ISSN: 0866 - 7802

Số 10 6 - 2015 3 THÁNG 1 KỲ

ISSN: 0866 - 7802

SỐ 10 6 - 2015

Toøa soaïn & trò söï 530 ñaïi loä Bình Döông, Phöôøng Hieäp Thaønh, TP.Thuû Daàu Moät, tænh Bình Döông Email: [email protected]

Tổng Biên tập PGS.TS.NB. Nguyễn Thanh  Phó Tổng Biên tập TS.NB. Trần Thanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: ThS. Bùi Vũ Tùng Chân Các ủy viên: GS.TS.DS. Nguyễn Văn Thanh GS.TS. Hoàng Văn Châu GS.TS. Hồ Đức Hùng GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế PGS.TS. Phạm Văn Dược PGS.TS. Phương Ngọc Thạch PGS.TS. Võ Văn Nhị PGS.TS. Phước Minh Hiệp PGS.TS. Phùng Đình Mẫn PGS.TS. Phạm Minh Tiến TS. Lê Bích Phương TS. DS. Nguyễn Thị Hồng Hương TS. Nguyễn Hữu Thân TS. Nguyễn Tường Dũng ThS. Lê Thị Bích Thủy  Thư ký Tòa soạn TS. Nguyễn Thị Ngọc Hương  Giấy phép hoạt động báo chí in Số: 36/GP-BTTTT Cấp ngày 05.02.2013 Số lượng in: 3000 cuốn  Chế bản và in tại Nhà in: Liên Tường, Quận 6, Tp. HCM



MỤC LỤC

3 THÁNG 1 KỲ

Trang

Kinh tế - Kỹ thuật

1.

ê Thị Tuyết Hoa: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường L Chứng khoán Việt Nam.................................................................... 1

2.

ào Duy Huân: Gợi mở mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Đ Cần Thơ giai đoạn từ 2016 đến năm 2020...................................... 7

3.

ùi Kim Yến, Nguyễn Thị Thanh Hoài: Đánh giá khả năng vỡ nợ B của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín dụng ngân hàng... 15

4.

Nguyễn Hoàng Lê: Thực trạng cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI)...... 27

5.

Nguyễn Quang Đại: Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược kinh doanh cho ngành dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam............... 34

6.

ặng Thanh Sơn, La Thị Trà Giang: Đánh giá mức độ hài lòng Đ của khách hàng đối với dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang.................. 42

7.

àm Trí Cường: Kiểm định thang đo chất lượng đào tạo đại học Đ trên góc độ sinh viên tại trường Đại học Văn Lang...................... 51

8.

guyễn Thị Trâm Anh, Phù Văn Phướng: Phát triển hoạt động N tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long, chi nhánh Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang........................................... 59

9.

à Kiên Tân: Các yếu tố tác động đến sự gắn kết tổ chức của H nhân viên khối hành chính tỉnh Bình Dương................................. 71

10. Võ Thành Khởi: Phát triển nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng Bến Tre........................................................................................... 78

Chính trị - Xã hội

11. Nguyễn Khánh Vân: Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế............................................................................. 86

12. Bùi Thị Ngọc Nga: Biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.................................................... 93

13. Đỗ Mạnh Hà: Rèn luyện tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo ở trường Đại học Ngô Quyền hiện nay........................... 103

Nghiên cứu – Trao đổi

14. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Mỹ Phương: Một số đặc điểm từ ngữ biểu đạt không gian và thời gian trong ngôn ngữ lời bình “Mêkông ký sự”........................................................................... 107

Thông tin Khoa học – Đào tạo

ISSN: 0866 - 7802

JOURNAL

No.10 6 - 2015

ECONOMICS - TECHNOLOGY

Editorial Office and management 530 Bình Döông Avenu. Hieäp Thaønh Ward. Thuû Daàu Moät City, Bình Döông Province Email: [email protected]

Editor - in - chief Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh  Deputy Editor - in – chief Dr. Tran Thanh Vu Editorial board President: MA. Bui Vu Tung Chan Member Prof.Dr. Nguyen Van Thanh Prof.Dr. Hoang Van Chau Prof.Dr. Ho Duc Hung Prof.Dr. Hoang Thi Chinh Assoc.Prof.Dr. Đo Linh Hiep Assoc.Prof.Dr. Nguyen Quoc Te Assoc.Prof.Dr. Pham Van Duoc Assoc.Prof.Dr. Phuong Ngoc Thach Assoc.Prof.Dr. Vo Van Nhi Assoc.Prof.Dr. Phuoc Minh Hiep Assoc.Prof.Dr. Phung Minh Man Assoc.Prof.Dr. Pham Minh Tien Dr. Lê Bích Phuong Dr. Nguyen Thị Hong Huong Dr. Nguyen Huu Than Dr. Nguyen Tuong Dung MA. Le Thi Bich Thuy  Managing Editor Dr. Nguyen Thi Ngoc Huong  Publishing licence No: 36/GP-BTTTT Date 05/02/2013 In number: 3000 copies  Printing at: Liên Tường printing, District 6, HCM city



EVERY 3 MONTHS

TABLE OF CONTENNTS

Page

Economic – Technical

1.

Le Thị Tuyet Hoa: Attracting investment capital in Vietnam stock maket....................................................................................... 1

2.

Đao Duy Huan: Locations open economic growth model Can Tho city period from 2016 to 2020........................................... 7

3.

Bui Kim Yen, Nguyen Thi Thanh Hoai: Evaluation of default ability of sme in the credit relationship with commercial banks....... 15

4.

Nguyen Hoang Le: Industry competitive patterns travel Vietnam through competitiveness indicator travel and tourism (TTCI)......... 27

5.

Nguyen Quang Đai: Applying the balanced scorecard (bsc) in business strategic management for transportation service in Vietnam................ 34

6.

Đang Thanh Son, La Thi Tra Giang: Assessing the satisfaction of customer service for cards in stock commercial bank for foreign trade of Vietnam - Kien Giang branch............................................................. 42

7.

Đam Tri Cuong: Scale testing of higher education quality based on the student’s perspective at Van Lang university............................... 51

8.

Nguyen Thi Tram Anh, Phu Van Phưong: Development of retail credit operations in Commercial Banking Shares Kien Long, Branch Rach Gia, Kien Giang Province.............................................................. 59

9.

Ha Kien Tan: The factors impacting on organisational commitment of the office workers in Binh Duong province....................................... 71

10. Vo Thanh Khoi: The solutions to the development of human resource in Ben Tre college.................................................................................... 78

Politics - Society

11. Nguyen Khanh Van: Construction and development of the intelligentsia in Vietnam in boost phase of industrialization, modernization and international integration.......................................... 86

12. Bui Thi Ngoc Nga: A management measure for improving capacity of applying information technology for high school teachers in Vinh Cuu district, Dong Nai province..................................................................... 93

13. Đo Manh Ha: The practice of materialistic dialectics thinking of student Ngo Quyen university in the present........................................ 103

Research - Exchange

14. Nguyen Thi Hong Hanh, Le Thi My Phuong: Language of the journalese sketch is shown in words that express space and time in a piece of work entitled “Mekong catalog record”.......................... 107

Information Science - Training

Thu hút vốn đầu tư . . .

Kinh tế - Kỹ thuật THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Lê Thị Tuyết Hoa*

TÓM TẮT Về phương diện lý luận và từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, có thể khẳng định rằng, trong số các kênh tạo vốn trong nước, thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những kênh có vị trí quan trọng nhất. Tuy nhiên, TTCK là một định chế tài chính trực tiếp, có cơ chế vận hành rất phức tạp và có mức độ ảnh hưởng rất sâu rộng, tới hầu hết các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế xã hội. Do vậy, con đường phát triển TTCK phải trên nguyên tắc hội nhập nhưng thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng điều kiện trong nước và hoàn cảnh quốc tế để có biện pháp phù hợp. Một trong những vấn đề mang tính nguyên tắc, pháp lý, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư đối với một TTCK nào đó, chính là quyền hạn tham gia đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK đó. Nội dung của bài viết tập trung vào viêc bàn về những lợi ích và bất lợi của việc tăng dòng vốn ngoại vào TTCK, kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia và sự cần thiết của việc thu hút dòng vốn ngoại trên TTCK Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề này. Từ khóa: thị trường chứng khoán, vốn đầu tư nước ngoài trong giao dịch chứng khoán

ATTRACTING INVESTMENT CAPITAL IN VIETNAM STOCK MAKET ABSTRACT In theory and based on the pratical experiences from all of the world, we can affirm that, among the national capital channels, the Stock Exchange (SEs) is one of the most important channels. However, the SE is the direct financial institution which has the complex operating mechanism and indepth influence level toward all the fields of socio-economic operations. So, the road of developing SE should be based on the integration principles, but we must be careful with weghing-up the national conditions and international environments in order to have the appropriate solutions. One of the problems with the principle and legal characteristics atttracting the special considerations of the investors with respect to a Stock Exchange is mainly the authority of participating in the SE investment of the foreign investors into that SE. The reseach focuses on the advantages and disadvantages of increasing foreign capital flow into SE; pratical exeriences from some countries; and the needs of attracting foreign capital into Vietnam SE at the present time. Based on the theory and practices, the research also proposes some present and long- run solutions to this problem. Keywords: the Stock market, foreign capital flow into Stock Exchange * PGS.TS. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

1

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. Một số quan điểm Các nhà nghiên cứu soạn thảo chính sách, liên quan tới lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, đã bàn luận nhiều về vấn đề này và có thể quy tụ thành hai loại quan điểm trái ngược nhau như sau:

các quốc gia chậm phát triển và đang thiếu vốn. Do đó cần mạnh dạn cho phép các chủ thể nước ngoài được tự do đầu tư vốn vào TTCK trong nước. Chính điều này sẽ đem lại một số lợi ích sau: - Cho phép thực hiện được mục tiêu tăng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài - Học tập được kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước trong lĩnh vực thị trường chứng khoán - Mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế trên các lĩnh vực.

● Loại quan điểm thứ nhất Cho dù nguồn vốn nước ngoài là hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Nhưng trong điều kiện TTCK mới hình thành và phát triển, không thể mở rộng cho người nước ngoài tham gia đầu tư vào TTCK trong nước. Bởi vì: - Nhà đầu tư nước ngoài thường có tiềm lực về vốn mạnh, có sự hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động trên TTCK. Do vậy khả năng dẫn dắt thị trường, kiểm soát hệ thống tài chính là rất có thể nếu họ nắm giữ một tỷ trọng cổ phiếu đáng kể; - Kinh nghiệm của các nước cho thấy, mức độ quốc tế hóa thị trường càng cao, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực khôn lường. Mối quan hệ kinh tế qua lại giữa TTCK các nước đã dẫn tới việc chuyển những rủi ro kinh tế từ nước này sang nước khác, trong đó các nước càng chậm phát triển càng gánh chịu rủi ro nhiều hơn; - Nguồn vồn nước ngoài trên TTCK có thể làm hỗn loạn thị trường trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu và ồ ạt rút vốn khỏi thị trường (như đã từng xảy ra trong thời gian khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997).

2. Kinh nghiệm thực tiễn Quá trình hình thành và phát triển của TTCK một số nước trên thế giới cho thấy, quy định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK ở mỗi nước và mỗi thời kỳ khác nhau. Nhưng đại đa số các nước khi mới thành lập TTCK, đều hạn chế khả năng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc, thành lập năm 1956, sau 36 năm mới chính thức mở cửa thị trường cổ phiếu cho người nước ngoài với giới hạn 10% trên tổng số cổ phần của một công ty. Thị trường chứng khoán Indonesia bắt đầu được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1912. Nhưng cho đến tháng 10/1988 (nghĩa là sau 76 năm), chính phủ mới thông qua quy chế cho phép tổ chức nước ngoài tham gia vào hoạt động của TTCK, nhưng hạn chế nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 49% trong một công ty. Thị trường chứng khoán Philippines cũng chỉ cho phép người nước ngoài được quyền nắm giữ 49% vốn cổ phần của một công ty địa phương. Nhưng không phải tất cả các ngành, mà có một số ngành công nghiệp cụ thể không cho phép người nước ngoài

● Loại quan điểm thứ hai Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK là vô cùng quan trọng, đối với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường vốn trong nước, đặc biệt là đối với 2

Thu hút vốn đầu tư . . .

được đầu tư. Ngoài ra, việc hạn chế nhà đầu tư nước ngoài còn được thực hiện bằng cách phát hành hai loại chứng khoán A và B hoặc bằng việc khước từ đăng ký chuyển nhượng. Bên cạnh đó, còn có một loại cổ phiếu dành riêng cho các quỹ đầu tư nước ngoài mà người nắm giữ có thể thu lợi nhuận nhưng không được quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia, ngay khi TTCK mới thành lập, đã mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tư do tham gia hoạt động trên thị trường này, chẳng hạn như trường hợp TTCK ở Đức. Ở Việt Nam, TTCK đã được chính thức thành lập và hoạt động từ cách đây gần 15 năm, trong bối cảnh nền kinh tế các nước đang phát triển theo hướng mở cửa, hướng ngoại; cùng với xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc thực hiện cơ chế thị trường đóng, nghĩa là một thị trường không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là điều không thể. Nhưng cũng chưa thể phù hợp nếu thực hiện ngay một TTCK hoàn toàn mở cửa và hướng ngoại. Do đó trong giai đoạn đầu, khi TTCK Việt Nam mới thành lập (7/2000), Việt Nam đã chọn con đường trung gian - nghĩa là vẫn cho phép sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK, nhưng có sự khống chế giới hạn tham gia thông qua các quy định của pháp luật- theo quy định, khi mới thành lập là 30% và hiện nay là 49%. Mặc dù có những quy định hạn chế, nhưng trong thời gian qua, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của TTCK. Bên cạnh sự đóng góp nguồn lực tài chính dưới hình thức ngoại tệ, chính sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, với kiến thức, kinh nghiệm và tiềm lực về vốn

đã kéo theo sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, từ đó làm cho TTCK càng phát triển mạnh hơn. Ngay từ cuối năm 2005 và đầu năm 2006, với sự tăng mạnh các giao dịch của chủ thể nước ngoài trên TTCK, đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cả về khối lượng giao dịch và quy mô niêm yết, tạo đà cho VN-Index tăng mạnh. 3. Sự cần thiết mở rộng đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thời gian hình thành và phát triển gần 15 năm. Tuy thời gian không phải là dài so với lịch sử, nhưng cũng đủ để khẳng định sự cần thiết và quan trọng của TTCK- kênh đầu tư và huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Thông qua TTCK, Chính phủ đã huy động được 1.200.000 tỷ đồng vốn bằng trái phiếu chính phủ, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác huy động được 800.000 tỷ đồng vốn bằng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ qua thị trường này. “Với quy mô vốn hóa 31 đến 32% GDP, TTCK Việt Nam không thể nói là còn nhỏ, mà đã định hình là một kênh huy động vốn trong nền kinh tế”(3). Đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng hoạt động đầu tư của chủ thể nước ngoài trên TTCK, xuất phát từ những cơ sở thực tiễn sau: Thứ nhất, Điều kiện kinh tế thuận lợi Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất khi đầu tư trên TTCK Việt nam đó là sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Cho đến nay, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn kém phát triển để vươn lên tầm quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2014, các chỉ số kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực. 3

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Hình 1: Tình hình chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và giá bán lẻ xăng dầu

Nguồn; SSI (1)

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 chính phủ Việt Nam đặt ra là 6,2% , ổn định chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng (CPI) ở mức thấp hơn 5% và ổn định Việt Nam đồng (VND) đặt mục tiêu 2% cho sự trượt giá của VND. Theo Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hợp Quốc đánh giá, năm 2015 và năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ tăng vào khoảng 6,1 đến 6,2% (2). Đánh giá chung về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ESCAP cho rằng, kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, hòa nhập tốt vào bối cảnh toàn cầu, lạm phát sẽ giảm do giá dầu thế giới thấp. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư trên TTCK Việt Nam. Bảng 1: Một số chỉ tiêu tiền tệ tín dụng của hệ thống tài chính Việt Nam Đơn vị tính: % GPD Nguồn: vietbao.vn (3)

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

M2

114,85

99,8

106,45

117,03

-

Tín dụng

124,66

110,22

104,91

108,23

100

Chứng khoán

39

27,3

26

31

32,23

Thứ hai, Yêu cầu phát triển nguồn vốn cho nền kinh tế từ TTCK Không thể phủ nhận sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian qua, đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng khối lượng vốn đầu tư rất lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế từ TTCK vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn, so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển . Thực tế cho thấy, đến nay nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn (gần 70%) vào nguồn vốn từ hệ thống các định chế tài chính trung gian. Với mục tiêu phát triển cân bằng, lành mành và toàn diện thị trường tài chính bao gồm cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ, đòi hỏi phải chú trọng hơn nữa đối với các dòng vốn chảy vào TTCK. Đánh giá về vấn đề này, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho rằng, để 4

Thu hút vốn đầu tư . . .

TTCK phát triển bền vững cần có sự tham gia tích cực của cả dòng tiền ngoại và dòng tiền trong nước. Thứ ba, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Theo kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2014 – 2015, Việt Nam sẽ thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Trong năm 2014 vừa qua, chúng ta đã thực hiện cổ phần hóa được 143 doanh nghiệp. Như vậy, phần nhiệm vụ kế hoạch còn lại phải hoàn thành trong năm 2015 là 289 doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu nhiệm vụ vô cùng nặng nề, khó có khả năng hoàn thành, bởi lẽ tính đến hết quý I/2015, cũng mới chỉ có 29 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, tương đương với 10% kế hoạch cả năm được thực hiện. Với một phần tư quỹ thời gian đã trôi qua, song chỉ tiêu kế hoạch mới chỉ thực hiện được 10%; lại thêm những khó khăn mới xuất phát từ nguồn vốn trên thị trường hạn chế. Đây quả là một thách thức không nhỏ, trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch cổ phần hóa năm 2015. Có thể thấy, kế hoạch cổ phần hóa trong năm nay sẽ được hoàn thành đến mức độ nào, phụ thuôc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng mang tính quyết, chí là khả năng hấp thụ của TTCK. Vì vậy, sự tham gia tích cực của dòng vốn ngoại vào TTCK trong giai đoạn này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ tư, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài Tính đến ngày 30/4/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 17.776 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 2.654 nhà đầu tư tổ chức và 15.122 nhà đầu tư cá nhân (4)

Điều đặc biệt là trong hơn 17 ngàn tài khoản nhà đầu tư nước ngoài, có tới 40% là của các nhà đầu tư Nhật Bản.Trong khi đó, nếu xét về quy mô, TTCK Việt nam nhỏ hơn rất nhiều so với TTCK Nhật Bản. Điều này cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư ngoại. Hiện nay có nhiều cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng đã hết room trong đó tập trung vào những doanh nghiệp lớn, đầu ngành, ví dụ như: Hàng tiêu dùng (VNM, EVE, KMR, PNJ, TCM, BBC, MWG), Dược (DHG, DMC, JVC), và một số cổ phiếu khác FPT, REE, CTD, BMP, VNS, GMD… Đại đa số các nhà đầu tư nước ngoài đều mong muốn, Việt Nam nâng tỷ lệ trần sở hữu hoặc dỡ bỏ hoàn toàn mức trần 49% của khối ngoại. Nếu việc tăng room được thực hiện, có nghĩa là cơ hội để cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam càng cao, từ đó thu hút thêm dòng vốn ngoại và tăng khả năng thanh khoản cho TTCK Việt Nam. 5. Một số đề xuất Với các phân tích về lý luận và thực tiễn trên cho thấy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh khai thác nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, cần nghiên cứu áp dụng những chính sách, biện pháp phù hợp, để gia tăng việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài qua kênh TTCK Việt Nam. Tác giả có một số suy nghĩ đề xuất với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định chính sách về lĩnh vực TTCK như sau: Thứ nhất, trước mắt cần tiến hành xem xét và phân loại doanh nghiệp để thực hiên nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại 5

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng và có tính dài hạn hơn, đó là việc nghiên cứu để tìm giải pháp nâng cao chất lượng của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam, thông qua tái cấu trúc và nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết. Có như vậy mới mở rộng được đối tượng cổ phiếu chất lượng tốt mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm; Thứ năm, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam, vấn đề nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng cần được xem xét lại cho phù hợp với thực trạng quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của ngành ngân hàng, do đó việc mở room cần hết sức thận trọng với các bước đi không vội vã. Trước mắt có thể nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 35%; Tóm lại, đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK trước mắt cũng như lâu dài là một định hướng đúng. Nó mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của thị trường tài chính, cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực của TTCK cũng có thể phát sinh những tiêu cực, rủi ro. Do đó rất cần những bước đi thận trọng và sự chuẩn bị kỹ các yêu cầu về pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện định hướng này./.

doanh nghiệp Việt Nam. Có thể tăng từ 49% lên khoảng từ 55% đến 70% theo từng mức độ cho từng loại hình doanh nghiệp, tùy theo từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh và Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối; Thứ hai, trong dài hạn, tiến dần đến việc tự do hóa đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam trong lĩnh vực ngành nghề không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh và Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Tuy nhiên, vấn đề này cần thực hiện các bước đi thận trọng và có lộ trình để đề phòng những rủi ro có thể; Thứ ba, Bên cạnh loại cổ phiếu thường của doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp phát hành loại cổ phiếu không có quyền biểu quyết, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho doanh nghiệp (nhưng không bị chia xẻ quyền tham gia quản lý); đồng thời đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; Thứ tư, thực tiễn cho thấy, các loại cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đều là loại cổ phiếu tốt và luôn trong tình trạng hết room trong các phiên giao dịch . Vì vậy nghiên cứu để áp dụng biện pháp nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề quan trọng đối với việc gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: (1) Kinh tế Việt Nam năm 2015 vươn tầm cao mới (http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/kinh-te-viet-nam-nam-2015-vuon-tam-cao-moi20150227101840829.chn) (2) Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhẹ (http://baodientu.chinhphu.vn/) (3) Thiếu chính sách thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển (Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn ) (4) Nhà đầu tư ngoại sẽ dễ dàng tham gia chứng khoán Việt hơn (http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2015-04-15/nha-dau-tu-ngoai-se-de-dang-thamgia-chung-khoan-viet-hon-19874.aspx) (5) Neil F Stapley (1994) The stock market (6) Nasser Arshadi & Gordon V.Karels (1997) Modern Financial Intermediaries and Markets 6

Gợi mở mô hình . . .

GỢI MỞ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2016 ĐẾN NĂM 2020

TÓM TẮT

Đào Duy Huân*

Bài viết nhấn mạnh, trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia, địa phương cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để tạo cơ sở cho hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới. TP. Cần Thơ được xác định là trung tâm kinh tế, xã hội và khoa học và công nghệ của vùng Tây Nam Bộ, 10 năm qua, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế, thì cũng còn bộc lộ các hạn chế là chưa có một mô hình tăng trưởng kinh tế tối ưu. Vì vậy, cần tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020, theo hướng tăng trưởng chiều sâu, đảm bảo bền vững, thật sự là trung tâm Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ của vùng Tây Nam Bộ, với các chỉ số TFP đạt 27,28%. ICOR: 2,0-2,5. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, Cần Thơ

LOCATIONS OPEN ECONOMIC GROWTH MODEL CAN THO CITY PERIOD FROM 2016 TO 2020 ABSTRACT The article emphasized that during the economic globalization, every country, city need to transform their economic growth model to provide a basis for integrating deeply into the world economy. Can Tho City is identified as the center of economic, social, scientific and technological of South west region. Over the past 10 years, in addition to the positive gain in economic restructuring, building the economic growth model, it also reveals the limitation is notanoptimal economic growth model. So, during 2015-2020 period, Can Tho city should continue to transform their economic growth model more deeply, ensuring sustainability, make Can Tho city become truly industrialtrade-services center of South west region, with the ICOR from1-1.5; TFP from 50-60%. Keyworrds: Conomic growth, Cantho. *

PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học

7

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Cần Thơ, là trung tâm kinh tế xã hội - khoa học công nghệ của khu vực Tây Nam Bộ, trung tâm của chuỗi cung ứng dịch vụ ra các khu vực khác của cả nước, có những thế mạnh đặc biệt về công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, giáo dục - đào tạo. Nghị quyết 45-NQ/TW đã nêu “xây dựng và phát triển thành phố trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước”. Qua mười năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành quả tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2004-2013 đạt 14,5%/năm, tổng GDP. Tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng gấp 3,38 lần so với năm 2004 là 18.502 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) tăng 6,1 lần, từ 10,3 triệu đồng năm 2004 lên 62,9 triệu đồng năm 2013; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ tăng gấp 4,7 lần, từ mức 317,6 triệu USD năm 2004 lên 1.500 triệu USD năm 2013; thu ngân sách theo chỉ tiêu trung ương giao tăng 4,25 lần so với năm 2004. Năm 2013, giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản bằng 7,48%, Công nghiệp

và xây dựng 58,55% và dịch vụ 33,97%. Tuy vậy, nếu xem xét kỹ lưỡng trên các khía cạnh của mô hình tăng trưởng kinh tế thì thành phố Cần Thơ vẫn đang chủ yếu tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng dựa trên khai thác tài nguyên đất, lực lượng lao động trình độ tay nghề chưa cao, chưa đảm bảo tính bền vững. Với lý do đó, nghiên cứu này muốn phác họa mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 đến năm 2020 là phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, với hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) cao và năng suất tổng hợp (TFP) phải đạt từ 35- 40%. 2. KHÁI QUÁT CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG LỊCH SỬ Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế. Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều hướng tới lý giải nguồn gốc, hệ thống các nhóm yếu tố quyết định của tăng trưởng kinh tế, để từ đó các nhà hoạch định chính sách, chọn lựa mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ thể như: Mô hình dựa vào tài nguyên của D.Ricardo: cho rằng, đất đai là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế là nông nghiệp. Của cải, hay sản lượng quốc gia có được là từ đất. Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều thì đất sẽ bạc màu, làm cho năng suất giảm, vì vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng. Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực): lý giải rằng, nguồn gốc của tăng trưởng dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp. Tiêu biểu cho mô hình Lewis của trường phái Tân cổ điển và Harry T.Oshima. Mô hình Kaldor: lại cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. 8

Gợi mở mô hình . . .

Mô hình Sung Sang Park: Từ tình hình thực tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, … nhà kinh tế học gốc Hàn Quốc lại cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người, để có thể có nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất của nhân loại mà không cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hay nói cách khác, với nguồn nhân lực trình độ cao, một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu” công nghệ của thế giới. Mô hình Harrod Domar: mô hình tăng trưởng dựa vào tiết kiệm tư bản và hiệu suất của đầu tư (ICOR). Giới hạn và vấn đề của mô hình là (1) tăng tiết kiệm khó thực hiện ở các nền kinh tế đang phát triển (2) hệ thống tài chính chưa phát triển (3) vốn nhân lực còn yếu (4) đầu tư vào nghiên cứu/phát triển để giảm ICOR hạn chế. Mô hình tăng trưởng Solow: tăng trưởng kinh tế đến từ tăng yếu tố đầu vào cho nền kinh tế, đó là vốn đầu tư, nhân lực và đổi mới công nghệ. Mô hình Solow tin rằng tăng vốn đầu tư chỉ đem lại tăng trưởng tạm thời vì tỉ số vốn trên lao động tăng lên. Tuy nhiên, sản lượng tăng thêm từ tăng thêm một đơn vị vốn có thể giảm và nền kinh tế có xu hướng trở về mức tăng trưởng dài hạn ở đó GDP có tốc độ tăng trưởng bằng tổng của tốc độ tăng của nguồn nhân lực và nhân tố hiệu suất. Khác nhau về tốc độ đổi mới công nghệ giữa các nước giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng. Như vậy, mô hình Solow cho rằng nhân tố năng suất là nhân tố bên ngoài độc lập với lượng vốn đầu tư. Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng cải thiện hiệu suất quan hệ trực tiếp đến đổi mới công nghệ và đầu tư vào nguồn nhân lực. Mô

hình này nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ và chính sách khuyến khích khu vực tư nhân trong việc nâng cao năng suất. Kinh tế tri thức - như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh hóa - trở thành quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển. Các nội dung chính của thuyết tăng trưởng nội sinh bao gồm: chính sách khuyến khích cạnh tranh trong thị trường thúc đẩy đổi mới qui trình sản xuất và sản phẩm; có kinh tế qui mô trong vốn đầu tư; đầu tư của khu vực tư nhân trong nghiên cứu và phát triển; bảo vệ bằng sáng chế và sáng kiến; đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mô hình Kim cương và Kim cương đôi của M. Porter: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, M. Porter đã xác định rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế cạnh tranh của một quốc gia, hay vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi 4 biến (yếu tố) nội sinh gồm: Điều kiện các yếu tố sản xuất; Các ngành công nghiệp hỗ trợ, có liên quan; Chiến lược - cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp; điều kiện về cầu và 2 biến (yếu tố) ngoại sinh là chính sách của chính phủ, của địa phương và cơ hội nảy sinh trong từng thời kỳ. Như vậy, có nhiều nghiên cứu đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế và đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế với qui mô cả nước. Các nghiên cứu phần lớn dựa trên khảo hướng hạch toán định lượng tăng trưởng để phân tích theo đóng góp của việc tích lũy yếu tố đầu vào sản xuất là vốn, lao động và đóng góp của việc tăng TFP. 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CẦN THƠ Giai đoạn 2001-2012, TP. Cần Thơ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao (cao hơn so với khu vực ĐBSCL, các thành phố trực thuộc Trung ương khác và cả nước). Từ năm 9

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

2012, kinh tế thành phố Cần Thơ có dấu hiệu chững lại do tác động của suy giảm kinh tế của cả nước và thế giới. Nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao (do quy mô kinh tế nhỏ, đầu tư lớn khi thành phố trực thuộc Trung ương) sang tăng trưởng ổn định ở mức thấp (do quy mô kinh tế trở nên lớn hơn). Khu vực 1 tăng trưởng thấp và kém ổn định, trong khi đó khu vực 2 tăng trưởng ổn định ở mức cao (trên 17%/năm), khu vực này giảm tăng trưởng từ năm 2011. Khu vực 3 đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2012, hiện tại khu vực này vẫn tăng trưởng khá ổn định và duy trì ở mức cao (trên 15%/năm). Cụ thể: Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn (%/năm, giá SS94) Khu vực kinh tế Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Toàn thành phố

01-05 7,46 17,30 13,86 13,46

06-10 1,42 18,16 17,20 15,14

01-10 4,40 17,73 15,52 14,30

2011 4,92 10,42 18,77 14,12

2012 4,57 9,56 14,18 11,55

Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010 và 2012. Cục Thống kê TP. Cần Thơ

Tăng trưởng GDP của TP. Cần Thơ (giá SS1994) thời kỳ2001-2005 là 13,5%/năm; 20062012 là 15,1%/năm và bình quân cả giai đoạn 2001-2012 là 14,3%/năm. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ của cả nước (giai đoạn 2001-2005 là 7,51%; 2006-2010 là 7,01%); của khu vực ĐBSCL (giai đoạn 2001-2005 là 10,50%; 2006-2010 là 12%); và của các thành phố trực thuộc Trung ương khác như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hình 1: Tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ phân theo khu vực

Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010 và 2012. Cục thống kê TP. Cần Thơ

Kinh tế khu vực 1 tăng trưởng bình quân 7,46%/năm trong giai đoạn 2001-2005, giảm xuống còn 1,42%/năm trong giai đoạn 2006-2012. Các năm gần đây, kinh tế khu vực 1 hồi phục và duy trì ở mức tăng trưởng bình quân 4,5-5%/năm. Kinh tế khu vực 2 tăng trưởng ổn định ở mức cao (17-18%/ năm) trong giai đoạn 2001-2012. Tuy nhiên, các năm gần đây, kinh tế khu vực 2 có dấu hiệu chựng lại và duy trì ở mức xung quanh 10% vào năm 2011 và 2012. Kinh tế khu vực 3 tăng trưởng bình 10

Gợi mở mô hình . . .

quân 13,86%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 17,20%/năm trong giai đoạn 2006-2012, các năm gần đây, kinh tế khu vực 3 có dấu hiệu chựng lại nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ở mức cao nhất so với 2 khu vực còn lại. Xét ở cấp độ ngành cấp hai nhận thấy các ngành có tốc độ tăng trưởng (giá SS94) vượt trội trong đoạn 2001-2012 lần lượt là: kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, tài chính tín dụng, thủy sản, phục vụ cộng đồng, khách sạn nhà hàng, y tế, giáo dục đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ (chủ yếu thuộc khu vực 2 và 3). Giai đoạn 2001-2005, các ngành thủy sản, kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến tăng trưởng vượt trội. Đến giai đoạn 2006-2012, các ngành kinh doanh bất động sản và công nghiệp chế biến không còn duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn trước, các ngành giáo dục và đào tạo, y tế, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng tăng trưởng vượt trội. 10 năm qua, thành phố Cần Thơ đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp (cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp). Việc nâng cao tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp là để hướng tới gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) và gia tăng năng suất tổng hợp (TFP). Cơ cấu ngành kinh tế đã tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2008, nông nghiệp -  thủy sản chiếm 16,74%, công nghiệp - xây dựng chiếm 38,37%, dịch vụ chiếm 44,89% trong cơ cấu GDP thì đến năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản là 14,02%, công nghiệp - xây dựng 42,48%, dịch vụ 43,5% trong cơ cấu GDP. Năm 2013, tỷ lệ tương ứng ở ba lĩnh vực này là 11,07%, 44,32% và 44,61%. So với năm 2010, tỷ trọng

khu vực I giảm 2,64%, khu vực II giảm 5,01%; khu vực III tăng 7,65% trong cơ cấu GDP từ 2011 đến 2014. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 đạt 14,5%/năm. Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản tăng 2,86%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,22% và khu vực dịch vụ tăng bình quân 17,54%. Như vậy, ngành dịch vụ vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cũng khá cao. Năm 2013, thành phố Cần Thơ dẫn đầu trong khu vực về thu nhập bình quân đầu người. Chỉ tiêu này của thành phố Cần Thơ (theo giá hiện hành) đạt 62,9 triệu đồng, tương đương 2.989 USD, tăng 357 USD so với năm 2012.  Để đạt được kết quả này, thành phố Cần Thơ đã thực hiện thắng lợi nhiều chương trình kinh tế, đưa tổng giá trị GDP năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng, tăng 11,6% so năm 2012, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng và thương mại chiếm 90% trong cơ cấu GDP.  Thực hiện đổi mới máy móc, thiết bị đi đôi với giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 87.000 tỷ đồng. Thực hiện tốt kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hội nhập quốc tế, đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố đạt mức khá, trên 18%/năm (giai đoạn 2006 - 2010); Trong các năm từ 2011 đến 2013, tốc độ này tiếp tục được giữ vững và ổn định. Theo đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, năm 2013 đạt trên 30.000 tỷ đồng (tăng gấp 5 lần so với năm 2004). Theo số liệu của Sở Công thương Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt trên 8.000 tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản 11

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt 48.349 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ năm 2013, dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ hiện có 6 KCN tập trung: KCN Trà Nóc I và Trà Nóc II, KCN Hưng Phú I, Hưng Phú II A, Hưng Phú II B và KCN Thốt Nốt và đang quy hoạch xây dựng thêm KCN Ô Môn có diện tích 600 ha và KCN Bắc Ô Môn có diện tích 400 ha. 4. GỢI MỞ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 Chuyển nhanh từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu để tạo cơ sở kinh tế - kỹ thuật, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; giải quyết tốt từng bước mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và đến năm 2020 đạt mức tốp khá của vùng ĐBSCL. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đến 2015 là 24,31% và thời kỳ 2016 - 2020 là 27,28 %. ICOR là 4,59 (2012), năm 2015, ICOR là 3,5 và 2020, ICOR là 2,5 trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long trên nhiều lĩnh vực với mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Nghĩa là mô hình phát triển theo chiều sâu cho phép khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn, sớm hơn so với với thời hạn chung của cả nước

để sau năm 2020, thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2016- 2020, cần phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu là sự phát triển hợp lý các ngành, các lĩnh vực có lợi thế; còn ngành nào, lĩnh vực nào chưa đủ điều kiện thì chuyển dần dần. Bởi lẽ, để chuyển sang phát triển theo chiều sâu thì phải đầu tư các thiết bị công nghệ mới nhằm sản xuất ra các sản phẩm với năng suất, chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, phát triển công nghiệp hỗ trợ,... và như vậy phải có một quá trình tích tụ vốn và tích tụ năng lực công nghệ chứ không phải ngày một ngày hai là có thể chuyển được ngay ở mọi ngành sản xuất. Thực trạng trình độ của nguồn lao động của thành phố Cần Thơ còn thấp, phải mất nhiều thời gian đào tạo và đào tạo lại để người lao động có kỹ năng nhất định tiếp cận được với trình độ công nghệ cao… Vì vậy, trong thời gian ngắn, thành phố Cần Thơ không thể chuyển hẳn nền kinh tế sang mô hình phát triển theo chiều sâu mà phải chuyển hợp lý, có nghĩa là ngành nào, lĩnh vực nào chuyển được thì phải chuyển ngay, ngành nào, lĩnh vực nào chưa đủ điều kiện thì chuyển dần dần. Việc làm này còn nhằm giải quyết việc làm cho số lao động không có điều kiện học tập nâng cao trình độ, tay nghề trong thời gian ngắn, để bảo đảm an sinh xã hội, nhất là sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn. Song, điều này không có nghĩa là thiếu quyết liệt chuyển nhanh sang phát triển theo chiều sâu ở những lĩnh vực mà khoa học công nghệ, nguồn lực lao động, vốn đã đáp ứng yêu cầu chuyển sang chiều sâu mà thành phố Cần Thơ có lợi thế. Điều này được thể hiện qua mô hình rút gọn sau: 12

Gợi mở mô hình . . .

Hình 2. Mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 2016- 2020

5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

lượng cao; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đa ngành tại thành phố Cần Thơ;

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức của các chủ thể kinh tế về chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển kinh tế xanh. Bởi lẽ, các chủ thể kinh tế là người trực tiếp sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế (khoa học - công nghệ, vốn, nguồn lực lao động, tài nguyên thiên nhiên) và nâng cao trình độ quản lý của các doanh nghiệp. Nếu lực lượng này không nhận thức và tự giác thực hiện thì chủ trương có tốt đẹp đến mấy cũng chỉ dừng lại trên chủ trương;

Thứ tư, đẩy mạnh huy động các nguồn lực: nguồn lực vốn, nguồn lực con người, nguồn lực từ truyền thống văn hoá, lịch sử... Tận dụng và khai thác tối đa vị trí địa chiến lược của thành phố Cần Thơ; khai thác có hiệu quả truyền thống, văn hoá, lịch sử, cảnh quan; các sản phẩm đặc trưng; truyền thống cách mạng; thái độ niềm nở, vui vẻ cầu thị của mỗi người dân thành phố Cần Thơ; Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó trước hết là tạo bước đột phá xây dựng các công trình có tính chất động lực như giao thông đô thị, sân bay, hệ thống bến cảng, hạ tầng một số thiết chế văn hoá mang tính khác biệt để phát triển du lịch. Ngoài ra, xây dựng cơ chế để thu hút đầu tư hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế - khu công nghiệp, hạ tầng thương mại, hạ tầng khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, y tế...;

Thứ hai, làm tốt công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch gồm: quy hoạch phát triển không gian kinh tế - xã hội; quy hoạch đô thị và hạ tầng; quy hoạch tài nguyên thiên nhiên và đất đai; quy hoạch về phát triển khoa học công nghệ; quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch bảo vệ môi trường; Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất

Thứ sáu, tập trung cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục 13

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

KẾT LUẬN

hành chính; xây dựng chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công; triển khai đào tạo công dân điện tử. Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không phù hợp trên tất cả các lĩnh vực. Cơ chế chính sách cần đảm bảo theo hướng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để các chủ thể kinh tế có môi trường thuận lợi hơn trong hoạt động;

Để chuyển từ kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý theo chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững, thì thành phố Cần Thơ, cần tái cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh; tăng cường đầu tư củng cố kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị nhằm tạo bước chuyển biến mạnh hơn cho môi trường đầu tư; vận dụng cơ chế chính sách linh hoạt nhằm khơi thông các nguồn lực; phát triển đào tạo và cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho cả vùng. Đặc biệt cần chú trọng các giải pháp phối hợp liên kết giữa các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực Tây Nam Bộ và các bộ, ngành trong việc điều chỉnh và thực hiện mục tiêu quy hoạch, cải thiện môi trường sinh thái để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Yếu tố chuyển giao công nghệ, gắn nghiên cứu, ứng dụng, triển khai với sản xuất; đảm bảo quá trình công nghiệp hoá vùng đi đôi với hiện đại hoá. Xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học mới, thúc đẩy hiện đại hoá của vùng. Về công nghiệp, sản phẩm chủ lực phải là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh lớn, hàm lượng chất xám cao như: sản phẩm phần mềm, sản phẩm điện tử công nghiệp và dân dụng; dầu khí và các sản phẩm hoá dầu; thép vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa; chế biến lương thực thực phẩm, dệt, da, may.

Thứ bảy, đầu tư cho phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để từng bước hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Dành nguồn lực để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học - công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và tranh thủ khai thác, ứng dụng công nghệ từ các quốc gia phát triển... Bên cạnh đó, chú trọng tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Thứ tám, tái cơ cấu các khu vực kinh tế theo hướng: Phát triển nhanh, đồng bộ các ngành dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao; đa dạng hóa, mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ mà tỉnh có lợi thế;đa dạng hoá sản phẩm du lịch độc đáo, mang đặc trưng của thành phố Cần Thơ. Phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng bộ Thành phố Cần Thơ, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Cần Thơ lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) 2. Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 3. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, kỷ yếu chủ đề “Thành tựu 10 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương”, Cần Thơ 2013. 4. UBND thành phố Cần Thơ, Báo cáo số 215/BC-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2013 về “Kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014”. 5. Samuelson Paul A, Nordhalls William D, (2007). Kinh tế học, Nxb Tài chính. 6. Michael E. Porter (2008). Lợi thế cạnh tranh Quốc Gia, Nxb Trẻ. 14

Đánh giá khả năng . . .

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Bùi Kim Yến*, Nguyễn Thị Thanh Hoài **

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng vỡ nợ của các DNVVN khi họ là những con nợ của NHTM. Nhằm giúp các NHTM ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, tác giả sử dụng mô hình Logistic để xác định những nhân tố gây nên khả năng vỡ nợ của các DNVVN. Từ khoá: doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN); ngân hàng thương mại (NHTM); rủi ro tín dụng; khả năng vỡ nợ .

EVALUATION OF DEFAULT ABILITY OF SME IN THE CREDIT RELATIONSHIP WITH COMMERCIAL BANKS ABSTRACT This research aims to evaluate the default ability of Small and Medium Enterprises when they are the borrowers of loans of commercial banks. In order helping commercial banks prevent credit risks, we use the Logistic model to determine the factors that cause the default ability of SME. Key words: Small and Medium Enterprises (SME), commercial banks, credit risk, default ability .

1. Đặt vấn đề Thông qua phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng (TDNH) đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam thời gian qua để thấy được khả năng tiếp cận vốn vay và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp (DN). Ứng dụng mô hình logistic để định lượng khả năng có thể trả được nợ hoặc khả năng vỡ nợ của các DN này. Để từ đó có những giải pháp thích hợp cho cả phía DN và NHTM trong quan hệ TD hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng (RRTD) đối với DNVVN. Với thực trạng là số lượng DNVVN ở Việt Nam chiếm khoảng hơn 90% tổng số lượng các DN nhưng qui mô vốn thì rất nhỏ. DNVVN chủ yếu ở khu vực kinh tế tư nhân có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế xã hội như đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết nạn thất nghiệp ... Tuy nhiên trong những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế thế giới cùng với những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công *

PGS.TS. GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

**

ThS. Ngân hàng Công thương Việt Nam

15

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2002 nước ta có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay tăng lên 694.000 doanh nghiệp, nhưng tính đến ngày 31/12/2012 chỉ còn 312.600. Theo số liệu của tổng cục thống kê, ước tính năm 2013 tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012, trong khi số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước. Đánh giá thực trạng đó đối với DNVVN có nhiều nguyên nhân từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, song số liệu về doanh nghiệp giải thể, phá sản đã phản ánh mức độ khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khó khăn của doanh nghiệp đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn. Mặc dù nhu cầu về vốn của các DNVVN là rất lớn, do DNVVN chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp của nước ta; trong khi nguồn cung về vốn của các ngân hàng là rất lớn do mức tăng trưởng tín dụng liên tục giảm trong vài năm trở lại đây. Các ngân hàng hiện đang rất muốn tăng trưởng tín dụng cũng như các DNVVN hiện đang rất cần vốn; câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ có khoảng 32% DNVVN tiếp cận được vốn vay ngân hàng thường xuyên, khoảng 35% phản ánh khó tiếp cận, còn lại 33% không thể tiếp cận được vốn ngân hàng. Do đó, rất cần phải có những nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của vấn đề tại sao DNVVN ở Việt Nam khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Câu trả lời từ phía ngân hàng đó là vì khu vực này ngoài việc không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng thì đối với những DN từng vay vốn ngân hàng thì khả năng vỡ nợ rất lớn. Bài viết Đánh giá khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín

dụng ngân hàng nhằm cải thiện mối quan hệ TDNH giữa NHTM và DNVVN để nâng cao hiệu quả của việc cho vay và đi vay. 2. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1. Vai trò của TDNH đối với DNVVN + Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNVVN. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tuân thủ hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc, lãi đúng hạn. Để vay được vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi. Ngoài ra, trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân, do vậy các doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. + Tín dụng ngân hàng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị hiện đại để có thể đứng vững và phát triển. Tuy nhiên, các DNVVN không thể đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn vay từ ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kịp thời đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến phương thức kinh doanh. + Tín dụng ngân hàng giúp các DNVVN tiếp cận với nguồn hàng hóa từ nước ngoài, máy móc thiết bị hiện đại trên thế giới. Thông qua tài trợ thương mại của ngân hàng như bảo lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị, thanh toán LC trả chậm, nhờ thu… quan hệ quốc tế của các doanh nghiệp được mở rộng, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 2.2. Rủi ro tín dụng 16

Đánh giá khả năng . . .

Về phía DN đi vay, khi xảy ra khả năng vỡ nợ có nghĩa là không có khả năng thanh toán tiền lãi hoặc vốn gốc vào đúng kỳ hạn định. Về phía NH cho vay, tình trạng vỡ nợ của DN đi vay là nguyên nhân chính và chủ yếu gây RRTD cho NH. Theo Worldbank, RRTD là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. RRTD được Ngân hàng nhà nước quy định thông qua định nghĩa về RRTD tại Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013: “RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình cam kết”. 3. Nguyên nhân dẫn đến khả năng vỡ nợ của các DNVVN tại Việt Nam + Nguyên nhân khách quan: Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, do đó sức mua của các mặt hàng giảm sút, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Sự bất ổn trên thị trường tài chính, ngân hàng: biến động về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ. Cùng lúc đó lãi suất tăng cao đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu

vốn, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng chi trả lãi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nợ xấu tăng cao. + Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ: khi xảy ra nợ quá hạn, một số khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc thu hồi nợ; thiếu hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản dẫn đến việc thu hồi nợ tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí không thu hồi được. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: DNVVN có xu hướng sử dụng vốn sai mục đích để đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro cao để tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với phương án kinh doanh ban đầu như khách hàng dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, vay bổ sung vốn lưu động nhưng lại đầu tư trung dài hạn; hoặc đầu tư thêm vào các lĩnh vực mới ngoài khả năng quản lý của khách hàng, việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mới ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ đúng hạn, thậm chí có nguy cơ không trả được nợ. Năng lực tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: DNVVN thường có vốn tự có nhỏ, tỷ nợ/vốn chủ sở hữu cao. Hoạt động kinh doanh của các DNVVN chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Do đó, khi chịu bất kỳ tác động xấu nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DNVVN sẽ dẫn đến thua lỗ, không trả được nợ ngân hàng. Báo cáo tài chính không minh bạch, hệ thống thông tin kế toán không đầy đủ, thiếu độ tin cậy ảnh hưởng. Do đó, khi nhân viên ngân hàng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế làm ảnh hưởng xấu đến quyết định tín dụng, tiềm ẩn nguy cơ RRTD cao. 17

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Mô hình nghiên cứu + Mô hình đánh giá khả năng vỡ nợ của các DNVVN Mô hình hồi quy Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Nghiên cứu này sẽ vận dụng mô hình Logistic để dự đoán xác xuất trả được nợ của doanh nghiệp dựa vào thông tin các biến độc lập được đưa vào mô hình.

4.1.1. Các biến nghiên cứu + Biến phụ thuộc Mô hình nghiên cứu đo lường xác suất vỡ nợ của DNVVN, do đó biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là xác xuất trả được nợ của doanh nghiệp. Trong đó, Y là biến nhị phân: Y=0: nếu không trả được nợ (có rủi ro tín dụng) Y=1: nếu trả được nợ (không có rủi ro tín dụng) Theo Basel II, doanh nghiệp có RRTD khi xuất hiện ít nhất một trong các dấu hiệu sau: - Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng với đối tác - Vốn lưu động ròng < 0 - Giá thị trường của doanh nghiệp < Tổng nợ phải trả

Bảng 4.1: Cấu trúc dữ liệu của mô hình

Biến

Loại

Phụ thuộc

Nhị phân

Độc lập

Lệ thuộc hoặc rời rạc

Phương trình: log𝑒𝑃(𝑦 = 1) = 𝛽0 + 𝛽1𝑋1 + 𝛽2𝑋2 + 𝛽3𝑋3 + 𝛽4𝑋4 + 𝛽5𝑋5 + 𝛽6𝑋6 + ⋯+ 𝛽𝑛𝑋𝑛 𝑃(𝑌 = 0) + Biến độc lập

Nhóm Thanh Khoản

Đòn bẩy

Bảng 4.2. Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình

Mã hóa

Chỉ tiêu

Cách tính

Giả thiết

X1

Tiền/Tổng tài sản

Tiền/Tổng tài sản

+

X2

Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn

Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn

+

X3

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

+

X4

Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu

Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu

-

X5

Tổn gnợ/Vốn chủ sở hữu

Nợ/Vốn chủ sỡ hữu

-

X6

Vòng quay Vốn lưu động

Doanh thu thuần * 2 / (Tài sản ngắn hạn đầu kỳ+Tài sản ngắn hạn cuối kỳ)

+

X7

Doanh thu/Tổng tài sản

Doanh thu/Tổng tài sản

+

X8

Nợ phải trả/Doan hthu

Nợ phải trả/Doanh thu

-

X9

Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản

Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản

+

X10

EBIT/Tổng tài sản

EBIT/Tổng tài sản

+

Hoạt động

Hiệu quả

(+/-: tác động cùng chiều/ngược chiều đến khả năng trả nợ) Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 18

Đánh giá khả năng . . .

Dự kiến dấu của hệ số 𝛽 của các biến độc lập: 𝛽1 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Tiền/ Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn càng tốt. 𝛽2 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Chỉ số này càng cao, nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp càng thấp hơn theo nghiên cứu của Athaide (2009). 𝛽3 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Nếu chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. 𝛽4 sẽ mang dấu âm, do chỉ số Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tương quan nghịch với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Chỉ số này đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của doanh nghiệp càng lớn. 𝛽5 sẽ mang dấu âm, do chỉ tiêu Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào vốn vay. Doanh nghiệp chịu rủi ro thấp hơn. 𝛽6 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Vòng quay Vốn lưu động có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do tỷ số Doanh thu thuần*2/ (Tài sản ngắn hạn đầu kỳ+Tài sản ngắn hạn cuối kỳ) đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động. Số vòng quay tài sản lưu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lưu động đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Do 19

vậy, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. 𝛽7 sẽ mang dấu dương, do chỉ số Doanh thu/Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Chỉ số này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chỉ số này càng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng tốt. 𝛽8 sẽ mang dấu âm, do chỉ tiêu Nợ phải trả/ Doanh thu có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ Nợ phải trả/Doanh thu càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn càng thấp. 𝛽9 sẽ mang dấu dương, do tỷ lệ Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản càng lớn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn càng tốt. 𝛽10 sẽ mang dấu dương, do tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản càng cao thường cho biết hiệu quả của một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng cao, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp càng lớn. + Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 250 khách hàng là DNVVN, trong đó có 36 khách hàng đang có nợ xấu. Nhóm 36 khách hàng đang có nợ xấu sẽ nhận giá trị Y=0; Nhóm 214 khách hàng trả nợ tốt sẽ nhận giá trị Y=1; Các biến độc lập được tính toán từ báo cáo tài chính của các công ty vào năm 2012. Dự kiến kết quả mô hình: log𝑒𝑃(𝑦=1)= 𝛽0 + 𝛽1𝑋1 + 𝛽2𝑋2 + 𝛽3𝑋3 + 𝛽4𝑋4 + 𝛽5𝑋5 + 𝛽6𝑋6 + 𝛽7𝑋7 + 𝛽8𝑋8 + 𝛽9𝑋9 + 𝛽10𝑋10 𝑃(𝑌=0)

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

+ Kiểm định mô hình Bước 1: Đưa tất cả các biến đã chọn vào mô hình: Kết quả ma trận hệ số tương quan như sau: Bảng 1. Ma trận hệ số tương quan X1

X2

X1

1.0000

0.1172

X2

0.1172

1.0000

X3

X4

X5

X6

0.0473

0.0632

0.0456

0.0012

0.1676 0.4221

X3

0.0473

0.0012

1.0000

X4

0.0632

0.1676

0.4221

X5

0.0456

0.0593

0.3490

0.7563

X6

0.0373

0.0860

0.0427

0.0225

X7 X8

0.0844 0.0736

X9

0.1346

X10

0.0879

0.1096 0.2172 0.1287 0.1267

0.0306 0.1920 0.4013 0.2520

1.0000

X7

X8

X9

X10

0.0373

0.0844

0.0736

0.1346

0.0879

0.0593

0.0860

0.1096

0.2172

0.1287

0.1267

0.3490

0.0427

0.0306

0.1920

0.4013

0.2520

0.7563

0.0225

0.2774

0.3467

0.2626

0.0493

0.2839

0.1634

0.1468

0.0568

0.0346

0.0581

0.0885

0.1128 0.2282

0.1154 0.2412

1.0000

0.8074

0.8074

1.0000

1.0000 0.0077

0.0644

0.0493

0.2774 0.3467 0.2626

0.2839 0.1634 0.1468

0.0077 1.0000

0.0644

0.0568 0.0346

1.0000 0.3749

0.0581

0.1128

0.0885

0.1154

0.3749 1.0000 0.2282 0.2412

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Bảng 2. Kết quả chạy mô hình Dependent Variable:Y Method:ML-BinaryLogit(Quadratichill climbing) Date:06/22/14Time:15:19 Sample:1250 Included observations:250 Convergence achieve dafter10iterations Covarian cematrix computed using second derivatives Variable

Coefficient

Std.Error

z-Statistic

Prob

C X1 X2 X3 X4

-5.159843 0.86546 -0.685105 1.958499 -0.694309

2.71472 3.318613 1.46378 0.970515 1.359287

-1.900691 0.26079 -0.468039 2.017999 -0.510789

0.0573 0.7943 0.6398 0.0436 0.6095

20

Đánh giá khả năng . . . X5 X6 X7 X8 X9 X10

0.266898 -0.000389 4.558542 0.26922 7.581613 -1.427822

1.295866 0.001838 1.124955 0.800997 7.553496 3.533368

0.205961 -0.211355 4.0522 0.336106 1.003722 -0.404097

0.8368 0.8326 0.0001 0.7368 0.3155 0.6861

McFaddenR-squared S.D.dependentvar Akaikeinfocriterion Schwarzcriterion Hannan-Quinncriter. Restr.deviance LRstatistic Prob(LRstatistic)

0.465131 0.351794 0.528902 0.683846 0.591262 206.0794 95.85395 0.000000

Meandependentvar S.E.ofregression Sumsquaredresid Loglikelihood Deviance Restr.loglikelihood Avg.loglikelihood

0.856 0.26229 16.44223 -55.11271 110.2254 -103.0397 -0.220451

ObswithDep=0 ObswithDep=1

36 214

Totalobs

250 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Phương trình: log𝑒𝑃(𝑦 = 1) /𝑃(𝑌 = 0)= − 5.1598 + 0.8654 ∗ X1 − 0.6851 ∗ X2 + 1.9584 ∗ X3 − 0.6943 ∗ X4 + 0.2668 ∗ X5 − 0.0003 ∗ X6 + 4.5585 ∗ X7 + 0.2692 ∗ X8 + 7.5816 ∗ X9 − 1.4278 ∗ X10 Giá trị xác suất của X5=0.8368 > α = 0.05, do đó hệ số của biến này rất có khả năng bằng 0, tiến hành loại bỏ biến X5 ra khỏi mô hình. Sử dụng kiểm định Wald Test để kiểm tra xem có thể loại bỏ biến X5 ra khỏi mô hình không. Giả thuyết: H0: C(6) = 0 H1: C(6) ≠ 0 Bước 2: Kiểm định Wald Test: Bảng 3. Kết quả kiểm định Wald Test WaldTest: Equation:Untitled TestStatistic

Value

df

Probability

t-statistic F-statistic Chi-square

0.205961 0.042420 0.042420

239 (1,239) 1

0.8370 0.8370 0.8368

Value 0.266898

Std.Err. 1.295866

NullHypothesis:C(6)=0 NullHypothesisSummary: NormalizedRestriction(=0) C(6) Restrictionsarelinearincoefficients.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 21

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Kết quả kiểm định cho thấy C(6) = 0 do kiểm định F có xác suất bằng 0.8370> 0.05 và kiểm định χ2 có xác suất bằng 0.8368> 0.05; do đó chấp nhận giả thuyết H0. Vì vậy, có thể loại biến X5 ra khỏi mô hình. Tương tự lần lượt loại các biến X6, X1, X8, X10, X2, X9 ra khỏi mô hình Sau khi chạy dữ liệu mô hình thông qua phần mềm Eviews 8, sử dụng mô hình hồi quy Logit, kết quả như sau: Bảng4. Kết quả chạy mô hình sau khi loại các biến không có ý nghĩa thống kê Dependent Variable:Y Method:ML-BinaryLogit(Quadratichill climbing) Date:06/22/14Time:15:19 Sample:1250 Included observations:250 Convergenc eachieve dafter6iterations Covariance matrix computed usingsecond derivatives Variable C X3 X4 X7

Coefficient -5.500927 2.010162 -0.411151 4.474368

Std.Error 1.56618 0.89808 0.18822 0.86129

z-Statistic -3.512324 2.23828 -2.184408 5.194972

Prob. 0.0004 0.0252 0.0289 0

McFaddenR-squared

0.455242

Meandependentvar

0.856000

S.D.dependentvar Akaikeinfocriterion Schwarzcriterion Hannan-Quinncriter. Restr.deviance LRstatistic Prob(LRstatistic) ObswithDep=0 ObswithDep=1

0.351794 0.481054 0.537397 0.503730 206.0794 93.81593 0.000000 36 214

S.E.ofregression Sumsquaredresid Loglikelihood Deviance Restr.loglikelihood Avg.loglikelihood

0.264193 17.17030 -56.13172 112.2634 -103.0397 -0.224527

Totalobs

250 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả



Phương trình: log𝑒𝑃(𝑦 = 1)/𝑃(𝑌 = 0)= −5.5009 + 2.0101 ∗ X3 − 0.4111 ∗ X4 + 4.4743 ∗ X7 Mô hình được lựa chọn do tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức sai số chuẩn hồi quy bằng 5%. 4.1.2. Kết quả nghiên cứu và nhận định các chỉ số ảnh hưởng đến khả năng trả nợ + Ý nghĩa kết quả của mô hình Ý nghĩa các hệ số trong mô hình: Sử dụng kiểm định Wald Test để kiểm chứng lại các hệ số của các biến X3, X4 và X7 khác 0. Giả thuyết: H0: C(2) = C(3) = C(4) = 0 H1: C(2) ≠ 0 C(3) ≠ 0 C(4) ≠ 0 22

Đánh giá khả năng . . . Bảng 5. Kết quả kiểm định Wald Test hệ số của các biến có ý nghĩa thống kê WaldTest: Equation:Untitled Test Statistic

Value

df

Probability

F-statistic Chi-square

10.56095 31.68285

(3,246) 3

0.0000 0.0000

Normalized Restriction(=0)

Value

Std.Err.

C(2) C(3) C(4)

2.010162 -0.411151 4.474368

0.898083 0.188221 0.861288

Null Hypothesis:C(2)=C(3)=C(4)=0 Null Hypothesis Summary:

Restrictionsarelinearincoefficients. Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định Wald Test cho thấy C(2) ≠ 0, C(3) ≠ 0, C(4) ≠ 0 do kiểm định F và kiểm định χ2 đều có xác suất bằng 0.0000 < 0.05. Vì vậy chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0 hay các hệ số có ý nghĩa thống kê. + Ý nghĩa chung của mô hình Trong bảng kết quả chạy mô hình, chỉ số Prob(LR statistic) = 0.0000 < α = 0.05, do đó mô hình có ý nghĩa hay RRTD đối với DNVVN chịu ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu tài chính của khách hàng đó là Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn (X3); Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu (X4); Số vòng quay tài sản (X7). + Độ thích hợp của mô hình Trong kết quả chạy mô hình, chỉ số McFadden R-squared = 0.455242; nghĩa là

các chỉ tiêu tài chính được đưa vào mô hình ảnh hưởng đến 45,5242% khả năng xảy ra RRTD của các khách hàng là DNVVN. Thực tế cho thấy rằng khả năng xảy ra RRTD không chỉ phụ thuộc vào các chỉ tiêu tài chính mà còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ tiêu phi tài chính. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ciampi & Gordini (2008) và nghiên cứu của Bambang Hermanto & Surasa Gunawidjaja (2014) khi cho rằng một mô hình dự đoán rủi ro tín dụng đối với DNVVN là tối ưu khi kết hợp giữa các yếu tố tài chính và các yếu tố phi tài chính. 4.2. Kết quả dự đoán của mô hình Nghiên cứu thực hiện kiểm định tỷ lệ dự báo đúng của mô hình, kết quả thể hiện như sau: 23

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 6. Kết quả kiểm định tỷ lệ dự đoán đúng của mô hình WaldTest: Equation: Untitled TestStatistic

Value

df

Probability

10.56095 F-statistic Chi-square 31.68285 NullHypothesis:C(2)=C(3)=C(4)=0 NullHypothesisSummary: NormalizedRestriction(=0)

(3,246) 3

0.0000 0.0000

Value

Std.Err.

C(2) C(3) C(4)

2.010162 -0.411151 4.474368

0.898083 0.188221 0.861288

Restrictionsarelinearincoefficients. Nguồn: nghiên cứu của tác giả

Kết quả dự đoán của mô hình cho thấy mô hình đã dự đoán đúng được 52,78% trường hợp doanh nghiệp đang có nợ xấu; còn với các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, mô hình dự đoán đúng 97,66% trường hợp. Tỷ lệ dự đoán đúng của mô hình là 91,20% 4.3. Nhận định các chỉ số ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DNVVN Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy rằng các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DNVVN bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn, Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu, Doanh thu/Tổng tài sản. Trong đó, chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn nhất là X7: Doanh thu/Tổng tài sản với hệ số hồi quy bằng 4.4743; tiếp theo là X3: Hệ số thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) với hệ số hồi quy là 2.0101 và cuối cùng là X4: Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu với hệ số hồi quy là -0.4111. Biến X7: Doanh thu/Tổng tài sản với hệ số hồi quy bằng 4.4743; tiếp theo là X3: Hệ số thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) với hệ số hồi quy là 2.0101 và cuối

cùng là X4: Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu với hệ số hồi quy là -0.4111. Chỉ tiêu X7 và X3 có tương quan thuận với khả năng trả nợ của DNVVN, chỉ tiêu X4 có tương quan nghịch với khả năng trả nợ của khách hàng. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả, cũng như phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn tốt khi Hệ số thanh toán ngắn hạn cao, xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp có Hệ số thanh toán ngắn hạn thấp; một doanh nghiệp có hệ số Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu cao có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp khó khăn về quản lý dòng tiền và thanh toán các khoản nợ vay đến hạn, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp; cuối cùng, doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn thì xác suất vỡ nợ sẽ thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng: hệ số hồi quy của biến Doanh thu/Tổng tài 24

Đánh giá khả năng . . .

sản cao hơn so với hai hệ số còn lại, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 5. Một số giải pháp ngăn ngừa khả năng vỡ nợ của các DNVVN cũng như hạn chế RRTD trong NHTM + Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN Thực hiện phân tán rủi ro bằng cách tiếp cận đến nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề khác nhau; không tập trung vào một vài ngành nghề. Chú ý đến các yếu tố vĩ mô, tình hình kinh tế của từng địa bàn. Các quy định về tín dụng phải đón được xu hướng của thị trường, nền kinh tế; hạn chế việc quy định đi sau thực tế như hiện nay… ví dụ: khi thị trường bất động sản đóng băng mới ra công văn hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh sắt, thép; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. + Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp Các DNVVN tại Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty gia đình, các thành viên đóng vai trò chủ chốt của công ty là các thành viên trong gia đình, do đó phần nào hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, do các quyết định liên quan đến doanh nghiệp sẽ do người đứng đầu gia đình/người đứng đầu doanh nghiệp quyết định, các thành viên khác buộc phải nghe theo. Thực tế nữa là lãnh đạo DNVVN không được đào tạo bài bản nên phần lớn lãnh đạo DNVVN tại Việt Nam thường không biết cách quản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả. Sức mạnh của các DNVVN phụ thuộc rất lớn vào người đứng đầu doanh nghiệp, do đó muốn DNVVN ngày càng lớn mạnh, giảm thiểu RRTD, người đứng đầu doanh nghiệp cần thay đổi bản thân; thay đổi

cách quản lý; tự nâng cao năng lực, cách điều hành doanh nghiệp; thay đổi tư duy, có một cái nhìn xa hơn để ngày càng phát triển trong tương lai. Chủ động hội nhập với các nước trên thế giới. Các DNVVN cần chủ động học hỏi, tìm tòi học hỏi các công nghệ từ các nước trên thế giới thông qua con đường chuyển giao công nghệ, giảm chi phí trong công tác nghiên cứu và ứng dụng; học hỏi các bài học rút ra trong kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới, từ đó rút ra bài học áp dụng cho bản thân doanh nghiệp mình vượt qua giai đoạn khó khăn và ngày càng lớn mạnh. Liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng thế mạnh công nghệ của họ, đồng thời học hỏi cách quản lý, điều hành của các doanh nghiệp nước ngoài. Tận dụng các nguồn vốn quốc tế: vốn vay ưu đãi chính thức, các nguồn viện trợ của nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. + Minh bạch tình hình tài chính của các DNVVN Các DNVVN cần tự minh bạch hệ thống thông tin kế toán của mình; cần gộp chung báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, báo cáo tài chính gửi ngân hàng và báo cáo tài chính lưu hành nội bộ của doanh nghiệp. Tích cực thực hiện các giao dịch chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Việc giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng như trả lương cho công nhân, thanh toán cho bạn hàng phần nào giúp các DNVVN minh bạch tình hình tài chính. Việc minh bạch tình hình tài chính sẽ giúp các DNVVN tạo được sự tin tưởng từ phía ngân hàng; ngày càng xây dựng được uy tín với ngân hàng. Có như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn các ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ xảy ra RRTD 25

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

thay vì chỉ chú trọng vào vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. + Quy định pháp lý xử phạt với các doanh nghiệp cố tình vi phạm các nghĩa vụ đã giao kết với ngân hàng Cần phải có những chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệpcố tình vi phạm các nghĩa vụ đã giao kết với ngân hàng và/hoặc gây tổn thất cho ngân hàng như sử dụng vốn sai mục đích, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt

động kiểm tra, không hợp tác với ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản để thu hồi nợ… Các biện pháp xử phạt có thể là: xử phạt hành chính, bắt buộc hoàn trả vốn, tạm ngừng hoạt động… Cần lập một danh sách khách hàng có lịch sử vi phạm để các tổ chức tín dụng khác thẩm định kỹ càng hơn trước khi quyết định cho vay khách hàng đó; cũng như để bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Filipe, Grammatikos and Michala, 2014. Forecasting Distress in European SME Portfolios. Luxembourg School of Finance. http://ssrn.com/abstract=2266426 [Accessed 25 May 2014] [2]. I.Altman and Sabato, 2007. Modeling Credit Risk for SMEs: Evidence from the US Market. Abacus Journal, 43(3), 332-357 [3]. I.Altman, Sabato and Wilson, 2008. The Value of Qualitative information in SME risk management. Journal of Credit Risk, 6(2), 95-127 [4]. Malcolm Athaide , 2009. Credit risk for small business loans in a Basel II environment. International Conference proceedings. http://ssrn.com/abstract=2085446[Accessed 12 January 2014] [5]. Surasa Gunawidjaja and Bambang Hermanto, 2013. Default Prediction model for SME’s: Evidence from Idonesian maket using financial ratios.

http://ssrn.com/abstract=1666703[Accessed 12

January 2014] Các trang Web: [6]. http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Giai-phap-tai-chinh-dong-bo-giup-thao-go- kho-khancho-doanh-nghiep-nho-va-vua/51659.tctc [7]. http://phaply.net.vn/bai-noi-bat/kinh-nghiem-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ngan-hang- thuong-mai-cuamot-so-nuoc-tren-the-gioi.html [8]. http://vinasme.vn/Gan-70-doanh-nghiep-nho-khong-vay-noi-ngan-hang-1201- 2084.html.

26

Thực trạng cạnh tranh . . .

THỰC TRẠNG CẠNH TRANH NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH LỮ HÀNH VÀ DU LỊCH (TTCI)

Nguyễn Hoàng Lê *

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những ngành lớn nhất trên thế giới cả về doanh thu lẫn tác động của nó đến nền kinh tế của các quốc gia. Trong năm 2014, ngành du lịch chiếm 10% tổng GDP của thế giới, tương đương với 7,6 tỷ USD, đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 277 triệu lao động trên toàn cầu (World Travel and Tourism Council - WTTC, 2015). Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Xu hướng này cũng sẽ mở ra không chỉ nhiều cơ hội mà còn cả những thách thức trong quá trình phát triển ngành du lịch ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch Việt Nam đang phải đương đầu với những khó khăn, đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo lợi thế so sánh, giúp ngành du lịch nước nhà có thể thu hút được nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư trong tương lai. Vì lý do này, bài nghiên cứu hướng đến việc xác định những nguyên nhân làm cản trở năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI). Từ khóa: năng lực cạnh tranh, ngành du lịch, TTCI

INDUSTRY COMPETITIVE PATTERNS TRAVEL VIETNAM THROUGH COMPETITIVENESS INDICATOR TRAVEL AND TOURISM (TTCI) ABSTRACT In today’s global economy, tourism is one of the world’s largest industries in both of revenue and economic impacts. The economic impacts of the industry showed that, in 2014, the industry contributed 10% of global GDP, equivalent to the value of over 7.6 trillion USD, and accounted for 277 million jobs (WTTC, 2015). Over the next ten years, the tourism industry is expected to grow by an average of 4% annually, taking it to 10% of global GDP, or approximately 10 trillion USD. By 2022, it is predictable that the industry will account for 328 million jobs, or 1 in every 10 jobs all over the world (WTTC, 2012). This trend, therefore, will create not only more opportunities but also more challenges to build up the sector in many countries, especially a developing country like Vietnam. However, the tourism industry in Vietnam is having to face difficulties and challenges, especially the issue of inceasing the competitiveness of the industry in order to create the competitive advantage that helping to attract more customers as well as investors in the future. This research, therefore, aims to identify the factors that influenced the industry’s competitiveness of the country through the Travel and Tourism Competitiveness Index (TTCI). Keywords: competitiveness, tourism, TTCI * Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.HCM

27

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. Khái quát về thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam những năm gần đây Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2008-2014



Nguồn: Tổng cục Du lịch 2008-2014 và tổng hợp của tác giả

Biểu đồ trên cho thấy nhìn chung khách du lịch đến Việt Nam tăng dần qua các năm, ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến lượng du khách đến Việt Nam có xu hướng giảm một cách tương đối (khoảng 12% so với năm 2008). Tuy nhiên, trong vài năm gần đây (từ 2011) thì tốc độ tăng trưởng có chậm lại, điển hình năm 2014 vừa qua, lượt du khách quốc tế đến Việt Nam chỉ tăng khoảng 3,8% so với năm 2013. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có chiều hướng chững lại, đặc biệt có dấu hiệu suy giảm đáng kể so với năm trước. Theo đó, lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 2,7 triệu lượt, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến đó là do sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại biển Đông cũng như sự trượt giá của đồng rouble của Nga. Điều này khiến lượng khách của hai thị trường chính là Trung Quốc và Nga có sự sụt giảm mạnh. Cụ thể là ở thị trường Nga giảm 27%, còn thị trường Trung

Quốc giảm gần 40% lượng khách. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân của sự suy giảm này là cần thiết, đặc biệt liên quan đến vấn đề về năng lực cạnh tranh của ngành, để từ đó có thể đưa ra các hàm ý chính sách trong ngắn và dài hạn nhằm khắc phục tình trạng trên. 2. Chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (Travel and Tourism Competitiveness Index - TTCI) - Áp dụng cho trường hợp Việt Nam TTCI là một khái niệm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2007 bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF). Chỉ số này là một công cụ đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch tại các quốc gia và được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 7. Thông thường có 3 danh mục chính để xác định TTCI, bao gồm 1) khung pháp lý, 2) môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, 3) nguồn nhân lực, văn hóa, tài nguyên. Tuy nhiên trong năm 2015 số lượng danh mục đã có sự thay đổi, mở rộng lên 4 danh mục với nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành. Ngoài ra, nếu như 28



Thực trạng cạnh tranh . . .

năm 2007, TTCI được đo lường cho 124 nền kinh tế lớn và đang nổi, thì cho đến nay tiêu chí này đã được áp dụng cho 141 nền kinh tế trên toàn cầu, chứng tỏ sự ứng dụng rộng rãi của công cụ, đặc biệt hữu hiệu trong công tác đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và lữ hành. Theo thống kê của WEF vào năm 2015, Tây Ban Nha là quốc gia được đánh giá cao nhất về chỉ số TTCI với điểm số đạt 5,3, xếp

sau là Pháp và Đức. Bên cạnh đó, Úc và Nhật Bản là 2 quốc gia châu Á nằm trong top 10 với các điểm số lần lượt là 5,0 và 4,9. Tại khu vực Đông Nam Á thì Singapore là quốc gia dẫn đầu và Myanmar là quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng (Brunei không nằm trong nghiên cứu của WEF trong năm 2015). Cụ thể điểm và xếp hạng của các nước Đông Nam Á thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Chỉ số TTCI và xếp hạng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2014 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Quốc gia Singapore Malaysia Thái Lan Indonesia Philippines Việt Nam Lào Cambodia Myanmar

Điểm (trên 7) 4,9 4,4 4,3 4,0 3,6 3,6 3,3 3,2 2,7

Xếp hạng thế giới 11 25 35 50 74 75 95 105 134 Nguồn: WEF (2015)

So với năm 2013 thì Việt Nam đã tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng (từ 80 lên 75), tuy nhiên lại giảm về điểm số (từ 3,95 xuống 3,6) và bị Philippines qua mặt, do quốc gia này có bước nhảy vọt 20 bậc (từ 94 lên 74) nhờ vào những chính sách phát triển du lịch toàn diện và hiệu quả. Do đó, xét về năng lực cạnh tranh của ngành trong khu vực, Việt Nam hiện chỉ xếp trên 3 nước Lào, Cambodia và Myanmar. Vậy đâu là nguyên do? Như đã trình bày ở trên, hiện nay TTCI được chia thành bốn danh mục chính, bao gồm 1) môi trường kinh doanh, 2) các chính sách và quy định, 3) cơ sở hạ tầng, 4) tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Bốn danh mục chính này lại được đánh giá thông qua 14 danh mục nhỏ và đo lường bởi tổng cộng 93 tiêu chí

khác nhau. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả lựa chọn ra các tiêu chí được xếp hạng và/hoặc điểm số đánh giá thấp so với các nước trong khu vực và mặt bằng chung của thế giới, từ đó nhận diện các điểm yếu còn tồn đọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tại Việt Nam. Cụ thể, những điểm yếu sẽ được chia thành ba nhóm: 1) môi trường kinh doanh; 2) chính sách và quy định; và 3) cơ sở hạ tầng. Lưu ý rằng ở danh mục “tài nguyên thiên nhiên và văn hóa”, do chỉ có một tiêu chí bị đánh giá thấp tại Việt Nam là “chất lượng môi trường tự nhiên’ nên sẽ được gộp chung vào danh mục “chính sách và quy định”. Thứ nhất, đối với môi trường kinh doanh ngành du lịch, có 6 tiêu chí bị đánh giá thấp được thể hiện qua bảng sau: 29

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 2: Các tiêu chí về môi trường kinh doanh ngành du lịch bị đánh giá thấp tại Việt Nam Tiêu chí

Điểm

Xếp hạng thế giới

1.1

Thời gian cần thiết để bắt đầu kinh doanh (ngày)

34

119

1.2

Hiệu quả của khung pháp lý khi xảy ra tranh chấp

3.4

89

1.3

Độ tin cậy về lực lượng an ninh (công an, cảnh sát)

3,7

99

1.4

Chất lượng nguồn nhân lực

5

85

1.5

Khả năng tìm kiếm lao động có kỹ năng

3,4

107

1.6

Đối xử với khách hàng

4,1

104

Nguồn: WEF (2015) và tổng hợp của tác giả

Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, các doanh nghiệp du lịch và lữ hành đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng. Tính đến tháng 6 năm 2014, trên cả nước đã có 1.383 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân (Vụ lữ hành – Tổng cục Du lịch, 2014). Tuy nhiên, việc thành lập và đi vào hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý còn rườm rà và kéo dài, trung bình phải mất 34 ngày để đi vào hoạt động tính từ lúc nộp hồ sơ (tiêu chí 1.1). Hơn nữa, sự nở rộ của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành cũng dẫn đến một số tình trạng như tranh giành khách hoặc phá giá, tuy nhiên việc xử lý các tranh chấp này vẫn chưa tốt với khung pháp lý chưa rõ ràng (tiêu chí 1.2). Điều này cũng dẫn đến sự tin cậy của doanh nghiệp đối với các lực lượng chức năng như công an, cảnh sát, tòa án là chưa cao (tiêu chí 1.3). Bên cạnh đó, vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch, đặc biệt là đối với khách nước ngoài, vẫn là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp (tiêu chí 1.4). Đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành tại Việt Nam có trình độ chuyên

môn không cao, kiến thức về marketing cũng như khả năng đưa ra các chương trình tour hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đa dạng là còn kém, thiếu sáng tạo. Nguyên nhân là do việc tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng còn khó khăn (tiêu chí 1.5). Cụ thể, đối với đội ngũ hướng dẫn viên quốc tế - vốn được xem là sứ giả du lịch - thì trình độ ngoại ngữ chưa tốt cũng là một rào cản lớn, đặc biệt với các ngoại ngữ hiếm. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), tính đến năm 2013, đa phần các hướng dẫn viên chỉ sử dụng được một trong năm ngoại ngữ thông dụng là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nhật và Nga. Chỉ có số ít các hướng dẫn viên sử dụng được các ngoại ngữ ít thông dụng hơn như Tháilan, Hàn Quốc, Ý; còn với các ngoại ngữ hiếm như Indonesia, Lào, Campuchia, Ba Lan, Hungary thì số hướng dẫn viên sử dụng được các thứ tiếng này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính vì lý do trên, khả năng đáp ứng sự hài lòng của du khách là còn thấp (tiêu chí 1.6). Thứ hai, đối với các chính sách và quy định trong ngành, có 8 tiêu chí bị đánh giá thấp được thể hiện qua bảng 3:

30

Thực trạng cạnh tranh . . . Bảng 3: Các tiêu chí về chính sách và quy định trong ngành du lịch bị đánh giá thấp tại Việt Nam

2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8

Tiêu chí

Điểm

Sự ưu tiên của Chính phủ đối với ngành Tỷ trọng chi Chính phủ cho ngành so với tổng ngân sách (%) Mức độ hiệu quả các chiến lược ngành của Chính phủ (%) Hiệu quả marketing trong việc thu hút du khách Yêu cầu về visa nhập cảnh cho du khách (thang điểm 100) Chất lượng môi trường tự nhiên Tính nghiêm ngặt của các quy định về môi trường Sự tuân thủ các quy định về môi trường

4,8 1,4 53,4 3,9 13 3,2 3,0 3,2

Xếp hạng thế giới 93 122 115 102 119 132 128 112

Nguồn: WEF (2015) và tổng hợp của tác giả

Sự ưu tiên tập trung cho việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ (tiêu chí 2.1), thể hiện qua việc tỷ trọng chi Chính phủ cho ngành chỉ chiếm 1,4% tổng chi ngân sách (tiêu chí 2.2). Trong khi đó, con số này ở các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Singapore lần lượt là 2,8%, 6,1% và 9%, cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Điều này là bất hợp lý bởi ngành du lịch là một trong những ngành cần được ưu tiên phát triển mạnh vì làm du lịch thì không cần quá nhiều vốn, do vậy rất phù hợp với nền kinh tế xuất phát điểm thấp và dự trữ vốn yếu như Việt Nam. Chưa kể là Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch với hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng cùng những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; hay di sản văn hóa thế giới như phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, hoàng thành Thăng Long – Hà Nội; hay di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Tổng cục Du lịch, 2012). Hơn nữa, lãnh thổ đất nước kéo dài từ Bắc vào Nam và tiếp giáp với 3.260 km bờ biển cũng tạo cho quốc gia có những cảnh quan phong phú, đa dạng, cùng với những bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, ... Đây là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí (Lê, 2014). Cũng chính vì sự ưu tiên cho ngành còn thấp đã dẫn tới hiệu quả các chiến lược phát triển du lịch đề ra của Chính phủ cũng như các chiến lược marketing để thu hút khách du lịch đạt chưa cao (tiêu chí 2.3 và 2.4). Bên cạnh đó, thủ tục thị thực nhập cảnh vào Việt Nam đối với du khách nước ngoài vẫn còn khó khăn, do đó bị đánh giá khá thấp với điểm số chỉ đạt 13/100 (tiêu chí 2.5). Hiện nay, chỉ có công dân mang hộ chiếu phổ thông của các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Lào và Cambodia được miễn thị thực vào Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày; công dân Philippines được tạm trú không quá 21 ngày; công dân Brunei và Myanmar được tạm trú không quá 14 ngày và ngược lại. Trong khi đó, các nước trong khu vực là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam lại có chính sách thị thực nhập cảnh rất thông thoáng như thực hiện miễn thị thực nhập cảnh, đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ cấp thị thực qua mạng hoặc tại cửa khẩu. Cụ thể, Singapore đã miễn thị thực cho công dân của trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ; Malaysia miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 155 quốc gia và vùng lãnh 31

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

thổ; Thái Lan áp dụng miễn thị thực cho công dân của 55 nước, cấp thị thực tại cửa khẩu cho công dân 28 nước tại 24 cửa khẩu; Thái Lan và Campuchia đã hợp tác thực hiện chính sách thị thực chung; Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines đã ký hiệp định thư về thiết lập hệ thống thị thực chung linh hoạt; Trung Quốc đã miễn thị thực trong vòng 72 giờ cho công dân 51 nước quá cảnh tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Quảng Châu, Trùng Khánh, Đại Liên và Thẩm Dương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , 2014). Ngoài ra, chất lượng môi trường tự nhiên phục vụ cho phát triển du lịch tại Việt Nam cũng là một trong những tiêu chí bị đánh giá rất thấp (tiêu chí 2.6). Môi trường du lịch trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Hạ Long, Cát Bà, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,

... đã và đang có sự suy thoái do tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, ở nhiều địa phương vẫn đang tồn tại sự bất công bằng trong phân chia lợi ích kinh tế do tăng trưởng du lịch mang lại dẫn tới sự xung đột về lợi ích giữa các ngành, các địa phương, giữa các nhóm đối tượng, dẫn tới những tác động tiêu cực nhiều mặt. Việc khai thác quá mức, bừa bãi, tự phát, thiếu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ ràng, thiếu tính nghiêm ngặt trong việc tuân thủ các quy định về môi trường (tiêu chí 2.7 và 2.8) đã gây ô nhiễm, quá tải, từ đó tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực làm cho chất lượng môi trường tự nhiên có nguy cơ suy thoái nhanh. Thứ ba, về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, có 3 tiêu chí bị đánh giá thấp thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong ngành du lịch bị đánh giá thấp tại Việt Nam

3.1 3.2 3.3

Tiêu chí

Điểm

Chất lượng đường sá Sự sẵn có của các công ty cho thuê xe du lịch Chất lượng cơ sở vật chất của các sân bay

3,2 1,0 4,0

Xếp hạng thế giới 104 120 87

Nguồn: WEF (2015) và tổng hợp của tác giả

Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn bị xem là một trong những điểm yếu nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng kém là yếu tố cản trở rất lớn đến quá trình thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Đầu tiên phải kể đến là chất lượng đường sá tại Việt Nam còn kém và bị xuống cấp trầm trọng (tiêu chí 3.1). Mặc dù hiện nay, một số cao tốc đã được đi vào hoạt động như cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Trung Lương, cao tốc Nội Bài – Lào Cai nhưng chất lượng cũng là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Cụ thể,

cao tốc Trung Lương có một số đoạn đường xấu khiến xe cộ lưu thông dễ gặp sự cố khi xử lý ở tốc độ cao; hoặc như cao tốc Nội Bài – Lào Cai vừa thông xe đã có dấu hiệu bị nứt. Ngoài ra, ở những con đường không phải cao tốc thì chất lượng còn tệ hơn rất nhiều, mặc dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp và sửa chữa (như Quốc lộ 1A đoạn từ Nha Trang trở ra phía Bắc), khiến cho tốc độ lưu thông chậm, ảnh hưởng đến lịch trình của khách du lịch, đồng thời cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, dịch vụ cho thuê xe du lịch là còn thiếu và chất lượng kém với 32

Thực trạng cạnh tranh . . .

phương tiện cũ kỹ, thiếu tiện nghi và an toàn, gây lo lắng cho rất nhiều du khách khi tham quan tại Việt Nam (tiêu chí 3.2). Việt Nam hiện có 8 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa đang hoạt động, tuy nhiên chất lượng cơ sở vật chất của các sân bay là chưa cao (tiêu chí 3.3). Theo phản ánh của các hành khách, mặc dù nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng hệ thống điều hòa ở các sân bay tại Việt Nam luôn rất kém, nhất là tại các thời điểm đông người. Bên cạnh đó, hệ thống biển chỉ dẫn còn nghèo nàn, thiếu thông tin về các chuyến bay, chất lượng truy cập internet bằng wifi rất chậm, thiếu ghế ngồi cho khách, không đủ các quầy đổi tiền. Chính vì những lý do này mà sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị liệt vào trong top 10 sân bay tệ nhất châu

Á trong năm 2014 (The Guide to Sleeping in Airports, 2014). Nói tóm lại, ngành du lịch tại Việt Nam, đặc biệt với thị trường du khách quốc tế, sẽ có động lực để phát triển thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để vươn lên tầm cao mới nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách triệt để. Việc kết hợp các đề xuất, kiến nghị trong cả ngắn và dài hạn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Và đến lúc đó chúng ta mới có thể hy vọng Việt Nam từ một “vẻ đẹp tiềm ẩn” (hidden charm) trở thành một “vẻ đẹp bất tận” (timeless charm) như slogan của ngành trong giai đoạn 2011-2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo chuyên đề: Du lịch Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển, Hà Nội, tháng 6 năm 2014. [2]. Lê, N.H (2014), ‘Du lịch Việt Nam: Tiềm năng, thực trạng và những vấn đề đặt ra’, Hội thảo khoa học “Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới”, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức, tháng 1 năm 2014. [3]. The Guide to Sleeping in Airports (2014), ‘Worst Airports in Asia 2014’, http://www. sleepinginairports.net/2014/worst-airports-asia.htm (truy cập 19/5/2015). [4]. Tổng cục Du lịch (2008-2014), Số liệu thống kê khách quốc tế đến Việt Nam, http://vietnamtourism. gov.vn/index.php/cat/1205 (truy cập 18/5/2015). [5]. Tổng cục Du lịch (2012), Di sản thế giới tại Việt Nam, http://www.vietnamtourism.com/disan/ (truy cập 20/5/2015). [6]. Vụ Lữ hành – Tổng cục Du lịch (2014), ‘Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2014’, Tổng cục Du lịch, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13466 (truy cập 19/5/2015). [7]. WEF (2015), Insight Report - The Travel and Tourism Competitiveness Report 2015 – Growth through shocks, World Economic Forum, 2015. [8]. World Travel and Tourism Council (2012), Travel And Tourism – Economic Impact 2012 – Vietnam, World Travel and Tourism Council, London. [9]. World Travel and Tourism Council (2015), Travel And Tourism – Economic Impact 2015 – Vietnam, World Travel and Tourism Council, London. 33

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NGÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Quang Đại *

TÓM TẮT

Thẻ điểm cân bằng là một công cụ quản trị hiệu quả thực hiện chiến lược bằng việc đo hiệu suất các chỉ tiêu hoạt động đạt được của tổ chức. Thẻ điểm cân bằng đặt các hoạt động vào bản đồ chiến lược với bốn ngữ cảnh: tài chính, khách hàng, nội bộ và học hỏi – phát triển. Thẻ điểm cân bằng giúp các nhà quản trị đánh giá hiệu quả thực thi chiến lược của tổ chức một cách toàn diện và đầy đủ, đồng thời liên kết được các hoạt động kiểm soát ngắn hạn với chiến lược và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải áp dụng Thẻ điểm cân bằng còn rất khiêm tốn. Nghiên cứu đã thực hiện việc áp dụng xây dựng và đo lường các KPIs cho hai bộ phận chuyển phát nhanh và vận tải của công ty DHL. Kết quả cho thấy, mức độ thực hiện chỉ tiêu chỉ là khá, đặc biệt ngữ cảnh Học hỏi - phát triển chỉ là trung bình. Điều này cũng phản ánh khá khách quan, đa phần các công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh, ít chú tâm vào chính sách đào tạo và nghiên cứu – phát triển nhằm giành lợi thế đột phá, khác biệt và đi trước. Nghiên cứu cũng đã phân tích đánh giá một số thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp dịch vụ trong việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng và cũng gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp đẩy mạnh việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Từ khóa: Balanced Scorecard (BSC), quản trị chiến lược, dịch vụ vận tải.

APPLYING THE BALANCED SCORECARD (BSC) IN BUSINESS STRATEGIC MANAGEMENT FOR TRANSPORTATION SERVICE IN VIETNAM ABSTRACT The Balanced Scorecard (BSC) is a strategic performance management tool by measuring the performance indicators of an organization. The BSC put actions into a strategy map that is comprised of four sections or perspectives: financial, customer, internal business processes, and learning and growth. The BSC helps managers with evaluating the strategy performance completely and at the same time linking the short- time controls with the strategy and vision of a business. In Vietnam, the number of enterprises applying the BSC is limited. The research aplied building and measuring the Key Performance Indicators (KPI) for the fast delivery and transportation sections of DHL corporation. The findings have shown that the performance of indicators is rather good but especially the “learning and growth” perspective is medium. It reflected rather objectively that the majority of companies mainly focused on business activities and limitely interested in training and research policies in order to break through and take advantages of the competition in advance. The research has analysed the advantages and difficulties in applying the BSC and it also suggested further researches to speed up the application of BSC in enterprises in Vietnam. Key words: The Balanced Scorecard (BSC), strategic management, transportation services. *

ThS. C48 Bộ Công an. NCS. Học Viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

34

Áp dụng thẻ điểm . . .

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại toàn cầu hóa và môi trường kinh doanh cạnh tranh gia tăng như hiện nay, việc lựa chọn chiến lược để tồn tại và phát triển đối với các tổ chức là một vấn đề khó. Nhưng làm thế nào để biến chiến lược thành hành động còn là vấn đề khó hơn và khó nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức để khẳng định con đường mà tổ chức đang đi không bị chệch hướng. Những thước đo truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức, chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu không còn phù hợp khi mà hoạt động tạo ra giá trị của tổ chức ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất. Vì vậy, việc tìm ra một công cụ quản trị hiệu quả quản trị chiến lược phù hợp với nhu cầu thực tiễn là rất cần thiết. Đo lường hiệu quả hoạt động (performance) trong doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự thành bại của công ty. Nhiều phương pháp và kỹ thuật đo lường về tài chính cũng đã được ra đời và đã được sử dụng như: đồng tiền chiết khấu DCF (Discounted cash flow), lợi nhuận giữ lại RI (residual income), dòng tiền tệ trên suất thu hồi CFROI (Cash Flow Return On Investment). Tuy nhiên, kỹ thuật đánh giá sự thực hiện dựa vào các chỉ số tài chính đã không làm thoả mãn các nhà quản lý: các đo lường về tài chính chỉ cho thấy các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, các doanh nghiệp phải tạo ra các giá trị tương lai thông qua đầu tư về khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, phương thức hoạt động, kỹ thuật và sự đổi mới. Sự không tương xứng giữa hệ thống đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính và

các đo lường phi tài chính là bước khởi đầu cho các nghiên cứu này. Hệ thống Thẻ Điểm Cân Bằng (Balanced Scoredcard) được phát triển bởi Robert S.Kaplan và David P. Norton từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 giúp các tổ chức chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và đào tạo - phát triển để đo lường thành quả hoạt động của tổ chức. 2. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ BALANCED SCORECARD (BSC) VÀ ỨNG DỤNG BSC TRONG ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG Balanced Scorecard được phát triển bới Robert S.Kaplan và David P. Norton tại trường Đại học Havard từ những năm 1992 – 1995: “Thẻ điểm cân bằng là phương pháp lập kế hoạch và đo lường hiệu quả công việc nhằm chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược chung của tổ chức, doanh nghiệp thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng”. Thực chất Thẻ điểm cân bằng là phương pháp lập kế hoạch và đo lường hiệu quả công việc nhằm chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược chung của tổ chức, doanh nghiệp thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng. Nó cung cấp một cơ cấu cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hiệu suất quan trọng, bổ sung cho các biện pháp tài chính truyền thống bằng các biện pháp điều hành về sự hài lòng của khách hàng, các quy trình kinh doanh nội bộ, các hoạt động học tập và phát triển. Qua đó, Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng (balance) trong đo lường hiệu quả kinh doanh cuối cùng, định hướng hành vi của tất cả các bộ phận và cá nhân hướng tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 35

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Với mục đích là sắp xếp các hoạt động kinh doanh hướng vào tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp, cải thiện thông tin liên lạc trong và ngoài doanh nghiệp, giám sát hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu chiến lược, nội dung của Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống nghiên cứu và quản lý chiến lược dựa vào đo lường, được sử dụng cho mọi tổ chức. Nó đưa ra một phương pháp để chuyển các chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty thành các chỉ tiêu đánh giá. BSC đánh giá sự thực hiện của doanh nghiệp thông qua bốn tiêu chí: tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ và nghiên cứu phát triển.

Bốn phương diện này cho phép tạo ra sự cân bằng đó là: • Cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn - mục tiêu dài hạn. • Cân bằng giữa đánh giá bên ngoài liên quan đến các cổ đông, khách hàng những đánh giá nội bộ liên quan đến qui trình xử lý, đổi mới, đào tạo và phát triển. • Cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được (tương lai) - những kết quả trong thực tế (quá khứ). • Cân bằng giữa những đánh giá khách quan - đánh giá chủ quan. BSC có một đặc điểm quan trọng đó là mối quan hệ nhân - quả giữa các tiêu chí được mô tả ở trong hình 1.

Hình 1. Quan hệ nhân - quả trong BSC (Kalpan & Norton, 1996)

Đo lường mức độ thực hiện của công ty, quá trình hoạt động, và điều hành của công ty góp phần vào sự cải thiện của tổ chức là nhiệm vụ rất quan trọng. Các mục tiêu tài chính điển hình của một tổ chức là lợi nhuận, suất thu lợi, sự phát triển và giá trị hữu quan. Tiêu chí khách hàng sẽ bao gồm các đo lường về đầu ra giống như sự thoả mãn khách hàng,

sự giữ chân khách hàng và sự giành được khách hàng mới. Các đo lường được sử dụng trong tiêu chí hoạt động nội bộ sẽ là các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự thoả mãn khách hàng và đạt được mục tiêu về tài chính của khách hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn khách hàng có thể là vòng đời sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kỹ năng của nhân 36

Áp dụng thẻ điểm . . .

viên và năng suất lao động. Tiêu chí nghiên cứu và phát triển xác định cơ sở hạ tầng của tổ chức nhằm tạo ra sự phát triển và cải thiện lâu dài và xác định sự thoả mãn của nhân viên, sự giữ chân nhân viên, công việc huấn luyện và đào tạo nhân viên nhằm nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức. Để BSC có thể được phát triển và ứng dụng vào đo lường sự thực hiện của doanh nghiệp, rất cần thiết để xác định và định lượng các chỉ số thực hiện then chốt (Key Performance Indicators, KPIs) của doanh nghiệp mà phù hợp với bốn tiêu chí của Balanced Scorecard. Mỗi doanh nghiệp, tuỳ theo tính chất sản xuất, kinh doanh của mình mà xác định các chỉ số thực hiện then chốt (KPIs) cho doanh nghiệp của mình. 3. MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tổng hợp nhiều biện pháp riêng lẻ: dựa vào các nghiên cứu và lý thuyết có trước, phỏng vấn, thu thập dữ liệu; lấy ý kiến chuyên gia hình thành nên các KPIs phù hợp và áp dụng đo lường các KPIs này thông qua đánh giá của các cấp quản trị. Nghiên cứu chọn công ty DHL là công ty cung cấp các dịch vụ vận tải: chuyển phát nhanh quốc tế; giao nhận vận tải toàn cầu bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ và đường sắt; giải pháp kho vận từ bao bì, sửa chữa, lưu trữ; chuyển phát thư tín trên toàn thế giới, cùng các dịch vụ logistics tùy chỉnh khác. Nghiên cứu sẽ tập trung vào hai bộ phận dịch vụ chuyển phát nhanh và vận tải. Để kết quả đánh giá được chính xác và hiệu quả, giám đốc điều hành của công ty, các cán bộ quản lý của phòng ban khác đã được mời tham gia vào việc đánh giá các chỉ số thực hiện. Các chỉ số thực hiện được lựa chọn

đã phản ánh rõ nét nhất sự thực hiện của công ty. Các KPIs được đánh giá và định lượng bởi đánh giá của các nhà quản lý của công ty bằng bảng câu hỏi bằng bảng câu hỏi với thang điểm 5. 4. KHÓ KHĂN ÁP DỤNG BSC CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Thiếu nhận thức và sự cam kết từ phía các nhà lãnh đạo: Nhận thức có thể được coi là rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp dịch vụ khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về Thẻ điểm cân bằng, về nội dung và lợi ích to lớn của công cụ quản lý này. Nguyên nhân khách quan của vấn đề này là Thẻ điểm cân bằng vẫn là một công cụ khá mới mẻ, số lượng doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công Thẻ điểm quá ít, chủ yếu là đang và có kế hoạch áp dụng, tài liệu hướng dẫn áp dụng chưa nhiều, các đơn vị đào tạo, tư vấn áp dụng mô hình Thẻ điểm còn hạn chế... trong khi trình độ quản lý và điều kiện áp dụng Thẻ điểm tại doanh nghiệp còn chưa phù hợp. Thiếu nhận thức và cam kết áp dụng của lãnh đạo doanh nghiệp trở thành khó khăn lớn nhất cho việc tiếp cận và áp dụng Thẻ điểm tại các doanh nghiệp dịch vụ. Khó khăn trong việc áp dụng quy trình thực hiện theo mô hình Thẻ điểm cân bằng: Một số doanh nghiệp chỉ lập kế hoạch vận hành ngắn hạn, chủ yếu là kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý. Họ xây dựng kế hoạch, chiến lược năm sau bằng cách phân tích điểm mạnh - điểm yếu của năm trước và lấy kết quả kinh doanh năm trước cộng thêm một tỷ lệ nhất định, chứ chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh chặt chẽ, rõ ràng và dài hạn. Khi chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng và dài hạn, việc xây dựng Thẻ điểm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát 37

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

triển mục tiêu và các thước đo, các tiêu chí và các sáng kiến. Một khó khăn khác là một số doanh nghiệp có chiến lược khá tốt nhưng nhà lãnh đạo lại không muốn chia sẻ chiến lược của doanh nghiệp với nhân viên. Và một số công ty nhỏ trong nước vẫn chưa quen phân tích chiến lược phát triển dựa trên bốn cách nhìn của Thẻ điểm cân bằng. Các doanh nghiệp này chỉ tập trung triển khai chiến lược về tài chính và chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu tài chính như doanh số, lợi nhuận chứ chưa chú trọng đến yếu tố mang tính bền vững như quy trình nội bộ hay con người. Trình độ học vấn và năng lực quản lý, điều hành của nhà lãnh đạo còn hạn chế: Trình độ văn hóa, năng lực và khả năng lãnh đạo của các nhà điều hành doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp - là một trong những khó khăn khi tìm hiểu, phổ biến và áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong tổ chức. Để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp thành công, cán bộ quản lý phải có trình độ đào tạo tương ứng với vị trí, chức danh, yêu cầu, nhiệm vụ công việc được giao, bao gồm cả trình độ chuyên môn và trình độ tổ chức quản lý. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam vẫn còn áp dụng những mô hình quản lý theo kiểu truyền thống, quản lý dựa trên kinh nghiệm, không còn phù hợp trong môi trường kinh doanh hiện đại: tập trung quyền lực vào lãnh đạo, ít phân quyền, ủy quyền cho nhân viên; quan hệ con người dựa trên chức vụ, địa vị; cách thức ra quyết định dựa trên kinh nghiệm; thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát; chưa trao quyền tự quản cho nhân viên; ít chia sẻ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế... Sự hạn chế về trình độ và năng lực quản lý của nhà lãnh đạo là những khó khăn lớn trong việc áp dụng

các mô hình quản trị hiện đại như Thẻ điểm cân bằng. Văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng: Văn hóa doanh nghiệp là một trong các yếu tố chi phối cách thức sống, cách thức quản lý và làm việc của một con người, một tổ chức. Văn hóa cũng là yếu tố tạo dựng sự khác biệt về quản lý, về môi trường và là yếu tố hỗ trợ nhiều cho việc áp dụng các phương pháp tổ chức quản lý mới. Là một công cụ đòi hỏi sự ủng hộ của mọi thành viên, văn hóa mạnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều chưa xây dựng được văn hóa kinh doanh. Họ luôn có những “nỗi lo” thường xuyên phải đối mặt, những mối quan tâm mang tính thời vụ, trình độ tay nghề, chuyên môn thấp. Khó khăn về nguồn tài chính: Việc xây dựng Thẻ điểm cân bằng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư những khoản chi phí nhất định: chi phí cho hoạt động tư vấn, đào tạo kiến thức, chi cho tổ chức triển khai, chi cho mua phần mềm quản lý. Tùy theo từng doanh nghiệp, từng quy mô hoạt động mà các khoản chi phí sẽ ở mức độ khác nhau nhưng nó sẽ phát sinh trong tất cả các bộ phận trong tổ chức. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng một nguồn lực tài chính cho hoạt động này. Một số nhà quản lý trong một số điều kiện thuận lợi đã phát triển thị trường rất nhanh, tập trung mọi nguồn lực phát triển thị trường, làm tăng doanh thu trong ngắn hạn nhưng lại ít quan tâm đến phát triển hệ thống quản lý và nguồn tài chính để có sự phát triển bền vững. Do đó, doanh nghiệp thường rơi vào khó khăn tài chính (thiếu hụt vốn lưu động, vốn đầu tư phát triển). 5. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

Áp dụng thẻ điểm . . .

Các KPI phù hợp được hình thành từ cơ sở lý thuyết và kết quả phỏng vấn sâu 05 nhà quản trị cấp cao của công ty. Sau đó nghiên cứu sẽ tiến hành mức độ đánh giá của các nhà quản trị cấp cao và trung của công ty bằng bảng điều tra với thang đánh giá 5 điểm. Để có thể phân tích nguyên nhân, ta có thể dựa

vào việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu của bô phận dựa vào mức độ như sau: mức độ thực hiện lớn hơn hoặc bằng 80%: mức mạnh, từ 70% - < 80%: mức khá, từ 60% - < 70%: trung bình và còn lại là yếu. Xem chi tiết kết quả đánh giá tại Bảng 1.

Bảng 1. Tổng kết các chỉ số thực hiện tìm được và kết quả đánh giá sự thực hiện Mức đánh giá

Tiêu chí hoạt động I. Tiêu chí về hoạt động tài chính TC-01 Phần trăm tăng doanh thu TC-02 Phần trăm chi phí trực tiếp so với doanh thu TC-03 Phần trăm chi phí quản lý so với doanh thu TC-04 Phần trăm doanh thu từ khách hàng mới TC-05 Mức độ nợ dài hạn so với doanh thu II. Tiêu chí về khách hàng Chuyển giao sản phẩm “zero - defect” cho khách hàng KH-01 Tỷ lệ sai sót trong dịch vụ cung cấp cho khách hàng KH-01 KH-03 Phần trăm giao hàng đúng hạn KH-04 Số lượng khách hàng mới KH-05 Số lượng hoặc tỷ lệ khách hàng khiếu nại KH-06 Thời gian trung bình phản hồi khách hàng KH-07 Tỷ lệ đảm bảo chất lượng hàng hóa KH-08 Thời gian thực hiện thủ tục đơn hàng KH-09 Thời gian giải quyết các khiếu nại III. Tiêu chí về hoạt động nội bộ Tổng thời gian cung cấp hàng và số lần giao hàng HN-01 đúng hạn Tỷ lệ dịch vụ hỏng của quy trình (số lượng dịch HN-02 vụ hỏng/tổng dịch vụ) Tổn thất do cung cấp dịch vụ hỏng/ tổng doanh thu HN-03 HN-04 Năng suất của từng bộ phận và từng nhân viên HN-05 Phần trăm giao hàng trễ hẹn HN-06 Mức độ đảm bảo dịch vụ theo đúng quy trình HN-07 Mức độ cải tiến chất lượng dịch vụ IV. Tiêu chí về học hỏi & phát triển NP-01 NP-02 NP-03 NP-04 NP-05 NP-06

Mức độ huấn luyện nhân viên tại công ty Chi phí đào tạo trên tổng số nhân viên Phần trăm nhân viên có bằng đại học Mức độ tham gia ra quyết định của nhân viên Mức độ ứng dụng kỹ thuật mới Phần trăm nhân viên có sáng kiến ứng dụng 39

4 3.5 4 3 3.5 3 4 4 4 4 4 4 4 4

Kết quả thực hiện 72% 80.00% 70.00% 80.00% 60.00% 70.00% 77.8% 60.00% 80.00% 80.00% 80.00% 80.00% 80.00% 80.00% 80.00% 80.00% 72.9%

Điểm mạnh/yếu Mạnh Khá Mạnh T.Bình Khá T.Bình Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh

4

80.00%

Mạnh

3

60.00%

T.Bình

3 4 4 4 3.5

60.00% 80.00% 80.00% 80.00% 70.00% 61.7%

T.Bình Mạnh Mạnh Mạnh Khá

3 4 4 2.5 3 2

60.00% 80.00% 80.00% 50.00% 60.00% 40.00%

T.Bình Mạnh Mạnh Yếu T.Bình Yếu

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Việc coi mức kết quả thực hiện là mạnh hay yếu, tuỳ thuộc vào quan điểm chiến lược của lãnh đạo điều hành, căn cứ vào điều kiện và khả năng phát triển của đơn vị. Ở trường hợp của Công ty DHL thì chỉ phân ra 4 loại điểm: mạnh, khá, trung bình và yếu. Với những điểm còn yếu, cần có chính sách mới để điều chỉnh. Kết quả phân tích ở trên đã chỉ ra cho các lãnh đạo công ty và bộ phận thấy được điểm yếu và điểm mạnh của mình. Từ kết quả này, các nhà quản trị sẽ kịp thời chấn chỉnh, thực hiện các quyết định đúng đắn nhằm cải thiện cũng như khắc phục các điểm yếu của tổ chức. Bên cạnh đó, kết quả cũng giúp các nhà quản lý tiếp tục phát huy các điểm mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. Công ty DHL Việt Nam, bộ phận chuyển phát nhanh và vận tải là các bộ phận có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích này, thì mức độ thực hiện của phòng này chỉ đạt mức khá (71.10%). Qua kết quả cụ thể này, có được từ việc áp dụng kỹ thuật, có thể thấy rằng, chiến lược của công ty có thể không đạt được như mong muốn nếu các nhà quản trị không thấy được các điểm yếu qua các đo lường và phân tích cụ thể như trên. Nhận định này dựa trên yêu cầu của lãnh đạo cũng như chiến lược là các chỉ tiêu phải từ 80% trở lên mới được coi là điểm mạnh, và không dễ dãi để chấp nhận điểm dưới 80%. Nghiên cứu cũng kiến nghị một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình hoat động của công ty. Trong đó, nhấn mạnh tới tiêu chí học hỏi và phát triển, một tiêu chí đạt kết quả rất thấp (61.70%), mà cụ thể là nguồn lực con người, một nguồn lực có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến lợi nhuận và phát triển sản xuất.

Trong đó, tiêu chí tham gia đóng góp ý kiến (50%) và sáng kiến trong công việc (40%) là ớ mức yếu, điều này thật sự là một báo động. Qua đây, xin kiến nghị công ty cần tập trung nâng cao trình độ học vấn của nhân viên bằng cách động viên, khuyến khích hoặc hỗ trợ cho nhân viên bổ túc kiến thức và một số biện pháp khác như sau: - Công ty nên thường xuyên mở các lớp đào tạo kiến thức hoặc kỹ năng làm việc. - Khuyến kích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi công việc thẳng thắn. Vì đây chính là nguồn lực hiểu rõ bản chất công việc nhất. - Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình. - Tạo điều kiện tối đa cho nhân viên tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ xây dựng và quản lý tiên tiến trên thế giới thông qua công cụ internet. - Khuyến khích nhân viên tham quan học hỏi các mô hình công trình xây dựng ở khu vực khác. Các chỉ số thực hiện KPIs của công ty đã được xem xét, hiệu chỉnh và đánh giá bởi các chuyên gia, các nhà quản lý cũng như các tư vấn của Công ty DHL. Kết quả đánh giá các chỉ số này cũng cho thấy tính thực tế và khả năng áp dụng cao của chúng. Qua đó, có thể xem xét đề nghị các chỉ số này là các chỉ số cơ bản cho việc triển khai áp dụng lý thuyết Balanced Scorecard cho tòan công ty trong thời gian tới. 6. Kiến nghị cho nghiên cứu tiếp theo Đề tài thực hiện việc đo lường sự thực hiện của bộ phận chuyển phát nhanh và vận tải của công ty DHL. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên việc đo lường sự thực hiện chỉ dựa vào thông tin từ một vài dự án điển hình của Công ty. Vì thế, các nghiên cứu sâu hơn nên 40

Áp dụng thẻ điểm . . .

được thực hiện cho tất cả các loại dự án cũng như cho tất cả các phòng ban trong công ty. Kết quả đo lường sự thực hiện của bộ phận chuyển phát nhanh và vận tải dựa vào thông tin từ tất cả các dự án sẽ mang đến một kết quả toàn diện và bao quát hơn. Khi đó, các chỉ số thực hiện được đề nghị được sử dụng cho việc đo lường sự thực hiện của phòng công trình trong tương lai. Ngoài ra, do hiện nay tại Việt Nam số liệu thống kê về các chuẩn mực của ngành, đặc biệt là trong ngành vận tải còn nhiều hạn chế. Vì thế, trong nghiên cứu tiếp theo cần có sự khảo sát ở cấp độ ngành, trong đó bao gồm cả công ty có vốn nhà nước, liên

doanh, tư nhân nhằm có cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn. Từ đó sẽ đưa ra các chỉ tiêu đo lường đầy đủ và chính xác, điều này sẽ giúp các nhà quản trị sẽ có công cụ tốt hơn trong việc áp dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) vào quản trị chiến lược kinh doanh cho tổ chức hiệu quả hơn. Qua đây, cũng xin được đề nghị các ban ngành chức năng nhanh chóng thực hiện các thống kê về các chỉ số tiêu chuẩn hoặc các chuẩn mực ngành cho ngành vận tải. Để qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở để quản lý và phát triển chiến lược của doanh nghiệp mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Al-mawali, H.H. (2010), Balanced Scorecard (BSC) Usage and Financial Performance of Branches in Jordanian Banking Industry, World Academy of Science, Engineering and Technology, PP. 17221749. [2]. Kaplan, R.S., and Norton, D.P. (1992) “The Balanced scorecard - measures that drive performance”. Harvard Business Review, January-February, pp. 171-179. [3]. Kaplan S. R., and Norton P. D., (1993). “Putting the Balanced Scorecard to Work”, Harvard Business Review, September-October, pp. 134-147. [4]. Kaplan, R., and Norton, D., (1996). “Using the Balanced Scorecard to as a Strategic Management System.” Harvard Business Review, January-February, pp. 75-85. [5], P. R. Niven, người dịch D.T.T Hiền (2009), Balanced Scorecard, Thẻ điểm cân bằng, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. [6]. J.K. Khomba, F.N.S. Vermaak (2013), “Redesigning an innovation section of the Balanced Scorecard model: An African perspective”, Southern African Business Review, Vol., 15 No. 3, pp.1-20.

41

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG Đặng Thanh Sơn*, La Thị Trà Giang**

TÓM TẮT Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng từ kết quả khảo sát khách hàng, bài nghiên cứu này tác giả áp dụng phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích EFA, kiểm định ANOVA, phương pháp hồi quy tuyến tính và sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman để phân tích. Dựa vào mô hình trên tác giả tiến hành chạy chương trình SPSS để xử lý thông tin và tìm ra yếu tố nào thực sự tác động đến sự hài lòng của khách hàng cũng như đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Vietcombank Kiên Giang. Từ khóa: mức độ hài lòng, dịch vụ thẻ, ngân hàng thương mại, Kiên Giang

ASSESSING THE SATISFACTION OF CUSTOMER SERVICE FOR CARDS IN STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM – KIEN GIANG BRANCH ABSTRACT In quantitative research methods from customer survey results, this study the authors applied the method Cronbach Alpha testing, analysis EFA, testing ANOVA, linear regression method and using SERVQUAL model Parasuraman of analysis. Based on the model in the authors proceed to run the program SPSS to process information and to find out what factors really affect customer satisfaction as well as assessing the level of customer satisfaction with service Kien Giang bank’s card.

Keywords : satisfaction, card services, commercial banking, Kien Giang *

TS. GV. Trường Đại học Kiên Giang ThS. GV. Trường Đại học Nha Trang

**

42

Đánh giá mức độ . . .

1. Đặt vấn đề Để phát triển và mở rộng đến nhiều đối tượng thành phần trong nền kinh tế nhiều Ngân hàng hướng đến phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ để thu hút được nhiều khách hàng mang lại lợi nhuận lớn giảm thiểu được rủi ro. Hoạt động dịch vụ Ngân hàng bán lẻ có nhiều lợi ích to lớn không chỉ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cho khách hàng mà cả nền kinh tế. Hoạt động dịch vụ Ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro, cải thiện được đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả Ngân hàng và khách hàng. Một trong những hoạt động dịch vụ bán lẻ được nhiều Ngân hàng quan tâm nhất không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình là việc phát triển dịch vụ thẻ và chính sự đáp ứng nhu cầu hiện đại tiện nghi này nhiều ngân hàng đã thu hút được lượng lớn khách hàng tạo được nhiều lợi nhuận cũng như gia tăng vị thế cạnh tranh với đối thủ. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thông qua câu hỏi soạn sẵn để phỏng vấn khách hàng có sử dụng dịch vụ thẻ của Vietcombank Kiên Giang. Dữ liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của Vietcombank Kiên Giang và các ngân hàng thương mại khác đăng trên website. Thu thập thông tin từ các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí ngân hàng, Thời Báo kinh tế Sài Gòn…) được sử dụng làm nguồn thông tin thứ cấp cho đề tài.

2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Đối với dữ liệu thứ cấp: bằng phương pháp phân tích so sánh qua các biểu đồ, bảng số liệu từ thông tin thu thập được tác giả đưa ra các nhận xét, đánh giá cần thiết để mô tả thực trạng dịch vụ thẻ tại Vietcombank Kiên Giang. - Đối với dữ liệu sơ cấp: bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, từ kết quả khảo sát khách hàng, tác giả áp dụng phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích EFA, kiểm định ANOVA, phương pháp hồi quy tuyến tính và sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman để phân tích. Dựa vào mô hình trên tác giả tiến hành chạy chương trình SPSS để xử lý thông tin và tìm ra yếu tố nào thực sự tác động đến sự hài lòng của khách hàng cũng như đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Vietcombank Kiên Giang. 3. Mô hình nghiên cứu Parasuraman & ctg (1991) khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về chất lượng và dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy, và có thể ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ đều có những đặc thù riêng của chúng do đó nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh thang đo SERVQUAL phù hợp với từng nghiên cứu cụ thể. Chính vì thế, sau khi nghiên cứu lý thuyết về chất lượng dịch vụ, mô hình SERVQUAL của Parasuraman, mối quan hệ giữa giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng và sự ảnh hưởng của giá cả đến sự hài lòng của khách hàng, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại Vietcombank Kiên Giang và các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình này được thiết lập cụ thể như sau:

43

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài Từ số liệu thu thập qua khảo sát các khách hàng có sử dụng dịch vụ thẻ của Vietcombank Kiên Giang, vận dụng mô hình hồi quy phân tích yếu tố với chương trình SPSS để xử lý thông tin. Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng cụ thể là: Gọi Y là biến phụ thuộc: sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ tại Vietcombank Kiên Giang. Các biến độc lập bao gồm X1, X2, X3, X4, X5, X6 và X7, trong đó:

X6 : Phương tiện hữu hình, X7 : Giá cả dịch vụ (phí và lãi suất). Mô hình hồi quy tương quan có thể viết dưới dạng đa biến, tuyến tính như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 Kết quả phân tích qua mô hình sẽ cho biết các yếu tố nào khách hàng hài lòng và chưa hài lòng đối với dịch vụ thẻ của Vietcombank Kiên Giang và mức độ hài lòng của khách hàng đối với các yếu tố đó. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kiểm định độ tin cậy – Cronbach’s Alpha Căn cứ vào thông tin từ các phiếu điều tra, tác giả đi vào kiểm định độ tin cậy của

X1 : Sự tin cậy, X2 : Sự đáp ứng, X3 : Độ an toàn, X4 : Độ tiếp cận, X5 : Sự cảm thông, 44

Đánh giá mức độ . . .

thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định được trình bày ở phụ lục: Kiểm định độ tin cậy của thang đo. Cụ thể như sau: Thành phần “Sự tin cậy”: gồm có 05 biến quan sát là STC1, STC2, STC3, STC4 và STC5. Cả 05 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.786 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Sự tin cậy” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Thành phần “Sự đáp ứng”: gồm có 06 biến quan sát là SDU1, SDU2, SDU3, SDU4, SDU5 và SDU6. Kết quả kiểm định cho thấy cả 06 biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Crombach’s Alpha=0.833 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Sự đáp ứng” đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Thành phần “Độ an toàn”: gồm có 05 biến quan sát là DAT1, DAT2, DAT3, DAT4 và DAT5. Cả 05 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.81 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Độ an toàn” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Thành phần “Độ tiếp cận”: gồm có 05 biến quan sát là DTC1, DTC2, DTC3, DTC4 và DTC5. Cả 05 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.817 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Độ tiếp cận” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần “Sự cảm thông”: gồm có 04 biến quan sát là SCT1, SCT2, SCT3 và SCT4. Cả 04 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.789 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Sự cảm thông” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Thành phần “Phương tiện hữu hình”: gồm có 05 biến quan sát là PTHH1, PTHH2, PTHH3, PTHH4 và PTHH5. Cả 05 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.795 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Phương tiện hữu hình” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Thành phần “Giá cả dịch vụ”: gồm có 03 biến quan sát là GCDV1, GCDV2 và GCDV3. Thành phần này có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.729 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo thành phần “Giá cả dịch vụ” đạt yêu cầu nên đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Thang đo “Sự hài lòng”: gồm có 03 biến quan sát là SHL1, SHL2 và SHL3. Cả 03 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.929 (thỏa điều kiện 0.6 <= Cronbach’s Alpha <= 0.95) nên thang đo “Sự hài lòng” đạt yêu cầu. 4.2. Phân tích nhân tố (EFA) Qua 4 lần rút trích nhân tố ta loại các biến quan sát STC4, STC5, DTC2 (không đạt giá trị hội tụ) ta được kết quả phân tích nhân tố như sau:

45

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 4.1. Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.854

Bartlett’s

3.151E3

Sphericity

Test

of Approx. Chi-Square df

435

Sig.

.000

Rotated Component Matrixa Component 1

2

3

4

5

(STC1)Vietcombank thuc hien dich vu the dung nhu nhung gi da gioi thieu (STC2)The Vietcombank duoc dung de thanh toan tien mua hang hoa, dich vu de dang (STC3)Khi khach hang thac mac hay khieu nai, Vietcombank luon giai quyet thoa dang (SDU1)Danh muc cac san pham - dich vu the cua .572 Vietcombank rat phong phu (SDU2)Thu tuc lam the don gian

46

7 .687 .606 .513

.669

(SDU3)Vietcombank phat trien da dang cac tien ich cho khach hang su dung the (SDU4)Nhan vien tu van the dung nhu cau cua khach hang (SDU5)Nhan vien phuc vu khach hang lich thiep, nha nhan (SDU6)Nhan vien luon san sang phuc vu khach hang (DAT1)The Vietcombank duoc phat hanh dua tren cong nghe hien dai nen co tinh an toan cao (DAT2)Nhan vien Vietcombank tao duoc niem tin cho khach hang (DAT3)Vietcombank luon bao mat thong tin cua khach hang (DAT4)Vietcombank cung cap cac chung tu giao dich va tai lieu lien quan chinh xac, ro rang (DAT5)ATM cua Vietcombank duoc dat o nhung noi an toan cho khach hang rut tien (DTC1)Mang luoi dich vu the cua Vietcombank (Diem giao dich, ATM, POS...) rong khap (DTC3)The Vietcombank duoc chap nhan tai hau het cac ATM, POS cua ngan hang khac (DTC4)Vietcombank co duong day nong tu van dich vu the 24/24

6

.725 .647 .765 .696 .687 .628 .717 .573 .536 .783 .774 .764

Đánh giá mức độ . . . (DTC5)Thong tin ve dich vu the cua Vietcombank duoc thong bao rong rai (SCT1)Khach hang duoc don tiep chu dao khi den giao dich tai Vietconbank (SCT2)Vietcombank luon no luc dap ung tot nhu cau cua khach hang (SCT3)Vietcombank quan tam khach hang moi luc, moi noi (SCT4)Vietcombank luon ton trong quyen loi cua khach hang (PTHH1)Vietcombank co co so vat chat hien dai (PTHH2)Mang luoi dich vu the cua Vietcombank rat khang trang (PTHH3)The Vietcombank duoc thiet ke rat dep mat (PTHH4)Cac tai lieu to roi gioi thieu ve dich vu the Vietcombank rat thu hut (PTHH5)Nhan vien Vietcombank an mac lich su, tuom tat (GCDV1)Bieu phi dich vu the cua Vietcombank rat canh tranh so voi cac ngan hang khac (GCDV2)Chinh sach phi va lai suat the cua Vietcombank rat linh hoat (GCDV3)Vietcombank co nhieu chuong trinh khuyen mai (mien, giam phi) cho khach hang Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.

.697 .669 .666 .782 .728 .595 .708 .789 .677 .709 .811 .810 .773

Từ kết quả chạy nhân tố ta có: Hệ số KMO bằng 0.854 và Sig. bằng 0.000, - Tổng phương sai trích bằng 63.411%, - Hệ số Eigenvalues bằng 1.104, - Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, - Khác biệt hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn 0.3, Các kết quả nêu trên đều thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố. Tiếp theo ta phân tích nhân tố thang đo “Sự hài lòng”: Sau khi thực hiện phân tích nhân tố thang đo “Sự hài lòng” ta được kết quả như sau: Bảng 4.2: Kết quả phân tích nhân tố “Sự hài lòng” Biến quan sát SHL1 (Anh chi hoan toan hai long ve dich vu the tai Vietcombank)

Yếu tố .949

SHL2 (Trong thoi gian toi, anh/chi van se tiep tuc su dung dich vu the cua Vietcombank) .943 SHL3 (Anh/chi se gioi thieu ve dich vu the cua Vietcombank cho nhung nguoi khac) .916 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

0.752

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Tổng phương sai trích(%)

0.000 87.622

Eigenvalues

2.629 47

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Các kết quả đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Như vậy sau khi kiểm định thang đo và tiến hành phân tích nhân tích ta thấy có sự thay đổi giữa các biến tạo thành nhân tố mới vì vậy mô hình ban đầu được điều chỉnh lại cho phù hợp. 4.3. Phân tích tương quan Trước tiên ta đặt giả thuyết như sau: H0i(i=1,6): Biến phụ thuộc (SHL) độc lập với các biến độc lập Xi(i=1,6) Hi (i=1,6): Tồn tại mối quan hệ hoặc tương quan giữa biến phụ thuộc (SHL) với các biến độc lập Xi (i=1,6) Ta sử dụng hệ số tương quan Pearson để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Ta tiến hành phân tích tương quan kết quả trình bày ở bảng sau: Bảng 4.3: Kết quả phân tích tương quan Pearson

X1

X2

X3

X4 X5 X6

X7

Y

Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu Tương quan Pearson Mức ý nghĩa (2 chiều) Kích thước mẫu

X1 1 240 .267** .000 240 .392** .000 240 .441** .000 240 .526** .000 240 -.087 .180 240 .589** .000 240 .561** .000 240

X2 .267** .000 240 1 240 .201** .002 240 .340** .000 240 .447** .000 240 .039 .550 240 .336** .000 240 .308** .000 240

X3 .392** .000 240 .201** .002 240 1 240 .361** .000 240 .468** .000 240 -.011 .860 240 .419** .000 240 .405** .000 240

X4 .441** .000 240 .340** .000 240 .361** .000 240 1 240 .483** .000 240 -.045 .488 240 .383** .000 240 .389** .000 240

X5 .526** .000 240 .447** .000 240 .468** .000 240 .483** .000 240 1 240 .007 .913 240 .532** .000 240 .528** .000 240

X6 -.087 .180 240 .039 .550 240 -.011 .860 240 -.045 .488 240 .007 .913 240 1 240 -.094 .145 240 .114 .079 240

X7 .589** .000 240 .336** .000 240 .419** .000 240 .383** .000 240 .532** .000 240 -.094 .145 240 1 240 .488** .000 240

Y .561** .000 240 .308** .000 240 .405** .000 240 .389** .000 240 .528** .000 240 .114 .079 240 .488** .000 240 1 240

Tương quan có mức ý nghĩa tại mức 0.01(2chiều)

Dựa vào bảng trên ta có hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7) lần lượt là 0.561, 0.308, 0.405, 0.389, 0.528, 0.114, 0.488 và có các mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.01 riêng X6 >0.01 ta tạm giữ lại tiếp tục thực hiện chạy hồi quy. Từ kết quả trên ta bác bỏ giả thuyết H0i (i=1,6), chấp nhận giả thuyết Hi (i=1,6). Như vậy có sự tương quan giữa biến phụ thuộc Y (Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Vietcombank Kiên Giang) và biến độc lập X1 (Sự đáp ứng), X2 (Độ tiếp cận), X3 (Phương tiện hữu hình), X4 (Sự cảm thong), X 5(Độ an toàn), X6 (Giá cả dịch vụ), X7 (Sự tin cậy) 48

Đánh giá mức độ . . .

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính Sau khi thực hiện chạy tương quan ta tiếp tục thực hiện chạy hồi quy để kiểm định có mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng và các nhân tố này tác động như thế nào đến sự hài lòng của khách hàng. Kết quả chạy hồi quy được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 4.4: Mô hình tổng quát Mô hình

Hệ số R

Hệ số R2

1

.664a

.441

Hệ số R2 điều chỉnh .424

Ước lượng sai số chuẩn .40475

Hệ số DurbinWatson 1.834

a. Biến độc lập: (Hằng số), X7, X6, X2, X3, X4, X1, X5 b. Biến phụ thuộc: Y Bảng 4.5: Phương sai ANOVAb Mô hình

Tổng bình phương

df

Hồi quy Phần dư Tổng cộng

29.946 38.007 67.954

7 232 239

Trunh bình bình phương

Kiểm định Mức ý F nghĩa Sig.

4.278 .164

26.114

.000a

a Biến độc lập: (Hằng số), X7, X6, X2, X3, X4, X1,X5 b. Biến phụ thuộc: Y Bảng 4.6: Hệ số a Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa B

Std. Error

(Constant)

.110

.283

X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7

.320 .042 .106 .057 .170 .121 .132

.067 .051 .056 .057 .061 .039 .066

1

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa

Sig. Tolerance

t

Beta .316 .047 .109 .060 .190 .154 .132

Chuẩn đoán đa cộng tuyến VIF

.387

.699

4.811 .831 1.873 1.009 2.766 3.107 1.998

.000 .407 .062 .314 .006 .002 .047

.560 .764 .718 .687 .512 .978 .555

1.787 1.308 1.393 1.455 1.952 1.022 1.801

a. Biến phụ thuộc: Y Bảng 4.7: Thống kê phần dưa Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Kích thước mẫu

Giá trị dự đoán

2.4290

4.4281

3.4861

.35398

240

Phần dư

-.89706

1.57103

.00000

.39878

240

Giá trị dự đoán chuẩn hóa

-2.986

2.661

.000

1.000

240

Phần dư chuẩn hóa

-2.216

3.881

.000

.985

240

a Biến phụ thuộc: Y 49

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Từ các bảng trên ta có kết quả như sau: Kiểm định phương sai ANOVA có F=26.114 và Sig.=0.000<0.05 kết luận biến phụ thuộc và biến độc lập có mối quan hệ với nhau. Hệ số R2 =0.441: Biến độc lập và biến phụ thuộc tương quan khá chặt chẽ. Biến độc lập giải thích được 44,1% biến phụ thuộc Hệ số Durbin-Watson=1.834 (thỏa mãn điều kiện 1< Durbin-Watson<3) và hệ số VIF của các biến độc lập thỏa mãn điều kiện 1<=VIF<5, mô hình không tự tương quan (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến) cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập không đáng kể không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình Trong bảng hệ số ta thấy sig. của bốn nhân tố X1,X5,X6,X7 đều <0.05 cho thấy có sự tương quan khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích. Ba biến còn lại là X2,X3,X4 đều lớn hơn 0.05 không có ý nghĩa thống kê vì vậy các biến này được loại khỏi phương trình hồi quy tuyến tính.

Ta tiếp tục kiểm tra giá trị trung bình và phần dư phân phối chuẩn cho thấy giá trị trung bình =0.000 và độ lệch chuẩn =0.985 gần bằng 1, kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm. Sau khi kiểm tra các điều kiện cho thấy mô hình nghiên cứu đạt yêu cầu ta có được phương trình hồi quy tuyến tính như sau: SHL=0.11+0.320X1+0.170X5+0.121X6 +0.132X7 Trong đó: X1: Sự đáp ứng X5: Độ an toàn X6: Giá cả dịch vụ X7: Sự tin cậy Qua phương trình hồi quy ta thấy sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Vietcombank phụ thuộc vào các nhân tố sự đáp ứng, độ an toàn, giá cả dịch vụ, sự tin cậy vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm chú trọng đến các yếu tố này hơn để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang, (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo hằng năm. 3. Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (2009), Quy trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ. 4. Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo thường niên. 5. Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông, TP.HCM. 6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập1và 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 8. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nguyên lý Marketing, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP.HCM. 50

Kiểm định thang đo . . .

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRÊN GÓC ĐỘ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Đàm Trí Cường*

TÓM TẮT

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm định thang đo chất lượng đào tạo bậc đại họctrên góc độ sinh viên tại trường Đại học Văn Lang. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên tại trường Đại học Văn Langgồm có 7 thành phần, đó là: (1) chương trình đào tạo; (2) kỹ năng giảng dạy của giảng viên; (3) tương tác giữa giảng viên và sinh viên; (4) cơ sở vật chất; (5) tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp; (6) hoat động ngoại khóa; và (7) hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Thang đo của các thành phần đã được kiểm định bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy các thang đo này đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị.Mặt khác, kết quả kiểm định cho thấy chất lượng đào tạo đại học đều ảnh hưởng tích cực đối với các thành phần của nó. Cuối cùng, tác giả trình bày thảo luận kết quả nghiên cứu cũng như hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: kiểm định thang đo, chất lượng, đào tạo đại học, sinh viên

SCALE TESTING OF HIGHER EDUCATION QUALITY BASED ON THE STUDENT’S PERSPECTIVE AT VAN LANG UNIVERSITY ABSTRACT The main objective of this study is to scale testing of higher education quality based on the student’s perspective at Van Lang University. The study results showed that the quality of higher education from student perspective at Van Lang university includes seven components are (1) training programs; (2) teaching skills of faculty; (3) the interaction between faculty and students; (4) physical facilities; (5) the interaction between university and businesses; (6) extra curricular activities; and (7) the education promotion system of university. The scales of the components tested by the confirmatory factor analysis - CFA showed that this scales meets the requirements of reliability and validity. On the other hand, the result of testing showed that the quality of higher education has a positive impact on its components. Finally, the author present the results of the research discussed as well as limitations and further research directions. Keywords: scale testing, quality, higher education, student * ThS. GV. Trường Đại học Văn Lang. Điện thoại: 0903321259, Email: [email protected]

51

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. Giới thiệu Trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cố gắng xác định khái niệm và đo lường chất lượng đào tạo đại học là lĩnh vực trọng tâm và đang được các nhà hoạch định chính sách giáo dục và những nhà quản lý giáo dục giải quyết hiện nay (Sahney, 2012). Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các trường đại học ra đời ngày càng nhiều và do đó gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các trường đại học thì việc nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các trường đại học nhằm tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, các nhà quản lý đào tạo nhận thấy là để xây dựng thành công trong việc cải thiện chất lượng đào tạo đại học như là một lợi thế cạnh tranh, trước tiên họ cần phải xác định được chất lượng đào tạo đại học bao gồm những thành phần nào. Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính thông qua 3 cuộc thảo luận nhóm cho thấy thang đo chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên bao gồm 25 biến quan sát để đo lường 6 thành phần của chất lượng đào tạo đại học, đó là: (1) chương trình đào tạo, (2) giảng viên, (3) cơ sở vật chất, (4) tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, (5) hoạt động ngoại khóa, và (6) hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) đã xác định được 7 thành phần tạo nên chất lượng đào tạo bậc đại học trên góc độ sinh viên: (1) Chương trình đào tạo, (2) Kỹ năng giảng dạy của giảng viên, (3) Tương tác giữa giảng viên và sinh viên, (4) Cơ sở vật chất, (5) Tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, (6) Hoạt động ngoại khóa, và (7) Hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Thang đo cho mỗi thành phần được đánh giá sơ bộ và đều đạt độ tin cậy và giá trị. Tuy nhiên, các thang đo này

cần phải được kiểm định lại thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Do đó, mục tiêu của bài viết này là nhằm kiểm định thang đo chất lượng đào tạo bậc đại học trên góc độ sinh viên tại trường Đại học Văn Lang. Nghiên cứu cũng kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo đại học và các thành phần của nó. 2. Cơ sở lý thuyết và thang đo chất lượng đào tạo đại học 2.1. Cơ sở lý thuyết Định nghĩa chất lượng đào tạo đại học được chứng minh là nhiệm vụ khó khăn và chưa có định nghĩa nhất quán (Cheng và Tam, 1997; Nguyễn Văn Tuấn, 2011). Các nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới đưa ra những quan điểm khác nhau về định nghĩa chất lượng đào tạo đại học. Sau đây, trình bày các định nghĩa về chất lượng đào tạo đại học: Harvey và Green (1993) cho rằng chất lượng đào tạo đại học có thể tập hợp thành 5 nhóm quan điểm về chất lượng như sau: (1) chất lượng là sự vượt trội, (2) chất lượng là sự hoàn hảo, (3) chất lượng là phù hợp với mục tiêu, (4) chất lượng là giá trị đồng tiền và (5) chất lượng là sự chuyển đổi. Sahney và cộng sự (2004) cho rằng chất lượng đào tạo đại học là khái niệm phức tạp với nhiều khái niệm khác nhau, nó bao gồm trong phạm vi của nó là chất lượng đầu vào trong hình thức của sinh viên, giảng viên, nhân viên hỗ trợ và cơ sở hạ tầng; chất lượng quy trình trong hình thức các hoạt động học tập và giảng dạy; và chất lượng đầu ra trong hình thức sinh viên được làm sáng tỏ di chuyển ra khỏi hệ thống. Parri (2006) cho rằng chất lượng đào tạo đại học, có thể tập hợp thành các quan điểm chất lượng như sau: (1) Chất lượng là sự vượt 52

Kiểm định thang đo . . .

trội, xuất sắc; (2) Chất lượng là không có lỗi; (3) Chất lượng là phù hợp với mục tiêu; (4) Chất lượng là sự chuyển đổi, định hình lại; (5) Chất lượng là ngưỡng tiêu chuẩn; (6) Chất lượng là sự nâng cao hay cải tiến; (7) Chất lượng là giá trị đồng tiền. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) cho rằng chất lượng đào tạo trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu đào tạo đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Nguyễn Văn Tuấn (2011) theo các chuyên gia đầu ngành về chất lượng đào tạo, chất lượng có thể được nhìn nhận qua 5 khía cạnh: (1) Chất lượng được ngầm hiểu là chuẩn mực cao; (2) Chất lượng đề cập đến sự nhất quán và không sai sót trong việc thực thi một công tác giáo dục và đào tạo; (3) Chất lượng là hoàn tất những mục tiêu đề ra trong kế hoạch của nhà trường; (4) Chất lượng là những đo lường phản ánh thành quả thu được xứng đáng với đầu tư (hay nói nôm na là xứng đáng với “đồng tiền bát gạo”); (5) Chất lượng là một quy trình liên tục để “khách hàng” (tức sinh viên) có thể đánh giá sự hài lòng của họ khi theo học. Nguyễn Văn Tuấn (2011) cho rằng đào tạo đại học bao gồm việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Có thể xem ba khía cạnh đó của đào tạo đại học là một hệ thống đặc trưng bởi ba khía cạnh trên. Vì là hệ thống nên phải có đầu vào (input), quy trình (process), và đầu ra (output). Do đó, chất lượng đào tạo đại học là tập hợp một số yếu tố liên quan đến đầu vào, quy trình đào tạo và đầu ra. Ullah và cộng sự (2013) cho rằng chất lượng đào tạo đại học là một khái niệm đa hướng, trong đó bao gồm tất cả các chức năng

và các hoạt động mà hình thành sự nghiệp học tập trong hệ thống trường đại học. Do đó, bất cứ cái khung nào cho việc đo lường chất lượng đào tạo nên đề cập đến các vấn đề như chất lượng sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ sinh viên, chương trình đào tạo, đánh giá khóa học và nguồn lực học tập. UNESCO - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) (1998) cho rằng chất lượng đào tạo đại học là khái niệm đa hướng, bao gồm tất cả các chức năng và hoạt động như chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy giảng viên, nghiên cứu và học bổng, đặc điểm sinh viên, nhân viên, cơ sở vật chất, và môi trường học thuật. Chen và cộng sự (2007) dựa vào định nghĩa của UNESCO (1998), trên cơ sở đó các tác giả đưa ra định nghĩa chất lượng đào tạo đại học như sau: chất lượng đào tạo đại học là một khái niệm đa hướng bao gồm các chức năng và hoạt động như chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên giảng dạy, chính phủ, cơ sở vật chất, đặc điểm sinh viên, quản lý và hành chính và hệ thống tương tác. O’Neill và Palmer (2004) cho rằng chất lượng đào tạo đại học là sự khác biệt giữa những gì mà sinh viên mong muốn nhận được và nhận thức của họ về chuyển giao thực tế. Như vậy, chất lượng đào tạo đại học là một khái niệm phức tạp và đa hướng và một định nghĩa phù hợp duy nhất về chất lượng đào tạo đại học vẫn còn thiếu (Harvey và Green, 1993). 2.2. Thang đo chất lượng đào tạo đại học Thang đo chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên được hình thành từ kết quả của các nghiên cứu trước cũng như được khám phá, điều chỉnh và bổ sung thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận 53

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

4. Kết quả nghiên cứu 4.1.Kết quả kiểm định thang đo chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên Các thang đo khái niệm nghiên cứu được kiểm định (tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích) thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Phân tích CFA được thực hiện trên phần mềm AMOS 16.0. Phân tích CFA các thang đo gồm chương trình đào tạo, kỹ năng giảng dạy của giảng viên, tương tác giữa giảng viên và sinh viên, cơ sở vật chất, tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hoạt động ngoại khóa, và hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Kết quả phân tích CFA cho thấy biến quan sát CTDT2 và GD4 bị loại vì có hệ số hồi quy chuẩn hóa thấp (không lớn hơn .50) (Anderson và Gerbring, 1998). Sau khi loại biến quan sát CTDT2 và GD4. Mô hình CFA cho thấy mô hình này phù hợp với dữ liệu thị trường: Chi-square = 768.821; df=209; p= .000; GFI= .935; TLI= .936; CFI = .947; RMSEA = .052 (xem hình 1). Kết quả trên khẳng định tính đơn hướng của các thang đo: chương trình đào tạo; kỹ năng giảng dạy của giảng viên; tương tác giữa giảng viên và sinh viên; cơ sở vật chất; tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp; hoạt động ngoại khóa và hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát đều > .50 và có ý nghĩa thống kê (tất cả giá trị p đều bằng .000). Do đó, các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt được giá trị hội tụ. Hơn nữa, hệ số tương quan của các thành phần của các cặp khái niệm đều khác 1 và có ý nghĩa thống kê (p < .05). Do đó, các cặp khái niệm đều đạt được giá trị phân biệt.

nhóm và từ kết quả phân tích EFA. Thang đo chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên gồm 7 thành phần (1) Chương trình đào tạo, (2) Kỹ năng giảng dạy của giảng viên, (3) Tương tác giữa giảng viên và sinh viên, (4) Cơ sở vật chất, (5) Tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, (6) Hoạt động ngoại khóa, và (7) Hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Thang đo thành phần chương trình đào tạo gồm 4 biến quan sát; thang đo thành phần kỹ năng giảng dạy của giảng viên gồm 4 biến quan sát; thang đo thành phần tương tác giữa giảng viên và sinh viên gồm 3 biến quan sát; thang đo thành phần cơ sở vật chất gồm 5 biến quan sát; thang đo thành phần tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp gồm 3 biến quan sát; thang đo thành phần hoạt động ngoại khóa gồm 3 biến quan sát; thang đo thành phần hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường gồm 3 biến quan sát. Thang đo cho mỗi thành phần được đánh giá sơ bộ, và đều đạt độ tin cậy và giá trị. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này thực hiện nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên tại trường đại học Văn Lang. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 1005 sinh viên. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định thang đo và kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo đại học với các thành phần của nó. Kiểm định thang đo thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo đại học với các thành phần của nó cơ bản thông qua phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). 54

Kiểm định thang đo . . .

Hệ số tin cậy tổng hợp của các khái niệm đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (≥ .77) và phương sai trích có 6 thang đo đạt yêu cầu, thấp nhất là .53. Riêng phương sai trích của thang đo cơ sở vật chất chỉ đạt .41< .50, phương sai trích hơi thấp nhưng vẫn chấp nhận được, vì theo Hair và cộng sự (2010) có rất ít mô hình có tất cả các chỉ tiêu đạt yêu cầu trong phân tích CF Bảng 1: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo Ký hiệu

Số biến quan sát

Sự phù hợp (đơn hướng, hội tụ và phân biệt)

Độ tin cậy tổng hợp

Phương sai trích

Kết quả kiểm định

CTDT

3

Phù hợp

.77

.54

Phù hợp

GD

3

Phù hợp

.83

.63

Phù hợp

TTSV

3

Phù hợp

.84

.64

Phù hợp

CSVC

5

Phù hợp

.78

.41

Phù hợp

TTDN

3

Phù hợp

.77

.53

Phù hợp

Hoạt động ngoại khóa

HDNK

3

Phù hợp

.85

.66

Phù hợp

Hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường

TDDT

3

Phù hợp

.90

.76

Phù hợp

Khái niệm Chương trình đào tạo Kỹ năng giảng dạy của giảng viên Tương tác giữa giảng viên và sinh viên Cơ sở vật chất Tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp

Hình 1: Kết quả phân tích CFA các thang đo (chuẩn hóa) 55

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

4.2. Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo đại học và các thành phần của nó Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình giữa chất lượng đào tạo đại học và các thành phần của nó được trình bày trong hình 2. Qua hình 2, cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường: Chi-square = 830.861; df=223; p= .000; GFI= .930; TLI= .934; CFI = .942; RMSEA = .052. Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) các tham số chính trong mô hình được trình bày ở bảng 2. Qua kết quả bảng 2 cho thấy các mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo đại học và các thành phần của nó đều có ý nghĩa thống kê (giá trị p < .05).

Hình 2: Kết quả (SEM) chuẩn hóa mô hình chất lượng đào tạo đại học và các thành phần của nó Bảng 2: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo và các thành phần trong mô hình (chuẩn hóa) Mối quan hệ CTDT ← CLDT GD ← CLDT TTSV ← CLDT CSVC ← CLDT TTDN ← CLDT HDNK ← CLDT TDDT ← CLDT

Ước lượng SE CR P .29 .06 10.97 .000 .65 .05 6.86 .000 .61 .05 7.36 .000 .85 .04 4.26 .000 .54 .06 8.17 .000 .68 .05 6.46 .000 .67 .05 6.64 .000 Ghi chú. SE: sai lệch chuẩn; CR: Giá trị tới hạn Nguồn: Tính toán của tác giả 56

Kiểm định thang đo . . .

5. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý cho nhà quản lý đào tạo Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên tại trường đại học Văn Langgồm 7 thành phần có ý nghĩa: (1) chương trình đào tạo, (2) kỹ năng giảng dạy của giảng viên, (3) tương tác giữa giảng viên và sinh viên, (4) cơ sở vật chất, (5) tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, (6) hoạt động ngoại khóa, và (7) hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên trường đại học Văn Lang đều có tác động tích cực đối với các thành phần của nó (xem hình 2). Trong đó chất lượng đào tạo ảnh hưởng mạnh nhất đối với 2 thành phần là cơ sở vật chất và hoạt động ngoại khóa. Cụ thể, hệ số hồi quy (chuẩn hóa) từ chất lượng đào tạo đại học đến cơ sở vật chất là β = .85 (p =.000); và từ chất lượng đào tạo đại học đến hoạt động ngoại khóa là β = .68 (p =.000) (xem bảng 2). Chất lượng đào tạo đối vớicác thành phần khác thì hệ số hồi quy (chuẩn hóa) từ chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến các thành phần của nó theo thứ tự (từ ảnh hưởng mạnh nhất đến yếu nhất) lần lượt là hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường (β = .67; p= .000); kỹ năng giảng dạy của giảng viên (β = .65; p= .000); tương tác giữa giảng viên và sinh viên (β = .61; p = .000); tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp (β = .54; p = .000); chương trình đào tạo (β = .29; p = .000) (xem bảng 2). Kết quả trên hàm ý cho các nhà quản lý đào tạo là để nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì nhà quản lý đào tạo đại học nên chú ý đến 7 thành phần tạo nên chất lượng đào tạo đại học gồm (1) chương trình đào tạo, (2) kỹ năng giảng dạy của giảng viên, (3) tương

tác giữa giảng viên và sinh viên, (4) cơ sở vật chất, (5) tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, (6) hoạt động ngoại khóa, và (7) hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Trong đó, nhà quản lý đào tạo phải đặc biệt chú ý đến cơ sở vật chất và hoạt động ngoại khóa vì đây là những thành phần quyết định và quan trọng nhất tạo nên chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên. 6. Kết luận Bài viết này đã đạt được mục tiêu là kiểm định thang đo chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên tại trường đại học Văn Lang. Kết quả kiểm định cho thấy chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên tại trường đại học Văn Langgồm có 7 thành phần đó là: (1) chương trình đào tạo; (2) kỹ năng giảng dạy của giảng viên; (3) tương tác giữa giảng viên và sinh viên; (4) cơ sở vật chất; (5) tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp;(6) hoat động ngoại khóa; và (7) hệ thống thúc đẩy đào tạo của nhà trường. Thang đo cho mỗi thành phần đã được kiểm định lại bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị (độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, phương sai trích, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt). Mặt khác, kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng đào tạo và các thành phần của nó cho thấy chất lượng đào tạo đại học đều ảnh hưởng tích cực đến các thành phần của nó. 7. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu này có những hạn chế như sau: Một là, nghiên cứu này chỉ khảo sát tại trường đại họcVăn Lang. Do đó, khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được khảo sát nhiều hơn tại các trường đại học khác tại Việt Nam. Vấn 57

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

đề này mở ra một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Hai là, nghiên cứu này chỉ đề cập đến các thành phần chính tạo nên chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên. Còn có những góc độ khác về chất lượng đào tạo đại học

như góc độ nhà quản lý, giảng viên, nhà tuyển dụng … Những góc nhìn khác nhau về chất lượng đào tạo đại học sẽ có những kết quả khác nhau về các thành phần tạo nên chất lượng đào tạo đại học. Vấn đề này cũng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Anderson, P.F. and Gerbing, D.W., 1998. Structual equation modelling in practice: a review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103(3), pp.411-23. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT - Quyết định Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Hà Nội. [3]. Cheng, Y.C. and Tam, W.M., 1997. Multi-models of quality in education. Quality Assurance in Education, 5(1), pp.22-51. [4]. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J. and Anderson, R.E., 2010. Multivariate Data Anlysis. 7th ed. Upper Saddle River, New Jersey: Prentice Hall. [5]. Harvey, L. and Green, D., 1993. Defining quality. Assessment and Education in Higher Education, 18(1), pp.9-34. [6]. Nguyễn Văn Tuấn, 2011. Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn. [7]. O’Neil, M.A. and Palmer, A., 2004. Importance-Performance Analysis: A Useful Tool for Directing Continuous Quality Improvement in Higher Education. Quality Assurance in Education, 12(1), pp.39-52. [8]. Parri, J., 2006. Quality in higher education. Journal Vadyba/Management, 2(11), pp.107-11. [9]. Sahney, S., 2012. Designing quality for the higher educational system. Asian Journal on Quality, 13(2), pp.116-37. [10]. Sahney, S. Banwet, D.K. and Karunes, S., 2004. Conceptualizing total quality management in higher education. The TQM Magazine, 16(2), pp.145-59. [11]. Ullah, M.H., Ajmal, M. and Rahman, F., 2013. Analysis of quality indicators of higher education in Pakistan. [Online] Available at:http://www.intconfhighered.org/FINAL%20Ullah%20full%20 text%20.pdf [Accessed 20 January 2013]. [12]. UNESCO, 1998. Higher education in the twenty-first century: Vision and Action. In World Conference on Higher Education. Paris, 1998.

58

Phát triển hoạt động . . .

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG



Nguyễn Thị Trâm Anh*, Phù Văn Phướng**

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu các vấn đề về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên long - Chi nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Thực hiện nghiên cứu thực trạng qua phân tích các chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động tín dụng nói chung của Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá cũng như đánh giá hoạt động tín bán lẻ nói riêng thông qua việc thu thập và đánh giá số liệu của toàn ngân hàng và của chi nhánh Rạch Giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá. Bên cạnh các khó khăn và hạn chế là thành công của Chi nhánh thể hiện qua các chỉ số về doanh số cho vay, thu nhập, tỷ lệ nợ xấu,… là rất tốt. Với thực trạng đó, tác giả đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá trong thời gian tới. Từ khóa: phát triển, tín dụng bán lẻ, ngân hàng thương mại, Rạch Giá, Kiên Giang

DEVELOPMENT OF RETAIL CREDIT OPERATIONS IN COMMERCIAL BANKING SHARES KIEN LONG, BRANCH RACH GIA, KIEN GIANG PROVINCE ABSTRACT Research topic issues retail credit operations in Kien Long Commercial Joint Stock Bank - Branch Rach Kien Giang. Perform a baseline study through analysis of indicators to assess the overall credit activity of Kien Long Commercial Joint Stock Bank - Branch Rach as well as evaluating the retail lending activities in particular through the gathering and evaluation data rates of all banks and branches of Rach Gia. Results of the study showed that there are still some limitations in activities of retail credit in Kien Long Commercial Joint Stock Bank - Branch Rach Gia. Besides the difficulties and limited success of the branch represented by the index of loan sales, income, bad debt rate, ... is very good. With this reality, the authors proposed a number of measures and proposals to improve credit quality and competitiveness in Kien Long Commercial Joint Stock Bank - Branch Rach in the future. Keywords : development, consumer credit, commercial banking, Rach Gia, Kien Giang *

TS. GV. Trường Đại học Nha Trang

**

ThS. Trường Đại học Nha Trang

59

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế hiện nay, kinh tế cá nhân, hộ gia đình chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Để mở rộng quy mô, đổi mới và đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác đòi hỏi các cá nhân, hộ gia đình phải có tiềm lực về vốn. Theo đó, tín dụng ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho nhu cầu vốn của họ. Ngân hàng TMCP Kiên Long là một trong những Ngân

hàng Đô thị mà điểm xuất phát từ Ngân hàng Nông thôn, Ngân hàng Kiên Long cũng đã góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Ngân hàng đã mở ra nhiều mối quan hệ tín dụng trực tiếp với cá nhân, hộ gia đình trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của họ, giúp họ không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần.

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH RẠCH GIÁ 2.1. Phân loại dư nợ tín dụng bán lẻ - Căn cứ vào đối tượng vay vốn Bảng 2.1: Tổng hợp theo đối tượng vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Rạch Giá

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Cho vay các TCKT

67,51

69,93

1.1 Công ty

47,37

1.2 DNTN và trang trại

Năm 2012/2011

Năm 2013/2012

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

73,79

2,42

3,58

3,86

5,52

50,31

52,36

2,94

6,21

2,05

4,07

20,14

19,62

21,43

(0,52)

(2,58)

1,81

9,23

2. Cho vay cá nhân

2.102,75

1.945,61

2.111,16

(157,14)

(7,47)

165,55

8,51

Tổng cộng

2.170,26

2.015,54

2.184,95

(154,72)

(7,13)

169,41

8,41

Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013

Bảng số liệu trên cho ta thấy được, căn cứ vào đối tượng vay vốn thì tổng dư nợ cho vay năm 2011 đạt 2.170,26 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay. Cụ thể dư nợ cho vay cá nhân năm 2011 của Chi nhánh đạt 2.102,75 tỷ đồng chiếm 96,89% tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay các TCKT khoảng 67,51 tỷ đồng chiếm 3,11% trong tổng dư nợ cho vay năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2012 tổng dư nợ

cho vay giảm so với năm 2011 với dư nợ đạt 2.015,54 tỷ đồng nếu so năm 2011 thì tổng dư nợ giảm 154,72 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 7,13%. Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân giảm 157,14 tỷ đồng và dư nợ cho vay các TCKT tăng là 2,42 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng, để đạt được như vậy ngoài nguyên nhân chính là sự mở rộng thêm PGD mới để tăng trưởng dư nợ cho vay và sự chủ động nguồn vốn đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn theo Nghị 60

Phát triển hoạt động . . .

định số 41/2010/NĐ-CP ngày 14/04/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến ngày 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay đạt 2.184,95 tỷ đồng nếu so sánh với năm 2012 thì tổng dư nợ cho vay tăng 169,41 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,41%. Trong đó dư nợ cho vay cá nhân vẫn chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu gia tăng cụ thể dư nợ cho vay đạt 2.111,16

tỷ đồng tăng so năm 2012 là 165,55 tỷ đồng, còn lại là cho vay các TCKT. Nhìn chung, để đạt được những thành tựu trong tổng dư nợ cho vay năm 2012 là nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh cho vay đối các hộ sản xuất nông nghiệp đưa nguồn vốn cho vay về khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của khu vực nông thôn lại mang tính hiệu quả và an toàn trong thanh khoản cho vay.

Hình 2.1: Phân loại dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn

Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy rõ nét hơn về cho vay căn cứ theo đối tượng vay vốn. Cụ thể, tổng dư nợ qua từng năm một, nếu như năm TCTD nói chung NHTMCP Kiên Long - CN 2011 tổng dư nợ đạt 2.170,26 tỷ đồng thì đến Rạch Giá nói riêng. Bên cạnh đó, là sự phấn năm 2012 đạt 2.015,54 tỷ đồng và qua năm đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công 2013 tổng dư nợ đạt 2.184,95 tỷ đồng. Việc nhân viên NHTMCP Kiên Long - CN Rạch các PGD được mở thêm nên tạo điều kiện Giá và sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng thuận lợi trong việc vay vốn của khách hàng đối với Chi nhánh Ngân hàng. nhất là khu vực nông thôn, ngoài ra trong năm - Căn cứ vào thời gian vay vốn qua nhờ chính sách kiểm soát lãi suất đầu vào Căn cứ vào thời gian vay vốn dư nợ cho mà không kiểm soát lãi suất đầu ra của NHNN vay được chia làm ba loại là cho vay ngắn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. thực hiện cho vay và tăng trưởng dư nợ các

Bảng 2.2: Tổng hợp theo thời gian vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Rạch Giá Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 1. CV ngắn hạn 2. CV Trung hạn 3. CV dài hạn Tổng cộng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2012/2011

Năm 2013

1.712,23 1.830,79 1.677,10 447,69 179,51 504,67 10,34 5,24 3,18 2.170,26 2.015,54 2.184,95

Số tiền 118,56 (268,18) (5,10) (154,72)

Tỷ lệ (%) 6,92 (59,90) (49,32) (7,13)

Năm 2013/2012 Số tiền (153,69) 325,16 (2,06) 169,41

Tỷ lệ (%) (8,39) 181,14 (39,31) 8,41

Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013 61

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tính đến ngày 31/12/2011 tổng dư nợ cho vay đạt 2.170,26 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 1.712,23 tỷ đồng, còn lại cho vay trung hạn đạt 447,69 tỷ đồng và cho vay dài hạn đạt 10,34 tỷ đồng. Chúng ta có thể nhận thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh, sang năm 2012 tổng dư nợ cho vay là 2.015,54 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn với dư nợ đạt 1.830,79 tỷ đồng. Qua số liệu này càng khẳng định dư nợ cho vay của Chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn, thực tế cho thấy cho vay ngắn hạn vẫn là chính sách tín dụng hàng đầu của Chi nhánh. Tuy nhiên, sang năm 2013 dư nợ cho vay đạt 2.184,95 tỷ đồng nếu so với năm 2012 dư

nợ cho vay tăng 169,41 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 8,41% đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng trở lại của tín dụng và sự chuyển dịch của nguồn vốn từ ngắn hạn sang trung hạn tạo sự cân đối trong dư nợ cho vay của Chi nhánh. Bởi trong thời gian qua Chi nhánh chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đó là cho vay phần lớn đối tượng khách hàng sản xuất nông nghiệp, nên họ chỉ sản xuất theo mùa vụ khi đến hạn trả có phần khách hàng đáo hạn vay lại có khách hàng lại không. Ngoài ra, Chi nhánh vẫn giữ được vai trò nhất định trong cho vay sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Hình 2.2: Phân loại dư nợ cho vay theo thời gian vay vốn

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy rằng dư nợ theo thời gian vay vốn của Chi nhánh vẫn đảm bảo tương đối tốt, dù năm 2012 có sự tụt giảm so với năm 2011 là 154,72 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2013 thì dư nợ đã tăng trở lại và vượt luôn cả năm 2011. Nhìn chung Chi nhánh vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong cho vay dù cơ cấu dư nợ theo thời gian vay không đồng đều và quá tập trung vào cho vay ngắn hạn. Song với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể nhân viên đã giúp Chi nhánh đạt

được dư nợ cho vay trong những năm qua với các số liệu rất khả quan, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng nhất là bà con vay vốn phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay dư nợ cho vay được phân theo ba loại là cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp.

62

Phát triển hoạt động . . . Bảng 2.3: Tổng hợp theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Cho vay SXKD

221,33

183,64

2. Cho vay Tiêu dùng

603,78

3. Cho vay nông nghiệp Tổng cộng

Chỉ tiêu

Năm 2012/2011

Năm 2013/2012

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

236,36

(37,69)

(17,03)

52,72

28,71

485,95

257,72

(117,83)

(19,52)

(228,23)

(46,97)

1.345,15

1.345,95

1.690,87

0,8

0,06

344,92

25,63

2.170,26

2.015,54

2.184,95

(154,72)

(7,13)

169,41

8,41

Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, cho vay nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, trong tổng dư nợ cho vay 2.170,26 tỷ đồng của năm 2011 thì cho vay nông nghiệp đạt 1.345,15 tỷ đồng, còn lại là cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh. Sang đến năm 2012 dư nợ tín dụng đạt 2.015,54 tỷ đồng, thì cho vay phục vụ nông nghiệp là 1.345,95 tỷ đồng, trong khi đó cho vay tiêu dùng là 485,95 tỷ đồng và cho vay sản xuất kinh doanh là 183,64 tỷ đồng. Nếu so sánh dư nợ năm 2012 so với năm 2011 thì cho vay nông nghiệp có sự tăng trưởng nhẹ với số tiền 0,8 tỷ đồng, nhìn chung dư nợ cho vay trong các lĩnh vực phục vụ sản xuất khu vực nông nghiệp nông thôn tương đối ổn định. Đến ngày 31/12/2013

dư nợ cho vay đạt 2.184,95 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp đạt 1.690,87 tỷ đồng chiếm 77,39% trong tổng cơ cấu cho vay năm 2012, so sánh năm 2012 với năm 2011 dư nợ cho vay nông nghiệp tăng 344,92 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 25,63%. Trong khi đó cho vay tiêu dùng giảm 117,83 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 19,52%. Để đạt được những con số này là nhờ trong những năm qua Chi nhánh đã phân loại mục đích sử dụng vốn vay nhằm cơ cấu tỷ trọng vay vốn theo thực tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng vừa cân đối nguồn vốn tạo sự thanh khoản cao, vừa thực hiện tốt chính sách của Chính Phủ và NHNN về cho vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Hình 2.3: Phân loại dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn 63

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Nhìn vào biều đồ ta càng nhận thấy rõ hơn về sự tăng trưởng dư nợ theo mục đích sử dụng vốn vay. Cụ thể qua các năm 2011 dư nợ đạt 2.170,26 tỷ đồng, năm 2012 dư nợ đạt 2.015,54 tỷ đồng và năm 2013 dư nợ đạt 2.184,95 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng - Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng bán lẻ

trưởng ổn định. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay tiêu dùng lại có xu hướng giảm và dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh năm 2012 có giảm so với năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013 thì dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đã tăng trưởng trở lại.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Tổng nợ quá hạn 35,27 56,94 57,98 1. Nợ quá hạn của các TCKT

0,94

1,08

1,77

2. Nợ quá hạn của các cá nhân

34,33

55,86

56,21

II. Tổng dư nợ cho vay

2.170,26

2.015,54

2.184,95

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay

1,63%

2,83%

2,65%

Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, tính đến ngày 31/12/2011 tổng nợ quá hạn là 35,27 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn của các cá nhân là 34,33 tỷ đồng còn lại là nợ quá hạn của các TCKT 0,94 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,63% thất hơn rất nhiều so với Quy định nợ quá hạn là 5% do tiêu chuẩn quốc tế đề ra, do vậy Chi nhánh đã đạt tín dụng an toàn trong hoạt động cho vay. Nguyên nhân làm cho tổng dư nợ tăng quá cao trong năm là khi chuyển đổi mô hình lên đô thị ngoài việc mở rộng hệ thống CN & PGD là sự tăng trưởng dư nợ cho vay, chính vì lý do chạy theo kế hoạch tăng trưởng quá nhanh về dư nợ cho vay của Ban Tổng Giám Đốc giao cho nên rủi ro tín dụng cũng tăng theo đây là nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin từ khách hàng vay vốn qua trung tâm tín dụng (CIC) của Chi nhánh chưa kịp thời do công nghệ của Chi nhánh còn lạc hậu cũng là nguyên nhân đã tạo gia tăng nợ quá hạn trong năm.

Trong năm 2012 tổng nợ quá hạn tăng 21,67 tỷ đồng trong đó tăng cao nhất vẫn là tổng nợ quá hạn của các cá nhân là 21,53 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay 2,83% đây là tỷ lệ thấp so với tiêu chuẩn quốc tế về nợ quá hạn 5%. Nguyên nhân trong năm tình hình nợ quá hạn năm trước chuyển qua và phát sinh thêm nợ quá hạn mới từ tăng trưởng tín dụng quá nóng cũng là nguyên nhân chính làm tăng thêm nợ quá hạn. Tính đến ngày 31/12/2013 tổng nợ quá hạn của Chi nhánh là 57,98 tỷ đồng tăng 1,04 tỷ đồng so với năm 2012, trong đó tổng nợ quá hạn của trong cho vay khách hàng cá nhân là 56,21 tỷ đồng chiếm 96,95% trong tổng nợ quá hạn. Đối với tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 2,65% đây là tỷ lệ đạt được mức tín dụng an toàn so với 5% mà tiêu chuẩn quốc tế đưa ra trong đánh giá nợ xấu. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong năm 2013 bởi sự chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm 64

Phát triển hoạt động . . .

hạn chế rủi ro trong cho vay đặc biệt là hoạt động kiểm soát đối với cho vay khách hàng cá nhân có nợ quá hạn khi vay vốn tại NHTMCP Kiên Long - CN Rạch Giá. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy xử lý thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu không để kéo dài, từ đó góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong năm.

tiếp nhận kiến nghị của khách hàng bán lẻ. Đó là một hạn chế cho Chi nhánh Rạch Giá trong công tác phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Một số NHTM cổ phần như ACB, Techcombank, … hiện đã thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ khách hàng, nhờ đó nắm bắt được nhu cầu , sở thích của họ, trên cơ sở đó phát triển loại sản phẩm- dịch vụ phù hợp, vì thế hoạt động tín dụng bán lẻ của các Ngân hàng này rất phát triển. 3.3. Hạn chế về quy trình cấp tín dụng: Hiện tại, hầu hết các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Rạch Giá đều được xây dựng thành quy trình nhưng nhìn chung vẫn còn sơ sài, chưa chi tiết và cụ thể. Nguyên nhân là do Ngân hàng Kiên Long chỉ đưa ra những nguyên tắc chung chứ không đưa ra quy trình cho từng sản phẩm cụ thể. Trường hợp chi nhánh nào muốn phát triển một sản phẩm thì phải tự mình xây dựng quy trình, và đa số trình độ của CB-CNV tại Chi nhánh có thể nói là chưa đủ tầm để xây dựng một quy trình đúng chuẩn, đúng pháp luật và tiến theo thông lệ quốc tế cho tất cả những sản phẩm – dịch vụ tín dụng. 3.4. Hạn chế về loại hình sản phẩm tín dụng bán lẻ: Mặc dù danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của hệ thống Kienlongbank nói chung và của Chi nhánh Rạch Giá nói riêng so với các ngân hàng khách tương đối đầy đủ nhưng còn đơn giản chưa thật sự chi tiết nên chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cụ thể là chưa chuyển khai được một số sản phẩm tín dụng bán lẻ tiềm năng của một số NHTM khác trong địc bàn hiện có như: cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, hay hình thức cho vay mua hàng trả góp trên cơ sở phối hợp với các nhà phân phối lớn, cho vay thẻ tín dụng, ….

3. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. Hạn chế về định hướng và điều hành hoạt động bán lẻ: Tuy Ngân hàng Kiên Long đã đưa định hướng phát triển các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhưng về kế hoạch, chiến lược dẫn đường chỉ đang trong giai đoạn xây dựng nên chưa được hoạch định một cách bài bản, chưa phân đoạn khách hàng bán lẻ rõ ràng để làm cơ sở thiết kế từng sản phẩm tại từng chi nhánh trong điều kiện hoạt động cụ thể. Từ đó dẫn đến các chi nhánh triển khai hoạt động tín dụng bán lẻ một cách tự phát, còn chồng chéo trong quản lý, vận hành chưa đảm bảo tính thông suốt nên làm giảm tính chuyên nghiệp cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. 3.2. Hạn chế về mô hình tổ chức: Có thể nói rằng việc phân rõ bộ phận bán buôn và bộ phận bán lẻ trong mô hình hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ giúp ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn trong công tác phục vụ khách hàng. Tuy nhiên mô hình hoạt động của Chi nhánh Rạch Giá hiện không phân định rõ ràng hai bộ phận này. Các bộ phận nghiệp vụ đều phục vụ chung cho cả hai nhóm đối tượng này. Vấn đề này bắt nguồn từ việc Ngân hàng Kiên Long vẫn chưa chuyển khai phân định rõ ràng hai bộ phận này. Ngoài ra, tuy sản phẩm bán lẻ được cả hệ thống Kienlongbank triển khai nhiều nhưng chưa có Trung tâm hỗ trợ khách hàng bán lẻ để giải đáp nhanh những thắc mắc cũng nhữ 65

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

3.5. Hạn chế về khâu tiếp thị, quảng bá thương hiệu và sản phẩm dịch vụ: Hiện tại số lượng sản phẩm - dịch vụ tại Chi nhánh Rạch Giá khá đầy đủ nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với vị thế của mình. Một số cán bộ vẫn còn mang tâm lý khách hàng vay cần ngân hàng nên chưa chủ động trong quá trình cho vay, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng của Chi nhánh còn bị động, khi khách hàng có nhu cầu vay thì mới tìm đến ngân hàng chứ chi nhánh chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa kích thích, khơi gợi nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặc khác, Chi nhánh vẫn còn chưa chú trọng đến việc Marketing, quảng bá thương hiệu. Các sản phẩm tín dụng vẫn chưa phổ biến đến khách hàng một cách rộng rãi. Các tờ rơi, quảng cáo về các sản phẩm tín dụng vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng còn ít, sơ sài, chưa cụ thể và chưa chuyên nghiệp. Nguyên nhân do bộ phận dịch vụ – Marketing của chi nhánh chưa được thành lập nên gây hạn chế cho khâu tiếp thị, quảng bá thương hiệu của chi nhánh. 3.6. Hạn chế về công tác đào tạo: Mặc dù chi nhánh có quang tâm đến hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ nhưng chất lượng và nội dung đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu thực tế. Chi nhánh chỉ mới chú trọng đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa chú trọng đến kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cũng như công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng. Chính điều này không chỉ ảnh hưởng đến mảng tín dụng bán lẻ mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Rạch Giá. 3.7. Hạn chế về mặt công nghệ: Hiện nay, tại một số NHTM cổ phần và các NHTM nước ngoài đã và đang áp dụng dịch vụ HomeBanking và Internet Banking. Thông qua hai dịch vụ này, khách hàng vay

vốn có thể gửi giấy đề nghị vay vốn trực tuyến, rất thuận lợi cho việc giao dịch nên rất thu hút được khách hàng tham gia. Về mặt này, Ngân hàng Kiên Long vẫn chưa ứng dụng các cộng nghệ hiện đại như: gửi đơn vay vốn trực tuyến, tư vấn vay online, … nên chưa được thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhanh chóng và kịp thời của khách hàng. Với một số hạn chế điển hình nêu trên cũng đã phần nào gây ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như chất lượng phục vụ khách hàng của chi nhánh. Vấn đề này đòi hỏi Chi nhánh Rạch Giá cần phải nhanh chóng khắc phục nếu muốn đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần khẳng định thương hiệu của mình trên địa bàn hoạt động. 4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 4.1. Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ 4.1.1. Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động bán lẻ. Với mục tiêu xây dựng Kienlongbank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong đó hoạt động tín dụng bán lẻ được xác định là một trong những hoạt động chính thì bước đầu tiên mà Kienlongbank phải thực hiện đó là phải hoàn thành việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng với những định hướng và hoạt động thật rõ ràng và chi tiết cùng những lộ trình, giải pháp cụ thể thực hiện trong từng giai đoạn để từng đó tạo cơ sở và nền tảng vững chắc để toàn hệ thống Kienlongbank cùng phấn đấu thực hiện. 4.1.2. Đổi mới mô hình tổ chức Mô hình hoạt động của Kienlongbank – Chi nhánh Rạch Giá nói riêng và của toàn hệ thống Kienlongbank nói chung hiện tại chủ yếu điều không phân định rõ giữa hoạt động 66

Phát triển hoạt động . . .

tín dụng bán lẻ và bán buôn, các bộ phận nghiệp vụ đều phục vụ chung cho cả hai nhóm đối tượng này, do vậy nếu muốn phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ một cách độc lập, chuyên trách và tách bạch với hoạt động tín dụng bán buôn. Phân định rõ chức năng nhiệm vụ cũng như đối tượng khách hàng phục vụ của từng bộ phận để không có sự trùng lấp, đảm bảo lưu thông và vận hành thông suốt giữa các bộ phận với nhau. Từ đó các bộ phận chuyên trách hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ được đầu tư một cách toàn diện hơn, đồng thời các cán bộ trong bộ phận được đào tạo bài bản từ kiến thức đến kỷ năng, dẫn đến khả năng phục vụ khách hàng tốt và hiệu quả hơn. 4.1.3. Đối mới và hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ Bên cạnh việc đổi mới mô hình tổ chức, nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn cũng như đưa các hoạt động tín dụng bán lẻ phù hợp hơn với thực tế, với định hướng thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng. Kienlongbank cũng cần chú trọng công tác chỉnh sửa, bổ sung các trình tự và thủ tục cấp tín dụng bán lẻ đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, phù hợp với tính đặt thù của từng loại hình sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể dựa trên những ý kiến phản hồi cũng như những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện thực tế nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và tiến tới theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, bản thân từng chi nhánh trong hệ thống Kienlongbank cũng cần đẩy mạnh việc thu thập, cập nhật thông tin để xây dựng kho dự liệu quản lý và thông tin chi tiết của từng khách hàng bán lẻ cùng với việc xây dựng các tiêu chuẩn khách hàng nhằm đánh giá mức độ rủi ro và nâng cao tiến độ xử lý các khâu trong hoạt động tín dụng bán lẻ. 4.1.4. Tăng cường tiếp cận và thu hút các đối tượng khách hàng tín dụng bán lẻ Tăng cường tiếp cận và thu hút các khách

hàng là cá nhân, hộ sản xuất, đặc biệt là khách hàng đang sinh sống và kinh doanh trên địa bàn hoạt động của Kienlongbank-Chi nhánh Rạch Giá, điển hình như: - Tiếp cận các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, … để mở rộng cho vay đối với các hộ tiểu thương, hộ buôn bán nhỏ. - Tăng cường hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất – kinh doanh là người Hoa, đây là đối tượng rất đông trên địa bàn Rạch Giá có hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển. 4.1.5. Tăng cường năng lực quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Quản lý rủi ro là công tác cần thiết và quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng mà đặt biệt là trong hoạt động tín dụng. Việc quản lý rũi ro tốt không những giúp các ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro khách quan lẫn chủ quan mà còn nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cũng như những sản phẩm – dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng. 4.1.6. Nâng cao năng lực tài chính và xử lý nợ Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM, vốn chủ sở hữu quyết định đến sức mạnh tài chính của một Ngân hàng, là lá chắn rủi ro. Vì vậy, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng các giải pháp như sau: + Tăng nguồn vốn chủ sở hữu: từ việc tăng nguồn vốn nội bộ mà cụ thể từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn vốn bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp Ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do vậy, nếu NHTMCP Kiên Long nói chung và NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng, có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản, thể hiện sự phát triển ổn định của Ngân hàng và nâng cao sự ủng hộ của các cổ đông đối với 67

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

chính sách cổ tức của lãnh đạo Ngân hàng. + Đầu tư góp vốn nước ngoài: trong xu thế kinh tế hội nhập, ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và bản thân Ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá nói riêng sẽ đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt và mức độ rủi ro cũng theo đó mà tăng lên. Với trình độ công nghệ thông tin, trình độ quản trị rủi ro còn hạn chế như Chi nhánh Rạch Giá thì phương án tăng vốn bằng cách gọi vốn từ các cổ đông nước ngoài, đặc biệt những cổ đông là những định chế tài chính có uy tín và thương hiệu mạnh trên thế giới. Giải pháp này sẽ giúp các NHTM trong nước nhận được sự góp vốn, thay đổi năng lực quản trị điều hành và rủi ro từ Ngân hàng nước ngoài. 4.2. Giải pháp về thực hiện Marketing Mix (7P) hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ ngân hàng Có thể nối Marketing là mảng công tác không kém phần quan trọng trong phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng và hoạt động ngân ngàn bán lẻ nói chung, vì một sản phẩm - dịch vụ khi đã thực hiện xong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế thì đến khi đưa ra thị trường để cung cấp đến tay khách hàng thì nếu ngân hàng không thực hiện công tác marketing, quảng bá sản phẩm tốt hoặc thực hiện một cách không phù hợp thì sản phẩm đó vẫn sẽ không được sử dụng rộng rãi, không phát huy hết tính năng thực có nên dẫn đến hiệu quả không cao. - Tiến hành phân đoạn thị trường theo đối tượng khách hàng, ngành nghề, địa bàn để có thể xây dựng chính sách, thiết kế sản phẩm và xây dựng giá cả, … tạo cơ sở để chi nhánh đề ra kế hoạch tiếp cận khách hàng, đảm bảo phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có của Kienlongbank – Chi nhánh Rạch Giá. - Xây dựng kế hoạch quảng bá, tiếp thị, PR đồng bộ, mang tính hệ thống và có trọng tâm, hướng tới thị phần, mục tiêu cụ thể nhằm đảm

bảo mang lại hiệu quả cao nhất. - Thực hiện công tác nghiên cứu và đánh giá thị trường để xác định những sản phẩm – dịch vụ thế mạnh và mang tính đặt thù riêng của chi nhánh cần tiếp tục phát triển cũng như nghiên cứu hoạt động và những thế mạnh của đối thủ cạnh tranh để xây dựng hướng phát triển riêng phù hợp với thị trường. 4.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩmdịch vụ: Việc phát triển sản phẩm-dịch vụ tín dụng bán lẻ được thực hiện trên cơ sở đang dạng hoá danh mục sản phẩm-dịch vụ, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm - dịch vụ. Đa dạng hoá danh mục sản phẩm-dịch vụ tín dụng bán lẻ là công tác hết sức quan trọng đối với một NHTM nhất là trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế, khi mà các ngân hàng đều bị cuốn vào vòng xoáy của sự cạnh tranh. Ngày nay không chỉ tại Việt Nam mà tất cả các Ngân hàng trên toàn cầu đều đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm - dịch vụ mới đến với khách hàng, có thể những sản phẩm được các ngân hàng cung cấp thực sự không khác nhau về tính năng, nhưng về tên gọi hoặc cách thức triển khai đều đánh dấu thương hiệu của mõi ngân hàng. Về phía khách hàng, có thể họ không sử dụng hết các sản phẩm - dịch vụ mà một ngân hàng cung cấp nhưng đối với những ngân hàng có nhiều loại hình sản phẩm - dịch vụ đa dạng thì được họ ưu ái và đánh giá cao so với những ngân hàng khác, đây chính là mục tiêu mà các ngân hàng đã và đang phấn đấu đạt được để thống lĩnh thị trường. 4.2.2. Giải pháp về giá, phí (lãi suất) sản phẩm-dịch vụ Căn cứ vào bảng so sánh về biểu lãi suất so với các ngân hàng khác cho thấy, lãi suất cho vay của Ngân hàng Kiên Long tuy đảm bảo được tính cạnh tranh nhưng chưa thật sự 68

Phát triển hoạt động . . .

tạo ra được sự khác biệt rõ rệt so với các ngân hàng khác. Điều chỉnh chính sách liên quan đến lãi suất cho vay, với chính sách linh hoạt và áp dụng khác biệt cho từng đối tượng, theo phương pháp tổng hòa lợi ích khách hàng mang lại nguồn lợi cho ngân hàng. Kienlongbank cần phải xây dựng biểu lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu. Những nhóm khách hàng này sẽ được định kỳ phân loại tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ của ngân hàng. Thường xuyên theo dõi khai thác thông tin của các ngân hàng khác trên địa bàn để điều chỉnh chính sách lãi suất có tính cạnh tranh đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 4.2.3. Giải pháp về truyền thông Kienlongbank Rạch Giá cần bám sát và giữ vững hệ thống nhận diện thương hiệu do hội sở chính ban hành và truyền tải được thông điệp đó đến các đối tượng khách hàng. Đẩy mạnh việc quảng bá các sản phẩm-dịch vụ của hoạt động tín dụng bán lẻ bằng các hình thức: - Kienlongbank Rạch Giá cần xây dựng đội ngũ cán bộ tiếp thị giỏi để có thể xây dựng và thực hiện một cách hiệu quả các chương trình quảng cáo, tiếp thị, phát triển khách hàng. - Tăng cường công tác marketing nội bộ, nhân viên Kienlongbank Rạch Giá phải là người am hiểu về sản phẩm-dịch vụ của hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng mình nhất. Đồng thời, xây dụng đội ngũ nhân viên tiếp thị, quan hệ khách hàng chuyên nghiệp, có thể hiểu ro nhu cầu của khách hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 4.2.4. Giải pháp về phân phối Kênh phân phối là hoạt động rất quan trọng trong công tác phát triển dịch vụ bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng vì thông qua các kênh phân phối như các chân rết mà ngân hàng đưa các sản phẩm - dịch vụ

của mình, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ đến mọi đối tượng khách hàng, đặt biệt là những khách hàng không có điều kiện hoặc ít đến ngân hàng giao dịch, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường mới của ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu các kênh phân phối hiện có và phát triển các kêch phân phối mới là nhiệm vụ hàng đầu, tiên quyết cần phải thực hiện trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Phát triển các kênh phân phối được thực hiện đối với thị trường trong nước theo mô hình phân cấp thông qua các kênh truyền thống lẫn các kênh hiện đại. 4.2.5. Giải pháp về nguồn lực Xây dựng một hệ thống phương pháp, công cụ đánh giá và tuyển dụng minh bạch và công khai với năng lực toàn diện, được đánh giá là tính khoa học cao và hiệu quả trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Cụ thể đánh giá năng lực toàn diện qua quan sát, phỏng vấn kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, quan điểm và hành vi của cá nhân cũng như những năng lực về tổ chức, quy trình của tập thể nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc trưng cho tổ chức. Từ đó, góp phần hạn chế tuyển dụng không minh bạch, công khai đối với nhân viên tín dụng có kỹ năng chuyên môn yếu và trình độ thấp, đây là vấn đề rất lớn trong khâu tuyển dụng của Chi nhánh. Việc tuyển dụng thiếu tính minh bạch, công khai càng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng ngoài chuyên môn và nghiệp vụ Ngân hàng còn phải am hiểu hơn về kiến thức sản xuất nông nghiệp nông thôn nhằm tư vấn cho khách hàng mục đích sử dụng vốn vay, phương thức vay vốn... một cách tốt nhất. Qua đó, vừa giúp khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả vừa giúp Ngân hàng thu hồi vốn vay dễ dàng, giảm thiểu rủi ro. Chi nhánh cần có chính sách đãi ngộ và 69

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

4.2.6. Giải pháp về môi trường vật chất Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá cần xây dựng cho mình một chiến lược công nghệ dài hạn nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ mang lại. Một chiến lược công nghệ dài hạn là công cụ thiết yếu để Ngân hàng thống nhất quản lý cũng như nỗ lực cải tiến công nghệ và nâng cao sản phẩm dịch vụ của mình nhằm tránh sự đầu tư thiếu hiệu quả, tùy tiện gây lãng phí. Hiện tại, NHTMCP Kiên Long nói chung, NHTMCP Kiên Long-CN Rạch Giá nói riêng đã đầu tư và nhận chuyển giao phần mền lõi Core Banking. Đây là phần mền lõi Ngân hàng tiên tiến mà một số NHTM tại Việt Nam đã triển khai thành công và đang áp dụng có hiệu quả bởi sự tiện ích và nhanh chóng giao dịch. Bước đầu, phần mền này giúp Chi nhánh triển khai cung ứng thêm các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn khi đến giao dịch với Ngân hàng.

chế độ lương thưởng tốt hơn như phải xem xét lại hình thức trả lương theo hình thức chủ nghĩa bình quân như hiện nay mà phải chuyển qua cơ chế trả lương theo mức độ phức tạp và rủi ro của công việc với đóng góp vào lợi nhuận của hoạt động Ngân hàng. Trên cơ sở khung năng lực toàn diện, Chi nhánh cần xây dựng chính sách trả lương, thưởng không những dựa trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở những tiến bộ và thành tích về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hay khả năng ứng dụng công nghệ...nhằm tạo động lực khuyến khích nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn và cải thiện năng suất lao động. Từ đó, góp phần hạn chế phát sinh các tiêu cực nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng vừa tránh tình trạng gây khó dễ cho khách hàng, nhất là hộ nông dân đi vay vốn. Đây là giải pháp cần thiết mà Chi nhánh cần thực hiện ngay trong thời điểm hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. 3. PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Xuân Lãn, Ths. Đinh Thị Lệ Trâm, Ths. Phạm Ngọc Ái (2011), Quản trị Marketing định hướng giá trị, Nhà xuất bản Tài chính. 4. Lê Văn Ánh (2013), Marketing dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kon Tum, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. 5. Triều Mạnh Đức (2008), Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 6, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Vương Hồng Hà (2013), Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 7. Trương Quốc Hảo (2011), Nâng cao chất lượng tín dụng Nông Nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. 8. Lê Đình Khanh (2000), Kỹ thuật cho vay tiêu dùng và kinh tế gia đình, Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Kiên Giang. 9. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang (2011, 2012, 2013). 10. Ngân hàng TMCP Kiên Long (2013), các Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kiên Long từ năm 2011 đến 2013. 70

Các yếu tố tác động . . .

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG Hà Kiên Tân*

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các yếu tố tác động đến sự gắn kết tổ chức của nhân viên khối hành chính ở tỉnh Bình Dương. Dựa vào dữ liệu được thu thập từ 304 quan sát nhân viên khối văn phòng ở Bình Dương, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố tác động đến sự gắn kết tổ cức của nhân viên: thu nhập và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự quan tâm của cấp trên, môi trường và điều kiện làm việc, đặc điểm công việc. Đồng thời, nghiên cứu sẽ cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo Từ khóa: sự gắn kết tổ chức, nhân viên khối văn phòng

THE FACTORS IMPACTING ON ORGANISATIONAL COMMITMENT OF THE OFFICE WORKERS IN BINH DUONG PROVINCE ABSTRACT This research is aimed to test the factors impacting on organisational commitment of the office workers in Binh Duong Province. The study is based on primary data collection gathered from 304 office workers in Binh Dương Province, and then processed with statitical tools in SPSS: descriptive statistics, internal reliability with Cronbach’s Alpha, exploratory factor analysis, regression analysis. The results have identified five factors that affect general organisational commitment including: income and welfare, training and advancement, attention of leaders, environment and working conditions, job characteristics. The study also provides the basic steps for further studies in this field. Keywords: the impacting on organisational, office workers * ThS. GV. Khoa Qoản trị, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

71

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Với những thực tế nêu trên, các nhà quản lý cần có những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm để hiểu biết và nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức mình, có như vậy nhà quản trị mới có cơ sở ra quyết định. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và đối tượng khảo sát Nghiên cứu được thực hiện từ đầu tháng 10/2014 đến cuối tháng 5/2015 với đối tượng nhân viên nhân viên khối cơ quan hành chính, sự nghiệp đang làm việc tại Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên khối cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh tại tỉnh Bình Dương Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự gắn kết của nhân viên khối cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh tại tỉnh Bình Dương. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhân viên khối văn phòng ở Bình Dương; cụ thể là nhân viên khối cơ quan hành chính, sự nghiệp tại trung tâm hành chính tập trung của Tỉnh Bình Dương với mẫu khảo sát là 304 quan sát 2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Đánh giá độ tin cậy của thang đo: sử dụng hệ số cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy của các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra khỏi tập dữ liệu, phân tích nhân tố, trong đó kiểm định KMO và Bartlett dùng để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến trong từng thang đo. Phân tích nhân tố (EFA) giúp gom các biến quan sát thành những nhóm trong đó các biến có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân tích hồi qui tuyến tính để xác định

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bất cứ loại hình tổ chức nào, muốn đạt được thành công trong hoạt động của mình đều phải chú trọng đến vai trò quan trọng của yếu tố con người. Các nhà điều hành của tổ chức luôn tìm mọi cách để thu hút nguồn nhân lực vừa có trình độ cao vừa có khả năng phản ứng linh hoạt, có hiệu quả với những thay đổi bên ngoài; đồng thời, cũng phải quan tâm phát triển và duy trì sự gắn kết tổ chức của nguồn nhân lực đó.“Tổ chức là do con người quản lý và gây dựng lên. Không có con người, tổ chức không tồn tại.” (Cascio,1992). Những năm gần đây, tỉnh Bình Dương “nổi lên” về thu hút đầu tư nước ngoài, về phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công này chính là chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” mời gọi nhân tài phục vụ cho tỉnh Bình Dương, nhất là từ khi đưa Trung tâm hành chính tập trung vào hoạt động, đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về tinh thần và thái độ làm việc tích cực của nhân viên. Tuy nhiên cơ sở vật chất hiện đại đến mấy thì con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để vận hành nó. Khi chuyển vào Trung tâm Hành chính tập trung, Bộ phận một cửa của các sở ngành vẫn hoạt động riêng lẻ, các đơn vị chưa có sự gắn kết liên thông để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Về cơ bản bộ phận một cửa tại Khu hành chính mở thời gian qua vẫn hoạt động như cũ chưa có sự đổi mới về quy trình, trình tự thực hiện thủ tục hành chính…Ngoài ra một số cán bộ, công chức phản ánh họ cảm thấy thiếu khí tươi khi vào làm việc, các quy định mới nhằm đáp tiêu chuẩn vận hành của tòa nhà đã gây khó khăn cho một số nhân viên nhất là đối với những người lớn tuổi, một số nhân viên thôi việc. Thêm vào đó do tập trung nên vấn đề an ninh, cháy nổ,… cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên. 72

Các yếu tố tác động . . .

thành viên tổ chức. Đây là định nghĩa đầy đủ và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhất vì thế nghiên cứu này dựa trên định nghĩa của Mowday và Poter (1982). Theo Sajid và Mohammad (2008) có 3 yếu tố quyết định sự cam kết của nhân viên là cơ hội nghề nghiệp, chính sách công ty và đặc điểm công việc. Nhưng nghiên cứu của Muhiniswari (2009) cho rằng sự cam kết của nhân viên bị chi phối bởi chia sẻ tri thức, sự công bằng, công tác quản lý và cơ hội thăng tiến, đào tạo và phúc lợi. Nghiên cứu này sẽ dựa trên thang đo của Muhiniswari (2009) và bổ sung thêm 1 biến mới môi trường và điều làm việc của tác giả Trần Kim Dung (2005) cho rằng có ảnh hưởng đến mức độ cam kết của nhân viên trong tổ chức. Vì thế các biến được sử dụng trong mô hình: biến phụ thuộc: Gắn kết tổ chức và các biến độc lập: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, phúc lợi, sự quan tâm của cấp trên, môi trường và điều kiện làm việc, Đặc điểm công việc Mô hình được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết, các giả thuyết đã xây dựng như sau:

mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự gắn kết tổ chức của nhân viên. Mô hình hồi quy Y = ßo + ßiX1+ ß2X2+…+ß2X7 Trong đó :Y : Gắn kết tổ chức Thu nhập (X1), Cơ hội đạo tạo và thăng tiến (X2), Mối quan hệ với đồng nghiệp (X3), Phúc lợi (X4), Sự quan tâm của cấp trên (X5), Môi trường và điều kiện làm việc (X6), Đặc điểm công việc (X7). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng thang đo Gắn kết tổ chức của nhân viên đã được kiểm tra rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu ở các nước trên thế giới chẳng hạn như: Meyer và Allen (1990, 1993, 1996); Matheiu và Zajac (1990); Meyer và ctv. (1990, 2007); Mowday và Shapiro (2004); Trần Kim Dung và Araham (2005). Gắn kết tổ chức được định nghĩa và xác định theo nhiều cách khác nhau. Mowday và Poter (1982) định nghĩa gắn kết tổ chức là một niềm tin mạnh mẽ, chấp nhận những mục tiêu và các giá trị của tổ chức, một sự sẵn sàng phát huy, nỗ lực đối với tổ chức và là một mong muốn nhất định để duy trì

73

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

3.2. Kiểm định thang đo Nghiên cứu này sẽ kiểm tra 07 biến dẫn đến sự cam kết của nhân viên trong tổ chức: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, phúc lợi, sự quan tâm của cấp trên, môi trường và điều kiện làm việc, đặc điểm công việc. Có 35 biến được đưa vào nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo cho nên những nhân tố nào có Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương quan biến tổng cũng được xem xét, chỉ những biến nào có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 mới được giữ lại. Kết quả Cronbach’s alpha cho thấy loại biến CAPTREN5 của thang đo sự quan tâm của cấp trên (do đạt Cronbach ahpha cao hơn) và biến DIEUKIEN5 của thang đo Môi trường và điều kiện làm việc (do có hệ số tương quan biến tổng khá thấp và làm giảm độ tin cậy của thang đo) thì toàn bộ các thang đo còn lại đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và đủ điều kiện đưa vào phân tích EFA 3.3. Phân tích nhân tố khám phá Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và loại bỏ 2 biến CAPTREN5, DIEUKIEN5 thì hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và đều lớn hơn 0,6; các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, vì vậy 33 biến còn

lại được chấp nhận sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố. Sau khi tiến hành chạy phân tích nhân tố các biến độc lập, có 33 biến được đưa vào phân tích nhân tố, có 07 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích (Percentage of variance)= 72,279% > 50% cho biết 7 nhân tố này giải thích được 72,279% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,912 (> 0,5) là đạt yêu cầu, thích hợp để phân tích nhân tố. Mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett = 0,000 ≤ 5%, có nghĩa là các biến có tương quan. Tuy nhiên nhận thấy có biến PHUCLOI1 có hệ số truyền tải (loading factor) nhỏ hơn 0,5, vì vậy biến này sẽ bị loại bỏ trong phân tích tiếp theo. Sau khi loại bỏ biến PHUCLOI1, kết quả cho ra 6 nhân tố (gom nhóm “thu nhập” và nhóm “phúc lợi” thành 1 nhóm với tên mới là “thu nhập và phúc lợi”) với khả năng giải thích 69,556%, khi đó hệ số KMO = 0,911 (> 0,5) là đạt yêu cầu. 3.4. Các yếu tố tác động đến gắn kết tổ chức của nhân viên Sau khi tiến hành kiểm định độ phù hợp của các nhân tố thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố, 6 nhóm nhân tố được đưa vào để kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố được tính bằng cách lấy trung bình của các biến thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích Pearson được đưa vào để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy.

H

Phát biểu

Hệ số tương quan

P

H1

Thu nhập và phúc lợi được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên

0,674

0,000

H2

Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên

0,809

0,000

H3

Mối quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên

0,676

0,000

74

Các yếu tố tác động . . . H4

Sự quan tâm của cấp trên được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên

0,685

0,000

H5

Môi trường và điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên

0,633

0,000

H6

Đặc điểm công việc tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên

0,811

0,000

Sau khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, ta có kết quả như sau: Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square ) = 0,820 ≠ 0 cho thấy kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu có giá trị. Kết quả kiểm định F cho ta F = 231,236 và sig = 0,000. Bên cạnh đó Tolerance của các biến quan sát đều lớn và VIF của biến có giá trị lớn nhất là 2,799< 10. Vì vậy mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Mô hình (Model)

1

Hệ số chưa Hệ số chuẩn hóa chuẩn hóa (Unstandardized (Standardized Coefficients) Coefficients) t

Mức ý nghĩa (Sig.)

-3.836

0.000

Thống kê đa cộng tuyến (Collinearity Statistics) Hệ số Độ chấp phóng nhận của đại biến phương (Tolerance) sai (VIF)

Hệ số B

Độ lệch chuẩn (Std. Error)

(Constant)

-0.574

0.150

Thu nhập và phúc lợi (X1)

0.243

0.033

0.226

7.417

0.000

0.638

1.568

Co hoi dao tao va thang tien (X2)

0.271

0.034

0.313

7.904

0.000

0.380

2.634

Mối quan hệ với đồng nghiệp (X3)

-0.046

0.046

-0.041

-1.017

0.310

0.365

2.743

Sự quan tâm của cấp 0.135 trên (X4)

0.035

0.133

3.823

0.000

0.488

2.048

Môi trường và điều kiện làm việc(X5)

0.153

0.037

0.143

4.161

0.000

0.504

1.984

Đặc điểm công việc(X6)

0.387

0.048

0.326

7.995

0.000

0.357

2.799

Hệ số Beta

Như vậy, phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau: Y = -0,574+0,226*thu nhập và phúc lợi(X1)+ 0,313*cơ hội đào tạo và thăng tiến (X1) + 0,133*sự quan tâm của cấp trên(X4) + 0,143*môi trường và điều kiện làm việc(X5) + 0,326*đặc điểm công việc (X6) 75

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập: thu nhập và phúc lợi (X1), cơ hội đào tạo và thăng tiến (X1), sự quan tâm của cấp trên (X4), môi trường và điều kiện làm việc (X5) và đặc điểm công việc (X6) đều có Sig nhỏ hơn 0,05 nên các biến đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Vì vậy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Sự gắn kết và các hệ số dốc đều mang dấu dương nên các biến này ảnh hưởng cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên. Như vậy chỉ có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên được sắp xếp theo thứ tự như sau: 1/đặc điểm công việc (Beta = 0,326), 2/cơ hội và thăng tiến (Beta = 0,313), 3/thu nhập và phúc lợi (Beta = 0,226), 4/môi trường và điều kiện làm việc (Beta = 0,143) và 5/sự quan tâm của cấp trên (Beta = 0,133). 4. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 4.1. Kết luận Mục đích chính của nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động đến sự gắn kết tổ chức của nhân viên khối hành chính ở tỉnh Bình Dương. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 07 yếu tố: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, sự quan tâm của cấp trên, phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, đặc điểm công việc, môi trường và điều kiện làm việc ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với 35 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố (EFA) kết quả cho thấy có 6 nhân tố được trích ra (gộp 2 yếu tố thu nhập và phúc lợi thành 1 nhóm). Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định được sự gắn kết của nhân viên khối

cơ quan hành chính sự nghiệp chịu sự ảnh hưởng của 05 yếu tố gồm: cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập và phúc lợi, sự quan tâm của cấp trên, điều kiện làm việc và đặc điểm công việc. Trong đó yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự gắn kết của nhân viên khối cơ quan hành chính sự nghiệp là đặc điểm công việc (Beta = 0,326), tiếp theo là các yếu tố cơ hội và thăng tiến (Beta = 0,313), yếu tố thu nhập và phúc lợi (Beta = 0,226), yếu tố điều kiện và môi trường làm việc (Beta = 0,143) và cuối cùng là sự quan tâm của cấp trên(Beta = 0,133). 4.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên khối cơ quan hành chính sự nghiệp cấp tỉnh tại Tỉnh Bình Dương với số lượng 304 mẫu là chưa toàn diện. Do đó, rất cần có các nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn cho đề tài này vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao. Một giới hạn khác là đối tượng khảo sát nhân viên khối cơ quan hành chính sự nghiệp hiện đang công tác tại cơ quan, nên xu hướng nói tốt về đơn vị mình đang công tác cũng ít nhiều cũng làm cho độ tin cậy của mẫu quan sát bị ảnh hưởng. Kết quả phân tích nhân tố đã cho thấy nhân tố mối quan hệ với đồng nghiệp thực sự có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên nhưng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính lại cho kết quả không đạt yêu cầu. Do vậy, cần có các nghiên cứu tìm hiểu và xác định những chỉ số (khía cạnh) nào có khả năng phản ánh được thang đo nhân tố sự gắn kết đối với nhân tố này. Như đã đề cập ở phần đặt vấn đề của nghiên cứu này, mục tiêu quan trọng của tổ chức là làm sao cho nhân viên của mình gắn kết đối với tổ chức. Tạo sự gắn kết cho nhân 76

Các yếu tố tác động . . .

viên có lẽ chỉ là một trong những cách để đạt được điều này và chỉ nghiên cứu về sự gắn kết là chưa đủ. Cần có các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc (job performance). Khi đó, các nhân tố được xây dựng ở mô hình ban đầu có thể sẽ đóng vai trò

quan trọng khác đi trong mối quan hệ tương quan đối với yếu tố này, đồng thời khi đó sự gắn kết sẽ được xem xét như là một nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của nhân viên khối cơ quan hành chính sự nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Châu Văn Toàn (2009). “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. [2]. Cascio, W.F., 1992. Managing Human Resources. New York: McGraw-Hill Publications [3]. Govindasamy Muhiniswari (2009). “A Study on Factors affecting Affective Organizational Commitment among Knowledge Workers in Malaysia”, Faculty of Business and Accountancy University of Malaya, Malaysia. [4]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Nhà xuất bản Thống kê. [5]. Janet Cheng Lian Chew (2004). “A Thesis The Influence of Human Resource Management Practices on the Retention of Core Employees of Australian Organisations: An Empirical Study”, Murdoch University. [6]. Natalie J.Allen and John P.Meyer (1996). “Evaluation of Allen and Meyer’s Organizational Commitment Scale - Abdullah”, Journal ofEducation and Vocational Research, Vol 1, No. 3, pp. 80-86 [7]. Sajid Bashir and Mohammad Ismail Ramay (2008). “Determinants of Organizational Commitment”, Mohammad Ali Jinnah university, Islamabad, Pakistan. [8]. Trần Kim Dung (2005). “Thang đo ý thức gắn kết tổ chức”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Thành phồ Hồ Chí Minh. [9]. University of Pretoria etd - Coetzee (2005). “Chapter 5: Emloyee commitment”, University of Pretoria Electronic Theses and Dissertations. [10]. Võ Quốc Hưng, Cao Hào Thi (2009). “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức - viên chức Nhà nước”, Tạp chí Phát Triển KH&CN, Tập 13, số Q1 - 2010, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM.

77

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE Võ Thành Khởi *

TÓM TẮT

Với xu thế phát triển hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bến Tre là một yêu cầu cấp bách. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre trong thời gian tới mang ý nghĩa cấp thiết. Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre trong thời gian tới để góp phần cho việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhà. Từ khóa: xu thế, đào tạo, nguồn nhân lực, cấp thiết, phát triển

THE SOLUTIONS TO THE DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCE IN BEN TRE COLLEGE ABSTRACT In today’s tendency of the development, the training of highly quality human resource for Ben Tre province is very important. In addition, solutions to the development of human resource in Ben Tre College have the urgent meaning. This article is to evaluate the current situation of human resource in Ben Tre College and find out the positive and negative sides. On that basis, the solutions to the development of human resource in Ben Tre College are proposed in order to facilitate the development of hometown. Keywords: tendency, training, human resource, urgent, develope

1. Đặt vấn đề Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, thu nhập bình quân đầu người thấp, năm 2014 chỉ đạt được 866 USD/năm so với bình quân cả nước là 1200 USD/năm, chiếm tỷ lệ 72,17% so với cả nước. Một bộ phận con em của nhân dân lao động không có đủ điều kiện về kinh tế để dự thi và theo học các trường đại học, cao đẳng ở ngoài tỉnh. Do đó, việc nâng cấp Trường Cao đẳng Bến Tre nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học có điều kiện học tập cao hơn. Trường Cao đẳng Bến Tre được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ cho sinh viên trong tỉnh và các vùng lân cận. Đó là các nhu cầu học tập của thanh niên sau khi kết thúc các cấp, bậc học giáo dục phổ thông để chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động; nhu cầu học thêm của những người đang lao động nhằm bổ túc nghề nghiệp hoặc muốn chuyển *

TS. Giảng viên, Trường Cao đẳng Bến Tre

78

Phát triển nguồn nhân lực . . .

đổi ngành nghề; cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và những nhà tuyển dụng; nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống sinh hoạt cũng như phục vụ cho việc phát triển giáo dục và đào tạo. Đồng thời, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác và phục vụ nhu cầu học tập, hoàn thiện bản thân của cộng đồng dân cư trong tỉnh và vùng lân cận. Trong đó, trước hết là nhu cầu được tiếp tục theo học ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên

nghiệp của học sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, bình quân mỗi năm Bến Tre có khoảng 11.500 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (Bảng 1). Bến Tre có tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp bình quân hằng năm khá cao (91,78%), đây là tiềm lực to lớn của tỉnh. Đặc biệt, trong những kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Bến Tre là tỉnh có nhiều học sinh đoạt giải, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, xếp hạng bậc nhất, nhì trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 1. Thống kê học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT 2010-2014 1 SỐ LIỆU

2010

2011

2012

2013

2014

Đăng ký dự thi

14.009

12.915

13.659

11.820

10.896

Tốt nghiệp trung học phổ thông

12.099

11.259

12.136

11.539

10.748

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp

86,37%

87,18%

88,85%

97,62%

98,86%

Bình quân tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2014

91,78%

Mặc dù đã loại trừ số học sinh không có đủ điều kiện kinh tế để dự thi và theo học ở các trường đại học và cao đẳng ngoài tỉnh, song số lượng học sinh đăng ký dự thi vào các trường đại học và cao đẳng vẫn còn cao hơn nhiều so với số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Thể hiện ở bảng thống kê 2: Bảng 2. Thống kê số lượt học sinh THPT dự thi vào đại học, cao đẳng 2010-2014 2 SỐ LIỆU Đăng ký dự thi Trúng tuyển ĐH, CĐ Tỷ lệ đỗ ĐH-CĐ

2010

2011

2012

2013

2014

20.811

21.688

26.840

22.904

22.740

3208

4888

5340

3939

4.800

15,41%

22,54%

19,9%

17,2%

21,1%

Qua đó, cho thấy hầu hết học sinh đều có nguyện vọng theo học các trường đại học và cao đẳng để đạt được bằng cấp theo yêu cầu của xã hội ngày nay và giúp tìm được việc làm ổn định, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Xét trên nhiều phương diện như tài chính, điều kiện gia đình, vị trí địa lý, khả năng thích ứng với môi trường học tập với đa số học sinh được học tập tại địa phương là thuận lợi nhất. 1 2

Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Thống kê số lượng học sinh đăng ký dự thi và đỗ tốt nghiệp THPT Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Báo cáo thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển đại học, cao đẳng

79

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 3. Dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2015 - 2020 3 Yêu cầu qua đào tạo Tổng số

CĐ, ĐH

THCN

CNKT

Tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động (%)

942.045

471.022

70.653

94.205

306.164

49,99

2016

960.886

480.442

72.066

96.089

312.287

49,99

2017

980.104

490.050

73.507

98.010

318.533

49,99

2018

999.706

499.851

74.977

99.970

324.904

49,99

2019

1019.700

519.845

77.976

103.968

519.663

50,98

2020

1.064.511

585.481

87.822

117.096

380.563

55

Năm

Số lao động

2015

Bình quân tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động (%)

Như vậy, nhu cầu bổ sung nhân lực qua đào tạo của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2015 – 2020 trung bình hằng năm chiếm 50,99% trong tổng số nhu cầu lao động của tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, sau hơn 100 năm chờ đợi để qua từng chuyến phà, sáng ngày 19/01/2009 Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chính thức tuyên bố khánh thành và đưa vào sử dụng công trình cầu Rạch Miễu trên Quốc lộ 60 nối liền tỉnh Bến Tre và các tỉnh phía Nam. Công trình cầu Hàm Luông - công trình chào mừng kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của tỉnh Bến Tre, chiếc cầu Cổ Chiên đang xây dựng nối tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng sẽ phá thế độc đạo về các tỉnh miền Tây, là điều kiện vô cùng thuận lợi để khai thác tiềm năng to lớn của Bến Tre. Đây cũng là công trình có rất nhiều ý nghĩa, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, không chỉ riêng với Bến Tre mà đối với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre hiện nay có 2 khu công nghiệp nằm trong hệ thống các khu công nghiệp quốc gia gồm khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp, thuộc địa bàn huyện Châu Thành hoạt động khá ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp 3

50,99

trong 2 năm 2007 và 2008 đạt trên 552 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 16,4 triệu USD, chiếm gần 11,7% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Mô hình khu công nghiệp Bến Tre được đánh giá là một trong những KCN hoạt động thành công trong phạm vi cả nước và đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.600 lao động ở địa phương. Giai đoạn từ 2010 đến năm 2020, Bến Tre quy hoạch phát triển thêm 5 khu công nghiệp mới với tổng diện tích là 1.600 ha. Các khu công nghiệp mới tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành (02 khu), Mỏ Cày Bắc (01 khu), Mỏ Cày Nam (01 khu) và Giồng Trôm (01 khu). Hiện nay, tỉnh còn có khu công nghiệp, nhà máy, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, các bệnh viện và cần thiết phải có một trường Cao đẳng đa ngành có tiềm lực để đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh; đồng thời làm trung tâm liên kết các cơ sở để phối hợp, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ ngày càng nhiều cho cộng đồng.

Cao đẳng Bến Tre. 2012. Trích một số dữ liệu về nguồn nhân lực trong đề án tiền khả thi thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre

80

Phát triển nguồn nhân lực . . .

Tất cả các tiềm năng nêu trên cùng với những điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa và đời sống xã hội vừa được mở ra trong những năm gần đây đã trở thành yêu cầu bức thiết nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre phù  hợp với quy hoạch mạng lưới đại học/cao đẳng nước ta, để khai thác nhanh, mạnh và có hiệu quả nguồn học sinh tốt nghiệp của tỉnh nhà, đào tạo các em thành nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre Trường Cao đẳng Bến Tre được thành lập theo Quyết định số 4701/QĐ- BGDĐT- TCCN ngày 23 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bến Tre và Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Bến Tre. Khi thành lập, tổ chức bộ máy của Trường gồm có 5 Phòng và 7 Khoa với tổng số cán bộ, viên chức là 274, trong đó có 36 Thạc sỹ (đạt 13,14%). Số giảng viên có trình độ Thạc sỹ là 33/177 cán bộ giảng dạy (đạt 18.64%), số cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ 3/39 (đạt 7.69%).

Đến nay, sau 10 năm thành lập, Trường Cao đẳng Bến Tre gồm có 9 Phòng, 10 Khoa và 1 Trung tâm với 88/265 cán bộ, viên chức có trình độ Thạc sỹ trở lên (đạt 33,20%) trong đó có 5 Tiến sỹ (đạt 1,88%). Số giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên là 75/169 cán bộ giảng dạy (đạt 44,37%). Số cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ Thạc sỹ trở lên chiếm 33/47 ( đạt 70,21%). Hiện nay, Trường có 24 giảng viên đang học Cao học và 07 giảng viên đang học Nghiên cứu sinh4. Tổng số sinh viên đang theo học tại Trường (tính đến tháng 7/2014): 3.549 sinh viên, học sinh các hệ đào tạo, bao gồm: - Hệ Cao đẳng chính qui: 2.872 sinh viên. - Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: 526 học sinh. - Hệ sơ cấp nghề: 151 học sinh. Bình quân 21 sinh viên, học sinh /1 giảng viên Bên cạnh đó, Trường còn liên kết đào tạo liên thông cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng lên đại học các ngành: Sư phạm, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Xây dựng, Giáo dục Thể chất, Kế toán. Trong 10 năm qua, Trường Cao đẳng Bến Tre đã đào tạo 17.283 sinh viên học sinh, cung cấp cho thị trường lao động của tỉnh Bến Tre và các tỉnh bạn.

Bảng 4. Các ngành nghề đào tạo tại Trường Cao đẳng Bến Tre Các ngành thuộc hệ CĐ Các ngành thuộc hệ TCCN - Chính quy: 13 mã ngành - Chính quy: 14 mã ngành 1/ Giáo dục mầm non 1/ Xây dựng dân dụng - công nghiệp 2/ Giáo dục tiểu học  2/ Sửa chữa và khai thác thiết bị cơ khí (ô tô - xe máy) 3/ Công nghệ kỹ thuật điện 3/ Điện dân dụng-công nghiệp (THCS) 4/ Công nghệ kỹ thuật xây dựng 4/ Điện dân dụng - công nghiệp (THPT) 5/ Tiếng Anh 5/ Điện tử - Tin học 6/ Việt Nam học (văn hóa - du lịch) 6/ Kế toán doanh nghiệp sản xuất (THCS) 7/ Kế toán 7/ Kế toán doanh nghiệp sản xuất (THPT) 8/ Quản trị kinh doanh 8/ Kế toán thương mại dịch vụ 4

Kỷ yếu 37 năm tiếp nối truyền thống đào tạo & 10 năm thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre

81

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 9/ Công nghệ chế biến thủy sản 10/ Công nghệ kỹ thuật ôtô 11/ Nuôi trồng thủy sản 12/ Tài chính- Ngân hàng 13/ Tin học 14/ Giáo dục thể chất - Không chính quy: 04 mã ngành 1/ Giáo dục MN 2/ Công nghệ kỹ thuật điện 3/ Kế toán 4/ Tiếng Anh

9/ Kế toán hành chính sự nghiệp 10/ Quản lý ngân sách nhà nước 11/ Thuế 12/ Chăn nuôi thú y 13/ Bảo hiểm 14/ Nuôi trồng thủy sản - Không chính quy: 03 mã ngành 1/ Chăn nuôi thú y 2/ Kế toán doanh nghiệp 3/ Điện dân dụng - công nghiệp

Đánh giá về thực trạng đội ngũ: + Tích cực: Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường đã được rèn luyện, trưởng thành trong quá trình xây dựng và phát triển. Các giảng viên có phẩm chất lao động tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, là lực lượng cán bộ khoa học cơ bản, khoa học giáo dục thuộc dạng mạnh trong khu vực. Tuổi bình quân của các giảng viên tính đến năm 2014 là 35,5 tuổi đây là cơ hội cho cán bộ giáo viên của trường học tập nâng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển Trường trong tương lai. Ban Lãnh đạo trường đã kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy gồm có Ban Giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa, biên chế cán bộ, viên chức. Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Bến Tre từng bước phát triển và trở thành những tổ chức vững mạnh. Ban Giám hiệu và lãnh đạo các Phòng, Khoa có kinh nghiệm điều hành và quản lý trong các hoạt động, đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay. Hầu hết giảng viên đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn tham gia giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở vật chất Trường đang được hoàn thiện và tiếp tục xây dựng mới. Về đào tạo, Trường tiếp tục tổ chức đào tạo các mã ngành trình độ cao đẳng của Trường Cao đẳng sư phạm; tiếp tục đào tạo

hệ Trung cấp chuyên nghiệp các mã ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Nông Lâm – Thủy sản là thế mạnh của 2 Trường thành viên trước đây và đã nâng cấp các mã ngành này thành hệ đào tạo trình độ Cao đẳng, đồng thời mở mã ngành đào tạo mới giúp các ngành nghề đào tạo của Nhà trường phong phú và đa dạng như Quản trị Văn phòng, Công nghệ Thực phẩm, Cơ khí ô tô. Phát huy thế mạnh và kinh nghiệm tổ chức các hệ đào tạo, Trường tiếp tục tổ chức đào tạo sơ cấp nghề khối ngành đào tạo Lái xe ô tô. Công tác bồi dưỡng của Trường mở rộng hệ bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non đạt trình độ cao đẳng Sư phạm; bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, giáo viên THCS phục vụ cho thay sách giáo khoa và bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn theo chu kỳ; đồng thời thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục các trường MN, TH, THCS. + Hạn chế: Kinh nghiệm thực tế của một số giảng viên trẻ còn ít, trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn hạn chế. Cán bộ quản lý phần lớn là giảng viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về khoa học quản lý. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao: nguồn nhân lực vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đầy đủ cho một trường Cao đẳng. Bên cạnh đó, số lượng giảng viên đạt trình độ Tiến sỹ chưa nhiều, chính sách thu hút cán bộ về công tác lâu dài cho Trường vẫn chưa khả thi. 82

Phát triển nguồn nhân lực . . .

để Trường quy hoạch đưa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Trong tương lai, với đội ngũ giảng viên trong các khoa Kinh tế - Tài chính, Sư phạm, Ngoại ngữ tiếng Anh, Nông - Lâm - Thủy sản, Kỹ thuật Xây dựng - dân dụng, Cơ khí ô tô, Kỹ thuật Điện có tiến sĩ đầu ngành (vì hiện nay các ngành này đang có 10 thạc sỹ, 4 đang học Cao học và 3 học Nghiên cứu sinh). Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bến Tre sẽ được củng cố, xây dựng và phát triển trên cơ sở đội ngũ giảng viên hiện nay của Trường. Đội ngũ này có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho Trường trong thời gian tới. Để làm được điều này Trường phải có giải pháp như sau: + Nâng cao chất lượng đội ngũ: Trong giai đoạn 2014 - 2020 phát triển đội ngũ nguồn nhân lực được xác định là chiến lược trung tâm, là tiền đề quan trọng để nâng cấp nguồn nhân lực, tăng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Sự tồn tại và phát triển của Trường phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược đào tạo cán bộ, giảng viên. Cụ thể, Trường nên khuyến khích, đẩy mạnh việc đưa đi đào tạo một cách có kế hoạch cho các giảng viên có trình độ Thạc sỹ ở các khoa tại Trường để tiếp tục học Nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp sư phạm, kinh nghiệm công tác và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc giáo dục, bồi dưỡng, quản lý cán bộ viên chức của các Phòng, Khoa, Bộ môn. Để thực hiện được giải pháp này thì Trường cần phải tổ chức tập huấn, phổ biến phương pháp và nội dung đào tạo cho từng Khoa, Bộ môn. Đây là chiến lược phát triển nguồn nhân lực vững chắc cho việc mở thêm mã ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng Bến Tre. + Xây dựng và thực hiện đề án phát triển đội ngũ: nhằm đảm bảo nhu cầu giảng dạy và phát triển của Trường trong thời gian tới,

+ Nhu cầu đổi mới: Đẩy mạnh việc tạo nguồn và tuyển chọn cán bộ, giảng viên mới để đảm bảo số lượng giảng viên và đảm bảo chất lượng ổn định lâu dài; đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có. Cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Cao đẳng Bến Tre quyết tâm xây dựng Trường ngày càng lớn mạnh, thực hiện thành công tầm nhìn đến năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển Trường trở thành một trường cao đẳng ổn định trên các mặt cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên, cơ sở vật chất và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, cùng với các trường cao đẳng khác trong vùng góp phần đắc lực vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương và của cả nước. 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre Trường Cao đẳng Bến Tre định hướng phát triển đến năm 2016 phấn đấu đạt 80% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên, 20% Tiến sỹ và tất cả các giảng viên phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ; 60% cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ trở lên. Các khoa, phòng Đào tạo, phòng NCKH&QHQT phải có ít nhất một cán bộ quản lý trình độ Tiến sỹ. Công nhân viên chức phục vụ khác, 70% có trình độ Đại học- Cao đẳng, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác quản lý, phục vụ. Như vậy, để đáp ứng đủ điều kiện đến năm 2016 Trường Cao đẳng Bến Tre phát triển nguồn nhân lực cao cần phải có sự đầu tư về nhiều mặt. Hiện nay, Trường có 3 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 115.511,1 m2 và nhiều phòng học, phòng thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong thời gian tới kèm theo đó là Trường có 03 ngành chủ lực: Kinh tế - Sư phạm – Ngoại ngữ tiếng Anh đều có Tiến sỹ đầu ngành và các ngành còn lại đều có Thạc sỹ. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi 83

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

thường xuyên quân tâm, động viên về vật chất lẫn cả tinh thần nhằm tạo cảm giác gắn bó cho giảng viên và khuyến khích họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy tại Trường. + Quy hoạch cán bộ quản lý: gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ (đánh giá, đào tạo - bồi dưỡng, bố trí - sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ) và gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ. Hằng năm, Trường phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giảng viên. Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các phòng trực tiếp quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục, cán bộ quản lý các khoa, bộ môn. Cán bộ quản lý và giảng viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới, đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, yêu nghề, gắn bó với Nhà trường. + Hoàn thiện nội dung đào tạo ngành nghề: theo hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, xây dựng và mở mới các ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của địa phương; tăng cường mở rộng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đội ngũ giảng viên của Trường để đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng đào tạo- bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục tiến đến đăng ký kiểm định với Bộ Giáo dục & Đào tạo; xây dựng các mối quan hệ đối ngoại, trước hết với các sở ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo của Nhà trường với nhu cầu xã hội. Phương châm chủ yếu là: thực sự đặt người học vào vị trí trung tâm, là đối tượng phục vụ trong chiến lược phát triển nhà trường. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT; được đảm bảo chế độ chính sách xã hội; được tạo điều kiện hoạt động, tập

Trường nên xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Trường cần phải có những chính sách khuyến khích, phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có ý chí phấn đấu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp cho Trường trong tương lai theo hướng đạt trình độ chuẩn, trẻ hóa, có tính kế thừa bền vững. Tuy nhiên, Trường cũng nên rà soát lại các qui chế, qui định ràng buộc không phù hợp với thực tế của quá trình đào tạo và phát triển để thay thế, bổ sung sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, Trường cũng nên xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Khoa, Bộ môn để thuận tiện hơn trong việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Trường trong thời gian tới. + Đổi mới phương thức tuyển dụng: Thứ nhất, Trường cần phải lên kế hoạch tuyển dụng phù hợp với nhu cầu giảng dạy nhưng đặc biệt phải chú trọng đến yếu tố chất lượng tuyển dụng. Thứ hai, Trường nên có các quy định chế độ đãi ngộ cao về tiền lương, môi trường, điều kiện làm việc tốt cho cán bộ giảng viên ở những vị trí đặc biệt cần thiết để thu hút nhân tài, nhất là các cá nhân có trình độ Tiến sỹ. Thứ ba, Trường nên mời các giảng viên có học vị cao đã về hưu hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm từ các cơ quan, Sở, ban ngành, doanh nghiệp tham gia cố vấn trong công tác xây dựng chương trình đào tạo hoặc có thể tham gia giảng dạy nhằm đảm bảo về số lượng và nâng cao được chất lượng đào tạo trong thời gian tới. + Áp dụng văn hóa doanh nghiệp: nhằm tạo môi trường làm việc tích cực, khích lệ việc sáng tạo của từng giảng viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Trường. Cụ thể, Trường nên khuyến khích các giảng viên tăng cường giao tiếp chia sẻ thông tin để tạo thái độ làm việc tích cực và gắn bó hơn trong đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, Trường cũng nên tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, đảm bảo mọi quyền lợi chế độ và 84

Phát triển nguồn nhân lực . . .

quy hoạch nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và toàn diện, ưu tiên cho công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nhà trường có được nguồn nhân lực đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình xây dựng và phát triển. Có thể nói việc phát triển nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre sẽ đáp ứng niềm mong mỏi nâng cao trình độ của người dân tỉnh Bến Tre; đồng thời, đáp ứng kỳ vọng của cấp Lãnh đạo tỉnh nhà thông qua việc nâng cao dân trí để góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Trường tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy học. Đổi mới cơ cấu tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng viên phù hợp với giai đoạn phát triển mới trong phong trào Đồng khởi mới.

luyện văn nghệ, thể dục thể thao, được tư vấn về việc làm và các hình thức hỗ trợ khác. 4. Kết luận Trải qua 37 năm tiếp nối truyền thống đào tạo & 10 năm thành lập, Trường Cao đẳng Bến Tre đã thực sự là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực các ngành cho xã hội. Gần 20 ngàn học sinh, sinh viên đã được đào tạo tại trường là một minh chứng về sự đóng góp không nhỏ vào việc cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Nhiều cựu học sinh sinh viên của trường đã trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nhân thành đạt trong và ngoài tỉnh. Để trường Cao đẳng Bến Tre có thể phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều này, Ban Giám Hiệu, đội ngũ giảng viên phải nỗ lực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy. Đồng thời, để đạt được kết quả tối ưu cho việc phát triển, Nhà trường cần làm tốt các công việc sau: xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nhân tài,

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ GD-ĐT. 2007. Quyết định số 43/QĐ-BGD-ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ [2]. GD-ĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo Cao đẳngvà cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. [3]. Cao đẳng Bến Tre. 2014. Báo cáo nguồn nhân lực của trường Cao Đẳng Bến Tre đến năm 2014 [4]. Cao đẳng Bến Tre. 2012. Dự báo nhu cầu nhân lực của trường Cao Đẳng Bến Tre trong giai đoạn 2015-2020. [5]. Cao đẳng Bến Tre. 2012. Trích một số dữ liệu về nguồn nhân lực trong đề án tiền khả thi thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre. [6]. Cao đẳng Bến Tre. 2014. Kỷ yếu 37 năm tiếp nối truyền thống đào tạo & 10 năm thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre. [7]. Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Thống kê số lượng học sinh đăng ký dự thi và đỗ tốt nghiệp THPT. [8]. Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Báo cáo thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển đại học, cao đẳng.

85

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Chính trị - Xã hội XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TÓM TẮT



Nguyễn Khánh Vân*

Trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, trí thức luôn giữ một vị trí quan trọng. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện được điều này không thể không nói đến vai trò cực kì quan trọng của đội ngũ trí thức mà nếu được quan tâm đúng mức, lực lượng này sẽ tạo ra được một lực đẩy vô cùng to lớn làm chuyển biến tích cực mọi mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ. Do vậy, việc xác định đúng đắn vai trò của trí thức ở nước ta, để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, tạo điều kiện và động viên trí thức phát huy cao độ sức sáng tạo, góp trí tuệ vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là yêu cầu cấp thiết. Từ khóa: Xây dựng, phát triển, trí thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế

CONSTRUCTION AND DEVELOPMENT OF THE INTELLIGENTSIA IN VIETNAM IN BOOST PHASE OF INDUSTRIALIZATION, MODERNIZATION AND INTERNATIONAL INTEGRATION ABSTRACT During the development process of human history, intellectuals always keep an important position. Currently, our country is entering a period of accelerated industrialization and modernization. To accomplish this impossible not to mention extremely important role of the intelligentsia that if proper care, this force will create a tremendous thrust make positive changes everything aspects of social life in the direction of progress. Therefore, the determination of proper role of intellectuals in our country, to devise appropriate solutions in order to build and develop the intelligentsia, facilitate and motivate highly promoted intellectual power light creation, intellectual contribution to the cause of promoting industrialization and modernization of the country is an urgent requirement. Keywords: Construction, development, intellectuals, industrialization, modernization and international integration

* TS. Giảng viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Email: [email protected]

86

Xây dựng, phát triển . . .

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trí thức bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, hoạt động trong nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học, văn hóa nghệ thuật, lãnh đạo, quản lý...Sản phẩm lao động của họ quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, đến sự phát triển của xã hội cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, nhân loại đang bước vào thời đại của nền kinh tế tri thức nên rất cần những con người có trí tuệ cao, năng động và sáng tạo. Do vậy đội ngũ trí thức càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh của mỗi quốc gia – dân tộc. Sự phát triển của trí thức nhân loại là nguyên nhân cơ bản của mọi biến đổi trong đời sống xã hội; là yếu tố quyết định nhất đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Với ý nghĩa đó, tri thức trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi quốc gia đều phải dựa vào nó để phát triển. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nhập, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bắt đầu xây dựng nền kinh tế tri thức, nên phải “ xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”(4) Có thể khẳng định, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài; là động lực cơ bản góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển đến năm 2020: Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, sự phát triển toàn

diện của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào trí thức con người. Vì thế, đội ngũ trí thức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng trí thức, quý trọng hiền tài. “Tôn sư trọng đạo”, “Chiêu hiền đãi sĩ”, “Trọng dụng nhân tài”. Từ rất sớm, ông cha ta đã từng cho rằng sự hưng thịnh của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của đội ngũ trí thức đối với thể chế xã hội. Kế thừa giá trị truyền thống tôn trọng trí thức của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có quan điểm nhất quán trong việc xem xét, đánh giá đúng vai trò của trí thức, xem trí thức là một nguồn lực trí tuệ quan trọng của dân tộc và luôn quan tâm đến việc chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ trí thức. 2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò, vị trí của trí thức trong tiến trình phát triển của xã hội. Người thấy rõ tầm quan trọng của nhận thức, học vấn - sự hiểu biết nói chung của con người, trong tiến trình phát triển của xã hội, nhất là trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.” và giặc dốt cũng nguy hại như giặc đói, giặc ngoại xâm. Theo Hồ Chí Minh, trí thức là những người có học thức cao trong dân chúng, tập trung trí tuệ của dân tộc, tập trung “nguyên khí” của quốc gia và người được coi là trí thức hoàn toàn, trí thức chân chính phải là người có tri thức và biết vận dụng tri thức ấy vào trong thực tế cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, Hồ Chí Minh luôn thấy khả năng to lớn của đội ngũ trí thức, coi trí thức là vốn 87

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

quý báu của dân tộc, là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực. Nét nổi bật trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là trọng nhân tài, trọng trí thức, luôn có cái nhìn sáng suốt, đúng đắn và quan tâm sâu sắc đến việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xã hội. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã ra lời kêu gọi, mong tìm những người tài đức ra giúp dân, giúp nước. , Người nói: “…chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay.” (1). Đồng thời, Hồ Chí Minh đã có nhiều sách lược tài tình để đoàn kết và sử dụng năng lực của đội ngũ nhân sĩ, trí thức có tư tưởng tiến bộ, có tâm huyết với dân, với nước. Theo Hồ Chí Minh , trong tiến trình của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn nào cũng đều cần đến trí thức. Người chỉ rõ rằng, làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Do vậy, ngay trong thời kỳ đầu của sự nghiệp cách mạng, Người đã chú ý xáy dựng và phát triển đội ngũ trí thức mới, bên cạnh việc cải tạo trí thức cũ. Con đường hình thành và phát triển đội ngũ trí thức mới, theo Hồ Chí Minh, là: “Đào tạo trí thức mới. Cải tạo trí thức cũ. Công nông trí thức hóa. Trí thức công nông hóa.” (2). Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng sớm nhận ra rằng, sở dĩ trí thức chưa phát huy hết vai trò của mình là do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là “Về mặt tổ chức và lãnh đạo còn thiếu chặt chẽ chưa dựa hẳn vào lực lượng của nhân dân, chưa dùng hết khả năng của các nhà trí thức.”(3). Do đó, để phát huy sức sáng tạo của trí thức, theo Hồ

Chí Minh, cần đưa trí thức vào phong trào cách mạng, đi vào cuộc sống của nhân dân. Đó là trường học lớn để người trí thức học tập, rèn luyện và trưởng thành. Nhận thức một cách sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức, ngay từ khi ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam đã có những biện pháp, chủ trương phù hợp nhằm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ trí thức. Do đó, đội ngũ trí thức Việt Nam đã không ngừng phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Một trong những thành tựu to lớn của Đảng là chỉ sau một thời gian ngắn đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo, bao gồm nhiều trình độ và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, vấn đề đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ trí thức được coi là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách. Do vậy, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, nhiều văn kiện của Đảng đã thể hiện sự quan tâm đến phát triển con người – chủ thể trí tuệ của sự phát triển xã hội. Xuất phát từ quan điểm coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định sự thành bại của công cuộc xây dụng CNXH, Đảng đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của Đảng và Nhà nước. Để đào tạo được những con người phát triển cao về trí tuệ, Đảng luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đảng xác định, giữa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”(7). Trong Nghị quyết Trung ương II, khóa VIII, Đảng tiếp tục khẳng định: “ Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố 88

Xây dựng, phát triển . . .

quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển”(6). Để có được một đội ngũ trí thức đông về số lượng, đồng đều về chất lượng, về trình độ chuyên môn, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho họ. Nhận thức được trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, với đặc điểm là luôn tư duy sáng tạo, tìm tòi cái mới trên cơ sở kế thừa có phê phán, luôn mong muốn có một không gian tự do để sáng tạo và vận dụng vào thực tiễn những kết quả sáng tạo của mình. Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng các quy chế dân chủ trong mọi sinh hoạt khoa học để đảm bảo quyền tự do sáng tạo cho mỗi nhà khoa học. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IX, Đảng đã khẳng định: “Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học - công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến, phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và có chính sách đãi ngộ xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương chính sách pháp luật.”(5). Như vậy, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của đội ngũ trí thức để có những biện pháp, chủ trương, chính sách đúng đắn, nhằm phát huy tiềm năng và nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của xã hội là một vấn đề then chốt mà Đảng quan tâm. 3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, thực hiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN,

trình độ khoa học - kỹ thuật kém phát triển nên cần coi trọng và tạo mọi điều kiện để ưu tiên phát triển lượng sản xuất, đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động cao. Điều này đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của đội ngũ trí thức. Hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế với xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức thì đội ngũ trí thức càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Sự nghiệp đổi mới đất nước, đã và đang đặt ra cho đội ngũ trí thức những yêu cầu, trách nhiệm nặng nề, đồng thời, cũng tạo ra môi trường và cơ hội để trí thức không ngừng vươn lên phát huy trí tuệ, tài năng, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Qua nghiên cứu các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ đã kiến nghị với Nhà nước nhiều phương án phát triển sản xuất. Trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đội ngũ trí thức nước ta không ngừng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, đa dạng về thành phần, cơ cấu ngành nghề. Với xu hướng trí thức hóa, trẻ hóa và chuyên môn hóa cán bộ lãnh đạo và quản lý, công tác chuẩn hóa cán bộ được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tương đối khả quan. Đối với cán bộ cao cấp, khoảng 95% các trưởng, phó ban của Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Chính phủ, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các cơ quan Đảng và Nhà nước có trình độ đại học trở lên. Trải qua quá trình đổi mới, chất lượng của đội ngũ trí thức được nâng cao. Họ đã biết kết hợp kiến thức khoa học- công nghệ với những hiểu biết về xã hội, biết kết hợp lý luận với thực tiễn. Trí thức trẻ ngày nay đã chủ động trang bị cho mình kiến thức về tin học, ngoại ngữ .... Cơ cấu xã hội của trí thức 89

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

cũng có nhiều thay đổi. Trước hết, đó là sự thay đổi về nguồn gốc xuất thân của trí thức. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đội ngũ trí thức chủ yếu gồm những người được đào tạo trong xã hội cũ, rất ít trí thức xuất thân từ công nhân và nông dân. Từ khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức. Đại bộ phận trí thức hiện nay được đào tạo và rèn luyện trong thời kỳ mới. Với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của khoa học - công nghệ ở nước ta, chắc chắn đội ngũ trí thức nước ta sẽ đông hơn, bao gồm nhiều giai tầng xã hội hơn, trình độ cũng khác trước. Trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân ngày càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng liên minh công, nông, trí thức. Cùng với quá trình trí thức hóa công - nông thì vấn đề trí thức hóa nữ giới cũng diễn ra mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều nữ trí thức có khả năng lãnh đạo và quản lý giỏi trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,...Cơ cấu xã hội của đội ngũ trí thức còn có sự thay đổi về thành phần dân tộc. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, trí thức dân tộc thiểu số không ngừng tăng lên và đóng góp tích cực vào sự phát triển của dân tộc. Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã có đội ngũ trí thức đạt trình độ từ trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số hiện vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Bên cạnh lực lượng trí thức trong nước, trí thức trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Qua nghiên cứu và ước tính theo phương pháp thống kê của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thì

hiện có khoảng 300 nghìn trí thức Việt kiều. Thế mạnh của họ là được tiếp cận với những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ở các nước tư bản phát triển cao. Cùng với chính sách mở cửa, Đảng và Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức Việt kiều tham gia đóng góp công sức, trí tuệ cho đất nước. Hiện nay, sự đóng góp của đội ngũ này chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của họ, vì vậy, cần tạo điều kiện hơn nữa để đội ngũ trí thức Việt kiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam đối với xã hội là rất lớn. Tuy nhiên, vai trò ấy chưa phát huy hết hiệu quả do có một số hạn chế sau: Một là, khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trí tuệ trong đội ngũ trí thức nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Trước hết là hiện tượng lãng phí chất xám. Trí thức nước ta có tiềm năng trí tuệ phong phú, nhưng trên thực tế tiềm năng đó chưa được khai thác đúng mức hoặc sử dụng không đúng chuyên môn đào tạo. Việc phân bổ lực lượng lao động trí tuệ ở nước ta còn bất hợp lý. Hiện nay, sự hụt hẫng giữa các thế hệ của đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn đang diễn ra nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đối đầu với tình trạng “chảy máu chất xám” Hai là, trình độ trí thức ở nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với yêu cầu mới của đất nước và thời đại. Đội ngũ trí thức nước ta thiếu kiến thức chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ hiện đại vì điều kiện và cơ hội tiếp cận với những thành tựu tiên tiến trên thế giới còn hạn chế. Từ những thực trạng trên, để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở cửa 90

Xây dựng, phát triển . . .

và hội nhập, cần thực hiện thật tốt một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức. Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt nên Đảng và Nhà nước phải căn cứ vào những đặc trưng riêng của tầng lớp này để có cơ chế chính sách, sự lãnh đạo, quản lý phù hợp. Qua đó, giúp họ phát huy vai trò, năng lực sáng tạo, đóng góp trí tuệ cho đất nước. Sự điều hành, quản lý của cơ quan nhà nước là yếu tố tác động trực tiếp, quyết định hiệu quả lao động khoa học của trí thức. Vì vậy, Nhà nước phải kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về trí thức, tăng cường hiệu lực quản lý nhằm phát huy cao độ khả năng lao động sáng tạo của trí thức. Thứ hai, tạo chuyển biến nhận thức từ trong Đảng đến ngoài xã hội để có sự quan tâm chung đối với trí thức, coi đây là nguồn nhân lực quan trọng, góp phần quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Thứ ba, phát triển giáo dục – đào tạo ngang tầm với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, giáo dục - đào tạo được nhiều nước xem là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như nguồn lực con người quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì giáo dục - đào tạo được coi là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng của nguồn lực con người. Giáo dục - đào tạo góp phần trực tiếp nhất vào việc hình thành những chuyên gia, những kỹ sư, những người lao động có kỹ thuật trên các lĩnh vực. Giáo dục - đào tạo không chỉ góp phần tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao để phát triển kinh tế, mà còn tạo ra những con người có nhân cách. Trong xu thế hội nhập hiện nay, muốn có đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu của xã hội

thì giáo dục - đào tạo phải không ngừng đổi mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội, với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế. Đây là một xu thế khách quan để đưa khoa học và công nghệ nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ tư, có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ trí thức một cách hợp lý, thỏa đáng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định để trí thức cống hiến trí tuệ, tài năng cho đất nước. Trong các loại lao động thì lao động trí tuệ có vị trí đặc biệt quan trọng để tạo ra những giá trị đặc biệt. Do vậy, cần phải có chính sách thu hút nhân tài để khai thác và sử dụng tốt hơn tiềm năng của đội ngũ trí thức hiện có ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều và trí thức nước ngoài. Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi cho trí thức phát huy tiềm năng trí tuệ và vai trò của họ trong xã hội. Lao động của trí thức là lao động phức tạp, mang yếu tố tự sáng tạo. Do đó, rất cần sự tự do, độc lập trong suy nghĩ, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, cần tạo lập môi trường dân chủ thực sự để trí thức phát huy hết những năng lực vốn có của mình. Việc đảm bảo dân chủ cho hoạt động trí tuệ sáng tạo chính là tạo ra tiền đề và cơ hội cho mọi người trau dồi trí tuệ và phát huy hết năng lực sáng tạo của mình vì sự nghiệp chung. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần xây dựng quy chế dân chủ trong sinh hoạt khoa học, nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức. 4. KẾT LUẬN Đội ngũ trí thức là một sản phẩm đặc biệt của xã hội. Sự xuất hiện của trí thức gắn liền với việc hình thành và phát triển xã hội. Đội ngũ trí thức Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong tiến trình 91

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

phát triển của đất nước, nhất là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở cửa và hội nhập. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra và đòi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và xã hội, trong đó, trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về Đảng. Chăm lo tới sự vững

mạnh của tầng lớp trí thức là chăm lo cho tiềm lực vững mạnh của Đảng và cho sự bền vững của chế độ, cho quyền làm chủ, cho cuộc sống của nhân dân, dân tộc, trong đó có đội ngũ trí thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tr.8, tr.99. [2]. Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tr.203, tr.204. [3]. Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tr.326. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.241. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.125, tr.126. [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ II, BCH TW Đảng ( khóa VIII), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.29. [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.107. [8]. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [9]. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH,HĐH, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

92

Biện pháp quản lý . . .

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Bùi Thị Ngọc Nga*

TÓM TẮT Ở Việt Nam, công nghệ thông tin (CNTT) đang dần dần được phổ cập hóa, được ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực tế, thời gian qua, ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, một bộ phận giáo viên (GV) ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu còn mang tính tự phát, chưa phổ biến, hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Một nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do nhà trường chưa có những biện pháp quản lý có hiệu quả. Việc đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và thực hiện đồng bộ những biện pháp quản lý mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương sẽ khắc phục được những hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, đáp ứng tốt được các yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới. Từ khóa: cán bộ quản lý, giáo viên, giáo dục và đào tạo.

A MANAGEMENT MEASURE FOR IMPROVING CAPACITY OF APPLYING INFORMATION TECHNOLOGY FOR HIGH SCHOOL TEACHERS IN VINH CUU DISTRICT, DONG NAI PROVINCE ABSTRACT In Vietnam, the information technology (IT) is gradually popularizing and widely applied in the fields of social life, especially in the field of Education and Training. In fact, teachers’ application of information technology in high schools in Vinh Cuu District in regular activities, scientific research, self-learning, self-study is still spontaneous, unpopular so the efficiency is limited and cannot meet the requirements of renovating education and training nowadays. The underlying cause of this problem is because the ineffective management measures of school. Evaluating exactly the situation, proposing and implementing scientific management measures synchronously, in accordance with local conditions will overcome these limitations and make capacity of applying information technology of high school teachers so that they can improve and meet the requirements of education in the new period. Keywords: Information Technology, Teachers, Education and Training. * Trường Trung học phổ thông Vĩnh Cửu, Đồng Nai

93

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. Công nghệ thông tin và hoạt động của người giáo viên CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú, tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người nhằm đạt được hiệu quả cao nhất thông qua các tính năng của máy tính và hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị CNTT. Hiện nay, ở nước ta, việc ứng dụng CNTT đã trở thành một đòi hỏi tất yếu trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tốc độ phát triển nhanh và với những lợi ích to lớn mang lại, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, hầu hết các ngành học, bậc học, cấp học đều ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập và điều hành quản lý giáo dục. Việc ứng dụng CNTT của GV vào dạy học có tác động mạnh mẽ đến phương pháp dạy học và mang lại hiệu quả to lớn trên nhiều mặt: tăng cường tính trực quan, sinh động, nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học mô phỏng. Ứng dụng CNTT, người GV hầu như có thể mô phỏng tất cả các đối tượng trong thực tế một cách hết sức sinh động; các bài giảng của GV cũng có thể đưa lên mạng, HS có thể truy cập vào thời gian thích hợp để học. Nếu như với cách dạy học trước đây, phần lớn thời gian của GV và HS dùng cho việc đọc - chép thì với cách dạy học ứng dụng CNTT, thời gian làm việc giữa họ chủ yếu là trao đổi, thảo luận, tranh luận để chiếm lĩnh được các tri thức mới; GV làm chủ được giáo án, việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài giảng của GV dễ dàng, thuận lợi. Việc soạn bài giảng bằng máy tính ngày càng làm giảm nhẹ công sức và thời gian của GV do những phần mềm ứng dụng trong dạy học ngày càng

phong phú và tiện lợi. Việc ứng dụng CNTT trong giờ dạy giúp GV tập trung được sự chú ý của HS theo ý đồ sư phạm đã được chuẩn bị từ trước; việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ đảm bảo tính chính xác, khách quan… Qua thực hành với CNTT, các đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác, kỷ luật... được rèn luyện, tình yêu lao động được nảy nở. Đó là những phẩm chất rất cần thiết đối với người lao động mới. Ngoài ra, CNTT làm thúc đẩy sự phát triển trí tưởng tượng của HS và giúp HS sáng tạo hơn trong học tập. Môi trường có ứng dụng CNTT, GV có thể tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú như: học nhóm, phiếu học tập, các bài tập trắc nghiệm, các trò chơi học tập; Ngoài ra, ứng dụng CNTT còn giúp GV nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, tự nghiên cứu… 2. Thực trạng về năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ GV các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 2.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV đối với việc ứng dụng CNTT và việc nâng cao năng lực (NCNL) ứng dụng CNTT Kết quả khảo sát ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu cho thấy, đội ngũ CBQL, GV có nhận thức cao đối với việc NCNL ứng dụng CNTT. Có 95.07% CBQL, GV cho rằng rất cần thiết và cần thiết, trong đó, đội ngũ CBQL nhận thức cao việc rất cần thiết trong việc NCNL ứng dụng CNTT. Không có CBQL nào cho rằng không cần thiết lắm và không cần thiết (0%), tuy nhiên, vẫn còn một số ít GV đánh giá không cần thiết lắm, chiếm tỷ lệ 4.93% , đây là một thực tế vì hiện nay, một số GV lớn tuổi đã quen với cách dạy truyền thống và chỉ mới tiếp cận sử dụng CNTT nên họ chưa quen trong việc ứng dụng CNTT, vì vậy, năng lực về CNTT còn hạn chế. 94

Biện pháp quản lý . . .

2.2. Thực trạng về trình độ, kỹ năng CNTT của đội ngũ GV các trường THPT Theo tự đánh giá của GV, mức độ khá, tốt (chiếm 39.08%), trung bình khá (chiếm 65.11%), tuy vậy, vẫn còn một số GV ở mức chưa đạt yêu cầu và còn nhiều yếu kém. Các kỹ năng đạt ở mức độ khá trở lên là: kỹ năng sử dụng máy tính ( : 3.66 ÷

GV trong hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu Kết quả về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho thấy, tỷ lệ GV thường xuyên ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ đạt 26.06%, tỷ lệ GV ít thường xuyên ứng dụng CNTT vào giảng dạy chiếm 73.94%. Bên cạnh đó, theo GV, việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy khi cần thiết là 35.47% và chỉ sử dụng khi thao giảng, thanh tra, kiểm tra của nhà trường chiếm 40.04%. Qua việc tìm hiểu thực tế và qua phỏng vấn CBQL, GV các trường THPT trong huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho thấy, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học hiện nay chưa được GV tự giác, tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, tuy số lượng phòng máy vi tính, máy chiếu, phòng công nghệ … về cơ bản, nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ nhưng những thiết bị này chưa được sử dụng và khai thác một cách triệt để nên chất lượng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Ngoài ra, các CBQL còn cho biết thêm, các bài giảng điện tử của GV hiện nay đa số còn nặng về “kênh chữ”, trình bày trên máy tính thay cho việc viết bảng và chưa khai thác hết các thế mạnh của CNTT vào dạy học, mà chỉ dừng lại ở việc trình diễn trên lớp làm cho HS khó nắm được bố cục bài giảng, do đó, kết quả học tập của HS chưa cao. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT của GV trong nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do GV chưa qua đào tạo, bồi dưỡng CNTT (chiếm 78.33%) nên GV thường gặp khó khăn khi ứng dụng CNTT; không tận dụng, không biết khai thác các tính năng của CNTT,…; nhà trường chưa quan tâm, chỉ đạo đúng mức

: 3.80); ứng dụng CNTT để tra cứu, xử lý, trao đổi thông tin phục vụ dạy học ( : 3.52 ÷ : 3.69); kỹ năng khai thác thông tin từ Internet phục vụ công tác dạy học ( : 3.51 ÷ : 3.53), kỹ năng có điểm trung bình gần đạt mức khá là kiến thức cơ bản về tin học ( : 3.48 ÷ : 3.49), các nội dung đạt mức độ trung bình trở xuống khá cao, đó là: khả năng cập nhật kiến thức mới về CNTT ( : 3.13 ÷ : 3.24); kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT như máy in, máy quét, máy chiếu, máy photocopy, máy quay, máy ảnh, TV…, ở mức trung bình ( : 3.07 ÷ : 3.31), chứng tỏ kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT của GV đang còn hạn chế. Đây là một thực tế vì đa số GV không được đào tạo chuyên ngành về CNTT và các thiết bị CNTT ngày càng có nhiều chức năng và nhiều phiên bản mới nên cũng rất khó sử dụng; ở kỹ năng khai thác, sử dụng các chương trình, phần mềm phục vụ dạy học như: Microsoft Power point, SPSS, Violet… và trình độ sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực CNTT chiếm tỷ lệ dưới trung bình cao ( : 2.90 ÷ : 3.31), thực tế đối với hai kỹ năng này có mối quan hệ gắn kết vì hầu hết các phần mềm, các tài liệu chuyên ngành CNTT đều sử dụng ngôn ngữ Anh mà trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của đội ngũ GV không đồng đều. Do đó, ảnh hưởng lớn đến kết quả việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV. 2.3. Thực trạng về ứng dụng CNTT của 95

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

việc NCNL ứng dụng CNTT cho GV (chiếm 76.35%); Để soạn được một giáo án điện tử thường mất rất nhiều thời gian, công sức nên GV, HS còn ngại khó, ngại mất thời gian khi ứng dụng CNTT (chiếm 63.05%); mặc dù đã được trang bị cơ bản về thiết bị CNTT, phòng máy tin học nhưng chưa đồng bộ và một số thiết bị đã sử dụng lâu năm nên kém chất lượng,…do đó, ở nội dung thiết bị CNTT thiếu, chất lượng không đảm bảo (chiếm 69.46%). Bên cạnh đó, hạn chế khác (chiếm 9.36%) là do CBQL, GV cho rằng GV đã quen với cách dạy truyền thống, thiếu thiết bị CNTT đáp ứng yêu cầu dạy học. 3. Thực trạng quản lý việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV 3.1. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT Qua kết quả khảo sát cho thấy, công tác quản lý việc nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV được đánh giá khá tốt ( : 3.55 ÷ : 4.02). Trên thực tế, Ban giám

Theo kết quả khảo sát, công tác quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho đội ngũ GV được các trường THPT thực hiện ở mức trung bình khá ( : 2.96 ÷ : 3.50) cho tất cả các nội dung khảo sát. Nhìn chung, lãnh đạo nhà trường có quan tâm và thực hiện tương đối tốt về công tác khảo sát, đánh giá về năng lực, trình độ CNTT cho đội ngũ GV ( : 3.34 ÷ : 3.49); tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng, tập huấn sử dụng các phần mềm ứng dụng cho GV tại trường ( : 3.46 ÷ : 3.53); tạo điều kiện để GV đi học dài hạn nhằm nâng cao trình độ về CNTT ( : 3.30 ÷ : 3.56); động viên khuyến khích cán bộ, GV tự nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT ( : 3.38 ÷ : 3.56). Tuy nhiên, còn nhiều mặt chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức như: cử GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về CNTT, trang bị cho giáo viên về tri thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV... 3.3. Thực trạng quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động dạy học

hiệu các trường THPT đã có sự quan tâm đối với công tác này. Tuy vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy còn một số hạn chế nhất định như: việc hiệu trưởng tổ chức các hội nghị, hội thảo về vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học để nâng cao nhận thức cho GV chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu hiện nay ( : 2.22 ÷ : 3.16); việc thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của GV, HS trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời chỉ mức trung bình và cận yếu, kém ( : 2.53 ÷ : 2.72). Như vậy, có thể nhận thấy trong thời gian qua, các trường THPT chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV… 3.2. Thực trạng quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho đội ngũ GV

Thực tế cho thấy, các trường có sự quan tâm thực hiện việc rèn luyện năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động giảng dạy như thực hiện khá tốt việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, dự giờ định kỳ, đột xuất, rút kinh nghiệm các giờ dạy có ứng dụng CNTT, tổ chức thao giảng, hội thảo về chuyên đề “ứng dụng CNTT trong giảng dạy”. Tuy vậy, công tác quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của đội ngũ GV ở các trường THPT nhìn chung chưa được thực hiện tốt. Theo đánh giá của CBQL và tự đánh giá của GV cho thấy, các nội dung được khảo sát chỉ đạt ở mức trung 96

Biện pháp quản lý . . .

điều kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên Thực trạng quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV được các trường thực hiện ở mức độ tương đối khá ( : 2.90 ÷ : 3.65). Đặc biệt, các

bình ( : 2.58 ÷ : 3.32). Qua trao đổi với CBQL và GV cho rằng, sở dĩ có thực tế trên là do các lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn phải đứng lớp dạy và còn nặng về hồ sơ sổ sách chuyên môn,…do đó, quỹ thời gian dành để đầu tư vào công tác này chưa cao, mặc khác do là trường huyện, nên học sinh đa phần là con nông dân và công nhân nên chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều đến mạng Internet, do đó, việc tổ chức cho HS tham gia dự thi các cuộc thi tiếng Anh, giải toán qua mạng Internet gặp nhiều khó khăn… 3.4. Thực trạng quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động NCKH, tự học, tự nghiên cứu Việc quản lý rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động NCKH, tự học, tựu nghiên cứu… được đánh giá ở mức trung bình - khá ( : 3.17 ÷ : 3.37) của đối tượng CBQL và GV, trong đó, các

trường đã quan tâm tổ chức các phong trào thi đua về ứng dụng CNTT trong giảng dạy ( : 3.65); việc xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT đáp ứng yêu cầu nhà trường ( : 3.46). Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa được nhà trường quan tâm quản lý, chỉ đạo đúng mức nên chỉ đạt ở mức điểm trung bình ( : 3.15 ÷ : 3.8). Lý do của thực trạng này, theo phần lớn các CBQL là do nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất nói chung và trang thiết bị CNTT nói riêng của hầu hết các trường còn rất hạn chế… 4. Các biện pháp đề xuất 4.1. Tác động về nhận thức nhằm giúp đội ngũ GV có ý thức, trách nhiệm cao đối với việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT Quản lý nâng cao nhận thức về việc NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV là nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GV đối với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu… Hiệu trưởng cần phải xem công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ chức năng quản lý nhà trường của HT; phải xác định việc NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV là phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi GV để thực hiện có hiệu quả cao về công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tổ chức có hiệu quả các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn với chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua dự giờ thăm lớp, qua cuộc triển khai các cuộc thi có

nội dung động viên, khen thưởng các đề tài NCKH đạt kết quả cao, đặc biệt là biểu dương các đề tài có liên quan đến ứng dụng CNTT; xây dựng các quy định, kế hoạch cụ thể về công tác NCKH – viết sáng kiến kinh nghiệm (có yêu cầu về ứng dụng CNTT) và nội dung tổ chức việc áp dụng các đề tài NCKH, chú trọng việc áp dụng các đề tài có liên quan đến ứng dụng CNTT được đánh giá cao. Điều này cho thấy, các trường đã có sự quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên, các vấn đề như: tổ chức, chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng CNTT vào việc thực hiện, báo cáo, trình bày kết quả và triển khai các đề tài NCKH; chỉ đạo việc ưu tiên, hỗ trợ cho các đề tài liên quan đến ứng dụng CNTT (thi TNKQ trên máy tính, giáo trình điện tử, ngân hàng đề thi, website hỗ trợ dạy học); quản lý ứng dụng CNTT trong tự học, tự nghiên cứu của GV còn hạn chế. 3.5. Thực trạng quản lý việc tổ chức các 97

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

ứng dụng CNTT do ngành tổ chức, qua GV chủ nhiệm lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, ngoại khóa; phát động sâu rộng trong GV, HS thành phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết dạy học có ứng dụng CNTT, qua đó, giúp GV thấy được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, thấy được trách nhiệm của mình đối với yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Nhà trường cung cấp các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT; cung cấp các thông tin về xu thế đổi mới của thời đại,…được đăng tải trên website của trường hoặc gửi văn bản giấy đến từng tổ trưởng chuyên môn, GV nhằm nâng tầm hiểu biết cho GV; đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng bộ môn; nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học trong từng bài học, từng modul,…đưa vào kế hoạch năm học như là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên tổ chức tập huấn, giao lưu giữa GV với các GV rất am hiểu về CNTT trong giáo dục hoặc các chuyên gia về CNTT. 4.2. Quản lý nâng cao trình độ về CNTT cho đội ngũ GV Để làm tốt việc xây dựng đội ngũ GV có trình độ về CNTT, hiệu trưởng cần phải tiến hành các công việc sau: + Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV: Dựa vào định hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế ĐNGV, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo cho đội ngũ GV có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho hoạt

động ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy... + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về tri thức, kỹ năng ứng dụng CNTT tại trường: Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hiệu trưởng có thể tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV như: Mở các lớp tập huấn về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ GV, sử dụng GV Tin học và ngoại ngữ làm nòng cốt để giảng dạy và hướng dẫn cho GV. Bên cạnh đó, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị CNTT và các phần mềm ứng dụng trong dạy học. Giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo, GV Tin học, ngoại ngữ trực tiếp chuẩn bị nội dung, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin học, rèn luyện kỹ năng ứrng dụng CNTT cho GV, hướng dẫn sử dụng các thiết bị CNTT (như máy chiếu, máy quay, máy ảnh, máy in, máy quét...), hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E-learning (các phần mềm như: Microsoft Powerpoint, Violet, Flash, Mindmap, Lecture Maker, …) và các phần mềm ứng dụng trong dạy học bộ môn; cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng để tránh nhàm chán cho GV; Phối hợp với các Trung tâm và cơ sở Tin học ngoại ngữ để tổ chức thi chứng chỉ A, B cho GV. Xem đây là điều kiện cần thiết để xét danh hiệu thi đua; Tổ chức các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên đề, các phong trào thi đua, các chuyên đề có ứng dụng CNTT trong giáo dục để GV tham gia thể hiện năng lực của mình, đồng thời nhân rộng các kinh nghiệm điển hình, tạo môi trường học tập lẫn nhau; Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực từ xã hội cho việc xây dựng, trang bị thêm cơ sở vật chất và thiết bị CNTT của nhà trường... + Tạo điều kiện và cử GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: Ngoài việc tổ chức 98

Biện pháp quản lý . . .

đào tạo, bồi dưỡng tại trường, hiệu trưởng cần cử GV tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT, tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT trong dạy học do ngành tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho GV giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Nếu GV nào có khả năng, cần tạo điều kiện giúp họ đi học dài hạn để nâng cao trình độ về CNTT đáp ứng kế hoạch phát triển lâu dài của nhà trường. + Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về CNTT cho đội ngũ GV: Bên cạnh công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường, và với sự biến đổi nhanh chóng của CNTT, GV phải luôn được cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về CNTT. Muốn làm được điều này, GV phải biết tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải chỉ đạo sát sao cho đội ngũ GV trong việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về CNTT. Đây là con đường rất cần thiết và có hiệu quả cao... 4.3. Quản lý có hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động dạy học, NCKH, tự học, tự nghiên cứu. - Quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động dạy học: +Tổ chức tập huấn cho GV nâng cao các kỹ năng ứng dụng CNTT: Kỹ năng ứng dụng CNTT của GV là khả năng hoạt động, hành động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo với việc đưa thành tựu của CNTT vào hoạt động chuyên môn, bao gồm: Kỹ năng nâng cao kiến thức tin học; Kỹ năng thiết kế bài giảng bằng những phần mềm trình chiếu; Kỹ năng khai thác thông tin từ những phương tiện

lưu trữ thông tin; Kỹ năng giảng bài trên lớp có ứng dụng CNTT; Kỹ năng soạn đề kiểm tra, đề thi, ngân hàng câu hỏi; Kỹ năng xử lý kết quả học tập của học sinh; Kỹ năng lưu giữ thông tin… Để có thể từng bước giúp đội ngũ GV rèn luyện và nâng cao những kỹ năng nói trên, tổ CNTT là một thành phần không thể thiếu nhằm giúp đội ngũ GV trong toàn trường từng bước làm quen và rèn luyện để hình thành và nâng cao kỹ năng; Tổ chức thẩm định, chỉnh sửa, in ấn để phát hành các tài liệu nội bộ phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu; xây dựng kho tư liệu số hoá... + Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV: Hiệu trưởng chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng CNTT của GV vào soạn giáo án, đặc biệt là giáo án điện tử, giáo trình điện tử. Chỉ đạo cho tổ chuyên môn phối hợp với GV tra cứu, tham khảo, sử dụng các giáo án điện tử, giáo trình điện tử được đưa lên mạng miễn phí. Đồng thời, Hiệu trưởng cần xây dựng các hướng dẫn, quy định, yêu cầu về giáo án có ứng dụng CNTT cũng như chuẩn đánh giá đối với giờ dạy này. Quản lý việc soạn giáo án của GV được tiến hành thông qua các đợt kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ, đột xuất của tổ chuyên môn, và BGH. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo án, Hiệu trưởng cần kịp thời động viên, biểu dương các GV đầu tư công sức và trí tuệ để soạn giáo án có chất lượng tốt, đồng thời nhắc nhở, góp ý những GV chưa làm tốt việc chuẩn bị giờ lên lớp. + Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV: Chất lượng giờ lên lớp phụ thuộc phần lớn vào PPDH, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho GV tăng cường ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH vì đây là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Trong giờ lên lớp GV sử dụng kiến thức, kỹ năng 99

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

ứng dụng CNTT để đảm bảo giờ giảng đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó, GV sẽ thể hiện năng lực ứng dụng CNTT của mình… + Chỉ đạo ứng dụng CNTT đổi mới việc kiểm tra, đánh giá: Việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá sẽ làm thay đổi về cách dạy và cách học. Khi đưa CNTT vào kiểm tra, đánh giá bắt buộc GV phải đổi mới PPDH theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT. Hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời gian nhất định. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ được đưa vào để đánh giá kết quả phấn đấu của từng cá nhân cũng như từng tổ chuyên môn. Đặc biệt, sử dụng kết quả đó để xét thi đua cho những đối tượng GV còn trẻ, lấy đó làm các tiêu chí cần thiết khi xem xét ưu tiên, ưu đãi các chế độ chính sách cho nhà giáo, tạo ra động lực cho quá trình đổi mới... Quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu: Công tác NCKH thể hiện ở mức độ cao của việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV. Quản lý hoạt động NCKH của đội ngũ GV, Hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau: Căn cứ vào nhiệm vụ của GV và yêu cầu của nhà trường, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch, phương hướng công tác NCKH cho từng năm học, đặc biệt chú trọng định hướng cho các đề tài về ứng dụng CNTT. Phân cấp quản lý trực tiếp việc thực hiện đề tài cho tổ bộ môn. +Hiệu trưởng cần giao chỉ tiêu cho công tác nghiên cứu, tự học của tổ chuyên môn, GV theo từng năm học. +Tổ chức, chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng CNTT vào quá trình thực hiện, triển khai cũng như việc trình bày, báo cáo kết quả các đề tài sáng kiến kinh nghiệm có ứng dụng

CNTT, các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời tổ chức tốt việc phổ biến, áp dụng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng CNTT có kết quả tốt, phục vụ cho quá trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT của nhà trường, góp phần NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV… 4.4. Tăng cường hiệu lực các chế định giáo dục và đào tạo trong việc ứng dụng CNTT - Thường xuyên cập nhật đầy đủ các chế định GD-ĐT về ứng dụng CNTT: Hiệu trưởng cần phải thường xuyên cập nhật đầy đủ các chế định về GD-ĐT để thể chế hóa thành các quy định, hướng dẫn GV thực hiện. - Phổ biến, triển khai các chế định GDĐT về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV: Xây dựng kế hoạch, đề án, thể chế hóa các chế định và quy định về việc thực hiện các chế định để CB, GV nhất quán thực hiện có hiệu quả các chế định; Thông qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt công đoàn phổ biến, quán triệt kịp thời những nội dung căn bản của các chế định… Tuy nhiên, để kế hoạch của nhà trường trở thành thực tiễn, việc triển khai đến tận GV và tổ chức thực hiện là khâu then chốt quyết định hiệu quả hoạt động. Điều này đòi hỏi vai trò của các cán bộ chủ chốt trong nhà trường đặc biệt là vai trò của tổ trưởng chuyên môn. 4.5. Tổ chức bộ máy nhân lực trong quản lý NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV Nhà trường cần thành lập tổ CNTT với các thành viên là GV vững chuyên môn, thành thạo tin học là công tác tổ chức mang tính cấp thiết cho việc ứng dụng CNTT. Tổ CNTT hoạt động theo đúng Luật Công nghệ thông tin và có trách nhiệm tiến hành các hoạt động: Tổ chức, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ GV; Khai thác các thông tin của ngành, quản lý và cập nhật các thông tin; 100

Biện pháp quản lý . . .

Quản lý, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị; Tổ chức tập huấn cho GV nâng cao các kỹ năng ứng dụng CNTT; Tổ chức thẩm định, chỉnh sửa, in ấn để phát hành các tài liệu nội bộ phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu; xây dựng kho tư liệu số hoá; Kế hoạch, thống kê, bảo trì đồng thời làm công tác tham mím trong trang bị CSVC, trang thiết bị CNTT của đơn vị; Thiết kế và tổ chức hội nghị, hội thi và các hoạt động ngoại khoá. 4.6. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV Để có các điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV, nhà trường cần phải: Quản lý hiệu quả tài chính nhà trường để tăng cường đầu tư trang thiết bị CNTT; tăng cường đầu tư, xây dựng hạ tầng, CSVC, thiết bị CNTT đáp ứng yêu cầu hoạt động ứng dụng CNTT của nhà trường. Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cần phải xây dựng và trang bị thiết bị CNTT đồng bộ cho phòng chuyên dùng. Trong mỗi phòng cần trang bị máy tính, máy chiếu, màn chiếu cố định; có hệ thống âm thanh; máy tính kết nối internet tốc độ cao để đáp ứng cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT của GV. Với phòng chuyên dùng này, GV dễ dàng trong việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH như sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT, bài giảng điện tử... Từ đó GV mới tích cực, phát huy hết năng lực ứng dụng CNTT của mình trong giảng dạy. Xây dựng hệ thống mạng máy tính cục bộ trong toàn trường phục vụ cho việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa đoàn thể, tổ, bộ phận và cá nhân trong toàn trường. Hệ thống mạng này được kết nối internet để GV tra cứu, khai thác tài nguyên, thông tin trên toàn cầu. Hiện nay, công nghệ mạng không dây (wireless) rất

phổ biến vì gọn gàng và dễ kết nối, hệ thống mạng của trường nên triển khai theo hướng này. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các phòng máy vi tính của các trường chỉ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn Tin học. Như vậy, trong hoạt động của các trường, chưa khai thác triệt để chức năng của phòng máy vi tính. Do đó, cần trang bị đầy đủ thiết bị CNTT cũng như phần mềm để cho GV có điều kiện thuận lợi bố trí giảng dạy tương tác trực tiếp trên máy tính, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh bằng máy tính. Bên cạnh đó, cũng trang bị thêm các thiết bị CNTT như: máy chiếu overhead, máy in, máy chụp hình kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số,... đáp ứng tốt yêu cầu ứng dụng CNTT của đội ngũ GV. Thường xuyên trang bị, cập nhật các phần mềm nghiệp vụ, phần mềm dạy học, phần mềm phục vụ cho nghiên cứu của GV. Các trường THPT nên định hướng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ qua vận dụng các phần mềm. Đối với phần mềm ứng dụng, trong quá trình sử dụng do yêu cầu phát sinh của công việc nên luôn phải thường xuyên nâng cấp, cập nhật. Nên khuyến khích, tạo điều kiện để GV tự cập nhật phần mềm, tự viết ứng dụng, khi nào không được thì mới yêu cầu đến nhà cung cấp phần mềm. Hiệu trưởng chỉ đạo cho GV sưu tầm các phần mềm miễn phí trên internet phục vụ cho công việc của mình. Nếu cần thiết thì nên trang bị các phần mềm theo đề nghị của GV. Tăng cường đầu tư cho thư viện của nhà trường. Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu, tạp chí, đĩa CD,... về CNTT cho GV và học sinh tham khảo, nghiên cứu. Hàng năm nên có kế hoạch bổ sung, cập nhật các tài liệu mới về CNTT cho thư viện. Xây dựng chính sách, tạo điều kiện, khuyến khích GV tự trang bị máy tính, thiết bị CNTT, tự làm ra các sản phẩm CNTT… 101

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống. Vì vậy, cần phải tiến hành đồng bộ mới có thể thực hiện có hiệu quả công tác NCNL ứng dụng CNTT cho đội

ngũ GV ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu và những địa phương có điều kiện tương tự. Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường và đội ngũ GV mà có sự ưu tiên của từng biện pháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm – 2011-2012, Chỉ thị 4960/BGDĐT-CNTT, ngày 27/7/2011 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013, Chỉ thị số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 27/7/2012. 3. Bộ chính trị, Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đào Thái Lai (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, B2003-49-42TĐ, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 6. Đặng Quốc Bảo (1997), Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục số 1 – 1997. 7. Eddie Naylor (2002), Staff ICT Skills Audit Questionnaire, E-book.

102

Rèn luyện tư duy . . .

RÈN LUYỆN TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÔ QUYỀN HIỆN NAY



Đỗ Mạnh Hà*

TÓM TẮT Để xây dựng được đội ngũ học viên vừa “hồng” vừa “chuyên” góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” thì cần phải rèn luyện cho họ một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong đó một trong những phẩm chất không thể thiếu đó là tư duy biện chứng duy vật. Từ khóa: tư duy biện chứng duy vật, trường Đại học Ngô Quyền

THE PRACTICE OF MATERIALISTIC DIALECTICS THINKING OF STUDENT NGO QUYEN UNIVERSITY IN THE PRESENT ABSTRACT To build a team of practitioners , both “red “ and “expert “ worthy contribution to the cause of building the Army “ revolutionary , regular, elite , gradually modernized “ it is necessary to train for an comprehensive way since the time they started school. Which one of those qualities that are indispensable dialectical materialist thinking. Keywords: thinking dialectical materialism, University Ngo Quyen

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Ngô Quyền là một trung tâm đào tạo cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật quân sự của Binh chủng Công binh và Quân đội. Trong thời gian qua Nhà trường có nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên những thành tựu đó còn rất khiêm tốn. Chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học của một bộ phận học viên còn chưa cao, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa còn thiếu và yếu; đặc biệt là phương pháp xem xét, nhận thức và giải quyết các vấn đề đặt ra còn phiến diện, chưa khoa học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là trình độ tư duy biện chứng duy vật của họ còn hạn chế. Vì vậy, để không ngừng nâng cao chất lượng học tập, công tác của đội ngũ học viên đào tạo ở Trường Đại học Ngô Quyền hiện nay cần tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ tư duy biện chứng duy vật cho họ. * Học viên cao học, Học viện chính trị, Bộ Quốc Phòng. Email: [email protected]

103

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Tư duy biện chứng duy vật là hạt nhân của tư duy, là phương pháp tư duy chung nhất, có vai trò hết sức quan trọng, trực tiếp giúp cho người học xác định được đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những lầm lạc hay mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Rèn luyện tư duy biện chứng duy vật giúp học viên hình thành và phát triển tư duy nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, mềm dẻo; biết xem xét và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập, công tác một cách khoa học, đúng đắn; khắc phục được lối tư duy siêu hình, cứng nhắc, máy móc, giáo điều. 2. RÈN LUYỆN TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÔ QUYỀN HIỆN NAY Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 29NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc rèn luyện tư duy biện chứng của học viên đào tạo là một vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, xây dựng Trường Đại học Ngô Quyền phát triển bền vững xứng tầm của một trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để rèn luyện tư duy biện chứng duy vật cho học viên đào tạo ở Trường Đại học Ngô Quyền hiện nay cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây: Một là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin cho học viên. Đây là giải pháp quan trọng, là cơ sở khoa học vững chắc nhất, khâu đột phá để rèn

luyện tư duy biện chứng duy vật của người học. Bởi lẽ, xuất phát từ chức năng và đặc điểm của bộ môn Triết học Mác - Lênin. Hơn nữa, học viên đào tạo ở Trường Đại học Ngô Quyền phần lớn là lần đầu tiên được học tập, nghiên cứu các môn lý luận, nhất là Triết học Mác - Lênin. Để thực hiện tốt giải pháp này, trong quá trình giảng dạy Triết học, người giảng viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Tăng cường sử dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tự giác và kích thích tư duy độc lập, sáng tạo của người học như: phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, tranh luận ngắn…trong đó, người dạy giữ vai trò định hướng, điều hành chung. Đồng thời, tích cực sử dụng phương pháp dạy học có sử dụng phương tiện hiện đại gắn với phương pháp dạy học truyền thống. Bên cạnh đó, cần kết hợp trang bị những kiến thức cơ bản với định hướng cho học viên liên hệ vận dụng vào thực tiễn; thường xuyên cập nhật thông tin mới, thực hiện đi trước đón đầu, nắm bắt những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đưa vào bài giảng. Điều này giúp học viên theo kịp với thời đại, tránh sự tụt hậu, lạc hậu về kiến thức, mặt khác tạo sự hưng phấn, hứng thú, say mê tìm tòi nghiên cứu ở họ. Ngược lại nếu quá trình giảng dạy thường xuyên sử dụng những tài liệu quá cũ, những thông tin lạc hậu, không phù hợp thì không thể giúp học viên cập nhật tri thức, không thể rèn luyện tư duy biện chứng ở họ, không thể nâng cao chất lượng đào tạo. Hai là, tích cực rèn luyện tư duy biện chứng duy vật cho học viên thông qua hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học. Thực tiễn là mảnh đất hiện thực cho sự hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, bản 104

Rèn luyện tư duy . . .

lĩnh chính trị của mỗi con người, đặc biệt đối với học viên đào tạo do sự trải nghiệm trong thực tiễn còn ít. V.I.Lênin đã chỉ ra: “một trong những tệ nạn và tai họa lớn nhất mà xã hội tư bản già cỗi đã để lại cho chúng ta là sự tách rời hoàn toàn giữa sách vở và thực tiễn cuộc sống”5. Bởi vậy nâng cao năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên không thể nào khác là phải để cho họ được “lăn lộn” trong hoạt động thực tiễn, được “tắm mình” trong các hoạt động khoa học của Nhà trường. Để thực hiện tốt điều này nhất thiết phải tổ chức các hoạt động đó một cách khoa học, có mục tiêu, nội dung và kế hoạch cụ thể. Thường xuyên giáo dục, rèn luyện tính tích cực chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của học viên. Coi trọng và tăng cường huấn luyện thực hành, nâng cao chất lượng thực tập ở đơn vị cơ sở. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên. Người giảng viên và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần quán triệt sâu sắc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện chu đáo các kế hoạch. Đồng thời có chính sách động viên khuyến khích để thu hút đông đảo lực lượng học viên tham gia nghiên cứu khoa học dưới các hình thức khác nhau như viết bài tham luận khoa học cho các cuộc hội thảo, làm chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài cho các báo, tạp chí. Thông qua hoạt động này mà học viên có điều kiện bước đầu rèn luyện tư duy độc lập, nâng cao tính chủ động sáng tạo, say mê tìm tòi trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và trực tiếp tạo ra năng lực làm việc khoa học, từng bước gạt bỏ tư duy phụ thuộc, tác phong tùy tiện, thiếu kế hoạch. Đó cũng chính là quá trình người học vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn 5 6

học tập công tác của mình. Cũng thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học mà học viên có thể nhận diện các quan điểm sai trái xâm nhập vào môi trường quân sự của mình để đấu tranh loại trừ. Ba là, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của học viên trong rèn luyện tư duy biện chứng duy vật. Bản chất của tư duy biện chứng duy vật là sáng tạo. Vì vậy, quá trình rèn luyện tư duy biện chứng duy vật của học viên phải gắn với sự nỗ lực, sáng tạo rất cao của bản thân họ. Đây chính là con đường phát triển nội lực, là quá trình khổ luyện thành tài, là sự giải quyết mâu thuẫn bên trong mỗi học viên trước yêu cầu phát triển của chính họ. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi trước hết ở người học phải thường xuyên trau dồi đức tính ham học hỏi, cầu tiến bộ, khắc phục tính tự mãn, kiêu căng. Bởi vì, “người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”6. Hơn nữa, tư duy biện chứng duy vật của người học viên chỉ được củng cố và phát triển khi họ chăm lao động, ham đọc sách, học hỏi, tích lũy tri thức khoa học. Mặt khác, họ chỉ có thể trở thành người cán bộ giỏi trong tương lai khi họ biết làm giàu vốn tri thức của mình thông qua việc tiếp thu lĩnh hội kho tàng tri thức của các thế hệ đi trước. Do đó, họ cần phải đẩy mạnh hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tranh luận, trao đổi. Trong quá trình tự học, cần kết hợp với tiếp nhận tri thức qua các kênh thông tin đại chúng ở mọi lúc, mọi nơi, thâu tóm, chắt lọc những nội dung có liên quan đến nội dung bài học của mình. Đây cũng là một biện pháp để trình bày những tri thức, vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân người học,

V. I. Lênin toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M.1980, trang 358 V. I. Lênin toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M.1980, trang 362

105

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

đồng thời tiến hành những phương pháp tự học phù hợp, xây dựng kế hoạch tự học cụ thể tỉ mỉ, có tính khả thi cao với tinh thần học mới ôn cũ. Đồng thời bản thân người học cần sắp xếp thời gian, kế hoạch học tập một cách hợp lý, tăng thời gian đến thư viện và sử dụng triệt để nhất, có ích nhất thời gian đó vào nghiên cứu sách báo, tạp chí phục vụ học tập. Kiên quyết chống học thuộc lòng câu chữ một cách máy móc mà không hiểu thực chất nội dung vấn đề; đấu tranh khắc phục lối tư duy siêu hình, phiến diện, những sai lầm chủ quan, mò mẫm, thiếu cơ sở khoa học trong học viên. Thực hiện tốt những biện pháp này sẽ trực tiếp giúp người học nắm vững bản chất và linh hồn sống của phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Trên cơ sở đó, giúp họ chiếm lĩnh được phương pháp tư duy biện chứng duy vật, biết ứng biến và xử lý linh hoạt trước các tình huống nảy sinh trong học tập công tác, rút ra được những bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp mới khắc phục sai lầm để tiến lên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bốn là, thường xuyên đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quá trình học tập, rèn luyện của học viên. Cở sở vật chất kỹ thuật của học viên đào tạo ở đây chính là hệ thống các phương tiện dạy học, giảng đường, tài liệu, giáo trình giáo khoa, sách báo, tạp chí các loại. Thực tế cho

thấy những kinh nghiệm xã hội lịch sử do con người sáng tạo ra trên mọi lĩnh vực hoạt động được tích lũy, bổ sung, lưu truyền, phát triển qua các thế hệ thông qua hệ thống tài liệu. Vì vậy, không có tài liệu nghĩa là không có kinh nghiệm xã hội lịch sử, không thể nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường. Do đó, muốn rèn luyện tư duy biện chứng duy vật của học viên thì hơn bao giờ hết người học phải được cung cấp đầy đủ tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu. Muốn vậy, trong thời gian tới Ban khoa học cần thường xuyên bổ sung những tài liệu mới nhất thuộc tất cả các chuyên ngành. Bên cạnh đó thường xuyên đầu tư nâng cấp thư viện điện tử để phục vụ được nhiều độc giả hơn, chất lượng tốt hơn. Có như vậy quá trình rèn luyện tư duy biện chứng duy vật của học viên mới thực sự đạt kết quả tốt nhất. 3. KẾT LUẬN Các giải pháp trên là một thể thống nhất, tạo tiền đề và điều kiện cho nhau trong quá trình rèn luyện tư duy biện chứng duy vật của học viên. Thực hiện tốt các giải pháp này chính là tạo ra sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình rèn luyện tư duy biện chứng của học viên đào tạo ở Trường đại học Ngô Quyền hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011. [2]. Hồ Chí Minh (1947), Toàn tập, tập 5, “Sửa đổi lối làm việc”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [3]. Hồ Chí Minh (1995), toàn tập, tập 5,“Nói về công tác huấn luyện và học tập”. Nxb CTQG, Hà Nội. [4]. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 3, “Hệ tư tưởng Đức”. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. [5]. V. I. Lênin toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M.1980.

106

Một số đặc điểm . . .

Nghiên cứu – Trao đổi MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU ĐẠT KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ LỜI BÌNH “MÊKÔNG KÝ SỰ” TÓM TẮT

Huỳnh Thị Hồng Hạnh*, Lê Thị Mỹ Phương**

Ký sự truyền hình (journalese sketch) là một thể loại báo chí khá mới mẻ ở nước ta. Việc nghiên cứu ngôn ngữ lời bình ký sự truyền hình ở góc độ ngôn ngữ học là một việc làm cần thiết để đóng góp các nghiên cứu chuyên sâu về thể loại này, giúp các biên tập, người viết lời bình nâng cao chất lượng bài viết, phục vụ tốt nhu cầu của khán giả xem đài. Một trong những điểm nổi bật của ngôn ngữ lời bình của ký sự truyền hình thể hiện ở các từ ngữ biểu đạt không gian và thời gian trong tác phẩm Mêkông ký sự (MKKS). Ngôn ngữ biểu đạt không gian, thời gian trong MKKS luôn xuất phát từ điểm nhìn trần thuật bên trong. Từ góc độ nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận, nhiều từ ngữ biểu đạt không gian chuyển thành từ ngữ thời gian, thể hiện lối tư duy, thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ. Ngôn ngữ lời bình biểu đạt thời gian, không gian trong MKKS được nhà văn Trần Đức Tuấn sử dụng khá đặc sắc, cuốn hút người xem mặc dù ai cũng biết câu chuyện của tác giả kể là câu chuyện của quá khứ chứ không phải câu chuyện đang đồng thời xảy ra lúc tác giả đang kể. Từ khóa: ký sự truyền hình, Mêkông ký sự, ngôn ngữ lời bình

LANGUAGE OF THE JOURNALESE SKETCH IS SHOWN IN WORDS THAT EXPRESS SPACE AND TIME IN A PIECE OF WORK ENTITLED “MEKONG CATALOG RECORD” ABSTRACT Journalese sketch is a rather new kind of press in our nation. It is necessary to study commentary language of journalese sketch from the point of view of linguistics in order to contribute intensive researches about this genre. It helps editors and writers of comments improve their articles’ quality and well meet television views’ demand. One of striking points of the commentary language of the journalese sketch is shown in words that express space and time in a piece of work entitled: “Mekong Catalog Record”. The language expressing space and time in the Mekong Catalog Record always comes from the internal narrative *

TS. Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc gia Tp. HCM. HVCH. trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

**

107

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

viewpoint. From the point of view of studying Cognitive Linguistics, many words expressing space are turned into time words, that demonstrates the way of thinking and language using habit of vernacular people. The commentary language expressing space and time in the Mekong Catalog Record is used rather excellently by author Tran Duc Tuan which attracts viewers although everyone knows the story that he tells is the story of the past, not the one that happens at the same time when the author is telling. Keywords: Journalese sketch, Mekong Catalog Record, the commentary language.

1. Giới thiệu chung Đã từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, ký sự truyền hình (journalese sketch) luôn được xem là một thể loại hấp dẫn, thu hút người xem. Tại Việt Nam, các tác phẩm thuộc thể loại này cũng chỉ thu hút sự chú ý, thực sự được quan tâm, sản xuất hàng loạt trong khoảng 20 năm trở lại đây. Bên cạnh những đặc điểm cơ bản của thể loại ký sự truyền hình quốc tế, ký sự truyền hình Việt Nam có những nét riêng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khán giả Việt, đi sâu khai thác vẻ đẹp trong văn hóa, phong tục tập quán, khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ nơi người xem. Đi đầu trong việc đầu tư, sản xuất các tác phẩm ký sự truyền hình ở Việt Nam có thể nhắc đến Hãng phim tài liệu – Đài truyền hình TP. HCM (TFS). Có thể kể ra một số ký sự truyền hình nổi bật do hãng phim TFS thực hiện trong thời gian gần đây như: Trung Hoa du ký, Mêkông ký sự, Ký sự Amazôn, Ký sự Hỏa xa, Ký sự hành trình theo chân Bác, Ký sự 54 dân tộc... Cũng thuộc loại hình ký sự nhưng hầu hết các sản phẩm truyền hình này được viết dưới dạng ký sự hành trình hay còn gọi là du ký; nhằm ghi lại các chuyến đi trong và ngoài nước. Hầu hết các sản phẩm này được giới chuyên môn cũng như khán giả đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa. Với đặc thù là một thể loại khó trong báo chí, đòi hỏi sự đầu tư công phu cả về chủ đề, kịch bản, bối cảnh, hình ảnh, âm thanh, ánh

sáng, ngôn từ, chất giọng thể hiện lời bình... ký sự hành trình qua nhiều quốc gia là những hành trình chuyên chở cảm xúc văn hóa, thẩm mỹ đến cho người xem qua từng vùng đất, lãnh thổ, từng phong tục tập quán, từng nét văn hóa, từng hình tượng nhân vật điển hình trong hành trình ký sự. Bên cạnh ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ lời bình của ký sự truyền hình đã chuyển tải những nét đẹp ngoài hình ảnh, chuyển tải cảm xúc sống động của chính người viết qua ký sự. Với những giá trị đặc sắc về thể loại, khả năng chuyển tải cảm xúc, văn hóa, sự am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tập tục...của những cư dân đông đúc cùng chung sống trên cùng một dòng sông vĩ đại, Mêkông ký sự (MKKS) của nhà văn Trần Đức Tuấn mang đầy đủ đặc điểm của ký sự truyền hình và thể hiện nhiều điểm đặc sắc về ngôn ngữ lời bình của ký sự truyền hình. Tác giả này cũng cho rằng trong ký sự truyền hình không dùng các biện pháp điển hình hóa, nhân cách hóa của văn học hoặc các thủ pháp dàn dựng, diễn xuất của điện ảnh. Ký sự truyền hình phản ảnh con người, sự kiện điển hình bằng các chi tiết có thật, thông qua sự chọn lọc của nhà báo làm cho tác phẩm có sức truyền cảm. Con người, sự kiện trong ký sự không phải là sự tổng hợp của chi tiết từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, mà sự lấp lánh của nó xuất phát từ chính sự kiện, con người. Việc chọn con người, sự kiện điển hình thông 108

Một số đặc điểm . . .

qua chi tiết có thật làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc, có tính giáo dục cao. Trong tác phẩm ký sự truyền hình, năng lực thông tin không nằm ở sự kiện, nhưng sự kiện vẫn là cái gốc, là cơ sở để nhà báo trăn trở, suy ngẫm hướng tới một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở con người tình cảm cao đẹp. Ký sự truyền hình và các thể loại khác của truyền hình như: phóng sự, phim tài liệu… Thể loại Điểm khác biệt

thường hay bị đóng gói chung là phóng sự hoặc phim tài liệu, ít người gọi đúng tên thể loại này. Có lẽ bởi vì giữa chúng có khá nhiều điểm tương đồng về thủ pháp sáng tạo, về quy trình sáng tác thông thường. Tuy nhiên, ở ngay cả những điểm chung thông thường này cũng vẫn tồn tại sự khác biệt trong đó. Trước hết, có thể xem xét những khác biệt này giữa phóng sự và ký sự như sau:

PHÓNG SỰ

KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH

Không dừng lại ở kể mà còn suy ngẫm Về người viết lời bình Có vai trò kể lại sự kiện, sự việc. về sự kiện, sự việc, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình.

Về chi tiết

Chi tiết hướng tới việc trở thành hình tượng có sức tác động vào khán giả. Việc chi tiết có trở thành hình tượng hay không Chi tiết là bộ phận của sự kiện, còn phụ thuộc vào khả năng tìm tòi, lựa nó làm cho khán giả hiểu về sự chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm, kiện; trong ký sự. nhưng việc tạo ra khả năng này của chi tiết trong ký sự đã làm cho tầm quan trọng của ký sự tăng lên.

Về bố cục

Bố cục thường tuân theo trình tự Bố cục theo dòng suy nghĩ, sự liên tưởng của các sự kiện, các vấn đề được và cảm xúc của tác giả. trình bày theo trình tự nhất định.

Về trọng tâm

Trọng tâm là sự việc, sự kiện với Trọng tâm là các nhân vật với đời sống các chi tiết bản chất. tinh thần ở dạng điển hình khác nhau

Về thông tin

Thông tin luôn hướng tới bản chất sự kiện, sự việc, cùng với nó là thông tin về bản chất sự kiện, sự việc.

Về ngôn ngữ

Thường sử dụng ngôn ngữ tường Bên cạnh ngôn ngữ tường thuật, phân thuật cộng với sự phân tích để tích còn sử dụng ngôn ngữ hình tượng, ẩn làm rõ sự kiện. dụ hướng tới phản ánh nội tâm nhân vật.

2. Thời gian, không gian trong lời bình Mêkông ký sự nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận: Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phạm trù thời gian - không gian trong Việt ngữ học từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng

Thông tin tới việc làm toát ra từ sự kiện, sự việc đó các mối liên quan với sự kiện khác, hoặc một chủ đề khác mang tính nhân văn sâu sắc.

tựu trung có 2 quan điểm là thừa nhận hoặc bác bỏ trong Tiếng Việt có phạm trù thời/ thì (tense). Đại diện quan niệm bác bỏ trong tiếng Việt có phạm trù thời có thể nhắc đến Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Nghiêm, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Đái Xuân Ninh, Nguyễn 109

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Đức Dân, Phan Thị Minh Thúy. Đặc biệt là GS Cao Xuân Hạo đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh Tiếng Việt không có phạm trù thời, chỉ có phạm trù thể. Ngược lại, quan niệm thừa nhận tiếng Việt có phạm trù thời/thì (tense) có các tác giả: Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khôi, Trương Văn Chình- Nguyễn Hiến Lê , Lê Văn Lý, Diệp Quang Ban- Hoàng Văn Thung... Trong khuôn khổ đề tài này người viết theo quan điểm cho rằng trong tiếng Việt không có phạm trù thời. Chúng tôi không trình bày quan điểm về thời gian- không gian nói chung theo tri nhận của Người Việt mà xét riêng trong lời bình tác phẩm Mêkông ký sự. Với đặc thù của thể loại báo hình, bắt buộc trả lời lời cho câu hỏi 5W thông thường là “Who”, “What”,”Where”, “When”, “Why”, Tứ 5 câu hỏi Ai? Việc gì?, Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Thì câu trả lời cho yếu tố thời gian, không gian là vô cùng quan trọng. Với lối viết lời bình cho tác phẩm “Mêkông ký sự” xuất phát từ lối tri nhận thời gian của người Việt, chúng tôi vận dụng lý thuyết này để làm rõ một số đặc điểm từ ngữ biểu đạt thời gian và không gian trong lời bình ký sự truyền hình qua MêKông ký sự. 3. Không gian- thời gian trong lời bình “Mêkông ký sự” từ điểm nhìn trần thuật bên trong 3.1. Điểm nhìn trần thuật bên trong “Ký là một thể loại văn xuôi mà người thật việc thật được trình bày theo quan sát điểm của ngôi thứ 1”. [6,22] Thể hiện đúng đặc điểm thể loại đó, toàn bộ lời bình của MKKS được thể hiện qua lời kể của nhân vật xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”người viết lời bình. “Tôi” là nhân vật trực tiếp tham gia vào MKKS, vào các sự kiện, các biến cố xảy ra của câu chuyện, vừa là người

dẫn chuyện, kể lại câu chuyện đó qua lăng kính cảm nhận của mình. Điểm nhìn của chủ thể ở ngôi thứ nhất này là trung tâm cố định thu hút khán giả. Trong vai trò đặc biệt quan trọng đó, câu chuyện được tác giả kể ra không tách rời ý thức của người kể. Như vậy qua sự trần thuật của “tôi”, câu chuyện không chỉ hấp dẫn, giàu tính thuyết phục mà từ đây “tôi” có thể kể mọi chuyện về những gì xảy ra xung quanh, về các nhân vật trong câu chuyện, vai trò, ý nghĩa sự xuất hiện của họ, lý giải về nguyên nhân các sự kiện, sự việc, và kể về cảm nhận của bản thân “tôi” về mọi sự kiện, sự việc xảy ra. Điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận thấy trong thể loại ký sự truyền hình là chỉ tồn tại điểm nhìn trần thuật bên trong chứ không tồn tại điểm nhìn trần thuật bên ngoài, tất cả thu gọn trong sự cảm nhận, qua sự tường thuật của nhân vật xưng “tôi” là tác giả, và điểm nhìn trần thuật bên trong tồn tại xuyên suốt, không có sự thay đổi điểm nhìn sang góc độ nào khác. Ví dụ: “Chúng tôi đang vượt sông Hàm Luông để đến với “Kinh đô dừa” của chính xứ dừa Bến Tre là huyện Mỏ Cày”. (tập 75) Hoặc: “Chúng tôi đang có mặt ở huyện Cờ Đỏ, một miền đất trù phú…”. (tập 82) “Chúng tôi đang ngược quốc lộ 91 men theo bờ Tây sông Hậu tiến về phía thượng nguồn để khảo sát miền đất biên cương An Giang...”. (tập 67) Điểm nhìn trần thuật bên trong là yếu tố cực kỳ quan trọng, chi phối toàn bộ thời gian, không gian trong MKKS. 3.2. Không gian và từ ngữ biểu đạt không gian trong MKKS Không gian trong MKKS không phải là không gian đơn thuần mà đó là không gian thực mà thể hiện qua lăng kính cảm nhận của 110

Một số đặc điểm . . .

tác giả đó là sự hòa trộn của nhiều yếu tố, vừa là không gian thực, vừa nhuốm màu không gian nghệ thuật. “Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối không quy được vào không gian địa lý”. [5,109]. Không gian và thời gian là những yếu tố đi liền nhau. Theo Nguyễn Thái Hòa, không gian bao gồm: không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lý và không gian kể chuyện. Không gian kể chuyện khác với các không gian kể trên vì tuy ta không tìm thấy được trên bề mặt ngôn từ của lời bình ký sự nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện. Vì người kể lại câu chuyện phải nhập trở lại không gian sự kiện để kể nên không gian được chuyển từ không gian bối cảnh- không gian tâm lý, không gian sự kiện đến không gian kể chuyện. Như vậy không gian của ký sự truyền hình không hoàn toàn là không gian thực. Mặc dù trong mỗi tập phim, mỗi trường đoạn, mỗi điểm đến, tác giả luôn cho người xem thưởng lãm một không gian, bối cảnh thật chi tiết: địa điểm đó thuộc kinh độ, vĩ đạo nào, độ cao địa hình bao nhiêu, vực sâu bao nhiêu so với mực nước biển...nhưng qua lăng lính, điểm nhìn trần thuật của tác giả, không gian khán giả cảm nhận là không gian của sự hồi tưởng, qua sự cảm nhận của tác giả. Như Lại Nguyên Ân khẳng định “Muốn thể hiện được không gian này, nhà văn phải dùng cơ chế của sự hồi tưởng, thể hiện không gian như một yếu tố liên quan đến ký ức của nhân vật... Không gian tuy có rộng lớn bao nhiêu nhưng cũng không thể thoát ra được cách xử lý của tư duy nhân vật người kể chuyện”. [1, 250].

Không gian là yếu tố vô cùng quan trọng trong một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là ký sự truyền hình. Không gian ký sự là sự hòa quyện giữa không gian thực tế, không gian được phản ánh, là không gian kể chuyện đã được thể hiện qua lăng kính cảm nhận của tác giả, trở thành không gian nghệ thuật. Không gian trong MKKS là không gian hiện hữu trong tâm tưởng của tác giả, câu chuyện thực tế trong quá khứ được tác giả kể lại, không gian của câu chuyện được tái hiện rất linh hoạt, khi thì ở hiện tại, khi ngược về quá khứ, có khi xuôi về tương lai, nhưng tất cả vẫn diễn ra và hoàn tất trong không gian kể chuyện hiện tại. Không gian trong ký sự được mở rộng độ cao, độ rộng về địa lý, được thể hiện bằng hình ảnh chi tiết, bằng màu sắc, âm thanh, mùi vị, không gian đó được mở rộng bằng điểm nhìn của tác giả và được tường thuật lại bằng sự hồi tưởng của tác giả. Không gian ký sự thể hiện bằng các chiều: “ở trên”, “ở dưới”, “bên này”, “bên kia”, “bên đó”, “trên này”, dưới kia», “phía trước”, “đằng sau»...trong đó tác giả là chủ thể, là trung tâm, và không gian ký sự thể hiện qua sự cảm nhận của tác giả, lấy điểm nhìn của tác giả làm mốc. Trong MKKS, những người thực hiện ký sự dùng nhiều phương tiện di chuyển phục vụ cho việc ghi hình. Tác giả rất chú ý việc thể hiện không gian, định vị cụ thể nơi chốn.Vì vậy không gian kể chuyện cũng khá đa dạng. Ví dụ: “Trên cao nhìn xuống, Bến Tre có hình rẽ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn...” (tập 75) “Cả thế gian được thể hiện trên tường đá, cả vũ trụ quy tụ trong một ngôi đền”. (tập 57) 111

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Thật tài tình cái cách mà tác giả thể hiện không gian sự kiện, nơi sự vật sự việc tồn tại, không gian cụ thể đó được bao bọc trong một không gian rộng lớn hơn, cụ thể hơn, đó là không gian nghệ thuật qua lời kể của tác giả. Tác giả hướng điển nhìn của khán giả theo điểm nhìn của mình, mở rộng không gian một cách linh hoạt, đặc biệt điểm nhìn “ở trên” và “ở dưới”,”ở giữa”, “trước” và “sau”... luôn được tác giả thể hiện rõ nét “Khi ở dưới đất chúng tôi chưa hình dung hết được phạm vi đô thị của thành phố. Không ngờ dưới cánh bay nó lại trải rộng đến thế...”. (tập 81) “Từ trên cao chúng tôi thật sự ngẩn ngơ trước vẻ đẹp mô hồn của Mêkông...”. (tập 70) “MKKS đã nhiều lần khiến chúng tôi lênh đênh trên mặt nước bằng đủ phương tiện giữa mọi cạnh quan quen thuộc xa gần”. (tập 64) Hay “Thông Thiên Hà là điểm giữa đoạn đường 400km từ Hoàng Hà (tại đỉnh đèo Ban Nhan Khách Lạp tới Mêkông (tại huyện Nang Liêm). (tập 3) “Trước đình Phú Tự của xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre có một cây Bạch mai cổ thụ...”. (tập 76) Tác giả tạo ra một không gian tâm tưởng đầy cảm xúc, đó không chỉ là không gian hùng vĩ, gây cảm giác choáng ngợp trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, diễm lệ, nhưng cô cùng trắc trở, nguy hiểm mà còn là không gian của những suy tưởng, cảm nhận về sự kiện, sự việc, con người...của người kể chuyện. “Phía trước là thị trấn Kết Cổ, huyện lỵ của huyện Ngọc Thụ nằm phía Đông Nam của Châu tự trị dân tộc Tạng tỉnh Thanh Hải, ven một nhánh của Thông Thiên Hà, cách Tây Ninh 872 km và cách điểm đầu quốc lộ 214 hơn 816km. Từ đây tới thị trấn thượng nguồn Mêkông chỉ còn 168km” (tập 3) - Từ ngữ biểu đạt không gian chuyển thành từ ngữ thời gian Theo GS Nguyễn Đức Dân trong tri nhận và thói quen sử dụng của người Việt thì việc chuyển từ thời gian sang không gian khá phổ biến. Với đặc điểm ngôn ngữ ký sự thể hiện

qua thói quen tri nhận, sử dụng gần với lời ăn tiếng nói và cảm nhận thời gian, không gian của người Việt, tác giả Trần Đức Tuấn sử dụng khá nhiều từ biểu đạt không gian chuyển thành từ ngữ thời gian. Xuất phát từ điển nhìn trần thuật bên trong, có 3 từ không gian tiêu biểu thể hiện vị trí- khoảng cách so sánh với người nói là từ "đây", "kia" và "đấy". Thông thường từ “đây” - một từ trực chỉ, trỏ, chỉ vị trí không gian, ngay nơi người nóikhông điểm.Thông thường từ “đây” được nói ra khi người phát ngôn chỉ, trỏ vào một nơi chốn, một điểm cụ thể trên đồ vật ở gần (VD như bản đồ, màn hình máy tính...). Còn trong trường hợp người phát ngôn không thể chỉ trỏ cụ thể, người phát ngôn phải tạo ra không gian tâm thức để người nghe biết rõ, thấy rõ. Xuất phát từ điểm nhìn trần thuật bên trong, không gian là nơi đoàn làm phim MMKS đang đứng, phóng tầm mắt ra xa, tác giả thể hiện được không gian rộng lớn xung quanh: “Từ đây ngược lên điểm xuất phát dài khoảng 1300km được gọi là Thông Thiên Hà. Từ đây ra tới biển dài 5000km gồm cả 2 đoạn, đoạn đầu là Kim Xa Giang, đoạn cuối là Trường Giang”. (tập 3) Từ “kia” - là “trỏ không điểm có vị trí xa nơi người nói, nhưng có thấy và do vậy, đó là vị trí xác định” “Đấy” là “trỏ không điểm có vị trí xa nơi người nói, nhưng có thể không còn nhìn thấy và do vậy có thể là vị trí không xác định. Biến thể của “Đấy” là “đó”. VD: “Cách đấy chừng 200 mét là khu mộ Võ Trường Toản, một Chu văn An của đất phương Nam...”. (tập 76) - Không gian trong MKKS không bao giờ là không gian một chiều, không có quan hệ không gian đặc trưng bằng khoảng cách xa - gần vô hướng như tri nhận thông thường, không gian thực hay không gian tâm tưởng mà tác giả tạo ra trong MKKS để người xem cảm nhận là không gian 2 chiều, thậm chí 3 chiều , thể hiện ở các từ như như : mép, mé, cạnh, rìa, chéo, xéo... 112

Một số đặc điểm . . .

VD: thời gian eo hẹp, thời gian quá ngắn... - Động từ chuyển động trong không gian trở thành động từ chuyển động trong thời gian. Bản thân từ “rồi” chỉ sự kết thúc một hoạt động, từ là hoạt động đã xảy ra trong quá khứ. VD: ăn rồi, làm rồi, xây nhà rồi, sinh con rồi ... Từ ý nghĩa này, từ “rồi” được dùng để trỏ thời gian quá khứ VD: tuần rồi, tháng rồi, vừa rồi... Từ thời gian có nguồn gốc không gian: đây, nay,này, nãy, ấy, đó, nọ , kia - các từ thời gian có nguồn gốc từ ẩn dụ thời gian chuyển động : qua, tới, trước, sau - Các từ chỉ thời đoạn: ban, buổi, hồi, lúc, nãy lát, độ, cữ, chập... - Từ thời gian có nguồn gốc từ những từ chứa một tiền giả định về thời gian: rồi, mai, mốt, ngay, liền, mới, vừa, định, toan, chực... Tạo ý nghĩa thời gian qua biện pháp tổ hợp từ ngữ thời gian Từ trỏ không điểm gần : này, đây, nay, nãy Từ trỏ không điểm xa: đấy, ấy, đó, nọ, kia... VD: “Cách đây một tuần...” Dùng từ “sau” để tạo ra ý nghĩa tương lai: hôm sau, tuần sau, mai sau... Xuôi theo chiều dài lộ trình MKKS, tuần tự qua các cột mốc địa lý, tác giả mở rộng không gian ký sự theo chiều dọc, vừa thể hiện tầm vóc của ký sự vừa tạo chuỗi liên kết các phần, các tập ký sự: “Sau này chúng tôi còn gặp một “Thông Thiên Hà Đại kiều” nữa về phía thượng nguồn cách đây 1100km đường sông”. (tập 3) Điểm nhìn của “sau” đặt ở quá khứ thì chúng trở thành thời gian quá khứ xảy ra trước hiện tại và sau lúc sự kiện được nhắc. Điểm nhìn của tác giả ở hiện tại thì chúng trỏ thời gian trong tương lai. Nhưng trong bối cảnh toàn bộ câu chuyện MKKS được tường thuật lại, tức là toàn bộ ký sự đã kết thúc thì tương lai trong câu chuyện là thời điểm hiện tại khi ta nhìn sự kiện ấy trong quá khứ. Kết hợp “đây” với “sau” để tạo tương lai gần nhất, ngay sau thời điển hiện tại người nói phát ngôn.

VD: mép vực, vách núi, rìa sông, mé sông, mạn thuyền... Ba từ không gian cơ bản “đây”, “kia”, “đấy” cùng một số biến thể của nó được chuyển thành bộ ba từ dùng trong miêu tả thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai Đây -> giờ đây “Này” là từ trực chỉ không điểm xác định ở ngay tại chỗ người nói hoặc rất gần người nói, người nói có thể nhìn thấy được. Khi từ “này” làm định ngữ cho một từ chiếm một không gian thì nó chỉ ngay cái không gian mà người nói nhìn rất rõ . Chuyển sang nghĩa thời gian , khi “này” làm định ngữ cho một từ thời gian thì nó chỉ ngay thời điểm, thời đoạn người ta đang nói tới. Khi làm định ngữ cho một sự tình thì nó chỉ ngay cái sự tình được nói tới”. Như vậy từ “đây”, “này” được chuyển thành từ được dùng để tạo thành những từ trỏ thời điểm và thời đoạn hiện tại. Này -> Lúc này, giờ này, ngày này, tuần lễ này, hồi này, dạo này, tháng này, thời này, đời này... “Này” chuyển thành “nay” cũng dùng trỏ thời gian hiện tại, thời điểm người nói phát ngôn. Ví dụ: Hiện nay, ngày nay, hôm nay... Các từ “ấy”, “đó”, “kia” thì dùng chỉ thời gian trong quá khứ, tuy nhiên mức độ có khác nhau, quá khứ gần hơn hay xa hơn, xác định hoặc không xác định VD: lúc ấy, ngày ấy, năm tháng ấy, thời ấy Hoặc: ngày đó, lúc đó, hồi đó, tuần đó, tháng đó... Hay: Ngày kia, năm kia, xưa kia, trước kia Danh từ không gian -> danh từ thời gian: VD: Quanh vùng, quanh năm, quanh khu vực... Từ “suốt” có nghĩa “liền một mạch trong không gian” được chuyển sang dùng với ý nghĩa “liền một mạch trong thời gian”. VD: Suốt tuyến, suốt 30km, suốt hành trình ...-> suốt ngày, suốt buổi, suốt tuần Tính từ trỏ độ lớn không gian trở thành tính từ trỏ độ lớn thời gian 113

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

VD: Sau đây, ngay sau đây Từ thời gian kết hợp với từ “qua” hoặc từ “nãy” để tạo thời điểm liền trước hiện tại, tức quá khứ liền kề với hiện tại. VD: 5 phút vừa qua, tiếng đồng hồ qua, sáng qua, ngày hôm qua... Hoặc lúc nãy, hồi nãy, vừa nãy, khi nãy, ban nãy... Dùng từ “nữa” để chỉ tương lai gần. VD: lát nữa, chốc nữa, chốc lát nữa... Thời gian trong tương lai: Tương lai gần VD: Nay mai, mai kia, mai này, mai sau... Tương lai xa VD: sau này, một ngày kia, kiếp sau... VD: “Những bữa ăn tự nấu, những ly rượu phảng phất vị giang hồ không ít lần làm chúng tôi chìm vào cảm xúc lãng du, để rồi sau này còn mãi nổi bâng khuâng khi nhớ lại những quán vắng bên đường, những đỉnh đèo heo hút, hoặc những bến nước cô liêu...”. (tập 15) 3.3. Thời gian và từ ngữ chỉ thời gian trong MKKS Khác với các thể loại truyện, tiểu thuyết với thời gian trong tác phẩm là thời gian nghệ thuật, không cần chính xác, chẳng cần cụ thể... Như Trần Đình Sử có viết: “Nếu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo để trở thành một hiện tượng nghệ thuật phù hợp với một thế giới quan, phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và thể loại nghệ thuật nhất định thì thời gian nghệ thuật cũng thế... Nó vừa là phương tiện của đề tài và là một trong những nguyên tắc cơ bản để tố chức tác phẩm”. [8, 390]. 3.3.1.Thời gian kể chuyện “Thời gian kể chuyện là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ...là thời gian của người kể, của sự kiện luôn mang thời hiện tại”. [8,120] Như vậy mặc dù có những điểm giống nhau về thời gian của người kể chuyện, tức là thời gian vận động tuyến tính, thời gian theo câu chuyện của người kể chuyện, có mở đầu, có nối tiếp, có kết thúc từng chặng hành trình,

thời gian có nhịp diệu và tốc độ khác nhau... có những chuyện trong quá khứ xảy ra trước nhưng kể sau, có những chuyện xảy ra sau nhưng kể trước để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện nhưng thời gian kể chuyện thì luôn ở thì hiện tại. Trong khi thời gian kể chuyện là thời gian các sự kiện đã xảy ra, tác giả làm nhiệm vụ kể lại thật chi tiết các sự kiện thì thời gian trong tác phẩm đã trở thành thời gian quá khứ. Mang nhiều đặc điểm về thời gian của truyện, tiểu thuyết chương hồi nhưng thời gian trong ký sự truyền hình được thể hiện linh hoạt hơn, tức là có thời gian tuyến tính, có thời gian phi tuyến tính. Thời gian của ký sự -một thể loại báo chí coi trọng tính chân thực luôn trung thành với thời gian cụ thể, có ngày- giờ- giây - phút, có mùa nắng- mùa mưa, có xuân- hạ - thu- đông, có mốc thời gian chính xác. Tính chính xác đó có thể kiểm chứng qua hình ảnh, qua sự kiện, sự việc, con người...nhưng đặc biệt ở chỗ thời gian trong ký sự có khi thể hiện ở trật tự phi tuyến tính, trong nhiều hoàn cảnh, trong chuỗi liên tưởng của mình, tác giả có thể ngược về sự kiện lịch sử, liên tưởng đến nhân vật tồn tại hàng ngàn năm trước, dẫn dắt những sự kiện, câu chuyện về nhân vật đó hàng thế kỷ trước... Tuy nhiên, sự vận động phi tuyến tính đó chỉ chiếm một dung lượng hữu hạn, trong mạch câu chuyện kể của mình tác giả vẫn sẽ đong đo liều lượng vừa đủ để trật tự tuyến tính của câu chuyện được đảm bảo để đảm báo tính mạch lạc của của chuyện mà mình kể cho khán giả. Thông thường mở đầu hoặc kết thúc mỗi tập phim, tác giả luôn đứng ở ví trí hiện tại của người kể chuyện kể về một hành trình thực tế. Từ tọa độ hiện tại, tác giả kể lại câu chuyện trong quá khứ mà mình là một phần trong câu chuyện đó với sự đan xen mốc thời gian: quá khứ- hiện tại- tương lai một cách tài tình. Dẫn dắt người đọc khám phá hành trình thực tế đó một cách hồi hộp, hấp dẫn mang đầy tính khám phá về những điều bí ẩn mà tác giả giấu kín cho đến cuối hành trình. “Thời gian kể chuyện không còn là thời 114

Một số đặc điểm . . .

gian mà tác giả kể lại hành trình có thật mình đã trải qua mà trở thành “một hiện tượng nghệ thuật chỉ có trong sáng tác nghệ thuật, bởi nó nhằm tạo ra cảm giác thời gian và dòng thời gian trong tâm hồn người đọc. Nó như được đồn nén vào trong đó biết bao biến cố sự kiện, bao cảm xúc, tậm trạng của nhân vật”. [8,244]. 3.3.2.Thời gian sự kiện Thời gian xảy ra các sự kiện, sự việc trong quá khứ có liên quan chặt chẽ với thời gian kể chuyện. Nhịp thời gian của sự kiện, nhận vật trong ký sự truyền hình là mốc thời gian, khoảng thời gian cụ thể... Yếu tố này đóng vai trò quyết định, có thời gian, có sự kiện thì mới có câu chuyện thực tế mà tác giả kể lại cho khán giả bằng ngôn từ, hình ảnh. Và đặc biệt với thể loại ký sự truyền hình, hình ảnh chiếm vai trò đặc biệt quan trọng, khi hình ảnh nói lên thời gian thì ngôn ngữ chỉ góp phần làm sáng tỏ thời gian, không gian cụ thể ấy. Thời gian sự kiện có liên quan đặc biệt với thời gian nhân vật. Trong suốt hành trình MKKS, trừ các thành viên của đoàn làm phim gần như là những nhân vật chính xuyên suốt ký sự, các nhân vật mà đoàn làm phim gặp gỡ chỉ xuất hiện trong một vài lăng hình hoặc một vài tập phim. Thông qua phát biểu của các nhân vật, thời gian cụ thể được khẳng định, chân thực hơn. Trong câu chuyện thực tế của tác giả, 3 mảng hiện tại- quá khứ- tương lai được lồng ghép vào nhau, có khi xuôi theo vận động tuyến tính, có khi lại đan xen cả thời gian, không gian một cách linh hoạt, hấp dẫn, lôi cuốn người xem theo cảm nhận, cảm xúc, sự liên tưởng phong phú, tài tình của tác giả. Trong MKKS tác giả sử dụng khá nhiều từ ngữ chỉ thời gian, đó có thể là thời điểm cụ thể, cũng có thể là khoảng thời gian. - Thời gian cụ thể được thể hiện theo trình tự ngày- đêm, ngày – tháng - năm, mùa: xuân - hạ thu- đông, mùa mưa - mùa khô... Vì thời gian trong MKKS được thể hiện bằng hình ảnh trong phim khá rõ nét nên yếu tố thời gian ngày - đêm trong MKKS được nói ít hơn

- Có thể nói trong suốt hành trình MKKS, phần bị áp lực về thời gian, phần do khó khăn vì sự hiểm trở của địa hình mà thời gian ban ngày ít được đề cập hơn đêm. Thời gian nghỉ ngơi ban đêm chính là thời gian mà cảm xúc của tác giả dâng trào. VD: “Đoàn làm phim lên đường lúc 2 giờ sáng để chứng kiến phiên chợ đêm náo nhiệt”. (tập 53) “Đền Trung Điện trời rất lạnh”. tập 4) “Trời đêm cuối thu dịu mát tạo cảm giác khoan khoái êm đềm...”. (tập 56) “Chiều Đakbla êm ả khởi đầu cho một đêm cao nguyên huyền bí...”. (tập 63) “Trời đêm biên giới cho ta một cảm giác mơ màng...”. (tập 68) Khác với các đoạn phim quay ban ngày, mọi cảnh vật có thể đặc tả bằng hình ảnh chi tiết, cảnh quay đêm bị hạn chế khá nhiều. Về kỹ thuật là do thiếu sáng, về hình ảnh bị hạn chế nên nghèo nàn hơn. Vì vậy trong thời gian ban đêm, đó là lúc ngôn ngữ đặc tả thể hiện nhiều nhất. “Châu đốc về đêm như một chòm sao rực sáng giữa dãy ngân hà Mêkông tráng lệ”. (tập 68) “Trên đường tìm kiếm Mêkông chúng tôi đã đi qua biết bao thị thành tráng lệ nhưng cái đêm lung linh kỳ điệu như thế này chỉ có ở Lệ Giang. Những ngôi nhà cổ lộng lẫy soi mình bên dòng suối chỉ thấy ở đây. Suối mơ bên rừng thu vắng thì nhiều nhưng bên những lâu đài cổ kính không có bao nhiêu. Dòng nước linh thiêng từ trong núi tuyết chảy về nâng niu ước mơ bồng bềnh của con người trên những đóa hoa đăng mong manh khuất dần trong đêm tối là kỷ niệm đẹp nhất về thành cổ Lệ Giang...”. (tập 12) - Các mùa trong năm cũng được tác giả nhắc đến rất nhiều lần vì thời gian trong năm có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới thời tiết, khí hậu, sự phát triển của thảm thực vật, mùa vụ canh tác của nông dân. VD: “Lúc này là giữa mùa xuân nên phần lớn các đỉnh núi đều có tuyết.”(tập 2) “Một cơn mưa xuân bất chợ ào tới, kèm 115

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

theo dông nhiệt chẳng khác gì mùa hè, làm chúng tôi thật sự lúng túng. Vì đang trong mùa khô nên đây cũng được coi là hiện tượng quý hiếm ...” ( tập 16). “... Từ những năm 70 của thế kỷ trước, người ta đã trồng thành công loại tiểu mạch mùa đông, năng suất và sản lượng cao hơn hẳn tiểu mạch mùa xuân và thanh khỏa”. (tập 6) “Cuối cùng, đoàn làm phim được lệnh lên đường hướng về phía Côn Minh trong một ngày xuân ấm áp... Vậy là từ giờ phút này, Mêkông ký sự tiếp nhận những người bạn mới...”. (tập 8). “Thà Khẹc mơ màng trong sương sớm. Nó vừa tỉnh giấc bên dòng chảy êm đềm sau một đêm dài đầu hạ.”(tập 41) “Lúc này đang là giữa mùa khô, nước Mêkông khá trong”. (tập 67) “Nhìn cảnh tượng thật ngao ngán nhưng đó là cách duy nhất để con người không phải bỏ xứ đi xa vào mùa mưa lũ”. (tập 67) Đề cập nhiều tới thời gian, đặc biệt là các mùa trong năm, tác giả cho thấy có những vùng miền có sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ theo các mùa trong năm, cũng như cho thấy sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn của các khu vực gần như trùng vĩ độ. “... Cuối tháng 3 rồi, khi những nơi khác cùng vĩ độ như Triết Giang, Phúc Kiến trời đã nóng nực mà tại nơi đây vẫn có thể vui đùa với tuyết lạnh..., chẳng khác gì mùa đông đẹp đẽ của nước Nga”. (tập 4) Đó là những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, canh tác, sản xuất, các hoạt động văn hóa, lễ hội... Chẳng hạn như khí hậu khu vực sông Lan Thương: “Trời lạnh gần như quanh năm nên việc bảo quản thực phẩm hết sức thuận lợi... Đã cuối tháng 3 nhưng các loài cây rụng lá mùa đông vẫn chưa thể đâm chồi vì trời còn quá lạnh”. ( tập 11) “... Nếu tới đây vào mùa thu, thời gian cư trú của chúng, bạn sẽ được chứng kiến một cảnh tượng hiếm có...” “Buổi sáng cuối tháng ba ở Đại Lý trời

lạnh khoảng 3 độ C, rét hơn mùa đông ở Hà Nội”. ( tập 14) - Tác giả cũng sử dụng thường xuyên sử dụng các từ chỉ khoảng thời gian như: thập niên, thập kỷ, nửa thế kỷ, nhiều thế kỷ qua, các thế kỷ, nhiều năm sau mùa lũ, những năm gần đây, thời kỳ này… Việc dùng các từ chỉ thời gian trong quá khứ cũng là một trong các yếu tố tạo màu sắc cổ xưa cho các sự kiện, các cột mốc lịch sử quan trọng. Ví dụ: “Đã có thời kỳ người ta kêu gọi “cải tạo thiên nhiên”, “chế ngự dòng chảy” nhưng rồi cũng nhanh chóng nhận ra đó chỉ là sự động viên ý chí”. (tập 1) “Sangrila chủ yếu nằm trong lãnh thổ châu Địch Khánh nơi mà người đời đã dốc công tìn kiếm suốt nửa thế kỷ”. (tập 4) “Trung Điện là thủ phủ của châu tự trị ...của nhà văn Anh Hiltơn vào những năm 30 của thế kỷ trước”. (tập 2) “... Từ những năm 70 của thế kỷ trước, người ta đã trồng thành công loại tiểu mạch mùa đông...”. (tập 6) “... như một cánh chim lạ cô đơn, cảm xúc lữ khách đường chiều trào dâng mạnh mẽ, sẽ giúp cho cảm giác và tư duy của bạn thêm sức thẩm thấu, phát hiện ra nhiều điều trầm ẩn đằng sau những thế kỷ, những dáng vẻ huy hoàng của phố phường cổ kính, bởi đó chính là bản lĩnh, là tài năng, là khát vọng và cũng là số phận của dân tộc này...”. (tập 12) “Ngay từ thế kỷ 12 Hồng Giáo và Bạch Giáo đã được truyền vào địa phận phía Bắc, tiếp theo là Hoa Giáo...Tới thế kỷ 17... Vào các thế kỷ 18,19... Tuy nhiên hiện nay Phật giáo Tạng truyền vẫn là tôn giáo lớn nhất”. (tập 6) “...các thế kỷ chậm chạp trôi đi, tự lự, u ẩn trước một thiên nhiên bao la diễm lệ, buồn tẻ đến mơ màng”. (tập 63) - Tác giả cũng sử dụng nhiều mốc thời gian cụ thể khi kể về các sự kiện lịch sử: “Từ năm 1866 đến trước năm 1994 đã có một chục công trình nghiên cứu về Mêkông nhưng chẳng chút thành công. Phải chờ đến 116

Một số đặc điểm . . .

ngày 17/9/1994 người ta mới tới được cao điểm 4.975m ...”. (tập 1) Hoặc sử dụng mốc thời gian chính xác theo năm như: “Năm 1373, nhà cải cách Tông Khách Ba..., năm 1437, một đệ tử ông đã dựng ngôi chùa đồ sộ này...”. (tập 6) Khi cần, người kể chuyện có thể nhắc lại hoặc trích dẫn các thông tin quan trọng có ý nghĩa lịch sử bằng các số liệu cụ thể. Ví dụ: “... Đây là khu di chỉ Ca Nhược... được phát hiện năm 1977. Tháng 5 năm 1978 người ta đào thử và tìm ra 26 di tích... Năm 1979 khai quật chính thức và phát hiện thêm 31 di tích...”. (tập 6) Không thừa nhận có thời/thì (tense) trong Tiếng Việt nhưng hầu hết các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của các hư từ biểu thị ý nghĩa thời gian như: đã, từng, vừa, đang, sẽ, sắp. Theo đó từ “đã” biểu thị ý nghĩa quá khứ chung. Từ “từng” biểu thị quá khứ xa, cho biết hành động kết thúc trước thời điểm phát ngôn. Từ “vừa”, “mới”, “mới vừa” biểu thị quá khứ gần, đồng thời cho biết hành động có thể vẫn tiếp tục trong thời điểm phát ngôn.Từ “đang” biểu thị ý nghĩa hiện tại. Từ “sẽ” biểu thị ý nghĩa tương lai chung. Từ “sắp” biểu thị ý nghĩa tương lai gần, đồng thời cho biết hành động chắc chắn sẽ diễn ra. Tuy nhiên vì trong tiếng Việt không có thời (tense), động từ có thể đi kèm hoặc không cần đi kèm với các hư từ này nên vai trò của các hư từ không mang tính chất quan trọng. Trong ngôn ngữ nói, trong ngữ cảnh cụ thể rất ít khi người Việt sử dụng các hư từ này. Ví dụ khi nói “ Tôi học bài” thì hiển nhiên không cần nói “Tôi đang học bài”, người nghe cũng có thể hiểu rằng hiện tại người nói đang học bài. Hoặc nói: Hôm qua tôi và cô ấy đi xem phim” Không cần thiết phải nói “Hôm qua tôi và cô ấy đã đi xem phim”. Chỉ riêng từ “hôm qua” người nghe đã biết sự việc diễn ra trong quá khứ.

Tương tự, thời gian trong MKKS là thời gian quá khứ, được tác giả kể lại, nên mọi sự việc đều hoàn tất trong quá khứ, vì vậy các từ “đã”, “đã từng”, "đang", "sẽ" , “sắp” ...chỉ có giá trị tương đối trong tường thuật sự tình. Thực chất tất cả đã hoàn thnàh trong quá khứ. Hầu hết lời bình của MKKS được viết dưới dạng trần thuật, tự sự, vì vậy việc tác giả chú trọng sử dụng các hư từ mang ý nghĩa rất lớn, nó giúp tạo ra một không gian tâm tưởng, thời gian luôn ở hiện tại để khán giả có thể cảm nhận các sự kiện với tất cả tính mới mẻ, bất ngờ. Ngay thời điểm câu chuyện được tác giả kể lại đều sử dụng từ chỉ thời điểm hiện tại: VD: “Chiếc trực thăng của chúng tôi đang bay ngược sông Tiền đoạn nó ăn thông với Vàm Nao...”. (tập 70) Hoặc “Chúng tôi đang đi vào một trong hai vùng đạo Thiên Chúa xưa nhất của đất Bến Tre”. (tập 76) “...chặng đường thiên lý gian nan đã đưa chúng tôi tới được điểm xa nhất có thể về phía thượng nguồn dòng sông vĩ đại”. (tập 3) “Vậy là chúng tôi đã có mặt trên phần đất nằm giữa hai dòng chảy lớn nhất của MêKông...”. (tập 70) “Trên đường đi chúng sẽ tiếp nhận thêm hàng ngàn dòng chảy nữa để đến vùng đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên...”. (tập 3) “Chúng ta sẽ phải dừng lại dăm ba phút để làm việc với xuống cao tốc của các nhà chức trách...”. (tập 68 ) “Vậy là chúng tôi đã sắp tới dòng chính, nơi rất gần đầu nguồn của Tử Khúc”. (tập 22) Thời gian trong MKKS là thời gian được thể hiện linh hoạt, phong phú theo cảm xúc của tác giá với cách sắp xếp có chủ ý, chẳng hạn như để thể hiện sự hồi tưởng, tác giả viết: “Nhớ lại những khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy chiếc cầu thượng lưu Hồng Hà bắc ngang thành phố, những giây phút trò chuyện với gia đình người Di chất phác...Đài truyền hình Nam Giang đã cử hai quan chức lãnh đạo tiễn chúng tôi...”. (tập 16) 117

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Trung thành với ngôn ngữ trần thuật từ đầu đến cuối, thời gian hiện tại trong MKKS khiến người nghe, người xem cảm nhận được dòng sự kiện đang diễn ra liên tục ngay trong thời điểm tác giả kể, nó tương tự như việc tường thuật trực tiếp trong một chương trình trực tiếp truyền hình nhưng thực chất là sự kiện cũ, xét đến thời điểm tác giả kể lại câu chuyện. Ví dụ: “Lúc này đang giữa tháng 2 âm lịch...”. (tập 2) “Lúc này là 30 tháng 3 dương lịch, vừa qua tiết Xuân phân”. ( tập 13) “Điểm tới lúc này là phần nóc của ngôi nhà rông, tức phần đầu cù lao về phía thượng nguồn” (tập 84) “...đêm nay có ý nghĩa hết sức đặc biệt vì Trung Điện được đón tiếp đoàn làm phim từ phương Nam xa xôi đến tìm hiểu và quay phim về Mêkông...”. (tập 4) Không chỉ thổi không khí hiện thực vào câu chuyện, tác giả còn sử dụng thời gian như một phương tiện hữu dụng để bày tỏ cảm xúc xuôi theo chiều thời gian tuyến tính của sự kiện. Ví dụ: “Tới tận sau này, khi sống giữa Sài Gòn náo nhiệt, mỗi khi hồi tưởng lòng còn mãi bâng khuâng ...”(tập )* “Khu du lịch này có tên là “Nhà Mát” ...lúc này mới chỉ là đất bồi song 500 năm sau ai dám chắc cảnh vật sẽ còn đậm chất hải dương như thế này...”. (tập 85) 4. Kết luận Có thể nói, đối với thể loại ký sự truyền hình, việc tạo ra một không gian hòa quyện

giữa không gian thực, không gian sự kiện, không gian kể chuyện và không gian nghệ thuật đã thể hiện tài năng của tác giả. Không gian đi liền với thời gian được khai thác theo nhiều chiều đã làm cho câu chuyện thực tế trong hành trình MKKS được mở rộng ra nhiều lần, vừa phản ánh được chiều sâu của thời gian, không gian sự kiện vừa mở ra được không gian cảm xúc của người xem. Sự đan xen các mốc thời gian lịch sử, các diễn biến theo trật tự thời gian trong quá trình thực hiện ký sự đã làm cho câu chuyện thực của tác giả sống động, có lượng thông tin dồi dào, có điều kiện để tác giả khai thác, phân tích, tìm lời giải thích thỏa đáng cho các vấn đề đặt ra. Không những vậy, việc kết hợp tài tình yếu tố thời gian, không gian xuất phát từ điểm nhìn trần thuật bên trong đã làm cho bố cục của hành trình MKKS tránh được sự khuôn sáo, nhàm chán, sự gượng ép, khiêng cưỡng khi lồng ghép các thông tin kinh tế, văn hóa, lịch sử... Việc thể hiện câu chuyện trên chuỗi thời gian tuyến tính làm cho câu chuyện thực tế trong MKKS không quá sa đà vào các chi tiết khác, làm loãng nội dung chính của ký sự. Mặc dù lồng ghép nhiều yếu tố thời gian, không gian, khai thác thời gian, không gian ở nhiều phương diện nhưng tác giả vẫn giữ nhịp thời gian theo trật tự tuyến tính, chính điều này làm cho các phần, các tập, các trường đoạn của MKKS có tính liên kết theo trật tự thời gian. Có thể nói việc khai thác thời gian, không gian trong MKKS là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của MKKS./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội,1999. [2] Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí- những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, 2007. [3] Nguyễn Đức Dân, Tri nhận thời gian trong Tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ số 12 năm 2009 [4] Đức Dũng, Các thể loại báo chí, NXB Văn hóa thông tin, HN,1996. [5] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, HN,1992. [6] Tầm Dương, Về thể ký, Tạp chí văn học, (2), HN,1967. [7] Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,2004. [8] Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học- một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB ĐH Sư Phạm Hà Nội,2007. [9] Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội,1998. 118

Ký kết hợp tác . . .

Thông tin Khoa học – Đào tạo KÝ KẾT HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

Hà Kiên Tân*

Ngày 30-5, Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) và Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (IDR), Trường ĐH Kinh tế TP HCM đã long trọng tổ chức lễ Ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự phát triển mới giữa hai đơn vị nhằm định hướng lâu dài trong hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhằm đáp ứnh nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Có thể nói, sự phát triển của BETU ngoài sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo (Đảng ủy, HĐQT, BGH) và của tất cả đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên toàn nhà trường, thì một nhân tố không thể thiếu được, đó chính là sự hỗ trợ nhiệt tình và có hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bình Dương, trước hết là các Sở, Ban Ngành chuyên môn và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà. Trong thời đại ngày nay – Thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, không có con đường nào khác, một trường đại học công việc chính trước hết là đào tạo ra những người lao động có chất lượng cao (có kỹ thuật, có kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm) thì, nhất thiết phải tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp. Chính vì vậy, BETU đã chủ động bàn bạc và đi đến thoả thuận với IDR. Theo đó, về lĩnh vực nghiên cứu: Hai bên cùng nỗ lực tìm kiếm các đề tài/dự án nghiên cứu và phối hợp tổ chức thực hiện theo thế mạnh của mỗi bên. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu sẽ tiến hành trao đổi chia sẻ về phương pháp, thông tin, cơ sở dữ liệu và từ đó tổ chức công bố các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tổ chức hội thảo, hội nghị. Về lĩnh vực huấn luyện, đào tạo: hai bên hợp tác mở các lớp đào tạo và huấn luyện ngắn hạn theo nhu cầu tổ chức, doanh nghiệp, trước mắt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong quá trình tổ chức huấn luyện, hai bên tổ chức xây dựng chương trình biên soạn, cập nhật tài liệu, giới thiệu và cử cán bộ khoa học, giảng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia giảng dạy chương trình đào tạo các khóa học. Về lĩnh vực tư vấn kinh tế và quản trị doanh nghiệp: hai bên sẽ hợp tác trong việc tìm kiếm và tổ chức thực hiện các hợp đồng tư vấn theo nhu cầu doanh nghiệp và cung cấp thông tin kinh tế theo nhu cầu thị trường. Thỏa thuận mà BETU ký kết với IDR cho thấy, chiến lược phát triển đúng đắn, sự hợp tác có hiệu quả giữa BETU với các đối tác trong vào ngoài nước, đặc biệt là với các Viện/ Trường tại TP.HCM, từng bước nâng tầm năng lực nghiên cứu và đào tạo của BETU, qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. * ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

119

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

THỂ LỆ GỬI BÀI CHO TẬP SAN KINH TẾ - KỸ THUẬT ----  ----

1. Bài gửi đăng trên tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật là bài viết bằng tiếng Việt, chưa gửi đăng ở một ấn phẩm thông tin nào khác. 2. Bài viết cần nêu lên được kết quả nghiên cứu của tác giả và phải theo cấu trúc của một bài báo khoa học, với mở đầu, nội dung và kết luận. 3. Ở đầu bài viết có phần tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh không quá 10 dòng. 4. Tài liệu tham khảo ghi theo trình tự: tên tác giả, năm xuất bản, tên sách hoặc tạp chí (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản (tập, số, năm xuất bản đối với tạp chí). Tất cả đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch. Tài liệu tham khảo để ở cuối bài. 5. Bài viết dài không quá 10 trang, nên đánh máy bằng vi tính trên khổ giấy A.4, sử dụng Font chữ Unicode, (Time New Roman), size chữ 12; lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,0 cm, lề trái 3,0 cm, lề phải 2,0 cm. Các công thức toán học dùng MS Equation, hình vẽ dùng Word Picture. Bài viết về toán học, vật lý học có thể dùng hệ soạn thảo văn bản PCTEX. 6. Tiêu đề bài báo cần ngắn gọn. Nếu bài cần chia thành các mục, tiểu mục thì đánh số thứ tự: 1,2; 1.1, 1.2… tên mục, tiểu mục cũng cần ngắn gọn và không có dấu chấm câu. 7. Các chú thích để ở cuối trang, đánh theo số thứ tự phù hợp với trích dẫn ở từng trang và toàn bộ bài. 8. Tác giả gửi cho Hội đồng Biên tập 01 bản in kèm theo file bài viết qua địa chỉ: Tòa soạn Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật , Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, số nhà 530, đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một. Địa chỉ Email: [email protected] Hoặc [email protected] 9. Ở cuối bài, tác giả cần giới thiệu một vài nét về bản thân: Họ, tên, chức danh, nơi đang công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, Email. 10. Tất cả các bài báo đã gửi cho tập san dù được đăng hay không đều được lưu lại mà không gửi trả cho tác giả.

Tòa soạn Tạp chí KINH TẾ - KỸ THUẬT

120

tap chi KTKT.10.pdf

There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. tap chi KTKT.10.

3MB Sizes 27 Downloads 599 Views

Recommend Documents

TAP - NSE
May 22, 2014 - Trading Access Point (TAP). This in continuation to the ... Toll Free No. Fax No. Email id. 1800-22-00-53. +91-22-26598155 [email protected] ...

TAP Rubrics.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. TAP Rubrics.pdf.

TAP background.pdf
artists and ourselves as grantmakers as a part of that field. In alignment with The Heinz Endowments' belief in the need for intersecting strategies, we.

Tap Accent -
Score. Tap Accent. Diehl. V. > > > •. •. •. •. Snareline. •. •. •. •. SUS. -. -. V. V. >> •. •. Tenorline. 14 .......... •. R. -. -. > > > > > ////////////. Bass Drums. 142/////////////. RL.

Theology on Tap
Theology on Tap-Green. Bay/De Pere. Young Adults, ages 21-39, single or married: Are you looking for some time to unwind from your hectic schedule of work or classes? Join other young adults for some lively discussions about topics relevant to your l

Toan 6- Bai tap On tap va Nang cao.pdf
Toan 6- Bai tap On tap va Nang cao.pdf. Toan 6- Bai tap On tap va Nang cao.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

pdf-144\advanced-tai-chi-and-chi-kung-core-sentient ...
... right here? Never let the extra point. quits you. Page 3 of 6. pdf-144\advanced-tai-chi-and-chi-kung-core-sentient-program-volume-1-by-kevin-dwyer.pdf.

INVENTA FRASI 1 CHI COSA.pdf
Realizzato da: Carlotta Malavasi blog: www.ilpettirossocheride.blogspot.com LICENZA: cc(by-nc-sa). Questo è un eserciziario per la lettura con metodo globale.

Toan 6- Bai tap On tap va Nang cao.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Toan 6- Bai tap On tap va Nang cao.pdf. Toan 6- Bai tap On tap va Nang cao.pdf. Open. Extract.

lich-tap-nguoi-lon.pdf
7:30 PM MUAY THAI MUAY THAI. Email:[email protected] Website: ... 8:30AM. Page 1 of 1. Main menu. Displaying lich-tap-nguoi-lon.pdf. Page 1 of 1.

bai-tap-dai_so_va_giai_tich_11_co_ban_2_9931.pdf
Cap sdnhdn IM vo hqn la cdp sd' nhdn vd han cd cdng bdi q thoa man |?| < 1. • Cdng thflc tfnh tdng 5 cua cdp sd nhdn lui vd han (M„). 5 = Ml + M2 + M3 + .

Cusack tap-a-phase manual.pdf
Cusack tap-a-phase manual.pdf. Cusack tap-a-phase manual.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Cusack tap-a-phase manual.pdf.

drill-tap-index-by-kaje.pdf
... by Kaje at https://sites.google.com/site/lagadoacademy/home. This work is made available under. the terms of the Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 license, http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/. Page 1 of 4. Drill-Tap Index. De

10-juknis TAP Nonpendas.pdf
Sign in. Page. 1. /. 45. Loading… Page 1 of 45. Page 1 of 45. Page 2 of 45. Page 2 of 45. Page 3 of 45. Page 3 of 45. 10-juknis TAP Nonpendas.pdf. 10-juknis TAP Nonpendas.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying 10-juknis TAP N

off load tap changer pdf
Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. off load tap changer pdf. off load tap changer pdf. Open. Extract.

PAUD4500-TAP (1).pdf
Page 2 of 27. RANCANGAN AKTIVITAS TUTORIAL (RAT). Kode/Nama Mata Kuliah : PAUD4500/TAP. SKS : 4 sks. Nama Pengembang : Ira Fatmawati, S.S., ...

CHI THI 10.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. CHI THI 10.pdf.