ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HỌC VỤ NGHIÊN CỨU SINH (Kèm theo Quyết định số 104/QĐ-VMT&TN-ĐT ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG-HCM)

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đăng ký làm Nghiên cứu sinh (NCS) 1. Sau khi nhận được quyết định trúng tuyển NCS của Viện MT&TN, thí sinh phải đến làm thủ tục đăng ký nhập học và đăng ký làm NCS theo thời gian quy định để được công nhận làm NCS của Viện; 2. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục, NCS được Viện ra quyết định công nhận NCS, tập thể hướng dẫn (TTHD), đề tài nghiên cứu và thời gian đào tạo; 3. Thí sinh trúng tuyển không thực hiện thủ tục đăng ký nhập học theo thời gian quy định sẽ không được công nhận là NCS của Viện. 4. Thời gian làm NCS được tính từ ngày ghi trong Quyết định công nhận NCS. Điều 2. Đăng ký học tập, nghiên cứu hàng năm 1. Trước mỗi học kỳ, NCS phải hoàn tất việc đăng ký học tập và nghiên cứu, bao gồm việc đăng ký các học phần, các chuyên đề tiến sĩ và thực hiện luận án tiến sĩ. 2. Việc đăng ký học tập và nghiên cứu là một trong những cơ sở pháp lý cần thiết để tiến hành các thủ tục kế tiếp cho chương trình đào tạo. 3. NCS không đăng ký tiếp tục chương trình học tập, nghiên cứu, được coi là tự ý thôi học và Viện sẽ làm thủ tục xóa tên trong danh sách NCS của Viện. Điều 3. Quản lý NCS và đóng học phí 1. Quản lý NCS: Phòng chuyên môn (PCM), Phòng Đào tạo, các cá nhân và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm về việc tổ chức, quản lý học tập và nghiên cứu của NCS theo quy định về tổ chức và quản lý đào tạo tiến sĩ do Viện MT&TN ban hành. 2. Học phí: Các NCS đều phải đóng học phí. Việc thu, chi phục vụ đào tạo tiến sĩ được thực hiện theo Quy định của Viện áp dụng cho năm học tương ứng. Điều 4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của NCS 1. Trong quá trình đào tạo, NCS có trách nhiệm báo cáo kế hoạch để thực hiện chương 1

2.

3. 4. 5. 6.

trình học tập và nghiên cứu, và đề cương nghiên cứu với PCM và phòng Đào tạo. Trong quá trình đào tạo, NCS có nhiệm vụ: a. Thực hiện việc đăng ký học tập và nghiên cứu vào trước mỗi đầu học kỳ; b. Thực hiện CTĐT được quy định tại các Điều 6 của Quy định này; c. Thường xuyên gặp gỡ bàn luận và trao đổi chuyên môn với TTHD theo kế hoạch và lịch đã định; d. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt học thuật trước các báo cáo chuyên đề và bảo vệ LATS cấp đơn vị chuyên môn do PCM tổ chức; e. Tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ở trong và ngoài Viện MT&TN. NCS có trách nhiệm nộp học phí theo qui định: Mức học phí cụ thể do Viện quyết định phù hợp với quy định của Nhà nước. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Viện chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy chế và nội quy của Viện. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Viện. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Những điều NCS không được phép làm 1. Tìm hiểu hoặc tiếp xúc với các cán bộ phản biện luận án, liên hệ hoặc gặp gỡ với các thành viên Hội đồng trước khi bảo vệ luận án. 2. Tham gia vào quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận án như đưa hồ sơ luận án đến các thành viên Hội đồng. 3. Tiếp xúc để lấy các bản nhận xét luận án của các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học. Điều 6. Chương trình đào tạo 1. Mục tiêu chính của chương trình đào tạo tiến sĩ là nhằm đào tạo ra những nhà khoa học độc lập có kiến thức chuyên sâu, có khả năng xử lý thông tin hữu hiệu, có khả năng phát hiện vấn đề, có kỹ năng nghiên cứu khoa học và có thể sáng tạo ra những tri thức khoa học mới. 2. Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ tiến sĩ: ­ Nhằm giúp NCS hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức ngành/chuyên ngành, có kiến thức rộng về các ngành liên quan, tự học các kiến thức lý luận về nền tảng, các kiến thức có tính ứng dụng của ngành/ chuyên ngành. ­ Hỗ trợ NCS tự rèn luyện khả năng nghiên cứu, khả năng độc lập xác định vấn đề và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, khả năng thực hành cần thiết. ­ Hỗ trợ NCS tự rèn luyện phương pháp nghiên cứu, phương pháp viết các bài báo khoa học và phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu của mình.

2

3. CTĐT trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học, coi trọng rèn luyện thói quen NCKH, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. 4. CTĐT trình độ tiến sĩ gồm ba phần: ­ Phần 1: Các học phần bổ sung; ­ Phần 2: Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ; ­ Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ. 5. PCM có nhiệm vụ xây dựng CTĐT trình độ tiến sĩ và hàng năm có thể thực hiện bổ sung, điều chỉnh danh mục và nội dung các học phần, các định hướng cho các chuyên đề tiến sĩ theo yêu cầu của ngành/chuyên ngành đào tạo, trình Viện trưởng phê duyệt. Thời gian thực hiện CTĐT trình độ tiến sĩ: Thời gian thực hiện CTĐT trình độ tiến sĩ đối với NCS có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục, đối với NCS tốt nghiệp đại học (ĐH) là 5 năm tập trung liên tục. Trường hợp NCS không theo học tập trung liên tục được và được Viện chấp nhận thì CTĐT và nghiên cứu của NCS phải có tổng thời gian học tập nghiên cứu như quy định ở trên, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại PCM để thực hiện đề tài nghiên cứu. Điều 7. Học phần bổ sung, học phần trình độ Tiến sĩ và các chuyên đề Tiến sĩ 1. Học phần bổ sung Các học phần bổ sung là các học phần giúp NCS có đủ kiến thức và đạt được trình độ chuyên môn cơ bản để thực hiện nhiệm vụ của NCS. - Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc chuyên ngành tương ứng; - Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, hoặc có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì trên cơ sở đối chiếu với chương trình đào tạo hiện tại, Viện sẽ yêu cầu NCS học bổ sung các học phần cần thiết theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu. - Viện trưởng quyết định các học phần NCS cần học bổ sung và khối lượng tín chỉ cần bổ sung; Học phần bổ sung được quy định: - Danh mục các học phần bổ sung do Phòng chuyên môn xây dựng. - Điểm đạt của các môn học của học phần bổ sung là ≥ 5. 2. Học phần trình độ tiến sĩ Các học phần ở trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; nâng cao trình độ lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu.

3

-

Học phần này bao gồm các môn học thuộc CTĐT tiến sĩ (8 - 12 TC) trong đó có môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành (2 TC).

-

Các học phần ở trình độ tiến sĩ bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn, trong đó các học phần bắt buộc là những học phần căn bản, liên quan đến những kiến thức cốt lõi ở mức độ cao của ngành và chuyên ngành. Tập thể hướng dẫn chịu trách nhiệm lựa chọn các học phần trình độ tiến sĩ sao cho phù hợp với hướng đề tài nghiên cứu của NCS. Viện trưởng quyết định khối lượng tín chỉ cần học.

Học phần trình độ tiến sĩ được quy định: -

Danh mục các học phần trình độ TS do Phòng chuyên môn xây dựng; Điểm đạt của các môn học của học phần trình độ tiến sĩ là ≥ 7.

3. Chuyên đề tiến sĩ Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp NCS giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Nội dung của chuyên đề tiến sĩ là một phần nội dung nghiên cứu theo hướng đề tài luận án hoặc nghiên cứu riêng của NCS có liên quan đến đề tài luận án. NCS cần trình bày cụ thể về tình hình nghiên cứu, phương tiện và phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu, các ý kiến thảo luận, kết luận và đề xuất. NCS phải hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề có khối lượng 3 tín chỉ. Các NCS cần phải thực hiện đầy đủ 3 chuyên đề Tiến sĩ theo định hướng sau: ­ Chuyên đề 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan ­ Chuyên đề 2: Lý thuyết về vấn đề nghiên cứu ­ Chuyên đề 3: Phương pháp, nội dung/Mô hình

NCS phải hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ trong 24 tháng (hoặc 36 tháng đối với NCS chỉ có bằng đại học) kể từ ngày trúng tuyển NCS. Trong một học kỳ, NCS chỉ thực hiện tối đa hai chuyên đề tiến sĩ. Việc hoàn thành các học phần bổ sung (nếu có), các học phần ở trình độ tiến sĩ và ba chuyên đề tiến sĩ là điều kiện tiên quyết để làm thủ tục bảo vệ luận án tiến sĩ. Viện trưởng giao cho phòng Đào tạo công bố công khai trước khi khai giảng mỗi khóa đào tạo tiến sĩ các nội dung sau:  Danh mục, mục tiêu, yêu cầu và nội dung CTĐT với các môn học ở trình độ TS, các CĐTS của từng ngành/chuyên ngành đào tạo;  Cách đánh giá và yêu cầu điểm hoàn thành cho mỗi môn học;  Cách báo cáo, cách đánh giá các báo cáo chuyên đề tiến sĩ. Điều 8. Nghiên cứu khoa học và luận án Tiến sĩ 1. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học (NCKH) là giai đoạn chính, mang tính bắt buộc trong quá trình NCS thực hiện LATS. Đây là giai đoạn mà NCS có thể đạt tới tri thức mới hoặc giải 4

pháp mới, hình thành các cơ sở quan trọng nhất để viết nên LATS. Trên cơ sở tính chất của lĩnh vực NC thuộc khoa học tự nhiên hay khoa học kỹ thụât – công nghệ, các PCM quản ngành, các Ban Chủ nhiệm ngành và CBHD có các yêu cầu cụ thể đối với việc NCKH của NCS: -

Đánh giá hiện trạng tri thức, hiện trạng giải pháp công nghệ liên quan đến đề tài luận án.

-

Yêu cầu điều tra, thực nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết.

-

Yêu cầu suy luận khoa học hoặc thiết kế giải pháp, gắn liền với thí nghiệm.

-

Phân tích, đánh giá các kết quả thu được từ quá trình suy luận khoa học hay thí nghiệm.

Nội dung, quy mô NCKH phải phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ. NCS phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả NCKH của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế. NCS phải viết ít nhất 2 bài báo khoa học đăng tên các tạp chí khoa học ngành/chuyên ngành có phản biện độc lập. Thời gian NCKH được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. 2. Luận án Tiến sĩ Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội. Chương II TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 9. Tổ chức giảng dạy, đánh giá các học phần 1. Khi tiếp nhận NCS, trên cơ sở các văn bằng và bảng điểm mà NCS đã đạt được, Viện trưởng xem xét và xác định số tín chỉ các học phần bổ sung (nếu có) cho từng NCS. 2. Tập thể hướng dẫn chịu trách nhiệm lựa chọn các học phần trình độ tiến sĩ sao cho phù hợp với hướng đề tài nghiên cứu của NCS. Viện trưởng quyết định khối lượng tín chỉ cần học; 3. Trước mỗi đầu học kỳ, NCS phải thực hiện việc đăng ký học tập và nghiên cứu, bao gồm: a. Đăng ký các học phần bổ sung (nếu có). b. Đăng ký các học phần ở trình độ tiến sĩ. c. Đăng ký các chuyên đề tiến sĩ. 5

Việc đăng ký học tập và nghiên cứu này phải có sự đồng ý của TTHD. NCS có thể đăng ký các học phần không thuộc CTĐT của ngành nhưng việc đăng ký này phải có sự đồng ý của TTHD. 4. Việc tổ chức đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của NCS được thực hiện vào cuối học kỳ và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: a. Điểm hoàn thành các học phần bổ sung là từ 5,0 trở lên. b. Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7,0 trở lên. c. Các chuyên đề tiến sĩ được đánh giá bằng hình thức bảo vệ có chấm điểm trước hội đồng vào cuối học kỳ. Điểm hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ là từ 5,0 trở lên. 5. Các học phần, chuyên đề tiến sĩ không hoàn thành phải được thực hiện lại trong các học kỳ tiếp theo. 6. Các môn học thuộc CTĐT trình độ thạc sĩ và tiến sĩ do phòng Đào tạo tổ chức thực hiện. Việc tổ chức môn học và công nhận điểm môn học được tham chiếu theo Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ của Viện MT&TN. Điều 10. Những thay đổi trong quá trình đào tạo 1. Việc thay đổi đề tài luận án (nếu có) phải phù hợp với hướng nghiên cứu của ngành/ chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của NCS và phải được thực hiện chậm nhất 12 tháng trước khi bảo vệ luận án cấp đơn vị chuyên môn (ĐVCM). Để có cơ sở cho việc ra quyết định thay đổi đề tài luận án, NCS phải thực hiện lại đề cương NCS trước khi thay đổi đề tài luận án. 2. Tên đề tài luận án có thể được điều chỉnh theo đề nghị Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM. Việc điều chỉnh này không làm thay đổi nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. 3. Việc bổ sung hoặc thay đổi CBHD phải được thực hiện chậm nhất 12 tháng trước khi kết thúc thời gian đào tạo chính thức. 4. Nếu NCS chưa hoàn thành các học phần bổ sung (nếu có) và các học phần ở trình độ tiến sĩ trong thời hạn quy định, NCS phải nộp đơn đề nghị gia hạn chậm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn. Đơn đề nghị gia hạn phải có sự đồng ý của TTHD, PCM và được gửi đến phòng Đào tạo để xem xét và quyết định. Số lần gia hạn tối đa là 2 lần, mỗi lần tối đa 6 tháng. a. Điều kiện để được xét gia hạn lần 1: NCS đã hoàn thành 50% tổng số tín chỉ. b. Điều kiện để được xét gia hạn lần 2: NCS đã hoàn thành 70% tổng số tín chỉ. 5. Nếu NCS chưa hoàn thành các chuyên đề tiến sĩ trong thời hạn quy định, NCS phải nộp đơn đề nghị gia hạn chậm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn. Đơn đề nghị gia hạn phải có sự đồng ý của TTHD, chủ nhiệm ngành và được gửi đến phòng Đào tạo để xem xét và quyết định. Số lần gia hạn tối đa là 2 lần, mỗi lần tối đa 6 tháng. a. Điều kiện để được xét gia hạn lần 1: NCS đã hoàn thành một chuyên đề tiến sĩ. b. Điều kiện để được xét gia hạn lần 2: NCS đã hoàn thành hai chuyên đề tiến sĩ. 6. Hội đồng học vụ của Viện sẽ xử lý học vụ các trường hợp gia hạn.

6

7. Khi có lý do chính đáng, NCS có thể đề nghị chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện thời hạn học tập theo quy định còn ít nhất là một năm, được Viện MT&TN đồng ý, được cơ sở chuyển đến tiếp nhận và ra quyết định tiếp nhận NCS của cơ sở chuyển đến. 8. NCS được xác định là hoàn thành CTĐT đúng hạn nếu trong thời hạn quy định, luận án đã được thông qua ở Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM. 9. Nếu NCS không có khả năng hoàn thành CTĐT đúng thời hạn quy định, NCS phải nộp đơn đề nghị gia hạn chậm nhất là 3 tháng trước khi hết hạn. Đơn đề nghị gia hạn phải có sự đồng ý của TTHD, chủ nhiệm ngành và có ý kiến của đơn vị cử đi học (nếu có), và được gửi đến phòng Đào tạo để xem xét và quyết định. a. Điều kiện để được xét gia hạn: NCS đã hoàn thành phần 1 và 2 của CTĐT. b. Thời hạn gia hạn tối đa là 24 tháng. c. NCS có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh khi gia hạn theo thông báo của phòng Đào tạo. 10. Khi NCS hoàn thành xuất sắc CTĐT và đề tài nghiên cứu, thể hiện qua việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc nước ngoài có uy tín, NCS có thể đề nghị được bảo vệ sớm luận án. Phòng Đào tạo xem xét trình Viện trưởng quyết định việc bảo vệ LATS trước thời hạn trên cơ sở: a. Kết quả học tập và NCKH của NCS. b. Đề nghị của TTHD. c. Ý kiến đánh giá, đề nghị của PCM. 11. Khi NCS hết thời gian đào tạo (kể cả thời gian gia hạn nếu có) hoặc đã hoàn thành CTĐT (kể cả khi NCS bảo vệ sớm trước thời hạn), phòng Đào tạo gửi văn bản thông báo cho đơn vị cử NCS đi học biết và có đánh giá về kết quả nghiên cứu và thái độ của NCS trong quá trình học tập tại Viện. 12. Sau khi hết thời gian đào tạo (kể cả gia hạn) mà NCS vẫn chưa hoàn thành luận án, Viện ra quyết định ngưng đào tạo NCS và trả NCS về cơ quan công tác NCS. Trong trường hợp này, NCS vẫn có thể tiếp tục thực hiện đề tài luận án và trở lại Viện trình luận án để bảo vệ nếu đề tài luận án và kết quả NC vẫn đảm bảo tính thời sự, giá trị khoa học. Thời gian tối đa cho phép trình luận án để bảo vệ là 7 năm (84 tháng) kể từ ngày có quyết định công nhận NCS. Quá thời hạn này, NCS không được bảo vệ luận án và các kết quả học tập thuộc CTĐT trình độ TS không được bảo lưu. 13. Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ, nếu không thể hoàn thành CTĐT trình độ tiến sĩ thì có thể nộp đơn đề nghị thực hiện luận văn thạc sĩ. NCS có thể được xem xét bổ sung một số môn học hoặc kết quả nghiên cứu phù hợp với CTĐT thạc sĩ tương ứng. NCS sẽ được cấp bằng Thạc sĩ sau khi hoàn thành các yêu cầu theo quy chế đào tạo thạc sĩ. Điều 11. Thực hiện chuyên đề Tiến sĩ (CĐTS) 1. Các CĐTS được thực hiện bằng cách tự học, tự nghiên cứu của NCS dưới sự giúp đỡ của TTHD.

7

2. PCM quản ngành có trách nhiệm tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học để NCS trao đổi và tranh luận về các vấn đề của CĐTS (ít nhất là 1 buổi sinh hoạt/1 CĐTS) và phải nộp biên bản buổi sinh hoạt khoa học về CĐTS liên quan cho Phòng Đào tạo. 3. Biên bản buổi sinh hoạt khoa học được coi là một trong những điều kiện để Viện Trưởng ra quyết định cho phép thành lập tiểu ban bảo vệ CĐTS liên quan. Điều 12. Thành lập tiểu ban đánh giá CĐTS 1. Để được thành lập tiểu ban đánh giá CĐTS, NCS cần nộp cho Phòng Đào tạo các hồ sơ bao gồm: công văn đề nghị thành phần tiểu ban của Chủ nhiệm ngành (phòng chuyên môn) và 04 bản báo cáo chuyên đề (có chữ ký của NCS và TTHD). 2. Mỗi chuyên đề cần thành lập tiểu ban đánh giá riêng. Thành phần tiểu ban do Chủ nhiệm ngành đề nghị. Tiểu ban bao gồm 3 thành viên, trong đó tập thể hướng dẫn NCS không được làm chủ tịch hoặc thư ký tiểu ban. 3. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng Đào tạo trình Viện Trưởng xem xét và ra quyết định thành lập tiểu ban đánh giá CĐTS, gồm ba thành viên: trưởng tiểu ban, thư ký và một ủy viên. Điều 13. Tổ chức đánh giá CĐTS a. Ít nhất 7 ngày trước khi tổ chức hội đồng, Phòng Đào tạo có trách nhiệm gửi giấy mời tham gia tiểu ban, Quyết định thành lập tiển ban, thuyết minh báo cáo CĐTS của NCS tới các thành viên tiểu ban. b. Tiêu chuẩn thành viên tiểu ban đánh giá: - Các thành viên tiểu ban phải có chức danh giáo sư, hoặc phó giáo sư hoặc học vị TSKH hoặc tiến sĩ, có ngành/chuyên ngành phù hợp, am hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Trưởng tiểu ban phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của tiểu ban . c. Tiểu ban chỉ tổ chức họp đánh giá khi có mặt đủ ba thành viên. d. Thông qua báo cáo (thời gian tối đa 30 phút), tranh luận và trả lời câu hỏi, tiểu ban sẽ cho điểm đánh giá kết thúc chuyên đề tiến sĩ. Điểm của các thành viên được chấm theo thang điểm 10, có số lẻ đến 0,5 điểm. Điểm của tiểu ban đánh giá là trung bình cộng điểm ba thành viên, được tính đến 1 số lẻ thập phân. e. Chênh lệch về điểm giữa các thành viên không được vượt quá 3 điểm hoặc không được vượt quá 2 điểm so với điểm trung bình cộng của tiểu ban. Nếu xảy ra trường hợp này thì trưởng tiểu ban triệu tập cuộc họp giữa các thành viên và thống nhất cách xử lý. Trường hợp không thống nhất được điểm cuối cùng, trưởng tiểu ban là người quyết định.. Điều 14. Đánh giá và điều kiện bảo vệ luận án 1. LATS được tiến hành đánh giá qua hai cấp: a. Cấp ĐVCM; b. Cấp Viện. 8

2. Điều kiện để NCS được đề nghị bảo vệ LATS cấp ĐVCM: - Đã hoàn thành luận án và CTĐT trong thời gian quy định; - Luận án đã được góp ý và sơ bộ đánh giá qua buổi sinh hoạt học thuật chuyên môn do PCM tổ chức (với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài Viện); - Luận án đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 21 của “Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ” của Viện MT&TN (năm 2014); - TTHD có văn bản khẳng định chất lượng luận án, nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập, nghiên cứu của NCS và chấp thuận cho NCS được bảo vệ luận án; - NCS hiện không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Điều 15. Đánh giá luận án cấp ĐVCM 1. Khi NCS đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy định này, xét đề nghị của TTHD, PCM kết hợp với Chủ nhiệm ngành đề xuất bằng văn bản đề nghị Phòng Đào tạo tiến hành các thủ tục và trình Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM. 2. Phòng Đào tạo tổ chức họp hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM theo đúng qui định. Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM gồm 7 thành viên: - Có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc có học vị TSKH hoặc TS, am hiểu lĩnh vực đề tài nghiên cứu của NCS. - Có tối đa 5 thành viên là cán bộ khoa học của Viện. - Hội đồng gồm Chủ tịch, Thư ký, hai cán bộ phản biện và các Ủy viên hội đồng. TTHD, những người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột) của NCS không được tham gia hội đồng. Mỗi thành viên hội đồng chỉ đảm nhiệm một trách nhiệm trong hội đồng. 3. Luận án được gửi đến các thành viên của hội đồng trước thời gian tổ chức họp hội đồng đánh giá ít nhất là 15 ngày làm việc. Các thành viên hội đồng phải đọc luận án và viết nhận xét trước khi dự phiên họp của Hội đồng đánh giá luận án. 4. Hội đồng không tổ chức họp đánh giá luận án nếu xảy ra một (hoặc nhiều hơn) trong các trường hợp sau đây: a. Vắng mặt Chủ tịch hội đồng. b. Vắng mặt Thư ký hội đồng. c. Vắng mặt cán bộ phản biện có ý kiến không tán thành luận án. d. Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên. e. NCS đang bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 5. Phiên họp đánh giá luận án cấp ĐVCM: a. Khi luận án vẫn còn những điểm cần sửa chữa, bổ sung, Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM có thể tổ chức nhiều lần nhưng không quá 3 phiên. b. Các thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM phải có nhận xét chỉ ra những kết quả mới của luận án, những hạn chế, thiếu sót của luận án và yêu cầu NCS sửa chữa, bổ sung. 9

c. Luận án chỉ được Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM thông qua để đưa ra bảo vệ cấp Viện khi: - Đã được hoàn chỉnh trên cơ sở các ý kiến đóng góp trong các phiên họp của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM; - Được tối thiểu 6/7 hoặc 5/6 số thành viên hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM có mặt tại phiên họp cuối cùng bỏ phiếu tán thành để luận án được bảo vệ ở Hội đồng chấm luận án cấp Viện (phiếu trắng được xem là phiếu không tán thành). 6. Hội đồng phải thực hiện Quyết nghị của hội đồng, trong đó nêu rõ: a. Tên đề tài có phù hợp với nội dung và mã số ngành/chuyên ngành, có trùng lặp với các tên đề tài đã bảo vệ hay không? b. Những kết luận khoa học cơ bản, những điểm mới, đóng góp mới của luận án. c. Cơ sở khoa học, độ tin cậy của những luận điểm và những kết luận nêu trong luận án. d. Ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và các đề xuất sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án. e. Những điểm cần bổ sung, sửa chữa (nếu có) trước khi bảo vệ luận án cấp Viện. f. Mức độ đáp ứng các yêu cầu của luận án. g. Kết quả bỏ phiếu đánh giá luận án của Hội đồng. h. Kết luận: Đề nghị cho phép NCS bảo vệ cấp Viện/Đề nghị bảo vệ lại cấp ĐVCM. 7. Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM: a. Thông qua danh sách giới thiệu Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. b. Thông qua danh sách các tổ chức và các nhà khoa học được gửi tóm tắt luận án của NCS. Danh sách gồm các cơ quan, đơn vị, cá nhân có trình độ từ tiến sĩ trở lên, cùng ngành hoặc chuyên ngành, đã và đang nghiên cứu hoặc có thể ứng dụng những vấn đề trong luận án. c. Số lượng cá nhân thuộc Viện không quá tổng số các cá nhân trong danh sách gửi tóm tắt luận án. Điều 16. Quy trình bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐVCM: 1. NCS nộp cho phòng Đào tạo 8 quyển luận án, 8 quyển tóm tắt luận án và 8 quyển tuyển tập các công trình công bố liên quan đến đề tài luận án của NCS (gồm danh mục, bản sao bìa tạp chí hoặc kỷ yếu và bản sao toàn văn bài báo, công trình công bố) và bộ hồ sơ đề nghị bảo vệ luận án cấp ĐVCM. Bộ hồ sơ (một bản chính và một bản sao) bao gồm: - Đơn đề nghị bảo vệ LATS cấp ĐVCM. - Bản nhận xét của TTHD, bao gồm việc khẳng định chất lượng luận án, nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập, nghiên cứu của NCS và chấp thuận cho NCS bảo vệ LATS. - Lý lịch khoa học mới nhất, có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương cử đi học. - Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có công trình đồng tác giả). 10

-

Bảng điểm đào tạo tiến sĩ đã hoàn thành CTĐT trong thời gian quy định. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học (nếu có), bằng thạc sĩ.

2. Căn cứ theo xem xét và đề nghị của phòng Đào tạo, Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án cấp ĐVCM. 3. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày Viện trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án cấp ĐVCM, phòng Đào tạo gửi giấy mời đọc và nhận xét luận án cùng với quyển luận án, quyển tóm tắt luận án và quyển tuyển tập các công trình công bố liên quan đến đề tài luận án của NCS đến các thành viên trong hội đồng. Thời gian để các thành viên trong hội đồng đọc luận án ít nhất là 15 ngày làm việc. Bản nhận xét luận án phải gửi trực tiếp đến phòng Đào tạo. 4. Sau khi nhận đủ 7 bản nhận xét luận án của các thành viên hội đồng, phòng Đào tạo lưu lại bản chính và chuyển các bản sao cùng với văn bản đề nghị ngày họp hội đồng chấm luận án đến chủ tịch Hội đồng. 5. Trình tự buổi bảo vệ luận án cấp ĐVCM: - Đại diện phòng Đào tạo tuyên bố lý do, đọc Quyết định của Viện thành lập Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp ĐVCM, sau đó chuyển quyền điều khiển buổi bảo vệ cho Chủ tịch Hội đồng. - Chủ tịch hội đồng công bố danh sách thành viên Hội đồng có mặt, các điều kiện chuẩn bị cho buổi bảo vệ và công bố chương trình làm việc. - Thư ký hội đồng đọc lý lịch khoa học của NCS, nếu không có ý kiến thắc mắc hay phản đối, chương trình làm việc chuyển sang mục tiếp theo. Nếu có ý kiến thắc mắc hay phản đối, NCS sẽ phải giải trình trước Hội đồng. - NCS trình bày nội dung luận án trong thời gian từ 30 đến 60 phút. - Các cán bộ phản biện (giới thiệu) nhận xét về luận án và đặt câu hỏi. - Thành viên hội đồng nhận xét và đặt câu hỏi hoặc góp ý về những kết quả đã đạt được, những điểm mới của luận án, những vấn đề chưa giải quyết được và những điểm cần bổ sung hoặc sửa chữa. - Việc đánh giá luận án phải tập trung chủ yếu vào việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nội dung và chất lượng của luận án, đảm bảo sự chính xác, khách quan, khoa học. - NCS trả lời các câu hỏi đã nêu ra và các ý kiến trao đổi. - Khi không còn vấn đề tranh luận hoặc các vấn đề đã được làm rõ, Hội đồng họp riêng. Từng thành viên hội đồng viết phiếu đánh giá. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và hai ủy viên (Trưởng ban không nhất thiết là Chủ tịch hội đồng). Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thực hiện Biên bản kiểm phiếu (có chữ ký của Trưởng ban kiểm phiếu). - Dựa vào nhận xét của các thành viên, nội dung thảo luận tại phiên họp và biên bản kiểm phiếu, Hội đồng thảo luận để thông qua Quyết nghị của hội đồng. - Thư ký hội đồng có nhiệm vụ lập Biên bản hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM (ghi chi tiết nội dung thảo luận tại phiên họp, ghi rõ các câu hỏi và trả lời, thành 11

-

-

phần ban kiểm phiếu, có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký hội đồng) và Quyết nghị của hội đồng (có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký hội đồng). Chủ tịch hội đồng công bố Biên bản kiểm phiếu, Biên bản hội đồng và Quyết nghị của hội đồng. Nếu quyết nghị của hội đồng kết luận tán thành cho phép NCS bảo vệ luận án cấp Viện, Hội đồng sẽ thông qua các danh sách (có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký hội đồng):  Bản danh sách giới thiệu Hội đồng chấm luận án cấp Viện gồm 15 thành viên: chủ tịch, thư ký, các cán bộ phản biện và các ủy viên, trong đó số thành viên thuộc Viện không quá 6 người.  Bản danh sách các tổ chức và các nhà khoa học (có học vị từ tiến sĩ trở lên) gửi tóm tắt luận án, gồm ít nhất là 50 địa chỉ. Thư ký hội đồng gửi tất cả các hồ sơ về phòng Đào tạo.

11. Thủ tục sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐVCM Trong vòng hai tháng sau buổi bảo vệ thành công luận án cấp ĐVCM, NCS nộp cho Phòng Đào tạo các hồ sơ dành cho việc PBĐL trước khi thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị bảo vệ luận án cấp Viện. - Hai bản giải trình các điểm đã bổ sung và sửa chữa theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM, có chữ ký xác nhận của NCS, TTHD và Chủ tịch Hội đồng và hai người phản biện luận án. - Hai quyển luận án đóng bìa mềm và hai quyển tóm tắt luận án dùng cho PBĐL, đã bổ sung và sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM và đã loại bỏ tất cả các thông tin liên quan đến NCS và TTHD, kể cả danh sách các công trình đã công bố. - Một quyển luận án đóng bìa mềm và một quyển tóm tắt luận án có đầy đủ các thông tin liên quan đến NCS và TTHD. 12. Trong trường hợp quyết nghị của hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM kết luận không tán thành cho NCS bảo vệ luận án cấp Viện: - NCS cần bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng và đề nghị bảo vệ lại sau lần bảo vệ lần thứ nhất không quá 12 tháng kể từ ngày họp hội đồng đánh giá LATS cấp ĐVCM. - Việc tổ chức lại bảo vệ luận án phải theo tuân thủ đúng các quy định như lần bảo vệ luận án lần thứ nhất (tổng số lần tổ chức không quá 3 phiên). - Thành phần Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM không được thay đổi so với lần trước. Điều 17. Phản biện độc lập 1. Trước khi thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện, Viện trưởng lấy ý kiến của hai PBĐL về luận án: 12

a. PBĐL là những nhà khoa học trong hoặc ngoài nước, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đề tài nghiên cứu của NCS, có phẩm chất và đạo đức tốt, có uy tín khoa học cao, có chính kiến và bản lĩnh khoa học. b. Ý kiến của PBĐL có vai trò tư vấn cho Viện trưởng trong việc xem xét đánh giá chất lượng của LATS và quyết định cho NCS bảo vệ luận án cấp Viện. 2. Việc xử lý sau khi có ý kiến của hai PBĐL được thực hiện như sau: a. Cả hai PBĐL tán thành luận án, phòng Đào tạo trình Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện cho NCS. b. Có một PBĐL không tán thành luận án, phòng Đào tạo trình Viện trưởng quyết định chọn và gửi luận án lấy ý kiến của PBĐL thứ ba. Nếu PBĐL thứ ba tán thành luận án thì Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện cho NCS. 3. Luận án bị trả về để đánh giá lại ở cấp ĐVCM nếu cả hai PBĐL đầu tiên không tán thành luận án, hoặc PBĐL thứ ba không tán thành khi luận án phải lấy ý kiến của PBĐL thứ ba. Trong trường hợp này: a. Luận án phải được chỉnh sửa và tổ chức bảo vệ lại ở cấp ĐVCM. b. NCS chỉ được phép trình lại hồ sơ đề nghị bảo vệ cấp Viện sớm nhất sau sáu tháng và muộn nhất là hai năm, kể từ ngày luận án bị trả lại. c. Khi trình hồ sơ, luận án phải được lấy ý kiến của các PBĐL như lần thứ nhất. 4. Quy trình PBĐL: Sau khi nhận được văn bản nhận xét của PBĐL: - Phòng Đào tạo sao và chuyển văn bản nhận xét của PBĐL cho NCS. Trên bản sao đã loại bỏ các thông tin liên quan tới PBĐL; - NCS và TTHD nghiên cứu kỹ các ý kiến của PBĐL và viết bản tiếp thu ý kiến của các PBĐL; - Bản tiếp thu ý kiến phải nêu rõ và cụ thể: + Phần nào, mục nào (ở trang bao nhiêu) đã được sửa chữa; + Những ý kiến được bảo lưu và cần được tranh luận trong buổi bảo vệ; + Những ý kiến được giải trình trong bản tiếp thu; + Có chữ ký xác nhận của NCS, TTHD. a. Khi luận án đã đáp ứng được các quy định về PBĐL, Phòng Đào tạo để tiến hành các thủ tục đánh giá LATS cấp Viện. Điều 18. Hội đồng đánh giá LATS cấp Viện 1. Hội đồng đánh giá LATS cấp Viện gồm 7 thành viên: a. Là những nhà khoa học: - Có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc có học vị TSKH hoặc TS; - Có uy tín chuyên môn, am hiểu vấn đề nghiên cứu của luận án; - Có công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của NCS công bố trong vòng 5 năm tính đến khi được mời tham gia Hội đồng. 13

b. Ít nhất 4 thành viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư. c. Thành viên chưa có chức danh giáo sư hay phó giáo sư thì phải có thời gian tốt nghiệp và nhận bằng TS trên 3 năm tính đến ngày ký quyết định thành lập Hội đồng. d. Số thành viên thuộc Viện không quá ba người. 2. Hội đồng gồm chủ tịch, thư ký, ba cán bộ phản biện và các ủy viên: a. Mỗi thành viên hội đồng chỉ đảm nhận một trách nhiệm trong hội đồng. b. Chủ tịch hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn đúng với ngành/ chuyên ngành của luận án, có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư. c. Cán bộ phản biện phải là người am hiểu sâu sắc luận án, có uy tín chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học đó, có trách nhiệm cao trong đánh giá chất lượng khoa học của luận án. d. Không hạn chế số lượng PBĐL của luận án tham gia hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. Trong đó, không quá một PBĐL tiếp tục nhận nhiệm vụ cán bộ phản biện cho luận án. e. Ba cán bộ phản biện phải là người ở các đơn vị khác nhau, không là cấp dưới trực tiếp của NCS, không là đồng tác giả với NCS trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận án, không cùng đơn vị chuyên môn với NCS. 3. TTHD, những người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột) với NCS không được tham gia hội đồng. Điều 19. Yêu cầu, điều kiện tổ chức bảo vệ và đánh giá luận án cấp Viện 1. Phòng Đào tạo có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực thực hiện các công việc tổ chức bảo vệ luận án cho NCS. 2. Việc tổ chức cho NCS bảo vệ luận án phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a. Công khai thời gian, địa điểm và tên đề tài luận án của NCS trước buổi bảo vệ ít nhất 10 ngày: - Trên các báo của TP.HCM hoặc trên báo trung ương đóng trên địa bàn TP.HCM; - Trên trang web của Viện mục Đào tạo. - Trên trang web của ĐHQG-HCM. b. Công khai nội dung trước buổi bảo vệ ít nhất 30 ngày (trừ các đề tài bảo vệ mật): - Quyển luận án và quyển tóm tắt luận án đã được gửi đến các thành viên Hội đồng; - Quyển tóm tắt luận án đã được gửi đến các tổ chức và các nhà khoa học theo danh sách do PCM đề nghị và được hội đồng đánh giá LATS cấp ĐVCM thông qua; - Quyển tóm tắt luận án đã được trưng bày ở phòng đọc của Thư viện Viện MT&TN;

14

- Luận án, tóm tắt luận án và bản thông tin luận án (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) đã được đăng tải trên trang web của Viện mục Đào tạo và ĐHQG-HCM. c. Các thành viên Hội đồng phải có nhận xét về luận án bằng văn bản gửi đến phòng Đào tạo ít nhất 15 ngày làm việc trước buổi bảo vệ luận án của NCS. Văn bản nhận xét luận án của các thành viên Hội đồng phải đánh giá đầy đủ, cụ thể về các vấn đề sau: - Sự phù hợp của luận án với ngành/chuyên ngành và mã số đã đăng ký; - Trùng lặp hay không trùng lặp với các công trình đã công bố trong và ngoài nước; - Tính trung thực của các trích dẫn; - Bố cục và hình thức của luận án; - Nội dung (phù hợp hay không phù hợp với đề tài nghiên cứu đã đăng ký) và chất lượng của các công trình đã công bố; - Kết luận: Luận án có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với một LATS quy định tại Điều 21 của “Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ” của Viện MT&TN (năm 2014) hay không. 3. Hội đồng không tổ chức họp để đánh giá luận án nếu xảy ra một (hoặc nhiều hơn) trong những trường hợp sau: a. Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. b. Số CBPB có ý kiến không tán thành luận án là quá một. Trong trường hợp này, phòng Đào tạo yêu cầu Viện tổ chức họp Hội đồng KH-ĐT Viện cùng với NCS, TTHD và ba cán bộ phản biện để đề xuất quyết định theo một trong hai hướng sau: - NCS chỉnh sửa hoặc bổ sung theo ý kiến của những cán bộ phản biện có ý kiến không tán thành luận án. Có bản giải trình về những nội dung chỉnh sửa hoặc bổ sung có xác nhận của những cán bộ phản biện vốn có ý kiến không tán thành nay tán thành luận án; - Luận án được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Quy định này. c. Vắng mặt Chủ tịch hội đồng. d. Vắng mặt Thư ký hội đồng. e. Vắng mặt cán bộ phản biện có ý kiến không tán thành luận án. f. Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên. g. NCS đang bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 4. Trong trường hợp cần thiết: a. Viện trưởng quyết định thay đổi thành viên Hội đồng chấm luận án: - Hoặc vì lý do bất khả kháng (đi công tác nước ngoài dài hạn, đi công tác liên quan đến an ninh quốc phòng, ốm nặng); - Hoặc khi thành viên Hội đồng không đảm bảo các quy định tại khoản 1a Điều 18 của Quy định này. 15

b. Các thời hạn quy định, liên quan đến hoạt động của các thành viên Hội đồng và việc tổ chức bảo vệ luận án, được tính kể từ ngày ký quyết định cuối cùng về việc thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. 5. Trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi có quyết định thành lập, Hội đồng phải tiến hành họp đánh giá luận án cho NCS. a. Quá thời hạn này, Hội đồng tự giải tán. b. Sau khi Hội đồng tự giải tán, NCS có quyền tiếp tục đề nghị được bảo vệ luận án nếu còn trong thời hạn đào tạo. Trường hợp này, Viện trưởng quyết định việc cho phép bảo vệ luận án. b. Trình tự, thủ tục bảo vệ luận án thực hiện như đối với NCS bảo vệ luận án cấp Viện lần đầu. Điều 20. Tổ chức bảo vệ LATS cấp Viện 1. Việc tổ chức bảo vệ luận án phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a. Luận án phải được tổ chức bảo vệ công khai. b. Việc bảo vệ luận án: - Phải mang tính chất trao đổi học thuật, qua đó tác giả luận án thể hiện trình độ và sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của mình trước những thành viên trong Hội đồng và những người quan tâm; - Mọi thành viên hội đồng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về bản luận án và phải có bản nhận xét luận án trước khi Hội đồng họp. c. Toàn bộ diễn biến của phiên họp đánh giá luận án phải được ghi thành biên bản chi tiết, đặc biệt phần hỏi và trả lời của NCS cho từng câu hỏi. Biên bản phải được toàn thể Hội đồng thông qua, có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. 2. Luận án được đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu kín: a. Các thành viên Hội đồng chỉ được bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành. Phiếu trắng được coi là phiếu không tán thành. b. Luận án đạt yêu cầu khi có ít nhất từ 6/7 hoặc 5/6 thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành. c. Việc tán thành hay không tán thành được thể hiện qua các mức đánh giá trên phiếu như sau: - Mức “Đạt” hoặc “Không đạt”. - Nếu được đánh giá ở mức “Đạt”, thành viên hội đồng có thể chọn hoặc không chọn thêm mức “Xuất sắc”. 3. Hội đồng phải thực hiện Quyết nghị của hội đồng, trong đó nêu rõ: a. Những kết luận khoa học cơ bản, những điểm mới, đóng góp mới của luận án. b. Cơ sở khoa học, độ tin cậy của những luận điểm và những kết luận nêu trong luận án.

16

b. Ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và các đề xuất sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án. c. Những điểm cần bổ sung, sửa chữa (nếu có) trước khi nộp luận án cho Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện MT&TN. d. Mức độ đáp ứng các yêu cầu của luận án. e. Kết quả bỏ phiếu đánh giá luận án của Hội đồng. f. Kết luận của Hội đồng: tán thành/ không tán thành LATS của NCS. 4. Kết luận của Hội đồng phải được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua bằng biểu quyết công khai. 5. Sau khi NCS hoàn thành việc bổ sung, sửa chữa luận án theo Quyết nghị của hội đồng (nếu có) và có văn bản giải trình chi tiết về các điểm đã bổ sung sửa chữa, Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm kiểm tra lại luận án và ký xác nhận văn bản báo cáo của NCS để lưu tại Phòng Đào tạo. Chỉ sau khi hoàn tất thủ tục sửa chữa này NCS mới được phép nộp luận án cho Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện MT&TN. Điều 21. Hồ sơ đề nghị cho NCS bảo vệ luận án cấp Viện 1. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM và sau khi luận án đã đáp ứng được các quy định về PBĐL được quy định tại Điều 17, phòng Đào tạo sẽ tiến hành các thủ tục đánh giá LATS cấp Viện. 2. Hồ sơ đề nghị bảo vệ luận án cấp Viện của NCS gồm có: a. Đơn đề nghị bảo vệ luận án cấp Viện của NCS. b. Hai bản giải trình các điểm đã bổ sung và sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM, có chữ ký xác nhận của NCS, TTHD, Chủ tịch Hội đồng và hai người phản biện luận án. c. Bản tiếp thu ý kiến của các PBĐL có chữ ký của NCS và TTHD. d. Luận án và tóm tắt luận án (đã bổ sung và sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM và các PBĐL). e. Quyển tuyển tập các công trình công bố liên quan đến đề tài luận án của NCS (gồm danh mục, bản sao bìa tạp chí hoặc kỷ yếu và bản sao toàn văn bài báo, công trình công bố). f. Bản thông tin luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh, gồm các thông tin tóm tắt về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án. g. Lý lịch khoa học mới nhất có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương cử đi học. h. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có công trình đồng tác giả). i. Các phiếu nhận xét bản tóm tắt LATS của các nhà khoa học. j. Bản sao hợp lệ bảng điểm đào tạo tiến sĩ đã hoàn thành CTĐT trong thời gian quy định. k. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ (nếu có).

17

l. Biên bản Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐVCM, trong đó có chi tiết nội dung thảo luận tại các phiên họp, ghi rõ các câu hỏi và trả lời, có kết luận của Hội đồng và có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. m. Hai bản nhận xét luận án cấp ĐVCM của hai cán bộ phản biện và các thành viên Hội đồng. n. Bản nhận xét của TTHD. o. Bản sao quyết định công nhận NCS và các quyết định về những thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có). Điều 22. Quy trình bảo vệ luận án cấp Viện: 1. Sau khi luận án đã đáp ứng được các quy định về PBĐL được quy định tại Điều 25, NCS nộp cho Phòng Đào tạo: - Bản tiếp thu ý kiến của các PBĐL có chữ ký của NCS, TTHD. - 8 quyển luận án và 58 quyển tóm tắt luận án (đã bổ sung và sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp ĐCVM và của các PBĐL). - 8 quyển tuyển tập các công trình công bố liên quan đến đề tài luận án của NCS (gồm danh mục, bản sao bìa tạp chí hoặc kỷ yếu và bản sao toàn văn bài báo, công trình công bố). - 02 bản thông tin luận án, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, gồm các thông tin tóm tắt về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án. - 02 đĩa CD ghi bản luận án, bản tóm tắt luận án, bản thông tin luận án (tiếng Việt và tiếng Anh). 2. Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS. 3. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm chuyển giấy mời đọc và nhận xét phản biện luận án cùng với quyển luận án, tóm tắt luận án và quyển tuyển tập các công trình đã công bố các thành viên Hội đồng trong vòng 7 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. Đồng thời phòng Đào tạo chuyển thư mời nhận xét tóm tắt luận án đến các nhà khoa học trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp ĐVCM . 4. Phòng Đào tạo có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan đến LATS trên trang web (mục Đào tạo) và thư viện của Viện ngay sau khi ra quyết định thành lập LATS cấp Viện. 5. Sau khi nhận đủ các bản nhận xét luận án của các thành viên hội đồng, phòng Đào tạo thông báo cho Chủ tịch hội đồng. Chủ tịch hội đồng chấm luận án tham khảo các Ủy viên hội đồng, quyết định thời gian họp Hội đồng và đề nghị Phòng Đào tạo chuẩn bị tổ chức buổi bảo vệ luận án cấp Viện. Nghiêm cấm NCS tham gia vào quá trình tổ chức Hội đồng. 6. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm công bố thông tin về buổi bảo vệ luận án cấp Viện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qui định.

18

7. Phòng Đào tạo gửi giấy mời họp Hội đồng cho các Ủy viên hội đồng và khách tham dự. Đại diện cơ quan cử người đi học là khách mời đương nhiên. 8. Phòng Đào tạo có trách nhiệm chuyển hồ sơ bảo vệ cho Thư ký Hội đồng. Hồ sơ bao gồm: - Các biểu mẫu biên bản dành cho hội đồng chấm luận án cấp Viện. - Các phiếu đánh giá luận án cấp Viện (màu xanh). - Các bản nhận xét luận án của các thành viên hội đồng. - Hồ sơ của NCS (được quy định tại khoản 2 Điều 21 của Quy định này). 9. Thư ký hội đồng tổng hợp nội dung của các bản nhận xét quyển tóm tắt luận án. 10. Trên cơ sở nội dung các bản nhận xét luận án của cán bộ phản biện và của các thành viên khác trong hội đồng, và nội dung của luận án, thư ký hội đồng chuẩn bị bản dự thảo quyết nghị của hội đồng (được quy định tại khoản 3 Điều 22) để hội đồng thảo luận khi họp riêng. 11. Trình tự buổi bảo vệ luận án cấp Viện: - Đại diện Phòng Đào tạo giới thiệu NCS, tuyên bố lý do, đọc quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện của Viện trưởng, sau đó chuyển quyền điều khiển buổi bảo vệ cho Chủ tịch hội đồng. - Chủ tịch hội đồng công bố danh sách thành viên hội đồng có mặt, các điều kiện chuẩn bị cho buổi bảo vệ và công bố chương trình làm việc. - Thư ký hội đồng đọc lý lịch khoa học của NCS, nếu không có ý kiến thắc mắc hay phản đối, chương trình làm việc chuyển sang mục tiếp theo. Nếu có ý kiến thắc mắc hay phản đối, NCS sẽ phải giải trình trước Hội đồng. - NCS trình bày nội dung luận án trong thời gian không quá 40 phút. - Các cán bộ phản biện đọc nhận xét về luận án và đặt câu hỏi. - Các thành viên khác trong hội đồng đọc nhận xét về luận án và đặt câu hỏi. - Thư ký hội đồng đọc bản tổng hợp nội dung của các bản nhận xét quyển tóm tắt luận án. - Thành viên hội đồng và những người tham dự đặt câu hỏi hoặc góp ý về những kết quả đã đạt được, những điểm mới của luận án, những vấn đề chưa giải quyết được và những điểm cần bổ sung hoặc sửa chữa. - NCS trả lời các câu hỏi đã nêu ra và giải trình về các ý kiến của những người nhận xét quyển tóm tắt. - Khi không còn vấn đề tranh luận hoặc các vấn đề đã được làm rõ, Hội đồng họp riêng. Từng thành viên hội đồng viết phiếu đánh giá. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và hai ủy viên (Trưởng ban không nhất thiết là Chủ tịch hội đồng). Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thực hiện Biên bản kiểm phiếu (có chữ ký của Trưởng ban kiểm phiếu). - Dựa vào nhận xét của các thành viên, nội dung thảo luận tại phiên họp và biên bản kiểm phiếu, Hội đồng thảo luận để thông qua Quyết nghị của hội đồng. 19

-

-

Thư ký hội đồng lập Biên bản hội đồng đánh giá luận án cấp Viện (ghi chi tiết nội dung thảo luận tại phiên họp, ghi rõ các câu hỏi và trả lời, thành phần ban kiểm phiếu, có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký hội đồng) và Quyết nghị của hội đồng (có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký hội đồng). Chủ tịch hội đồng công bố Biên bản kiểm phiếu, Biên bản hội đồng và Quyết nghị của hội đồng.

Điều 23. Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện lần thứ hai 1. Nếu quyết nghị của hội đồng đánh giá luận án cấp Viện kết luận không tán thành LATS của NCS, NCS cần bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng và đề nghị bảo vệ luận án lần thứ hai sau bảo vệ lần thứ nhất không quá 24 tháng. 2. Quá 24 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất, luận án không được ra bảo vệ. 3. Việc tổ chức bảo vệ luận án lần thứ hai phải tuân thủ đúng các quy định như lần thứ nhất. 4. Thành phần Hội đồng đánh giá luận án lần thứ hai không được thay đổi so với lần thứ nhất. 5. Không tổ chức bảo vệ luận án lần thứ ba. Điều 24. Hoàn chỉnh luận án và lập hồ sơ đề nghị cấp bằng tiến sĩ 1. Trong vòng hai tháng sau buổi bảo vệ thành công luận án cấp Viện, NCS phải bổ sung và chỉnh sửa luận án theo yêu cầu của Hội đồng chấm luận án cấp Viện. Sau đó, NCS nộp cho Chủ tịch hội đồng quyển luận án và bản giải trình các điểm đã bổ sung và chỉnh sửa trong luận án. Chủ tịch Hội đồng xem xét nội dung luận án và xác nhận vào bản giải trình, và chuyển đến Phòng Đào tạo. 2. Viện MT&TN gửi báo cáo đến ĐHQG-TP.HCM về việc bảo vệ luận án của NCS. 3. ĐHQG-TP.HCM sẽ lựa chọn các luận án cần thẩm định và xử lý kết quả thẩm định theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của ĐHQG-TP. HCM. 4. Khi đã đủ điều kiện cấp bằng tiến sĩ, NCS phải trình quyển LATS, quyển tóm tắt luận án và CD (ghi toàn bộ nội dung quyển luận án và tóm tắt luận án) cho Phòng Đào tạo để xét duyệt về định dạng, và sau đó nộp cho Thư viện Viện MT&TN và Thư viện Quốc gia. 5. Quyển LATS nộp cho các thư viện bao gồm hai phần: a. Phần một là toàn bộ nội dung luận án đã bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện và theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định luận án (nếu có). b. Phần hai là các tài liệu của buổi bảo vệ đánh giá luận án cấp Viện, được đóng vào phần cuối của quyển luận án, bao gồm: - Quyết định thành lập và danh sách Hội đồng cấp Viện. - Các bản nhận xét của tất cả các thành viên Hội đồng cấp Viện. - Biên bản hội đồng cấp Viện. 20

- Quyết nghị của hội đồng cấp Viện. - Bản giải trình các điểm đã bổ sung và chỉnh sửa trong luận án theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện (nếu có), có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng. 6. Hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ bao gồm: a. Lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương cử đi học. b. Phiếu xác nhận nộp luận án và tóm tắt luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện của Viện. c. Đĩa CD chứa toàn bộ nội dung quyển luận án và tóm tắt luận án. d. Hai hình 3x4 (mới chụp trong vòng 6 tháng). e. Quyết nghị của hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. f. Biên bản kiểm phiếu đánh giá luận án cấp Viện. g. Biên bản hội đồng đánh giá luận án cấp Viện. h. Các phiếu đánh giá luận án của các thành viên hội đồng. i. Danh sách Hội đồng có chữ ký của các thành viên hội đồng. j. Các bản nhận xét của các thành viên hội đồng. k. Bản nhận xét của TTHD. l. Tờ báo đăng tin hay bản sao chụp bản tin đăng báo ngày bảo vệ. 7. Hồ sơ bảo vệ luận án được đưa ra xem xét tiến hành các thủ tục cấp bằng tiến sĩ bao gồm: hồ sơ của các luận án không phải thẩm định và hồ sơ của các luận án đã đạt yêu cầu thẩm định do ĐHQG-HCM thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của ĐHQG-HCM. 8. Trong khi chờ đợi thực hiện thủ tục cấp bằng, NCS tốt nghiệp được Viện cấp chứng nhận hoàn thành CTĐT tiến sĩ để sử dụng tạm thời. Điều 25. Tạm dừng học, tiếp tục học, thôi học 1. NCS có thể để nghị tạm dừng học (tối đa một năm) khi lý do chính đáng, được sự chấp thuận của TTHD và còn trong thời hạn đào tạo. Thời gian tạm dừng được tính vào tổng thời gian đào tạo (ngoại trừ trường hợp được điều động vào lực lượng vũ trang và nghỉ hộ sản). 2. NCS phải nộp đơn đề nghị tiếp tục học với sự chấp thuận của TTHD trước khi hết hạn tạm dừng. 3. NCS có thể nộp đơn đề nghị thôi học với sự chấp thuận của TTHD. Các NCS đã có quyết định thôi học sẽ không được thu nhận lại. Điều 26. Xử lý học vụ 1. Hội đồng học vụ Viện sẽ xem xét xử lý học vụ sau mỗi học kỳ và đưa ra các hình thức xử lý học vụ sau: a. Nhắc nhở học vụ. b. Khiển trách học vụ. 21

c. Cảnh cáo học vụ. d. Buộc thôi học. 2. Các trường hợp đặc biệt và các trường hợp vi phạm khác sẽ do Hội đồng học vụ Viện xem xét và Viện trưởng quyết định. Điều 27. Các qui định này được áp dụng cho toàn thể NCS của Viện MT&TN - ĐHQG TP. HCM. Tất cả NCS đều được thông báo cụ thể về các qui định này. Điều 28. Việc thực hiện tốt các qui định này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SĐH của Viện MT&TN - ĐHQG TP. HCM. Cá nhân vi phạm qui định này, tùy mức độ, sẽ chịu sự xử lý của Hội Đồng kỷ luật Viện.

22

Qui dinh quan ly hoc vu TS_2014_IER.pdf

nghiên cứu. Whoops! There was a problem loading this page. Qui dinh quan ly hoc vu TS_2014_IER.pdf. Qui dinh quan ly hoc vu TS_2014_IER.pdf. Open.

414KB Sizes 1 Downloads 261 Views

Recommend Documents

Tam ly hoc dam dong.pdf
với độc giả Việt Nam như một cái nhìn tham khảo. Hơn nữa ... các sinh hoạt tri thức của Việt Nam, làm đa dạng hoá và phong phú thêm tri thức của người Việt.

DUOC LY HOC LAM SANG.pdf
Page 2 of 8. Disclaimer: Book Availability is Limited, We do not Guarantee the book you Download. is Available on this site. PDF File: Whisky In Your Pocket: A ...

To chuc va quan ly y te.pdf
... vμ Ban th− ký H§QLSGK - TLDH. © B¶n quyÒn thuéc Bé Y tÕ (Vô Khoa häc vμ §μo t1o). 2. Page 3 of 212. Main menu. Displaying To chuc va quan ly y te.pdf.

Nhung nguyen ly quan tri bat bien.pdf
Nhung nguyen ly quan tri bat bien.pdf. Nhung nguyen ly quan tri bat bien.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Nhung nguyen ly quan ...

Nhung nguyen ly quan tri bat bien.pdf
Website: www.firstnews.com.vn. Page 3 of 344. Nhung nguyen ly quan tri bat bien.pdf. Nhung nguyen ly quan tri bat bien.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

quy dinh co van hoc tap.pdf
Page 1 of 4. BO GrAo DUC vA BAo TAO. TRUONG D~I HQC CUu LONG. ss. 130 QD-DCL. CONG HoA xA HOI CHU NGHIA VI:t::TNAM. DQc I~p - Tl! do - H:.lllh ...

Tong quan du hoc Hoa Ky.pdf
Tong quan du hoc Hoa Ky.pdf. Tong quan du hoc Hoa Ky.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Tong quan du hoc Hoa Ky.pdf. Page 1 of ...

Sinh ly hoc tap 1.pdf
Sign in. Loading… Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying.

VU Education- www.vueducation.com, VU Education, Vu Education ...
Database and SOL-Computer-Computer Engineering Books-Magazine | Technical E books-Multimedia & Designing & Programming. 2, 2, Everything I Know ...

Quyet dinh kiem dinh an toan.pdf
vp, quy6n hpn vd co c6u td chiic ctra Cr,rc An todn lao d6ng; . Cdn cri k6t qui d6nh gi6 h6 so vd Dcrn dC ngh! sira aOi va b6 sung Giay. chring nhQn du di€u ki6n hoat dQng ki6m dinh k! thupt an tohn lao dQng cta COng,J. ty C6ng ty c6 phAn chirng nh

[DeThiThu.Net]Mon-sinh-hoc-lan-1-nam-2016-thpt-ly-thai-to-bac-ninh ...
[DeThiThu.Net]Mon-sinh-hoc-lan-1-nam-2016-thpt-ly-thai-to-bac-ninh.pdf. [DeThiThu.Net]Mon-sinh-hoc-lan-1-nam-2016-thpt-ly-thai-to-bac-ninh.pdf. Open.

Introduction To Public Administration–MGT111 VU 1 - VU Tube
know people differ over the degree to which they influence day-to-day operation ...... At the beginning of World War II, Great Britain desperately needed to solve ...

www.virtualinspire.com - VU Tube
Furnishing audited financial statements periodically to the lender ... Suppose the initial investment for a project is Rs. 16 million and the cash flows are Rs. 4 ...

midterm examination - VU Gujranwala
Java script interact with user through______________. ▻ Special ... Java script does not interact with user. Question No: 8 ... Monitor is an example of: ______.

midterm examination - VU HELP
Question No: 3 ( Marks: 1 ) - Please choose one. In which protocol, the messages are not deleted from email server. ▻ SMTP. ▻ POP3. ▻ IMAP (Afaaq).

Financial Management - VU Tube
Receivable- and inventory-based activity ratios also shed light on the "liquidity" of current assets ...... to take into account the salvage value of the project assets,.

midterm examination - VU Students.Ning
MIDTERM EXAMINATION. Spring 2010. IT430- E-Commerce (Session - 5). Asslam O Alikum 100% solved papers of it 430 (2010) with reference by. Afaaq and Shani bhai (5). Remember Us In Your Prayers. Best regard's. Muhammad Afaaq .... If a web server is bom

midterm examination - VU Students.Ning
http://www.scribd.com/doc/3701290/Product-Life-Cycle1. ▻ Improve warranty terms and service availability. ▻ Emphasize market segmentation. ▻ Stimulate demand for the product. Question No: 21 ( Marks: 1 ) - Please choose one. The majority of fir

Disobedience Déjà Vu
Find Gerar on this online Bible atlas: http://bibleatlas.org/full/gerar.htm. ... He selfishly used his wife to protect himself, “Everywhere we go, say of me, 'He is my ...

midterm examination - VU Students.Ning
Star Topology. ▻ Bus Topology ... denial of service attack P#95 (Afaaq). Question No: ... of the items the customer has select and allow him to view the details of ...

Financial Management - VU Tube
A junk bond. ▻ An income bond. Reference: Subordinated Debenture -- A long-term, unsecured debt instrument with a lower claim on assets and income than ...

Disobedience Déjà Vu
or call USA 1-800-772-8888 • AUSTRALIA +61 3 9762 6613 • CANADA 1-800-663-7639 • UK +44 1306 640156. For the 2017–2018 broadcasts, this Searching the Scriptures study was developed by Bryce Klabunde, executive vice president of. Searching the

midterm examination - VU Students.Ning
Question No: 13 ( Marks: 1 ) - Please choose one. Following are malicious programs EXCEPT ----------------- . ▻ Back doors. ▻ Trojan Horses. ▻ Firewalls p#94(Afaaq). ▻ Worms. Question No: 14 ( Marks: 1 ) - Please choose one. Outside attacks o