TRUNG TÂM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MIỀN NÚI ( CSDM ) Mạng lưới bảo tồn và phát triển tri thức bản điạ dân tộc Thái Việt-Nam ( VTIK )

Nguyễn Văn-Hòa

U-THẾN, NGU-HÁO và

TRAI-CĂM Kể chuyện dân gian và dịch truyện thơ cổ của dân tộcThái vùng Tây-Bắc Việt-Nam

HÀ-NỘI, năm 2017

ꪊꪉꪴ ꪹꪔꪷꪣ ꪹꪝ꪿ ꪀꪱꪙ ꪢꪱ꫁ ꪵꪝ꪿ ꪢꪽ꫁ ꪁꪒꪰ ꪒꪙꪲ ꪜꪱ꪿ ꪝꪴ ( CSDM ) ꪊꪣꪴ ꪢꪴ꪿ ꪋꪳ꫁ ꪬꪣꪸ ꪵꪀꪉ꪿ ꪢꪱ꫁ ꪵꪝ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪭꪴ꫁ ꪀꪚꪾ ꪕꪲ꪿ ꪄꪮꪉ ꪹꪋ꫁ ꪵꪙꪫ ꪼꪕ ꪫꪒꪸ-ꪙꪱꪣ ( VTIK )

ꪈꪫꪙꪸ꪿ ꪫꪽ꪿ ꪭꪫꪱ꫁

ꪮꪴ ꫃ꪗꪙ - ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪵꪀꪉ꪿

ꪋꪱꪥ ꪁꪾ

ꪁꪫꪱꪣ ꪶꪕ ꪵꪀꪉ꪿ ꪵꪀ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪚꪾ ꪎꪳ ꪜꪱꪉ ꪹꪋꪱ꫁ ꪄꪮꪉ ꪠꪴ꫁ ꪼꪕ ꪉꪮꪙ꪿ ꪒꪙꪲ ꪼꪔ-ꪚꪀꪰ ꪫꪒ-ꪸꪙꪱꪣ꪿

ꪭꪱ꪿ ꪶꪙꪥ꫁ - ꪜꪲ 2 017

LỜI MỞ ĐẦU Ở vùng Tây-Bắc nướcViệt-Nam từ đầu thế kỷ thứ IX chữ Thái trước kia, suốt gần bốn thế kỷ dài, phần lớn dùng ở dòng họTạo ghi sổ sách hành chính nắm quyền cai quản Bản Mường, các ông Mo ghi sổ sách cúng bái, các ông Chang ghi tính lịchThái và tầng lớp trên quyền quý sáng tác thơ ca, văn học, chưa phổ biến rộng rãi xuống dân. Đến thế kỷ thứ XIII từ cuối đời Tạo Chưng là cháu chắt đời thứ tám của Lạng Chượng cầm quyền. Phìa đóng sở lỵ ở Mường Muổi, nối tiếp sang đời con là Chảu Ngu-Háu đã quan tâm phát triển chữ Thái dạy đại trà khắp toàn dân. Tiếp sang thế kỷ thứ XIV ở thời Ta-Ngân làm đại Phìa đã khuyến khích sáng tác được nhiều tác phẩm các thể loại gồm cả chuyện dân gian kể miệng và truyện thơ viết. Truyện U-Thến kể về gia đình ông bà Phìa chúa đất Mường Xa-In sinh con gái quý là Nàng Cầm-In xinh đẹp bị chúa qủy biến thành diều hâu xuống bắt, chân quặp đưa lên Mường Cum-Phún xứ quỷ trên trời cao giữ làm con nuôi đổi tên gọi Ca-Lê làm em con gái đẻ là Cầm-Ca. Một hôm chúa quỷ làm bùa phép đưa Cầm-Ca xuống trần gian. Dân kinh đô nước Chăm-Pi gặp cô gái đẹp như nàng tiên bèn trở về tâu lên đức vua. Vua cho người đi mời vào cung gặp mặt hỏi biết là người từ phương xa bị cha ép lấy chồng nghèo hư không chịu nổi đã bỏ trốn xa tới đây. Vua thương tâm, thấy người đẹp lại có tài nên cưới làm thứ phi. Ba tháng sau nữ quỷ Cầm-Ca phù phép làm cho dân yếu đau và hoàng hậu vợ vua bị mù.Vua phong Cầm-Ca lên làm hoàng hậu. Bà vợ cả mù mắt bị vua bỏ cho đầy đi xa vào rừng sâu khuất mặc. Lúc ấy bà mù đang có mang vua không biết. Ở trong rừng ít lâu bà mù sinh một con trai, do có thần linh phù trợ nên bà không chết, vẫn nuôi con lớn dần. Năm mười ba tuổi, cậu bé quyết chí đi tìm cha. Tin đến tai,vua thấy lạ cho gọi gặp cậu bé hỏi ra biết là con trai của mình. Bấy lâu lấy Cầm-Ca hoàng hậu vẫn chưa có con. Vua mừng lắm, giữ con lại nuôi dạy nhưng cậu bé tâu vua xin đón mẹ cậu cùng về. Vua nghĩ hối hận,chuẩn y. Bà mù được đón trở về cung. Khi con trai lớn khôn, tài giỏi,vua phong cho làm tướng xưng danh U-Thến. U-Thến lớn lên càng tài giỏi, hoàng hậu Cầm-Ca người quỷ nghĩ cách hại vị tướng trẻ này. Bà nói muốn U-Thến lên thăm bố mẹ đẻ của bà, ông đang làm Phìa chúa Mường Cum-Phún nước Nghịu trên trời cao. U Thến xin vâng

1

lời. Bà dì ghẻ gửi thư kín cho U-Thến cầm lên dặn cha quỷ giết đi không cho trở về nữa. U-Thến đi đến miền biên ải nơi ngăn cách Trần với Trời, gặp vị thần Quản Biên giúp cách nên không chết. Lên xứ quỷ Cum-Phún, chàng gặp Nàng Cầm-In, hai người thân thương nhau. Sau đó U-Thến đưa được Nàng Cầm-In trốn khỏi xứ quỷ trở về trần gian, hai người kết duyên đẹp đôi vợ chồng. U-Thến thế quyền cha lên ngôi vua nước Chăm-Pi. Bà mẹ mù được U-Thến đem nước phép thần về nhỏ mắt sáng ra. Cầm-Ca uất ức tự tử. Gia đình U-Thến sống hạnh phúc, sung sướng, cai quản đất nước an vui, phồn thịnh, tiếng lành đồn xa! * Truyện Ngu-Háo kể về một gia đình dân nghèo sinh một cậu con trai đặt tên Liu-Ving. Cậu bé thông minh, năm bẩy tuổi thông thạo chữ viết, muốn học cao nhưng nhà nghèo , cha mẹ không có tiền cho đi ăn học nâng cao trình độ.Thấy các con nhà quan Án-nha và con nhà giàu đi học cao cấp, cậu bé liền theo chân họ đến trường nhưng không được vào lớp. Cậu bé ngồi bên ngoài nghe thầy giáo giảng dạy liên tục trong một thời gian dài. Vị giáo sư già thấy vậy thương tâm giúp nuôi dạy. Học được bảy năm giáo sư thấy Liu-Ving tài giỏi bèn xin cho về kinh đi thi liền đỗ trạng nguyên. Nhận bằng xong chưa ra làm việc, cậu xin trở về quê với bố mẹ. Liu-Ving lại nói muốn học võ thuật và bùa phép nữa nhưng cha mẹ nghèo thế này lấy tiền đâu cho con theo học tiếp nữa ? Thực ra bố Liu-Ving được thần linh dạy phải chịu sống nghèo khổ để được truyền bùa phép, nay ông dạy lại con sau hơn hai năm đã biết, ông thử nghiệm. Ngoài vườn nhà có một phến đá bẹt to hơn cái bàn, ông bảo con ra nhấc lên ông coi. Liu-Ving ra nhấc bổng nhẹ tênh rồi ông cho ngồi lên tảng đá bay thử thành công. Dạo ấy nước Ngố có một nàng công chúa xinh đẹp, dân sống bình an. Bỗng từ trên trời lao xuống một con rắn thần Ngu-Háo hung dữ chuyên ăn thịt người. Vua Ngố bắt dân nộp luân phiên cho nó ăn thịt. Lần này nó đòi vua phải nộp công chúa đưa lên ở với nó. Vua quyết chống lại, nó làm nước dâng ngập khắp trần gian, đến sát sàn lầu vua ở, vua sợ đành chấp nhận hẹn bảy ngày nữa sẽ nộp công chúa, nó mới cho nước rút. Vua Ngố hẹn bảy ngày nhưng chưa đến hạn Ngu-Háo đã bắt công chúa đem lên núi đá cao. Vua liền thông báo trong dân, ai cứu được công chúa sẽ thưởng công lớn và gả công chúa cho. Liu-Ving nói với cha giúp, xin đi cứu công chúa. Chàng đứng trên phiến đá ngoài vườn, đeo gươm báu, hai cha con phù phép, phiến đá 2

trở thành ngựa bay, phi vút lên trời cao lao tới hang đá rắn thần Ngu-Háo, đòi hắn thả công chúa về nhà. Ngu-Háo mắng Liu-Ving, hai bên đánh nhau. LiuVing chặt đầu rắn đứt, vào hang cứu được công chúa đem về cung đình trao trả vua Ngố. Vua bèn gả công chúa và truyền cho Liu-Ving lên thế ngôi vua. LiuVing dẫn vợ về quê đón bố mẹ đẻ cùng vào sinh sống trong cung đình, gia đình đoàn tụ. Vua Liu-Ving và hoàng hậu cai quản nước Ngố phồn vinh. * Truyện Trai-Căm, một hoàng tử Chiềng-Khoang-Quốc đi gặp gỡ yêu nàng công chúa bên nước Bỏ-Té giáp nước Hán. Họ yêu nhau qua cửa sổ trong phòng lầu cao của công chúa do một con chim yểng quý Kén-Kẻo dẫn đường. Tình yêu thầm kín, trong hoàng gia không ai biết tin. Đôi tình nhân âu yếm nhau nhiều lần, công chúa có thai đành dấu bố mẹ. Đến tháng sinh ra một cậu con trai. Hai người vẫn dấu kín tự nuôi con . Bỗng một hôm, gái hầu phòng lên dọn lầu thấy công chúa mới sinh con nhỏ và có một người đàn ông lạ đang sống bên Nàng. Gái hầu tâu lên Vua và hoàng hậu biết sự việc. Vua cử quan sai lên xem xét lại thì đúng quả thực như vậy. Công chúa nhắn nhờ quan sai tâu lênVua rộng lòng tha thứ, Nàng yêu cậu Trai-Căm hoàng tử nước Chiềng-Khoang đã sinh ra một con trai, xin Vua tha tội cho Nàng, cho chàng và thương đứa cháu bé. Không nghe ! Vua tức giận quyết xử tội chết trị kẻ dâm tà để giữ nghiêm phép của triều đình. Vua cho dọn hết đồ đạc trong lầu ra, mọi người chuyển đi nơi khác, cho lính bao vây canh gác nghiêm ngặt không để họ chạy đâu thoát. Vua ra lệnh phóng hỏa , đốt nhà lầu thiêu cả ba người họ đều cho bị chết cháy cả. Hoàng tử có ngựa bay, đã đưa công chúa ôm con ra qua cửa sổ trên lầu lên ngựa chạy trốn do con chim Kén-Kẻo dẫn đường trở về nước quê nhà. Vừa thoát ra khỏi cửa sổ bay lên không trung, bị lửa đốt lầu cháy nóng, khói đen mù mịt tỏa khắp vùng, con ngựa không nhìn rõ sát con chim, lại bị lắc cánh rung làm công chúa đánh tuột đứa con rơi xuống đất chết cháy. Chim quen đường vút trở về, ngựa xa rời khỏi chim nên bị lạc bay đi đến một vùng lạ xa xôi. Gần tối gặp một Bản dân liền hạ ngựa xuống nghỉ nhờ nhà người dân một đêm. Ngựa buộc chắc ngoài nhà, vợ chồng Trai-Căm đi đường xa mệt ngủ say, quá nửa đêm gần sáng trời lạnh, Trai-Căm tỉnh giấc ra xem thì ngựa bay đã bị kẻ cắp giắt trộm đêm đi mất tích. Sáng ra chàng nói với công chúa : “ Em hãy nghỉ lại đây chờ anh đi tìm ngựa”. Công chúa khóc lóc nhưng Trai-Căm dỗ vợ gắng ở lại, theo anh vất vả đi sao nổi, công chúa đành phải ở lại một mình. Mấy hôm sau tên quỷ nơi địa phương đó biết có nàng công chúa xinh đẹp ở đây, nó mò sang 3

bắt đi hiếp. Công chúa không chịu đã vùng bỏ chạy trốn thoát vào rừng rồi lang thang đi tìm nơi sinh sống chờ chồng. Trai-Căm mầy mò mãi tìm lấy lại được con ngựa bay quay trở lại đón thì vợ đã đi đâu biệt tăm tích rồi. Tìm khắp nơi không thấy vợ, Trai-Căm đành phải một mình cưỡi ngựa bay trở về nhà mình bên Chiềng-Khoang. Về tới nhà bố mẹ hỏi vợ đâu ? Hóa ra vợ chồng lạc cách xa nhau mất tích rồi ! Biết tin con chim Kén-Kẻo dẫn ngựa bay đưa vợ chồng hoàng tử trở về không hoàn thành, nó thấy có lỗi và thương chủ, nó đã cắn lưỡi tự tử, xác nó đem chôn nơi ngã ba bờ ruộng. Trai-Căm lại cưỡi ngựa bay đi tìm khắp nơi đều không gặp công chúa, vợ chồng xa cách, hai người thương nhớ nhau. Công chúa xa hoàng tử, sống lang thang, may gặp nhờ thuyền xuôi dòng đi đến một quãng nước quẩn, Nàng gặp một số xác người chết,thuyền Nàng mắc lại đó, Nàng đói và yếu mệt lả đến sắp chết, Nàng kêu cầu xin Then Trời phù hộ cho Nàng được sống và được gặp chồng. Lời kêu van thảm thiết của một công chúa thấu trời, Then Trời liền thả xuống cho một bọc lá thuốc hồi sinh. Nàng nhấm tỉnh lại rồi chữa mọi xác chết đều sống lại cả, họ mang ơn xin theo hầu công chúa suốt đời. Nhờ có thuốc hồi sinh, công chúa chữa được cho một ông Tạo thủ lĩnh một Mường lớn mới chết sống lại, họ trả ơn và dân các Mường tín nhiệm giao Mường cho công chúa lên ngôi nữ hoàng. Mường lớn này là một đại quốc, các Mường và nước nhỏ thường phải đến cống nạp. Lần này đến phiên nước Chiềng-Khoang do hoàng tử Trai-Căm làm sứ giả đến cống nạp, thình lình gặp Nàng công chúa Bỏ-Té-Quốc xưa chính là vợ mình. Hai người gặp nhau, từ đó hai vợ chồng chung sống cuộc đời quyền cao chức trọng đầy tiền của. Con chim Kén –Kẻo được công chúa dùng thuốc hồi sinh cứu sống lại. Họ lại được đoàn tụ sống thịnh vượng bền lâu bên nhau. Cả ba truyện đều có chuyện kể miệng trong dân gian và truyện thơ cổ, chúng tôi sưu tầm chuyện dân gian và dịch truyện thơ khuyết danh tác giả từ chữ Thái cổ, xin giới thiệu cùng bạn đọc. NVH.

4

U-THẾN CHUYỆN CỔ DÂN GIAN KỂ MIỆNG CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY-BẮC. VIỆT-NAM

Ngày xửa ngày xưa tại xứ sở Mường Xa-In, ông bà Phìa chúa đất sinh được một cô con gái xinh đẹp, nết na, cả gia đình, dòng họ đều vui mừng. Ông bà quý con hơn ngọc vàng, đặt tên con gọi Nàng Cầm-In. Lớn lên Nàng càng xinh đẹp, xinh nhất xứ sở không ai sánh bằng. Nàng ít đi ra ngoài dinh thự, một hôm nàng cùng các cô gái hầu đi ra suối. dân có dịp được gặp mặt, ai cũng khen nàng đẹp như tiên, trên đời này không thấy ai đẹp được như thế ! Từ khuôn măt, khổ người, chân tay, dáng đi đứng đều đẹp, lời nói dịu dàng, nết na không ai sánh bằng. Các cô gái hầu nhà Phìa, cô đang giặt quần aó ở suối, cô thì đang múc nước vào ống gánh về rửa, Cầm-In đang cúi rửa chân tay. Tên chúa quỷ trên Mường trời cao nhìn xuống trần gian thấy có một cô gái đẹp quá đang đứng rửa chân bên dòng suối trong mát. Chúa quỷ thèm muốn bèn hóa phép biến mình thành một con diều hâu to xòe cánh xà xuống vồ chân quặp bắt Cầm-In đưa lên xứ quỷ. Nàng cựa mạnh hết sức không thoát nổi, kêu khóc ầm lên xin được cứu thoát nhưng các cô gái hầu trông thấy đành chịu bó tay, cùng kêu to gọi người đến cứu Nàng nhưng thất vọng. Con diều hâu đưa Nàng bay vút lên xứ quỷ. Khi đến nơi con diều hâu biến hoàn lại nguyên hình một tên chúa quỷ hung dữ. Cầm-In ngồi than khóc, van xin chúa quỷ tha cho Nàng được trở về sống bên cha mẹ, Nàng xin đội ơn chúa quỷ đời đời . Hắn dỗ Nàng ở với hắn được hưởng đời sống sung sướng với gấm vóc nhung lụa, đầy tiền vàng, của ngon vật lạ sẵn có đủ thứ. Hắn bảo Cầm-In: “Một cô nàng đẹp hiếm thấy, ta không nỡ lòng nào giết ăn thịt, ta có một con gái tên gọi Nàng Cầm-Ca hơn tuổi con. Con sẽ là con gái nuôi của ta, là em Cầm-Ca, từ nay ta đổi gọi tên con là Ca-Lê”. Ca-Lê được chúa quỷ sai nữ hầu dọn một phòng cho Nàng ở trong khu dinh thự lớn. Phòng ngủ được trang hoàng giường trải đệm hoa, chăn gối thêu hoa văn ken chỉ kim ngân tuyến óng ánh, đàng trước buông một tấm dèm màn che lộng lẫy. Các phòng trong dinh suốt ngày đêm trang trí đèn nến sáp ong thắp sáng. Phòng nghỉ của Ca-Lê xếp bên cạnh phòng nghỉ của chị Cầm-Ca. Gái nữ hầu nhà chúa quỷ bưng mâm cơm thịnh soạn đến mời nhưng Ca-Lê chỉ ngôì khóc, đòi được thả cho trở về nhà với cha mẹ đẻ. Cơm không ăn, nước không uống, người gầy nhanh trông thấy. Bọn gái hầu thấy Nàng không ăn cơm bèn bưng mâm các thứ quả ngon ngọt đến mời nhưng Nàng vẫn không ăn, suốt ngày 5

ngồi kêu khóc, đêm không ngủ, cũng chỉ ngồi van trời kêu khóc. Chị Cầm-Ca sang dỗ, bảo Ca-Lê chịu khó ăn, nếu nhịn ăn uống lâu ngày sẽ chết, không bao giờ được trở về với bố mẹ đẻ nữa. Gắng ăn để mà sống, chờ thời cơ may ra có lúc được trở về với bố mẹ đẻ. Nghe Cầm-Ca khuyên thấy phải, sống bên chị ít ngày cùng ăn uống,vui chơi, Ca-Lê thấy người khuây khỏa ra dần, lâu lâu rồi quen nên đành phải chịu sống chung cùng gia đình chúa quỷ. * Các cô gái hầu nhà Phìa Mường Xa-In thấy diều hâu quỷ bay xà xuống bắt Nàng Cầm-In đem lên không trung mất tích, không thể làm gì cứu nổi, các cô hoảng hốt kêu khóc, cùng nhau chạy vội về nhà trình báo ngay tới ông bà Phìa. Hai ông bà càng hoảng hốt hơn, cả nhà náo động về chuyện lạ này! Mọi người chỉ còn biết than vãn, kêu khóc! Ông Phìa cho người đi mời các viên chức chủ chốt, bô lão,ông Mo và bà Một cao thủ đến luận bàn tình thế này phải làm thế nào cứu được Nàng Cầm-In ? Vị trưởng Hội đồng bô lão phát biểu ý kiến và các vị viên chức đều đồng ý rằng: “ Đây không phải là giặc bắt mà ta đem quân đi đánh đòi chúng trả lại con cho Phìa. Con diều hâu là chúa quỷ trên xứ trời cao, bây giờ chỉ còn cách trông chờ vào ông Mo, bà Một giải quyết !”. Ông Mo phát biểu: “ Việc này Phìa làm lễ để bà Một bói quẻ xem sao rồi đích thân vía Mẹ đem ba quân đi tìm, xin chúa quỷ thả cho Nàng Cầm-In trở về với mẹ cha, may ra được !”. Bà Một bói quẻ được biết nơi ở cuả Nàng Cầm-In, vẫn mạnh khỏe, đang ở bên Nàng Cầm-Ca con gái của chúa quỷ, cùng sống trong một gia đình bình yên. Ngày đêm Cầm-In vẫn than khóc muốn được trở về nhà mình. Vía bà Một biến thành một bà Mối đến xin chúa quỷ tha cho cô Nàng trở về với mẹ cha, sẽ xin hậu tạ, muốn vàng bạc của cải thế nào ông bà Phìa cũng sẽ xin nộp. Chúa quỷ nhất quyết không tha. Bà Một đành thất vọng rút quân trở về ! Tiếp đến lượt ông Mo nóí : “Tên chúa quỷ này ngoan cố, ta xin chuộc tử tế bằng vàng bạc của cải hắn cũng không nghe, việc này ta phải làm lễ dâng sớ tâu lên Then Luông kiện xin Then Trời cao soi xét, bắt nó phải thả cho Cầm-In trở về,nếu nó không chịu thả xin Then Trời trị tội hắn !”. Ông bà Phìa lần này mổ trâu và lợn gà nấu cỗ, mời thầy Mo cúng kêu lênThen Trời soi xét. Cỗ nấu xong, bầy lập đàn cúng, vía ông Mo lên tâu tới Then Luông và Thiên Hoàng. Then cử một vị thần quan đến xem xét bảo tên chúa quỷ phải thả Nàng Cầm-In xuống trần gian trả về cho bố mẹ đẻ của cô ta. Chúa quỷ tâu lên Then rằng: “Cầm-In là một cô gái xinh đẹp, nét na, hắn 6

ta rất quý mến, đưa lên làm con nuôi, hiện nay cô ta đã đổi tên gọi là Nàng CaLê đang sống vui vẻ bên cô chị Cầm-Ca. Bề tôi không bắt Cầm-In về hút máu ăn thịt, tôi không có tội tình gì !”. Vị thần quan của Then Luông thấy vậy không xử tội chúa quỷ được. Chính mắt thần quan đã thấy Ca-Lê đang sống vui vẻ bên cạnh chị Cầm-Ca cùng trong gia đình. Vị thần quan trở về tâu lên Then-Luông xem như vậy, không xử chúa quỷ can tội cướp bắt người được. Ca-Lê đã thuận tình làm con nuôi của chúa quỷ và đã được hắn quý mến, nuôi nấng tử tế không khác gì con đẻ. Then-Luông trả lời, ông Mo thất vọng, trở về báo tin cho ông bà Phìa và mọi người biết, thôi đành chịu vậy! Biết làm thế nào ? * Năm,tháng trôi qua, Nàng Ca-Lê sống trong gia đình chúa qủy lâu dần quen biết mọi sự tình, càng được vợ chồng chúa quỷ tin yêu. Một hôm chúa quỷ ngồi trên lầu cao nơi góc trời nhìn xuống trần gian thấy có một đất nước sống cảnh thanh bình, từng tốp con gái mặc váy áo đẹp đem cơm dâng làm phúc, một đoàn sư ông khoác áo cà sa vàng đi hành khất, các bà đến lễ chùa tụng niệm. Trên khu đất bằng rộng lớn có cung điện nguy nga của nhà vua, người tấp nập qua lại. Có nhiều dãy phố đông đúc, có chợ phiên họp đông vui. Các phố nhà dựng san sát, có đường cái rộng thênh thang, hai bên đường đầy những dặng dừa lá xanh triũ quả rợp bóng mát. Kinh đô nước Chăm-Pi này xây dựng bên bờ một con sông lớn. Có bến đò, nhiều thuyền bè tới đậu, giữa dòng sông các thuyền lớn nhỏ qua lại không ngớt. Khúc sông kia các thuyền ngư dân đang thả lưới ngồi lốc cốc gõ nhịp mõ bơi quanh xua cá dính lưới. Có thuyền thì vừa bơi vừa có người quăng chài bắt cá … Cảnh đẹp mắt này làm cho chúa quỷ thèm thuồng, ghen tức nhưng không thể làm thế nào được. Xuống cướp thì khó vả lại hắn quen sống vùng núi trên một khoảnh xứ quỷ trên trời cao rồi. Do lòng ghen tức ích kỷ, hắn không thích con người sống sung túc, sung sướng, văn minh hơn hắn, hắn muốn phá hoại hạnh phúc của họ, tập trung vào một vị vua đầy quyền lực. Vào một buổi sáng, sau khi cả gia đình đã ăn xong bữa cơm, chúa quỷ gọi con gái là Nàng Cầm-Ca đến nói chuyện dặn con rằng : “ Dưới trần gian có một đất nước gọi là Pa-thết Chăm-Pi càng ngày họ càng phát triển sung sướng hơn ta.Cha ghen tức lắm! Phải làm hại cho họ một mẻ. Nay cha sẽ đưa con xuống ở dưới đó hạn hai mươi ba năm con phải trở về. Cha cho con sửa soạn trong ba ngày, có điều gì thấy còn vướng mắc con nói với cha !”. Cầm-Ca xin 7

vâng lời cha dạy bảo nhưng chỉ e xuống trần gian xa xôi, cách trở, xa cha mẹ!”. Chúa quỷ lại giảng giải cho con: “Con ngại gì xa xôi, khi hết hạn cha bay xuống đón con chỉ một ngày là trở về tới quê nhà. Ở dưới ấy con sẽ trở thành bà hoàng hậu đầy quyền uy, con yên tâm cha đã xắp xếp chu đáo cho cuộc sống của con !”. Ba ngày sau, trong một buổi trời quang mây tạnh, chúa quỷ phù phép đưa Nàng Cầm-Ca xuống trần gian, để cô đứng một mình bên bờ sông NặmKhôông vắng lặng. Lát sau có nhiều người qua lại, ai cũng lấy làm lạ, tại sao cô gái này đứng một mình ở đây ? Nom cô thật sang trọng, một cô nàng đẹp khác gì tiên sa, mọi người hỏi thăm,cô đều ôn tồn đáp lời lịch thiệp tỏ rõ cô là người có hiểu cao, biết rộng. Có người hỏi : “ Bây giờ cô sẽ đi đâu ? Ở đâu ?”. Một cô nàng cao sang như công chúa, không ai dám đón về nhà mình. Người ta kháo nhau : “ Cô nàng này phải được sống nơi cung điện nhà vua mới xứng”. Chuyện lạ đồn xa nhanh chóng, lính cảnh vệ nơi cung đình biết tin liền vào tâu tới vua nước Chăm-Pi. Vua cho người đi mời cô nàng đẹp như tiên ấy vào cung đình. Một đoàn người ngựa có cả nam lẫn nữ cùng đi do một vị quan trong triều phụ trách, cấp tốc ra tới bờ sông nơi Nàng Cầm-Ca đang đứng chơi vơi chưa biết đến nơi đâu. Đoàn người của triều đình tới gặp mặt thấy ngay nàng đẹp, sang trọng, không phải hỏi han gì nhiều, xin mời Nàng về cung gặp Vua thẩm vấn. Nàng lên ngựa, theo đoàn người dẫn về cung đình. Khi đoàn người trở về đang qua vòm cổng vàng lộng lẫy đi vào cửa cung đình, Vua ngồi trên lầu son nhìn thấy cô gái đẹp như tiên đã rung động trong lòng. Vị quan triều cùng hai cô gái hoàng cung dẫn Nàng Cầm-Ca vào trong triều đình thỉnh Vua ra trực tiếp thẩm vấn. Mọi người đều cúi lạy, Vua bảo ngồi xuống. Ngồi vào ghế trạm trổ bằng vàng đặt trên bệ chính giữa, Vua hỏi: - Cô tên là gì ? - Thưa bệ hạ bề tôi tên là Cầm-Ca. - Người từ đâu tới đây ? - Thưa bệ hạ, bề tôi ở nơi xứ sở xa xôi lưu lạc tới đây ? - Tại sao ngươi lại bỏ nhà đi lưu lạc ? - Bẩm bệ hạ ! Bề tôi có ba chị em gái, cha mẹ đã cho một người chị và cô em đi lập gia đình riêng. Nay đến lượt bề tôi bị cha ép gả cho một người nhà nghèo do hư hỏng ăn chơi trác táng, bề tôi không chịu, vì sẽ phạm tội kháng lại ý cha, bèn trốn đi xa cho biệt tăm tích. Thấy nói đất nước Chăm-Pi có vị vua nhân hậu, bề tôi lưu lạc tới đây mong được nương thân nhờ hồng phúc của bệ hạ ! 8

Vua lại hỏi vài điều về đối nhân xử thế, thấy cô nàng này thông minh, có trình độ hiểu biết cao, ắt hẳn con nhà quyền quý, vì trốn dấu cha nên không dám nói ra cha mẹ là ai, ở đâu ? Mọi người thấy vậy đều thương tâm trước hoàn cảnh éo le của cô gái. Vua phán : “ Xếp phòng cho nàng ở cùng các cung tần !”. Cầm-Ca được mặc váy áo đẹp, có phòng nghỉ riêng đủ tiện nghi sang trọng và có đồ dùng trang điểm bởi còn phòng khi may ra được vua hạ cố tới. Sống trong cung điện nhà vua cùng các mỹ nữ, Cầm-Ca nổi trội hơn hẳn mọi cô gái khác về sắc đẹp lại có nhiều tài. Cô khéo tay thêu thùa đẹp hơn người, giỏi ca hát sáng tác thơ văn, khéo đối xử được lòng mọi người, được hoàng hậu quý mến. Vua nghĩ thấy việc này ắt hẳn do Trời se duyên số, nay trong cung tần của ta bỗng có tiên sa tới, người đẹp lại thông minh,tài giỏi, hoàng hậu còn kém xa, nàng sẽ sống bên ta, cùng ta lo mọi công việc cai quản đất nước. Vua bèn cho triệu tập các quan đầu ngành trong triều và vị trưởng Hội đồng bô lão vào cung luận đàm. Vua ngỏ ý muốn cưới Nàng Cầm-Ca mỹ nữ làm thứ phi. Các vị quan triều và bô lão thấy xứng đáng bèn tuân chỉ. Các quan báo tin tới hoàng hậu được biết rồi chọn ngày lành thông báo xuống toàn dân mừng vua cưới thứ phi. Lễ cưới thứ phi được tổ chức linh đình trong hoàng cung, tại khắp các địa phương trong cả nước, mọi nơi đều cử đại biểu về triều đình dự lễ cưới thứ phi, ai cũng mang theo đồ mừng nên có nhiều thứ, người mừng vàng bạc kim cương, người mang lụa là gấm vóc, vải thổ cẩm quý, người mang các thứ quả ngon ngọt, người gánh đến đầy các loài hoa đẹp lên bầy biện trang trí, nơi thì trổ tài làm các loại bánh kẹo ngon đem lên mừng đám cưới đãi khách lấy tiếng… Các quan trong triều thành lập Ban lễ tân có bộ phận tiếp khách và bộ phận nấu ăn. Thực phẩm ngon từ các nơi đem đến , trâu bò, lợn gà vịt, ngỗng chim đủ làm thịt. Rau, củ, quả, nấm ngọt,nấm hương, đồ nấu cỗ xắp xếp đầy đủ. Rượu cần, rượu cất, gạo ngon tha hồ ăn uống suốt ba ngày đêm liền. Ban nhạc công, chiêng trống, các đoàn múa xòe, ca hát mừng ngày vui được sửa soạn chu đáo. Khách mời sang các nước bạn tới khá đông. Lễ cưới của vua nước Chăm-Pi thành hôn với thứ phi Cầm-Ca được tổ chức long trọng, thịnh soạn. Các đoàn khách đến dự cưới, ai cũng chúc mừng nhà vua có thứ phi tài cán, mừng nhà vua thêm hạnh phúc tốt đẹp, mừng vua cùng hoàng hậu và thứ phi cai quản đất nước phồn vinh.

9

Từ khi có thứ phi, nhà vua ít lui tới phòng của hoàng hậu, kể cả trong những giờ ăn nghỉ, vui chơi, vua chỉ gần bên thứ phi. Khi bàn việc nước, ngự triều, vua cũng đưa thứ phi ngồi bên cạnh. Đất nước Chăm-Pi yên ổn được ba tháng, Cầm-Ca nhớ đến lời dặn của chúa quỷ cha đưa nàng xuống cốt phá rối hoàng cung Chăm-Pi mà cha nàng ghen tức, đến nay nàng phải ra tay thực hiện. Cầm-Ca con gái chúa quỷ bèn phù phép gây nên bệnh dịch tả, làm cho dân ốm đau đúng vào lúc đang đến mùa cầy bừa, cấy lúa. Đàn ông ốm không đi cầy bừa, làm ruộng được, đàn bà cũng ốm, dịch bệnh lan truyền khắp Bản Mường, một số người bị chết. Bệnh dịch kéo dài hơn ba tháng, Cầm-Ca quỷ phù phép làm cho người khỏi bệnh. Lúc ấy đã quá mùa sản xuát nên dân đành phải bỏ ruộng hoang một vụ. Khắp nơi bị mất mùa, dân đói kém, đất nước bị suy xụp. Cả triều đình đều không ai biết Cầm-Ca là con gái chúa quỷ, nay đã là thứ phi nhưng bà ta muốn phải là hoàng hậu. Mụ bèn phù phép quỷ làm bệnh đau mắt nặng phun vào mắt hoàng hậu và một số vợ quan chức khác. Vài ngày sau họ đều bị mù tịt cả hai bên mắt không có cách gì chữa chạy cứu vãn nổi. Trước tình hình đất nước liên tiếp bị tai nạn sẩy ra, thứ phi Cầm-Ca bèn tâu với vua : “ Muôn tâu bệ hạ ! đất nước ta do có một số người ăn ở không tốt lành, có tội với Then-Luông trên Trời cao nên bị Then trị tội họ. Ai chứa chấp họ đều bị vạ lây,cần đưa họ đầy đi vào ở trong rừng sâu mới thoát khỏi hoạn nạn. Nếu còn chứa chấp họ sẽ còn bị tai nạn lớn hơn nữa đó, tâu bệ hạ !”. Nghe thứ phi nói như vậy, vua bèn cho triệu tập các vị quan chủ chốt trong triều và trưởng Hội đồng bô lão vào bàn luận. Vua phán : “Đất nước ta đang phồn thịnh,nay liên tiếp gặp nạn gở, dịch bệnh,tai hại nhất là mất mùa, dân đói khổ. Quỷ thần nào còn gây nạn mắt mù, giáng vào hoàng cung làm hoàng hậu đã bị mù, xấu mặt trẫm quá! Những người này là kẻ có tội bị ThenLuông xử đến, ai còn chứa chấp họ sẽ còn bị lây tai vạ lớn hơn nữa. Ta muốn đưa họ đầy vào rừng sâu xa, ý các khanh thế nào ?”. Ý vua đã phán, các quan và bô lão không ai dám nói khác đi, mọi người đành đều đồng lòng thưa : “ Xin tuân chỉ !”. Cuộc tiễn đoàn người mù đem đi đầy bỏ vào rừng sâu xa được tiến hành. Thứ phi Cầm-Ca sai nữ tỳ xắp xếp mang đủ các thứ váy áo, đồ dùng cần thiết và một số lương thực, thực phẩm đưa đi để hoàng hậu dùng. Một số các bà mù khác đều được đưa đi đầy cùng hoàng hậu. Những người mù đều được ngồi trên lưng ngựa dẫn đi vào rừng thật xa, không ai có thể quay trở về nhà, về Bản Mường được nữa. Người ta dẫn các bà mù đến một nơi rừng núi âm u, cạnh núi có một 10

con suối nhỏ nước trong, chân núi có một hang đá khá rộng. Những người đi tiễn đưa bảo : “ Tuân chỉ lệnh vua, chúng tôi dẫn các bà đến ăn nghỉ ở đây, hoàn tất công việc, chào các bà chúng tôi xin tạm biệt !” Đoàn tiễn đưa để ba cô gái ở lại giúp đỡ, hướng dẫn các bà mù. Ngay chỗ cửa hang, các cô nhặt ba hòn đá về làm ông đầu nhau và kiếm xếp cho một đống củi lớn, để lại diêm lửa, các bà tự mò mẫm nấu cơm mà ăn. Các cô buộc nhiều sợi dây thừng từ cửa hang đá dẫn đi các nơi, các bà cứ lần theo từng dây mà đi về trong sinh sống hàng ngày của mình. Một sợi dây kéo ra suối, các bà mù tự ra đấy mà múc nước về ăn uống, ra đấy tắm rửa, kể cả đi vệ sinh rồi nước sẽ chảy trôi sạch sẽ. Một sợi dây kéo dài ra khu rừng cây hái hoa lá ăn được như rừng cây ban, quả ăn được như nhãn rừng, đa rừng. Váy áo giặt về giắt phơi trên các tảng đá ngay cửa hang v.v… Ba cô gái ở lại ít ngày hướng dẫn các bà mù tự lo liệu đời sống cuả mình quen dần rồi, ba cô chào các bà ở lại, các cô trở về nhà.Các bà níu lấy ba cô than khóc thảm thương ! Sau khi ba cô gái trở về nhà, bỏ các bà mù ở lại nơi hang đá xa xôi, cứ lâu lâu dân Bản Mường lại mang gạo và ít thực phẩm đem đến cho các bà mù, ít thời gian sau họ quen dần với cuộc sống của họ. Dăm sáu tháng sau nữa, dân cũng chán, không ai đi tiếp tế gạo, thức ăn gì cho các bà mù nữa. Hoàng hậu bị mù đã đưa đi đầy, vua đưa thứ phi lên. Triều đình làm lễ đăng quang tôn thứ phi Cầm-Ca lên làm hoàng hậu.Từ đấy vua cùng hoàng hậu cai quản đất nước yên ổn, dân an vui làm ăn sinh sống. Khi vua nước Chăm-Pi cho dẫn hoàng hậu mù đưa đi đầy, lúc ấy bà mới có mang vua không biết. Bà mù ở nơi hang đá trong rừng sâu thấy bụng cứ nặng, thai lớn dần. Bà nói chuyện với các bạn mù cùng tốp biết việc bà có mang sẽ khó khăn lắm khi sinh đẻ và nuôi con, các bạn xem có thuốc cho tôi uống sớm phá thai đi càng nhanh càng tốt. Các bà bạn mù khác đều nói, thai này là con vua không ai nỡ giết bỏ đi. Khi hoàng hậu ở cữ, chúng tôi sẽ gắng sức cùng chăm sóc. Nghe vậy bà yên tâm, vả lại dù có quyết tâm phá thai thì cũng không kiếm đâu được ra thuốc, bà tin ở số phận doThen Trời đã đặt đành phải chịu vậy ! Ít lâu sau đến tháng, bà mù thấy bụng quặn đau bèn báo các bà bạn biết, dù tất cả đều mù, họ bảo nhau sửa soạn đỡ đẻ trong hang núi thiếu thốn đủ thứ. Một bà mù động viên hoàng hậu : “ Bà cứ yên tâm rặn đẻ, chúng tôi sẽ đỡ, loài khỉ trong rừng còn sinh đẻ được, ta là người khôn hơn chúng nhiều, bà không lo !”.Bà mù đẻ ra một đứa bé, người đỡ sờ lau bảo là con trai. Các bà mù đều mừng bảo nhau cùng gắng sức chăm nuôi cậu bé này. 11

Hoàng hậu mù có nhiều sữa tốt nuôi con nên cậu bé lớn dần, qua kỳ bú, biết đi, mọc đủ răng rồi cậu bé đòi ăn. Các bà ăn gì cho cậu bé cùng ăn như thế. Kiếm được rau, măng củ, hoa lá, các thứ quả ăn được đều ăn tươi. Không còn có gạo đâu mà nấu cơm. Cuộc sống của họ không khác gì lòai khỉ, nhưng khó khăn hơn do họ bị mù mắt. Năm này qua năm khác, cậu bé lớn dần, đến năm hơn hai tuổi các bà thường địu cậu bé đi kiếm ăn. Cậu sáng mắt nên thứ gì ăn được cậu vỗ vào người báo các bà hái lấy đem về hang đá cùng ăn.Nhờ cậu bé, thay các bà mù có đôi mắt biết nhìn được các thứ. Họ nương tựa vào nhau sinh sống khỏe mạnh bình thường, trở thành người rừng. Thời gian trôi qua, cậu bé lớn dần, càng lớn cậu càng có sức mạnh hơn người khác cùng lứa tuổi, tuy không được học hành nhưng cậu rất thông minh, biết suy nghĩ điều hay lẽ phải đủ điều.Năm mười ba tuổi, dáng người đã vạm vỡ, một hôm cậu bé hỏi mẹ : “ Mẹ ơi ! quê mẹ ở đâu? Không phải tự nhiên mẹ mù trở thành người rừng ? Sinh ra con, mẹ có mang với ai? Người đó ở đâu ?”. Bà mẹ kể lại chuyện thực với con : “ Quê mẹ ở Mường kinh đô, xưa kia mẹ là hoàng hậu vợ đức vua nước Chăm-Pi, bị mù mắt, nghe lời tâu của thứ phi Cầm-Ca, vua cho người đem mẹ cùng các bà mù đây đầy bỏ vào núi rừng xa xôi nơi này. Mẹ có mang với vua mà sinh ra con đó !”. Nghe mẹ nói, cậu bé căm tức bà dì ghẻ thứ phi Cầm-Ca đã mưu đồ hại mẹ để được lên làm hoàng hậu. Thứ phi hèn hạ, tàn ác quá nhưng con không nghĩ đến việc trả thù bà ta mà con muốn tìm tông giống. Nếu cha con là vua thì đức vua ấy phải có lương tâm anh minh. Con xin mẹ cho con đi tìm để được sáng tỏ sự minh bạch. Bà lo sợ con bị chết, bà sẽ mất đi đứa con quý nhất trên đời là nguồn tình cảm và nơi nương tựa của bà. Bà bảo đường đi xa lắc, trên dọc đường trong nhiều ngày con sẽ gặp nhiều cản trở, gian nguy khó tránh. Con còn nhỏ, đi xa một mình, thân cô thế cô, tiền gạo không có, con đi sao nổi ? Số mệnh doThen Trời định, sinh ra mẹ con ta sống nơi rừng núi này đã quen, con hãy lo đời sống chung cho các bà mù ở đây, đền đáp công ơn nuôi dưỡng từ khi mới sinh ra, nay con lớn nên người bằng này rồi ! Cậu bé thưa với mẹ, con rất biết công ơn cao cả của mẹ đã sinh ra con, công ơn các bà mù đã hết sức chăm sóc nuôi con đến lớn, con có trách nhiệm đền đáp nhưng con nghĩ con người ai cũng có gốc tích họ hàng, tổ tông, mặc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vua và thứ phi đem người mù đi đầy ải thành người

12

rừng không còn biết đến dòng giống mình nữa, làm thế này là thất đức, con phải truy tìm đến ngọn nguồn xem ra sao mới đành lòng ! Nghe con nói có chí quyết tâm vượt mọi khó khăn hiểm trở để đạt tới đích tìm ngọn nguồn đời người, bà mẹ khóc rưng rức, đành gạt nước mắt để con ra đi. Bà mẹ nói với con : “ Nơi người ta đem bỏ mẹ ra đây mẹ mù nên không biết là đâu, sau được các cô gái đến giúp đỡ trong những ngày đầu nói lại mà mẹ biết. Từ đây về đến kinh đô Chăm-Pi con phải đi bộ thật lực hơn ba ngày mới tới. Trên dọc đường nhiều núi cao, vực sâu hiểm nguy. Con theo con suối nhỏ từ đây chảy vể nhập vào một con suối lớn, người ta dẫn nước vào một cánh đồng rộng. Bên cánh đồng có Bản Mường, gặp dân ở đấy con hỏi thăm đường đi, con nhé ! Mẹ chỉ lo con chết không trở lại với mẹ được nữa, con ơi !”. Bà mẹ mù ôm con khóc sướt mướt, con cũng khóc thương mẹ nhưng đành gạt nước mắt dặn mẹ ở lại chờ con, nhất định con sẽ lại trở về với mẹ, rồi chào mẹ ra đi. Cậu bé lần theo con suối nhỏ bên hang núi mẹ con cậu ở, suối chảy trong rừng cây um tùm rậm rạp, không thấy có vết chân người bước tới đây, đá gồ ghề lởm chởm, tua rêu xanh mọc dài. Con suối nhỏ chảy vào suối lớn, cậu bé cứ lần theo bờ dòng nước mà đi. Trên đường đi toàn núi đá cao, thỉnh thoảng cậu gặp đàn chim đến rỉa quả rụng xuống, trên mỏm đá chênh vênh đàn khỉ đang vặt chùm quả đa chín ăn, có quả chúng vặt đánh rơi xuống. Lúc này cậu bé thấy đói, ruột gan cồn cào, hoa mắt, chân tay bủn rủn bởi đói không có gì ăn. Cậu nhìn lên cây cao thấy khỉ đang ăn quả chín mà thèm, cậu không thể leo lên hái quả ăn được.Cậu đến nhặt những quả rụng do khỉ và chim nhả hay đánh rơi xuống, không từ quả nát, vụn,xanh, cậu đều ngấu nghiến ăn tất. Cậu lân la tìm quả và lá cây ăn được, nhai cho đầy bụng qua bữa,vục nước suối uống no rồi lại lần theo dọc con suối tiếp tục ra đi, tối đâu ngủ lại đấy. Đi hơn nửa ngày đường nữa cậu nom thấy khoảng trời sáng, ra đấy cậu thấy một tràn ruộng đồng nhưng vắng ngắt không gặp người dân nào. Tới tràn ruộng , cậu thấy có mấy ngả đường, cậu cứ liều đi theo một con đường rộng nhẵn có nhiều vết chân người qua lại. Đi tiếp đoạn nữa đến một khu đồng cỏ gặp một tốp trẻ chăn trâu đang ngồi đánh cờ “ Hắp mu xưa” đóng lợn chống cọp. Chỗ kia một tốp trẻ khác đang chơi đánh quay vừa chơi vừa cười nói ầm ĩ. Xa xa thấy có Bản dân ở đông đúc. Bọn trẻ thấy một mình cậu bé lạ tới đây quần áo nhếch nhác, thơ thẩn, chúng cười khuẩy xúm lại hỏi : “ Thằng này đi đâu ?Mày ở đâu đến đây làm gì ?”. Cậu bé thực thà trả lời: “ Tôi ở dưới vòm trời, nhà ở trên đống đất đi tới đây !”.Bọn trẻ chăn trâu thấy thằng bé này trả lời hỗn xấc. Bèn nói : “ Chúng tao hỏi tử tế, mày trả lời 13

nhăng nhít không ai nghe được, mày hỗn láo chúng tao giết mày chết ngay bây giờ !”. Cậu bé thấy nguy bèn hạ giọng trả lời khéo với bọn chúng rằng: “Xin đừng nói đến đánh giết tôi mà phải tộị. Tôi nói thực đấy ! Hoàn cảnh sinh sống của tôi rất khổ ! Xin các anh cho tôi tham gia chơi cùng với !”. Bọn trẻ chăn trâu bằng lòng, cho cậu bé cùng chơi đánh quay, cậu bé giao hẹn : “ Nếu tôi thắng, các anh phải nộp hết cơm và thức ăn cho tôi. Nếu tôi thua, tôi không có gì, tha hồ để các anh đánh đập cho sướng tay, thậm chí có thể đánh tôi đến chét !”.Bọn trẻ chăn trâu đồng ý, vào cuộc chơi, thằng bé không có con quay, xin mượn của bọn chăn trâu. Chúng giữ lại con quay đẹp dùng chọi , chúng cho thằng bé mượn con quay xấu. Chúng đinh ninh thắng cuộc sẽ được rần cho thằng bé này một trận nhừ tử cho sướng tay chứ giết nó làm gì phải tội ! Một đứa trẻ chăn trâu ra tay vảy con quay quay tít, thằng bé đánh vào con quay, hai con đều quay. Con của đứa chăn trâu ngã kềnh ra trước, con của thằng bé vẫn quay tít. Thế là thằng bé thắng cuộc ban đầu. Lệ chơi phải đánh ba cuộc mới phân thắng bại. Lần này đến lượt thằng bé ra quay trước, một đứa trẻ chăn trâu khác vẩy quật vào con quay của thằng bé, hai con quay cùng quay tít, một lát sau con quay của đứa chăn trâu ngã kềnh trước, con quay của thằng bé vẫn còn quay tít mãi. Thế là cuộc đánh quay thứ hai thằng bé lại thắng. Tiếp đến lần thứ ba, một đứa trẻ chăn trâu khác ra quay, thằng bé quật vào con quay, hai con đều quay tít một hồi, con quay của đứa trẻ chăn trâu ngã kềnh ra trưóc, con quay của thằng bé vẫn quay đều ít lâu nữa.Cuộc chơi thứ ba thằng bé lại thắng. Gộp lại ba lần chơi, thằng bé thắng cuộc. Đúng lời giao hẹn, cả ba thằng bé chăn trâu đều phải chịu đem ba túi cơm xôi và thịt, cá trứng, thức ăn nộp cho thằng bé. Trong lúc ba đứa chăn trâu vào cuộc, cả bọn chăn trâu ở bãi cỏ có 25 người tất cả. Số 22 người kia cũng nhất trí vào cuộc, đứng xem chứng kiến thấy vậy càng nóng tiết lên, chẳng lẽ tất cả trong số 25 anh em ta đây đành chịu thua một thằng bé này hết sao ? Phải rần cho nó một trận nhừ tử để nó biết tay chúng ta chứ ? Bọn chúng lại thách cuộc chơi đấu cờ “Hắp mu xưa” đóng chuồng lợn chống hổ. Lại giao hẹn như trước, nếu thằng bé thua chịu để chúng nó đánh đến chết cũng bằng lòng, ngược lại nếu thằng bé thắng bọn 22 người chăn trâu sẽ phải nộp hết túi cơm lẫn thức ăn cho thằng bé. Trong bọn chọn cử 3 người giỏi chơi cờ nhất ra thi đấu.

14

Bàn cờ được vẽ xuống đất, quân cờ một bên nhặt đá cuội, một bên chặt mẩu gỗ ra làm. Vào đợt đấu, hai người “phắt xi” như oẳn tù tì, đứa chăn trâu thắng được đi trước ra quân. Đánh một lát , thằng bé chém hết quân của đứa chăn trâu , nó thắng ! Cuộc chơi thứ hai rồi thứ ba thằng bé đều thắng, cả bọn đều đành chịu nộp tất cả số gói cơm xôi kèm thức ăn của mình cho thằng bé, nó thu được tất cả 25 xuất cơm và thịt cá. Chỉ ăn hết một gói, số còn lại nó buộc thành một gánh đem đi đường ăn dần. Cả đám 25 đứa trẻ chăn trâu hôm ấy không có cơm ăn, đói nên phải rủ nhau đánh trâu về nhà sớm. Thằng bé có sẵn cơm ăn, khỏe người tiếp tục đi hơn ba ngày bằng sức ngựa đi mới tới đất kinh đô Chăm-Pi. Hắn đứng ngơ ngác nhìn mọi người qua lại, ngựa voi rầm rập, cánh đồng bát ngát, nhiều Bản Mường đông vui. Mọi người nhìn thấy hắn, một đứa trẻ nghèo khó, không ai hỏi han gì. Đến đây, thằng bé biết đường vào trong kinh đô rồi, nhưng đi lâu ngày nó nhớ thương mẹ nó cùng các bà mù ở nơi hang núi xa xôi, chắc mẹ nó sẽ khóc nhiều vì nhớ nó, bỏ mẹ đi xa lâu, các bà mù không nhìn thấy gì, không biết đi kiếm gì mà ăn. Nó quay trở về báo tin cho mẹ nó biết rồi sau sẽ định liệu tiếp.Thế là nó biết đường từ chỗ hang đá mẹ nó ở đi đến kinh đô Chăm-Pi rồi. Thằng bé quay trở về nơi hang đá xuôi xẻ vì nó đã quen, sẵn còn cơm khô đủ ăn, nó không phải lo tìm kiếm cái ăn nên đi một mạch ba ngày liền trở về gặp mẹ. Thấy nó về, mẹ nó và các bà mù ùa đến ôm lấy nó mừng rỡ đến rơi nứơc mắt. Mẹ nó ôm con khóc: “ Mẹ mừng quá ! Mẹ tưởng con chết rồi kia đó ! Con đã đi đến những đâu rồi ? Thấy những gì ?”. Thằng bé kể chuyuện lại cho mẹ nó và các bà mù cùng biết : “ Con đã đi theo dọc suối theo mẹ dặn, rồi đi mãi gặp cánh đồng, có Bản và gặp lũ trẻ chăn trâu con cuộc đánh quay con thắng, cuộc đấu cờ cũng thắng, con thu được cơm, thịt cá ăn và đủ đem đi đường, con đã vào nhìn thấy kinh đô Chăm-Pi. Tại đấy nhiều người đi lại đông đúc, ai cũng mặc quần áo đẹp, nói năng với nhau vui vẻ, Bản Mường nhà nhiều vô kể. Con đi lâu ngày nhớ thương mẹ và các bà ở đây nhiều nên con quay trở về đã”. Từ khi có thằng bé dẫn giắt các bà đã kiếm được đủ cái ăn và tiện việc sinh sống, không phải lần dây thừng nữa. Đi múc nước, tắm giặt, ở trong hang nấu ăn, thằng bé đều dẫn giắt các bà mù. Thằng bé càng lớn, nó càng giúp các bà được nhiều việc hơn. Năm nay mười ba tuổi, nó gắng giúp chăm nuôi các bà hết sức nó. Nó vừa đi đến đất kinh đô trở về, nó lại sửa soạn muốn đi lần nữa. 15

Nay thằng bé đủ sức, không giắt dẫn các bà vào rừng kiếm ăn nữa, tự nó khác đi kiếm về. Khu rừng nơi đây hoang vắng, không có ai tới kiếm ăn nên thức ăn có nhiều. Thằng bé đi đào bới củ mài về ăn thay cơm. Củ mài ở đây có nhiều thứ, mài “măn kép” củ trắng, luộc đồ chín ăn ngon hơn sắn, mài vàng, mài tiá có nhiều nhưng ăn kém ngon. Cơm ăn hàng ngày của họ bằng củ mài là chính. Thằng bé cũng đã chặt từng miếng gốc báng đem về đồ hoặc luộc chín ăn thay cơm được nhưng nhai phải nhả bã vì báng có bã cứng. Dù rừng cây báng có rất nhiều, thằng bé vẫn chỉ đi kiếm củ mài về thừa ăn. Các thứ rau rừng ở đây rất nhiều, thứ ngon có rau sắng, rau bò khai, rau dớn ngọn quăn. Bình thường có rừng ban cho ăn được cả nụ, hoa và lá non gọi là “phắc chiệu”, rau mã vĩ … Quả ngọt có nhiều thứ, đến mùa quả chín hái về ăn không xuể, nào nhãn rừng, dâu da, muỗm quéo, quả vả chín, “mắc nọt” loại quả vả nhỏ mọc dưới gốc cây, quả “mắc tạy” chín đỏ ngon ngọt (to bằng quả táo ta) … Hang ở gần một con suối nhỏ, thằng bé thường ra bắt cua, cá, ốc, ếch, nhái, tôm, lươn… và nhặt rêu đá về ăn. Nó lại biết đánh bẫy nên vẫn kiếm được các loại chim, gà rừng, gà lôi, gà gô về ăn thịt. Trong mấy ngày liền, thằng bé gắng sức đi tìm kiếm nhiều thức ăn , múc nhiều nước uống về để trong hang đá cho mẹ nó và các bà mù đủ ăn uống trong nhiều ngày. Một hôm nó dặn mẹ nó và các bà mù cứ yên tâm ở hang đá đây chờ nó ít ngày nó sẽ lại trở về, mẹ đừng lo sợ con bị chết, con đã biết đường, con lại tiếp tục đi đến nơi cung đình Chăm-Pi. Con thương mẹ, mẹ nhớ thương con, hai mẹ con lại ôm nhau khóc. Nó lau nước mắt cho mẹ rồi chào tạm biệt mẹ nó và các bà mù, nó lại ra đi. Lần này thằng bé đã quen đường và sửa soạn có thức ăn đem đi đường, củ mài nướng, thịt chim, thịt gà rừng nướng và một ít quả chín nó mang đi một gánh nặng đủ ăn trong nhiều ngày. Nó lại lần theo men đường con suối nhỏ chảy vào một con suối lớn đi mãi. Tối đâu nó ngủ ở đó, hôm thì gốc cây, hôm nằm hốc đá, ngủ dậy sáng sớm hôm sau nó lại tiếp tục ra đi liên tục hơn ba ngày đường tới một khu thấy có đồng ruộng bát ngát và thấy có Bản Mường. Thằng bé lại gặp một lũ trẻ đang chăn trâu bò, thả ngựa ngoài một khu bãi cỏ rộng thênh thang. Từ hôm nó xa rời nơi hang đá, mẹ nó vẫn khấn cầu Then Trời phù hộ cho con trai bà được mạnh khỏe và chuyến đi gặp mọi sự may mắn. Then Trời thấy hoàn cảnh éo le, khổ sở của mẹ con bà mù nên động lòng thương, ban cho thằng bé có sức mạnh phi thường. Lần này thằng bé gặp lũ trẻ chăn trâu hung hăng lắm ! Chúng nó hỏi : “ Thằng nghèo này một mình mày lẩn thẩn đi đâu ? Mày ở đâu đến đây ?”. Thằng 16

bé trả lời: “ Tôi ở nơi mô đất ngửng lên trời tới đây !”. Bọn trẻ bảo thằng này láo, ai mà chẳng có quê quán, chỗ ở, thằng kẻ gian nó mới dấu tung tích. Đánh cho nó một trận ! Thế là một thằng lao đấm vào mặt thằng bé, nó gạt phắt rồi đạp mạnh vào người thằng chăn trâu bay đi một quãng xa ngã kềnh. Một đứa chăn trâu khác thường giỏi vật nhất đám, xông vào quật ngã thằng bé, nhưng nó lại lật lên đè trên người thằng vật, ghì chặt lại, nó dơ nắm đấm dọa thằng chăn trâu, hỏi mày chịu thua chưa ? Lạy xin đi tao tha cho mày ! Thằng chăn trâu van lạy xin được tha. Bọn chăn trâu vẫn hung hăng chưa chịu hàng thằng bé, một thằng to lớn , cởi phắt áo ra, trông dáng lực lưỡng, hai bắp tay nổi rắn chắc rất khỏe, lao vào đánh nhau với thằng bé. Thằng chăn trâu đấm, bị nó gạt, đá bị nó tránh, thụi bị nó thụi trả đau đến điếng người. Hai người đánh nhau một hồi, cuối cùng thằng bé đấm mạnh một phát vào mặt thằng chăn trâu quay cuồng, nó bồi thêm một nhát đẩy thằng chăn trâu ngã nằm vật trong một thửa ruộng bê bết bùn. Bọn trẻ chăn trâu tức quá, bàn với nhau, ta đánh một trọi một không thắng được nó. Bây giờ cả bọn chúng ta xúm cùng đánh, nó phải chết ! Thế là cả bọn ba chục đứa trẻ chăn trâu lao vào cùng nhau đánh thằng bé. Đứa nào lao vào đều bị thằng bé đánh đau phải vội rút ra. Có đứa đấm bị nó gạt rồi nó đấm cho sưng vêu cả hàm. Có đứa nghoèo chân nó ngã xuống rồi đánh, nó không ngã, ngược lại bị nó đá cho một nhát đau vung ra xa. Có đứa đem đòn phang vào đầu, nó gạt phắt, bắt lấy đòn nện lại một phang tên chăn trâu nằm quằn quại … Cả một đám đông bọn trẻ chăn trâu đều bị thua một thằng bé nghèo hèn, chúng nó tức quá, nhiều đứa đã bị đau, đứa thì sưng vêu quai hàm, đứa bị sưng bại đau hông, đưa bị tím đau tức ngực, đưa bị khoẹo xương sống …đành lê lết dìu nhau trở về Bản. Chúng về nhà nói với bố mẹ, anh em chúng biết. Những người lớn bảo nhau: “ Bây giờ ta kéo nhau ra giết thằng bé thì ta có tội ! Chắc đâu ta đã giết được nó, không khéo bị nó đánh lại dại thêm ! Chi bằng ta vào tâu nhà vua cho quân lính ra bắt giết nó đi !”. Thế là họ đem ngựa cưỡi đi, đem vài thằng bé bị nó đánh đau vào tâu vua cho có chứng cớ rõ rệt. Đoàn người ngựa đi tới cửa cung thành, lính gác hỏi đi đâu ? Họ nói xin tâu tới đức vua cho lính đi bắt giết một thằng bé nghèo lưu lạc khỏe lắm, nó đã đánh ba mươi đứa trẻ chăn trâu đều bị lê lết ra. Xem ra sức nó có thể chống trọi được đến trên một trăm năm mươi người chưa chắc đánh thắng nổi nó.

17

Lính gác vào trình quan quản môn, ông này thấy chuyện lạ nên phải tâu tới vua. Vua thấy có sự tình lạ lùng bèn cho gọi đoàn bọn trẻ chăn trâu vào hỏi trực tiếp xem sao ? Vua hỏi : “ Bầy bay gặp sự tình như thế nào mà kéo nhau vào cung tâu tới trẫm ?”. Bọn trẻ tâu bệ hạ, một thằng bé lang thang, nhếch nhác từ đâu tới đây, bọn bề tôi hỏi nó tên là gì ? Ở đâu đến ? Nó đều trả lời nhăng nhít rằng nó không có tên, nhà nó ở nơi mô đất ! Thấy nó hỗn, bọn bề tôi rủ nó đánh quay, đánh cờ, tin rằng nó sẽ thua, kiếm cớ đánh cho nó một trận nhừ tử để nó biết tay. Không ngờ cả ba ván đánh quay và ba cuộc đánh cờ nó đều thắng, bọn bề tôi phải nộp cả cơm cho nó ăn. Bẵng đi ít lâu không thấy nó, bây giờ nó lại xuất hiện . Bọn chăn trâu bề tôi tức nó lắm, rủ nhau đánh nó một trận, ngờ đâu ba lần một trọi một đều bị thua đau, bèn rủ nhau cả đám ba mươi người xúm vào đánh nó sẽ phải chết. Ngờ đâu cả bọn bề tôi đều bị thương với nó cả. Nó giỏi võ và có sức mạnh phi thường, xem ra có hàng trăm người đánh cũng chưa chắc đã thắng nó. Thằng bé này nghênh ngang, hỗn láo, xem ra nó là kẻ gian muốn vào nơi cung đình làm loạn, xin bệ hạ hãy cho quân lính đi bắt nó về trị tội, giết nó đi ! Vua nghe đoàn lũ trẻ chăn trâu tâu trình như vậy, vua phán : “Một thằng bé lưu lạc, trẫm không phải phái quân lính ầm ầm đi làm gì ? Các cháu trở về tiếp tục đi chăn trâu bò, thả ngựa, nếu gặp lại thằng bé bảo nó vào cung đình, trẫm sẽ gặp nó xem sao ?”. Bọn trẻ tuân chỉ, cả đoàn cúi đầu lạy vua xin cáo từ ra về. Bọn trẻ chăn trâu trở về Bản Mường của mình, chúng chữa lành các vết đau bị đánh, khỏe người ra chúng lại tiếp tục giắt trâu, bò, ngựa đi chăn thả ngoài bãi cỏ. Một hôm bọn trẻ chăn trâu lại gặp thằng bé đến, lần này bọn trẻ nói hạ giọng nhún nhường, tôn thằng bé là bề anh. Chúng nó bảo: “Trong cung đình vua muốn gặp anh đó. Anh cứ vào,vua sẽ trực tiếp gặp anh !”. Thế là dịp may sẽ được gặp vua, thằng bé theo đường cái lớn đi vào hoàng cung. Dọc đường nó thấy người đi lại tấp nập, ai cũng mặc đẹp. Những người lái buôn thồ, cưỡi ngựa chở hàng đi bán , lại mua hàng về. Chợ và phố xá đông vui. Nó lại thấy có một đoàn quân vác dáo trần đi dẹp đường, rồi ngựa voi rung chuông, có các quan mặc áo gấm, đi hia ngồi trên lưng ngựa, có vị quan lớn ngồi trên ghế bành voi giương lọng che, theo sau lại một đoàn lính hộ vệ nữa. Nó đoán chắc đây là một vị triều thần lớn đi kinh lý. Mọi người qua laị đều nép sang bên đường, nó cũng nép chờ đoàn quân qua rồi nó lại tiếp tục theo 18

hướng cổng hoàng cung đi vào. Đứng trước cổng ngoài nó thấy cổng uy nghi, có hai cánh cửa to và hai ngách cửa nhỏ bên cạnh, cổng có trạm trổ rồng phượng thiếp vàng óng ánh. Hai bên mép cổng có hai người lính vác dáo trần sáng loáng đứng gác. Lính gác hỏi : “ Thằng kia đi đâu vào đây ?”. Nó trả lời : “Tôi là thằng bé lang thang được vị vua nhắn vào đây vua gặp !”.Tên lính gác vào trình quan quản môn. Vị quan này đã biết sự việc nên cho nó vào. Qua cổng ngoài còn vào xa, nó thấy nhà ở của các quan chầu trực hầu hoàng gia san sát. Các triều thần làm việc tấp nập, vị nào cũng mặc áo gấm thụng, quần trắng, đi hia, đầu đội mũ theo quan tước. Nó thấy một lầu cao giát ngọc lóng lánh , uy nghi, nó đi thẳng vào đấy lại gặp lính gác chặng trong cung hỏi. Nó lại nói : “ Tôi là thằng bé lang thang được nhà vua nhắn vào gặp”. vị quan thường trực đã biết sự việc bèn dẫn nó vào triều ngồi ở hiên ngoài. Vua ngồi trên lầu son nom thấy, bèn đi xuống. Thằng bé cúi rạp xuống lạy, được vua cho phép vào ngồi. Vua hỏi liền : “ Trẫm đã biết chuyện qua bọn trẻ chăn trâu đến tâu trình. Vậy mi tên là gì ? Ở đâu tới đây ?”. Thằng bé tâu : “ Bẩm bệ hạ, bề tôi không có tên. Mẹ bề tôi chỉ gọi con ơi và các bà đều chỉ gọi cháu ơi ! Nhà ở và quê quán đều không có !”. Vua nói : “ Không ai là người không có tên. Không ai là người không có chỗ ở và quê quán ! Mi dấu diếm hỗn xược với ta, ta sẽ cho lính bắt đem đi trảm đầu mi ngay bây giờ !”. Thằng bé cúi đầu xuống lạy tâu vua : “ Bẩm bệ hạ, bề tôi không dám dấu diếm hỗn xược. Bề tôi xin tâu lên bệ hạ thực lòng đó ạ !”. Vua lại nói : “ Vậy ra sao ? Mi kể kỹ ta nghe coi !”. Thằng bé quỳ xuống tâu lên vua : “ Bẩm bệ hạ cao cả, từ khi mẹ bề tôi sinh ra chưa đặt tên con bao giờ. Mẹ bề tôi xưa kia đã từng là hoàng hậu tài ba, vua cưới nàng Cầm-Ca làm thứ phi, ít lâu sau mẹ bề tôi đau mắt chữa không khỏi bị mù, cùng lúc có một số bà khác nữa cũng bị mù. Giữa lúc ấy mẹ của bề tôi đang có mang, bệ hạ không biết. Nghe lời Cầm-Ca tâu lên bệ hạ rằng đất nước Chăm-Pi bị nạn do các bà mù này kiếp trước có tội ác nay bị Then Trời xử phạt. Vua hãy cho đem các bà mù này đầy đi vào rừng sâu cho biệt tăm tích. Mẹ bề tôi cùng các bà mù được đem đến đầy ở nơi xa xôi. Đến tháng, mẹ bề tôi sinh ra bề tôi. Bà mù nuôi con trong hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn. Được các bà mù giúp đỡ, mẹ bề tôi nuôi bề tôi lớn lên dần.

19

Sau khi mẹ bề tôi bị mù mắt đem đi đầy, thứ phi Cầm-Ca lên ngôi hoàng hậu. Then Trời không để người hiền chết oan, mẹ con bề tôi nuôi nhau đến nay bề tôi đã mười ba tuổi. Chuyện của mẹ bề tôi như vậy đó, tâu bệ hạ !”. Nghe thằng bé nói, vua nghĩ lại ngã ngửa người ra ! Thật là Then Trời xui khiến thế này ! Đây chính là con ta, giọt máu của ta ơi ! Nay con đã về , con ở với cha, cha nuôi dưỡng và còn kèm cặp, dạy con, rồi đây con sẽ kế quyền cha ngồi ngai vàng chăm lo xây dựng đất nước ta con ạ ! Thằng bé cúi đầu xuống lạy xin được tâu trình cùng đức vua, hắn nói : “Muôn tâu đức vua cao cả ! Đức vua nói rằng con là con trai của đức vua, con đội ơn đức vua cha nhưng con có điều còn vướng mắc trong lòng xin được tâu lên đức vua. Nếu con là một hoàng tử thì tại sao lại bị đem đi đầy vào nơi rừng núi xa xôi từ khi còn trong lòng mẹ ? Nay đức vua nhận bề tôi là con trai của đức vua, con vẫn thấy chưa thông suốt trong lòng. Hai mẹ con bề tôi sống kiếp khổ hạnh do số phận Then Trời đã định, con phải chịu. Mẹ con còn sống nơi hang đá trong rừng núi xa thẳm đã quen và vẫn sống được suốt một thời gian dài mười ba năm qua rồi !”. Vua nói chuyện tiếp với câu bé : “ Ta không có lòng tàn nhẫn nào đối xử với vợ con bao giờ. Hồi ấy, không phải riêng thứ phi Cầm-Ca tâu mà các quan trong triều thấy vậy cũng tâu theo ý của thứ phi, trước tình thế đất nước gặp nạn, họ đều bảo mẹ con là người có tội gây nên, do vậy cha đã chuẩn lời theo họ, đầy mẹ con và các bà mù đi ở nơi hang núi Cốc-Hoa nơi xa xôi. Lúc ấy mẹ con đang mang thai cha không được biết. Cha cưới thứ phi Cầm-Ca rồi sau bà ấy thay mẹ con lên ngôi hoàng hậu, từ đó đến nay cha mong chờ hết năm này sang năm khác mãi vẫn chưa có thai nghén bao giờ. Nay Then Trời dun dủi cho cha gặp con, cha toại nguyện có người nối dõi tông đường. Tai nạn mẹ con đau mắt không chữa được đã bị mù là cái hạn lớn tự nhiên ập tới, lại nghe nhiều lời tâu trình, cha không thể làm thế nào khác được, con ơi !”. Các quan trong triều đình nhận rõ ra, cậu bé này đích thực là con vua, vua đã nhận nuôi dưỡng, dạy bảo, rồi sau sẽ thế ngôi vua, sung sướng thế mà cậu bé vẫn chưa ưng ý. Các quan đều có lời xin vua cho phép được nói với cậu bé. Họ nói : “Hồi ấy bỗng nhiên mẹ cậu bị mù mắt, thứ phi và một số quan trong triều đều nói hoàng hậu bị Then Trời xử phạt là điềm gở cho đất nước phải trừ khử đi. Hoàng hậu và các bà mù không có tội gì với vua nên vua không nỡ giết

20

bèn phải đầy đi nơi xa xôi, cho ở hang núi đá Cốc-Hoa hẻo lánh không có ai lui tới đó mấy khi. Thời gian suốt mười ba năm qua đi, nhiều quan chức trong triều nhất là khắp dân gian đều tiếc thương cho hoàn cảnh của hoàng hậu và các bà mù phải đi đầy ! Nay Then Trời soi xét, nhà vua không bị mất giống, cậu Tạo biết tìm đến trở về với cha, thật là phúc đức, xin cậu hãy bỏ qua quá khứ không được tốt lành, ở lại đây sống bên vua cha !”. Cậu bé liền tâu lên vua cùng các quan trong triều rằng : “ Đức vua cha đã nhận ra con đẻ của vua, nhận nuôi dạy cho con nên người nhưng con còn có mẹ và các bà mù đã đùm bọc, sinh ra, nuôi con đến lớn lên bằng này. Vua cha bảo con về ở với cha, thế còn mẹ con và các bà mù đang bị sống kiếp đầy đọa kia thì sao ? Bỏ mặc để họ chết ở đấy hay sao ? Vua cha muốn nuôi dưỡng con trai của cha, lúc này mẹ con đang bị mù, hoàn cảnh ấy vua càng đáng thương tâm thì phải, sao lại nỡ vứt bỏ ? Vợ vua bị mù vẫn là vợ vua chứ sao ?”. Nghe cậu bé nói, vua cùng các quan chức trong triều bàn nhau thống nhất, bây giờ triều đình phải tổ chức đi đón hoàng hậu cũ và các bà mù bị đi đầy đưa về hoàng cung và Bản Mường cũ quê họ. Vua lại nói : “ Trẫm không nỡ tâm vứt bỏ vợ mình và các bà mù bao giờ, chỉ vì trẫm trót dại nghe lời thứ phi và một số người khác nữa mà chuẩn y làm điều dại dột như vậy, nay trẫm hối hận lắm !”. Vua dặn con : “ Con hãy thu xếp đón mẹ con và các bà mù ở hang đá Cốc-Hoa trở về hoàng cung và quê nhà của họ. Rồi con sẽ sống bên cha, cha nuôi dạy con nên người, đủ tài đức, cha sẽ đưa con lên ngôi vua thế quyền cha ngồi ngai vàng cai quản đất nước Chăm-Pi ta đó , con nhé !”. Nghe vua nói vậy cậu bé cúi đầu xuống lạy tạ ơn đức vua cha và nói : “ Con xin phụng mệnh !”. Vua cho triều đình thông báo việc này xuống toàn dân được biết. Ai cũng ca ngợi nhà vua anh minh, cựu hoàng hậu và các bà mù được thoát khỏi cuộc sống tù đầy. Mừng hơn nữa, đất nước từ nay có hoàng tử sẽ nối ngôi vua. Cuộc đi đón hoàng hậu cũ trở về cung và các bà mù đón trở về quê cũ, được các quan trong triều tổ chức chu đáo. Sáng hôm sau, khi trời sáng tỏ, quan chính triều nổi cồng phát lệnh truyền vang, báo cho dân gian số người đã được xắp sẵn, đến tập trung trước cung điện hoàng gia mừng đón Tạo con vua và dẫn Tạo đi đón cựu hoàng hậu trở về hoàng cung.

21

Một đội lính bảo vệ vác dáo trần sáng loáng, cán dáo mạ vàng óng ánh, có hai vị quan võ đeo gươm ngồi ngựa trực sẵn hai bên đợi đông đủ mọi người. Một đội quân nhạc kèn, trống, sáo, cồng chiêng nổi ầm vang mừng đi đón cựu hoàng hậu. Một đoàn các quan lớn do một vị quan chính triều được vua cử chỉ huy toàn đoàn đi đón cựu hoàng hậu. Mọi vị quan đều mặc áo gấm, đi hia, đeo gươm mạ vàng sáng loáng, cưỡi tuấn mã yên trạm trổ bạc vàng, hai bên có hai vệ sĩ cùng cưỡi ngựa theo sau và đem theo cả hai con voi thắng ghế bành vàng đi đón hoàng hậu. Một đoàn võng khiêng các bà nàng, có già có trẻ từ các Mường đến đi đón hoàng hậu cũ. Có hai khiêng kiệu mạ vàng sang trọng của hoàng gia, mỗi kiệu do bốn lính khiêng, cậu Tạo con vua ngồi một chiếc, còn một chiếc khiêng không đi đón cựu hoàng hậu trở về cung đình. Một đoàn nữ tì trong cung vua cùng các nam nữ thanh niên từ các Mường tới, ai cũng mặc đẹp. đi đón cựu hoàng hậu. Vị quan chính triều chỉ huy ra lệnh xuất quân. Đội quân nhạc lại nổi kèn, trống, cồng chiệng ầm vang tiến quân cùng đoàn người lên đường. Đoàn người ngựa, võng lọng đi rất đông ra khỏi hoàng cung, đi trong đất Mường lỵ đường cái rộng thênh thang nhưng khi đi vào đường rừng, lội suối, ngựa và người không đi nổi. Vị quan chính triều lệnh cho đội quân tiên phong phát rừng rộng ra thành đường, đoàn người mới qua được. Tuy đi trong rừng rậm, đoàn người vẫn giữ cự ly hàng lối theo cách đã xắp xếp thứ tự tiến bước. Tối đâu ngủ lại đó trong rừng, đi liên tục suốt hơn ba ngày đường mới tới hang Cốc-Hoa. Cựu hoàng hậu và các bà mù nghe tiếng kèn trống, cồng chiêng nổi vang ầm ĩ, có tiếng đông người và bước chân ngựa rầm rập đi tới, sợ hãi hết hồn cùng đành rủ nhau ra đứng ngoài cửa hang xem sao ? Để mẹ khỏi sợ, cậu Tạo đến ôm lấy mẹ nói rằng : “Con của mẹ đã trở về với mẹ đây ! Con vào hoàng cung gặp Vua hỏi, con tâu rõ mọi sự, vua nhận ra con là con đẻ của vua. Nay vua cha cử các quan trong triều và dân các Mường đến đón mời mẹ trở về sống nơi hoàng cung với vua !”. Bà biết vậy, lặng im không nói gì. Tiếp đó vị quan chính triều chỉ huy đoàn quân dân đi đón cựu hoàng hậu lên tiếng thưa trình cùng Nàng bà rằng : “ Từ khi Nàng bà xa cách hoàng cung, nhà vua vẫn bình an cầm quyền dựng xây đất nước Chăm-Pi yên lành. Chuyện sẩy ra đã qua mười ba năm trời nay được Then Trời xui khiến vua có hồng phúc được gặp con trai của mình, nhà vua mừng lắm ! Sự việc sẩy ra, đưa Nàng bà 22

đầy đi ở hang Cốc-Hoa là do vua nghe lời thứ phi và vài vị quan triều, nghĩ lại nay vua hối hận lắm, cử bề tôi đến đón mời đưa Nàng bà trở về hoàng cung như xưa, các bà mù đều được đón về ở Bản Mường quê mình. Cậu Tạo sẽ được vua nuôi dưỡng, dạy bảo để đủ tài đức sau này kế ngôi vua đó, thưa Nàng bà”. Vị Quan nói đến đây, các bà Nàng Mường đem quà đặt trên cáng kiệu đưa đến đón bà. Váy áo gấm và hài Nàng bà thay đi mặc về, vòng cổ, vòng tay, hoa tai đều bằng vàng, Nàng bà đeo trang sức lộng lẫy trở về. Một số tiền bạc và thức ăn ngon, hoa quả ngọt từ nơi hoàng cung đem đến biếu các bà thưởng thức và dành đủ ăn đường trở về. Sau khi nghe vị quan triều chính và các bà Nàng Mường nói rõ việc đến đây đón Nàng bà và các bà mù trở về quê quán, Nàng bà mới đáp lời rằng : “ Trước hết các chị em chúng tôi ở nơi đây xin gửi lời cảm ơn đức vua cao cả đã rộng lòng thương đến chúng tôi và xin cảm ơn các vị quan chức, đoàn quân cùng các bà Nàng Mường và đại diện các tầng lớp dân chúng khắp nơi đã chẳng quản đường xá xa xôi, núi suối cách trở, vất vả đi mệt ở rừng suốt mấy ngày trời tới đây đón tôi trở về hoàng cung và đón các bạn mù của tôi cùng được trở về quê quán cũ. Bản thân tôi lại được trở về sinh sống bên nhà vua, nay tôi đã bị mù, kẻ mù lòa xấu xí sao xứng được là vợ vua, mặc dù tôi không còn đủ tài đức xứng làm hoàng hậu vả lại nay nhà vua đã có hoàng hậu Cầm-Ca xinh đẹp, tài ba. Then Trời sinh ra con người, mỗi người có một số phận khác nhau. Số kiếp chúng tôi do Then Trời đã định, chúng tôi không được sống sung sướng, phải chịu cảnh mù lòa, sống khổ thì Trời mới để cho sống làm người. Trải suốt một thời gian dài mười ba năm, tưởng chúng tôi sẽ chết vì đói thiếu, nhưng Trời chưa cho chết, chúng tôi sống được qua năm, tháng. Từ khi tôi có con, nó sáng mắt giắt dìu chúng tôi, rồi nó lớn biết lo tìm kiếm đủ thức ăn nuôi sống mọi người mù ở đây. Các quan, các Nàng Mường hãy về tâu lên vua rằng tôi xấu hổ lắm, tôi không dám trở về hoàng cung nữa. Cứ để chúng tôi ở đây đã quen rồi !”. Các quan quân trong đoàn, các bà Nàng Mường, các lớp dân đi đón tất cả đều cúi đầu rạp xuống lạy xin Nàng bà thương chúng con, nghĩ lại, nghe lời chúng con để trước hết chúng con hoàn thành trọng trách nhà vua giao phó, hai nữa thương đến chúng con đã lặn lội vượt rừng xa núi thẳm tới đây đón mà Nàng bà không về thì chúng con sẽ phải chịu tội trước đức vua và trước bàn dân khắp đất nước Chăm-Pi !

23

Nể lời mọi người van xin, Nàng bà ra điều kiện: Nếu bà trở về hoàng cung, đừng đưa bà lên ở trên lầu son bởi bà không còn xứng đáng, hãy dựng cho bà một túp lều nhỏ đủ ở khuất phía sau triều đình, ngày ngày cho bà thức ăn là được. Con trai của bà để nó ở với vua cha nuôi dưỡng, dạy bào. Có thương mẹ thì thỉnh thoảng nó xuống thăm nom mẹ mù của nó. Nàng bà nói vậy, nhà vua không nỡ để bà ở một mình nơi túp lều vắng như vậy. Cung đình nhiều cung tần mỹ nữ sẽ chăm sóc bà chu đáo đền đáp công ơn của bà đã sinh ra cậu Tạo con vua, vả lại vua sẽ không để cậu Tạo bận lòng chăm sóc nuôi mẹ, việc ấy đã có người hầu, cậu Tạo sẽ được an tâm lo việc học hành rèn luyện tài đức. Cuối cùng Nàng bà và các bà mù đều đồng ý trở về với đoàn người đi đón. Các Nàng Mường vào dìu Nàng bà định đưa ngồi kiệu nhưng vị quan chính triều còn tính đến khi về dân sẽ ra đứng đường đón đông, ngồi trong kiệu bị khuất, mời Nàng bà lên ngồi trên bành voi có gái hầu bên cạnh giữ Nàng bà không sợ ngã. Lính quản tượng cho voi phủ phục xuống, các Nàng Mường ôm đỡ Nàng bà lên ngồi trên ghế bành voi mạ vàng. Một con voi nữa cậu Tạo cưỡi đi liền hàng dọc theo sau bà mẹ. Cả hai mẹ con Nàng bà cưỡi voi đều có lọng che mưa nắng. Trước khi rời khỏi hang núi Cốc-Hoa cậu Tạo nói : “ Từ nay trở về hoàng cung với vua cha, xa cách nơi đây đã suốt mười ba năm trời mẹ con ta sinh sống, núi rừng đã giúp nuôi ta lớn lên, ta biết ơn núi rừng. Bây giờ xa cách ta nhớ mãi núi rừng ơi ! Nay ta trở về với vua cha ta, hỡi viá lành hãy cùng thân chủ trở về với ta, đừng vương vấn nán lại nơi đây nữa nhé !”. Giữa lúc đoàn người đang tề tựu mừng vui đón cựu hoàng hậu trở về hòang cung, trong rừng trên những gốc cây cao, đàn chim phượng hoàng bay lượn vòng quanh như chào mừng đoàn người. Đi được một quãng đường lại gặp đàn chim én rất đông bay liệng vòng quanh như cũng chào mừng theo đàn phượng hoàng. Toàn điềm hay tiễn cựu hoàng hậu trở về hoàng cung ắt sẽ gặp điều lành. Đoàn quân dân rời núi Cốc-Hoa cất bước theo thứ tự hàng lối như lúc ra đi. Mọi người đều vui vẻ. Đoàn quân nhạc nổi kèn, sáo, trống, cồng chiêng vang lừng mừng đón cựu hoàng hậu và cậu Tạo trở về hoàng cung. Đoàn người vất vả, lội suối băng rừng qua nhiều đoạn đường hiểm trở, đi liền ba ngày đêm, tối đâu ngủ lại tại rừng nơi đó, thức ăn đã được đem theo đầy đủ.

24

Đi mãi, sang đến gần trưa ngày thứ tư đoàn người trở về đến các Mường thuộc đất cung đình. Suốt dọc đường qua nhiều nơi dân cư đông đúc, nghe tiếng quân nhạc ầm vang và thấy đoàn người cùng tiếng nhạc ngựa, voi nhong nhong, võng lọng, kiệu đông người rầm rập đón cựu hoàng hậu và cậu Tạo trở về cung, mọi người dân đều vui mừng đứng chật hai bên đường vẫy tay chào đón cho đến khi đoàn người đi khuất. Đoàn người đi tiếp, khi gần đến cổng hoàng thành dân đã đứng đón tề tựu chật hai bên đường vẫy chào cựu hoàng hậu và cậu Tạo. Tới sát cổng gặp các quan văn võ trong triều, các cung tần mỹ nữ, anh em họ hoàng gia đều đứng đón mừng cựu hoàng hậu và cậu Tạo đã trở về.Vua đứng trên lầu cao vẫy xuống đón. Cựu hoàng hậu và cậu Tạo đã được đón trở về tới cung đình qua hơn ba ngày lặn lội đường núi xa xôi vất vả, nay đã về, vị quan chính triều chỉ huy đoàn người đi đón, khen ngợi tinh thần, công sức của mọi người đã hoàn thành nhiệm vụ nhà vua giao phó, tuyên bố giải thể đoàn quân dân, ai về cơ quan, đơn vị, quê nhà của người ấy. Các bà mù ở hang Cốc-Hoa với Nàng bà nay đều được đưa về quê cũ nuôi dưỡng. Hai nữ tì dìu hai bên nách cựu hoàng hậu từ trên ghế bành voi xuống, dẫn bà lên lầu cao, cậu Tạo đi sau theo mẹ. Bước khỏi cầu thang tới cửa phòng khách, đức vua đứng sẵn đón Nàng bà. Ngài bước tới nắm tay Nàng và thốt lên một câu : “ Thật đáng thương bà ! Ta đã hối hận quá, mời bà ngồi !”. Đức vua ngồi giữa, cựu hoàng hậu ngồi bên cạnh và bên kia cậu Tạo ngồi cạnh vua, cảnh đẹp, hoàng gia ấm cúng. Các cô nữ tỳ bưng thau nước đến rửa mặt cho Nàng bà, chậu nước của cậu Tạo tự rửa mặt, rửa tay lấy. Nghỉ uống nước, ăn quả ngọt xong, một lát nữa nữ tỳ bưng tiệc rượu tới mời đức vua, cựu hoàng hậu và cậu Tạo xơi. Mâm cơm giót hai chén rượu thờ, đức vua vẩy rượu thờ nói : “ Trình tổ tiên, mừng ngày gia đình đoàn tụ an lành !”. Rồi đức vua cầm chén rượu đưa tay cựu hoàng hậu và nói : “ Chúc bà mạnh khỏe, yên vui !”. Nàng bà đỡ lấy chén rượu, cảm ơn đức vua, chúc đức vua vạn an, đưa lên miệng nhấp một chút rồi đặt xuống. Nữ tỳ hầu bàn, gắp thức ăn ngon, sé nhỏ từng miếng thịt đựng vào bát mời Nàng bà xơi. Sau bữa cơm trưa, đức vua trở về phòng nghỉ cùng hoàng hậu Cầm-Ca. Nàng bà được xếp một phòng nghỉ cách xa phòng của vua. Phòng của cậu Tạo được xếp nghỉ gần bên phòng của bà mẹ. Từ lúc đón Nàng Bà trở về, hoàng hậu Cầm-Ca không ra tiếp.

25

Sáng hôm sau, Nàng bà (dân gọi là Nàng Vương) ngủ dậy, vừa ăn sáng xong thì liên tiếp các quan chức trong triều, các Phìa Tạo tại các Bản Mường gần xa đều kéo đến cung đình đông nghịt, chờ nhau được vào tiếp kiến, chào mừng Nàng Vương đã đưa cậu Tạo trở về hoàng cung với vua cha, với bàn dân của đất nước. Đoàn nào cũng đem đến đồ mừng có bạc vàng, gấm vóc, lụa là và nghiều của ngon vật lạ. Khi các quan chức trong triều và các bô lão đến mừng Nàng Vương được đức vua ra tiếp, vua dặn các quan và bô lão chọn xem ngày lành làm lễ cúng mừng vía cho Nàng Vương. Mọi người đều tuân chỉ lo tổ chức thực hiện chu đáo. Vị quan chính triều xắp xếp mọi công việc, ông cho Ông Chang xem chọn ngày lành tâu đức vua ưng thuận, ông thông báo cho toàn dân mở hội trong mười ngày mừng đón Nàng Vương đã trở về hoàng cung với dân, với đất nước, Nàng đã sinh ra cho đức vua cao cả một cậu Tạo thông minh, tài giỏi. Trong hoàng cung làm lễ cúng cầu vía lành cho cựu hoàng hậu. Các quan cho sức đủ số trâu, bò, lợn, gà, gạo, rượu và đồ nấu cỗ cúng tế cầu vía lành cho Nàng Vương. Mọi người đến phục dịch được điều động, xắp xếp đầy đủ, báo cho Ông Mo đến cúng lễ. Tại hoàng cung tấp nập., nhộn nhịp, người dân đến phục vụ đám cúng. Tốp mổ trâu bò, làm thịt lợn gà nấu cỗ, tốp bầy biện đồ lễ trang trọng. Các mâm đồ lễ mâm nào ra mâm ấy, mâm toàn cỗ thịt trâu thái đủ các miếng thịt trong cơ thể trâu bầy đầy một mâm. Mâm tiệc bò bầy đầy thịt bò. Mâm gà luộc để nguyên con có cả xôi và bát nước xuýt, xung quanh giót các chén rượu cúng và bên dưới để chai rượu trắng mở nắp. Cạnh mâm xôi gà đặt chiếc áo cúng của Nàng Vương và cậu Tạo làm chủ lễ. Bầy một xúc vải trắng, một xúc vải thổ cẩm, trên xúc vải đặt một vòng “pok khen họp” bằng bạc cuốn nhiều tầng của cựu hoàng hậu. Bên mâm xôi gà còn đặt một đĩa trầu cau trong đó để vài đồng bạc trắng. Cạnh đó, một mâm hoa và ngũ quả bầy kèm đầy bánh chưng, bánh nếp, bánh nhãn, kẹo lạc… và một bát nước lã lấy từ mỏ nước trong lành về. Các mâm cúng đều thắp bằng nến sáp ong gắn chạy quanh. Mời cựu hoàng hậu và cậu Tạo ngồi chủ lễ. Ngồi tiếp theo phía sau là những dãy dài hàng trăm các bà gồm cả các bà nàng vợ của các quan trong triều và các bà Nàng từ các Mường gần, xa khắp cả nước đến dự lễ cầu vía lành cựu hoàng hậu và cậu Tạo. Mọi người cùng ngồi, chắp tay vái khi Ông Mo xướng lễ.

26

Ông Mo mặc áo dài thâm, chít khăn “pau”, mặc quần dài trắng đến lạy các thánh thần rồi ngồi xướng ca lời cúng : “ …Ơ ! Mo khỏi xo cáo Báu vạu báu chắc nả Báu va báu chắc chư Pak pau chảu xửa Xửa ban quan Nang Ba Vương kéng Tạo lụk Mi cộ ngua quai la téng Mơi Pua cả phủ đi Đao vi dú tếng hua pên nhăứ * Mơi Pua, Then chu tan ma mak Pak Pua, Then chu tan ma kin Kin cộ nhăứ ngua quai Kin pan lảu mu, cáy pải têm Kin tếng pẻng béng, hương tiên bok mạy Nẻm băư bang xăứ le Pu pe băư hom xăứ phon láng Nặm tổm khoong peng xăứ thuổi Nặm keng khoong chẹp Nặm ta lạ buổn pak * Khỏi xo lạy chu Then, Pua quan Xo lạy đẳm pang nhăứ hươn Pua Chăm-Pi Xo hịak tục chu khuôn Nang Ba Vương ma dảo Tếng khuôn Tạo lụk Nang báu páy Nha hăử háng ti đông pá thẳm Cốôc-Hoa Ma hươn dú tên xung đom Pua Phìa luông Ma kin khảu hươn pua cộô nhăứ * Khỏi lạy Tạo căm mơi Mơi Then Củ, Then Hom Then Chớt, Then Chát Quan Xát, quan Tôôm Then án chỉa Mương Bôn Then án cốn Mường Lum 27

Mơi pú Then thảu Chảu Then nhắư Then Luông * Khỏi lạy Tạo căm mơi Mơi chảu Then hặc, Then peng Chảu Then nọi,Then ón Then puk mạy Mương Lum pên đôông Then pôông cốn Mương Lum pên mú * Khỏi lạy Tạo căm mơi Mơi pú đẳm, da đẳm Pua Chăm-Pi Mơi họ Pua Tạo chu phủ Mơi tục pọm chu cốn * Khuôn nọi khuôn cmom Khuôn tóm tếng, khuôn nả cá Khuôn nả cá ti ta giáng Khuôn cáng ti lúc lảu Cốôc cảu ti chom lo Khuôn co ke, co le lịn cáy Xốp nọi téng kin pa … * … Xíp pi khuôn nha pay ứn Mứn phạ nha qua đôông Phải pá pên cốn lương Qua đôông pên cốn hại Phải toi há lứm hươn Xắc pay hự ỉn cuông tến nhăứ hươn pua Chạn pay hự dú hươn non hươn … Non khuổm ing mon lai Non hai bớng cổn cúm Khuôn chảu chum xboong Pan bok toóng bươn nhi cái xam Pi nọong đảy tham ha Pua quan, dên Mương đảy pay ma tham kháo Đi tếng dảo 28

Hảo tếng hươn Hảo hăn nơ ! …”. ( Gọi 30 viá phía trước, 50 vía phía sau cùng về đầy đủ ). Dịch: “... Mo bề tôi xin trình Không nói chẳng biết mặt Không xưng không rõ tên Người được cúng là chủ áo Nàng bà Vương cựu hoàng hậu cùng cậu Tạo Có cỗ thịt trâu, bò đặt mâm Kính mời vua Cả lòng lành Vua sao tua rua trên Trời cao ngài lớn * Mời các Vua, Then, thánh thần xuống dự Mời các Vua ,Then, thánh thần xuống xơi Xơi cỗ lớn thịt bò, thịt trâu Xơi tiệc rượu thịt lợn, gà bầy đầy mâm Xơi cả bánh trái, hương nến, hoa thơm Trầu xếp bầy trên đĩa Lá trầu thơm têm đủ cau, vôi Nước xuýt ngọt đựng bát Nước canh của ngon Nước lã sạch dùng súc miệng * Mo bề tôi xin kính lạy Then Cả, các vua quan thánh thần Xin cúi lạy tổ tiên lớn nhà đức vua Chăm-Pi Xin mời đủ toàn bộ vía Nàng cựu hoàng hậu trở về nhà Cả bộ vía của cậu Tạo chẳng xa rời mẹ Hãy về cả, đừng nán lại nơi núi rừng hang đá Cốc-Hoa Trở về nhà ở nơi hoàng cung sống bên đức vua Ở an lành xơi cơm ngon nơi cung đình như cỗ lớn … * Mo bề tôi xịn lạy Tạo Cầm mời Mời Then Củ, Then Hom Then Chớt, Then Chát Quan Sát, quan Tôm 29

Then cai quả sổ sách nhà Trời Then cai quả sổ sách người Trần gian Mời cụ Then chủ gốc Ngài Then Lớn bề trên * Mo tôi xin lạy Tạo Cầm mời Mời chủ Then Hặc, Then Peng Chủ Then nhỏ, Then trẻ Then trồng cây nơi Trần gian thành rừng Then đặt người Trần gian thành tộc * Mo bề tôi xin lạy Tạo Cầm mời Mời ông bà nội, ông bà ngoại vua Chăm-Pi Mời các chư vị hoàng tộc Mời tất thảy mọi Ngài… Gọi 30 vía phía trước và 50 vía phía sau cùng về đầy đủ cả với thân chủ rồi Ông Mo cúng lời “Bok khuôn dú” dặn vía Nàng Vương và vía cậu Tạo hãy ở nhà, đừng vương vấn gì nơi rừng núi hang động Cốc-Hoa nữa : Vía nhỏ vía thóp chỏm Vía trên phần bộ mặt Vía bộ mặt xinh tươi Vía cằm nơi phòng rượu Vía giữa đỉnh đầu nơi búi tóc ngược Vía cổ cựa xoay và gốc họng Vỉa miệng nhỏ thường ăn cơm cá … * Mười năm vía đừng đi nơi khác Ngàn năm đừng vào rừng đi chơi Vào rừng trở thành người héo vàng Chơi trong rừng sẽ nên người xấu xí Ở đấy khi quen rồi sẽ quên trở về nhà Vía muốn đi hãy chơi quanh quẩn trong cung đình lớn nhà vua Ngại đi thì ở nhà, ngủ trong nhà Nằm sấp tựa gối vằn Nằm ngửa nom đáy rương Vía mình tươi roi rói 30

Như hoa vông tháng hai sang tháng ba Anh em, bà con được đến thăm nom Vua quan, dân các Mường được qua lại thăm hỏi Tốt lành cả nhà An vui toàn gia Mạnh khỏe luôn nhé ! …” * Sau phần cúng Ông Mo lễ tạ, các bà Nàng buộc chỉ cổ tay chúc vía lành cho cựu hoàng hậu và cậu Tạo, tiếp đó moi người cùng ngồi lễ rồi ăn một chút lộc lấy may xong, các mâm đồ lễ được dọn bưng xuống đem nấu cỗ. Các mâm cỗ lớn bầy dọc theo chiều dài ở lầu cao trong hoàng cung. Các hũ lớn rượu cần được xắp xếp cắm đủ cần và tra nước trong sạch vào khắp các hũ xong, vị quan chính triều vào tâu mời Nhà vua ra dự liên hoan tiệc rượu. Vị quan chính triều trao nhiệm vụ cho “Cóong lảu” vị quan mời rượu điều hành tiệc rượu. Quan “Cóong” mời đức vua và cựu hoàng hậu đứng cầm cần rượu ở hũ lớn đặt nơi chính giữa lầu cao. Các hũ bên cạnh mời cậu Tạo cầm cần cùng các quan trong triều và các bô lão, các Nàng Mường từ các nơi xa trong nước đến dự cúng mừng vía lành của cựu hoàng hậu và cậu Tạo. Vị quan “Cóong lảu” thưa trình mời vua cùng cựu hoàng hậu nâng cần mở đầu tiệc rượu cần liên hoan mừng đón vía lành của cựu hoàng hậu và cậu Tạo. Vua mút hứng chén rượu đầu hắt trình Tổ tiên hoàng gia chứng giám, phù hộ lễ cúng vía tốt lành. Vua cùng cựu hoàng hậu cầm cần uống gọi là mở đầu một chút rồi nghỉ. Các quan trong triều, các bô lão, các ông bà Phìa Mường từ các nơi đến dự lễ tiếp tục uống rượu cần đến ba đợt mới tạm nghỉ. Sau tiệc rượu cần xong, quan “Cóng lảu” mời Nhà vua , cựu hoàng hậu và cậu Tạo ngồi vào mâm dự tiệc rượu cất. Khi vua, cựu hoàng hậu, cậu Tạo và mọi quan khách đều an tọa, các quan trong triều, các bà Nàng từ khắp nơi tới lần lượt theo từng tốp quỳ dâng rượu chúc đức vua vạn an, chúc cựu hoàng hậu mạnh khỏe, chúc cậu Tạo tài cán sau này xứng đáng kế vị vua cha. Mọi người vừa nhấp rượu vừa thưởng thức các món ăn ngon trong buổi tiệc liên hoan do nhà vua chiêu đãi. Qua từng đợt quan “Cóong lảu” mời rượu xong lại vang lên những lời hát mừng cựu hoàng hậu đã trở về, hoàng gia sum họp, mừng Nhà vua có cậu Tạo sẽ nối dõi ngôi vua cha.

31

Chiêng trống nổi ầm vang, các thanh niên nam nữ mặc diện váy áo đẹp đến ca hát múa xòe mừng tiệc hội. Trong hoàng gia mở tiệc, dân gian khắp cả nước đều mở tiệc mừng cựu hoàng hậu đã về, đất nước có cậu Tạo rồi sẽ được phong hoàng tử. Cả nước nghỉ lao động ăn mừng, ca hát, múa xòe, chơi vui suốt mười ngày liền. Sau mười ngày toàn dân tổ chức mừng cựu hoàng hậu đã trở về hoàng cung và mừng đất nước có cậu Tạo, Vua lại tiến hành nghi lễ cúng thần núi, thần nguồn nước. Nhờ ơn Then Thần độ trì, các dãy núi bao quanh hoàng thành vững vàng, Ngài giữ ngôi vua thêm bền chắc. Nhờ ơn thần nguồn nước cung cấp cho khắp dân gian có nước dùng đầy đủ và sản xuất nông nghiệp luôn được mùa, khắp bàn dân ấm no. Pa-thết Chăm-Pi là đất nước toàn dân chuyên sống nghề trồng lúa nước. Nhờ ơn Thần nước năm nào cũng cho mưa thuận, gió hòa, nước không bị hạn hán, cũng không bị lũ lụt, mức nước vừa đủ nên năm nào lúa cũng tốt tươi. Được mùa lúa dư ăn, dân dùng lúa nuôi nhiều gia súc, từ trâu, bò, ngựa, dê đến lợn, gà, vịt, ngan ngỗng, bồ câu … đều phát triển, dân đủ thịt ăn và còn dùng vào việc cúng tế, lễ hội quanh năm, dân vui. Dân dư thịt ăn, lại thả nuôi nhiều cá, ăn tươi không hết, nhà nào cũng có hũ cá mắm và dàn cá khô dành ăn lâu ngày. Đời sống sung túc, dư cái ăn, dân có thì giờ chăm lo mặc đẹp. Ban ngày dân đi lao động sàn xuất, sau bữa cơm chiều, tối đến nhà nào cũng thắp đèn sáng dệt cửi, bật bông, kéo sợi, nuôi tằm, ươm tơ. Các loại vải trắng, vải màu, vải kẻ cho đến các loại vải thổ cẩm bằng tơ, lụa sồi đều không thiếu. Phụ nữ đua nhau thêu thùa khăn “piêu”, rèm màn, mặt chăn, mặt gối, mặt hài đẹp mắt. Đất nước dưới quyền cai quản của vua Chăm-Pi dân sống yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Cựu hoàng hậu ngày ngày có kẻ hầu chăm sóc, nuôi nấng chu đáo. Cậu Tạo được vua cha cho học hành rất thông minh, tài giỏi cả văn lẫn võ, lại được vua cha kèm dạy học luật tục, phép nước nên chóng biết việc cai quản, điều hành công việc trong triều đình. Vua phong cậu Tạo lên hoàng tử. Năm mười tám tuổi vua phong hoàng tử giữ chức tướng quân, đặt danh hiệu U-Thến. U-Thến tuy tuổi mới lớn còn non trẻ nhưng có sức mạnh phi thường, khắp đất nước kể cả những người giỏi võ lão luyện nhất cũng không thể địch nổi cậu. U-Thến lại thạo chỉ huy quân rất tài, các hàng quan võ đều chịu bái phục. U-Thến sống trong hoàng cung bên vua cha và vẫn kính trọng hoàng hậu Cầm-Ca. Chàng không ghen tức gì bởi mẹ chàng đã bị mù không còn làm hoàng hậu được nữa, nay hoàng gia chăm sóc nuôi nấng tử tế là tốt lắm 32

rồi, chàng đã được yên tâm. Hoàng hậu Cầm-Ca tuy là dì kế nhưng U-Thến vẫn kính trọng và gọi bằng mẹ. Bà Cầm-Ca không có con nên quý U-Thến như con đẻ của chính mình. Một hôm vào dịp rảnh rỗi, hai mẹ kế con chồng có điều kiện ngồi nói chuyện tâm sự với nhau, bà ta thổ lộ mưu đồ thầm kín đã suy tính kỹ từ trước. Bà ta tỏ vẻ quý thương coi U-Thến như con đẻ, đó là bề ngoài, thực ra trong thâm tâm bà vẫn chỉ lo tìm cách giết chết U-Thến đi. Bởi U-Thến không phải là con đẻ của bà, mẹ nó bị mù còn sống sờ sờ ra kia, việc bí mật có lúc có thể bị hé lộ, khi nó tìm ra rõ ngọn nguồn, nó biết bà làm cho mẹ nó mù, xúi vua đem mẹ nó đi đầy rồi tranh ngôi lên làm hoàng hậu, ắt hẳn nó không để cho bà ta sống yên. Bà chủ động thực hiện trước mưu đồ thâm độc của bà, không để rồi nó sẽ lên thế ngôi vua. Hai mẹ kế con chồng ngồi tâm sự, bà Cầm-Ca kể rõ lại chuyện xưa với U-Thến. Rằng: bà là con gái Phìa lớn Mường Cum-Phún thuộc nước Nghịu trên Mường Trời cao xa xôi. Mường cha bà cai quản là Mường xứ quỷ. Cha bà bắt ép lấy chồng hư hỏng, nghèo khó, bà không chịu nên bỏ trốn xuống trần gian. Duyên số Then Trời se hợp, bà vào làm nữ tì nhưng vua thấy bà xinh đẹp lại có tài hơn người nên được vua cưới làm thứ phi. Sau khi mẹ U-Thến bị mù, bà được vua phong lên làm hoàng hậu sống bên vua suốt từ đó đến nay. Bà CầmCa xa cha mẹ đã lâu nhưng bận việc của đất nước bên vua nên mãi vẫn không lên thăm ông bà bố mẹ đẻ được. Nay U-Thến khỏe mạnh, là vị tướng tài giỏi, bà muốn U-Thến lên Mường Cum-Phún cầm thư của bà đến thăm bố mẹ đẻ giúp bà. U-Thến xin vâng, nhận lời ngay không hề ngần ngại. Bà Cầm Ca viết thư gửi thăm cha mẹ và mọi anh chị em họ hàng toàn gia đình trên Mường Cum-Phún, kể chuyện ở nước Chăm-Pi bên vua Mông-Tam tuy đời sống sung sướng nhưng xa xôi luôn nhớ bố mẹ, vì bận công việc cai quản một đất nước bên vua nên lâu năm chưa về thăm bố mẹ được. Thằng cầm thư này lên thăm bố mẹ là con riêng của vua Mông-Tam nước Chăm-Pi , sau này lên thế ngôi vua tìm rõ ra sự việc con đã phá hoại theo cha dặn , nó sẽ giết con không tha. Khi nó lên, cha hãy giết chết ăn thịt nó đi nhé ! Đừng để nó trở về, nó sẽ hại con ! Thư dán kín, bà Cầm-Ca dặn U-Thến không được bóc, vả lại chữ của nước Nghịu chàng cũng không đọc được. Sau khi nhận lời hoàng hậu Cầm-Ca giao cho đi thăm cha mẹ đẻ của bà trên Mường Cum-Phún thuộc nước Nghịu trên trời cao, U-Thến đến chào mẹ đẻ và dặn mẹ ở nhà yên tâm tĩnh dưỡng. Bà mẹ mù ôm con khóc nhớ và dặn UThến đến đấy dù cảnh đẹp, xứ lạ cũng đừng ở lâu, hãy trở về nhanh mẹ mong. 33

Trước khi ra đi, U-Thến đến bái trình, chào vua cha. Vua thấy hoàng hậu cử con lên thăm ông bà ngoại là việc làm phải lẽ , bởi hoàng hậu luôn bận việc bên cha, đã lâu năm chưa về thăm cha mẹ đẻ được. Con lên cho cha gửi lời thăm ông bà ngoại con nhé ! Cha biết ông bà ngoại giàu có, không thiếu gì của cải châu báu nhưng gọi là chút quà cha gửi, con đem đi ít vàng và ngọc quý cha gửi đem lên biếu ông bà ngoại. Con đi vắng, công việc của con trong triều đình cha sẽ xắp xếp,con yên tâm mà đi nhưng rồi liệu trở về, đừng ở đấy chơi lâu ngày. Đường xa, khó vượt qua núi cao, con chọn bốn tướng sĩ giỏi đi theo bảo vệ con nhé ! U-Thến xin phụng mệnh, phủ phục lạy chào vua cha ra đi. Đoàn năm người sửa soạn đem theo gươm báu, cung tên, quân trang và đầy đủ thức ăn đi đường xa lâu ngày. Cơm xôi, thịt cá khô chỉ ăn được vài ngày, tiếp theo sau đó họ đem theo nhiều gạo rang, thịt cá khô và còn đem theo nhiều huyết lình bồi dưỡng sức khỏe. Họ đi vài ngày đầu qua nhiều Bản Mường có đường cái to, dần dần hết đường phải đi trong rừng, ngắm hướng theo đường lên Trời của hồn người chết mà đi. Đi mãi đến một khu rừng lớn, có một con sông chảy qua, bến sông có một chiếc thuyền neo đậu tại đó vắng người, bên kia sông có một căn nhà nhỏ dựng đẹp, trông sang trọng. U-Thến cất tiếng gọi : “ Chủ đò ơi ! Cho chúng tôi sang sông với !”. Có tiếng người thưa : “ Ơ !” từ trong căn nhà, rồi có một người đàn ông vác bơi chèo và sào chống ra bến cởi thuyền đi đón đoàn cả năm người sang sông. Đoàn của U-Thến sang sông, người lái đò dẫn vào trong nhà ngồi nghỉ uống nước, bỗng có một ông già râu dài, tóc bạc, mặc áo gấm, đi hia từ trong phòng bên cắp sách bút ra ngồi giữa bàn tiếp Đoàn quan, cả năm người đều đứng dậy vái chào lạy quan lớn ! Vị quan mời cả Đoàn ngồi xuống, ta làm việc ! Vị quan tự giới thiệu : “ Ta là quan quản biên, ở đây cai quản biên giới giữa trần gian và xứ trời. Trần gian đến bờ sông bên kia là hết biên giới. Từ đây trở đi thuộc vùng trời. Trên này có vùng hồn người chết, có xứ tiên, có vùng ngự trị của các ThenThần, vùng đất vua Ngọc hoàng thượng đế và có cả vùng xứ sở của các loài ma tà quỷ quái. Ai đến đây, muốn đi tới vùng nào ta đều phải ghi vào sổ nhập biên rồi hướng dẫn họ đi ! Vậy, đoàn năm người của các ngươi khai rõ từng người tên là gi ? Từ đâu tới đây ? Muốn đi đâu lên xứ Trời ? Có việc gì ?”. U-Thến đứng khai với quan Quản Biên nhà Trời : “ Bề con tên là U-Thến và khai tên cả bốn tướng sĩ đi theo bảo vệ. Bề con là tướng quân, hoàng tử con vua Mông-Tam hiện đang trị vì đất nước Chăm-Pi. Hoàng hậu Cầm-Ca mẹ dì là 34

con gái Phìa lớn Mường Cum-Phún thuộc nước Nghịu trên trên trời cao. Nàng Cầm-Ca đẹp duyên với vua cha của bề con được phong thứ phi, sau khi hoàng hậu mẹ con bị mù mắt, vua phong Nàng Cầm-Ca lên hoàng hậu. Đã lâu năm, hoàng hậu không có con và cũng đã lâu bà chưa được về thăm bố mẹ đẻ. Nay hoàng hậu sai bề con cầm một phong thư, kèm quà biếu của vua cha lên thăm tặng ông bà Phìa lớn trên Mường Cum-Phún. Xin quan Quản Biên lòng lành chỉ bảo giúp đường đi !”. Nghe U-Thến khai rõ sự việc như vậy, vị quan Quản Biên nhà Trời biết sự việc chẳng lành. Ngài chuyên làm điều thiện nên đã bảo rằng : “ Con lên Mường Cum-Phún là xứ ma qủy chuyên bắt hút máu rồi ăn thịt người tươi, hoàng hậu Cầm-Ca là con gái của chúa quỷ sai con lên đấy chắc có điều không lành, nhưng đã đến đây rồi thì con cứ đi làm cho tròn trách nhiệm hoàng hậu giao cho con. Con đưa lá thư hoàng hậu gửi thăm cha mẹ ta xem nào ?”. U-Thến cầm lá thư hoàng hậu gửi cho cha mẹ đưa quan Quản Biên xem. Ngài ồ lên một tiếng : “ Mưu gian hại con rồi ! nhưng người ngay không sợ kẻ gian, ta sẽ giúp con !”. Quan Quản Biên hỏi U-Thến lấy lệ, thực ra Ngài đã rõ sự việc này từ trước rồi, Ngài liền giữ U-Thến ở lại để Ngài dạy chữ của nước Nghịu và dạy bùa phép trong thời gian mười ngày, hoàng tử mới có thể lên đến vùng Mường Cum-Phún xứ quỷ xa xôi được. Ngài còn nói để U-Thến biết rõ thêm : “ CầmCa là con gái của chuá quỷ Mường Cum-Phún vì ghen tức mà cho con xuống phá phách sự an lành của vua nước Chăm-Pi con đó. Những nạn dịch tả, nạn đói kém và gây cho hoàng hậu mẹ cậu cùng một số bà bị mù mắt để chiếm đoạt lên ngôi hoàng hậu.Nay thấy hoàng tử lớn lên sẽ nối ngôi vua, Cầm-Ca mưu giết cậu đi đó. Ta bảo cho mọi cách, lên đây phải nói cậu là con đẻ của hoàng hậu Cầm-Ca họ mới qúy mến và không giết ăn thịt cậu. Đường xa, đầy nguy hiểm, không có cánh bay không thể lên đến đó được. Năm con ngựa của đoàn cậu để đây ta giữ trông nuôi cho, ta cấp cho cậu một con ngựa bay mà đi. Bốn người đi hộ vệ cậu cũng ở lại đây chờ, không có đủ năm con ngựa bay, vả lại cậu hãy tuỳ liệu đối phó, không cần đưa bảo vệ đi theo.”. Thế rồi ông viết một bức thư khác thế vào, thư cũ hủy bỏ đi. Vẫn lời lẽ Cầm-Ca gửi thư thăm bố mẹ, gia đình và nói chuyện đang là hoàng hậu ở nước Chăm-Pi đời sống sung túc nhưng xa nên luôn nhớ bố mẹ, bận việc bên vua Mông-Tam nên chưa về thăm bố mẹ được nay cử U-Thến là con riêng của chồng lên thăm và có chút quà của con rể lên biếu bố mẹ và Cầm-Ca dặn giết chết ăn thịt thằng U-Thến này đi thì quan Quản Biên sửa lại rằng : “ U-Thến là 35

con đẻ của con, cháu lên thăm ông bà ngoại, cha mẹ hãy quý mến, thương yêu và bảo vệ cháu ngoại ruột của ông bà đấy nhé !”. Viết xong, ông quan Quản Biên đưa lá thư cho U-Thến cầm đi đem đến tận tay giao cho chúa quỷ Mường Cum-Phún cha của Cầm-Ca. Ông căn dặn hướng dẫn đường đi cẩn thận. Từ nơi biên ải nhằm thẳng hướng tây mà đi, khi đến chân một dãy núi lớn nhìn thấy một con sông lớn, đó là “Nặm ta khái” (người Kinh gọi là sông Ngân Hà), nước chảy siết, sóng vỗ nổi cồn cao nguy hiểm, U-Thến phi ngựa bay vượt qua. Sang bờ bên kia đỗ xuống mời người lái đò và quan quản bến mỗi người một miếng trầu cau, đưa cho người lái đò vài hào bạc rồi hỏi đường đi tiếp. Đường xa , nếu đi bộ thì còn phải nhiều ngày đêm nữa mới tới, cưỡi ngựa bay chỉ mất một ngày . Trên đường sẽ gặp nhiều cảnh lạ, có Bản Mường đẹp như tiên cảnh, nếu gặp gái đẹp gọi với mời vào nghỉ thì nhất quyết không vào, nếu dừng chân vào đấy sẽ bị họ bắt vía phải ở với họ như chết, không thể trở về nhà được nữa, tránh họ mà bay qua đi. Đi nữa, sẽ gặp xứ sở của người mắt chột, mặt mũi xù xì, rồi người cụt một chân nom ghê tởm, lại có Bản Mường cả đàn ông, đàn bà đều đeo gông ở cổ, ăn mặc nhem nhuốc, nhà ở rách nát … đó toàn là hồn những người khi sống ở trần gian có tội lừa đảo gian dối, trộm cắp, ngoại tình, giết người cướp của, hại người dành chức quyền địa vị v.v…chết đi bị Then Trời xử tội họ đó. Bay xa mệt, đói thì nghỉ ăn cơm gói mang đi, khát thì hạ cánh xuống uống nước suối nguồn, đừng ghé vào nghỉ chân ở Bản nào. Khi thấy đoạn đường nào có nhiều ngả thì theo đoạn rộng và luôn nhớ cứ nhằm hướng tây mà bay đi mãi, phải một ngày bay khỏe mới tới. Trên Mường ThenTrời ai cũng có cánh bay nên người ta đi lại được nhanh chóng. Cuối cùng khi bay đến một dãy núi cao vút, vách đá dựng đứng không ai có thể leo đi qua nổi. Giữa quản núi lớn có một cửa thành ngoài đi vào xứ quỷ Mường Cum-Phún. Cửa thành là hai hòn núi lớn gọi là cửa “Kẹo ưởng” hai hòn núi đá như miệng con quáí vật khổng lồ, cứ há lên rồi lại ập xuống. Người qua đó dù chạy nhanh cũng chưa kịp thoát, núi đá đã lại ập xuống đè nghiến nát người. UThến đến đây nhờ ơn quan Quản Biên nhà Trời đã cấp cho ngựa bay nên vượt qua núi đi thoát khỏi. Từ đấy trở vào có đường rộng, U-Thến ung dung bay đi. Tới một vùng đất thung lũng rộng, bao quanh toàn núi đá cao, có khu dinh thự đẹp, thấy có nhiều người ở ra vào tấp nập. Đường vào dinh thự rộng, có khu thành quách, ngoài cổng thành có hai tên lính vác dáo trần đứng gác, trợn mắt nom ghê rợn. U-Thến phi ngựa bay thẳng vào đấy xuống ngựa, có một tên quỷ trông dáng người mặt mũi méo xệch dữ tợn hỏi : “ Ngươi đi đâu ? Vào đây làm gì ?”. U-Thến đáp : “ Tôi là hoàng tử U-Thến, con trai hoàng hậu Cầm-Ca từ 36

đất nước Chăm-Pi lên đây thăm ông bà ngoại là Phìa Cum-Phún”. Nghe vậy, tên quỷ gác cổng thành vâng, dạ rối rít gọi người buộc lấy ngựa, mời hoàng tử vào phòng tiếp khách ngồi. Hắn vào phòng trong trình báo, Phìa Cum-Phún biết tin vui bèn rủ cả vợ cùng ra tiếp cháu ngoại. Thấy ông bà ngoại ra, U-Thến đứng dậy chào lạy ông bà ngoại rồi dâng thư của hoàng hậu Cầm-Ca gửi thăm cha mẹ và số quà của vua cha gửi biếu ông bà ngoại. Ông Phià bóc xem thư rất vui mừng nói : “ Đã hơn hai mươi năm xa cách, ông bà luôn nhớ mẹ cháu, nay biết tin mẹ cháu vẫn bình an sống bên vua Chăm-Pi nên bận việc nước là phải.Mẹ cháu chưa lên thăm ông bà đã cử cháu lên cũng như ông bà đã được gặp mẹ cháu”. Bà bảo : “ Cháu đi xa lâu ngày mệt nhọc, ăn uống thất thường, đã cất công lên thăm ông bà, cháu ở đây chơi lâu ngày với ông bà đấy nhé ! Nom cháu U-Thến khỏe mạnh, dáng võ tướng, ông bà mừng lắm !”. Ông Phìa Cum-Phún hỏi cháu: “ Nàng Cầm-Ca mẹ cháu ở dưới ấy vẫn sinh sống luôn được mạnh khỏe đấy chứ ? Bố con cũng vẫn được bình an cai quản dân lành đất nước Chăm-Pi mạnh giàu đấy chứ ?Làm vua cần có các quan chức trong triều đình trung thành và mạnh giúp làm việc dựng nước mới mạnh, vậy các quan trong triều vua cha của cháu đều mạnh cả đấy chứ ? Cháu quý của ông bà ơi !”. U-Thến xin phép trình thưa cùng ông bà ngoại : “ Cháu xin thưa cùng ngoại, ở đất nước Chăm-Pi cha cháu trị vì, dân đều sinh sống được bình an. Cha mẹ cháu, vua và hoàng hậu đều được an lành. Các quan văn, võ trong triều đình đều gắng sức làm việc tận tâm và trung thành với nhà vua. Đó là bố mẹ cháu đã được hưởng nhờ hồng phúc của ông bà ngoại đấy ạ !”. Bọn gái hầu đến túc trực, bà sai múc nước lên, mép chậu gấp sẵn chiếc khăn mặt mới, mời cậu rửa mặt, rửa tay. Mâm cơm rượu thịnh soạn được dọn lên,có quan hầu giót rượu mời hoàng tử. U-Thến nâng chén rượu chúc mừng ông bà ngoại vạn an, thọ bền trên trăm tuổi để mẹ con cậu được nhờ hồng phúc của ông bà ngoại. Cậu nâng hai chén rượu thờ ở góc mâm cơm mời trình báo tổ tiên ông bà ngoại chứng giám, phù hộ chuyến lên thăm ông bà ngoại luôn gặp mọi sự tốt lành. Cơm rượu xong, bà sai kẻ hầu xếp phòng nghỉ, mời hoàng tử nằm riêng một phòng trang trí màn che lộng lẫy, chăn đệm mới sạch. Phòng của hoàng tử nằm giữa, hai bên có hai phòng của hai quan cận vệ túc trực hầu hoàng tử sai bảo. Sáng hôm sau, ông Phià Mường Cum-Phún gọi một số quan chức giúp việc đến báo tin có cháu ngoại là hoàng tử U-Thến con trai hoàng hậu Cầm-Ca 37

lên thăm . Ta tổ chức lễ cầu vía lành mừng cháu và bảo vệ cậu cẩn thận., cấm ngặt không được ai bắt ăn thịt đấy nhé ! Đứa nào hỗn xược với cậu, ta sẽ giết chết không tha thứ ! Lễ cúng vía được tổ chức thịnh soạn, các quan chức làm việc dưới quyền Phìa đều đến dự, có lẫn cả nữ giới thân thích nhà Phìa nhưng ở đây dúng là xứ quỷ, người nào người ấy nom mặt mũi dữ tợn khác thường. Tiệc họ bầy ra toàn thức ăn sống, tiết súc vật sống, thịt băm sống trộn muối ớt, gia vị gọi là món “lạp đíp”. Vùng này xứ quỷ, họ quen ăn sống, uống máu người nên toàn ăn sống nuốt tươi. U-Thến đành phải gắng ăn với họ như mình đã quen, không dám chê bai gì họ. U-Thến cùng ăn ngon lành, chúc rượu họ vui vẻ. Sau khi dự tiệc chung với các quan chức và dân trong Mường Cum-Phún xong, đích thân ông Phìa lại thắp hương nến trước bàn thờ trình tổ tiên có UThến cháu ngoại là con đẻ của Cầm-Ca từ đất nước Chăm-Pi dưới trần gian lên thăm, xin hãy phù hộ cho cháu mọi sự tốt lành. Lên thăm, sống bên ông bà ngoại trên xứ trời Mường Cum-Phún xa lạ, được ông bà ngoại tiếp đãi thân tình nên U-Thến cũng thấy vui . * U-Thến ở thăm ông bà ngoại trong khu dinh thự lớn trên xứ Mường Cum-Phún, nhà ở và cảnh đẹp ở đây khác hẳn dưới trần gian. Một buổi sáng sau khi ăn lót dạ xong, U-Thến dạo chơi trong dinh thự. Bỗng thấy trong phòng nữ trang hoàng lộng lẫy, sang trọng, có một người con gái đang ở đấy, đó là Nàng Cầm-In. Cầm-In biết tin trong gia đình ông bà Phìa Cum-Phún xứ quỷ vừa có một cậu Tạo tên gọi U-Thến, là hoàng tử con vua nước Chăm-Pi dưới trần gian lên đây thăm ông bà ngoại. Cầm-In là con gái nuôi, không có trách nhiệm nên không được ra tiếp đón hoàng tử, nay bỗng gặp mặt. U-Thến nom thấy cô gái này xinh đẹp lạ thường, ở đất nước Chăm-Pi chưa thấy có ai đẹp bằng nàng, mà làm sao lại ở đây là con của chúa quỷ không có gì giống quỷ chút nào ? Hay nàng là một nàng tiên chăng ? U-Thến đi tới gần phòng của cô gái, cô ra chào, mời hoàng tử vào phòng khách, nàng giót nước mời ngồi tiếp chuyện. U-Thến hỏi Nàng sống ở đây là người thế nào trong gia đình Phìa CumPhún ? Nàng liền thưa chuyện cùng hoàng tử : “ Em tên là Cầm-In con gái độc nhất của ông bà Phìa Mường Xa-In tên gọi Phạ-Lắng người dưới trần gian. Một hôm em đi cùng mấy cô gái hầu tra suối chơi múc nước,rửa ráy, tắm mát. Em đang kỳ cọ rửa chân bỗng Phìa quỷ trên trời cao nom thấy, liền biến thành một 38

con diều hâu to sà xuống bắt quặp đem em lên Mường Cum-Phún xứ quỷ trên trời cao nơi đây. Quỷ thường bắt người hút hết máu rồi ăn thịt tươi. Nhưng may thay ông bà quỷ bảo rằng em là con gái xinh đẹp đáng thương không nỡ giết ăn thịt nên giữ lại làm con nuôi, đổi tên gọi nàng Ca-Lê, cho cùng sống bên chị Cầm-Ca con gái đẻ của Phìa quỷ. Tháng, năm qua đi, em sống ở đây lớn dần, thời gian đã trải sáu năm qua. Từ những ngày đầu bị bắt lên đây em chỉ khóc nhớ cha mẹ., xin chúa quỷ tha cho được trở về trần gian nhưng Phìa quỷ không tha. Được chị Cầm-Ca an ủi, dỗ dành chịu khó ăn để sống may ra có dịp được trở về với cha mẹ đẻ. Nếu nhịn mãi sẽ đói mà chết thiệt thân.Nghe lời chị CầmCa, sống bên chị ấy em quen dần. Nhưng nỗi nhớ mong được trở về với cha mẹ đẻ thì không bao giờ nguôi. May mắn mà em chưa bị chết ! Em không còn tìm kiếm cách nào để được trở về trần gian nữa, thưa hoàng tử ! Em lo nghĩ nhiều, lòng dạ em như bị đứt ra từng khúc ruột. Em buồn cho số phận của em sao lại khổ sở thế này ? Em đã nhiều lần kêu khấn lên Then Trời soi xét giúp cho em thoát khỏi xứ quỷ này, được trở về Mường Trần gian với mẹ cha ! Dịp này, may mắn gặp hoàng tử từ dưới Trần lên đây em hân hoan được cởi mở tấm lòng mình !”. U-Thến nghe Cầm-In kể lại chuyện mà động lòng thương.Chàng thương Nàng hoàn cảnh éo le, bị Phìa quỷ bắt lên đây làm con nuôi tuy đời sống không khổ nhưng tâm hồn rất đau đớn, xa cha mẹ quê hương đất nước, lên xứ quỷ trên Mường Trời cao thì cũng chẳng khác gì như đã chết ! Nhìn thấy Cầm-In có sắc đẹp lộng lẫy, từ khuôn mặt, khổ người tầm thước dong dỏng cao, thắt đáy lưng ong, chân tay mềm mại, nước da trắng hồng, một cô gái đẹp trên trần gian thật chưa thấy có ai đẹp bằng nàng. Qua tiếp súc nói chuyện, U-Thến thấy nàng thùy mị, nói năng dịu dàng, biết giao dịch có phép tắc dễ thương, chàng mong ước làm sao có thể lấy được nàng làm bạn đời thì quả là hạnh phúc ! Chàng suy nghĩ bây giờ hãy tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn nữa về Nàng xem sao ? U-Thến tâm sự với Cầm-In nhưng vẫn còn phải giữ kín không dám hé thật mình chỉ là con chồng của hoàng hậu Cầm-Ca, lên đây thăm ông bà ngoại là Phìa xứ quỷ Mường Cum-Phún. U-Thến nói : “ Anh lên đây thăm ông bà ngoại, mẹ anh là hoàng hậu Cầm-Ca, tuy con gái Phìa quỷ nhưng mẹ anh nay đã thành người trần, quen cách sống, thạo phong tục tập quán, lễ nghi, thạo luật lệ triều đình và là người có tài đức cao, anh không thấy mẹ anh là ma quỷ ở chỗ nào ?

39

Nhân chuyến lên thăm ông bà ngoại, tình cờ gặp Cầm-In ở nơi đây anh rất thương tâm và tuy chưa sống lâu ngày bên nhau nhưng anh đã muốn dành tình yêu thương của anh cho em, không biết em nghĩ thế nào.Anh lên đây thăm ông bà ngoại, không thể ở đây mãi, anh sẽ trở về Mường Trần gian đất nước Chăm-Pi trong ngày gần đây. Em nghĩ thế nào về tình cảm đối với anh và có thể trốn về trần gian với cha mẹ cùng anh chuyến này được không ?”. Nghe U-Thến tỏ tình thương mến và hỏi ý có muốn trốn khỏi dinh thự chúa quỷ nơi Cum-Phún trên Mường Trời này trở về với cha mẹ dưới Mường Trần gian cùng chàng hay không thì trúng trái tim Nàng đang mong ước suốt ba năm trời đằng đẵng đã qua. Nàng cảm động quá, tự nhiên nước mắt dòng dòng chảy trào xuống má lúc nào Nàng cũng chẳng biết. Bình tĩnh trở lại Nàng đáp lời và thổ lộ tâm tư cùng U-Thến rằng : “ Anh lên đây đã biết hoàn cảnh của em bị chúa quỷ bắt lên nhưng không nỡ giết hút máu ăn thịt mà giữ lại làm con gái nuôi. Ngày đêm em than khóc đã nhiều, kêu khấn cầu Then Trời soi xét cho em được trở về trần gian nơi Mường Xa-In với bố mẹ em nhưng đều chưa đạt ý nguyện. Nay gặp anh thương đến và ngỏ ý hỏi em có muốn cùng anh trốn khỏi xứ quỷ Cum-Phún này trở về Mường Trần với anh hay không ? Sự việc đột ngột này em xin chàng hãy thực lòng đừng nói dối em. Tuy anh là hoàng tử con vua nước Chăm-Pi dưới Mường Trần nhưng anh lại là cháu ngoại của Phìa chúa quỷ Mường Cum-Phún, nếu anh nói dối lừa em vào bẫy rồi anh nói ra với ông bà ngoại anh thì em sẽ bị chúng giết chết, không bao giờ còn được về nhìn thấy bố mẹ mình nữa. Còn tình cảm của anh nếu được anh dành trao cho em thì thật phúc đức do Then Trời se duyên hợp phận. Em sẽ suốt đời chịu ơn anh nhưng một lần nữa xin anh hãy thực lòng đừng thửt thách dò xét tâm tư, ý nguyện duy nhất của em đấy nhé !”. U-Thến đáp lời Cầm-In rằng : “Anh lên đây thăm ông bà ngoại, tình cờ gặp và được biết rõ hoàn cảnh đau lòng của em, anh thương em thực sự, anh đã nói với em lời chân thực từ đáy lòng mình, đường đường là một hoàng tử, anh không lừa dối dò xét thử lòng để hại em sẽ mang tội ác. Anh ngỏ ý muốn trao trình yêu với em cũng là thực lòng. Anh muốn đưa em trốn thoát khỏi xứ quỷ nơi Mường Cum-Phún này, trở về Mường Trần gian, chúng ta mới có thể có điều kiện cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình”. Cầm-In yên tâm tin tưởng ở U-Thến và cũng tin tưởng ở tình yêu của mình, Nàng cầu khấn Then Trời chứng giám, xin hứa sẽ trung thành với mối tình đầu này của Nàng. Hai người cùng chung sống trong một gia đình với nhau

40

ở nơi dinh thự của chúa quỷ Mường Cum-Phún nên có thời gian được gặp gỡ trao đổi tâm tư, tình cảm với nhau ở nhiều dịp khác nữa. Một hôm, vừa sáng còn tờ mờ, từng đám mây lập lờ lượn bay qua trên bầu trời, nơi Mường lỵ Cum-Phún rầm rập có tiếng nhiều người bước chân, họ rủ nhau ơi ới cùng đi đâu đó. Hóa ra hôm ấy theo quy định là ngày bọn quỷ rủ nhau đi tìm kiếm hút máu người hoặc gặp súc vật trong rừng thì săn bắt hút máu ăn thịt tươi. Lũ quỷ đi rầm rập, gọi nhau ói ới đó là đoàn quân quỷ nơi Mường lỵ Cum-Phún tập họp nhau ngoài đường chờ Phìa chúa của chúng. Ông bà Phià quỷ gọi U-Thến và con gái nuôi là Ca Lê (Cầm-In đổi tên) đến căn dặn : “ Con gái và cháu ngoại của ta hãy ở nhà trông nom của cải trong gia đình đấy nhé ! Ông bà sẽ đi vắng ba ngày mới trở về. Con và cháu chỉ chơi ở nhà trong dinh thự, chúng mày không được rủ nhau vào chơi trong vườn có các cây hoa cảnh và nơi hồ lớn thả cá quý của ông đấy nhé ! Khu ngoài cổng thành thì vẫn có lính canh gác. Ông đã dặn kỹ, nếu hai người không nghe lời ông, cứ làm liều bậy bạ sẽ bị ông xử tội giết chết, nhớ đấy nhé !”. Dặn con gái nuôi và cháu ngoại ở trông nhà, thế rồi cả hai ông bà cùng ra đi xa vắng. Nàng Ca-Lê và Tạo U-Thến ở nhà trong một khu dinh thự rộng thênh thang. Nơi Mường lỵ Cum-Phún trở nên vắng vẻ, không đông người qua lại nhộn nhịp bởi họ đều vắng, đưa nhau đi xa tìm kiếm ăn theo định kỳ. Ông bà Phìa Cum-Phún cũng đi vắng nên khu dinh thự cũng vắng vẻ, không ai lui tới làm việc hay thăm hỏi gì. U-Thến và Ca-Lê ở nhà cũng thấy buồn nhưng có dịp được gần gũi bên nhau trao đổi tâm tình nhiều hơn nữa. Hai người tâm sự vô cùng hợp ý, đồng tâm càng thêm gắn chặt tình yêu của họ với nhau. Suy cho kỹ Cầm-In nói với U-Thến rằng : “Tình ta nếu tính về lâu về dài, anh là một hoàng tử con vua nước Chăm-Pi xinh đẹp và mạnh giàu, em tuy là con gái của một vị Phìa chúa đất Mường Xa-In không phải là công chúa, em lại kém tài, rồi sau đây không lâu, anh sẽ được thế quyền cha lên làm vua trị vì một đất nước, e rằng em không xứng làm hoàng hậu. Và biết đâu rồi anh yêu người khác hay vua cha cưới cho anh nàng công chúa nào đó về làm vợ anh thì sao ? Mặc dù hoàn cảnh rồi đây thế nào em cũng mong anh đừng khinh rẻ, cắt đứt tình cảm với em, mong anh luôn giúp đỡ, bảo ban cho em nên người. Em lại chỉ lo đến chuyện ngay bây giờ, anh đừng bỏ mặc một mình em cứ ở lại đây nơi xứ quỷ mà phi ngựa bay về trần gian một mình đấy nhé ! Khi anh đưa em trở về được đến Mường Trần gian, nếu em không xứng làm vợ sống bên anh, em sẽ nguyện nương nhờ hồng phúc được ở trong cung điện cùng đàn gái hầu mỹ nữ của anh để mong luôn được sống gần gũi nhìn thấy anh. Dù không được làm vợ 41

anh, em quyết không bao giờ lấy ai, tình yêu của em thề sẽ giữ trung thành mối tình đầu duy nhất của em đối với anh để cuộc đời em được thanh thản. Khi anh đưa em về Mường Trần gian, em sẽ trở về nơi quê Mường Xa-In được gặp lại bố mẹ em, người đã từng bị đau đớn ngày đêm khóc thương nhớ em, không biết diều hâu quỷ bắt em đi đến nay còn sống hay đã chết ? Khi em được trở về với bố mẹ em, cha em là chúa thượng Phìa Luông của Mường Xa-In, gia đình dư của ăn của để, cũng có đủ kẻ hầu người hạ và các quan chức cấp dưới quyền nhưng dù có cuộc sống sung sướng đến đâu, dù cha mẹ em muốn gả em cho một cậu Tạo công tử nào đó bất kỳ thì em cũng sẽ từ chối và nói rõ để bố mẹ em được biết em đã hứa và thề nguyện suốt đời trung thành với tình yêu của em với anh. Nếu anh chê không lấy em thì em còn có trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa anh đã đưa em trốn khỏi xứ quỷ Cum-Phún từ trên Mường Trời xa xôi được trở về trần gian gặp lại bố mẹ đẻ của em, em mang nặng công ơn ấy, không thể trả ơn anh bằng bạc vàng, em nguyện trả nghĩa suốt cuộc đời em vì anh. Hay tình thế rơi vào một hoàn cảnh mà em không được vào sống nơi hoàng cung của anh, em vẫn ở với bố mẹ em tại xứ Mường Xa-In thì em sẽ cưỡi voi đem gái hầu đến quét dọn rửa cổng thành nhà vua U-Thến đó anh nhé ! Và Mường Xa-In của cha mẹ em, là một xứ hầu của đất nước Chăm-Pi, mong được nhà vua thương tình. Dù em nói chuyện tâm tình và hứa hẹn với anh đã kỹ, thời gian chúng ta ở trên Mường Cum-Phún xứ quỷ này không còn lâu nữa, cuối cùng em chỉ nhắc anh, ngày giờ nào anh cưỡi ngựa bay đi xuống Mường Trần nhớ hãy đưa em đi theo, anh nhé !”. Sau khi Nàng Cầm-In trao đổi tâm tình của mình mọi nhẽ với U-Thến, chàng đáp lại em rằng : “ Khi hai ta đã trở về đến Mường Trần gian, anh sống với cha anh là vua nước Chăm-Pi và hoàng hậu Cầm-Ca trong cung đình triều chính, không bao giờ anh lại để em làm gái hầu sống cùng với bọn mỹ nữ. Anh yêu thương em thực lòng, em là mối tình đầu duy nhất của anh, khi trở về dù vua cha anh muốn cưới công chúa nước nào tài cán, đẹp hơn tiên thì anh cũng sẽ tâu xin vua cha cho phép anh cưới Nàng Cầm-In con gái chúa xứ Mường Xa-In mà thôi ! Anh sẽ kể rõ ngọn nguồn anh găp và yêu em, hứa hôn với nhau từ ở trên xứ quỷ Mường Cum-Phún không thể bội ước. Anh sẽ tâu lên vua cha anh, không nhất thiết hoàng tử phải lấy công chúa mới xứng đôi, Nàng Cầm-In là người đẹp nhất, thương yêu nhất của cuộc đời anh, vả lại em cũng là dòng dõi

42

quý tộc, con gái chúa xứ Mường Xa-In cao sang, quả xứng đẹp đôi. Chắc chắn vua cha sẽ nghe lời anh, em hãy yên tâm, em nhé ! Anh ước mong sau khi chúng ta trở về Mường Trần gian, anh sẽ cưới em về làm Nàng vợ hoàng tử, sau này anh lên ngôi thế quyền cha thì anh sẽ là vua và nghiễm nhiên em sẽ là hoàng hậu của đất nước Chăm-Pi. Anh cũng lại nói nếu một khi tình thế rơi vào hoàn cảnh éo le ví như bố mẹ em không gả em cho anh chẳng hạn thì anh cũng xin làm rể hầu nhà em để khắp bàn dân thiên hạ đều biết cho mối tình yêu của đôi ta. Dù cha mẹ không gả em cho anh, anh cũng xin đến ở hầu để được gần nom thấy em hàng ngày. Anh trọng mối tình yêu của đôi ta hơn ngôi vua của anh đó , em ơi ! Và nếu khi trường hợp khác sẩy ra, cha mẹ em không gả em cho anh, ắt hẳn đã nhận lời với nơi khác. Một khi đã nhận lời sẽ gả chồng cho em là người khác, dù bất kỳ ở nơi đâu, chắc chắn em sẽ là Nàng bà, thì khi ấy anh sẽ xin đến ở làm kẻ hầu hạ trong nha phủ để ngày ngày được nom thấy em !”. Sau khi nghe U-Thến nói hết mọi nhẽ với Cầm-In, tỏ rõ hai người đều thương yêu nhau thực sự, khi trở về Mường Trần gian họ quyết tâm xây dựng hạnh phúc gia đình, họ càng tin tưởng ở mối tình yêu đầu tiên duy nhất của họ. Nghĩ đến việc làm sao trốn thoát khỏi nơi xứ quỷ Mường Cum-Phún này còn thấy chưa thông thoát. Có khi U-Thến thoát vì chàng có ngựa bay riêng, Nàng Cầm-In không thoát phải ở lại tiếp tục sống kiếp làm con gái nuôi của chúa quỷ Mường Cum-Phún thì sao ? Nàng lại nói với U-Thến rằng : “ Anh ơi ! em vẫn còn lo lắm, nếu trường hợp anh bay đi thoát trở về Mường Trần gian một mình, bỏ em lại ở đây thì em sẽ tự vẫn để tỏ lòng trung mối tình yêu đối với anh và đoạn tuyệt cuộc sống nơi xứ quỷ Cum-Phún này !”. U-Thến lại trả lời Nàng Cầm-In rằng : “ Em đừng lo quá nhiều như vậy, anh sẽ liệu mọi cách đưa em trốn khỏi nơi xứ quỷ trở về Mường Trần gian, em sẽ được gặp lại bố mẹ, nếu không đưa được em cùng đi anh sẽ không trở về một mình. Em yên tâm, hãy tin ở anh nhé !”. * Vợ chồng chúa quỷ đi vắng trong ba ngày, dặn U-Thến và Cầm-In ở nhà, trông nhà, chơi trong dinh thự, cấm ngặt không đứa nào được vào chơi trong nơi vườn hoa và khu hồ lớn, vậy hai chỗ này có bí mật gì quan trọng ? U-Thến hỏi nhưng Cầm-In tuy ở với chúa quỷ đã ba năm qua nhưng tuyệt đối chưa được vào hai nơi này bao giờ. Hai người liền rủ nhau vào chơi hai chỗ ấy xem sao ? U-Thến giắt tay Nàng Cầm-In đi vào vườn hoa thấy có một số cây cao đang mọc những cành lá xanh non mơn mởn, họ qua đi vào phiá trong. Thấy có 43

một dãy hàng cây hoa lạ rất đẹp, cánh hoa trắng toàn là bạc thật như đồng tiền hào xếp thành, lại có cây hoa nhú nụ vàng óng, nụ đều bằng vàng thật. Có hai cây hoa đã nở thành bông chụm lại gần bên nhau cũng óng ánh bằng vàng thật hình hai nàng tiên rất đẹp. U-Thến nói với Nàng Cầm-In rằng : “ Em yêu quý ơi ! trong cuộc đời anh, bây giờ lên đây mới được nhìn thấy cảnh lạ, quý giá, đẹp mắt này. Ta xem, nên thế nào em nhắc anh, kẻo lỡ ra mang tội vào thân mình thì kế hoạch chúng mình định đưa nhau trở về Mường Trần gian sẽ hỏng hết !”. Nàng Cầm-In dặn U-Thến : “Chúng mình đi xem biết vậy thôi, đừng ai ngắt lấy thứ gì trong vườn hoa quý, bí mật này của chúa quỷ đấy nhé !” Hai người lại dẫn nhau tiếp tục đi xem các thứ cây lạ trong vườn hoa. Đi nữa, thấy có vườn cây nê đang nở hoa rất đẹp, hoa thật, không phải vàng bạc nhưng tỏa ngát hương thơm ngào ngạt. Những cây nê này lại tỏa cành lá long lanh, lá xanh xen lẫn lá lờ lờ màu ngọc bích. Hương thơm từ hoa bay ngào ngạt khắp vùng. Đi nữa,thấy có dãy hàng cây vông rất lạ, thông thường hoa vông màu đỏ nhưng vông ở đây lại có cả đỏ lẫn vàng. Những cây sổ thông thường nở hoa màu trắng nhưng sổ ở đây lại có hoa trắng kèm lẫn hoa màu hồng đào đẹp, lạ mắt. Những cây sở nở hoa trắng pha lẫn tím tía, quanh năm hoa tỏa hương thơm dịu mát, không lúc nào rụng và không kết thành quả. Lại có những cây lan cành tỏa xuống thấp vòng quanh xum xuê đẹp mắt. Tại đấy cũng có những cây đa lá xanh bình thường. Có những cây mọc lá là lá bông dệt vải nhưng nở hoa lại là hoa sen, hai người không biết gọi tên những cây lạ ấy là gì ? Đặc biệt loài cây này nở nhiều thứ hoa khác lạ nhiều tầng. Tầng trên phía ngọn nở hoa vàng thật và ở tầng dưới phía gần gốc nở ra hoa ngọc thạch thật. Loại hoa ngọc thạch này U-Thến và Nàng Cầm-In đã từng thấy người dân xứ quỷ Mường Cum-Phún dùng làm hoa trang điểm gài mái tóc của nữ giới. Đi xem vườn hoa bí mật nơi xứ quỷ, hai người mới thấy rõ tại đấy họ quá giàu có là phải. Hai người đi tiếp vào bên phía trong, qua khu vườn hoa thấy có một khu hồ nước rộng mênh mông, đến đứng ở bờ bên này nhìn không thấy rõ bờ bên kia. Xung quanh hồ có những dặng cây cao to tỏa bóng mát, trên ngọn các cành cây nào cũng nở ra thứ hoa đẹp khác lạ. Đặc biệt, loài cây này biết nói, phát ra một thứ tiếng riêng của chúng với nhau, hai người không biết loài cây này nói gì ? Khi hai người đến đấy chỉ biết loài cây đã phát ra tiếng cười có ý chào hỏi ? Thấy vậy U-Thến hoảng sợ bạt vía, nghĩ lại lời quan Quản Biên dặn : “ Lên Mường Cum-Phún xứ quỷ có nhiều điều lạ hiểm nguy cần phải phòng thân cẩn thận” quả không sai. U-Thến bình tĩnh lại, dù Nàng Cầm-In ở trên xứ qủy đã 44

sáu năm, nơi vườn hoa và khu hồ nước mênh mông bí mật của chúa quỷ vẫn chưa được đến bao giờ nhưng đã từng được nghe nói, Nàng khuyên U-Thến hãy tĩnh tâm đi xem để biết được ngọn nguồn những bí mật nơi xứ quỷ. Hai người lại tiếp tục đi xem, thấy nước trong veo, bên bờ có một loài cây khác nữa, các cành đều trĩu quả trông giống nên gọi là nê đào, quanh năm quả không rụng. Nàng thường thấy họ cắt cử nhau luân phiên đến chăm nom, vun tưới cho cây lên tốt quanh năm. Vườn nê có quả quanh năm ấy là thứ quả quý, ai ăn vào sẽ khỏe mạnh sống mãi không chết bao giờ, họ bảo vệ cây quả ấy nghiêm nghặt lắm. Hồ nước lớn nuôi thả cá vía của giống quỷ họ càng gìn giữ kỹ lưỡng. Hai người vào đường từ khu vườn các cây hoa sang, đi đàng khác không ai có thể vào được, quanh hồ có hàng rào gai dày đặc. Ở giữa khu vườn hoa và khu hồ vía có một cây cột đồng to lớn, xum xuê, đó là cây trụ xứ sở Mường Cum-Phún của họ. Cây cột đồng tỏa tua xung quanh, lớp tua màu vàng, màu đỏ phía trên là vía hồn của chúa Mường, lớp tua dày đặc bình thường mọc từng trùm bao quanh cây cột ở bên dưới là vía hồn của dân chúng xứ sở Mường Cum-Phún. Hai người ngắm mãi cây cột đồng đứng suy nghĩ. Bỗng U-Thến nói với Nàng CầmIn : “ Lên đây, nay anh đã biết rõ bọn quỷ ác nơi xứ Mường Cum-Phún này chúng chuyên đi giết hại hút hết máu rồi ăn thịt người thật tàn ác, anh muốn tiêu diệt chúng nó nhưng làm bằng cách nào em ơi !”. Đó là điều U-Thến nói ra được với Nàng Cầm-In, nhưng Tạo còn phải trả thù cho mẹ chàng. Trước kia mẹ Tạo là một hoàng hậu, bị tên chúa quỷ Mường Cum-Phún này ghen tức đã đưa con gái là Cầm-Ca xuống, lọt vào cung vua Chăm-Pi được làm thứ phi vẫn chưa hài lòng. Con quỷ cái này đã làm cho mẹ Tạo và một số bà khác bị mù mắt, rồi nó dựng lên là có tội, nó tâu lên vua đưa mẹ Tạo và các bà mù đầy đi vào nơi rừng sâu núi thẳm hang đá Cốc-Hoa sinh ra Tạo ở đó. Suốt mười ba năm trời mẹ con Tạo sống cực khổ vô cùng. Thù nhà này U-Thến quyết phải tiêu diệt bằng được lũ quỷ xứ Mường Cum-Phún. Nàng Cầm-In nói tiếp với U-Thến : “ Em ở đây đã ba năm, biết bọn quỷ tàn ác, chúng có buà phép mạnh nên người khác khó diệt được chúng. Ai muốn diệt được chúng phải có bùa phép mạnh hơn chúng mới thắng nổi chúng. Nay hoàng tử muốn diệt bọn quỷ ác bảo vệ tính mạng cho người ta có cuộc sống an lành là làm điều thiện em nhất trí nhưng em khuyên anh hết sức thận trọng, đánh trúng chỗ hiểm yếu mới có thể tiêu diệt được chúng. Nhưng em còn lo sợ một khi đã ra tay mà không thành công thì sẽ bị chúng giết mình !”. U-Thến nói tiếp : “ Đã có ý định, anh quyết tâm thực hiện có kế hoạch chu đáo, nàng khuyên anh thận trọng, đúng đấy ! Diệt quỷ dữ không dễ, cần có 45

bùa phép cao tay hơn chúng, anh có bùa phép nhưng chưa trọi nhau chưa biết ai hơn ai. Em biết rõ về lũ quỷ hơn anh, hãy giúp anh đánh cho trúng yếu điểm của bầy chúng. Về phần anh cũng đã suy tính kỹ, diệt quỷ nếu không thắng sẽ bị chúng diệt lại, đó là lẽ thường, đã ra tay anh không lo ngại nhưng cũng xác định nếu chẳng may bị thua thì anh cũng sẵn sàng nhận cái chết không hề quản ngại !”. Nàng Cầm-In nói rằng : “ Nguồn gốc sinh ra và giữ linh hồn, cuộc sống của bọn quỷ ở xứ Mường Cum-Phún là cây cột trụ đồng. Anh muốn tiêu diệt không thể đánh, chém giết chúng chết hết được, chỉ có cách suy tính làm sao đánh đổ được cây cột đồng, trụ linh hồn của chúng đổ không còn linh hồn, ắt hẳn chúng sẽ bị tiêu diệt”. U-Thến liền rút gươm thần đeo ở người mình ra chém mạnh một nhát vào gốc cây cột trụ đồng, nghe đến trát một tiếng, bật ra, gươm thần của Tạo bi lưỡi quằn mẻ mất một miếng, cây cột vẫn nguyên không thấy có vết bị xứt xát gì nhưng có tiếng kêu la phát ra một thứ tiếng nói khác lạ. U-Thến thấy hoảng sợ, nhưng một lát sau bình tĩnh trở lại , Tạo vẫn quyết tâm sẽ đánh đổ bằng được cây cột trụ đồng này, để Tạo suy nghĩ, xem xét bằng cách khác nữa đã. Tạo phải tiêu diệt bằng được bọn quỷ này rồi đưa Nàng Cầm-In quay trở về Mường Trần gian mới thỏa lòng. U-Thến nói với Nàng Cầm-In : “ Hai chúng mình còn ở lại đây ít ngày nữa, hôm nay là ngày thứ ba, chúa quỷ hẹn trở về rồi đó, chưa biết chúng về sớm muộn vào giờ nào, chúng ta mau phải trở về dinh thự đi Nàng !”. U-Thến và Nàng Cầm-In vừa ra khỏi khu vườn hoa bí mật thì thình lình đoàn quân của chúa quỷ đi kiếm hút ăn máu người đã trở về. Vợ chồng chúa quỷ Phìa Mường Cum-Phún bắt gặp quả tang U-Thến và Nàng Cầm-In đang từ trong vườn hoa đi ra, liền trợn mắt mắng hai đứa một thôi một hồi, chủ yếu mắng thằng đầu têu, riêng con gái nuôi của ta ở đây đã ba năm nó luôn ngoan nghe lời ta dạy bảo. Chúa quỷ mắng U-Thến rằng : “ Ngoại đi vắng, đã dặn cháu cùng con gái nuôi của ngoại ở nhà trông nhà, đã cấm không được vào trong khu vườn hoa và nơi hồ nước bí mật, tại sao mày dám cả gan tự tiện đi vào nơi ta cấm ? Mày muốn chết à ? Ngoại thương mày là con trai của mẹ Cầm-Ca, là cháu ngoại duy nhất của ta nên ta yêu quý nhưng lên đây mày quá quắt không nghe lời ngoại thì ngoại sẽ quyết xử tội giết hút máu ăn thịt không tha thứ cho mày đâu đấy !”. U-Thến quỳ xuống lạy ông bà ngoại và nói : “ Cháu lạy ông bà ngoại ! Trước hôm cháu ra đi lên đây thăm ngoại, có nghe mẹ cháu khoe ông bà ngoại 46

giàu, vàng bạc nhiều vô kể, không bao giờ hết, vàng bạc ở cây cứ tuồn tuồn mọc ra. Lên đây thấy ông bà có vườn quý, nhân lúc ông bà đi vắng, mạn phép ông bà, cháu rủ em Ca-Lê (Cầm-In) vào xem để được tận mắt trông thấy sự giàu có nơi Mường Cum-Phún của ông bà để sau này trở về cháu khoe với bố mẹ cháu mừng cho ông bà. Cháu không dám động chạm gì đến cây hoa nào. Xin ông bà tha lỗi cho cháu !”. Phìa quỷ Mường Cum-Phún trả lời U-Thến : “ Lên đây thăm ông bà, cháu đừng lợi dụng quá trớn sự yêu thương của ông bà đối với cháu. Ông bà bảo gì cháu phải nghe lời ông bà, không được tùy tiện. Lần này do tính tò mò và cháu là cháu ngoại duy nhất của ông bà nên ông bà tha lỗi cho cháu. Lần sau không được sai phạm vào điều cấm nào của ông bà nữa đấy nhé !”. U-Thến cúi lạy “ Cháu xin vâng lời ông bà”, sau đó tiếp tục ở lại chơi trong dinh thự của ông bà ngoại, được sống bên Nàng Ca-Lê (Cầm-In) nên Tạo rất vui. Tuy bề ngoài như vậy nhưng trong thâm tâm Tạo vẫn quyết một lòng lo tiêu diệt loài quỷ quái độc ác này. Vài hôm sau, ông bà ngoại lại đi xa vắng, mỗi lần đi đều có một đoàn quân quỷ di theo, họ vào rừng sâu tìm săn bắt ăn thịt sống thú rừng . Họ có phép nên biến thành đàn diều hâu bay xuống trần gian lùng bắt hút hết máu rồi ăn sống thịt người. Khi được ăn no đủ rồi chúng lại bay trở về trời. Vợ chồng Phìa chúa quỷ Mường Cum-Phún lại dặn U-Thến và Ca- Lê (Cầm-In ) ở nhà trông nhà, đừng nghịch ngợm gì đến của cải của ông bà. Xứ quỷ CumPhún lại vắng lặng, Tạo bàn với Nàng tính chuyện đến lúc phải đưa nhau trở xuống MườngTrần gian, không nấn ná ở đây nữa, hai người đều nhất trí. Nàng Cầm-In chỉ còn thấy có một cách nữa mách U-Thến lấy cắp thanh kiếm thần của Phìa chúa quỷ đang cất dấu trong phòng ngủ của hắn. Nàng Cầm-In dẫn U-Thến vào lùng sục lấy được thanh kiếm thần của chúa quỷ, Tạo rất mừng. U-Thến dẫn Nàng Cầm-In ra tàu ngựa thắng chắc yên vào lưng ngựa bay, hai người bay đến đỗ xuống chỗ cây cột trụ đồng thần hồn của loài quỷ xứ Mường Cum-Phún, Tạo dơ kiếm thần phang mạnh một nhát vào gốc cây trụ đồng đứt đổ xuống lập tức trời tối sầm,chớp lòe, sét nổi rầm rầm đánh tan xứ quỷ Mường Cum-Phún bị tiêu diệt hoàn toàn. U-Thến đàng hoàng ngồi lên yên điều khiển ngựa bay, Nàng Cầm-In ngồi phía sau ôm chặt lấy Tạo. Đôi uyên ương thảnh thơi ngồi trên lưng ngựa bay xuống Mường Trần gian trở về nhà. Lần này đã quen đường nên U-Thến một mạch theo lối cũ bay xuống nhẹ nhàng. Khi đi được quá nửa đường kể từ Mường Cum-Phún đến chỗ thần Quản Biên, bỗng U-Thến không thấy tay Nàng 47

Cầm-In bám vào người mình, liền ngoảnh lại phía sau lưng thì tự nhiên Nàng đã biến đi đâu mất tích ! Tạo lấy làm lạ liền quay ngựa trở lại tìm mãi khắp nơi không thấy Nàng. Tạo đành một mình trở về đến trạm kiểm soát của thần Quản Biên nơi giáp ranh giữa cõi Trời với Trần gian, U-Thến chào vị thần và gặp bốn quan quân đi bảo vệ vẫn chăn năm con ngựa chờ Tạo tại đó. Vị thần hỏi chuyến đi lên Mường Cum-Phún thế nào ? Có đạt mọi sự như ý hay không ? U-Thến tỏ lòng biết ơn thần Quản Biên lương thiện đã giúp đỡ, dạy bảo chu đáo nên chuyến đi đã thành công mỹ mãn. Đã khám phá được sự giàu có nhưng tàn ác nơi xứ quỷ Mường Cum-Phún, đã tìm được cách diệt trừ bọn quỷ chuyên hút máu ăn sống thịt người ấy và đã thoát tránh khỏi cái chết lại được trở về với gia đình và đất nước Chăm-Pi dưới Mường Trần gian. Khi lên Mường Cum-Phún đã gặp Nàng Cầm-In con gái quý của Phìa chúa Mường Xa-In bị chúa quỷ bắt lên đấy, chúng thấy nàng xinh đẹp, hiền hậu nên không nỡ giết hút máu ăn thịt tươi, giữ nàng làm con nuôi đổi tên gọi Ca-Lê. Nàng Cầm-In ở với gia đình chúa quỷ đã ba năm qua, nay gặp U-Thến hai người yêu nhau tha thiết bởi đều là mối tình đầu chân thực. Nàng Cầm-In đã cùng ngồi trên lưng ngựa bay, U-Thến ngồi phía trước cầm cương điều khiển ngựa bay, Nàng ngồi phía sau nắm chặt mình U-Thến. Hai người trở về Mường Trần gian với gia đình xong đều quyết tâm sẽ tổ chức cưới, suốt đời cùng chung sống bên nhau. Thế nhưng không hiểu vì sao, hai người đã trở về được hơn nửa đoạn đường sẽ tới Trạm kiểm soát của thần Biên Ải nơi đây đột nhiên Nàng mất tích. U-Thến quay ngựa trở lại tìm khắp nơi đều biệt tăm tích, không đoán biết lý do ra sao được nữa. Hai người thương yêu nhau thật sư, nàng Cầm-In đã từng than khóc nhiều lắm vì nhớ cha mẹ, nay trốn thoát khỏi bàn tay của chúa quỷ là phúc đức lớn. Tại sao lại không về được đến nơi đến chốn ? Nàng bị biến đi đâu mất ? Thần quản Biên Ải là vị thần lương thiện chuyên làm điều lành giúp mọi người, mong Ngài giúp cho U-Thến tìm gặp lại được Nàng Cầm-In xin suốt đời mang ơn nghĩa thờ Thần. Vị thần Quản Biên ải chậm rãi nói với U-Thến rằng : “ Ta đã biết hai người yêu nhau, Then Luông trên trời cao cũng đã rõ bởi hai người đã hứa hẹn thề nguyền yêu nhau trọn kiếp. Then muốn thử thách lòng trung thủy của hai người nên tạm tách hai người xa nhau ra một thời gian xem sao đó ! Con cứ an tâm trở về chăm lo, giúp vua cha xây dựng đất nước Chăm-Pi an vui, giàu mạnh. Mối tình yêu của con với Nàng Cầm-In phải chờ đợi một thời gian dài tới năm năm. Trong khoảng năm năm ấy cả hai người vẫn giữ được lòng trung thủy chờ đợi nhau thì Then Luông sẽ tạo điều kiện tác thành cho hai con. Nếu vì lý do

48

gì bất kể một trong hai người không chờ đợi được nhau, đi lấy người khác thì Then Trời sẽ xóa sổ tác thành của hai con !” Nghe vị thần Quản Biên ải giảng giải kỹ lưỡng U-Thến an tâm sửa soạn đường về Mường Trần gian nơi đất nước Chăm-Pi quê hương. Thần Quản Biên lại chuẩn bị chu đáo, cấp lương thực và thức ăn khô cho năm người đủ ăn về đến nhà. Trước khi lên đường Thần tặng cho U-Thến một ống nước phép lấy ở hồ Noong-Then của Then-Luông đem về làm thuốc hồi sinh, chữa mắt cho các bà đã bị mù từ bấy lâu nay. U-Thến bịn rịn tạm biệt thần Quản Biên cảm động không nói được hết lời. Tạo rủ cả đoàn năm người quỳ xuống, cúi lạy tạ ơn vị thần lương thiện, rộng lòng thương người cao cả trên xứ Then trời cao. Khi chia tay lần cuối, thần Quản Biên tiễn Đoàn năm người của U-Thến vượt đò sang bên kia sông trở về đất liền nơi Mường Trần gian. Đoàn U-Thến lên ngựa vẫy chào, thần Quản-Biên giơ tay đáp và nói với Tạo : “ Nhớ lời ta dặn đấy nhé !”. * Kể tiếp, Nàng Cầm-In đang cưỡi ngựa bay trên đường từ xứ quỷ Mường Cum-Phún trở về đã quá nửa đường, gần đến trạm kiểm soát của thần Quản Biên ải bỗng nhiên mất tích, hóa ra Then-Luông bắt hạ xuống chưa cho cùng về với U-Thến.. Then đưa Nàng Cầm-In về nuôi cho ở cùng với các Nàng tiên con gái Then và Then cũng nói với Cầm-In rằng : “ Then biết hai người đã thực lòng yêu nhau, đã hứa hẹn trung tình với nhau và Then cũng biết Cầm-In bị chúa quỷ Mường Cum-Phún bắt lên làm con nuôi đã ba năm qua luôn nhớ bố mẹ đẻ nơi quê hương Mường Xa-In dưới Trần gian. Then biết trước cả tương lai, cuộc đời của U-Thến và Nàng Cầm-In. Cuộc đời U-Thến bị khổ sở từ khi mới lọt lòng sinh ra làm người cho đến năm mười ba tuổi mới gặp được vua cha. U-Thến nay đã được vua cha phong hoàng tử,sau đây sẽ thế quyền lên ngôi vua nước ChămPi. U-Thến và Nàng Cầm-In yêu nhau, hứa hẹn kết duyên, nếu cả hai người đều giữ lời hứa thì Then sẽ tác thành nhưng phải chờ đợi nhau trong năm năm. Khi U-Thến lên ngôi vua tất nhiên Nàng Cầm-In sẽ trở thành hoàng hậu. Vua và hoàng hậu cai quản đất nước Chăm-Pi rộng lớn đều cần tài giỏi. Hiện nay UThến đã đủ điều kiện, đã có tài. Nàng Cầm-In thì còn cần phải học hỏi nhiều hơn trong một thời gian năm năm nữa !”. Nàng Cầm-In ở lại nơi xứ tiên, chung sống cùng các Nàng tiên con Then Chăng là thần cho sắc đẹp và se duyên phận cho mọi người. Xứ tiên cực kỳ sung sướng, không khí dịu trong lành, không nóng, không lạnh. Nơi ở toàn lầu cao gác tía, mọi thứ đồ dùng đều sang trọng. Áo váy thêu thùa đẹp, may bằng gấm 49

vóc, tơ lụa quý kiểu cách thật duyên dáng. Con gái nơi đây xinh đẹp tự nhiên, không ai dùng son phấn bao giờ. Thức ăn hàng ngày toàn của ngon vật lạ. Vườn đào nở hoa kép bông to rất đẹp, khi kết thành quả chín người ăn vào trẻ mãi không già và sống thọ lâu. Sống bên các Nàng tiên chị , ngày ngày Cầm-In được Then Chăng cho học tập. Học chữ của xứ Then và có tiên nữ giáo sư dạy cho Nàng học chữ của đất nước Chăm-Pi. Chữ thông thạo, trình độ văn học được nâng cao, thơ ca đến giỏi. Nàng được học chơi thạo các thứ nhạc cung đình, luyện giọng hát hay và múa xòe các điệu uyển chuyển. Nàng học thêu thùa, may váy áo khéo tay. Học các môn đến thành thạo và học được một số bùa phép phòng thân trong thời gian ba năm đầu. Đến hai năm cuối được tiên nữ giáo sư dạy bảo về Trần gian làm một hoàng hậu tài cán. Giáo sư dạy Nàng cách chăm sóc đức Vua chồng mình, hoàng hậu luôn gần giũ bên vua cùng lo liệu xây dựng đất nước phồn vinh. Hoàng hậu tài ba quán xuyến nơi cung đình, làm gương cho các quan chức và các bà vợ họ trong triều đình noi theo, trông coi bảo ban cung tần mỹ nữ và mọi kẻ hầu. Nàng Cầm-In mải miết ở học thành tài trên cõi tiên. * Kể tiếp về U-Thến, đoàn năm người đi lên Mường Cum-Phún trở về đến hoàng cung đất nước Chăm-Pi vào lạy tâu trình Vua xong, U-Thến cho bốn vị quan quân bảo vệ trở về nhà, về nơi làm việc của mình. Vua cha cho mời cả hoàng hậu Cầm-Ca ra cùng nghe U-Thến thuật lại chuyện lên thăm ông bà ngoại trên Mường Cum-Phún. Cầm-Ca ra nhìn thấy U-Thến khỏe mạnh trở về, tự nhiên nét mặt tái mét, không nói năng gì, lẳng lặng ngồi vào chiếc ghế tựa vành vàng bên vua Mông-Tam. Vua hỏi U-Thến lên thăm ông bà ngoại thế nào ? U-Thến kể lại trình vua cha và hoàng hậu Cầm-Ca : “ Con lên đi đường gặp mọi sự thuận tiện, được thần cai quản Biên ải giúp đỡ, bốn hộ vệ và ngựa từ nhà đem đi ở lại đó chờ, con được Thần giúp cấp cho một con ngựa bay và hướng dẫn đường đi xa xôi lên đến Mường Cum-Phún gặp ông bà ngoại, con đưa thư của hoàng hậu gửi, Phìa ông ngoại xem vui mừng đón tiếp con rất quý mến (U-Thến nói đến đây hoàng hậu Cầm-Ca lại điếng người, mặt sa sầm xuống bởi thấy kỳ lạ, nó không bị giết). Con đưa số vàng kim cương bố gửi biếu, tuy ông bà giàu có nhưng đều mừng nhận quà của vua nước ChămPi con rể gửi biếu. Ông bà ngoại tổ chức cúng lớn mừng vía cho con và công bố trước mọi quân dân xứ quỷ Mường Cum-Phún phải quý mến kính trọng cậu Tạo U-Thến 50

con đẻ của hoàng hậu Cầm-Ca, là cháu ngoại duy nhất của ta, cấm mọi quỷ không đứa nào được động đến thân thể của Tạo,đứa nào không nghe lời sẽ bị ông ngoại trị tội giết chết nên mọi quỷ đều kính nể con . Con được nom thấy sự giàu có trên ấy, ông bà ngoại có một khu vườn cây nở ra đầy hoa toàn bằng vàng bạc thật. Lên đấy con gặp Nàng Cầm-In con gái Phìa chúa Mường Xa-In bị quỷ bắt lên đấy nhưng không bị hút máu ăn thịt tươi, thấy Nàng trẻ và xinh đẹp, ngoan ngoãn dễ thương nên ông bà ngoại giữ lại làm con nuôi. Con lên gặp và yêu nàng. Đáng lẽ cùng về với con nhưng Then-Luông còn giữ lại đang ở nơi xứ tiên dạy học tập cùng với các tiên cô con gái Then-Chăng. Sau khi con đã lên ngựa bay lên không trung một đoạn bỗng nghe thấy chớp sáng lòe dữ dội, sấm xét rầm rầm đánh tan xứ quỷ Mường Cum-Phún do Then Trời xử tội ác của họ đã hút máu ăn thịt tươi giết hại nhiều người ( UThến kể đến đây, hoàng hậu Cầm-Ca điếng người ngã ngất đi phải cấp cứu hồi lâu mới tỉnh lại ). Nhờ ơn thần Quản Biên ải giúp đỡ, con đã hoàn thành việc lên thăm ông bà ngoại trở về đến nhà bình an, tâu đức vua !”. Từ đó U-Thến sống nơi hoàng cung là hoàng tử tiếp tục làm việc ở chức vụ tướng quân. Một hôm tướng quân U-Thến tâu lên vua cha cho mời mẹ đẻ là Nàng Vương cựu hoàng hậu và các bà bị mù trước đây đã bị vu oan có tội đem đi đầy ở vùng rừng núi hoang vu nơi hang đá Cốc-Hoa đến hoàng cung. Tướng Tạo công bố dịp lên Mường Cum-Phún trở về đã được thần quan Biên Ải cho một ống nước phép hồi sinh lấy ở hồ Noong-Then, nay Tạo sẽ chữa mù cho mọi người. U-Thến đem ống nước phép ra nhỏ vào mắt mẹ mình sáng ra, tiếp tục tra vào mắt tất cả các bà mù đều sáng ra, mọi người mù trở lại nhìn thấy mọi sự vật, mắt sáng như xưa, thấy vậy Vua vui mừng và mọi người đều mừng lắm, biết ơn U-Thến. Riêng hoàng hậu Cầm-Ca lại ngã ngất, chết lặng người đi, thầy thuốc trong cung đình phải cấp cứu sống lại. Bà ta nhớ lại, khi giao việc cho U-Thến đi lên Mường Cum-Phún thăm cha mẹ mình đã viết mật thư nói rằng U-Thến con riêng của chồng, không phải con đẻ của bà ta và dặn cha mình hãy giết chết ăn thịt thằng này đi để trừ hậu họa, sau này nó lên thế ngôi vua và biết Cầm-Ca là con gái chúa quỷ đã làm cho mẹ nó mù, xúi vua đem mẹ nó đi đầy vào hang núi đá Cốc-Hoa hẻo lánh xa xôi, khi đẻ ra nó mẹ con họ sống trong hoàn cảnh cực kỳ gian khổ. Cầm-Ca đã tranh ngôi từ thứ phi trở thành hoàng hậu. Tội ác ấy U-Thến sẽ không tha thứ cho bà, lại được tin cha mẹ đẻ và trên xứ quỷ Mường Cum-Phún đã bị Then Trời tiêu diệt sạch. Cầm-Ca buồn rầu, không ăn uống gì, 51

người gầy rộc đi rồi bỗng một hôm bỏ hoàng cung, một mình trốn vào rừng sâu tự tử mất tích. Vắng Cầm-Ca trong cung, vua cho nhiều đoàn người di lùng sục tìm kiếm khắp nơi đều không thấy tung tích. Thế là con quỷ Cầm-Ca đội lốt hoàng hậu đất nước Chăm-Pi đã chết. Vua và triều đình không lập đàn ma chay cầu cúng gì cả. Sau khi con quỷ Cầm-Ca tự tử mất xác, Nàng Vương bị mù nay sáng mắt ra, Vua cùng các quan trong triều, hội đồng bô lão và dân chúng khắp đất nước Chăm-Pi đều vui mừng. Sáng mắt, Nàng bà lại tươi tỉnh xinh đẹp và minh mẫn như xưa, khắp đất nước tôn sùng, Vua lại làm lễ đăng quang đưa Nàng Vương tiếp tục làm hoàng hậu. Toàn dân vui mở hội ăn chơi mừng hoàng hậu tiếp tục tại vị, tiệc hội vui chơi ca hát múa xòe suốt ba ngày đêm liền. Triều dình hoàng gia nước Chăm-Pi làm việc tấp nập, chăm lo đời sống và sự an lành cho dân. Nàng Vương hoàng hậu làm việc bên quốc vương, luôn chăm sóc sức khỏe cho chồng và góp nhiều kế hay giúp vua xây dựng đất nước. Từ khi Nàng sáng mắt ra, trở lại làm hoàng hậu, suốt mấy năm nay liền, trời cho mưa thuận gió hòa, nông dân được mùa dư thóc gạo ăn, dùng phát triển chăn nuôi nên đại gia súc tăng lên nhiều, voi, lừa ngựa, trâu bò, gà vịt, ngan ngỗng, chim câu, dê cừu …phát triển nên mọi người dân đều sẵn thịt ăn. Cá đánh bắt ở sông Nặm-Khôông và thả ở ao, ở ruộng thu hoạch được nhiều. Dân no đủ, đua nhau dệt các thứ vải tơ lụa, gấm vóc mặc đẹp. Các ngôi chùa đều được sửa sang , không riêng ngày hội, các ngày thường dân cũng đến chùa hiến thực cho các sư và lễ Phật đông vui. Ngày ngày hoàng tử tướng quân U-Thến ra sức luyện quân cho giỏi, chăm lo luyện đàn voi chiến giỏi, chú trọng nuôi quân khỏe để bảo vệ đất nước phòng chống ngoại xâm. Đã có lần hoàng hậu mẹ nhắc U-Thến việc xây dựng gia đình riêng để bố mẹ được yên tâm và vua cha mỗi năm thêm tuổi già sức yếu, mong sớm trao quyền cho con lên kế vị nhưng đất nước vua phải có hoàng hậu mà U-Thến vẫn chưa có vợ. Hoàng tử thưa cùng hoàng hậu rằng : “ Hiện nay vua cha con vẫn mạnh khỏe, hai mẹ con ta ra sức làm việc đạt nhiều hiệu quả để quốc vương Ngài vui lòng càng tăng thêm tuổi thọ. Con chờ người con yêu, tới nay cũng đã sắp đến hạn năm năm tròn rồi !”. Vua và hoàng hậu đành phải nghe theo ý muốn của con. * Nàng Cầm-In từ ngày được Then-Luông giữ lại trên cõi trời, cho đưa về ở cùng tiên cô con gái Then-Chăng, thần cho sắc đẹp và se duyên phận, Nàng

52

được học tập đến tài giỏi, có trình độ văn hóa cao lại đã biết một số bùa phép. Từ đó đến nay đã trải năm năm qua. Một hôm Then-Chăng gọi Cầm-In đến bảo nàng : “ Con ở đây với ta được nuôi dạy có đạo đức tốt, có tài đủ khả năng trở về làm hoàng hậu của một đất nước. Con học trải qua thời hạn đã năm năm qua. Nay ta sẽ cho con trở về quê hương Mường Xa-In với bố mẹ đẻ, gia đình của con. Ngày mai con lên đường, tiên cô sẽ giúp đỡ con. Việc se duyên phận cho con ta đã định đoạt, con sẽ đạt ý nguyện !”. Then-Chăng vừa căn dặn dứt lời, nàng Cầm-In ngồi thụp xuống, cúi rạp người lạy và tâu lên Then rằng : “ Con lạy tạ ơn Then, Ngài bề cha cao cả đã dạy con nên người suốt năm năm qua, con không biết lấy gì đền đáp công ơn biển cả ấy, con hứa suốt đời làm điều lành vì bàn dân, vì đất nước và suốt đời con mang ơn Then-Luông và Then cha đã giúp dạy bảo con”. Sáng hôm sau tiên cô con gái Then-Chăng sửa soạn cho Nàng Cầm-In một “pá phụk” bọc váy áo quý đeo lên người và dặn em không phải lo, cái ăn đi đến đâu đều có sẵn. Hai chị em bịn rịn chia tay nhau, cảm động và luyến nhớ, Cầm-In ôm tiên chị nước mắt trào tuôn dòng dòng xuống má. Một quan giám mã giắt một con ngựa bay tới, Nàng Cầm-In lên ngồi trên lưng ngựa vẫy tay chào các tiên cô ra tiễn đưa, ngựa bay vút một mạch hơn nửa ngày đường tới Trạm kiểm soát của thần Quản Biên ải. Thần tiếp đãi cho ăn cơm, xong quan giám mã nhà Then-Chăng bàn giao Nàng Cầm-In cho thần Quản Biên rồi lên ngựa bay quay trở về xứ dinh thự của Then-Chăng. Thần Quản Biên biết tâm lý của Nàng Cầm-In lúc này nóng ruột muốn trở về tới quê cũ nhanh chóng nên thu xếp ngày hôm sau cho đưa Nàng xuống trần gian về Mường Xa-In ngay. Sớm hôm sau ăn cơm xong, thần Quản Biên lại cử một quan giám mã khác đem ngựa bay đến đưa Nàng Cầm-In đi. Trước khi lên lưng ngựa, Nàng Cầm-In ngồi thụp xuống chào lạy, cảm ơn thần Quản Biên xong, quan giám mã đưa Nàng bay vút lên trời cao vượt qua biên ải vùng trời xuống vùng trần gian thẳng một mạch tới Mường Xa-In. Khi tới nơi, quan giám mã cho ngựa bay quanh một vòng để Nàng xem lại cảnh quê hương mình và chỉ chỗ đúng nhà cho ngựa hạ cánh. Dân Mường Xa-In thấy có ngựa bay lạ chở người bèn gọi nhau ra xem, tiếng gọi í ới vang tới dinh thự của Phìa chúa nên nhiều kẻ hầu cũng ra đứng xem. Bỗng ngựa bay hạ cánh đỗ xuống giữa sân chầu nơi dinh chúa thượng, Nàng Xa-In xuống ngựa, mọi người đổ xô lại ôm chầm vào Nàng và gọi to lên : “ Nàng Xa-In đã trở về !”. Hai ông bà Phìa chúa thượng Mường Xa-In 53

vội xuống lầu chạy tới ôm hôn con, bà mẹ thốt lên: “ Ôi ! Then Trời thương tình, đã đưa con tôi trở về !”, cảm động quá , bà trào nước mắt dàn dụa. Ông bà chúa thượng dẫn con gái và viên quan giám mã lên lầu ngồi uống nước, ăn đồ quả chín ngọt. Vị quan giám mã nói : “ Vâng mệnh Then-Luông, Then-Chăng và thần Quản Biên tôi đưa Nàng Cầm-In đã trở về đến nhà, nay xin phép ông bà Phìa chúa thượng tôi trở về nơi biên ải xứ Trời”. Ông bà Phìa Mường Xa-In cố nài mời quan giám mã ở lại dự một bữa tiệc rượu xong đưa biếu ông ta một số vàng bạc tỏ lòng tạ ơn nhưng ông quan này nhất định không nhận quà biếu, chào tạm biệt lên ngựa bay vút trở về nơi biên ải xứ Trời. Thế là từ ngày Nàng Cầm-In bị chúa quỷ bắt đi đem lên Mường CumPhún ở đấy làm con nuôi họ và tiếp đó ở lại xứ Then được Then-Chăng nuôi nấng dạy bảo năm năm nữa, thành Nàng xa nhà, xa cha mẹ đã tám năm qua. Từ hôm Nàng Cầm-In được trở về nhà sống đầm ấm, vui vẻ bên cha mẹ, họ hàng, bà con thân thích, luôn luôn có nhiều khách gần xa từ các nơi đến thăm. Ai cũng lấy àm lạ, đều thốt lên : “ Tưởng Nàng không bao giờ được trở về nữa !”. Nay Nàng được trở về thật phúc đức không riêng cho gia đình Phìa chúa thượng mà là của toàn dân xứ Mường Xa-In. Nàng Cầm-In bị chúa quỷ bắt đi, sau đó được ở với tiên cô con gái ThenChăng, Nàng kể lại với cha mẹ và mọi người thân thích mãi không hết, bởi toàn chuyện lạ nơi Mường quỷ và trên xứ tiên. Con gái bị quỷ bắt đi biệt tăm tích đã lâu, nay được trở về, ông bà Phìa chúa thương con và mừng lắm, mọi người từ các viên chức trong nha đường , các bô lão cho đến toàn dân Mường Xa-In đều nhất trí tổ chức lễ cúng cầu vía lành trịnh trọng cho Nàng. Các quan chức trong nha đường ở phủ Phìa chúa thượng phân công nhau sửa soạn gạo, rượu, thịt, đồ nấu cỗ mời ông Mo cấp Mường đến tế lễ cúng vía mừng Nàng Cầm-In đã trở về với Bản Mường. Tiệc rượu và chiêng trống múa xòe, ca hát chơi vui trong phủ chuá suốt ba ngày đêm liền. Dưới dân, khắp các nơi đều hưởng ứng mở tiệc vui, nghỉ lao động sản xuất cũng trong ba ngày liền, cùng nhau múa hát vui chơi mừng Nàng Cầm-In trở về Sau ba ngày nghỉ vui, dân khắp nơi trở lại lao động sản xuất, sinh sống bình thường, nơi nha đường, phủ Phìa chúa thượng tấp nập làm việc cai quản Bản Mường. Nàng Cầm-In sống bên cha mẹ, Nàng giúp cha được nhiều việc bởi Nàng được học tập trên xứ tiên với Then-Chăng nên rất tài giỏi. Nàng dạy cách sống có đạo đức, mọi người từ các vị quan cho đến dân đều phải làm người tốt. Ai làm người xấu như cướp của, giết người, trộm cắp, hiếp hay thông dâm với người đã có vợ chồng, lừa đảo, quan ức hiếp ăn tiền cuả dân, lười biếng …tùy 54

tội, trước sau đều sẽ bị Then Trời soi xét trị tội. Nàng giúp cha cho mở rộng việc dạy học chữ trong dân, chăm lo đời sống, xây dựng Bản Mường an vui, giàu có. Tiếng lành đồn xa sang cả các nước láng giềng, hoàng tử con vua Pa-thết Chăm-Pa cử quan chức bang giao đến gặp Phìa chúa thượng Mường Xa-In ngỏ ý muốn thành hôn với Nàng Cầm-In. Nàng biết tin liền thưa với cha hãy khéo từ chối sao cho hoàng gia Chăm-Pa khỏi mất lòng, Nàng đã hứa hôn với người yêu rồi không thể thay lòng đổi dạ. Ông Phìa chúa thương con gái nên nghe lời, đã tiếp đãi chu đáo với xứ thần Chăm-Pa nhưng từ chối việc xin thành hôn bởi Nàng đã hứa hôn với người yêu rồi ! Ở cùng cha mẹ, giúp nha đường phủ Phìa chúa thượng của cha mẹ một số việc. Dân các nơi đến mừng thăm hỏi cũng đã nguôi nguôi, Nàng Cầm-In bèn viết thư báo tin đã từ xứ tiên Then-Chăng trên trời cao trở về đến nhà rồi ! Hiện đang sống bên cha mẹ nơi Mường Xa-In, thư giao cho vị quan Pách trong nha đường phủ Phià chúa thượng cầm đi giao tận tay cho hoàng tử U-Thến bên nước Chăm-Pi. Quan Pách đưa một số bảo vệ nữa cùng đi theo, đoàn người ngựa dong duổi suốt mấy ngày đường sang đến đất nước Chăm-Pi vào hoàng cung tâu trình gặp mặt đưa tận tay phong thư của Nàng Cầm-In gửi hoàng tử U-Thến. Giở thư xem, U-Thến mừng vui quá mời đoàn khách của quan Pách nghỉ lại thết đãi tiệc rượu nơi hoàng cung. Hôm sau quan Pách chào tạm biệt ra về mang theo thư trả lời vắn tắt : “ Mừng em đã trở về, hẹn gặp em ngày gần đây !”. Đoàn quan Pách trở về, đưa thư trả lời của U-Thến , Nàng Cầm-In vui mừng chờ ngày gặp mặt người yêu. Hai ngày sau U-Thến trình báo với vua cha Mông-Tam và hoàng hậu mẹ Nàng Vương biết tin Nàng Cầm-In từ trên cõi tiên đã trở về nhà với cha mẹ đẻ là Phìa chúa thượng Mường Xa-In, từ năm ở trên Mường Cum-Phún hai người yêu nhau đã hứa hôn với nhau. Nay Nàng trở về, U-Thến xin phép cha mẹ cho đi thăm người yêu, được bố mẹ đều nhất trí và dặn con cho bố mẹ gửi lời thăm ông bà Phìa. U-Thến đem theo năm tướng sĩ đi bảo vệ và đưa một số hoa thơm, quả chín ngon, bánh kẹo đi biếu ông bà Phìa chúa thượng và một tấm lụa, một tấm gấm đem tặng Nàng Cầm-In. Sáu con ngựa dong duổi trên quãng đường xa, đi suốt ngày, tối đâu nghỉ lại đấy, ba hôm mới tới Mường Xa-In. Cả đoàn sáu người vào trong cổng nha đường phủ chúa thượng, xuống ngựa, người lính gác vào lầu trên trình Phìa chúa có hoàng tử con vua nước Chăm-Pi đến thăm, hai ông bà biết tin, vội gọi con gái Cầm-In cùng ra đón khách. Nàng Cầm-In vui 55

mừng đi cùng cha mẹ xuống sân chầu đón khách quý mời lên tiếp trên lầu cao. U-Thến xin chuyển lời của bố mẹ mình thăm hỏi tới ông bà Phìa chúa thượng đồng thời tỏ ý hết sức vui mừng chào đón Nàng Cầm-In đã được trở về đến nhà. U-Thến trao số quà xếp vào một mâm đầy hoa thơm, quả ngọt và bánh kẹo các loại biếu ông bà Phìa đồng thời có hai tấm lụa, gấm tặng Nàng Cầm-In. Ông bà Phìa cảm ơn hoàng tử. Mời đoàn uống nước, ăn trái cây chín ngọt, một lát sau ông bà kiếu về phòng nghỉ để U-Thến và con gái ngồi nói chuyện riêng với nhau. Năm vị tướng sĩ đi bảo vệ thấy vậy cũng đứng lên xin phép ra ngoài sảnh đứng chơi. U-Thến và Nàng Cầm-In vui mừng khôn siết,nhắc lại với nhau ThenLuông và Then-Chăng chẳng sai lời, hai người xa nhau đúng năm năm trời đằng đẵng vẫn giữ trọn lòng trung thủy với nhau, nay đã đến lúc Then-Chăng se duyên tác thành cho đôi lứa. Hai người tâm sự mãi e không tiện, U-Thến dặn Nàng Cầm-In trong thời gian ngắn gần đây sẽ về thưa chuyện với cha mẹ cử các ông bà mối sang hỏi xin rồi tiến hành cưới vợ cho hoàng tử theo nghi lễ của triều đình. Hai người vui mừng nhất trí với nhau. Nàng Cầm-In cho mời năm tướng sĩ đang đứng chơi ngoài sảnh vào phòng khách rồi sai kẻ hầu xếp phòng mời hoàng tử và các tướng sĩ đi nghỉ cho đỡ mệt. Sáng hôm sau một bữa tiệc thịnh soạn nơi phủ Phìa chúa thượng có đông đủ các quan văn võ và Hội đồng bô lão trong phủ đều đến dự tiệc mừng Đoàn của hoàng tử nước Chăm-Pi đến thăm. Ông bà Phìa Mường Xa-In và Nàng Cầm-In đều lần lượt chúc rượu hoàng tử và các tướng sĩ trong đoàn bảo vệ. Sau buổi tiệc chiêu đãi, đoàn của U-Thến ngủ lại nơi phủ Phìa một đêm nữa rồi xin phép tạm chia tay trở về kinh đô nước Chăm-Pi. U-Thến trở về trình tới vua cha và hoàng hậu mẹ, chuyến đi thăm Mường Xa-In đạt kết quả mỹ mãn, Nàng Cầm-In chờ đợi U-Thến đã năm năm qua, hai người đều một lòng trung thành với tình yêu, U-Thến xin cha mẹ cho tiến hành lễ ăn hỏi rồi cho hai người được thành hôn, cha mẹ đều ưng ý với con. Sửa soạn trong vài hôm, chọn ngày lành, một đoàn ngựa dẫn hai mối bà đem đồ lễ ăn hỏi đi dạm ý nhà gái bên Mường Xa-In, các bà mối được phủ Phìa chúa tiếp đón thịnh soạn. Sau khi hai mối bà trở về trình báo đã hoàn thành việc đi dạm ý, nhà gái đều vui vẻ thuận tình. Vua và hoàng hậu lại sai Ông Chang tính lịch chọn ngày lành đưa mối ông sang tiếp. Hai mối ông lại xắp xếp một đoàn ngựa đi đường dài sang Mường Xa-In đem đồ lễ theo nghi thức đến gặp ông bà Phìa chúa thượng, lần này có cả họ hàng thân thích và bô lão cùng dự. Mối ông trình bày xin phép được chính thức làm lễ ăn hỏi và tổ chức cưới cho hoàng tử U-Thến 56

đẹp duyên cùng Nàng Cầm-In, mối xin ý kiến của nhà gái xem thách những gì để nhà trai lo liệu cho chu toàn. Ông bà Phìa chúa thượng Mường Xa-In đáp lời : “ Đám cưới của hoàng tử cưới Nàng, sẽ có rất đông họ nhà gái, các viên chức trong nha phủ, Hội đồng bô lão, đại biểu dân các vùng toàn Mường, có cả khách từ các Mường nước bạn bang giao cũng sẽ đến mừng dự cưới rất đông. Xắp xếp tiệc cưới cho đủ và đừng để khiếm khuyết”. Ông mốí xin ý kiến của ông bà Phìa về việc thách của cưới mức độ thế nào ? Ông Phìa chúa đáp : “ Chúng tôi không thách vàng bạc, châu báu, miễn sao hai cháu sống hạnh phúc, việc đưa lễ theo thủ tục tùy nhà trai định liệu”. Tiếp đoàn mối ông bên nước Chăm-Pi, sau khi trả lời, ông Phìa cũng hỏi ý kiến của họ hàng thân thích bên nhà gái., các viên chức và các bô lão xem ai có muốn điều gì khác nữa hay không ? Tất cả mọi người đều nói “ nhất trí như ý của Phìa chúa thượng”. Đoàn mối ông tới Mường Xa-In được tiếp đãi trọng thị. Khi xong việc, Đoàn trở về tâu lên vua và hoàng hậu. Vua phán : “ Tuy ông bà Phià Mường XaIn không thách của cưới, ta vẫn phải lo liệu đầy đủ theo thủ tục của triều đình, hoàng tử cưới Nàng như công chúa”. Thủ tục hoàng tử cưới công chúa hay Nàng (như công chúa) đều được luật Mường miễn không phải ở rể nhưng phải nộp tiền (hoặc thóc) thay công ở rể phụng dưỡng bố mẹ vợ. Nhà trai phải xắp xếp hai cuộc cưới “đoong khửn” cưới lên1 và “đoong lôông” cưới xuống2 theo phong tục. Các quan trong triều sửa soạn chu đáo, chọn ngày lành báo cho bên nhà gái thống nhất thời gian, nhà trai sang tổ chức cưới lên. Đoàn nhà trai đi sang nhà gái rất đông nhưng đường xa phải đi ba ngày đường, sáng hôm thứ tư mới tới. Một đội nhạc binh kèm kèn, trống, sáo, nhị, cồng chiêng nổi vang đi trước. Tiếp đến một đoàn quân tiên phong vác dáo trần hùng dũng đi tiền vệ. Vua Mông-Tam và hoàng hậu Nàng Vương ngồi kiệu buông rèm (không cưỡi voi hay ngựa mệt và dọc đường tránh nhiều dân xem), hoàng tử U-Thến cưỡi ngựa theo sau kiệu. Đi nối tiếp sau kiệu vua, một đoàn quân đi hậu vệ và đoàn ngựa của các quan trong triều và bô lão. Một đoàn đại biểu các bà và các thanh niên nam nữ đi phục vụ và múa hát mừng đám cưới. Một đoàn người giắt trâu bò, ngựa thồ lợn gà vịt, đồ nấu cỗ, rượu gạo đem đến nhà gái.

1 2

“Đoong khửn” Cưới lên: Nhà trai đem đồ lễ đến tổ chức nấu cỗ cưới tại nhà gái. “ Đoong lôông” Cưới xuống : Nhà trai nấu cỗ tại nhà mình, đón dâu về nhà chồng.

57

Mặc dù biết Đoàn nhà trai đi đường xa đã mệt nhưng để tỏ lòng mến khách, bên nhà gái vẫn cử một đoàn thanh niên nam nữ đứng đón đường. Khi đoàn nhà trai tới gần vào đến nhà, bên nhà gái nổi chiêng trống ầm vang đón chào đồng thời ngăn đường hát đối đáp, hỏi : “Đoàn người nào đi đâu mà cờ rong trống mở vui thế này ? Bên nhà trai phải cử nam thanh niên đối đáp rằng : “Đoàn nhà trai chúng tôi từ nơi xa xôi dẫn hoàng tử đến đây cưới Nàng đó mà !”. -Tốp nữ bên nhà gái lại hát ghẹo : “Thế hoàng tử sao không có mặt ở đây mà đón Nàng ?”. -Tốp nam bên nhà trai hát đáp : “Hoàng tử của chúng tôi đi đường xa theo sau, sẽ đến gặp Nàng trên nhà”. -Họ nhà gái chúng em đông lắm, bên nhà trai có đủ cỗ tiếp nổi hay không ? -Dù họ hàng thân thích bên nhà gái đông đến bao nhiêu, bên nhà trai cũng xắp cỗ đầy đủ, xin các bạn hãy yên tâm…. Hai bên cứ hát đối đáp mãi, e vua cùng hoàng hậu và đoàn người phải chờ lâu nên bên nhà trai hát : “ Kiệu của vua cùng hoàng hậu và các đại biểu đoàn nhà trai chờ đã lâu mỏi mệt, xin bên nhà gái hãy mở đường cho vào trong dinh thự Phìa”. -Tốp nữ bên nhà gái lại hát : “ Phong tục ở Mường chúng em đây đáng lẽ phải thi hát đến bên nhà trai thắng cuộc mới được mời vào nhưng hôm nay có vua và hoàng hậu thân chinh đến đây, chúng em vì nể nên đành tạm ngừng cuộc hát đối đáp. Mời đoàn vào dinh”. Các viên chức nơi phủ Phìa bên nhà gái ra đón các đại biểu, các quan chức và đoàn hộ vệ vào nơi nghỉ đã xắp xếp sẵn. Ông bà Phìa Mường Xa-In đích thân ra đón quốc vương và hoàng hậu lên phòng khách trên lầu cao. Nàng Cầm-In ra đón hoàng tử U-Thến dẫn lên phòng tiếp khách của Nàng. Những người phục vụ đến đón đoàn người nấu cỗ hướng dẫn vào khu nhà nấu ăn xắp xếp chỗ mổ thịt trâu bò, lợn, nơi mổ gà vịt, nơi nấu ăn đã có đủ đồ dùng nồi niêu, xanh chảo, bát đĩa, dao thớt và các đồ gia vị. Đoàn nhà trai nghỉ lại tại Mường phủ Phìa một đêm, sáng hôm sau dọn dẹp và nấu cỗ nhộn nhịp xong bưng lên dinh Phìa chúa bầy ăn khắp tại nhà lớn đến ngót bốn trăm khách. Cỗ đặt hai hàng trong nhà Phìa do hai ông bà Phìa chúa tiếp quốc vương và hoàng hậu. Vua đứng dậy, cả mâm cỗ vỗ tay râm ran hồi lâu chào đức vua, xong vua ngồi xuống. Vị quan Chiềng bên nhà trai đứng lên tâu trình, điều hành buổi lễ. Lễ vật đặt các mâm dâng tổ tiên Nàng Cầm-In, 58

quà biếu, vàng bạc châu báu tạ ơn công sinh thành ông bà Phìa. Các mâm đồ lễ đều được xếp trên các mâm sơn son thiếp vàng, phủ khăn điều. Quan Chiềng thưa họ nhà gái, các đại biểu, buổi lễ hôm nay hoàng tử UThến đẹp duyên với Nàng Cầm-In, cảm ơn các đại biểu và xin kính mời các vị dự buổi tiệc vui mừng này. Trước khi vào tiệc, Nàng Cầm-In đã xong lễ “tẳng cảu” búi tóc ngược, đội mũ kim cương lộng lẫy, mặc váy áo gấm hoa sang trọng. U-Thến đứng bên Cầm-In ra mắt mọi người và mời các đại biểu vào tiệc vui. Các đại biểu ít nhiều ai cũng đều mừng tiền, vàng, bạc. Quan Chiềng và một số phụ tá bưng tráp đi vòng quanh nhận quà mừng khắp ngót bốn trăm quan khách. Tiệc “đoong khửn” cưới lên, ăn uống kéo dài suốt ba ngày ba đêm liền, tiếng ca hát mừng hoàng tử cưới Nàng, thanh niên, người đứng tuổi đều múa xòe nổi chiêng trống ầm vang vui không ngớt. Khắp các nơi trong vùng đất Mường Xa-In đều mở tiệc và vui chơi mừng hoàng tử cưới Nàng. Dự một buổi tiệc cưới ban đầu xong, quốc vương Mông-Tam và hoàng hậu Nàng Vương trở về kinh đô Chăm-Pi trước. Đoàn kiệu và quân tiền vệ, hậu vệ dẫn vua về, số các quan viên chức lo tổ chức đám cưới và các đại biểu bên nhà trai cùng số người phục vụ đều còn ở lại sau ba ngày cho đến xong tiệc cưới. Riêng hoàng tử, từ tối đầu tiên sau lễ cưới, nhập phòng cùng Nàng CầmIn, sau đó còn ở lại nhà ngoại cho đến ngày tổ chức “đoong lôông”cưới xuống, mới đón cô dâu về nhà chồng. Sau khi làm lễ “đoong khửn” cưới lên tại nhà gái xong, vua và hoàng hậu lại cho Ông Chang Mường xem chọn ngày lành để tiến hành“đoong lôông” cưới xuống. Lần này tổ chức tại nhà trai, đất nước Chăm-Pi rộng lớn, vua lại bang giao với nhiều nước bạn láng giềng nên tiệc cưới sẽ lớn hơn lễ “cưới lên”. Ông Chang chọn được ngày lành, vua cho thông báo sang nhà gái biết tin đều nhất trí về thời gian, trong hoàng cung tổ chức lễ “đoong lôông” cưới xuống, đón dâu về nhà chồng. Lễ cưới xuống trịnh trọng, hoàng tử cưới Nàng (nghiễm nhiên như công chúa), triều đình tổ chức to, thông báo rộng khắp toàn quốc, các cơ quan đều nghỉ làm việc, dân nghỉ lao động sản xuất trong ba ngày đêm, tổ chức ăn tiệc, múa xòe, ca hát vui chơi mừng đám cưới của hoàng tử tướng quân U-Thến. Cuộc rước dâu rất lớn, bên nhà gái Phìa chúa thượng Mường Xa-In cử một vị quan Chiềng phụ trách, đưa một số các bà, các cô thanh nữ hát giỏi đi theo để đối đáp hát mừng nhà trai. U-Thến chú rể và cô dâu Nàng Cầm-In cưỡi 59

hai con ngựa hồng về. Một đoàn quân hùng dũng đi bảo vệ. Một đoàn thanh niên nam nũa đi tiễn dâu, đoàn ngựa thồ của hồi môn có nhiều. Dẫn đầu có đoàn âm nhạc nổi cồng chiêng trống ầm vang, sáo nhị hồ chũm chọe réo rắt hòa âm rất vui. Lễ “đoong lốông”cưới xuống tại nhà gái làm nhỏ, cốt trình tổ tiên cho con gái về nhà chồng, chỉ có trong nội bộ họ hàng thân thích dự tiệc tiễn dâu. Khi đoàn dẫn dâu vào kinh đô đến cổng nha môn thì quân nhạc của triều đình đã trực sẵn nổi nhạc ầm vang đón chào. Đoàn dẫn dâu nghỉ lại một đêm, hôm sau dự tiệc “đoong lôống” cưới xuống của triều đình rất trịnh trọng. Theo phong tục thì sau khi làn lễ “đong lốông” đón dâu về nhà chồng xong còn phải làm lễ “phai xửa” xin áo vía3 , nhưng do hoàn cảnh xa xôi và là đám cưới đăc biệt của hoàng tử cưới Nàng nên đã kết hợp trong buổi dẫn dâu, các bà mối đã xin được cả áo vía bên nhà gái đem về nhà chồng bên hoàng cung. U-Thến và Nàng Cầm-In thành đôi lứa, cùng nhau chăm lo mọi công việc trong triều đình. Ít lâu sau quốc vương và hoàng hậu thấy mỗi năm thêm tuổi cao, sức yếu muốn nghỉ dưỡng già đã bàn với các quan chức trong triều đình và Hội đồng bô lão đều nhất trí, vua làm lễ đăng quang trao cho hoàng tử U-Thến kế vị ngôi vua và phong Nàng Cầm-In là hoàng hậu. U-Thến và Nàng Cầm-In sống hạnh phúc, luôn bên nhau chăm lo cai quản, xây dựng đất nước Chăm-Pi an lành và phồn vinh. NGUYỄN VĂN-HÒA ( Sưu tầm )

3

Áo vía : là cái “ho” đan bằng nan tre nhỏ hình chiếc hài nữ treo thờ trình tổ tiên nhà có cháu gái. Cái “ ho” là “ xửa khuôn” áo vía của người nữ giới ấy.

60

U-THẾN Sao nguyên bản từ chữ Thái cổ sang chữ Thái Việt-Nam truyện thơ từ thế kỷ thứ 14 của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam.

ꪮꪴ ꫃ꪗꪙ ꫞ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪹꪣꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪏꪱ ꪮꪙꪲ ꪡꪱ꫁ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁꪷ꫁ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꪶꪎꪣ ꪏꪮꪙ꫁ ꪣꪸ ꪭꪀꪰ ꪄꪱꪫ ꪡꪮꪉ ꪎꪮꪉ ꪵꪝꪉ ꪀꪽ ꪭꪺꪣ꪿ ꪵꪙꪙ ꪵꪕꪙ ꪢꪱ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪉꪲ ꪮꪮꪀ ꪨꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪑꪉꪲ ꫜ ꪹꪝꪷꪉ ꪻꪊ 5- ꪙꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪝꪉꪸ ꪹꪉꪱ ꪔꪙꪸ ꪻꪎ ꪎꪮꪉ꪿ ꪚꪮꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪄꪱꪫ ꪭꪉꪴ꪿ ꪜꪱꪙ ꪹꪉꪷꪙ ꪎꪽ ꪹꪥꪉ꪿ ꪹꪚꪙ ꪶꪣꪙ ꪔꪮꪉ꫁ ꪝꪽ ꪹꪠꪉ ꪹꪨ ꪠ꪿ꪷ ꪝ꪿ ꪷ ꪵꪣ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪣꪺꪙ꪿ ꫃ꪔꪣ ꪹꪭꪙ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪀꪸ ꪵꪝꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪾ ꪮꪙꪲ ꪠꪴ꫁ ꪀꪫꪲꪥ꪿ 10- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪀꪺ꫁ ꪎꪱꪫ ꪻꪋ꫁ ꪶꪩꪉ ꪕꪱ꪿ ꪜꪱꪙ ꪔꪙꪸ ꪠꪲ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪬꪷꪉ ꪵꪬꪙ ꫃ꪬꪙ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪱꪙ ꪹꪄ ꪛꪺ ꫃ꪜꪙ ꪭꪉꪴ꫁ ꪚꪙꪲ ꪒꪉꪴ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪄꪮꪀ ꪡꪱ꫁ ꪶꪩꪉ ꪁꪱꪚ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ ꪮꪙꪲ ꪼꪬ꫁ ꪫꪮꪥ ꫟ ꪻꪊ ꪄꪱꪒ ꪫꪱꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪨꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪣꪉ꪿ ꪘꪮꪣ꪿ ꪎꪱꪫ ꪹꪭꪱ 15-ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪹꪅꪱ ꪢꪮꪣ꫁ ꪥꪮꪣ ꪨꪉꪰ ꪠꪲ ꪚꪱꪚ ꫃ꪕꪉ ꪒꪱꪉ ꪼꪎ꫁ ꪵꪩꪉ꪿ ꪹꪡꪉ꫁ ꪁꪉꪲ ꪎꪮꪚ ꪠꪮꪥ꪿ ꪑꪮꪉ ꪹꪣ ꪕꪉꪲ ꪹꪊꪱ꫁ ꪟꪥꪸ ꪮꪙꪲ ꪼꪬ꫁ ꪹꪄꪷꪙ꪿

61

꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪩꪙ꪿ ꫟ ꪙ꫁ꪾ ꪚꪱ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪣꪀꪴ ꪥꪮꪥ꫁ ꪡꪮꪥ ꪹꪢꪒ ꪥꪮꪣ ꪬꪱ ꪩꪀꪴ ꪙꪱ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪡꪽ ꪠꪲ ꪬꪫ꫁ꪲ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪜ꪿ 20- ꪚꪙꪲ ꪒꪉꪴ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪹꪣ ꪎꪴ꪿ ꪊꪮꪣ ꪊꪉꪰ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ ꪔꪙꪲ ꪖꪚꪲ ꪕꪉꪰ ꪨꪉꪰ ꪘꪱ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪢꪱꪉ ꪡꪱ꫁ ꪬꪱ ꪝ꪿ꪷ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪹꪅꪱ ꪨꪙꪲ꫁ ꪕꪉꪰ ꪘꪲ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪠꪲ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪾ ꪮꪙꪲ ꪹꪖꪷꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ 25- ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪵꪩ ꪖ꪿ꪲ ꪘꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱꪥ ꪋꪣꪴ꪿ ꪄꪱꪫ ꪡꪮꪉ ꪭꪮꪉ ꫟ ꪁꪉꪲ ꪹꪢꪷꪥ꪿ ꪔꪙꪸ ꪹꪚꪱ꪿ ꪋꪙꪸ ꪀꪙꪲ ꪼꪒ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪔꪱ ꪼꪩ꫁ ꪊꪮꪣ ꪑꪀꪰ ꪶꪡꪉ ꪀꪱ ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪊꪱ ꪵꪊꪉ꫁ ꪣꪱ ꪻꪊ ꪶꪎꪣ ꪎꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪻꪋ꫁ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪹꪮꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪖꪱꪣ 30- ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪁꪾ ꪮꪙꪲ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪔꪙꪸ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪫ ꪄꪙꪸ ꪄꪱ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪮꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪨꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪼꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪩꪀꪴ ꪀꪮꪙ ꪼꪣ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪜꪀꪴ ꪻꪬ꫁ ꪋ꪿ꪳ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪀꪱ-꫃ꪩ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪬꪱ ꪥꪮꪉ ꫃ꪊ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪉꪸ ꪹꪥꪉ꪿ ꪭꪳ ꪣꪲ ꪼꪒ꫁ ꪭꪱꪫ꪿ ꪣꪚꪴ ꪼꪎ꫁ ꪀꪚꪾ ꪕꪮꪉ꫁ ꪜꪱꪙ ꪄꪱꪒ ꪭꪮꪙ ꪎꪱꪣ 35- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪀꪺꪉ ꪩꪮꪉ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪮꪱꪙ ꪭꪱꪫ꪿ ꪑꪰꪉ ꪢꪮꪉ ꪢꪮꪣ꫁ ꪶꪖꪥ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪎꪣ ꪻꪎ꪿ ꪻꪬ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪙꪮꪉ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪁꪾ ꪀꪱ ꪕꪳ ꪹꪏꪉ꫁ ꪙꪮꪉ꫁ ꪭꪱꪥ ꪒꪫꪸ ꪚꪳ ꪔ꪿ꪷ * ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪝ꪿ꪷ ꪵꪚꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪶꪔꪙ ꪝ꪿ꪲ ꪁꪾ-ꪀꪱ

62

ꪶꪩꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣꪉ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꫃ꪥꪒ ꪣꪸ ꪟꪥꪸ ꪹꪊꪱ꫁ 40- ꪝ꪿ꪷ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪻꪬ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪔꪙ ꪩꪀꪴ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪩꪉ ꪤꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪭꪮꪒ ꪉꪱꪙ ꪏꪱꪫ ꪎꪱꪣ ꪹꪄꪱ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪔꪱꪫ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꫃ꪀꪫꪥ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪵꪩ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪄꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪮꪣ ꪝ꪿ꪷ ꪨꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪉ ꪒꪀꪰ ꪄꪱꪣ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪳꪙ꫁ ꪼꪀ ꪵꪀꪀ ꪭꪱꪣ ꪎꪱ ꪹꪁ꪿ꪷ ꪙ꫁ꪲ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪭꪷꪥ 45- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪱꪫ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪔꪱ꫁ ꪎꪱꪣ ꪫꪽ ꪤꪽ ꪜꪮꪉ꪿ ꪜꪙꪴ ꪊꪮꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪴꪙ꫁ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪊ-ꪾꪜꪲ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪺꪒ ꪩꪱ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꫛ ꪹꪄ ꪒꪱꪫ꫁ ꪁꪒꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪎꪱꪫ ꪘꪮꪣ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪤꪾ ꪵꪠꪚ ꪫꪺ ꪚꪉꪰ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪙꪸ ꪶꪩꪉ ꪥꪰꪉ꫁ ꪭꪣꪲ ꪶꪄꪉ ꪻꪙ ꪕꪱ꪿ 50- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪛꪺ ꪚꪙ꪿ꪸ ꪻꪬ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪩꪱꪙ꪿ ꪎꪽ ꪒꪉ꪿ꪰ ꫛ ꪒꪲ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪭꪴ꫁ ꪙꪱꪉ ꪜꪮꪣ ꪠꪲ ꪜꪮꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪄ ꪜꪱꪀ ꪔꪱꪙ꫁ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪱ꫁ ꪨꪱꪥ ꪮ꪿ꪲ ꪩꪮꪉ ꪮꪫꪸ ꪻꪠ ꫃ꪬꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪻꪊ ꪄꪱꪒ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪽ ꪹꪥꪉ꪿ ꪚꪮꪀ ꪊꪴ꪿ ꪀꪱꪙ꫁ ꪉꪮꪥ ꪉꪲꪫ꫁ ꪵꪒꪉ ꪹꪭ꪿ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪉ 55- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪙꪲ ꪁꪺꪙ ꪘꪱ꫁ ꪹꪝꪷꪉ ꪚꪺ ꪼꪄ ꪻꪢ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪜꪱꪀ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪑꪲ ꪑꪮꪥ꫁ ꪩꪺꪙ꫁ ꪕ꪿ꪷ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱꪙ ꪣꪲ ꫛ ꪖꪱꪣ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪀꪫꪥ ꪵꪬꪉ꪿ ꪕꪱꪉ ꪻꪒ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪑꪮꪒ ꪩꪱꪙ꫁ ꪕꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪣꪱ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪄꪱꪙ ꪣꪺꪙ꪿ 60- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪲ ꪁ꫁ꪷ ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪣꪱ ꪼꪩ

63

ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪶꪔꪙ ꪝ꪿ꪷ ꪁꪉꪲ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪉꪲ ꪮꪮꪀ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪲ ꪎꪱꪣ ꪶꪔꪙ ꪑꪉꪲ ꪝ꪿ꪷ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪄꪱ꪿ ꪠꪴ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪙꪮꪉ꫁ ꪹꪣ ꪹꪝꪙ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪑꪉꪰ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪔꪙ ꪒꪫꪸ ꪑꪉꪲ ꪎꪴ꪿ ꪎꪮꪉ ꪵꪣꪙ꪿ ꪵꪙꪙ ꪠꪺ ꪄꪷ꪿ 65- ꪤꪱꪫ꫁ ꪄ꪿ꪷ ꪼꪭ꫁ ꪵꪘꪫ ꪘꪺꪉ꪿ ꪅꪮꪉ ꪶꪄꪣ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪶꪎꪣ ꪎꪮꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪕꪫ ꪎꪸ ꪹꪘꪱ꫁ ꪹꪔꪱ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪹꪑꪷ ꪹꪝꪷꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪕꪱꪙ꪿ ꪙꪱ ꫃ꪔꪙ ꪑꪉꪲ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁ-ꪾꪀꪱ ꪝ꪿ꪷ ꪜꪀꪴ ꪵꪄꪀ ꪩꪀꪴ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪔꪱꪉ ꪔꪮꪙ꪿ ꪁꪾ ꪵꪒꪉ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ 70-ꪻꪠ ꪁ꫁ꪷ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪵꪕꪙ ꪹꪎꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪁꪮꪥ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪮꪺꪙ ꪙꪮꪉ꫁ ꪻꪊ ꪫꪉ꪿ꪲ ꪫꪮꪙ ꪒꪮꪣ ꪨꪱꪥ ꪀꪫꪱꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪫꪸ ꪼꪄ ꪄꪮꪒ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪁꪺꪙ ꪒꪱꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪮꪣ ꪊꪉ꪿ꪲ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪵꪕ꫁ ꪙꪱ ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪹꪣ ꪀꪙꪴ ꪼꪪ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪭꪴ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ 75-ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪣꪱ ꪼꪩ ꪙꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪶꪨꪉ ꪵꪚꪉ꪿ ꪣꪱ ꪹꪠꪉ ꪝ꫁ꪲ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪒꪲ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪵꪀꪫ꫁ ꪉꪮꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪔꪙꪸ ꪵꪄꪀ ꪹꪣꪉ ꪶꪚꪙ ꪵꪕ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪋꪙꪸ ꪬꪱ ꪻꪋ꫁ ꪶꪀꪙ ꪹꪭꪱ ꪠꪉꪴ ꪕꪱꪫ꪿ ꪠꪉꪴ ꪚꪱꪫ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪶꪀ ꪛꪱ 80- ꪎꪱꪥ ꪹꪎꪱ ꪼꪜ ꪎꪚꪾ ꪹꪮꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪣꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪋꪮꪣ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪎꪱ ꪭꪚꪲ ꪩꪱ ꪼꪜ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪱ ꪼꪪ꫁ ꪁ-ꪾꪀꪱ ꪁꪮꪥ꪿ ꪀꪱꪫ꪿

64

ꪹꪋꪱ ꪋꪀꪳ ꪒꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪳꪙ꫁ ꪹꪣꪉ ꪮꪮꪀ ꪀꪱꪥ ꪣꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪋꪙꪸ ꪹꪕꪱ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪭꪴ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ 85- ꪩꪙꪸ ꪵꪔꪉ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪝ꪿ꪲ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪱ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪣꪷꪥ ꪹꪮꪱ ꪙ꫁ꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꪬꪮꪉ꫁ ꪬꪷ ꪁꪾ ꪟꪥꪸ ꪄꪱꪣ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪊꪱ ꪹꪫꪱ꫁ ꪶꪘꪒ ꪕ꪿ꪷ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣ ꪶꪎꪣ ꪎꪱꪉ꫁ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꪥꪴ꪿ ꪵꪔꪉ꪿ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪊꪮꪣ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪑꪱ ꪮꪱꪥ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ 90- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪄꪱꪙ ꪹꪣ ꪒꪮꪣ ꪜꪮꪉ꪿ ꪟꪥꪸ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪕꪣꪸ ꪕꪱꪫ꫁ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪋꪣ ꪁꪫꪱꪣ ꪕꪸꪙ꫁ ꪣꪱ ꪻꪊ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪉ꫁ ꪔꪙꪲ ꪻꪋ꫁ ꪟꪥꪸ ꪎꪮꪉ꪿ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪉ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪀꪙꪲ ꪝꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪚꪙꪴ ꪶꪑꪣ ꪶꪎꪣ ꪵꪔꪉ꪿ 95- ꪎꪲ ꪮꪱꪒ ꪹꪙ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪭꪉꪴ꪿ ꪎꪫꪲ ꪉꪫꪲ ꪵꪕꪙ ꪠꪫ꪿ꪲ ꪘꪱ꫁ ꪕꪱ ꪤꪱꪉ ꪤꪮꪉ꫁ ꪤꪽ꪿ ꪹꪢꪷꪙ ꪋꪽ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪏꪒ ꪹꪏꪥ꫁ ꪎꪽ ꪒꪉꪰ꪿ ꪙꪱꪉ ꪔꪙꪸ ꪔꪙꪲ ꪣꪳ ꪎꪮꪣ꫁ ꪵꪒꪉ ꪩꪱꪫ ꪄꪱꪫ ꪼꪢ꪿ ꪻꪠ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪣꪳ ꪑꪱꪉ꪿ ꪶꪕꪣ ꪤꪙꪳ 100-꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪮꪱꪥ ꪵꪀꪣ ꪶꪩꪣ ꪀꪉ꪿ꪲ ꪊꪽ ꪝꪒꪰ ꪣꪥꪴ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪱ꫁ ꪬꪮꪣ ꪕꪺ꪿ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꪩꪣꪴ꪿ ꪹꪨꪉ ꪤꪱꪙ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪄꪽ ꪉꪱꪣ ꪩꪺ꫁ ꪏꪮꪥ ꪚꪱꪉ ꪼꪜ꫁ ꪼꪨ꪿ ꪔꪮꪥ꪿ ꪎꪮꪥ꪿ ꪐꪣꪴ꫁ ꪏꪲ ꪹꪏꪥ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪔꪴ ꪵꪏꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪹꪒꪷꪙ ꪮꪮꪀ ꪔꪴ ꪩ꪿ꪾ ꪵꪥꪉ ꪒꪴ ꪙꪮꪥ꫁

65

105- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪚꪮꪥ꪿ ꪬꪮꪥ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪹꪔꪥ ꪑ꪿ꪲ ꪉꪱꪣ ꪼꪄ ꪎꪚꪮꪉ ꪘꪱ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪒꪱꪫ ꪶꪝꪙ꫁ ꪢꪴ꪿ ꪟꪥꪸ ꪊꪉꪰ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪕꪀꪰ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪭꪫꪱꪉ ꪖꪙꪸ ꪏꪮꪙ꫁ ꪎꪮꪉ ꪹꪭꪱ ꪭꪉꪸ ꪭꪺꪣ꪿ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪭꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪱ ꪀꪽ ꪒꪲ ꪕꪉꪸ꪿ ꪹꪩꪷꪉ ꪜꪱꪙ ꪩꪱꪙ꫁ 110- ꪭꪀꪰ ꪀꪽ ꪢꪽ꫁ ꪀꪫꪱ꪿ ꪩꪱꪙ꫁ ꪬꪙꪲ ꪵꪀꪚ ꪠꪉꪰ ꪏꪱꪥ ꪹꪬꪷꪉ ꪜꪲ ꪑꪱ ꪊꪱꪀ ꪤꪱꪥ ꪶꪨꪣ꪿ ꪝꪉꪰ ꪄꪱꪉ ꪁꪱꪙ꫁ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪶꪋꪣ ꪚꪱꪙ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪱꪥ ꪋꪉꪸ ꪼꪩ꫁ ꪑꪷ ꪣꪳ ꪶꪎꪣ ꪵꪠꪚ ꪄꪮꪥ ꪁꪷ꫁ ꪣꪮꪙ ꪻꪠ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪮꪉꪲ ꪩꪱꪙ꫁ ꪠꪱ ꪻꪐ꪿ ꪩꪣꪳ ꪶꪄꪣ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ 115- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪽ ꪹꪥꪉ꪿ ꪔꪱꪙ ꪩꪱꪉ ꪶꪀꪣ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪡꪱꪙ ꪶꪔ ꪻꪐ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪎꪷ ꪤꪴ꪿ ꪻꪔ꫁ ꪶꪭꪣ꪿ ꪋꪱꪉ꫁ ꪵꪫꪉ ꪋꪽ꪿ ꪶꪔ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪮꪱꪙ ꪩꪮꪉ ꪥꪮꪙ꫁ ꪹꪑꪷ ꪚꪙꪴ ꪼꪒ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪵꪠꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪊꪉ꪿ꪲ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪘꪷ ꪅꪱꪫ ꪋꪮꪣ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪑꪱꪣ ꪎꪱꪣ ꪖꪱꪉ꪿ 120- ꪶꪁꪚ ꫜ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪚꪱꪉ ꪣ ꪳ꫁ꪙꪱꪉ ꪮꪱꪫ꪿ ꪕꪾ ꪨꪷ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ ꪷ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪭꪮꪙ꫁ ꪡꪙꪸ ꪹꪈꪱ ꪼꪎ꫁ ꪹꪘꪥ꪿ ꪻꪠ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪔꪥ ꪵꪣꪉ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪚꪮꪒ ꪔꪱ ꪡꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪙꪱꪉ ꪅꪱꪙ ꪙꪽ꫁ ꪣꪽ ꪠꪲ ꪑꪀꪰ ꪻꪐ꪿ ꪣꪽ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪩꪱꪙ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ 125- ꪜꪮꪉ ꪛꪱꪥ ꪊꪣ꫁ꪲ ꪎꪸ ꪬꪴ ꪔꪱ ꪹꪎꪱ꪿ ꪨꪷ ꪹꪜꪱ꪿ ꪜꪙꪲ꫁ ꪎꪮꪉ ꪹꪡꪉ꫁ ꪔꪱ ꪭꪉꪴ꪿ ꪠꪉꪴ ꪛꪱ

66

꫃ꪕꪉ ꪎꪮꪉ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꫃ꪜꪙ ꪚꪮꪒ ꪡꪱꪉ ꪒꪴ ꪭꪱꪥ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪛꪺ ꪹꪮꪱ ꪙ꫁ꪾ ꪎꪲ ꪎꪺꪥ꪿ ꪶꪎꪣ ꪉꪱꪣ ꪏ꫁ꪾ ꪕ꪿ꪷ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪒꪲ ꪒꪉꪰ ꪔꪙꪸ ꪋꪴ ꫛ ꪑꪷ ꪑꪮꪉ꫁ 130- ꪋꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪙꪮꪉ꫁ ꪊꪮꪣ ꪑꪮꪒ ꪣꪸ ꪜꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪵꪝꪉ ꪨꪱꪥ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪠꪉꪴ ꪊꪀꪳ ꪉꪱꪣ ꪔꪱꪣ ꪑꪮꪉ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪝꪲ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪏꪣꪴ ꪙꪱꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪫꪱꪉ ꪤꪱꪥ ꪼꪫ꫁ ꪹꪜꪱ꪿ ꪹꪘꪱ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪒꪴ 135- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪎꪴ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪡꪱꪉ ꪚꪮꪒ ꪔꪱ ꪬꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪱ ꪵꪠꪉ ꪎꪱꪉ꫁ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪋꪙꪸ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪀꪱꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪳ ꪹꪔꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪭꪱꪉ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪜꪙ ꪨꪺꪉ ꪎꪱꪉ꫁ ꫃ꪕꪙ ꪎꪉꪴ ꪥꪴ꪿ ꪵꪔꪉ꪿ ꫃ꪢꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪔ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪳꪙ꫁ ꪣꪲ ꪫꪱ꪿ ꪻꪠ ꪜꪱꪙ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪔꪱ꫁ ꪎꪺꪥ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪁꪾ ꪩꪱꪙ꫁ ꪕꪀꪴ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪄꪮꪉ ꪅꪱꪙ 140- ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪎꪨꪱꪥ ꪎꪉꪰ ꪠꪉꪴ ꪑꪉꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꫃ꪎꪙ ꪵꪭꪣ ꪻꪚ꫁ ꪚꪮꪒ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꪹꪮꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪹꪋꪱ ꪕ꪿ꪷ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪩꪮꪉ ꪘꪱꪥ꪿ ꫃ꪊ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꪕꪱꪙ ꪔ꫁ꪲ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪹꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪬꪮꪙ꪿ ꪼꪭ꫁ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪑꪉꪲ ꪒꪫꪸ ꫃ꪕꪉ ꪋꪫꪸ ꪩꪉꪲ ꪀꪱꪀ ꪀꪫꪱꪙ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꪫꪱꪙ ꪵꪊꪉ꫁ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥꪷ 145- ꪁꪺꪙ ꪒꪱꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪮꪱ ꪼꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪩꪺꪉ ꪮꪱꪥ ꪹꪝꪙ꪿ ꪙꪱ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪭꪫꪱꪥ ꪹꪎꪱ ꪎꪸ ꪮꪱꪫ꪿ ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪘꪱ꫁ ꪹꪭꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪜ ꪶꪎꪉ꪿ ꪎꪮꪙ꫁ ꪹꪎꪱ ꪼꪫ꫁ ꪵꪁ ꪜꪱ꪿ ꪚꪮꪉ ꪫꪱꪉ ꪒꪴ ꪙꪱ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪣꪸ ꪜꪺ ꪊꪉꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪹꪮꪱ ꪕ꪿ꪲ ꪩꪱꪉ ꫛ ꪭꪱꪥ꫁ ꪙꪲ꫁ ꫃ꪩ

67

ꪹꪕ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪝꪮꪣ꫁ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪼꪄ ꪄꪮꪒ 150- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪹꪭꪱ ꪵꪚꪉ꪿ ꪹꪣ ꪘꪱꪥ ꪙꪱꪥ ꪹꪣꪉ ꪻꪬ꫁ ꪝꪱ ꪚꪉꪲ ꪼꪜ ꪶꪎꪉ꪿ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪶꪒꪉ ꪒꪱꪙ꪿ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꪹꪮꪱ ꪹꪎꪱ ꪼꪫ꫁ ꪭꪣꪲ ꪖꪾ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪚꪉꪰ ꪵꪀꪣ ꪩꪉꪲ ꪀꪉꪰ ꪤꪴ꪿ ꪝꪴ ꪶꪒꪉ ꪼꪣ꫁ 155- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪜꪉ ꪋꪮꪉ ꪒꪲ ꪶꪭꪣ꪿ ꪭꪮꪉ ꪶꪜꪉ ꪠꪱ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪎꪱꪥ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪕꪫꪸ ꪏꪮꪀ ꪬꪱ ꪀꪙꪲ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪻꪊ ꪀꪙꪲ ꪎꪉꪰ ꪄ꪿ꪾ ꪎꪱꪥ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪙꪾ ꪖꪮꪉ ꪼꪒ꫁ ꪎꪱꪥ ꪎꪮꪒ ꪵꪎꪫ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꫃ꪄꪙ ꪄꪱꪥ꪿ ꪨꪱꪥ ꪕꪱꪉ ꪎꪱꪥ ꫜ ꪶꪩꪉ ꪬꪱ ꪙ꫁ꪾ ꪫꪉꪰ ꪨꪺꪉ ꫃ꪜꪙ ꪕꪱ꪿ 160- ꪎꪱꪥ ꫜ ꪶꪩꪉ ꪎꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪻꪙ ꪹꪖꪙ꪿ ꪬꪱ ꪀꪙꪲ ꪣꪮꪙ ꪬꪱ ꪎꪉꪰ ꪄ꪿ꪾ ꪎꪱꪥ ꪣꪚꪴ ꪙꪾ ꪖꪮꪉ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪔꪱꪫ꪿ ꪁꪙꪳ ꫃ꪀꪫꪥ ꪕꪫꪸ ꪬꪱ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪹꪘꪷꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪎꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪫꪱꪉ ꪹꪎꪱ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪶꪒꪉ ꪒꪱꪙ꪿ ꪝꪴ ꪹꪄꪱ 165- ꪩꪮꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪣꪲ ꪬꪱ ꪼꪒ꫁ ꪻꪚ ꪜꪱꪥ ꪑꪮꪒ ꪮꪮꪙ꪿ ꪣꪱ ꪮꪮꪥ꪿ ꪹꪝ꫁ ꪀꪙꪲ ꪄꪮꪥ꪿ ꪒꪮꪣ ꫃ꪫꪙ ꪶꪏꪥ꫁ ꪹꪥꪷ ꪨꪱꪥ ꪫꪽ ꪀꪙꪲ ꪁꪴ꪿ ꪩꪉꪲ ꪊꪮꪣ ꪩꪱꪙ꫁ ꪣꪲ ꪹꪣ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪏꪮꪀ ꪼꪒ꫁ ꪢꪱꪀ ꪼꪣ꫁ ꪻꪙ ꪹꪖꪙ꪿ ꪵꪀꪣ ꪶꪒꪉ ꪻꪚ ꪻꪒ ꪵꪥꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪔꪱꪥ ꪭꪱꪫ꪿ ꪣꪱ ꪔꪱꪉ ꪹꪄꪱ꫁ 170- ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪬꪫꪲ ꪬꪮꪒ ꪼꪬ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪣꪳ꫁ ꪁꪉꪴ ꪄꪷ꫁ ꪨꪱꪀ ꪹꪨꪉ

68

ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪊꪉꪲ ꪬꪱꪀ ꪶꪄꪣ ꪶꪄꪙ꪿ ꪁꪉꪲ ꪀꪱꪙ ꪶꪏꪥ꫁ ꪙꪲ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪄꪷ꫁ ꪁꪉꪴ ꪶꪙꪥ꫁ ꪁꪳ ꪒꪉ꪿ꪰ ꫃ꪎꪙ ꪔꪱꪥ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪵꪚꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪜꪱꪉ ꪙꪲ꫁ ꫛ ꪚꪮꪒ ꪁꪉꪴ ꪻꪊ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꫛ ꪔꪱꪥ ꪊꪉꪲ ꪼꪜ꪿ ꪹꪬꪉꪷ ꪹꪩꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪁꪙꪳ ꪼꪒ꫁ 175- ꪕꪀꪴ ꪄꪮꪒ ꪄꪷ꫁ ꪔ꪿ꪷ ꪡꪱ꫁ ꪎꪮꪉ ꪹꪩꪱ꪿ ꫃ꪕ ꪨꪱ ꪫꪙꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪡ꫁ꪱ ꪹꪗꪷꪙ ꪨꪉꪲ ꪹꪚꪱ꫁ ꪨꪷ꪿ ꪎꪷ ꪕꪷ꪿ꪷ ꪔꪱꪥ ꪚꪙ꪿ꪸ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪩꪱꪉ ꪶꪄꪣ ꪎꪷ ꪵꪖꪙ ꪹꪘ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥ ꪠꪉꪴ ꪄꪮꪥ꫁ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪖꪙ ꪫꪙꪸ ꪩꪙꪸ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꪠꪉꪴ ꪙꪮꪥ꫁ 180- ꪕꪱꪙ꪿ ꪁꪷ꫁ ꪉꪙꪲ ꪄꪮꪒ ꪖꪮꪥ꫁ ꪹꪎꪱ ꪹꪫꪱ꫁ ꫃ꪁꪣ ꪶꪕꪀ ꪘꪷ ꪥꪮꪉ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪱꪥ ꪅꪮꪉ ꪻꪬ꫁ ꪹꪗꪷꪙ ꪨꪉꪲ ꪶꪩꪉ ꪋꪮꪥ꪿ ꪜꪺ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪶꪀꪣ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪎꪱ ꪙꪱ ꪑꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪙꪱꪉ ꪹꪘꪱ꫁ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪊꪮꪣ ꪊꪉ꪿ꪲ ꪚꪙꪴ ꪀꪮꪒ ꪹꪘꪱ꫁ ꪠꪺ ꪕꪱꪫ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪣꪲ ꪖꪱꪥ 185- ꪠꪉꪴ ꪙꪱꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪫꪱꪙ ꪀꪽ ꪵꪘ ꪀꪱꪫ꪿ ꪣꪲ ꪹꪣ꪿ ꪚꪙꪴ ꪼꪖ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪣꪽ ꪵꪣꪙ꪿ ꪶꪔꪙ ꪋꪱꪥ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪹꪭꪱ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪜꪺ ꪘꪺꪥ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪣꪲ ꪹꪣ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪔꪱꪥ ꪣꪸꪙ꫁ ꪒꪚꪾ ꪩꪱꪒ ꪎꪸ ꪒꪱꪥ ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪑꪉꪰ ꪻꪐ꪿ ꪚꪱꪙ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪥ ꪹꪣ ꪘꪱ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ 190- ꪣꪲ ꪹꪣ꪿ ꫃ꪫꪙ ꪄꪱꪙ ꪡꪱ꫁ ꪵꪙꪙ ꪨꪱ ꫃ꪎꪙ ꪖꪮꪥ꪿ ꪎꪉꪲ ꪼꪖ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪽ ꪵꪣꪙ꪿ ꪶꪔꪙ ꪑꪉꪲ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪡꪮꪉ ꪜꪙ꪿ꪸ ꪼꪁ꫁ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪻꪒ ꪙꪱ

69

ꪏ꫁ꪾ ꪔꪣꪳ꪿ ꪄ꫁ꪷ ꪁꪉꪴ ꪶꪙꪥ꫁ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪅꪱ ꪻꪊ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪻꪠ ꫃ꪬꪙ ꪎꪉꪲ ꪎꪉꪰ ꪚꪮꪒ ꪡꪱꪉ ꫃ꪜꪙ ꪭꪱꪥ꫁ 195- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪭꪱꪣ ꪣꪒꪰ ꪼꪒ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪣꪳ꫁ ꪩꪙꪸ ꪹꪀꪷꪒ ꪎꪉꪲ ꪣꪱ ꫃ꪜꪙ ꪋꪱꪥ ꪙꪮꪥ꫁ ꪬꪴ ꪔꪱ ꪜꪱꪙ ꪻꪠ꪿ ꪩꪱꪉ ꪻꪠ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪝ꪿ꪲ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪱ ꪼꪒ꫁ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪻꪊ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪮꪙ ꪎꪱꪫ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪻꪚ ꪼꪣ꫁ ꪅꪮꪉ ꪚꪱꪙ ꪑꪮꪒ ꪮꪮꪙ꪿ ꪜꪮꪙ꫁ ꪣꪱꪣ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪜꪺ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪔꪱꪣ ꪚꪙꪴ 200- ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪣꪺ ꪻꪊ ꪵꪁꪙ꫁ ꪵꪎꪙ ꪩꪺꪉ ꪘꪀꪰ ꪹꪘꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪫꪱ꪿ ꪹꪭꪱ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪜꪮꪙ꫁ ꪜꪺ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪺꪉ ꪎꪉꪲ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪨꪷ ꪎꪽ ꪻꪒ ꪉꪮꪀ ꪵꪝꪉ ꪚꪱꪙ ꪢꪱ꫁ ꪙꪲ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪎꪉ ꪕ꪿ꪷ ꫃ꪎꪙ ꪚꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪮꪙ ꪵꪁ꪿ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꫃ꪕꪉ ꪬꪺ ꪹꪮꪱ ꪢꪮꪀ ꪹꪢꪤ ꫃ꪥꪒ ꪡꪱ ꪚꪉꪰ ꪼꪜ꫁ 205- ꪝꪱꪥ ꪻꪔ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪮꪱ ꪕꪷ꪿ ꪐꪱ꫁ ꪒꪙꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪔꪱꪉ ꪎꪱꪒ ꪭꪮꪉ ꪨꪉꪰ ꪹꪮꪱ ꪎꪉꪰ ꪣꪱ ꪣꪽ ꪀꪙꪲ ꪋꪮꪥ꪿ ꪵꪭꪉ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪜꪱ ꪚꪴ꪿ ꪚꪮꪙ꫁ ꪶꪔ ꪙꪮꪥ꫁ ꪔꪱꪥ ꪬꪱꪉ꪿ ꪁꪮꪙ ꪵꪀꪫꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪭꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪷ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪜꪮꪉ꪿ ꪼꪩ ꪶꪄꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪵꪬꪉ꫁ ꪬꪮꪒ ꪙꪾ꫁ ꪁꪉꪲ ꪬꪱꪣ꪿ ꪠꪮꪣ ꪹꪨꪉ 210- ꪉꪮꪣ ꪶꪎꪣ ꪏ꫁ꪾ ꪵꪀꪣ ꪶꪝꪉ ꪄꪺ꫁ ꪄꪙꪴ꪿ ꪙꪾ꫁ ꪚꪉꪴ꪿ ꪵꪬꪉ꫁ ꪵꪀꪫꪙ ꪕꪱꪉ꫁ ꪵꪀꪣ ꪵꪒꪒ ꪑꪱꪣ ꪎꪱꪥ ꪩꪮꪙ ꪕꪷ꪿ ꪀꪙꪳ ꪩꪱꪥ ꪙ꫁ꪾ ꪤꪱ ꪻꪊ ꪩꪮꪙ ꪤꪴ꪿ ꪶꪖꪥ ꪙꪱ ꪨꪷ ꪏꪳ ꪼꪒ꫁ ꪁꪙꪳ ꪖꪮꪉ ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪩ ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪹꪨ ꪮꪱꪫ꪿ ꪼꪬ ꫁ꪔꪱ ꪥꪮꪥ꫁ ꪭꪾ ꪋꪣꪴ꪿ ꪮꪙꪳ ꪡꪱ

70

215- ꪩꪮꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪙꪳ ꪩꪱꪥ ꪥꪮꪥ꫁ ꪎꪱꪥ ꪻꪊ ꪩꪮꪙ ꪤꪴ꪿ ꪕꪀꪴ ꪋꪴ꪿ ꪣꪳ꫁ ꪁꪾ ꪹꪄꪱ꫁ ꪮꪒꪳ ꪶꪊꪣ ꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪶꪄꪣ ꪄꪙ꪿ꪳ ꪹꪏꪱ ꫃ꪜꪙ ꪹꪎꪱ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪙ꫁ꪾ ꪭꪳ ꪶꪖꪉ꪿ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪡ꫁ꪱ ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪒꪴ ꪋꪮꪥ꪿ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ 220- ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪎꪉꪲ ꪼꪖ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪭꪳ ꪻꪬ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪚꪱꪙ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪬꪱ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪜꪙꪲ꪿ ꪜꪺ ꪹꪥꪉ꪿ ꪭꪳ ꪣꪲ ꪼꪒ꫁ ꪀꪙꪲ ꪢꪱꪀ ꪼꪣ꫁ ꪭꪳ ꪻꪬ꫁ ꪄꪮꪥ꪿ ꪔꪱꪥ ꪩꪀꪴ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪀꪴ ꪙꪱꪉ ꪊꪱ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪫꪙꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪡꪱ꫁ ꪎꪷ ꪭꪀꪰ ꪻꪬ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪁꪣꪴ꫁ ꪨꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪑꪱ ꪹꪈꪱ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ 225- ꪎꪷ ꪵꪝꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪚꪙꪴ ꪎꪉꪴ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪗꪷꪙ ꪜꪴ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪥꪱ꪿ ꪹꪋ꫁ ꪊꪣꪸ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪩꪱꪉ ꫃ꪕꪉ ꪭꪫꪱꪉ ꪖꪙꪸ ꪀꪱꪀ ꪊꪳ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥ ꪹꪮꪱ ꪄꪮꪥ꫁ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪜꪺ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪘꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪙꪮꪥ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪥꪒꪳ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪡꪙꪴ ꪮꪙꪲ ꪩꪙꪸ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪢꪴ꪿ ꪙꪱꪉ ꪠꪉꪴ ꪙꪮꪥ꫁ 230- ꪖꪮꪥ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪼꪪ꫁ ꪭꪮꪒ ꪡꪱ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪺ꪿ ꪹꪣꪉ ꪶꪚꪙ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪖꪙ ꪁꪷ꫁ ꪉꪙꪲ ꪎꪉꪸ ꪙꪮꪥ꫁ ꪋꪱꪉ ꪶꪄꪣ ꪼꪩ꫁ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪵꪖꪙ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪙꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꪄꪣꪴ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪜꪺ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪵꪕꪙ ꪚꪙꪴ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪋꪱꪥ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪣꪉ ꪚꪱꪙ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪻꪐ꪿ ꪼꪄ ꪋꪣꪴ꪿ ꪢꪱ꫁ ꪶꪖꪀ ꪹꪙ꫁ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪱꪥ 235- ꪶꪔꪙ ꪋꪱꪥ ꪙꪮꪥ꫁ ꪏꪉꪸ ꪪꪽ ꪨꪱꪥ ꪨꪲ꪿ ꪶꪄꪙ ꪄꪱꪫ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪨꪱꪥ ꪹꪥꪉ꪿ ꪩꪮꪉ ꪈꪫꪱꪙ

71

ꪕꪱꪥ ꪪꪽ ꪏ꫁ꪾ ꪫꪽ ꪹꪜꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪊꪀ ꪻꪊ ꪹꪮꪀ ꪭꪴ꫁ ꪕꪫꪸ ꪁꪫꪱ꪿ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪚꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪤꪷ ꪎ꪿ꪷ ꪠꪉꪴ ꪵꪣ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪡꪉꪰ ꪵꪊꪉ꫁ 240- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪕꪀ ꪵꪔ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪻꪐ꪿ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꪵꪣ꪿ ꪁꪷ꫁ ꪹꪋꪱ ꪜꪺ ꪩꪉꪸ ꪨꪱꪥ ꪊꪉꪸ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪶꪔꪙ ꪻꪐ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꫃ꪭ ꪭꪴ꫁ ꪹꪬꪱ꫁ ꪭꪱꪀ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪜꪮꪉ꪿ ꪖꪮꪉ ꪭꪱꪫ꪿ ꪹꪙꪱ ꪶꪒꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪝꪲ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪬꪮꪉ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪔꪱ ꪙꪱꪥ ꪩꪀꪴ ꫃ꪩ 245- ꪭꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪭꪱ ꪬꪱꪀ ꪹꪙꪱ ꪝꪱꪥ ꪝꪲ꫁ ꪵꪀꪣ ꪼꪡ ꪊꪮꪣ ꪒꪱꪙ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪩ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪹꪣꪉ ꪚꪱꪙ꫁ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪭꪳ ꪫꪱ꪿ ꫛ ꪹꪠꪉ ꪻꪒ ꪵꪚꪉ꪿ ꪶꪨꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪱ ꪹꪠꪉ ꪝꪲ꫁ ꪶꪀꪀ ꪀꪮꪙ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪊꪾ ꪋꪽ꫁ ꪵꪙꪫ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪵꪣ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ ꪀꪳ ꪹꪊꪱ꫁ ꪠꪉꪴ ꪛꪱ ꪵꪘ ꪎꪴ꪿ 250- ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪙ꫁ꪾ ꪚꪱ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪣꪀꪴ ꪥꪮꪥ꫁ ꪔꪱ ꪖꪣꪴ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪶꪄꪣ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꫃ꪜꪙ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪣꪉꪳ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪋꪳ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪔ꪿ꪾ ꪙꪮꪥ꫁ ꪭꪱꪉ ꪎ꪿ꪾ ꪄꪙꪴ ꪭꪱꪣ ꪻꪒ ꪙꪱ ꪵꪣꪙ꪿ ꪵꪙꪫ ꪹꪋ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ ꪶꪀꪣ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪳꪙ꫁ ꪹꪣꪉ ꪔꪉ꪿ꪸ ꪊ-ꪾꪜꪲ 255- ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪱ ꪠꪴ ꪹꪣ ꪵꪔꪉ꪿ ꪨꪱ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪹꪣꪉ ꪶꪎꪣ ꪎꪱꪉ꫁ ꪒꪱꪉ ꪵꪔꪉ꪿ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪎꪉꪲ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪵꪠꪉ ꪎꪱꪉ꫁ ꪑꪉꪰ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪔꪙ ꪒꪫꪸ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪶꪎꪣ ꪣꪱꪒ ꪭꪱꪣ ꪻꪙ ꪕꪮꪉ꫁

72

ꪩꪙꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꫜ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪣꪱ ꪙꪱ 260- ꪻꪠ ꫃ꪬꪙ ꪭꪴ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪜꪫꪲ ꪶꪠꪉ ꪭꪮꪒ ꪒꪲ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪵꪀꪫ꫁ ꪉꪮꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪜꪺ ꪻꪠ꪿ ꪣꪮꪙ ꪬꪱ ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪒꪲ ꪨꪱꪥ ꪊꪉꪰ꪿ ꪹꪮꪱ ꪕ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪱ꫁ ꪹꪙꪱ ꪵꪎꪉ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪏꪮꪙ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪣꪸ ꪜꪱꪥ ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꫃ꪜꪙ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪮꪱꪙ ꪚꪮꪒ ꪡꪱꪉ ꪔꪱꪉ ꪭꪱꪥ꫁ 265- ꪟꪥꪸ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪄꪙ ꪋꪉꪰ ꪩꪙꪸ ꪘꪱꪥ꪿ ꪹꪮꪙ ꪶꪎꪉ꪿ ꪎꪸ ꪕ꪿ꪲ ꪝꪱꪥ ꪹꪠꪉ ꪝ꫁ꪲ ꪑꪱꪣ ꪀꪮꪙ꪿ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪱ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪏꪮꪙ꫁ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪣ꪿ ꪀꪮꪙ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪕꪱꪫ꫁ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪭꪱꪣ ꪖꪱꪥ ꪨꪱꪥ ꪑꪱꪣ ꪩꪙꪸ ꪹꪀꪷꪒ ꪎꪉꪲ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪶꪎꪣ ꪎꪱꪉ꫁ ꪵꪕ꫁ ꪙꪱ ꪭꪱꪫ꪿ ꪤꪴ꪿ ꪬꪱꪫ꫁ ꪒꪮꪣ ꪣꪳ꫁ ꪁꪾ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪚ꪿ꪱ ꫃ꪬꪙ 270- ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪎꪉꪲ ꪹꪀꪷꪒ ꪣꪱ ꪶꪄꪣ ꪁꪮꪥ꫁ ꪭꪀꪰ ꪹꪭꪷꪥ ꪠꪴ ꪁꪷ꫁ ꪩꪮꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪉ꫁ꪲ ꪹꪀꪙ꪿ ꪹꪥꪙ꫁ ꪜꪺ ꪜꪙ꪿ꪲ ꫃ꪕꪉ ꪶꪄꪣ ꪹꪮꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪑꪉꪰ ꪵꪎꪒ ꪹꪎꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪩꪱꪉ ꫛ ꪄꪷ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪒꪚꪾ ꪭꪷ꫁ ꪩꪮꪙ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪚꪱꪙ ꫃ꪜꪙ ꪹꪥꪉ꪿ ꪠꪉꪴ ꪩꪱꪙ ꪼꪣ꫁ ꪻꪙ ꪶꪒꪉ ꪵꪀꪣ ꪹꪖꪙ꪿ 275- ꪨꪱꪥ ꪄꪺꪚ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪜꪲ ꪡꪱ꫁ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪩꪾ ꪙꪽ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪩꪺꪉ꪿ ꪀꪙꪲ ꪎꪉꪰ ꪎꪺꪙ꪿ ꪑꪉꪰ ꪵꪠꪉ ꪩꪱꪙ꫁ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪠꪙ ꪎꪺꪥ꪿ ꪀꪱꪙ꫁ ꪹꪢꪥ ꪥꪮꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪬꪱꪀ ꪚꪱꪙ ꪹꪩꪷꪉ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪀꪴ ꪎꪉꪲ ꪣꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪒꪫꪸ ꪙꪮꪥ꫁ ꪀꪙꪲ ꪖꪒꪴ ꪐꪱ꫁ ꪑꪮꪒ ꪼꪣ꫁ ꪩꪙꪸ ꪼꪒ꫁ ꪄꪮꪥ꪿ ꪔꪱꪥ 280- ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪜꪺ ꪣꪉꪳ ꪁꪳ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪒꪫꪸ ꪀꪉ꪿ꪲ ꪥꪮꪥ꫁ ꪀꪷ ꪼꪣ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ

73

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪡꪉꪰ ꪵꪣ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪅꪀꪰ ꪼꪅ꫁ ꪉꪙꪲ ꪶꪕꪀ ꪡꪙꪴ ꪻꪊ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪀꪴ ꪣꪽ ꪤꪴ꪿ ꪕꪽ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪹꪕ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪔ꪿ꪷ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪔꪙ ꪩꪀꪴ ꪑꪱ ꪼꪜ ꪭꪀꪰ ꪹꪭꪷꪥ ꪨꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪉ ꪒꪀꪰ ꪼꪀ ꪥꪱꪙ꪿ ꪝꪴ ꪶꪒꪉ ꪄꪽ꫁ 285- ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪊ꪿ꪲ ꪶꪩꪉ ꪹꪣꪉ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪣꪽ ꪎꪱꪣ ꫃ꪫꪙ ꫃ꪭ ꪜꪮꪉ꪿ ꪩꪚꪸ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪺꪥ꫁ ꪵꪔ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪶꪕꪉ꪿ ꪙꪱ ꪄꪫꪱꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪱꪙ ꪣꪲ ꪐꪱ꪿ ꪕꪲ꪿ ꪻꪒ ꪔꪱ ꪫꪱ꪿ ꪕꪱꪉ ꪒꪀꪰ ꪼꪀ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪻꪒ ꪀꪫꪒꪸ ꪕꪫꪸ ꪖꪮꪉ ꪼꪒ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪀꪮꪒ ꪮꪣꪴ꫁ ꪹꪮꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪼꪬ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ 290- ꪀꪴ ꪨꪷ ꪹꪋꪱ ꪕ꪿ꪷ ꪵꪝꪉ ꪒꪫꪸ ꪔꪱꪥ ꪬꪱꪉ꪿ ꪶꪒꪉ ꪵꪁ꪿ ꪼꪡ ꪵꪀꪣ ꪉꪫꪱꪉ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪨꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪄꪱꪙ ꪵꪣ꪿ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪎꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪙꪱ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ ꪤꪴ꪿ ꪡꪉꪰ ꪁꪮꪉ ꪖꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪙꪷ ꪋꪮꪣ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪒꪺꪙ꪿ ꪩꪱ ꪼꪜ ꪕꪱꪉ ꪼꪀ ꪼꪒ꫁ ꪨꪱꪥ ꫃ꪫꪙ ꪙꪱꪙ ꪜꪮꪉ꪿ 295- ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪠꪱꪥ꫁ ꫜ ꪹꪋꪱ꫁ ꪖꪮꪉ ꪒꪱꪫ꫁ ꪙꪱ ꪄꪫꪱꪉ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪕꪱꪉ ꪨꪺꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪥꪴ ꪼꪔ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪚꪱ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪎꪱ ꪔ꪿ꪷ ꪹꪁꪷ ꪹꪊꪷꪥ ꪚꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪀꪱꪥ ꪙꪱ ꪣꪱ ꪮꪮꪀ ꪹꪖꪷꪉ ꪢꪴ꪿ ꫛ ꪹꪎꪱ ꪮꪙꪲ꫁ ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪬꪷ꫁ ꪨꪱꪥ ꪎꪚꪲ ꪔ꪿ꪷ ꪎꪱꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪩꪱꪙ 300- ꪉꪙꪲ ꪕꪷ꪿ ꪶꪭ꪿ ꫝ ꪔꪮꪉ꫁ ꪀꪱꪉ ꪕꪱꪉ ꪊꪫꪸ ꪏꪱ꪿ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪚꪾ ꪁꪉ꪿ꪰ ꪬꪽ꫁ ꪜꪱꪀ ꪝꪮꪉ꫁ ꪔꪷ꪿ ꪎꪱꪉ꪿ ꪀꪱꪉ ꪙꪱ ꪹꪎꪱ ꫃ꪬꪙ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪖꪱꪣ ꪖꪮꪥ꫁ ꪖ꪿ꪲ

74

ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱꪫ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪙꪱ ꪣꪱꪉ꪿ ꪻꪒ ꪣꪱ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪭꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪔꪙ ꪒꪫꪸ ꪠꪱꪥ꫁ ꪕꪱꪉ ꪼꪀ ꪹꪒꪷꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪩ 305- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪙ ꪔꪮꪚ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪶꪔꪙ ꪋꪱꪥ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪲ ꪤꪾ ꪖꪮꪥ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪀꪮꪉ꫁ ꪅꪺꪉ ꪡꪱ꫁ ꪹꪭꪙ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪨꪷ꪿ ꪙꪱ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪮꪚ ꪔꪽ ꪄꪒꪰ ꪕꪱꪉ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪽ꫁ ꪣꪽ ꪠꪒꪲ ꪀꪱꪥ ꪬꪴ ꪠꪴ ꪼꪩ 310- ꪣꪉꪳ ꪁꪷ꫁ ꪋꪷ꫁ ꪖꪀꪳ ꪘ꫁ꪲ ꫃ꪜꪙ ꪶꪏꪥ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪻꪎ꪿ ꪄꪽ ꪁꪱꪥ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪵꪭꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪚꪲ ꪖꪉꪸ ꪋꪺꪚ ꪭꪫꪱꪥ ꪄꪙꪸ ꪄꪱ꫁ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪠꪴ ꪜꪒꪰ ꪻꪬ꫁ ꪬꪱꪚ ꪶꪏꪥ꫁ ꪣꪉꪳ ꪬꪮꪙ꪿ ꪑꪉꪰ ꪖꪉꪸ ꫃ꪜꪙ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪉꪸ ꪮꪮꪙ꪿ ꪎꪴ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪬꪮꪙ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪋꪒꪸ ꪭꪱꪥ꫁ ꪶꪜꪉ ꪕ꪿ꪷ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪥ ꪎꪉꪰ ꪙꪱ 315- ꪼꪈ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪴ ꪑꪉꪰ ꪋꪮꪉ꫁ ꪕꪱꪥ ꪼꪬ ꪶꪝꪙ꫁ ꪵꪠꪚ ꪀꪴ ꪭꪳ꫁ ꪹꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪬꪽ ꪎꪱꪉ꪿ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪔ꪿ꪷ ꪋꪮꪥ꫁ ꪒꪺ ꪵꪄꪉ꪿ ꪼꪫ ꪹꪨꪱ ꪀꪮꪙ꪿ ꪙꪱ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪎꪺ ꪻꪬ꫁ ꪭꪫꪱꪥ ꪄꪙꪲ ꪄꪱ꫁ ꪀꪫꪒꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ ꪋꪳ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪵꪝ꫁ - ꪎꪴ ꪶꪙꪚ ꪁꪾ ꪀꪙꪲ ꫃ꪕꪉ ꪣꪺꪙ ꪄꪮꪉ ꪎꪉꪲ꪿ ꪎꪉꪰ ꪣꪮꪚ ꪫꪙꪸ ꪣꪱ ꪻꪬ꫁ ꪀꪴ ꪼꪩ 320- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪮꪉ ꪊꪱ ꪹꪫꪱ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪫꪸ ꪤꪱꪫ ꪹꪄꪱ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪔꪀꪴ ꪹꪕꪷꪙ꫁ ꪔꪷ꪿ ꪎꪱꪉ꪿ ꪎꪱꪣ ꪶꪭꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪉ ꪹꪎꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪎꪺ ꪶꪖꪥ ꪐꪱ꪿ ꪜꪒꪰ ꪵꪄꪉ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪱꪣ ꪭꪸ꫁ ꪎꪱꪣ ꪖꪱ꪿ ꪔꪲ ꪁꪲ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪤꪱꪣ꪿ ꪼꪫ ꪼꪬ ꪶꪝꪙ꫁

75

325- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪙꪚ ꪚꪱꪒ ꪼꪪ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪀꪾ꫁ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪮꪱ ꪣꪱ ꫃ꪕꪉ ꪜꪱ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪁꪾ ꪀꪙꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪕꪮꪙ꫁ ꪖꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꫃ꪢꪒ ꪵꪩꪫ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪎꪉꪰ ꪑꪉꪰ ꪕ꪿ꪷ ꪵꪅꪫꪉ ꪚꪱꪉ ꪹꪎ꫁ ꪕꪣꪸ ꪶꪔꪙ ꪄꪮꪉ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪬꪮꪒ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪒꪰ ꪕꪮꪉ꫁ ꪩꪙꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꪁꪙꪳ ꪒꪱꪥ 330- ꪄꪮꪉ ꪀꪙꪲ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱ꪿ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꫛ ꪏꪱꪫ ꪬꪱ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪝꪱ ꪬꪱꪚ ꪬꪲꪫ꫁ ꪹꪮꪱ ꪩꪮꪙ꫁ ꪡꪽ ꪔꪱꪫ꪿ ꪠꪙꪲ ꫟ ꪄꪙꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪵꪭꪉ ꪝꪉꪸ ꪋꪱꪉ꫁ ꪡꪱꪥ ꪎꪱꪣ ꪶꪔ ꪖꪱꪫ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉꪰ꪿ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪶꪒꪉ ꪹꪖꪙ꪿ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꪕꪱꪉ ꪼꪜ ꪄꪽ꫁ ꪎꪱꪣ ꪫꪽ ꪣꪱ꫁ ꪖꪚꪲ 335- ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪡꪽ ꪭꪚꪲ ꪠꪱꪥ꫁ ꪶꪒꪉ ꪹꪋꪱ꫁ ꪶꪩꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪄꪙꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪫꪸ ꪡꪽ ꪡꪱꪫ꫁ ꪁꪳ ꪜꪙꪳ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪠꪉ ꪙꪽ꫁ ꪹꪋꪷ ꪕꪉ꪿ꪸ ꪑꪱꪣ ꪎꪱꪥ ꪔꪱ ꫃ꪫꪙ ꪋꪮꪥ꫁ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꪹꪚꪉ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪵꪣ꪿ ꪁꪷ꫁ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪵꪩ ꪖꪱ꫁ ꪶꪬꪉ꪿ ꪬꪱ ꪀꪱꪥ ꪙꪱ 340- ꪊꪮꪣ ꪵꪝꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪅꪱ ꪻꪊ ꪢꪮꪣ꫁ ꪢ꪿ꪷ ꪫꪽ ꪔꪾ꪿ ꪋꪮꪥ꫁ ꪄꪙꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪱꪙ ꪻꪊ ꪶꪋꪣ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪖꪉ ꪖꪱꪫ꫁ ꪝꪮꪣ꫁ ꪶꪣꪉ꪿ ꪨꪀꪰ ꪉꪮꪙ ꪈꪫꪱꪙ ꪵꪕ꫁ ꪙꪱ ꪋ꪿ꪾ ꪫꪱ꪿ ꪁꪉꪲ ꪑꪉꪰ ꪙꪮꪥ꫁ ꪝꪱꪥ ꪻꪊ ꪹꪬꪷꪙ ꪊꪉꪴ꪿ 345- ꪶꪀꪉ ꪵꪭꪉ ꪘꪴ꫁ ꪜꪺ ꪩꪸꪉ꫁ ꪀꪱꪉ ꪔꪷ꪿ ꪹꪑꪷ ꪹꪮꪷꪙ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪣꪉ ꪚꪱꪙ ꪀꪱꪉ ꪔ꪿ꪷ

76

ꪹꪢꪷꪙ ꪹꪥꪉ꪿ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪮꪣ꪿ꪲ ꪕꪮꪉ꫁ ꪩꪮꪉ ꪵꪊꪉ꫁ ꪶꪖꪉ꪿ ꪹꪨꪱ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪚꪙꪴ ꪼꪢ ꪼꪒ꫁ ꪼꪬ ꪹꪉꪷꪙ ꪝꪉꪸ ꪄꪳ꪿ ꪜꪱꪙ ꪒꪉꪰ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪄꪲ꪿ ꪋꪱꪉ꫁ ꪹꪙꪱ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪨꪉꪰ ꪶꪭꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ 350- ꪕꪱꪉ ꫜ ꪹꪮꪷꪙ ꪵꪙꪙ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꫃ꪕ ꪨꪱ ꪡꪱ꫁ ꪋꪮꪥ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪶꪄꪙ꪿ ꪶꪄ꫁ ꪅꪮꪣ꪿ ꪭꪱꪥ꫁ ꪵꪖꪙ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪹꪥ ꪹꪮꪱ ꪹꪮꪷꪙ ꪵꪖꪙ ꪀꪴ꫁ ꪉꪺꪣ ꪚꪉꪰ ꪫꪱꪙ꫁ ꪄꪺꪚ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪲ ꪕ꪿ꪲ ꪉꪮꪥ ꪻꪊ ꪻꪠ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪙꪴ ꪉꪱꪣ ꪝꪷ꫁ ꫃ꪫꪙ ꪒꪲ ꪤꪱꪫ꫁ ꪤꪴ꪿ 355- ꪨꪱ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪨꪱꪥ ꪣ ꪳ꫁ꪻꪎ ꪕꪉ꪿ꪸ ꪫꪉꪰ ꪮꪱꪙ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪹꪖꪷꪉ ꪫꪽ ꪬꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪎꪷ ꪼꪜ꪿ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪛꪱ ꪵꪣ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪎꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪮꪥ꪿ ꪹꪙꪱ ꪒꪲ ꪣꪱꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꪁꪮꪉ ꪖꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪙꪷ ꪩꪀꪴ ꪊ꪿ꪲ ꪼꪜ ꪎꪱꪫ꪿ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪲ ꪕꪱꪉ ꪜꪱꪉ ꪹꪝ꫁ 360- ꪣꪲ ꪹꪕ꪿ ꪠꪺꪉ ꪼꪢ ꪼꪒ꫁ ꪥꪮꪉ ꪎꪉꪰ ꪭꪳ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪢꪴ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪱ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪩꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪵꪣ꪿ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪉꪴ ꪛꪱ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪱ ꪎꪮꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪮꪥ꪿ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪒꪴ ꪮ꪿ꪲ ꪹꪏꪉ꫁ ꪻꪒ ꪵꪩ ꪹꪙꪷ 365- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪡꪉꪰ ꪖꪲ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪒꪺꪙ꪿ ꪩꪱ ꪼꪜ ꪨꪱꪥ ꪥꪱꪙ꪿ ꪠꪱꪥ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪶꪒꪉ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪼꪡ ꪄꪫꪸ ꪩꪫꪲ ꫟ ꪄꪱꪣ꫁ ꪁꪮꪙ ꪼꪀ ꪨꪱꪥ ꪜꪮꪉ꪿ ꪩꪙꪸ ꪭꪮꪒ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꫛ ꪔꪮꪣ ꪹꪨ꫁ ꪀꪱꪉ ꪙꪱ ꪨꪱꪥ ꪭꪮꪥ꫁

77

370- ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪉꪸ ꪮꪽ꪿ ꪶꪮ꫁ ꪭꪳꪙ꫁ ꫟ ꫃ꪔꪣ ꪶꪕꪉ ꪙꪱ ꪄꪫꪱꪉ ꫛ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪹꪨꪣ꪿ ꪼꪨ ꪹꪥꪉ꪿ ꪝꪉꪳ ꪵꪣꪉ ꪹꪚ꫁ ꪹꪎ꫁ ꪙꪉꪴ꪿ ꪩꪺꪙ꫁ ꪒꪾ ꪒꪮꪙ꪿ ꪎꪮꪙ ꪩꪮꪙ ꪶꪎꪙ ꫟ ꪵꪮꪫ꫁ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪜꪱꪙ ꪵꪮꪙ꪿ ꪀꪮꪉ ꪕ꪿ꪷ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪢꪺ꫁ ꪵꪫꪙ꪿ ꫟ ꪒꪴ ꪁꪫꪱꪥ 375- ꪨꪱꪥ ꫛ ꪖꪲ ꪵꪮꪙ꪿ ꪩꪱ ꪶꪔ ꪬꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪣꪲ ꪋꪱꪉ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪤꪮꪙ꫁ ꪤꪽ꪿ ꪊꪺꪉ ꪕꪮꪉ ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪉꪺ ꪁꪫꪱꪥ ꪭꪮꪉ꫁ ꪜꪱꪙ ꪶꪠꪙ ꫃ꪘꪙ꫁ ꪬꪱ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪣ ꪎꪫ꪿ꪸ ꪹꪭꪱ ꪵꪀꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪮꪱ ꪵꪯꪙ꫁ ꪖꪲ ꪵꪄꪉ꪿ ꪵꪭꪉ ꪀꪽ ꪒꪴ ꪶꪯ 380- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪭꪙ꫁ ꪎꪮꪉ ꪕꪱꪉ ꪊꪱꪫ ꪔ꪿ꪷ ꪕꪱꪫ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪵꪝ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪊꪣꪸ ꪏꪙꪳ ꪹꪩꪱ ꪎꪱꪣ ꪹꪕꪷꪙ꫁ ꪕꪱꪉ ꪎꪴ ꪎꪺ ꪖꪮꪥ꪿ ꪎꪴ ꪬꪱꪀ ꪠꪱꪥ꫁ ꪶꪙꪚ ꪼꪩ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪉ꪿ ꫛ ꪻꪒ ꪬꪺ ꪻꪠ ꪻꪬ꫁ ꪹꪮꪱ ꪣꪱ ꪘꪷ ꪄꪴ 385- ꪎꪴ ꪬꪱꪀ ꪵꪝ꫁ ꪣꪀꪰ ꪮ꪿ꪲ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪎꪴ ꪬꪱꪀ ꪭꪫꪱꪥ ꪶꪔꪙ ꪀꪴ ꪣ꪿ꪷ ꪁꪉꪲ ꪩꪱꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪋꪫꪲ꫁ ꪵꪠꪚ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪖꪉꪸ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪀꪫꪒꪸ ꪔꪱꪙ꫁ ꪊꪱꪫ ꪵꪭꪙ꫁ ꪩꪙꪸ ꪹꪄꪱ꫁ ꪔꪷ꪿ ꪎꪱꪙ ꪹꪕꪷꪙ ꪕꪱꪉ ꪻꪒ ꪊꪉꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪣꪲ ꪵꪭꪉ ꪵꪝ꫁ 390- ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪵꪖꪙ ꪻꪐ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪘ ꪡꪱ꫁ ꪑꪉꪰ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꫛ ꪶꪄꪣ ꪑꪉ ꪰꪻꪊ ꪥꪱꪫ ꪮꪉ꪿ꪲ ꪒꪴ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥ ꪹꪮꪱ ꪕꪱꪫ꫁

78

ꪋꪾ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪮꪮꪙ꪿ ꪔꪺꪥ꫁ ꪬꪱꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪭꪉ ꪀꪱ꫁ ꪵꪀ꪿ ꪵꪄꪉ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪎꪺ ꪕꪱꪫ꫁ ꪎꪷ ꪵꪎꪒ ꪥꪮꪣ ꪹꪎꪉ ꪹꪎꪱ ꪙꪱ ꪹꪎꪱ ꪫꪱ꪿ ꪠꪴ ꪊꪲ꪿ ꪎꪷ ꪜꪽ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪄꪮꪉ ꪖꪮꪉ꪿ 395- ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪠꪴ ꪵꪮ꪿ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪔꪷ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪩ ꪩ꪿ꪾ ꪨꪱꪥ ꪩꪱꪉ ꪹꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪊꪱ ꪼꪫ ꪨꪲꪙ꫁ ꪋꪴ ꪨꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪻꪢ꪿ ꪻꪠ ꪬꪱꪀ ꪵꪝ꫁ ꪨꪱꪥ ꪖꪱ꪿ ꪹꪭꪱ ꪁꪮꪥ꪿ ꪵꪥꪉ ꪒꪴ ꪻꪠ ꪖꪉꪸ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪚꪱ꪿ ꪄꪱꪙ ꪔ꪿ꪷ ꪵꪭꪉ ꪔꪲ ꪵꪘꪙ꫁ ꪜꪒꪰ ꪠꪀꪴ ꫃ꪘꪙ꫁ ꪬꪺ ꪼꪫ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪐꪉꪰ ꪖꪉꪸ ꪻꪒ ꪙꪱ 400- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪝꪮꪣ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪫꪸ ꪬꪽ ꪵꪄꪉ꪿ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪹꪕ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪹꪮꪱ ꪖꪺꪙ꫁ ꫃ꪢꪒ ꪄꪮꪉ ꪊꪉꪲ ꪙꪱ ꪹꪕ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪱ ꪁꪹꪫꪱꪣ ꪕꪀꪴ ꪄꪮꪒ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪔꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ - ꪎꪴ ꪵꪝ꫁ - ꪀꪴ ꪊꪉꪰ꪿ ꪭꪫꪱ ꪄꪙꪳ ꪎꪴ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪵꪩꪫ꫁ ꪒꪺ ꪼꪫ ꪀꪱꪙ ꪻꪢ꪿ 405- ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪨꪷ ꪻꪎ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪖꪱ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪼꪒ꫁ ꪖꪮꪒ ꪄꪮꪉ ꪁꪙꪳ ꪭꪴ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪼꪫ ꪹꪨꪱ ꪔꪀꪴ ꪵꪒꪉ꪿ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪄꪙ ꪵꪄꪫ꪿ ꪩꪮꪉ ꪶꪖꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪉ ꪹꪎꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪶꪨꪣ ꪎꪺ ꪖꪮꪥ꪿ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪏ꫁ꪾ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪩꪀꪰ ꪹꪫꪱ꫁ ꪶꪎ ꪨꪀꪰ ꪶꪭꪣ ꪀꪽ 410- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪒꪫꪸ ꪣꪽ ꪬꪮꪙ꪿ ꪵꪄꪉ ꪩꪙ꪿ꪳ ꪵꪭꪉ ꪹꪒꪷꪣ ꪵꪝ꫁ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪒꪫꪸ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪣꪲ ꪀꪺ ꪎꪉꪰ ꫃ꪩ ꪹꪭꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪉꪲ ꪵꪕꪙ ꪹꪄꪱ꫁ ꪨꪱꪥ ꫛ ꪬꪽ ꪔ꪿ꪷ ꪨꪷ ꪀꪫꪒꪸ ꪜꪾ꫁ ꪣꪽ ꪶꪩꪣ꫁ ꪑꪱ ꪜꪮꪥ꪿ ꪚꪺꪉ ꪁꪙꪳ

79

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪝꪮꪣ꫁ ꪵꪕꪙ ꪚꪉꪲ ꪨꪣꪴ꫁ ꪔꪷ꪿ 415- ꪉꪲꪙ ꪕꪷ꪿ ꪭꪙ꫁ꪳ ꫟ ꪡꪮꪙ꫁ ꪎꪉꪸ ꪵꪄꪀ ꪙꪽ ꪊꪫꪸ ꪣꪲ ꫛ ꪭ꫁ꪳ ꪬꪽ ꪶꪔ ꪩꪽ ꪶꪜꪒ ꪄꪽ ꪩꪴ꪿ ꪋꪲ ꪹꪒꪷꪣ ꪹꪄꪱ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪹꪩꪱ꪿ ꪵꪀ꫁ ꪡꪒꪰ ꪹꪎ꫁ ꪖꪮꪉ ꪹꪙ꫁ ꪩꪉꪰ ꪹꪮꪷꪀ ꪎꪲ ꪶꪏꪙ ꪣꪲ ꫛ ꪵꪩꪫ꫁ ꪀꪾ ꪜꪽ꫁ ꪔꪲ ꪒꪙꪲ ꪔꪽ ꪔꪉꪳ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪵꪄꪀ ꪵꪠ꫁ ꪮꪺꪀ ꪝꪮꪉ꫁ ꪑꪱ ꪤꪱꪙ꫁ ꪶꪒꪙ ꪒꪫꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪲ 420- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪜꪫꪸ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪉꪙꪲ ꪋꪒꪸ ꪡꪙꪴ ꪻꪊ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪳ ꪚꪱꪥ ꪵꪀ꫁ ꪵꪅꪫꪉ ꪚꪱꪉ ꪨꪴꪙ꫁ ꪋꪀꪰ ꪩꪴ꪿ ꪡꪀꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪔꪀꪴ ꪹꪕꪷꪙ꫁ ꪏꪾ ꪔ꪿ꪷ ꪶꪏꪙ ꪀꪽ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪉ ꪹꪎꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪽ ꪶꪩꪉ ꪄꪫꪱꪉ ꪄꪺꪥ꪿ ꪭꪮꪉ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪬꪱ ꪡꪱ꫁ ꪏꪕꪴ꪿ ꪵꪀꪣ ꪏꪱꪥ 425- ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪎꪱ ꪑꪮꪚ ꪻꪊ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪭꪉ ꪬꪫꪲ ꪭꪮꪉ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪬꪉ꪿ꪸ ꪎꪱꪉ꫁ ꪨꪽ ꪶꪩꪣ꫁ ꪀꪉ꫁ꪲ ꪹꪀꪀ ꫃ꪜꪙ ꪶꪝꪉ ꫛ ꪭꪳ꫁ ꪚꪙꪲ ꪔꪱꪉ꪿ ꪬꪱꪥ ꪀꪉ꪿ꪳ ꪶꪩꪉ ꪊꪾ ꪬꪺꪥ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪵꪩꪙ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪩꪲ꫁ ꪩꪚꪾ ꪜꪮꪣ ꪔꪱꪥ ꪁꪷ꫁ ꪣꪲ ꪣꪲ ꫛ ꪹꪣꪱ ꪎꪽ꪿ ꪎꪱꪥ ꪩꪚꪾ ꪙꪮꪙ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪉ꫁ 430- ꪠꪴ꫁ ꪶꪔꪀ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪮꪉ꪿ ꪁꪱꪉ꫁ ꪮꪱ꫁ ꪉꪱꪚ ꪉꪮꪥ ꪄꪣꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪲ ꪠꪴ꫁ ꪵꪩꪙ꪿ ꪶꪩꪣ꫁ ꪀꪲꪉ꫁ ꪚꪺꪀ - ꪠꪴ꫁ ꪩꪲ꫁ ꪹꪀꪀ ꪶꪝꪉ ꪵꪨꪫ ꪁꪷ꫁ ꪣꪲ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪉꪸ ꪹꪎꪱ ꪼꪬ꫁ ꪵꪯꪫ ꫟ ꪡꪉꪴ꫁ ꪠꪱꪀ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪊꪺꪚ ꪡꪱꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪕꪮꪒ ꪼꪏ꫁ ꪔꪙꪲ ꪁꪷ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪼꪒ꫁ ꪵꪖꪙ ꪫꪙꪸ ꪁꪴꪣ꫁ ꪋꪮꪥ꪿ 435- ꪻꪬ꫁ ꪄꪮ꪿ꪥ ꪜꪮꪉ꫁ ꪅꪮꪣ꪿ ꪭꪱꪥ꫁ ꪙꪮꪙ ꪵꪭ꪿ ꪵꪀꪣ ꪶꪒꪉ

80

ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪵꪭꪉ ꪹꪝꪷꪉ ꪋꪱꪉ꫁ ꪡꪱꪥ ꪬꪱꪙ ꪶꪔ ꪖꪱꪫ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪔꪾ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪮꪥ꫁ ꪡꪮꪥ ꪶꪬꪙ ꪎꪺ ꪖꪮꪥ꪿ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪙ ꪶꪙꪚ ꪼꪪ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꫃ꪕꪉ ꪎꪷ ꪫꪙꪸ ꪀꪮꪚ ꪀꪾ ꪹꪋꪉ꪿ ꪶꪭꪣ ꪣꪱ ꪻꪬ꫁ 440- ꪹꪭꪉ꪿ ꪣꪮꪚ ꪘꪱ꫁ ꪶꪑꪣ ꪼꪩ꫁ ꪄꪮꪉ ꪖꪮꪒ ꪣꪱ ꪬꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪋꪣ ꪹꪮꪱ ꪶꪣꪣ꫁ ꪐꪱ꪿ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪚꪱ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪝꪱ ꪵꪎꪚ ꪹꪄꪱ꫁ ꪬꪮꪒ ꪕꪮꪉ꫁ ꪋꪱꪉ ꪶꪕꪀ ꪬꪱ ꪹꪭꪙ 445- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪉꪳ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪹꪎꪱ ꫃ꪬꪙ ꪘꪱ꫁ ꪒꪮꪚ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪠ꫁ ꪖꪱꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪕꪮꪀ ꪎꪉꪸ ꪔꪽ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪁꪾ ꪀꪙꪲ ꪠꪴ ꪎ꪿ꪷ ꪶꪖꪉ ꪕꪀꪴ ꪝꪷ ꪘꪷ ꪝꪮꪣ꫁ ꪏꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪘꪱ꫁ ꪶꪚꪒ ꪢꪮꪣ꫁ ꪣꪱ ꪩꪱ꫁ ꪶꪖꪉ ꪹꪜꪱ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪶꪢꪒ ꪚꪱ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪝꪮꪣ꫁ ꪏꪒꪰ ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪱꪙ 450- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪏꪣꪴ ꪠꪴ ꪹꪠꪱ꫁ ꪒꪴ ꪁꪫꪱꪥ ꪀꪱꪉ ꪶꪕꪉ꪿ ꪶꪩꪒ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪁꪲꪫ꫁ ꪚꪱ꫁ ꫜ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪊꪀꪰ ꪣꪽ ꫃ꪀꪫꪥ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꪩꪮꪒ ꪣꪱ ꪖꪮꪉ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪣꪽ ꪩꪙꪸ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪣ ꪎꪷ ꪔꪷ꪿ ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪔꪀꪴ ꪔ꪿ꪷ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪣꪽ ꪵꪩꪫ꫁ ꪼꪒ꫁ ꪎꪮꪒ ꪶꪭꪣ ꪄꪮꪉ 455- ꪜꪽ ꪣꪽ ꪵꪝ꫁ ꪬꪺꪥ ꪹꪮꪱ ꪎꪸ ꫃ꪢꪒ ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪖꪱꪣ ꪭꪒꪰ ꪖꪮꪥ꫁ ꪵꪮ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪣꪽ ꪤꪴ꪿ ꪹꪠꪉ ꪻꪒ ꪣꪽ ꪫ꪿ꪱ ꪹꪭꪙ ꪀꪴ ꪔꪉ꫁ꪰ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪒꪮꪙ ꪤꪴ꪿

81

ꪯꪳ ꪯꪱ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪫꪱ꫁ ꪤꪾ ꪜꪲꪙ꫁ ꪹꪭꪙ ꫃ꪀꪫꪥ ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪣꪱ ꪔ꪿ꪷ ꪋꪮꪥ꫁ ꪔꪀꪴ ꪵꪒꪉ꪿ ꪎꪮꪉ ꪩꪱꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ 460- ꪹꪕ꪿ ꪀꪮꪙ꪿ ꪬꪽ꫁ ꪠꪴ ꪋꪱ꫁ ꪩꪣꪳ ꪶꪮ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪎꪴ ꪋꪴ ꪻꪒ ꪁꪷ꫁ ꪣꪽ ꪔꪲ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪢꪒ ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪵꪭꪉ ꪢꪉ꪿ꪸ ꪼꪒ꫁ ꪎꪱꪣ ꪭꪮꪥ꫁ ꫛ ꪑꪷ꪿ ꫃ꪭ ꪮꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪉꪴ ꪩꪱꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪻꪊ ꪶꪄꪣ ꫃ꪠꪒ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪔꪱ ꪕꪉꪲ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ 465- ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪣ ꪀꪙꪴ ꪼꪩ꫁ ꪶꪑꪣ ꪬꪺ ꪎꪷ ꪀꪱꪫ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪠꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪩꪉ ꪵꪄꪉ꪿ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪣꪺꪙ꪿ ꪣꪺ꫁ ꪻꪙ ꪶꪕꪉ꪿ ꪒꪴ ꪁꪫꪱꪥ ꪩꪙꪸ ꫃ꪬꪙ ꪋꪱꪥ ꪮꪮꪙ꪿ ꪒꪫꪸ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪣꪱ ꪖꪮꪉ ꪒꪱꪫ꫁ ꪠꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪣꪴ꫁ ꪖꪱꪣ ꪑꪽ꫁ ꪣꪽ ꪤꪴ꪿ ꪕꪽ ꪻꪒ ꪣꪽ ꪫꪱ꪿ ꪹꪭꪙ ꪀꪴ ꪔꪉ꫁ꪰ ꫃ꪕꪉ ꪬꪙꪲ ꪒꪙꪲ ꪤ꪿ 470- ꪠꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪅꪀꪰ ꪁꪫꪲ꫁ ꪣꪽ ꪤꪴ꪿ ꪹꪘꪷꪥ ꪏꪳ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪱ ꪹꪋ ꪮꪲꪙ꫁ ꪕꪚꪾ ꪎꪱꪉ꪿ ꪹꪁꪷ ꪹꪊꪷꪥ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪋꪴ꪿ ꪩꪱꪉ ꪋꪴ꪿ ꪬꪱꪀ ꫃ꪜꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪣꪽ ꪄꪱꪙ ꪵꪝ꫁ ꪠꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪖꪮꪒ ꪻꪬ꫁ ꪣꪽ ꪩꪺꪙ꫁ ꪹꪮꪱ ꪵꪝꪀ ꪁꪾ ꪀꪙꪲ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪉꪙꪲ ꪕꪸꪙ꫁ ꪩꪙꪸ ꪚꪱꪙ ꪔꪱꪙ꫁ ꪎꪉ꪿ꪰ 475- ꪫꪽ ꪝꪀꪴ ꪎꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪔꪱ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪶꪭꪣ ꪶꪕꪉ꪿ ꪒꪴ ꪁꪫꪱꪥ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪋꪱꪥ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪖꪱꪣ ꪎꪷ ꪔꪷ꪿ ꪎꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪀꪴ ꪀꪱꪫ꪿ ꪊꪱ ꪎꪴ꪿ ꪣꪽ ꪊꪉꪲ ꪵꪊꪉ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪟꪥꪸ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪻꪬ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪶꪭꪉ ꪨꪺꪉ ꪹꪣ ꪕꪣꪴ ꪼꪩ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪖꪱꪣ ꪖꪲ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪹꪙꪷ

82

480- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪠꪉꪴ ꪙꪮꪥ꫁ ꪪꪉꪳ ꪁꪫꪱꪣ ꪟꪥꪸ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪣꪸ ꪵꪔ꪿ ꪁꪙꪳ ꫃ꪀꪫꪥ ꫃ꪫ ꪬꪱ ꪬꪮꪉ꫁ ꪕꪫꪸ ꪖꪮꪉ ꪵꪣ꪿ ꪮꪮꪀ ꪵꪣ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪁꪱ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪩꪮꪙ ꪼꪜ ꪝꪺꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪨꪱꪥ ꪩꪱꪉ ꪕꪱꪙ꪿ ꪮꪱꪫ꪿ ꪜꪙꪴ ꪵꪠꪚ ꪭꪫꪱꪥ ꪚꪉꪰ ꪄꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ 485- ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪊꪉꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪤꪱꪙ꫁ ꪨꪷ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪮꪥ ꪒꪱꪉ꪿ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪹꪋꪱ꫁ ꪫꪽ ꪨꪉꪰ ꪻꪎ ꪎꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪕꪫꪸ ꪁꪫ꪿ꪱ ꫃ꪎꪙ ꪒꪫꪸ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪙꪱ ꪄꪫꪱꪉ ꪹꪘꪷꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪉꪴ ꪮꪮꪙ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪨꪱꪥ ꪹꪥꪉ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ 490- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪶꪩ ꪠꪴ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪠ ꪵꪄꪉ꪿ ꪶꪏꪙ ꪹꪬꪷꪙ ꪵꪝ꫁ ꪄꪙꪴ ꪁꪷ꫁ ꪶꪄꪙ ꪵꪄꪫ꪿ ꪀꪱ꫁ ꪬꪱꪙ ꪵꪣꪉ꫁ ꪹꪣ ꪔ꪿ꪷ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪒꪴ ꪹꪥꪷ ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪜꪮꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪬꪱ ꪣꪉꪳ ꪹꪒꪷꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪟꪥꪸ ꪻꪠ꪿ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪄꪙꪸ ꪔ꪿ꪷ ꪼꪫ ꪹꪨꪱ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪄꪙꪴ ꪩꪙꪸ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪣ ꪹꪕꪱ꫁ ꪔꪴ ꪵꪏꪉ ꪹꪠꪷꪙ ꪻꪐ꪿ 495- ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪘꪷ ꪀꪱꪀ ꪘꪱ꫁ ꪪꪽ ꪫꪴ꪿ ꪹꪋꪱ ꪋꪀꪳ ꪀꪺꪉ ꪵꪏꪉ ꪻꪠ ꫃ꪬꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪵꪬꪙ ꪔꪱ ꪠꪷ꪿ ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪹꪠꪱ꫁ ꪔꪴ ꪅꪴꪣ꫁ ꪨꪱ ꪄ꪿ꪾ ꪒꪮꪉ ꪹꪀꪣ ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪚꪱꪥ ꪤꪚꪲ ꪹꪨꪣ꫁ ꪬꪷ ꪁꪾ ꪀꪱ꫁ ꪀꪱꪒ ꪬꪮꪀ ꪒꪱꪚ ꪏꪮꪙ꫁ ꪏꪾ ꪏꪮꪙ꪿ ꪎꪲ ꪩꪱ 500- ꪩꪽ꫁ ꪕꪷ꪿ ꪄꪮꪉ ꪅꪱꪙ ꪒꪲ ꪵꪬ꪿ ꪹꪭꪱ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪶꪀꪙ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪋꪺꪉ꪿ ꪻꪋ꫁ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪶꪎꪙ ꫟

83

꫃ꪕꪉ ꪶꪀꪙ ꪎꪱꪥ ꪤꪴ꪿ ꪻꪙ ꪔꪙꪲ ꪕꪱꪥ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪜꪱꪥ ꪬꪮꪀ ꪏꪮꪉ꫁ ꪎꪽ ꪹꪥꪉ꪿ ꪉꪱ ꪼꪏ ꫛ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪶꪠꪙ ꪶꪝꪚ ꪶꪩꪣ ꪹꪚꪙ ꪬꪱ꫁ 505- ꪋꪱꪉ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪤꪮꪙ꫁ ꪤꪽ꪿ ꪊꪺꪉ ꪕꪮꪉ ꪔꪙꪲ ꪫꪉꪸ ꪹꪎꪱ ꪵꪮꪙ꪿ ꪩꪱ ꪶꪔ ꪀꪱ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪄꪮꪀ ꪎꪱꪉ꫁ ꪵꪮꪙ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪶꪔ ꪻꪐ꪿ ꪵꪫꪉ ꪒꪱꪫ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪭ꪿ ꫟ ꫛ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪼꪨ ꪋꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪣꪱ ꪼꪪ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪄ ꪣꪱꪙ꪿ ꪼꪜ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪉꪮꪣ꫁ ꪤꪫꪸ ꪠ꪿ꪷ ꪶꪩꪉ ꪒꪴ 510- ꫃ꪬꪙ ꪋꪱꪥ ꪙꪮꪥ꫁ ꪟꪥꪸ ꪖꪱꪣ ꪒꪴ ꪮꪲ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪵꪀ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪙꪱ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪣꪱ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪻꪠ ꫟ ꪹꪫꪱ꫁ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪭꪴ꫁ ꪄꪱꪫ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪒꪱꪫ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪀꪺꪉ ꪹꪣꪉ ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪼꪜ ꪒꪴ ꪣꪱ꫁ ꪉꪺ ꪁꪫꪱꪥ ꪵꪀꪣ ꪶꪕꪉ꪿ 515- ꪣꪉꪳ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪩ꫁ꪾ ꪹꪣꪉ ꪮꪙ꪿ꪳ ꪹꪒꪷꪙ ꪣꪱ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪺ ꪹꪁꪷ ꪔꪀꪴ ꪔ꪿ꪷ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪵꪬꪉ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪹꪎꪱ ꪹꪫꪱ꫁ ꪊꪉꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪮꪥ ꪬꪱ ꪣꪉꪳ ꪙꪱ ꪹꪮꪱ ꪚꪱ ꪹꪄꪱ꫁ ꪣꪱ ꪀꪺꪉ ꪖꪱꪣ ꪖꪲ꪿ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪝꪲ꫁ ꪣꪲ ꪫꪀꪸ ꪎꪉꪰ ꪶꪕ ꫃ꪩ ꪭꪱ 520- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ ꪀꪳ ꪙꪮꪥ꫁ ꪋꪉꪸ ꪵꪘ ꪼꪄ ꪀꪱꪫ꪿ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪄꪮꪥ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪄꪮꪀ ꪡꪱ꫁ ꪵꪀꪣ ꪒꪱꪙ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪨ꪿ꪷ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪉꪙꪲ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪄꪉ ꪔꪽ ꫃ꪔꪀ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪫꪱ꪿ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪚꪱ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪉꪳ ꪜꪱꪀ ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪙꪲ ꪀꪴ ꪼꪩ

84

ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꫛ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪻꪠ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꫃ꪀꪫꪥ ꪩꪾ꫁ 525- ꪀꪴ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪖꪱꪣ ꪵꪕ꫁ ꪣꪉꪳ ꪔꪮꪚ ꪑꪱ ꪤꪾ ꪣꪲ ꪏꪳ ꪹꪫꪱ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪄꪱꪙ ꪏ꪿ꪳ ꪒꪴ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪔꪮꪚ ꪵꪀ꫁ ꪅꪀꪰ ꪉꪸ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪹꪭꪙ ꪄꪺꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪣꪉꪴ ꪬꪙꪲ ꪖꪾ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪵꪕꪙ꪿ ꪩꪱꪙ꫁ ꪙꪮꪙ ꪒꪱꪙ꪿ ꪔꪱꪉ ꪋꪮꪉ 530- ꪎꪮꪉ ꪝꪱꪥ ꪩꪮꪣ꫁ ꪠꪱ ꪬꪙꪲ ꪵꪜꪙ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪔꪱꪥ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪭꪱꪫ꪿ ꪁꪱꪉ꫁ ꪵꪀꪣ ꪵꪕꪙ꪿ ꪼꪡ ꪄꪫꪱꪉ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꫃ꪜꪙ ꪵꪣ꪿ ꪁꪉꪲ ꪊꪮꪣ ꪄꪮꪥ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪚꪮꪒ ꪻꪚ꫁ ꪁꪒꪰ ꪼꪭ꫁ ꪹꪏ ꪹꪉꪙ꪿ ꪔꪱꪥ ꪡꪮꪥ ꪊꪉꪲ ꪙꪱ ꪒꪲ ꪕꪷ꪿ ꪑꪉꪰ ꪎꪉꪲ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪣꪉ ꪼꪄ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ 535- ꪹꪮꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪡꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪒꪚꪾ ꪭꪷ꫁ ꪩꪮꪙ ꪥꪒꪳ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪭꪱ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪶꪄꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪵꪀꪉ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪝꪱ꫁ ꪹꪙꪱ ꪀꪺ꫁ ꪀꪺꪀ ꪒꪙꪲ ꪎꪫꪸ ꪭꪫꪸ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪚꪱꪙ꫁ ꪭꪱꪫ꪿ ꪁꪱꪉ꫁ ꪻꪙ ꪵꪁ꪿ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ 540- ꪹꪙꪱ ꪙꪱꪙ ꪼꪒ꫁ ꪎꪚꪲ ꪎꪱꪣ ꪜꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪄꪺꪚ ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪝꪷ꫁ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪕꪮꪥ ꪹꪖꪷꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꪟꪥꪸ ꪁꪷ꫁ ꪉꪙꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪽ꫁ ꪣꪱ ꪻꪊ ꪹꪎꪷꪣ ꪈꪾ꪿ ꪅ꫁ꪾ ꪮꪱꪫ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪉꪙꪲ ꪒꪴꪉ꫁ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪎꪉꪸ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪣꪙ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪁꪉꪲ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪹꪩꪒ ꪮꪮꪀ ꪀꪴ ꪙꪱ 545- ꪹꪋꪷ ꪙꪲ꫁ ꪩꪀꪴ ꪁꪮꪥ꪿ ꪁꪙꪳ ꪎꪴ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪹꪭꪱ ꪹꪥꪷ ꪭꪀꪰ ꪹꪭꪷꪥ

85

ꪮꪽ ꪙꪲ꫁ ꪚꪙꪴ ꪨꪱꪥ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉꪰ ꫃ꪬꪙ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪝꪉ ꪶꪔꪙ ꪵꪀꪫ꫁ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪟꪥꪸ ꪁꪷ꫁ ꪵꪘ ꪖ꪿ꪲ ꪖꪮꪥ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪋꪽ꫁ ꪖꪱꪣ ꪩꪀꪴ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪄꪙꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪱꪥ ꪋꪉꪸ ꪼꪩ꫁ ꪕꪣꪴ ꪬꪺ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪙ꪿ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ 550- ꪭꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪫꪱꪉ ꪠꪫꪸ ꪼꪫ꫁ ꪹꪙꪱ ꪒꪫꪸ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪖꪫ ꪙꪽ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪡꪉꪰ ꫃ꪜꪙ ꪻꪒ ꪶꪯ ꪮꪽ ꪙꪲ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪵꪔ꪿ ꫃ꪫꪙ ꪄꪱꪙ ꪄꪮꪥ꫁ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꪋꪲꪫ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪨꪷ꪿ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪝꪷ꪿ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪘ ꪋꪴ꪿ ꪥꪮꪉ ꪵꪄ ꪄꪮꪉ꫁ 555- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪬꪮꪙ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪱ ꪹꪊꪀ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪻꪠ ꫟ ꪏꪾ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪱ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪬꪱꪥ ꪁꪫꪱꪣ ꪀꪱꪫ꪿ ꪚꪺꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꪄ꫁ꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪩꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪶꪔꪙ ꪩꪀꪴ ꪁꪉꪲ ꪟꪥꪸ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ ꪄꪮꪥ꫁ ꪊ꪿ꪲ ꪔꪱꪙ꫁ ꪹꪩꪱ꪿ ꪋꪽ꫁ ꪑꪱꪣ ꪀꪮꪙ꪿ ꪊꪣꪸ ꪏꪙꪳ ꪒꪴ ꪹꪙꪷ 560- ꪋꪮꪚ ꪹꪣ꪿ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ ꪚꪙꪴ ꪻꪠ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪏꪮꪙ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪹꪮꪱ ꪹꪣ ꪎꪱꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪵꪠꪉ ꪠꪒꪸ ꪼꪪ꫁ ꪹꪭꪱ ꪭꪱ꫁ ꪑꪱꪣ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪥꪱ ꪄꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪊꪉꪲ ꪼꪜ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪵꪠꪉ ꪑꪮꪒ ꪵꪕꪙ ꪚꪙꪴ 565- ꪕꪙꪴ ꪻꪊ ꪁꪮꪉ ꪊꪀꪰ ꪄꪺꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪭꪳ ꪣꪲ ꪵꪊꪉ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪹꪥꪉ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪎꪮꪉ꪿ ꪎꪉ꫁ꪸ ꪶꪣꪙ ꪵꪋꪙ꫁ ꪵꪬꪙ ꪭꪉꪴ꪿ ꪻꪙ ꪶꪚꪙ ꪶꪖꪥ ꪙꪱ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪬꪱꪫ꪿ ꪭꪉꪸ ꪶꪎꪣ ꪀꪽ ꪹꪜꪱ꫁

86

ꪙꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪶꪝꪚ ꪝ꫁ꪷ ꪄꪷ ꪚꪮꪒ ꪔꪱ ꪡꪱꪉ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪼꪜ ꪶꪎꪉ꪿ ꪚꪺꪉ ꪤꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪹꪠꪉ ꪝꪙꪴ꫁ 570- ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪹꪠꪉ ꪙꪽ꫁ ꪕꪽ ꪖꪾ꫁ ꪶꪀꪀ-ꪬꪫꪱ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪕꪱꪉ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪵꪀꪀ ꪎꪱ ꪁꪀꪲ ꪭꪱꪣ ꪹꪠꪉ ꪝꪙꪴ꫁ ꪩꪱꪙ꫁ ꪵꪄꪀ ꪬꪮꪉ꫁ ꪬꪙꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪢꪮꪉ ꪪꪉ꪿ꪰ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꪕꪱꪉ ꪼꪀ ꪤꪱꪣ ꪜꪮꪉ꪿ ꪀꪽ ꪎꪉꪲ ꪭꪳ ꪣꪲ ꪼꪒ꫁ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪠꪉꪴ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪻꪊ ꪶꪬꪉ꪿ ꪁꪮꪉ ꪬꪱ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ 575- ꪒꪫꪸ ꪙ꫁ꪲ ꪚꪙꪴ ꪨꪱꪥ ꪑꪉꪰ ꪊꪺꪚ ꪶꪮꪉ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪙꪱ ꪬꪱꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪩ꫁ꪾ ꪹꪨ ꪶꪬꪉ꪿ ꪁꪮꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪶꪮꪉ ꪙꪱ ꪚꪙꪴ ꪑꪉꪰ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪶꪣꪉ ꪼꪄ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪒꪫꪸ ꪙ꫁ꪲ ꪎꪷ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪵꪎꪒ ꪹꪎꪉ ꪵꪒ꪿ ꪭꪱ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪣꪱ ꪨꪱ ꪎꪱꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪕꪳ ꪹꪘꪀ ꪹꪭꪱ ꪹꪙꪷ 580- ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪹꪮꪀ ꪼꪎ꫁ ꪡꪙꪸ ꪕꪮꪉ꫁ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꪵꪒ꪿ ꪭꪱ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪷ ꪣꪳ ꪼꪪ꫁ ꪕꪣꪴ ꪬꪺ ꪖꪱꪥ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪼꪄ ꪜꪱꪀ ꪁꪾ ꪖꪱꪣ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪭꪱꪉ ꪀꪫꪱꪙ ꪹꪖꪱ꫁ ꪄꪙꪴ ꪹꪣꪉ ꪘꪷ ꪄꪴ ꪕꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪟꪥꪸ ꪝ꪿ꪷ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ 585- ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪶꪔꪙ ꪀꪫꪒꪸ ꪹꪮꪱ ꪭꪚꪰ ꪣꪱ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪝꪲ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪛꪱ ꪵꪣ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪀꪴ ꫃ꪩ ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪭꪱꪣ ꪹꪎꪱ ꪼꪫ꫁ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꪵꪀꪣ ꪜꪱ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪭꪳ ꪅꪀꪰ ꪫꪱ꪿ ꪟꪥꪸ ꪵꪮ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪶꪔꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪚꪮꪒ ꪑꪱ ꫃ꪊ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪫꪸ ꪬꪱ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ

87

590- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪭꪱꪉ ꪀꪫꪱꪙ ꪹꪎꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪮꪙ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪣꪱ ꪎꪴ꪿ ꪟꪥꪸ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪖꪣ꫁ꪲ ꪵꪚꪉ꪿ ꪼꪫ꫁ ꪹꪎꪱ ꪤꪴ꪿ ꪭꪱꪣ ꪶꪒꪉ ꪻꪒ ꪙꪱ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪹꪮꪱ ꪹꪎꪱ ꪣꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪨꪱ ꪵꪔ꪿ ꪵꪩꪫ ꪑꪉꪰ ꪙꪮꪥ꫁ ꪅꪚꪾ ꪅꪱ ꪅꪮꪥ꫁ ꪎꪚꪲ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ ꪻꪢ꪿ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ 595- ꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪶꪎꪉ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪨꪴ꪿ ꪋꪱ꫁ ꪑꪱꪣ ꪀꪮꪙ꪿ ꪑꪱ ꫃ꪊ ꪀꪴ ꪹꪙꪷ ꪣꪉꪳ ꪁꪮꪥ꪿ ꪠꪫꪸ ꪬꪱ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪭꪱ ꪹꪙꪷ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪣꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪋꪣ ꪵꪕꪙ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ ꪭꪀꪰ ꪹꪭꪷꪥ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪟꪥꪸ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪙ ꪻꪊ ꪎꪱꪉ꪿ 600- ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉꪰ꪿ ꪶꪜꪉ ꪹꪄꪱ꪿ ꪶꪀꪣ꫁ ꪶꪙꪚ ꪼꪩ꫁ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪪꪷꪉ ꪁꪾ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪄꪺꪙ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪵꪠꪉ ꪘꪉꪰ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪹꪥꪉ꪿ ꪏꪴ ꪶꪀꪉ꪿ ꪶꪬꪣ꫁ ꪎꪨꪉꪰ ꪋꪱꪉ꫁ ꪵꪫꪉ ꪋꪽ꪿ ꪶꪔ ꪅꪱꪙ ꪮꪱꪙ ꪩꪮꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪥꪮꪥ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪁꪷ꫁ ꪚꪱꪙ ꪠꪱꪒ ꪻꪬ꫁ ꪀꪱꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪳ ꪹꪔꪉ꪿ ꪹꪋꪱ ꪀꪺꪉ 605- ꫃ꪕꪉ ꪨꪺꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪣꪉ ꪜꪲ ꪘꪷ ꪵꪬꪉ꪿ ꪶꪁꪚ ꪹꪣ꪿ ꪭꪉꪴ꪿ ꪎꪮꪉ꪿ ꪎꪉ꫁ꪸ ꪻꪎ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪁꪫꪱꪀ ꪹꪠꪉ ꪶꪚꪙ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪅꪣꪴ ꫟ ꪤꪮꪙ꫁ ꪎꪉꪸ ꪀꪮꪉ ꪔꪲ ꪜꪱꪫ꪿ ꪶꪋꪣ ꪵꪔꪉ꪿ ꪔꪮꪙ꫁ ꪭꪚꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪔꪙ ꪩꪀꪴ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕꪷ꪿ ꪙꪽ ꪹꪙꪉ ꪤꪮꪙ꫁ ꪎꪉꪸ ꪶꪋꪣ ꪬꪱꪉ꫁ ꪡꪱꪥ ꪬꪱꪙ ꪶꪔ ꪖꪱꪫ꪿ 610- ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪉꪴ ꪣꪱ꫁ ꪹꪎꪱ ꪻꪎ꪿ ꪮꪱꪙ ꪁꪾ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪽ ꪹꪙꪉ ꪁꪮꪉ꫁ ꪨꪺꪉ ꪑꪱꪣ ꪔꪲ ꪎꪚꪸ

88

꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪋꪫꪸ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪫꪮꪉ꫁ ꪏꪴ ꪶꪀꪉ꪿ ꪀꪱꪙ꫁ ꪚꪉꪰ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪄꪙꪴ ꪑꪱꪣ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪨꪉꪰ ꪡꪱꪥ ꪶꪔ ꪖꪱꪫ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ ꫁ꪊꪉꪰ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪴ꪿ ꪋꪫꪸ꫁ ꪄꪱꪙ ꪻꪢ꪿ ꪁꪾ ꪵꪒꪉ 615- ꪮꪽ ꪕꪲ꪿ ꪙꪱꪥ ꪹꪣꪉ ꪻꪬ꫁ ꪝꪱ ꪚꪉꪲ ꪹꪒꪷꪙ ꪼꪜ꪿ ꪎꪱꪫ ꪚꪱꪫ꪿ ꪤꪮꪉ꫁ ꪙꪉꪴ꪿ ꪩꪺꪙ꫁ ꪹꪎ ꪵꪄꪚ ꪵꪒꪉ ꪩꪱꪫ ꪶꪀ ꪛꪱ ꪩꪱꪫ꫁ ꪨꪱꪥ ꪭꪱꪉ ꪹꪖꪱ꫁ ꪘꪣꪴ꪿ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪠꪱꪥ꫁ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ ꪙꪾ ꪭꪚꪾ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ꫁ ꪙꪾ ꪨꪉꪰ ꪄꪱꪣ꫁ ꪨꪉ꪿ꪲ 620- ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪀꪴ ꪚꪱꪫ꪿ ꪄꪙꪴ ꪅꪱꪙ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪮꪱꪙ ꪁꪾ ꪣꪱ꫁ ꪩꪉꪲ ꪄꪷ ꪘꪷ ꪄꪴ ꪏꪴ ꪶꪀꪉ꪿ ꪼꪜ꫁ ꪚꪉꪰ ꪩꪮꪣ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪹꪭ꪿ ꪜꪱꪙ ꪒꪱꪫ ꪕꪰꪉ ꪹꪩꪱ꪿ ꪹꪀꪣ ꪁꪾ ꪉꪱꪫ꫁ ꪎꪲ ꪩꪱ ꪜꪱꪥ ꪬꪮꪀ ꪒꪱꪚ ꪝꪮꪀ ꪕꪸꪙ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪬꪮꪀ ꪄꪱꪙ ꪁꪾ 625- ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪶꪭꪉ ꪢꪱꪫ ꪹꪨꪣ꫁ ꪵꪒꪉ ꪕꪮꪉ ꪒꪴ ꪨꪱꪀ ꪹꪋꪉ꪿ ꪮꪮꪀ ꪔꪮꪙ꫁ ꪹꪭ꪿ ꪩꪱ꫁ ꪵꪎꪙ ꪹꪥꪉ꪿ ꪩꪱꪥ ꪵꪒꪉ ꪋꪙꪸ ꫛ ꪹꪔꪱ꫁ ꪵꪜꪉ ꪕꪱꪉ ꪼꪜ ꪀꪮꪙ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪒꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪻꪙ ꪖꪾ꫁ ꪶꪀꪀ-ꪬꪫꪱ ꪉꪙꪲ ꪕꪷ꪿ ꪊꪺꪉ ꪕꪮꪉ ꪣꪱ꫁ ꪁꪫꪱ ꪎꪉꪸ ꪎꪮꪥ꫁ ꪬꪉ꪿ꪲ 630- ꪵꪉꪫꪉ꪿ ꫟ ꪔꪮꪉ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪎꪉꪸ ꪵꪎꪉ꪿ ꪨꪱ ꪙꪽ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪀꪙ ꪨꪺꪉ ꪼꪀ꫁ ꪡꪽ ꪠꪫꪸ ꪖꪮꪉ ꪒꪱꪫ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪒꪱꪫ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪛꪱ ꪵꪣ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪄ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪵꪬꪉ꪿

89

ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪀꪫꪱꪙ ꪻꪐ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪝ꪿ꪷ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ 635- ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪥ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪫꪱ꫁ ꪵꪄ ꪅꪮꪉ ꪕꪀꪴ ꪄꪮꪒ ꪔꪱꪙ꫁ ꪭꪮꪒ ꪋꪽ꫁ ꪊꪣꪸ ꪀꪮꪙ꪿ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪫꪉꪰ ꪮꪱꪙ ꪎꪱꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪟꪥꪸ ꪊꪺꪚ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪮꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪩꪮꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪎꪉ ꪶꪎꪉ꪿ ꪫꪱꪉ ꪖꪮꪉ ꪝ꫁ꪲ 640- ꪒꪲ ꪕꪷ꪿ ꪚꪙꪴ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪜꪱꪙ ꪻꪠ꪿ ꪶꪣꪉ꪿ ꪼꪄ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪮꪉ ꪶꪖꪉ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪕꪫꪸ ꪭꪮꪒ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꫃ꪕꪙ ꪹꪪꪉ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꫃ꪬꪙ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪣ ꪮ꪿ꪲ ꪕꪉꪲ ꪒꪴ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪵꪣꪙ꪿ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪵꪙꪙ ꪹꪩꪒ ꪀꪺꪉ ꪁꪉꪲ 645- ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪉꪸ꫁ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪹꪘꪱ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪟꪥꪸ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙꪳ꫁ ꪩꪙꪸ ꪵꪔꪉ꪿ ꪹꪣꪷꪥ ꪹꪮꪱ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪣꪽ꫁ ꪠꪉꪴ ꪛꪱ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪼꪫ ꪊꪱ ꪄꪱꪙ ꪔꪮꪚ ꪁꪫꪱꪣ ꪁꪮꪚ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪭꪱꪉ ꪄꪙꪴ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪷꪉ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪊꪱ꫁ ꪑꪱ ꪹꪪꪉ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ 650- ꪚꪙꪴ ꪻꪠ꪿ ꪔꪮꪙ꫁ ꪭꪚꪾ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪽ ꪬꪱꪉ꪿ ꪶꪨꪉ ꪫꪱꪉ ꪁꪙꪳ ꪵꪠꪉ ꪹꪘꪱ꫁ ꫃ꪕꪙ ꪎꪉꪴ ꪎꪽ ꪹꪀꪱ꪿ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪵꪔ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪄꪱꪙ ꪡꪱ꫁ ꪶꪩꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪚꪙꪴ ꪝꪉꪸ ꪠꪲ ꪫꪙꪸ ꪄ꫁ꪷ ꪎꪥꪴ ꪵꪙꪙ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪵꪖꪙ ꪨꪸꪉ꪿ ꪄꪮꪙ꫁ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪡꪉ꫁ ꪹꪡꪷꪙ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪶꪎꪣ 655- ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪎ ꪖꪚꪲ ꪫꪱꪉ ꪶꪒꪉ ꪼꪫ꫁

90

ꪹꪙꪱ ꪵꪬꪉ꪿ ꪀꪮꪉ꫁ ꪶꪭꪣ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪬꪮꪥ꫁ ꪋ꪿ꪳ ꪄꪺꪙ ꫛ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꫃ꪎꪙ ꪑꪉꪲ ꪄꪮꪥ꫁ ꪶꪩꪉ ꪑꪱꪣ ꪚꪙꪴ ꪖꪮꪥ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪔꪱ ꪭꪱꪥ꫁ ꪭꪉꪸ ꪹꪘꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪶꪎꪣ ꫃ꪎꪙ ꪵꪭꪣ ꪄꪮꪥ꫁ ꪩꪱꪉ ꪔꪮꪉ ꪔꪱꪥ ꪊꪱꪀ ꪙꪽ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ 660- ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪬꪱꪀ ꪹꪔꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪎꪽ ꪹꪀꪱ꪿ ꪉꪙꪲ ꪮꪱꪥ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪥ ꪁꪫꪱꪣ ꪼꪩ꫁ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪁꪮꪥ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪛꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪮꪱꪫ꪿ ꪢꪮꪣ꫁ ꪵꪖꪫ ꪙꪽ꫁ ꪶꪎꪣ꫁ ꪵꪎꪚ ꪻꪙ ꪻꪊ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪄꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪵꪘ ꪀꪱꪫ꪿ ꪵꪒ꪿ ꪭꪱ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪑꪉꪰ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪕꪱꪙ꪿ ꪙꪱ 665- ꪎꪷ ꪕꪷ꪿ ꪊꪮꪣ ꪛꪱ ꪑꪱ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪈꪱ ꪵꪀꪀ ꪹꪣꪉ ꪵꪎꪙ ꪋꪽ꫁ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪫꪱꪙ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪄ꫁ꪷ ꪶꪄꪣ ꪭꪱꪥ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪀꪫꪱꪒ ꪕꪱꪉ ꪨꪉꪰ ꪎꪸ ꪙꪱ ꪛꪱ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꫃ꪫ ꪻꪊ ꪄꪒꪰ ꪶꪄꪣ ꫃ꪠꪒ ꪭꪙꪳ ꫃ꪔꪣ ꪕꪮꪉ꫁ ꪎꪉꪰ ꪵꪒ꪿ ꪑꪱ ꪈ꪿ꪾ ꪄꪮꪉ꫁ ꪋꪒꪸ ꪋꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪹꪊꪱ꫁ ꪨꪴ꪿ ꪨꪉꪰ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ ꪟꪥꪸ ꪶꪎꪉ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪬꪱ ꪕꪀꪴ ꪩꪱꪙ ꪠꪉꪴ ꪄꪮꪥ꫁ 670- ꪣꪱ ꪜꪮꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪔꪮꪙ꫁ ꪭꪚꪾ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪀꪱꪥ ꪙꪱ ꪎꪷ ꪕꪷ꪿ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪣ ꪵꪎꪉ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪠꪉ ꪄ꪿ꪾ ꪎꪱꪥ ꪹꪣꪉ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪵꪘ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪮꪷꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪡꪱꪥ ꪹꪔꪉ ꪄꪙꪴ ꪹꪣꪉ 675- ꪑꪱ ꪹꪪꪉ ꪑꪉꪰ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪫꪱꪉ ꪎꪸ ꪄꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪔꪙ ꪩꪀꪴ ꫛ ꪶꪄꪣ ꪄꪮꪥ꫁ ꪙꪱ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪹꪣ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪕꪾ ꪚꪙꪴ ꪜꪺ ꪜꪙꪲ꪿

91

ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪀꪙꪲ ꪥꪮꪙ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪼꪀ꪿ ꪵꪠꪉ ꪭꪺꪉ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪶꪭꪉ ꪨꪺꪉ ꪣꪲ ꪝꪽ ꪙꪱꪉ ꪵꪠꪉ ꪹꪠꪱ꫁ 680- ꪄꪮꪥ꫁ ꪘꪱ꫁ ꪙꪮꪥ꫁ ꪎꪷ ꪤꪴ꪿ ꪉꪫꪱꪥ ꪹꪠꪷꪙ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪎꪙ ꪵꪭꪣ ꪼꪭ꫁ ꪹꪑꪷ ꪚꪙꪴ ꪼꪒ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪋꪽ꫁ ꪒꪮꪣ ꪢꪴ꪿ ꫛ ꪎꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪥ ꪹꪣꪉ ꪼꪩ꫁ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪥ ꪶꪣꪣ꫁ ꪐꪱ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪘꪱ꫁ ꪛꪱ ꪣꪴ꫁ ꪙꪱꪉ ꪘꪣꪴ꪿ ꪎꪱꪫ ꪹꪭꪱ 685- ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪋꪴ꪿ ꪥꪮꪉ ꪘꪷ ꪖꪮꪥ꫁ ꪛꪱ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪢꪮꪣ꫁ ꪹꪈꪱ ꪕꪮꪉ꫁ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪅꪱ ꪨꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪣꪷꪥ ꪛꪱ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꫃ꪢꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪁꪮꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪚꪱꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪥ꪿ ꪘꪱꪫ ꪶꪄꪙ꪿ ꪹꪅꪱ ꪹꪨꪉ ꪹꪎꪱ꫁ 690- ꪁꪮꪉ ꪶꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪬꪮꪣ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪒꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪋꪱꪉ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪨꪱ ꪕꪀꪴ ꪄꪮꪉ ꪅꪱꪙ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪹꪮꪱ ꪹꪋꪉ꪿ ꪛꪱ ꪘꪷ ꪖꪺꪙ꫁ ꪣꪺꪙ꫁ ꪻꪎ꪿ ꪘꪉꪰ꫁ ꪨꪉꪰ ꪋꪱꪉ꫁ ꪵꪫꪉ ꪻꪐ꪿ ꪶꪔ ꪅꪱꪙ 695- ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪛꪱ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪬꪷ ꪁꪾ ꪄꪱꪙ ꪻꪢ꪿ ꪹꪩꪱ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪭꪱꪉ ꪶꪭꪥ꫁ ꪶꪀꪙ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪕꪫꪸ ꪬꪱꪣ ꪏꪴ ꪀꪱꪙ꫁ ꪀꪱꪉ ꪶꪀꪉ꪿ ꪚꪉꪰ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪉꪺꪣ ꪨꪉꪰ ꪋꪱꪉ꫁ ꪛꪱ ꪄꪲ꪿ ꪢꪽ꫁ ꪨꪉꪰ ꪋꪱꪉ꫁ ꪮꪱꪙ ꪹꪭ꪿ ꪵꪫꪉ ꪒꪱꪫ ꪒꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪄ꪿ꪲ ꪣꪱ꫁ ꪶꪔ ꪻꪐ꪿ ꪶꪭꪉ ꪢꪱꪫ

92

700- ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ꫁ ꪭꪉꪸ ꪖꪽ ꪨꪱꪣ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪩ꪿ꪾ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪘ ꪡꪱ꫁ ꪶꪚꪙ ꪹꪭ꪿ ꪼꪄ ꪹꪭꪉ ꪀꪱꪥ ꪭꪱꪉ ꪩ꫁ꪾ ꪅꪱ ꪶꪒꪉ ꪤꪮꪙ꫁ ꪤꪱꪉ꪿ ꪶꪩꪣ ꪄꪱꪉ꪿ ꪀꪮꪉ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪵꪮꪫ꫁ ꪯꪱꪒ ꪊꪺꪉ ꪭꪱꪫ ꪹꪎꪉ ꪕ꪿ꪷ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪱ ꪎꪸ ꪹꪘꪷꪥ ꪹꪀꪱ꪿ 705- ꪕꪱꪫ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪎꪉ ꪚꪮꪙ꪿ ꪘ꫁ꪲ ꪬꪙꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪵꪀꪣ ꪹꪖꪙ꪿ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꫃ꪜꪙ ꪕ꪿ꪲ ꪊꪣꪸ ꪏꪙꪳ ꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪎꪉꪲ ꪄꪮꪥ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪵꪀꪣ ꪖ꫁ꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪎꪚꪲ ꪎꪱꪣ ꪡꪱ꫁ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪉꪙꪲ ꪹꪎꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪄꪺꪙ ꪬꪺ ꪹꪮꪷꪥ꫁ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪭꪱ ꪹꪥꪷ ꪑꪱ ꪬꪱꪉ꪿ ꪄꪮꪉ꫁ ꪶꪒꪉ ꪼꪣ꫁ ꪹꪠꪱ꫁ ꪀꪺꪀ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ 710- ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪊꪣꪲ ꪭꪫꪱꪉ ꪚꪙꪲ ꪄꪱꪥ꪿ ꪕꪮꪥ꪿ ꪝꪉꪳ ꪅꪲ ꪹꪅꪱ꫁ ꪶꪙꪀ ꪹꪮꪷꪙ꪿ ꪵꪎꪫ꫁ ꪥꪱꪚ ꪥꪳ꫁ ꪀꪙꪲ ꪢꪱꪀ ꪊꪺꪉ ꪭꪱꪫ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪋꪣ ꪄꪺꪙ ꪠꪫꪸ ꪼꪜ꪿ ꪤꪽ ꫟ ꪀꪫ꫁ꪸ ꪬꪉ꪿ꪲ ꪣꪱ꫁ ꪤꪮꪙ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪀꪱꪥ ꪕꪱꪉ ꪎꪉꪸ ꪡꪱꪥ ꪋꪱꪉ꫁ ꪙꪽ ꪤꪮꪉ ꪬꪉꪰ ꪔꪙ꪿ꪳ 715- ꪁꪚꪰ ꪁꪉꪰ꪿ ꪔꪮꪉ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꫃ꪏꪉ ꪏꪱ꪿ ꪻꪙ ꪶꪒꪉ ꪶꪀꪙ ꪨꪺꪉ ꪼꪀ꫁ ꪵꪁꪙ ꪨꪱ ꪔꪉꪳ ꪵꪎꪉ꪿ ꪵꪉꪫꪉ꪿ ꫟ ꪔꪮꪉ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪼꪚ ꪀꪱ꪿ ꪶꪒꪉ ꪹꪁꪷꪉ ꪹꪎꪉ ꪕ꪿ꪷ ꪚꪉꪲ ꪅꪮꪙ ꪠꪱꪥ꫁ ꪕꪱꪉ ꪼꪀ ꪩꪣꪳ ꪹꪘꪥ꪿ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪨꪥ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ 720- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪋꪙꪸ ꪹꪕꪱ꫁ ꪀꪺꪉ ꫃ꪕꪙ ꪭꪴ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪀꪱꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪳ ꪹꪔꪉ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ

93

ꪶꪩꪉ ꪵꪏꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪔꪴ ꪨꪺꪉ ꪹꪠꪷꪙ ꪻꪐ꪿ ꪻꪥ ꪥꪒꪳ ꪔꪮꪙ꫁ ꪭꪚꪾ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪘꪷ ꪀꪱꪀ ꪀꪫꪱꪙ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꪨꪺꪉ ꪙꪮꪥ꫁ 725- ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪋꪣ ꪋꪙꪳ꪿ꪳ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪣꪺꪙ꪿ ꪎꪱꪫ ꫟ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪒꪱꪚ ꪶꪮꪉ꪿ ꪹꪨꪣ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪒꪱꪫ ꪁꪫꪱꪀ ꪹꪠꪷꪙ ꪹꪋꪱ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪔꪱꪙ ꪩꪱꪉ ꪝꪱꪫ꫁ ꪶꪩꪣ ꪀꪺꪥ ꪻꪚ ꪵꪚꪉ꪿ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪏꪴ ꪀꪱꪙ꫁ ꪁꪾ ꪶꪀꪉ꪿ ꪵꪊ ꪣꪱꪙ꪿ ꪫꪉꪰ ꪚꪉꪰ ꪩꪮꪣ꫁ ꪮꪽ ꪕꪲ꪿ ꪫꪮꪉ ꪀꪺꪉ ꪩꪺꪙ꫁ ꪀꪫꪱꪙ ꪟꪥꪸ ꪠꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ 730- ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪻꪔ꫁ ꪔꪙꪲ ꪫꪮꪉ꫁ ꪁꪳ ꪔ꪿ꪷ ꪨꪱ ꪭꪉꪰ ꪎꪉꪸ ꪀꪮꪉ ꪁꪮꪉ꫁ ꪩꪉꪰ ꪅꪉꪰ ꪤꪽ ꪔꪙ꪿ꪳ ꫛ ꪣꪒꪳ ꪮꪮꪣ꫁ ꫃ꪊꪒ ꪋꪽ꫁ ꪶꪀꪣ꫁ ꪁꪚꪾ ꫃ꪔꪣ ꪕꪱꪉ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪜꪺ ꪙꪱꪉ ꪋꪫ꫁ꪸ ꪁꪾ ꪬꪱꪣ ꪨꪱꪣ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪚꪴ ꪄ꪿ꪾ ꪹꪎ꫁ ꪊꪉꪴ ꪕꪱꪫ ꫁ꪄꪙꪳ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪬꪷ ꪁꪾ 735- ꫃ꪕꪉ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪝꪉꪸ ꪭꪉꪸ ꪝꪮꪣ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪮꪉ ꪵꪀꪉ꪿ ꪀꪫꪱꪙ ꪥꪒꪳ ꪻꪥ ꪣꪱ ꪼꪪ꫁ ꪻꪠ ꪁꪷ꫁ ꪼꪨ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪕꪀꪰ ꪕꪱꪫ꫁ ꪖꪱꪣ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꫃ꪕꪉ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪊꪉ꪿ꪲ ꪎꪉꪴ ꪙꪉ꪿ꪰ ꫃ꪕꪙ ꪟꪥꪸ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪋꪙꪸ ꪵꪔꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪋꪉ꪿ ꪋꪮꪥ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪹꪨꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪄꪺꪙ 740- ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪽ ꪬꪱ ꪢꪷ ꪚꪮꪙ꪿ ꪤꪾ ꪣꪱ ꪀꪱꪫ꪿ ꪕꪱꪣ ꫃ꪎꪙ ꪎꪮꪉ꫁ ꪘꪱꪥ ꪜꪴ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪥꪱ꪿ ꪹꪋ꫁ ꪠꪲ ꪒꪾ꫁ ꪵꪬ꪿ ꪹꪥ ꪹꪬꪷꪉ ꪜꪲ ꪡꪱ꫁ ꪨꪱꪙ ꪁꪉꪲ ꪄꪳꪙ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪵꪣ꪿ ꪩꪀꪴ ꪄꪮꪥ꫁ ꪼꪀ ꪹꪭꪙ ꪎꪚꪲ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁

94

ꪼꪅ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪶꪝꪚ ꪝꪷ꫁ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪹꪮꪱ ꪁꪙꪳ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ 745- ꪤꪒꪰ ꫜ ꪡꪱꪥ ꪹꪣ ꪁ꫁ꪷ ꪬꪷ ꪁꪾ ꪹꪜꪱ꫁ ꪜꪴ꪿ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪹꪮꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪒ꫁ꪾ ꪵꪀꪉ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪹꪥ ꪀꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪚꪱꪙ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪼꪒ꫁ ꪁꪙꪳ ꪖꪮꪉ ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪄꪙꪴ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪼꪫ ꪵꪝꪉ ꪫꪱꪉ ꪊꪱꪙ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪝꪱꪙ ꪶꪁ꫁ ꪹꪁꪱ ꪄꪺꪙ ꪢꪷ ꪜꪱꪫ꪿ 750- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪄꪺꪙ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪹꪩꪱ꪿ ꪶꪨꪉ ꪨꪱꪉ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪵꪀꪣ ꪒꪱꪙ꪿ ꪼꪡ ꪊꪮꪣ ꪄꪺꪙ ꪹꪭꪷꪥ ꪣꪱ ꪹꪭꪙ ꪹꪭꪱ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪀꪮꪉ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪠꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪭꪱ ꪹꪭꪷꪥ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪻꪬ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪢꪽ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪩꪱꪙ꫁ ꪵꪎꪙ ꪄꪺꪚ ꪑꪱ ꪹꪈꪱ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪹꪊꪱ꫁ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪊꪮꪣ ꪢꪴ꪿ ꪄꪺꪙ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪤꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪶꪨꪉ ꪨꪱꪉ꪿ ꪻꪙ ꪹꪠꪉ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ 755- ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪣꪱ ꪵꪠꪉ ꪠꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪎꪽ ꪹꪀꪱ꪿ ꪣꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪵꪠꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪋꪣ ꪵꪕꪙ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ ꪹꪬꪷꪉ ꪜꪲ ꪢꪽ꫁ ꪀꪾ ꪶꪭꪉ ꪫꪱꪙ꫁ ꪄꪺꪚ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪚꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪄ ꪣꪱ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꫛ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪥꪴ꪿ ꪻꪊ ꪶꪎꪣ ꪵꪎꪉ꪿ 760- ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪵꪠꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪎꪙ ꪄꪺꪚ ꪑꪱ ꪶꪨꪉ ꪄꪺꪙ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪶꪁ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪒꪲ ꪹꪨꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪄꪺꪙ ꪹꪭꪷꪥ ꪚꪙꪴ ꪎꪉꪴ ꪻꪬ꫁ ꪨꪱꪥ ꪹꪣꪉ ꪣꪱ ꪎꪺꪥ꪿ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪹꪮꪷꪙ ꪥꪮꪙ꫁ ꪹꪑꪷ ꪹꪝꪷꪉ꪿ ꪶꪎꪣ ꪡꪱꪙ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪭꪱꪉ ꪀꪫꪱꪙ ꪹꪊꪱ꫁ ꪄꪙꪴ ꪹꪣꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪔꪉ꪿ 765- ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪬꪮꪣ ꪎꪀꪳ ꪼꪒ꫁ ꪹꪋꪉ꪿ ꪋꪮꪥ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪹꪨꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪄꪺꪙ

95

ꪹꪣꪷꪉ ꪄꪺꪙ ꪩꪺꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪒꪲ ꪶꪔ ꪖꪱꪫ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪱꪫ ꪚꪱꪫ꪿ ꪤꪮꪉ꫁ ꪹꪭꪱ ꪭꪱ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪣꪺꪙ꪿ ꪀꪺꪉ ꪶꪭꪉ ꪶꪋꪣ ꪨꪱ ꪶꪁ꫁ ꪝꪱꪙ ꪬꪱꪣ ꪹꪨꪱ꫁ ꪎꪴ ꪿ ꪖꪺꪙ꫁ ꪥꪱꪙ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪎꪚꪲ ꪣꪳ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪐꪱ꪿ ꪜꪱꪉ ꪹꪣꪷꪉ 770- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪜꪉ ꪕꪙꪸ ꪼꪔ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪬꪺ ꪼꪪ꫁ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪕꪀꪴ ꪀꪱꪀ ꪹꪎ꫁ ꪔꪴ ꪙꪾ꫁ ꫃ꪏꪙ ꪹꪔꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪭꪫꪱꪉ ꪖꪙꪸ ꪡꪱ꫁ ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪮꪷꪙ ꪕꪷ꪿ ꪵꪖꪙ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪉꪮꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪩꪮꪀ ꪜꪫꪲ ꪶꪩꪉ ꪚꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪀꪉ ꪹꪮꪷꪙ ꪼꪒ꫁ ꪋꪙꪸ ꪹꪩꪷꪥ ꫃ꪜꪙ ꪔꪉ꪿ꪸ 775- ꪹꪙꪱ ꪵꪎꪉ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪨꪱ ꪼꪖ꪿ ꪶꪈꪥ ꪁꪫꪙꪸ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ ꪒꪫꪸ ꪙ꫁ꪲ ꪮꪙꪸ ꪶꪭꪥ ꪵꪩꪫ꫁ ꪛꪉꪰ ꪮꪱꪙ ꪄꪱꪉ ꪖꪱꪥ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪠꪉꪴ ꪊꪀꪳ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪱꪥ꫁ ꪹꪔꪉ꪿ ꪮ-ꪴ꫃ꪗꪙ ꪨꪱ ꪶꪎꪣ ꪎꪱꪉ꫁ ꫃ꪕꪙ ꪨꪺꪉ ꪥꪴ꪿ ꪵꪔꪉ꪿ ꪄꪙꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪵꪭꪉ ꪀꪫꪱ꪿ ꪀꪱ꫁ ꪬꪱꪙ ꪵꪣꪉ꫁ ꪹꪬꪷꪙ ꪕꪱꪙ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ 780- ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪏꪉꪸ ꪵꪀ꪿ ꪬꪱꪙ ꪏꪱ꪿ ꫃ꪏꪉ ꪼꪕ ꪑꪱꪥ꫁ ꪨꪱꪥ ꪵꪬꪉ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪉꪙꪲ ꪔꪉ꪿ꪸ ꪩꪳ ꪼꪀ ꪵꪕ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪱꪥ ꪝꪽ ꪩꪱꪙ꫁ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪵꪀꪣ ꪒꪱꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪥꪱꪙ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪎꪮꪉ ꪖꪮꪉ꪿ ꪹꪚꪙ ꪀꪱꪥ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪣꪺ ꪵꪭ ꪭꪮꪙ꫁ ꪹꪚꪙ ꪁꪮꪙ ꪎꪸꪉ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ 785- ꪕꪀꪴ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪮꪥ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪼꪄ ꪶꪜꪉ꪿ ꪚꪱꪙ ꪣꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪺ ꪻꪊ ꪹꪨ ꪈꪾ꪿ ꪩꪀꪰ ꪈ꪿ꪾ ꪄꪮꪉ꫁ ꪀꪺꪉ ꪕꪮꪉ꫁ ꪝꪺꪙ ꪤꪱꪙ꫁ ꪶꪄꪙ꪿ ꪨꪷ

96

ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪉꪴ ꪻꪊ ꪨꪷ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪵꪮꪫ ꪬꪀꪰ ꪅꪱ ꪎꪱꪣ ꪜꪮꪉ꫁ ꪎꪽ ꪒꪱꪉ꪿ ꪼꪎ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪭꪮꪙ ꪣꪙꪴ꪿ ꪵꪎꪙ ꪔꪮꪙ꪿ 790- ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪙꪱꪉ ꪀꪺ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪎꪉꪴ ꪻꪐ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪊꪀꪰ ꪵꪊꪉ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪙꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪑꪀꪰ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪣꪽ ꪜꪙꪴ ꪩꪺꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪒꪲ ꪀꪫꪸꪒ ꪭꪫꪱꪥ ꪎꪸ ꪹꪙ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪖꪮꪥ꫁ ꪖ꪿ꪲ ꪣꪲ ꪤꪾ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪥ ꪁꪾ ꪵꪘ ꪎꪴ꪿ ꪵꪝꪉ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ 795- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪙ꫁ꪲ ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪹꪚꪉ꫁ ꪄꪮꪀ ꪡꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꪒꪀꪰ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ ꪚꪙꪴ ꪵꪙꪙ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪝꪱꪥ ꪼꪀ ꪀꪾ꫁ ꪮꪙꪳ꪿ ꪝꪙꪴ ꪻꪐ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪘꪀ ꪉꪫꪲ꫁ ꪎꪱ ꪩ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪣꪱ ꪼꪩ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪵꪙꪙ ꪄꪱꪙ ꪡꪱ꫁ ꪫꪙꪸ ꪚꪙꪴ ꪼꪒ꫁ ꪁꪮꪚ ꪀꪽ ꪙꪱ ꪀꪴ ꪙ꫁ꪲ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ ꪵꪕ꫁ ꪼꪩ 800- ꪊꪣꪸ ꪏꪙꪳ ꪶꪝ꫁ ꪑꪉꪰ ꪻꪊ ꪻꪚ꫁ ꪣꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪜꪱꪀ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪹꪭꪷꪚ ꪭꪫꪱ ꪀꪽ ꪫꪽ ꪨꪉꪰ ꪹꪔꪱ꫁ ꪵꪠꪉ ꪟꪥꪸ ꫃ꪜꪙ ꪁꪴ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪏꪮꪙ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪙꪉꪰ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꫃ꪜꪙ ꪵꪣ꪿ ꪛꪱ ꪄꪮꪀ ꪜꪱꪥ ꪀꪱꪥ꪿ ꪁꪉꪲ ꪮꪉꪲ ꪕꪱꪫ꫁ 805- ꪼꪒ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪬꪱꪫ꫁ ꪄꪱꪫ ꪋꪮꪥ꫁ ꪵꪀꪣ ꪠꪀꪴ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪨꪷ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪝ꪿ꪷ ꪁꪉꪲ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪼꪅ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪣ꪿ ꪵꪮ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪤꪳ꫁ ꪤꪮꪉ꪿ ꪤꪱꪣ ꪹꪎꪱ ꪼꪩ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪱꪙ ꪁꪾ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪵꪣ꪿ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪀꪴ ꪬꪮꪙ꪿ ꪑꪉꪰ ꪖꪉ ꪸꪻꪒ ꫃ꪩ

97

810- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙꪸ ꪎꪱꪙ ꪹꪕꪷ ꪠꪱꪀ ꪹꪠꪷꪙ ꪩꪀꪴ ꪹꪣ ꪔꪱꪉ ꪘꪱ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪻꪠ꪿ ꪄꪱ꫁ ꪎꪸ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪺꪙ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪹꪎꪉ ꪕꪷ꪿ ꪄꪙꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪪꪷꪉ ꪁꪾ ꪊꪉꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪫꪸ ꪹꪒꪷꪙ ꪠꪱꪥ꫁ ꪄꪙꪴ ꪁꪷ꫁ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪵꪮꪚ ꪭꪴ꫁ ꪎꪳ ꪨ꪿ꪲ ꪩꪱꪥ ꪎꪱꪙ ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪲ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪵꪊꪉ꫁ ꪩꪺꪉ ꪊꪱꪙ ꪠꪲ ꪑꪀꪰ ꫃ꪩ ꪭꪱ 815- ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪱꪉ ꪵꪔꪣ꫁ ꪀꪺꪉ ꪎꪳ ꪊꪱꪙ ꪮꪱꪀ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪊ꫁ꪸ ꪎꪳ ꪙꪲ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪙ꪿ ꪶꪣꪉ-ꪔꪱꪣ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪋꪱ ꪕꪷ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪣꪽ ꪻꪐ꪿ ꪎꪉꪴ ꪊ꪿ꪲ ꪡꪙꪸ ꪄꪙꪸ ꪄꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪙꪱ ꪹꪝ ꫃ꪥꪙ꫁ ꪩꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪳ ꪠꪱꪀ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪔꪙ ꪝꪷ꪿ ꪭꪫꪱꪥ ꪀꪙꪲ ꪎꪸ ꪹꪙꪷ ꪶꪭꪥ ꪄꪙꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪀꪱ ꪜꪙꪴ ꪵꪔꪉ꪿ 820- ꪎꪱꪙ ꪊꪚꪲ ꪎꪮꪙ꫁ ꪨꪽ꪿ ꪼꪫ꫁ ꪤꪾ ꪀꪙ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪹꪋꪱ ꪕ꪿ꪷ ꪨꪱꪥ ꫛ ꪵꪊꪉ꫁ ꪁꪮꪥ ꫃ꪬꪙ ꪊꪱꪙ ꪵꪠꪚ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪫꪙꪸ ꪣꪮꪚ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪎꪳ ꪵꪎꪀ ꪻꪚ ꪩꪱꪥ ꪩꪙꪸ ꪭꪱꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪮꪴ ꫃ꪗꪙ ꪕꪳ ꪄ꪿ꪾ ꪕꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪬꪚꪾ ꪶꪄꪚ ꪵꪘꪙ꫁ ꪎꪳ ꪙꪲ꫁ ꪵꪄꪫꪙ ꪻꪎ꪿ ꪨꪉꪰ ꪡꪱꪥ 825- ꪼꪢ ꪢꪱꪥ ꪀꪫ꫁ꪸ ꪄꪽ ꪝꪽ ꪔꪽ ꪬꪷ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪹꪩꪱ꪿ ꪼꪄ ꪮꪮꪀ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪩꪣꪳ ꪣꪸꪙ꫁ ꪶꪔꪀ ꪭ꪿ꪸ ꪎꪸ ꪩꪱꪥ ꪼꪩ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꪝꪙꪴ꫁ ꪔꪱ ꪙꪱꪥ ꪖꪱꪣ ꪄꪱꪫ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪕꪱꪫ꫁ ꪟꪥꪸ ꪝ꪿ꪷ ꪶꪋꪣ ꪼꪄ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪲ ꪩꪮꪉ ꪼꪈ ꪭꪀꪰ ꪵꪝꪉ ꪵꪠꪉ ꪋꪽ꫁ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ 830- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉꪰ꪿ ꪎꪮꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪖꪮꪥ꫁ ꪕꪀꪴ ꪉꪸ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪛꪱ ꪹꪪꪉ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪎꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪙꪱ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ ꪑꪱ ꪹꪅꪱ ꪹꪈꪱ ꪢꪮꪣ꫁ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ

98

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪎꪮꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪤꪴ꪿ ꪨꪱꪥ ꪊꪮꪉ꪿ ꪫꪽ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪭꪱ ꪹꪙꪷ ꪭꪀꪰ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉꪰ꪿ ꪼꪩ꫁ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪟꪥꪸ ꪝ꪿ꪷ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ 835- ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪹꪎꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪾ ꪀꪳ ꪔꪱꪙ꫁ ꪎꪉꪰ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪒꪰ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪕꪮꪥ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪎ꪿ꪲ ꪚꪱꪫ꪿ ꪵꪠꪉ ꪙꪾ ꪹꪕ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪄꪙꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪄ ꪁꪾ ꪼꪩ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪕꪱꪉ ꪒꪀꪰ ꪒꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪔꪴ ꪮꪱꪥ꪿ ꪵꪒꪙ ꪹꪣꪉ ꪨꪱꪥ ꪫꪽ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪮꪒ ꪋꪺ ꪵꪒꪙ ꪡꪱ꫁ 840- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪜꪴ꪿ ꪹꪎ꫁ ꪼꪏ ꪑꪱꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪹꪮꪷꪙ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪱꪣ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪄꪙꪴ ꪑꪱꪣ ꪀ꫁ꪾ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪣꪱ ꪜꪮꪉ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪩ ꪻꪠ ꪁꪷ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪹꪏꪱ ꪵꪫ꪿ ꪀꪴ ꪖꪱꪣ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪷ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪣꪲ ꪀꪱꪙ ꪎꪉꪰ ꪩꪮꪉ꪿ ꪕꪫꪸ ꪡꪽ ꪡꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪒꪲ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪻꪬ꫁ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪥꪉ꫁ꪰ ꪀꪮꪙ꪿ 845- ꪩꪮꪙ ꪫꪱ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪬꪱꪀ ꪄꪱꪣ꫁ ꪀꪱꪥ ꪡꪱꪫ꫁ ꪀꪴ ꪀꪽ꫁ ꪠꪀꪴ ꪹꪮꪱ ꪵꪕ꫁ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪄꪙꪴ ꪁꪷ꫁ ꪉꪙꪲ ꪁꪾ ꪹꪫꪱ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪹꪮꪷꪙ ꪖꪙꪸ ꪮꪱꪙ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪙ ꪹꪫꪱ꫁ ꪼꪏ ꪻꪐ꪿ ꪋꪺ ꪖꪙꪸ ꪩꪙꪸ ꪶꪩꪉ ꪣꪱ꫁ ꪬꪮꪣ ꪭꪺꪥ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪼꪏ ꪻꪐ꪿ ꪋꪉꪸ ꪹꪔꪱ 850- ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪥ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪫꪱ꫁ ꪕꪣꪴ ꪬꪺ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪩꪀꪴ ꪟꪥꪸ ꪹꪣꪉ ꪉꪫ꫁ꪲ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪣꪱ ꪭꪮꪒ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪟꪥꪸ ꪝ꪿ꪷ ꪩꪙꪸ ꪹꪮꪱ

99

꫃ꪜꪙ ꪣꪸ ꪜꪱꪥ ꪵꪣꪙ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪙꪱ꫁ 855- ꪶꪎꪣ ꪵꪎꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪥꪱꪙ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪏꪱꪫ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪜꪲ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪝꪷ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪊꪉꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꫃ꪀꪫꪥ ꪩꪾ꫁ ꪹꪣꪉ ꪝ꪿ꪷ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪚꪮꪀ ꪎꪮꪙ ꪕ꪿ꪲ ꪭꪱ ꫃ꪜꪙ ꪹꪔꪱ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪊꪮꪉ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪣ ꪤꪳ꫁ ꪤꪮꪉ꪿ ꪤꪱꪣ 860- ꪖꪱꪣ ꪉꪱꪣ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꪀꪣ-ꪴꪡꪙꪴ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪽ꫁ ꪮ꪿ꪳ ꪭꪳ ꪬꪺ ꪎꪴ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪋꪳ꪿ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪒꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪩꪮꪙ ꪀꪽ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪱꪣ ꪻꪒ ꪙꪱ ꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪩꪮꪉ ꪊꪀꪰ ꪵꪊꪉ꫁ ꪒꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪔꪙ꫁ꪳ ꪹꪩꪷꪀ ꪵꪎꪙ ꪥꪮꪉ ꪅꪮꪉ ꪻꪒ ꪣꪉꪳ ꪊ꪿ꪲ ꪜꪮꪉ ꪩꪮꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪀꪴ ꪵꪊꪉ꫁ ꪀꪱꪥ ꪵꪩꪫ꫁ 865- ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꫃ꪩ ꪵꪮꪫ꫁ ꪖꪱꪣ ꪏꪽ꫁ ꪀꪽ꫁ ꪀꪫ꪿ꪲ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪨ꪿ꪷ ꪙꪱ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪎꪴ ꪶꪒꪙ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪉꪴ ꪣꪉꪴ꪿ ꪁꪮꪥ ꪒꪮꪥ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪵꪊꪉ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪩꪮꪉ꫁ ꪀꪮꪉ ꫃ꪄꪚ ꪉꪴ ꪵꪄꪫ ꪵꪙꪫ ꪹꪣꪉ ꪎꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪮꪙꪸ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꫃ꪜꪙ ꪼꪎ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪄꪮꪉ꫁ ꪅꪮꪣ꪿ ꪼꪭ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪵꪬꪉ꪿ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ 870- ꪅꪀꪰ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪒꪱꪉ ꪬꪱꪣ꪿ ꪹꪣꪱ ꪹꪈꪱ ꪼꪎ꫁ ꪔꪱ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪬ꫁ ꪥꪉ꪿ꪰ ꪥꪮꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪚꪮꪒ ꪡꪱꪉ ꪒꪾ ꪮꪽ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪵꪔ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁ-ꪾꪀꪱ ꪩꪚꪰ ꪩꪮꪉ ꪜꪮꪉ ꪶꪏꪥ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪭꪀꪸ ꪶꪙꪥ꫁ ꪵꪖꪙ ꪵꪔꪉ꪿ ꪫꪙꪸ ꪨꪱ ꪶꪖꪥ ꪙꪱ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪭꪴ꫁ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪊꪱꪙ ꪮꪱꪀ 875- ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꪉꪫ꫁ꪲ ꪡꪽ ꪑꪀꪰ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ

100

ꪶꪩꪉ ꪹꪣꪉ ꫛ ꪵꪔꪉ꪿ ꫃ꪄꪙ ꪋꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪶꪄꪣ ꪄ꪿ꪷ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ ꪩꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪹꪚꪱ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪀꪴ ꪹꪫꪱ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪊ꪿ꪳ ꪡꪮꪉ ꪊꪱꪙ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪹꪣꪉ ꪉꪫ꫁ꪲ ꪀꪣꪴ ꪡꪙꪴ ꪑꪀꪰ ꪻꪐ꪿ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪫꪙꪸ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪔꪙ ꪋ꪿ꪳ ꪙꪱꪉ ꪀꪱ 880- ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪩꪉ ꪼꪜ ꫃ꪜꪙ ꪣꪸ ꪟꪥꪸ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪣꪉꪳ ꪹꪊꪱ꫁ ꪹꪙꪱ ꪙꪱꪙ ꪼꪒ꫁ ꪏꪱꪫ ꪎꪱꪣ ꪜꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪄꪺꪚ ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪷ ꪀꪫꪸꪒ ꪄꪱ꫁ ꪀꪙꪲ ꪩꪱꪙ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪎꪴ ꪙꪱ ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪔꪉ꪿ ꪎꪳ ꪕꪣꪸ ꪠꪱꪀ ꪬꪱ ꪝ꪿ꪷ ꪁꪉꪲ ꪣꪽ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪹꪋꪱ ꪕꪷ꪿ ꪣꪉꪳ ꪻꪐ꪿ ꪢꪱ꫁ ꪬꪱꪙ ꪵꪣꪉ꫁ ꪣꪽ ꪤꪱꪙ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪀꪺ 885- ꪣꪽ ꪊꪉꪰ꪿ ꪹꪩ ꪹꪣ ꪝꪙꪴ꫁ ꪕꪣꪴ-ꪡꪙꪴ ꪑꪀꪰ ꪵꪁꪒ ꪻꪬ꫁ ꪀꪫꪸꪒ ꪄꪱ꫁ ꪎꪸ ꪕꪱꪫ꫁ ꪑꪱ ꪜꪮꪥ꪿ ꪚꪺꪉ ꪁꪙꪳ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪣꪽ ꪹꪫꪱ꫁ ꪀꪺꪉ ꪻꪚ ꪎꪳ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪩꪽ꫁ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪮꪉ ꪕꪣꪴ꪿ ꪎꪙ꫁ꪸ ꪘꪱꪣ ꪏꪮꪉ꫁ ꪄꪮꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪀꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊꪱ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ 890- ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪎꪳ ꪙ꫁ꪲ ꪣꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪹꪮꪱ ꪹꪣ ꫃ꪜꪙ ꪼꪩ ꪣꪉꪳ ꪫꪱꪉ ꪻꪬ꫁ ꪀꪴ ꪤꪾ ꪼꪫ꫁ ꪀꪮꪙ꪿ ꪑꪱ ꪬꪮꪙ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪻꪠ ꪭꪴ꫁ ꪎꪣꪸ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪙꪱꪉ ꪀꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪶꪮ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪘꪸ ꪘꪾ꪿ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪭꪴ꫁ ꪊꪀꪰ ꪹꪊꪱ꫁ ꪊ꪿ꪲ ꪄꪱꪣ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪹꪣ ꪁꪫꪱ꪿ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ 895- ꪀꪴ ꪊꪉꪰ꪿ ꪎꪷ ꪣꪉꪳ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪬꪺ ꪻꪊ ꪁꪮꪥ꪿ ꪀ꪿ꪳ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪤꪳ꫁ ꪤꪱꪣ ꪝꪲ꫁ ꪼꪏ ꪔꪱꪙ꫁ ꪚꪮꪀ ꪎꪮꪥ ꪀꪮꪥ꪿ ꪹꪙꪷ ꪭꪮꪀ ꪭꪙꪸ ꪎꪳ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪒꪴ ꪣꪮꪉ꪿ ꪛꪱꪥ ꪼꪄ ꪵꪊꪉ꫁ ꪎꪸ ꪀꪮꪙ꪿

101

ꪵꪩꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪀꪴ ꪼꪜ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪼꪏ ꪡꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪎꪴ꪿ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ ꫃ꪜꪙ ꪶꪯ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪀꪱꪥ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪚꪮꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪭꪙꪸ ꪭꪮꪀ ꪀꪺꪉ ꪋꪺ 900- ꪭꪙꪸ ꪪꪽ ꪭꪴ꫁ ꪨꪱꪥ ꪩꪺꪉ ꪶꪖꪉ ꪨꪲ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪮꪚ ꪼꪒ꫁ ꪥꪱꪙ꪿ ꪅꪷ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪎꪚꪲ ꪫꪽ ꫃ꪔꪣ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪩ ꪒꪴ ꪼꪄ ꪄꪫꪱꪉ꪿ ꪼꪏ ꪚꪮꪀ ꪵꪊꪉ꫁ ꪶꪖꪉ ꪩꪫ꫁ꪸ ꪣꪲ ꪄꪮꪉ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪻꪒ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪹꪨ ꪵꪭꪉ ꪻꪊ ꪶꪬꪉ꪿ ꪬꪱ ꪫꪀꪸ ꪹꪭꪙ ꪊꪺꪙ ꪻꪋ꫁ 905- ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪹꪮꪷꪙ ꪥꪮꪙ꫁ ꪼꪏ ꪻꪐ꪿ ꪋꪺ ꪖꪙꪸ ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪄꪮꪥ꫁ ꪕꪾ ꪎꪮꪙ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪷ ꪹꪜꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪼꪏ ꪡꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪁꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙꪸ ꪎꪱꪙ ꪻꪬ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪻꪚ ꪻꪢ꪿ ꪹꪕꪷ ꪠꪱꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪣ ꪣꪮꪚ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ 910- ꪼꪏ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪜꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪠꪱꪀ ꪹꪭꪱ ꪔꪱ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪶꪔꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪶꪩꪉ ꫃ꪜꪙ ꪣ ꪸꪟꪥꪸ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪵꪔ꪿ ꪑꪱꪣ ꪹꪬꪷꪉ ꪬꪽ꫁ ꪕꪽ꫁ ꪭꪮꪒ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪼꪅ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪉꪱꪣ ꪹꪋꪷꪉ꪿ ꪏꪱꪫ ꪎꪱꪣ ꪜꪲ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪭ ꪹꪣ ꪖꪮꪉ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ 915- ꪎꪷ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪩꪮꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪵꪎꪒ ꪹꪎꪉ ꪵꪒ꪿ ꪭꪱ ꪚꪙꪴ ꪹꪜꪉ ꪟꪥꪸ ꪮꪱꪙ꪿ ꪘꪷ ꪏꪮꪒ ꪩꪉꪸ ꪎꪳ ꪙ꫁ꪲ ꪣꪽ ꪬꪱꪀ ꪵꪊꪉ꫁ ꪕꪀꪴ ꪉ꫁ꪸ ꪙꪱꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪶꪬꪉ꪿ ꪬꪱ ꪝꪷ꪿ ꪼꪩ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪮꪙ ꪘꪷ ꪖꪲ꪿ ꪹꪩꪱ꪿ ꪵꪐ꪿ ꪊꪸ꫁ ꪎꪳ ꪅꪽ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ

102

920- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪀꪺꪉ ꪎꪱꪙ ꪼꪏ ꪵꪊꪚ ꪄꪙꪸ ꪋꪴ꪿ ꪥꪮꪉ ꪜꪮꪙ ꪵꪀ꫁ ꪣꪉꪳ ꪁꪷ꫁ ꪹꪮꪱ ꪭꪮꪒ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪎꪷ ꪑꪙ꪿ꪳ ꪑꪷ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪎꪱ ꫃ꪬꪙ ꪹꪎꪱ ꪬꪱꪀ ꪹꪎꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪋꪱ ꪵꪖꪫ ꪭꪱꪥ꫁ ꪎꪉꪰ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪀꪱꪥ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪊꪉ꫁ ꪔꪣꪳ꪿ ꪨꪱꪥ ꪥꪮꪉ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪣꪲ ꪘꪮꪉ ꪚꪒꪴ-ꪖꪲ-ꪒꪲ ꪤꪴ꪿ ꪻꪙ ꪔꪙꪲ ꪔꪱꪥ꫁ 925- ꪭꪺ꫁ ꪠꪒꪸ ꪼꪜ꫁ ꪨꪱꪥ ꪋꪽ꫁ ꪔꪰꪉ꫁ ꪄꪫꪱꪀ ꪻꪝ ꪘꪱꪣ ꪮꪽ ꪙꪽ꫁ ꪘꪮꪉ ꪜꪱ ꪄꪺꪙ ꪎꪺꪙ ꪵꪙꪙ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪨꪱ ꪼꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪢꪱꪀ ꪶꪎꪣ꫁ ꪀꪷ ꪼꪣ꫁ ꪮꪮꪣ꫁ ꪁꪺꪥ꪿ ꪭꪣꪲ ꪘꪮꪉ ꪎꪮꪉ ꪀꪷ ꪏꪮꪙ꫁ ꪹꪭ ꪒꪫꪸ ꫃ꪜꪙ ꪢꪱꪀ ꪬꪾ꫁ ꪹꪭꪀ ꪬꪽ꫁ ꪜꪱꪀ ꪔꪱꪙ꫁ ꪡꪒꪰ ꪩꪙ꫁ꪲ ꪣꪮꪉ꪿ ꪊꪮꪥ꪿ ꪎꪉꪸ ꫛ 930- ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪥꪲ ꪶꪥꪙ ꪭꪮꪉ꫁ ꪶꪩꪣ ꪀꪽ ꪎꪉꪸ ꪨꪱꪀ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ꫁ ꪢꪱꪀ ꪙꪽ꫁ ꪣꪽ ꪋ꪿ꪳ ꪊꪽ ꪩꪱꪫ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪼꪏ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪙ ꪋꪴ꪿ ꪩꪺꪉ ꪶꪄꪙ ꪉꪮꪣ꫁ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪀꪳ꪿ ꪢꪽ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪀꪫꪒꪸ ꪭꪫꪱꪥ ꪎꪸ ꪭꪳ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪕꪾ ꪀꪮꪉ ꪶꪏꪥ꫁ ꪝꪉꪸ ꪬꪺ ꫃ꪔꪉ ꪵꪠꪚ 935- ꪕꪉꪰ ꪹꪥꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪊꪚ ꪎꪴ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪙꪲ ꪩꪮꪉ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪶꪔꪙ ꪒꪫꪸ ꪒꪱꪉ꪿ ꪶꪨꪉ ꪭꪮꪒ ꪹꪣꪉ ꪹꪠꪉ ꪝꪙꪴ꫁ ꪬꪱꪀ ꪊ꪿ꪲ ꫃ꪬꪙ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꫛ ꪣꪱꪉ꪿ ꪋꪺꪉ ꪀꪱꪉ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪕꪫꪸ ꪮꪱꪚ ꪙ꫁ꪾ ꪹꪋꪥ ꪨꪲꪙ꫁ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪤꪙ ꪠꪲ ꫃ꪬꪙ ꪩꪙꪸ ꪜꪒꪰ ꪹꪮꪱ ꪁꪱꪚ ꪋꪮꪙ ꪒꪾ ꪠꪱ꫁ ꪹꪣ ꪼꪩ 940- ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪩ꪿ꪾ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪣꪉ꪿ ꪣꪱꪀ ꪄꪱꪫ ꪻꪎ ꪻꪊ ꪀꪙꪲ ꪥꪙꪸ ꪈ꪿ꪾ ꪹꪎꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪏꪉ꫁ ꪀꪙꪲ ꪼꪒ꫁

103

ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪔꪉ꫁ ꪜꪺ ꪼꪫ꫁ ꪹꪠꪱ꫁ ꪩ꪿ꪾ ꪀꪺꪉ ꪹꪭꪙ ꪟꪥꪸ ꪼꪩ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪔꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ ꪏꪳ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪀꪽ ꫃ꪜꪙ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪒꪉꪰ꪿ ꪻꪒ ꪁꪮꪥ꪿ ꪵꪝꪉ ꪹꪮꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ 945- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪅꪀꪰ ꪅꪮꪣ꫁ ꪎꪮꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪊꪮꪣ ꪼꪕ꫁ ꪩꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪼꪜ ꪔꪙꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪼꪜ ꪑꪱꪉ꪿ ꪑꪷ ꪖꪮꪉ ꪼꪒ꫁ ꪕꪲ꪿ ꪻꪒ ꪕꪱꪙ꪿ ꫃ꪥꪒ ꪬꪺꪥ꫁ ꪭꪮꪉ꪿ ꪁꪱꪙ꫁ ꪔꪳꪙ꫁ ꪹꪩꪷꪀ ꪵꪎꪙ ꪥꪮꪉ ꪕꪱꪉ ꪼꪜ ꫃ꪜꪙ ꪠꪉ꪿ꪰ ꪵꪬꪫ ꪅꪮꪣ꪿ ꪋꪽ ꪎꪽ ꪬꪣꪸ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪼꪜ ꪤꪴ꪿ ꪹꪚꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪻꪠ ꪑꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪉ ꪔꪙꪲ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ 950- ꪩꪣꪸ ꪹꪣꪉ ꪹꪎꪱ ꪬꪱꪀ ꪚꪙꪲ ꪝꪚꪾ ꪫꪱ ꪔꪱꪉ ꪶꪎꪙ꫁ ꪕꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪀꪲ꫁ ꪎꪚꪲ ꪭꪮꪥ꫁ ꪶꪄꪉ ꪻꪐ꪿ ꪈꪽ ꪕꪱꪉ ꪼꪡ ꪄꪫꪱꪉ ꪨꪺꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪬꪙꪴ꪿ ꪭꪮꪥ ꪹꪣꪉ ꪚꪱꪙ꫁ ꪙ꫁ꪾ ꪻꪐ꪿ ꪖꪺꪣ꫁ ꪹꪩꪙ꪿ ꪩꪱ꫁ ꪔꪱ ꪠ꪿ꪷ ꪹꪨꪉ ꫃ꪩꪙ ꪹꪭ ꪏꪱ ꪄꪮꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪋꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪢꪮꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ 955- ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪶꪔ ꪣꪱ꫁ ꪣꪉꪳ ꪄ꪿ꪲ ꪼꪜ ꪕꪱꪉ ꪣꪉꪳ ꪫꪱꪉ ꪘꪲ꫁ ꪒꪮꪣ ꪼꪏ ꪼꪫ꫁ ꪠꪱꪀ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪝꪱꪀ ꪔꪱꪫ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪣꪉꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪩꪉ ꪹꪮꪱ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪹꪮꪷꪙ ꪖꪙꪸ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪼꪏ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪝꪒꪰ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪣꪱ꫁ ꪜꪀꪲ ꪶꪩꪣ ꪜꪫꪲ 960- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪼꪩ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪷꪙ ꪨꪾ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪳꪙ꫁ ꪚꪙꪴ ꪻꪐ꪿ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꫃ꪎꪙ ꪵꪭꪣ ꪄꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪙ ꪥꪮꪙ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪀꪱꪥ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕꪷ꪿ ꪄꪲ ꪄꪫꪱꪉ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪶꪔꪚ ꪜꪀꪲ ꪎꪉꪸ ꪙꪽ

104

ꪄꪽ ꪶꪭꪉ ꪹꪎ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪄꪽ ꪬꪮꪥ꫁ ꪚꪱ꪿ 965- ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙꪳ꫁ ꪄ꪿ꪲ ꪣꪱ꫁ ꪵꪮꪫ꫁ ꪩ꪿ꪲ ꪶꪩꪣ ꪜꪫꪲ ꪫꪲꪫ ꫟ ꪠꪱꪥ꫁ ꪀꪱꪉ ꪶꪚꪙ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪚꪙꪲ ꪜꪽ꪿ ꪄꪙꪳ꫁ ꪀꪱꪉ ꪡꪱ꫁ ꪶꪩꪣ ꪩꪺꪉ꪿ ꪠꪙꪲ ꫟ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪏꪾ ꪚꪱꪥ ꪮꪫꪱꪥ ꪤꪴ꪿ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ 970- ꪫꪽ ꪒꪫꪸ ꪠꪱꪥ꫁ ꪥꪙꪸ ꪹꪒꪷꪙ ꪖꪮꪉ ꪒꪱꪫ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪋꪽ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪲ꪿ ꪔꪴ ꪵꪏꪉ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪵꪫꪙ꪿ ꪫꪉꪰ ꪩꪱꪙ꫁ ꪠꪱꪙ꪿ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪖꪱꪙ꫁ ꪀꪱꪥ꪿ ꪖꪱꪙ꫁ ꪨꪱꪥ ꪋꪽ꫁ ꫃ꪁ ꪈꪮꪥ꫁ ꪤꪽ꪿ ꪠꪮꪙ ꪨꪱꪥ ꪀꪫꪱꪙ ꪹꪠꪱ꫁ ꪔꪴ ꪵꪏꪉ ꪈꪽ ꪮꪱꪥ꪿ 975- ꪣꪲ ꫃ꪕꪉ ꪑꪀꪰ ꪻꪐ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪒꪴ ꪭꪱꪥ꫁ ꪔꪱ ꪕꪮꪀ ꪅꪉꪰ ꪤꪙꪳ ꪁꪣꪾ꪿ ꪁꪙꪳ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪀꪺꪉ ꪏꪉ꪿ꪳ ꪭꪉꪳ ꪊꪉꪳ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪀꪺꪉ ꪅꪣꪴ꫁ ꪣꪲ ꪜꪮꪉ꪿ ꪎꪉꪰ ꪅꪱꪙ ꪹꪎꪱ ꪠꪫꪲ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪡꪽ ꪠꪫꪸ ꪚꪙꪲ ꪭꪮꪒ ꪏꪮꪒ ꪩꪺꪉ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪵꪬꪉ꪿ ꪵꪩ ꪬꪱ 980- ꪣꪙꪳ ꪔꪱ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪜꪱꪙ ꪫꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪀꪱꪀ ꪶꪎꪚ ꪜꪱꪀ ꪚꪫꪸ꫁ ꪶꪭꪚ ꪭꪱꪥ꫁ ꪵꪄꪫ꫁ ꪬꪱꪉ꪿ ꪎꪉꪴ ꪥꪱꪫ ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪤꪫꪸ ꫃ꪬꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪥꪙꪸ ꪊꪫꪸ ꪬꪺ ꪏꪱ꪿ ꪹꪎꪱ ꪫꪱ꪿ ꪎꪉꪰ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪎꪱꪫ꪿ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪩꪙꪸ ꪬꪱꪀ ꪣꪱ ꪬꪱ ꪙꪲ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪼꪄ ꪎꪳ ꪵꪐ꪿ 985- ꪟꪥꪸ ꪑꪀꪰ ꪔꪮꪙ꫁ ꪹꪮꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꪡꪱꪫ꫁ ꪓꪮꪀ ꪒꪴ ꪹꪕꪷ

105

ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪥꪷ ꫟ ꪹꪫꪱ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪱ ꪎꪉꪸ ꪨꪱꪀ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪨꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪩꪉ ꫃ꪜꪙ ꪣꪸ ꪟꪥꪸ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪵꪔ꪿ ꪑꪱꪣ ꪅꪱꪫ ꪹꪋꪱ꫁ ꪭꪽ꫁ ꪕꪷ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪱꪙ꫁ ꪏꪱꪫ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ 990- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪉꪲ ꪣꪲ ꪙꪮꪥ꫁ ꪋꪱꪥ ꪒꪫꪸ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪝ꪿ꪷ ꪊꪉꪰ꪿ ꪩꪒꪰ ꪻꪎ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪽ ꪋꪳ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪬꪷꪉ ꪜꪲ ꪹꪚꪙ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪣꪱꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪙ ꪁꪾ ꪼꪕ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪵꪀꪫ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ 995- ꪣꪱ ꪭꪮꪒ ꪀ꫁ꪾ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪕꪫꪸ ꪤꪳ꫁ ꪤꪮꪉ꪿ ꪤꪱꪣ ꪕꪱꪙ꪿ ꪙꪱ ꪙꪱꪉ ꪊꪉꪰ꪿ ꪄꪙꪸ ꪎꪱꪙ ꪻꪬ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪠꪫꪸ ꪜꪮꪉ꪿ ꪣꪱ ꪭꪮꪒ ꪬꪮꪉ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪎꪳ ꪵꪐ꪿ ꪋꪉꪸ ꪖꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉꪰ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪹꪕꪷ ꪉꪱꪣ ꪄꪮꪉ ꪹꪔꪉ꪿ ꪹꪄꪥ ꪹꪭꪉ꪿ ꪵꪝꪉ ꪙꪱꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪷꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪄꪥ ꪹꪔꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ 1000- ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪀꪱ ꪠꪱꪀ ꪹꪕꪷ ꪤꪱꪣ ꪤꪳ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪊꪉꪲ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪨꪱꪙ ꪮꪮꪀ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪮꪽ ꪙꪲ꫁ ꪵꪣꪙ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪨꪱꪙ ꪮꪮꪀ ꪀꪴ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪠꪉꪴ ꪼꪝ ꪼꪕ ꪉꪙꪲ ꪵꪊꪉ꫁ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪊꪉ ꪩꪀꪴ ꪁ-ꪾꪀꪱ 1005- ꪻꪠ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪩꪮꪙ ꪊꪱ ꪖꪀꪳ ꪶꪔꪙ ꪶꪁꪒ ꪩꪮꪉ ꪀꪴ ꪄꪱ꫁ ꪵꪕ꫁ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉꪰ꪿ ꪶꪀꪣ꫁ ꪵꪠꪉ ꪹꪙ꫁ ꪨꪱꪙ ꪮꪮꪀ ꪶꪋꪣ ꪖꪱꪣ ꪮꪽ ꪕꪲ꪿ ꪙꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪾ-ꪀꪱ ꫃ꪜꪙ ꪵꪣ꪿ ꪣꪉꪳ ꫃ꪩ

106

ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪤꪴ꪿ ꪬꪱꪫ꫁ ꪻꪎ ꪋꪮꪥ꫁ ꪫꪉꪰ ꪕꪉ꪿ꪸ ꪹꪏꪉ꫁ ꪨꪉꪰ ꪨꪷ꪿ ꪁꪫꪱ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꫃ꪜꪙ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪣꪉꪳ ꪹꪊꪱ꫁ 1010- ꪁ꫁ꪷ ꪤꪴ꪿ ꪬꪱꪫ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪋꪽ꫁ ꪬꪮꪣ ꪼꪝ꪿ ꪫꪉꪰ ꪮꪱꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪩ ꫃ꪕꪉ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪀꪙꪴ ꪀꪫꪱꪙ ꪵꪊꪉ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪹꪤꪷꪙ ꪼꪝ꪿ ꪬꪱꪫ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪣ꫁ꪳ ꪵꪠꪉ ꪕꪱꪙ꪿ ꪶꪋꪣ ꪚꪱꪙ ꪨꪷ꪿ ꪁꪫꪱ ꪯꪥꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪊꪮꪣ ꪵꪝꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪶꪙꪚ ꪚꪱꪒ ꪋꪉꪸ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪨꪱꪙ ꪵꪠꪚ ꪹꪭꪱ ꪄꪱꪙ 1015- ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪑꪉꪰ ꪤꪴ꪿ ꪮꪱꪙ ꪕꪉ꪿ꪸ ꪹꪩꪷꪉ ꪚꪱꪙ ꪵꪊꪉ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪚꪙꪴ ꪶꪭꪣ꪿ ꪶꪎꪣ ꪡꪱꪙ ꪊꪉꪲ ꪁꪮꪥ꪿ ꪑꪉꪰ ꪹꪙꪱ ꪮꪱꪙ ꪹꪝꪷꪉ꪿ ꪅꪙꪴ ꪚꪙꪴ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪜꪙꪴ ꪵꪔꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪋꪉ꪿ ꪋꪮꪥ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪄꪺꪙ ꪨꪱ ꪝꪱꪙ ꪶꪁ꫁ ꪵꪋꪣ ꪬꪱꪣ ꪖꪱꪥ ꪎꪴ꪿ 1020- ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪵꪠꪉ ꪤꪴ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪔꪱ ꪹꪋ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪣꪺꪙ꪿ ꪬꪮꪣ ꪭꪺꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉꪰ꪿ ꪊꪮꪉ ꪕꪙꪸ ꪼꪔ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪬꪺ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪠꪚ ꪨꪷ ꪹꪊꪀ ꪻꪬ꫁ ꪵꪣꪙ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪊꪉ꪿ꪳ ꪔꪙꪲ ꪩꪮꪉ ꪥꪮꪉ ꪻꪒ ꪵꪥꪉ ꪔꪀꪸ ꪹꪎꪉ ꪊꪉꪲ ꪩꪮꪉ ꪊꪉꪴ ꪉꪸ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ * ꪹꪩꪱ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪭꪮꪒ ꪵꪀꪫ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪁꪾ-ꪮꪙꪲ 1025- ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪶꪣꪉ ꪉꪱꪣ ꪘꪱ꫁ ꪹꪢꪷꪙ ꪮꪙꪲ ꪶꪩꪉ ꪁꪫꪱ꪿ ꪏꪽ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪀꪮꪙ꫁ ꪉꪮꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪶꪎꪣ ꪻꪠ꪿ ꪹꪉꪱ ꪔꪙꪸ ꪮꪙꪸ ꪏꪙꪸ ꪹꪙ꫁ ꪹꪢꪥ ꪣꪱꪥ ꪬꪱꪥ ꪚꪮꪀ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪠ꪿ꪷ ꪵꪊꪉ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪙꪮꪉ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪣ

107

ꪙꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪼꪄ ꪖꪮꪥ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ 1030- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪣꪉ ꪩꪣꪴ꪿ ꪋꪺꪉ ꪀꪱꪉ ꪶꪔꪙ ꪙꪱꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪩꪀꪴ ꪟꪥꪸ ꪎꪱ-ꪮꪙꪲ ꪡ꫁ꪱ-ꪨꪉ꪿ꪰ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪕꪫꪸ ꪮꪱꪚ ꪙ꫁ꪾ ꪶꪋꪣ ꪨꪙꪲ꫁ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪤꪙ ꪠꪲ ꫃ꪬꪙ ꪩꪙꪸ ꪜꪒꪰ ꪹꪮꪱ ꪩꪚꪾ ꪩꪮꪥ ꪚꪙꪲ ꪠꪱꪥ꫁ ꪣꪱ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪟꪥꪸ ꪑꪀꪰ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ 1035- ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪹꪎꪱ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪫꪱꪥ ꪄꪙꪸ ꪄꪱ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪢꪙ꪿ꪲ ꪨꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪩꪀꪴ ꪀꪺꪉ ꪹꪭꪙ ꪜꪲ ꪹꪚꪙ ꪢꪱ꫁ ꪝꪱ ꪮꪺꪙ ꪄꪳꪙ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪋ꪿ꪳ ꪵꪔ꪿ ꪀꪴ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪜꪀꪴ ꪁꪾ-ꪮꪙꪲ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪊꪣꪸ ꪵꪩꪫ ꪙꪮꪥ꫁ ꪏꪱꪫ ꪎꪱꪣ ꪜꪲ ꪵꪀꪫ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ 1040- ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪣꪱ ꪶꪔꪀ ꪘꪲ꫁ ꪝꪺꪙ ꪫꪱ꪿ ꪔꪮꪉ ꪔꪱꪥ ꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪼꪬ꫁ ꪫꪮꪙ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪮꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪡꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪄꪱ꫁ ꪭꪱꪫ꪿ ꪁꪱꪉ꫁ ꪎꪱꪣ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪽ꫁ ꪭꪮꪒ ꪘ꫁ꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪅꪮꪣ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪎꪚꪲ ꪎꪱꪣ ꪜꪲ ꪜꪱꪥ ꪬꪺ ꪻꪊ ꪑꪉꪰ ꪹꪚꪱ꪿ ꪔꪱꪥ ꪻꪠ꪿ ꪁꪙꪳ ꫃ꪀꪫꪥ ꪩꪾꪣ꫁ 1045- ꪏꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪮꪉ꫁ ꪨꪴ꪿ ꪻꪚ꫁ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪮꪙ ꪁꪒꪳ ꪏꪳ ꪖꪮꪉ ꫃ꪜꪙ ꫃ꪩ ꪏꪒꪸ ꪕꪷ꪿ ꫃ꪎꪙ ꪑꪉꪲ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪀꪫꪥ ꪣꪺ ꪀꪱꪙ꫁ ꪖꪮꪥ꪿ ꪭꪱꪫ꪿ ꪤꪴ꪿ ꪬꪮꪥ꫁ ꪀꪙꪲ ꪥꪮꪙ꫁ ꪟꪥꪸ ꪑꪀꪰ ꪭꪱꪣ ꪹꪬꪷꪉ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪔꪱꪥ ꪄꪺꪙ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ꪿ ꪒꪮꪣ ꪵꪁ꪿ ꪼꪡ ꪠꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪻꪎ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪋ꪿ꪳ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪀꪱ-꫃ꪩ 1050- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪜꪮꪉ ꪄꪴ ꪻꪒ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪉꪸ ꪝꪀꪲ ꪑꪷ ꪭꪳ ꪼꪒ꫁

108

ꪼꪎ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪄꪙꪲ ꪄꪱꪒ ꪙꪸꪙ ꫟ ꪡꪙꪸ ꪻꪊ ꪢꪱꪉ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪶꪄꪣ ꪋꪴ꪿ ꫃ꪫꪙ ꪹꪖꪷꪉ ꪡꪱ꫁ ꪼꪅ꫁ ꪙꪲ꫁ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪘꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪩꪱ꪿ ꪣꪱꪥ ꪻꪊ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ 1055- ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪘꪀꪰ ꪘꪮꪣ ꪘꪱ꫁ ꪹꪏꪒ ꪹꪏꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪋꪣꪴ꪿ ꪎꪮꪙ ꪎꪱꪫ ꪚꪱ ꪼꪕ ꫃ꪬꪙ ꪻꪠ꪿ ꪠꪽ ꪭꪀꪰ ꪙꪱꪉ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪉꪮꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪻꪎ ꪎꪱꪉ꪿ ꪁꪳ ꪔꪙꪸ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪣ ꪮ꪿ꪲ ꪕꪉꪲ ꪒꪴ ꪙꪮꪥ꫁ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪄꪮꪥ꫁ ꪮꪱꪫ꪿ ꪝꪀꪲ ꪎꪴ꪿ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ 1060- ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪊꪮꪣ ꪵꪝꪉ ꪑꪉꪰ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪒꪺꪙ꪿ ꪕꪫꪸ ꪒꪮꪣ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪔꪱ ꪹꪙꪉ ꪹꪮꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪄꪙꪴ ꪅꪱꪙ ꪑꪉꪰ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪋꪺꪙ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪀꪱꪥ ꪶꪯ ꪁꪒꪳ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪤꪷ ꪕꪮꪉ꫁ ꪥꪷ ꪥꪺꪀ ꪖꪱꪣ ꪹꪥꪷꪉ ꪨ꪿ꪷ ꪙꪱ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪄꪙꪴ ꪵꪝꪉ ꪵꪕ꫁ ꪝꪽ ꪹꪮꪷꪙ ꪫꪱꪙ꫁ ꪄꪺꪚ 1065- ꪎꪷ ꪕ꪿ꪱꪙ ꪹꪊꪱ꫁ ꪑꪱ ꪁꪷ꫁ ꪔꪱꪙ꫁ ꪖꪮꪣ꪿ ꪒꪴ ꪩꪮꪉ ꪑꪉꪲ ꪹꪙꪷ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪡꪱ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ ꪎꪉꪸ꫁ ꪭꪉꪴ꪿ ꪹꪋꪱ꫁ ꪎꪥꪴ ꪢꪮꪀ ꪹꪣ ꪶꪚꪙ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꫛ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪕꪾ ꪀꪱꪙ ꪠꪱꪥ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪟꪥꪸ ꪻꪐ꪿ ꪀꪣꪴ-ꪡꪙꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪫꪙ ꪊꪱꪫ ꪮꪮꪀ ꪼꪜ ꪩꪺꪉ꪿ ꪼꪡ ꪬꪱ ꪋꪙꪲ꫁ 1070- ꪠꪱꪥ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪘꪱꪣ ꪹꪭ꫁ ꪕꪣꪲ ꪏꪮꪀ ꪀꪙꪲ ꫛ ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪶꪎꪙ ꫟ ꪼꪨ ꪮꪮꪀ ꪼꪜ ꪥꪒꪳ ꪻꪥ ꪒꪮꪣ ꪩꪉꪰ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪵꪀꪫ꫁ ꪎꪮꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪠꪱ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ

109

ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪎꪱꪣ ꪫꪽ ꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪎꪴ ꪤꪴ꪿ ꪹꪠꪱ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪹꪒꪷꪙ ꪼꪜ꪿ ꪶꪭꪉ ꪨꪺꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪹꪙꪷ 1075- ꪎꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪼꪜ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪻꪙ ꪎꪺꪙ ꪘꪮꪉ ꪻꪐ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪎꪴ ꪬꪱꪀ ꪄꪮꪉ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪶꪏꪥ꫁ ꪀꪴ ꪜꪒꪰ ꪭꪫꪱꪥ ꫃ꪎꪙ ꪎꪴ ꪼꪩ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪠꪺ ꪣꪸ ꪹꪊꪱ꫁ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꪘꪸ ꪘ꪿ꪾ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪎꪱ ꪎꪺꪙ꪿ ꪩꪱ ꪼꪜ ꪫꪱꪉ ꪹꪭꪙ ꪼꪫ꫁ ꪎꪮꪉ ꪵꪝꪉ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪬ꪿ 1080- ꫃ꪢꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪁꪷ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꫛ ꪤꪱꪣ ꫃ꪕꪉ ꪩꪾ ꪹꪣꪉ ꪹꪜꪱ꪿ ꪢꪮꪉ ꪕꪉꪸ꪿ ꪅꪮꪙ ꪎꪉꪸ ꪶꪮ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪉ꫁ ꪵꪝꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪁꪾ-ꪮꪙꪲ ꪎꪮꪉ ꪁꪺꪙ ꪹꪎꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪊꪱ ꪮꪙꪴ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱꪙ ꪖꪮꪥ꫁ ꪭꪮꪥ꫁ ꪄꪮꪒ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪣꪙ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪎꪽ ꪨꪷ꪿ ꪶꪭꪉ ꪒꪉꪸ 1085- ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪹꪙꪱ ꫃ꪀꪫꪥ ꪣꪺ ꪨꪴ꪿ ꪔꪽ ꪤꪱꪀ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱꪙ ꪕꪮꪥ꫁ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪫ꫁ ꪚꪮꪀ ꪄꪮꪥ꫁ ꪵꪉꪫꪉ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪩꪺꪉ ꪋꪱꪉ꪿ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪹꪡꪷꪙ ꪶꪄꪣ ꪑꪉꪲ ꪊꪉꪲ ꫃ꪊꪉ ꪬꪮꪙ꪿ ꪣꪲ ꪻꪠ ꪹꪊꪱ꫁ ꪄꪙꪴ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪫꪱꪉ ꪼꪜ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪠꪉ ꪝꪲ꫁ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪒꪫꪸ ꪙ꫁ꪲ ꪫꪙꪸ ꪚꪙꪴ ꪡꪱ꫁ ꪹꪥ ꪜꪽ ꪼꪒ꫁ ꪁꪮꪚ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ 1090- ꪄꪮꪥ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪷ ꪤꪴ꪿ ꪬꪮꪥ꫁ ꪀꪙꪲ ꪥꪮꪙ꫁ ꪵꪀꪣ ꪢꪴ꪿ ꪎꪱꪫ ꪹꪭꪱ ꪕꪱꪙ꪿ ꪙꪱ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪀꪺꪉ ꪩꪮꪉ ꫃ꪊ ꪹꪚꪱ꪿ ꪶꪎꪣ ꪔꪷ꪿ ꪭꪉꪸ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪱ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪷ ꪤꪴ꪿ ꪹꪠꪱ꫁ ꪭꪺꪣ꪿ ꪭꪱꪙ꫁ ꪵꪠꪉ ꪮꪙꪴ꪿ ꪻꪙ ꪻꪊ ꪵꪒ꪿ ꪙꪱ ꪹꪮꪱ ꪑꪉꪲ ꪝꪒꪰ ꪶꪎꪉ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪮꪒ ꪝꪱꪥ ꫃ꪀꪫꪥ ꪩꪾ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪎꪺꪙ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪭꪚꪾ ꪝꪷ꫁ ꪖꪮꪉ ꪵꪣ꪿ ꪝꪱꪥ ꫃ꪀꪫꪥ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ

110

1095- ꪮꪽ ꪕꪲ꪿ ꪟꪥꪸ ꪨꪺꪉ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪶꪔꪙ ꪵꪣ꪿ ꪁꪉꪲ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪕꪀꪴ ꪁ꪿ꪾ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪕꪮꪉ꫁ ꪬꪱ ꪩꪀꪴ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪔꪱꪥ ꪬꪱꪉ꪿ ꪶꪨꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪏꪳ ꪣꪲ ꪵꪊꪉ꫁ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪮꪺꪙ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪷ ꪜꪉꪰ ꪉꪸ꫁ ꪶꪀꪉ ꪅꪙꪴ ꫃ꪕꪉ ꪋꪺ꪿ 1100- ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪲ꪿ ꪬꪱꪉ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪋꪱꪉ꫁ ꪹꪣ ꪎꪺꪥ꪿ ꪔꪙꪲ ꪵꪗꪉ ꪎꪷ ꫃ꪜꪙ ꪹꪣꪉ ꪎꪺꪥ꪿ ꪎꪙꪲ ꪹꪝꪷꪉ꪿ ꪹꪑꪷ ꪀꪙꪲ ꪥꪮꪙ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪮꪥ꪿ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪎꪉ ꪉ꫁ꪸ ꪹꪮꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪕꪫꪸ ꪵꪠꪉ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪼꪄ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪮꪣ ꪮꪮꪙ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪮꪉ ꪬꪮꪙ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪖꪫ ꪙꪽ꫁ ꪎꪱꪫ ꪋꪺꪉ꪿ ꪔꪙꪲ ꪣꪳ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ 1105- ꪣꪲ ꪫꪱ꪿ ꪨꪮꪙ ꪻꪊ ꪫꪱꪉ ꪵꪚꪉ꪿ ꪶꪨꪉ ꪎꪸ ꪨꪱ꫁ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪉꪙꪲ ꪮꪱꪫ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪎꪉ ꪉꪸ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪁꪴ꪿ ꪕꪣꪸ ꪵꪠꪉ ꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪀꪱꪉ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪹꪣ ꪵꪎꪉ꪿ ꪶꪎꪣ ꪣꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪩ꫁ꪾ ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪵꪎꪉ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪹꪘꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪝꪱꪥ ꪣꪱꪉ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪩꪱ ꪹꪣ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪹꪘꪷꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ 1110- ꪝ꪿ꪲ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪷ ꪤꪴ꪿ ꪹꪠꪱ꫁ ꪹꪄꪥ ꪙꪮꪉ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪔꪉ꪿ꪸ ꪩꪙꪴ ꪨꪉꪰ ꪹꪩꪷꪉ ꫟ ꪼꪒ꫁ ꪕꪣꪸ ꪵꪠꪉ ꫃ꪜꪙ ꪁꪴ꪿ ꪊꪉꪲ ꪙꪱ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪹꪣꪉ ꪹꪀꪱ꪿ ꪢꪮꪉ ꪫꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪩꪮꪉ ꪮꪺꪙ ꪖꪉꪸ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪎꪉ ꪭꪀꪰ ꪭꪱ ꪭꪉꪸ ꪎꪱꪉ꫁ ꪔꪉꪲ ꪵꪚꪉ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪠꪉ ꪮꪙ꪿ꪳ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ 1115- ꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪎꪷ ꪹꪣ ꪬꪮꪥ꫁ ꪹꪭꪙ ꪨꪺꪉ ꪻꪋ꫁ ꪔꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪮꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪣꪙ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪮꪉꪲ ꪮꪙꪴ꪿ ꪡꪉꪰ ꪀꪽ

111

ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪵꪝꪉ ꪵꪊꪫ꪿ ꪊꪱꪙ ꪩꪱꪙ꪿ ꪩꪱꪥ ꪎꪸ ꪨꪱ꫁ ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪶꪨꪉ ꪵꪚꪉ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪬꪱ ꪁꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪻꪒ ꪁꪷ꫁ ꪒꪲ ꪭꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪊ꪿ꪲ ꪎꪺꪙ꪿ ꪬꪮꪥ꫁ ꪻꪊ ꪼꪫ꫁ ꪒꪮꪣ ꪮꪮꪙ꪿ ꪝꪽ ꪜꪲ 1120- ꪠꪲ ꪡꪽ ꪬ꫁ꪾ ꪭꪮꪙ ꪎꪮꪉ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪄꪱꪒ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ ꪨꪱꪥ ꪄꪮꪒ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪵꪝꪉ ꪫꪱꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪑꪉꪰ ꪻꪊ ꪬꪮꪥ꫁ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪵꪘꪉ ꪊꪲ꪿ ꪖꪣꪲ꫁ ꪎꪸ ꪹꪙ꫁ ꪠꪲ ꪚꪱꪚ ꪋꪉꪲ ꪀꪙꪲ ꪵꪅꪫꪙ ꪎꪸ ꪁꪱꪉ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪶꪨꪉ ꪵꪚꪉ꪿ ꪝꪲ꪿ ꪙꪱ 1125- ꪔꪱ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪄꪱꪒ ꪄ꫁ꪷ ꪵꪎꪙ ꪋꪽ꫁ ꪎꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪑꪱ ꫃ꪊ ꪎꪉꪰ ꪵꪒ꪿ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪹꪎꪉ ꪙꪱꪉ ꪵꪔ꪿ ꪨꪉꪰ ꪩꪱꪙ꪿ ꫃ꪫ ꪎꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪎꪮꪒ ꪵꪎꪫ꫁ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪱꪙ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪒꪲ ꪼꪩ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪫ ꪁꪫꪱꪣ ꪏ꫁ꪾ ꪵꪕꪙ ꪻꪊ ꪀꪱꪉ ꪔ꪿ꪷ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪜꪱꪙ ꪒꪱꪉ꪿ ꪵꪖꪙ ꪶꪠꪀ ꪻꪬ꫁ ꪮꪺꪙ ꪙꪮꪉ꫁ ꪶꪩꪉ ꪭꪺꪣ꪿ ꪚꪙꪴ ꪎꪉꪴ ꪝꪲ꪿ ꪼꪩ 1130- ꪔꪱ ꪫꪱ꪿ ꪁꪉꪴ ꪻꪊ ꪄꪙꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪝꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪫ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪫꪱꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪒ ꪵꪫꪙ ꪶꪄꪣ ꪮꪺꪙ ꪼꪩ ꪼꪅ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪹꪉꪷꪙ ꪁꪾ ꪹꪭꪉ꪿ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪄꪮꪉ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪕꪱꪉ ꪼꪨ ꪹꪔꪱ꫁ ꪙꪮꪉ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪜꪱꪙ ꪹꪥꪉ꪿ ꪜꪱ ꪬꪱꪉ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪭꪮꪉ꪿ ꪁꪱꪉ꫁ ꪼꪒ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪫꪉꪰ ꪨꪺꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨ꫁ꪷ ꪁ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪚꪙꪴ ꪨꪺꪉ ꪼꪒ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪵꪝꪉ ꪵꪠꪉ ꪼꪨ꪿ 1135- ꪙꪮꪉ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪒꪮꪣ ꪝ꪿ꪲ ꪁꪫꪙꪸ ꪶꪎꪣ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪔꪱꪙ꫁ ꪋꪺꪙ ꪙꪱꪉ ꪵꪠꪉ ꪚꪱꪒ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪮꪲꪙ꫁ ꪎꪺꪙ ꪼꪣ꫁ ꪘꪮꪉ ꪻꪐ꪿ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪎꪮꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪭꪉꪸ ꪀꪽ ꪹꪒꪷꪙ ꪼꪜ꪿

112

ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪶꪔꪙ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪶꪜꪉ꪿ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪀꪱꪥ 1140- ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪨꪱꪥ ꪖꪺꪉ ꪏꪮꪙ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪹꪉꪷꪙ ꪄꪱꪫ ꪼꪢ꪿ ꪖꪺꪉ ꪊꪴ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪭ꪿ ꪼꪫ꫁ ꫄ꪜꪙ ꪬꪙꪴ꪿ ꪁꪾ ꪵꪒꪉ ꪖꪺꪉ ꪼꪄ ꪉꪱꪉ꫁ ꪹꪢꪷꪥ꪿ ꪔꪙꪸ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪭꪉꪸ ꪶꪎꪣ ꪹꪏꪥ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪲ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪐꪣꪴ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪣ ꪒꪮꪣ ꪮꪮꪙ꪿ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪝꪲ꪿ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪝꪷ꫁ ꪄꪴ ꪨꪱꪀ ꪨꪱꪥ ꪥꪮꪉ 1145- ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꫃ꪜꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꪹꪥꪉ꪿ ꪏꪳ ꪜꪮꪙ ꪻꪬ꫁ ꪝ꪿ꪲ ꪹꪙꪷ ꪹꪎꪱ ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪵꪎ ꪵꪭ ꪎꪮꪥ꫁ ꪚꪺ ꪹꪁꪷ ꪖꪽ ꪖꪲ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪊꪀꪰ ꪀꪲ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪼꪣ꫁ ꪼꪄ ꪚꪮꪀ ꪝꪺꪉ ꪜꪱꪥ ꪨꪱꪥ ꪖꪽ ꪤꪮꪙ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪁꪾ ꪻꪚ ꪵꪚꪉ꪿ ꪁꪮꪥ ꪠꪷ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪒꪴ ꪩꪱ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪋꪾ ꪹꪮꪱ ꪫꪱ꪿ ꪹꪙꪷ 1150- ꪹꪨ ꪕꪷ꪿ ꪀꪷ ꪹꪩꪉ ꪏꪮꪙ꫁ ꪻꪎ ꪣꪱꪥ ꪬꪮꪣ ꪮꪮꪙ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪠ꪿ ꪏꪮꪙ꫁ ꪵꪀꪣ ꪀꪱꪙ꫁ ꪀꪉ꪿ꪲ ꪊꪽ ꪥꪱꪚ ꪥꪚꪲ ꪹꪨꪙ꫁ ꪻꪚ ꪹꪉꪷꪙ ꪜꪫꪲ ꪶꪜꪉ꪿ ꪶꪩꪣ ꪹꪜꪱ꪿ ꪔꪮꪉ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪶꪋꪣ ꪋꪙꪳ꪿ ꪠꪱꪥ ꫟ ꪮꪱꪥ ꪬꪮꪣ ꪭꪺꪥ꪿ ꪀꪉ꪿ꪲ ꪊꪽ ꪀꪺꪀ ꪶꪩꪣ ꪜꪫꪲ ꪹꪔꪱ꫁ 1155- ꪬꪮꪣ ꪈꪽ꪿ ꪀꪺ꫁ ꪩꪚꪸ ꪩꪮꪉ꫁ ꪔꪮꪉ꫁ ꪕꪺ꪿ ꪔꪙꪲ ꪵꪗꪉ ꪚꪮꪀ ꪹꪨꪉ ꪵꪒꪉ ꪵꪄꪚ ꪵꪄꪣ ꪚꪮꪀ ꪕꪮꪉ ꪬꪱꪥ ꪀꪱꪙ꫁ ꪚꪮꪀ ꪎꪱꪙ꫁ ꪉꪺꪀ ꪵꪀꪣ ꪚꪮꪀ ꪩꪱꪫ ꪊꪽ ꫃ꪬꪙ ꪚꪮꪀ ꪁꪱꪥ ꪵꪚꪉ꪿ ꪚꪱꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪹꪋꪷ ꪭꪺꪥ꫁ ꪏ꫁ꪾ ꪕꪷ꪿ ꪚꪺꪉ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪎꪮꪥ꫁ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪱ꫁ ꪼꪄ ꪋꪣꪴ꪿ ꪎꪚꪮꪉ 1160- ꪨꪱꪥ ꪖꪺꪉ ꪏꪮꪙ꫁ ꪝꪽ ꪀꪽ ꪬꪮꪣ ꪮꪮꪙ꪿

113

ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪚ ꪵꪄꪚ ꪀꪮꪉ꫁ ꪉꪱ ꪥꪺꪥ꫁ ꪹꪎꪱ ꪫꪱ꪿ ꪻꪚ ꪩꪱꪙ ꪻꪚ ꪕꪽ ꪀꪱꪉ ꪻꪚ ꪚꪱ꫁ ꪚꪮꪀ ꪖꪺꪉ ꪮꪱ꫁ ꪀꪱꪉ ꪉꪱ꪿ ꪭ꫁ꪳ ꪚꪮꪀ ꪠꪱꪥ꫁ ꪉꪱꪉ꫁ ꪊꪴ꪿ ꪼꪄ ꪚꪺ ꪚꪮꪀ ꪤꪴ꪿ ꪹꪘ ꪚꪮꪀ ꪁꪾ ꪮꪾ ꪖꪮꪥ꫁ 1165- ꪚꪮꪀ ꪤꪴ꪿ ꪻꪔ꫁ ꪉꪮꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪄꪮꪉ ꪀꪫꪥꪲ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪤꪾ ꪚꪮꪀ ꪀꪱꪉ ꪩꪾ ꪚꪮꪀ ꪵꪀꪫ꫁ ꪶꪩꪣ ꪎꪮꪒ ꪵꪎꪫ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪬꪮꪣ ꪭꪉ꪿ꪲ ꪣꪥꪴ ꪹꪬꪉ ꪼꪕ ꪹꪣꪉ ꪹꪎꪱ ꪻꪎ꪿ ꪬꪺ ꪵꪀꪉ꪿ ꪁꪷ ꪵꪄꪫꪙ ꪬꪮꪥ꫁ ꪕꪀꪴ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪮꪥ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪹꪭ꪿ ꪹꪨꪉ ꪵꪒꪉ 1170- ꪚꪮꪀ ꪁꪾ ꪵꪝꪉ ꪎꪮꪉ꪿ ꪻꪎ ꪭꪉꪴ꪿ ꪹꪭꪉ ꪔꪱ ꪘꪱ꫁ ꪵꪕ꫁ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪕꪽ ꪀꪺꪉ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪘꪮꪉ ꪨꪺꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪝꪽ ꪫꪱ ꪹꪨ ꪠ꪿ꪷ ꪕꪀꪴ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪮꪥ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪼꪄ ꪹꪭ꪿ ꪝꪺꪉ ꪜꪱꪥ ꪎꪉꪴ ꪥꪱꪫ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪝꪽ ꪫꪱ ꪩꪱꪙ꫁ ꪠ꪿ꪷ 1175- ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪭꪴ꫁ ꪜꪱꪀ ꪖꪺ꫁ ꪏꪚꪾ ꪖꪮꪥ꫁ ꪖꪲ꪿ ꪅꪮꪉ ꪹꪎꪱ ꪶꪥꪙ꪿ ꫟ ꪶꪮ꫁ ꪎꪉꪸ ꪙꪺ ꪬꪺ ꪎꪴ꪿ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪅꪱ ꪹꪎꪷꪣ ꪮꪱꪫ꪿ ꪀꪺ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪙ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪱ ꫃ꪬꪙ ꪭꪴ꫁ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉꪴ ꪊ꪿ꪳ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪮꪱ ꪼꪫ꫁ ꪕꪀꪴ ꪄꪮꪒ ꪻꪙ ꪻꪊ 1180- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ-ꪮꪙꪲ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪋꪴ꪿ ꪥꪮꪉ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪮꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪀꪷ ꪙ꫁ꪲ ꪋꪳ꪿ ꪢꪱꪀ ꪙꪱꪫ꫁ ꪊꪽ ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪵꪎꪙ ꪣꪺ ꪀꪉꪲ꪿ ꪀꪮꪉ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪑꪱꪣ ꪭꪺꪥ꫁

114

ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉꪳ ꪔꪀꪰ ꪬꪸ꫁ ꪠꪱ ꪙꪾ꫁ ꪎꪲ ꪎꪺꪥ꪿ ꪕꪾ ꪀꪱꪙ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪩꪷꪉ ꫟ ꪊꪉꪲ ꪬꪱꪀ ꪚꪱꪙ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪣꪱꪥ ꪣꪲ ꪹꪎꪱ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ 1185- ꪹꪎꪱ ꪁꪷ꫁ ꪎꪉꪳ ꪵꪬꪉ꪿ ꪘꪰꪉ꫁ ꪀꪷ ꪊꪽ ꪎꪉꪴ ꪎꪒꪴ ꪥꪙꪳ ꪹꪬꪷꪉ ꪹꪩꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪹꪎꪱ ꪵꪬ꪿ ꪵꪬꪙ ꪊꪮꪉ꪿ ꪕꪾ ꪬꪣꪸ ꪋ꫁ꪳ ꪙꪾ꫁ ꪔꪀꪰ ꪬ꫁ꪸ ꪋꪴ꪿ ꪣꪳ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪎꪣꪴ꪿ ꪬꪮꪣ ꪹꪩꪷꪥ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪘꪮꪉ ꪻꪐ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪩꪉ꫁ꪳ ꪩꪳ꫁ ꪻꪎ ꪉꪺꪀ ꪹꪉꪱ ꪹꪚꪙ ꪹꪡꪙ ꪩꪱꪣ ꪜꪱ ꪹꪨꪣ꪿ ꪼꪨ ꪩꪚꪸ ꪁꪽ ꪔꪙꪲ ꪕꪱꪥ꫁ 1190- ꪭꪺ꫁ ꪀꪒꪰ ꪮꪮꪣ꫁ ꪨꪱꪥ ꪋꪽ꫁ ꪖꪽ ꪶꪊꪒ ꪻꪝ ꪘꪱꪣ ꪮꪽ ꪙꪽ꫁ ꪘꪮꪉ ꪜꪱ ꪄꪺꪙ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪵꪙꪙ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪨꪱ ꪼꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪵꪎꪙ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪮꪥ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪎꪺꪙ ꪋꪽ꪿ ꪉꪽ ꪄꪺꪙ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪝꪉ ꪳꪀꪷ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪥꪉ꪿ꪰ ꪶꪩꪉ ꪤꪉꪰ ꪮꪮꪣ꫁ ꪎꪱꪥ ꪤꪴ꪿ ꪻꪔ꫁ ꪚꪉꪰ ꪩꪮꪣ꫁ ꪎꪫꪲ ꪵꪎꪒ ꪎꪱꪥ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪲ 1195- ꪑꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪎꪱꪥ ꪁꪷ ꪹꪨꪉ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪊꪮꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪭꪀꪸ ꪕꪷ꪿ ꪎꪱꪥ ꪶꪀꪀ ꪠꪽ꫁ ꪎꪱꪥ ꪮꪮꪙ꪿ ꪹꪩꪷꪉ ꪵꪠꪉ ꪎꪱꪥ ꪁꪷ ꪹꪨꪉ ꪁꪷ ꪵꪒꪉ ꪤꪴ꪿ ꪻꪙ ꪖꪽ ꪖꪱꪙ꫁ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪨꪉꪲ꪿ ꪨꪱꪥ ꪭꪱꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪹꪢꪷꪙ ꪠ꪿ꪷ 1200- ꪕꪱꪫ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪊꪱꪫ ꪻꪠ꪿ ꪄꪱ꫁ ꪠꪉꪴ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪾ ꪀꪳ ꪙꪮꪥ꫁ ꪖꪱꪥ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪘ ꪀꪱꪫ꪿ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪵꪠꪚ ꪀꪱ꫁ ꪬꪱꪙ ꪵꪣꪉ꫁ ꪡꪽ ꪄꪱ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪥ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪀꪺ ꪨꪱꪥ ꪈ꪿ꪾ ꪨꪷ ꪕꪮꪥ꪿ ꪋꪱꪉ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪀꪫꪒꪸ ꪖꪮꪥ꫁ ꪊꪱ ꪹꪫꪱ꫁ ꪜꪙꪴ ꪔꪷ꪿ ꪣꪲ ꪎꪱ ꪕꪲ꪿ ꪻꪒ 1205- ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪜꪙꪴ ꪩꪮꪉ ꪄꪱ꫁ ꪡꪽ ꪠꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪐꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪙꪱꪉ ꪫꪱ꪿ ꪩꪮꪉ ꪻꪠ꪿ ꪄꪱ꫁ ꪠꪉꪴ ꪙꪽ꫁ ꪭꪳ꫁ ꪊ꪿ꪳ ꪹꪎꪱ ꪕꪮꪉ

115

ꪮꪽ ꪙꪽ꫁ ꪄꪮꪉ ꪤꪾ ꪕꪀꪴ ꪎꪉꪲ꪿ ꪡꪽ ꪹꪎꪱ ꪬꪮꪥ꫁ ꪥꪴ ꪫꪱ ꪿ꪕꪱꪙ꪿ ꪠꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪎꪱ ꪙꪽ꫁ ꪠꪲ ꪶꪔꪣ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪀꪮꪉ ꪁꪷ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪝꪉꪳ ꪎꪱꪥ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪣ ꪒꪫꪸ ꪀꪺꪣ ꪶꪀꪀ 1210- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪈꪾ꪿ ꪹꪬꪙ꫁ ꪵꪄꪉ ꪕꪮꪉ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪒꪱꪙ꪿ ꪎꪣꪴ ꪼꪡ ꪔꪱꪥ ꪑꪉꪰ ꪊꪉꪲ ꪬꪮꪙ꪿ ꪼꪀ ꪏꪒꪸ ꪡꪙꪴ ꪜꪱꪙ ꪭꪙ꫁ꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪖꪮꪒ ꪒꪱꪚ ꪀꪱ꫁ ꪵꪭꪉ ꪭ꫁ꪳ ꪑꪷ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꫃ꪎꪒꪙ ꪡꪽ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪁꪣ ꪒꪱꪚ ꪁꪱꪙ꫁ ꪜꪫꪲ ꪝꪳ ꪵꪫꪫ꫁ ꪚꪙꪲ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪝꪀꪲ ꪈꪾ꪿ ꪒꪉꪴ꫁ ꪀꪺꪉ ꪕꪮꪉ꫁ ꪣꪺ ꪢꪮꪣ꫁ ꪮꪱꪫ꪿ ꪀꪺ 1215- ꪉꪙꪲ ꪕꪷ꪿ ꪹꪎꪱ ꪕꪮꪉ ꪭꪮꪉ꫁ ꪙꪽ ꪬꪉꪰ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪟꪥꪸ ꪑꪀꪰ ꪄꪱꪣ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪶꪒꪉ ꪒꪱꪙ꪿ ꪕꪫꪸ ꪖꪮꪉ ꪠꪺ ꪣꪸ ꪹꪖꪱ꫁ ꪟꪥꪸ ꪜꪮꪉ ꪔꪱꪙ ꪨꪱ꪿ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪚꪱ꫁ ꫃ꪒꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪎꪉꪰ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪉꪱꪙ ꪔꪱꪥ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪤꪱꪫ ꪻꪬ꫁ ꪣꪉꪳ ꪒꪴ ꪤꪱꪫ꫁ ꪵꪬꪉ꪿ 1220- ꪑꪱ ꪵꪫꪉ꪿ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪵꪚꪙ ꪖꪀꪳ ꪥꪮꪉ ꪎꪉꪰ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ ꪫꪱ꪿ ꪵꪮ꪿ ꪑꪉꪰ ꪀꪳ꪿ ꪻꪊ ꪹꪥꪉ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪀꪴ ꪹꪫꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪨꪱꪚ ꪜꪙꪲ꫁ ꪹꪕ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪥꪮꪣ ꪎꪱ ꪹꪣꪉ ꪔꪱ ꪙꪱꪥ ꪀꪫꪸꪒ ꪨꪱ ꪣꪷ꪿ ꪣꪉꪳ ꫃ꪜꪙ ꪐꪾ꫁ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪢꪮꪣ꫁ ꪡꪉꪰ ꪔꪱ ꪠꪲ ꪨꪱ꪿ 1225- ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪩꪺꪉ ꪈ꪿ꪾ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪀꪺꪉ ꪕꪮꪉ꫁ ꫃ꪭ ꪐꪱ꪿ ꪡꪽ ꪠꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪭꪱꪫ꪿ ꪹꪙꪱ ꪵꪄꪉ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪒꪲ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪕ꪿ ꪙꪲ꫁ ꪔꪱ ꪬꪮꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪟꪥꪸ ꪑꪀꪰ ꪼꪜ ꪶꪒꪉ ꫃ꪕꪉ ꪶꪭꪉ ꪠꪲ ꪵꪄꪉ꪿ ꪀꪽ ꪎꪱꪫ꪿ ꪕꪷ ꪬꪱ ꪋꪙꪲ꫁ ꪫꪱꪉ ꪀꪺꪣ꪿ ꪜꪙꪲ꫁ ꪹꪠꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪑꪉꪰ ꪕꪷ꪿ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ 1230- ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ ꪀꪺꪀ ꪹꪀꪱ ꪣꪱꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꪔꪱꪉ ꪹꪠꪱ꫁

116

ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪊꪱ ꪎꪴ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪱꪉ ꪔꪱꪫ꪿ ꪬꪱ ꪹꪭꪙ ꪙꪱꪉ ꪹꪎꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪚꪱꪙ ꪻꪊ ꪚꪮꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪣꪱꪀ ꪉꪱꪫ꫁ ꪒꪱꪚ ꪬꪮꪀ ꪟꪥꪸ ꪠꪲ ꪣꪽ ꪮꪾ ꪼꪫ꫁ ꪕꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪬꪮꪉ꫁ ꪨꪀꪴ 1235- ꪕꪱꪫ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪼꪒ꫁ ꪣꪱꪀ ꪉꪱꪫ꫁ ꪵꪕꪙ ꪑꪀꪳ ꪣꪱ ꪻꪊ ꫃ꪕꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ ꪮꪮꪙ꪿ ꪏꪾ꫁ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪑꪱ ꪬꪮꪙ꪿ ꪝꪺꪙ ꪨꪷ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪎꪨꪉꪰ ꪩꪱ ꪀꪳ꪿ ꪻꪊ ꪀꪮꪒ ꪁꪷ ꪀꪴ ꪢꪽ꫁ ꪋꪮꪣ꫁ ꪕꪮꪒ ꪖꪮꪥ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄ꪿ꪲ ꪀꪣꪳ ꪩꪱ 1240- ꪉꪱ ꪎꪉꪴ ꪉꪱꪫ꫁ ꪔꪱꪫ ꪶꪅꪉ ꪬꪽ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪒꪱꪚ ꪵꪖꪉ꪿ ꪹꪖ꫁ ꪡꪀꪰ ꪁꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪒ ꪤꪺꪒ ꪹꪎꪱ ꪕꪮꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪉꪸ ꪙꪽ ꪅꪣꪴ꪿ ꪀꪱꪉ ꪶꪚꪙ ꪁꪚꪾ ꪁꪉꪰ꪿ ꪎꪽ ꪹꪥꪉ꪿ ꪠꪱ ꪋꪉ꪿ꪰ ꪨꪣꪴ꫁ ꪬꪀꪰ ꪁꪱꪙ꫁ ꪄꪺꪣ꫁ ꪕꪚꪾ ꪋꪱꪙ ꪵꪖꪙ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪵꪘꪙ꫁ ꪀꪺꪉ ꪘꪮꪉ ꪙ꫁ꪾ ꪻꪐ꪿ 1245- ꪠꪲ ꪑꪀꪰ ꪨꪣꪴ꫁ ꪒꪚꪾ ꪭꪷ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪬꪙꪴ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪹꪕꪱ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪄꪙꪳ꫁ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ ꪹꪚꪱ ꪚꪫ꪿ꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꪉꪫꪱꪀ ꪘꪱ꫁ ꪎꪱꪫ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪚꪱ ꪫꪲ ꪊꪀꪰ ꪙꪱꪉ ꪎꪸ ꪵꪔ꪿ ꪻꪒ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꫃ꪬꪙ ꪭꪴ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪝꪀꪲ ꪵꪮꪫ꫁ ꪶꪄꪚ ꪣꪱ꫁ ꪜꪫꪲ ꪎꪱꪫ꪿ ꪙꪱꪉ ꪚꪱ 1250- ꪶꪩꪉ ꪣꪱ ꪹꪕꪱ꫁ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪖꪱꪣ ꪎꪮꪉ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪋꪀꪰ ꪼꪒ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪄꪙꪳ꫁ ꪕꪮꪥ꪿ ꪨꪉꪰ ꪩꪱ ꪩꪾ ꪹꪚꪱ꪿ ꪵꪩ ꪎꪉꪰ ꪉꪫꪱꪀ ꪣꪱ ꪢꪮꪉ ꪜꪙꪲ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪻꪊ ꪄꪱꪒ ꪜꪙꪲ꫁ ꪎꪱꪫ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪹꪠꪉ ꪕꪺ꪿ ꪹꪣꪉ ꪀꪣꪴ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪢꪮꪉ ꪡꪫꪲ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪬꪙꪴ꪿ ꪙꪱꪉ ꪚꪱ ꪵꪀꪫ꫁

117

1255- ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪮꪫ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪲ꫁ ꪖꪱꪣ ꪙꪱꪉ꪿ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪹꪮꪱ ꪕꪷ꪿ ꪼꪏ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪋꪀꪰ ꪑꪷ ꪒꪮꪣ ꪄꪮꪥ꫁ ꪭꪮꪥ꫁ ꪋꪱꪒ ꪹꪄꪱ꫁ ꪨꪚꪳ ꪡꪱ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪩꪣꪳ ꪹꪮꪷꪙ ꪼꪏ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪖꪙ ꪹꪘ ꪖꪳ꫁ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪀꪳ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪣꪉ ꪩꪣꪴ꪿ ꪊꪾ-ꪜꪲ 1260- ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꪖꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ ꪬꪱ꫁ ꪄꪺꪚ ꪹꪊꪱ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪙꪮꪉ꫁ ꪎꪽ ꪹꪥꪉ꪿ ꪩꪱꪉ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪼꪒ꫁ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪙ ꪻꪊ ꪎꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪹꪮꪷꪙ ꪒꪀꪳ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪶꪀꪉ ꪉꪸ꫁ ꪚꪙꪴ ꪭꪉꪴ꪿ ꪼꪏ ꪖꪙꪸ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪡꪱꪥ ꪹꪮꪱ ꪙ꫁ꪾ ꪘꪮꪉ ꪅꪲ ꪵꪖꪙ ꪵꪔꪉ꪿ 1265- ꪶꪩꪉ ꪎꪺꪥ꪿ ꪀꪉ꫁ꪸ ꪵꪣ꪿ ꪹꪋ꫁ ꪔꪱ ꪭꪉꪴ꪿ ꪹꪏꪉ꫁ ꪨꪉꪰ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꫃ꪯꪣ ꪙꪱꪉ ꪠꪲ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪎꪽ꪿ ꫃ꪏꪙ ꪀꪺ ꪤꪱꪙ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪡꪱꪫ꫁ ꪜꪒꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪶꪒꪉ ꪩꪱꪙ꫁ ꪚꪉꪰ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪡꪮꪥ ꪔꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪣꪉ ꪊꪾ-ꪜꪲ ꪤꪴ꪿ ꪮꪱꪙ ꪋꪣꪴ꪿ ꪣꪱꪥ ꪨꪱꪥ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪖꪱ꫁ ꪘꪮꪣ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪣꪺ꫁ ꪶꪋꪣ ꪭꪉ꪿ꪰ ꪚꪙꪴ ꪁꪙꪴ 1270- ꪹꪖꪷꪉ ꪑꪱꪣ ꪵꪭꪙ꫁ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ ꪹꪒꪷꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪶꪎꪣ ꪏꪮꪙ꫁ ꪭꪉꪸ ꪝꪱꪉ꪿ ꪮꪴ-꫃ꪗꪙ ꪠꪺ ꪣꪸ ꪁꪾ꫁ ꫃ꪕꪙ ꪜꪺ ꪔꪱꪉ ꪝꪷ꪿ 1273- ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪭ꫁ ꪮꪫꪱꪥ ꪔꪉꪸ꪿ ꪩꪳ ꪼꪀ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ

ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪚꪾ ꪎꪳ ꪜꪱꪉ ꪹꪋꪱ꫁ ꪄꪮꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪕ ꪠꪴ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ : ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪎ꪿ ꪋꪳ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪏꪮꪀ ꪎꪱꪫ꪿ : ꪁꪾ ꪚꪱꪫ ( ꪎꪒꪴ ꪋꪺ꪿ ꪵꪔ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪵꪩꪫ꫁ )

118

Bản dịch Từ tiếng Thái sang tiếng Việt

U-THẾN Nơi Phìa mường rộng Xa-In Phạ-Lắng Ngài có phúc hợp duyên bên vợ yêu Vợ chồng thương yêu nhau thêm quý mến Đẻ được một con gái xinh như ý 5- Nàng đẹp không khác hình dáng tiên cô Nom da dẻ trắng trẻo sáng như bạc Khác chi trăng tròn ánh tỏa bốn phương Cha mẹ sinh con, toàn gia vui mừng Mới đặt tên Cầm-In con gái quý 10- Một hôm theo gái hầù ra bến súối Quỷ nom thấy biến mình thành diều hâu Từ trời cao sà xúống chộp bắt nàng Cầm-In dãy dụa kêu khóc đến ngất Bỏ mặc đàn gái hầu đành đứng trông 15- Họ bùồn rầù nhìn theo sau tên quỷ Các cô gái đau lòng thấý sót thương Vội chạy về báo tin Phìa Xa biết Ông bà Phìa than khóc đến ngất đi Tên quỷ tha đem nàng đi một mạch 20- Bay vượt qua rừng núi lên trời cao Nàng-In dãy dụa cựa mạnh hết sức Kêu khóc chửi quỷ, gọi cha cứu mình Nhưng dù kêu dãy vẫn không thể thoát Quỷ quọăp đưa Cầm-In lên xứ chúng 25- Bọn chúng nom thấy cô gái xinh đẹp Nàng đẹp như tiên, chẳng nỡ ăn thịt Tên này đưa nàng đến trình chúa quỷ Phìa của chúng thấy vậy lòng hớn hở Phìa quỷ cho dẫn nàng tới tra hỏi

119

30- Phìa quỷ bảo nàng đẹp không nên giết Hắn giữ Cầm-In lại làm con nuôi Phìa quỷ đặt tên mới gọi : Ca-Lê Nàng kêu van xin tha nhưng không được Ruột đau xót như bị cắt ba khúc 35- Nàng đành phải bấm bụng sống qua ngày Phìa cho làm em con gái : Cầm-Ca Em nuôi nhưng coi như chị em ruột * Một hôm, cha gọi Cầm-Ca con gái Thả xuống trần làm vợ vua Chăm-Pi 40- Trước khi đi, cha dặn dò con gái Hạn ở Chăm-Pi hai mươi ba năm Sau đó con trở về quê quán cũ ! Lúc ấy Cầm-Ca đáp lại lời cha : Con chỉ lo đi lại xa xôi quá ! 45- Nàng sửa soạn ba ngày nữa sẽ đi Xuống trần gian tới đất nước Chăm-Pi Đúng hạn nàng đã xúống tới xứ trần Quỷ hóa phép thành thiếu nữ xinh đẹp Nàng xúống đứng nơi bến con sông lớn 50- Nàng quỷ biến trở nên một người tốt Không ai có thể biết nàng là quỷ Nàng nói năng lịch thiệp ai cũng thương Người nào gặp gỡ đềù có cảm tình Nàng như bông hoa mới nở ngát hương 55- Dáng, khuôn mặt đẹp như bông sen hồng Chuyện trò với ai đềù lời ngọt ngào Có người hỏi quê nhà nàng ở đâu Nàng cao quý từ nơi nào tới đây ? Nàng vui vẻ trả lời đủ mọi người 60- Rằng nàng từ xa lưu lạc đến đây Cha mẹ đẻ của nàng từ nơi ấy Sinh ra được ba con gái tất cả Hai em gái nàng đều gả chồng xa Đến lượt nàng kẻ nghèo hèn tới hỏi

120

65- Cha nhận gả cho người hư cực ấy Nàng không chịu đành bỏ trốn tránh chồng Đến đây mong nương nhờ nước Chăm-Pi Tên em cha đặt gọi là Cầm-Ca Đặt như thế có ý quý hơn vàng 70- Ai nghe thấy cũng động lòng thương tâm Nom dáng mặt dễ ngã lòng giới nam Nhiều vị quan chức đồng lòng nhận xét Người này phải xứng làm nàng quyền cao Đồn xa, có người nói Phìa lớn biết 75- Một cô gái diễm kiều từ xa tới Người đẹp cao quý hiếm thấy, thưa Ngài ! Nom tựa hòn ngọc từ trời ban xuống Phìa hoàng thượng liền gọi sai quân lính Cùng nam thanh niên và vài bà cô 80- Giao cho họ đi mời nàng về cung Nhận lệnh vua, mọi người cùng ra đi Gặp nàng Cầm-Ca, họ từ tốn nói Rằng nàng từ phương xa lưu lạc tới Tin truyền đến tai Phìa lớn biết 85- Phìa liền cử chúng tôi đến đón nàng Mời vào cung gặp Phìa hỏi tỏ tường Họ nói với nàng lời lẽ tốt lành Rằng vào cung để cùng lo dựng nước Nàng yên tâm, không việc gì đáng ngại 90- Nàng nhận lời cùng vào gặp Phìa lớn Tại cung đình Phìa sẽ tiếp chuyện nàng Nàng vui mừng gặp dịp may mắn nhất Phìa tin tưởng đưa nàng làm cung tần Xơi miếng trầu xong, nàng vào chỗ ở 95- Tắm rửa, diện vào, nom nàng sáng sủa Nàng lại chải chuốt điểm trang son phấn Người nom lộng lẫy khác gì nàng tiên Chân tay thon búp măng hồng hào sáng Ai thấy đều ngây ngất muốn nhìn mãi 100- Người nàng tỏa hương thơm thoảng tự nhiên

121

Tiếng lành đồn đại nhanh khắp lương gian Nàng thường đội khăn piêu lụa che gáy Và luôn nở nụ cười vui trong cung Một hôm vua ra khỏi cửa nom xem 105- Thấy nàng tươi đẹp như hoa mới nở Sáng nhất trong các vì sao trên trời Phìa liền hỏi: Cầm-Ca nàng em ơi ! Hẳn do Thiên hoàng ghép thành duyên mình Ta kết duyên vững bền như núi đá 110- Ta thương nhau như cột chôn nèn chắc Dù bao nhiêu năm vững bền mãi mãi Nghe vua nói, cô nàng lòng hớn hở Nàng thụp lạy, tạ ơn vua thương đến Em mong được nương tựa núi vững bền 115- Lúc ấy nàng như cau dừa chắc gốc Em xin được nấp bóng voi con khỏe Nàng an tâm nhờ hồng phúc sáng tươi Sống bên Tạo , em trở thành thứ phi Tiếp đó một thời gian sau ba tháng 120- Khi an vị rồi nàng mới tính kế Làm cho dân trong nuớc ốm yếu đau Nhiều người không khỏe, một số bị mù Bởi nàng này quỷ lớn ám làm hại Nó mưu đồ làm nước bị suy sụp 125- Gây nên tai nạn khoét mắt người ta Làm cho hoàng hậu cũng mắt bị mù Một số bà mù nom thật thê thảm Bản thân nàng càng chăm sửa sắc đẹp Để mọi người khen Cầm-Ca như tiên 130- Nàng chưa yên bởi còn là thứ phi Có thế, Phìa vua thương phong hoàng hậu Thành chị cả khắp bàn dân thiên hạ Mọi mỹ nữ khác, vua không đoái hoài Hoàng hậu vợ cũ bị Phìa phế truất 135- Bởi là người mù, nay phải bỏ đi Phìa vua triệu tập quan chức, tướng lĩnh

122

Rằng trẫm ở ngôi cao quản đất nước Bàn dân thiên hạ chẳng ai hơn ta Mọi vật quý được khắp nơi cống nạp 140- Ta chẳng thương tiếc những kẻ mù lòa Vợ cũ trước đây trẫm đã trót lấy Nay bị mù làm xấu mặt ta đây Ta không tiếc gì một đàn bà xấu Các quan trong triều ngẫm xét giùm ta 145- Nếu còn giữ lại chỉ thêm bẽ mặt Nếu giết họ đi, nghĩ cũng thương tâm Ta hãy đưa họ đầy nơi núi cao Ai lại hoàng hậu xấu thế bao giờ Các quan trong triều tâu lên nhà vua 150- Đem họ đi, cơm thịt ta tiếp tế Quan chính triều chỉ huy đưa họ đi Bỗng các bà mù, đem tới rừng xa Để họ ở ngoài miệng hang đá rộng Cho họ sống cùng khỉ vượn trên cây 155- Làm cho họ một sạp đựng đồ đạc Và buộc các dây để lần kiếm ăn Muốn gì lần theo dây thừng mà đi Nhiều sợi dây buộc dẫn đi nhiều ngả Một sợi dây lần đi ra suối nước 160- Một sợi lần đến cây rừng hái ăn Cần gì cứ lần theo dây đi đến Người đưa, bảo mọi cách xong họ về Họ trở về nơi quê quán của họ Bỏ người mù lại chốn rừng xa xôi 165- Họ đành tìm vặt lá cây ăn sống Gọi là cho qua bữa, thật đáng thương ! Trong nhiều ngày, họ sống cùng khỉ vượn Lắm hôm chọn lá rau rừng cũng khó Đành vặt ăn lá không chết, thay cơm 170- Ngày ngày họ kêu khóc đến mỏi mòn Rằng : cũng kiếp người sao khổ đến thế ! Khổ sở thế này, sống khác gì chết !

123

Số Trời sinh ra phận mù tịt mắt Có người chết, đôi khi còn sống lại 175- Họ kêu cầu Then Trời hãy soi xét Van lên Trời cao, Thần linh, Bà mụ Xin được chết đi còn hơn sống khổ Cầu xin Then Thần cứu giúp kẻ mù Nghe kêu cầu nhiều, Then Thần động lòng 180- ThenTrời đã thấy cảnh khổ của họ Liền cử thần linh xuống xem giúp đỡ Khi sinh ra đứa con sẽ nuôi lớn Cựu hoàng hậu khi còn sống bên vua Ngày còn hân hoan, bà đã mang thai 185- Các bạn mù luận bàn kỹ với nhau Phúc may bà sẽ sinh được con trai Dù khổ thế nào ta gắng dưỡng nuôi Có khi Trời không để bị tiệt giống Phúc đức nuôi lớn, trông cậy mai sau 190- Nếu Trời ban cho phúc phận dở Khi đẻ sẽ sinh ra là con gái Ta sẽ không trông cậy nhờ vả được Đã khổ, nuôi con nhỏ càng thêm khó Bởi tất cả, ta đều đã bị mù 195- Nàng mang thai dần dần đến tháng đẻ Sinh ra con trai, tai mắt tỏ tường Nỗi mong của các bà thành hiện thực Họ mầy mò hái ăn lá rừng non Nhai mớm nuôi đứa bé cầu có phúc 200- Bà đẻ yếu, lại đeo nỗi buồn phiền Họ bàn : khó thế nuôi trẻ sao đây Lo thế nào chăm bé lớn nên người Thương bé nằm đất rừng từ lọt lòng Trên đầu nhờ sương mù che kín gió 205- Phía dưới nhờ cỏ đất thay chiếu lót Các bà lo gắng sao nuôi cháu lớn Khác chi cá bống nhỏ bị nằm khô Thân bống mong sao được vào sông nước

124

Nước cạn cá sống tạm mỏi chờ trông 210- Đã thiếu nước lại phải sống trong bùn Suối Nặm-Búng cạn, trời lại nắng nóng Đành sống nhờ nuốt nước bọt qua ngày Lo sao lại được trở về quê cũ Các bà mù đều ngày đêm than khóc 215- Nhờ nuốt nước bọt tạm sống qua ngày Hôm nào cũng nhịn, đói thèm miếng cơm Ngày đêm lo buồn, người thêm gầy sút Cơm không, nước thiếu, sống sao thành người ? Chỉ biết kêu cầu Trời cao cứu giúp 220- Mới sinh con xin cho nuôi lớn lên Khó quá, không biết nuôi con sao nổi Ăn quả lá rừng, tạm thoát cái chết Các bà mù đành cùng nhau cầu Trời Xin ban phúc cho nuôi được đứa bé 225- Xin cho cậu bé có phúc lớn lên Cầu xin lên tới ông bà tổ tiên Xin Then Trời, các thánh thần cứu giúp Sao cho đứa bé lớn lên thành người Lời kêu Then Trời, thánh thần đều tỏ 230- Tiếng van thống thiết truyền khắp cõi trời Then-Luông cũng đã được nghe lời cầu Then Trời cử một vị thánh xuống giúp Cậu bé trở nên dễ nuôi chóng lớn Bỗng qua đi cậu bé hơn ba tuổi 235- Biết nói đủ điều và rất thông minh Bé đã khôn khéo, ăn ở ngoan ngoãn Năm tuổi mười ba rất khỏe, lắm mưu chước Năng hoạt động lại ước gì được nấy Một hôm, cậu hỏi mẹ cùng các bà 240- Rằng con khổ từ bé, nay lớn lên Do mẹ nuôi nấng mà con bằng này Con chưa được biết gốc tích nhà ta Bặt không ai đến thăm, ta ở rừng Vậy họ hàng nội ngoại con ra sao ?

125

245- Vì sao ta bị đầy sống trong rừng ? Nhà ở, quê quán ta trước ở đâu ? Nếu người lưu lạc cũng từ đâu tới ? Dòng họ của ta là gì mẹ ơi ? Các bà mới nói lại với cậu bé 250- Vừa nói nước mắt trào lòng đau đớn Rằng cha của con ấy mà con ơi ! Chẳng phải người thường hoặc cấp trung gian Thực là Phìa lớn cai quản đất nước Ngài đấng tối cao vua nước Chăm-Pi 255- Trước đây mẹ đã từng là hoàng hậu Sống bên vua quản đất nước ba năm Các bà vợ vua đều không có con Chỉ một mình mẹ đã mang thai nghén Bỗng có một nàng phương xa nào tới 260-Nhiều người đã gặp rồi đưa tin tới Nàng ấy như hòn ngọc, vua ưa thích Phìa lớn thấy ưng nên cưới làm vợ Sống bên vua phong lên làm thứ phi Ít ngày sau mẹ đau yếu mù mắt 265- Xấu xí bị vua ghét đầy vào đây Khi mẹ còn là hoàng hậu vợ vua Được vua thương đến, mẹ đã thụ thai Lúc đủ tháng mẹ đã sinh ra con Sống cho qua ngày, miếng cơm chẳng có 270- Từ lúc lọt lòng con đã khổ lắm Các mẹ gắng nuôi con trong đau đớn Ơn nhờ Then Trời ban phúc kẻ khó Các thánh thần chưa cho bị tiệt giống Chẳng khác gì loài cây mọc trong rừng 275- Nhiều năm qua rồi cây tự vươn cao Loài cây rừng không nuôi dưỡng vẫn lớn Nhờ trời mưa, sương xuống tưới mà sống Chẳng khác gì mẹ đã sinh ra con Chỉ do nhờ ăn ngọn cỏ lá cây 280- Các mẹ nuôi con như cây tự sống !

126

Nghe mẹ nói, con tủi lòng đau đớn Lại hỏi rằng hiện cha con ở đâu ? Mẹ bảo đừng đi tìm nữa con ơi ! Đường xa xôi, nhiều hiểm nguy trở ngại 285- Nếu đi Chăm-Pi ba ngày chưa tới Theo suối từ đây, lần tới cánh đồng Cậu bé nói với mẹ, quyết tâm đi Dù bao xa, con cũng gắng vượt qua Mẹ liền ôm con, cất òa tiếng khóc 290- Bởi lo con đi, bị chết dọc đường Cậu bé an ủi mẹ và các bà Các mẹ hãy yên tâm ở chờ con Dặn dò xong cậu bé liền ra đi Đi suốt mấy ngày giời vẫn chưa tới 295- Đi tiếp nửa ngày nữa tới đồng ruộng Thấy đường cái đi lại rộng thênh thang Ngoài đồng có lũ trẻ đang chơi cờ Cậu bé ra gặp đoàn trẻ con ấy Hàng mấy chục đứa đang đánh quay 300- Nghe tiếng chúng hò hét vang vách núi Chúng nói chuyện râm ran lại chơi quay Chúng thấy cậu bé liền hỏi kỹ càng Rằng cậu trai trẻ ở đâu tới đây ? Vì sao đi xa chỉ có một mình ? 305- Lúc ấy cậu Tạo trả lời mọi người Cậu bé không hề dấu diếm nói thực Tôi ở nơi bầu trời và trên đất Lũ trẻ nghe thấy câu trả lời xẵng Bèn cự : mi trả lời không lọt tai 310- Mi là kẻ có tội với chúng tớ Mi hỗn xược, chúng tao sẽ đánh chết Bắt phải chịu tội, mi không thể tránh ! Cậu bé liền hạ giọng trả lời êm : Rằng đừng nói đánh chết nặng nề thế ! 315- Nếu chúng mày còn tài giỏi hơn tao Hãy đánh quay trọi thử một ván xem

127

Nếu tao thua, cho chúng mày đánh chết Nếu tao thắng, chúng mày nộp thức ăn Mọi thức ăn được, nộp cả cho ta 320- Hai bên giao hẹn bằng lòng với nhau Vào cuộc đánh quay liên tục ba hồi Bên bọn chúng đánh lần nào cũng thua Cả ba cuộc liền, thua đành phải chịu Không đứa nào dám huênh hoang khoe tài 325- Bọn chúng đành phải đem nộp của thua Cả thịt cá, gói xôi đem ăn trưa Cái ăn nộp hết không còn gì nữa Chỉ còn lại quần áo mặc ở người Trưa đến bị đói, đành về nhà sớm 330- Cơm gói cả bọn hai mươi lăm người Được nhiều, cậu bé thu gánh đi đường Tuy nhỏ, sức cậu khỏe bằng voi to Cậu bé băng rừng tiếp tục đi nữa Chặng đường xa, hơn ba ngày đi ngựa 335- Cậu đi buổi sáng nữa đến Chăm-Pi Vào đó đường to, cậu rảo bước nhanh Đến tà chiều cậu tới nơi cung đình Mặt trời đã sế ngả sang phía tây ! Mẹ cậu nơi hang núi mong ngóng con 340- Cậu bé tự nhiên thấy mình chột dạ Chiều gần tối cậu quay về đến hang Mẹ cậu và các bà mù mừng đón Cậu thông thảo và là đứa con ngoan Tuy còn nhỏ đã có hiểu biết rộng 345- Mẹ sinh nuôi dưỡng mong cậy nhờ con Cậu bé là chỗ dựa lớn của mẹ Khác gì cơm được ăn no, thảnh thơi Như số may bắt được hũ bạc lớn Như được cưỡi voi, ngồi kiệu không bằng 350- Mặt khác được thiên đình soi xét giùm Thấy cảnh khó khổ Then Trời thương tình Ơn lớn nhờ các Ngài che chở giúp

128

Nhờ phúc sinh con,có nơi nương tựa Mọi người mù đây đều được an tâm 355- Cậu ở với mẹ nhiều ngày yên ổn Đến một hôm cậu bé lại xin đi Cậu dặn các bà và mẹ kính yêu Hãy yên ở đây chờ con đi vắng Con vào rừng đi xa tìm kiếm ăn 360- May ra kiếm được của gì ăn được Có thịt, cơm cá, con mới trở về Các bà xúm lại căn dặn cậu bé Con phải tỉnh xem ý tứ thiên hạ Nếu gặp kẻ xấu, con phải tránh xa 365- Cậu xin vâng xong chào mẹ ra đi Nhiều ngày rúc đi trong rừng vất vả Qua dần dần từng quãng đường xa vắng Liền tới vùng kinh đô nước Chăm-Pi Có khu đồng nhộn nhịp người hàng trăm 370- Họ nói chuyện với nhau ở cánh đồng Ngoài đường, người tấp nập đi qua lại Áo mặc lành, trắng đen đều có cả Người đi kẻ lại như bầy én liệng Ngoài đồng từng tốp bọn trẻ chăn trâu 375- Một số người đang cưỡi la thi chạy Voi lẫn ngựa qua lại rung chuông đồng Cùng với tiếng trâu bò kêu oang oang Cậu bé liền lên tiếng rủ bọn trẻ Ta đấu thi sức một keo chơi thử 380- Họ bàn nhau rồi ưng ý thi tài Cậu rằng : nếu tôi thắng như lần trước Đấu ba trận, nếu bên chúng mày thua Tất cả bọn bay phải quỳ lạy ta Từng người, không chừa sót ra một ai 385- Nếu bên các người đạt thắng cuộc chơi Tùy xử lý cho đánh tôi đến chết Tôi xin chịu tội vì tôi thua cuộc Hai bên ưng ý liền vào thi đấu

129

Họ xông vào đánh không lần nào thắng 390- Cậu bé có sức mạnh do Trời giúp Then Trời thương ban sức khỏe cho cậu Tuy tuổi nhỏ nhưng sức mạnh phi thường Bọn trẻ thua, đành xin được tha thứ Nhận nộp cho cậu bé nửa số đồ 395- Chúng tôi còn chơi với cậu nhiều lần Rồi chúng ta còn tiếp đấu trận khác Ai thắng nhiều trận ta sẽ tùy liệu Ai từ chối tha hồ bị đánh đập Dù có bị trói chặt cũng đành lòng 400- Thế rồi hai bên lại tiếp thi đấu Hẹn nếu cậu thắng cho thu hết đồ Cậu bé giao hẹn kỹ ý kiến mình Nếu chúng mày thắng, ta trả lại đồ Hai bên bằng lòng vào cuộc thi đấu 405- Lần này họ mong thắng thu lại đồ Giao hẹn xong xuôi, bắt đầu vào trận Cậu bé luôn khôn khéo và thông minh Cuộc đấu, bên bọn chăn trâu lại thua Chưa chịu, chúng bàn tập thể cùng đánh 410- Rằng: nó một mình, ta đông phải thắng Cả bọn ta sợ gì một nhãi nhép Nhiều người ta xông vào đánh túi bụi Phải rần cho nó một trận nên thân Cả bọn chăn trâu tiến vào xung trận 415- Tiếng ôi ối kẻ bị đau kêu rên Bọn chúng một người khỏe lao vào đánh Đứa khác cởi trần vỗ ngực nhẩy tới Có người nắm tay đập đất bực mình Có người thét lên đánh chết nó đi 420- Cậu bé thấy họ vậy bực mình lắm Cũng liền cởi trần ra vào đấu sức Hai bên lao vào quần nhau tăng tít Cả bọn chăn trâu đều bị quật ngã Đứa nào cũng kêu khóc van trời đất

130

425- Tất cả bọn chúng đều bị thua cuộc Đứa bị thụi mạng mỡ lăn xuống bùn Đứa bị cú đá bay ra bờ suối Có đứa khiếp sợ, nấp giả vờ chết Có đứa sợ lẩn trốn bên bờ ruộng 430- Đứa kêu rên bị đạp xuống bờ vực Đứa ngã xuống vũng, kẻ nằm bùn lầy Cả đám đông chúng tán loạn kêu la Bởi bọn chúng bị cậu bé đánh đau Cậu bé có sức mạnh Then Trời ban 435- Thánh thần giúp cho cậu thoát cảnh khổ Cậu có sức khỏe bằng con voi to Cuộc thi đọ sức bọn chăn trâu thua Chúng đành xin cậu rộng lòng thương đến Cùng đem hết đồ đạc nộp cho cậu 440- Và cả bọn đến cúi đầu lạy cậu Cậu bé ung dung thu chiến lợi phẩm Số bọn trẻ chăn trâu đồng Chăm-Pi Đưa nhau quay trở về nhà nơi quê Chúng nó kêu đói mệt phải đi về 445- Bố mẹ chúng nó thấy con tiu nghỉu Liền mắng chúng, sao nên nông nỗi này Rằng: xôi thức ăn gói cho đem đi Vì sao quay về túi rỗng đói meo ? Tất cả bọn trẻ chăn trâu đều nói : 450- Chúng con đang chăn trâu ngoài cánh đồng Bỗng thấy một thằng bé từ đâu tới Chẳng rõ quê quán nó người nơi nào ? Nó gạ thi đấu sức với chúng con Chúng con thua nên phải nộp của có 455- Đành trao cho nó thu hết cả cơm Chúng con gặng hỏi nó ở Mường nào ? Nó nói rằng nhà ở trên đống đất Ừ à qua chuyện, nó dấu quê quán Nó đến đấu chơi đã hai lần rồi 460- Lần trước chưa rành, nên không nói ra

131

Lần nào đấu nó cũng đều thắng cuộc Nó giỏi võ, địch nổi ba trăm người Bọn trẻ chăn trâu nghĩ bực tức quá Chúng rủ nhau đi trình báo Phìa lớn 465- Chúng vào cung vua, kính cẩn tâu trình Rằng: chúng con vẫn chăn trâu ngoài đồng Thấy một thằng bé mình nó đi tới Chúng con ùa hỏi nó ở đâu đến ? Nó bảo nhà dựng trên đất đá ở 470- Chúng con không rõ nó người nơi nào ? Nó đến rủ chơi đánh quay, đấu cờ Lần nào đánh nó cũng đều thắng cuộc Chúng con phải nộp tất cả thức ăn Phìa lớn nghe tâu xong bảo bọn trẻ 475- Ngày mai các cháu tiếp tục chăn trâu Nếu thấy thằng bé ấy lại đến chơi Các cháu đem lời của trẫm dặn nói Bảo thằng bé vào cung Phìa lớn gặp Tới thưa trình với Phìa lớn hỏi rõ 480- Bọn trẻ chăn trâu tuân y lệnh Phìa Rồi chào Phìa lớn trở về Bản quê Khi về đến nhà gặp bố mẹ chúng Mẹ bảo không chăn trâu chỗ cũ nữa E nhiều lần lỡ bị nó giết chết 485- Chúng nó không nghe, sợ gì thằng ấy Sáng hôm sau, bọn trẻ ra chăn trâu Lại gặp cậu bé trong rừng đi tới Ra đến chỗ Na-Khoang cánh đồng cũ Bọn trẻ chăn trâu nói với cậu bé : 490- Vùng này không ai khỏe đấu nổi cậu Cậu khôn hãy vào đấu với Phìa lớn Phìa dặn chúng tôi bảo cậu vào gặp Phìa lớn mong gặp đấu khẩu với cậu Cậu bé liền đi vào cổng cung thành 495- Thấy có nhiều quan văn võ trực chầu Ai nom thấy thằng bé cũng nhìn xem

132

Cậu thấy cổng thành lính vác dáo trần Trong thành san sát nhà lầu long lanh Lính tuần tra đi lại cũng dáo trần 500- Toàn gươm dáo quý bảo vệ hoàng cung Quân lính, kẻ hầu Phìa lớn tấp nập Các công sai bố trí ở chân thành Toàn thấy gươm dáo sáng quắc tua tủa Người qua lại tựa mưa gió tháng năm 505- Voi và ngựa chạy qua rung chuông đồng Trên mặt bờ thành, la tha hồ chạy Dưới đó luyện ngựa thi nhau nước chạy Người từ các nơi đến hầu tiến vua Nhân lúc Vua vén màn che nhìn xuống 510- Thấy một cậu bé Vua bảo vào hỏi Rằng thằng bé này mi ở đâu tới ? Ta nghe nhiều người nói chuyện về mi Các đứa trẻ ở trong vùng kinh đô Chúng nó chăn ngựa, trâu bò ngoài đồng 515- Mi ở nơi khác, từ đâu đến đây Mi rủ họ đánh quay và đấu cờ Họ kêu nên trẫm đòi mi đến đây Đưa mi vào trong này trẫm hỏi kỹ Vào gặp trẫm, mi có gì muốn tâu ? 520- Cậu bé được dịp tâu trình lên vua : Tôi con ở góc trời trên đất đá Vua mắng: sao mi trả lời quanh co ? Thằng bé này hỗn xược với ta đó Người khắp trần gian, ai không quê quán ? 525- Trẫm hỏi thực đó, mi hãy nói thực Thế nào mi cứ nói rõ ta nghe ? Cậu nói rõ việc mình ở trên đất Nhà tôi con ở trong một hang đá Sống trong rừng nằm trên đá thay giường 530- Cả hai bên vách đều toàn là đá Muốn chết không xong, đành sống trong rừng Bà mẹ ruột sinh ra tôi con ấy

133

Mắt bị mù nghèo khó thoát cái chết May mắn sinh ra tôi con nuôi lớn 535- Phúc trời không để tiệt giống đành sống Nhưng tại Mường tôi con không đồng áng Mẹ con bề tôi kiếm ăn trên đất Tôi con là kẻ người thừa lưu lạc Không có Mường Bản sống trong núi rừng 540- Ở đấy đã trải mười ba năm qua Nay tôi con mới gặp Phìa lớn gọi Phìa lớn nghe thấy vậy, tỉnh nghĩ lại Suy ra mà bàng hoàng, bị giật mình Hóa ra chính đây giọt máu của ta 545- Vua phán: con hãy trở về với cha Thật phúc đức cha mới được gặp con Vua kể lại mọi sự để con rõ ! Cậu bé liền quỳ, chắp tay lạy cha Té ra con là Tạo con Phìa lớn 550- Thế thì sao lại bỏ nơi núi rừng ? Ngài nói vậy, tôi con chưa nghe lọt Do số phận tôi con phải ở khổ ! Lúc ấy vua cha nghe con chưa thông Bèn rãi khúc mắc để con tỏ tường 555- Cha không đối xử tệ bạc bao giờ Hồi ấy ai cũng tâu lên Phìa cha Rằng xin ngài hãy nghe ý mọi người ! Với ý vướng mắc của cậu con vua Vị quan triều chính giúp vua kể lại 560- Dạo đó Phìa lớn cai quản đất nước Mong mỏi có con liền lấy vợ kế Đưa về cùng chăm lo dựng Mường Sống bên nhau cùng đắp xây tổ ấm Thế nhưng vẫn chẳng có con nối dõi 565- Không rõ trời đất xoay chuyển ra sao Bầu trời trăng tròn cũng không được sáng Cả hai bà vợ đều không mang thai Bỗng hoàng hậu mẹ cậu bị mù mắt

134

Vua cho đưa các bà mù vào đó 570- Bỏ ở phương trời, núi đá Cốc-Hoa Nơi ấy cách xa, không lần về được Vùng núi non hiểm trở bặt bóng người Không ai đi lại đến thăm hỏi được Lòng dân thương cựu hoàng hậu đành chịu 575- Đến nay dịp may được gặp cạu Tạo Cậu ở xa, lòng dân nhớ cậu lắm Phúc đức to mà cậu sống lớn lên Nay mong cậu Tạo rộng lòng nghĩ lại Xin cạu trở về kế cha dựng nước 580- Cậu đừng suy nghĩ đắn đo gì nữa Quan triều và dân chắp tay lạy cậu ! Nghe vậy, cậu Tạo hỏi lại triều đình Có mặt các quan cùng cả bô lão Và cả Phìa lớn đứng đầu đất nước 585- Nếu triều đình còn thương đưa về cung Còn các mẹ mù của tôi thì sao ? Cứ đầy đọa họ trong rừng mãi ư ? Phìa nhận con trai, chê mẹ nó sao ? Nếu cả mẹ cùng về, con mới về 590- Lúc ấy Phìa lớn và cả các quan Nhất trí đón cậu và bà lớn về Vua nói: trẫm không đầy họ bao giờ Trẫm cưới vợ về để lo dựng nước Việc trải đã qua mười ba năm rồi 595- Nghe người, trẫm thiếu suy nghĩ đừng chê ! Con hãy sửa soạn trở về quê cha Để cha nuôi dạy, thừa kế ngai vàng Vua cha tâm sự với con tốt lành Cậu Tạo thấy vậy, trong lòng phấn chấn 600- Cậu liền quỳ lạy vâng lời vua cha Nay được nghĩ lại, cha thương đến con Khác gì con được cưỡi voi che lọng Từ đấy cậu Tạo thấy được an lòng Vua liền phán các quan tướng trong triều

135

605- Báo tới toàn dân đất nước Chăm-Pi Sáng hôm sau từ lúc trời tang tảng Tiếng trống lệnh hoàng cung nổi ầm vang Tổ chức nghi lễ đón Tạo con vua Rầm rập binh mã quân quan kéo tới 610- Cả đoàn ngựa đều thắng yên mạ vàng Một đoàn quân nhạc nổi cồng chiêng trống Gồm cả kiệu lẫn võng khiêng che lọng Các quan trong triều đều cưỡi ngựa đẹp Cậu Tạo lên ngồi trên kiệu mạ vàng 615- Đoàn do vị quan chính triều chỉ huy Thanh niên nam nữ diện áo hồng đào Các cô trẻ cùng các bà đứng tuổi Đoàn theo cậu Tạo đi đón Bà Vương Quân dân đông người vượt rừng lội suối 620- Cả các Tạo con các quan trong triều Nom loang loáng ánh vàng các yên ngựa Ô lọng che đoàn người như sao sa Xen ánh ngọn gươm dáo trần bảo vệ Chuôi gươm, cán dáo mạ vàng óng ánh 625- Đoàn ngựa hồng đi rung chuông nghe lạ Vật phẩm đem đi đón bà nhiều thứ đẹp Đến đoạn vào rừng, điều lính phát đường Băng rừng đi tới hang núi Cốc-Hoa Vắng lặng, chỉ tiếng chuông ngựa và voi 630- Lẫn tiếng nhạc vang vách núi vọng lại Đoàn quân dân đi mấy ngày rồi đến Vào bái yết bà nàng cựu hoàng hậu Họ mở đầu thưa câu chuyện với bà Vị quan triều chính là người vua cử 635- Liền trình sự việc đầy đủ tỏ tường Kể chuyện sẩy ra từ trước đến nay Ở hoàng cung Phìa lớn vẫn bình an Khi Phìa lấy vợ lẽ phong thứ phi Rồi ghét bỏ đầy Nàng bà tới đây 640- Thật phúc đức bà sinh ra cậu Tạo

136

Cậu hiếu thảo và thông minh hết mức Cậu đã tìm về vào tới hoàng cung Gặp Phìa lớn hỏi ra mới vỡ nhẽ Đây là con đẻ, giọt máu của Phìa 645- Phìa lớn vẫn thương tình bà vợ cả Ngài cử chúng tôi đến đón mời bà ! Lúc ấy các bà mù liền đáp lời : Xin kiếu Phìa lớn cùng các vị quan Chúng tôi cảm ơn nha vương cao cả 650- Nay cho đón vợ cũ đã bỏ đi Về sống bên vua nơi cung như xưa Nhưng số tôi trời cho phúc chẳng lành Ma tà đẩy, hạnh phúc phải lìa đôi Then Trời cân bằng, phần tôi chẳng xứng 655- Các Ngài trên mới vứt bỏ rời xa Cho sống dưới lùm cây gọi là người Thân tôi đầu thai vào giờ vô phúc Mắt mặt xấu xí chẳng xứng với chồng Coi như đời tôi chết rồi cho xong 660- Nếu trở về hoàng cung xấu hổ lắm ! Nghe nói vậy họ quỳ lạy Bà Vương Xin bà bỏ qua đừng đau đớn lòng Xin bà thương tình chúng tôi đến đón Bởi Phìa lớn hối hận rộng lòng thương 665- Xin bà đừng buồn phiền bởi xa nhà Dù hàng vạn nỗi khổ, quét bỏ đi Bà đừng mang mãi khổ đau trong lòng Chớ oán trách gì Phìa lớn bội bạc Ngài hối hận, giao trọng trách chúng tôi 670- Tới đây đón mời Nàng Vương quay về Xin bà rộng lượng trở về quê cũ Về sống bên Phìa lớn lo dựng nước ! Nàng Vương cùng các bà mù đáp lời : Cảm ơn các tướng sĩ và toàn dân 675- Nha vương thương tình không bỏ chúng tôi Và cả con tôi đứa khốn khổ ấy

137

Phìa lớn muốn đưa về triều nuôi dạy Sống nhờ Phìa như gà nhờ hạt thóc Dù cho hoàng cung có ngàn mỹ nữ 680- Phần tôi kẻ khó xin ở ngoài cung Tôi cốt nương nhờ ơn vua thoát khổ Nàng bà trình bày hết lời suy nghĩ ! Vị đầu quan lạy lệnh bà cho phép Các bà, các cô gái hầu đến đón 685- Xin nói tiếp lời an ủi lệnh bà Mong bà đừng buồn phiền lo gì nữa Mời bà về cùng vua lo dựng nước Dân chúng khắp nơi đều ngóng bà về Đang như mệt mỏi ốm đau âu sầu 690- Mong bà trở về dân sẽ mừng vui . Thế rồi mọi người xắp xếp vào việc Voi, ngựa thồ đủ đồ dùng cần thiết Đồ đạc của bà đem về cho bà Xếp cả lên lưng voi tha hồ thồ 695- Gái hầu dìu bà ngồi vào ghế kiệu Lính khiêng kiệu chuyển bà lên bành voi Giương lọng lên che tránh khỏi nắng mưa Bà ngồi lưng voi ghế bành vàng chói Cậu Tạo cưỡi con ngựa hồng to lớn 700- Đoàn quân dân theo lối cũ trở về Nhìn lên bầu trời sáng trong xanh biếc Qua từng khu rừng, dặng núi lâng lâng Gió thổi tạt lay cây “chuông” cây “háo” Cậu bé vẫn còn bịn rịn lưu luyến 705- Rằng; tôi vẫn thương chỗ núi rừng này Nơi mẹ sinh ra tôi trong hang đá Lớn qua mười ba năm tôi luyến nhớ Nhưng vía hãy về quê hương với ta Đừng nán ở lại nơi này nữa nhé ! 710- Ngửng lên, phượng hoàng bay lượn từng đàn Chim liệng từng tốp ăn quả “chuông, háo” Cậu Tạo gọi vía mình rồi ra đi

138

Nhong nhong tiếng nhạc ngựa trên đường xa Tiếng voi cũng rú hăng hái dảo bước 715- Đoàn người rầm rập vang vọng núi rừng Quân dân tiến bước, kèn trống tưng bừng Ào ào giữa núi sâu rung cây rừng Người về vui bước quên cả mệt nhọc Thế rồi bỗng đến kinh đô quê cũ 720- Tiếng đồn nhanh, trong cung thành được tin Phìa lớn bảo các quan chức tướng lĩnh Mở to cổng thành vào sân cung đình Người đông nghịt đón cậu và Bà Vương Các quan chức, dân các nơi đủ cả 725- Họ mừng vui râm ran đón Nàng Bà Gươm trần, dáo sáng loáng đứng đầy sân Dãy cau, hàng dừa gió thổi đung đưa Một số người che ô đứng dày đặc Vòng bên trong toàn các quan Tạo lớn 730- Người quanh võng kiệu như ong xây tổ Tiếng trống cồng chiêng vang dội khắp vùng Người đứng đón chật khắp sân đầy đường Kiệu đòn rồng khiêng Nàng Bà vào cung Phìa ra giắt tay con trai lên lầu 735- Cả Nàng Vương ngồi xum quanh bên nhau Các quan chức kéo đến chúc chào Bà Ai đến cũng thăm cậu Tạo và Bà Và không thể qua lạy chào đức vua Vua cho mổ trâu nấu cỗ mừng vía 740- Cho mời thầy mo cao thủ đến cúng Cầu tới ông bà tổ tiên phù hộ Qua nhiều năm, nay cháu nội lớn lên Bà và cậu vắng mười ba năm trời Nay được Phìa lớn đón trở về cung 745- Chén rượu cúng mời tổ tiên về xơi Cầu gia tiên, Then Trời cho lớn mạnh Lâu rồi nay mẹ con Bà trở về Cậu Tạo đáp lời, cỗ cúng nấu xong

139

Các mâm cúng bầy, thầy Mo cúng cầu 750- Rằng: vía đừng lạc vào rừng nữa nhé ! Hãy trở về nhà, vía cậu Tạo hỡi ! Xin hãy sống vững, ngàn năm chẳng buồn Cùng cả Bà Vương đứng đầu các bà Vía đừng có lạc vào rừng xưa nữa 755- Xin hãy trở về bên Phìa như trước Sống cùng Phìa lớn mừng ngồi ngai vàng Ngàn năm bền vững giữ thịnh ngôi vua Phúc đức sinh được cậu Tạo mở chương Khắp bàn dân thiên hạ sống an lành 760- Cậu Tạo ngàn năm giữ mãi dài lâu Các vía về hưởng cỗ rượu thịt trâu Phúc lớn được nhiều Mường tiến cống nạp Bàn dân mới được nương nhờ công ơn Do vậy các quan chức cùng tướng lĩnh 765- Đã gom được trâu thịt, rượu mừng vía Mừng vía về hưởng cỗ thịt trâu mộng Thanh niên nam nữ mừng vui cúng vía Nhiều mâm cỗ khiêng và rượu tiếp đón Suốt liền mười ngày mới tan cuộc mừng 770- Phìa lớn xắp cỗ đèn nhang cúng cầu Thánh thần sông núi đất nước Chăm-Pi Cầu lên Then Trời bề trên dựng xây Ban cho con được hưởng lộc ngọc quý Tạ ơn các Ngài vun vững ngôi vua 775- Cho ngôi cao có đời sau kế tiếp Nay đất nước được bình yên khang thái Phìa lớn phong chức tướng quân U-Thến Giao con trọng trách bảo vệ ngôi vua U-Thến có sức mạnh nhất trong triều 780- Cậu là người tài giỏi và dũng mãnh Tiếng đồn vang xa ra các nước ngoài Hàng ngàn, vạn quân không ai hơn cậu Từ đấy, hơn hai tháng nữa tiếp sau Vào dịp mùa hè, trăng tròn tỏa sáng

140

785- Các thứ hoa đều đua nhau nở rộ Lúc ấy hoàng hậu dì thấy buồn phiền Nghĩ bụng vướng mắc, sợ hãi trong lòng Dạ đau đớn như xắt thành ba khúc Càng nghĩ lòng càng như băm tan nát 790- Bởi Nàng sợ thấy U-Thến lớn khôn Sẽ biết dì ghẻ là Nàng xứ quỷ Nó sẽ hủy hoại thân Nàng lúc nào ? Một hôm, Nàng tâm sự cùng U-Thến Không dấu diếm, nói rõ sự việc xưa 795- Rằng dì quê xa tận Mường Cum-Phún Số phận hợp duyên, phải đi phương khác Mường của mẹ dì thuộc vùng nước Nghịu Do số Trời định, phúc đức hòa quyện Dì là con gái của Phìa Cum-Phún 800- Hồi trước, dì còn chưa được khôn khéo Gặp gỡ Phìa lớn liền mau hòa hợp Sau đó Ngài cưới dì làm thứ phi Sống bên Ngài quản đất nước Chăm-Pi Vua phong dì hoàng thứ phi trong triều 805- Dì sống đời nhung lụa nhờ phúc vua Lâu rồi, nay nghĩ nhớ bố mẹ nhiều Dì muốn con thay mặt lên thăm hỏi ! U-Thến liền đáp lời với mẹ dì : Mẹ đã xắp xếp con đâu chối từ 810- Nàng viết thư giao U-Thến cầm tay Nàng mưu giết Tạo, toàn lừa nói hay Thương thay cậu Tạo thực thà nhận đi Cậu không được học chữ của nước Nghịu Nàng có căn dặn lời gian của quỷ 815- Lời lẽ trong thư có điều gian ác Rằng đứa cầm thư con vua Mông-Tam Lo nó lớn lên sẽ giết hại con Con viết thư dặn cha hãy giết thịt Thư viết xong Nàng xắp xếp việc đi 820- Phong thư dán kỹ, Nàng dấu Phìa lớn

141

Bởi để người biết, dễ lộ mưu gian Sửa soạn xong Nàng giao thư tận tay Thư dán kỹ, U-Thến cứ cầm đi Bức thư cất để trong gói đồ đeo 825- Sợi chỉ đánh dấu, khăn đào quấn ngoài Nàng dặn U-Thến đừng đánh rơi thư Khi con lên ông bà ngoại hỏi thăm Bức thư con trao tay Phìa ông mở Trên ấy mới mến, tình cảm với ta 830- Trước khi lên đường, chào mẹ Bà Vương Cậu dặn mẹ ở nhà đừng buồn phiền Mẹ dặn con mấy điều trước khi đi Con đừng ở lâu ngày trên ấy nhé ! Cậu vào lạy trình vua cha: con đi ! 835- Phìa lớn cảm động, thương con đi xa Liền cử bốn tướng sĩ đi hộ vệ Cậu lạy cha lần cuối rồi lên đường Đường đi mãi, tới biên giới Trần-Trời Thấy có một ngôi đền thuộc vùng trời 840- Có một vị thần quan gọi cậu vào Hỏi rằng Khun ở nước nào tới đây ? Ai qua nơi này đều vào khai báo Dù ai có việc gì gấp cũng vậy Mọi người qua đều phải vào đây cả 845- Nếu cậu không vào, ta cho bắt trói U-Thến tới chào, tạ ơn Thần Biên Tạo ngồi trên ngựa trả lời sư thần Cả năm người xuống ngựa, cậu bước vào Cậu tâu trình Thần Biên việc cậu đi 850- Cậu cúi đầu lạy Thần rồi trình bày : Tôi con quê ở đất nước Chăm-Pi Rằng nàng Cầm-Ca con Phìa Mường-Nghịu Đi xuống Trần gặp, Phìa cha con lấy Làm vợ lẽ, mẹ ghẻ của tôi con 855- Sống bên chồng đã hai mươi ba năm Bà ta nhớ bố mẹ và gia đình

142

Nhớ quê hương nơi quê cha sinh thành Nàng liền bảo tôi con là bề con Thay mặt bà, lên đấy chơi thăm hỏi 860- Đến tận Mường Cum-Phún cao xa xôi ! Nghe U-Thến nói, thần cười ừ hữ Rằng: việc này ta đã biết tỏ tường Ta hiểu kỹ tốt xấu nông sâu rồi Việc bà ta cử cậu ta cũng rõ 865- Ta hỏi U-Thến theo lệ đó thôi ! Ngôi vị của cậu ngồi cao nom rộng Nhưng không biết sự thực rắn rết độc Đất nước của cậu không yên, dân ốm Mà không biết do Cầm-Ca gây nên 870- Hẳn rằng trong nước cậu dân yếu đau Mắt không khóc chẳng đau mà bị mù Đó là do tội ác của Cầm-Ca Các người không biết, đổ tại số phận Chẳng ai hiểu được Cầm-Ca gian ác 875- Nó là quỷ, con Phià quỷ Cum-Phún Xuống trần gian gây hại cho người ta Cậu không biết nên ta dặn phòng thân Phìa Mường Cum-Phún nước Nghịu quỷ lớn Nó đưa con là Cầm-Ca xuống trần 880- Nó bố trí làm vợ Phìa Chăm-Pi Ở dưới trần đã hai mươi ba năm Nó vẫn mưu đồ hại lớn Chăm-Pi Nó viết thư lên để cha nó biết Nó sợ cậu khôn lớn lên hại nó 885- Nó lừa cậu lên Cum-Phún quỷ lớn Nó dặn cha nó giết cậu không tha Lời nói ấy đã nói rõ trong thư Thư là gai dáo sắc của Nàng-Ca Sư Thần Biên liền bàn với U-Thến 890- Lá thư này cậu đừng có cầm đi Cậu hãy để lại đây ta dấu kín Đừng để lộ ra đến tai Nàng-Ca

143

Sư Thần mới bàn kế giúp U-Thến Việc cậu đi lên thăm Mường Cum-Phún 895- Ta dặn cậu hãy từ tốn vững tâm Ở lại đây ít ngày ta giúp dạy Học đọc viết thạo chữ nước Nghịu đã Biết mọi điều rồi mới lên Cum-Phún U-Thến vào học trong chùa Thần dạy 900- Học văn và luật lệ Mường Cum-Phún Cậu học mải miết suốt mười ngày dòng Cho đến khi cậu đã thông thạo cả Sư Thần soát lại thấy cậu hiểu kỹ Lúc này U-Thến nghĩ đến nhớ nhà 905- Cậu xin cảm tạ công ơnThần dạy Thần rộng lòng thương cậu thật cao cả Cậu chào tạm biệt sư Thần ra đi Sư thần mới đưa cậu đem thư khác Đưa thư mới trao tay Phìa Cum-Phún 910- Thư này Thần sửa lại gửi ông ngoại Đây chính con đẻ của Nàng Cầm-Ca Nàng xuống làm vợ vua nước Chăm-Pi Tới nay đã trải hai mươi ba năm Chưa được về thăm bố mẹ trên ấy 915- Xin cha chủ xứ sở thứ lỗi con Khi Phìa Cum-Phún đọc bức thư này Ông ta khác rõ ý nghĩa thăm hỏi Sư Thần Quản Biên còn căn dặn thêm Rồi trao thư viết lại cho U-Thến 920- Thư này ta đã nói rõ tình cảm Cậu đem lên đấy giao tới tận tay Họ xem họ khác quý không bị hại Sư Thần Quản Biên lại dặn kỹ thêm Rằng: xứ quỷ có hồ Bút-Thi-Đi 925- Chúng rào kỹ cắm chông và rấp gai Đấy là hồ cá, vườn phận của quỷ Các thứ cây lạ trồng nơi quanh hồ Hai cây chập một kết thành chùm quả

144

Cây biết nói rõ thành như tiếng người 930- Chúng nói chuyện với nhau thứ tiếng lạ Loại cây ấy họ gọi là nê đào Sư thần Quản Biên dặn cậu kỹ càng Nếu không liệu giữ, liều thì họ giết Hoặc bị họ ghép tội rất nặng nề 935- Biết theo tục họ, họ sẽ tin cậu Cậu đi đường xa một mình lên đấy Cậu sẽ gặp một cô gái trần gian Nàng đi ra suối chơi vui tắm mát Quỷ thấy liền vồ bắt lên mây xanh 940- Chúng nom mặt nàng trắng trẻo xinh tươi Chúng không nỡ lòng giết đi ăn thịt Họ liền giữ lại trông nhà cho Phìa Cậu lên đấy sẽ có dịp gặp nàng Xem ra thế nào hãy giúp cô ta 945- Thần Quản Biên lại dặn thêm cho kỹ Cậu không thể đi bộ tới nơi được Dọc đường sông lạch nông sâu ngăn cách Trên đường có vách núi và hủm sâu Lên xứ trời không có ai đi bộ 950- Mọi người đi xa đều lắp cánh bay Trên ấy lại hàng chục trăm con sông Nhiều quãng không có lấy một Bản Mường Sông lớn rộng mênh mông hết tầm mắt Không có thuyền bè, vắng lặng như tờ 955- Con ngựa của cậu và người hộ vệ Cậu để lại đây ta cho chăm sóc Khi nào trở về cậu hãy nhận lấy ! Cậu càng tỏ lòng biết ơn Thần giúp Thần Biên giao cho cậu con ngựa bay 960- U-Thến quỳ lạy cảm tạ Ngài Thần Tôi con đội ơn nặng với Thần Biên Trong lòng phấn chấn an tâm lên đường U-Thến ngồi lên, ngựa bay vỗ cánh Khăn áo và túi đeo quàng lên vai

145

965- Tạo điều khiển ngựa bay nhanh như gió Vù vù trên khoảng trời cao lao vút Bay trên cao, gió lùa, ngựa tốc lực Cậu Tạo đàng hoàng ngồi trên lưng ngựa Bay suốt đường trường, cậu đến Cum-Phún 970- Thời gian bay xa chỉ mất một ngày U-Thến bay tới cổng thành xứ Phìa Nom Mường Bản rộng rãi bát ngát tầm Dãy nhà san sát lợp ngói vôi trắng Có nhiều quan quân canh ngăn cổng thành 975- Có tên quỷ mặt vêu, lồi một mắt Suốt mọi ngày đêm đều có lính gác Bên trong cung có một sân chầu rộng Chúng biết tin liền có quỷ bay đến Chúng liệng nhìn xem xét khắp nơi nơi 980- Chúng trố mắt ngó như người quạt thóc Miệng chúng méo xuệch, răng thưa, người cao Nhìn thấy cậu Tạo chúng cười hớn hở Chúng bảo: không phải kiếm, thịt khác tới Cậu Tạo hạ cánh ngựa đưa bức thư 985- Phìa quỷ nhận thư dở ra đọc liền U-Thến nghe họ tiếng nói khác thường Hắn rằng; cậu này con đẻ Cầm-Ca Nàng xuống trần làm vợ vua Chăm-Pi Tới nay đến hạn hai mươi ba năm 990- Nàng chỉ sinh được một con trai này Cha cậu đặt tên gọi là U-Thến Lâu năm nó nhớ đến nơi quê ngoại Bởi không rõ quê hương ông bà ngoại Họ vồn vã nói chuyện với cậu Tạo 995- Cháu lên đến đây thăm ông bà ngoại Cầm-Ca giao thư, U-Thến cầm lên Đã đến đây trao thư tới ông bà Phìa xem thư con gái và con rể Phìa cảm ơn rể Chăm-Pi quan tâm 1000- Cùng Nàng Ca đã có thư tới thăm

146

Thư giao chính cháu ngoại Phìa đem đến Cháu ngoại ruột U-Thến của ông đây ! Liền đó Phìa công bố cho dân biết Cậu Tạo chính con đẻ của Cầm-Ca 1005- Ai đối xử gian với cậu, ta giết Phìa gọi cháu ngoại lại gần ông hỏi Rằng Nàng Cầm-Ca mẹ đẻ của cháu Ở đó vẫn được bình an đấy chứ ? Cùng cả vua cha của cháu ra sao ? 1010- Vẫn mạnh khỏe gom dân an lành chứ ? Và cả các quan chức trong triều đình Lẫn dân đều khỏe quây quần bênvua ? Tiếp đó U-Thến trả lời ông ngoại : Thưa ngoại ! cho cháu được phép trình lại 1015- Cả đất nước cháu dân đều an bình Cha mẹ cháu cũng vẫn sống yên vui Được khỏe nhờ hồng phúc của ông bà Phìa kiếm trâu, rượu cúng vía cho cháu Các mâm cỗ lớn được bưng đến bầy 1020- Cậu Tạo ở với ông bà thấy vui Phìa lại sửa soạn đèn nhang cúng bái Khấn trình tổ tiên để cháu tin lòng Đối đãi để tỏ trung tình với cháu ! *

Nay nói đến chuyện cô nàng Cầm-In 1025- Nom dáng người đẹp, Nàng ra đứng chơi Khác chi ngọc quý, tựa một nàng tiên Nét lung linh như đóa hoa mới nở Tạo nhìn thấy nàng liền có lời hỏi Nàng tiếp câu chuyện thưa ngay cùng chàng : 1030- Em cũng là người quê dưới trần gian Con ông bà Phìa Xa-In Phạ-Lắng Hôm ấy em ra suối chơi tắm mát Quỷ nhìn thấy sà xuống quoắp bắt em Đưa lên giao cho Phìa quỷ Cum-Phún 147

1035- May mắn được họ thương không bị giết Phìa quỷ để làm con nuôi trong nhà Năm qua năm ở đây em lớn dần Tên từ sinh ra mẹ đặt Cầm-In Năm nay em sang tuổi hai mươi ba 1040- Em lên đến đây coi như bị chết Ngày đêm than khóc bởi nhớ quê nhà Phúc mà không chết, đã sáu năm rồi Từ đó đến nay, sáu năm qua ấy Trái tim chưa ngừng, vẫn mong trở về 1045- Tiếc rằng dốt nát nghĩ sao thông thoát Phận em quê mùa, mưu chước ít ỏi Đành ở lại nhà Phìa bấy lâu nay Cứ như đã chết tại nơi quỷ dữ Phìa đặt tên mới gọi là Ca-Lê 1050- Em không cách nào từ chối, đòi thả Ruột gan em như đứt ra từng khúc Em đã kêu khấn lên Then Trời cao Nay bỗng gặp Tạo, lòng em tươi ra ! Nghe vậy U-Thến nghĩ thương tâm 1055- Nom nàng cô gái xinh đẹp mới lớn Cậu chàng siêu lòng, mong ước yêu nàng Bởi nàng như ngọc quỷ, đẹp tựa tiên U-Thến liền hỏi, dò ý của nàng Rằng tôi sẽ trở về trần quê cũ 1060- Cô có muốn trốn theo tôi cùng về ? Nàng trả lời Tạo, nước mắt trào tuôn Cảm ơn chàng thương đến rủ em trốn Em ngại nghi chàng dò thử xem em ? Nếu Tạo thực lòng, ngàn năm em ơn 1065- Xin chàng đừng có thử lòng em nhé ! Hôm sau, trời sáng tỏ, mây bay lên Thấy mọi người ở đây rục rịch dậy

148

Phìa quỷ Mường Cum-Phún cũng ra Ngày hẹn của họ đi kiếm thịt ăn 1070- Họ vào rừng xa, tìm ăn thịt người Đoàn người quỷ kéo nhau đi lũ lượt Lúc ấy Phià dặn hai người trông nhà Ta đi xa vắng, ba ngày mới về Cháu, con ở nhà đừng rời khỏi dinh 1075- Chúng mày không được đến vườn hồ chơi Nếu không nghe lời, ta sẽ giết chết Vợ chồng Phìa quỷ dặn lại hai người Đủ lời rồi, họ dẫn nhau cùng đi Để nhà lại, giao hai đứa trông nom 1080- Nhà vắng lặng, chẳng có ai lui tới Cả vùng Mường quỷ im ắng tiếng người Hôm ấy Tạo liền bàn với Cầm-In Hai người họ đều nhất trí với nhau Đồng lòng ưng ý như đúc một khuôn 1085- Nàng rằng: em dốt nát, xin Tạo bảo Tạo hãy giúp em sao cho nên người Điều đau đớn của em chẳng giống ai Tạo đừng bỏ em nơi xứ quỷ này Số may Trời run rủi có dịp tốt 1090- Em xin được nương nhờ làm gái hầu Nếu chàng chê em không đáng xứng đôi Em cũng sẽ mong được ở cùng nhà Em xin Tạo đưa em về quê cha Để em lại được gặp cha mẹ em 1095- Bởi cha mẹ em nơi phương xa ấy Đã ngày đêm than khóc thương nhớ em Do không được rõ em sống hay chết Nếu em được trở về nơi quê hương cũ Em xin sẽ được mang ơn suốt đời 1100- Sẽ cưỡi voi đến rửa cổng thành chàng

149

Mường nhỏ cha em xin làm Mường hầu Mong Tạo rộng lượng đưa em trốn về ! Lúc ấy U-Thến trả lời cô nàng : Anh không hề để em làm gái hầu 1105- Không bao giờ anh chịu xa cách em Nghe vậy, nàng hy vọng sẽ nên duyên Tạo nói sẽ thành đôi cùng chung sống Đưa em về xây dựng nước Chăm-Pi Nếu đất nước anh làm sao đi nữa 1110- Anh sẽ xin làm rể thứ nhà em Chỉ cốt được nhìn thấy em hàng ngày Dù cho quê hương anh lỡ điêu tàn Hoặc em không thương, không chịu lấy anh Em lấy chồng đi nơi khác chăng nữa 1115- Anh sẽ đến làm đầu sai nhà em Hai người nhất trí tâm tình với nhau Tạo còn nói nếu trường hợp tình phai Hoặc phải chia cắt xa nhau đi nữa Tạo vẫn yêu em ngàn năm không quên 1120- Dù có bị quỷ xé đôi chăng nữa Nàng nói với chàng nhiều lời yêu thương Nếu Tạo duồng bỏ không yêu em nữa Em sẽ xé cuộc đời cho quỷ ăn Còn hơn em sống mà xa cách anh 1125- Dù em nói gì không vừa lòng chàng Và nếu khi về, Mường em không còn Em sẽ ở nơi kinh đô của Tạo Nàng rất tin tình yêu mình với chàng Đây là hồng phúc Then Trời se duyên 1130- Dù có khó khăn gì cho chàng Em vẫn nhắc chàng đừng bỏ em lại Thật đáng quý hơn vàng bạc chảy đến Em như cá mắc cạn, nay gặp nước

150

Phúc lớn em sẽ được sống bên chàng 1135- Em thấy tươi mát lòng được chàng yêu ! Thế rồi U-Thến nói chuyện rủ nàng Ta vào vườn cây hồ cấm xem sao ? Cả hai người cùng dẫn nhau đi xem Vào gặp cây non nở lộc nàng qua 1140- Đi tiếp, có cây lạ tỏa bạc thật Có những nụ chùm nở ra vàng thật Có chùm hoa chụm thành hình nàng tiên U-Thến cười tủm hỏi nàng xem sao ? Rằng: lên đây anh thấy nhiều mới lạ 1145- Nếu thế nào em nhắc bảo anh nhé ! Họ thấy những cây hoa nở như sen Vườn đây có hàng ngàn cây ra hoa Nhiều hàng cây hoa mọc là vàng thật Ta xem, không được ngắt lấy thứ gì 1150- Có cây màu vàng tỏa ngát hương thơm Hoa đua nở xen lá cành cây nê Óng ánh tia nắng chiếu vào bạc sáng Hương thơm đưa lại cho người dễ chịu Mùi hoa nê gió đưa tới thật thơm 1155- Hương thơm tỏa khắp tận chân kinh thành Hoa vàng đỏ xen lẫn vông nở rộ Hoa sổ xen lẫn hoa nê hồng đào Hoa đào nở quanh năm không lúc tàn Tất cả các loài hoa quyện thơm lừng 1160- Nhiều hoa thơm không phân rõ thứ nào Loài cây tán dưới tỏa thấp là lan Cây trồng nơi giữa đó là cây đa Hoa xòe ở giữa, bông nhú như sen Hoa mọc ngửng lên là hoa vàng dấu 1165- Hoa ở dưới tỏa ngọc sáng quý hiếm Hoa nở giữa cây là chùm hoa ngọc

151

Gió thoảng đưa, hương thơm đượm mùi mãi Người dân nơi đây cài hoa lên đầu Đủ các loài hoa sáng màu vàng đỏ 1170- Hoa vàng cao quý, rạng rỡ mặt người Hai người dẫn nhau đi tiếp vào trong Thấy một hồ nước rộng hết tầm nhìn Quanh hồ đầy cây, hoa nở đàng ngọn Cây nào cũng ngất nghểu cao ngút trời 1175- Cây này biết nói tiếng riêng của chúng Chúng nói với nhau, có lẫn tiếng cười Thấy vậy U-Thến nghĩ mà hoảng sợ Hôm sư Thần Biên nói, giờ ta thấy Anh vẫn nhớ đinh ninh để trong lòng 1180- Cầm-In chỉ thứ cây khác nói rằng : Loài cây này nữa gọi là chanh nê Cây hoa lá xanh tươi mãi quanh năm Họ vẫn vào đây tưới nước chăm sóc Giữ nó tươi trẻ suốt không bị cội 1185- Họ khen cây chanh nê giữ vững bền Họ bảo vệ, giữ gìn và dấu kín Họ tưới hàng ngày như chăm khóm hẹ Và nơi hồ lớn, trong soi ánh trăng Đàn cá tung tăng bơi tới sát bờ 1190- Chúng rào kín quanh, giắt thêm chông gai Đó là hồ cá vía của xứ quỷ Cả khu vườn hoa quý giữ vía lành Đây một cây cột vía quỷ rễ tủa Chùm mọc quanh, bên dưới màu đất sét 1195- Cái rễ dây vàng thống là vía chủ Dây gốc xoắn, các chùm nhỏ bao quanh Dây vàng đỏ tỏa chính giữa trung tâm Đàn binh lính là dân chúng bao quanh Taọ và Nàng đứng ngắm mãi cây cột

152

1200- Tạo hỏi: diệt bọn quỷ làm thế nào ? Nàng Cầm-In liền nói ra với Tạo Muốn diệt chúng Tạo phải có phép mạnh Nàng thấy sợ, lo lắng quá với chàng Tạo nói quyết tâm diệt quỷ không tha 1205- Anh nhất quyết phải diệt quỷ Nàng ơi ! Nàng rằng: diệt chúng hãy đánh cột đồng Cây cột gốc rễ sinh thành quỷ dữ Tạo phá đổ cột quỷ sẽ chết sạch Bởi cột đồng một họ sinh loài quỷ 1210- Nghe vậy Tạo nóng lòng như lửa đốt Xác định sống chết không cần tính đến Tạo rút gươm báu phang mạnh cây cột Cột đồng vẫn nguyên, gươm cậu mẻ lưỡi Thấy vậy, U-Thến nghĩ đến phát sợ 1215- Chỉ nghe tiếng cột đồng kêu, đất rung ! Bỗng thấy Phìa quỷ qua núi trở về Vợ chồng Phìa xúm mắng Tạo một hồi : Thằng bé này cả gan liều thế ư ? Tao vắng đã dặn mày ở trông nhà 1220- Đừng nghịch thóc mách, không vào vườn cây Muốn sống mày phải nghe theo lời tao Chừa đi, lần sau tao sẽ không tha Ông bà ngoại sẽ giết mày ăn thịt ! U-Thến tiu nghỉu nghe lời quỷ mắng 1225- Nhưng trong lòng chưa thôi lo diệt quỷ Tạo đành giả vờ nói khéo làm lành ! Lần sau ông bà ngoại lại đi rừng Cả đoàn quỷ lại dẫn nhau kiếm thịt Lại giao cho U-Thến ở trông nhà 1230- Và Nàng-In cùng ở nhà với nhau Lúc này Tạo bàn việc trốn về Trần Nàng hết sức thương Tạo liền bảo cách

153

Tạo lấy cắp được thanh kiếm thần của quỷ Hắn cất dấu kín kỹ trong phòng ngủ 1235- Cầm được thanh kiếm thần Tạo mừng quá Tạo nhớ kỹ việc dẫn nàng về nhà Bảo Nàng In yên tâm đừng lo sợ Dặn nàng ngồi sau ôm chắc người anh Tạo nhảy lên lưng ngựa bay điều khiển 1240- Đỗ ngựa xuống, Tạo vung mạnh gươm thần Nhát gươm khỏe, chém cây cột đồng đổ Tiếng ầm vang dậy một vùng trời cao Chẳng khác gì núi Pha-Chăng đổ xuống Lập tức Mường quỷ tràn nước mênh mông 1245- Loài quỷ tiệt chủng, người thành rêu xanh ! U-Thến tiếp tục lên ngựa bay tênh Đi một quãng chàng ngoái lại phía sau Không biết Nàng biến đâu mất lúc nào Chàng quay ngựa lại tìm không tăm tích 1250- Đi trở về đến chỗ sư Thần Biên Tâu với Thần: Nàng đã ngồi phía sau Bỗng ngoái nhìn lại đi đâu mất tích Tôi con quay ngựa tìm khắp nơi nơi Đều vắng ngắt không thấy Nàng đâu nữa 1255- Tôi con quay về đây xin hỏi Thần Xin sư Thần mách bảo con cách tìm Ngàn đời dù khuất không hề quên ơn ! Sư Thần Biên mới nói: Then thử đó Cậu Tạo về làm việc nước Chăm-Pi 1260- Xây dựng Mường chờ đợi Nàng năm năm Cậu sẽ được gặp em như ước hẹn Nghe vậy U-Thến vui lòng hớn hở Lại lần nữa, cậu cảm ơn Thần Biên Thần cho cậu nước Noong-Khi của Then 1265- Về nhỏ rửa mắt mù mẹ sáng ra

154

Bà dì ghẻ là quỷ thấy sợ quá Bèn trốn biệt vào rừng chết mất tích Đất nước Chăm-Pi an lành mãi mãi Toàn dân già trẻ đều vui sang giàu 1270- Đúng thời hạn Cầm-In trở về tới Nên duyên đẹp đôi cùng Tạo U-Thến Vợ chồng nắm quyền dựng nước thay cha 1273- Cuộc sống sung sướng tiếng vang lẫy lừng !

Truyện cổ của xã hội Bản Mường Thái Tác giả : khuyết danh Sưu tầm : Cầm-Bao ( qua đời đã lâu )

155

NGU HÁO CHUYỆN CỔ DÂN GIAN KỂ MIỆNG CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY-BẮC VIỆT-NAM

Ngày xưa, ở một vùng Mường Trung-Vương thuộc đất nước Ngỗ có một đôi vợ chồng sinh được một cậu con trai đặt tên là Liu-Ving. Gia đình nghèo khó, thời ấy làm ăn vất vả lại bị mất mùa sinh đói kém. Hai vợ chồng nghèo tần tảo nuôi con, cho con được ăn học tử tế, năm lên bảy Liu-Vinh biết đọc thông viết thạo rồi cậu bé muốn học lên các lớp trên nữa mong lớn lên có được trình độ cao. Nhiều bạn ở lứa tuổi cậu,con nhà khá giả có tiền đi ăn học ở trường lớp dạy nâng cao trình độ học vấn. Bố mẹ Liu-Ving nghèo, không có tiền đóng góp cho thầy giáo và nhà trường nên cậu bé không được đi học nâng cao trình độ theo các bạn con nhà khá giả. Do tính hiếu học, cậu bé chỉ xin tiền bố mẹ đủ mua sách bút. Thấy có nhiều bạn khác cùng lứa tuổi được đi học nâng cao, một hôm cậu cứ liều theo các bạn cùng đi học nhưng đến trường không có tên trong danh sách học viên nên thầy giáo không cho ngồi vào bàn học trong lớp. Liu-Ving ra ngồi ngoài cửa, nghe thầy giáo giảng bài cậu ghi chép lấy. Ngày nào cậu cũng đến trường đều đặn và ngày nào cậu cũng chỉ ngồi phệt ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng dạy. Cậu kiên nhẫn đi học mót như thế trong suốt một thời gian dài. Bỗng một hôm thầy giao gặp Liu-Ving hỏi kiểm tra thử trình độ, thấy các bài mình giảng dạy, cậu bé đều tiếp thu được cả, nhớ kỹ và thuộc bài. Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học lại thông minh, thầy giáo thương tình nhận cho vào học trong trường, là một sinh viên đặc biệt, không phải nộp học phí. LiuVing tiếp tục học trong trường sáu năm nữa, giáo sư thấy cậu học giỏi, có trình độ cao, năm ấy nhà vua mở cuộc thi đối thơ. Giáo sư cử cậu đi thi, cậu làm thơ và đối thơ giỏi nhất khóa, được vua ban cấp bằng tú tài thơ văn cho Liu-Ving. Cậu thấy mình vẫn chưa thật giỏi,vẫn muốn học đạt đỉnh cao hơn nữa, cậu chưa chịu xin làm việc trong triều đình. Nhận bằng tốt nghiệp xong, cậu trở về quê nhà. Bố mẹ cậu rất mừng, nhà nghèo mà nay có được đứa con tài giỏi, có học thức cao, có bằng sắc vua ban. Liu-Ving nói với bố mẹ rằng : “ Con học thế chưa đủ, con cần học để có tài cao lên hơn nữa”. Cậu đi tìm học bùa phép và học võ công. Bố cậu bảo : “ Con đã có bằng tú tài văn thơ đủ ra làm việc kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ và xây dựng hạnh phúc gia đình.Thế nhưng con vẫn chỉ còn ham học, muốn học bùa phép và học võ cho giỏi. Con xem nhà ta nghèo thế này, lấy tiền đâu cho con đi học thêm nữa ?”. Bố Liu-Ving nghèo khó là phận của ông bắt buộc phải sống nghèo khổ . Do từ trước khi sinh ra Liu-Ving, ông đã đi tu khổ hạnh, học thành tài. Then Thần bắt ông phải sống cuộc đời khổ hạnh để giữ mãi được bùa phép hiệu nghiệm. Ông biết bùa phép nhưng ông dấu chưa nói ra với vợ con bao giờ. Bây giờ, ông thấy con trai ông, Liu-Ving ưa thích, mong được học bùa phép vả lại cũng đến lúc ông thực nghiệm bùa phép của ông. 156

Một hôm, bố Liu-Ving gọi con trai đến bảo : “ Bố thấy con đã có học vấn cao,thi đỗ tú tài văn thơ, nay con mong được học bùa phép nữa. Bố đã dấu mẹ con và con mãi, nay bố nói thực, bố sẽ dạy con bùa phép, con không phải đi tìm học ở đâu cả. Nhưng học gì cũng thế, học bùa phép càng phải chăm hơn và phải luyện khổ đấy con ạ !”. Liu-Ving xin vâng lời cha và hứa dù khổ hạnh đến mấy cũng quyết gắng chăm học đến thành công, thưa cha ! Từ đó Liu-Ving được cha cho đi lên núi có một đền thờ Then, bắt đầu học luyện phép.Vừa học vừa khổ luyện trong hai năm liền, cậu học đã thành công. Bố Liu-Ving kiểm tra và hỏi lại cậu có còn thấy vướng mức điều gì chưa hiểu kỹ nữa không ? Liu-Ving thưa cha : “ Những điều cha dạy bảo con suốt hai năm qua, nay con đều đã lĩnh hội được đầy đủ, không còn thắc mắc điều gì !”. Bố Liu-Ving bảo con : “ Con đã học nhận thức được cả, nay con chuyển sang thực hành bùa phép của Then Thần, con cần thuộc lòng đầy đủ các câu liệm thần chú cho đúng, con nhé !”. Ông dẫn Liu-Ving vào vườn đàng sau nhà, tại một chỗ trước cửa sổ nhìn xuống, ông đặt một phiến đá bẹt to bằng mặt cái bàn, để đấy từ đã rất lâu. Ông cho thử nghiệm bài bùa phép “Hảo heng pộn phắư” sức mạnh phi thường. Ông bảo con đến cậy nhấc bổng tảng đá này lên ! Liu-Ving đứng trước tảng đá, niệm bài thần chú đã học, nhấc bổng phiến đá bẹt lên trên đầu, tay dơ lên cao nhẹ như một tấm ván gỗ mỏng. Ông bố thấy con đã niệm thần chú thực hành được phép sức mạnh phi thường thành công. Ông bảo con hạ tảng đá xuống để nguyên như cũ, Liu-Ving lại nhẹ nhàng đặt tảng đá xuống đất. Bố Liu-Ving lại bảo con, thế là bài bùa phép “Hảo heng pộn phắư” con đã thực hành thành công. Cha còn tiếp tục dạy con thuần thục nâng cao lên bước nữa bài bùa phép “Khí pẻn đán bin” cưỡi bàn đá bay. Liu-Ving chăm học, gắng khổ luyện phép bay đến nhận thức thuần thục. Một hôm bố Liu-Ving lại bảo con đi thực hành phép bay. Ông lại dẫn Liu-Vinh vào vườn chỗ cũ, ông bảo Liu-Ving ngồi lên trên tảng đá bẹt, niệm thần chú bài “khí tỏn đán bin” và khi bay thì nhớ các bài thần chú điều khiển bay . Ông niệm thần chú bài “tẳng cốc bin” khởi động bay xong quạt vào mặt Liu-Vinh một phẩy, quạt vào hòn đá ba phẩy bỗng tảng đá nhấc bổng lên không trung bay liệng trên trời cao ba vòng rồi Liu-Ving điều khiển hạ xuống. Tảng đá lại hạ xuống đúng chỗ cũ do bố cậu vẫn đặt để ở cạnh vườn gần cửa sổ nhà sàn. Bố Liu-Ving bảo con : “ Cuộc đời con sau này sẽ được hiển vinh, cha mẹ có nơi nương tựa, con đã có trình độ học văn thơ cao nay lại có bùa phép giỏi, cha mẹ rất mừng !”. * Hồi ấy tại nước Ngỗ, đức vua và hoàng hậu hiếm hoi bèn làm lễ xin con lên “Then Me-Bảu” Thần Bà-mụ. Ít lâu sau hoàng hậu mang thai sinh con gái.

157

Từ bé công chúa được vua cha và hoàng hậu rất quan tâm nuôi dạy tốt, nàng lớn nhanh và rất thông minh. Khi thành thiếu nữ, công chúa rất xinh đẹp, nết na, thùy mị, thạo phép tắc đối nhân xử thế. Nàng đẹp đến mức bất lỳ ai nom thấy, kể cả nam lẫn nữ đều ngẩn người muốn nhìn mãi sắc đep của nàng. So sánh thanh thiếu nữ khắp nước Ngỗ không thấy có ai đẹp được bằng nàng. Càng lớn lên nàng càng xinh đẹp, các quan chức và dân khắp cả nước đều gọi nàng là công chúa hòn ngọc dát kim cương. Nhà vua và hoàng hâu rất thương con gái quý mến của mình. Có người lại gọi công chúa đẹp và quý hơn rồng phượng vàng. Dân nước Ngỗ than phiền về cảnh đát nước của mình những năm gần đây gặp tai nạn lớn, suy vong, không thể làm thế nào cứu vãn lại nổi. Vua Ngỗ cầm quyền đã lâu, Ngài phán : “ Việc xấu do con người gây nên thì ta chống đỡ được. Việc do Then Trời gây nên thì người ta không thể chống trái lệnh Thần Thánh được mà ta đành phải chịu gánh vác sựu tổn thất không mong muốn gì ấy !”. Trên trời cao có Hội đồng Then Trời do Then-Luông điều hành cai quản chung mọi sự việc của người ta dưới trần gian và lớp người trên cõi xứ Then. Then-Luông có 10 vị Then thần giúp việc gộp lại thành Hội đồng các Then 11 Ngài. Nước Ngỗ có tục lệ tế trời hàng năm gọi là Xên Mường-Pang-Luông. Các Mường cấp dưới đâu đâu cũng đều hàng năm có tổ chức xên Mường (cúng Mường) ở cấp Mường nhỏ của mình. Nhưng nhà vua thì có cúng lớn nhất trong cả nước, hành lễ tại kinh đô đầy đủ theo thủ tục. Vào dịp cúng Mường Lớn, nhà vua đều cúng cả thần núi (xên pom tu xửa) và cúng thần nguồn nước (tế phi bó cáp) cầu cho nước thịnh, dân an. Các vị Then trong Hội đồng các Then trên trời cao làm việc tấp nập, đều lo việc thiện cho thiên hạ như : Dưới trần gian ai kêu cầu việc gì lên Then Trời thường Then-Luông đều lắng nghe biết cả. Khi công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn của vị Then nào do Then thần ấy giải quyết. Chức trách của từng vị Then đều đã rõ ràng. Trong số 10 vị Then giúp việc Then-Luông thì 8 Ngài đều làm điều thiện, lo mọi việc an lành cho dân dưới trần gian như : + Then Lôm : Giữ tốt bầu không khí trong khí quyển tràn khắp dân gian, điều hành gió mưa và ánh sáng, có sớm có tối. + Then Vi : Thần hòa bình, Ngài luôn chăm lo duy trì mọi sự yên ổn dưới trần gian và trên xứ Then. + Then Bảu-Ló : Nữ thần khuôn đúc ra thành từng người rồi chuyển qua Then Chăng cho hình dáng, nhan sắc và qua Then Phắt Phán cho số phận xong thả cho đầu thai xuống trần gian. + Then Phắt-Phán : Thần quyết định sự sinh, tử, cho ngày giờ tháng năm sinh và chết của từng người dưới trần gian. + Then Khớ-Khọok : Thần cho vận hạn của từng người khác nhau, không ai giống ai. 158

+ Then Bun : Thần trao phúc lành cho mọi người. + Then Hịt-Hạy : Thần cho số giàu nghèo của từng người. + Then Chăng : Thần cho sắc đẹp, hình dáng của từng người và se duyên phận cho từng đôi lứa. Mỗi vị Then đều có một khỏang trời riêng, có ngai vàng và từng khu dinh thự riêng biệt, luôn chăm lo những điều tốt lành cho mọi người dưới trần gian và trên xứ Then. Tuy vậy trong Hội đồng các Then có hai vị chuyên làm điều ác gồm : + Then Chương : Thần chiến tranh, chuyên lo việc cho người ta gây sự , tranh giành, chém giết lẫn nhau dưới trần gian và cả trên xứ Then. Làm cho cuộc sống của con người ở từng nơi, từng đất nước không có hòa bình. + Then Xội : Thần chuyên gây tội lỗi, gây sự cho người ta phạm tội lỗi, làm thiệt hại cho con người tại từng nơi, từng đất nước một,tuy không sẩy ra chiến tranh nhưng cũng bị thiệt hại, chết tróc, như thả dịch bệnh xuống, thả tai bay vạ gió xuống trần gian. Từ khi lập quốc, đất nước Ngỗ đã trải qua nhiều triều vua, đến vài năm nay bỗng bị nạn hại kiếp người do Then Xội thả xuống một con rắn thần đại xụ hung dữ tên gọi Ngu-Háo. Ngu-Háo xuống trần gian sống trong một hang núi đá cao ngút sát mây xanh. Con rắn ác này biết nhiều phép thần, nó có thể tườn nhanh như gió và đi xa được như bay. Miệng nó rộng, răng to, nó phun ra nọc độc cực mạnh, nó há mồm ra đớp nuốt cả người sống, nó kêu gầm rú như tiếng sét đánh, biết nói tiếng người, bộ da nó dày rắn như thép, người đâm vào không thủng, bắn cung vào tên bịt đồng bị bật ra, nên người ta không ai có thể đánh chống lại, bắn giết nổi nó. Hang của nó ở trên núi cao sát tận tầng mây, vách đá hiểm trở, không ai có thể lên đến đó được gọi là hang núi Pu-Phả. Ngu-Háo xuống trần, ở trên núi đá cao xong, nó lao như bay tới ngay trước sân chầu trong cung vua nước Ngỗ, nó đòi ăn, bắt vua phải nuôi. Vua hỏi nó muốn ăn gì ? Cần ăn cơm thịt trâu, bò, lợn, gà vịt thứ gì Vua cũng nhận sẽ cung cấp thức ăn cho nó hàng ngày. Nó đòi : “Ngu-Háo chỉ ăn thịt người, không ăn cơm thịt gì khác”. Vua Ngỗ nom hình dáng con rắn thần này thật khiếp sợ, nó biết nói tiếng người lại biết nhiều phép thần,Vua càng hãi hùng đến bạt hồn vía. Vua vẫn cố điều đình với nó : “ Nước Ngỗ xin cung cấp thịt trâu, bò và lợn lớn Ngu-Háo ăn rất ngon, muốn ăn mỗi ngày mấy con cho đủ Vua Ngỗ cũng nộp, dân nước Ngỗ ít, xin đừng đòi ăn thịt người”. Ngu-Háo không nghe, nó nói : “ Ta là rắn thần của Then Xội cho xuống đây ăn thit người, ta không ăn thịt súc vật, ta có hai cách bảo cho Vua Ngỗ xem ưng cách nào ? Một là : mỗi ngày nộp cho ta một người lớn, nam nữ đều được, đem đến chân núi Pu-Phả gọi ta xuống lấy, nói tiếng nhỏ ta cũng biết. Để đó ta sẽ xuống nhận quấn đem lên hang ăn thịt. Hai là : để ta tự do đi bắt người về ăn, hàng ngày muốn bắt ăn và cắn chết bao nhiêu người mặc tùy ý ta”. Vua Ngỗ thấy Ngu-Háo ra điều kiện cho mình, nhất thiết nó đòi ăn thịt người còn sống tươi nguyên. Vua đành phải nhận điều kiện thứ nhất, Vua ra 159

lệnh cho toàn dân mỗi hộ gia đình mỗi ngày phải thay phiên nhau nộp một người lớn cho Ngu-Háo, bắt đầu thực hiện từ gần đến xa, từ trong Mường nơi kinh thành trước. Các Mường khác xa sẽ tính đến sau. Ông Phìa Mường cắt cử luân phiên từ các hộ gia đình dân thường trước, sau đó mới đến lượt gia đình các quan chức và hoàng cung. Tuân chỉ lệnh vua, mỗi ngày ông Phìa Mường Cuông Mường đem lính đi theo, bắt một người dân đem đi nộp cho Ngu-Háo ăn thịt. Chỉ trong thời gian khoảng hơn một năm, dân Mường Cuông Mường đã vãn đi mất gần một nửa số dân,Vua giật mình, hoảng sợ. Bỗng một hôm lại thâý Ngu-Háo tườn bay đến sân chầu của triều đình gọi vua Ngỗ ra nói chuyện. Ngu-Háo bảo : “ Ăn thịt dân đen chán lắm, nay muốn ăn thịt gái nàng, bắt vua phải nộp công chúa cho hắn. Vì nó đã thấy công chúa có sắc đẹp lạ thường nên Ngu-Háo hứa đem lên hang cho nó làm gái hầu chiêm ngưỡng, nó không nỡ ăn thịt Nàng !”. Vua và hoàng hậu ngã ngửa người ra, chối từ rằng : “ Vẫn tiếp tục nộp dân thường hàng ngày nhưng Ngu-Háo không nghe, cứ nằng nặc đòi vua phải hiến công chúa cho nó để nuôi chơi, ngắm vẻ đẹp của Nàng”. Vua kháng cự lại, không thể trao công chúa con gái mình cho nó được. Nó bảo : “ Nếu nhà vua không nộp tử tế thì nó sẽ vồ cướp bắt đem công chúa lên hang nhà nó ngay bây giờ”. Vua tức lắm, nói xẵng với nó : “ Ngươi muốn gì ta cũng chiều lòng, riêng việc bắt ta phải nộp công chúa cho ngươi thì ta không thể chấp nhận được. Nhất quyết ta không nộp cho ngươi con gái quý nhất của cuộc đời ta,ngươi sẽ làm thế nào ? Hơn một năm qua ngươi đến đây, Mường lỵ kinh đô của ta thiệt hại, đã phải nộp người cho ngươi ăn thịt hết ngót nửa số dân rồi ! Bây giờ ngươi lại quá đáng, đòi phải nộp công chúa cho ngươi nữa. Ta nói dứt khoát, ta không nộp con gái quý của ta cho ngươi được, ta quyết chống lại đòi hỏi quá quắt này của ngươi, sống chết ta chẳng quản chi. Ngươi sẽ làm thế nào cho ta hả Ngu-Háo ? Thôi! Ngươi hãy quay trở về nhà của ngươi trên hang núi đá cao, ta sẽ nộp người dân hàng ngày cho ngươi ăn thịt !”. Ngu-Háo nghe vua Ngỗ trả lời dứt khóat không chiụ nộp công chúa cho nó, nó tức giận nói với vua rằng : “ Nếu vua dứt khoát không nộp công chúa cho ta, ta sẽ không để cho đất nước vua yên. Ngay tối nay, ta sẽ mở cống thoát nước sông Ta-Khái trên trời và cho mưa to gió lớn ập xuống, khắp đất nước Ngỗ sẽ bị chết lụt đó ! Vua chịu nộp công chúa cho ta hay vua muốn cả nước bị ngập lụt ? Hãy trả lời ta ngay không để chậm trễ !”. Vua Ngỗ trả lời cứng rắn : “ Sống chết ta chẳng quản ngại , dứt khoát ta không thể nộp công chúa con gái quý nhất của ta cho ngươi ! Ta sẵn sàng chịu chết, không sợ gì ngươi !”. Ngu-Háo không thuyết phục nổi vua Ngỗ, bực tức quay trở về nhà nơi hang núi đá trên cao. Bỗng tối sầm đen nghịt cả bầu trời, sấm nổi ầm ầm,chớp loè từng cơn, mưa to như trút nước không ngớt, Ngu-Háo ngăn nước ở các dòng sông Nặm-U, Nặm-Khoong dâng lên chảy về ngập đất nước Ngỗ. Các dòng 160

sông suối đều đỏ ngầu nước lũ dâng cao. Trời mưa to suốt một ngày, một đêm không ngớt, sáng hôm sau nước ngập khắp nơi, kinh thành nhà vua nước cũng xấp xỉ ngập sàn dinh. Vua sợ quá bèn cử quan chính triều bơi thuyền đi đến chỗ chân núi Pu-Phả, nơi vẫn thường nộp người cho Ngu-Háo hằng ngày. Gọi ới ! Ngu-Háo lao xuống. Quan chính triều chuyển ý kiến của vua đồng ý nộp công chúa cho Ngu-Háo hẹn sau thời gian bảy ngày. Ngu-Háo phải cho trời tạnh và rút hết nước lũ trên khắp đất nước Ngỗ đi, nước sông suối các nguồn chỉ cho chảy ở mức bình thường. Ngu-Háo đồng ý với điều kiện này và bảo vua : “ Hẹn đúng bảy ngày kể từ hôm nay trở đi vua phải nộp công chúa cho Ngu-Háo, không được lừa dối.Vua phải viết giấy cam đoan có ký tên đóng triện đỏ của vua hẳn hoi để làm bằng chứng. Nếu vua tráo trở ta sẽ làm cho nước ngập chết sạch mọi người, sẽ xóa sổ đất nước Ngỗ”. Vua đành phải viết giấy cam đoan hẹn bảy ngày nữa sẽ nộp công chúa cho Ngu-Háo. Lúc này vua phải nói chuyện với hoàng hậu và công chúa biết. Cả hai mẹ con nàng ôm nhau khóc sướt mướt, than thở từ sau đây bảy ngày trở đi sẽ là ngày tận số của con, bố mẹ coi như con đã chết, mặc dù Ngu-Háo hứa chỉ bắt làm kẻ hầu để chiêm ngưỡng sắc đẹp, dù không bị nó ăn thịt thì cũng coi như con đã chết, xa lìa cha mẹ và mọi người thân. Công chúa than khóc, kêu cầu Then Trời soi xét, sao lại nỡ để Then Xội thả Ngu-Háo xuống giết hại dân đất nước Ngỗ và làm sao nàng là công chúa mà lại bị số phận khổ sở đến thế này ! Nàng không ăn uống gì được nữa, uất ức đến nghẹt thở, người gầy rộc đi nhanh chóng thấy rõ hàng ngày. Hết kêu van Then Trời, nàng lại chửi rủa số phận hẩm hiu của một công chúa, thật tàn ác ! Ngu-Háo nói rằng nó chỉ bắt về làm gái hầu nhưng nó là giống quái quen ăn sống thịt người, biết đâu nó giết chết lúc nào không thể biết được ? Thấy con gái kêu ca, oán thán nhiều, vua Ngỗ ra sức an ủi con, cha sẽ tìm mọi cách để con không chết, cha đau đớn lắm, gạt nước mắt đau lòng mà ký giấy cam đoan giao nộp con quý của mình cho Ngu-Háo. Nếu con không chịu đi làm gái hầu cho nó thì đất nước Ngỗ, ngai vàng của cha, cả triều đình, khắp bàn dân thiên hạ trong đó có cả cha, hoàng hậu mẹ con và công chúa cũng đều sẽ bị nước ngập chết sạch. Nguy hại đến mức ấy cho nên buộc lòng cha phải nhận nộp con cho Ngu-Háo. Công chúa khóc mãi, khóc đến hết nước mắt vẫn mang sầu tủi, Nàng cầm thanh gươm bén của cha rút ra định đâm vào cổ, vua vội ôm chầm lấy con gái ghì chặt tay lại, hoàng hậu đến rút thanh gươm ra đem dấu đi, công chúa mới thoát chết. Vua và hoàng hậu hết sức an ủi, động viên công chúa, vận hạn đất nước đến nước bí cuối cùng rồi con cứ đi làm gái hầu cho rắn thần Ngu-Háo, trước hết nó hứa hẹn không ăn thịt con, vậy trong thời gian con ở trong hang đá với nó, hầu hạ nó, cốt thóat cái chết rồi cha mẹ và đất nước sẽ lo cách cứu con, nếu Then Trời còn thương, chưa bắt con phải chết, rồi đây may ra dân chúng khắp

161

đất nước Ngỗ ta nếu gặp người tài có khả năng cứu con, cứu toàn dân đất nước ta có thể thoát khỏi tai nạn khủng khiếp này chăng ? Nghe cha giảng giải và an ủi , công chúa càng thấy tủi thân, càng khóc lóc than thân trách phận nhiều hơn và xin vua cha ra sức cứu lấy con. Vua tìm cách cứu con và còn để con còn mang hy vọng, vua liền viết thông báo phổ biến rộng rãi khắp toàn dân.Tự tay vua thảo thông báo rằng: Thông báo nội bộ Gửi tất cả các Mường, toàn dân đất nước Ngỗ. Đất nước ta từ lập quốc xa xưa đã trải qua nhiều đời vua đều an bình, thịnh vượng. Đến đời Trẫm gặp hoạn nạn lớn, gần đây trên Trời do Then Xội thả xuống một con rắn thần Ngu-Háo đại xụ độc ác, mỗi ngày Trẫm phải đau đớn sai quan chính triều đem lính đi bắt một người dân nộp cho rắn ăn thịt. Mường kinh đô do trực tiếp với Ngu-Háo nên bắt dân tại đây trước, hơn một năm qua dân ta đã bị mất đi hơn bốn trăm người. Rắn thần quỷ ác, có nhiều bùa phép nên ta không chống lại nó được. Nay Ngu-Háo bắt Trẫm phải nộp công chúa cho nó. Trẫm quyết kháng cự bị nó làm ngập lụt. Nay vì thương dân và vì cố sức giữ lấy Tổ quốc của chúng ta nên Trẫm phải ký giấy cam đoan bảy ngày nữa sẽ nộp công chúa cho Ngu-Háo. Hoàng gia và công chúa đều rất đau lòng, Trẫm thông báo trong toàn dân ai có tài, có mưu kế gì chống Ngu-Háo, cứu được công chúa và cứu nước, Trẫm hứa sẽ gả công chúa cho làm vợ và sẽ phong chức cao rồi sẽ nhường lại ngôi vua cho người ấy. Ai nhận lời báo ngay các Phìa Mường lên trả lời Trẫm gấp hoặc có thể đến báo trực triếp với các quan canh giữ cổng thành triều đình hay viết giấy bỏ hòm thư tại đó đều được. Thông báo này có dán khắp nơi, phổ biến gấp, không để tới bảy ngày. ( Vua nước Ngỗ ký, đóng dấu triện đỏ )

* Thông báo của vua chuyển nhanh đi khắp đất nước Ngỗ. Khi thông báo đến Mường Trung-Vương thì Liu-Ving được biết tin này, cậu hết sức căm phẫn rắn Ngu-Háo và thương công chúa, lo sao cứu được Nàng đây ? Cậu chưa cần nghĩ đến lập công rồi sẽ được vua phong chức cao trong triều đình, vua gả công chúa và đến khi về già Vua sẽ trao lại ngôi báu cho cậu. Trong Lòng Liu-Ving chỉ nghĩ căm thù sâu sắc con rắn độc ác này, lo sao trừ được con quỷ quái ấy đi sẽ cứu được công chúa và điều lớn hơn nữa lo cứu Tổ quốc của cậu thoát khỏi nạn rắn độc Ngu-Háo ăn thịt người, đồng bào của cậu bị bắt thay phiên đem nộp cho nó ăn thịt đã mất đi nhiều người rồi ! Nếu nó còn, đồng bào của cậu sẽ còn chịu khổ, mất dần mất mòn đi đến bao nhiêu người nữa ? Điều suy nghĩ này Liu-Ving không nói ra với ai, e mình không thực hiện nổi người ta sẽ bảo cậu là thằng nói phét !

162

Ngu-Háo biết tin vua Ngỗ ra thông báo khắp cả nước, xem trong bàn dân thiên hạ, ai có tài hay, mưu kế giỏi gì hãy ra tay cứu công chúa, cứu nước, diệt rắn độc tàn ác. Ngu-Háo tức lắm, bèn lao xuống cung vua, sộc vào phòng, bắt công chúa cuộn vào mình bay tót về hang ổ trên núi đá cao Pu-Phả của hắn. Tất cả hoàng thành không ai chống nổi, bảo nó đến hết hạn bảy ngày kia mà, nó không nghe. Bắn nó tên bật ra, đâm nó không sứt sát gì, hô hoán nó không sợ, cứ lẳng lặng bắt công chúa đem đi. Nàng khóc thảm thương, dãy dụa hết sức, càng dãy nó càng cuốn chặt, chửi rủa nó làm thinh, kêu Then Trời nó mặc kệ, nó cứ đưa Nàng đi. Về đến hang ổ của nó , Ngu-Háo dỗ nàng ở đây hầu hạ nó sẽ được sống sung sướng, nó cho ăn các thứ thức ăn ngon, thịt thú rừng nó bắt về, các loại quả chín ngon nó đưa cho nàng nhưng công chúa chỉ khóc, không ăn uống gì suốt hai mươi bốn ngày trời người rộc đi, nom hốc hác gầy còm, sắc đẹp bị sa sút nhanh chóng. Vào trong hang sâu, nó nhốt Nàng trong một hốc đá như buồng kín, có phiến đá lớn ngăn ngoài đóng chặt có then cài, dù nàng có khỏe đến đâu cũng không thể đẩy cửa ra được. Bên ngòai nếu có ai đến cứu không biết đâu mà lần đến chỗ Nàng và nếu đến cũng không mở được chốt khóa đá bên ngoài cài chặt. Lúc này công chúa lại nghĩ đến muốn chết đi cho xong nhưng không có cách nào tự tử được bởi dao không có, dây thừng dùng thắt cổ không có, thuốc độc ư ? càng không thể kiếm đâu ra ? Lại chỉ khóc, kêu van Then Trời cứu giúp, nếu không cứu thì cho Nàng chết đi cho xong. Công chúa đã nhịn ăn suốt hai mươi bốn ngày chưa chết, tính hết mọi cách lo sao tẩu thoát càng không xong, Nàng bèn gắng ăn để mà sống và mong may ra vua cha tìm kiếm khắp đất nước biết đâu có thể có người cứu được nàng. Mang chút hy vọng ấy công chúa quyết định sống để mong chờ thời cơ may. Cậu Liu-Ving được tin Ngu-Háo không chờ đến hết hạn bảy ngày, sau khi nhà vua gửi thông báo gấp đi khắp toàn dân, ngay hôm sau Ngu-Háo đã đến bắt công chúa đem về hang ổ nhốt kín trên núi cao Pu-Phả rồi. Cậu lại càng tăng thêm căm thù con rắn quỷ tàn ác Ngu-Háo, ngày đêm cậu lo tính làm sao diệt được con rắn quỷ này cứu được công chúa và cứu được cả Tổ quốc của cậu thoát khỏi hiểm họa lớn này ? Một mình cậu không thể lo nổi, Liu-Vinh bèn bàn việc này với bố cậu, năm ấy đã đến tuổi già yếu nhưng còn minh mẫn. Cậu kể lại việc thông báo của nhà Vua và cho biết tin Ngu-Háo không chờ đến hết hạn bảy ngày. Vua ra thông báo hôm trước thì hôm sau Ngu-Háo đã bay tườn vào cung đình, sục tới phòng riêng bắt công chúa đem đi lên hang ổ của nó ở trên núi cao rồi. Liu-Ving hỏi ý kiến cha, bây giờ nên làm thế nào ? Xin cha hãy giúp con cứu công chúa và cứu Tổ quốc ta đang trong cơn lâm nguy, hoạn nạn này ? Bố Liu-Ving bảo con trằng : “ Con ơi ! Ở vườn nhà ta có con ngựa bay bằng phiến đá bẹt đó. Con hãy mau gắng sức ra đi cứu công chúa và cứu Tổ quốc ta. Con ngồi lên ngựa đá, đọc thần chú điều khiển ngựa bay dẫn con đến hang núi đá cao Pu-Phả chỗ rắn độc Ngu-Háo ở. Khi ngồi lên lưng ngựa bay, con phải mặc bộ quần áo gấm vóc màu xanh, thắt lưng cho chặt cũng bằng gấm màu xanh và đeo gươm thần vào bên hông. Mặc trịnh trọng, nai nịt gọn gàng, 163

có gươm báu, con ngồi lên lưng ngựa bay bằng phiến đá thần dẫn con đi mới chiến đấu được với Ngu-Háo. Con phải gan dạ, quả cảm mới có thể chém được rắn quỷ. Con hãy điều khiển cho ngựa bay liệng ba vòng quanh hang đá ổ rắn độc xem xét kỹ nó dấu công chuá ở đâu ? Và suy tính mọi bề khi nó ra khỏi hang sẽ đánh nhau với nó như thế nào ? Ngu-Háo ngoan cố và biết phép thần,con phải có quyết tâm cao đánh thắng nó. Con nên nhớ khi con chém nó đứt đôi ra, đừng vội chủ quan, chưa thắng nó đâu. Bao giờ con chặt đầu nó rơi ra thành ba mảnh, lúc ấy nó mới chịu thua con đấy , con ạ !”. Liu-Ving nghe lời cha căn dặn, cậu sửa soạn đầy đủ, mặc quần áo đại thần cha chàng đã may sẵn bằng gấm vóc màu xanh, thắt lưng gọn gàng, đeo kiếm thần của cha cậu bên hông nom thật oai vệ. Cậu ra vườn nhà chỗ vẫn để đá bàn bẹt, cậu đọc thần chú nó trở thành con ngựa bay bằng đá, cậu cưỡi lên lưng phiến đá, đọc thần chú điều khiển ngựa bay. Ngựa đá bay vòng quanh Bản cậu ba vòng, bố cậu đứng dưới nhìn thấy cậu bay an toàn, ông vẫy tay ra hiệu bảo cậu đi được rồi. Liu-Ving phi ngựa bay vút đến thẳng cửa hang đá, ổ nhà rắn độc trên núi Pu-Phả, ngựa bay quanh cửa hang ba vòng, cậu nhìn kỹ lần nào cũng không thấy công chúa và cũng không nghe thấy tiếng nói. Ngu-Háo ở trong hang nhìn ra, thấy có người lạ đến ngó cửa hang ổ nhà nó. Nó tườn ra miệng hang thét mắng : “ Tên kia ! mi là ai mà dám đến đây dò la gì ta ? Ta là chủ khu núi rừng này vạn kiếp. Đã ngót hai năm nay ta ở đây chưa hề có một ai dám đặt chân đến đây bao giờ. Mi muốn sống hãy cút đi mau ! Nếu mi còn lởn vởn quanh đây làm gì, ta sẽ giết ăn thịt mi ngay lập tức !”. Liu-Ving nghe ngu-Háo đuổi mình hãy mau cút đi, cậu bực lắm, liền đáp lời con rắn độc ác này rằng : “ Tên ngu háo độc ác kia ! Tao là người dân đất nước Ngỗ không sợ gì mi tao mới đến đây ! Mi đến ở đây mới hơn một năm trời mi đã bắt nộp tới hơn bốn trăm người dân đồng bào của tao rồi !Bây giờ mi lại tham quá mức, tàn ác quá độ, mi đã bắt mất công chúa của đất nước tao đem nhốt trong hang đá. Tao đến đây đòi mi phải thả ngay đem giao công chúa trả cho tao bây giờ, tao sẽ tha tội đã giết chết nhiều người của mi ! Nếu mi còn ngoan cố, không trả công chúa cho tao, tao sẽ đánh sập cả quản núi Pu-Phả này nát như vôi tôi để diệt mi ! Và cả quản núi vôi này sẽ xan thành vũng nước cho mi coi !”. Ngu-Háo lại bức tức đáp lại Liu-Vinh rằng : “ Mi đến đây đòi ta trả công chuá cho mi ư ? Không thể được ! Mi đòi vô ích ! Không bao giờ ta chịu trả ! Mi không sợ ta ư ? Thế thì ta ra đấu với mi một trận xem mi có chết hay không ? Nếu ta thua, ta sẽ trả công chúa cho ngươi, nếu mi thua ta giết chết ăn thịt mi !”. Liu-Ving đáp lại Ngu-Háo rằng : “ Ta sẵn sàng chiến đấu với mi !”. Ngu-Háo nhẩy tót ra khỏi hang đá, giữa đỉnh núi cao Pu-Phả, hai bên đánh nhau. Ngu-Háo quăng mình cuộn vào thân hình Liu-Ving định nghiền nát. Lập tức Liu-Ving vung gươm thần chém cổ rắn độc đứt lìa ra khỏi mình. Nó 164

chưa chết, nó có phép tự nối liền lại, hai bên lại tiếp tục đánh nhau hiệp khác. Lần này đánh nhau trên không, rắn độc quăng đuôi quật Liu-Vinh nhưng ngựa bay của cậu tránh thoát, Ngu-Háo ngóc đầu lên, há mồm to, nanh đỏ chót, nó trợn mắt, lè lưỡi ra phát khiếp, phun nọc độc vào người nhưng Liu-Ving né mình cũng lại tránh thoát. Hai bên quần nhau chan chát, Ngu-Háo lại tung đuôi quật Liu-Ving nữa nhưng cậu nhanh hơn, cậu dơ gươm thần chém trúng đầu rắn, ngựa đá bay quay lại quần, cậu chém tiếp trúng vào đầu Ngu-Háo đứt ra làm ba. Máu chảy đầm đìa rơi xuống núi đỏ lòm như một con suối. Thân mình Ngu-Háo rơi xuống núi, Liu-Ving quay ngựa bay hạ xuống đè chặt mình con rắn độc. Tuy vậy rắn có bùa phép cao, nó vẫn chưa chết, còn nói được, Liu-Ving hỏi nó : “ Bây giờ mi đã chịu thua tao chưa ?”. Ngu-Háo nhận xin thua và xin được tha tội chết. Nó xin trả lại công chúa cho Liu-Ving. Liu-Ving vẫn ngồi trên ngựa đá bay đè chặt người Ngu-Háo chưa thả nó ra. Liu-Ving hỏi : “ Mi dấu công chúa ở đâu ? Trả Nàng lại cho ta”. Nó khai ra, nó dấu Nàng ở buồng kín bên trong hang đá phía vách bên trái. Vào thấy có cánh cửa đá cài chặt, đạp mạnh cánh cửa bung ra sẽ lấy được chìa khóa mở vào phòng kín dấu Nàng. Liu-Ving dừng ngựa, sục vào trong hang mở phòng giam giải thoát cho công chúa. Thấy có người đến cứu, công chúa quỳ xuống lạy và nói với Liu-Ving rằng : “ Tạo đến cứu sống em, em xin suốt đời mang ơn Tạo không lấy gì có thể đền đáp được công ơn này ! Xin Tạo hãy cho em ngồi cùng ngựa bay trở về kinh thành với bố mẹ em !”. Ngu-Háo khi sắp chết có nói với Liu-Ving nay đã giải thoát được công chúa rồi, xin tha tội chết cho hắn. Nhưng Liu-Ving căm thù nó đã ăn thịt, sát hại nhiều đồng bào của mình, tội tầy trời ấy không thể tha thứ, cậu liền đem đầu rắn Ngu-Háo đã bị chặt làm ba, băm nát ra lẫn cả với thân nó, tung xuống núi, vãi đi khắp bốn phương kết liễu đời rắn độc ác. Liu-Vinh đưa công chúa lên ngồi trên ngựa đá bay phía sau lưng cậu. Liu-Ving đọc thần chú, giật dây cương, ngựa vút lên cao lọt qua các tầng mây vi vu lướt gió, một lát sau đã tới hạ cánh xuống sân chầu trong triều đình vua cha của nàng. Ngựa đá bay hạ cánh xuống sân, Liu-Ving nói với công chúa rằng : “ Cậu đã đưa Nàng trở về đến nhà rồi, mời Nàng vào cung, cậu chào tạm biệt ra về !”. Công chúa mời Liu-Ving vào cung trình vua cha và hoàng hậu đồng thời để em được nói chuyện, thăm hỏi gia đình cậu Tạo ở đâu ? Hoàn cảnh sinh sống ra sao em vẫn chưa biết ? Khi thông báo cầu người tài đến giúp, cha nàng đã hứa ai cứu được, vua sẽ gả công chúa và phong chức cao cho. Nếu vua giữ lời hứa thì chúng ta sẽ nên duyên vợ chồng. Thế nhưng Liu-Ving vẫn xin kiếu, nói với chúa rằng : “ Anh đã cứu được nàng và diệt Ngu-Háo trừ được hậu hoạ cho dân nước Ngỗ ta xong, anh phải trở về kẻo bố mẹ anh mong chờ tin tức. Việc đôi ta có nên duyên hay không còn do số phận, chờ ý kiến của vua cha và hoàng hậu xem sao đã ?”. Liu-Ving chào tạm biệt công chúa rồi ngồi lên ngựa đá bay điều khiển đưa trở về nhà. Công chúa đứng nhìn theo, ngựa đá đưa cậu lao vút lên tầng mây 165

xanh một lèo đi thẳng, Nàng ngắm mãi cho đến khi cậu Tạo đi một quãng xa, ngựa bay qua đám mây che khuất, Nàng mới đi vào cung gặp cha mẹ vô cùng mừng vui. Ngựa bay đưa Liu-Ving trở về đến vùng trời Mường Trung-Vương quê Bản nhà cậu, ngựa từ từ hạ thấp xuống đúng vị trí cũ trong vườn nhà cậu. Xuống ngựa, cậu bước lên nhà, bố mẹ cậu vui mừng chạy ra đón con vào nhà. Cậu cất treo gươm báu lên vách góc nhà nơi “clọ hóong” góc thờ tổ tiên, cởi quần áo gấm xanh ra treo lên mắc xong cậu ra phòng “quản” ngồi uống nước cùng bố mẹ. Bố cậu hỏi : “ Con đi chiến đấu chống Ngu-Háo cứu công chúa, cứu đất nước như thế nào ?”. Liu-Ving kể lại chuyện với bố mẹ rằng : “ Nghe lời cha căn dặn trước khi ra đi, con thực hiện đúng như vậy. Con cưỡi ngựa đá đến nghe ngóng xem từ cửa hang núi đá Pu-Phả nom vào không thấy gì, rắn độc Ngu-Háo lao ra ngay đuổi con đi. Con đòi nó thả công chúa ra, nó ngoan cố đánh nhau với con. Nó có phép tung người ra trên không quăng đuôi ra bắt con, nhưng nhanh chóng con đã chém nó đứt cổ lìa thân ra làm đôi nhưng do có phép nên nó chắp nối lại được.Hai bên lại tiếp tục đánh nhau hiệp nữa trên không, nó quẫy mà bay, con cưỡi ngựa bay, quần nhau rất ác liệt ở trên các mỏm núi đá cao ngút giáp mây xanh. Nó hăng, há miệng to định ngoạm, nó phun nọc độc vào con, con đều tránh được, con không nản, đánh nhau hồi lâu con chém được đầu nó đứt ra thành ba miếng, lìa thân, rơi xuống núi, con phi ngựa đè lên người nó. Lúc ấy nó chịu thua xin trả lại công chúa và xin tha cho tội chết. Con căm thù tội ác của nó, con đã băm vằm đầu và thân nó nát vụn ra tung xuống vũng vãi khắp bốn phương trời, kết liễu đời Ngu-Háo. Cứu được công chúa, con đưa Nàng trở về hạ ngựa xuống sân chầu trong cung đình nhà vua xong, chào tạm biệt Nàng, con trở về nhà ta. Công chúa mời con vào cung trình diện vua cha, hoàng mẫu hậu và nói chuyện thăm hỏi về con nhưng con đã xin kiếu, hẹn khi nào tiện dịp khác lại gặp. Nay con mới biết nhờ công khổ luyện của cha dạy bảo, học được bùa phép thánh thần mà nay con đã làm được việc lớn, cứu công chúa và cứu Tổ quốc lúc nguy khốn thành công. Con biết ơn cha mẹ”. Nghe con kể lại chuyện đánh Ngu-Háo thắng lợi trở về, bố mẹ Liu-Ving rất vui mừng và có vinh dự với toàn dân Bản mường Trung-Vương thuộc đất nước Ngỗ. * Công chúa được cứu thoát nạn trở về, cưỡi ngựa đá bay hạ cánh xuống giữa sân chầu cùng Tạo Liu-Ving, sau khi Nàng nhìn bóng Tạo đã bay khuất trong mây mới thôi. Sáng hôm ấy trời trong mây tạnh, thấy có ngựa bay hạ cánh xuống sân chầu, mọi người đông các quan chức trong triều đình và các quan quân đổ xô ra quây đón công chúa và hô to : “công chúa đã trở về ! công chúa đã trở về !”. Tiếng hò reo vui mừng vọng vào hoàng cung, vua và hoàng hậu tất tưởi xuống lầu chạy tới đón con ngoài sân chầu, hai bố mẹ ôm chầm lấy con vui mừng đến chảy nước mắt, nói rằng : “ Con đã trở về ! Bố mẹ tưởng con chết rồi kia đó, thật phúc đức có người tài cứu được con”. Vua bảo đám đông người đón 166

hãy trở về nơi ở làm việc đi đã, rồi sẽ có dịp vào thăm công chúa sau. Mọi người mới giải tán ra về, Vua và hoàng hậu giắt tay con gái lên phòng khách trên lầu cao. Những người hầu trong nhà vua và các cung tần mỹ nữ đều ra cúi đầu lạy công chúa đã trở về. Gái hầu bưng nước, đem khăn mặt mới tới mời công chúa rửa mặt, rửa tay. Xong họ bưng thức ăn nhẹ, các thứ quả ngon, trà nước ra mời Nàng xơi, vua và hoàng hậu cùng ăn với công chúa vui vẻ. Vừa ăn uống vừa nói chuyện, vua hỏi công chúa : “ Con bị Ngu-Háo bắt nhốt như thế nào ?”.Công chúa tâu vua cha và hoàng hậu rằng : “ Nó bắt con đưa lên hang ổ của nó trên núi cao PuPhả vắng lặng. Con kêu khóc suốt hai mươi bốn ngày đêm không ăn cũng không buồn uống nước, người xanh xao gầy rộc đi nhanh chóng. Ngu-Háo dỗ con ăn cơm, ăn các thứ quả rừng ngon, nó bảo nín đi, ở với nó sung sướng, nó không ăn thịt đâu mà sợ. Sau đó con thấy người lả đi,con nghĩ cần ăn để mà sống may ra có cơ hội được cứu thoát, nhờ kết quả thông báo trong toàn dân của vua cha. Thế rồi con ăn uống bình thường sống lại. Ngu-Háo thỉnh thoảng vào nhìn con rồi lại giam nhốt con trong một gian phòng có cửa đá nèn chặt. Bỗng may thay có cậu Tạo Liu-Ving lên đánh nhau, giết chết con rắn độc ấy, cứu được con trở về với cha mẹ, suốt đời con mang ơn sâu nghĩa nặng với Tạo. Con mong cha giữ lời hứa, gả con cho Tạo Liu-Ving, nếu không lấy được Tạo thì con sẽ quyên sinh để tỏ lòng trung với Tạo”. Vua lại nói với công chúa rằng : “ Con đã được cứu sống trở về nhà với cha mẹ, việc này cha sẽ chính thức thông báo cho toàn dân biết để mừng cho con và cao hơn nữa mừng cho đất nước ta đã diệt xong rắn độc quỷ Ngu-Háo, dân cả nước ta càng thêm vui mừng cùng xum quanh bên cha xây dựng nước Ngỗ ta vững bền, an bình,thịnh vượng, kể cả việc riêng của con hãy yên tâm, cha sẽ lo liệu”. Công chúa thoát khỏi nơi ngục giam của rắn độc quỷ Ngu-Háo trở về, mệt, các nữ tỳ mời công chúa đi tắm rửa , thay váy áo mới. Người thì xếp dọn phòng nghỉ riêng cho công chúa. Họ chọn một căn phòng gần phòng nghỉ của vua và hoàng hậu, trang hoàng lộng lẫy, giường trạm trổ thiếp vàng, đệm đẹp chồng ba tầng nằm êm, màn đẹp, màn che bên ngoài thêu hoa lá, rồng phượng uốn khúc bằng chỉ kim ngân tuyến óng ánh rất đẹp.Trong phòng có bàn ghế để nàng ngồi chơi và tiếp khách riêng. Có bàn trang điểm son phấn và bàn riêng để công chúa ngồi đọc sách, sáng tác thơ ca văn học. Trong phòng có nhiều đèn đẹp che chao mạ vàng đủ dùng khắp nơi. Công chúa tắm xong trở về phòng riêng nghỉ, ăn uống sinh sống vui vẻ bên cha mẹ nhưng ngày đêm cứ lúc nào rảnh rỗi nàng lại nghĩ thương nhớ và luôn mong tin Liu-Vinh. Vua cho viết thông báo gửi đi khắp cả nước báo kết quả có Tạo Liu-Ving ở Mường Trung Vương đã cứu được công chúa trở về và đã diệt được con rắn độc Ngu-Háo, dân ta thoát hoạn nạn. Triều đình triệu tập các đoàn đại biểu các Mường và các cá nhân có nhiệt tình đến hoàng cung mừng chiến thắng lớn này sẽ quyết định tổ chức vào thời gian gần đây. Đồng thời vua triệu tập các quan văn võ, Hội đồng bô lão bàn việc tổ chức cúng vía cho công chúa và mừng đất 167

nước đã thoát nạn rắn độc quỷ ác, an bình trở lại.Triều đình bàn thống nhất phải tổ chức lễ mừng thật lớn cấp quốc gia tại hoàng cung. Cần có một nghìn con trâu bò đem làm thịt nấu cỗ, lợn phải xắp sẵn vài nghìn con, gà vịt điều góp trong cả nước phải vài vạn con, gạo rượu phải đầy đủ. Ngoài đó ra còn tính đến đồ nấu các món và phải có các món ăn của ngon vật lạ nhất từ các nơi đem đến mừng vua, hoàng hậu và công chúa. Thời gian tổ chức tiệc lớn và nghỉ việc, nghỉ lao động sản xuất vui chơi liền trong mười ngày. Lễ mừng vía công chúa và mừng chiến thắng cấp quốc gia tổ chức tại hoàng cung. Dưới các Mường khắp toàn quốc do các Phià Mường tổ chức riêng tại từng Bản Mường của mình. Hội nghị triều đình nhất trí, vua phê chuẩn, các quan chức tiến hành lo công việc. Đến đúng ngày bắt đầu cúng mừng vía công chúa, có nhiều mâm lễ lớn xếp bầy trịnh trọng, mâm cỗ trâu có các món đủ cơ thể của trâu,mâm cỗ bò đủ các món thịt trong cơ thể của một con bò, mâm cỗ lợn bầy đủ một con chặt ra đủ bốn phần chân , bộ lòng xếp đủ, thủ bầy lên trên, các mâm gà vịt đều xếp lên trên. Mâm hoa và các thứ quả bầy để giữa. Xôi đựng vào nhiều “cóm” bồ nhỏ đan bằng nan tre mở nắp ra để cạnh từng mâm cỗ. Mâm cỗ nào cũng có giót ba chén rượu thờ và đặt cạnh mâm một chai rượu cất mở nắp. Có một chum rượu cần lớn để giữa. Dưới sàn trải chiếu “xát” rộng đan bằng mây nhuộm màu, hoa văn đẹp. Các mâm đồ lễ bầy xong mời Ông Mo cấp quốc gia vào cúng theo sách có bài bản, nội dung mừng vía công chúa bị rắn độc quỷ ác Ngu-Háo bắt, nay đã được giải thoát trở về và mừng đất nước chiến thắng đã diệt được nạn rắn gian tà, đem an lành về cho Tổ quốc, cầu cho toàn dân dưới sự cai quản của vua Ngỗ được mãi mãi thanh bình, mạnh khỏe và thịnh vượng. Ông Mo ngồi cúng, vua cùng hoàng hậu và công chúa ngồi hàng ghế mạ vàng phía trên. Nhiều quan chức bô lão, Phìa các Mường trong cả nước, đại diện nhân dân các Mường đến đông đủ, khi dự lễ chắp tay vái. Ông Mo hành lễ xong đến qùy lạy buộc chỉ cổ tay cho vua và hoàng hậu. Tiếp đó vua và hoàng hậu buộc chỉ cổ tay chúc phúc mừng vía cho công chúa. Các đại biểu các Mường lên buộc chỉ cổ tay chúc vua, hoàng hậu và công chúa vạn an, chỉ trắng xếp đầy hai bên cổ tay. Sau đó mọi người buộc chỉ cổ tay chúc mừng lẫn nhau. Lễ buộc chỉ cổ tay xong, Ông Mo mời đức vua, hoàng hậu và công chúa thụ lộc lấy phúc. Mỗi người cầm một thứ ăn lấy may. Vua thụ lộc xong, Ông Mo mời tất cả mọi người dự lễ thụ lộc lấy may, mỗi người cầm ăn một miếng gọi là theo tục lệ. Lễ cúng mừng vía xong các mâm đồ lễ được một số người phục vụ khiêng đi nấu lại thành các món cỗ ăn. Trong buổi lễ cúng mừng vía công chúa, có giấy mời riêng cậu Tạo LiuVing ở Mường Trung Vương cùng đến dự với tư cách khách mời đặc biệt. Đi dự lễ mừng vía công chúa, cậu Tạo lại cưỡi ngựa đá bay đến, mặc quần áo gấm hoa màu đỏ được vua, hoàng hâu, công chúa và các quan chức, bô lão, đông đảo đại biểu các nơi về dự lễ ra đón, nhiệt liệt chào mừng. Khi bước vào cung vua, LiuVing đến cúi đầu xụp xuống lạy vua và hoàng hậu. Công chúa đang ở trong phòng riêng chờ Liu-Ving lễ trình vua xong mới chạy ra xin phép cha mẹ đón 168

cậu Tạo về phòng riêng của mình. Hai người ôm chầm lấy nhau nói chuyện tâm tình. Công chúa nói với cậu Tạo rằng : “ Suốt từ hôm anh dẫn em về nhà đến nay em luôn mong mà biệt tin anh. Hôm nay gặp anh, em mừng lắm, xa vắng anh em như bông hoa héo, nay em tỉnh táo, phấn chấn như hoa tươi trở lại. Dù cho tiền bạc đầy ắp ngàn hòm không bằng ngón út tay em được vuốt chạm hơi anh, thương ơi ! Chàng Liu-Ving của em ơi !”. Hai người dừng tâm sự, vua sai người mời công chúa và cậu Tạo ra dự lễ cầu vía mừng công chúa và mừng đất nước chiến thắng rắn quỷ độc ác Ngu-Háo. Trong buổi lễ cúng cầu mừng vía công chúa, Liu-Ving được mời ngồi ghế thượng khách gần bên vua, hoàng hậu và công chúa. Khi Ông Mo cúng cầu buộc chỉ cổ tay cho vua, hoàng hậu và công chúa xong, cả vua, hoàng hậu ,công chúa buộc chỉ cổ tay chúc Liu-Ving phúc lành. Sau phần cúng cầu lễ mừng vía công chúa xong, các mâm cỗ cũng đã được bầy khắp các gian nhà trong hoàng cung ngồi đủ mấy nghìn khách. Số thanh niên nam nữ và những người phục vụ rất đông sẽ ăn sau. Mâm vua và hoàng hậu đặt chính giữa lầu, các món ăn đặc biệt, ngoài các món ăn chung còn có các món thịt hoẵng và thịt chim công, chim phượng hoàng…Tại chính giữa hoàng cung, đặt mâm của hoàng gia riêng, ngoài đó ra có các mâm của các quan khách cao cấp trong triều đình, các Hội đồng bô lão (thảu ké hang mương) trong toàn quốc và các mâm của đại biểu các Phìa Mường khắp nơi đều về triều đình dự cỗ đông đủ. Liu-Ving vào ngồi cùng mâm với các quan khách cấp cao, công chúa vào ngồi bên cạnh tiếp Tạo. Cỗ uống rượu cần xong uống rượu cất, nhắm các món thức ăn ngon mừng vui. Trong khi các quan viên dự cỗ, đoàn nhạc của triều đình cử hành kèn sáo rất vui. Các thanh niên nam nữ nổi chiêng trống múa xòe mừng lễ cỗ cúng vía công chuá. Các đoàn thi nhau hát mừng ca tụng công đức của nhà vua chăm lo xây dựng đất nước, lo dẹp giặc rắn ác Ngu-Háo cứu dân thoát thay phiên nhau đi chết nuôi rắn ác quỷ. Dân ca ngợi không quên công ơn của Liu-Ving, đất nước sẽ lưu danh muôn đời. Tiệc ăn uống, chơi vui suốt ngày, dân đông nên phải ăn chơi trong nhiều ngày, hôm sau lại tiếp tục đoàn khác tới dự, liên tiếp trong suốt mười ngày đêm liền. Dưới các Bản Mường trong cả nước đều nghỉ việc, dân nghỉ lao động sản xuất ăn chơi mừng công chúa và mừng thắng lợi diệt xong rắn quỷ NguHáo tàn ác. Trong buổi tiệc ở mâm các quan khách cao cấp có Liu-Ving và công chúa cùng ngồi, các quan giót rượu nâng chén chúc mừng chiến công đánh rắn quỷ Ngu-Háo của Liu-Ving. Cậu Tạo giữ tửu lượng không uống say, công chúa nâng chén mời chàng lấy cạn, say thì nghỉ lại hoàng cung đồng thời Nàng đưa mắt ra hiệu mời cậu uống vui. Công chúa lại hát : “ Em mời chàng chén rượu tình rượu nghĩa, rượu này cũng là rượu vui mừng tạ ơn sâu nghĩa nặng. Vua cha em sẽ giữ lời hứa, đôi ta sẽ được sống bên nhau. Em hứa trung tình với 169

chàng, nếu chàng chê em thì em sẽ quyên sinh để chàng thấy lòng chung thủy của em đối với chàng đó “xai lả xai peng ơi !” tình thương, tình nhớ ơi !”. Công chúa mời nhiệt tình đến vậy, Liu-Ving xin phép các vị cả mâm, cậu cạn chén. Các quan khách, các cô nàng mỹ nữ hát mừng cậu Tạo. Mong Liu-Ving và công chúa chóng được thành đôi. Khắp cả nước đều biết ơn Tạo đã đánh thắng rắn độc tàn ác Ngu-Háo cứu dân, cứu nước, cứu công chuá thật anh hùng. Công ơn này đáng được nhà vua mau gả công chúa cho Tạo và phong chức cao nhất cho Tạo mới xứng. Tuy có công lớn đáng được ca ngợi nhưng Liu-Vinh chỉ nhận mình là người bình thường và cậu còn nói thực cậu là con nhà nghèo, nhà thiếu ăn, đôi khi còn phải đi xin gạo về ăn. Nay do số Then Trời se duyên, cậu gặp được công chúa yêu thương là vinh hạnh cho cuộc đời cậu. Cậu bảo các nàng quá khen, thực ra cậu còn dốt lắm ! Những lời hát ở mâm cỗ ca tụng Liu-Ving, vua ngồi ở mâm trên nghe tiếng, vua liền phán : “ Trẫm cầm quyền dựng nước đã lâu năm, đến tuổi già yếu chỉ có một công chúa lại bị rắn độc Ngu-Háo bắt đi và nó đã giết hại dân ta nhiều lắm rồi. May thay đất nước ta còn có người tài, Liu-Vinh diệt thắng rắn quỷ, cứu được công chúa và cứu nước. Công chúa hứa trung tình với LiuVing. Giữ lời hứa Trẫm sẽ tổ chức lễ thành hôn cho công chúa đẹp đôi với Liu-Vinh vào ngày gần đây và sẽ phong chức cao cho con rể làm Đệ nhất đại quan chính triều”. Mọi người trong các mâm cỗ nghe vua phán vỗ tay vui ầm ầm. Có tiếng bàn riêng với nhau ở mâm cỗ : “ Liu-Ving tuy xuất thân là con nhà nghèo nhưng rất tài giỏi và có công lớn, tôi thiển nghĩ rồi đây cậu phải được thế ngôi vua mới xứng”. Vua cũng lại nghe thấy câu nói ấy là ý dân, vua lại phán : “ Trẫm gặp Liu-Ving biết là người có tài cao, có công lớn, sau khi cưới xong Trẫm sẽ viết di chúc lại để khi Trẫm về già hoặc qua đời sẽ nhường ngôi cho con rể làm vua và con gái Trẫm là hoàng hậu”. Các quan chức, các đại biểu dự tiệc trong các mâm nghe vua phán như vậy, mọi người lại tỏ niềm vui của mình vỗ tay ầm ầm hô vang tiếng : “Chôm pua mẳn nhưn” nhà vua vạn tuế ! * Sau mười ngày cả nước Ngỗ ăn mừng công chúa thoát bị giam cầm tù và đất nước đã được bình yên, vua cho sửa soạn lễ cưới của công chúa thành hôn với Liu-Ving. Vua triêu tập các quan văn võ đầu ngành trong triều đình và Hội đồng bô lão quốc gia đến bàn việc tổ chức lễ cưới cho công chúa. Vua phán : “ Công chúa bị rắn độc quỷ Ngu-Háo bắt đi giam cầm trong hang trên núi cao Pu-Phả. Ngu-Háo tàn ác đã ăn thịt dân ta đến trên bốn trăm người. Nó có phép mạnh, quân dân ta không thể chống lại được nó. Trẫm đã thông báo khắp toàn dân, ai có tài cứu được công chúa, cứu đất nước lâm nguy, khi thành công Trẫm sẽ gả công chúa cho và phong cấp chức cao. Bây giờ ta đã chiến thắng nhờ công sức 170

tài ba của Liu-Ving, giữ lời hứa Trẫm cho tổ chức lễ thành hôn cho công chúa đẹp duyên với Liu-Ving, hai người đã rất thương yêu nhau. Lễ cưới này đặc biệt ngoại lệ, không theo phong tục thông thường, không chờ nhà trai đến xin hỏi cưới và không thực hiện tục ở rể. Trẫm giao cho quan chính triều điều hành chung. Thông báo cho toàn dân, lễ cưới ăn mừng bảy ngày liền”. Sau khi triều đình sửa soạn, xắp sẵn đủ lương thực, thực phẩm, rượu uống mừng, đồ nấu cỗ đầy đủ, định ngày mở tiệc cưới “ngái pang đoong”, ngày đầu tiên, trình vua chuẩn y, triều đình tiến hành suốt bảy ngày ăn mừng và vui chơi trong các buổi tiệc cưới. Quan chính triều cử người đến đón Liu-Ving mời vào cung gặp vua không nói rõ có việc gì. Chấp hành theo giấy mời cậu cứ đi, chào tạm biệt cha mẹ rồi cậu lên ngựa cuả triều đình đem đến đón, cậu theo quan và lính hộ tống vào kinh đô yết kiến vua. Liu-Ving vào cung, đến trình quỳ xuống cúi đầu lạy vua cha và hoàng hậu mẹ xong, vua cho mời công chúa ra. Có mặt cả Liu-Ving và công chúa, vua phán : “ Thực hiện lời hưá sau khi Liu-Ving đã chiến thắng, nay cha giao cho triều đình tổ chức lễ thành hôn cho hai con, các con có ý kiến gì khác hay không ?”. Cả hai người, công chúa và Liu-Ving trịnh trọng đứng dậy lạy tạ ơn cha mẹ đã tác thành đôi lứa cho hai con. Vua lại phán : “Lễ cưới công chúa là đặc biệt ngoại lệ do Trẫm quyết định nên bỏ qua thủ tục nhà trai đến xin hỏi cưới, lo tổ chức cưới lên cưới xuống nên không cần bố mẹ Liu-Ving phải đến đây. Ngay từ giờ, con nghỉ lại nơi cung điện chờ tổ chức cưới, từ ngày mở đầu tiệc cưới các con sẽ nhập phòng riêng”. Công chúa và Liu-Ving lại đồng thanh nói : “ Chúng con tạ ơn cha mẹ !”. Ngày đầu tiên vào lễ cưới, triều đình sửa soạn hai lễ lớn. Một lễ bầy ngoài trời trình Then Trời, thần Đất, thần Nước đủ nghi thức các mâm cỗ đều bầy đôi, hai mâm cỗ thịt trâu bò, hai mâm lễ lợn bầy hai con lợn luộc bổ tư, lòng bầy giữa xếp phía dưới mâm, thủ lợn xếp trên cùng. Hai mâm lễ xôi gà, mỗi mâm xếp đầy xôi, bên trên đặt gà luộc nguyên con ngửng đầu thẳng, ngửng cổ thẳng. Cạnh mỗi mâm cỗ, đặt giót sẵn ba chén rượu trắng và đặt một chai rượu trắng mở nắp. Xung quanh các mâm thịt đều đặt các ( cóm xôi) bồ xôi đan bằng nan tre mở nắp. Nơi giữa các mâm đồ lễ đặt các mâm hoa quả. Mỗi mâm đặt các lọ lớn đầy các thứ hoa thơm màu trắng như lan huệ, loa kèn trắng, sen trắng, hoa ban trắng… và xếp quanh các thứ quả ngọt, bánh kẹo ngọt đầy mâm. Quanh từng mâm gắn nến sáp ong thắp sáng lung linh như sao sa. Lễ thứ hai bầy trong dinh thự của vua và hoàng hậu ở trước ban thờ tổ tiên của hoàng gia đặt trên cao gọi là “ho hóong” có thang bắc lên đặt hương, hoa quả, giót rượu, thắp nến thờ bằng sáp ong se. Các mâm đồ lễ tổ tiên đặt trên mặt sàn, trước “ho hóong” đủ mọi thứ như lễ ngoài trời gồm có hai mâm cỗ thịt trâu bò, hai mâm cỗ thịt lợn, hai mâm cỗ xôi gà, hai mâm cỗ thịt gà. Hai mâm hoa quả, các loại bánh kẹo. Mâm nào cũng 171

có rượu giót, rượu chai đặt mở nắp, các cóm cơm xôi và quanh các mâm đều gắn nến sáp ong thắp sáng lung linh. Sau khi các đồ lễ được đặt xong, các quan văn võ trong triều, các bô lão, các Phìa Mường, các đại biểu nhân dân từ các nơi khắp cả nước về dự lễ cưới đứng xếp hàng đông nghịt bên dưới. Vị trưởng Hội đồng bô lão quốc gia đứng điều hành buổi lễ. Đầu tiên lễ tiến hành ngoài trời trước. Cô dâu,chú rể mặc váy áo đẹp, cô dâu trang sức đẹp, hai người đứng sóng đôi bên nhau trước các mâm lễ, vua và hoàng hậu làm chủ buổi lễ, ngồi phiá trên quay mặt trở xuống đám khách. Vị trưởng bô lão quốc gia “Hua nả thảu ké” mặc quần trắng dài, áo thụng gấm, đi hia, đầu đội khăn xếp loại “khăn pau” gấm đứng tuyên bố theo bài bản văn vần đại ý : “ Kình trình các Then Thần trên trời cao, Thiên-Hoàng, thần Đất, thần Nước thuộc đất nước Ngỗ đại vương. Hôm nay ngày…tháng…năm…ngày lành, tháng, năm tốt, tuân chỉ theo ý của đức vua và hoàng hậu, triều đình tổ chức lễ thành hôn cho công chúa đẹp duyên với Tạo Lưu-Ving, trình các chư vị thánh thần chứng giám, phù hộ cho đôi vợ chồng sinh nở nhiều quý tử “ nhing lai trai pe”, sống hạnh phúc đến trọn kiếp, con rể xứng làm quan cấp cao bảo vệ vững bền ngôi vua, sau này sẽ xứng là con rể kế ngôi bố vợ, công chúa sẽ trở thành hoàng hậu kế ngôi mẹ. Nhà vua , Hội đồng bô lão toàn quốc và triều đình tuyên bố công nhận kể từ nay công chúa và Tạo Liu-Ving chính thức là đôi vợ chồng, kính trình các Then Thần chứng giám và phù hộ mọi sự tốt lành…”. Sau đó đôi vợ chồng mới quỳ lạy tạ ơn Then Trời, lạy tạ ơn vua cha, hoàng hậu mẹ rồi quay mặt trở xuống lạy các vị khách quý đến dự lễ thành hôn. Vị trưởng Hội đồng bô lão quốc gia điều hành lễ tế các Then Thần, Trời, Đất,Nước xong mời các vị khách quý tạm thời giải tán nghỉ, đi lên lầu vào hoàng cung tiếp tục dự lễ thứ hai cúng gia tiên. Lễ cúng gia tiên trong hoàng cung cũng theo nghi tức như lễ ngoài trời, chỉ khác là tiến hành trước bàn thờ “ho hóong” của hoàng gia. Lời lẽ thì vị Trưởng Hội đồng quốc gia thay đổi đi, trình tổ tiên nhà vua chứng giám lễ thành hôn của cháu gái là công chúa kết duyên cùng Tạo Liu-Ving. Xin ông bà ông vải, cha mẹ vua phù hộ độ trì cho hạnh phúc của hai cháu trọn đời chung thủy với nhau, sinh đông con nối dõi đời đời, cùng nhau bảo vệ vững bền mãi mãi ngôi vua và rồi đây con rể sẽ thế quyền ngôi vua cha và công chúa sẽ thế ngôi hoàng hậu mẹ, cầu xin tổ tiên phù hộ cho vợ chồng cháu cùng chăm lo xây dựng đất nước Ngỗ an lành và phồn vinh. Tiến hành nghi lễ xong hai vợ chồng mới quỳ lạy tổ tiên chứng giám , quỳ lạy tạ ơn vua cha và hoàng mẫu hậu sinh thành, lần cuối cùng quay xuống lạy cảm ơn thịnh tình của các quan khách đang có mặt đến dự buổi lễ thành hôn hôm nay. Cuối cùng tiến hành lễ chải đầu búi tóc ngược cho công chúa và lễ dọn phòng cho cô dâu, chú rể mới. Vẫn căn phòng riêng của công chúa, nay được sửa sang dọn dẹp, bầy mới lại. Tất cả các đồ đạc trong phòng đều dùng đồ mới. Giường đôi mới, chồng đôi đệm bằng bông gạo lót vải quý, đôi gối mới thêu thùa công phu, chăn đôi lồng vỏ bọc gấm vóc hoa văn sang trọng, màn đôi đẹp, 172

màn che “phả man” bằng vải màu quý thêu thùa xen chỉ kim ngân tuyến hoa lá cành lóng lánh rất đẹp. Cả một buổi sáng tiến hành nghi lễ trình Then Trời, các thánh thần , lễ trình gia tiên và tiến hành lễ “tẳng cảu” búi tóc ngược, dọn phòng nghỉ của cô dâu, chú rể xong đã đến gần trưa. Bộ phận nấu cỗ đã xong, bầy đầy khắp các gian nhà trong hoàng cung, khách đến dự cỗ cưới tới vài ngàn người đều xắp xếp đủ chỗ ngồi. Bộ phận của triều đình tổ chức lễ cưới đặt các mâm lễ vật mừng cô dâu, chú rể, các quan khách, các vị Phià và Nàng từ các Mường đến, các đại biểu các nơi trong cả nước đến dự đều mang tới đồ mừng. Các đồ mừng xếp lên đầy nhiều mâm lót vải điều, có người xắp xếp lễ vật, có thư ký ghi chép đầy đủ. Các đồ mừng đám cưới tặng cô dâu, chú rể mới gồm có : nhiều tiền, vàng bạc, kim cương (kén kẻo), lụa là gấm vóc quý từng súc để cô dâu, chú rể tự cắt may đo dùng, các sản phẩm săn bắn quý như các bộ sừng tê giác, sừng bò tót, ngà voi, các bộ nhung nai, sừng nai già quý đẹp, mật gấu, huyết lình tốt…nhiều thứ. Mở tiệc cưới ngày đầu, vị quan chính triều điều hành tuyên bố mời vào tiệc. Ông cho cầm hai chiếc chén bằng vàng giót rượu cúng tổ tiên đặt đĩa trao cho cô dâu, cô cầm bưng một chén đưa Liu-Ving và ngược lại chú rể cầm một chén đưa cô dâu uống, nhận sự chứng giám của tổ tiên. Hai người lạy xin phép vua cha và hoàng hậu mẹ rồi uống. Tại tất cả các mâm đều đã giót rượu, chén đầu tiên vị quan điều hành mời : + Chén chúc vua cha và hoàng hậu vạn tuế (mời lấy cạn). + Chén mừng cô dâu, chú rể hạnh phúc bền vững (mời lấy cạn). + Chén mừng sức khỏe của các quan chức và mọi đại biểu đến dự cỗ cưới, mừng đất nước ta đã chiến thắng diệt xong nạn rắn quỷ Ngu-Háo, đất nước thanh bình (mời lấy cạn) ! Sau ba đợt nâng chén rượu chúc mừng chung xong, tại từng mâm tự tiếp nhau ăn uống vui vẻ. Tại các mâm cỗ đều vừa ăn uống vừa đua nhau ca hát rôm rả, nội dung tập trung vào ba mục đích lớn chính : + Ca ngợi đức vua anh minh ( ý nói trước cảnh đất nước sẩy tai nạn rắn độc quỷ Ngu-Háo đến đã ăn thịt giết hại hơn sáu trăm người dân và còn bắt cả công chúa, toàn dân, toàn quân không có cách nào chống lại nó, vua đã kịp thời kêu gọi người tài, có Liu-Ving đứng lên diệt rắn quỷ, vua đã trả được thù nhà và giải phóng cho dân thóat khỏi hoạn nạn). + Hát mừng cô dâu,chú rể mới ( nội dung kể lại tình cảm gắn bó giữa công chúa với Tạo Liu-Ving sau khi Tạo diệt được rắn quỷ Ngu-Háo, hai người gắn kết yêu thương, nay đã thành đôi vợ chồng tràn đầy hạnh phúc, xứng đáng đẹp đôi. Ca ngợi tài ba của chú rể không thể hát tả được đến hết lời. Nàng công chúa người xinh đẹp nhất đất nước lại tài giỏi thơ ca văn được vua , hoàng hậu quý mến nhất và toàn dân quý trọng. Nay khắp đất nước Ngỗ vui mừng Tạo và Nàng đã nên duyên đẹp đôi ).

173

+ Hát mừng đất nước an bình (chúc mọi người từ quan đến dân đều luôn mạnh khỏe, ra sức chăm lo xây dựng đất nước phú cường. Mọi người dân càng thêm vui ra sức lao động sản xuất tăng nhiều của cải để cải thiện đời sống, góp sức làm cho dân giàu nước mạnh). Cứ mỗi đợt hát mừng xong, ở từng mâm cỗ giót tặng người hát một chén rượu, cả mâm bắt tay người hát cùng uống một chén, hát bắt nhịp đuôi gọi là “ởi giới” ngân vang. Đoàn nhạc nổi lên tiếng sáo, khèn bè, nhị, hồ, đàn tính, chũm chọe … hòa vui mừng từng đọan hát. Sau từng đợt ăn uống, ca hát tại các mâm, người nào người ấy khi thấy đã bén chút hơi men, việc uống rượu tạm cách thưa ra để bớt say có thể ngồi được lâu hơn, xen vào đấy các thanh niên nam nữ nổi trống chiêng mời các đại biểu trong các mâm cỗ cùng ra múa xòe đông vui. Thông thường có hai điệu xòe là xòe đôi “xe lôi” và xòe tập thể “xe ỏm voong”. Xòe đôi thì múa từng đôi một nam một nữ. Những cuộc vui đông người thường hay múa xòe vòng. Xòe vòng múa được đông người, từ hàng chục đến hàng trăm người đều có thể cùng xòe tập thể. Ít người thì xòe đội hình một vòng nhỏ, đông người thì đi đội hình một vòng to tùy theo địa điểm rộng hẹp. Đông người nữa có thể xếp đội hình hai ba vòng, vòng ở trong ít hơn, vòng hai ở giữa đông hơn một chút,vòng ba ở ngoài đông hơn nữa, có thể xòe từ vài trăm đến dăm ba trăm người một lúc. Dự tiệc mừng đám cưới ngày đầu thường liên tiếp từ trưa đến chiều, liền sang tối đến khuya. Các mâm cỗ không dọn mâm, dùng liên tiếp gọi là “pan báu củ” chỉ dọn bát , các bát đĩa đã ăn hết thức ăn, người phục vụ bưng dọn đi, tiếp thêm món mới. Ai ăn no, rượu uống say đủ rồi xin phép nghỉ, khách mới đến giữa chừng lại mời ngồi tiếp vào. Cứ ngồi ăn uống liên tục một ngày đến đêm khuya, có khi đến gà gáy tang tảng sáng mới tan cuộc trong ngày. Trời tối thì lên đèn thắp sáng khắp nơi. Các hôm sau lại tiếp tục dọn đặt các mâm cỗ khác khắp nhà như hôm trước. Mỗi người đến thường người ta chỉ dự một lần. Từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy, hôm nào cũng đông khách đến ăn uống, mừng đám cưới, đại biểu các viên chức và đại diện nhân dân các nơi khắp cả nước đến dự mừng cưới công chúa, nơi gần đến trước, nơi xa đến sau, đám cưới ăn uống ,vui chơi liên tục trong bảy ngày liền. Sau bảy ngày đám cưới kết thúc, sang ngày thứ tám, triều đình tổ chức lễ nhậm chức “Quan cốôc luông đu Mương pua” Đệ nhất đại quan chính triều của Liu-Ving. Công chúa và Liu-Ving sống vui những ngày trăng mật trong hoàng cung thật đằm thắm. Công chúa yêu quý chồng tha thiết, luôn quan tâm chăm sóc chồng, bảo ban kẻ hầu, các cung tần chăm sóc sức khỏe chồng rất chu đáo. Tuy vậy, sau khi cưới được mười ngày, Liu-Ving buồn bã, người như bàng hoàng lo nghĩ trầm tư, công chúa thấy lạ bèn hỏi, em thấy mấy hôm nay chàng buồn khác thường, tại sao vậy ? Liu-Ving nói chuyện lại với vợ rằng : “ Trong những ngày triều đình mở tiệc cưới, anh đẹp duyên với em do Then Trời đã se và vua cha, hoàng hậu mẹ 174

đã gả, được nương nhờ phúc lớn ơn vua. Nay lại được vua cha phong cho anh chức đệ nhất đại quan chính triều, có đời sống sung sướng bên em trong cung đình, anh rất hài lòng nhưng anh còn buồn do nhớ thương quê nhà. Tại quê anh nơi Mường Trung-Vương cha mẹ anh còn nghèo khổ. Nhớ lại lời cha anh nói, nuôi con mong lớn lên có tài có đức làm nên giúp cho cha mẹ thoát khỏi cảnh khổ. Nay anh được hưởng quyền cao chức trọng, sống sung sướng bên em mà cứ để cha mẹ anh sống kham khổ thiếu thốn mãi nên anh thương, anh buồn !”. Công chúa liền nói với Liu-Ving : “ Chúng ta là vợ chồng, cùng chung sống vui buồn có nhau. Em thấy anh buồn nên em cũng buồn theo. Anh buồn do nhớ thương bố mẹ nơi quê nhà đang trong cảnh sống thiếu thốn, nuôi dạy con đến khôn lớn mong cậy nhờ con mà nay anh xa cách. Em là con dâu, em cũng có trách nhiệm cùng anh chăm sóc cha mẹ đẻ. Nay hoàn cảnh vợ chồng ta sống sung sướng trong cung đình nguy nga, tráng lệ đầy của cải và kẻ hầu người hạ mà để bố mẹ chồng sống thiếu thốn ở nơi cách xa, em cũng không an lòng. Vậy anh muốn thu xếp như thế nào cho cha mẹ được vui lòng ?”. Liu-Ving bèn nói tiếp với vợ : “ Anh muốn đưa bố mẹ anh đến ở đây để vợ chồng ta cùng được chăm sóc, bố mẹ anh sẽ thoát khỏi cuộc sống cảnh nghèo khổ. Nhưng nơi đây đang là cung vua, kín cổng cao tường, canh gác nghiêm ngặt, anh nghĩ thấy còn e ngại vua cha và hoàng hậu mẹ”. Công chúa đáp lời Liu-Ving : “ Em nhất trí với anh nên đón bố mẹ đẻ vào ở cùng trong cung sống bên vợ chồng chúng ta phụng dưỡng. Em là công chúa, anh là Đệ nhất đại quan chính triều, có dư tiền bạc, có đông kẻ hầu người hạ, không để cha mẹ phải lo lắng điều gì về đời sống vật chất, cứ vui vẻ sinh sống sung sướng cùng vợ chồng ta. Việc tự tiện đưa bố mẹ vào ở trong cung vua anh còn e ngại, anh yên tâm, việc thu xếp ăn ở trong gia đình này để em nói chuyện với hoàng hậu mẹ,chắc sẽ ổn, bởi vua rất thương vợ chồng mình”. Ngày hôm sau công chúa nói lại với mẹ lý do sự việc làm cho Liu-Ving buồn vì lo nghĩ thương cha mẹ nghèo ở xa, hoàng hậu nói với con gái : “ Thu xếp gia đình như thế là phải với lẽ đời. Cha mẹ có một con trai,nay có gia thất riêng, làm quan chức trọng trong triều đình, nỡ nào cứ để cha mẹ sinh sống thiếu khổ mãi, hai con có trách nhiệm phải phụng dưỡng cha mẹ. Việc thu xếp ăn ở đời sống không nên để vua phải bận tâm. Nhưng việc đón hai ông bà vào ở cùng trong cung thì phải tâu vua biết. Hai con yên tâm , mẹ sẽ nói chuyện này với cha con”. Biết sự việc, vua gọi con gái, con rể, cả hai người cùng đến gặp, vua phán : “ Trẫm vui lòng chuẩn ý kiến của hai con đón bố mẹ đẻ của Liu-Vinh cùng đến ở sinh sống trong cung đình nhà. Hai con phải xắp xếp nơi nghỉ dưỡng của cha mẹ cho chu tất, chọn kẻ hầu hạ ưng ý cho cha mẹ. Cha sẽ sai triều đình đưa con trở về quê trịnh trọng đón cha mẹ. Việc Liu-Ving đã nói còn có một đoạn đường hẹp, cha sẽ sai cho dân sửa lại. Thế nhé !”.

175

Vua sai triều đình thu xếp đưa Liu-Ving về quê đón cha mẹ đẻ, từ Bản chỗ bố mẹ Liu-Ving ở đi ra đường cái to, còn có một đoạn nhỏ không đủ đem ngựa, vọng, quân lính đi, triều đình gửi trát xuống Phìa Mường Trung-Vương điều lực lượng nhân công tại địa phương sửa mở rộng đoạn đường nhỏ, tiến hành phát cây, đào đất, xan mặt đường trong bảy ngày có báo cáo lên triều đình đường cái đã mở xong. Được ngày lành, từ tờ mờ sáng Liu-Ving đội mũ, đi hia, mặc quần áo Đệ nhất đại quan chính triều oai hùng cưỡi ngựa yên mạ vàng có hai ngựa quan cận vệ theo sau, cùng đi với công chúa ngồi kiệu bốn khiêng đầu rồng ra đi. Phía trước có đội quân tiên phong giương cờ lệnh, thổi tù và dẹp đường, theo sau kiệu có một đội quân hậu vệ, đoàn người ngựa hùng dũng tiến bước suốt ba ngày đường dài mới tới Bản quê Liu-Ving. Bố mẹ Liu-Ving ở trong nhà và dân Bản thấy có đoàn quân quan của nhà vua tiến thẳng đi đến nhà mình, ông bà và đông đảo dân chúng ra đón. Bố LiuVing chưa rõ có việc gì nhưng để tỏ lòng đón trịnh trọng liền vái Đội quân quan đi tiên binh. Bỗng Liu-Ving xuống ngựa, công chúa xuống kiệu, hai vợ chồng vào nhà lạy bố mẹ đẻ và Liu-Vinh nói : “ Thưa cha mẹ ! từ ngày tạm biệt cha mẹ, con vào chầu vua. Vua liền cho con nghỉ lại trong hoàng cung rồi chọn ngày lành tổ chức lễ thành hôn cho con đẹp duyên cùng công chúa. Nay con đã là Đệ nhất đại quan chính triều và vua đã viết di chúc khi về già trao cho con thế ngôi vua và công chúa sẽ là hoàng hậu. Nhờ công ơn mẹ sinh cha dưỡng nuôi dạy bảo con thành tài, nay đã làm nên, vợ chồng con đến đón mời cha mẹ vào cung đình cùng ở sinh sống với các con, vua và hoàng hậu đều đã ưng thuận…”. Bố mẹ Liu-Ving thu xếp gia đình đi theo con luôn. Ông mời trưởng Bản đến báo tin, giao nhà cửa đất đai lại làm của chung tùy Bản sử dụng. Con ngựa đá ông vẫn để nguyên nằm ở cạnh vườn, ông chỉ dặn nó ở lại, khi ông xa vắng, không ai cầu cúng Then Trời có thần chú thì nó chỉ là một phiến đá bẹt vô tri vô giác nằm đấy mà thôi ! Bố mẹ Liu-Ving chỉ mang theo ít quần áo và vài thứ đồ dùng lặt vặt, tất cả các đồ đạc trong nhà để lại giao cho xã hội Bản Mường cả. Hai ông bà chào tạm biệt bà con trong Bản rồi đi theo con. Đoàn quân tiễn đưa tiếp tục lên đường rời khỏi Mường Trung-Vương trở về hoàng cung. Đội hình hành quân như lúc đi, đội tiên binh đi trước, bốn kiệu khiêng đi giữa hàng, hai kiệu trước rước bố mẹ Liu-Ving, hai kiệu liền theo sau là vợ chồng Liu-Vinh. Đi cuối là đội quân hộ tống có đoàn ngựa của các quan rung chuông và binh lính vác dáo đi bảo vệ. Đoàn quân quan hộ tống vợ chồng Liu-Vinh đi đón bố mẹ, hành quân suốt ba ngày đường dài mới trở về đến hoàng cung. Có một số các quan trong triều và một số bô lão, có lẫn cả các bà cùng một số người phục dịch, cung tần mỹ nữ trong triều ra đón bố mẹ Liu-Vinh đã trở về triều. Hai ông bà được dẫn vào nhà nghỉ là cung điện nguy nga của đệ nhất đại quan chính triều và công chúa. 176

Hôm sau bố mẹ Liu-Ving lên cung điện của vua gặp yết kiến, vua và hoàng hậu đều vui mừng việc các con đã đón được cha mẹ đến ở cùng. Hai ông bà chào chúc vua và hoàng hậu vạn tuế rồi xin lui về nhà nghỉ. Từ đó trở đi bố mẹ Liu-Ving sống cuộc đời sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp, ở cung điện nhà đại quan, không thiếu gì tiền bạc, đầy kẻ hầu người hạ chăm sóc phụng dưỡng hai ông bà. Sau khi đã ổn định chỗ ở, Liu-Ving giao cho triều đình tổ chức lễ cúng vía cho cha mẹ. Bộ phận tổ chức được thành lập, sửa soạn đủ trâu đôi, lợn, gà, rượu gạo, đồ nấu cỗ đầy đủ, chọn ngày lành mời Ông Mo cấp quốc gia đến cúng. Nấu cỗ, xắp xếp các lễ theo thủ tục xong, Ông Mo cúng cầu thao nội dung : “ Hai ông bà nuôi con đến thành đạt, nay con làm nên đã có gia thất riêng cao sang, đầy đủ, đón cha mẹ về ở phụng dưỡng. Người đã về, Ông Mo xin gọi vía trở về cùng thân chủ đầy đủ và cầu cho hai ông bà luôn được vui mạnh, sống hạnh phúc vững bền hưởng lộc đền đáp của con trai, con dâu”. Vua và hoàng hậu có tới dự một lát rồi về trước, các quan chức trong triều và cả các bà Nàng, bô lão, các ông các bà đại diện nhân dân Mường lỵ, quanh hoàng cung, nam thanh nữ tú đông đảo đến dự lễ cúng vía đón mừng hai ông bà bố mẹ Liu-Ving đại quan. Những người đến dự cỗ mừng vía tại các mâm đều vừa ăn vừa hát chúc mừng vía đã về, luôn ở cùng bên thân chủ chẳng rời, chúc ông bà sức khỏe và tuổi thọ dài lâu bên con trai, con dâu. Triều đình và toàn dân đất nước Ngỗ nhờ hồng phúc của hai ông bà sinh được quý tử tài giỏi, lập công lớn với quốc gia và đã trở thành đại quan, từ nay trở đi sẽ càng giúp vua cha đưa đất nước đến phú cường. Dân cả nước sẽ mãi mãi được sống an ꪿vui, biết ơn đại quan Liu-Ving. Nguyễn Văn-Hòa ( sưu tầm )

177

NGU-HÁO SAO NGUYÊN BẢN TỪ CHỮ THÁI CỔ SANG CHỮ THÁI VIỆT-NAM TRUYỆN THƠ TỪ THẾ KỶ THỨ 14 CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY-BẮC, VIỆT-NAM.

ꪉꪴ ꪭꪱꪫ

꫞ ꪣꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪹꪖꪷꪉ ꪶꪀꪉ ꪹꪔꪷꪙ ꪹꪮꪷ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꪊꪉꪴ-ꪹꪪꪉ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁꪷ꫁ ꪎꪉꪲ ꪣꪲ ꪙꪮꪥ꫁ ꪋꪱꪥ ꪬꪱꪙ ꪢꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪒꪰ ꪻꪎ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪵꪠꪉ ꪋ꪿ꪳ ꪨꪫꪲ-ꪪꪉꪲ ꪎꪉꪲ ꪣꪱ ꪝ꫁ꪷ ꪏꪲ ꪶꪄꪣ ꪄ꫁ꪷ ꪶꪄꪙ꪿ 5- ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪶꪬꪀ ꫃ꪊꪒ ꪔꪺꪥ꫁ ꪜꪲ ꪡꪱ꫁ ꪭꪴ꫁ ꪩꪮꪀ ꪩꪱꪥ ꪪꪽ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪹꪩꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪹꪭꪙ ꪵꪮꪫ꪿ ꪵꪘꪫ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪎꪴ ꪭꪱꪫ꫁ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪻꪊ ꪻꪠ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪒꪮꪣ ꪫꪱꪙ꫁ ꪭꪙꪸ ꪋꪱꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪹꪋꪉ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪷ ꪼꪜ ꪬꪮꪥ꫁ ꪵꪄꪫꪙ ꪼꪏ ꪭꪮꪀ ꪵꪮꪚ ꪥꪙꪸ ꪵꪮꪚ ꪼꪒ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪶꪬꪀ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ 10- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪼꪏ ꪜꪽ ꪹꪔꪱ꫁ ꪵꪗꪉ ꪜꪺ ꪖꪲ ꪶꪒꪥ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪒ꫁ ꪖꪴ ꪖꪲ ꪕꪱꪥ꫁ ꪣꪲ ꪫꪱ꪿ ꪻꪠ ꪜꪱꪙ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪹꪀꪷꪚ ꪛꪉꪰ ꪶꪀꪉ ꪐꪽ꫁ ꪹꪀꪷꪚ ꪊ꫁ꪸ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪉ ꪔꪴ꪿ ꪨꪫꪲ-ꪪꪉꪲ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ 15- ꪝꪷ꪿ ꪮꪮꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪣ꪿ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪙ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪭꪙꪸ ꪎꪳ ꪎꪱꪙ ꪋꪴ꪿ ꪩꪺꪉ ꪶꪖꪉ ꪖꪱꪫ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪼꪅ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪩꪀꪴ ꪵꪮ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪕꪮꪥ꪿ ꪫꪱꪙ꫁ ꪨꪷ ꪵꪮꪚ ꪛꪺ ꪢꪫꪲ

178

ꪎꪱꪫ꪿ ꪬꪱ ꫛ ꪚꪮꪀ ꪎꪮꪙ ꪢꪉꪸ꪿ ꪫꪺ ꪼꪬ ꪭꪴ꫁ ꫃ꪩ ꪙ꫁ꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪔꪮꪚ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ 20- ꪝꪱꪥ ꪹꪭꪙ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪎꪉꪰ ꪕꪷ꪿ ꪻꪥ ꪎꪱꪫ ꪥꪮꪥ꫁ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪝꪉꪳ ꪢꪫꪲ ꪫꪺ ꪋꪴ꪿ ꪄꪴ ꪢꪉꪸ꪿ ꪩꪱꪥ ꪝꪷ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪎꪺ ꪖꪮꪥ꪿ ꫛ ꪻꪒ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪹꪨ ꪕ꪿ꪷ ꪵꪖꪙ ꪤꪴ꪿ ꪶꪚꪙ ꪶꪠꪀ ꪤꪱꪥ ꪠꪒꪲ ꪕꪱꪉ ꪎꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪄꪱꪙ ꪋꪫ꫁ꪲ ꪊꪀꪰ ꪝꪀꪲ ꪏꪳ ꫃ꪜꪙ 25- ꪩꪙꪸ ꪊꪉꪰ꪿ ꪝꪱ ꪩꪀꪴ ꪁꪉꪲ ꪄꪷ꪿ ꪶꪄꪣ ꪤꪴ꪿ ꪹꪭꪙ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪭꪮꪥ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪶꪄ꫁ ꪕꪀꪴ ꪣ꫁ꪳ ꪕꪫꪸ ꪁꪫꪱ꪿ ꪎꪷ ꪀꪙꪲ ꪩꪀꪴ ꪁꪉꪲ ꪊ꪿ꪲ ꪤꪱꪉ꪿ ꪔꪙꪲ ꪮꪮꪀ ꪼꪜ ꪵꪮꪚ ꪫꪺ ꪏꪳ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪹꪊꪱ꫁ ꪄꪷ꪿ ꪼꪭ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪎꪉꪰ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪨꪫꪲ-ꪪꪉꪲ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪶꪄꪣ ꪻꪊ ꪶꪩꪒ ꪡꪱꪥ ꪔꪱ ꪼꪬ꫁ 30- ꪏꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪝ꪿ꪷ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪫꪱ꫁ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪄꪷ꪿ ꪶꪄꪣ ꪣꪲ ꪹꪕ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪭꪱꪥ꫁ ꪝꪱꪙ ꪻꪊ ꪄꪮꪉ꫁ ꪘꪺꪉ꪿ ꪨꪷ ꪕꪷ꪿ ꪫꪀꪸ ꪘꪺꪉ꪿ ꪄꪮꪉ꫁ ꪁꪒꪰ ꪵꪁꪙ꫁ ꪊꪀꪰ ꪝꪀꪲ ꪏꪳ ꫃ꪜꪣ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪻꪊ ꪻꪠ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪵꪮꪚ ꪭꪴ꫁ ꪣꪲ ꪹꪣ꪿ ꪑꪉꪰ ꪚꪱꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪽ꫁ ꪣꪺ ꪻꪊ ꪶꪄꪣ ꪔꪣꪳ꪿ 35- ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪀꪴ ꪭꪀꪰ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪹꪅꪷꪉ ꪵꪮꪚ ꪒꪮꪣ ꪝ꪿ꪷ ꪁꪉꪲ ꪑꪱ ꪋꪱꪙ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪵꪮꪚ ꪻꪬ꫁ ꪋꪱꪉ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪡꪮꪉ ꪹꪣ꪿ ꪁꪉꪴ ꪻꪊ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪀꪴ ꪊ꪿ꪳ ꪵꪊꪉ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪫꪱ꫁ ꪄꪱꪙ ꪵꪮꪚ ꪭꪙꪸ ꪒꪮꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪹꪕꪱ꫁ ꪎꪮꪉ ꪜꪲ ꪖꪺꪙ꫁ ꪄꪺꪚ

179

40- ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪣ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪩꪀꪴ ꪵꪮꪚ ꪼꪒ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪎꪮꪉ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꫃ꪬꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪻꪒ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪭ ꫃ꪊꪉ ꪵꪊꪉ꫁ ꪵꪮ꪿ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪀꪴ ꪔꪮꪚ ꪖꪮꪥ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪋ꫁ ꪻꪊ ꪊ꪿ꪳ ꪙꪾ ꪵꪠꪉ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꪝ꪿ꪷ ꪚꪮꪀ ꪎꪮꪙ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪊꪱꪫ ꪐꪽ꫁ 45- ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪎꪸ ꪩꪱ꫁ ꪵꪖꪫ ꪄꪮꪒ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪮꪙ ꪻꪒ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪷ ꪶꪜꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪮꪀ ꪎꪮꪙ ꪩꪀꪴ ꪁꪉꪲ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉꪰ꪿ ꪨꪱ ꪵꪠꪚ ꪖꪳ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪝꪷ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪠꪉꪰ ꪬꪙꪲ ꪵꪜꪙ꫁ ꪻꪙ ꪎꪺꪙ ꪘꪱ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪚꪮꪀ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪶꪩꪉ ꪖꪳ꫁ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪒꪴ 50- ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪩꪀꪴ ꪄꪾ꪿ ꪄꪙꪳ꫁ ꪵꪄꪫꪙ ꪶꪝꪙ꫁ ꪬꪙꪲ ꪒꪱꪙ꪿ ꪝꪉꪸ ꪬꪺ ꪵꪕ꫁ ꪭꪳ ꪣꪲ ꪀꪺ ꪤꪱꪙ꫁ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪎꪺ ꪖꪮꪥ꪿ ꪻꪠ ꫃ꪩ ꪫꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪀꪴ꫁ ꪑꪷ ꪶꪝꪙ꫁ ꪬꪙꪲ ꪻꪐ꪿ ꪝꪉꪸ ꪬꪺ ꪝꪷ꪿ ꪹꪅꪷꪉ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪭꪙꪸ ꪔꪣꪳ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪹꪒꪷꪙ ꪨꪉꪲ꪿ ꪶꪩꪉ ꪼꪜ ꪡꪱꪫ꫁ 55- ꪋꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪑꪷ ꪶꪑꪀ ꪼꪒ꫁ ꪬꪙꪲ ꪶꪯ꫁ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪉꪱꪥ꪿ ꪝꪉꪸ ꪬꪺ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪹꪣꪷꪙ ꪠꪷ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪮꪉ ꪎꪉꪲ ꪐꪽ꫁ ꪏ꫁ꪾ ꪕ꪿ꪷ ꪝꪷ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪑꪱ ꪋꪱꪙ꫁ ꪹꪄ ꪵꪮꪚ ꪼꪜ ꪹꪩꪷꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭ꫁ꪳ ꪊꪲ꪿ ꪎꪸ ꪶꪀꪉ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪎꪮꪙ ꪼꪕ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪵꪣ꪿ ꪹꪖꪱ꫁ ꪵꪀ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪁꪮꪉ ꪩꪀꪴ ꪭꪙꪸ ꫃ꪜꪙ 60- ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪙꪙ ꪎꪱꪉ꪿ ꪚꪱꪉ ꪋꪙꪳ꪿ ꪶꪋꪣ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪀꪴ ꪊꪚꪲ ꪼꪒ꫁ ꪨꪱꪥ ꪋꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪚꪮꪀ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ

180

꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪩꪽ꫁ ꪵꪮꪚ ꪖꪲ ꪋꪴ꪿ ꪹꪋꪷ ꪣꪲ ꪥꪉ꫁ꪰ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪻꪬ꫁ ꪵꪊꪚ ꪖꪮꪥ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪫꪱ꫁ ꪎꪮꪙ ꪎꪉꪰ꪿ ꪩꪺꪉ ꫃ꪜꪙ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪵꪝꪉ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪣ ꪩꪀꪴ ꪁꪉꪲ ꪘꪷ ꪖꪮꪥ꫁ 65- ꪩꪀꪴ ꪭꪀꪰ ꪮꪱꪥ꫁ ꪹꪕꪷꪚ ꪭꪴ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪨꪴ꪿ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꪨ꫁ꪷ ꪁꪫꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪀꪴ ꪋꪱꪉ ꪵꪊꪉ꫁ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪱꪙ ꪔꪮꪚ ꪩꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪹꪅꪷꪉ ꪵꪮꪚ ꪖꪺꪙ꫁ ꪹꪕꪷꪚ ꪭꪴ꫁ ꪄꪴ ꪝꪷ꪿ ꪹꪩꪷꪉ ꪹꪔꪙ ꪉꪽ꪿ ꪹꪡꪷꪙ ꪻꪒ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪩꪀꪴ ꪭꪙꪸ ꪶꪖꪉ ꪖꪱꪫ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪳ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪑꪷ ꪵꪜꪙ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪘꪱ 70- ꪩꪀꪴ ꪑꪷ ꪵꪀꪫꪙ ꪒꪱꪙ꪿ ꪨꪺꪉ ꪝꪷ꪿ ꪥꪙꪸ ꪎꪉꪲ ꪐꪽ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪙꪳ꫁ ꪑꪾ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪬꪙꪲ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪳ ꪀꪾ ꪹꪀꪣ ꪠꪀꪰ ꪵꪮꪫ ꪁꪱꪒ ꪁꪙꪸ ꪵꪄꪫꪙ ꪢꪽ꫁ ꪮꪱꪙ ꪄꪲ꪿ ꪢꪽ꫁ ꪨꪱ ꪅꪽ꫁ ꪖꪱ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪣꪱ ꪒꪴ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪵꪩꪫ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪵꪝꪉ ꪶꪩꪉ ꪒꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꪚꪮꪙ꪿ 75- ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪹꪁꪷꪣ ꪮꪱꪙ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪜꪙꪴ ꪵꪔꪉ꪿ ꪘꪷ ꪕꪮꪥ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪔꪱꪙ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪫꪲ ꪝꪒꪰ ꪘꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪬꪙꪲ ꪔꪙꪳ꪿ ꪝꪱ ꪚꪙꪲ ꪩꪽ ꫟ ꪮꪮꪣ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪎꪱꪣ ꪹꪨꪱ꪿ ꪵꪕ꫁ ꪙꪱ ꪬꪙꪲ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪙꪲ ꪨꪀꪰ ꪮꪮꪣ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪔꪱꪫ꪿ ꪣꪱ ꫃ꪀꪫꪥ 80- ꪹꪮꪱ ꪋꪱꪉ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪜꪮꪥ꪿ ꪶꪜꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪭꪙ ꪎꪺꪙ ꪮꪱꪥ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪬꪙꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪉꪰ꫁ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪉꪱ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪩꪀꪴ ꪋꪱꪉ ꪎꪺꪙ꪿ ꪶꪎꪣ ꪹꪚꪱ꪿ ꪝꪺꪙ ꪨꪷ ꪤꪱꪙ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪉꪰ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪅꪀꪰ ꪅꪮꪥ꫁ ꪀꪱꪉ ꪭꪮꪒ ꪑꪱꪣ ꪚꪱꪉ ꪵꪕ꫁ ꪵꪩꪫ꫁

181

* ꪮꪽ ꪙꪲ꫁ ꪣꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪵꪘ ꪭꪮꪒ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪜꪺ ꪻꪐ꪿ ꪹꪣꪉ ꪶꪈ 85- ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪎꪱꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙꪳ꫁ ꪶꪎꪣ ꪎꪺꪙ꪿ ꪶꪋꪣ ꪔꪮꪣ ꪕꪱꪙ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪎꪉꪲ ꪮꪮꪙ꪿ ꪑꪉꪲ ꪒꪫꪸ ꪙꪮꪥ꫁ ꪜꪺ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪔꪴꪣ꫁ ꪶꪕꪣ ꪹꪮꪱ ꪶꪀꪉ ꪊꪺ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪭꪒꪳ ꪻꪐ꪿ ꪢꪱ꫁ ꪡꪲ ꪹꪡ꫁ ꪁꪳ ꪉꪮꪀ ꪹꪉꪱ ꪹꪀꪉ 90- ꪻꪠ ꪀꪱꪥ ꪕꪱꪉ ꪠꪷ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪀꪱꪥ ꪼꪒ꫁ ꪩꪾ꪿ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪲ ꫃ꪘꪒ ꪜꪱꪙ ꪩꪺꪉ ꪩ꪿ꪾ ꪣꪥꪴ ꪻꪒ ꪔꪀꪸ ꪵꪝꪉ ꪣꪥꪴ ꪙꪽ꫁ ꪵꪫꪒ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪀꪮꪉ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪣꪲ ꪫꪱ꪿ ꪻꪠ ꪜꪱꪙ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪶꪕꪀ ꪕꪷ꪿ ꪻꪙ ꪹꪣꪉ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪮꪙꪸ ꪋꪴ꪿ ꪹꪋꪷ ꪐꪱꪫ ꪐꪉꪴ꫁ 95- ꪊꪣꪸ ꪵꪔ꪿ ꪀꪴ꫁ ꪋꪱꪒ ꪹꪋꪱ꫁ ꪵꪖꪙ ꪩꪒꪰ ꪫꪙꪸ ꪜꪽ ꪨꪱ ꪔꪱꪉ ꪉꪴ ꪶꪔ ꪨꪺꪉ ꪠꪱꪙ꪿ ꪶꪚꪙ ꪶꪠꪀ ꪶꪩꪉ ꪹꪣꪉ ꪻꪔ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪹꪔꪉ꪿ ꪔꪉꪰ꫁ ꪶꪔ ꪉ꫁ꪾ ꪉꪴ ꪻꪐ꪿ ꪭꪱꪫ ꪨꪺꪉ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪙꪱ ꪊꪮꪣ ꪠꪱ ꪁꪺꪒ ꪭꪴ ꪀꪺꪉ ꪖꪾ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪻꪐ꪿ ꪄꪽ꫁ ꪎꪉꪴ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ ꪬꪮꪙ꪿ ꪕꪫꪸ ꪖꪮꪉ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ 100- ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪖꪙ ꪜꪮꪉ ꪻꪬ꫁ ꪣꪽ ꫃ꪜꪙ ꪶꪔ ꪻꪐ꪿ ꪼꪄ ꪶꪎꪚ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪣꪳ꫁ ꪶꪩꪉ ꪏꪮꪀ ꪀꪙꪲ ꫛ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪜꪺ ꪵꪔꪉ꪿ ꪜꪽ ꪹꪕ꪿ ꪹꪭꪙ ꪹꪣ ꪩꪉꪸ꫁ ꪊꪀꪰ ꫃ꪢꪒ ꪭꪮꪒ ꪶꪬꪀ ꫃ꪊꪒ ꪭꪮꪥ꫁ ꪹꪣꪉ ꫜ ꪚꪱ꪿ ꪜꪽ ꪎꪮꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪀꪙꪲ ꪶꪔꪀ ꪠꪙꪸ ꪵꪣꪙ꪿ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪹꪊꪱ꫁

182

105- ꪋꪮꪚ ꪹꪣ꪿ ꪔꪱ ꫃ꪫꪙ ꪋꪱꪥ꫁ ꪙꪱꪉ ꪶꪀꪉ ꪶꪩꪉ ꪮꪱꪚ ꪉꪴ ꪒꪺꪙ꪿ ꪻꪎ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪁꪲꪫ꫁ ꪻꪊ ꪄꪱꪒ ꪶꪕꪣ ꪤꪙꪳ ꪩꪙꪸ ꪜꪙꪴ ꪹꪮꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪼꪈ ꪹꪚꪱ꪿ ꪥꪮꪣ ꪎꪱ ꪻꪬ꫁ ꪉꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪱꪙ꫁ ꪀꪱꪉ ꪹꪋꪷꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪣ ꪖꪮꪒ ꪙꪱꪉ ꪶꪜꪉ ꪻꪬ꫁ 110- ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪜꪺ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪉꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪉꪲ ꪹꪀꪚ ꪕꪉꪰ ꪹꪮꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪹꪣꪉ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪈꪽ ꪵꪄꪉ ꪔꪮꪚ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪊꪉꪲ ꪵꪕ꫁ ꪣꪉꪳ ꪁꪒꪳ ꪏꪳ ꫃ꪜꪙ ꪩꪀꪴ ꪑꪉꪲ ꪀꪴ ꪔꪀꪸ ꪹꪎꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪁꪾ ꪒꪺꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪀꪴ ꪕꪒꪰ ꪻꪬ꫁ ꪶꪎꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪕꪀꪴ ꪣꪳ꫁ ꪣꪲ ꪖꪫꪸ꪿ ꪫꪽ ꪻꪒ 115- ꪼꪅ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪤꪙ ꪹꪣꪉ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪣꪉ ꫜ ꪣꪉꪳ ꪀꪙꪲ ꪠꪮꪉ ꪖꪮꪉ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪎꪉꪰ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪑꪉꪰ ꪢꪱꪣ꫁ ꪀ꪿ꪳ ꪬꪺ ꪹꪨ ꪹꪔꪷꪀ ꪖꪱꪣ ꪔꪀꪳ ꪻꪬ꫁ ꪀꪴ ꪙꪲ꫁ ꪹꪮꪱ ꪩꪀꪴ ꪶꪭꪣ ꪠꪙꪸ ꪀꪴ ꪄꪙꪸ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪮꪚ ꪔꪽ ꪹꪚꪱ꪿ ꪜꪽ ꪩꪀꪴ ꪑꪉꪲ ꪭꪱꪣ ꪘꪱ꫁ ꪵꪄꪉ ꪔ꪿ꪷ ꪊꪉ꫁ꪰ ꪎꪺ ꪵꪝ꫁ ꪔꪱꪥ ꪼꪜ꪿ ꪑꪉꪰ ꪶꪎꪉ ꪉꪴ ꪹꪭꪷꪥ 120- ꪣꪉꪳ ꪁꪷ꫁ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪖꪾ꫁ ꪝꪴ ꪎꪉꪴ ꪵꪀꪣ ꪹꪖꪙ꪿ ꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪻꪬ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪕꪫꪸ ꪶꪙꪚ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪩꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪹꪗꪷꪙ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪽ ꪶꪒꪙ ꪔꪮꪚ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪜꪺ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪻꪬ꫁ ꪊꪉꪲ ꪵꪕ꫁ ꪹꪣꪉ ꪚꪱꪙ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪮꪙꪸ ꪻꪒ ꪼꪩ ꪑꪱꪣ ꪕꪉꪸ꪿ ꪁꪙꪳ ꪒꪚꪾ ꪶꪒꪙ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꪙꪮꪙ ꪵꪘꪙ꫁ 125- ꪀꪴ ꪜꪒꪳ ꪵꪜꪙ꫁ ꪔꪽ ꪙꪾ꫁ ꪕꪱ꪿ ꪄꪱꪥ꪿ ꪹꪣꪉ ꪶꪚꪙ ꫃ꪜꪙ ꪶꪠꪙ ꪙꪮꪉ ꪖꪣꪴ꪿ ꪵꪒꪉ ꪩꪱꪒ ꪹꪣꪉ ꪶꪖꪣ ꪚꪱꪙ꫁

183

ꪜꪺ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪊꪉꪲ ꪵꪕ꫁ ꪄꪱꪙ ꪔꪮꪚ ꪣꪱ ꪼꪈ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪼꪄ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪮꪚ ꪔꪽ ꪔꪷ꪿ ꪉꪴ ꪒꪉꪰ ꪵꪠ꫁ ꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪕꪱ꫁ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪣꪀꪰ ꪭꪱꪥ꫁ ꪨꪽ ꪬꪱꪚ ꫃ꪫꪙ ꪔꪱꪥ ꪶꪖꪥ ꪙꪱ 130- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪩꪙꪸ ꪜꪒꪴ ꪼꪐ ꪚꪮꪉ꪿ ꪋꪱꪙ ꪶꪠꪙ ꫃ꪘꪙ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪖꪮꪀ ꪵꪜꪙ꫁ ꪔꪽ ꪕꪱꪉ꫁ ꪵꪕ ꪕꪱꪫ꪿ ꪮꪴ ꪄꪮꪉ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪣꪉ ꪶꪚꪙ ꪶꪠꪙ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪶꪩꪉ ꪅꪣ꪿ ꫟ ꪋꪴ꪿ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪺꪥ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪙ꫁ꪾ ꫃ꪔꪣ ꪩꪱꪙ꪿ ꪙꪮꪉ ꪵꪒꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣ꪿ ꪫꪽ ꪨꪉꪰ ꪬꪽ꫁ ꪙꪾ꫁ ꪑꪉ꪿ꪳ ꪵꪎꪙ ꪕꪱꪉ꫁ 135- ꪹꪣꪉ ꪵꪝꪉ ꪜꪺ ꪊ꪿ꪲ ꪶꪊꪣ ꪩꪚꪳ ꪙꪮꪉ ꪭꪫ꫁ꪲ ꫟ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪤꪱꪙ꫁ ꪎꪷ ꪋꪫꪲ꫁ ꪄꪱꪙ ꪶꪎꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪬꪱ ꪉꪴ ꪙꪱ ꪑꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪎꪷ ꪹꪄꪷꪒ ꪖꪱ꫁ ꫃ꪊꪒ ꪣ꫁ꪳ ꪜꪺ ꪶꪎꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪬꪱ ꪵꪁꪉ ꪕ꪿ꪷ ꪉꪴ ꪹꪮꪱ ꪙꪮꪉ ꪤꪮꪙ꪿ ꪵꪀꪫꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪝꪺꪙ ꪶꪖꪣ ꪚꪱꪙ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪤꪫꪸ ꪔꪮꪚ 140- ꪵꪭꪙ꫁ ꪋꪮꪚ ꪖꪺꪙ꫁ ꫃ꪊꪒ ꪣꪳ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪶꪎꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪬꪱ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪱ ꪜꪺ ꪹꪚꪱ꪿ ꪶꪎꪣ ꪕꪮꪥ꪿ ꪩꪱꪉ ꪊꪱꪫ ꪵꪭꪙ꫁ ꪜꪺ ꪬꪱꪀ ꪵꪚꪫ꫁ ꪝꪀꪲ ꪡꪙ꫁ꪳ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪎꪱ ꪊ꪿ꪲ ꪨꪱ ꪙꪮꪉ ꪖꪣꪴ꪿ ꪵꪒꪉ ꪩꪱꪙ꪿ ꪹꪣꪉ ꪒꪫꪸ ꪒꪱꪙ꫁ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪥꪙꪸ ꪄꪱꪙ ꪅꪒꪲ ꪎꪱꪙ ꪹꪤꪱ꪿ ꪁꪾ ꪕꪾ ꪻꪬ꫁ 145- ꫃ꪜꪙ ꪊꪉ꪿ꪳ ꪊ꫁ꪸ ꪊꪱꪫ ꪵꪭꪙ꫁ ꪕꪽ ꪩꪀꪴ ꪜꪽ ꪉꪴ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪹꪗꪷꪙ ꪣꪺꪙ꪿ ꪀ꪿ꪳ ꪻꪊ ꪔꪱꪫ꪿ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪜꪺ ꪁꪷ꫁ ꪭꪱꪫ꪿ ꪮꪙꪴ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪀ ꪑꪉꪲ ꪎꪱꪫ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪨꪺꪉ ꪀꪫꪒꪸ ꪹꪮꪱ ꪩꪀꪴ ꪣꪉꪳ ꪹꪣ ꪄꪮꪥ꫁

184

ꪝ꪿ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪊꪉꪲ ꪵꪕ꫁ ꪹꪣꪉ ꪚꪱꪙ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪮꪙꪸ 150- ꪉꪴ ꪹꪗꪷꪙ ꪊ꪿ꪲ ꪨꪱ ꪙꪮꪉ ꪖꪣꪴ꪿ ꪵꪒꪉ ꪩꪚꪳ ꪹꪣꪉ ꪶꪖꪣ ꪚꪱꪙ꫁ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ ꪝꪷ꪿ ꪈꪾ꪿ ꪤꪱꪙ꫁ ꪶꪝꪚ ꪝꪷ꫁ ꪚꪱꪙ꫁ ꪩꪱꪙ꪿ ꪹꪣꪉ ꪎꪫꪸ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪜꪽ ꪮꪮꪙ꪿ ꪒꪫꪸ ꪶꪎꪉ꪿ ꪉꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꪖꪾ꫁ ꪏꪾ꫁ ꪀ꪿ꪲ ꪊ꫁ꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪵꪭꪙ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪖꪫ꪿ꪸ ꪶꪭꪉ ꪼꪤ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪡꪙꪸ ꪒꪉꪴ꫁ ꪝꪱ ꪶꪔꪙ ꪎꪱꪥ ꪎꪽ꪿ 155- ꪨꪽ ꪹꪀꪙ꪿ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪵꪄꪀ ꪋꪱꪫ꪿ ꪢꪱꪉ ꪭꪮꪒ ꪡꪙꪴ ꪮꪙꪲ ꪮꪽ ꪫꪱ꪿ ꪵꪖꪙ ꪨꪱ ꪡꪙꪴ ꪊꪉꪰ꪿ ꪜꪽ ꪶꪝꪚ ꪏꪲ ꪶꪄꪣ ꪄ꪿ꪷ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪩ ꪄꪮꪥ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪻꪔ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪎꪉꪰ ꪊꪺꪚ ꪏꪲ ꪶꪄꪣ ꪹꪥꪉ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪎꪉꪰ ꪫꪱ꪿ ꪝ꪿ꪷ ꫃ꪜꪙ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪱꪙ ꪶꪎꪉ꪿ ꪑꪉꪲ ꪖꪱꪥ ꪘꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪤꪱꪙ꫁ ꪕꪷ꪿ ꪉꪴ ꪚꪱꪚ ꪄꪱ ꪀꪙꪲ ꪹꪙ꫁ ꪎꪸ ꪣ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪒꪫꪸ ꪵꪕ꫁ ꪶꪯ 160- ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱꪙ ꪔꪱꪙ꫁ ꪮꪮꪥ꪿ ꪩꪀꪴ ꪁꪮꪥ꪿ ꪋꪫ꫁ꪲ ꪶꪀꪣ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪮꪙ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪙꪷ ꪑꪱ ꪒꪮꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪶꪄꪣ ꪝ꪿ꪷ ꫃ꪯꪣ ꪎꪉꪲ ꪵꪔꪉ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪚꪙꪴ ꪔꪾ꪿ꪾ ꪀꪮꪉ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪖꪉꪸ ꪄꪮꪥ꪿ ꫃ꪫꪙ ꪵꪖꪙ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪉꪙꪲ ꪄꪷ꫁ ꪨꪽ ꪁꪉꪲ ꪀꪉ꫁ꪲ ꪹꪀꪙ꪿ 165- ꪹꪩꪙ꪿ ꫟ ꪙꪾ꫁ ꪚꪱ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪵꪖꪫ ꪥꪮꪥ꫁ ꪭꪾ ꪋꪣꪴ꪿ ꪮꪙꪳ ꪵꪅꪫꪉ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪶꪉꪣ ꪉꪫꪱ ꪹꪮꪱ ꪒꪱꪚ ꪵꪨꪣ ꪊ꪿ꪲ ꪵꪕꪉ ꪶꪔꪙ ꪣꪙ꫁ꪸ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪮꪮꪀ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪬꪱꪣ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪠꪴ ꪁꪷ꫁ ꪎꪷ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪤꪮꪙ꪿ ꪶꪄꪣ ꪑꪱ ꪡꪙꪴ ꪔꪱꪥ ꪋꪱ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪮꪒꪳ ꪀꪽ꫁ ꪹꪕ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪬꪱꪀ ꪚꪱꪉ 170- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪶꪀꪉ ꪏ꫁ꪾ ꪨꪽ ꪁꪉꪲ ꪀꪲꪉ꫁ ꪹꪀꪙ꪿

185

ꪹꪩꪙ꪿ ꫟ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪹꪙ꫁ ꪔꪱ ꪖꪣꪴ꪿ ꪙꪮꪉ ꪼꪨ ꪼꪄ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪱ ꫃ꪊꪚ ꪒꪮꪣ ꪵꪣ꪿ ꫃ꪯꪣ ꫃ꪕꪉ ꪮꪱꪥ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪋ꪿ꪳ ꪵꪀꪫ꫁ ꪹꪩꪒ ꪹꪙ꫁ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪵꪚꪉ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪎꪷ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪝꪺ ꪹꪮꪱ ꪀꪱꪥ ꪀꪫꪲ꪿ 175- ꪩꪀꪴ ꪄꪮꪥ꪿ ꪄꪷ꫁ ꪋꪱꪒ ꪙ꫁ꪲ ꪎꪷ ꪊꪮꪉ꪿ ꪕꪾ ꪹꪮꪷꪙ ꪑꪉꪰ ꫃ꪜꪙ ꪻꪋ꫁ ꪹꪭꪙ ꪀꪙꪲ ꪒꪮꪣ ꪵꪣ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪈ꪿ꪾ ꪵꪊꪉ꫁ ꪕꪀꪴ ꪝꪮꪣ꫁ ꪒꪮꪣ ꪩꪀꪴ ꪙꪱꪉ ꪶꪀꪉ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙꪸ ꪹꪕꪷ ꪤꪾ ꪎꪀꪳ ꪹꪖꪷꪉ ꪋꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪹꪮꪱ ꪻꪎ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪚ꪿ꪸ ꪼꪣ꫁ ꪭꪮꪣ ꪶꪭꪚ ꪀꪱꪉ ꪹꪣꪉ 180- ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪹꪕꪷ ꪀꪱꪫ꪿ ꪵꪘ ꪵꪕꪒ ꪕꪉꪲ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪎꪉꪲ ꪮꪮꪀ ꪩꪣꪸ ꪠꪲ ꪣꪲ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪶꪔ ꪨꪺꪉ ꪤꪴ꪿ ꪭꪴ ꪀꪺꪉ ꪖꪾ꫁ ꪣꪽ ꪡꪒꪰ ꪻꪬ꫁ ꪶꪙꪚ ꪡꪱꪫ꫁ ꪒꪫꪸ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪜꪺ ꪙꪱ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪣꪲ ꫛ ꪻꪒ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥ ꪀꪱꪥ ꪼꪒ꫁ 185- ꪜꪺ ꪊꪲ꪿ ꪶꪚꪉ ꪄꪱ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪎꪣ ꪵꪎꪉ꪿ ꪭꪉꪸ ꪶꪒꪥ ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪫꪱꪉ ꪶꪜꪉ ꪻꪬ꫁ ꪁꪫꪙꪸ ꪜꪺ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪵꪠꪉ ꪹꪀꪷꪒ ꪻꪬ꫁ ꪀꪺꪣ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꪊꪉꪴ-ꪹꪪꪉ ꪎꪷ ꫃ꪥꪒ ꪹꪭꪙ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪮꪀꪲ ꪵꪠꪉ ꪵꪔꪉ꪿ ꪕꪾ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪬꪱꪀ ꪵꪚꪫ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪩꪱ꫁ ꪎꪷ ꪀꪲ꪿ ꪶꪩꪉ ꪎꪱꪙ ꪊꪉꪲ ꪙꪱ 190- ꪻꪠ ꪑꪉꪰ ꪩꪮꪉ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪊ꪿ꪲ ꪹꪥ ꪹꪮꪱ ꪼꪒ꫁ ꪊꪉꪰ꪿ ꪁꪮꪥ꪿ ꪚꪙꪸ ꪻꪎ꪿ ꪊ꫁ꪸ ꪄꪱꪙ ꪁꪫ꫁ꪲ ꪶꪜꪉ ꪶꪠꪀ ꪭꪮꪣ ꪚꪸ ꪵꪩ ꪹꪙꪷ ꪑꪱ ꪎꪸ ꪵꪭꪙ꫁ ꪫꪽ ꪊꪱꪫ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪄꪷꪒ

186

ꪀꪱꪥ ꪥꪱꪙ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꫃ꪊꪒ ꪣ꫁ꪳ ꪉꪴ ꪊ꪿ꪲ ꪩꪮꪥ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪹꪣ ꪶꪎꪉ꪿ ꪜꪽ ꪭꪮꪒ ꪹꪭꪙ ꪬꪙꪲ ꪖ꫁ꪾ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ * 195- ꪣꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪭꪮꪒ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꫃ꪔꪙ ꪋ꪿ꪳ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪫꪱ꫁ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪜꪮꪉ ꪄꪱꪫ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪜꪺ ꪄꪙꪸ ꪹꪕꪷ ꪜꪱꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪵꪘ ꪕ꪿ꪷ ꪉꪴ ꪻꪐ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪙꪱꪚ ꪵꪭꪙ꫁ ꪹꪮꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪜꪺ ꪙꪱ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪻꪠ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪄꪮꪥ꪿ ꪀꪱꪥ ꪥꪱꪙ꪿ ꪏꪲ ꪶꪄꪣ ꪼꪭ꫁ 200- ꪜꪺ ꪊ꪿ꪲ ꪻꪬ꫁ ꪊꪀꪳ ꪋꪮꪉ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪄꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪉꪸ ꪜꪮꪉ꪿ ꪘꪉꪰ꫁ ꪻꪙ ꪻꪊ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪎꪮꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪻꪠ ꪭꪴ꫁ ꪩꪱꪉ ꪈꪾ꪿ ꪎꪽ ꪭꪳ ꪊꪉꪲ ꪙꪱ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪶꪩꪉ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪮꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪹꪣ ꪖ꫁ꪾ ꪎꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪖꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪵꪭꪙ꫁ ꪜꪺ ꪹꪄꪷꪒ ꪭꪱꪣ ꪼꪤ 205- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣ ꫃ꪕꪉ ꪖꪚꪲ ꪔꪉꪲ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪫꪙꪸ ꪵꪖꪙ ꪁꪣꪴ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪵꪄꪀ ꪔꪮꪉ꫁ ꪶꪒꪉ ꪉꪫꪱꪉ꫁ ꪎꪉꪸ ꫃ꪄꪒ ꪉꪙꪲ ꪹꪎꪉ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪶꪕꪀ ꪕꪷ꪿ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꫛ ꪻꪒ ꪤꪚꪴ ꪹꪥ ꪥꪱꪒ ꪕꪉꪰ ꪹꪮꪱ ꪼꪒ꫁ ꪙꪱꪉ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪶꪬꪣ ꪭꪮꪙ꫁ ꪠꪮꪉ ꪵꪬꪚ ꪁꪷ ꪄꪮꪉ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪙꪱꪫ ꪜꪮꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꪝꪀꪲ ꪡꪽ ꪵꪖꪫ ꪙꪱꪙ꫁ 210- ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉꪰ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪄꪮꪥ꪿ ꪶꪄ꫁ ꪅꪮꪣ꪿ ꪼꪭ꫁ ꪁꪙꪳ ꪩꪮꪀ ꪎꪮꪉ ꪏꪲ ꪙꪲ꫁ ꫃ꪩ ꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪫꪙ ꪄꪱꪙ ꪎꪉꪲ ꪤꪴ꪿ ꪹꪘ ꪶꪠꪀ ꪶꪩꪉ ꪁꪱ꪿ ꪙꪲ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪭꪳ ꪏꪒꪸ ꪕꪷ꫁ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪼꪬ꫁ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪮꪉꪲ ꪩꪚꪸ ꪻꪙ ꪠꪱ ꪹꪁꪷꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪅꪱ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪜꪺ ꪚꪺꪉ ꪵꪚꪉ꪿

187

ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪙꪾ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪀꪙꪳ 215- ꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪁꪉꪲ ꪬꪱꪣ꪿ ꪹꪨꪉ ꪜꪺꪥ꪿ ꪶꪩꪉ ꪶꪏꪉ ꪵꪬꪉ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪢ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪋꪣꪴ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪎꪽ ꪹꪀꪱ꪿ ꪑꪱꪣ ꪨꪉꪰ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪡꪮꪥ ꪼꪬ꫁ ꪮꪉꪲ ꪠꪱ ꪹꪕꪱ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪥꪱꪙ꪿ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪵꪉ꫁ ꪏꪱꪫ ꪎ꪿ꪲ ꪫꪽ ꫃ꪔꪣ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪗꪣ ꫟ ꪨꪲꪙ꫁ ꪝꪷ ꪠꪮꪉ ꪻꪊ ꪄꪱꪒ 220- ꪶꪙꪀ ꪀꪮꪒ ꪀꪮꪉ꫁ ꪶꪭꪣ꪿ ꪼꪢ꫁ ꪝꪷ ꪭꪒꪰ ꪁꪷ ꪔꪱꪉ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪉꪙꪲ ꪄꪮꪉ꫁ ꪬꪴ ꫃ꪠꪒ ꫃ꪁꪣ ꫃ꪔꪣ ꪼꪎ꫁ ꪣꪮꪙ ꪀꪫ꪿ꪲ ꪼꪒ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪫꪽ ꪄꪱꪣ꫁ ꪄꪮꪥ꪿ ꪶꪄꪣ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪱꪣ ꪝ꪿ꪷ ꪁꪉꪲ ꪶꪔꪙ ꪹꪖꪱ꫁ ꪎꪷ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪹꪔꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪙꪴ꫁ ꪚꪱꪙ ꪠꪀꪴ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪭꪷꪥ 225- ꪩꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪝ꪿ꪷ ꪵꪝꪉ ꪑꪉꪰ ꪵꪬꪉ꪿ ꪎꪉꪰ ꪝꪀꪲ ꪹꪥ ꪒꪮꪣ ꪼꪒ꫁ ꪵꪮ꪿ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪄꪲ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪶꪔ ꪒꪱꪙ꪿ ꪹꪣ ꪒꪴ ꪹꪮꪱ ꫃ꪕꪉ ꪹꪀꪣ ꪒꪱꪚ ꪶꪅꪉ ꪵꪠꪉ ꪎꪱꪉ꫁ ꪎꪺꪉ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪹꪎ꫁ ꪙꪉꪴ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪠꪱꪥ꫁ ꪜꪮꪀ ꪩꪱꪥ ꪵꪄꪫ ꪎꪱꪥ ꪵꪮꪫ ꪭꪉ꫁ꪰ ꪝꪱ ꪹꪀꪣ ꪬꪮꪥ꫁ ꪚꪱ꪿ 230- ꪹꪊꪱ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪕꪚꪾ ꪹꪋꪷꪙ꫁ ꪶꪒꪙ ꪔ꪿ꪷ ꪶꪏꪙ ꪵꪎꪉ ꪣꪲ ꪘꪷ ꪩꪺꪉ ꪵꪀ꪿ ꪵꪄꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪡꪽ ꪉꪴ ꪼꪒ꫁ ꪣꪱ꫁ ꪄ꪿ꪲ ꪵꪮꪫ꫁ ꪄꪫꪱ ꪏꪱꪥ꫁ ꪹꪀꪣ ꪀꪫꪱꪥ꪿ ꪡꪽ ꪹꪜꪉ ꪑꪱ ꪶꪨꪉ ꪩꪣꪳ ꪨꪴ꪿ ꪔꪽ ꪖꪮꪥ꪿ ꪉꪴ ꪔꪱꪥ ꪋꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪉꪴ ꪬꪱꪀ ꪤꪮꪥ꫁ ꪡꪒꪰ ꪩꪮꪙ꫁ ꪬꪺ ꪔꪷ꪿ ꪫꪽ ꪔꪱꪣ 235- ꪩꪀꪴ ꪑꪱ ꪩꪮꪙ ꪤꪮꪙ꪿ ꪶꪬꪙ ꪔꪣ꪿ꪳ ꪡꪽ ꪬꪱꪙ ꪀꪱ꫁

188

ꪉꪴ ꪬꪱꪀ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪀꪱꪉ ꪡꪱ꫁ ꪬꪽ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪶꪣꪙ ꪵꪎꪉ ꪩꪀꪴ ꪹꪑꪉ꪿ ꪵꪭꪉ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪹꪀꪣ ꪹꪥꪉ꪿ ꪫꪲ ꪑꪱ ꪨꪉ꫁ꪰ ꪉꪴ ꪬꪱꪀ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪨꪽ ꪶꪩꪣ꫁ ꪵꪮꪫ ꪄꪱꪒ ꪭꪮꪉ ꪵꪎꪉ ꪩꪀꪴ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪺꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪝ꪿ ꪎꪉ꪿ꪰ 240- ꪩꪀꪴ ꪎꪉꪲ ꪼꪒ꫁ ꪝꪚꪾ ꪝꪮꪣ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪠꪫꪸ ꪩꪱ ꪋꪱꪉ ꪶꪩꪉ ꪀ꫁ꪾ ꪎꪺꪙ ꪨꪺꪉ ꪘꪱ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪣꪳ ꪄ꪿ꪾ ꪼꪒ꫁ ꪶꪄꪚ ꪣꪱ꫁ ꪫꪽ ꪄꪳꪙ꫁ ꪶꪜꪉ꪿ ꪜꪫꪲ ꪫꪲꪫ ꫟ ꪮꪮꪣ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪎꪱꪣ ꪹꪩꪱ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪝꪙꪴ꫁ ꪖꪾ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪉꪴ ꪬꪺꪉ 245- ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪳ ꪋꪀꪰ ꪣꪱ꫁ ꪹꪣ ꪀꪺꪉ ꪔꪴ ꪒꪱꪙ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪺꪉ ꪖ꫁ꪾ ꪵꪎꪙ ꪹꪗꪷꪣ꫁ ꪜꪙ꫁ꪲ ꪎꪱꪫ꪿ ꪬꪱ ꪙꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪊꪉꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪮꪾ ꪏꪺꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪀꪺꪉ ꪩꪱꪙ꫁ ꪔꪴ ꪒꪱꪙ꪿ ꫃ꪘꪙ ꪎꪸ ꪭꪽ꫁ ꪎꪥꪴ ꪄꪫꪱ꪿ ꪭꪱꪙ ꪀꪮꪙ ꪊꪉꪲ ꪙꪱ ꪋꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪵꪬꪙ ꪒꪴ ꪙꪱꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪼꪜ꪿ ꪉꪙꪲ ꪎꪉꪸ ꪹꪫꪱ꫁ 250- ꪶꪁꪚ ꫜ ꪉꪴ ꪻꪐ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪩꪚꪸ ꪩꪮꪉ꫁ ꪹꪒꪷꪣ ꪝꪉꪴ꪿ ꪣꪱ ꪖꪮꪉ ꪉꪴ ꪜꪮꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪀ꪿ ꪵꪄꪉ ꪒꪱ꪿ ꪋꪱꪉ ꪎꪉꪸ ꪵꪠ꫁ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪣꪱ ꪝ꫁ꪲ ꪤꪷ ꪤꪀꪰ ꪩꪺꪉ ꪎꪉꪰ ꪀꪴ ꪹꪙꪱ ꪘ꫁ꪲ ꪹꪬꪷꪉ ꪜꪲ ꪫꪱꪙ꫁ ꪄꪺꪚ ꫃ꪭ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪝꪷ꫁ ꪻꪠ ꪤꪱꪣ꪿ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪩ 255- ꪣꪉꪳ ꫃ꪜꪙ ꪡꪱꪫ꫁ ꪩꪱ ꪘꪲ ꪠꪫꪸ ꪼꪜ꪿ ꪫꪽ ꪹꪥꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪳ꫁ ꪀꪴ ꪀꪫꪸꪒ ꪭꪫꪱꪥ ꪎꪸ ꪹꪙ꫁ ꪀꪴ ꪜꪒꪴ ꪄꪱ꫁ ꪀꪙꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪣꪉꪳ ꪬꪮꪙ꪿ ꪁꪙꪳ ꫃ꪜꪙ ꪻꪒ ꪼꪩ

189

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪤꪴ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪵꪠ꫁ ꪔꪮꪚ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪄꪉ ꪀꪴ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪹꪚꪱ꪿ ꪀꪺ ꪔ꪿ꪷ ꪵꪭꪉ ꪣꪉꪳ ꪢꪺ꫁ 260- ꪹꪝ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪤꪴ꪿ ꪘ꫁ꪲ ꪹꪬꪷꪉ ꪣꪳ꫁ ꪊꪉꪳ ꪹꪀꪚ ꪀꪙꪲ ꫛ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪜꪺ ꫃ꪣꪒ ꪹꪤꪷꪙ ꪖꪮꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꫜ ꪹꪣ ꪩꪉꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪱ ꪼꪅ꫁ ꪙꪲ꫁ ꪣꪉꪳ ꪑꪉꪰ ꪢꪱꪣ꫁ ꪩꪮꪉ ꪊꪱꪙ ꪶꪏꪥ꫁ ꪮꪱꪀ ꪩꪀꪰ ꪜꪒꪰ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪀꪴ ꪭꪀꪰ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪣꪱ ꪀꪣꪳ ꪬꪺ ꪏꪺꪙ꪿ ꪹꪏꪱ ꪀꪺꪉ ꪖ꫁ꪾ ꪻꪢ꪿ ꪙꪱ 265- ꪹꪝ꪿ ꫃ꪥꪙ꫁ ꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪔꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪲ꫁ ꪙꪾ ꪥꪱꪒ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪩꪮꪉ ꪬꪺꪙ꪿ ꪒꪲ ꪜꪮꪥ꪿ ꪙꪱꪉ ꪄꪙꪳ ꪻꪬ꫁ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪭꪳ꫁ ꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪤꪱꪉ꪿ ꪶꪏꪥ꫁ ꪣꪉꪳ ꪹꪜꪥ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪠꪮꪙ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱ꪿ ꪝꪴ ꪒꪱꪙ꪿ ꪘꪱ ꪨꪽ꪿ ꪶꪩꪉ ꫃ꪜꪙ ꪙ꫁ꪾ ꪊꪉꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪼꪐ ꪵꪄꪉ ꪔꪮꪚ 270- ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪹꪚꪱ꪿ ꪤꪱꪙ꫁ ꪔꪱꪥ ꪵꪕ꫁ ꪹꪭꪱ ꪔ꪿ꪷ ꪶꪏꪙ ꪀꪽ ꪒꪴ ꪙꪱ ꪻꪠ ꪵꪄꪉ ꪉꪱꪙ ꪔꪷ꪿ ꪀꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪩ ꫃ꪬꪙ ꪭꪴ꫁ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪊꪉꪲ ꪵꪕ꫁ ꪎꪷ ꪶꪎꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪢ ꪊꪺꪚ ꪀꪴ ꪜꪒꪰ ꪭꪫꪱꪥ ꪎꪸ ꪹꪙ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪔꪱꪙ꫁ ꪣꪲ ꪀꪺ ꪘꪣ꫁ꪳ ꪵꪘ꪿ ꪹꪣ ꪻꪒ 275- ꪶꪁꪚ ꫜ ꪬꪚꪾ ꪜꪱꪀ ꪶꪮ꫁ ꪀꪽ ꪵꪩꪫ꫁ ꪎꪮꪉ ꪤꪱꪒ ꪶꪏꪙ ꪀꪽ ꪋꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪉꪴ ꪭꪱꪫ ꪄꪱꪒ ꪎꪮꪉ ꪶꪔꪀ ꪁꪷ ꪎꪸ ꪹꪙ꫁ ꪣꪽ ꪤꪱꪒ ꪼꪒ꫁ ꪬꪺ ꪡꪱꪫ꫁ ꪣꪱ ꪔꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪵꪄꪉ ꪬꪱ ꪵꪭꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪡꪽ ꪹꪒꪷꪣ ꪔꪱꪫ ꪻꪢ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪋꪱꪉ ꪄ꪿ꪲ ꪢꪽ꫁ ꪎꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪵꪮꪫ꫁ ꪡꪒꪰ ꪶꪩꪣ ꪜꪫꪲ

190

280- ꪫꪲꪫ ꫟ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ ꪹꪒꪷꪣ ꪔꪷ꪿ ꪹꪀꪣ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪹꪨꪣ꫁ ꪬꪺ ꪣꪱ꫁ ꪵꪩ ꪉꪺꪀ ꪠꪱꪙ ꪠꪙꪲ ꪶꪁꪚ ꫜ ꫃ꪬꪙ ꪬꪺ ꪉꪴ ꪄꪱꪒ ꪎꪱꪣ ꪚꪱꪙ꪿ ꪶꪩꪉ ꪨꪽ ꪀꪉꪲ꫁ ꪹꪩꪒ ꪚꪱ꪿ ꪬꪸ꫁ ꪼꪨ ꪥꪮꪥ꫁ ꪵꪒꪉ ꪠꪱꪙ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪹꪥꪉ꪿ ꪶꪠꪙ ꪙꪮꪉ ꪖꪣꪴ꪿ ꪼꪨ ꪹꪣ꪿ ꪑꪱꪣ ꪹꪚꪙ ꪹꪀꪱ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ 285- ꪉꪴ ꪶꪔꪀ ꪀꪮꪉ꫁ ꪶꪔ ꪁꪱꪙ꫁ ꪋꪱꪉ ꪄꪳꪙ꫁ ꪼꪔ꪿ ꫃ꪔꪉ ꫃ꪕꪉ ꪹꪀꪣ ꪶꪅꪉ ꪜꪀꪰ ꪬꪺ ꪉꪮꪒ ꪉꪴ ꫃ꪔꪉ ꫃ꪘꪙ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪖꪱꪣ ꪶꪏꪥ꫁ ꪣꪉꪳ ꪊ꪿ꪲ ꪶꪑꪣ ꪎꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪄꪱꪙ ꪖꪮꪥ꫁ ꪶꪑꪣ ꪻꪊ ꪎꪷ ꪤꪱꪉ꪿ ꪋꪱꪉ ꪊ꪿ꪲ ꪄꪱ꫁ ꪎꪸ ꪵꪕ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪶꪎꪉ 290- ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪋꪱꪉ ꪻꪊ ꪚꪱꪙ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪜꪮꪥ꪿ ꪫꪱꪉ ꪎꪸ ꪶꪏꪥ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪎꪺꪙ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪹꪮꪷꪙ ꪥꪮꪙ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪩꪣꪳ ꪶꪀꪉ ꪋꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪬꪽ ꪵꪠ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪄꪉ ꪵꪠꪉ ꪎꪀꪰ ꪵꪔ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪣꪉꪳ ꪊꪀꪰ ꪤꪱꪙ꫁ ꪔꪱꪥ ꪵꪕ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪜꪮꪥ꪿ ꪙꪱꪉ ꪼꪈ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪳ꫁ ꪀꪴ ꪹꪠꪱ ꪼꪡ ꪹꪜꪥ꪿ ꪤꪱꪉ ꪒꪚꪾ ꪵꪙꪫ ꪉꪴ ꪶꪏꪥ꫁ 295- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪉꪴ ꪀꪱꪫ꪿ ꪼꪪ꫁ ꪄꪱꪙ ꪡꪱꪫ꫁ ꪄꪷ ꪄꪫꪱ꪿ ꪻꪙ ꪬꪷ ꪎꪷ ꪄꪙꪳ ꪋꪱꪉ ꪄ꪿ꪾ ꪼꪄ ꪜꪮꪥ꪿ ꪙꪱꪉ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪔꪙꪲ ꪶꪀꪥ꪿ ꪔꪱ꫁ ꪕꪮꪒ ꪭꪱ꫁ ꪠꪱ ꪒꪱꪙ꪿ ꪶꪭꪉ ꪤꪾ ꪔꪙꪲ ꪬꪷ ꪁꪾ ꪚꪮꪙ꪿ ꪮꪾ ꪄꪫꪱ꪿ ꪉꪴ ꪠꪮꪥ꪿ ꪁꪱꪙ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉꪰ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪄꪮꪉ ꪋꪮꪥ꫁ ꪄꪷ ꪄꪫꪱ꪿ ꪣꪱ ꪼꪄ 300- ꪚꪙꪴ ꪼꪢ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪜꪺ ꪄꪮꪥ꪿ ꪣꪱ ꪶꪋꪣ ꪔꪮꪙ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪄ꪿ꪱ ꪼꪬ꫁ ꪕꪀꪰ ꪼꪩ꫁ ꪋꪱꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ

191

ꪙꪮꪉ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪷ ꪭꪀꪰ ꪻꪬ꫁ ꪊꪚꪾ ꪬꪮꪥ꫁ ꪎꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪙꪾ ꪝꪲ꪿ ꪬꪱ ꪹꪭꪙ ꪝ꪿ꪲ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪱ ꪬꪺ ꪉꪴ ꪠꪱ꪿ ꪎꪱꪣ ꪁꪫꪱꪉ꪿ ꪵꪭꪉ ꪵꪖꪫ ꪩꪮꪉ꫁ ꪉꪴ ꪄꪱꪒ ꪜꪮꪉ꫁ ꪜꪫꪲ ꪵꪝꪫ꫁ ꪭꪮꪙ ꪭ꪿ꪸ ꪨꪱꪥ ꪹꪠꪉ ꪙꪽ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ 305- ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪨꪉꪰ ꪩꪱ ꪣꪱ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪋꪀꪰ ꪶꪄꪚ ꪢꪽ꫁ ꪚꪙꪲ ꪡꪱꪫ꫁ ꪩꪮꪥ ꪢꪮꪀ ꪠꪱꪙ ꪠꪙꪲ ꪶꪩꪉ ꪣꪱ ꪹꪕꪱ꫁ ꪵꪗꪉ ꪜꪺ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪋꪱꪉ ꪶꪎꪉ꪿ ꪨꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪘꪰꪉ꫁ ꪄꪺꪉ꪿ ꪹꪠꪷꪙ ꪹꪋꪱ ꪹꪮꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪙ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪹꪙꪱ ꪬꪱꪫ꫁ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ 310- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪜꪺ ꪈ꪿ꪾ ꪹꪎꪉ ꪝꪲ꪿ ꪋꪱꪉ ꪁꪲ ꪁꪮꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪹꪣꪥ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪵꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪭꪙ ꪹꪣ ꪵꪠꪉ ꪙꪱꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪊꪱ ꪕꪀꪰ ꪶꪕ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪔꪱꪉ ꪫꪱ꪿ ꪼꪄ ꪮꪮꪀ ꪘꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪹꪊꪱ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪝ꪿ꪷ ꪔꪮꪚ ꪹꪮꪷꪙ ꪄꪱ꪿ ꪑꪉꪲ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪱ꫁ ꪝꪲ꪿ ꪼꪩ 315- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪁꪮꪚ ꪙꪮꪉ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪬꪱꪀ ꪹꪣ ꪒꪫꪸ ꪩꪮꪉ ꪮꪫꪸ ꪖꪱ꫁ ꪑꪱꪣ ꪨꪉꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪶꪖꪥ ꪹꪙꪷ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪵꪁꪉ ꪕ꪿ꪷ ꪑꪱ ꪵꪚꪉ꪿ ꪚꪷ꫁ ꪶꪨꪉ ꪉ꫁ꪸ ꪹꪋꪷ ꪶꪝꪚ ꪏꪲ ꪶꪄꪣ ꪑꪱꪣ ꪻꪒ ꪝ꪿ꪷ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪏꪒꪰ ꪵꪙꪙ ꪊꪾ ꪻꪎ꫁ ꪝꪲ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊ꪿ꪲ ꪹꪔꪱ꫁ ꪶꪎꪣ ꪏꪮꪙ꫁ ꪭꪉꪸ ꪭꪺꪣ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪶꪒꪥ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ 320- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪖꪮꪥ꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪩꪫ꫁ ꪎꪷ ꪝꪒꪰ ꪁꪙꪳ ꫃ꪀꪫꪥ ꪋꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪳ ꪀꪾ ꪢꪽ꫁ ꪮꪱꪙ ꪩꪱ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪄꪲ꪿ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪋꪮꪚ ꪢꪽ꫁ ꪖꪚꪲ ꪡꪱꪫ꫁ ꪣꪱ꫁ ꪒꪱꪙ꪿ ꪫꪱ ꪚꪙꪲ ꪙꪱꪉ ꪹꪢꪷꪙ ꪵꪊꪉ꫁ ꪋꪱꪉ ꪚꪙꪲ ꪹꪨ ꪠ꪿ꪷ

192

ꪥꪱꪚ ꪥꪚꪲ ꪹꪄꪱ꫁ ꪖꪒꪰ ꪠꪱ꫁ ꪨꪚꪳ ꪡꪱ꫁ ꪶꪖꪣ ꪠ꪿ꪷ ꪩꪱꪥ ꪔꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ 325- ꪶꪁꪚ ꫜ ꪋꪱꪉ ꪶꪩꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪎꪺꪙ ꪨꪺꪉ ꪘꪱ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪩꪚꪴ ꪑꪱꪉ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪖꪱꪣ ꪩꪀꪴ ꪭꪱꪣ ꪀꪴ ꪬꪱꪀ ꪜꪙꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꪹꪥꪉ꪿ ꪭꪳ ꪶꪏꪙ ꪵꪝ꫁ ꪵꪀ꫁ ꪄꪮꪥ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪅꪮꪣ꪿ ꪭꪱꪥ꫁ ꪉꪴ ꪻꪐ꪿ ꪹꪗꪷꪙ ꪠꪲ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪖꪮꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪒꪲ ꪕꪲ꪿ ꪵꪗꪉ ꪜꪺ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪩ 330- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪀꪴ ꪋꪱꪉ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱꪙ ꪵꪘ ꪔꪮꪚ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪔꪱ꫁ ꪕꪚꪾ ꪹꪋꪷꪙ꫁ ꪀꪽ꫁ ꪔꪷ꪿ ꪉꪴ ꪄꪺꪉ ꪕꪱꪉ ꪹꪣ꪿ ꪝꪴ ꪥꪙꪸ ꪝꪴ ꪄꪱꪥ꪿ ꪵꪄ ꪶꪕꪚ ꪕꪙꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪡꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪄ꪿ꪲ ꪢꪽ꫁ ꪎꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪶꪔ ꪒꪱꪙ꪿ ꪡꪽ ꪹꪀꪣ ꪉꪴ ꪹꪒꪷꪣ ꪣꪱ ꪄꪱꪒ ꪎꪮꪉ ꪁꪫꪱꪉ꪿ ꪁꪉꪲ ꪥꪲ ꪥꪺꪥ꫁ 335- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪉꪴ ꪔ꪿ꪷ ꪼꪒ꫁ ꪹꪩꪷꪚ ꪡꪱꪫ꫁ ꪬꪺ ꪹꪀꪱ꪿ ꪉꪱꪙ ꪵꪄꪉ ꪩꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪬꪱ ꪵꪭꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪡꪽ ꪹꪒꪷꪣ ꪄꪽ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪀꪣ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪹꪨꪣ꫁ ꪀꪱꪉ ꪡꪱ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪪꪱꪙ꪿ ꪒꪱꪫ ꪶꪩꪉ ꪮꪙꪳ ꪶꪕꪉ ꪹꪎ꫁ ꪵꪅꪫꪉ ꪚꪱꪉ ꪜꪽ꫁ ꪹꪬ꪿ ꪩꪀꪴ ꪹꪚꪱ꪿ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪹꪑꪉ꪿ ꪏ꫁ꪾ ꪤꪮꪙ꫁ ꪥꪽ꪿ ꪡꪽ ꪹꪀꪣ 340- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪬꪺ ꪉꪴ ꪹꪗꪷꪙ ꪄꪱꪒ ꪎꪱꪣ ꪹꪚꪱ꪿ ꪁꪙꪳ ꪔꪱꪣ ꪩꪮꪙ꫁ ꪩꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪡꪀꪰ ꪏ꫁ꪾ ꪉꪴ ꪣꪙꪴ꪿ ꪨꪱꪥ ꪔꪮꪙ꪿ ꪖꪮꪙ꪿ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪄꪮꪥ꪿ ꪔꪴ ꪉꪮꪒ ꪉꪴ ꪀꪺꪉ ꪖꪾ꫁ ꪩꪱꪀ ꪄꪾ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪶꪋꪙ ꪝꪚꪾ ꪕꪱꪉ ꪨꪉꪰ ꪝꪱ ꪚꪙꪲ ꪣꪱ ꪶꪎꪉ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪁꪺꪉ꪿ ꪵꪗꪉ ꪜꪺ ꪹꪊꪱ꫁ 345- ꪩꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪁꪙꪳ ꪹꪔꪱ꫁ ꪔꪱꪫ꪿ ꫃ꪀꪫꪥ ꪙ꫁ꪲ ꪼꪩ

193

ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪴ꫁ ꪫꪱ꪿ ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪼꪒ꫁ ꪶꪅꪉ ꪬꪱꪙ ꪝꪷ꪿ ꪵꪚꪉ꪿ ꪩꪀꪴ ꪵꪄꪉ ꪹꪄꪱ꫁ ꪔ꪿ꪷ ꪹꪋꪷꪙ꫁ ꪉꪴ ꪘꪉ꫁ꪸ ꪖꪮꪥ꪿ ꪎꪺ ꪵꪕ꫁ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪶꪋꪣ ꪻꪊ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ ꪀꪱꪥ ꪶꪯ * ꪣꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪵꪘ ꪹꪩꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪜꪺ ꪤꪴ꪿ ꪹꪭꪙ ꪒꪮꪣ ꪮꪱꪥ꫁ 350- ꪝꪷ꪿ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪣꪺꪙ꪿ ꪠꪱꪥ ꫟ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪁꪫꪱꪥ ꪄꪱ꫁ ꪝꪽ ꪶꪔ ꪀꪮꪉ ꪄꪺꪥ꪿ ꪢꪴ ꪼꪀ꪿ ꪄꪱ꫁ ꪨꪱꪥ ꪭꪮꪥ꫁ ꪹꪨꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪶꪋꪣ ꪼꪄ ꪬꪱ ꪢꪷ ꪵꪉ ꪔꪱꪉ꪿ ꪼꪀ ꪒꪺꪙ꪿ ꪕꪱꪣ ꪄꪺꪙ ꪬꪱꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪙꪱ ꪹꪨꪱ꫁ ꪄꪱꪥ꪿ ꪵꪊꪙ꫁ ꪩꪒꪰ ꪼꪫ꫁ ꪻꪎ ꪊꪀꪰ ꪎꪮꪙ ꪩꪮꪙ 355- ꪣꪱꪙ꪿ ꪹꪉꪷꪙ ꪁꪾ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪚꪉꪰ ꪡꪀꪴ ꪉꪱꪣ ꪜꪴ ꪜꪱꪥ꫁ ꪣꪱꪙ꪿ ꪵꪎꪒ ꪼꪜ꫁ ꪑꪮꪒ ꪑꪮꪉ꫁ ꪨꪱ ꪹꪎ꪿ ꪶꪋꪙ ꪎꪱꪣ ꪡꪱ ꪵꪝ ꪤꪽ꪿ ꪤꪉꪸ ꪝꪥꪴ꪿ ꪩꪺꪉ ꪵꪒꪉ ꪹꪨꪣ꫁ ꪥꪱꪚ ꪥꪚꪲ ꪔꪮꪉ꫁ ꪉꪺꪀ ꪉꪫꪱꪥ꫁ ꪠꪱ ꪵꪫꪙ꪿ ꪉꪱꪣ ꪔꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪎꪳ ꪹꪉꪷꪙ ꪎꪀꪳ ꪬꪮꪣ ꪋꪴ꪿ ꪝꪱꪥ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ 360- ꪕꪀꪴ ꪕ꪿ꪲ ꪪꪱ꫁ ꪝꪲ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪱ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪣꪷꪉ ꪄꪺꪙ ꪙꪱꪉ ꪙꪱ ꪻꪠ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪩꪮꪙ ꪶꪨꪉ ꪵꪚꪉ꪿ ꪩꪣꪳ ꪣꪱ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪉ꪿ꪸ ꪔꪮꪉ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪊꪴ ꪝ꪿ꪲ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪋꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪽ꫁ ꪣꪱ ꪻꪊ ꪚꪱꪙ ꪎꪱꪉ꪿ ꪡꪱꪫ꫁ ꪼꪖ꪿ ꪤꪮꪉ꫁ ꪣꪷ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪹꪎ꫁ ꪜꪮꪀ ꪩꪱꪥ ꪵꪒꪉ 365- ꫃ꪕꪉ ꪹꪀꪣ ꪶꪅꪉ ꪒꪱꪚ ꪵꪨꪣ ꪁꪱꪒ ꪁꪷ ꪬꪺ ꪣꪱ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪒ ꪄꪙꪳ꫁ ꪄ꪿ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪋꪀꪰ ꪶꪄꪚ ꪝꪱ ꪚꪙꪲ

194

ꪠꪙꪲ ꫟ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪻꪙ ꪶꪚꪙ ꪜꪱꪙ ꪵꪮꪙ꪿ ꪩꪮꪒ ꪵꪫꪙ꪿ ꪠꪱ꫁ ꪄꪱꪥ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪲ꪿ ꫃ꪕꪙ ꪜꪺ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪅꪺ ꪚꪙꪴ ꪀꪽ ꪔꪙ꪿ꪳ 370- ꪵꪩꪙ꪿ ꪮꪮꪀ ꪀꪫꪱꪙ꫁ ꪁꪺꪉ꪿ ꪩꪮꪣ꫁ ꪵꪬ꪿ ꪎꪱꪫ꪿ ꪵꪩ ꪎꪉꪴ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕꪷ꪿ ꪎꪉꪸ ꪋꪱꪉ ꪶꪋꪣ ꪜꪱꪀ ꪬꪺ ꪣꪺꪙ꪿ ꪣꪺ꫁ ꪎꪨꪉꪰ ꪣꪱ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪳ ꪄ꪿ꪾ ꪢꪽ꫁ ꪹꪋꪀ ꪣꪱ꫁ ꪀꪣꪳ ꪶꪄꪚ ꪶꪩꪉ ꪒꪙꪲ ꪩꪙꪸ ꫃ꪜꪙ ꪝꪱꪙ ꪒꪱꪙ꪿ ꪨꪺꪉ ꪜꪽ꪿ ꪶꪩꪉ ꪠꪉꪸ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꫛ ꪤꪴ꪿ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪹꪠꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪤꪙꪳ ꪠ꪿ꪷ ꪩꪣꪳ ꪶꪔꪙ 375- ꪅꪱꪫ ꪹꪬꪷꪉ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꫃ꪤꪙ ꪋꪱꪙ꪿ ꪁꪉꪲ ꪬꪮꪣ ꪬꪱꪫ꫁ ꪡꪱꪫ꫁ ꪑꪱꪉ꪿ ꪨꪣꪴ꫁ ꪨꪉꪰ꪿ ꪡꪱꪫ꫁ ꪹꪣ ꪭꪮꪒ ꪔꪴ ꪫꪉꪸ ꪹꪣꪷꪥ ꪋꪱꪉ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪎꪸ ꪹꪘꪥ꪿ ꪋꪱꪉ ꪊꪉꪰ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪭꪮꪒ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪥ꪿ ꪣꪱ ꪻꪊ ꪔꪱ ꪻꪎ ꪵꪩ ꪜꪮꪉ꪿ ꪜꪺ ꪊꪉꪰ꪿ ꪹꪣ ꪖꪱꪥ ꪼꪪ꫁ 380- ꪼꪩ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪜꪺ ꪕꪱꪫ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪮꪮꪀ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪙꪱ ꪻꪙ ꪬꪮꪉ꫁ ꪜꪱꪙ ꪒꪱꪫ ꪒꪺꪉ ꪎꪮꪉ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪹꪨꪒ ꪘꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪑꪉꪰ ꪊ꪿ꪳ ꪮꪮꪙ ꪅꪮꪙ ꪙꪱꪉ ꪫꪮꪙ ꪖꪱ꫁ ꪒꪮꪣ ꪼꪤ ꪕꪱꪫ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪩꪙ꪿ ꪤꪱꪒ ꪔꪮꪙ꫁ ꪝ꪿ꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꪮꪴꪣ꫁ ꪭꪒꪰ “ꪁꪷ ꪎꪱꪥ” ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ 385- ꪨꪱꪥ ꪹꪚꪙ ꪁꪮꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪮꪱꪥ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪵꪝꪉ ꪜꪫꪲ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪼꪅ ꫁ꪙꪲ꫁ ꪕꪮꪉ꫁ ꪬꪮꪒ ꪨꪱ꫁ ꪁꪮꪚ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪙꪳ ꪋꪣꪴ꪿ ꪚꪺ ꪩꪱꪫ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪹꪉꪷꪙ ꪄꪱꪫ ꫃ꪔꪣ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪭꪮꪣ ꪻꪙ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪕꪷ꪿ ꪙꪫꪲ꫁ ꪨꪺ꪿ ꪀꪮꪥ꫁ ꪣꪳ ꪙꪮꪉ꫁ ꪼꪒ꫁ ꪄꪾ꪿ ꪶꪋꪣ ꪮꪱꪥ ꪝ꪿ꪲ ꪙꪱ

195

ꪶꪋꪣ ꪹꪥꪷ ꪎꪱꪥ ꪻꪊ ꪙꪮꪉ꫁ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪘꪱ꫁ ꪔ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ 390- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪕꪀꪴ ꪀꪱꪀ ꪋꪱꪫ ꪄꪙꪴ ꪄꪙꪴ ꪚꪙꪴ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪣꪱ ꪘꪷ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪶꪛꪥ꫁ ꫃ꪚꪚ ꪢꪺ꫁ ꪋꪺꪉ꪿ ꪻꪋ꫁ ꪹꪭꪱ ꪥꪱꪀ ꪹꪪꪷꪉ ꪹꪪꪉ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪝꪱꪙ ꪶꪁ꫁ ꪖꪽ ꪵꪨ ꪖꪺꪥ꫁ ꪎꪚꪸ ꪹꪋꪉ꪿ ꪵꪋꪚ ꪀꪮꪉ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪤꪱꪥ ꪩꪱꪒ ꪎꪮꪙ ꪩꪮꪙ 395- ꪁꪾ ꪀꪙꪲ ꪈꪮꪙ ꪬꪉ꪿ꪲ ꪬꪮꪣ ꪮꪮꪣ꪿ ꪙꪺꪙ ꪵꪨ ꪏꪮꪉ꫁ ꪹꪨꪱ꫁ ꪄꪱꪥ꪿ ꪵꪊꪙ꫁ ꪭꪱꪥ꪿ ꪼꪫ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪔꪷ꪿ ꪘꪮꪙ ꪙꪱꪉ ꪭꪱꪉ ꪝꪱꪙ ꪄꪫꪱꪉ ꪩꪺꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꫃ꪔꪣ ꪖꪚꪲ ꪥꪱꪚ ꪥꪚꪲ ꪹꪨꪙ꫁ ꪹꪭ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪕꪙꪸ ꪼꪔ꫁ ꪹꪀꪷꪉ꪿ ꪒꪱꪫ ꪶꪎꪙ ꫟ ꪶꪮꪉ ꪵꪀꪉ꪿ ꪀꪫꪱꪙ ꪥꪒꪳ ꪻꪥ ꪹꪋꪱ ꪼꪪ꫁ 400- ꪏꪾ꫁ ꪏꪮꪙ꫁ ꪹꪀꪱ꫁ ꪩꪱꪚ ꪋꪮꪉ꫁ ꪵꪔꪣ꫁ ꪹꪠꪷꪙ꪿ ꪵꪒꪉ ꪩꪱꪫ ꪶꪥꪙ꪿ ꫟ ꪠꪉꪴ ꪚꪱꪫ꪿ ꪎꪱꪫ ꪋꪺꪉ꪿ ꪝꪱꪙ ꪜꪱꪙ ꪹꪚ꫁ ꪵꪒꪉ ꪒꪮꪙ꪿ ꪎꪺꪉ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪹꪎ꫁ ꪵꪩꪚ ꪩꪺ꫁ ꪜꪱꪙ ꪜꪀꪲ ꪵꪣꪉ ꪜꪷ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪋꪴ꪿ ꫛ ꪹꪄꪱ꫁ ꪝꪱꪙ ꪘꪷ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪙꪉꪰ꪿ ꪝꪮꪣ꫁ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪩꪱꪙ ꪶꪮꪉ 405- ꪙꪱꪉ ꪶꪀꪉ ꪹꪄꪱ꫁ ꪵꪠꪉ ꪋꪱꪉ ꪮ꫁ꪾ ꪮꪉ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꪄꪾ꪿ ꪵꪊꪙ꫁ ꪑꪙ꪿ꪳ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪨꪒ ꪋꪱꪉ ꪹꪮꪱ ꪹꪏꪷꪥ ꪹꪎꪷꪥ ꪎꪱꪫ ꪄꪚꪾ ꪊꪫꪸ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪋꪺꪙ ꪹꪣꪷꪥ ꪹꪨꪱ꫁ ꪹꪥꪷꪀ ꫟ ꪎꪉꪸ ꪄꪚꪾ ꪎꪮꪉ꫁ ꪚꪙꪴ ꪕꪱꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪹꪄꪱ꫁ ꪠꪒꪸ ꪢꪮꪙ ꫃ꪕꪉ ꫃ꪕꪙ ꪜꪺ ꪤꪴ꪿ ꪮꪱꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪉꪮꪙ ꪄꪫꪱ ꪏꪱꪥ꫁ 410- ꪼꪝ꪿ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪱ꫁ ꪁꪉꪲ ꪩꪮꪀ ꪎꪮꪉ ꪏꪲ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪩ

196

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪩꪱꪙ ꪎꪱꪫ ꪘꪮꪣ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪀꪴ ꪎꪮꪉ꫁ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪽ꫁ ꪄꪮꪥ꫁ ꪒꪱꪉ꪿ ꪩꪺꪉ ꪻꪒ ꫃ꪕꪉ ꪕꪲ꪿ ꪙꪱꪉ ꪄꪱꪫ ꪻꪎ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪹꪮꪱ ꪕꪲ꪿ ꪭꪱ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪱ꫁ ꪏꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪭꪙ ꪔꪾ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪼꪭ꫁ ꫃ꪯꪣ ꪁꪒꪰ ꪵꪎꪙ ꪥꪮꪉ 415- ꪣꪲ ꪅꪮꪉ ꪻꪒ ꪒꪱꪉ꪿ ꪶꪎꪣ ꪁꪴ꪿ ꪙꪱꪉ ꪋꪱꪉ ꪄ꪿ꪷ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪩ ꪏꪾ꫁ ꪕꪷ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꫃ꪘꪒ ꪻꪚ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪭꪱꪥ꫁ ꪜꪱꪙ ꪹꪔꪱ꪿ ꪙꪮꪙ ꪒꪙꪲ ꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪢꪮꪥ꫁ ꪕꪫ ꪸꪀꪙꪲ ꪎꪷ ꪎꪫ꪿ꪸ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꪋ꪿ꪾ ꪫꪱ꪿ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪹꪔꪱ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪙꪱꪉ ꪔꪮꪙ꫁ ꪮꪙ꪿ꪲ ꪹꪎꪉ ꪋꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪕꪳ ꪹꪏꪉ꫁ ꪚꪙꪴ ꪜꪮꪉ꪿ ꪩꪺꪉ ꪶꪔ ꪠꪴ꫁ 420- ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪭꪮꪥ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪎꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪑꪱ ꪻꪢ ꪹꪮꪱ ꪻꪊ ꪥꪱꪫ ꪤꪱꪉ꪿ ꪎꪉꪴ ꪜꪮꪥ꪿ ꪁꪙꪴ ꪚꪙꪴ ꪄꪮꪥ꫁ ꪵꪨ꪿ ꪹꪥꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪅꪀꪰ ꪅꪮꪥ꫁ ꪨꪱꪥ ꪄꪮꪒ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪝꪷ꪿ ꪀꪾ ꪁꪫꪙꪸ ꫃ꪕꪙ ꪜꪺ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪹꪣꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪄꪱ꫁ ꪼꪅ꫁ ꪵꪀ꪿ ꪹꪖ꫁ꪱ ꪹꪩꪱ꪿ ꪩꪱꪥ꫁ ꪣꪮꪙ ꪩꪀꪴ ꪵꪠꪉ ꪔꪱꪉ 425- ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪉꪲ ꪩꪀꪴ ꪑꪉꪲ ꪙꪱꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪋ꫁ꪷ ꪜꪮꪉ꪿ ꪄ꫁ꪷ ꪶꪝꪚ ꪭꪱꪥ꫁ ꪄꪮꪉ ꪶꪎ꪿ ꪉꪴ ꪠꪲ ꪣꪲ ꪋꪱꪉ ꪔꪲ ꪔ꪿ꪷ ꪹꪮꪱ ꪥꪱꪒ ꪁꪙꪳ ꪖꪮꪉ ꪤꪱꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪵꪠꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪘꪉ ꪭꪒꪰ ꪁꪷ ꪔꪱꪥ ꪜꪺ ꪁ꫁ꪷ ꪉꪙꪲ ꪹꪎꪉ ꪨꪱꪥ ꪀꪫꪒꪸ ꪜꪽ ꪩꪀꪴ ꪵꪝꪉ ꪭꪉꪸ ꪘꪱ꫁ ꪋꪱꪉ ꪼꪩ 430- ꫃ꪕꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪀꪴ ꪹꪨꪥ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪶꪀꪀ ꪭꪱꪉ ꪹꪤꪷꪙ ꪨꪱ ꪫꪀꪸ ꪹꪣꪉ ꪵꪔꪉ꪿ ꪜꪽ ꪠꪀꪴ ꪥꪙꪳ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꪒꪲ ꪼꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪏꪾ꫁ ꪣꪀꪰ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ

197

ꪑꪷ ꪣꪳ ꪊꪫꪸ ꪀꪱ꪿ ꪠꪉꪴ ꪹꪝ꪿ ꪣꪮꪙ ꪶꪀꪉ ꪼꪁ꫁ ꪏ꫁ꪾ ꪀꪱꪫ꪿ ꪼꪪ꫁ ꪕꪺꪥ ꪕꪺꪥ꫁ ꪤꪮꪙ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪎꪉꪸ ꪙꪺ 435- ꪎꪷ ꪜꪺ ꪑꪷ ꪊꪀꪳ ꪎꪉꪴ ꪔꪣ꪿ꪳ ꪁꪫꪸꪙ ꪹꪄꪥ ꪕꪱꪫ꫁ ꪔꪱꪣ ꪕ꪿ꪷ ꪼꪒ꫁ ꪮꪱꪫ꪿ ꪵꪕ꫁ ꪹꪄꪥ ꪜꪙ꪿ꪸ ꪁꪫꪙꪸ ꪜꪺ ꪙꪽ꫁ ꪶꪯ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪋ꪿ ꪕꪮꪉ꫁ ꪹꪄꪥ ꪩꪀꪴ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꫃ꪕꪉ ꪩꪀꪴ ꪑꪉꪲ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪠꪫꪲ ꫃ꪋꪒ ꪩꪉꪸ ꫃ꪊꪉ ꪉꪸ꫁ ꪜꪺ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪺꪙ꪿ ꪻꪎ꪿ ꪊ꫁ꪸ ꪣꪮꪚ ꪼꪫ꫁ ꪹꪄꪥ ꪭꪀꪰ ꪁꪫꪙꪸ ꪜꪺ 440- ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪘꪺ ꫟ ꪎꪉꪸ ꪜꪱꪀ ꪬꪺ ꪼꪝ꪿ ꪹꪣꪉ ꪹꪀꪱ ꪁꪮꪉ꫁ * ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪮꪉ꫁ ꪹꪄꪥ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪱ꫁ ꪄꪺꪥ꪿ ꪨꪱꪥ ꪁꪫꪱꪥ ꪉꪱꪥ ꪜꪱꪉ ꪒꪮꪉ ꪄꪚꪾ ꪊꪫꪸ ꫃ꪊꪒ ꫃ꪫꪙ ꫃ꪭ ꪀꪴ꫁ ꪎꪉꪸ ꪶꪀꪉ꪿ ꪔꪮꪉ꫁ ꪙꪮꪀ ꪡꪱ꫁ ꪠꪮꪉ ꪚꪙ꪿ꪲ ꪝꪽ ꪒꪱꪫ ꪵꪕ꫁ ꪶꪯ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪀꪱꪥ ꪅꪱꪫ ꪹꪖꪷꪉ ꪎꪚꪲ ꫃ꪫꪙ ꪒꪮꪉ ꪀꪴ꫁ 445- ꪶꪒꪥ ꪖꪴ ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪨꪱ ꪭꪺꪣ꪿ ꪋꪱꪉ ꪨꪫꪲ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪄꪒꪲ ꪄꪫꪲ ꪊꪱꪀ ꪭꪱꪣ ꪀꪽ ꪼꪒ꫁ ꪁꪳ ꪹꪥꪉ꪿ ꪼꪎ꫁ ꪔꪱꪚ ꪕꪮꪉ꫁ ꪬꪺ ꪶꪢꪀ ꪝꪽ ꪀꪽ ꪙꪽ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪋ꪿ꪾ ꪫꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪔꪉ꪿ ꪁꪫꪙꪸ ꪜꪺ ꪎꪮꪉ ꪬꪴ ꪉꪙꪲ ꪄꪚꪾ ꪬꪺ ꪎ꪿ꪲ ꪣꪺ ꪻꪥ ꪥꪮꪥ꫁ 450- ꪋꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪉꪰ ꪒꪉꪰ ꪼꪬ꫁ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪶꪬꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꫃ꪕꪉ ꪝ꪿ꪷ ꫃ꪯꪣ ꪘꪺꪉ꪿ ꪵꪘꪫ ꪩꪱꪉ ꪹꪭꪙ ꪶꪄꪣ ꪼꪭ꫁ ꪁꪮꪉ ꪻꪠ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪋ꫁ ꪣꪲ ꪁꪴ꪿ ꪕꪣꪸ ꪵꪠꪉ ꪨꪱ ꪔꪱꪉ ꪵꪭꪉ ꪎꪱꪉ꪿ ꪚꪱꪉ ꪋꪴ꪿ ꪥꪮꪉ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ

198

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪫꪱ꫁ ꪒꪮꪣ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ 455- ꫃ꪕꪉ ꪔꪱ ꪙꪱꪥ ꪬꪺꪙ꪿ ꪬꪱ ꪋꪴ꪿ ꪥꪮꪉ ꪶꪀꪉ ꪼꪁ꫁ ꪩꪀꪴ ꪵꪮ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪋꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪣ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪎꪉꪲ ꪹꪙꪱ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪣꪱ ꪵꪠꪉ ꪎꪱꪉ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪔꪱ ꪮꪮꪀ ꪀꪫ꫁ꪸ ꪵꪣ꪿ ꪋꪽ꫁ ꪄꪱꪙ ꪣꪺꪙ꪿ ꪶꪋꪣ ꪚꪙꪴ ꪩꪀꪴ ꪙꪱ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪴ ꪈ꪿ꪾ ꪬꪱ ꪠꪀꪴ ꪡꪙꪴ ꪚꪙꪴ ꪀꪫꪱꪉ꫁ 460- ꪝ꪿ꪷ ꪵꪣ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪊꪾ ꪋꪽ꫁ ꫃ꪫꪙ ꪁ꪿ꪾ ꪵꪫꪙ ꪹꪎꪉ ꪩꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪎꪳ ꪜꪱꪫ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪠꪙ꪿ ꪊꪉꪴ-ꪹꪪꪉ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪹꪔꪱ꫁ ꪶꪭꪣ ꪘꪷ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪒꪰ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪼꪄ ꪎꪮꪀ ꪕꪱꪉ ꪼꪜ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪹꪣꪉ ꪹꪎꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪀꪴ ꪙꪱ 465- ꪻꪬ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪒꪲ ꪶꪩꪉ꪿ ꪕꪱꪉ ꪼꪀ ꪀꪴ ꪊ꪿ꪲ ꪼꪜ ꪭꪚꪾ ꪹꪮꪱ ꪝ꪿ꪷ ꫃ꪯꪣ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪣꪱ ꪎꪴ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪮꪉꪲ ꪔꪱꪉ꪿ ꪶꪩꪣ ꫃ꪤꪙ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪶꪋꪣ ꪁꪫꪱꪣ ꪠꪫꪸ ꪼꪜ꪿ ꪄꪒꪴ ꪹꪀꪙ꪿ ꪀꪽ꫁ ꪕꪱꪉ ꪼꪔ꪿ ꪹꪮꪷꪥ ꪹꪩꪷꪥ 470- ꫃ꪫꪙ ꪔꪱꪣ ꫃ꪫꪙ ꪹꪀꪙ꪿ ꪒꪙꪲ ꪹꪀꪙ꪿ ꪝꪴ ꪶꪖꪣ ꪩꪮꪉ꫁ ꪹꪥꪙ꫁ ꪊꪮꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪊꪒ ꪣ꫁ꪳ ꪕꪱꪉ ꪶꪩꪉ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪣꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪤꪷꪙ ꪊꪫꪸ ꪄꪚꪾ ꪬꪺ ꪔꪱꪫ꪿ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪕꪉꪲ ꪭꪱꪙ꫁ ꪜꪺ ꪻꪐ꪿ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪙ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪶꪁꪚ ꫜ ꫃ꪫꪙ ꪨꪉꪰ ꪎꪉ꫁ꪸ ꪼꪄ ꪣꪱ ꪵꪊꪉ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ 475- ꪋꪱꪉ ꪊꪉꪰ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪑꪱꪉ꪿ ꪑꪱꪥ꫁ ꪶꪩꪉ ꪎꪴ꪿ ꪹꪠꪷꪙ ꪹꪋꪱ

199

꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪙꪾ ꪒꪮꪣ ꪒ꫁ꪾ ꪒꪫꪸ꪿ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪙꪉꪰ꪿ ꪫꪮꪉ꫁ ꪵꪠꪉ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪅꪮꪙ ꫟ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪵꪩꪫ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪤꪴ꪿ ꪤꪱꪫ꫁ ꪭꪱꪒ ꪭꪱꪙ꫁ ꪹꪢꪷꪙ ꪣꪉꪴ꪿ ꪵꪩ ꫃ꪬꪙ 480- ꪹꪉꪷ ꪫꪱ꪿ ꪀꪫꪱꪙ ꫃ꪕꪙ ꪠꪴ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪹꪒꪷꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪝ꪿ꪷ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪥꪙ꫁ ꪊꪮꪉ꪿ ꪀꪴ꫁ ꪔꪙꪲ ꪡꪱꪫ꫁ ꪶꪩꪉ ꪭꪚꪾ ꪻꪙ ꪹꪠꪷꪙ ꪹꪒꪷꪙ ꪕꪫꪸ ꪹꪕꪱ꫁ ꪔꪴ ꪫꪉꪸ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪋꪉꪸ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪑꪷ ꪣꪳ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪋꪉꪸ ꪹꪔꪱ ꪹꪭꪱ ꪵꪠꪚ 485- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪘ ꪹꪫꪱ꫁ ꪒꪮꪣ ꪝꪷ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪹꪈꪱ ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪸ ꪵꪝꪉ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪼꪩ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪣ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪎꪉꪲ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪣꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪒꪲ ꪊꪀꪴ ꪚꪙꪴ ꪀꪱ꪿ ꪹꪭꪙ ꪬꪽ ꪬꪱꪫ꫁ ꪎꪷ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪝꪷ꪿ ꪹꪋ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪣ꪿ ꪊꪮꪣ ꪁꪉꪲ 490- ꪹꪣ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪎꪺꪙ꪿ ꪨꪱ ꪭꪺꪣ꪿ ꪭꪉꪸ ꪹꪠꪙ ꪹꪄꪱ꫁ ꪝꪮꪣ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪔꪱ꫁ ꪵꪎꪉ꪿ ꪭꪱꪙ꫁ ꪔꪮꪣ ꪣꪺꪙ꪿ ꫃ꪕꪙ ꪜꪺ ꪹꪣ ꪅꪺ ꪻꪊ ꪵꪔꪉ꪿ ꪬꪮꪣ ꪼꪝ꪿ ꪹꪣꪉ ꪖꪙꪸ ꪭꪱ꫁ ꫃ꪥꪒ ꪒꪱꪙ꪿ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪵꪠꪉ ꪡꪱ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪩꪀꪴ ꪹꪣꪷꪉ ꪮꪉꪲ ꪹꪣ ꫃ꪜꪙ ꪁꪉꪲ ꪮꪲ ꪒꪲ ꪔꪉꪰ꫁ ꪀꪱꪉ ꪹꪭꪙ ꪢꪽ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ 495- ꫃ꪜꪙ ꪵꪕꪙ꪿ ꪩꪱꪙ꫁ ꪩꪺꪉ ꪄꪱꪥ꪿ ꪚꪙꪲ ꪤꪱꪣ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꫃ꪯꪣ ꪮꪱꪥ꫁ ꪶꪋꪣ ꪻꪊ ꪚꪱꪙ ꪎꪱꪉ꪿ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪺꪙ꪿ ꪖꪮꪀ ꪖꪺꪙ꫁ ꪹꪋꪉ꪿ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪒꪮꪣ

200

ꪠꪺ ꪣꪸ ꪹꪖꪱ꫁ ꪙꪾ ꪀꪽ ꪒꪣ꫁ꪾ ꪒꪮꪣ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪀꪱ꪿ ꪶꪠꪉ꫁ ꪨꪺꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪋꪣ ꪵꪊꪉ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪮꪱꪙ 500- ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪙ ꫃ꪨꪙ ꪢꪴ꪿ ꪏꪮꪉ ꪭꪱꪉ ꪭ꫁ꪷ ꪁꪮꪥ꪿ ꪤꪴ꪿ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ! ꪄꪮꪥ꫁ ꪊ꪿ꪲ ꪹꪔꪱ꫁ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪒꪮꪣ ꪩꪀꪴ ꪨꪫꪲ-ꪪꪉꪲ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪝꪮꪣ꫁ ꪘꪷ ꪏꪮꪉ꫁ ꪹꪒꪷꪙ ꪶꪎꪉ꪿ ꪨꪱꪣ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪹꪔꪱ꫁ ꪶꪎꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪕꪙ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ 505- ꪘꪺ ꫟ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪭꪙ ꪨꪺꪉ ꪜꪺ ꪻꪐ꪿ ꪕꪀꪴ ꪀꪱꪀ ꪒꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪁꪷ꫁ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪶꪋꪣ ꪔꪮꪣ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪜꪙ ꪵꪕꪙ꪿ ꪁꪙꪴ ꪮꪙꪴ꪿ ꪚꪙꪴ ꪤꪴ꪿ ꪋꪮꪉ ꪬꪷ ꪵꪀꪫ꫁ ꪣꪲ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪹꪠꪱ꫁ ꪋꪺꪉ꪿ ꪻꪋ꫁ ꪹꪭꪱ ꪥꪱꪀ ꪹꪪꪷꪉ ꪹꪪꪉ ꫃ꪜꪙ ꪋꪺ꪿ ꪹꪩꪷꪥ ꪎꪱꪉ꪿ ꪹꪎꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪑꪱꪣ ꪭꪺꪥ꫁ 510- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪣꪷꪉ ꪄꪱ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪶꪒꪥ ꪶꪔ ꪖꪱꪫ꪿ ꪢꪷ ꪜꪱꪫ꪿ ꪎꪮꪉ꫁ ꪄꪺꪙ ꪹꪭꪱ꫁ ꪹꪖ꫁ꪱ ꪵꪀ꪿ ꪵꪠꪉ ꪹꪣꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪉ ꪼꪄ ꪄꪚꪾ ꪊꪫꪸ ꪜꪀꪴ ꪝꪺ ꪑꪷ ꪑꪮꪉ꫁ ꪎꪮꪉ꫁ ꪊꪀꪴ ꪻꪬ꫁ ꪕꪀꪴ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪬꪱꪫ꫁ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪥꪙꪳ ꪹꪬꪷꪉ ꪹꪣꪷꪉ ꪻꪊ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪚꪱꪙ ꪎꪱꪉ꪿ 515- ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪎꪱꪉ꪿ ꪮꪙꪴ꪿ ꪮꪉꪲ - ꪋꪱꪫ ꪹꪭꪷꪥ ! ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪚꪾ ꪎꪳ ꪜꪱꪉ ꪹꪋꪱ꫁ ꪄꪮꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪕ ꪠꪴ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ : ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪎ꪿ ꪋ꪿ꪳ ꪠꪴ꫁ ꪏꪮꪀ ꪎꪱꪫ꪿ : ꪹꪠꪉ ꪨꪉꪴ ( ꪎꪒꪴ ꪋꪺ꪿ ꪵꪔ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪵꪩꪫ꫁ )

201

Bản dịch Từ tiếng Thái sang tiếng Việt

NGU-HÁO Nói đến Công Tân ở Mường Trung –Vương Ông ta sinh một con trai chóng lớn Ông liền đặt tên con là Liu-Ving Sinh ra gặp vào thời kỳ khó khăn 5- Năm lên sáu, bảy tuổi học thông văn Mà nhà eo hẹp xu hào chẳng có Nhưng cậu bé muốn đua cùng các bạn Liền xin theo ghẹ thầy thương cho học Cậu học liên tục suốt trong sáu năm 10- Dịp ấy thầy cho thi văn khoa đối Cậu Tạo đỗ tú tài giỏi nhất bảng Vua ban bằng sắc công nhận học lực Được cấp giấy xong chàng Tạo Liu-Ving Xin lại trở về nhà nơi quê xưa 15- Thấy vậy cha mẹ đều rất vui mừng Bởi biết con mình học mau thông thạo Giờ con lại muốn theo học bùa phép Tìm đâu ra thầy dạy bùa võ thuật Cha cậu liền đáp bảo rõ con mình 20- Ta nghèo không tiền bằng sợi tơ nhện Nếu nói đến bùa phép thì cha biết Cha sẽ dạy bảo con chẳng kém ai Tiếc rằng Then Trời trao lạc số nghèo Cha đành phải chịu kiếp phận thế này 25- Nên cha nuôi con cảnh khổ đói nghèo Trăm bề khổ ải ngày ngày ăn xin

202

Tiền đâu cho con đi học bùa phép Do ta phận nghèo chẳng có cái chi Nghe cha nói vậy Liu-Ving tủi khóc 30- Chỉ vì cha nói bởi ta nhà nghèo Con thật đau lòng suy nghĩ trong tâm Chỉ riêng cái nghèo thật khó sở xoay Con ước bùa phép may ta thoát khổ Nghe con nói vậy cha thấy càng buồn 35- Cha liền bàn cách giải sự cùng con Thôi thì con hãy gắng học ở cha Chăm học đến biết phòng khi hữu sự Con sẽ gắng xin học do cha dạy Liên tục khổ luyện suốt hai năm trời 40- Cha mới hỏi lại Tạo con của mình Thế là con học suốt hai năm rồi Con thấy vướng mắc chỗ nào chưa rõ ? Con thưa cùng cha những điều đã học Cha dạy gì con đều lĩnh hội đủ 45- Con nhập tâm không thiếu sót điều gì Cha lại tiếp tục dạy bảo nâng cao Một hôm cha thử tài nghiệm xem sao ? Rằng cha chôn đá bẹt vườn cửa sổ Bảo con xuống đấy thử tài thí nghiệm 50- Con nhấc bổng lên đầu phiến đá ấy Nếu thành công con sẽ không lép vế Nếu chưa nhấc nổi phiến đá lên đầu Cha sẽ tiếp tục dạy con thêm nữa Lúc ấy chàng Liu mau xuống vào vườn 55- Chàng nhấc bổng phiến đá lên vượt đầu Cha chàng nom thấy rõ mới công nhận Và cha còn dặn phải học tiếp nữa

203

Nếu dở chừng sẽ uổng công cha dạy Bố mẹ đã già mong con thành tài 60- Mới mong tương lai sáng lạn cho đời Càng ngày con học nhiều điều cha dạy Ngày đêm chăm chỉ luyện rèn liên miên Cho nhập tâm kỹ những điều được học Đến lúc cha hỏi kiểm tra lần cuối 65- Con học thông thạo không quên gì chứ ? Chàng xin thưa đáp lại lời cha hỏi Con đã nhớ đủ mọi sự cha dạy Các môn học cha dạy con đã thuộc Cha thử cho con nhấc bổng phiến đá 70- Con thực hiện được bước đầu thành công Tiến tới cha bảo đứng lên phiến đá Chàng nắm chắc tay gươm dắt bên lưng Ngồi dạng cưỡi phiến đá chờ cha tới Khi cha đến tận nơi xem xét kỹ 75- Cha dặn con ngồi chắc giữ yên cương Con thực hành đúng như cha hướng dẫn Cha phẩy quạt mặt Tạo đá dậy bay Cất bổng lên không bay lượn ba vòng Sau đó phiến đá trở về chỗ cũ 80- Phiến đá quay xuống lại nằm góc vườn Phiến đá đặt xuống nguyên chỗ như trước Cha con chàng nói, không lo sợ nữa Tới nay đã gần đến nơi thoát khổ. * Nay ta nói đến vua lớn nước Ngỗ 85- Ngài cai quản đất nước đã từ lâu Mọi người dân khắp nơi đều xum quanh Tuổi cao mới sinh một Nàng con gái

204

Vua luôn quan tâm chăm sóc công chúa Lớn lên Nàng đẹp như ngọc kim cương 90- Ai nom thấy đều dừng muốn nhìn mãi Dáng mặt cô Nàng đẹp tựa rồng lượn Nom dáng thế nào quý thương thế ấy So sắc đẹp người trần, ai sánh bằng ? Tiếc rằng sinh ở thời nước chẳng yên 95- Từ xưa tới nay Then Trời trao cho Thả từ trời xuống một rắn thần lớn Sừng sững phát khiếp Ngu-Háo to kềnh Nó sống khoét hang trên núi đá cao Quản núi cao vút không ai tới nổi 100- Cơ sự này Then sinh ra kẻ lớn Rắn há miệng to bắt ăn thịt người Vua cắt phiên , bắt người nộp nuôi rắn Mường lỵ đã mất hơn sáu trăm người Khi đến phiên triều đình nộp một mạng 105- Chiều hôm ấy công chúa ra suối tắm Rắn thần tới gần nom liền thèm khát Hắn quyết bắt ngay lấy Nàng chẳng trễ Ngu-Háo liền quăng mình bay vào cung Bảo Vua phải nộp công chúa cho hắn 110- Dù Vua không nộp, hắn cứ cướp lấy Vua trả lời cứng rắn quyết không nộp Rằng ta không nộp mi làm thế nào ? Con gái ta yêu quý hơn ngọc báu Hằng ngày ta nộp người cho mi đều 115- Mi ăn hết nửa số dân Mường lỵ Nay mi lại còn đòi hỏi quá đáng Bắt ta phải nộp con gái thay phiên Ta trả lời dứt khoát, ta không nộp

205

Chống lại mi sống chết ta chẳng sợ ! 120- Mi hãy quay về hang ổ của mi Ngày ngày ta sẽ nộp dân cho mi Ngu-Háo liền đáp xẵng lời với Vua Rằng Vua không nộp, Bản Mường không yên ! Bỗng ngay đêm ấy, mọi người an giấc 125- Ngu-Háo mở cửa cống sông Ta-Khái Kèm mưa, nước lũ tràn ngập Mường Bản Thế đấy ! Vua nộp không trả lời ngay ! Vua vẫn cương quyết không nộp con gái Ta thách ngươi, sống chết ta chẳng ngại 130- Ngu-Háo tức quá, làm ập mưa to Mở cửa cống sông Đà, Hồng, U, Khoong Trên trời mưa trút nước xuống ào ào Các sông suối dưới trần ngầu dâng lũ Đến hôm sau, nước tràn ngập khắp nơi 135- Cả nước và triều đình sắp ngập chìm Vua sợ liền báo Ngu-Háo xin nộp Cho hoãn bảy ngày Vua nộp công chúa Vậy Ngu cho nước lụt rút như cũ Ngu-Háo đáp nhẹ nhàng hơn với Vua 140- Cho hẹn đúng bảy ngày phải nộp Nàng Vua mà lừa dối ta quyết không tha Ta sẽ làm nước lụt xóa đất Ngỗ Vua đành ký giấy hẹn đóng triện đỏ 145- Để làm bằng chứng giao con cho Ngu Xong việc Ngu-Háo yên tâm qyay về Vua đành nói việc này với con gái Ngu-Háo quyết đem con làm gái hầu Cha chống lại thì Mường Bản chẳng yên 150- Ngu sẽ làm ngập chết hết dân ta

206

Cha e ngại đất nước bị mất sạch Đau lòng đảnh nhận trao con cho hắn Và cha ký giấy không nán thêm được Nàng nghe nói vậy chết đứng nửa người 155- Ngã lăn ra, kêu khóc khấn Then Trời Rằng Then đặt cho kiếp Nàng khốn khổ Tôi con người Trần sao nên nông nỗi Và cha làm vua sao nhận nộp con ? Nàng e bị Ngu-Háo giết ăn thịt 160- Thấy vậy cả cha mẹ Nàng giảng giải Con hãy gắng chịu nghe lời cha đã Đừng kêu khấn Trời, phụ ơn cha mẹ Người Trần gian, ai chống nổi Then Trời ? Càng nghe cha mẹ dỗ, Nàng lăn ra 165- Nước mắt đầm đìa chảy dòng ướt mặt Nàng với lấy thanh kiếm định tự sát Cha Nàng vội giật lấy kiếm giữ lại Cha mẹ can con đừng làm dại dột Gắng qua hoạn nạn, chờ ngày sáng sủa 170- Công chúa lại càng ngã lăn kêu khóc Nàng khóc đến hết nước mắt đỏ hoe Nói ra lời đau sót cùng mẹ cha Nếu cha mẹ thương hạt máu của cha Xin cha mẹ hãy tìm cách cứu con 175- Con qua thoát nạn, càng nặng thêm ơn Dù cho con là gái hầu của mẹ Cha hết lòng tìm mọi cách cứu con Vua viết thông báo gửi dân cả nước Bia gỗ và hòm thư đặt giữa Mường 180- Lời thương xót kể ra khắp thiên hạ Rằng Mường kinh đô sẩy ra điềm gở

207

Có Ngu-Háo thần ở hang núi đá Bắt Vua phải nộp công chúa cho nó Trong dân, ai có tài thương cứu giúp 185- Vua sẽ gả công chúa cho kết duyên Rồi sẽ nhường ngôi vị cho cầm quyền Bao gồm cả vùng Mường lớn Trung-Vương Hai bên thông gia gắn bền mãi mãi Nếu e nói dối, trẫm ký cam đoan 190- Ai có lòng thương sẽ cứu được Nàng Hãy ghi giấy tờ gửi vào hòm thư Đừng để quá đến ngày trẫm đã hẹn Khi đúng bảy ngày Ngu sẽ xuống bắt Phải đem Nàng đến nộp tận núi hang ! * 195- Giờ nói tới chuyện chàng Liu-Ving ấy Cậu ta qua lại được biết rõ tin Vua gửi thông báo xuống khắp toàn dân Bởi sợ đến hạn Ngu-Háo bắt Nàng Nếu ai cứu được Nàng thoát hoạn nạn 200- Vua sẽ gả công chúa, phong chức lớn Chàng Liu suy nghĩ kỹ càng trong tâm Không nói cho ai biết điều lo tính Chẳng chờ đến hẹn, Ngu-Háo bắt rồi Đưa công chúa lên hang núi đá cao 205- Nàng dãy dụa, kêu van khấn Then Trời Tiếng kêu vọng núi thật là đáng thương Tiếc rằng không có ai giúp cứu nổi Nàng kêu khóc mãi đén khàn cả cổ Không còn cách nào thoát khỏi nạn này 210- Cho tôi được sống lại kiếp đời khác Số Trời cho tôi sống đến đây thôi ?

208

Khốn khổ thân tôi, khóc bên vách đá Rời cha mẹ là Vua mà buông bỏ Nàng không còn ăn uống gì được nữa 215- Ngày đêm qua đi, người Nàng sọp xuống Bây giờ Nàng không còn đẹp gái nữa Nàng tựa thân vào vách đá khóc mãi Khóc sướt mướt suốt hai mươi bốn ngày Nàng dãy dụa đến người bị ngất đi 220- Loài chim nghe biết cũng động lòng thay ! Chàng Liu được tin nóng tai sốt ruột Mong sao chóng cứu được Nàng thoát nạn Chàng hỏi ý kiến cha già xem sao ? Con muốn cứu Nàng, cha thấy thế nào ? 225- Cha xem cách nào, soay sở giúp con ? Cha bảo con cưỡi ngựa đá đi xem Đem theo gươm báu dắt vào bên hông Quần áo con phải mặc gấm vóc xanh Thắt lưng cho chặt, gươm đeo lên vai 230- Rồi con vào trận chiến đánh Ngu-Háo Phải dồn sức mạnh mới chém được nó Ngựa đá quay quanh, gươm thần vung khỏe Con nhớ bùa phép, đừng chịu thua nó Con chém đứt đầu, Ngu-Háo nối lại 235- Con không lùi bước, xông chém lia lịa Đến khi nó dãy dụa giữa không trung Con càng chém tiếp, liền tay không dừng Lúc nó thua, ngã gục thân tan nát ! Chàng đinh ninh nhớ kỹ lời cha dặn 240- Khi sửa soạn đủ, chàng mới ra đi Chàng lại xuống vườn nơi trước cửa sổ Nắm chắc yên cương, ngựa đá bay vút

209

Vi vu lượn vòng qua nhà ba lượt Rồi phi tới hang đá cao Ngu-Háo 245- Chàng cho ngựa xông thẳng vào trong hang Xem xét hàng vạn hốc đá tìm Nàng Nhưng Ngu-Háo dấu kín không thể biết Nhốt Nàng trong hốc, ngoài nèn chặt đá Chàng tìm không thấy, nghe bặt tiếng người 250- Bỗng Ngu-Háo lao ra gặp Liu-Ving Nó thét mắng chàng thật là nặng lời Rằng mi đến đây dò la cái gì ? Ta đã làm chủ nơi đây vạn kiếp Chưa có ai dám tới đây bao giờ 255- Mi hãy mau mau cút khỏi nơi này Nếu không ta sẽ giết chết mi liền Ta bực ăn thịt, mi về sao thoát ? Liu-Ving ngồi trên ngựa bay mắng lại Ta không sợ chết, tha hồ mi múa 260- Mi ở đây quen thói ăn thịt người Kinh đô Vua, mi ăn đã một nửa Nay mi tham lam, thật ác hết mức Bắt công chúa, con gái thương của Vua Đem giam nhốt dấu kín trong hang đá 265- Do vậy ta đến đây cứu lấy Nàng Nếu mi biết nghĩ, trả Nàng cho ta Bằng không, ta đánh hang mi thành vôi Tất cả núi cao này thành biển nước ! Nghe vậy, Ngu-Háo bực mắng Liu-Ving 270- Nếu mi không sợ, đánh nhau một phen Ai tài mạnh hơn ai sẽ rõ mặt Nếu ta thua, sẽ trả lại công chúa Nếu mi thua, ta sẽ giết chết mi

210

Liu-Ving trả lời đanh thép : không sợ ! 275- Nói dứt lời, hai bên lao trận chiến Chàng Liu đã chém đứt đầu Ngu-Háo Nó có phép, nối lại nguyên như cũ Ngừng tay một lát, tiếp tục chiến đấu Chàng Liu trên lưng ngựa bay quần quanh 280- Vi vu giữa khoảng không đánh quyết liệt Gươm thần vung sáng loáng chém liên tục Bỗng đầu Ngu-Háo bị đứt làm ba Máu đỏ tuôn chảy dòng dòng xuống đất Sông suối đỏ lòm chẳng khác mưa lũ 285- Ngu-Háo ngã lăn, Liu-Ving đè lên Chàng dơ gươm dí vào đầu rắn thần Hỏi tội nó chịu xin hàng hay chưa ? Ngu-Háo xin Liu-Ving tha tội chết Chàng giết nó chết không đáng tiếc gì 290- Nó xin rộng lòng tha tội cho nó Suốt đời nó mãi mãi mang ơn chàng Liu-Ving liền thét mắng Ngu-Háo ác Mi sợ chết, thả Nàng ngay lập tức Nếu ngoan cố ta đốt sạch giống mi 295- Ngu-Háo vội khai chìa khóa trên lầu Xin chàng lên mở, trả Nàng về quê Chàng Liu đến đúng chỗ đạp của đá Chân lầu vàng chỗ dấu chìa khóa đổ Lấy được chìa khóa mở cửa hốc giam 300- May mắn nàng công chúa vui chào đón Vội quỳ khóc xin chàng hãy thương tình Em xin bám lưng ngựa chàng về nhà ! Chàng đem ba mảnh đầu rắn băm nát Toàn thân Ngu-Háo chặt quẳng khắp nơi

211

305- Chàng đem Nàng ngồi lên lưng ngựa đá Giật dây cương phi lọt qua đám mây Lát rồi đã tới cổng thành nhà Vua Chàng hạ mã đưa Nàng xuống sân chầu Rồi chào tạm biệt chúc Nàng vui mạnh 310- Lúc ấy công chúa nghĩ thương anh chàng Liền có lời mời Tạo lên lầu nghỉ Cùng đi lên, Nàng hỏi thăm gia đình Và ra mắt Vua cha, mọi người biết Duyên may, cha em gả em cho chàng 315- Nhưng chàng Liu kiếu, em lên một mình Tình yêu để đến khi thuận Nàng ơi ! Cốt đừng quên tình nghĩa khi hoạn nạn Đến bao giờ cha yêu thương se duyên Lúc ấy anh tới sống đôi bên Nàng 320- Sau khi căn dặn, chàng trở về quê Chàng nắm chắc yên cương lên ngựa cưỡi Lên ngồi, chàng thúc ngựa đá bay vút Nàng đứng nhìn theo đến khuất tầm mắt Bóng chàng lẩn qua đám mây che mất 325- Lát sau bay về xuống vườn chỗ cũ Chàng bước chân lên nhà, cha mẹ hỏi Con đánh nhau thế nào mà thắng nổi Giải thoát khỏi nạn Ngu-Háo rắn thần Cứu công chúa đưa về thành với Vua ? 330- Chàng Liu vui vẻ trả lời cha mẹ Con vào trận đánh nhau với Ngu-Háo Nó ở núi liền núi, vút trời xanh Con ngồi chắc trên ngựa đá vung gươm Nó lao tới con chém đầu đứt đôi 335- Nhưng nó nhanh chóng nối liền đầu lại

212

Cuộc chiến ác liệt tiếp theo sau nữa Con vung gươm sáng loáng như sao sa Con toát mồ hôi ướt áo đầm đìa Con không ngừng, luôn múa gươm quay tít 340- Đến lúc đầu Ngu đứt làm ba mảnh Con tiếp tục băm vằm nó nát tan Rồi sục vào hốc hang cứu Nàng ra Để ngồi sau lưng ngựa đá bay về Ngựa dẫn Nàng xuống sân chầu nhà Vua 345- Xong con lại lên ngựa về nhà ta Sự thành công, nhờ bùa phép cha truyền Con lao vào đánh, diệt được Ngu-Háo ! Nghe con kể, cha mẹ mừng vui lắm ! * Nói đến công chúa về sống bên cha 350- Vua nom thấy con gái vui mừng quá Liền cho kiếm về một ngàn con trâu Lợn gà mổ nhiều con, rượu hũ lớn Mời Ông Mo về cúng vía cho Nàng Rượu các mâm giót sẵn nom trong vắt . 355- Căng màn che và chiếu dát trải khắp Phòng Nàng ở trang trí, đệm chồng ba Chăn đẹp, màn tua, thêu rồng uốn khúc Lóng lánh, phản chiếu qua gương đẹp mắt Vua cho thông báo các Mường đất nước 360- Họ hàng và khắp nơi đến mừng Nàng Đừng ai bỏ lỡ thời cơ, tới đủ Thông báo đến địa phương Liu-Ving biết Được tin này chàng thấy vui trong lòng Chàng thay quần áo, mặc gấm vóc đỏ 365- Lại đeo gươm báu quàng vào bên vai

213

Xuống cưỡi ngựa đá, giật cương bay vù Vút lên trên không bay nhanh như én Qua đám mây xanh, chàng tới sân chầu Mọi người nhìn thấy, hô hoán gọi nhau 370- Chạy tràn ngoài thành nom cao cho rõ Nghe tiếng Liu-Ving chào trên ngựa bay Rồi chàng điều khiển ngựa hạ xuống đất Hóa là phiến đá, đặt xuống bãi rộng Mọi người nom thấy lạ, im như phỗng 375- Lát sau không khí trở lại bình thường Cùng theo chàng đi vào cổng thành Vua Nhiều người xúm mời chàng lên lầu nghỉ Chàng bước chân lên lầu son khoan khoái Liếc mắt xem Vua ngồi đâu tới chào 380- Chàng quỳ lạy Vua cha của công chúa Lúc ấy Nàng ở trong phòng nhìn thấy Chạy ra rằng : thoáng nom em nhớ ngay Em mong từng giây phút chờ gặp chàng Chào Vua xong, Nàng ôm chàng ghì chặt 385- Đã mấy tháng em mong, bặt tin anh Gặp Tạo, em héo hon tươi trở lại Dù cho giàu có bạc đầy ngàn hòm Không bằng tay út em chạm người anh Thương nhau đi, Liu-Ving bên em ơi ! 390- Vừa lúc, Vua phán kiểm các đại biểu Các quan chức, Mường xa, dân đến đủ Số người phục vụ nấu ăn cũng đông Các mâm cỗ được bầy la liệt khắp Những món ăn ngon, của quý đều sẵn 395- Các món nấu nướng thơm mềm đầy đĩa Rượu giót các chén bầy như nhộng ong

214

Từng mâm xếp ngang theo chiều nhà lầu Tối đến đèn nến sáng như sao sa Lần lượt các quan chức vào chầu Vua 400- Các bà búi tóc ngược và son phấn Tấp nập nam nữ phục dịch mâm ăn Ai cũng mặc đẹp, áo đủ các màu Lát sau, mọi người đều vào an tọa Chàng Liu vào ngồi mâm các quan chức 405- Công chúa ngồi cạnh tiếp rượu bên chàng Nàng nâng chén và đưa mắt mời chàng Các thanh nữ liên tục hát mời rượu Lời đều chúc Tạo Nàng chóng thành đôi Ca ngợi triều đình an vui, vững bền 410- Dân xum quanh Vua, như nước hồi sinh Liu-Ving cũng hát đáp lại các Nàng Rằng chúc chàng nhiều, công góp đáng bao Mọi người chúc nên duyên với công chúa Thực ra nhà tôi khó, bố mẹ nghèo 415- Xét cho xứng thì chàng nghèo chẳng xứng ! Tôi lại đần, xấu như rùa nằm đất Ngày ngày vẫn còn phải đi xin ăn Phúc may tới đây, được tiếp nồng hậu Chàng coi đây là phúc lớn anh rồng 420- Nhưng trăm việc không thạo đừng chê trách Xin mọi người rộng lòng thương đến tôi ! Vua nghe biết liền lên tiếng thương tình Rằng cha cầm quyền làm Vua đã lâu Ngày nay già yếu mong con nối nghiệp 425- May Vua còn sinh được một công chúa Số gặp hoạn nạn Ngu thần độc ác Nhờ chàng đánh thắng cứu được Nàng về

215

Nàng không lấy được Tạo sẽ tự sát Vua thương tình sẽ gả con cho chàng 430- Và sẽ thăng chức đệ nhất đại quan Phúc đức dựng xây đất nước vững bền Toàn dân nước Ngỗ tín nhiệm chàng Liu Mọi người đều dơ tay cao nhất trí Càng hò hát ầm vang tỏ tán thưởng 435- Có tiếng xin Vua trao quyền cao nữa Ước nguyện của dân muốn chàng thế Vua ! Nghe vậy Vua càng tin vào con rể Phần công chúa giữ trọn tình trung nghĩa Vua viết di chúc trao rể thế quyền 440- Nghe trong dân tiếng xì xào mừng vui ! * Vua báo cho triều đình kiếm nhiều trâu Soạn tiệc cưới, vui bảy ngày chưa xong Tiếng trống chiêng ầm vang vọng núi rừng Vào lễ cưới khi sang ngày thứ mười

445- Đôi đũa Nàng kết duyên với Liu-Ving Hai người kề liền gắn bó như một Khác chi ruột gan, trái tim quấn chặt ! Tuy se duyên công chúa, sẽ thế Vua Bên tai nghe toàn lời hát ca ngợi 450- Nhưng chàng phát khóc, bởi nhớ quê cha Bố mẹ đều nghèo, gia đình túng thiếu Vẫn thường mong con khôn lớn có vợ Sẽ giúp cha mẹ thoát khỏi đói nghèo Chàng liền nói điều buồn này với vợ 455- Và xin ông bà ngoại nơi trông cậy Con muốn thu xếp đưa hai bố mẹ Ở nơi Mường xa, đón đến cùng ở

216

Biết vậy, bố mẹ vợ đáp ưng ý Việc này phúc đức do ở hai con 460- Đón bố mẹ đến phụng dưỡng càng hay Chàng Liu thông báo xuống Mường Trung-Vương Cả Mường tập trung đầy đủ nhân công Xuống đường sửa mở rộng tới đường cái Để quan và công chúa về quê chồng 465- Đường đi lại phải thông suốt rộng rãi Quan sẽ về đón mẹ cha gia đình Đưa lên cung triều đình ăn nghỉ dưỡng Nhận thông báo nhân công Mường đến đủ Đào, cuốc, xan mặt đường rộng thênh thang 470- Ngày ngày dân ra cuốc núi làm đường Suốt trong bảy ngày thông liền đường cái Đoàn nhân công vui mừng trở về nhà Lên trình làm xong đường, Vua ưng ý Bỗng rồi một hôm từ tờ mờ sáng 475- Chàng Liu từ lầu đi xuống sân chầu Cả nàng công chúa cũng đi cùng chồng Hai người đều nằm kiệu đi song song Qua chặng đường dài rồi tới nơi quê Lúc ấy cha ở nhà nom ra thấy 480- Tưởng quan lớn triều đình nào đến đây Cha liền ra khỏi cổng đón đoàn khách Ông ra tận đường trình lạy vái chào Kính thưa quan ngài nước lớn tới đây Giơ hai tay chắp vái chào hầu phép ! 485- Chàng Liu xuống kiệu, thưa cha thấy buồn Cả Nàng vợ chàng xuống lạy bố chồng Con chào lạy cha và mẹ sinh thành Con xin kính chúc bố mẹ mạnh khỏe

217

Chúng con xin cha cùng mẹ kính quý 490- Mời đi cùng con sống một gia đình Cùng hai con ở vui nơi cung Vua Cùng với chúng con gom dân cả nước Cha mẹ làm trụ cột đá, con nương Lên đó đàng hoàng sống vinh bên con 495- Là nơi đỉnh cao rồng phượng bay thăm ! Nghe vậy cha mẹ đều rất vui lòng Liền thu dọn nhà, mang ít đồ lành Vợ chồng già ra đi theo hai con Gửi lại lời chào bà con quê cũ 500- Và tất cả các con cháu họ hàng Ở lại an lành nhé ! Chúng tôi về cung theo con Liu-Ving Khi ấy đông người dân đi tiễn đưa Dòng dã đường xa, tiễn đến cung Vua 505- Vui mừng lên tới lầu quan trong triều Mọi người tại đấy cũng tới đón đông Ông bà già sung sướng nhờ phúc con Có lính là kẻ hầu sai vâng dạ ! Cuộc đời thảnh thơi không có hồi kết 510- Liu-Ving mổ trâu đôi cúng mừng vía Ông Mo cúng cầu ông bà thọ bền Mọi người đến dự lễ hát chúc mừng Mừng ông bà mạnh khỏe và sống lâu Mừng cả đất nước phát triển phồn vinh 515- Nhân dân khắp nơi an lành mãi mãi - Xin kính chào ! Truyện cổ của xã hội Bản Mường Thái Tác giả : khuyết danh

Sưu tầm : Phương-Lung ( qua đời đã lâu )

218

TRAI-CĂM CHUYỆN CỔ DÂN GIAN KỂ MIỆNG CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY-BẮC.

Tại nước nọ có ông Vua Xam-Que lập quốc mà vẫn chưa có vợ làm hoàng hậu sống bên giúp ông cai quản đám đông dân chúng. Ngài làm việc bên các quan chức và Hội đồng bô lão. Tối đến Ngài thường ra sàn lầu ngoài ngồi chơi hóng mát ngắm các ngôi sao trên trời. Sao đều lấp lánh có đôi, có đàn nhiều ngôi, Ngài nghĩ đến mình thấy cuộc đời sống sung sướng mà vẫn chưa có đôi. Ngài yêu dân và dân vẫn xum quanh bên Ngài, các quan chức thường vào chầu, Ngài ngòi ngai vàng cai quản khắp dân gian, đời thật thanh thản. Ngài luôn mặc áo gấm hoa, của cải tiền bạc dư tiêu dùng, chăn đệm, màn che đều thêu thùa hình hoa lá đẹp dát chỉ kim ngân tuyến óng ánh. Ngài ước mong sao cho có được một cô gái đẹp tài cán làm vợ xứng danh hoàng hậu ? Các quan chức trong triều đình và bô lão đều để ý chọn xem có công chúa nước nào xứng với Vua nước mình. Ngài nghe qua nhiều tin tức, thấy có công chúa In-Xe bên nước láng giềng người rất xinh, nước da mịn trắng ngần, dáng người đẹp khác chi trời sinh vẻ đẹp này có một không hai trên trần đời, Nàng lại thông minh, rất có tài, chỉ có Nàng này xem ra mới hợp ý Ngài. Thấy vậy, Vua ưng ý, liền viết thư ngỏ ý cầu hôn với Nàng, sai quan triều đình đi sứ đưa thư tới và đem theo quà biếu tặng Vua cha của công chúa In-Xe. Vua cha thấy đôi nhân duyên hợp nhau nên nhận quà và hỏi ý kiến công chúa cũng ưng thuận nên đã nhận lời cầu hôn. Tin lành đồn xa, công chúa lấy Vua sau sẽ là hoàng hậu, đôi nhân duyên này được dân gian ca ngợi thật xứng đáng đẹp đôi. Sứ giả đi chuyển thư và quà biếu trở về tâu kết quả tốt đẹp, chỉ còn chờ dịp ngày tháng lành và kiếm đồ dẫn cưới, phải có voi và đủ trâu, bò, ngựa, đồ thách thứ nào cũng đủ tròn trăm, kể cả rượu gạo, hoa quả, đồ nấu cỗ. Vua hỏi ý kiến các quan chức trong triều và các bô lão thấy thách cưới to quá, mọi thứ đều đủ tròn trăm, ta có thể lo đủ một trăm con trâu, một trăm con bò, ngựa đủ trăm, lợn gà vài trăm, trăm gánh gạo rượu, hoa quả, đồ nấu nhưng một trăm

219

con voi xem ra còn khó chưa thể lo nổi ngay được. Vua phán : “ Thế này thì ta

hãy hoãn lại một thời gian nữa chờ sửa soạn đầy đủ đã”.

Vua liền sai các quan chức trong triều, sức lấy nhân công đưa đi làm

một cái “tẳng ly” đó lớn đơm cá, ngăn ba dòng suối lớn lại, thả một quãng chảy siết trôi cá xuống ắt sẽ bắt được nhiều. Những người lính canh gác chỗ đơm đó chờ bắt cá, nằm bên đó chờ

suốt ba ngày đêm liền chỉ thấy nước chảy siết trôi xuống “cái ly” ầm ầm mà tuyệt nhiên không bắt được một con cá nào. Thật kỳ lạ ! Té ra việc này do quỷ thần từ trên trời xui khiến, bỗng một hôm có

những tảng thịt lớn trôi xuống dạt vào “cái ly” , số người lính canh gác đó vớt lên được rất nhiều thịt nạc tươi, không rõ thịt con gì. Họ vội về tâu lênVua XamQue ra xem, thấy của ngon vật lạ, Ngài liền mời cả Vua cha của công chúa InXe cũng ra đấy xem. Thấy của ngon vật lạ khác thường, hai ông liền gọi các quan chức sai người ra sả thịt nấu cỗ rượu ăn mừng ngay tại bãi bờ sông. Thịt nấu bầy ra được nhiều mâm, hai ông Vua và các quan trong triều ăn không xuể vẫn còn nhiều Vua phán: “Đây là dịp may trời ban cho của ngon vật lạ quý hiếm

ta gọi đông dân ra cùng thưởng thức, ưu tiên gọi cả những người tàn tật như què, câm, điếc…đều cho họ đến hưởng lộc Trời”. Tiệc rượu linh đình được bầy ngay bên bờ các con suối, Vua quan đều ăn uống vừa múa xòe ca hát vui chơi. Khi đám đông đang ăn cỗ, bỗng quỷ thần trên Trời cao bay xuống, hóa phép tất cả mọi người đều chết cứng nguyên tại chỗ biến thành người đá trắng toát. Hôm ấy công chúa In-Xe thấy người mỏi mệt không đi đến bờ suối chơi ăn cỗ thịt vật lạ nên vẫn còn sống, không bị làm sao. Lâu lâu Vua cha và mọi người ra bờ suối ăn cỗ nấu thịt vật lạ đều không thấy ai trở về. Nàng In-Xe liền rủ cô gái hầu cùng đi đến bờ suối nơi ăn cỗ liền ngã ngửa người ra, thấy họ đều đã chết hóa thành đá trắng toát đầy bên bờ ba con suối. Sau vụ chết người hàng loạt này, xứ sở nơi kinh đô Mường Nàng vắng bặt tiếng người qua lại. Nàng In-Xe cùng cô gái hầu trở về buồn rũ rượi,

220

nhìn lên trời chỉ thấy mây trắng từng đám bay lơ lửng. Họ mong mỏi người thân trở về, im bặt, nhìn xa xa chỉ thấy núi đồi ngăn khuất. Người buồn, nhưng các loài hoa vẫn nở tỏa ngát hương thơm. Nàng In-Xe trở về buồn bã, ngày ngày tựa vách nhà nhìn ra cửa sổ. Một hôm Nàng buồn, rủ bà cô lại ra chỗ người ăn cỗ hóa đá, tìm gặp tượng đá Vua cha và Vua Xam-Que chồng sắp cưới của Nàng xem sao ? Nàng đi qua một khu đông đúc các Bản dân ở nom đẹp mắt, ra tới bồ suối thấy tượng ngồi ngai vàng của cha Nàng đã hóa đá cùng trắng toát, Nàng ôm tượng kêu khóc thương cha nhưng cha vẫn là đá không thể hóa lại thành người ! Thật đau sót ! Rồi Nàng đến bên tượng đá Vua Xam-Que nắm lấy tay chàng kêu khóc thảm thương, Nàng nhìn tượng chàng đẹp như tranh vẽ nhưng đá vẫn hoàn đá, Nàng than vãn kêu khóc thương chàng. Nàng In-Xe khóc than rằng : “ Em nhìn thư chàng viết tỏ lời cầu hôn, nay chàng đã không còn, cả cha em

nữa ! Em những mong ta cưới xong sau này cha em về già trao lại ngôi Vua thì

anh sẽ làm Vua hai nước lớn sáp nhập kia đó ! Thế nhưng bây giờ cả anh và cha em đều đã chết hóa đá rồi. Đau lòng em lắm chàng ơi !”. Nàng In-Xe buồn quá rút gươm ra định tự sát mong chết đi may ra gặp cha và chồng sắp cưới của mình chăng ? Nhưng bà cô vội ôm cứu Nàng nắm lấy

gươm rút ra và nói với Nàng rằng : “ Cháu đừng dại chết đi thiệt thân,Vua cha và

chồng cháu đã qua đời, nay cháu muốn chết theo để kiếp sau về trời gặp cha và chồng mình để cùng chung sống. Chết đi là chuyển sang kiếp khác, chắc đâu đạt

ý nguyện như mình muốn. Thôi ! ta hãy quay trở về nhà, tốt nhất là làm tang ma, cúng bái cho cha và chồng !”. Nghe lời cô, Nàng In-Xe khóc lóc thảm thương, tạm rời tượng đá cha và buông tay chào tạm biệt tượng đá chồng, cô ôm dìu cháu trở về nhà. Khi về đến nhà Nàng cho mổ trâu đôi làm ma cúng cha và tiễn

chồng về trời. Nàng đặt “ ho hóong” lầu thờ cao trên sà nhà, ngày đêm Nàng lên thắp đèn hương cúng, lần nào cũng khóc lóc thảm thương cầu khấn vua cha và chồng nàng ! * Giờ ta kể đến cậu Phìa chúa đất Mường Chiềng-Khoang xem sao ?

221

Chàng lên ngôi làm Phià nhưng vẫn chưa có nàng sửa gối nâng khăn. Trong Mường cũng có một số cô gái đẹp con nhà dòng họ quyền quý nhưng chàng chẳng ưng ai. Chàng thích lấy vợ người ở phương xa, tìm mãi cũng chưa gặp được người đáng yêu. Năm ấy vào mùa dân đã đến tháng xuống đồng cầy cấy. Ruộng vừa cấy xong, mạ đang lên, bỗng dân nhìn thấy có một con nai vàng đi dạo vào cánh đồng Mường. Tin dân đồn đến tai Phìa biết, cậu Tạo liền rủ chú ruột cùng đi vào rừng lùng săn bắn con nai vàng kia. Hai chú cháu vác nỏ tẩm tên thuốc độc vào rừng săn, đi từ sớm đón nai ra ăn cỏ nhưng không gặp. Chú cháu tiếp tục đi cho đến chiều thấy có một con nai vàng đang gặm cỏ non ở bãi trong rừng, Tạo dơ nỏ lên bắn trúng, con nai vàng ngã xuống, tưởng nó đã chết, Tạo đi tới xem cho xả thân nó lấy thịt. Hóa ra nai mới bị thương, chưa chết, khi hai chú cháu chạy đến sát chỗ nó thì nai vàng đứng phắt dậy chạy đi một quãng xa, đến chỗ khác nó lại nằm vật xuống đất. Hai chú cháu tiếp tục đuổi theo, gần đến nơi, nai vàng lại đứng lên chạy đi quãng xa khác lại nằm vật xuống. Hai chú cháu đuổi bám con mồi mãi trời tối lúc nào chẳng hay. Hai chú cháu đành phải nằm lại rừng một đêm. Sáng hôm sau ngủ dậy vẫn thấy con nai vàng bị thương còn nằm đó. Hai người lại đuổi theo, mải tìm bắt con mồi suốt một ngày hôm sau nữa, vẫn chưa bắt được nai, tối đến lại phải ngủ rừng. Sáng hôm sau ngủ dậy, không thấy con nai đã bị thương đâu nữa, lúc ấy hai chú cháu lạc trong rừng không biết đường trở về nhà mình nữa, buồn bã kêu Trời! Chú nói với cháu: “

Bây giờ ta đã lạc đường rồi, cách nhà đã xa, không còn biết hướng nào trở về nhà được nữa. Đến nước này ta cứ đi , may ra gặp người hay Bản Mường nào đó ta sẽ hỏi thăm đường trở về nhà ta nơi Mường Chiềng-Khoang !”. Hai chú cháu tiếp tục đi mãi, trong rừng nhìn ra thấy có một vùng

sáng, theo ra đó có một làng Bản nhưng vắng tanh bóng người. Phía đầu Bản có một ngôi chùa thờ Phật cũng vắng lặng không có sư sãi và người đến lễ cầu cúng. Hai chú cháu rủ nhau vào chùa, thấy có Phật uy nghi, muốn cầu Phật cho thông đường bén giọt, được trở về quê nhà mình nhưng không có đồ lễ,Tạo liền rút ở tay ra một chiếc nhẫn vàng gọi là lòng thành đặt lễ xong hai chú cháu đều chắp tay vái lạy, cầu Phật cho được trở về đến quê nhà ! Vào

222

chùa lễ Phật xong, hai chú cháu quay vào Bản vắng, lên nghỉ trong một căn nhà thấy có đủ đồ đạc, thức ăn vật dụng nhưng không có người. Cậu Phìa lên tiếng

hỏi : “ Nhà Bản đây đi đâu vắng biệt, chẳng lẽ người bị chết hết cả rồi sao ?”. Không thấy có tiếng thưa, lúc ấy hai chú cháu nhịn đã lâu nên đói, chú tìm trong nhà có sẵn cơm xôi và thức ăn liền dọn ra mâm hai chú cháu cùng ngồi ăn. Chú ăn cơm no thấy ngon, không việc gì nhưng Phìa cháu ăn cơm vào bị nghẹn, cơm thức ăn cứ tắc trong cổ, chiêu nước không trôi, nuốt mạnh thế nào cơm cũng không xuống khỏi họng, cứ mắc ở trong cổ mãi không khỏi. Phìa phải kêu Trời, cầu Then Trời đừng hại kẻ khổ này đang bị lạc đường chưa về được tới nhà, xin đừng giết hại dọc đường ! Phìa ngừng không ăn cơm nữa tự nhiên rồi hết nghẹn. Tối hôm ấy hai chú cháu buồn rầu phải ngủ lại nơi nhà, Bản hoang vắng chủ. Đêm nằm ngủ một giấc dài, đến gần sáng cậu Phìa nằm mê có một nàng tiên xuống ôm ấp thương chàng, hai người quấn quýt bên nhau như vợ chồng. Tỉnh giấc Phìa kể chuyện lại và bảo chú đoán giấc mơ của cháu sẽ là

điềm lành hay dữ ? Chú bảo : “ Giấc mơ ấy là điềm lành, báo hiệu chú cháu

mình gặp may, chắc chúng ta sắp được trở về quê nhà !”.

Sáng hôm sau ngủ dậy, hai chú cháu nhìn qua cửa sổ ra ngoài thấy một đôi chim chích đang ghẹ nhau. Trong vườn các thứ hoa đua nở, hoa cam quýt rụng cánh nhú quả non. Gần đó thấy có một ngôi nhà lầu bốn tầng rất đẹp, nhà lợp ngói đỏ, chú liền rủ Phìa cháu sang đó chơi vãn cảnh xem sao ? Hai chú cháu sang chơi bên nhà lầu, vào khắp ba tầng nhà đẹp, bầy đầy đủ tiện nghi sang trọng nhưng không có người ở. Khi chú cháu lên đến tầng tư thì thấy có một nàng con gái xinh đẹp đeo đồ trang sức quý đang ngồi chơi xơi nước. Gặp người

đến, cô gái vui mừng chào mời ngồi, nói rằng : “Đây là điềm Then Trời dựng

nên”. Cô có cảm tình ngay với cậu Phìa như người đã quen thân nhau rồi. Cậu Phìa ngồi sát bên cô gái, ôm hôn cô và nói : “ Thật là điềm Then Trời se duyên,

ta may mắn gặp Nàng”. Họ không nói gì nhiều và cũng không có lễ hỏi cưới, họ tự nhận là đôi vợ chồng ! Nàng nói với Phìa : “ Tạo trở về quê, đưa em đi cùng, chúng ta cùng chung sống với nhau mãi mãi, đừng để em ở lại đây tội nghiệp ! Duyên đôi ta do Then Trời se , chuyện thả một đống thịt ngon trôi xuống nước kẻ tham nấu cỗ ăn bị chết hóa đá cả cũng là do Then Trời xắp đặt đó mà, anh ơi !

223

Cậu Phìa Mường Chiềng-Khoang đáp lại lời em : “ Đôi ta gặp nhau do

Then Trời đã tác thành đôi vợ chồng, anh không thể xa em được, chúng ta cùng về sinh sống nơi quê anh !”.

Ba người tiếp tục lên đường trở về đất Mường Chiềng-Khoang quê Phìa. Ba người đi cho đến khuất mắt, ngựa của chú vẫn bám sát đi liền theo sau ngựa của hai vợ chồng Phìa cháu. Họ đi trên một chặng đường xa, mấy ngày liền mới trở về được đến vùng đất Mường Chiềng-Khoang. Họ đi qua một khu rừng cây cao che khuất xong ra đến khoảng trời sáng gặp đồng ruộng và Bản Mường rộng bát ngát, gặp dân quê Mường Phià họ cử người phi ngựa nhanh báo tin cho các quan chức ở phủ lỵ biết, Phìa đi săn lạc đường nay đã trở về cưỡi ngựa cùng nàng vợ. Các quan chức phi ngựa đi đón và cho khiêng theo kiệu. Đoàn quan chức nơi phủ lỵ đón Phìa đi săn lạc đường trở về, gặp Phìa vô cùng mừng rỡ và đón Nàng bà mời lên kiệu về nha phủ. Đoàn người về đến cổng thành gặp quan, quân, dân đổ xô ra đón Phìa rất đông. Kể cả các gái hầu, người giúp việc trong lầu Phìa đều ra đón dẫn Phìa, Nàng bà và ông chú cùng lên lầu nghỉ. Các quan chức, mọi người thấy chú cháu Phìa đi săn biệt tăm, lâu ngày không thấy trở về, ai cũng tưởng chú cháu Phìa gặp nguy khốn gì trong rừng xanh rồi kia đó ! Nay Phìa trở về, dân khắp các Bản Mường đều mừng vui. Phìa về có cả Nàng bà cùng về nên dân càng đem nhiều đồ quý, kể cả thức ăn ngon, vàng bạc gấm vóc

đến thăm biếu mừng Phìa. Phìa kể chuyện lại cho mọi người biết : “ Chuyến đi

săn vừa rồi mải đuổi theo con mồi bị lạc nhưng may số gặp Then Trời ban phúc, Phìa đẹp duyên với Nàng bà, Mường Bản không phải lo cưới xin”.

Dân Mường mừng Phìa trở về mạnh khỏe lại đã có Nàng bà nên đã góp tiền nhau mua trâu đôi, xắp đủ lợn gà, gạo rượu và đồ nấu cỗ, mời thầy Mo về cúng cầu vía lành cho Phìa, Nàng bà và ông chú. Các quan chức, các bô lão, đại biểu nhân dân các Mường đến dự lễ mừng vía Phìa và Nàng bà rất đông vui. Hai vùng đất nước gồm đất của vua Xam-Que và Vua cha nàng In-Xe đều đã qua đời. Nay các quan chức, Hội đồng bô lão và dân khắp ba vùng gộp lại cùng vùng đất Mường Chiềng-Khoang lập nên một vương quốc mới do Phìa ChiềngKhoang lên ngôi. Hai nước kia sáp nhập gọi theo xứ sở của Phìa nay thành Vua Chiềng-Khoang Quốc.

224

Lễ nhậm chức lên ngôi Vua Chiềng-Khoang tổ chức tiệc lớn linh đình, các quan chức và dân khắp nơi nghỉ việc ăn chơi mừng Vua mới suốt mười ngày liền. Phìa lên ngôi Vua thì Nàng Phìa trở thành hoàng hậu. Một năm sau, hoàng hậu có mang sinh ra một cậu con trai là hoàng tử Trai-Căm. Cùng trong năm ấy, nhà vua có một chuồng chim bồ câu, tự nhiên một con chim bồ câu cái ấp trứng

nở ra một con yểng vàng đẹp rất quý, Vua cho đặt tên là Kén-Kẻo. Con ngựa cái quý của Vua có thai bỗng đẻ ra một con ngựa đực có cánh biết bay. Cả ba sự việc quý giá có được trong năm ấy, Vua và hoàng hậu rất mừng, thấy điềm quý do Then Trời đã ban cho lộc lớn.

Chim Kén-Kẻo mọc cánh rất đẹp, nó ra khỏi chuồng, bay lượn trong

nhà nom vui mắt rồi lớn lên nó biết nói tiếng người.

Hoàng hậu tâm sự với Vua : “ Năm nay triều đình ta thật may mắn. Vợ

chồng ta sinh con trai, sau này lớn lên con sẽ kế ngôi vua cha vững bền; nuôi súc vật trở thành vật quý, chim Kén-Kẻo biết nói tiếng người; ngựa mọc cánh biết bay, thật đại phúc !”.

Mười tám năm sau qua đi, hoàng tử Trai-Căm lớn lên thành một chàng mạnh khỏe, thông minh, khuôn mặt và hình dáng đẹp trai. Ngày ngày hoàng tử đọc sách, sáng tác thơ ca, ngồi chơi giải trí, hóng mát trên lầu son. Một hôm hoàng tử Trai-Căm gọi giám mã thắng yên cương con ngựa bay lên lầu đưa cậu đi chơi chu du trên bầu trời. Hoàng tử cưỡi ngựa bay qua các Mường, sang cả các nước láng giềng để ý tìm xem có nàng công chúa xinh đẹp nước nào xứng đáng kết duyên cùng hoàng tử sau này khi nối ngôi cha thì nàng đó xứng làm hoàng hậu của đất nước Vua Chiềng-Khoang. Bay trên bầu trời nhìn xuống hầu hết thấy cảnh núi rừng, lưng trời thì mây từng đám chậm rãi bay, nhìn xuống một số kinh thành nguy nga không thấy có bóng dáng vẻ đẹp của công chúa nào ? Ngựa bay của hoàng tử không thể sục vào lầu son, dinh thự nào tìm gặp công chúa đẹp người được, Trai-Căm đành phải quay ngựa trở về nhà.

Hôm sau hoàng tử Trai-Căm gọi con chim Kén-Kẻo lên nói chuyện

rằng cậu đã đi tìm nàng công chúa đẹp nhất để cầu hôn nhưng phi ngựa trên bầu trời nhìn xuống nên không thể tìm đâu gặp được một công chúa xinh đẹp tài cán nào. Kén-Kẻo người nhỏ, bay xa lọt vào đâu xem cũng dễ, chim hãy đi tìm xem

225

thấy tại đất nước nào có công chúa đẹp quay về mách bảo ta. Vâng lời hoàng tử,

chim Kén-Kẻo bay liệng trên cao, thấy có dinh thự lầu vàng nhà vua nơi nào mới sà xuống lẻn qua các kẽ cửa sổ nhìn tìm xem công chúa nào đẹp như tiên

xứng đôi được với hoàng tử ? Trai-Căm cho chim Kén-Kẻo đi tìm nhiều nơi trong thời gian dài, không vội, hãy tìm cho kỹ, có thể hàng tháng hay hơn mà tìm ra được có kết quả thì gắng tìm rồi trở về cho cậu biết tin. Chim bay đi khắp nhiều vùng, qua nhiều đất nước, lọt vào các nhà lầu, dinh thự của mấy triều đình xem đều không thấy có công chúa nào đẹp như tiên theo lời hoàng tử Trai-Căm dặn. Đi mãi trong nhiều ngày chưa có kết quả, chim

Kén-Kẻo quay về nhưng chưa báo tin gì trả lời hoàng tử.

Hoàng tử đã viết một bức thư ngắn giao cho chim Kén-Kẻo giữ và

dặn khi gặp công chúa nào đẹp xứng đáng hãy đưa thư này rồi trở về báo cho cậu biết.

Kén-Kẻo nghĩ ra, bây giờ chỉ còn nước Bỏ-Té gần nước Hán ta chưa

tới. Đến đấy may ra có thể tìm được công chúa đẹp như tiên xứng đôi với hoàng tử Trai-Căm. Sửa soạn bay xa, chim lại một lèo bay đến nước Bỏ-Té, tới kinh đô thấy nhiều nhà đẹp ở rộng rãi và có nhiều người, ngựa qua lại, chứng tỏ nước này đông dân. Chim bay đến mỏi cánh, thấy đất nước này rất rộng. Khu trong thành triều đình có đông nhà của các quan ở, cổng thành lính canh gác nghiêm ngặt. Các quan đông nhưng làm việc tập trung trong triều đình gần lầu son của Vua. Trong thành trồng nhiều cây cảnh đẹp, hai bên đường to có những hàng dừa thẳng tắp, mùa hoa dừa nở rất thơm, khi có quả trĩu buồng nom càng đẹp. Khu khác lại trồng toàn cau, lá xòe gió thổi đung đưa. Có những khu vườn trồng cây ăn quả, cam quýt nở rộ hoa thơm tạt qua các cửa sổ vào nhà ở thoáng đãng.

Kén-Kẻo thấy rõ có một nàng công chúa thường đứng bên cửa sổ chơi, nhìn ngắm vườn cam, nàng này đẹp như tiên cô chắc hẳn sẽ vừa lòng hoàng tử TraiCăm. Nơi hoàng cung có nhiều nhà to đẹp trang trí vàng óng ánh. Trên tầng cao toát ra ánh tia sáng do mặt trời chiếu vào cột đồng. Mái nhà lợp ngói đỏ, quanh mái viền khung vàng. Vào các buổi sáng lúc rạng đông mùa hè, công chúa thường rời lầu cao xuống sân chơi. Bao nhiêu kẻ hầu xúm quanh bảo vệ và chờ công chúa sai bảo. Lính khiêng kiệu đến mời Nàng lên ngồi đi dong chơi, cờ

226

dong trống nổi dẹp đường, ngựa voi quân lính đi bảo vệ phía trước, kiệu đi giữa, theo sau lại có đoàn quân hậu vệ hùng dũng bước. Công chúa đi dong chơi, ngắm cảnh đẹp buổi sáng quanh kinh thành xong trở về, Nàng xuống kiệu lại

lên ngồi nghỉ bên cửa sổ trên lầu cao. Lúc ấy chim yểng vàng Kén-Kẻo đậu cành cây bên ngòai cửa sổ cất lên tiếng hót vui tai. Công chúa ngồi trong nhà lắng nghe tiếng chim lạ hót rất hay. Nàng nhìn ra ngoài cửa sổ thấy một con chim yểng vàng quý rất đẹp, Nàng gọi chim hãy tới gần Nàng đi ! Chim liền bay vào bên trong cửa sổ, Nàng bắt lấy chim vuốt ve trìu mến và hỏi chim lạc lối từ

đâu bay đến với Nàng đây ? Chim biết nói tiếng người, liền trả lời rằng : “ Tôi

đây do hoàng tử Trai-Căm bên Chiềng-Khoang Quốc cử đến tìm Nàng, tôi bay lượn quanh chờ mãi bây giờ mới được gặp Nàng. Hoàng tử gửi cho công chúa một bức thư đây !”. Công chúa dở thư ra xem thấy nói vắn tắt thăm hỏi và hẹn

dịp gặp, Nàng vui mừng hỏi chim : “ Đọc thư mà nhớ đến người, bao giờ hoàng

tử Trai-Căm mới tới đây ? Chim đừng nói dối ta đấy nhé! Nàng nhờ chim dẫn

đường , nhắn hôm nào mời hoàng tử tới đây gặp Nàng”. Công chúa thấy đây là một dịp may, nếu gặp hoàng tử hai người nên duyên thì quả do Then Trời tác thành. Nàng bèn viết vội thư ngắn phúc đáp nội dung thăm hỏi và mong được gặp hoàng tử, dù xa xôi cách trở Nàng vẫn chờ Chàng. Nàng gửi thư nhờ chim

Kén-Kẻo đem trở về trao tận tay hoàng tử, nàng nhắc chim bay đi đường xa cẩn

thận đừng đánh rơi mất thư. Kén-Kẻo nhận thư đáp lời của công chúa, chim chào tạm biệt và dặn Nàng yên tâm, thư không thể rơi mất được, mặc dù bay đường xa thư cũng sẽ đảm bảo trở về tới tay hoàng tử Trai-Căm.

Kén-Kẻo mang thư của công chúa, đường xa nhưng cố bay một mạch

không nghỉ dọc đường nơi nào, hoàng tử Trai-Căm đang ngồi đọc sách trong thư phòng mở của sổ ra, thấy chim yểng trở về Chàng đứng đón nhận thư đáp của công chúa. Hoàng tử hỏi chim Kén-Kẻo gặp công chúa thế nào ?

Kén-Kẻo đáp : “ Đã đi qua nhiều nước, chỉ thấy công chúa nước Bỏ-Té đẹp nhất. Sau khi gặp Nàng đã trao thư của hoàng tử gửi công chúa. Nàng vui mừng gửi lời thăm sức khỏe và mong được gặp hoàng tử. Chuyện có nên duyên vợ chồng hay không còn trông chờ vào Then Trời tác thành”.

227

Hoàng tử Trai-Căm bảo chim Kén-Kẻo đã đi chuyến này nhiều ngày mệt rồi nhưng đạt kết quả đáng mừng, bây giờ chim hãy ăn nghỉ cho lại sức, hôm khác dẫn hoàng tử đi gặp công chúa. Hai hôm sau hoàng tử sai giám mã thắng yên cương đem ngựa bay đến

cho cậu đi và bảo chim Kén-Kẻo dẫn đường hoàng tử đi gặp Nàng công chúa bên nước Bỏ-Té.

Chim Kén-Kẻo dẫn đường, ngựa bay dẫn hoàng tử theo sau, bay trên

trời xa lắc, qua nhiều đám mây trắng, nhiều vùng rừng núi và nhiều Bản Mường, chỉ đỗ xuống rừng nghỉ hai lần ăn cơm uống nước bữa trưa và bữa chiều dọc đường rồi lại tiếp tục bay trong một ngày cho tới kinh đô nước Bỏ-Té.

Kén-Kẻo dẫn ngựa bay của hoàng tử thẳng đến lùm cây bên cửa sổ

lầu cao nơi phòng nghỉ của công chúa. Khi ấy trời đã tối một lúc lâu, công chúa

mới cởi áo nằm xuống giường thì nghe tiếng chim Kén-Kẻo kêu gọi Nàng dậy. Công chúa dậy, mở cửa sổ ra đón hoàng tử vào chơi, Kén-Kẻo giới thiệu với công chúa hôm nay mới dẫn hoàng tử Trai-Căm tới thăm Nàng được, đường xa, đi cố nên đến đây đã tối trời. Công chúa mời hoàng tử vào trong phòng khách

của Nàng ngồi chơi, trò chuyện thăm hỏi lẫn nhau. Chim Kén-Kẻo để hoàng tử ở lại lầu son với công chúa, chim và ngựa bay rủ nhau ra cành cây nơi núi gần đấy nghỉ, sáng hôm sau sẽ đến đón hoàng tử trở về nước Chiềng-Khoang. Công chúa gần bên hoàng tử bén duyên, nhận lời hứa hôn với nhau, hoàng tử ôm hôn công chúa. Đêm hôm thanh vắng, hai người liền rủ nhau vào giường nằm tình tự, thức trắng chơi vui với nhau suốt đêm.

Sáng hôm sau, chim Kén-Kẻo và ngựa bay đến đón hoàng tử trở về

nhà bên Chiềng-Khoang Quốc. Công chúa bịn rịn tiễn hoàng tử nơi cửa sổ phòng riêng của Nàng trên lầu cao, mọi người hầu, cung tần mỹ nữ, các quan, mọi kẻ ăn người ở phục dịch trong hoàng cung đều không ai biết. Hoàng tử từ bên Bỏ-Té Quốc trở về đến nước Chiềng-Khoang vẫn tiếp tục làm việc, học tập, sinh hoạt trong hoàng gia như thường lệ nên cũng không ai biết mối tình thầm kín giữa hoàng tử Trai-Căm với Nàng công chúa Mường Bỏ-Té.

228

Quan hệ, cứ từng tuần lễ hoàng tử Trai-Căm lại đem chim Kén-Kẻo dẫn đường ngựa bay đưa hoàng tử sang thăm công chúa bên Bỏ-Té Quốc một lần. Lần nào cũng đi từ sớm và sang đến nơi lầu công chúa Mường Bỏ-Té trời đã tối mịt, công chúa và hoàng tử chỉ tiếp nhau trong từng đêm. Ngày tháng trôi qua, Nàng công chúa mang thai, đúng một năm kỷ niệm tình yêu của hai người thì công chúa sinh ra một cậu con trai, hai người đều rất yêu quý con, họ vẫn tự chăm sóc nuôi con trên lầu không nhờ đến ai. Vào một buổi sáng, tia mặt trời chiếu vào phòng trên lầu cao của công chúa, gái hầu lên dọn phòng công chúa biết rõ sự việc liền tâu lên Vua cha và hoàng hậu mẹ được biết con gái mình đã tình tự riêng đẻ ra một đứa con trai. Họ tâu: “ Hiện nay trong phòng của công chúa có tiếng trẻ con khóc và có một

người đàn ông cùng sống ở đấy với Nàng”.

Nghe vậy, chưa hẳn đã tin, Vua cử quan sai lên phòng công chúa xem lại chuyện này thực hư thế nào ? Quan sai lên đến nơi tận mắt thấy có một cậu

con trai đang ở bên Nàng. Công chúa nói với quan sai rằng : “Đây là hoàng tử

Trai-Căm conVua nước Chiềng-Khoang đã đến ăn ở với Nàng trải một năm qua

rồi ! Nay phúc lành sinh được một con trai, mong quan sai tâu lên đức Vua cha xin tha lỗi cho Nàng. Hoàng tử xin ở lại đây hầu việc trong triều đình của cha”. Quan sai trở về trình báo tâu lên Vua nói rõ đúng có sự thực như vậy ! Vua tức giận vô cùng, trị tội con gái hoang dâm để giữ nghiêm phép tắc hoàng gia. Vua cho người canh gác, giữ nguyên công chúa và hoàng tử nước ChiềngKhoang cùng đứa con nhỏ của họ trong phòng trên lầu cao, không cho họ đi đâu chạy thoát. Mọi người và đồ đạc khuân ra khỏi nhà, Vua cho phóng hỏa đốt cho họ chết thiêu sạch trên phòng lầu ấy ! Thấy Vua xử tội như vậy, công chúa nói với quan sai một lần cuối cùng, xin Vua rộng lòng thương nghĩ lại, cho con gái được sống làm người, tình yêu đôi lứa của họ thực lòng với nhau, xinVua tha cho con rể, tha cho cháu bé, vợ chồng Nàng xin được tước danh nghĩa công chúa và hoàng tử trở thành người hầu quét sân triều đình cũng cam lòng, chỉ xin Vua cho được sống làm người ! Quan sai chuyển lời xin cuả công chúa tâu lên Vua nhưng Vua không nghe !

229

Vua đã quyết, y lệnh ! Thế là nhà lầu nơi công chúa ở bị phóng hỏa đốt cháy từ tầng dưới lan lên tầng trên. Trước tình hình ấy, hoàng tử bảo vợ

mình cứ an tâm : “ Anh sẽ đưa em và con cùng trốn sang bên nhà anh”. Hoàng tử gọi chim Kén-Kẻo dẫn ngựa bay đến trước cửa sổ, chàng cầm cương ngựa, Nàng địu con nhỏ, ngồi lên lưng ngựa phi lên bầu trời. Căn lầu Nàng ở bốc cháy đùng đùng, lửa bốc cao, khói nghi ngút đen nghịt bầu trời. Khi Nàng ngồi trên ngựa bay cùng chàng đã thoát ra khỏi nhà cháy, dân đứng xem đông nghịt, Nàng gọi với xuống chào mọi người dân rồi ngựa bay vút đưa Chàng và Nàng bay đi. Lửa cháy nhà bốc lên tầng cao, khói mù nặng và lửa nóng lên cao sáng rực hòa lẫn đen nghịt một góc trời, con ngựa bay vẫn bám sát con chim Kén-Kẻo dẫn đường. Nhưng con ngựa bay bị sặc khói, cánh nó nghiêng làm đứa bé con công chúa đang địu bị tuột ra rơi xuống đất, Nàng kêu thét lên nhưng hoàng tử không hạ cánh ngựa e bị quân Vua dưới đất bắt và lại rơi từ trên trời cao xuống đám cháy, ắt hẳn đứa bé đã bị chết, cứu sao nổi ? Hoàng tử không hạ mã, vẫn điều khiển ngựa tiếp tục bay đi vội cho thoát thân. Cũng từ khoảng chỗ lửa bốc cháy nghi ngút, khói bốc nghi ngút bay tỏa khắp vùng trời ấy, ngựa bay không nhìn thấy chim mà bám theo nên ngựa và chim đã lạc nhau. Chim quen đường nên đã bay trở về đến nhà thì xa cách biệt không biết ngựa bay dẫn hoàng tử và công chúa đi đàng nào mất rồi ! Kén-Kẻo về đến nhà , tâu lên hoàng hậu, bà hốt hoảng kêu khóc : “ Con ơi ! con lạc đường bay đi chết ở nơi nào rồi ? Bà buồn quá !”.

Con chim Kén-Kẻo thấy mình dẫn đường đưa hoàng tử về nhà không

hoàn thành, để cậu lạc đâu mất, làm phiền đến Vua và hoàng hậu phải buồn rầu than khóc thương nhớ con. Nó tự thấy nó có tội, nó bèn cắn lưỡi tự tử, xác cuả nó được đem ra chôn ngoài ngã ba bờ ruộng.

Ngựa bay của hoàng tử lạc lối, không có Kén-Kẻo dẫn đường, nó bay

liều đưa hoàng tử và công chúa đi một đoạn xa thấy lạ. Qua một khu rừng núi trùng trùng điệp điệp đi tới một quãng thấy có Bản Mường người ở, có đồng ruộng mênh mông, lúc ấy cả người và ngựa đều đói, mỏi mệt nên hoàng tử phải hạ cánh ngựa xuống một Bản lạ, vào nghỉ nhờ tại một nhà dân, ăn cơm tối xong Chàng và Nàng đi ngủ, buộc con ngựa bay ở ngoài nhà. Hai vợ chồng đều ngủ say, nửa đêm về sáng sương xuống thấy lạnh, chàng tỉnh giấc ra xem con ngựa

230

bay không thấy, nó đã biến đi đâu mất rồi. Chàng tự nghĩ mình buộc chắc không thể tuột giây, chàng thấy có vết cởi và có vết chân ngựa do người giắt ra đi. Chàng vào nói với Nàng : “ Chúng mình bị kẻ cắp đến lấy mất ngựa rồi ! Thế

này thì chúng mình mất đường trở về được đến nhà !”.

Nàng khóc, Chàng ôm lấy Nàng dỗ rằng : “ Bây giờ chỉ còn cách em

ở lại đây chờ anh đi tìm xem ngựa bay cuả ta bị kẻ cắp đem đi để ở đâu ? Chắc nó chưa đi xa được và nó chưa quen biết nên chưa thể điều khiển ngựa

bay đi đâu được. Anh đi tìm lấy lại ngựa bay của ta, chúng mình mới có thể trở về nhà được !”.

Nghe Chàng nói vậy, Nàng khóc kể lể : “Thế là anh bỏ em ở lại đây

một mình , anh nói em không thể đi theo anh được vất vả lắm, anh nghĩ lại đi chúng mình thương yêu nhau đã hứa sống chết có nhau kia mà ! Lẽ nào anh để

em ở lại đây chết một mình, anh đi bao nhiêu lâu ? Liệu có tìm lấy lại được ngựa bay của chúng ta hay không ?”. Nghe Nàng khóc lóc nhưng Chàng nghĩ không có cách nào khác hay hơn. Ở lại đây sẽ chết đói cả hai, chỉ có đi tìm lấy lại ngựa bay trở về được đến nhà là cách tốt nhất. Chàng ôm lấy Nàng âu yếm và an ủi rồi quyết rời Nàng ra đi. Chủ nhà nơi công chúa tạm nghỉ nhờ là người tốt bụng. Bà ta bảo

Nàng rằng : “ Bản nhỏ ta đây gần xứ quỷ, nếu biết công chúa ở đây nó sẽ đến

bắt hiếp liền”. Bà ta đem công chúa dấu kín vào trong phòng kho thóc, ngày ngày đem cơm nước cho ăn uống và dặn Nàng gắng ở đây chờ chồng đi tìm ngựa trở về đón, chắc là được. Nàng yên tâm ở lại với bà chủ nhà tốt bụng. Trai-Căm xa vợ ra đi, lần vào rừng tìm theo vết chân ngựa, đi mãi, lúc thấy vết lúc lại mất, chàng mầy mò đi đến một khu rừng vắng chỉ có một nóc nhà của một bà già hóa chồng ở đấy trông rừng. Trời chiều, sâm sẩm tối, chàng nhìn thấy đúng con ngựa bay của mình đang bị nhốt trong tàu ria rừng. Chàng phỏng đoán không phải bà già này là kẻ cắp mà chỉ là người coi rừng được người khác dấu ngựa khóa kỹ tàu ở đây, giao cho bà trông coi. Thấy ngựa rồi, làm thế nào lấy lại được ? Chàng đành giả là người lang thang đi tìm kiếm ăn, lỡ bước tới đây tối trời, chàng xin vào nghỉ nhờ nhà bà già. Làm quen và nhận bà già là mẹ nuôi, bà mừng lắm, nhận Trai-Căm con nuôi ở cùng. Qua một đêm,

231

đến sáng hôm sau, Trai-Căm hỏi mẹ nuôi sao lại có con ngựa đẹp này ở đây ? Bà nói rõ : “ Con ngựa có cánh này là của một chủ quỷ, mới đem từ đâu về còn

chưa quen điều khiển cưỡi bay, vả lại nếu cưỡi lỡ ra nó đưa về nơi chủ cũ của nó thì khốn. Tên chủ quỷ dấu kín, gửi lại đây thuê già trông nom hộ”. Trai-Căm nói với bà già : “ Con ngựa này nom hay sao mẹ không cưỡi nó bao giờ, con sẽ giúp mẹ nuôi nó, mẹ để con ra cho nó ăn, cưỡi nó thử xem sao nhé ! Cũng là tập điều khiển nó bay nhân thể. Sau này mẹ con ta sẽ có công với chủ quỷ”. Bà già lưỡng lự, sợ chủ quỷ không đồng ý, bà đi hỏi ý kiến chủ

quỷ thấy cần tập nó xem sao nên đã đồng ý để bà già cho con nuôi chăm nom và cưỡi tập nó thử. Trai-Căm vào tàu đem cỏ và thóc cho ngựa ăn no xong mở khóa, thắng yên cương cưỡi thử. Ngựa bay vút lên trên không, cả bà già và tên chủ quỷnom thấy đành chịu. Trai-Căm điều khiển ngựa đi đến nơi vợ ở thì không thấy, Nàng đã đi đâu từ cách đây ít lâu rồi. Trai-Căm hỏi bà chủ nhà cho

biết : “ Nàng ở đây lâu ngày không dấu nổi, một tên quỷ biết liền mò đến dụ dỗ

bắt Nàng, Nàng trốn vào rừng biệt tăm tích không biết đâu mà tìm”. Trai-Căm buồn rầu, đành lên ngựa bay tìm đường trở về Chiềng-Khoang Quốc quê mình.

Thấy Trai-Căm trở về, Vua cha và hoàng hậu mẹ vui mừng lắm. Bà hỏi : “ Thế

vợ con đâu ?”. Trai-Căm buồn rầu trả lời, kể lại chuyện vợ chồng chàng lạc nhau, nay chàng rất thương nhớ không biết Nàng đang phiêu bạt sống nơi đâu ?

Trai-Căm ở nhà rất buồn, cơm nước ăn uống chẳng ngon, đêm nằm ngủ không yên, chàng lại cưỡi ngựa bay quay lại chỗ cũ, tìm khắp quanh đó đều không thấy và hỏi thăm đều không ai biết tin tức gì về Nàng. Chàng đành quay trở về nói với mẹ : “ Con đã tìm hết sức và thăm hỏi các nơi không ai biết tung

tích vợ con đang ở đâu ! Con thương nhớ Nàng lắm mẹ ơi !”. Mẹ chàng bảo : “ Bây giờ chỉ còn cách cầu cúng và bói xin quẻ tìm xem vợ con ở đâu mà định liệu”. Bà cho sửa soạn mổ trâu, mời thầy Mo đến cúng vía hoàng tử và rồi bói quẻ xin Then Trời cho biết hiện nay công chúa Mường Bỏ-Té lạc xa chồng là hoàng tử Trai-Căm, hiện Nàng còn sống hay đã chết ? Đang ở đâu ? Thầy Mo bói quẻ được biết hiện Nàng vẫn còn sống, đang sống buồn rầu lang thang ở bên phía Tây mong chờ chồng, rất trung thành với chồng.

232

Trai-Căm cho người tìm kiếm khắp nơi, thẳng phía Tây đi tìm hỏi

thăm tin tức Nàng nhưng mọi người trở về đều báo : “Biệt vô âm tín !”.

Hết cách, Trai-Căm rất buồn, ngày ngày nằm thở dài, tựa gối suy nghĩ. Chàng nhìn qua cửa sổ ra ngoài thấy hoa lá cành đang đung đưa trước gió, mùa Xuân đã sang, hoa ban nở rộ, hương thơm tỏa qua cửa sổ đưa tới phòng lầu của chàng, dần dần rồi chàng cũng đỡ buồn nhưng trong lòng lúc nào cũng chỉ nhớ thương vợ đang ở nơi phương xa nào ? Sinh sống ra sao ? * Lúc này, Nàng công chúa Bỏ-Té-Quốc đang biền biệt cách xa chồng, Nàng luôn nhớ đến chồng, không có cách nào đi đến quê chồng mình được, đường xa lắc, chỉ có ngựa bay mới có thể đi tới. Nàng cũng nghĩ chắc Chàng phải đi tìm Nàng, nhưng làm sao báo được cho Chàng biết được Nàng hiện đang ở đây ! Một hôm Nàng xắp đồ lễ, đèn nhang cúng ngoài trời khấn tới Then Trời cứu giúp cho Nàng chóng được gặp chồng xum họp. Cúng cầu, khấn vái xong Nàng lại tiếp tục đi tìm chồng. Bỗng gặp một bà đứng tuổi có biết vùng Chiềng-Khoang quê hoàng tử Trai-Căm. Nàng công chúa khóc lóc kể nỗi khổ vợ chồng cách biệt nhau, công chúa gọi bà là Nàng cô, nhờ bà ta thương tình cứu giúp đi tìm chồng sẽ không quên ơn. Hai người cùng đi mãi, khi tới bờ một con sông lớn, Bà cô bảo sang bờ bên kia đi tiếp sẽ tới kinh đô Chiềng-Khoang quê hoàng tử Trai-Căm. Sông lớn vắng lặng, không có thuyền chở, không làm thế nào qua sông được. Hai người ngồi bên sông chờ dịp may có thuyền ai qua lại đây sẽ thuê họ chở sang sông. Bỗng có một con thuyền nhỏ đang chèo ngược lên dòng sông, Bà cô vẫy gọi, thuyền cặp bờ biết là thuyền của người Xá-Đen

(Xả cắm ca) . Hai cô cháu nói khó với người chủ đò giúp chở sang bên kia sông

tìm đường đi về Mường Chiềng-Khoang sẽ trả công cho một chiếc nhẫn vàng. Anh chàng Xá-Đen thấy nàng công chúa đẹp quá mê mẩn cả người nhận lời chở thuyền giúp sang sông. Sông rộng, khi thuyền đi đến giữa dòng sông có một cồn cát nhỏ, hắn đỗ thuyền vào đấy nói là tạm nghỉ cho đỡ mệt đã. Thế rồi hắn tán tỉnh, sờ vào tay, vào người công chúa, gạ cho hắn chơi. Công chúa kháng cự lại, bảo nó : không được bậy ! và rút ở ngón tay ra một chiếc nhẫn vàng đưa cho

233

hắn. Cầm nhẫn nhưng hắn vẫn không thôi gạ gẫm làm tình với công chúa. Công chúa đành dỗ nhận lời, thôi được ! Nhưng chờ kiếm được quả chua ăn nghỉ đàng hoàng xong đã. Ba người lại tiếp tục chèo thuyền, Xá-Đen cho thuyền trôi trở

xuống chếch sang sông, công chúa nhìn thấy trên bờ sông có một cây “co-hả” quả vối chín mọng nhiều trùm, Nàng liền bảo Xá-Đen đậu thuyền vào đấy lấy quả vối chín xuống ăn. Xá-Đen bơi thuyền tới gần chỗ cây vối chín đỗ lại. Nể lời Nàng, hắn dừng lại cột thuyền bảo hai cô cháu cứ ngồi nguyên trên thuyền, hắn xuống trèo lên cây hái ít trùm quả vối chín xuống ăn. Xá-Đen đang trèo trên cành cao, hái những trùm quả vối chín, lập tức dưới thuyền công chuá vội chặt đứt dây buộc thuyền ra, cầm bơi lao thuyền vút ra giữa dòng sông trôi xuôi nhanh chóng. Chàng Xá-Đen đang trên cành cây vối chín kêu ôi ối thì thuyền của hai cô cháu đã lênh đênh trôi xa trên dòng sông sâu rộng lớn rồi ! Thế là hai cô cháu bơi thuyền chạy thoát thân. Thuyền trôi theo dòng nhanh chóng, đi mãi không gặp làng Bản nào và cũng không gặp ai. Hai cô cháu vẫn tiếp tục bơi thuyền đi xuôi theo dòng nước. Thuyền đi xuống tới một quãng thấy có dòng nước chảy quẩn, sát bờ có một số xác người chết trôi mắc cạn tại đó. Hai cô

cháu dừng thuyền đáp vào bờ, sợ quá ôm nhau khóc than rằng : “ Rồi ta cũng sẽ

bị chết cả như những người kia đó thôi !”.

Nàng công chúa xõa tóc ra, quỳ xuống, ngửng mặt lên trời kêu khấn: “

Lạy Then Trời ! con đang là kẻ khổ sống lang thang lạc chồng, nay đi tìm chồng mong được gặp chàng sống chết có nhau, đến đây bị nạn chạy thoát khỏi kẻ xấu

định cưỡng hiếp, lại gặp cái chết, kính lạy Then Trời thương đến tôi con kẻ khốn khó này, cho con được thoát chết và chóng được gặp lại chồng là chàng TraiCăm. Con đang thân cô thế cô, không có đồ lễ cúng cầu, chỉ thành tâm xin các Ngài soi xét phù hộ !”. Then Trời nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của người khổ nạn dưới trần gian lại là một công chúa, liền thương tâm cứu giúp. Nàng đang ngồi bên bờ sông, bỗng có một bọc lá cây trên trời rơi xuống lơ lửng trước mặt Nàng. Lúc ấy đang lả người đi có thể sắp chết, Nàng cầm lấy bọc lá cây, véo một ít đưa vào miệng nhai rồi nuốt chửng. Bỗng thấy người tỉnh táo, khỏe mạnh ra, không lo bị chết giữa đường lúc oan ức này nữa. Bọc lá cây còn lại phần lớn Nàng cất đi, biết

234

rằng đây là thuốc tốt, chắc thuốc hồi sinh Then Trời ban cho. Thế rồi Nàng đến bên cạnh một xác chết trôi là con gái, Nàng mớm thuốc đưa vào miệng cô gái thấy cô nuốt thuốc rồi mở mắt tỉnh sống lại dậy nói được. Cô gái lạy tạ ơn Then Trời và cảm ơn Nàng công chúa. Thấy kết quả tốt như vậy, Nàng lần lượt mớm thuốc bỏ vào miệng từng xác chết một, cả nữ lẫn nam đều hồi sinh, sống trở lại mạnh khỏe cả. Tất cả họ đều cảm ơn và xin nhận suốt đời theo hầu công chúa. Thế là công chúa đã có một đoàn người theo hầu, nam có, nữ có. Công chúa bảo tất cả mọi người đều vào thuyền tiếp tục bơi đi tìm nơi sinh sống chờ Nàng được gặp chồng là hoàng tử Trai-Căm. Thuyền tiếp tục xuôi dòng trên sông bỗng tới một miền đất rộng lớn. Thuyền đến Mường lớn đấy có bến đò, thuyền của đoàn Nàng đỗ nghỉ lại. Ven sông có nhiều người đang đốt lửa tụ tập tại đó, họ đang có cỗ bàn gì to mà mổ thịt trâu, bò nhiều con. Nàng công chúa sai đàn em lên bờ, tới chỗ đông người ấy xem tình hình ra sao ? Nhân dịp này các em nói chuyện cho họ biết, đoàn ta đang lưu lạc đi tìm đất dung thân, do một Nàng công chúa đứng đầu, Nàng đang đi tìm chồng là hoàng tử Trai-Căm. Lúc khó khăn này, chúng tôi ghé thuyền đến đây xin bà con giúp cho lương thực, cơm gạo, thức ăn. Những người dân địa phương đây nhận lời sẽ giúp đỡ lương thực, họ đi vào giữa nơi Mường lớn, gặp một đám người đang ngược xuôi chạy vạy lo việc tang đám, ông Phìa chúa đất của họ vừa mới bị tắt thở qua đời. Họ hỏi thăm, cô gái hầu của Nàng công chúa bèn cho họ biết chủ của họ, Nàng có thuốc hồi sinh. Dân

nơi Mường lớn đều nói : “ Thế thì tốt lắm, đây là dịp may hiếm thấy có bao giờ,

họ gọi rủ nhau khiêng kiệu đi mời Nàng công chúa đến cứu giúp may ra Phìa có thể sống lại được”. Thế là họ khiêng kiệu lên đường, kèn trống mừng vui nổi vang đi đón mời công chúa đến cứu giúp cho Phìa của họ được hồi sinh. Nàng công chúa đang ở dưới thuyền đậu nơi bến bờ sông chờ lâu

không thấy các em sai đi quay trở về, Nàng ra khỏi bờ sông nhìn lên ngắm cảnh Bản Mường. Nàng thấy nơi đây trông giống cảnh quê nhà Nàng, đường đi rộng sạch sẽ, hai bên đường trồng nhiều cây ăn quả làm cảnh, có nhiều dặng dừa tỏa lá xòe xum xuê che mát. Có những khu dinh thự xây cao, lợp ngói đỏ, viền vàng trang trí trên nóc, cột nhà trang trí dát bạc bọc, nom như lầu rồng óng ánh đẹp mắt hiếm thấy. Nhìn cảnh tượng này động lòng, Nàng lại nhớ đến hoàng tử Trai-

235

Căm chồng Nàng chắc chàng cũng đang ở nơi lầu son quê chàng như thế ! Lúc này chàng có nhớ đến Nàng đang vất vả, lang thang đi tìm chàng hay không ? Nàng ngồi khóc kêu Trời xin sớm cứu Nàng được gặp hoàng tử Trai-Căm chồng Nàng ! Bỗng Nàng nghe thấy tiếng chiêng trống ầm vang, một đoàn đông người khiêng kiệu dát vàng đi tới chỗ Nàng ngồi thì đoàn người dừng lại. Có hai ông bà nhà quan là bố mẹ Phìa nơi đây đến chắp tay vái quỳ lạy mời Nàng công chúa hãy thương tình lên kiệu mời về triều phủ Mường chúa cứu cậu Phìa sống lại thì xứ sở đây xin trao quyền thuộc Nàng cai quản. Nếu thương tình thì chia làm ba phần, phần đất giữa triều phủ Mường xin trao phần thuộc công chúa. Một phần đất giao cho vợ chồng chúng tôi dưỡng già và một phần giao cho vợ chồng cậu Phìa Mường sinh sống. Nàng công chúa nhận lời với hai ông bà bố mẹ Phìa Mường, Nàng

rằng : “ Tôi nhận lời đi cứu cậu Phìa xem đã, liệu có thể hồi sinh lại được hay

không rồi hẵng hay !”.

Công chúa lên kiệu, đoàn người hầu công chúa rời thuyền theo sau đi cả. Đám rước kèn trống mừng ầm vang đón công chúa , kiệu khiêng về phủ Mường. Tới nơi thấy người xúm đông, tiếng khóc than ầm ĩ, kèn trống nhà đám đang nổi não nuột. Lúc này Nàng công chúa chưa bắt tay ngay vào việc cứu chữa người đã mất. Nàng cầu khấn chồng Nàng, dâng hoa kêu Trời cho biết chồng Nàng đang ở đâu ? Xin các hồn tổ tiên phù hộ cho vợ chồng Nàng chóng được gặp nhau. Nàng ngắm sao trên bầu trời xa cách, Nàng cũng xa cách chàng đã lâu ngày, Nàng tin chắc rằng hoàng tử Trai-Căm cũng nhớ Nàng như thế. Nàng đang nghĩ về chồng Nàng ! Bỗng người nhà đám đến quỳ lạy xin Nàng cứu chữa, Nàng mới rút một ít lá thuốc giắt lưng đưa lên miệng nhai, Nàng lẩm bẩm khấn xác hãy nguyên vẹn, đừng trợn mắt méo miệng, đừng hôi hám, hãy tỉnh táo như xưa nhé ! Nàng nhả miếng thuốc cầm tay đưa vào miệng cậu Phìa mới mất, vợ Phìa đang khóc ôm xác chồng bỗng một lát thấy xác cử động, Phìa mở mắt ra sống trở lại thành người bình thường. Thấy cậu Phìa đã hồi sinh trở lại, người khỏe mạnh

236

bình thường, cả gia đình và mọi người đến lo tang đám đều rất mừng, khen công lao của Nàng công chúa rất lớn, rồi ai nấy trở về nhà của họ, giải tán đám tang. Giữ đúng lời hứa, bố mẹ và gia đình nhà Phìa Mường ở đây dọn nhà ra vùng đất bên bờ sông ở, trong triều phủ giao thuộc quyền Nàng công chúa cai quản. Phìa Mường cũ nơi đây mừng được hồi sinh, đã chết đi nay sống trở lại vui mừng. Nhân dịp này mừng Nàng Mường mới đến cầm quyền cả thể, các quan chức Mường triều cho mổ nhiều trâu nấu cỗ mở hai tiệc lớn. Một cỗ cúng mừng vía Phìa trẻ đã hồi sinh và một cỗ mừng công chúa Bỏ-Té-Quốc đến làm thủ lĩnh mới nơi vùng đất Phìa Mường lớn này ! Khắp toàn dân ăn cỗ, uống rượu, ca hát mừng vui suốt nhiều ngày đêm mới vãn cuộc. Nàng công chuá lên Nàng Phìa cai quản một Mường lớn, triều phủ đông các quan chức và có Hội đồng bô lão giúp việc, nam nữ sẵn đông người cho Nàng sai khiến, lính tráng hầu hạ và canh gác bảo vệ nghiêm ngặt. Đời sống giàu có, tiền và vàng bạc Nàng dư chi tiêu. Lúc này Nàng lại càng nhớ đến

chồng nhiều. Nàng kêu than : “ Liệu bao giờ ta mới gặp lại được chồng mình ?

Lẽ nào cuộc đời ta lại phải sống khác gì như một gái hóa chồng thế này sao ? Nàng lại khóc kêu Trời soi xét, giàu có nhưng Nàng coi thường, quyền cao chức trọng Nàng coi nhẹ, lúc nào Nàng cũng chỉ nghĩ nhớ chồng mình”.

Mường Nàng công chúa cai quản là một đại quốc gồm cả vùng đất Mường Lớn và Mường Chiềng-Khoang là một nước đàn em thường còn phải triều cống sang nước lớn của Nàng. Các Mường, các nước nhỏ đều thay phiên nhau cử sứ giả hàng năm đến yết kiến và triều cống đại quốc. Nhiều đoàn sứ giả đã đến chầu cống , mỗi lần có đoàn nào đến đều do triều đình tiếp đãi chờ gặp Nàng thủ lĩnh đại quốc. Lần này đến phiên nước Chiềng-Khoang sang triều cống do hoàng tử Trai-Căm làm sứ giả. Đoàn đi đường nhiều ngày mỏi mệt và còn chờ tâu lên Nàng thủ lĩnh đại quốc xắp xếp thời gian, tổ chức cho gặp. Các quan trong triều xắp xếp chỗ nghỉ cho đoàn sứ giả và mở tiệc tiếp đãi. Trong bữa tiệc, quan Chiềng vừa cho giót rượu mời sứ giả Chiềng-Khoang-Quốc nâng cốc, bỗng nhìn vào chén rượu trong vắt Chàng nhìn thấy hình vợ mình đang đứng tựa cửa

237

sổ và hình con chim Kén-Kẻo đang trên cành cây. Chàng giật mình, muốn đi tìm Nàng ngay lập tức, chàng bỏ không dự mâm tiệc chiêu đãi ! Các quan trong triều lấy làm lạ, khép tội sứ giả này khi quân, bảo nhau phải bắt đem xử chảm !

Vị quan Chiềng nói : “ Ta không được mạn phép, phải tâu lên nữ hoàng đại

quốc xem sao ?”. Họ vào tâu tới Nàng công chúa dẫn theo cả sứ giả ChiềngKhoang-Quốc cùng vào. Khi Quan Chiềng vừa đưa sứ giả vào tới nơi, nữ hoàng

đại quốc bất nhờ thấy hoàng tử Trai-Căm chồng mình cảm động quá đến ngẩn người ra ngây ngất ! Nàng thốt lên : “ Thì ra hoàng tử Trai-Căm chồng yêu quý

của ta đây !”. Trai-Căm ôm chặt lấy Nàng và rằng : “ Bao nhiêu năm xa cách, bây giờ anh mới lại được gặp em thương ơi !”.

Các quan trong triều đứng ngẩn người ra, tự giải tán, để hai vợ chồng Tạo-Nàng hàn huyên với nhau.

Ngày hôm sau, Nàng nữ hoàng đại quốc giao cho triều đình xắp xếp

đồ lễ đủ một nghìn con trâu, lợn gà gạo rượu, đồ nấu cỗ đầy đủ, mở tiệc cúng vía cho hoàng tử Trai-Căm và mừng vợ chồng Nàng xum họp.

Nàng than thở tâm sự với chồng rằng : “ Trai-Căm chồng yêu quý của

em ơi ! Chúng mình cách xa nhau lâu năm rồi ! Em đã tìm Tạo hết mọi cách, cúng cầu khấn Then Trời phù hộ cho được gặp Tạo cũng đã nhiều. Nay em làm thịt một nghìn con trâu cúng vía cho Tạo và mừng vợ chồng ta gặp lại nhau. Từ

nay vía Tạo luôn sống bên em, đừng lạc đi đâu xa nữa nhé ! Ta sống vui, cùng nhau chung sức xây dựng đất nước lớn mạnh của chúng mình bền vững”. Hai vợ chồng Tạo-Nàng sống với nhau hạnh phúc nơi lầu son gác tía. Lúc này hoàng tử

Trai-Căm nhớ đến con chim yểng quý Kén-Kẻo đã có công dẫn Tạo đến yêu Nàng thành đôi mà nay nó không còn rồi. Trai-Căm kể chuyện lại với vợ rằng :

“ Hồi ấy Kén-Kẻo dẫn đường ngựa đôi ta từ kinh đô Bỏ-Té trở về Chiềng-

Khoang-Quốc, lúc vừa đi ra thoát khỏi đống lửa cháy lầu, lửa nóng và khói đen

mù mịt bốc cao, Kén-Kẻo dẫn đường về nhưng ngựa bị khói tạt vào mắt nhìn không rõ nên bay đưa vợ chồng ta đi bị lạc nhau, ta không về được đến nhà. Khi

Kén-Kẻo bay về vắng mất chủ, mẹ anh hỏi nó đành nhận lỗi, nó nhận có tội vì đã không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đường về, nó buồn rầu không ăn uống gì cả rồi đã cắn lưỡi tự tử. Xác nó được gia đình đem chôn ở nơi ngã ba bờ ruộng,

238

Nàng ơi !”. Hai vợ chồng đều thương tiếc nhớ đến công lao của chim yểng KénKẻo đã gây dựng tình vợ chồng Tạo-Nàng. Bỗng một hôm Nàng công chúa gọi giao việc cho một cô gái hầu có người hộ tống dẫn đi về Chiềng-Khoang-Quốc tìm đến chỗ chôn con chim yểng

Kén-Kẻo, đào xác nó lên vẫn còn nguyên. Gái hầu của công chúa nhá thuốc hồi sinh nhè ra nhét vào miệng, một lát sau con Kén-Kẻo mở mắt ra, cử động rồi

mạnh khỏe trở lại. Đoàn người của công chuá sai đi đã cứu được Kén-Kẻo sống lại, họ trở về, chim Kén-Kẻo theo họ về bay ngoài cửa sổ lầu cao nhìn thấy

hoàng tử Trai-Căm và Nàng công chúa Bỏ-Té-Quốc xưa đang ở trong phòng.

Kén-Kẻo vào đậu ở cửa sổ hót vui, lên tiếng chào Tạo và Nàng. Công chúa dơ tay ra ôm lấy con chim yểng nói : “ Ta tưởng không bao giờ cả ba chúng mình lại gặp nhau được nữa. Nay may thay Then Trời dun dủi, ta gặp lại chồng yêu và

bây giờ Kén-Kẻo sống lại, chúng ta lại cùng chung sống bên nhau đầm ấm ! Hoàng tử Trai-Căm chàng ơi ! Bây giờ vợ chồng ta đã được cai quản một đại quốc giàu có , vững mạnh, chim Kén-Kẻo lại sống bên ta, chúng mình xum họp gắng sức xây dựng đất nước phồn thịnh, thật đại hạnh phúc !”.

Nữ hoàng nhường ngôi cho chồng là hoàng tử Trai-Căm lên làm hoàng đế, Nàng là hoàng hậu. Lễ trao quyền nhậm chức Trai-Căm lên làm hoàng đế và công chúa nay là hoàng hậu được tổ chức long trọng, quan, quân, dân toàn quốc nghỉ vui tiệc lớn mừng hoàng đế và hoàng hậu suốt bảy ngày đêm liền vẫn chưa dứt. Hai vợ chồng Trai-Căm nắm quyền cao chức trọng, nhiều Mường và nước nhỏ phải triều cống, đời sống của họ vô cùng sung sướng tràn đầy hạnh phúc nhưng đôi khi hoàng hậu vẫn buồn do nghĩ thương đến đứa con nhỏ đã bi rớt ngựa chết cháy năm xưa !.

Hoàng hậu nói với hoàng đế rằng : “ Cuộc đời của vợ chồng ta trải

qua nhiều vất vả, gian khổ, đến nay phúc đức lớn đã được đền đáp. Ta hãy vui

lên cùng nhau chung sức xây dựng đại quốc này phồn thịnh, vững bền, hãy luôn mạnh khỏe và thọ lâu bên nhau chàng nhé !”. Vợ chồng vua Trai-Căm sống sung sướng, trị vì đất nước dài lâu, tiếng vang lừng lẫy khắp nơi đẹp đời ! Nguyễn-Văn-Hòa ( Sưu tầm )

239

TRAI-CĂM SAO NGUYÊN BẢN TỪ CHỮ THÁI CỔ SANG CHỮ THÁI VIỆT-NAM TRUYỆN THƠ TỪ THẾ KỶ THỨ 14 CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY-BẮC VIỆT-NAM

ꪋꪱꪥ ꪁꪾ ꫞ ꪚꪒꪰ꪿ ꪙꪲ ꪣꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪵꪘ ꪹꪖꪷꪉ ꪚꪙꪴ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪜ꪿ ꪣꪲ ꪹꪘꪱ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪏꪮꪙ꫁ ꪎꪱꪉ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꪚꪙꪴ ꪹꪜꪉ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪒꪲ ꪵꪔꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪬꪮꪣ ꪹꪖꪱ꫁ ꪨꪱꪥ ꪄꪺꪚ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪲ ꪡꪱ꫁ ꪁꪮꪥ ꪣꪉꪴ꪿ ꪒꪱꪫ ꪏꪱꪙ 5- ꪒꪺꪉ ꪒꪱꪫ ꪬꪽ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪭꪱꪉ ꪣꪲ ꪢꪴ꪿ ꪋꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪫ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪵꪩꪉ꫁ ꪩꪱꪙ ꪜꪫ꪿ꪸ ꪣꪉꪲ ꪒꪫꪸ ꪤꪫꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪉꪙꪲ ꪮꪫꪸ ꪹꪎꪉ ꪼꪝ꪿ ꪼꪕ ꪹꪋꪱ ꪼꪪ꫁ ꪭꪉꪴ꪿ ꪁ꪿ꪾ ꪹꪋꪱ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪤꪴ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪉꪙꪲ ꪒꪲ ꪚꪱꪙ ꪎꪱꪉ꪿ 10- ꪹꪎ꫁ ꪙꪉꪴ꪿ ꪩꪺꪙ꫁ ꪵꪝ ꪬꪷ ꫁ꪵꪄꪚ ꪊꪱꪙ ꪄꪮꪉ ꪅꪱꪙ ꪶꪩꪙ꫁ ꪨꪱꪥ ꪥꪸ ꪥꪴ ꪊꪱꪥ꪿ ꪄ꫁ꪾ ꪵꪄꪚ ꪩꪺꪙ꫁ ꪶꪎꪙ ꪵꪎꪫ꪿ ꪼꪢ ꪁꪾ ꪻꪠ꪿ ꪕ꪿ꪷ ꪚꪙꪴ ꪕꪾ ꪶꪎꪣ ꪤꪴ꪿ ꪵꪠꪉ ꪵꪕꪚ ꪙꪱꪉ ꪻꪙ ꪬꪮꪉ꫁ ꪙꪮꪉ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪹꪚꪉ꫁ ꪼꪀ ꪬꪱꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪘꪣꪴ꪿ ꪄꪱꪫ ꪡꪮꪉ 15- ꪎꪚꪮꪉ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ-ꪵꪎ ꪎꪮꪉ꪿ ꪹꪉꪚ ꪁꪾ ꪋꪮꪥ꫁

240

ꪘꪱ꫁ ꪒꪮꪙ꪿ ꪎꪉ꫁ꪸ ꪻꪎ ꪋꪮꪥ꫁ ꪎꪱꪫ ꪋꪽ꪿ ꪉꪱꪣ ꪨꪱꪥ ꪒꪴ ꪒꪲ ꪝꪉꪸ ꪁꪳ ꪮꪙꪲ ꪡꪱ꫁ ꪨꪷ꪿ ꪶꪎꪣ ꪵꪕꪚ ꪠꪴ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪎ꪿ꪷ ꪎꪱꪙ ꪘꪱꪥ ꪎꪮꪉ ꪵꪝꪉ ꪝꪉꪸ ꪹꪀꪷꪉ꪿ ꪀꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪺꪙ ꫃ꪜꪙ ꪹꪘꪱ꫁ 20- ꫃ꪏꪉ ꪕꪺ꪿ ꪹꪕꪱ꫁꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿꪿ ꪩꪳ ꪮꪫꪱꪥ ꪹꪮꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꫃ꪕꪉ ꪢꪱꪀ ꪢꪱꪥ ꪒꪺꪙ꪿ ꪕꪫꪸ ꪹꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪩꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪙ ꪻꪬ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪄꪙꪲ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪬꪱ ꪋꪱꪉ꫁ ꪉꪺ ꪁꪫꪱꪥ ꪎꪷ ꪹꪀꪥ꪿ ꪋꪴ꪿ ꪹꪥꪉ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪘꪷ ꪭꪮꪥ꫁ ꪮꪱꪙ꪿ ꪬꪱꪚ ꪹꪣ ꪖꪱꪥ 25- ꪟꪥꪸ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪘꪉ꫁ꪰ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪵꪘ ꪖ꪿ꪲ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪩ꪿ꪲ ꪼꪫ꫁ ꪕꪽ ꪵꪬꪉ꪿ ꪎꪱꪣ ꪵꪁꪫ ꪋꪒꪸ ꪕꪷ꪿ ꪜꪱ ꪵꪬ ꪩ꪿ꪲ ꪨꪱꪥ ꪝꪉꪳ ꪹꪚꪱ꪿ ꪖꪮꪉ ꪩꪮꪉ꪿ ꪶꪩꪉ ꪣꪱ ꪹꪄꪱ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪠꪲ ꪫꪙꪸ ꪻꪬ꫁ ꪎꪱꪥ ꫃ꪄꪙ ꪶꪩꪉ ꪩꪣꪴ꪿ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪩꪱ꫁ ꪜꪱꪙ꫁ ꪩ꪿ꪲ ꪮꪙꪳ ꪔꪙꪳ 30- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꫃ꪬꪙ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪔꪺ ꪶꪡꪒ ꪙꪽ ꪡꪉꪰ ꪡꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉꪰ꪿ ꪋꪉꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪝ꪿ꪷ ꪎꪮꪉ ꪹꪣꪉ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪬꪱ ꪄꪙꪴ ꪹꪖꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪜꪉ ꪄꪱꪫ ꪚꪮꪥ꪿ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪬꪱ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪚꪉ꪿ ꪜꪽ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊꪱ ꪎꪴ꪿ ꪀꪽ ꫃ꪮ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪨꪱꪥ ꪄꪫꪱꪙ꫁ 35- ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪜꪱꪒ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪹꪮꪱ ꪹꪐ꪿ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪨꪱ ꪝꪱꪙ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪝꪽ ꪖꪽ ꪙꪮꪥ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪕꪀꪴ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꫃ꪤꪙ ꪹꪣꪉ

241

ꪡꪱꪉ ꪬꪴ ꪔꪱ ꪘꪺꪀ ꪘꪱ ꪉꪮꪥ꪿ ꪵꪁꪫꪥ ꫃ꪜꪙ ꪜꪸ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪮꪣ꫁ ꪶꪋꪣ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪣꪷꪉ ꪀꪙꪲ 40- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪉꪸ ꪀꪮꪉ ꪁꪮꪉ꫁ ꪹꪙꪉ ꪀꪙꪲ ꪖꪺꪙ꫁ ꪄꪴ ꪋꪴ꪿ ꪢꪴ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪋꪣ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪣꪷꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪮꪉ ꪟꪥꪸ ꪹꪄꪱ꫁ ꪶꪋꪣ ꪀꪙꪲ ꪝꪮꪣ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪝꪮꪣ꫁ ꪀꪮꪉ ꪜꪱꪫ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪀꪱꪥ ꪅꪱꪫ ꪵꪩꪫ꫁ ꪠꪲ ꫃ꪄꪙ ꪶꪩꪉ ꪭꪮꪒ 45- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫛ ꪔꪱꪥ ꪜꪱꪙ꫁ ꪁꪳ ꪬꪙꪲ ꪒꪱꪙ꪿ ꪒꪮꪙ꪿ ꪎꪮꪉ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪩꪙꪸ ꪶꪔꪣ꪿ ꪔꪱꪥ ꪀꪮꪉ ꪑꪉꪰ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪮꪙꪲ-ꪵꪎ ꪤꪴ꪿ ꪹꪭꪙ ꫃ꪜꪙ ꪼꪎ꫁ ꪼꪜ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪼꪒ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪒꪴ ꪹꪭꪙ ꫃ꪕꪉ ꪮꪱ ꪻꪋ꫁ ꪹꪙꪱ ꪒꪮꪣ ꪕꪣꪸ ꪁꪴ꪿ 50- ꪚꪒꪰ ꫜ ꪝꪉꪳ ꪢꪴ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪼꪜ ꪙꪽ꫁ ꪊꪉꪲ ꪹꪚ꪿ꪱ ꫃ꪬꪙ ꪣꪱ ꪹꪎꪱ ꪮꪺꪙ ꪼꪜ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪱ ꫃ꪬꪙ ꪘ꫁ꪱ ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪠꪲ ꪎꪺꪙ꪿ ꪄꪱ꫁ ꪹꪎꪱ ꫃ꪢꪒ ꪔꪱꪥ ꪡꪮꪥ ꪔꪱ ꪁꪮꪥ ꪹꪢꪷꪙ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪝꪴ ꪚꪉꪰ ꪄꪽ꫁ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪖꪀꪰ ꪖꪽ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪩꪱꪥ ꪋ꪿ꪷ ꪹꪨꪉ ꪵꪒꪉ ꪝꪙꪴ꫁ ꪭꪱ 55- ꪎꪮꪥ꫁ ꪵꪝꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪹꪈꪱ ꪢꪮꪣ꫁ ꪢꪮꪀ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪋꪴ꪿ ꪣ꫁ꪳ ꪥꪮꪣ ꪠ꪿ꪷ ꪹꪢꪷꪙ ꪕꪱꪉ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪁꪣꪳ ꫃ꪤꪙ ꪹꪎꪱ꫁ ꪶꪢꪙ꪿ ꪕꪀꪴ ꪎꪉ꪿ꪲ ꪎꪮꪥ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪼꪄ ꪹꪭ꪿ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪉ ꪣꪥꪴ ꪹꪖꪷꪣ ꪮꪱꪥ ꪕꪺ꪿ ꪹꪣꪉ ꪬꪮꪣ ꪹꪭꪱ꫁

242

60- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪛꪺꪙ ꪹꪈꪱ ꪕꪮꪉ꫁ ꪕꪀꪴ ꪫꪽ ꪮꪉꪲ ꪔꪱꪉ꪿ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪋꪱꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪊꪱ ꪎꪴ꪿ ꪮꪱ ꪁꪉꪲ ꪹꪭꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪕꪫꪸ ꪩꪉꪲ ꪒꪴ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪖꪮꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪟꪥꪸ ꪀꪙꪲ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪒꪴ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪥꪙ꫁ ꪑꪱꪉ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪕꪫꪸ ꪒꪺꪙ꪿ ꪁꪮꪥ ꪠꪱꪥ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪮꪉ ꪝꪱꪥ ꪩꪺꪙ꫁ ꪙꪱ ꪝꪉꪸ ꫃ꪔꪣ ꪠ꪿ꪷ 65- ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪊꪀꪰ ꪀ꫁ꪲ ꪎꪚꪲ ꪚꪱꪙ꫁ ꪩꪱꪙ꫁ ꪵꪁꪫꪙ꪿ ꪒꪴ ꪉꪱꪣ ꫃ꪕꪉ ꪕꪲ꪿ ꪔꪱꪙ ꪩꪱꪉ ꪝꪱꪫ꫁ ꪵꪎꪙ ꪩꪾ ꪏꪮꪙ꫁ ꪢꪴ꪿ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪚꪉ꫁ ꪕ꪿ꪲ ꪋꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪤꪴ꪿ ꪝꪽ ꪖꪽ ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ ꪬꪽ꫁ ꪶꪎꪣ ꫃ꪕꪙ ꫃ꪜꪙ ꪝꪷ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪮꪉ ꪠꪱ ꪶꪏꪥ꫁ ꪹꪥꪷ 70- ꪎꪙꪲ ꪁꪺꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪎꪱꪣ-ꪵꪁꪫꪥ ꪠꪺ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪋꪥ ꪚꪱꪥ ꪵꪄꪙ ꪄ꪿ꪾ ꪣꪳ ꪬꪫꪲ ꪼꪬ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪄꪺꪙ ꪶꪭꪚ ꪠꪴ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪉꪱꪣ ꪵꪊꪉ꫁ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪄꪙꪸ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪻꪙ ꪁꪉꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪬꪙꪲ ꪒꪱꪙ꪿ ꪒꪮꪙ꪿ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪚꪱꪥ ꪼꪬ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪵꪄꪙ 75- ꪁꪾ ꪀꪳ ꪹꪮꪷꪥ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪭꪳ ꪔꪱꪥ ꪼꪜ꪿ ꪎꪸ ꪀꪴ ꫃ꪩ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪻꪊ ꪄꪱꪒ ꪙꪸꪙ ꪣꪱ ꪨꪷ꫁ ꪁꪒꪳ ꪹꪣ꪿ ꪹꪭꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪄꪙꪸ ꪎꪱꪙ ꪹꪔꪱ꫁ ꪋꪺꪙ ꪀꪽ ꪣꪺꪙ꪿ ꪀꪱꪫ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ ꪀꪱꪉ ꪫꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪹꪊꪱ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪔꪱꪉ ꪝ꪿ꪷ ꪎꪮꪉ ꪹꪣꪉ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ ꪼꪅ ꪙ꫁ꪲ ꪎꪴ ꪔꪱꪥ ꪝꪮꪣ꫁ ꫛ ꪒꪫꪸ ꪀꪴ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ 80- ꪵꪘꪉ ꪫ꪿ꪱ ꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪩꪒ ꪋꪺ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪴ ꪡꪱ꫁ ꪣꪙ꫁ꪸ ꪣ꪿ꪷ ꪕꪽ ꪒꪫꪸ ꪙꪱꪉ ꪋꪲ ꪩꪫꪸ ꪣꪉꪲ ꪔꪱꪥ ꪁꪴ꪿ ꪠꪺ ꪒꪺꪙ꪿ ꪕꪫꪸ ꪹꪣ ꪡꪱ꫁

243

ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪀꪉ꫁ꪲ ꪹꪀꪙ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪮꪱ ꪮꪴ꫁ꪣ ꪹꪡ ꪄꪾ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪁꪉꪲ ꪹꪭꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪙꪳ ꪹꪣ ꪨꪉꪰ ꫃ꪥꪒ ꪜꪱꪉ ꪠꪲ ꪔꪮꪚ ꪶꪀꪉ ꪝꪷ꪿ ꪁꪉꪲ ꪹꪭꪱ ꪖꪺꪙ꫁ ꪒꪴ ꪙꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪥꪙ꫁ ꫃ꪋꪒ ꪘꪱ꫁ ꪣꪀꪴ ꪥꪮꪥ꫁ ꪼꪬ꫁ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪕꪮꪉ ꪠꪱ 85- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪱ ꪠꪺ ꪄꪺꪙ ꪔꪱꪫ꪿ ꪁꪙꪳ ꪬꪱ ꪤꪱꪫ꫁ ꪩꪱ ꪼꪜ꪿ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪝ꪿ꪷ ꪋꪽ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪒꪱꪙ꪿ ꪒꪮꪙ ꪏꪱꪥ ꪫꪲ ꪫꪱꪥ ꪼꪬ꫁ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪶꪕꪀ ꪶꪯ ꪅꪮꪙ ꫟ ꪠꪱꪥ꫁ ꪔꪱ ꪝꪉꪰ ꪼꪨ ꪨꪉ꪿ꪰ ꪣꪱ ꪨꪷ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪴ꪿ ꪬꪷ ꫃ꪤꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ 90- ꫃ꪫꪙ ꪁꪙꪳ ꪼꪔ꫁ ꪹꪬꪉ ꪕꪙꪸ ꪹꪏꪷ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪼꪩ꫁ ꪜꪴ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪬꪮꪣ ꪼꪝ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪣꪱ ꪹꪥꪷ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪶꪨꪉ ꪁꪴ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪋꪴ꪿ ꪣꪳ꫁ ꪹꪏꪷ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪭꪫꪱꪉ ꪖꪙꪸ ꪶꪕꪀ ꪶꪯ ! * ꪚꪒꪰ ꫜ ꪣꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪵꪘ ꪭꪮꪒ ꪕꪱꪫ꫁ ꪚꪱꪫ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪠꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪋꪉꪸ-ꪄꪫꪱꪉ ꫜ ꪒꪴ 95- ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪻꪊ ꪣꪮꪙ ꪎꪱꪉ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪹꪝꪙ꪿ ꪻꪊ ꪻꪠ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪋꪴ꫁ ꪕꪾ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪣꪺ ꪙꪱ ꪼꪕ ꪜꪀꪴ ꪏꪾ ꪒꪾ ꪹꪄꪱ꫁ ꪣꪱ ꪨꪷ꫁ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪀꪫꪱꪉ ꪁꪾ ꪹꪔꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪒꪷꪙ ꪁꪫꪱ꪿ ꪏꪱ꪿ ꪭꪮꪒ ꪠꪴ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪮꪮꪀ ꪮꪱꪫ ꪨꪱꪙ 100- ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪋ ꪀꪽ ꪼꪜ ꪁꪫꪱ꪿ ꪝꪱꪙ ꪑꪉꪲ ꪘꪱ꫁ ꪹꪠꪱ꫁ ꪖꪮꪣ꪿ ꪵꪕ꫁ ꪑꪉꪰ ꪊꪺꪚ ꪀꪫꪱꪉ ꪁꪾ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪀꪫꪱꪉ ꪁꪾ ꪹꪒꪷꪙ ꪁꪫꪱ꪿

244

ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪙꪸ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪝꪷ꫁ ꪹꪖꪷꪀ ꪻꪐ꪿ ꪀꪫꪱꪉ ꪁꪾ ꪵꪕ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪫꪽ ꪻꪎ ꪋꪮꪥ꫁ ꪮꪴ ꪵꪩꪉ ꪻꪎ꫁ ꪁꪾ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ 105- ꪹꪎꪱ ꪊꪺꪚ ꪵꪩꪫ꫁ ꪑꪉꪲ ꪘꪱ꫁ ꪨꪽ꪿ ꪜꪙꪳ ꪤꪱ ꪤꪾ ꪥꪙꪸ ꪖꪀꪳ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪮꪒ ꪁꪉꪲ ꪀꪫꪱꪉ ꪙꪽ꫁ ꪀꪫꪱꪉ ꪁꪾ ꪶꪩꪣ꫁ ꪶꪩꪉ ꪒꪙꪲ ꪀꪲꪉ꫁ ꪹꪀꪙ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪠꪷ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪵꪩꪙ꪿ ꪬꪱ ꪫꪽ ꪅꪱꪚ ꪅꪱ ꪅꪮꪥ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪶꪒꪉ ꪀꪾ꫁ ꪹꪖꪙ꪿ 110- ꪀꪫꪱꪉ ꪕꪱꪫ꪿ ꪶꪩꪣ꫁ ꪩꪙꪸ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪩꪱ ꪼꪜ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪹꪒꪷꪙ ꪕꪮꪥ꪿ ꪙꪾ ꪅꪀꪰ ꪼꪅ꫁ ꪙꪚꪰ ꪮꪱꪙ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪨꪱꪥ ꪣ꫁ꪳ ꪹꪖꪷꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪮꪴ ꪵꪩꪉ ꪚꪉꪰ ꪊꪀꪰ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪔꪱꪫ ꪨꪉꪰ ꪹꪩꪱ꪿ ꪣꪽ ꪔꪱꪥ ꪵꪕ꫁ ꪭꪳ ꪹꪚꪱ꪿ ꪋꪽ ꫃ꪬꪙ ꪻꪎ꫁ ꪏꪱꪫ ꪫꪱ ꪣꪽ ꪵꪩꪙ꪿ 115- ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪹꪎꪱ ꪏꪱ꪿ ꪩꪷ ꪼꪕ ꪙꪽ꫁ ꪩꪱꪥ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪶꪨꪉ ꪕꪫꪸ ꪼꪜ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪭꪱꪉ꫁ ꪭꪮꪒ ꪶꪕꪉ꪿ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪢꪷꪙ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪋꪉꪸ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪫꪱꪉ ꪎꪸ ꪢꪮꪉ ꪶꪢꪙ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪠꪷ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪩꪉꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪁꪮꪥ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꫛ 120- ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪅꪾ꫁ ꪹꪅꪱ ꪻꪊ ꪢꪮꪣ꫁ ꪢ꪿ꪷ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪹꪢꪷꪙ ꪠ꪿ꪷ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꪮꪱꪫ ꪁꪉꪲ ꪩꪙꪸ ꪤꪷ ꪨꪱꪙ ꪈꪾ꪿ ꪡꪉꪰ ꪒꪴ ꪵꪊꪉ꫁ ꪵꪨ꪿ ꪹꪥꪷ ꪁꪷ꫁ ꪹꪝ꪿ ꪶꪔꪀ ꪠꪱꪥ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪣꪱꪉ꪿ ꪝꪲ꫁ ꪎꪽ ꪒꪉ꪿ꪰ ꫛ ꪶꪨꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪹꪭꪱ ꪊꪀꪰ ꪜꪮꪉ ꪎꪽ ꪻꪒ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꫃ꪀꪫꪥ ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ

245

125- ꪹꪊꪱ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪼꪜ ꪜꪮꪉ꪿ ꪋꪉꪸ-ꪄꪫꪱꪉ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪣꪉꪳ ꪁꪮꪥ꪿ ꪼꪜ ꪖꪱꪣ ꪕꪱꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꪹꪎꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪻꪠ ꪭꪴ꫁ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪫꪙ꪿ ꪁꪾ ꪊꪱꪉ꫁ ꪮꪺꪙ ꪕꪱꪉ ꪵꪫꪙ ꪵꪣꪙ꪿ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪚꪱꪙ꫁ ꪪꪉ꪿ꪰ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪹꪭꪙ ꪤꪱꪫ꫁ ꪶꪢꪙ꪿ ꪢꪮꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪙ꫁ꪲ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪎꪮꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪋꪺ ꪛꪒꪴ ꪎꪉ꪿ꪸ 130- ꪹꪊꪱ꫁ ꪖꪮꪒ ꪙꪱꪫ꫁ ꪁꪾ ꪵꪀꪫ꫁ ꪫꪙꪸ ꪣꪮꪚ ꪹꪣ ꪖꪱꪥ ꫃ꪕꪉ ꪎꪮꪉ ꪶꪙꪚ ꪄꪱꪚ ꪬꪺ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪹꪣ ꪅꪣꪴ ꪼꪪ꫁ ꪎꪷ ꪒꪺꪙ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪁꪙꪳ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪉꪰ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪻꪊ ꪊꪉꪴ ꪈ꪿ꪾ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪲ꪿ ꪹꪣꪉ ꪢꪮꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪄꪱ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪵꪩꪉ꫁ ꪹꪏꪱ ꪬꪥꪴ꪿ ꪬꪱ ꪵꪭꪉ 135- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꫃ꪁ ꪄꪫꪱꪉ ꪩꪺꪙ꫁ ꪹꪋꪉ꪿ ꫃ꪫ ꪀꪮꪉ ꪄꪺꪥ꪿ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪎꪴ ꪔꪱꪥ ꪖꪺꪙ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪭꪳ ꪤꪱꪫ꫁ ꪹꪜꪱ꪿ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪮꪱꪫ ꪭꪀꪸ ꪠꪴ꫁ ꪨꪱꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪑꪷ ꪹꪄꪱ ꪎꪴ꪿ ꪀꪙꪲ ꪀꪙꪳ ꪹꪣ ꪁꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪶꪩꪉ ꪹꪩꪥ ꪵꪁꪙ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪭꪀꪸ ꪹꪭꪙ ꪠꪲ 140- ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪨꪉ ꪼꪕ ꪣꪉꪴ ꪜꪮꪉ꪿ ꪖꪮꪉ ꪑꪱ ꪩꪮꪙ ꪀꪙꪲ ꪏꪾ꫁ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪫꪽ ꪔ꪿ꪾ ꪹꪄꪱ꫁ ꪨꪚꪳ ꪡꪱ꫁ ꪹꪣ ꪣꪒꪳ ꪎꪸ ꪵꪎꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪚꪱꪥ ꪵꪅꪉ ꪶꪬꪣ꪿ ꪶꪔꪙ ꪬꪱꪀ ꪉꪙꪲ ꪕꪉꪰ ꪢꪮꪣ꫁ ꪹꪏꪱ ꪤꪴ꪿ ꪬꪽ꫁ ꪤꪒꪸ ꪙꪮꪥ꫁ ꪙꪮꪙ ꪨꪚꪾ ꪨꪺ ꪹꪬꪷꪉ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪅꪮꪙ ꫟ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪘꪱ ꪼꪀ꪿ 145- ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪷ꫁ ꪄꪫꪱꪀ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪒꪴꪉ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪭꪀꪸ ꪮꪱꪫ ꪁꪉꪲ ꪀꪴ ꪠꪽ ꪮꪣꪴ꫁ ꪩꪺꪉ ꪁꪮꪙ ꪶꪩꪉ ꪁꪫꪱ꪿

246

ꪚꪙꪲ ꪎꪮꪒ ꪵꪎꪫ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪀꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪠꪽ ꪫꪱ꪿ ꪠꪲ ꪫꪙꪸ ꪻꪬ꫁ ꪶꪒꪥ ꪊꪣꪲ ꪋꪺꪙ ꪣꪮꪚ ꪼꪒ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪮꪣꪴ꫁ ꪕꪣꪸ ꪹꪙ꫁ ꪶꪎꪣ ꪋꪮꪚ ꪹꪝꪷꪉ ꪻꪊ 150- ꪮꪱꪫ ꪕꪱꪥ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪒꪴ ꪋꪲ ꫃ꪜꪙ ꪎꪉꪲ ꪭꪳ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪮꪱꪫ ꪭꪚꪲ ꪄꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪼꪒ꫁ ꪩꪱꪉ ꪒꪲ ꪠꪽ ꪨꪱꪀ ꪙꪽ꫁ ꪼꪩ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪡꪱ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪹꪭꪱ ꪁꪮꪚ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪭꪙ ꪊꪉꪲ ꪩꪱꪥ ꪶꪁꪚ ꫟ ꪫꪽ ꪻꪎ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪵꪎ ꪹꪭꪉ ꪵꪊꪉ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ 155- ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪙꪀ ꪊꪚꪲ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪶꪋꪣ ꪋꪴ꫁ ꪊꪾ ꪔꪱꪉ꪿ ꪉꪮꪥ ꪎꪺꪙ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪬꪫꪱ ꪶꪠꪉ ꪹꪢ꫁ꪷ ꪣꪺꪙ꪿ ꪵꪉ ꪵꪀꪣ ꪢꪱꪀ ꪀꪱ꫁ ꪀꪱꪒ ꪬꪽ꫁ ꪕ꪿ꪲ ꪙꪽ꫁ ꪬꪷ ꪖꪱꪙ꫁ ꪎ꪿ꪲ ꪖꪽ ꪨꪱꪥ ꪖꪽ ꪩꪺꪙ꫁ ꪣꪉꪴ ꪬꪙꪲ ꪈꪮꪥ꫁ ꪊ꪿ꪲ ꪮꪱꪫ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪋ ꪮꪮꪙ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪁꪫꪱ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪬꪷ 160- ꪹꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪬꪷ ꪉꪱꪣ ꪙꪱꪉ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪀꪱ꫁ ꪀꪮꪉ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪁꪳ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪵꪙꪙ ꪹꪨꪱ ꪁꪉꪲ ꪄꪱꪫ ꪻꪎ ꪎꪮꪉ꪿ ꪹꪉꪱ ꪉꪱꪣ ꪋꪮꪥ꫁ ꪎꪮꪉ ꪎꪮꪀ ꪏꪮꪙ꫁ ꪒꪴ ꪹꪭ꪿ ꪁꪾ ꪵꪒꪉ ꪁꪷ ꪵꪀꪫꪙ ꪹꪙ꫁ ꪄꪱꪫ ꪁꪉꪲ ꪵꪀꪣ꫁ ꪼꪢ꪿ 165- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪎꪒꪙ ꪮꪣꪴ꫁ ꪀꪮꪒ ꪵꪄꪙ ꪎꪮꪒ ꪠꪽ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪙ꫁ ꪶꪋꪣ ꪵꪀꪣ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪥ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪖꪱꪥ ꪔꪮꪚ ꪭꪣꪸ ꪋꪉꪸ ꪼꪪ꫁ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪠꪲ ꪫꪙꪸ ꫃ꪜꪙ ꫃ꪄꪙ ꪵꪄ꫁ ꪨꪱꪥ ꪥꪮꪉ ꪹꪔꪱ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪝ꪿ꪲ ꪹꪭꪷꪥ

247

ꪋꪙ꫁ꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪩꪱ꫁ ꪹꪄꪱ꫁ ꪩ꪿ꪲ ꪁꪮꪙ ꪨꪺꪉ 170- ꫃ꪕꪉ ꪹꪣꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪶꪋꪣ ꪀꪙꪲ ꪭꪙꪳ ꪿ꪭꪙꪳ꫁ ꪎꪮꪉ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪥꪙꪸ ꪶꪔꪣ꪿ ꪔꪱꪥ ꪀꪮꪉ ꪝ꪿ꪲ ꪹꪭꪷꪥ ꪎꪷ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪝ꪿ꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪮꪱ ꪕꪮꪥ꪿ ꪙꪾ ꪒꪮꪣ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ ꪑꪱ ꪹꪩꪱ꪿ ꪫꪱꪉ ꪎꪸ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪼꪬ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪄꪱꪙ ꪔꪮꪚ ꪙꪱꪉ ꪁꪾ ꪵꪘꪙ꫁ 175- ꪵꪀꪣ꫁ ꪀꪱꪥ꪿ ꪵꪀꪣ꫁ ꪵꪙꪚ ꪹꪙ꫁ ꪹꪋꪥ ꪹꪩꪱ꪿ ꪁꪫꪱꪣ ꪊꪱ ꪮꪽ ꪙꪲ꫁ ꪵꪖꪙ ꪨꪱ ꪹꪭꪱ ꪎꪴ꪿ ꪎꪮꪉ ꪎꪉꪲ ꪭꪳ ꪫꪱꪉ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪋꪺꪙ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪙꪳ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪎꪮꪉ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪨꪉꪰ ꪩꪱ ꪝꪮꪣ꫁ ꪵꪝꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪀꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪉꪺꪀ ꪋꪮꪥ꫁ ꪏꪮꪙ꫁ ꪄꪲ꪿ ꪮꪱꪙ ꪁꪾ 180- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪾ ꫟ ꪣꪳ ꪀꪮꪒ ꪵꪮꪫ ꪄ꪿ꪾ ꪵꪅꪫꪉ ꪠꪺ ꪹꪘꪱ꫁ ꪩꪱ ꪊꪱꪀ ꪒꪱꪫ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪅꪱ ꪼꪜ꪿ ꪬꪷ ꫃ꪤꪙ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪣꪉ ꪢꪮꪉ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪉꪙꪲ ꪹꪈꪱ ꪢꪮꪣ꫁ ꪢꪷ꪿ ꪎꪒꪴ ꪣꪉꪴ꪿ ꪵꪉ꫁ ꪹꪨ ꪠ꪿ꪷ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪮꪱꪫ ꪁꪉꪲ ꪬꪽ꫁ ꪙꪾ ꪨꪉꪰ ꪣꪲ ꪼꪜ꪿ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ 185- ꪎꪱꪣ ꪕꪱꪙ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪡꪽ ꪭꪚꪲ ꪩꪱ ꪠꪫꪸ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪨꪱꪥ ꪫꪽ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪠꪱꪥ꫁ ꪹꪨꪱ꪿ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪮꪒ ꪙꪱ ꪝꪉꪸ ꪹꪢꪷꪙ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪋꪉꪸ-ꪄꪫꪱꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪒꪲ ꪩꪉꪸ ꪡꪱ꫁ ꪔ꪿ꪾ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪏꪱ꪿ ꪭꪮꪒ ꪀ꫁ꪾ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪩꪙꪸ ꪵꪊꪉ꫁ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪚꪱꪙ 190- ꫃ꪕꪉ ꪄꪙꪴ ꪀꪫꪱꪙ ꪵꪩꪙ꪿ ꪣꪱ ꪶꪋꪣ ꪔꪮꪙ꫁

248

꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꫃ꪕꪉ ꪎꪮꪉ ꪏꪮꪙ꫁ ꪨꪉꪰ ꪩꪱ ꪝꪮꪣ ꪵꪝꪉ꪿ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪋꪫ꫁ꪸ ꪣꪱ ꪭꪚꪾ ꪀꪮꪉ ꪵꪝꪉ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪮꪉ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪹꪄꪱ꫁ ꪑꪱꪣ ꪒꪫꪸ ꪝꪮꪣ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪔꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪁꪚꪾ ꪁꪉ꪿ꪰ ꪔꪴ ꪫꪉꪸ 195- ꪒꪲꪒ ꪒꪉꪸ ꪹꪕꪱ꫁ ꪶꪭꪉ ꪄꪫꪱꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪀꪱꪀ ꪹꪘ꫁ꪱ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪀꪰ ꪕꪱꪙ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪨꪱꪥ ꪄꪮꪉ ꪅꪱꪙ ꪬꪽ꫁ ꪕ꪿ꪷ ꪮꪽ ꪫꪙꪸ ꪣꪮꪚ ꪏꪷ ꪑꪮꪚ ꪹꪖꪱ꫁ ꪨꪺꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪋꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪚꪱꪉ ꪉꪺ ꪁꪫꪱꪥ ꪄꪱ꫁ ꫃ꪎꪙ ꪄꪺꪙ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ 200- ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪕꪱꪙ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪜꪙꪴ ꪵꪔꪉ꪿ ꪎꪱꪣ ꪹꪣꪉ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪜꪙꪴ ꪹꪖꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪜꪉ ꪜꪙꪴ ꪵꪔꪉ꪿ ꪤꪱꪥ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪎꪣ ꪵꪎꪉ꪿ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꫃ꪕꪉ ꪎꪱꪣ-ꪵꪁꪫꪥ ꪮꪀꪲ ꪹꪣꪉ ꪼꪕ ꪭꪱꪉ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪎꪺꪥ꪿ ꪎꪙꪲ ꪕꪮꪉ 205- ꪀꪮꪉ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪵꪎꪉ꪿ ꪶꪎꪣ ꪁꪴ꪿ ꪙꪱꪉ ꪼꪕ ꪼꪪ꫁ ꪙꪚꪾ ꪮꪱꪙ ꪼꪒ꫁ ꪨꪱꪥ ꪣꪳ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ ꪚꪒꪰ ꪙ꫁ꪲ ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪣꪲ ꪼꪒ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪜꪱꪙ ꪻꪠ꪿ ꪨ꫁ꪷ ꪁꪫꪱ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪻꪐ꪿ ꪄꪙꪳ ꪭꪴ꫁ ꪁꪫꪱ꪿ ꪼꪜ ꪣꪱ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪶꪙꪀ ꪀꪷ ꪵꪀ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪭꪙ ꪻꪙ ꪤꪱ꫁ꪫ 210- ꪣꪽ ꪹꪩꪱ꪿ ꪮꪮꪀ ꫃ꪜꪙ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪶꪔ ꪋꪽ꪿ ꪉꪱꪣ ꪒꪲ ꪝꪱꪥ ꪖꪙꪴ ꪣꪱ꫁ ꪶꪔ ꪵꪝꪉ ꪣꪲ ꪩꪀꪴ ꪣꪽ ꪹꪩ꪿ꪱ ꪣꪲ ꪜꪀꪲ ꪵꪎꪫ꫁ ꪁꪳ ꪵꪮꪙ꪿ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ

249

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪺ ꪣꪸ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪶꪋꪣ ꪣꪺꪙ꪿ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪻꪐ꪿ ꪢꪱ꫁ ꪝꪮꪣ꫁ ꪁꪴ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪎꪱꪣ 215- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱ꫁ꪙ ꪒꪮꪣ ꪠꪺ ꪝꪮꪣ꫁ ꪵꪝꪉ ꪣꪲ ꪭꪱꪙ ꪡꪱ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪹꪭꪱ ꪹꪀꪷꪒ ꫃ꪜꪙ ꪒꪲ ꪵꪕ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪚꪙꪴ ꪣꪲ ꪎꪉꪲ ꪩꪀꪴ ꪋꪱꪥ ꪶꪣꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪡꪱ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪵꪕꪙ ꪹꪋ꫁ ꪚꪙꪴ ꪼꪒ꫁ ꪒꪱꪉ꪿ ꪻꪊ ꪵꪕ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪱꪉ ꪹꪥꪉ꪿ ꪻꪙ ꪹꪭꪙ ꪣꪲ ꪶꪙꪀ ꪵꪩꪫ ꪶꪔ ꪵꪀꪫ꫁ 220- ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪚꪙꪲ ꪎꪮꪒ ꪵꪎꪫ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪮꪮꪀ ꪎꪉꪸ ꫛ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꫃ꪜꪙ ꪚꪱꪫ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪖꪱꪫ꪿ ꪀꪉ꫁ꪸ ꪁꪳ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪵꪙꪙ ꪹꪨꪱ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪳ ꪮꪙꪲ ꪹꪎꪷꪢꪙ ꪨꪷ꪿ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪋꪴ꪿ ꪣ꫁ꪳ ꪄꪳꪙ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪬꪷ ꫃ꪤꪙ 225- ꪹꪖꪷꪉ ꪫꪽ ꪒꪲ ꪮꪮꪀ ꪣꪱ ꪭꪱꪥ ꪻꪊ꫁ ꪙꪒꪰ ꪭꪚꪲ ꪬꪱꪉ꫁ ꪣꪱ꫁ ꪜꪀꪲ ꪁꪙꪸ ꪒꪲ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪩꪷ ꪁꪮꪙ ꪄꪫꪱꪉ ꪠꪫꪸ ꪁꪫ꪿ꪱ ꪁꪺꪀ ꫟ ꪠꪱꪥ꫁ ꪵꪠ꪿ꪙ ꪡꪱ꫁ ꪠꪫꪸ ꪒꪺꪙ꪿ ꪬꪱ ꪙꪱꪉ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪼꪡ ꪄꪫꪱꪉ ꪄꪽ꫁ ꪹꪄꪱ ꪄꪫꪸ ꪹꪨ ꪠ꪿ꪷ 230- ꪢꪮꪀ ꪤꪽ꪿ ꪀꪺ꫁ ꪕꪺ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪣꪺ ꪣꪒꪳ ꪙꪱꪙ ꪖꪮꪉ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪚꪮꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꪹꪏꪱ ꪬꪥꪴ꪿ ꪕꪱ꫁ꪫ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪚꪮꪀ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿- ꪵꪀꪫ꫁ ꪻꪋ꫁ ꪭꪚꪲ ꪬꪱ ꪙꪱꪉ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪠꪫꪸ ꪩꪷ ꪁꪮꪙ ꪄꪫꪱꪉ ꪋꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꪚꪙꪲ ꪵꪎꪫ꫁ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪑꪉꪰ ꪣꪲ ꪙꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪵꪀꪫ꫁ ꫃ꪏꪙ ꪔꪙꪸ ꪄꪱꪫ ꪎꪮꪉ꪿

250

235- ꪵꪥꪉ ꪹꪀꪷꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪎꪣ ꪭꪺꪣ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪣꪉꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪻꪋ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪎꪳ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪘꪱꪥ ꪬꪱ ꪑꪱ ꪙꪱꪙ ꪹꪔ꫁ꪱ ꪹꪚꪙ ꪜꪱꪥ ꪁꪙꪳ ꪁꪮꪚ ꪀꪴ ꪹꪙꪷ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪵꪩꪉ꫁ ꪁꪮꪉ ꪖꪱ꫁ ꪄꪱꪫ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪙꪽ꫁ ꪩꪱꪥ ꪑꪱ ꪙꪱꪙ ꪹꪬꪷꪉ ꪬꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪁꪱꪉ꫁ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ 240- ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪄꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪱꪀ ꪁꪮꪙ ꪚꪙꪲ ꪅꪮꪙ ꫟ ꪵꪎꪫ꫁ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ ꪚꪙꪲ ꪁꪫꪱ꪿ ꪄꪚꪾ ꪋꪴ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪹꪣꪉ ꪩꪣꪴ꪿ ꪩꪷ ꪁꪮꪙ ꪄꪫꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪫ꪿ꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪙꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪄꪱꪫ ꪻꪎ ꪹꪀꪷꪉ꪿ ꪵꪝꪉ ꪜꪱꪙ ꪹꪊꪱ꫁ ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪚ꫁ꪷ-ꪵꪔ꪿ 245- ꪭꪮꪒ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꫛ ꪁꪉ꪿ꪰ ꪨꪱꪥ ꪵꪎꪙ ꪵꪒꪙ ꪹꪣꪉ ꪹꪕ꫁ꪱ ꪄꪮꪙ ꪄꪫꪱꪉ ꪡꪱ꫁ ꪔ꪿ꪾ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪊꪀꪰ ꪀ꫁ꪲ ꪎꪚꪲ ꪠꪴ꫁ ꪭꪮꪚ ꪝꪮꪣ꫁ ꪒꪴ ꪫꪀꪸ ꪕꪽ ꪒꪫꪸ ꫃ꪕꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪔꪱꪙ ꪩꪱꪉ ꪝꪱꪫ꫁ ꪩꪾ ꪖꪫꪸ ꪻꪚ ꪵꪚꪉ꪿ ꪥꪱꪚ ꪥꪚꪲ ꪹꪨꪙ꫁ ꪻꪚ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪀꪺꪥ ꪶꪩꪣ 250- ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪉ꫁ꪸ ꪶꪭꪣ ꪹꪢ꫁ꪷ ꪭꪲ ꪭꪱꪥ ꪊꪾ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪀꪴ ꪚꪱꪉ ꪣ꫁ꪳ ꪙꪱꪉ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪄ꪿ꪾ ꪤꪫꪸ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪭꪙ ꪨꪺꪉ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪨꪱꪉ ꪉꪱꪣ ꪁꪾ ꪵꪄꪚ ꪬꪷ ꪵꪜꪚ ꪡꪱ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪭꪉꪴ꪿ ꪹꪎꪱ ꪕꪮꪉ ꪋꪮꪉ ꪎꪉꪴ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪉꪷꪙ ꪄꪱꪫ ꪭꪣꪲ ꪝꪮꪀ 255- ꪈꪮꪥ꫁ ꪀ꪿ꪷ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪭ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪁꪾ ꪤꪱꪒ ꪚꪉꪰ ꪣꪉꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪵꪁꪫꪉ꫁ ꪑꪱꪣ ꫃ꪤꪙ ꪵꪒꪒ ꪎꪮꪉ꪿

251

ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪶꪩꪉ ꪁꪫ꪿ꪱ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪩꪱ ꪼꪜ꪿ ꪬꪷ ꪁꪾ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪤ꫁ꪳ ꪶꪩꪉ ꪼꪜ ꪹꪢꪷꪙ ꪠ꪿ꪷ ꪕꪀꪴ ꫛ ꪁꪮꪥ ꪠꪷ꪿ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪶꪩꪉ ꪨꪙ꫁ꪲ 260- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪎꪙ ꫟ ꫛ ꪵꪬ꪿ ꪹꪭꪱ ꪭꪙ꪿ꪳ ꪭꪙꪳ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪄ꪿ꪲ ꪋꪫꪸ ꪕꪫꪸ ꪒꪺꪙ꪿ ꪁꪮꪥ ꪠꪫꪸ ꪩꪱ ꪁꪮꪙ ꪵꪎꪫ꫁ ꪎꪮꪉ ꪝꪱꪥ ꪶꪀꪙ ꪵꪬ꪿ ꪎꪱꪫ ꪘꪣꪴ꪿ ꪵꪎꪫ ꪔꪙꪲ ꪋꪱꪉ꫁ ꪣꪲ ꫃ꪮ꪿ ꪨꪱꪥ ꪝꪽ ꪎꪉꪸ ꪙꪽ ꫛ ꪀꪮꪙ꪿ ꪨꪉꪰ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪝꪽ ꪨꪱꪥ ꪭꪮꪥ꫁ 265- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪕꪫꪸ ꪨꪲꪙ꫁ ꪁꪫꪱ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪙꪳ ꪹꪖꪷꪉ ꪬꪮꪉ꫁ ꪬꪷ ꫃ꪤꪙ ꪐꪣ꫁ꪸ ꪔꪱꪉ꪿ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪶꪔ ꪙꪮꪥ꫁ ꪉꪮꪥ ꪊꪚꪾ ꪜꪱꪥ ꪒꪮꪥ ꪣꪽ ꪁꪷ꫁ ꪫꪮꪥ ꫟ ꪭꪮꪉ꫁ ꪬꪱ ꪙꪱꪉ ꪎꪉꪸ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪜꪙ꪿ꪲ ꪘꪱ꫁ ꪁꪮꪥ ꪹꪨꪒ ꪵꪩ ꪬꪱ 270- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪔ ꪒꪲ ꪉꪱꪣ ꪋꪣꪴ꪿ ꪁꪾ ꪜꪱꪙ ꪵꪔꪣ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪷꪙ꫁ ꪀꪱꪥ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪭꪀꪸ ꪶꪙꪀ ꪣꪱ ꪊꪾ ꪶꪙꪀ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪙꪲ ꪡꪽ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪣ ꪬꪷ ꪹꪖꪷꪉ ꪔꪱꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪬꪺꪚ ꪮꪣꪴ꫁ ꪩꪙꪸ ꪄ꪿ꪾ ꪚꪱꪥ ꪹꪮꪱ ꪄꪺꪙ ꪵꪝꪉ ꪝꪽ ꪝꪱꪉ ꪹꪝꪱ ꪹꪚꪱ꪿ ꪫꪱꪉ ꪊꪾ ꪼꪒ꫁ 275- ꪣꪉꪳ ꪶꪨꪉ ꪹꪚꪉ꫁ ꪹꪠꪉ ꪻꪒ ꪣꪱ ꪜꪮꪉ꪿ ꪀꪴ ꫃ꪩ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪄꪱꪙ ꪔꪮꪚ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱꪙ ꪮꪽ ꪮꪺꪙ ꪙꪲ꫁ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪻꪋ꫁ ꪭꪚꪲ ꪣꪱ ꪼꪩ ꪻꪬ꫁ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪵꪀꪫ꫁ ꪹꪠꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪙꪱꪙ ꪹꪬꪷꪉ

252

ꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪕꪫꪸ ꪕꪱꪉ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪶꪩꪣ ꪮꪮꪙ ꪣꪱ ꪭꪮꪒ 280- ꪶꪙꪀ ꪕꪮꪒ ꪖꪮꪥ꫁ ꪥꪙꪸ ꪥꪙ꪿ꪳ ꪥꪺꪉ ꪎꪳ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪎꪚꪮꪉ ꪘ꫁ꪱ ꪄꪱꪫ ꪡꪮꪉ ꪹꪙ꫁ ꪼꪢ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪜꪱꪀ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪁꪮꪥ ꪁꪮꪥ꫁ ꪹꪬꪷꪉ ꪬꪱꪀ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪉ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪎꪱꪥ ꪵꪝꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪹꪭꪱ ꪊꪱ ꪑꪉꪰ ꪊꪺꪚ ꪹꪚꪱ꪿ ꪙꪷ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪁꪒꪳ ꪶꪬꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪎꪳ ꪶꪨꪉ 285- ꪶꪀꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪣꪸ ꪼꪜ꪿ ꫃ꪭ ꫃ꪬꪙ ꪘꪱ꫁ ꪣꪲ ꪭꪱꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪺꪀ ꪩꪱ꫁ ꪝꪱꪉ ꪵꪚꪫ꫁ ꪹꪜꪱ꪿ ꪨꪱꪥ ꪏꪳ ꫃ꪩ ꪩꪱꪥ ꪎꪱꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪖꪱꪣ ꪄꪱꪫ꪿ ꪹꪮꪷꪙ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪻꪋ꫁ ꪭꪚꪲ ꪠꪫꪸ ꪕꪱꪉ ꪝꪽ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪫꪸ ꪹꪩꪱ꪿ 290- ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪎꪱꪙ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪣꪱ ꪖꪮꪉ ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪼꪀ ꪎꪱꪙ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪨ꪿ꪷ ꪁꪫꪱ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪡꪱꪫ꫁ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪭꪣꪸ ꪖꪮꪉ ꪩꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪀꪽ ꪒꪴ ꪕ꪿ꪷ ꪡꪙꪴ ꪹꪣꪉ ꪡꪱ꫁ ꪝꪉꪳ ꪮꪱ ꪙꪱ꫁ ꪀꪺꪉ ꪹꪭꪙ ꪏ꫁ꪾ ꪶꪬꪉ꪿ 295- ꪤꪫꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪉ ꪨꪀꪰ ꪒꪱꪫ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪣ꫁ꪳ ꪵꪎꪙ ꪁ꪿ꪾ ꪙꪱꪙ ꪖꪮꪉ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪙꪸ ꪎꪱꪙ ꪻꪋ꫁ ꪕꪫꪸ ꪼꪜ ꪵꪘ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪹꪀꪷꪥ꫁ ꪠꪱꪀ ꪻꪬ꫁ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪶꪙꪀ ꪙꪮꪥ꫁ ꪻꪋ꫁ ꪭꪚꪲ ꪠꪫꪸ ꪕꪱꪉ ꪣꪉꪳ ꪁ꫁ꪷ ꪑꪱ ꪶꪨꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪕꪮꪒ ꪖꪮꪥ꫁ ꪵꪘ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ 300- ꪄꪮꪥ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪅꪱ ꪨꪉꪰ ꪁꪮꪚ ꪁꪫꪱꪣ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪷ

253

ꪜꪱꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪖꪱ꫁ ꪁꪮꪚ ꪁꪫꪱꪣ ꪡꪉꪰ ꪄꪱꪫ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪩꪱꪥ ꪶꪙꪀ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪙꪲ ꪄꪱꪥ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜ꪿ꪱ ꪼꪣ꫁ ꪶꪭꪥ ꪔꪱꪫ꪿ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪕꪱ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪊꪱ ꪀꪱꪫ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪮꪙ꫁ ꪕꪀꪰ ꪵꪉ꫁ ꪶꪙꪀ ꪹꪮꪷꪙ꪿ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪣꪉ ꪣꪱ ꪙꪱ 305- ꪚꪙꪴ ꪹꪜꪉ ꪖꪱ꫁ ꪁꪮꪉ ꪁꪫꪱꪣ ꪭꪴ꫁ ꪄꪱꪫ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪱꪥ ꪶꪙꪀ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪔꪮꪚ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪱꪉ ꪨꪀꪰ ꪙꪱꪙ ꪖꪮꪉ ꪝ꪿ꪲ ꪹꪭꪷꪥ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪎꪳ ꪎꪱꪙ ꪙꪱꪉ ꪔꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪹꪮꪱ ꪹꪔꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪹꪊꪱ꫁ ꪁꪾ ꪩꪱꪙ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪤꪴ꪿ ꪹꪙꪱ ꪒꪲ ꪫ꪿ꪱ ꫃ꪩ ꪑꪱ ꪣꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪣꪺ ꪻꪊ ꪵꪎꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ 310- ꪙꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪁꪒꪳ ꪶꪬꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁꪮꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪖꪮꪉ ꪀꪽ ꪫꪱ꪿ ꫃ꪩ ꪎꪮꪉ ꪹꪎꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪤꪷ ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪡꪱ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪒꪰ ꪹꪋꪉ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪹꪒꪷꪙ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪄ꪿ꪲ ꪚꪙꪲ ꪶꪎꪙ ꫟ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪣ ꪶꪚꪙ ꪜꪱꪙ ꪵꪮꪙ꪿ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪼꪜ ꪀꪮ꪿ꪙ ꪊꪮꪉ ꪕꪱꪉ 315- ꪩꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪚꪙꪲ ꪙꪾ ꪵꪎꪫ꫁ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ ꪅꪳ ꪭꪫ꪿ꪸ ꪚꪙꪲ ꪹꪮꪷꪙ꪿ ꪵꪎꪫ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪡ꫁ꪱ ꪁꪳ ꪢꪮꪀ ꪶꪩꪣ ꪜꪫꪲ ꪫꪲꪫ ꫟ ꪼꪜ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꪕꪽ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꪹꪙꪱ ꪬꪮꪉ꫁ ꪀꪺꪉ ꪬꪷ ꪣꪲ ꪎꪮꪉ꪿ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪒꪉꪴ꫁ ꪎꪽ꪿ ꪎꪱꪥ 320- ꪣꪳ ꪡꪱꪥ ꪙ꫁ꪾ ꪔꪱ ꪝꪉꪰ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪭꪺꪚ ꪮꪣꪴ꫁ ꪹꪩꪥ ꪀꪮꪒ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪊꪮꪣ ꪹꪝꪱ ꪹꪮꪷꪥ꫁ ꪑꪱ ꪀꪺ ꪒꪴꪉ꫁ ꪨꪱꪀ ꪎꪉꪰ ꪹꪙ꪿ꪷ

254

ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪵꪖꪙ ꪠꪱꪙ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪹꪭꪱ ꪭꪺꪣ꪿ ꪹꪭꪙ ꪒꪫꪸ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪄꪙꪸ ꪎꪱꪙ ꪻꪋ꫁ ꪊꪣꪲ ꪏꪙꪳ ꪕꪫꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪱꪥ 325- ꪁꪒꪳ ꪶꪬꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪵꪮꪣ ꪙꪮꪉ꫁ ꪝ꪿ꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪣꪱ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪻꪊ ꪵꪊꪉ꫁ ꪝꪱ ꪤꪙꪳ ꪹꪥꪙ꫁ ꪔꪙꪳ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪕꪱꪫ꫁ ꪔꪱ ꪹꪨꪒ ꪵꪩ ꪒꪴ ꪹꪢꪷꪙ ꪉꪱꪣ ꪝꪉꪸ ꪹꪀꪷꪉ꪿ ꪀꪽ ꪄꪱꪫ ꪒꪮꪙ꪿ ꪁꪺꪙ ꪹꪀꪷꪉ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪵꪕꪚ ꪹꪙ꫁ ꪹꪩꪥ ꪶꪩꪒ ꪕꪣꪸ ꪵꪠꪉ 330- ꪎꪮꪉ ꪵꪝꪉ ꪀꪽ ꪀꪺꪀ ꪹꪀꪱ ꪭꪺꪣ꪿ ꪭꪉꪸ ꪹꪠ ꪠꪽ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪊꪉꪸ ꪹꪄꪱ꫁ ꪄꪺꪚ ꪚꪙꪴ ꪊꪺꪚ ꪼꪒ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪵꪝꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪒꪱꪉ꪿ ꪜꪮꪉ ꪎꪮꪉ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪮꪣꪴ꫁ ꪹꪮꪱ ꪕꪣꪸ ꪣꪲ ꪼꪜ꪿ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪵꪣꪉ ꫜ ꪵꪒꪒ ꪎꪮꪉ꪿ ꪔꪮꪉ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪹꪭꪉ꪿ ꪹꪭ꪿ ꪬꪷ ꪎꪉꪴ 335- ꪠꪉꪴ ꫛ ꪹꪠꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪶꪀꪉ ꪊꪺ꪿ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪒ꫁ ꪚꪒꪸ ꪭꪴ꫁ ꪻꪙ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪷ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪣ ꪹꪔꪱ ꪼꪪ꫁ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪼꪩ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪋꪉꪸ ꪕꪱꪙ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪠꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪠꪴ ꪁ ꪷ꫁ꪒꪴ ꪙꪱꪉ ꪘꪰꪉ꫁ ꪻꪙ ꪬꪷ ꫃ꪬꪙ ꪨꪱꪀ 340- ꪎꪉꪸ ꪩꪀꪴ ꪼꪬ꫁ ꫛ ꪜꪱꪀ ꪀꪱꪉ ꪁꪙꪳ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪈꪲ ꪹꪉꪷ ꪚꪱꪫ꪿ ꪊꪱꪙ ꪣꪲ ꪏꪳ ꪻꪒ ꪵꪕ꫁ ꪜꪺ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪻꪋ꫁ ꪚꪱꪫ꪿ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪣ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪔꪱꪉ ꪖ꪿ꪾ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪊꪮꪣ ꪁ꪿ꪾ ꪹꪩꪥ ꪹꪩꪱ꪿ ꪹꪎꪱ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪔ꫁ꪱ ꪹꪣ ꪭꪮꪒ ꪬꪷ ꪙꪱꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ

255

345- ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪠꪉ ꪙꪱꪉ ꪶꪀꪉ ꪊꪺ꪿ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪋꪙꪸ ꪀꪱꪫ꪿ ꪔꪱꪙ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪹꪫꪱ꫁ ꪝꪉꪳ ꪢꪴ꪿ ꪀꪫꪱꪙ ꪎꪱꪥ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪵꪠꪉ ꪹꪣꪉ ꪣꪱ ꪎꪴ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪔ꫁ꪱ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪼꪒ꫁ ꪄꪺꪚ ꪜꪲ ꪜꪱꪥ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪚꪙꪴ ꪣꪲ ꪼꪒ꫁ ꪋꪱꪥ ꪒꪫꪸ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ 350- ꪎꪷ ꪎꪴ ꪹꪄꪱ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪼꪩ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪝ꪿ꪷ ꪹꪭꪙ ꪜꪺ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥꪷ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪚꪉꪲ ꪜꪺ ꪑꪱ ꪵꪔꪀ ꫃ꪊ ꪕꪲ꪿ ꪅꪮꪉ ꫛ ꪼꪭ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪷ ꪹꪝꪷꪉ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪹꪮꪷꪙ ꪝ꪿ꪷ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪮꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪣ ꪹꪔꪱ ꪜꪺ ꪕ꪿ꪲ ꫃ꪏꪉ ꪕꪽ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪜꪺ ꪁꪷ꫁ ꪣꪺ ꪻꪊ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪶꪎꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪅꪙꪴ ꪋꪒꪸ 355- ꪕꪱꪙ꪿ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪠꪉꪴ ꪻꪋ꫁ ꫛ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪬ꪿ ꪵꪬꪙ ꪎꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪄꪙ ꪄꪮꪉ ꪠꪱꪥ꫁ ꪎꪸ ꪹꪭꪙ ꪫꪽ ꪝꪱꪥ꪿ ꪜꪺ ꪊ꪿ꪲ ꪭꪫꪱꪥ ꪀꪫꪸꪒ ꪄꪱ꫁ ꪎꪸ ꪩꪀꪴ ꪣꪲ ꪎꪱ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪜꪱꪉ ꪩꪙꪴ ꪻꪬ꫁ ꪹꪎꪱ ꫃ꪏꪉ ꪈꪣꪸ ꪵꪠꪚ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪼꪡ ꪵꪜꪨꪚ ꪼꪢ꫁ ꪠꪉꪴ ꪹꪭ꪿ ꪹꪭꪉ ꪶꪚꪙ 360- ꪵꪝꪫ꪿ ꪹꪨꪉ ꪵꪒꪉ ꪣꪒꪳ ꪣꪺ ꪁꪺꪙ ꪹꪭꪱ꫁ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪲꪉ ꪵꪭꪣ ꪐꪣ꫁ꪸ ꪔꪱꪉ꪿ ꪎꪷ ꪡꪀꪴ ꪶꪏꪥ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪜꪮꪥ꪿ ꪹꪥ ꪎꪱ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪁꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪉꪷꪙ ꪄꪱꪫ ꪹꪣ ꪑꪙ꪿ꪳ ꪎꪷ ꪜꪮꪥ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪠꪱ ꪙꪮꪥ꫁ ꪑꪱ ꪀꪫꪒꪸ ꪭꪫꪱꪥ ꪎꪸ 365- ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪹꪎꪉ ꪵꪝꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪋꪱꪥ ꪒꪫꪸ ꪐꪉꪰ ꪮꪮꪙ꪿ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪜꪺ ꪊꪱ ꪮꪱꪥ꫁ ꪉꪙꪲ ꪹꪎꪉ ꪹꪄꪥ ꪮꪮꪀ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ

256

ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪠꪺ ꪣꪸ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪝ ꪶꪒꪥ ꪶꪎꪣ ꪁꪴ꪿ ꪀꪽ ꪙꪱ ꪎꪷ ꫃ꪜꪙ ꪄꪮꪥ꫁ ꪡꪀꪴ ꪶꪏꪥ꫁ ꪊꪥꪴ꫁ ꪵꪀꪫꪒ ꪉꪫꪱꪥ ꪹꪠꪷꪙ ꪁꪷ꫁ ꪒꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪎꪷ ꪼꪪ꫁ ꪶꪙꪚ ꪛꪱꪒ ꪙ꫁ꪲ ꪨꪷ꫁ 370- ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪀꪫꪱꪒ ꪼꪫ꫁ ꪩꪺꪉ ꪹꪎꪷꪣ ꪜꪒꪴ ꪼꪐ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪜꪺ ꪜꪒꪴ ꪼꪐ ꪹꪚꪱ꪿ ꪡꪉꪰ ꪎꪱ ꪻꪬ꫁ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪁꪺꪙ ꪼꪡ ꪣꪺ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪬꪷ ꪀꪺ꫁ ꪀ꪿ꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪙꪉꪴ꪿ ꪎꪮꪒ ꪹꪎ꫁ ꪻꪎ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪻꪙ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪁꪉꪲ ꪶꪔꪙ ꪻꪙ ꪻꪊ ꪊꪉꪲ ꪹꪚꪱ꪿ ꪝꪺꪙ ꪨꪷ ꪡꪱꪫ꫁ 375- ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪫ꫁ ꪀꪮꪒ ꪹꪘꪱ꫁ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪱ ꪝꪱꪉ꪿ ꪭꪉꪸ ꪵꪠꪉ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪑꪱ ꪩꪮꪙ ꪄꪺꪙ ꪮꪮꪙ ꪨꪱꪀ ꪶꪨꪉ ꪨꪷ ꪝꪺꪙ ꪔꪱꪥ ꪋꪱ꫁ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪒꪰ ꪹꪋꪉ꪿ ꪣꪱ꫁ ꪬꪱꪉ꫁ ꪻꪎ꪿ ꪮꪱꪙ ꪁꪾ ꪎꪮꪉ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪄꪲ꪿ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪨꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪨꪱ ꪎ꪿ꪸ ꪵꪄꪫꪙ ꪁꪷ 380- ꪙꪱꪉ ꪮꪱ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱꪥ ꪬꪱꪉ ꪣꪱ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪩꪙꪸ ꪡꪽ ꪠꪱꪥ꫁ ꪩꪱ ꪬꪷ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪼꪜ ꪀꪮꪙ꪿ ꪊꪮꪉ ꪕꪱꪉ ꪎꪮꪉ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪙꪱꪉ ꪹꪒꪷꪙ ꪕꪮꪥ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪁꪮꪥ ꪵꪊꪉ꫁ ꪠ꪿ꪷ ꪹꪢꪷꪙ 385- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪷꪙ꫁ ꪎꪉꪸ ꪎꪉꪴ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪼꪕ ꪕꪀꪴ ꪝꪮꪣ꫁ ꪎꪴ ꪤꪴ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪠꪱꪥ꪿ ꪝ꫁ꪲ ꪑꪱ ꪼꪎ꫁ ꪹꪘꪥ꪿ ꪘꪱꪫ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ ꪀꪴ ꪊꪀꪰ ꪹꪒꪷꪙ ꪩꪱ ꪘꪲ ꪎꪴ꪿ ꪹꪭꪙ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪷ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪢꪴ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪝꪲ ꪿ꪙꪮꪉ꫁ ꪹꪮꪷꪙ꫁ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ

257

ꪵꪣꪉ ꫜ ꪹꪖꪷꪉ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ ꪣꪒꪳ ꪣꪺ ꪁꪺꪙ ꪹꪭꪱ꫁ 390- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪨꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪨꪒꪴ ꪜꪉꪲ ꪶꪩꪉ ꪶꪕꪀ ꪶꪯ ꪏꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪸ ꪵꪝꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪜꪫꪲ ꪶꪩꪉ ꪼꪢ꫁ ꪣꪷ꪿ ꪙꪱꪉ ꪠ꪿ꪷ ꪵꪊꪉ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪜꪱꪙ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪁꪉꪲ ꪔꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪮꪱ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱꪥ ꪬꪱꪉ ꪣꪱ꫁ ꪨꪒꪴ ꪶꪔꪀ ꪩꪣꪴ꪿ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪕꪮꪥ꪿ ꪕꪱꪉ ꪔꪙꪲ 395- ꪩꪱ ꪚꪙꪲ ꪠꪱꪥ꫁ ꪀꪱꪉ ꪬꪱꪫ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪹꪕ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪶꪨꪉ ꪣ꫁ꪱ ꪕꪫꪸ ꪩꪺꪉ꪿ ꪹꪣ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪁ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪭꪙ ꪄꪺꪙ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪵꪣ꪿ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪮꪉ꫁ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪬꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪀꪴ ꪮꪮꪙ꪿ ꪋꪱꪥ ꪒꪫꪸ ꪤꪫꪸ ꪁꪙꪳ ꪨꪉꪰ ꪵꪣ꪿ ꪁꪉꪲ ꪻꪊ ꪬꪮꪥ꫁ ꪣꪉꪳ ꪙꪱ 400- ꪩꪀꪴ ꪵꪣ꪿ ꪹꪮꪷꪥ꫁ ꪹꪙꪱ ꪬꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪎꪱꪥ ꪻꪊ ꪀꪴ ꪬꪱꪉ꪿ ꪶꪨꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪱ ꫃ꪬꪙ ꪘꪱ꫁ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪙꪀ ꪵꪀ꪿ꪙ-ꪵꪀꪫ꫁ ꪹꪏꪱ ꪩꪱ꫁ ꪁꪮꪉ ꪖꪱ꫁ ꪹꪜꪱ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪄꪣ ꪻꪊ ꪨꪱꪥ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪒꪰ ꪁꪷ ꪔꪱꪥ ꪐꪱꪣ ꪹꪝ꪿ ꪫꪱꪉ ꪶꪨꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪼꪜ ꪠꪉꪰ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪎꪱꪣ ꪁꪽ ꪙꪱ ꪔ꪿ꪷ 405- ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪀꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪝꪮꪣ꫁ ꪭꪙꪴ ꪄ꫁ꪷ ꪹꪚꪱ꪿ ꪚꪱꪉ ꪹꪩꪱ ꪊꪉꪰ꪿ ꪵꪘ ꪭꪮꪒ ꪹꪊꪱ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪩꪱ ꪠꪫꪸ ꫜ ꪒꪴ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪨꪉ ꪕꪫꪸ ꪼꪜ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪹꪎ꫁ ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪔꪳ ꫃ꪛ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪵꪎꪙ ꪵꪁꪫꪥ ꪒꪴ ꪨꪱꪀ ꪎꪮꪉ ꪵꪄꪀ ꪼꪬ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪄꪺꪙ ꪮꪮꪙ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ 410- ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪙꪮꪙ ꪵꪁ꪿ ꪶꪒꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪕꪽ ꪬꪙꪲ ꪭꪱꪥ꫁

258

ꪣꪳ ꪚꪱꪥ ꪠꪱ꫁ ꪚꪉꪰ ꪹꪢꪥ ꪔꪱꪉ ꪔꪚꪴ ꪹꪙꪱ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪩ ꪣꪱ꫁ ꪁꪮꪥ ꪖꪮꪣ꪿ ꪡꪉꪰ ꪒꪴ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪄꪚꪾ ꪅꪱ ꪅꪮꪥ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪘꪱ꫁ ꪼꪀ꪿ ꪹꪢꪥ ꪤꪽ꪿ ꪥꪮꪥ꫁ ꪭꪾ ꪋꪣꪴ꪿ ꪮꪙꪳ ꪵꪅꪫꪉ 415- ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪬꪫꪲ ꪵꪭꪉ ꪀꪽ꫁ ꪹꪏꪱ ꪒꪱꪥ ꪵꪉ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪹꪩꪥ ꪹꪩꪱ꪿ ꪏꪾ꫁ ꪙꪮꪙ ꪨꪚꪰ ꪒꪺ ꪹꪬꪷꪉ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪠꪲ ꪝꪱꪙ ꪖꪮꪉ ꪹꪀꪚ ꪩꪱ ꪹꪮꪱ ꪼꪒ꫁ ꪊꪉꪴ ꪠꪫꪸ꪿ ꪠꪱꪥ꫁ ꪼꪡ ꪄꪫꪱꪉ ꪹꪒꪷꪙ ꪒꪉꪴ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪫꪱꪀ ꪒꪉꪴ꫁ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪵꪩꪫ꫁ ꪣꪱ꫁ ꪼꪜ꪿ ꪣꪲ ꫃ꪬꪙ 420- ꪹꪭꪱ ꪊꪀꪰ ꪔꪱꪥ ꪄꪺꪙ ꪮꪮꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪖꪮꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꪹꪖꪷꪉ ꪤꪱꪫ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪫ꫁ ꪀꪮꪒ ꪹꪘ꫁ꪱ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪮꪉ꫁ ꪣꪱ ꪝꪱꪉ꪿ ꪕꪣꪸ ꪵꪠꪉ ꪭꪱ ꪊꪀꪰ ꪩꪱ ꪵꪝꪉ ꪼꪜ ꫃ꪎꪙ ꪒꪫꪸ ꪁꪮꪥ꪿ ꪹꪙꪱ ꪁꪮꪉ ꪖ꫁ꪱ ꪝ꪿ꪲ ꪹꪙꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜ꪿ꪱ ꪼꪣ꫁ ꪕꪫꪸ ꪎꪱꪫ꪿ ꪬꪱ ꪩꪱ ꪮꪽ ꪹꪬꪷꪉ ꪵꪕ꫁ ꪑꪱ ꪹꪈꪱ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪎꪉꪰ ꪵꪒ꪿ 425- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪀꪮꪒ ꪹꪘꪱ꫁ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪮꪉ꫁ ꪎꪮꪙ ꪎꪉ꪿ꪰ ꪚꪉꪰ ꪩꪱ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪙꪱꪉ ꪒꪫꪸ ꪼꪬ꫁ ꪔꪱ ꪝꪉꪰ ꪀꪲꪉ꫁ ꪹꪀꪙ꪿ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪝ꪿ꪲ ꪊꪀꪰ ꪩꪱ ꪹꪜꪀ ꪙꪮꪉ꫁ ꪫꪱꪉ ꪻꪬ꫁ ꪬꪱꪀ ꪔꪱꪥ ꪵꪕ꫁ ꪭꪳ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪘꪱꪥ ꪵꪖꪙ ꪹꪘ ꪤꪴ꪿ ꫃ꪕꪉ ꪑꪉꪰ ꪭꪴ꫁ ꪭ꫁ꪳ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪁꪒꪳ ꪹꪣ꪿ ꪎꪮꪉ ꪀ꪿ꪷ ꪖꪮꪥ꫁ ꪋꪺꪙ ꪻꪋ꫁ ꪹꪭꪱ ꪕꪱꪫ꪿ ꪶꪭꪣ ꪀꪽ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ 430- ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪔꪱꪥ ꪕꪽ ꪻꪒ ꪖꪀꪳ ꪀꪮꪉ ꪔ꪿ꪷ ꪭꪉꪸ ꪎꪮꪉ ꪘꪱ꫁ ꪀꪽ ꪙꪱ ꪹꪢꪷꪙ ꪠ꪿ꪷ ꪡꪱ꫁ ꪎꪉ꫁ꪸ ꪎꪮꪉ꪿ ꪶꪚꪙ ꪹꪭꪉ ꪹꪭꪱ ꪁꪷ꫁ ꪹꪎꪉ ꪀꪽ ꪨꪱꪥ ꪎꪺꪙ꪿ ꪔꪱꪥ ꪹꪚꪱ꪿ ꪖꪮꪉ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪭꪙ ꪹꪖꪷꪉ ꪤꪱꪫ꫁ ꪵꪕ꫁ ꪭꪳ

259

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪵꪝꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪒꪫꪸ ꪎꪫꪸ ꪭꪫꪸ ꪙꪮꪉ꫁ ꪑꪱ ꪶꪄꪣ ꪢꪮꪣ꫁ ꪢꪮꪀ ꪎꪉꪰ ꪹꪙꪷ 435- ꪝ꪿ꪲ ꪊꪀꪰ ꪩꪱ ꪊꪱꪀ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪾ ꪩꪱꪙ꫁ ꪼꪀ ꪵꪚꪉ꪿ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪀꪮꪙ꪿ ꪹꪙꪷ ꪊꪉꪴ ꪙꪱꪉ ꪨꪱꪥ ꪬꪮꪒ ꪵꪭꪉ ꪬꪫꪲ ꪼꪬ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꪵꪩ ꪬꪱ ꪙꪱꪉ ꪙꪱ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪫ꫁ꪱ ꪒꪮꪣ ꪵꪝꪉ ꪹꪘꪱ꫁ ꪜꪮꪥ꪿ ꪒꪫꪸ ꪙ꫁ꪲ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪀꪴ ꪣꪱ ꪫꪱꪉ ꪎꪸ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪹꪎ꫁ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ 440- ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪬ꫁ ꪹꪀꪙ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪁꪉꪲ ꪤꪮꪒ ꪹꪨꪉ ꪠꪮꪣ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪅꪚꪾ ꪅꪱ ꪅꪮꪥ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪻꪎ꫁ ꪁ꪿ꪾ ꪣꪱ ꪨ꫁ꪷ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪎꪢꪷꪙ ꪡꪱ꫁ ꪣꪺ ꪣꪒꪳ ꪶꪠꪙ ꪶꪩꪣ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪶꪔꪙ ꪁꪺꪙ ꪙꪮꪥ꫁ ꪛꪲ ꪛꪱꪥ ꪹꪄꪱ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪶꪝꪚ ꪥꪱ꪿ ꪹꪋ꫁ ꪬꪺ ꪒꪮꪙ꪿ ꪀꪱꪉ ꪕꪱꪉ 445- ꪣꪽ ꪹꪮꪱ ꪠꪱꪥ꫁ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪣ ꪹꪭꪙ ꪤꪴ꪿ ꪭꪉꪴ꪿ ꪁ꪿ꪾ ꪹꪋꪱ꫁ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪹꪐ꪿ ꪜꪱ ꪎꪲ ꪎꪱ ꪡꪱꪫ꫁ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪹꪄꪱ꫁ ꪏꪺꪙ꪿ ꪤꪾ ꪀꪙ꪿ꪲ ꪼꪫ꫁ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪀꪺꪉ ꪹꪭꪙ ꪤꪫꪸ ꪕꪷ꪿ ꪠꪲ ꪝꪱꪙ ꪖꪮꪉ ꪊꪱꪙ ꪩꪮꪉ ꪹꪮꪱ ꪼꪒ꫁ 450- ꪹꪩꪱ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪭꪮꪒ ꪠꪴ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪶꪔꪙ ꪕꪱꪙ꪿ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꫜ ꪒꪴ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꪙꪾ ꪩꪱ ꪠꪱꪥ꫁ ꪕꪫꪸ ꪖꪮꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪕ꪿ꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪠꪲ ꪠꪀꪴ ꪼꪫ꫁ ꪩꪱ ꪵꪀꪫ꫁ ꪵꪨꪉ꪿ ꪖꪙꪴ ꪭꪙꪴ ꪪꪽ ꪨꪷ ꪎꪉꪲ ꪭꪳ ꪹꪮꪱ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪩ ꪭꪱ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪵꪉ꫁ ꪹꪅꪱ ꪢꪮꪣ꫁ ꪨꪱꪀ ꪹꪨꪉ

260

455- ꪒꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪣꪲ ꪁꪀꪲ ꪕꪱ꪿ꪙ ꫛ ꪢꪱꪥ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪔ꫁ꪱ ꪑꪱꪉ꪿ ꪑꪱꪥ꫁ ꪹꪣ ꪶꪕ꪿ ꪹꪏꪱ ꪒꪮꪣ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꫛ ꪢꪱꪥ꫁ ꪄꪷ꪿ ꪎꪷ ꪵꪣ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪋꪽ꫁ ꫃ꪜꪙ ꪩꪀꪴ ꪀꪮꪙ ꪼꪣ ꪵꪩꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꫃ꪯꪣ ꫃ꪜꪙ ꪵꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ 460- ꪵꪩ ꫃ꪬꪙ ꪩꪱ ꪶꪔ ꪒꪲ ꪠꪀꪴ ꪻꪙ ꪖꪙꪴ ꪼꪫ꫁ ꫃ꪯꪣ ꪹꪭꪷꪥ ꪭꪳ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪄꪮꪉ ꪒꪲ ꪼꪫ꫁ ꪭꪙꪴ ꪠꪮꪣ ꪹꪨꪉ ꪨꪱꪀ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪮꪱ ꪁꪫꪱ꪿ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪏꪮꪙ꫁ ꪄꪲ꪿ ꪼꪜ ꪣꪱ ꫃ꪥꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꫃ꪯꪣ ꪊꪱ ꪔꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩꪀꪴ ꪕꪱꪙ꪿ ꪠꪀꪴ ꪼꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪉꪙꪲ ꪀꪺ 465- ꪊꪣꪸ ꪵꪔ꪿ ꪹꪮꪱ ꪣꪱ ꪼꪒ꫁ ꪣꪺ ꪎꪴ ꪊꪉꪸ ꪄꪺꪚ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪜꪮꪥ꪿ ꪵꪀ꫁ ꪜꪱꪀ ꪼꪫ꫁ ꪣꪲ ꪻꪬ꫁ ꪎꪺꪙ꪿ ꪀꪙꪲ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪝꪺꪙ ꪨꪷ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪣꪽ ꪚꪙꪲ ꪩꪱ ꪼꪜ꪿ ꪤꪱꪙ꫁ ꪕ꪿ꪷ ꪣꪽ ꪚꪙꪲ ꪩꪺꪉ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪣ ꪡꪱ꫁ ꪬꪱ ꪹꪊꪱ꫁ ꫛ ꪹꪀꪱ꪿ ꪒꪴ ꪣꪽ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪵꪘ ꪹꪫꪱ꫁ ꪎꪷ ꪵꪣ꪿ ꪡꪉꪰ ꪒꪴ 470- ꪀꪴ ꪎꪷ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪣ ꪒꪴ ꪄꪾ꪿ ꪹꪚꪷꪉ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪹꪭꪷꪥ ꪑꪉꪰ ꫃ꪜꪙ ꪼꪒ꫁ ꪁꪳ ꪻꪊ ꪎꪽ ꪮꪱꪫ꪿ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪭꪴ꫁ ꪀꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪝꪱ ꪉꪱꪙ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪭꪳ꫁ ꪒꪴ ꪔꪱꪉ ꪵꪮꪚ ꪹꪕꪷꪚ ꪵꪮꪚ ꪮꪮꪙ꫁ ꪕꪷ ꪵꪠꪚ ꪑꪉꪰ ꫃ꪜꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪠꪲ ꪊꪉꪰ꪿ ꪋꪲ ꪭꪀꪰ ꪹꪎꪉ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪭꪱ ꫛ ꪄꪷ꪿ 475- ꪑꪉꪰ ꪭꪀꪰ ꪵꪕ꫁ ꪵꪕꪙ ꪻꪎ꪿ ꪒꪙꪲ ꪙꪱ ꪵꪣ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪵꪣ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪁꪫꪱꪣ ꪕꪫꪸ ꪼꪜ ꪹꪩꪱ꪿ ꪼꪫ ꪠꪲ ꪹꪎ꫁

261

ꪠꪲ ꪜꪴ ꪹꪋ꫁ ꪉꪙꪲ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪶꪋꪣ ꪒꪲ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪣꪮꪚ ꪩꪱ ꪵꪀꪫ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪮꪱꪙ ꪻꪬ꫁ ꪄꪲ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪨꪉꪰ ꪩꪱ ꪹꪒꪷꪙ ꪁꪫꪱ꪿ 480- ꪚꪙꪲ ꪒꪉꪴ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪎꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪠꪲ ꪹꪎ꫁ ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪑꪱꪣ ꪒꪲ ꪣꪱ꫁ ꪝꪷ ꪡꪉꪰ ꪵꪉ꫁ ꪹꪘꪥ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪕꪷꪚ ꪣꪱ꫁ ꪶꪩꪉ ꪩꪣꪴ꪿ ꪬꪱ ꪵꪭꪉ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪅꪱꪚ ꪅꪱ ꪅꪮꪥ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷ ꪻꪎ꫁ ꪁ꪿ꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪾ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪝꪾ ꪣꪱ꫁ ꪡꪽ ꪭꪚꪲ ꪩꪱ ꪚꪙꪲ 485- ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪽ ꪵꪭꪙ꫁ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪹꪏꪱ ꪤꪴ꪿ ꪎꪉꪰ ꪫꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪘꪱ꫁ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪮꪉ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪩꪱ꪿ ꪹꪅꪱ ꪹꪈꪱ ꪊꪉꪴ ꪙꪱꪉ ꪨꪱꪥ ꪀꪮꪒ ꪁꪷ ꪩꪱ ꪼꪬ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪑꪷ ꪣꪳ ꪼꪩ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪶꪚꪙ ꪒꪙꪲ ꪎꪷ ꪵꪖꪙ ꪹꪘ ꪀꪫ꪿ꪲ ꪹꪥ ꪋꪮꪥ꪿ ꪁꪣꪴ꫁ 490- ꫃ꪕꪉ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪒꪙꪲ ꪙ꫁ꪾ ꪻꪬ꫁ ꪤꪚꪴ ꪹꪥ ꪀꪴ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪙꪳ ꪕꪫꪸ ꪨꪉꪰ ꪎꪴ꪿ ꪹꪭꪙ ꫃ꪀꪫꪥ ꪤꪱꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪒꪺꪙ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪁꪙꪳ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ ꪀꪱꪫ꪿ ꪊꪱ ꪎꪴ꪿ ꫃ꪯꪣ ꪵꪣ꪿ ꪘꪴ꫁ ꪀꪴ ꪀꪮꪙ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪒꪰ ꪵꪮꪚ ꪣꪱ꫁ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪄ꪿ꪲ ꪠꪫꪸ ꪕꪱꪉ 495- ꪊꪉꪴ ꪙꪱꪉ ꪨꪱꪥ ꪬꪮꪒ ꪵꪭꪉ ꪬꪫꪲ ꪼꪬ꫁ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪹꪘꪥ꪿ ꪠꪮꪣ ꪹꪨꪉ ꪨꪱꪥ ꪫꪽ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪹꪀꪱ꪿ ꪵꪣ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪮꪙ꫁ ꪕꪀꪰ ꪕꪱꪫ꫁ ꪚꪱꪥ ꪮꪣꪴ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪵꪄꪙ

262

ꪩꪲ ꪵꪩꪙ ꪹꪎꪱ ꪀꪮꪒ ꪁꪷ ꫃ꪕꪉ ꪼꪬ꫁ 500- ꪵꪣ꪿ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪱꪣ ꪬꪱ ꪚꪙꪴ ꪑꪷ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪾ ꪹꪠ ꪙꪱꪉ ꪙꪱꪒ ꪣꪉꪳ ꫃ꪩ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪄ ꪜꪱꪀ ꪔꪱꪙ꫁ ꪄꪱꪙ ꪵꪣ꪿ ꪊꪱ ꪁꪾ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪫꪱꪉ ꪵꪝꪉ ꪼꪜ ꪕꪮꪥ꪿ ꪙꪾ ꪩꪱ ꪵꪀꪫ꫁ ꪫꪱꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪼꪫ꫁ ꪕꪲ꪿ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪜꪮꪣ ꫛ ꪁꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪎꪷ ꪻꪋ꫁ ꪹꪝꪙ꪿ 505- ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꫛ ꪻꪒ ꪹꪔꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪠꪺꪉ ꪑꪉꪰ ꪊꪺꪚ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪹꪮꪱ ꪋꪮꪥ꪿ ꪩꪉ꫁ꪸ ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪶꪨꪉ ꪔꪱꪥ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨ꫁ꪷ ꪩꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪶꪎꪉ ꪻꪊ ꪨꪱꪥ ꪹꪚꪱ꪿ ꪹꪮꪱ ꪕꪮꪥ꪿ ꪙꪾ ꪒꪮꪣ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪵꪣ꪿ ꪹꪭꪷꪥ ꪈꪾ꪿ ꪖꪲꪲ꪿ ꪵꪕ꫁ ꪝꪷ ꪫꪉ꪿ꪲ ꪁꪉꪲ ꪔꪱꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪛꪱ ꫃ꪯꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪊꪮꪣ ꪁꪾ ꫃ꪜꪙ ꪵꪣ꪿ 510- ꪹꪨ꫁ꪱ ꪻꪐ꪿ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪕꪀꪰ ꪕꪱꪫ꫁ ꪡꪱꪥ ꪔꪮꪙ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪄꪺꪙ ꪵꪁ ꪝꪉꪸ ꪙ꫁ꪾ ꪣꪳ ꪚꪱꪥ ꪡꪱꪥ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪤꪱꪒ ꫜ ꪡꪱꪥ ꪹꪣ ꪵꪖꪙ ꪨꪷ꪿ ꪹꪚꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꪡꪱ꫁ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪔ꪿ꪷ ꪄꪷ ꪵꪄꪙ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪀꪙꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪁꪣꪴ꫁ ꪙꪮꪉ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪁꪙꪳ ꪁꪮꪚ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪥꪷ ꪤꪱꪒ ꫜ ꪡꪱꪥ ꪹꪣ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪹꪊꪱ꫁ ꫃ꪕ ꪨꪱ ꪵꪖꪙ ꪋꪉ꪿ꪰ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ 515- ꪀꪙꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪊꪺꪚ ꪹꪘꪱ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪝꪮꪣ꫁ ꪑꪱ ꪬꪱꪀ ꪙꪱꪙ ꪹꪖꪷꪉ ꪤꪱꪒ ꫜ ꪡꪱꪥ ꪹꪣ ꪵꪖꪙ ꪩꪙꪸ ꪝꪱꪙ ꪵꪔꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪱ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪀꪙꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪁꪣꪴ꫁ ꪙꪱꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪙꪱꪒ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪸ ꪣꪉꪲ꪿ ꪣꪱ ꪖꪮꪉ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪤꪱꪒ ꫜ ꪡꪱꪥ ꪹꪣ ꪠꪲ ꪜꪴ꪿ ꪹꪋ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪄꪮꪥ꫁ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ꪿ 520- ꪎꪮꪉ ꪵꪀꪀ ꪘꪱ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪣꪳ꫁ ꪩꪙꪸ ꪼꪬ꫁ ꪎꪱꪙ꪿ ꪄꪺꪙ

263

ꪻꪨ ꫃ꪬꪙ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪻꪙ ꪔꪱ ꪜꪱꪙ ꪻꪠ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪋꪮꪥ꪿ ꪁꪣꪴ꫁ ꪁꪙꪳ ꪁꪮꪚ ꪑꪱ ꪹꪬꪷꪉ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪤꪱꪒ ꫜ ꪡꪱꪥ ꪹꪣ ꪠꪲ ꪜꪴ꪿ ꪹꪋ꫁ ꪒꪾ꫁ ꪮꪮꪀ ꪀꪺꪉ ꪹꪭꪙ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪀꪙꪲ ꪵꪩ꫁ꪫ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪁꪮꪥ꪿ ꪋꪀꪰ ꪩꪱꪀ ꪨꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪸ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪣꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪄꪮꪥ꫁ ꪹꪙꪷ 525- ꪚꪒꪰ ꫜ ꪝꪷ ꪑꪱꪣ ꪵꪩꪫ꫁ ꪫꪱꪉ ꪜꪱꪉ ꪹꪨꪱ꫁ ꪤꪱꪒ ꪝꪷ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪨꪱ꫁ ꪵꪄꪉ꪿ ꪝꪮꪣ꫁ ꪩꪱ ꪊꪱꪀ ꪉꪱꪣ ꪒꪲ ꫃ꪕꪉ ꪄꪙꪴ ꪀꪫꪱꪙ ꪣꪺꪙ꪿ ꪶꪋꪣ ꪹꪅꪱ ꪹꪅꪱ꫁ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪹꪕꪱ꫁ ꪢꪮꪙ ꪩꪱꪥ ꪹꪏꪱ ꪬꪥꪴ꪿ ꪹꪢꪷꪙ ꪠꪷ꪿ ꪶꪔꪙ꫁ ꪚꪮꪀ ꪼꪣ꫁ ꪻꪚ ꪹꪨ꫁ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪀꪺꪥ 530- ꪹꪖꪷꪉ ꪑꪱꪣ ꪡꪱ꫁ ꪼꪄ ꪹꪙꪉ ꪚꪱꪙ ꪚꪮꪀ ꪮꪱꪥ ꪬꪮꪣ ꪹꪭ꪿ꪉ ꪕꪺ꪿ ꪹꪣꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪱ꫁ꪫ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪙꪸ ꪎꪱꪉ꪿ ꪻꪊ ꪒꪮꪣ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꪊꪉꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪹꪊꪱ꫁ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪣꪲ ꪵꪚꪉ꪿ * ꪣꪱ ꪫꪱꪉ ꪀꪴ ꪎꪸ ꪵꪬꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪹꪎ꫁ 535- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪼꪔ꫁ ꪹꪬꪉ ꪕꪙꪸ ꪹꪏꪷ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪎꪷ ꪒꪺꪙ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪕꪫꪸ ꪕꪮꪥ꪿ ꪬꪱ ꪠꪺ ꪑꪱ ꪶꪨꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪵꪉ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪩꪱ ꪼꪜ ꪅꪮꪙ ꫟ ꪠꪱꪥ꫁ ꪼꪡ ꪄꪫꪱꪉ ꪨꪱꪥ ꪥꪱꪙ꪿ 540- ꪶꪁꪚ ꫜ ꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪠꪱꪥ꫁ ꪶꪒꪉ ꪕꪫꪸ ꪣꪱ ꪭꪮꪒ ꪎꪮꪉ ꪀꪮꪒ ꪼꪬ꫁ ꪕꪉꪰ ꪵꪉ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪜ꪿ ꪫꪱꪉ ꪀꪽ

264

ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪮꪱ ꪠꪱꪥ꫁ ꪕꪫꪸ ꪬꪱ ꪠꪺ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪵꪣ꪿ ꪙ꫁ꪾ ꪕꪽ ꪕꪲ꪿ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪵꪩꪫ꫁ ꪨꪷ꫁ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꫃ꪬꪙ ꪝꪱꪉ ꪒꪾ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪄꪲ꪿ ꪹꪭ ꪵꪋꪫ ꪄꪙ꫁ꪳ 545- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪀꪙꪳ ꪩꪱꪥ ꪵꪁꪙ꫁ ꪻꪙ ꪻꪊ ꪨꪙ꫁ꪲ ꪨꪽ꪿ ꪮꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪀꪱꪥ꪿ ꪖꪮꪥ꫁ ꪵꪄꪀ ꪭꪀꪸ ꪝꪱꪉ ꪒꪾ ꪣꪱ ꪊꪾ ꪄꪮꪥ꫁ ꪎꪷ ꪹꪑꪷ ꪕꪱꪙ꪿ ꪵꪒ꪿ ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪁꪾ ꪶꪜꪉ ꪊꪱꪉ꫁ ꪝꪱꪉ ꪮꪱꪫ ꪎꪷ ꪄ꪿ꪲ ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪬꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪀꪱ꫁ ꪀꪮꪉ꪿ ꪘꪱ꫁ ꪵꪉ ꪁꪫꪲ꫁ ꪉꪱꪣ ꪵꪊꪉ꫁ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪔꪙꪸ 550- ꪻꪙ ꪻꪊ ꪨꪷ ꪵꪮꪚ ꪄꪙꪲ ꪀꪺꪀ ꪙꪱꪉ ꪭꪳ ꪼꪒ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪄꪀꪴ ꪙ꫁ꪾ ꪙꪱꪉ ꪢꪮꪣ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪚꪱꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪀꪱꪉ ꪶꪎꪉ ꪚꪮꪙ꪿ ꪹꪘꪷꪥ ꪕ꪿ꪲ ꪕꪽ ꪛꪉꪰ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪝꪱꪉ ꪒꪾ ꪔꪱꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪵꪄꪉ ꪚꪱꪥ ꪄ꪿ꪾ ꪚꪱꪙ ꪬꪚꪸ ꪙꪮꪉ꫁ ꪵꪝꪉ ꪵꪀꪫ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪎꪱ 555- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪁꪾ ꪼꪪ꫁ ꪫꪱꪙ ꪎꪷ ꪼꪩ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪐꪱ꪿ ꪵꪕ꫁ ꪀꪙꪲ ꪶꪎꪣ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪙꪮꪙ ꪮꪱꪫ ꪹꪭꪷꪥ ꪤꪫꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪩꪣ ꪨꪺꪉ ꪹꪔꪱ꫁ ꫃ꪔꪉ ꪹꪭ ꪔꪱꪥ ꪊꪱꪀ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪶꪁꪚ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪕ꪿ꪲ ꪀꪷ ꪢꪱꪀ ꪬꪱ꫁ ꪉꪱ꪿ ꪁꪮꪣ꫁ ꪝꪺꪉ ꪠꪽ꫁ ꪎꪀꪴ ꪹꪨꪉ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪫꪱꪙ ꪮꪱꪫ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪮꪱ ꪣꪱ ꪀꪙꪲ ꪤꪱ ꪋꪲ꪿ ꪮꪱꪫ ꪹꪭꪷꪥ 560- ꪣꪽ ꪁ꫁ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕꪷ꪿ ꪀꪱ꫁ ꪀꪮꪉ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪉꪱꪣ ꪵꪊꪉ꫁ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪔꪙꪸ ꪚꪱꪙ ꪻꪊ ꪥꪙꪸ ꪹꪚꪱ ꪿ꪖꪉꪸ ꪕ꪿ꪲ ꪁꪫꪱꪣ ꪙꪱꪉ ꪔꪱꪙ꫁ ꪣꪽ ꪊꪉꪰ꪿ ꪕꪫꪸ ꪡꪽ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪖꪷꪉ ꪀꪷ ꪚꪱꪥ ꪉꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪊꪉꪰ꪿ ꪩꪀꪰ ꪈ꪿ꪾ ꪘꪉ꫁ꪰ ꪻꪙ ꪕꪮꪉ꫁ ꪵꪘꪉ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪔꪱꪥ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ

265

ꪀꪴ ꪁꪷ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪭꪫꪱꪥ ꪁꪉꪲ ꪻꪬ꫁ ꪝꪱꪉ ꪒꪾ ꪹꪀꪉ꪿ ꪬꪚꪸ ꪎꪉꪰ ꪨꪷ꫁ 565- ꪙꪱꪉ ꪄ꪿ꪾ ꪼꪒ꫁ ꪝꪱꪥ ꪵꪩꪫ꫁ ꪣꪳ ꪵꪕꪚ ꪚꪱꪥ ꪵꪋꪫ ꪥꪴ ꪫꪱ꪿ ꪙꪮꪙ ꪶꪔꪙ ꪔꪱꪥ ꪵꪬꪉ꪿ ꪻꪒ ꪣꪀꪰ ꪡꪙꪴ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪥ꫁ ꪖ꪿ꪷ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪭ ꪝꪉꪴ꪿ ꪼꪨ ꪶꪩꪉ ꪁꪮꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪚꪉ꫁ ꪹꪣꪉ ꪻꪒ ꪙꪱꪙ ꪜꪮꪉ꪿ ꪹꪁꪷꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꫃ꪬꪙ ꪕꪰ꪿ꪷ ꪔꪮꪉ꪿ ꪎꪮꪉ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪶꪩꪣ ꪹꪜꪱ꪿ ꪘꪱꪫ ꫃ꪤꪙ 570- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꫛ ꪔꪱꪥ ꪼꪨ ꪨꪉ꪿ꪲ ꪶꪩꪉ ꪣꪱ ꪜꪱꪙ꫁ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪉꪙꪲ ꪤꪱꪙ꫁ ꪡꪮꪥ ꪻꪊ ꪢꪮꪣ꫁ ꪢ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪖꪮꪒ ꪖ꪿ꪷ ꪼꪫ꫁ ꪖꪱ꫁ ꪕ꪿ꪷ ꫃ꪫꪙ ꪔꪱꪥ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪊꪉꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꪠꪺ ꪬꪮꪒ ꪁꪉꪲ ꪡꪮꪥ ꪣꪙꪸ꫁ ꪜꪱꪀ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪼꪒ꫁ ꪋꪲ ꪕꪮꪒ ꪶꪔꪙ ꪔꪱꪥ 575- ꪠꪷ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪡꪱ꫁ ꪠꪒꪸ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪩꪱꪥ ꪋ꪿ꪷ ꪹꪨꪉ ꪵꪒꪉ ꪙꪱꪉ ꪊꪉꪰ꪿ ꪼꪩ꫁ ꪹꪄꪷ꪿ꪙ ꪡꪱ꫁ ꪹꪥ ꪋꪮꪥ꪿ ꫛ ꪶꪨꪉ ꪵꪒ꪿ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪣꪽ꫁ ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪲ ꫛ ꪶꪨꪉ ꪄꪷ꪿ ꪒꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪡꪱ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪬ꫁ ꪒꪚꪾ ꪭ꫁ꪷ ꪔꪱꪥ ꪁꪀꪲ ꪭꪱꪣ ꪠꪺ ꪣꪺ ꪪꪽ ꫃ꪜꪙ ꪬꪮꪒ ꪬꪫꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪻꪥ ꪎꪱꪫ ꪥꪮꪥ꫁ 580- ꪚꪒꪰ ꫜ ꪡꪱ꫁ ꪶꪠꪀ ꪻꪬ꫁ ꪤꪱ ꪋꪮꪉ꫁ ꪶꪩꪉ ꪋꪮꪥ꪿ ꫛ ꪶꪄꪣ ꪶꪚꪙ ꪹꪘ ꪜꪽ ꪵꪚꪉ꪿ ꪶꪩꪉ ꪜꪫꪲ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪝꪱ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪚꪱꪥ ꪹꪮꪱ ꪄ꪿ꪾ ꪄ꪿ꪾ ꪹꪮꪱ ꪼꪒ꫁ ꪭꪮꪒ ꪵꪩꪫ꫁ ꪵꪁꪫ꫁ ꪣꪱꪣ꪿ ꪥꪙꪸ ꪀꪙꪳ ꪩꪙꪸ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪻꪊ ꪎꪱꪉ꪿ ꪣꪱ ꪹꪕ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ 585- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪮꪉ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪉꪙꪲ ꪶꪩꪉ꪿ ꪥꪙꪸ ꪚꪱꪉ

266

ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪵꪀꪫ꫁ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪩꪀꪴ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪑꪷ ꪣꪳ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪮꪷꪙ ꪡꪱ꫁ ꪕꪀꪴ ꪚꪱꪒ ꫃ꪕ ꪨꪱ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪤꪱ ꪻꪬ꫁ ꪝꪉꪳ ꪔꪱꪥ ꪀꪙꪲ ꪁꪴ꪿ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪥꪙꪸ ꪩꪮꪀ ꫃ꪜꪙ ꫛ 590- ꪶꪎꪙ ꫟ ꪹꪎꪱ ꪒꪺꪙ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪭꪮꪒ ꪹꪭ ꪋꪮꪥ꪿ ꪚꪱꪥ꫁ ꪠꪉꪴ ꪫꪱ꪿ ꪎꪷ ꫃ꪜꪙ ꪄꪮ꫁ꪥ ꪋꪙꪸ ꪹꪩꪷꪥ ꪎꪱꪣ ꪋꪺ꪿ ꪵꪒ꪿ ꪹꪙꪷ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪚꪱꪙ ꪚꪮꪀ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱꪫ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪄꪱꪣ꫁ ꪄꪱꪥ꪿ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪣꪉ ꪚꪙꪴ ꪹꪜꪉ ꪋꪺꪙ ꪘꪫ꪿ꪸ ꪙꪱꪉ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪹꪣ ꪎꪴ꪿ ꪊꪮꪣ ꪊꪉꪰ 595- ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪩꪳ ꪫꪱ꪿ ꪹꪣꪉ ꪨꪺꪉ ꪀꪫꪱꪉ꫁ ꪔꪳ ꪶꪡꪙ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ ꪹꪥꪀ ꫟ ꪬꪽ꫁ ꫛ ꪁꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪔꪱ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪖꪮꪉ ꫃ꪕꪉ ꪒꪙꪲ ꪵꪖꪙ ꪵꪔ꪿ꪉ ꪣꪱ ꪶꪭꪣ ꪬꪽ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪩ꫁ꪾ ꪩꪱꪙ ꪕꪱ꪿ ꪊꪮꪣ ꪋꪉ꪿ꪰ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪩꪉꪲ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪹꪎꪱ ꪒꪉꪰ ꪼꪡ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪀꪳ ꪤꪴ꪿ ꪻꪙ ꪭꪣꪲ ꪙ꫁ꪾ 600- ꪉꪺ ꪁꪫꪱꪥ ꪄ꫁ꪱ ꪝꪽ ꪶꪔ ꪩꪱꪙ꫁ ꪁꪉ꪿ꪰ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪻꪋ꫁ ꪠꪉꪴ ꪚꪱꪫ꪿ ꪹꪣ ꪖꪾ꪿ ꪊꪾ ꪁꪾ ꪻꪋ꫁ ꪕꪫꪸ ꪼꪜ ꪻꪬ꫁ ꪭꪮꪒ ꪎꪴ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪔꪱꪙ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪹꪫꪱ꫁ ꪵꪘ ꪎꪴ꪿ ꪝꪉꪳ ꪹꪎꪱ ꪹꪋꪱ ꪖꪱꪥ ꪼꪪ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪎꪱ ꪭꪴ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ 605- ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪤꪴ꪿ ꪀ꫁ꪾ ꪠꪱꪥ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪹꪣꪉ ꪮꪙ꪿ꪳ ꪶꪨꪉ ꪣꪱ ꪎꪷ ꪜꪱ ꪋꪙ꫁ꪲ ꪁꪾ ꪀꪙꪲ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪮꪮꪙ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪭꪮꪒ ꪵꪬꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪋꪷꪉ꪿ ꪭꪱꪉ ꪀꪙꪲ

267

ꪥꪙꪸ ꫃ꪬꪙ ꪬꪽ꫁ ꪣꪲ ꪄꪴ ꪀꪱꪙ ꪨꪱꪀ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪠꪴ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪊꪮꪣ ꪊꪉꪰ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ 610- ꪕꪽ ꪤꪾ ꪣꪙ꫁ꪸ ꪭꪫꪱꪥ ꫃ꪎꪙ ꪶꪩꪒ ꪋꪺ꪿ ꪕꪸꪙ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪒꪱꪫ꫁ ꪨꪺꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪕꪾ ꪀꪱꪙ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪎꪱ ꪹꪫꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪹꪊꪱ꫁ ꪮꪮꪙ꪿ ꪭꪀꪸ ꪫꪱ꪿ ꪭꪴ꫁ ꪭꪱꪀ ꪼꪣ꫁ ꪤꪱ ꪩꪮꪀ ꪥꪙꪳ ꪹꪬꪷꪉ ꪹꪎꪱ ꪖꪱꪣ ꪵꪊꪉ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪭꪴ꫁ ꪎꪮꪉ꪿ 615- ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪹꪭꪱ ꪋꪮꪥ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪑꪉꪰ ꪊ꪿ꪳ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪚꪱ꪿ ꪙ꫁ꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪠꪫꪸ ꪹꪔꪱ꫁ ꪶꪭꪉ ꪨꪺꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪕꪲ꪿ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪹꪏꪱ ꪬꪥꪴ꪿ ꪹꪎꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪫꪱ꫁ ꪖ꪿ꪲ ꪵꪊꪉ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪋꪽ꫁ ꪀꪱꪙ ꪬꪱꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪭꪀꪸ ꪫ꪿ꪱ ꪎꪙꪲ ꪁꪺꪙ ꪼꪒ꫁ ꪤꪱ ꪥꪙꪳ ꪭꪴ꫁ ꪩꪮꪀ 620- ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪉꪴ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪋꪉꪸ ꪼꪪ꫁ ꪀꪱꪫ꪿ ꪖꪱꪥ ꫃ꪕꪉ ꪀꪮꪉ ꪀꪮꪉ꫁ ꪵꪁꪙ ꪨꪱ ꪹꪀꪱ ꪵꪎꪉ꪿ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪼꪜ ꪭꪚꪾ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪎꪴ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪉꪸ ꪙꪽ ꫛ ꪀꪮꪙ꪿ ꪨꪉꪰ ꫃ꪮ꪿ ꪝꪽ ꪨꪱꪥ ꪭꪮꪥ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪢꪷꪙ ꪣꪉꪴ꪿ ꪁꪮꪥ ꪒꪴ 625- ꪝꪉꪳ ꪄꪴ ꪀ꫁ꪾ ꪒꪙꪲ ꪹꪣꪉ ꪹꪠꪉ ꪝꪲ꫁ ꪩꪉꪲ ꪩ꪿ꪾ ꪀ꫁ꪾ ꪹꪣꪉ ꪙ꫁ꪲ ꪹꪏꪉ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꫃ꪀꪫꪥ ꪙꪱꪉ ꪙꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪣꪲ ꪔꪱꪙ ꪝꪱꪫ꫁ ꪝꪽ ꪩꪾ ꪻꪚ ꪵꪚꪉ꪿ ꪈꪮꪥ꫁ ꪀ꪿ꪷ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪭ꪿ ꪡ꫁ꪱ ꪁꪾ ꪤꪱꪒ ꪚꪉꪰ ꪣꪉꪴ ꫃ꪕꪉ ꪹꪎꪱ ꪩꪺꪙ꫁ ꪹꪉꪷꪙ ꪄꪱꪫ ꪭꪣꪲ ꪝꪮꪀ

268

630- ꪠ꪿ꪷ ꫃ꪬꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪶꪭꪉ ꫟ ꪹꪨꪙ꫁ ꪩꪱꪥ ꪩꪺꪉ ꪒꪴ ꪨꪱꪀ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪕꪱ꫁ ꪹꪄ꪿ꪱ ꪼꪬ꫁ ꪶꪬꪉ꪿ ꪠꪺ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪨꪉ ꪹꪣꪉ ꪑꪉꪰ ꪶꪬꪉ꪿ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪙ꫁ꪷ ꪙꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪼꪬ꫁ ꪬꪮꪒ ꪵꪉ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪹꪏꪱ ꪒꪱꪥ ꪶꪁꪚ ꫜ ꫃ꪬꪙ ꫛ ꪻꪋ꫁ ꪹꪣꪉ ꪶꪨꪉ ꪣꪱ ꪭꪮꪒ 635- ꪏꪑꪮꪚ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪄꪙꪴ ꪹꪖꪱ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪊꪱ ꪏꪉꪫꪱꪥ ꪀꪺꪥ ꪵꪀꪫꪉ꪿ ꪣꪳ ꪋꪉꪸ ꪼꪪ꫁ ꪚꪱꪙ ꪁꪾ ꪕꪸꪙ꫁ ꪁꪫꪱꪣ ꪹꪣ ꪫꪙꪸ ꪁꪮꪚ ꪹꪣꪷꪥ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪣ ꪋꪮꪥ꪿ ꪤꪱ ꪹꪮꪱ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪮꪣ ꪹꪣꪉ ꪑꪉꪰ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ 640- ꪻꪬ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪶꪀꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪩꪱꪙ ꪕꪱ꪿ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꪑꪉꪰ ꪹꪎꪉ ꪄꪮꪥ꫁ ꪠꪺ ꪣꪸ ꪮꪫꪸ ꪔꪀꪸ ꪭꪀꪰ ꪚꪮꪀ ꪼꪫ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪒꪲ ꫃ꪕꪙ ꪻꪐ꪿ ꪄꪮꪥ꫁ ꫃ꪁ ꪄꪫꪱꪉ ꪻꪙ ꪙꪮꪀ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ ꪫꪱꪉ ꪜꪽ ꪎꪱꪣ ꪹꪚꪱ꪿ ꪩꪣꪳ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ 645- ꪼꪩ꫁ ꪕꪱꪙ꪿ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪋꪮꪥ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪡꪽ ꪑꪱꪉ꪿ ꪹꪣ ꪹꪜꪉ ꪜꪱꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪙꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪬ꫁ ꪔꪱ ꪝꪉꪰ ꫃ꪜꪙ ꪬꪱ꪿ ꪝꪙꪴ꫁ ꪩꪱꪥ ꪕꪙ꫁ꪸ ꪀꪱꪀ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪔꪴ ꪄꪮꪥ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪹꪈꪱ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪩꪙꪸ ꪨꪱ ꪋꪫ꫁ꪸ ꪑꪱꪣ ꪁꪾ ꪼꪜ ꪎꪴ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪠꪱꪥ꫁ ꪹꪣ ꪭꪮꪒ ꪹꪖꪷꪉ ꪋꪉꪸ 650- ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪉꪸ ꪣꪽ ꫛ ꪕꪺ꪿ ꪹꪭꪙ ꪣꪺ ꪼꪬ꫁ ꫃ꪕꪉ ꪀꪮꪉ ꪁꪮꪉ꫁ ꪵꪁꪙ ꪨꪱ ꪎꪘꪮꪉ ꪎꪚꪸ

269

ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪮꪮꪙ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪭꪮꪒ ꪣꪱ ꪋꪮꪥ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪥ ꪕꪱꪙ꪿ ꪁꪾ ꪀꪳ ꪋꪒꪸ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪮꪉ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪶꪨꪉ ꪁꪱꪉ꫁ ꪘꪱꪥ ꪵꪚꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪜꪲ ꪙ꫁ꪲ ꪵꪩꪫ꫁ 655- ꪕꪾ ꪚꪙꪴ ꪻꪬ꫁ ꪠꪲ ꪫꪙꪸ ꪎꪽ ꪹꪀ꪿ꪱ ꪯꪲ ꪙꪱ ꫃ꪒꪒ ꪚꪮꪬ ꪼꪣ꫁ ꪹꪬꪉ ꪼꪔ꫁ ꪹꪏꪷ ꪹꪄꪷꪙ꪿ ꪹꪖꪷꪙ ꪠꪲ ꪕꪀꪴ ꪕ꪿ꪲ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪀꪴ ꪤꪴ꪿ ꪕꪽ ꪻꪒ ꪵꪕ꫁ ꪎꪷ ꪕ꪿ꪷ ꪠꪲ ꪜꪴ꪿ ꪒꪾ꫁ ꪀꪙꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪹꪠꪷꪉ꪿ ꪹꪥ ꪬꪱ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪵꪀꪫ꫁ ꪠꪺ ꪄꪺꪙ ꪻꪬ꫁ ꪁꪮꪚ ꪀꪴ ꪹꪙꪷ 660- ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪶꪔꪙ ꪅꪱꪙ ꪹꪙꪱ ꪤꪴ꪿ ꪒꪫꪸ ꪶꪬꪉ꪿ ꪁꪮꪉ ꪹꪏꪱ ꪖ꫁ꪱ ꪹꪢꪷꪙ ꪠ꪿ꪷ ꪡ꫁ꪱ ꪩꪴ ꪜꪙ꪿ꪸ ꪶꪒꪥ ꪒꪱꪫ ꪹꪎꪱ ꪁ꫁ꪷ ꪎꪱ ꪀꪽ ꪊꪣꪸ ꪵꪔ꪿ ꪩꪱꪉ ꪋꪙꪸ ꪼꪫ꫁ ꪵꪎꪙ ꪎꪽ꪿ ꪏ꫁ꪾ ꪡꪙꪴ ꪹꪘ ꪨꪱ ꪁꪴ꪿ ꪁꪒꪳ ꪶꪬꪉ꪿ ꪹꪘꪱ꫁ ꪙꪮꪙ ꪵꪩꪉ꫁ ꪁꪮꪉ ꪖꪱ꫁ ꪬꪱꪉ꪿ ꪹꪬꪷꪉ 665- ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪖꪲ ꪒꪲ ꪅꪱꪙ ꪵꪀꪫ꫁ ꪁꪷ ꪎꪱꪥ ꪀꪴ ꪤꪴ꪿ ꪏꪳ ꫃ꪩ ꪄꪮꪚ ꪹꪣ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪼꪄ ꪣꪱ ꪜꪲ ꪻꪢ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪻꪒ ꪭꪺꪥ ꫟ ꪮꪱꪥ ꪀꪙ꪿ꪲ ꪬꪮꪣ ꪕꪉ꪿ꪸ ꪩꪱꪫ ꪣꪱ ꪹꪭꪱ꫁ ꪮꪱꪥ꫁ ꪶꪬꪉ꪿ ꪙꪮꪉ꫁ ꪜꪱꪙ ꪵꪀꪫ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪵꪠꪉ ꪵꪩꪉ ꪉꪱꪥ ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪱꪣ ꪀꪙꪲ ꪩꪮꪙ ꪤꪴ꪿ 670- ꪕꪱꪫ꪿ ꪄ꪿ꪾ ꪹꪎ꫁ ꪣꪱ ꪙꪱꪉ ꪒꪴ ꪹꪢꪷꪙ ꪁꪉꪲ ꪚꪱꪉ ꪹꪩꪥ ꪨꪱꪀ ꪹꪨꪉ ꪹꪝ꪿ ꪭꪱꪣ ꪎꪸ ꪹꪄꪱ꫁ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪊꪮꪣ ꪼꪡ ꪹꪁꪱ꫁ ꪫꪱꪉ ꪎꪉꪸ ꪭꪮꪉ꫁ ꪬꪽ꫁ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪣꪱ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪘ ꪹꪖꪷꪉ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪣꪸ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ

270

ꪙꪱꪉ ꪤꪴ꪿ ꪥꪉꪰ꫁ ꪒꪮꪣ ꪥꪱ꪿ ꪹꪙꪱ ꪹꪬꪷꪉ ꪨꪱꪥ ꪵꪩꪫ꫁ 675- ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪠꪺ ꪄꪺꪙ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪹꪔꪱ꫁ ꪜꪮꪉ꪿ ꪡꪉꪰ ꪉꪙꪲ ꪕ꪿ꪷ ꪖ꪿ꪷ ꪩꪷ ꪭꪮ꫁ꪉ ꪝꪴ ꪎꪉꪴ ꪏꪙꪽ꪿ ꪔꪙ꪿ꪳ ꪣꪱ ꪨꪷ꫁ ꪕꪉꪰ ꪕ꪿ꪲ ꪠꪉꪴ ꪵꪮꪫ꪿ ꪮꪙ꫁ꪲ ꪶꪋꪣ ꪋꪴ꫁ ꪋꪺꪙ ꪀꪺ꫁ ꪀꪺꪀ ꪹꪀꪱ ꪁꪷ꫁ ꪣꪲ ꪠꪺ ꪼꪜ ꪵꪩꪫ꫁ ꪣꪸ ꪣꪽ ꪘꪲ ꪎꪚꪾ ꪵꪕ꫁ ꪙꪱ ꪶꪕꪀ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪬꪱꪀ ꪼꪒ꫁ ꪼꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪉꪙꪲ ꪚꪱꪚ ꪀꪺꪉ ꪻꪊ 680- ꪜꪱꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪼꪒ꫁ ꪣꪸ ꪒꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪵꪚꪉ꪿ ꪏꪲ꫁ ꫃ꪩ ꪹꪚꪱ꪿ ꪕꪮꪥ꪿ ꪵꪕ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪚꪱꪫ꪿ ꪠꪫꪸ ꪁꪙꪳ ꪹꪣ ꪹꪙꪷ ꪹꪮꪱ ꪙꪱꪉ ꪻꪬ꫁ ꪶꪭꪥ ꪹꪬꪉ ꪄꪙꪳ ꪵꪣ꪿ ꪀꪴ ꪙꪱ ꪭꪳ ꪊꪉꪰ꪿ ꪫꪱꪉ ꪤꪴ꪿ ꪄ꫁ꪷ ꪎꪽ ꪙ꫁ꪲ ꫃ꪜꪙ ꪚꪱꪚ ꪊꪺꪙ ꪁꪉꪲ ꪹꪁꪷꪙ꫁ ꫃ꪩ ꪕꪫꪸ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪀꪱꪥ ꪕ꪿ꪮꪥ ꪝ꪿ꪲ 685- ꪹꪄꪱ꫁ ꪭꪮꪒ ꪝꪮꪣ꫁ ꪕꪣꪸ ꪵꪕꪚ ꪭꪉꪸ ꪀꪽ ꪎꪮꪙ ꪩꪮꪙ ꫛ ꪁꪉꪰ ꪹꪭꪙ ꪕꪣꪴ꪿ ꪼꪩ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪕꪱꪥ ꪻꪚ ꪼꪣ꫁ ꪣꪺꪙ ꪵꪠꪚ ꪤꪱ ꪤꪾ ꪑꪱ ꪨꪱꪀ ꪘ꫁ꪱ ꪄꪫꪲ ꪭꪱꪥ꫁ ꪹꪎꪱ꫁ ꪶꪢꪙ꪿ ꪢꪙꪲ ꪁꪱꪫ ꪎꪉꪰ ꪵꪒ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪮꪉ꫁ ꪙꪱꪉ ꪀꪱꪥ ꪼꪬ꫁ ꪹꪀꪙ꪿ 690- ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪠꪺ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪄꪮꪥ꫁ ꪚꪉꪰ ꪶꪩꪣ꫁ ꪼꪒ꫁ ꪪꪱꪉ꪿ ꪮꪴ ꪵꪩꪉ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁꪷ꫁ ꪩꪙꪲ ꫟ ꪣꪳ ꪀꪮꪒ ꪠꪺ ꪀꪺꪀ ꪝꪽ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪵꪁꪫ꫁ ꪤꪱ ꪥꪙꪳ ꪹꪣ ꪹꪜꪱ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪄꪫꪱꪀ ꪒꪉꪴ꫁ ꪣꪳ ꪵꪩꪫ꫁ ꪁꪙꪳ ꪋꪙ꪿ꪳ ꫃ꪜꪙ ꫛ ꪁꪮꪥ ꪒꪴ ꪵꪊꪉ꫁ ꪔꪱ ꪣꪙꪳ ꪻꪎ ꪎꪮꪉ꪿ 695- ꪚꪮꪉ꪿ ꪬꪮꪉ꪿ ꪹꪙ꫁ ꪹꪏꪉ꫁ ꪹꪀꪱ꪿ ꪝꪱꪥ ꪨꪉꪰ

271

ꪹꪮꪷꪙ ꪕ꪿ꪷ ꪙꪱꪉ ꪹꪥ ꪀꪴ꫁ ꪋꪮꪥ꪿ ꪁꪣꪴ꫁ ꪹꪣ ꪘꪱ꫁ ꪊ꪿ꪳ ꪶꪀꪉ ꪜꪱꪙ ꪙ꫁ꪲ ꪁꪮꪥ꪿ ꪥꪙꪳ ꪢꪽ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪩꪱꪙ꫁ ꪨꪱꪥ ꪄꪺꪚ ꪣꪺ ꪜꪲ ꪄꪺꪙ ꪹꪭꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪠꪉꪴ ꪢꪴ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪶꪋꪣ ꪹꪊꪱ꫁ ꪄ꪿ꪾ ꪵꪄꪙ ꪙꪱꪉ ꪕꪱꪥ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪠꪺ ꪖꪮꪥ꫁ ꪖꪲ꪿ 700- ꪎꪮꪉ ꪎꪮꪒ ꪙꪫ꫁ꪲ ꪜꪽ ꪔꪣ꪿ꪳ ꪒꪙꪲ ꪹꪣꪉ ꪚꪙꪴ ꪹꪜꪉ ꪵꪩꪫ꫁ ꪶꪋꪣ ꪹꪮꪷꪙ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ ꪹꪨꪱ꫁ ꪻꪐ꪿ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪨꪱꪥ ꪭꪮꪥ꫁ ꪖꪽ ꪖ꪿ꪲ ꪹꪝꪷꪉ ꪀꪽ ꪝꪽ ꪁꪫꪱꪥ ꪄꪱ꫁ ꪨꪱ ꪹꪣꪉ ꪕꪮꪉ꫁ ꪣꪺꪙ꪿ ꪼꪝ꪿ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪹꪀꪷꪒ ꪹꪩꪱ꪿ ꪎꪮꪉ ꪑꪱꪣ 705- ꪎꪉꪸ ꪀꪮꪉ ꪁꪮꪉ꫁ ꪵꪁꪙ ꪨꪱ ꪹꪀꪱ ꪵꪎꪉ꪿ ꪵꪉꪫꪉ꪿ ꫟ ꪔꪮꪉ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꪕꪀꪴ ꪕ꪿ꪲ ꪼꪕ ꪎꪉꪳ ꪎꪉꪸ ꪙꪽ ꫛ ꪕꪺ꪿ ꪹꪣꪉ ꪅꪀꪰ ꪼꪅ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪣꪺꪙ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪣꪱ ꪋꪮꪥ꪿ ꪤꪱ ꪹꪮꪱ ꪹꪮꪷꪙ ꪹꪥꪷ ꪚꪒꪰ ꫜ ꪹꪬꪷꪉ ꪙꪱꪙ ꪶꪣꪣ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪵꪩꪫ꫁ ꪡꪱꪀ 710- ꫃ꪕꪉ ꪀꪱꪀ ꪹꪖ꫁ꪱ ꪨꪺꪉ ꪙꪮꪥ꫁ ꪠꪉꪴ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪬ꪿ ꪵꪬꪙ ꪵꪝꪙ ꪤꪷ ꪹꪕꪱ꫁ ꪢꪺꪙ ꪶꪀꪙ ꪵꪬꪙ ꪵꪬ꪿ ꪼꪜ ꪎꪴ꪿ ꪙ꫁ꪾ ꪻꪙ ꪕꪱ꪿ ꪶꪎꪉ ꪨꪺꪉ ꪀꪺꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪫ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪙꪱꪉ ꪵꪎꪉ꪿ ꪎꪱꪉ꫁ ꪕꪮꪙ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪹꪣꪉ ꪻꪐ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪒꪲ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ 715- ꪹꪉꪷꪙ ꪁꪾ ꪹꪨ ꪶꪊꪙ꪿ ꪀꪮꪉ ꪹꪚꪱ꪿ ꪣꪲ ꪀꪱꪙ ꪼꪭ꫁ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪁꪒꪳ ꪶꪬꪉ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪼꪕ꫁ ꪊꪉꪴ ꪔ꪿ꪷ ꪠꪺ ꪄꪺꪙ ꪨꪱꪥ ꪙꪱ ꪜꪮꪉ ꪫꪱ꪿ ꪑꪉꪰ ꫃ꪬꪙ ꪚꪙꪴ ꪹꪜꪉ ꪕꪱꪫ꫁ ꪹꪥꪉ꪿ ꪏꪙꪳ ꪎꪽ ꪹꪀꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪙ꫁ꪷ

272

ꪭ꫁ꪳ ꪫꪱ꪿ ꪀꪴ ꪋꪲ ꪢꪱꪥ꫁ ꪬꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪫ꫁ ꫃ꪎꪙ ꪜꪫ꪿ꪸ ꪣꪉꪲ ꪒꪫꪸ ꪵꪕ꫁ ꪭꪳ ꪙꪱꪉ ꪮꪫꪸ ꪠꪺ ꪶꪬꪉ꪿ ꪹꪖꪷꪉ ꪋꪴ꪿ ꪑꪱꪣ ꪹꪨ ꪼꪬ꫁ 720- ꪼꪩ꫁ ꪚꪱꪥ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪖꪣꪴ ꪛꪱꪒ ꪊꪮꪣ ꪬꪺ ꪠꪺ ꪁꪉꪲ ꪄꪮꪥ꫁ ꪑꪉꪰ ꪶꪨꪉ ꪁꪱꪉ꫁ ꪬꪱꪉ꪿ ꪻꪒ ꫃ꪩ ꪻꪬ꫁ ꪁꪮꪥ꪿ ꪄꪱꪣ꫁ ꪜꪱ꪿ ꪼꪣ꫁ ꪣꪱ ꪭꪮꪒ ꪕꪽ ꪒꪫꪸ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪀꪴ ꪀꪱꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪭꪮꪥ꫁ ꫃ꪮꪒ ꪬꪺ ꪹꪣꪉ ꪹꪮꪱ ꫛ ꪹꪔꪱ꫁ ꪹꪋꪱ ꪠꪙꪸ ꪵꪬꪙ ꪵꪬ꪿ 725- ꪕꪙꪸ ꪋꪴ꪿ ꪣ꫁ꪳ ꫛ ꪁꪉ꪿ꪰ ꪹꪠꪷꪙ ꪹꪋꪱ ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꫃ꪔꪙ ꪋ꪿ꪳ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱ ꪹꪖꪷꪉ ꪠꪙꪸ ꪹꪊꪱ꫁ ꪕꪫꪸ ꪹꪒꪷꪙ ꪹꪠꪱ꫁ ꪵꪬ꪿ ꪕꪱꪥ꫁ ꪄꪫꪱ꪿ ꪭꪉ꫁ꪰ ꪶꪎꪙ ꪵꪎꪫ꪿ ꪼꪢ ꪁꪾ ꪣꪽ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪙꪾ ꪹꪋꪥ ꪹꪄꪱ꫁ ꪹꪣ ꪀꪺꪉ ꪹꪖꪷꪉ ꪕ꪿ꪲ 730- ꪶꪁꪚ ꫜ ꪹꪖꪷꪉ ꪑꪱꪣ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪣꪷꪥ ꪋꪱꪉ ꪹꪄꪱ꫁ ꪙꪉ꪿ꪰ ꪹꪨꪱ꫁ ꪭꪱꪥ꪿ ꪵꪊꪙ꫁ ꪨꪱ ꪻꪎ꪿ ꪝꪱꪙ ꪁꪾ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪚꪱꪥ ꪚꪱꪒ ꪶꪭꪉ ꪭꪉꪸ ꪘꪱ꫁ ꪩꪙꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪹꪉꪱ ꪘ꫁ꪱ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪮꪉꪲ ꪔꪱꪉ꪿ ꪕꪱꪉ ꫜ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿ ꪵꪀꪫ꫁ ꪹꪣ ꪊꪚꪾ ꪜꪱꪥ ꪔꪱꪙ 735- ꪩꪙꪸ ꫃ꪬꪙ ꪅ꫁ꪾ ꪙꪱꪉ ꪨꪫꪸ ꪼꪬ꫁ ꪶꪬꪉ꪿ ꪏꪱꪒ ꫟ ꪙ꫁ꪾ ꪚ꪿ꪱ ꪘꪱ꫁ ꪁꪳ ꪒꪉ꪿ꪰ ꪶꪠꪙ ꪹꪙꪉ ꪩꪙꪸ ꪹꪩꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪹꪉꪱ ꪘꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪮꪉꪲ ꪔꪱꪉ꪿ ꪋꪱꪉ ꪮꪫꪸ ꪹꪎꪉ ꪶꪩꪒ ꪩꪣꪳ ꪁꪫꪱꪣ ꪬꪱꪣ꫁ ꪼꪒ꫁ ꪠ꪿ꪷ ꪄꪙ꫁ꪳ ꪹꪢꪷꪙ ꪩ꪿ꪾ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ

273

740- ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪕꪱꪫ꫁ ꪔꪱꪉ꪿ ꪹꪣꪉ ꪹꪢꪷꪙ ꪖ꪿ꪲ ꪭꪀꪸ ꪫ꪿ꪱ ꪣꪱꪙ꫁ ꪵꪠꪚ ꪹꪊꪱ꫁ ꪵꪠꪙ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪥꪙꪸ ꪚꪒꪰ ꪤꪱꪣ ꪭꪉꪲ ꪚꪉꪰ ꪭꪫꪱꪥ ꪎꪸ ꪚꪱꪚ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪕꪾ ꪄꪱ꫁ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪙꪱꪉ ꪹꪔꪱ ꪼꪪ꫁ ꪝꪉꪳ ꪀꪫꪱꪙ ꪹꪠ꫁ꪱ ꪵꪬ꪿ ꪣꪲ ꪵꪠꪚ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡ꫁ꪱ ꪹꪭꪱ ꪬꪱꪀ ꪭꪫꪱꪥ ꫃ꪜꪙ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ 745- ꪩꪙꪸ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪹꪮꪱ ꪹꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪊꪱ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪖꪱꪣ ꪖ꪿ꪲ ꪭꪮꪒ ꪕ꪿ꪲ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩꪣꪴ꪿ ꪡꪱ꫁ ꪹꪢꪷꪙ ꪣꪉꪴ꪿ ꪁꪮꪥ ꪒꪴ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꫃ꪬꪙ ꪶꪩꪒ ꪩꪙꪸ ꪔꪱꪥ ꪔꪉ꫁ꪰ ꪵꪣꪙ꪿ ꪫꪱ꪿ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪊꪮꪣ ꪻꪊ ꪠꪺ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪀꪴ ꫃ꪩ ꪵꪔ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪠꪺ ꪁꪉꪲ ꪶꪎꪒꪙ ꪀꪮꪒ 750- ꪹꪊꪱ꫁ ꪔꪫꪲ ꪋꪮꪥ꫁ ꪩꪙꪸ ꪭꪮꪒ ꪣꪸ ꪄꪺꪙ ꪵꪩꪫ꫁ ꪹꪥꪷ ꪕꪀꪴ ꪫꪽ ꪻꪬ꫁ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪢꪽ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪒꪲ ꪹꪥꪷ ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪨꪱ ꪵꪔꪉ꪿ ꪹꪨꪱ꫁ ꪝꪱꪙ ꪶꪁ꫁ ꪁꪫꪱꪥ ꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪄꪺꪙ ꪕꪽ ꪤꪾ ꪕꪱꪫ꫁ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪠꪺ ꪣꪉ꪿ꪲ ꪙꪱꪉ ꪹꪭꪷꪥ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪀꪱꪉ ꪫꪱ꪿ ꪹꪚꪱ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪊꪺꪚ ꪹꪊ꫁ꪱ ꪚꪱ ꪕꪱꪫ꫁ ꪼꪜ ꪬꪱꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪜꪲ ꪙꪲ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ 755- ꪝꪽ ꪁꪫꪱꪥ ꪄꪱ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪄꪺꪙ ꪣꪲ ꪔꪀꪸ ꪕ꪿ꪲ ꪻꪒ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪝ꪿ ꪭꪀꪰ ꪔꪀꪸ ꪕꪱꪫ꫁ ꪶꪨꪉ ꪬꪱꪉ꪿ ꪨꪱꪥ ꪫꪽ ꪄꪺꪙ ꪑꪱ ꪶꪨꪉ ꪵꪁ꪿ ꪹꪣꪉ ꪠꪲ ꪹꪎ꫁ ꪎꪉꪰ ꪵꪒ꪿ ꪑꪱ ꪤꪴ꪿ ꪥꪉ꫁ꪰ ꪒꪮꪣ ꪥꪱ꪿ ꪹꪭꪙ ꪠꪲ ꪄꪺꪙ ꪹꪭꪷꪥ ꪕꪫꪸ ꪣꪱ ꪎꪱꪉ꫁ ꪊꪮꪣ ꪊꪉꪰ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ ꪒꪴ ꪹꪥꪷ 760- ꪥꪴ ꪶꪄꪣ꪿ ꪼꪒ꫁ ꪋꪴ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪣꪱ ꪼꪪ꫁ ꪎꪺꪥ꪿ ꪎꪙꪲ ꪹꪭꪱ ꪙꪱ ꪎꪚꪮꪉ ꪙꪮꪉ꫁ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪕꪣꪸ ꪁꪴ꪿ ꪹꪄꪱ꫁ ꪎꪴ꪿ ꪬꪮꪉ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪮꪉ꫁ ꪢꪽ꫁ ꪵꪀꪙ꪿ ꪵꪎꪙ ꪹꪩꪷꪥ ꪹꪣ꪿ ꪙꪽ꫁ ꪚꪱ ꪼꪕ ꪔꪱꪙ꫁ ꪒꪮꪣ ꪙꪱꪉ ꪹꪫꪱ꫁ ꪖ꪿ꪲ

274

ꪮꪽ ꪕ꪿ꪲ ꪶꪙꪀ ꪵꪀꪙ꪿-ꪵꪀꪫ꫁ ꪣꪽ ꪭꪒꪰ ꪁꪷ ꪔꪱꪥ ꪎꪸ ꪵꪩꪫ꫁ 765- ꪙꪱꪉ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪻꪋ꫁ ꪤꪱ ꪥꪙꪳ ꪕꪫꪸ ꪋꪮꪥ꪿ ꪶꪙꪀ ꪋꪙ꪿ꪳ ꪵꪩꪫ꫁ ꪕꪫꪸ ꪕꪮꪥ꪿ ꪕꪱꪉ ꪒꪮꪣ ꪹꪖꪷꪉ ꪹꪭꪙ ꪬꪮꪉ꫁ ꪬꪷ ꪉꪱꪣ ꪙꪱꪉ ꪤꪴ꪿ ꪹꪊꪱ꫁ ꪩ꪿ꪾ ꪵꪊꪉ꫁ ꪹꪩꪥ ꪄ꪿ꪾ ꪚꪱꪥ ꪹꪮꪱ ꪀꪴ ꪁ꫁ꪷ ꪹꪉꪷ ꪫꪱ꪿ ꪔꪱꪥ ꪎꪸ ꪀꪽ ꪹꪚꪱ꪿ ꫃ꪬꪙ ꪁꪮꪚ ꪣꪉꪳ ꪎꪮꪉ ꪩꪣ꫁ꪳ 770- ꪚꪒꪰ ꫜ ꪡꪙꪴ ꪥꪺꪉ ꪀꪴ꫁ ꪹꪭꪱ ꪖꪮꪉ ꪝꪮꪣ꫁ ꪁꪴ꪿ ꪨꪷ꫁ ꪁꪫꪱ ꪋꪱꪥ-ꪁꪾ ꪹꪮꪷꪥ꫁ ꪠꪺ ꪄꪺꪙ ꪡꪱ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ ꪀꪴ ꪹꪭꪷꪥ ꪼꪅ꫁ ꪙ꫁ꪲ ꪣꪲ ꪵꪬꪉ꪿ ꪚꪱ꫁ ꪼꪝ꪿ ꪙꪮꪥ꫁ ꪹꪋꪱ ꪼꪪ꫁ ꪎꪺꪥ꪿ ꪎꪙꪲ ꪚꪙꪴ ꪒꪲ ꪼꪒ꫁ ꪨꪱꪥ ꪹꪣꪉ ꪹꪔꪱ꫁ ꪮꪮꪀ ꪕꪱꪫ꫁ ꪁ꫁ꪷ ꪤꪴ꪿ ꪁꪴ꪿ ꪹꪘꪱ꫁ ꪭꪉꪸ ꪭꪺꪣ꪿ ꪎꪈꪫꪱꪥ ꪁꪾ 775- ꪕꪽ ꪤꪾ ꪼꪒ꫁ ꪚꪙꪴ ꪙꪱꪉ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ ꫃ꪜꪙ ꪻꪐ꪿ ꪄꪫꪱꪉ꫁ ꪕꪮꪙ꪿ ꪝꪙ꫁ꪳ ꪼꪕ ꪏꪱ꪿ ꪩꪳ ꪼꪀ ꪬꪱꪀ ꪫꪱ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪊꪉꪴ ꪹꪖꪷꪉ ꪕ꪿ꪷ ꪎꪱꪥ ꪁꪷ ꪙꪮꪥ꫁ ꪜꪫꪲ ꪶꪩꪉ ꪼꪢ꫁ ꪣꪷ꪿ ꪙꪱꪉ ꪁ꫁ꪷ ꪭꪀꪰ ꪩꪀꪴ ꪼꪬ꫁ ꪭꪮꪉ꫁ ꪵꪬꪚ ꪁꪷ ꪄꪮꪉ ꪚꪒꪰ ꪙꪲ꫁ ꪚꪙꪴ ꪣꪲ ꪼꪒ꫁ ꫃ꪕꪙ ꪕꪱꪫ꪿ ꪶꪝꪙ꫁ ꪻꪠ꪿ 780- ꪢꪽ꫁ ꪢꪙ꪿ꪳ ꪩꪱꪙ꫁ ꪨꪱꪥ ꪄꪺꪚ ꪝꪽ ꪜꪲ ꪄꪺꪙ ꪹꪭꪷꪥ ꪚꪙꪴ ꪤꪴ꪿ ꪵꪠꪉ ꪵꪕꪚ ꪙꪱꪉ ꪎꪱꪫ ꪵꪀꪫ꫁ ꪵꪩꪫ꫁ ꪎꪱꪉ꪿ ꪵꪊꪉ꫁ ꪎꪸ ꪭꪱꪥ꫁ ꪣꪺ ꪐꪉꪴ꫁ ꪹꪚꪱ꪿ ꪚꪱꪉ ꪚꪙꪴ ꪣꪲ ꪒꪲ ꪁꪴ꪿ ꪙꪱꪉ ꪨꪱꪥ ꪹꪄꪱ꫁ 784- ꪼꪒ꫁꫁ ꪀꪱꪥ꪿꪿ ꪵꪀꪣ꫁ ꪵꪙꪚ ꪹꪙ꫁ ꪻꪙ ꪬꪮꪉ꫁ ꪊꪉ꪿ꪰ ꪮꪙꪸ - ꪋꪱꪫ ꪹꪭꪷꪥ ꪁꪫꪱꪣ ꪄꪚꪾ ꪎꪳ ꪜꪱꪉ ꪹꪋꪱ꫁ ꪄꪮꪉ ꪭꪱꪉ ꪹꪣꪉ ꪼꪕ ꪠꪴ꫁ ꪵꪔꪉ꪿ : ꪹꪚꪱ꪿ ꪻꪎ꪿ ꪋꪳ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪏꪮꪀ ꪎꪱꪫ꪿ : ꪹꪠꪉ ꪨꪉꪴ ( ꪎꪒꪴ ꪋꪺ꪿ ꪵꪔ꪿ ꪹꪬꪷꪉ ꪵꪩꪫ꫁ )

275

Bản dịch Từ tiếng Thái sang tiếng Việt

TRAI-CĂM Ta kể đời vua Xam-Que đấng cả Ngài chưa có hoàng hậu giúp quản quốc Chỉ một thân lo việc nước gom dân Nhiều năm qua ông nhìn sao đổi ngôi 5- Những ngôi sao đều gộp tụ từng đôi Nghĩ cũng tủi vua sống thân hiu quạnh Chỉ có tình thương giữa dân với vua Sớm, chiều, tối ngài ngồi trên ngai vàng Ngài vẫn sống làm việc, người thảnh thơi 10- Áo mặc toàn vải gấm sang bên Tàu Vàng bạc, tiền của dư thừa chi tiêu May đồ trang trí thêu chỉ kim tuyến Chỉ còn mong có nàng vợ xứng đôi Biết nơi phương xa có em xinh đẹp 15- Đó là Nàng In-Xe người cao sang Khuôn mặt trắng ngần dáng xinh quý phái Nét đẹp hơn tranh vẽ được trời ban Nàng xứng với Vua nên muốn cầu hôn Hai bên đẹp duyên đáng đôi vợ chồng 20- Tiếng lành đồn xa khắp dân cả nước Vua cử mối đem đồ lễ ăn hỏi Vua cha công chúa nhận lời hứa hôn Còn chờ đồ thách cưới voi, bò, trâu Mọi thứ đều phải đủ tròn một trăm 25- Vua Xam-Que thông báo toàn dân biết Cho dựng “ly” đó lớn ngả ba sông

276

Nhưng cá nhiều đàn không xuống con nào Bỗng Trời sai ma quỷ xuống phù phép Từng tảng thịt lớn bằng bồ trôi xuống 30- Tin đồn vang tỏa, dân bàn xôn xao Của lạ tâu lên Vua cả hai nước Vua cử bô lão tới xem điềm lành Và thông báo gọi dân đến chia phần Mọi người bàn luận với nhau nhiều ý 35- Thống nhất với nhau xả thịt ăn mừng Xếp hàng nghìn mâm lớn nhỏ đủ khắp Vua cho gọi dân đến dự đông người Kể cả người tàn tật, điếc, mù, què Hãy đến ăn mừng, Trời cho thịt ngon 40- Bãi bờ sông trống, cồng, chiêng nổi vui Mọi người đều hân hoan ăn tiệc mừng Lúc ấy hai vị vua cùng dự tiệc Vua ngồi vào mâm, trống nổi ầm vang Mọi người đang ăn, quỷ trời xuống tới 45- Quỷ phù phép người chết thành tượng đá Mọi người ăn cỗ đều chết sạch cả Lúc ấy công chúa In-Xe sống sót Vì người mệt, không dự tiệc, ở nhà Cả cô gái hầu đều ở bên nàng 50- Lâu sau, người ăn tiệc không thấy về Họ rủ nhau đi nay vắng mặt cả Chắc bị quỷ diệt, họ chết hết rồi Mắt nhìn ra bị núi rừng che khuất Ngửng lên chỉ thấy bầu trời xanh đỏ 55- Cô nàng ngồi nhà, trong người buồn bã Ngày ngày nhắc đến ngó đường ngóng mong Giữa kinh đô người vắng đến lạnh lùng

277

Nhưng các loài hoa đều nở ngát hương Mùi thơm gió đưa thoảng tỏa khắp vùng 60- Nàng công chúa buồn, đứng tựa cửa sổ Liền nói than vãn với bà cô ruột Ta hãy đi thăm nơi Vua dự tiệc Họ cùng vượt núi tới đó xem sao ? Thấy hai bên bờ sông toàn đồng ruộng 65- Đi qua mấy chục Bản nom đẹp mắt Những dặng dừa, cau từng dãy lá lay Đi mãi tới nơi mở tiệc cỗ lớn Thấy tượng cha hóa đá ngồi ngai Công chúa khóc òa, chỉ thấy tượng đá 70- Và khóc vua Xam-Que chồng sắp cưới Nàng đến nắm tay tượng khóc than vãn Tượng đá mọi người như bức tranh vẽ Thế nhưng tất cả thành tượng đá trắng Công chúa nắm tay người thân chỉ khóc 75- Cha và chồng ơi, sao chết thế này ! Khóc nhiều quá ruột như bị đứt khúc Em nhớ thư Tạo cầu hôn vẫn còn Tưởng Tạo sẽ thành Vua lớn kế cha Bây giờ cả cha lẫn chồng đều chết 80- Hay là ta cùng thác đi theo họ Nàng muốn quyên thân theo chồng về trời Nàng lăn lóc, bà cô giữ ngăn cản Cô rủ Nàng về thờ cúng là hơn Nàng mới lau nước mắt, chia tay tượng 85- Công chúa rời tượng chồng trở về nhà Và xa rời tượng cha bên bãi cát Nàng về, vừa đi vừa khóc than thân ! Mọi bước chân đều mang theo đau khổ

278

Nặng nề bước , rồi về được đến nhà 90- Ngày đêm đèn nhang cúng bái khấn thờ Lạy cha đi quản nước xa hồn về Và hồn người thương nay đã lìa tình Ngày ngày thờ cúng, thiên thần thương thay ! * Nay kể vị vua đất nước Chiềng-Khoang 95- Ngài mong muốn lập gia đình phương xa Vừa tìm nàng ưng ý ở nơi khác Năm ấy, vào mùa dân đang cầy cấy Bỗng có nai vàng rừng ra cánh đồng Tin đưa tâu tới Vua và ông chú 100- Họ liền rủ nhau vào rừng kiếm săn Đi dò xem may sẽ gặp nai vàng Tới một quãng rừng vắng nai vàng ra Họ gặp một nai đực lớn lông vàng Lúc ấy trời đã về chiều sế bóng 105- Nom rành rành, Vua giương nỏ lên bắn Tên tẩm độc trúng vào mình con nai Nai ngã kềnh xuống đất nằm vật vã Thấy rõ vậy , Vua chạy tới đó liền Chỗ ấy giữa rừng to cây cao um 110- Chạy gần tới, nai vùng dậy lao đi Vua và chú chạy bám theo con mồi Theo dõi suốt mấy ngày chưa bắt được Nếu bỏ về tiếc, thấy nai đã ngã Khi đến gần nó lại đứng chạy mất 115- Tình huống sẩy ra do Trời xui khiến Đi mãi họ lạc đường sang nước khác Qua một khu đồng ruộng đến Mường lớn Kinh đô xứ sở hoang vu vắng lặng

279

Vua xem khắp không thấy lấy một người 120- Nom cảnh mà buồn, nghĩ càng thêm buồn Vua sầu tủi kêu trời muốn quay về Ông chú bảo cháu, ta cần tỉnh táo Bởi đến đây, ta đã lạc đường về Cần tính sao trở lại đến quê hương 125- Ta vượt núi rừng tới đất Chiềng-Khoang Chú thử tìm hỏi có ai biết đường Dùng nhẫn vàng thuê dẫn đàng cho nhanh Thế nhưng Bản Mường đều hoang vắng quạnh Hai chú cháu rủ nhau vào ngôi chùa 130- Không đồ cúng, rút nhẫn vàng đặt lễ Cả hai người đều chắp tay vái lạy Cầu Phật phù hộ cho trở về nhà Thế nhưng lòng nhơ nhớ Mường hoang vắng Vua liền vào đó nghỉ cho đỡ mệt 135- Thấy thức ăn vật dụng đủ, vắng chủ Họ chết sạch sao ? Nhà vắng lạnh thinh ? Chú liền dọn bưng mâm cơm mời cháu Vua vừa nuốt một miếng nghẹn tắc cổ Kêu lên đến phát khóc, ma nào làm 140- Kẻ khổ xa nhà, quỷ thần đừng giết Bỗng rồi chiều qua đi, trời tối đến Vua đành đắp áo nằm ngủ chán buồn Đêm ấy Vua ngủ say một giấc dài Nằm thiếp đi cho đến gà gáy sáng 145- Bỗng Ngài giật mình tỉnh giấc gọi chú Cháu nằm mơ ôm nàng rồng xuống chơi Rồng bay lượn giữa kinh đô Mường lớn Mê có ma trao cho một mái chim Được ôm ấp nằm với nhau thích thú

280

150- Chú đoán xem giấc mơ lành hay dữ ? Ngài nói xong, ông chú liền đáp lời Tạo đã gặp dịp may qua giấc mơ Trời xui khiến cho ta trở về nhà Bỗng sau trời tang tảng rồi hửng sáng 155- Nom ngoài vườn đôi chim chích gù nhau Hoa quýt nở rộ, kèm thụ quả non Gần đấy có một lầu cao bốn tầng Nhiều ngôi nhà đều lợp mái ngói đỏ Chú rủ cháu vào thăm lầu xem sao ? 160- Lên đến tầng cao gặp Nàng đang ở Nom Nàng đẹp như tạo hình chau chuốt Thân hình gọn ghẽ trắng trẻo thật xinh Hai tay đeo trang sức vàng lung linh Cổ cao vừa, mình đẹp, má trắng hồng 165- Vua tới gặp chào hỏi ôm lấy Nàng Tay Vua chạm vào người, thơm má Nàng Nàng mới lên tiếng thưa chuyện cùng Vua Đây chuyện tình cờ, Trời cho gặp nhau Câu chuyện tảng thịt lớn trôi vào “đó” 170- Dân khắp nước rủ nhau ăn tiệc mừng Họ tham nên đã bị Trời diệt sạch Nay Vua gặp em xin đưa theo về Đừng bỏ em ở lại đây có lỗi Vua nhận lời ưng ý nhận se duyên 175- Hai người má kề má yêu thương nhau Duyên Then Trời đã se sao dứt được ? Vua liền rủ Nàng cùng về quê nhà Hai người cưỡi chung một ngựa đi Cùng ngồi chung một chiếc yên mạ vàng 180- Nàng đàng sau, tay ôm chặt lưng chồng 281

Ngựa rời khỏi khu nhà lầu dảo bước Nhìn lại thấy Mường lớn hoang hiu quạnh Họ đi xa khuất không thấy phía sau Ông chú cũng vẫn đi theo chẳng rời 185- Ba người dong duổi trên đường trở về Đi trong nhiều ngày mới đến đất quê Qua dặng núi thấp, tới khu cánh đồng Nom kinh đô Chiềng-Khoang rộng bát ngát Từ đấy , tin nhanh về triều đình biết 190- Các quan chức đoàn đông vội đi đón Họ thấy ngựa Vua về có Nàng bà Tức tốc đem kiệu vàng rước Nàng về Từ đó hai người cai quản đất nước Cùng chung phòng ở, cổng thành đông vui 195- Trở về giữ ngôi Vua đất nước mình Các bà Nàng quan chức chào ra mắt Quà quý, vàng kim cương đem đến tiến Các bô lão đều đến chầu chào mừng Trâu bò mổ nấu cỗ cúng vía lành 200- Từ đấy Vua quản ba nước gộp thành Ngài củng cố lại triều đình bô lão Phân chia quan chức nắm chắc các Mường Cả nước Xam-Que nay thuộc quyền Ngài Khắp toàn dân thống nhất dưới trướng Người 205- Vua cùng hoàng hậu cai quản đất nước Thời gian qua đi, một năm sau tới Hoàng hậu sinh được hoàng tử Trai-Căm Nuôi chóng lớn, đến tuổi thành thanh niên Bỗng lại điềm hay, chuồng chim bồ câu 210- Con cái ấp nở yểng vàng Kén-Kẻo Trong chuồng ngựa cái cũng đẻ ra con

282

Ngựa con có cánh sinh thành ngựa bay Vua và hoàng hậu hết sức mừng vui Cả ba vật quý cùng nhau lớn lên 215- Hoàng hậu nói chuyện này với hoàng đế Đây Trời đem đến tốt lành cho ta Phúc đức chúng mình sinh trai hoàng tử Điềm Trời cho ta có con nối dõi Mặt khác Trời cho chim sinh yểng quý 220- Nó bay liệng đẹp, biết nói tiếng người Đến khi hoàng tử Trai-Căm thành niên Cậu càng xinh trai như tranh vẽ khéo Nom dáng đẹp tựa khuôn đúc không bằng Ngày ngày cậu sống thư phòng lầu cao 225- Bỗng một hôm dịp ngày lành tháng tốt Hoàng tử cho thắng yên cương ngựa bay Cậu dong chơi các nơi trên không trung Bay qua nhiều đất nước tìm nàng đẹp Nhìn xuống thấy nhiều núi rừng bao la 230- Trên trời mây vẩn bay qua khó nhìn Xem mãi thấy chán đành quay trở về Cậu gọi Kén-Kẻo sai đi tìm nàng Yểng hãy bay khắp nhiều nước xem kỹ Tìm nơi đâu có nàng đẹp như tiên 235- Xứng đáng bên cậu ngồi chung ngai vàng Yểng đưa thư này cho cô nàng ấy Không vội gì, hơn một tháng về đáp Quãng thời gian ấy, chờ tin tốt lành Qua nhiều nước thấy lạ đừng nán lâu 240- Yểng Kén-Kẻo vâng lời, bay ra đi Bay liệng qua nhiều Mường kinh đô lớn Đi khắp nơi nơi quan sát cảnh người

283

Thấy nhiều cảnh lạ, không người đẹp xứng Chim liền bay tới tận Bỏ-Té-Quốc 245- Nơi kinh đô lớn, dân đông nhiều vạn Diện tích rộng bát ngát sát chân trời Mấy trăm quan chức làm việc trong triều Bên đường lớn hàng dừa cau tỏa bóng Từng tàu lá gió thổi phất đung đưa 250- Vườn hoa cam quýt rộ bên cửa sổ Ngày ngày công chúa ra cây hái hoa Khu nhà lầu cao đẹp, nóc viền vàng Lầu dựng cao, cột đồng tỏa óng ánh Sàn đứng chơi vui, quanh cũng bọc bạc 255- Ngói đỏ chồng hàng, điểm lẫn vàng dát Vào ngày thanh vắng, trời vừa hé nắng Công chúa mới rời lầu đi dạo chơi Dân gian mọi nơi, ra ngắm đứng nhìn Xem Nàng rời lầu son xuống chơi đâu ? 260- Thấy rất đông người đi hầu, bảo vệ Nàng ngồi trong kiệu nhìn xem phong cảnh Hai bên kiệu nàng, hàng quân canh giữ Họ đem cả voi, nhiều cô gái hầu Đoàn dẫn Nàng đi chơi, người nhiều trăm 265- Hôm ấy công chúa dạo chơi rất lâu Khi về, Nàng ngồi lầu bên cửa sổ Lúc ấy Kén-Kẻo đậu cây bên ngòai Nó cất tiếng hót hay Nàng lắng nghe Và ngoảnh mặt ra xem chim thế nào ? 270- Nàng thấy con yểng đẹp hơn tranh vẽ Cất tiếng gọi chim lại gần với ta Yểng bay vào trong khoang cửa sổ đứng Nàng với tay ôm lấy con chim quý

284

Rất thích thú không muốn rời con yểng 275- Chim lạc lối từ đâu tới đây vậy ? Yểng nói đáp lại lời công chuá hỏi Rằng chim do cậu Trai-Căm sai tới Hoàng tử dặn đừng đi tìm quá lâu Chim bay qua vùng gío nhẹ đến đây 280- Rồi yểng trao thư của cậu gửi Nàng Nom mặt Nàng xinh càng thêm tươi vui Cảm động, Nàng lặng không nói lên lời Hoàng tử gửi thư, liệu có gặp chăng ? Công chúa mong thấy người hơn lá thư 285- Nàng tiếc vẫn chưa được gặp mặt chàng Hay là chim nói dối ta đó chăng ? Thư này chỉ viết gửi lời thăm hỏi Ta cảm ơn chim chuyển thư cậu tới Nhiều điều muốn nói, hẹn tiếp lần sau 290- Hoàng tử Trai-Căm gửi thư tới đây Do nghĩ đến em có thư mang lại Em chưa vội gì, mong chờ gặp mặt Duyên thương yêu nhau do Trời định đoạt Các cô trong triều mong ta có đôi 295- Tiếc rằng đường trường cách trở, xa xôi Công chúa viết thư đáp lời hoàng tử Gửi chim Kén-Kẻo đem về chuyển giao Nàng dặn yểng trao tận tay Trai-Căm Chim nhận lời rồi chào công chúa 300- Xin chào Nàng, Kén-Kẻo về báo tin Thôi chim về, Nàng mong lời đáp lại Yểng bay một mạch dài trở về nhà Gặp hoàng tử Trai-Căm phúc đáp ngay Cậu đứng ngóng đón chim đã trở về

285

305- Kén-Kẻo đi, cậu luôn mong tin hồi Chim rằng đi lâu, đường xa chậm về Đây lá thư công chúa đáp hoàng tử Xem thư thấy Nàng thăm chúc sức khỏe Đừng bao giờ yếu, sống vui chàng nhé ! 310- Nàng luôn mong sớm được gặp hoàng tử Đôi bên nên duyên chăng do Trời định ! Hoàng tử sai thắng yên cương ngựa bay Cậu cưỡi lên không trung nhanh như én Chim Kén-Kẻo bay đi trước dẫn đường 315- Ngựa bay lên bầu trời như diều hâu Bay trên không lùa qua các đám mây Nhanh nhanh rồi tới một miồn rộng lớn Đến cửa sổ, Nàng nằm trong không biết Hoàng tử bay đến, Nàng đột ngột bất ngờ 320- Cảm động quá, Nàng bỗng nước mắt rơi Hoàng tử mừng vui ôm thơm công chúa Và rằng em thương ơi ! chớ giật mình Then Trời đã phán, đôi ta một nhà Em mới viết thư gửi chim về anh 325- Thương nhớ em anh mới bay tới đây Nàng tươi tỉnh dậy ngồi tiếp chuyện chàng Vừa nói chuyện, vừa ngắm nhìn dáng mặt Hai người đều trắng đẹp xứng vừa đôi Cả hai quấn quýt bên nhau chẳng rời 330- Liền tỏ tình thương yêu nhau quá đỗi Thời gian qua đi bỗng một năm sau Nàng mang thai đẻ con trai xinh đẹp Cả hai người mừng, bế ãm luôn tay Bỗng một hôm ánh chiều chiếu xuống lầu 335- Bọn gái trong cung thường hầu công chúa

286

Biết rõ tình hình trong phòng của Nàng Liền tâu trình lên nhà Vua tỏ tường Rằng xin thưa lên Ngài đại đế vương Chúng con hầu công chúa có sự lạ 340- Có tiếng trẻ khóc, người nói trong đêm Vua nghi có nhân tình gian, sao vậy ? Liền cử quan sai xem xét rõ ràng Quan sai lên hỏi, Nàng thưa chuyện này Họ đến tận nơi phòng lầu Nàng ở 345- Bắt được quả tang Chàng bên công chúa Nàng nói rõ việc này với quan sai Đây hoàng tử Trai-Căm đến với ta Chúng tôi yêu thương nhau một năm qua Phúc đức đẻ một con trai xinh đẹp 350- Quan tâu lên Vua rộng lượng soi xét Xin được tha thứ cho con lỗi lầm Hoàng tử xin nương hồng phúc Vua cha Quan sai về tâu lên Vua trong triều Vua nghe bực mình, nổi cơn giận dữ 355- Ngài ra lệnh bao vây chặt quanh lầu Mọi người dọn hết đồ đạc rời ra Vua quyết trừng trị tội con hoang dâm Để giữ nghiêm phép luật của đất nước Ngài lệnh phóng hỏa thiêu chết cả bầy 360- Lửa bốc đùng đùng khói cao nghi ngút Công chúa chỉ biết đứng tựa cửa sổ Kêu xin Vua cha tha thứ cho con Nàng đem vàng bạc kêu Trời cầu cứu Xin Trời thương xét đừng giết con trẻ 365- Cầu thương đứa bé còn chưa biết gì Xin Vua cha thương con rể của mình

287

Vợ chồng con mới thành đôi với nhau Xin được làm người dù quét sân chầu Công chúa quỳ kêu cầu khấn lạy cha 370- Xin Vua cha dẹp đi lòng tức giận Vua nghe tiếng kêu van, quyết chẳng tha Đến khi lửa bốc lan lầu Nàng ở Hoàng tử Trai-Căm, áo bào đeo gươm Đàng hoàng không đáng lo sợ nỗi gì 375- Liền ôm thốc vợ ra khỏi cửa sổ Bảo Nàng bình tĩnh, hoảng sẽ bạt vía Hoàng tử gọi ngựa bay thắng yên cương Cả Chàng và Nàng cưỡi chung một ngựa Công chúa địu đứa con nhỏ bên mình 380- Đem theo cô hầu bám lấy đuôi ngựa Mọi người bay ra thoát khỏi lầu cháy Chim Kén-Kẻo bay phía trước dẫn đường Ngựa của Chàng Nàng bay theo phía sau Nhìn xuống thấy đoàn dân đứng vẫy chào 385- Nàng gọi vọng xuống tạm biệt mọi người Chúc cho mạnh khỏe chớ hề yếu đau Ta rời nơi đây về gia đình mới Mọi người đều chúc, vẫy chào công chúa Bỗng ngựa lên cao chuệnh choạng khói lửa 390- Nghiêng cánh làm công chúa đánh rơi con Đưá bé rơi vào đống lửa chết cháy Nàng nom thấy rõ, thương ngất người đi Cô hầu bám đuôi ngựa cũng tuột rơi May không chết, chỉ đau dậy đi được 395- Ngựa bay vút trên trời đi một mạch Kén-Kẻo rời ngựa đến nhà một mình Chim trở về gặp tâu hoàng hậu mẹ

288

Không thấy con về, bà hoàng kêu khóc Than thân cha mẹ trông cậy vào con 400- Con ơi, bay lạc phương xa nào rồi ! Con quý của mẹ lạc lõng vào đâu ? Kén-Kẻo chờ mãi không thấy chủ về Chim đau lòng có lỗi, cắn lưỡi chết Xác nó đem chôn ngã ba bờ ruộng 405- Từ đấy trong triều đình đều buồn bã ! Kể về phần hoàng tử và công chúa Ngựa lạc đường, bay tít tới xứ quỷ Nhìn xuống bốn bề rộng lạ khác thường Mệt và tối hạ cánh xuống kêu khóc 410- Trai-Căm cùng vợ nằm bên ria rừng Đắp lên mình một chiếc khăn, không lều Chàng vừa nằm, lại ngồi canh giữ ngựa Quá nửa đêm giờ gà gáy canh đầu Sương sa xuống thấm ướt khắp cả mình 415- Hoàng tử thức mãi rồi người mệt mỏi Thiếp ngủ giấc say lúc nào chẳng hay Một chúa quỷ mò đến ăn cắp ngựa Giắt đem vào rừng xa biến tăm tích Khi Chàng tỉnh dậy, ngựa bay mất rồi 420- Thế này sẽ chết không về đến nhà Hoàng tử ôm lấy công chúa an ủi Anh đi tìm ngựa, em hãy chờ anh Anh phải băng rừng lần vết chân ngựa Dù bao lâu em đừng tủi khóc nhé ! 425- Dặn lại Nàng, Chàng bước chân ra đi Nàng chỉ còn biết kêu Trời than khóc Anh đành bỏ em chết một mình sao ? Cơ sự này Trời phù hộ cho chăng !

289

Nghĩ lời đôi ta tâm sự một nhà 430- Dù sống chết cùng có nhau kia mà ! Nhìn lên bầu trời trong, sao tỏa sáng Ta thương yêu nhau, chết xa nhà chăng ? Chàng vẫn tiếp tục an ủi Nàng mãi Đắng cay nhất thời, em đừng sầu tủi 435- Không cách nào khác, đành tạm xa em Xa nhớ thương em, anh rơi nước mắt Chàng bước đi , ngoái nhìn em đến khuất Nàng than thân sầu tủi thương nhớ chồng Thầm trách đem em đến nơi ma quỷ 440- Nàng khóc nhiều quá, thân hình tiều tụy Bỗng rồi mặt trời lặn báo sắp tối Lại đang mưa to, gió tạt vù vù Nàng đành một mình lẩn vào rừng xanh Dọc đường gặp một bà già tốt bụng 445- Bà ta thương tình đón về nhà ở Ngày ngày nuôi cho ăn cơm thịt cá Và đưa Nàng dấu kín tránh quỷ ác Dẫn vào ở trong hòm lớn kho thóc Lo tránh khỏi quỷ dữ sẽ hại Nàng ! 450- Ta nói tiếp về Trai-Căm ra đi Chàng lần theo vết chân đi dò tìm Thấy quỷ buộc kỹ ngựa nơi gậm sàn Đây rồi, ta tính làm sao lấy lại Nom thấy thương sót, buồn bực phát khóc 455- May nơi đây có một nhà bà hóa Chàng liền vào làm quen xin nghỉ nhờ Vài hôm sau, tâm tình với bà nghèo Xin ở lại đây làm đứa con nuôi Rồi chàng mới nói chuyện với mẹ nuôi

290

460- Con thấy ngựa đẹp buộc chắc trong chuồng Sao lại cuả quý bỏ nó gầy còm Lại không đưa ra cưỡi đi lại chơi ? Bà mẹ đáp lại lời con nuôi hỏi Người ta buộc chắc kỹ do còn lo 465- Từ khi bắt được đem về mùa thu Ngựa buộc để đấy ít chăm nuôi nấng Bởi người ta sợ xổng ra bay mất Nó sẽ bay tìm về nơi chủ cũ Chàng liền đưa ý bàn với mẹ nuôi 470- Con xin vào vuốt ve nó xem sao ? Có thể ta thuần dưỡng nó được chăng ? Con sẽ chăm nuôi và tập sử dụng Xem thử may ra thành công hay không ? Quỷ chủ sẽ thương tình mẹ con ta 475- May ra họ trả công cấp cho ruộng Nghe con nuôi, mẹ đi hỏi chủ quỷ Chủ quỷ bói ma, tổ tiên ưng ý Liền trao ngựa đưa yên cho nuôi cưỡi Chàng thắng yên cưỡi, bay thử vài vòng 480- Ngựa bay trên không, chủ quỷ nom thấy Quần qua lại vài vòng thấy ngựa mệt Chàng hạ ngựa xuống, nuôi dưỡng lại sức Rồi một hôm sau, khi trời về chiều Chàng thắng yên cương, phốc lên ngựa bay 485- Vút trở lại nơi vợ chàng đang chờ Đến đấy không biết Nàng đã đi đâu Thương nhớ vợ, chàng ngồi ôm ngựa khóc Chàng chắp tay lạy Then Trời soi xét Xin cứu giúp kẻ khó này gặp vợ 490- Và cầu xin thần đất, thần nước giúp

291

Không thấy vợ, chàng quay ngựa về quê Ngựa vượt qua đoạn đường xa tới nơi Trở về đến nhà, kể lại với mẹ Rồi chàng lại bay tiếp đi tìm vợ 495- Vẫn không thấy, nhớ thương Nàng, chàng khóc Cố tìm khắp nơi núi rừng đến mệt Qua nhiều ngày không thấy, đành trở về Hoàng hậu đón, nắm tay con an ủi Cả hai mẹ con buồn tình than khóc 500- Bình tĩnh, mẹ hỏi tình hình vợ con ? Hoàng tử thưa lại hoàng hậu mẹ kỹ Rằng con xa Nàng từ hôm mất ngựa Con để Nàng nghỉ lại nơi đất quỷ Con giả lang thang đi buôn, làm thuê 505- Tìm cách may, gặp ai biết tin chăng ? Xem Nàng ở đâu, ai nuôi hay chết ? Con đã trót dại, không đem đi cùng Nay nghĩ lại, con muốn chết cho xong Lúc ấy, mẹ bảo còn một cách khác 510- Mẹ đặt rượu lễ cầu cúng vía lành Hũ rượu to tra đầy nước tay vung Một vẩy rượu dâng Then Trời Bà Mụ Xin Nàng vợ chóng về với Trai-Căm Một vẩy rượu dâng mời Then Chăng xơi 515- Xin cho vợ chồng Tạo lạc gặp nhau Một vẩy rượu dâng Then lập Bản Mường Xin cho vợ Tạo chóng về với chồng Một vẩy rượu dâng tổ tiên cô Nàng Đừng để vợ chồng Tạo lạc xa cách 520- Hai người lạc đôi đường, chỉ khóc thương Đêm nằm mơ cũng là điều mong ước

292

Xin thành sự thực, vợ chồng gặp nhau Một vẩy rượu dâng tổ tiên bên nội Xin phù hộ đưa Nàng vợ Tạo về 525- Cúng cầu, dâng rượu, hành lễ đã xong Mọi người dự lễ mừng hưởng thụ lộc Các quan chức trong triều dự đông đủ Cậu Trai-Căm thất vọng, tựa gối nằm Nhìn qua cửa sổ ngắm lá đu đưa 530- Tháng qua đi, năm mới hoa ban nở Mùi hoa thơm tạt vào phòng hoàng tử Dần dần làm lòng cậu cũng nguôi ngoai Nhưng nỗi nhớ vợ không giảm chút nào ! * Về Nàng, Chàng để lại nơi xứ quỷ 535- Xa chồng, Nàng xắp đèn nhang cúng cầu Nàng đi, vượt núi băng ngàn tìm chồng Xin đừng lạc mãi, cho gặp Trai-Căm Khóc chán đến mệt, Nàng lại ra đi Qua nhiều rừng núi và trải nhiều nơi 540- Bỗng nhiên gặp một bà cô trong họ Hai người ôm nhau khóc chẳng rời xa Họ cùng nhau đi tìm gặp chồng cháu Đi tới sông chảy về quê Trai-Căm Gặp người Xá Đen chèo thuyền ngược tới 545- Nàng nuốt nước bọt cũng thấy nghẽn cổ Bà cô lên tiếng gọi đò Xá Đen Lại gần đây xin nhờ giúp đỡ cho Đưa một chút vàng trả công thuê đò Hắn lấm lét nhìn Nàng đẹp như tiên 550- Nghĩ bụng tính sao chơi được Nàng này Thuyền đi đến một khúc sông Nàng buồn

293

Thuyền ra giữa sông quãng rộng mênh mông Xá Đen dở trò đòi hiếp cô Nàng Nhất định hiếp bằng được không tha thứ 555- Nàng đưa biếu vàng xin tha đừng hiếp Xá không nghe, chờ ăn chua hãy nằm E lung lay thuyền bị đắm chết cả Đi đoạn nữa thấy quả vối chín mọng Nàng bảo Xá dừng lấy quả xuống ăn 560- Hắn tiếc ngẩn ngơ, sắc đẹp như tiên Đã nghe lời Nàng, không chút từ chối Hắn dừng thuyền, trèo cây hái quả chín Nàng nghĩ dịp này sống chết liều thân Ta không hoài mình để mi cưỡng hiếp 565- Nhanh tay Nàng cởi chèo thuyền chống đi Thóat thì sống, nếu chết do số Trời Nàng bơi giữa dòng , thả thuyền trôi sông Đi mãi đoạn xa chẳng gặp Bản Mường Trời trong xanh, gió thổi mạnh rét buốt 570- Đoạn nước đọng có xác người chết Thấy vậy Nàng hoảng sợ đến bạt vía Nàng ngừng chèo, đậu bên bờ chờ chết Lúc này Nàng càng thêm nhớ đến chồng Nói không ra hơi, muốn chết xong đời 575- Nhìn bầu trời, mây cầu vồng vàng đỏ Nàng xõa tóc cầu Then Trời phù hộ Then Trời nom thấy Nàng lạc đường khổ Các Ngài giúp sống, kẻ khổ xa chồng Nàng yếu, cái sống còn bằng tơ nhện 580- Then Trời liền thả thuốc cứu kẻ khó Gió thổi tạt bọc đến trước mặt Nàng Nàng dơ tay nắm lấy bọc lá thuốc

294

Rồi bứt vài lá nhai xong nuốt chửng Liền thấy người tỉnh táo khỏe hẳn lên 585- Trong lòng khoan khóai, thấy người dễ chịu Nàng ngồi lên, đứng dậy thấy khỏe khoắn Liền chắp tay lạy tạ ơn Then Trời Nàng dùng thuốc ấy cứu người chết trôi Số người chết đó đều sống trở lại 590- Họ xúm nhau lên bơi thuyền đỡ Nàng Họ tự nguyện xin làm kẻ hầu Nàng Nàng sai hầu trai bơi đến một Mường Âu Trời xắp đặt dẫn Nàng tới đây Đưa người thủ lĩnh đến nơi trị vì 595- Họ đến Mường kinh đô lớn bát ngát Đông người qua lại, buôn bán sầm uất Khác gì đây là miền đất thiên thần Khi Nàng đi tới, thuyền vào cặp bến Dọc bên bờ sông, dân nhóm lửa đông 600- Trâu bò giết mổ đến hàng nghìn con Nàng sai trai trẻ thăm dò xem sao ? Nàng bảo lên tới chỗ tụ đông người Liệu lời nói khéo với mọi người nghe Kể sự tình lạc lối để người thương 605- Rằng công chúa từ xa lạc tới đây Xin giúp đỡ cho cơm gạo cá thịt Họ dẫn cậu trẻ đưa đến hàng ăn Gặp tại đó sẩy sự việc bất thường Ngài thủ lĩnh nơi vương quốc lớn này 610- Vừa mới tắt thở băng hà đêm qua Bàn dân thiên hạ quan quân lo đám Cậu trẻ liền đưa tin để họ biết Công chúa chủ soái có thuốc hồi sinh

295

Tin đồn tới tai vợ Ngài thủ lĩnh 615- Cậu bảo cứu sống sẽ trả ơn gì ? Tin hay loang khắp các quan trong triều Lúc ấy công chúa đang nghỉ dưới thuyền Họ kể sự tình công chúa lạc chồng Nàng được Then Trời ban thuốc hồi sinh 620- Khắp dân gian đều tâu lên triều đình Đem đoàn nhạc binh trống kèn đưa đi Họ khiêng kiệu ra đón mời công chúa Đoàn người đi đông, kể trăm kể nghìn Công chúa dưới thuyền nom lên thấy rõ 625- Quang cảnh đất nước tươi đẹp nơi đây Xem ra cũng giống quê hương của Nàng Cũng có hàng dừa dãy cau lá tỏa Cung đình lợp ngói ken thêm dát vàng Cột dựng cao ngất, bạc dát lung linh 630- Nom nóc cung đình mái rồng uốn khúc Công chúa đang ngồi sầu tủi nhớ chồng Tự hỏi Trai-Căm có nhớ mình chăng ? Khóc đến hết nước mắt, ngồi suy ngẫm ! Bỗng đoàn người của triều đình đi tới 635- Các vị bô lão lên tiếng chào Nàng Khoanh tay kính cẩn thưa cùng công chúa Triều đình chúng tôi xin thưa lên Nàng Đón mời công chúa, về cứu sống lại Khi nào thủ lĩnh chúng tôi hồi sinh 640- Xin mời công chúa nắm quyền cai quản Nếu còn nghĩ thương đến vợ chồng tôi Chia để lại cai quản một phần đất Triều đình chúng tôi lộng lẫy nơi kia Đất nước rộng xan ra làm ba phần

296

645- Lạy công chúa , xin về cùng cứu giúp Lúc này Nàng càng nhớ chồng khóc tủi Nhiều người van xin rằng buồn lắm thay ! Triều đình rước kiệu mạ vàng mời Nàng Công chúa đành đi về tới kinh thành 650- Tiếng than khóc ầm vang bên linh cữu Kèn trống tang đám réo rắt buồn thay ! Kiệu công chúa vừa rước Nàng tới đây Đến giúp thủ lĩnh sống lại làm người ! Lúc ấy công chúa chỉ nghĩ nhớ chồng 655- Nàng mong làm phúc, chờ chóng đoàn tụ Nàng đặt hương hoa cúng cầu khấn bái Tìm xem chồng Nàng đang ở nơi nào ? Xin tổ tiên phù hộ vợ chồng con Cho con chóng được gặp chồng thương nhớ 660- Con vẫn một mình chờ đợi chồng con Nhìn lên bầu trời thấy sao từng đôi Sao cũng xa nhau nhưng rồi lại gần Mọi sự Then Trời xắp đặt nên duyên Ngày đêm chỉ nằm một thân ngóng chồng 665- Chàng ơi, chàng ở nơi nao lúc này ? Năm qua đi, năm mới lại tới nơi Xuân về hoa đào nở ngát hương thơm Mùi hoa tỏa tới tưởng như có chàng Ngày ngày cơm ngon cũng chẳng muốn ăn 670- Em đem áo của chàng ra bói xem Nay sắc đẹp em giảm, người xanh rớt Nghe trên núi cao cú kêu từng hồi Nay nghĩ ngày anh để em ở lại Em ở với bà già từ lâu rồi 675- Sao vẫn chưa thấy Trai-Căm trở về ?

297

Nghe tiếng chim “tắng lo” kêu trên núi Và từng đôi họ vờn nhau sống vui Khi con đực bay, vợ cái bay theo Khổ cho thân phận vợ xa cách chồng 680- Trai-Căm có vợ đẹp, để xa cách Nếu không theo em xin hãy trở về Đưa Nàng quay lại với mẹ mến thương Sao nỡ để em khổ sở thế này ! Triều đình đã đón công chúa tới đây 685- Vào đến tận nơi, bên người vừa mất Người đông trong nhà đều cúi đầu lạy Công chúa đem thuốc hồi sinh phù phép Đừng mặt xệch, hôi hám gì đấy nhé ! Bà Nàng vợ vẫn bên xác chồng khóc 690- Người thương của tôi vừa mất chiều qua Nàng bà luôn không rời bên xác chồng Công chuá nhá thuốc hồi sinh thổi vào Ngài thủ lĩnh cựa quậy sống tỉnh lại Mắt mở ra nhìn thấy rõ mọi sự 695- Người Ngài khỏe khoắn, tỉnh táo như xưa Ơn cuả công chúa công lao trời biển Sống lại rồi khỏe, trường thọ vía nhé ! Mọi người thân thích nắm tay thủ lĩnh Nàng bà kể chuyện lại với chồng mình 700- Bắt tay nhau nhất trí chia đất nước Thủ lĩnh tạ ơn cao của công chúa Mở tiệc rượu lớn khai hội ăn mừng Trâu mổ ngàn con nấu cỗ vui chơi Dân toàn quốc mừng thủ lĩnh sống lại 705- Tiếng trống cồng chiêng, kèn và chũm chọe Ầm vang khắp Mường, mọi người mừng vui

298

Tiếng người vui đồn ầm loang đất nước Mừng tạ ơn công chúa giúp cứu sống Lát rồi tiệc xong công chúa ra về 710- Các công chức, bô lão, người đến đưa Kể cả các quân lính đến rước dẫn Thủ lĩnh lập kinh đô mới bên sông Kinh đô cũ trao công chúa cai quản Nàng lên làm thủ lĩnh vương quốc mới 715- Vàng bạc tiền của sẵn đầy thừa tiêu Lúc này Nàng càng nhớ chồng da diết Ước mong lại sống bên chàng như xưa Hay là đời ta như người góa bụa Nàng nhớ chồng nhiều, chỉ còn biết khóc 720- Lạy Trời Đất cúi đầu van xin mãi Chồng tôi đang lạc lõng nơi xa nào Xin hãy vượt qua núi rừng gặp nhau ! Dịp ấy đến kỳ thủ lĩnh nước nhỏ Cử sứ thần thay phiên tới túc trực 725- Ngày ngày đông nghịt người tới sân chầu Hôm ấy có Trai-Căm một sứ giả Đến phiên vào chầu túc trực quốc vương Quần áo sang trọng, thắt lưng dát vàng Vào đến nơi yết kiến sứ trình diện 730- Tiệc tiếp đãi mời sứ vào ngồi dự Rượu giót vào chén đặt mâm mạ vàng Ngài sứ giả bưng chén rượu lên ngó Nhìn thấy hình Nàng vợ tựa cửa sổ

Và chim Kén-Kẻo đậu cành cây “tan” 735- Nom rõ thấy Nàng đang khóc luyến nhớ Nước mắt dòng dòng đang chảy xuống má Rõ rành rành Nàng tựa bên cửa sổ

299

Sứ giả quên bẵng luật lệ cấm đoán Nhìn lầu quan sát tìm kiếm cô Nàng 740- Các quan triều bắt sứ tội khi quân Liền bắt sứ giả giam xét xử tội Sắp đem hành hình chém cổ không tha Một vị quan nói phải tâu nữ hoàng Do nữ hoàng quyết, đâu dám vượt quyền 745- Quan giải phạm nhân, nữ hoàng tra xét Đến nơi nữ hoàng nom rõ tỏ tường Bất nhờ chột dạ, ngã ngửa người ra Hóa là Trai-Căm chồng quý của Nàng Trai-Căm sửng sốt, chầm ôm Nàng liền 750- Thế là hoàng tử gặp vợ rồi đây Từ nay sống mãi bên nhau suốt đời Nàng cho mổ trâu nấu cỗ mừng viá Hoàng tử Trai-Căm chồng yêu của ta Em không ngờ gặp chàng xa cách lâu 755- Thịt trâu nghìn con chẳng hề tiếc chi Bởi mừng gặp lại chàng bao năm xa Vía đừng có lạc đến chỗ xứ quỷ Đừng nán nghỉ nơi bà già mẹ nuôi Đến đây ta cai quản vương quốc lớn 760- Ta trị vì các nước đặt dưới quyền Sống đôi bên chàng, em tươi tỉnh thêm Ta nhập phòng the hạnh phúc đời đời Lúc ấy chàng mới kể lại với Nàng Chim Kén-Kẻo tự cắn lưỡi chết rồi ! 765- Nữ vương sai các gái hầu đi cứu Chim sống lại cùng đoàn quay trở về Bay tới đậu lầu vàng Nàng đang ở Nom thấy rõ Nàng bắt ôm lấy chim

300

Ta nghĩ sẽ chết xa nhau mãi mãi 770- Lúc này Then Trời dun dủi đoàn tụ Trai-Căm hoàng tử, chồng yêu của ta Ngày nay đôi ta đàng hoàng được hưởng Phúc may ta có mấy nước dưới quyền Hoàng tử với vợ cùng chung ngai vàng 775- Chàng có Nàng vợ cao quý hết mức Làm nên chức lớn Thái đồn vang xa Nhưng Nàng vẫn nhớ con nhỏ chết thui Nàng luôn khóc khi nghĩ thương đến con Nay sống bên chồng, vui mừng biết bao 780- Vững bền mãi mãi vía đôi ta hỡi ! Phúc đức Trai-Căm bên Nàng cao quý Mọi điều chẳng lành đều bỏ qua đi Then Trời phù Nàng Chàng sống dài lâu 784- Vợ chồng hạnh phúc bên nhau suốt đời . Xin kính chào !

Truyện cổ cuả xã hội Bản Mường Thái Tác giả : khuyết danh

Sưu tầm : Phương-Lung ( qua đời đã lâu )

301

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- MAYSOUK XAYOMPHENG : Gốc tích người Lào và người Thái Việt-Nam xưa trong LỊCH SỬ TỈNH HUA-PHĂN, tài liệu lưu trữ ở Thư viện tỉnh HuaPhăn, nước Cộng-Hòa Dân-chủ Nhân-dân Lào, năm 1980. 2- CẦM TRỌNG : Mục Văn học Thái, trang 438-475 trong sách NGƯỜI THÁI Ở VIỆT-NAM, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà-Nội 1978. 3- NGUYỄN DOÃN HƯƠNG: Cúng vía, một tục lệ truyền thống Của người Thái ở Nghệ-An, trang 592- 594 trong VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ NGƯỜI THÁI Ở VIỆT-NAM, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà nội 1998. 4- NGUYỄN VĂN HÒA : Người Thái Đen cúng lễ cầu lành, trang 461- 471 trong VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ CÁC DÂN TỘC TRONG NHÓM NGÔN NGỮ THÁI VIỆT-NAM, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà-Nội 2002. 5- CẦM CƯỜNG : TÌM HIỂU VĂN HỌC THÁI Ở VIỆT-NAM, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà-Nội 1993. 6- NGUYỄN VĂN HÒA : TRUYỆN CỔ VÀ DÂN CA THÁI VÙNG TÂYBẮC VIỆT-NAM, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà-Nội 2001. 7- ĐẶNG NGHIÊM VẠN, TRỌNG SINH, XUÂN CHINH, HỮU THỨC, HÀ SỦM, VĂN TU, NGUYỄN DẤN,KHÀ TIẾN, CAO NHUM : Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai-Châu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin tỉnh Hà-Sơn-Bình, Hòa Bình 1998. 8- TÒNG VĂN CẤP : ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÁI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC, trong sách Thái cổ tại Thư viện tỉnh Sơn-La, trang 235243 sách CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI NGỮ HỆ THÁI CADAI Ở VIỆT-NAM, Nhà xuất bản Thế giới, Hà-Nội 2012.

302

MỤC LỤC Trang LỜI MƠ ĐẦU U-THẾN : Chuyện cổ dân gian kể miệng của dân tộc Thái vùng Tây-BắcViệt-Nam U-THẾN: Sao nguyên bản từ chữ Thái cổ, sang chữ Thái Việt-Nam, truyện thơ từ thế kỷ thứ 14 của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam. U-THẾN : Bản dịch từ tiếng Thái sang tiếng Việt NGU-HÁO: Chuyện cổ dân gian kể miệng của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam NGU-HÁO: Sao nguyên bản từ chữ Thái cổ sang chữ Thái Việt-Nam truyện thơ từ thế kỷ thứ 14 của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam NGU-HÁO: Bản dịch từ tiếng Thái sang tiếng Việt TRAI-CĂM : Chuyện cổ dân gian kể miệng của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam TRAI-CĂM: Sao nguyên bản từ chữ Thái cổ sang chữ Thái ViệtNam Truyện thơ từ thế kỷ thứ 14 của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam TRAI-CĂM : Bản dịch từ tiếng Thái sang tiếng Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 5

61

119

156

178

202

219

240

276 302

MỤC LỤC

303

303

U THEN, NGU Hao va Trai Cam.pdf

Page 1 of 2. Stand 02/ 2000 MULTITESTER I Seite 1. RANGE MAX/MIN VoltSensor HOLD. MM 1-3. V. V. OFF. Hz A. A. °C. °F. Hz. A. MAX. 10A. FUSED. AUTO HOLD. MAX. MIN. nmF. D Bedienungsanleitung. Operating manual. F Notice d'emploi. E Instrucciones de servicio. Návod k obsluze. Betjeningsvejledning.

1MB Sizes 11 Downloads 486 Views

Recommend Documents

NGU VAN.pdf
fb480ev - Amirah adara manhandled, dped and fucked by 3 guys sz907. Page 1. Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... NGU VAN.pdf. NGU VAN.pdf. Open. Extract. Open with. Sign

u u u u u u u u.
Programme Development and Technical. Contributions. Pat Daily. John Tobin. Ger DiConnor, Shane Flanagan. Noel Delaney, Lester Ryan. Joey Carton. Pat D*5hea. Terence Mc'I-i'iliiiiams. Paudie BU'IIEF, Jimmy D'Arcy. Peter Horgan, Tony Watene. Niamh Spra

Williamsburg VA Retirement Communities Links - Williamsburg VA ...
PDF Slides jamestown va retirement communities https://drive.google.com/file/d/1ID5M53BJZ6yrkBW1TiKlL_CB3ti90fIK/view?usp=sharing https://goo.gl/nzy76q. assisted living jamestown. active adult communities virginia. active adult communities in va. act

U | U 1
Applications: 5,388,413 A ... air inside an enclosed area communicating With the device. 415561180 A 12 ... and Development Division, FAA William J. Hughes Tech ..... mobile fuel tanks, sea tankers and cargo ships, underground fuel tanks at ...

VA National Suicide Data Report 2005–2015 - VA Mental Health
Information from multiple program offices and record systems was combined in order .... Through work with the VA Office of Enterprise Integration. (OEI), data on ...

U-DISE
Sep 30, 2014 - The U-DISE support is available online for assistance to all. ..... Committee (SMDC) require to maintain a separate Bank Account to manage the ...

Trai He SFU - SMEI VietNam 2016.pdf
Melbourne. Boca Raton. Vancouver ... Burnaby Mountain Campus Vancouver campus Surrey Campus ... Trai He SFU - SMEI VietNam 2016.pdf. Trai He SFU ...

NGU PHAP HAN NGU.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. NGU PHAP ...

U \ 11
Apr 25, 2008 - ible vis-a-vis changes of position. The object of the present .... use of the mandrel as a tool for forming the closure head. In another aspect, the ...

Amor-Trai-o-E-Kizomba-Portuguese-Edition.pdf
dança faça o milagre de reaproximá-los. ... Study On the web and Download Ebook Quero Um Amor Assim: Ensaios Sobre O Amor E A Vida (Portuguese ...

Response to TRAI Consultation Entitled “Growth of ... - Services
SECURITY IMPLICATIONS. TRAI raises an important security issue in its consultation paper, one which Google wishes to comment on. In the paper, TRAI expresses its well-intentioned hope that “for security reasons it would be appropriate that the valu

Va jazz ballads
The CompleteIllustrated Kama Sutra pdf.Calvin harris feat. john newman blame.Vajazz ballads.Brooklyn daniels. 2014.Dead oralive 2 2000.Wild bunch 1969.

Nelson_County_Public_Schools_(VA)_Correct Pricing Agreement.pdf
Dell Chromebook 11 3120 4GB 16GB SSD $ 34.65. Protection Plan: MB Coverage Only | Coverage Amount: $300 |. Term: 1 year | Deductible: $0 Insurance: ...

VA Comments.pdf
lawyers more business. Please reject or reconsider LEO 1885. Page 2 of 3. Page 3 of 3. VA Comments.pdf. VA Comments.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

U \ 11
Apr 25, 2008 - asymmetrical punched hole is formed, With Which the fas tening element, even if of rotationally symmetrical con?gu ration as such, Will make ...

va-4-any.pdf
$7,000 $11,250 $11,650 $11,950. (c) You live in Kentucky or the District of Columbia and commute on a daily basis to your place of. employment in Virginia.

Page 1 noname U+0000 (0) Space U+0020 (32) exclam U+0021 ...
MU plus minus. U+00b1 (177). twoSuperior. U+00b2 (178) threesuperior. U+00b3 (179) acute. U+00b4 (180). U+00b5 (181) paragraph. U+00b6 (182).

Word building U.21-U.26
By Krittapas Kijkool P.Ice [834 38.5 TU#73 Sci-man#9] licensed2011. Word building U.21-U.26. 1. Necessity (n.) F ก / Necessities (n.) /necessarily (Adv.)/ necessitate (V.) 2. Luxurious (adj.) = Luxuriant (adj.) = F. 3. treat yourself to = to do sth

Page 1 ...Y.) YAY Yo () (OD) '' . y1/y : -lur, AA/S/.:... 64 va-U. ya 4- 2-2 ...
Just 3,334 is ossils ral sys: 5. b3 is. J-2 st-ta -ala, ska 45-53 cl 9 Jls s-9-e-r-ul- is - says collels usuals last 3 4.2-9al 33 ala la ss class as try. 9 J- says--all uai rula 3 say S.J.59 k-3'Å¿s 9 - 5 - so rula s. 3 () as Å¿lal as still 35- tells

REAV VA AR.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. REAV VA AR.Missing:

Va dance chart
O good Horatio, whata wounded nameshalllive behind me. Ifthou didstever hold. mein thy heart,absent theefromfelicity ... Operating systemgalvin pdf.209211423393393.Discography Frank Sinatra.Download Va dancechart ... Wells is saying that which foreve