TẾ BÀO SỐNG HAY CHẾT NHỜ VÀO HỆ THỐNG MAO MẠCH THÔNG HAY TẮC GIÚP CHO CƠ THỂ KHỎE HAY BỆNH VÀ CÁCH CHỮA.

I-LÝ THUYẾT ĐÔNG Y : A-Tìm hiểu về hệ tuần hoàn Tất cả các mô, thịt, cơ... của tạng phủ đều do các tế bào hình thành. Như chúng ta nhìn vào 1 tảng thịt, thấy có rất nhiều đường dẫn máu nhỏ li ti đan xen kẽ ngang dọc khắp nơi.. những mạng lưới chằng chịt ngang dọc đó gọi là hệ thống mao mạch, gồm hệ thống mạch máu li ti dẫn hồng cầu đem oxy vào nuôi tế bào, và các mạch thần kinh.. Nếu hệ thống mao bị tắc, bị co rút nhỏ, thì máu không thể đem hồng cầu vào nuôi tế bào, thì tế bào sẽ chết, cả mô hay cả khối thịt đó sẽ chết dần, chúng ta sẽ cảm thấy đau nhức, sờ ấn vào nơi đau cảm thấy lạnh và cứng là các mô đó đã cứng thành khối u. Nếu nơi ngoài da, nơi bắp thịt, nhìn trên đường ống máu tĩnh mạch là những đường mầu xanh có chỗ nổi hột chặn dòng chảy gọi là tắc, có nơi tĩnh mạch chìm là máu không chạy vào mao mạch và dây thần kinh làm nơi đó bị đau, như đau cổ gáy, vai, cánh tay, cổ tay, ngón tay, cột sống cổ gáy, lưng, đùi, đầu gối, chân, bắp chân, cổ chân, bàn chân. Nếu chúng ta dùng máy nhiệt kế đo nơi da không đau và nơi đau có nhiệt độ khác nhau, nơi không bệnh thường 36.5-37.5 độ C, nơi đau do mao mạch tắc có nhiệt đô thấp hơn 33.0-35.5 độ C, nặng hơn thì nhiệt kế không bắt được, chỉ Lo (low= thấp, không đo được), khác với bị tắc nghẹt do sưng, thì chỗ đau có nhiệt độ cao hơn 38.5 đến 40.0 độ C. Đau ở ngoài da, tứ chi chúng ta nhìn thấy thì dễ chữa, nhưng nếu mao mạch của tạng phủ tắc nghẽn, không thông, các cơ co bóp của cơ tim, phổi, gan, bao tử, ruột...không được máu đem hồng cầu và oxy trao đổi máu, thì tế bào mô chết dần hình thành khối u lành tính, sau tế bào chết hệ thống bạch cầu bao vây cô lập chúng trở thành khối u ác tính, gây trở ngại tuần hoàn khí huyết trong cơ thể gây đau đớn, dẫn đến mổ xẻ hay phải trị liệu bằng hóa, xạ trị, dẫn đến chết người. B- Những nguyên nhân làm mao mạch bị hẹp : a-Mao mạch tứ chi hẹp làm đau nhức, vận động khó khăn : 1-Cơ thể không đủ lượng máu, thiếu lượng máu toàn thân, không đủ tiêu chuẩn 4-5 lít cho người lớn, thí dụ chỉ có 3 lít, da mặt xanh, ngoài da lạnh, trong người nóng, bị bệnh đau nhức, chóng mặt...nhưng khám xét nghiệm máu vẫn tốt, tây y không tìm ra bệnh, vẫn nói là máu tốt, nhưng KCYĐ đã biết nguyên nhân áp huyết tâm trương thấp hơn tiêu chuẩn tuổi. 2-Cơ thê không đủ khí lực bơm máu, áp huyết tâm thu thấp hơn tiêu chuẩn tuổi. 3-Đường-huyết thấp dưới 6.0mmol/l =dưới 140mg/dL làm nồng dộ máu thấp gọi là hàn, dòng máu chảy chậm, nhịp tim chậm làm mao mạch co hẹp lại. Đây cũng là nguyên nhân tế bào trở thành ung thư khi cơ thể không đu máu làm teo mao mạch, không đủ nhiệt lượng là đường củng làm teo mao mạch, và không đủ khí lực của tâm thu bơm máu vào đến tế bào. b-Mao mạch hẹp ở não hay trong tạng phủ lâu ngày các mô tế bào sẽ hình thành khối u ung thư : 1-Ba yếu tố quan trọng này gây ra bệnh ai cũng cảm nhận được sớm nhất là đau nhức nửa đầu do mao mạch teo, nếu mạch máu không được bổ sung nhiệt lượng là đường và lượng máu và khí lực bơm máu thì các tế bào não chết hình thành khôí u sọ não.

Như vậy phương pháp tây y bắn laser làm tan khối u cũng làm chết tế bào và chết những dây thần kinh chỉ là chữa ngọn, còn gốc bệnh là đủ máu cần bổ lượng máu, bơm máu cần tập khí công, nồng độ máu làm ấm giãn nở mao mạch khi tốc độ dòng chảy bằng với nhịp tim 70-80 thì twế bào sẽ được phục hồi, các mô sẽ hết đông đặc thành khối. Còn làm tan khố u để chữa ngọn, dùng nồi sưởi điện của máy uốn tóc phụ nữ, sưởi 30 phút cũng làm mao mạch nuôi tế bào não giãn nở, tan khối u, hết đau nhức nửa đầu, có kết qủa hơn là bắn tia laser tốn kém gây tổn thương chức năng thần kinh trung ương. Như vậy theo tây y cho rằng khi ung thư thì máu và đường là thức ăn làm ung thư phát triển là theo lý thuyết của phản ứng hóa học, còn theo cơ học dẫn truyên máu vào mao mạch để nuôi tế bào phải cần 3 yếu tố Khí lực là lực bơm máu là tâm thu phải đủ tiêu chuẩn, Huyết lực là lượng máu đủ nghĩa là tâm trương phải đủ tiêu chuẩn, tốc độ lưu thông máu cần nhiệt lượng của đường-huyết do nhịp tim đúng tiêu chuẩn. Vì thế Y Học Bổ Sung biết trước nguyên nhân bệnh khi đo áp huyết hiện tại so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi của Khí Công Y Đạo, chúng ta sẽ biết trước nguyên nhân tại sao bị bệnh. 2-Nguyên nhân hình thành ung thư : Bệnh của thời đại ngày nay sở dĩ phát sinh ra nhiều bệnh ung thư, và cách chữa theo tây y gây ra tử vong nhiều hơn, vì tây y qủa quyết rằng máu và đường làm tế bào ung thư phát triển, cho nên mọi người không hiểu nguyên nhân tại sao tế bào bị ung thư, nên đều sợ hãi ăn đường kiêng đường, tưởng rằng không bị bệnh tiểu đường là tốt, tưởng rằng áp huyết thấp là tốt, đâu có ngờ chính chúng ta ví như cha mẹ, nuôi các con là những tế bào hoạt động trong cơ thể giúp cho ta sự sống, mà chúng ta lại vô minh tự làm hại các con của chúng ta chết dần do thiếu 3 yếu tố này là khí lực, huyết lực, nồng độ máu thì chúng ta phải lãnh hậu qủa chết theo với chúng, mà thật ra nếu chúng ta đo áp huyết đã biết trước và có thể phục hồi chúng hoặc có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư bằng máy đo áp huyết và máy đo đường. Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo : 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi) 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi) 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi) 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi) 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên) 4-Áp huyết khí lực tâm thu đủ hay cao hơn tiêu chuẩn, huyết lực tâm trương cao hơn tiêu chuẩn làm dư thừa cholesterol ngăn chặn dòng lưu thông máu nơi ngã ba động-tĩnh mạch và ống mao mạch. 5-Cơ thể đủ lượng máu, đủ đường-huyết, nhưng khí lực bơm máu tâm thu thấp hơn tiêu chuẩn, không bơm máu đến mao mạch được. II-CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA : Theo đông y có nhiều cách chữa như sau : A-DÙNG ĐÔNG DƯỢC Dùng thuốc và điều chỉnh ăn uống theo nguyên tắc hư thì bổ, thực thì tả, hàn thì dùng thuốc tăng nhiệt, hay nhiệt thì cắt nhiệt tuỳ theo tạng phủ nào bệnh. Tuy nhiên điều chỉnh bằng thuốc trị bệnh, thuốc bổ hay ăn uống đều vào bao tủ, tử đó hệ thống tiêu hóa làm công việc hấp thụ và chuyển hóa thức ăn hay thuốc thành khí và huyết để điều chỉnh quân bình lại khí huyết thì sức khỏe mới hồi phục. Nhưng nếu bao tử và hệ thống tiêu hóa suy yếu không thể hấp thụ và chuyển hóa thành khí huyết được, thức ăn hay thuốc uống đông y hay tây y cũng bị

giữ lại lâu trong bao tử sẽ trở thành độc tố, làm tắc khí và nhiễm trùng huyết làm bệnh nặng thêm. Muốn hệ thống tiêu hóa hấp thụ tốt thì bao tử thuộc ngũ hành thổ, cần thấp khí là nồng độ bao tử giữ nhiệt độ 41 độ C nó phải cần đủ đường-huyết khi đói từ 6.0-8.0mmol/l, nếu thấp hơn thì bao tử lạnh không chuyển hóa thức ăn được, thức ăn không tiêu sẽ bị đi tiêu chảy khi qúa hàn hay biến thành mỡ dự trữ ở bụng mà không chuyển thành khí vá huyết, nên cơ thể vẫn thiếu khí và huyết thì không thể khỏi bệnh. B-CHỮA THEO HUYỆT CỦA 12 CHÍNH KINH : Về châm cứu, thì áp dụng chữa bệnh theo 12 đường kinh, tim xem kinh nào bệnh, cũng theo nguyên tắc, thông thì bất thống, thống thì bất thông, để bổ hư, tả thực, điều chỉnh hàn-nhiệt. 1-Chiều đi của đường kinh âm dương khác nhau : a-Những đường kinh dương tay và chân : Về châm cứu, mỗi đường kinh dù bao nhiêu huyệt nằm trên đường kinh, xếp thứ tự theo nguyên tắc các huyệt theo chiều kinh : Kinh dương khí ở tay huyệt thứ nhất từ đầu ngón tay phía mu bàn tay thuộc mặt dương đi vào tay phần kinh ngoài, phần kinh trong đi vào phủ. Kinh dương ở chân đường kinh từ trong phủ ra ngoài da trên cơ thể bắt đầu là huyệt thứ nhất xuống chân phía mặt dương ra đầu ngón chân là cuối đường kinh. b-Những đường kinh âm tay và chân : Kinh âm ở tay, phần đường kinh trong đi từ trong tạng ra ngoài da, huyệt thứ nhất từ cơ thề chạy theo mặt trong cánh tay ra lòng bàn tay đến đầu ngón tay là huyệt cuối đường kinh. Kinh âm ở chân huyệt thứ nhất từ đầu ngón chân đi lên mặt trong chân lên bụng là huyệt cuối đường kinh và phần kinh trong nối vào trong tạng. Như vậy mỗi đường kinh có 3 phần : Phần từ đầu ngón tay, ngón chân đến khuỷu tay, khuỷu chân, gọi là đường kinh ngoài dù có bao nhiêu huyệt nhưng bắt buộc phải có 5 huyệt chính mang tên ngũ hành, để điều chỉnh chức năng đường kinh cho mạnh gọi là bổ hư, nếu mạnh qúa làm cho yếu đi gọi là tả thực, đường kinh tắc thì làm thông, tạng phủ hàn thì cắt tả hàn hay bồ nhiệt, hay nhiệt qúa thì cắt nhiệt hay bổ hàn, lúc nào cũng theo nguyên tắc điều chỉnh nguyên nhân gây ra bênh là hư hay thực, hàn hay nhiệt. Các huyệt từ cùi chỏ lên vai vào tạng phủ, hay các huyệt từ đầu gối vào bụng hay lưng là phần kinh giữa có những huyệt đặc trị nhưng không phạm ngũ hành làm trợ lực phò tá cho bổ hư, tả thực của tạng phủ. Như vậy người ta gọi đường kinh ngoài bằng một tên khác là Ngủ Du Huyệt của mỗi đường kinh, theo một quy luật kinh âm hay dương . Kinh âm khởi đầu ngón tay hay chân mang tên hành Mộc, rồi từ đó phân phối 5 huyệt theo thứ tự là Mộc, sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, huyệt tận cùng là thủy nằm ở nhượng tay hay nhượng chân. Kinh dương khởi đầu ngón tay hay chân mang tên hành Kim, rồi theo thứ tự, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hòa sinh thổ là huyệt cuối nằn ở khuỷu tay hay đầu gối.

2-Quy luật bổ, Tả, Thông : a-Ngũ hành của 6 kinh dương : Kinh Tam Tiêu, kinh Tiểu Truòng hành hỏa dương. Kinh Vị hành thổ dương Kinh Đại Trường hành kim dương Kinh Bàng Quang hành thủy dương Kinh Đởm hành mộc dương Tất cả các huyệt đầu ngón tay ngón chân đều đếu có ngũ du huyệt bắt đầu là hành KIM, rồi theo thứ tự là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ chấm dứt ở khuỷu tay hay đầu gối. Bổ tả theo quy luật con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con Thì dụ : Kinh Vị, thì ngũ hành của chính kinh Vị là thổ. Nếu kinh vị (Bao tử) bệnh hư, muốn cho kinh vị mạnh phải theo nguyên tắc thổ hư gọi là con hư, phải tìm trên ngũ du huyệt ngũ hành nào là mẹ sinh ra thổ thì đó là hành hỏa sinh thổ, như vậy lấy huyệt hỏa là Giải Khê nơi cổ chân. Nếu bao tử thực mạnh phải tả con thì con của thổ là kim, tìm huyệt kim trên đường kinh Vị là Lệ Đoài. Còn thông sự bế tắc thì lấy huyệt trên ngũ du huyệt cùng hành với chính kinh là huyệt thổ Túc Tam Lý. b-Ngũ hành của 6 kinh âm : Kinh Tâm Bào, kinh Tâm hành hỏa âm. Kinh Tỳ hành thổ âm. Kinh Phế hành kim âm. Kinh Thận hành thủy âm. Kinh Can hành mộc âm. Tất cả các huyệt đầu ngón tay ngón chân đều đếu có ngũ du huyệt bắt đầu là hành MỘC, rồi theo thứ tự là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy chấm dứt ở khuỷu tay hay đầu gối. c-Đường kinh chức năng, đường kinh cơ sở. Tại sao trong người có 2 lá phổi, 2 qủa thận thì có hai đường kinh ở hai tay, hai chân là đúng, nhưng có một cơ quan tạng hay phủ, như 1 qủa tim, 1 gan, 1 lá mía, 1 bao tử mà lại có 2 đường kinh ở 2 tay 2 chân là tại sao, nếu bấm vào huyệt ở hai bên có bên đau, bên không đau là tại sao ? Đó là bên chức năng và bên cơ sở của tạng phủ : Về châm cứu hay bấm huyệt có quy định, bên đường kinh nằm cùng bên với tạng phủ, thì đường kinh đó điếu chỉnh bệnh thuộc cơ sở tạng phủ bị tổn thương về huyết, còn đường kinh không nằm cùng bên tạng phủ để điều chỉnh phần khí thuộc chức năng hoạt động co bóp, chuyển hóa của tạng phủ. Do đó đông y châm cứu day bấm huyệt có quy luật : cơ sở bệnh thì chữa điều chỉnh chức năng, hay gọi là huyết bệnh lấy khí chữa hoặc âm bệnh lấy dương chữa, và ngược lại, dân gian nói nôm na là đau bên trái chữa bên phải, hay ngược lại. Còn theo khí công, ý ở đâu thì khí chạy đến đó, khí đi đến đâu thì huyết chạy đến đó, nên áp huyết thấp nghĩa là khí huyết nằm dưới chân, thì chữa trên đầu. Làm ấm nóng đau trên đầu thì ý nghĩ đến

đầu thì khí huyết sẽ lên đàu, còn ap1 huyết cao, thì làm đau làm nóng dưới chân, ý sẽ chuyển xuống chân nên đã làm khí huyết theo xuống chân làm hạ áp huyết... Dân gian không biết nguyên nhân này nên đơn giản hóa theo thói quen thì nói : Đau trên chữa dưới trước, đau dưới chữa trên trước. Đau bên này, chữa bên kia trước. Còn chuyên mông vuốt huyệt thì nói : Huyết bệnh, âm bệnh mặt trước bụng thì lấu Khí chữa, chữa dương, mặt lưng trước. C-CHỮA THEO KỲ KINH BÁT MẠCH ( 8 Mạch đặc biệt ) : Theo đông y khí công, chỉ khi nào khí huyết của 12 kinh dư thừa mới tích lũy vào Kỳ Kinh Bát Mạch. Nhưng ngược lại khí có kinh nào trong 12 kinh bị bệnh lại dùng khí huyết của Kỳ Kinh Bát Mạch để điều chỉnh những kinh bệnh. Bát Mạch đặc biệt đó là : Nhâm Mạch, Đốc Mạch, Âm Duy Mạch, Dương Duy Mạch, ÂmKiều Mạch, Dương Kiều Mạch, Đới Mạch, Xung Mạch. Xem trang 187 trong Sách Khí Công Y Đạo, hình vẽ 8 Mạch đặc biệt do Thầy Nguyễn văn Minh, người sáng lập môn Nam Dương Học Phái. https://docs.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0NTJMSGt0VXE2N1U/edit Ghi chú : Các học viên được theo học 4 năm châm cứu căn bản 12 đường kinh, trỏ thành thầy hành nghề châm cứu chữa bệnh, trung cấp học thêm 3 năm Kỳ Kinh Bát Mạch, theo lời thầy Minh, sẽ là thầy giỏi trên thế giới, vì nó đòi hỏi phải có nội lực khí công để truyền năng luợng, nghe cảm nhận được khí chạy theo đường kinh như thế nào, và cuối cùng là lớp cao cấp 2 năm, chắc sẽ là cao thủ chữa bệnh trên thế giới. Trong số học viên giỏi lớp căn bản được học lên trung cấp có chỉ có vài người, nhưng mới học được 1 năm thì thầy sáng lập qua đời, nên ít người biết về Kỳ Kinh Bát Mạch. Tôi may mắn đã có khí công truyền nội lực nghe biết được khí chạy khi bấm vào 1 huyệt, gọi là Nhất điểm thông kinh mạch, nên gặp gỡ được vị đại đệ tử đã lớn tuổi của Thầy Minh đang cất giữ tài liệu Kỳ Kinh Bát Mạch của Thầy, nhưng vì lực bất tòng tâm, ông đã trao cho tôi tải liệu này để nghiên cứu tiếp, nhờ nó mới biết công lực của 3 vị trí đặt tay âm dương quan trọng mà tôi gọi là Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh, và đặt bàn tay vào vùng huyệt Mệnh Môn. Chữa theo Kỳ Kinh Bát Mạch theo từng âm Âm-Dương trên dưới như : 1-Cặp huyệt Nội Quan (Âm Duy Mạch) + Công Tôn ( Xung Mạch) chữa về huyết: Nội Quan trên tay Âm Duy Mạch là huyệt nối Kỳ Kinh Bát Mạch với Kinh Tâm Bào phối hợp với Công Tôn dưới chân là Xung Mạch là huyệt nối Kỳ Kinh Bát Mạch với Kinh Tỳ. Bấm chéo tay bên này thì chân bên kia, và ngược lại, cách bấm một lúc hai huyệt cho giáng thì bấm trên mạnh, dưới nhẹ, bấm cho thăng thì dưới mạnh trên nhẹ, phân ra làm Chủ-Khách gọi theo cách Kỳ Kinh Bát Mạch, hay gọi là huyệt Quân-Thần theo 12 chính kinh, huyệt chính cần chữa là quân, huyệt trợ lực cho quân là Thần. Nếu Huyệt chính để thông Xung Mạch là huyệt Công Tôn làm Chủ, huyệt Nội Quan của Âm Duy Mạch làm Khách, chữa được các bệnh Tim, Phổi, Thận. Bấm chéo tay Công Tôn bên chân phải là chữa chức năng Tỳ, Nội Quan bên tay trái là chữa cơ sở của tim. Ngược lại Bấm Công Tôn bên chân trái là chữa cơ sở Tỳ, Nội Quan bên tay phải là chữa chức năng của tim.

Thí dụ như khí nghịch đưa hơi lên ngực làm nao nao khó chịu, các chứng đau tim, buồn bực, chứng kết hung do thương hàn, sưng mạn sườn, ói do bao tử gồng thắt, hay do ăn uống rượu tích tụ làm đau bao tử, sôi ruột, đau tức cách mô, đau tức rốn bụng, ddđau nhói suờng bên gan, bên lách, tiêu chảy ra máu, sốt rét, nhói tim, sanh xong nhau không ra, máu loạn hành làm lú lẫn mê loạn. Xung Mạch chạy qua kinh Thận, Tỳ,Âm Duy, Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh. Nếu truyền khí công chữa bệnh thì ngón tay dương bấm Công Tôn, lòng bàn tay dương đặt ở Đan Điền Tinh (vùng huyệt Khí Hải) hay Đan Điền Thần (vùng huyệt Cưu Vĩ, Cự Khuyết) Nếu huyệt chính để thông Âm Duy Mạch là huyệt Nội Quan làm Chủ, huyệt Công Tôn làm Khách, chữa được các bệnh đau tim, mật, lá làch, bao tử. Thí dụ như các bệnh bụng đầu tức do ăn qúa no, tâm ngực đau tức, sôi ruột, tiêu chảy, trĩ sa ruột, ăn không được, nuốt không xuống, uống rượui trúng gió, bụng có hòn cục, đau cạnh sườn, tắc nghẽn thượng tiêu, sốt rét thương hàn không gỉi ra được. Nếu chữa bằng truyền năng lượng khí công, dùng ngón tay dương bấm nhẹ vào Nội quan, bàn tay lấy ngón tay âm bấm mạnh vào Xung Mạch, hoặc chữa Thận ngón tay dương đặt ở huyệt Trúc Tân, chữa bệnh gan thì ngón tay dương đặt vào huyệt Kỳ Môn, nếu chữa bao tử thì bàn tay âm đạt vào vùng bao tử, chữa bệnh tim dùng bàn tay âm để vào cột sống lưng vùng Giáp Tích Quan. Cách phân biệt âm dương trên bàn tay ngón tay : Người nam, cánh tay trái phóng khí ra các ngón tay thì các ngón tay đó là âm, nhưng trong lòng bàn tay là dương, theo quy luật trong âm có dương. Cánh tay phải phóng khí ra ngón tay là dương thì lòng bàn tay phải là âm. Người nữ thì âm dương ngược lại với người nam. Từng cặp hai huyệt của Kỳ Kinh Bát Mạch, có 4 cách bấm theo khí công khác nhau : Theo Chủ-Khách, là chủ trên tay khách dưới chân hay Chủ dưới chân-Khách trên tay, và chủ thì bấm mạnh truyền khí, khách bấm nhẹ để đón khí. Theo cơ sở trên hay dưới hoặc theo chức năng trên hay dưới. 2-Cặp huyệt Ngoại Quan (Dương Duy Mạch) + Túc Lâm Khấp (Đới Mạch): Nếu dùng huyệt Túc Lâm Khấp thông Đới Mạch làm Chủ, huyệt Ngoại Quan Dương Duy Mạch làm Khách. Đới Mạch là vòng đai có 4 vòng chạy vòng qua thắt lưng chạy qua đầu xương sườn chót nơi huyệt Chương Môn, liên kết Nhâm Mạch, Đốc Mạch (chạy qua huyệt Mệnh Môn, Duy Đạo, Ngũ Xu, và huyệt Đới mạch), và Xung Mạch thông khí cho 3 mạch này mạnh thêm đưa khí lên trên làm thông phần trên là Thiên Khí, thông phần dưới là Địa Khí, giúp khí lực khỏe mạnh như trai trẻ. Chữa các bệnh bụng đầy mà lưng nghe như ngồi trong chậu nước đẩy lên, chân trúng gió không cử động được, co quắp run giật, đau nhức, bắp đùi nóng nhức, đau nửa đầu cổ, quai hàm, mắt sưng nhức đỏ, đau răng, ù tai, sưng hầu họng, ngứa mề đay, đau mạn sườn. Huyệt Túc Lâm Khấp bổ khí lực toàn thân mà cũng là huyệt kháng sinh mạnh trong cơ thể. Nó cũng là huyệt khám chữa ung thư vú, bâm bên nào đau là vú bên đó có bướu. Khi bấm giữ nguyên lực bấm, khí sẽ chạy vào thông tuyến vú bưới nhỏ dần khi bấm huyệt này hết đau. Nếu dùng huyệt Ngoại Quan thông Dương Duy Mạch làm Chủ thì huyệt Túc Lâm Khấp Đới Mạch làm Khách. Dương duy là nối 6 kinh dương thành một lực vệ khí, hệ thống Lympathique hội tụ tam dương ở huyệt Kim Môn thuộc kinh Bàng Quang hôi tụ với 3 kinh lạccủa 3 kinh Thủ Túc Thái Dương và Dưung Kiều Mạch hội với Mạch Đốc ở huyệt Phong Phủ vào sọ hợp với các mạch dương ở huyệt Phong Trì.

Có công dụng tổng quát dùng chữa bệnh hàn-nhiệt. Còn chữa từng bệnh thì bàn tay âm hay ngón tay âm đặt ở huyệt Ngoại Quan,tay kia dương a71n vào huyệt hay vùng có liên đến bệnh mà mạch Dương Duy chạy qua nhu bệnh ở mí mắt, quanh mắt, mắt đỏ, tai, quai hàm, cổ gáy, vai, bệnh các khớp xương tay chân sưng, gối lạnh, gót chân sưngtay chân nóng tê khó co duỗi, thương hàn tự đổ mồ hôi. 3- Cặp huyệt Hậu Khê ( Đốc Mạch) + Thân Mạch ( Dương Kiều Mạch): Nếu dùng Hậu Khê thông Đốc Mạch là bể chứa dương khí làm tăng sức mạnh thúc đẩy sự hoạt động của 6 kinh dương, là trục Tý-Ngọ giao hợp của quẻ Thủy-Hỏa Ký Tế, qua Đốc Mạch thì gọi lả Dương khí, qua Nhâm Mạch gọi là Âm Khí. Khí bắt đầu qua Đốc Mạch. Mỗi ngày đi tuột xuống 1 đốt xương sống kể từ huyệt Phong Phủ đốt cổ 1 xuống đến đốt cuối Trường Cường là 21 ngày, bước qua huyệt Hội Âm lên huyệt Thừa Tương là 7 ngày, là 1 chu kỳ 28 ngày trở về Phong Phủ. Còn từ Thừa Tương vòng qua đầu xuống Phong Phủ mau hay chậm tùy theo tháng đủ hay thiếu, khác với 12 chính kinh chạy 24 giờ là 1 chu kỳ, còn chu kỳ của Bát Mạch là 1 tháng. Chiều Đốc Mạch từ Trường Cường theo cột sống lên cổ gáy vòng qua đầu, mũi, môi trên vào khe răng giữa hàm trên vào đường ngầm giao nhau tỏa ra hai bên môi. Nếu bấm tay dương Hậu Khê làm Chủ, tay âm bấm Thâm Mạch làm Khách. Một tay dương bấm Hậu Khê chữa các bệnh xương sống cứng lạnh toát, tay âm đặt vào các huyệt hay vùng huyệt trên Đốc Mạch chữa bệnh thuộc đầu, mặt, cổ, gáy, tay chân co giật lung tung, trúng gió không nói được, điên, động kinh, đau đầu, chảy nước mắt, gối vai lưng đau nhức cứng gáy, thương hàn xchưa giải được, bệnh răng nướu yết hầu sưng đau, tê tay chân, phong đòn gánh, mồ hôi trộm, máu không ra đầu ngón tay. Nếu bấm tay âm vào Thân Mạch làm Chủ, tay dương bấm Hậu Khê làm Khách, làm thông khí từ bắp chân ngoài lên hông nối với kinh Bàng Quang, Đại Trường, Tiểu Trường, Vị, để điều chỉnh âmdương. Chữa các bệnh bên âm hòa hoãn, bên dương bệnh hư làm đau cánh tay mặt dương bên ngoài, khí dương không đủ lên mắt làm mắt không nhắm được và đồng tử nhìn không rõ, ngược lại dư dương thì mắt mở không nhắm khép được, đồng tử nhìn rõ nhưng bị chói. Tứ chi bị phong tà ung độc, nhức mí mắt, đau ngang thắt lưng, chân tay lạnh buốt. Thân Mạch bên nào bấm đau thì dđau nhức nửa đầu bên đó. Có thể bấm cà hai huyệt Âm-Dương Kiều Mạch, bên nào đau là bên đó bệnh. Nếu chữa theo bệnh chứng thì tay âm bấm Thân Mạch, tay dương bấm vào các huyềt khác liên quan đến bệnh. 4-Cặp huyệt Liệt Khuyết (Nhâm Mạch) + Chiếu Hải ( Âm Kiều Mạch): Mệnh Môn là biển chứa tinh huyết, nối 4 mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới, liên quan đến rốn, nó lộ ra Cưu Vĩ lên Thừa Tương toả ra hai bên môi miệng, nên cũng được gọi là Nhâm Mạch chi hải. Nhâm-Xung mạxh là 1 cặp thu hút tinh huyết các lạc, nhưng Nhân chủ tiêu hóa, kinh nguyệt, Xung chứa phổi, tim và thận giữ huyết ở Đan Điền Thần thuộc qủe Ly hỏa, làm chủ điều huyết. Như vậy Nhâm vối Xung dđiều huyết ở Đan Điền Thần. Nhâm với Đốc điều âm dương khí huyết lưu thông, nên khí công truyên năng lượng môt tay dương đặt Đan Điền Thần, một tay âm đặt ở Mệnh Môn. Chỉ muốn lưu thông huyết thì 1 tay dương đặt Đan Điền Thần, tay âm Đan Điền Tinh. Phụ nữ nhờ Nhâm Mạch được nở nang, mạnh khỏe, tươi đẹp. Nếu Nhâm suy thì Xung Mạch không thịnh sẽ không có thai được.

Nếu bấm tay dương vào Liệt Khuyết để thông Nhâm Mạch laàm Chủ, tay âm bấm vào Chiếu Hải làm Khách, chữa được các bệnh nội kết là các hòn cục khối u hình thành trong cơ thể, phụ nữ là bệnh khối u tử cung, chữa tim, bụng, sườn vã ngũ tạng bệnh ớn lạnh như sốt rét, đại tiểu tiện không tôt như tiêu chảy, kiết, tiêura máu, phù thủng, ho khạc ra máu ra đàm, đau răng sưng hầu họng, tim ngực đau nhức, ợ hơi, sanh xong người cứng đơ á khẩu, lưng đau, rốn lạnh, thai chết không ra được, lạnh trên hoành cách mạc, nhột vú, tất cả là bệnh vế huyết. Liệt Khuyết phối hợp Chiếu Hải chữa phổi, hầu họng, Ngực, cách mô. Chiế Hải chủ phần âm hai bên phía trong cơ thể, về beệnh lý nghịch với Dương Kiều, nghĩa là dương hòa hoãn, âm bệnh đau gấp thuộc lý trong tạng phủ như nghẹt họng, tiểu gắt từng giọt, đau bàng quang, bệnh lá lách, sôi ruột, vàng người do uống rượu, bệnh thuộc bụng rốn bao tử, ói ỉa, đại tiểu tiện không thông, sanh khó, hôn mê, tích hòn cục trong bụng, tiêu ra máu, buồn bực, nghẹt hơi khó thở, bướu hơi, đồng tữ nở to nhìn không rõ, ( Tả Chiếu Hải làm đồng tử co lại). Chữa đau lưng cúi không được, ngược lại Thân Mạch chữa đau lưng ngửa không được. (Như vậy bấm cả 2 Chiếu Hải Thân Mạch điều chỉnh cột sống. Âm dư làm buồn ngủ, tả Chiếu Hải nhiều làm âm thiếu thì mất ngủ lại phải bổ. Truyền năng lương thì tay có điện dương bấm Chiếu Hải, tay kia bấm huyệt có liên quan, như sôi lạnh bụng thì lòng bàn tay dưong để vào bụng hay cách rốn cao 10cm truyền hơi nóng vào bụng. Chữa các bệnh trên phần âm cơ thể thì đặt ngón tay dương vào Chiếu Hải, tay dương kia bấm Liệt Khuyết bên nào cũng được.... Xem thêm cách thực hành chữa bệnh bằng khí công trên Nhân Đốc, không phải là Nhân Điện. (Xem trang 207 trong Sách Khí Công Y Đạo) D-CHỮA THEO LỤC MẠCH : Trong cơ thể con người chia làm 3 lớp : Lớp Khí Phần là dương khí bảo vệ cơ thể bên ngoài, Lớp Doanh Phần ở giữa là cơ quan tiếp nhận chuyển hóa thức ăn thành khí và huyết, lớp trong cùng là Huyết Phần nuôi các tế bào tạng phủ, mỗi lớp đều có 1 cặp âm-dương, ở tay và chân, theo quy luật trong Dương lớn có âm nhỏ, trong Âm lớn có dương nhỏ, dương lón bên ngoài, âm lớn bên trong, lớp giữa cũng có âm dương, dương ở trên, âm ở dưới. Do đó 12 đường kinh được phân phối theo Lục Kinh như sau : 1-Lóp Khí Phần (Vệ khí) có 2 cặp đường kinh : Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh gọi là thủy dương (1 dương lớn bên ngoài ở chân)+ Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, gọi là hỏa dương. Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu, gọi là hỏa dương+ Túc Thiếu Dương Đỏm Kinh, gọi là mộc dương. 2-Lớp Doanh Phần ở giữa, quan trọng nhất, chuyển hóa thức ăn thành Khí và Huyết, nuôi dưỡng tế bào, có 2 cặp đường kinh : Kinh dương ở chân là Túc Dương Minh Vị kinh, gọi là thổ dương + kinh dương ở tay Thủ Dương Minh Đại Trường kinh, gọi là kim dương. Kinh âm ở chân là Túc Quyết Âm Can Kinh, gọi là mộc âm + kinh âm ở tay Thủ Quyết Âm Tâm Bào, gọi là hỏa âm. Muốn biết lớp Doanh Phần có ăn đủ và đúng chất cần thiết cho cơ thể, có đủ khí lực giúp Doanh Phần hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu nuôi Huyết Phần và thành khí nuôi Khí Phần hay không thì môn học Y Học Bổ Sung dùng máy đo áp huyết đo 2 tay và đường-huyết trước khi ăn và sau khi ăn được 30 phút để so sánh, sẽ biết được sự hấp thụ chuyển hóa thức ăn hay chuyển hóa thuôc uống có giúp gì cho Khí Lực/Huyết Lực/Nhịp tim trong việc tự điều chỉnh Tinh-Khí-Thần cho việc chữa bệnh của mình hay không. Nếu Huyết Phần tăng mà Khí Phần thiếu, thì tập bài chuyển hóa thức ăn là bài Kéo Ép Gối Thổi

Hơi Ra Làm Mềm Bụng 200-300 lần, nếu chữa ung thư thì số lần tập nhiều hơn giúp Doanh Phần hấp thụ chuyển hóa nhiều hơn để tạo thêm máu, thêm khí. Muốn tạo huyết lực tăng số tâm thu tăng cần ăn uống chất bổ máu tốt nhất là súp phở bò, uống B12 và sau 30 phút uống thêm ½ lon Coca làm tăng khí lực và chất ga giúp tiêu hóa thức ăn nhanh, tăng đường và làm tăng nồng độ chuyển hóa thức ăn thành máu khi tập bài tập chuyển hóa Kéo Ép Gối. Như vậy chúng ta phải công nhận cách sử dụng máy đo áp huyết và máy đo đường là 2 bác sĩ giỏi nhất trên thế giới luôn có mặt trong gia đình, giúp chúng ta khám định bệnh chính xác nhất, chúng ta phải nhờ 2 bác sĩ này để đo áp huyết 2 tay và đường huyết trước và sau 2 bữa ăn sẽ biết trước đề đề phòng được mọi bệnh. 3-Lớp Huyết Phần bên trong có 2 cặp đường kinh : Thủ Thái Âm Phế Kinh ở tay, gọi là kim âm + Túc Thái Âm Tỳ Kinh ở chân, gọi là thổ âm. Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh ở tay, gọi là hỏa âm + Túc Thiếu Âm Thận Kinh, gọi là thủy âm. Châm cứu hay bấm huyệt theo Lục Mạch cũng dựa vào 8 huyệt của Kỳ Kinh Bát Mạch ở trên, nhưng kết qủa khác nhau. Tại sao ? 8 huyệt của Kỳ Kinh Bát Mạch là nơi tàng trữ khí huyết dư thừa của 12 đường kinh tạng phủ, khi 12 đường kinh tạng phủ thiếu hụt, dùng Kỳ Kinh Bát Mạch để điều chỉnh lại khí huyết của 12 đường kinh. Nếu thực hành chữa bệnh theo 8 huyệt Kỳ Kinh Bát Mạch không thành công bởi các lý do sau đây : a-Áp huyết thấp cả 3 số là khi huyết đều thiếu, không có dư thừa tích lũy trong Kỳ Kinh, thì châm cứu hay bấm huyệt giống như châm vào cây củi mục. Còn truyền khí có làm cho khí sắc bệnh nhân thay đổi, nhưng không có máu để giữ khí sẽ mau mất khí, cũng vô ích. b-Áp huyết đủ, nhưng có vài đường kinh bệnh mới sử dụng Kỳ Kinh được truyền bằng nội lực của thầy chữa bệnh cho khí âm dương bàn tay ngón tay từ thầy chữa đẩy vào kinh mạch tạng phủ đi theo mạch qua nhiều đường kinh liên quan đến mạch cần chữa. Nếu thầy chữa không có khí công nôi lực truyền khí thì chỉ là bấm huyệt của 8 đường chính kinh, chứ không phải là Kỳ Kinh Bát Mạch. c-Châm cứu theo Lục Khí là đối với các thầy châm cứu cổ xưa có luyện khí công, mũi kim chân có nội lực truyền vào như điện thì mới tác động vào huyệt của Kỳ Kinh, còn không có nội lực truyền như dòng điện thì cũng chỉ là châm huyệt của chính kinh. Nếu thay thế châm kim bằng máy xung điện thì cũng không nghe biết liều lượng điện hay khí được truyền vào đến đâu 2 mạch đã gặp nhau chưa thì ngưng, thiếu hay dư cũng không thành công, vì là khí dù có máy MRI cũng không thấy được khí huyết chạy từ Mạch này đến Mạch kia. d-Dù thầy chữa có nội lực truyền khí mà bệnh nhân có áp huyết thấp, hay áp huyết dư hoặc đủ, nhưng đường-huyết thấp không đủ nồng độ giữ ấm thân nhiệt thì khí không thể dẫn truyền. Do đó môn học chữa bằng Lục Mạch ít ai dùng vì không có hiệu qủa nhiều khi thực hành, mà lý thuyết của môn học này là Linh Quy Bát Pháp rất khó học. E-CHỮA THÔNG MAO MẠCH BỊ TẮC CỦA THẬP CHỈ LIÊN TÂM PHÁP : Chữa theo phương pháp này, điều cấm kỵ không được chữa người có áp huyết thấp số tâm thu, tâm trương và thiếu đường-huyết, vì phương pháp này chủ yếu là khóa chẹn động mạch tĩnh mạch từng đoạn để vuốt mao mạch và bấm gân nơi vùng bị hẹp, tắc để khai thông dẫn truyền máu đem hồng cầu đi vào những nơi mao mạch các mô trao đổi máu và oxy cho tế bào, do đó người thiếu máu thì

mao mạch bị teo lại nên dù có chữa cũng không có kết qủa, hay máu thiếu đường nồng độ máu không đủ ấm làm nở mao mạch, hay làm ấm cơ thể cũng không có kết qủa lâu dài. Hiện nay môn Thập Chỉ Đạo của cố lương y Huỳnh Thị Lịch được Thầy Dư Quang Châu và các môn sinh của bà phục hồi truyền bá hệ thống hóa theo khoa học gọi dưới tên mới là Thập Chỉ Liên Tâm Pháp, chú trọng 3 yếu tố chính trong chữa bệnh là : a-Khóa động mạch tĩnh mạch vùng b-Vuốt thông mao mạch trên tay chân c-Bấm gân cơ nơi ngón chân tay phần âm Có công dụng chữa bệnh thoái hóa xuơng khớp cổ gáy vai lưng tay chân, khó cử động, mắt mặt chân tay tê liệt, câm ngọng, tai điếc... Công hiệu nhanh hơn tây y và an toàn, khác với cách chữa của thầy Võ Hoàng Yên cũng chữa những bệnh kể trên bằng phương pháp bấm bẻ nắn gân, cơ, khớp, kết qủa tại chỗ thì nhanh, nhưng do bệnh nhân không đủ khí huyết và đường, và không tập luyện, nên bệnh tái phát đối với những người có áp huyết thấp và đường-huyết thấp, đôi khi không để ý đến áp huyết là gốc bệnh, chữa vào ngọn bệnh làm bệnh nhân đau theo nguyên tắc khí công đau ở chân là ý và khí huyết dồn xuống chân khiến áp huyết tụt thấp bất ngờ làm bệnh nhân choáng dễ bị xỉu rất nguy hiểm. Tuy nhiên vì không lưu ý đường-huyết thiếu làm giảm nồng độ máu khiến dòng chảy lưu thông máu chậm, nhịp tim chậm thì mao mạch teo lại làm tắc sự lưu thông khí huyết, bệnh nhân lại bị tái phát đau như cũ. Chứng tỏ đưòng-huyết rất quan trọng trong việc chữa bệnh đau nhức. F-CHỮA THEO KINH CÂN : Trong đông y cổ xưa về huyệt có 12 chính Kinh, Kỳ Kinh Bát Mạch, và Kinh Cân Các huyệt của Kinh Cân dùng một số huyệt của các chính kinh này như : Kinh Đại Trường : Khúc Trì : Lợi quan tiết, hòa vinh dưỡng huyết Thủ Tam Lý : Trừ phong thông lạc Trữu Liêu : Khuỷu tay sưng khó co duỗi. Tý Nhu : Thông lạc, giảm đau tay vai, sáng mắt Kiên Ngung : Thông lợi khớp Kinh Tam Tiêu : Trung Chữ : Sơ khí cơ, thông nhĩ khiếu Dương Trì : thư cân lạc Chi Cấu : Tuyên khí cơ Tiêu lạc : Trị co rút cứng gân Kiên Liêu : Viêm co rút cơ bả vai Ế Phong : điều khí cơ thông lạc Khế Mạch : Parkinson tay chân co giật liên tục Lư Tức : Parkinson đầu lắc lư Nhĩ Môn : thông khí cơ Ty Trúc Không : thông điều khí cơ tam tiêu

Kinh Tâm : Cực Tuyền : Co rút cánh tay Thanh Linh : Vai không nâng lên được Kinh Tiểu Trường : Tiền Cốc : Đau khuỷu tay cánh tay, cổ gáy Hậu Khê : thư cân Dương Cốc : Khuỷu tai vai bại xuội Dưỡng Lão : Thư cân, co rút tay vai cổ Khúc Viên : Viêm gân cơ vai Kinh Tỳ : Thái Bạch :điều khí cơ vận hóa trung tiêu Đại Bao : Đau nhức gân cơ toàn thân. Khúc Tuyền : Thư cân lạc Kinh Vị : Phục Thồ :Đau gân đùi Lệ Đoài : Môi mặt co giật Kinh Đởm : Thượng Quan : Co giật liệt mặt sùi bọt mép Huyền Ly : Co giật rối loạn tiền đình Khúc Mẩm : (Khúc Tân) : Co giật cơ mặt. Phong Trì : lợi khớp Uyên Dịch : Tay yếu dơ không nổi Ngũ Khu : Cứng lưng nẩy ngược Cư Liêu : Đau từ vai đến tay không dơ lên được Hoàn Khiêu : Thông kinh lạc mạnh lưng gối Tất dương quan : Co rút cứng gối tê chân Dương Lăng Tuyền : Thư cân mạch mạnh gân cốt Quang Minh : Teo chi 1 bên, sáng mắt. Khâu Khư : sơ can thông lạc Bàng Quang : Thiên Trụ : cứng cổ gáy Đại Trữ : Thư cân mạch điều cốt tiết, co rút vẹo cổ gáy vai, lưng, gối Can Du : gân co rút Bàng Quang du : đau lưng lên vai Trung Lử Du : đau cột sống lan đến mông, đau xương cùng Ủy Trung : Thư cân lạc lợi lưng gối Phụ Phân : co rút đau khuỷu tay vai cổ lưng.

Hợp Dương : Đau gót chân Thừa Sơn : thăng dương thư cân lạc Côn Lôn : Thư cân mạnh lưng Bộc Tham : Đau gót chân cổ chân Thân Mạch : Thư cân Kim Môn : Đau cổ chân gót chân lưng đùi Phương pháp chữa bệnh theo Kinh Cân cổ xưa : Phương pháp này thường áp dụng trong võ thuật của Thiếu Lâm Tự, phối Hợp Khóa Huyệt bằng cặp huyệt Kỳ Kinh Bát Mạch, bật gân theo huyệt của đường kinh cân nằm dưới huyệt của chính kinh ở những huyệt trên, nhưng không phải là châm cứu bấm huyệt thông thường mà tìm gân dưới huyệt để bật gân, và những gân dưới nhượng ngón chân tay là giao điểm giữa ngón tay với lòng bàn tay, giữa ngón chân và gan bàn chân, và vuốt 6 đường kinh tay chân chính là vuốt đường tĩnh mạch để đẩy máu làm thông mao mạch. Khi sử dụng các huyệt trên, dùng ngón tay ấn vào vị trí huyệt tìm gân dưới huyệt thì đè ngón tay cái xuống để bật gân, tay kia dùng 2 ngón Khóa 2 huyệt của Kỳ Kinh Bát Mạch từng cặp không phải chữa bệnh nội tạng mà chữa bệnh sai gân trật cốt, tay chân, lưng đau liệt... Những cặp huyệt khóa là : Hợp Cốc làm chủ +Hậu Khê, Hậu Khê làm chủ + Hợp Cốc Nội Quan làm chủ +Ngoại Quan, Ngoại Quan làm chủ + Nội Quan. Công Tôn làm chủ + Túc Lâm Khấp, Túc Lâm Khấp làm chủ + Công Tôn Chiếu Hải làm chủ + Thân Mạch, Thân Mạch làm chủ + Chiếu Hải A-Vuốt vòng chân khí 6 đường kinh tay : a-Vuốt huyệt cánh tay : Kinh Tâm : Vuốt từ Thiếu Hải đến Thần Môn 18 lần Kinh Tiểu Trường : Vuốt từ Uyển Cốt đến Tiểu Hải 18 lần Kinh Tâm Bào : Vuốt từ Khúc Trạch đến Đại Lăng 18 lần Kinh Tam Tiêu : Vuốt từ Dương Trì đến Thiên Tĩnh 18 lần Kinh Phế : Vuốt từ Xích Trạch đến Thái Uyên 18 lần Kinh Đại Trường : Vuốt từ Dương Khê đến Khúc Trì 18 lần. b-Vuốt huyệt bàn tay : Kinh Tâm : Vuốt từ Thần Môn đến Thiếu Xung 18 lần Kinh Tiểu Trường : Vuốt từ Thiếu Trạch đến Uyển Cốt 18 lần Kinh Tiểu Trường : Vuốt từ Đại Lăng đến Trung Xung 18 lần Kinh Tam Tiêu : Vuốt từ Quan Xung đến Dương Trì 18 lần. Kinh Phế : Vuốt từ Thái Uyên đến Thiếu Thương 18 lần

Kinh Đại Trường : Vuốt từ Thương Dương đến Dương Khê 18 lần.

B-Vuốt vòng chân khí 6 đường kinh chân : a-Vuốt huyệt ống chân : Kinh Can : Vuốt từ Khúc Tuyền đến Trung Phong 18 lần Kinh Đởm : Vuốt từ Khâu Khư lên Dương Lăng Tuyền 18 lần Kinh Tỳ : Vuốt từ Âm Lăng Tuyền đến Thương Khâu 18 lần Kinh Vị : Vuốt tử Giải Khê đến Túc Tam Lý 18 lần Kinh Thận : Vuốt từ Âm Cốc đến Thái Khê 18 lần. Kinh Bàng Quang : Vuốt từ Côn Lôn đến Ủy Trung 18 lần. b-Vuốt huyệt bàn chân : Kinh Can : Vuốt từ Trung Phong đến Đại Đôn 18 lần

Kinh Đởm : Vuốt từ Túc Khiếu Âm đến Khâu Khư 18 lần. Kinh Tỳ : Vuốt từ Thương Khâu đến Ẩn Bạch 18 lần Kinh Vị : Vuốt từ Lệ Đoài đến Giải Khê 18 lần Kinh Thận : Vuốt từ Thái Khê đến Dũng Tuyền 18 lần Kinh Bàng Quang : Vuốt từ Chí Âm đến Côn Lôn 18 lần.

Tất cả các bệnh được chữa bằng mọi phương pháp như uống thuốc thì vào bao tử, châm cứu, bấm huyệt, vặn nắm gân xương khớp, thập chỉ Liên Tâm Pháp vuốt thông mao mạch, khoa chỉnh hình xương cột sống, vật lý trị liệu, tập khí công... dù có thần kỳ đến đâu cũng không giữ được kết qủa lâu dài, bệnh nhân cũng không thể khỏi được nếu cơ thể bệnh nhân có áp huyết thấp thì khí huyết không còn chạy thông suốt, thiếu lượng máu thì cũng không đủ dẫn qua mao mạch đã bị teo mà vào nuôi được tế bào các mô, và thiếu đường-huyết làm giảm nồng độ máu sưởi ấm mao mạch để dẫn hồng cầu vào tế bào để trao đổi máu mới và oxy, thì tế bào các mô cũng chết dần : Nếu tế bào mô ở ngoài Khi Phần thiếu đường huyết sẽ làm tê lạnh đau nhức co rút. Nếu tế bào mô ở Doanh Phần thiếu đường huyết thì chức năng hấp thụ chuyển hóa thức ăn suy

giảm không chuyển hóa thức ăn thành khí và máu. Nếu thiếu đường huyết các mô tạng phủ thì tế bào chết sẽ trở thành tế bào tạng phủ bị ung thư. Nếu thiếu đường huyết trong gân xương thì gân xương thoái hóa, xơ hóa, hóa vôi, hóa gai... Như vậy đường-huyết rất quan trọng để sưởi ấm mao mạch của hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa chuyển hóa thức ăn, và hệ thống mao mạch nuôi gân xương cốt được bền vững. G-CHỮA THEO PHƯƠNG PHÁP Y HỌC BỔ SUNG KHÍ CÔNG Y ĐẠO : Tất cả những huyệt này và nhiều huyệt khác, nếu chữa bằng châm cứu thì kết qủa lâu và chậm hơn bấm huyết, nhưng khi bấm hay châm cứu vào huyệt cũng phải có nội lực hay điện khí qua kim châm mới có kết qủa nhanh không kém Thập Chỉ Liên Tâm Pháp. Tuy nhiên các phương pháp này không chữa được những bệnh nội tạng, nên cần phải tìm ra mao mạch ở các kinh âm tay chân và ở lưng, bụng thông mao mạch dẫn khí huyết vào các mao mạch của tạng phủ để chữa được những bệnh nan y. do đó mà môn Khí Công Y Đạo ra đời được khoa học hóa dưới tên gọi Y Học Bổ Sung chữa được nhiều bệnh nan y, kết hợp điều chỉnh cả 3 yếu tố Tinh-KhíThần. Dựa theo kết qủa 3 số đo của áp huyết tâm thu là Khí lực, tâm trương là Huyết lực, Nhịp Tim là Thần lực, so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi để biết khí huyết hư hay thực, hàn hay nhiệt.... a-Điều chỉnh Tinh Là điều chỉnh ăn uống thuộc Tinh cũng là phương pháp đối chứng trị liệu bằng thức ăn hay thuốc uống để bổ tả hư thực hàn nhiệt cho áp huyết trở lại tiêu chuẩn tuổi. Bệnh cao hay thấp áp huyết nguyên nhân đều do thức ăn và chức năng của Doanh Phần mà ít ai để ý đến. Uống thuốc chữa áp huyết là chữa ngọn, do đó phải uống thuốc suốt đời để ngừa bệnh, nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh là thức ăn và chức năng Doanh Phần không biết điều chỉnh theo dõi bằng máy đo áp huyết, nên những người có bệnh cao áp huyết cuối đời cũng vẫn chết về bệnh áp huyết qúa cao hay qúa thấp. Do đó máy đo áp huyết cũng là máy đo kiểm soát sau bữa ăn, xem mình ăn thức ăn thuốc uống có phù hợp với nhu cầu chữa bệnh mà mình cần đưa áp huyết trở lại đúng tiêu chuẩn tuổi hay không. Nếu thức ăn làm tăng áp huyết lên cao thì không hợp với ngưòi đang có bệnh áp huyết cao, hay nếu thức ăn thuốc uống sau khi dùng làm áp huyết tụt thấp sẽ làm cho người đang có bệnh áp huyết thấp sẽ thấp thêm, nếu áp huyết thấp dưới 90/50mmHg các tế bào không đủ máu nuôi dưỡng sẽ trở thành tế bào ung thư, hoặc những người đang có áp huyết cao mà sau khi ăn đo lại áp huyết thấy tăng cao đến 180-200/100-120mmHg có nguy cơ đứt máu não. Muốn tránh trường hợp nguy hiểm này, tốt nhất chúng ta nên đo áp huyết sau khi ăn 30 phút mới biết chân tướng của sự thật tại sao mình uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết mỗi ngày vá uống thuốc suốt đời mà vẫn bị chết vì bệnh áp huyết. Tại sao ? Tại vì mình theo thói quen bác sĩ dặn đo vào giờ nhất định như buổi sáng hay tối, là lúc chưa ăn, áp huyết lúc nào cũng ổn định, nhưng đâu có ngờ sau khi ăn 30 phút, áp huyết tăng qúa cao do thức ăn mà không biết, hoặc do thức ăn làm áp huyệt bị tụt thấp làm trụy mạch. b-Điều chỉnh khí : Do bệnh nhân tự tập luyện theo các bài tập thể dục khí công chữa bệnh, khác với khí công dưỡng sinh, để thông máu bằng các bài tập thể dục khí công khai thông Kỳ Kinh Bát Mạch, và luyện thần bằng cách thở Tĩnh công thiền nơi Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh, nơi giao hội khí huyết của Kỳ

Kinh Bát Mạch và 12 chính kinh. Điều chỉnh khí và huyết bằng huyệt chữa bệnh, bệnh nhân có thể tự học và tự chữa hay người khác chữa hay có thầy chuyên môn chữa, áp dụng theo Kỳ Kinh Bát Mạch làm huyệt Khóa, vuốt 6 đường kinh âm dương chân tay đẩy bơm máu dần khí vào mao mạch của tạng phủ chữa bệnh nội tạng. c-Điều chỉnh thần : Tĩnh Công Thiền hay thở thiền tay dương đặt trên Đan Diền Thần, tay âm đặt trên Đan Điền Tinh, ý trụ tại Mệnh Môn, hay Bách Hội tùy theo áp huyết cao hay thấp, cơ thể nóng hay lạnh, bổ huyết hay bổ khí... Công dụng của thở thiền giúp khí chuyển hóa chất bổ khí ra Khí Phần, bổ huyết vào Huyết phần, thông khí huyết cho chức năng 12 kinh và đưa khí dư thừa cất vào Kỳ Kinh Bát Mạch, phục hồi và phát triển chức năng thần kinh bộ não làm trẻ hóa tế bào. Thân doducngoc Xin xem thêm tài liệu đính kèm : Tế bào sống hay chết nhờ vào hệ thống mao mạch thông hay tắc, giúp cho cơ thể khỏe hay bệnh và cách chữa.

http://youtu.be/Wlon877zwVc Tìm hiểu về hệ tuần hoàn http://www.baomoi.com/Tim-hieu-ve-he-tuan-hoan/82/3371766.epi Huyết áp thấp, sát thủ dấu mặt của sức khỏe : http://khicongydaotoronto.com/forum/viewtopic.php?f=7&t=4628 Xem Chức năng khí hóa 14 đường kinh : https://docs.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0ZTI2M2MyMTAtMmM2Ni00NDYwLTkyOWItY2E 2NWFhMDIyYzlh/edit?ddrp=1&hl=en Xem các huyệt trong Sách Sổ Tay Tìm Huyệt : https://docs.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0OTY0NTI4NzItYWFiYy00MGQxLWFkYzUtNjZlN DAwN2Y0NTkw/edit?ddrp=1&hl=en

II-PHẦN THỰC TẬP ỨNG DỤNG CHỮA BỆNH KHÍ PHẦN : Dưới đây là tiêu biểu một số huyệt chũa bệnh ngoài Khí Phần của 12 chính kinh chạy qua tay chân. Nhưng chúng ta thực tập theo Kinh Cân và Kỳ Kinh Bát Mạch sẽ có kết qủa nhanh hơn châm cứu bấm huyệt thông thường, nên cần thêm phần thao tác quan trọng sau đây : 1-Chọn bên chữa cơ sở hay chức năng : có nghĩa là đau bệnh bên này chữa bên không dau trước. 2-Đau trên tay chữa dưới chân trước hay đau chân chũa tay trước. 3-Cho bệnh nhân cử động chỉ điểm đau nằm trên kinh nào. Nếu có điểm đau chính xác là bệnh thực thì tả đau khi bật gân, nếu không có điểm đau nhất định là hư chứng thì vuốt bổ tĩnh mạch máu. Huyệt trên hình vẽ, khi tả thì bật gân dưới huyệt, hư chứng thì vuối tĩnh mạch trên huyệt. Dùng huyệt Khóa cổ tay như Hậu Khê + Hợp Cốc hay Nội Quan + Ngoại Quan. Túy theo đường kinh đau Huyệt Khóa cổ chân như Thân Mạch + Chiếu Hải hay Công Tôn + Túc Lâm Khấp. Tùy theo đường kinh đau. 4-Vuốt 1 hay 2 đường kinh trong bài vuốt 6 đường kinh chân tay, phần ngoài hay phần trong. 5-Áp dụng 2 bộ huyệt thư cân thông lạc ở tay chân : a-Bộ huyệt Thư cân thông lạc ở tay : Phong Trì : lợi khớp Dưỡng Lão : Thư cân, co rút tay vai cổ Dương Trì : thư cân lạc Chi Cấu : Tuyên khí cơ Kiên Ngung : Thông lợi khớp Hậu Khê : thư cân Khúc Trì : Lợi quan tiết, hòa vinh dưỡng huyết Thủ Tam Lý : Trừ phong thông lạc b-Bộ huyệt Thư cân thông lạc ở chân : Côn Lôn : Thư cân mạnh lưng Thân Mạch : Thư cân Thừa Sơn : thăng dương thư cân lạc Ủy Trung : Thư cân lạc lợi lưng gối Khâu Khư : sơ can thông lạc Dương Lăng Tuyền : Thư cân mạch mạnh gân cốt

A-BÀI THỰC TẬP CHỮA NHỮNG BỆNH ĐAU TAY VAI : Dưới đây là dựa vào phương pháp chữa bệnh bằng bấm thông thường của 12 kinh để chữa bệnh. Nhưng khi thực tập phải áp dụng thêm Kinh Cân, Kỳ Kinh Bát Mạch, để so sánh kết qủa khác biệt như thế nào đối với các thầy chữa cho mình hay tự chữa cho mình : 1. Co rút bả vai :Kiên liêu, Kiên ngoại du : Dùng ngón tay giữa của tay không đau đè hơi mạnh vào huyệt Kiên Liêu bên vai đau rồi co động khớp vai bằng cách đong đưa cùi chỏ từ trước ra sau nhiều lần cho đến khi huệt Kiên Liêu hết đau. Rồi lại dùng ngón tay giữa đè ấn vào huyệt Kiên ngoại du bên vai đau rồi co động khớp vai bằng cách quay cùi chỏ theo vòng tròn nhiều lần đến khi huyệt Kiên ngoại du hết đau. Sau đó dùng cả 4 ngón tay vuốt từ Kiên Liêu dến Kiên ngoại du 18 lần.

2. Đau nhức tay vai : Hợp cốc, Thái xung. Khúc trì, Thiên đỉnh. Dùng ngón tay cái bên tay không đau tự vuốt đoạn huyệt Hợp Cốc bên tay đau theo chiều mũi tên 18 lần, rồi vuốt đoạn huyệt Thái Xung cùng bên tay vai đau 18 lần. Sau đó co động tho xem tay vai đã hết đau chưa. Nếu nhờ ngườI khác chữa cho mình thì dùng hai tay vuốt một lúc luôn hai đoạn huyệt Hợp Cốc, Thái xung cùng bên tay vai bị đau cũng 18 lần như trên. Nếu vai còn đau, dùng tay cái bấm vào huyệt Khúc trì rồi vuốt theo đường mũi tên qua đỉnh vai lên tớI huyệt Thiên đỉnh nơi chân cổ, phía bên vai đau, mỗI lần vuốt tớI huyệt Thiên đỉnh day nhẹ một cái mớI kể là xong một lần, vuốt xong 18 lần, tho co động lại xem tay vai hết đau chưa .

3. Gân cơ vai viêm :Khúc viên, Tý nhu, Dương lăng tuyền Dùng hai ngón tay cái chồng lên nhau ấn đè vào huyệt Dương lăng tuyền, vuốt xuống theo mũi tên đến giữa ống xương chân, 6 lần cho mỗI bên chân, chân nào trước cũng được, để ý bên chân nào còn đau thì vuốt thêm 6 lần nữa,mục đích của huyệt Dương lăng tuyền dùng để điều chỉnh chức năng của gân, trước khi chỉnh gân của khớp vai. Dùng ngón tay giữa tìm điểm đau sau vai nơi huyệt Khúc Viên đè ấn mạnh rồi quay tròn cùi chỏ cho đến khi huyệt Khúc Viên hết đau. Rồi lại dùng ngón tay giữa tìm điểm đau dướI chân cơ bắp vai có điểm đau nơi huyệt Tý Nhu , ấn đè vào huyệt rồi quay nhẹ khớp vai cho đến khi khớp vai hết đau.

4.Viêm khớp vai : Khúc trì,Tam kiên ( ngung, liêu, nội) Để khuỷu tay ( bên vai đau ) vuông góc, dùng ngón tay cái ấn đè vào huyệt Khúc Trì ( nơi giao điểm cuối lằn chỉ khuỷu tay vớI chỗ trũng giữa khớp của hai xương cánh tay trên và dướI ), rồi vuốt lên đến huyệt Kiên Ngung 6 lần, mục đích làm thăng khí lên khớp vai. Dùng hai ngón tay, tay giữa ấn đè vào huyệt Kiên Ngung, tay trỏ vào huyệt Kiên Liêu lui về phía sau vai có điểm đau, xong quay co động khớp vai cho đến khi hết cảm giác đau và co động vai ra phía sau được dễ dàng. Lại dùng hai ngón, tay cái ấn đè vào huyệt Kiên NộI lăng, tay trò ấn đè vào huyệt Kiên Ngung, rồi co động khớp vai về phía trước cho đến khi hết đau và co động khớp vai dễ dàng.

B- THUỘC BÀN TAY-NGÓN TAY :

1. Co quắp 5 ngón tay :Nhị gian, Tiền cốc Đặt ngửa bàn tay bị co quắp 5 ngón, dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Nhị Gian , và dùng ngón tay giữa bấm vào huyệt Tiền Cốc nơi cạnh bàn tay phía ngoài, giao điểm của lằn chỉ ngón tay út và bàn tay .Cả hai huyệt bấm cùng lúc cho các ngón tay ma ra.

2.Co rút 5 ngón tay : Ngũ hổ

Dùng ngón tay cái ấn day vào giữa khe khớp của đốt xương mu bàn tay và xương ngón tay của ngón tay trỏ và của ngón tay áp út, là hai huyệt của Ngũ Hổ, cho đến khi cảm thấy 5 ngón tay co động dễ dàng.

3.Cơ dài và cơ duỗi ngón cái viêm gân : Liệt Khuyết,Ngư tế.

Sau khi đo tìm huyệt Liệt Khuyết như hình vẽ, bên ngón tay cái bị đau, dùng ngón tay cái đè vào huyệt vuốt qua lằn chỉ cổ tay lên đến giữa bắp thịt dưới ngón tay cái, nơi huyệt Ngư Tế, 18 lần. Vừa vuốt vừa co động khớp ngón tay cái ,từ từ sẽ cảm thấy hết đau

4.Cùi chỏ rút đau :Xích trạch, Khúc trì.

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Xích Trạch, rồi gấp cánh tay ngoài vào sát cánh tay trong, gấp vào ma ra như bản lề coa, rồi lại đổi ngón tay cái sang huyệt Khúc Trì làm giống như trước, cho đến khi gấp ma cùi chỏ hết đau.

5.Đau nhức cườm tay:Thái uyên

Dùng ngón tay cái vuốt từ trên huyệt Thái Uyên qua cổ tay vào lòng bàn tay 18 lần để thông khí tắc nơi cổ tay.

6.Gân ngón tay co rút :Khúc trì, Hợp cốc .

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Khúc Trì, vuốt dọc theo cạnh tay phía ngoài kéo ra đến huyệt Hợp Cốc, 18 lần, mỗi lần vuốt đến huyệt Hợp Cốc thì day trên huyệt để làm mềm gân ngón tay.

7. Hai bàn tay nóng như loa :Dũng tuyền

Dùng ngón tay cái vuốt từ phía ngón chân út qua huyệt Dũng Tuyền đến cạnh bàn chân trong, 18 lần để kích thích chức năng của thận điều hòa thân nhiệt.

8.Ngón tay đau: Ngoại quan, Dương trì , Hợp Cốc.

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Ngoại Quan vuốt đến huyệt Dương Trì ,giao điểm của hai xương cổ tay và bàn tay, rồi kéo ra phía ngón cái vuốt ra đến huyệt Hợp Cốc . Vuối 18 lần cho đến khi hết đau.

9.Ngón trỏ đau :Thương dương, Nhị Gian.

Dùng đầu ngón tay cái bấm vào đầu ngón tay trỏ bị đau nơi huyệt là Thương dương , vuốt mạnh theo đường mũi tên lên tớI huyệt Nhị Gian rồi day ấn nhẹ nơi Nhi Gian, từ từ cảm thấy nơi huyệt Nhị Gian hết đau sau khi vuốt 18 lần.Tho co động ngón trỏ xem hết đau chưa, nếu còn đau có thể vuốt lại 18 lần nữa.

10.Ngón tay giữa đau : Đại lăng, Lao Cung.

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Đại lăng kéo lên huyệt Lao Cung bên ngón tay bị đau vuốt 18 lần, rồi dùng ngón tay cái gập tho ngón các khớp ngón tay giữa xem còn đau hay không, nếu còn đau vuốt lại lần thứ hai 18 lần.

11.Ngón tay áp út đau : Trung chữ, Dịch Môn.

Dùng ngón tay cái Bấm vào huyệt Trung Chữ, vuốt 18 lần kéo xuống Dịch Môn, cho đến khi hết đau, rồi bấm gập tho ngón tay áp út còn đau hay không, nếu còn vuốt lại 18 lần nữa.

12.Ngón tay út đau : Thần Môn, Thiếu Phủ. Hậu Khê, Dưỡng Lão. Dùng ngón tay cái bấm vào góc cổ tay nơi huyệt Thần Môn, vuốt lên huyệt Thiếu Phủ như hình vẽ 18 lần, rồi bấm vào huyệt Hậu Khê cạnh bàn tay cuối lằn chỉ đường Tâm đạo, vuốt xuống huyệt Dưỡng Lão dướI đầu xương cổ tay, 18 lần, xong tho co động ngón tay út xem hết đau chưa, nếu còn hơi đau thì vuốt lại lần nữa.

te bao song hay chet nho vao he thong mao mach.pdf

te bao song hay chet nho vao he thong mao mach.pdf. te bao song hay chet nho vao he thong mao mach.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

2MB Sizes 9 Downloads 245 Views

Recommend Documents

Thong Bao chung.pdf
OC titin hanh c5c bu6c ti6p theo cria LQ trinh 7 bulc, chring t6i x6t th6y cdn ... Regional Director – Asia Pacific Region ... Displaying Thong Bao chung.pdf.

Thong bao TNV.pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Thong bao TNV.pdf. Thong bao TNV.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Thong bao TNV.pdf.Missing:

thong bao (1).pdf
uLs!' __fJj}_L(2J2_1{j_LD~JJglZg DQl. h(J!-: .Dul J:~~(Is0,! IS Triln Phll, P11Ll'erng7, Th21nll ph6 'I'LlY ilozl, linh rltLl Ycn),. Su N9i \Ill - Co qllan tlul'cmg tr~l'c I [iji.cl(\ng thi Luy0n vien chCl'c ng,\nh Y t~. nflill 2017 thoI1g bi'IOelf t

Thong bao hoc bong Toshiba_nam 2017.pdf
Thong bao hoc bong Toshiba_nam 2017.pdf. Thong bao hoc bong Toshiba_nam 2017.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

thong bao ket qua xet tuyen.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. thong bao ket ...

THONG BAO SHDK DOT 2.pdf
Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. THONG BAO SHDK DOT 2.pdf. THONG BAO SHDK DOT 2.pdf.

Thong bao vv chi co tuc 2016.pdf
Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Thong bao vv chi co tuc 2016.pdf. Thong bao vv chi co tuc 2016.pdf. Open.

Thong bao Tuyen 15 Fresher SAP Technical Consultant_201410.pdf
Page 1 of 3. We're supporting one of the Europe's leading utility companies headquartered in Essen, Germany as. a provider of IT services, the latter created ...

180 TB NANG CAP DINH KY HE THONG ELEARNING.pdf ...
180 TB NANG CAP DINH KY HE THONG ELEARNING.pdf. 180 TB NANG CAP DINH KY HE THONG ELEARNING.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

QD Ban hanh He thong nhan dien.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

407406 - KT he thong may tinh - HK163.pdf
Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. Whoops! There was a problem pr

He tono mo te whai mema ki Te Whariki Tautoko ...
EMAERA/EMAIL: RA WHANAU/BIRTHDATE: MATAWAKA/ETHNICITY: IWI/TRIBAL AFFILIATIONS: HAPU/SUBTRIBE AFFILIATIONS: This form is for use by ...

Thong bao chi tieu - muc diem toi thieu - dot 2.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Thong bao chi ...

695_ Thong Bao gia han dang ki thi nang khieu 2017 05-25-2017 14 ...
695_ Thong Bao gia han dang ki thi nang khieu 2017 05-25-2017 14-20-44.pdf. 695_ Thong Bao gia han dang ki thi nang khieu 2017 05-25-2017 14-20-44.pdf.

02-Chuong II_QUAN HE SONG SONG Hue thuong 1_1.pdf ...
There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 02-Chuong II_QUAN HE SONG SONG Hue thuong 1_1.pdf. 02-Chuong

Thong bao diem trung tuyen dai hoc DHNT 2017''.pdf
2 NTH02 Kinh doanh qudc t~. D07 27,00 26,95 9,0 3 theo mo hinh tien ti~n. Nh~t Ban. (Cdc mon nhdn h¢ s6 1) A01 27,00 26,95 8,6 1. AOO 28,00 27,95 9,2 3. 1.

thong-bao-ve-thoi-gian-xac-nhan-so-ngoai-tru-hoc-ky-ii.pdf ...
Page 3 of 15. Page 3 of 15. thong-bao-ve-thoi-gian-xac-nhan-so-ngoai-tru-hoc-ky-ii.pdf. thong-bao-ve-thoi-gian-xac-nhan-so-ngoai-tru-hoc-ky-ii.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying thong-bao-ve-thoi-gian-xac-nhan-so-ngoai-tru-

[2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-cap-khoa-t1-2018 ...
Page 3 of 3. Page 3 of 3. [2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-cap-khoa-t1-2018-thong-bao-so-1.pdf. [2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-cap-khoa-t1-2018-thong-bao-so-1.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying [2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-

Thong bao to chuc on thi MBUS 7.2016.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Thong bao to ...

chet atkins the best of chet atkins.pdf
... below to open or edit this item. chet atkins the best of chet atkins.pdf. chet atkins the best of chet atkins.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

TOAN 11 - 1718- CD7 - QUAN HE SONG SONG.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. TOAN 11 - 1718- CD7 - QUAN HE SONG SONG.pdf. TOAN 11

Mao gachi
It is difficult to locateastarting point -aspecific origin- in thetraditions whichmake up ... Health Spas ГЇВ· Cantabria ГЇВ· Asturias ГЇВ· SkiResorts ГЇВ· Cantabria ГЇВ· Asturias ГЇВ· Galicia ГЇВ· GolfГЇВ· ... Oxford

Thong bao toa dam Measuring market risk with value-at-risk and ...
CITC) trdn trgng th6ng b6o d6n c6c nhd nghiOn criu, nhd quin ly, nhd dAu tu, giing vi0n,. sinh viOn d4i hgc vd sau d4i hgc vC tga ctdm do CITC phOi hgp v6i Vien dio tpo John von. Neumann (fVN t6 chric v6i nQi dung nhu sau: 1. Thoi gian: 14h00, Chi0u

Thong Bao Lop Nhiep Loai Hoc Sept. 2014.pdf
Els gràfics lineals. - La taula de doble entrada. Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Page 3 of 15. Thong Bao Lop Nhiep Loai Hoc Sept. 2014.pdf. Thong Bao Lop Nhiep Loai Hoc Sept. 2014.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. M