TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VỚI DU LỊCH SINH THÁI ĐỂ TẠO LẬP LOẠI HÌNH DU LỊCH ĐẶC THÙ Ở VIỆT NAM ThS.Thái Thu Hoài Giảng viên Trường Đại học Văn hóa Tp.HCM Điện thoại: 0919 200 939 Email:[email protected]. Tóm tắt: Tài nguyên du lịch luôn có sự đan xen và tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa. Chính đặc điểm đó đã mở ra khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch để phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa trong hoạt động du lịch. Sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch hỗn hợp như du lịch thiên nhiên thưởng ngoạn các danh thắng (nature tourism), du lịch mạo hiểm (adventure tourism), du lịch cộng đồng - du lịch nhà tranh (cottage tourism), du lịch tộc người bản địa (indigenus tourism), du lịch bền vững (sustainable tourism), du lịch xanh (green tourism)... Để biến những ý tưởng đa dạng hóa sản phẩm du lịch thành hiện thực, đòi hỏi phải nghiên cứu tài nguyên du lịch và quy hoạch phát triển du lịch dưới góc nhìn tương tác giữa hai yếu tố sinh thái tự nhiên và văn hóa. 1. Yếu tố văn hóa trong du lịch hỗn hợp sinh thái tự nhiên - văn hóa Hoạt động trong môi trường sinh thái có ý nghĩa du lịch vốn là một sinh hoạt tự nhiên của con người hình thành từ lâu đời, nhưng du lịch sinh thái (Ecotourism) với tư cách là một lĩnh vực của ngành du lịch mới chỉ hình thành trong một vài thập niên gần đây. Theo học giả Trương Quang Hải thì mãi tới năm 1987, Hector Ceballos - lascurain đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái có sự tương tác yếu tố văn hóa “là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”.(1) Tháng 9 năm 1999, tại Hội thảo quốc gia về xây dựng chiến lược du lịch sinh thái, nhiều ý kiến đã hướng tới một nhận thức được xem như là định nghĩa “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của địa phương”.(2) - GS.TS.Trương Quang Hải, GS.TS. Đặng Cao Huần, PGS.TS. Đặng Văn Bào (2005), Nghiên cứu tuyến du lịch mạo hiểm Phong Nha – Kẻ Bàng. Đề tài khoa học cấp Bộ, Tr.4-5. 2 - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1999), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái”. Tr.14. 1

1

Như vậy, ngay từ khi mới hình thành, khái niệm du lịch sinh thái được hiểu là một loại hình du lịch với mục đích hưởng thụ và nhận thức di sản thiên nhiên được đặt trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong nhận thức ban đầu, du lịch sinh thái đã chứa đựng những yếu tố văn hoá, nhưng mới chỉ là văn hoá với tư cách là khách thể của du lịch mang hàm ý đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. Cùng với thời gian, quan niệm về du lịch sinh thái đã không dừng lại ở chỉ một đối tượng là thiên nhiên (hoang dã) mà còn là văn hoá. Hiệp hội du lịch Canada (TIAC) trong công bố tại Hội thảo du lịch của Canada năm 2003 lại đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh văn hóa chứa đựng trong du lịch sinh thái, rằng du lịch sinh thái là khám phá những vùng đất tự nhiên, vừa bảo tồn tính nguyên trạng của chúng, vừa hiểu biết thông qua những phát hiện mới và sự giáo dục ý nghĩa của tự nhiên và văn hoá nơi đó. Nó hướng cho con người biết tôn trọng môi trường, mang lại những hoạt động thương mại bền vững, tạo ra những lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng, thừa nhận và tôn trọng những giá trị văn hoá, tín ngưỡng và truyền thống của bản địa”.(3) Như vậy, du lịch sinh thái đã không dừng lại ở khái niệm chủ thể du lịch thâm nhập vào tự nhiên để hưởng thụ và khám phá tự nhiên nữa, mà cùng với nhận thức, hưởng thụ và khám phá tự nhiên là những hoạt động mang tính văn hoá mà chủ thể cùng với khách thể tồn tại trong một thể thống nhất trong suốt thời gian diễn ra hoạt động du lịch. Như vậy, du lịch sinh thái đã bao gồm cả không gian chứa đựng những di sản tự nhiên và không gian văn hoá. Từ khái niệm và định nghĩa như vậy, du lịch sinh thái bao gồm cả yếu tố tự nhiên (nature tourism) và văn hóa (cultural tourusm) với tư cách như là môi trường chứa đựng các yếu tố văn hóa bản địa (indigenous tourism) v.v…. Trong hoạt động du lịch sinh thái, người tham gia du lịch không chỉ coi hoạt động du lịch là hoạt động thưởng ngoạn, tham quan mà coi không gian du lịch là môi trường sống của mình trong thời gian hoạt động du lịch, trong đó chủ thể và khách thể du lịch là một. Ở Việt Nam, du lịch sinh thái đang hết sức mới mẻ. Nhưng ngay trong giai đoạn mới mẻ này đã xuất hiện nhận thức sai lệch về du lịch sinh thái, xem đó như là loại hình dành riêng cho thưởng ngoạn tự nhiên không liên quan đến cộng đồng và thờ ơ với sự trải nghiệm sinh thái của người du lịch. Vậy nên khi đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam thì trước hết phải xem xét tài nguyên du lịch sinh thái trong sự gắn kết các giá trị tự nhiên và văn hóa. Khi đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái, bên cạnh phương thức đánh giá tổng hợp đặc điểm tự nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái phải được đánh giá thẩm mỹ, đánh giá sinh học, đánh giá kỹ thuật, đánh giá các giá trị văn hóa - xã hội. 3

- Dẫn liệu từ công trình của GS.TS. Trương Quang Hải và cộng sự (2005). Tr.5. 2

2. Những loại hình và sản phẩm có sự tương tác giữa tự nhiên và văn hóa Nói đến loại hình và sản phẩm văn hoá trong du lịch là nói đến hiệu quả văn hóa mang lại cho chủ thể du lịch trong và sau khi tham gia hoạt động du lịch. Vì thế, sản phẩm văn hoá có thể là hữu hình, có thể nhìn nhận được như việc chinh phục các đối tượng tự nhiên, việc nhận biết và thực nghiệm thành công một loại hình sinh hoạt cộng đồng …cũng có những sản phẩm vô hình như hiệu quả tâm lý, sự thử thách và cảm nhận hứng thú v.v... Do vậy, một loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam có thể chứa đựng nhiều sản phẩm văn hoá và có những sản phẩm văn hoá chung cho nhiều loại hình du lịch sinh thái. Loại sản phẩm thứ nhất trong du lịch sinh thái có thể được khai thác ở Việt Nam là loại hình mang lại cảm xúc và phản ứng thẩm mỹ trước đối tượng. Ở nước ta, loại hình này đã được khai thác trong những tour du lịch gắn liền với tên gọi “về nguồn” như tour “Raid Gauloise” của 600 vận động viên quốc tế tổ chức năm 2002 thực hiện chuyến đi dọc triền biên giới phía Bắc từ Lào Cai đến Hạ Long, tour “Action Asian” chinh phục thung lũng Mai Châu bằng xe đạp năm 2003, tour “Saffron Road VietNam 2004” lữ hành xuyên Việt cho 19 khách nước ngoài thực hiện năm 2004. Trong những năm vừa qua, miền Trung chưa khai thác tốt loại hình và sản phẩm du lịch này, dù rằng với hệ thống liền kề các Di sản thế giới, các trung tâm văn hoá, các đô thị cổ và các di tích, danh thắng nổi tiếng. Nguồn lực để khai thác loại sản phẩm này rất lớn. Loại sản phẩm thứ hai trong du lịch sinh thái ở Việt Nam khai thác từ loại hình du lịch mạo hiểm để trải nghiệm và thử thách tâm lý, năng lực đối tượng du lịch trước sự hùng vĩ và kỳ thú của thiên nhiên. Đây là loại sản phẩm du lịch rất mới và trong giai đoạn thử nghiệm, đòi hỏi đầu tư nghiên cứu công phu và tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số địa phương và tổ chức hoạt động trên lĩnh vực du lịch ở nước ta đã tổ chưc thành công loại hình và sản phẩm này như chinh phục vách núi hòn Phụ tử (Hà Tiên), Hang dơi (Phan Thiết), Vực tử thần Đa Tan La (Đà Lạt), các vách đá ở vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng. Du khách thu được cảm nhận tâm lý được trải nghiệm trong thử thách với thiên nhiên hùng vĩ thông qua các hoạt động như chinh phục độ cao trong hành trình leo núi (rock climbing), vượt thác (canyoning) v.v... ở Việt Nam, loại hình và sản phẩm này có trong nguồn tài nguyên vô tận của Di sản thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng với cả một hệ thống hang động ngầm dài hàng chục ki lô mét, sông ngầm xuyên qua nhiều địa hình hiểm trở và hình thế cheo leo của địa hình Karst. Nguồn tài nguyên để khai thác loại hình và sản phẩm này đã được D. Limbert và L. Howard mô tả khá kỹ trong các báo cáo khảo sát trong hơn một thập kỷ gần đây. Ngoài Phong Nha - Kẻ Bàng là trung tâm lớn nhất của loại hình du 3

lịch mạo hiểm,(4) ở Việt Nam còn nhiều danh thắng có hình thế kỳ vỹ có thể khai thác loại hình và sản phẩm du lịch mạo hiểm như chinh phục độ cao ở Hoàng Liên Sơn, chinh phục thác ghềnh ở Tây Bắc, Tây Nguyên.... nhưng cho đến nay chưa được nghiên cứu thử nghiệm đầy đủ. Loại sản phẩm thứ ba là sản phẩm văn hoá thu được thông qua hình thức du lịch cộng đồng mà nhiều quốc gia trên thế giới gọi là du lịch nhà tranh (cottage tourism). Trong loại hình này, người tham gia hoạt động du lịch trút bỏ cái thực tại của mình để hội nhập vào đời sống thực của một sộng đồng (sinh thái nhân văn) mà họ xem là một đối tượng khám phá. Môi trường sinh thái nhân văn trong loại hình này cực kỳ đa dạng và phong phú. Đó có thể là một khuôn viên hoạt động của một cảng thị cổ mà người du lịch cảm nhận cái không khí giao thương cổ điển, một làng cổ với nhiều phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa mà người du lịch hoà nhập với thói quen và tập tục bản địa, một làng nghề mà người tham gia du lịch thử nghiệm kỷ năng của bản thân. Loại hình này ở Việt Nam chưa được khai thác nhiều, chủ yếu là vì lý do an ninh hơn là năng lực tổ chức. Trong một tương lai gần, khu vực miền Trung có triển vọng lớn về loại hình này, bởi lẽ nơi đây là một trong số rất ít địa bàn trong cả nước còn bảo tồn nhiều hình thái sinh thái nhân văn cổ gắn với lịch sử khai thiết của cộng đồng các tộc người và văn hoá của họ.(5) Loại sản phẩm thứ tư có thể cho một kết quả lý thú về thử nghiệm và trải nghiệm sinh thái nhân văn tộc người (indigenous toursm) với những sắc thái độc đáo của họ. Được trải nghiệm và thử nghiệm trong môi trường sinh thái nhân văn với đời sống thường nhật mà người tham gia du lịch trực tiếp tham gia trong môi trường sống của các tộc người là một sản phẩm văn hoá rất hấp dẫn. Trên thế giới, loại hình và sản phẩm du lịch này đã có từ lâu và thu hút khá mạnh mẽ du khách, đặc biệt là khu vực các nước nam Mỹ. Việt Nam là đất nước đa dân tộc, phần lớn trong số đó có bản sắc dân tộc rất độc đáo và việc tiếp cận với văn hoá của họ mang lại nhiều điều lý thú và bổ ích. Trong các dân tộc và tộc người thiểu số ở Việt Nam, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc có nguồn gốc tối cổ và hiện còn bảo tồn nhiều sắc thái văn hoá cổ xưa. Đây chính là tiềm năng để khai thác loại hình và sản phẩm du lịch văn hoá tộc người trong môi trường sinh thái nhân văn. Trái với loại hình tham quan để biết, loại hình du lịch sinh thái nhân văn văn hoá tộc người đòi hỏi người du lịch thâm nhập vào đời sống thường nhật của tộc người, hưởng

- Đặng Đông Hà (2011), Phong Nha – Kẻ Bàng, hoang sơ và huyền diệu, Nxb. Đà Nẵng, Tr.22-43. - Thái Thu Hoài (2016), Văn hóa – Những góc nhìn đa diện, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 107. 4 5

4

thụ môi trường nhân văn của chính họ và trải nghiệm bản thân mình. Đó là một hướng đi lý thú và cần được khai thác. 3. Để tiềm năng biến thành hiện thực Có nhiều vấn đề đặt ra cho du lịch để biến tiềm năng thành hiện thực như vấn đề đầu tư, cơ chế chính sách, quy hoạch, công tác quản lý, công tác tiếp thị quảng cáo, công tác đào tạo nguồn nhân lực... Trong khuôn khổ tham luận, chúng tôi chỉ xin được nêu một đề xuất mà tôi cho là cấp thiết nhất, đó là: Phải tổ chức nghiên cứu và điều tra đánh giá tiềm năng theo hướng tương tác giữa hai yếu tố sinh thái tự nhiên và văn hóa. Điểm lại các công trình nghiên cứu về du lịch Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước. Qua các công trình này có thể dễ dàng nhận thấy việc nghiên cứu phần lớn nghiêng về khảo sát và đánh giá tài nguyên và phương thức khai thác tài nguyên du lịch trong những điều kiện cụ thể. Có rất ít các công trình nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa trong phát triển du lịch. Dó đó, việc đánh giá lại tài nguyên dưới góc nhìn tương tác hai yếu tố sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn phải được đặt lên hàng đầu và việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng theo các chuẩn khoa học là việc không nên chậm trễ. Từ kết quả điều tra tài nguyên, phải lấy quy hoạch đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa làm cơ sở quy hoạch phát triển du lịch. Nếu không quy hoạch bảo tồn các khu vực danh thắng đa dạng sinh học và văn hóa thì sẽ không tạo ra được sự tương tác giữa hai yếu tố sinh thái tự nhiên và văn hóa trong việc tạo lập các loại hình du lịch. Quy hoạch đa dạng sinh học sẽ là cơ sở cho sự phát triển bền vững của sinh thái tự nhiên, và là nhân tố quan trọng để đảm bảo bảo sự bền vững tự nhiên, làm điểm tựa lồng ghép sinh thái nhân văn. Chúng ta được biết, hàng năm và 5 năm, mỗi tỉnh thành đều lập quy hoạch du lịch, nhưng liệu đơn phương quy hoạch hoạt động du lịch không thôi thì làm sao có luận cứ để xác lập tương tác giữa văn hóa và sinh thái, làm cơ sở cho đa dạng hóa loại hình du lịch. Chúng ta đang tồn tại trong hai hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn. Hoạt động du lịch đặt trong môi trường sống của chính chúng ta âu cũng là hợp lý cho sự phát triển bền vững và trong sự bền vững ấy mới có thể đa dạng hóa các loại hình du lịch. Tài liệu tham khảo: 5

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1999), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái”. 2. Chương trình BirdLife International tại Đông Dương(2002). Các khu vực bảo tồn trọng yếu. Hà Nội. 3. Đặng Đông Hà (2011), Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoang sơ và huyền diệu, Nxb. Đà Nẵng. 4. Trương Quang Hải, Đặng Cao Huần, Đặng Văn Bào (2005), Nghiên cứu tuyến du lịch mạo hiểm Phong Nha – Kẻ Bàng. Đề tài khoa học cấp Bộ. 5. Thái Thu Hoài (2016), Văn hóa – Những góc nhìn đa diện, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 6. IUCN, NEA, WWF (1998), Bên kia chân trời xanh, Cục Môi trường Việt Nam xuất bản. 7. Thaddeus C. Trzyna (2001), Thế giới bền vững – Định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách Khoa học, Công nghệ xuất bản. 8. Nguyễn Khắc Thái (2006), Nghiên cứu các loại hình du lịch sinh thái – văn hóa. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học. 9. Viện Tài nguyên Thế giới – WRI(1995), Quy hoạch đa dạng sinh học quốc gia, Cục Môi trường xuất bản _____________________________________

6

29.THAI THU HOAI.pdf

lịch để phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa trong hoạt động du lịch. Sự tương tác. giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa là điều kiện thuận lợi để phát triển các ...

306KB Sizes 3 Downloads 165 Views

Recommend Documents

phuong thu vu -
Administration – 2009”. 3. Finalist ... Others: Leadership skill, organizing skill, teamwork and other soft skills. Interpreting & Translating English - Vietnamese skill.

KE HOACH THU HOC PHI.pdf
Whoops! There was a problem loading this page. Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Whoops! There was a problem loading this page.

thu-dinh-huong-tr2_1.pdf
xri, it ld 01 ldn trong ndm. b. T6 chuc Th6nh 16 mung kj, niQm ngdy thdnh h6n cria cric d6i bpn tr6 t4i m5i gi6o xu, dflc. bi0t trong ngdy 16 Th6nh Gia. Ngodi ra, c6 thC li0n ktit thdnh nh6m nh6 c6c gia dinh tr6. dtf thu4n lgi trong viQc d6ng hdnh vd

Thu Dharamsala Sarah College_Trung Nguyen_August 19_2010.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Thu Dharamsala ...

Thu Thuat Luong Giac.pdf
https://sites.google.com/site/thuvientrungtam123. Page 3 of 14. Thu Thuat Luong Giac.pdf. Thu Thuat Luong Giac.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

13 TN thu 7 chan.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 13 TN thu 7 ...

Doc thu - hon mang.pdf
là một ít hoa quả đã gần hỏng, kiến bám đen kịt. “Tại sao lại không?” Tôi hỏi. Cả hai ... Page 3 of 14. Main menu. Displaying Doc thu - hon mang.pdf. Page 1 of ...

97 thu thach con so.pdf
QUA CẦU. Chỉ những thanh gỗ có phép tính đúng mới không bị gãy khi giẫm lên. Em. hãy gạch bỏ những thanh gỗ cần phải tránh để có thể qua cầu an toàn. 1.

biet-thu-lavila-brochure-sanbatdongsanaz.pdf
nhà mà người ta tìm kiếm khi đã tứ tuần không giống. ngôi nhà khi trẻ. Tuổi trẻ Æ°a những căn hộ nhỏ mà hiện. đại, đặt giữa lòng phố thị năng động, chen giữa những. con đường tấp nập. Lá

Doc thu - benh dich yeu.pdf
... was a problem loading this page. Retrying... Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Main menu. Displaying Doc thu - benh dich yeu.pdf.

Tha thu va chua lanh.pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Tha thu va chua lanh.pdf. Tha thu va chua lanh.pdf. Open. Extract. Open with.

week Mon Tue Wed Thu Fri - cs164
Page 2 ... /UserExperience/Conceptual/MobileHIG/Characteristics/Characteristics.html ... /appleapplications/reference/SafariHTMLRef/Articles/MetaTags.html ...

Sat thu dau mung mu.pdf
Page 1 of 2. Stand 02/ 2000 MULTITESTER I Seite 1. RANGE MAX/MIN VoltSensor HOLD. MM 1-3. V. V. OFF. Hz A. A. °C. °F. Hz. A. MAX. 10A. FUSED.

week Mon Tue Wed Thu Fri - cs164
http://developer.apple.com/library/ios/documentation/UserExperience/Conceptual/MobileHIG/Characteristics/Characteristics.html ...

thu-dinh-huong-tr2_1.pdf
Cha xri va Hdi d6ng Mgc vu, citc gioi,.c6c hQi dodn, tich cgc c6 vd va tham du viQc doc. kinh li6n giatqi citc gra dinh tr6, khuy6n khich vi6c si6ng ning tham dp ThSnh l5 vd llnh. nhan bf tich Hda Gi6i, ddc bi6t thuong xuyen thlm vi6ng cic gia dinh t

Doc thu - le cau hon.pdf
Chúng tôi có hÆ¡n hai mÆ°Æ¡i người, xuất phát từ New. York đi về hướng bắc: Raven, Tack, Julian và tôi, và có cả. Dani, Gordo và Pike cộng thêm chừng mười lăm ...

BAN DOC THU MON - ON LUYEN THI TRAC NGHIEM GDCD.pdf ...
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. Whoops! There was a problem previewing BAN DOC THU MON - ON LUYEN THI TRAC NGHIEM GDCD.pdf. Retry

Thoi Quen Thu 8 [SachChat.net].pdf
Website: www.firstnews.com.vn. Sách Chất - http://SachChat.net. Nơi bạn tìm thấy những cuốn sách chất! Page 3 of 361. Thoi Quen Thu 8 [SachChat.net].pdf.

Case study - SEA of Vu Gia Thu Bon Basin Development.pdf ...
Case study - SEA of Vu Gia Thu Bon Basin Development.pdf. Case study - SEA of Vu Gia Thu Bon Basin Development.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

byu - chit thu ei yin kwin the.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. byu - chit thu ei ...

bang-gia-banh-trung-thu-casahana-2016-banhtrungthunhulan.net ...
Page 1 of 1. bang-gia-banh-trung-thu-casahana-2016-banhtrungthunhulan.net.pdf. bang-gia-banh-trung-thu-casahana-2016-banhtrungthunhulan.net.pdf. Open.

thiet-ke-biet-thu-dep-7mx11m-viet-hung.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. thiet-ke-biet-thu-dep-7mx11m-viet-hung.pdf. thiet-ke-biet-thu-dep-7mx11m-viet-hung.pdf. Open. Extract.

Thu Zangpo_June 3_ 2009_Thu dang len ngai Trulshik Rinpoche ...
Thu Zangpo_June 3_ 2009_Thu dang len ngai Trulshik Rinpoche.docx.pdf. Thu Zangpo_June 3_ 2009_Thu dang len ngai Trulshik Rinpoche.docx.pdf. Open.

Ket qua nghiem thu 2012 - thuong.pdf
Nguyễn Văn Sĩ Khá. 4. 09-2012/KHXD Đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường của. các loại gas sử dụng trong công nghiệp lạnh. ThS. Nguyễn Thị Huệ ...