế và trật tự pháp luật. 7.3.4. Những bảo đảm tư tưởng đối với pháp chế. 7.3.5. Những bảo đảm xã hội đối với pháp chế. 7.4. CÁC BiỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XHCN

7.4.1. Đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế. 7.4.2. Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN

7.4.3. Tăng cường công tác tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật 7.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. 7.4.5. Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và tư pháp

7.7. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VN (tự nghiên cứu) 7.7.1. Nhà nước pháp quyền là gì? Thứ nhất, NN pháp quyền không phải là một kiểu NN. Nói pháp quyền là nhấn mạnh tính pháp lý của NN. Thứ hai, Nhà nước pháp quyền là NN mà ở đó vai trò của pháp luật được đề cao; đảm bảo tính tối cao của các đạo luật, thể hiện sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với NN và tất cả những thành viên khác của xã hội. Thứ ba, NN phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Với tư cách là một bộ phận của xã hội, NN cũng phải tuân thủ và chấp hành pháp luật. Mọi vấn đề về tổ chức và hoạt động của NN phải được pháp luật quy định.

Thứ tư, có sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa 3 cơ quan thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực NN là thống nhất, chỉ có sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan NN trên cơ sở pháp luật, chứ không có sự phân chia quyền lực. Tóm lại, NN pháp quyền VN là NN mà ở đó các quyền tự do, dân chủ của công dân luôn được tôn trọng và bảo vệ. NN được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; NN quản lý xã hội bằng pháp luật; quyền lực NN là thống nhất nhưng có phân công và phối hợp trong việc thực hiện quyền lực NN về lập pháp, hành pháp và tư pháp.

7.7.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng NN pháp quyền VN; 1. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân. 2. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. 3. Các quan hệ xã hội căn bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật. 4. Thiết lập một cơ chế thực hiện pháp luật có hiệu lực, hiệu quả, có uy quyền thực sự. 7.7.3. Cải các bộ máy NN theo hướng xây dựng NN pháp quyền VN (xem sách)

PLDC(Cô Ánh).pdf

Page 1 of 50. UNIVERSITY OF CAMBRIDGE INTERNATIONAL EXAMINATIONS. International General Certificate of Secondary Education. MARK SCHEME for the May/June 2011 question paper. for the guidance of teachers. 0620 CHEMISTRY. 0620/12 Paper 1 (Multiple Choice), maximum raw mark 40. Mark schemes ...

2MB Sizes 3 Downloads 66 Views

Recommend Documents

No documents