TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

­­­

ÔN LUYỆN THI TRẮC NGHIỆM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2017 KHOA HỌC XÃ HỘI

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................................................................... 4

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................................... 5

PHẦN MỘT: NỘI DUNG ÔN LUYỆN ................................................................................................................. 7 A. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ................................................................................................................................. 7

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC .................................................................................................................................... 10 Bài 1: Pháp luật và đời sống ................................................................................................................................. 10 Bài 2: Thực hiện pháp luật ................................................................................................................................... 32

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật ................................................................................................. 59

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực

của đời sống xã hội .................................................................................................................................................. 74 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo .................................................................................... 91

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản ................................................................................................ 107

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ.......................................................................................................... .133 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân ...................................................................................... .155 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước ................................................................... .169 PHẦN HAI: MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO.................................................................................................188 Mã đề 01.......................................................................................................................................................................188 Mã đề 02.......................................................................................................................................................................193

Đáp án đề thi tham khảo.......................................................................................................................................198

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 3

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Học sinh cần nắm được một số nội dung cơ bản sau (tham khảo thêm sách giáo khoa): * Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. - Bản chất của pháp luật: Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. * Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. - Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải... cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. * Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

II. KIẾN THỨC MỞ RỘNG, NÂNG CAO

* Định nghĩa pháp luật Do những nguyên nhân khác nhau, cho đến nay nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt…, từ đó hình thành trong một bộ phận dân cư thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của Nhà nước. Để có những kiến thức và thái độ, tình cảm đúng đắn với pháp luật, cần nhấn mạnh: Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm minh, kể cả bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, pháp luật không chỉ là những điều cấm đoán mà pháp luật bao gồm các quy định về những việc được làm, phải làm và không được làm. Mục đích xây dựng và ban hành pháp luật của Nhà nước chính là để quản lý đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. * Các đặc trưng của pháp luật - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị - xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối với tổ chức của mình nên nó không có tính quy phạm như quy phạm pháp luật. - Pháp luật có tính quyền lực, tính bắt buộc chung. Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước, với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do Nhà nước ban hành mang tính quyền Trang 10

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

lực, tính bắt buộc chung, nghĩa là bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. Đây chính là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức, bởi vì việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán, còn ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí theo các quy phạm pháp luật tương ứng. Việc xử lí này thể hiện quyền lực Nhà nước và mang tính cưỡng chế (bắt buộc). - Ngoài ra, pháp luật còn có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Do hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Văn bản này được gọi là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định pháp luật; nội dung của các văn bản cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lý thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lý cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Yêu cầu này nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật. * Bản chất của pháp luật Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. Sẽ là sai lầm, cực đoan nếu chỉ có quan niệm một chiều, tuyệt đối hóa bản chất giai cấp của pháp luật mà không biết đến bản chất xã hội của nó đã và đang được thể hiện rõ nét trong thực tế. Ngược lại, nếu quá nhấn mạnh về bản chất xã hội mà xóa nhòa bản chất giai cấp thì sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, ảo tưởng về bản chất của pháp luật. * Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: - Quan hệ giữ pháp luật với kinh tế: Pháp luật là một trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế (cơ sở hạ tầng) và được quy định bởi các quan hệ kinh tế. Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối, vừa phụ thuộc vào kinh tế, lại vừa có thể tác động trở lại đối với kinh tế. Sinh ra từ các điều kiện kinh tế, nhưng pháp luật không phản ánh một cách thụ động các quan hệ kinh tế, mà có tác động ngược lại các quan hệ kinh tế theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. - Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế trong mối quan hệ qua lại giữa các tầng lớp, giai cấp trong hoạt động của Nhà nước. Do đó, đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền trước hết thể hiện trong các chính sách kinh tế và được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật (nội dung của chính sách kinh tế thể hiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật). Mặt khác, trong một xã hội đa dạng, đa tầng về lợi ích kinh tế, chính trị thể hiện mối tương quan giai cấp. Do đó, Nhà nước phải căn cứ vào sự đối sánh lực lượng giữa các giai cấp để ghi nhận về mặt pháp lí và bảo hộ bằng pháp luật các quyền và lợi ích cơ bản của các cá nhân, cộng đồng, các tầng lớp xã hội khác nhau. - Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quan niệm, quy tắc đạo đức khác nhau, trong đó, pháp luật, một mặt luôn thể hiện quan điểm đạo đức chính thống của giai cấp cầm quyền, mặt khác, không thể không phản ánh những quan niệm, chuẩn mực ứng xử của những tầng lớp xã hội, những cộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt là những quan niệm đạo đức mang tính truyền thống dân tộc sâu sắc. Chính yếu tố đạo đức trong nội dung pháp luật làm cho pháp luật trở nên gần gũi hơn, dễ được người dân chấp nhận và tuân thủ một cách tự nguyện hơn. TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 11

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

* Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội - Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước: Trong sách giáo khoa đã phân tích kĩ vai trò của pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội và cách thức để Nhà nước quản lí xã hội (thông qua các quá trình làm ra pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, bảo vệ pháp luật). Bên cạnh vai trò phản ánh ý chí, vai trò công cụ của pháp luật, cần lưu ý đến vai trò kiến thiết của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện, đồng bộ, thống nhất và phù hợp là cơ sở tin cậy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quyền lực Nhà nước, củng cố độ tin cậy và uy tín của Nhà nước trong mối quan hệ với công dân, với xã hội và với các quốc gia khác trên trường quốc tế. - Vai trò của pháp luật đối với công dân: Pháp luật không chỉ là công cụ để Nhà nước ghi nhận, khẳng định các quyền, lợi ích và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà còn là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước mọi sự xâm phạm, kể cả những vi phạm từ phía cơ quan, công chức Nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ trách nhiệm pháp lý qua lại, trên cơ sở pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ngược lại, Nhà nước có quyền yêu cầu công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, trong trường hợp công dân không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định để buộc công dân phải thay đổi cách ứng xử của mình và khắc phục các hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Chỉ khi cả hai mặt của mối quan hệ pháp lý này được thực thi, pháp luật mới thực sự làm tròn được vai trò điều chỉnh và kiến tạo của mình trong đời sống xã hội. III. LUYỆN TẬP

Ví dụ 1. Tại sao lại cần phải có pháp luật? A. Vì pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Vì pháp luật là phương tiện để Nhà nước trấn áp tội phạm. C. Vì pháp luật là phương tiện để Nhà nước bảo vệ công dân trong mọi trường hợp. D. Vì pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ các giá trị đạo đức. Đáp án A.

- Lưu ý: để trả lời tốt dạng câu hỏi mang tính ôn tập kiến thức sách giáo khoa yêu cầu nắm vững các khái niệm trong sách giáo khoa, cụ thể ở đây là khái niệm pháp luật. Ví dụ 2. Đâu không phải là đặc trưng của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính nhân văn. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Đáp án B. - Yêu cầu nắm chắc kiến thức sách giáo khoa và khi trả lời lưu ý từ không trong câu hỏi để tránh nhầm lẫn với các đặc trưng của pháp luật. Ví dụ 3. Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật? A. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. B. Điều lệ Đảng viên. C. Luật Đất đai. D. Nội quy nhà trường X. Đáp án C. Trang 12

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

- Lưu ý: Các đáp án khác chưa đúng bởi Điều lệ Đảng viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nội quy nhà trường không mang tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội mà chỉ áp dụng với đối tượng cụ thể tương ứng như đảng viên, đoàn viên và học sinh trường X. Còn Luật Đất đai áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nên được coi là văn bản quy phạm pháp luật. Để trả lời tốt cần căn cứ vào các đặc trưng của pháp luật.

IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra được áp dụng cho ai? A. Một vài cá nhân nhất định. B. Tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội. C. Cán bộ, công chức nhà nước. D. Những người vi phạm pháp luật. Câu 2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của ai? A. Nhân dân lao động. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp tiến bộ. D. Giai cấp cầm quyền. Câu 3. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp nào trong xã hội? A. Giai cấp bóc lột. B. Giai cấp thống trị. C. Giai cấp cầm quyền. D. Giai cấp bị bóc lột. Câu 4. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước được thể hiện: A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý các tổ chức trong xã hội. C. Pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ các giai cấp. D. Pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ mọi công dân. Câu 5. Phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lý bằng cách nào? A. Giáo dục. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Kế hoạch. Câu 6. Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện: A. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ của mình. D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 7. Trong các quy định sau, quy định nào là quy phạm pháp luật? A. Trường trung học phổ thông A quy định: Học sinh phải mặc đồng phục của nhà trường vào thứ hai. B. Nội quy của tổ dân phố B quy định: Sáng chủ nhật hàng tuần các hộ gia đình trong tổ dân phố phải tham gia dọn vệ sinh công cộng. C. Điều 44, Hiến Pháp 2013 quy định: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. D. Công ty X yêu cầu nhân viên phải có mặt ở công ty trước 8 giờ sáng các ngày trong tuần. Câu 8. Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến? A. Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 13

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

B. Vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. C. Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người. D. Vì các quy phạm pháp luật được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật. Câu 9. Pháp luật phải được xác định chặt chẽ về mặt hình thức nhằm mục đích gì? A. Để pháp luật thể hiện tính nghiêm minh. B. Để diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến thực hiện sai các quy định của pháp luật. C. Để áp dụng được với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. D. Để pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Câu 10. Pháp luật được hiểu đầy đủ là: A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện. B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 11. Đâu là đặc trưng của pháp luật? A. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với các quy phạm đạo đức. B. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chính trị. C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Pháp luật có tính lịch sử, tự nhiên và xã hội. Câu 12. Pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ cho lợi ích của giai cấp nào? A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp công nhân và nông dân. C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động. D. Giai cấp tiến bộ trong xã hội. Câu 13. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện: A. Pháp luật ban hành vì sự phát triển của xã hội B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 14. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện: A. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội. B. Đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật. C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. D. Các qui tắc của pháp luật cũng là quy tắc của đạo đức. Câu 15. Pháp luật bao gồm những quy định về: A. Những điều được làm, nên làm và không nên làm. B. Những việc được làm, không được làm và không nên làm. C. Những việc phải làm, nên làm và không nên làm. D. Những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm. Câu 16. Vì sao nói pháp luật có tính bắt buộc chung? A. Vì pháp luật có tính cưỡng chế do Nhà nước thực hiện.

Trang 14

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

B. Vì pháp luật đặt ra các yêu cầu của Nhà nước buộc mọi người dân phải thực hiện. C. Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. D. Vì pháp luật do các cơ quan quan trọng của Nhà nước ban hành. Câu 17. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật là: A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính hiện đại. C. Tính thống nhất. D. Tính truyền thống. Câu 18. Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp? A. Vì pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. B. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho xã hội ban hành và đảm bảo thực hiện, phù hợp với lợi ích của xã hội. C. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện. D. Vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trong đó có giai cấp cầm quyền. Câu 19. Pháp luật có mấy đặc trưng? A. Hai đặc trưng. B. Ba đặc trưng. C. Bốn đặc trưng. D. Năm đặc trưng. Câu 20. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật? A. Hiến pháp. B. Nghị quyết. C. Nội quy trường học. D. Pháp lệnh. Câu 21. Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị gì của pháp luật? A. Giá trị công bằng, bình đẳng. B. Giá trị văn minh, tiến bộ. C. Giá trị thực tiễn. D. Giá trị hiện thực. Câu 22. Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? A. Lệnh, chỉ thị. B. Hiến pháp. C. Nghị quyết, Nghị định. D. Quyết định, Thông tư. Câu 23. Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật? A. Chính phủ. B. Tòa án. C. Các cơ quan Nhà nước. D. Nhà nước. Câu 24. Đâu là bản chất của pháp luật? A. Bản chất chính trị. B. Bản chất kinh tế. C. Bản chất xã hội. D. Bản chất văn hóa. Câu 25. Cơ quan nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế? A. Nhà nước. B. Công chức nhà nước có thẩm quyền. C. Mọi công dân. D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Câu 26. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm mục đích gì? A. Phát triển kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh. B. Duy trì và phát triển văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. C. Bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. D. Bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự, ổn định phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội. Câu 27. Bản Hiến pháp mới nhất của nước ta đã được ban hành là: A. Hiến pháp 2012. B. Hiến pháp 2013. C. Hiến pháp 2014. D. Hiến pháp 2015. TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 15

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

Câu 28. Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào? A. 1945. B. 1946. C. 1954. D. 1959. Câu 29. Pháp luật là phương tiện để: A. Công dân bảo vệ lợi ích của mình. B. Công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C. Các cá nhân, tổ chức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. D. Bảo vệ lợi ích của một số cá nhân trong xã hội. Câu 30. Tính đến nay, trong lịch sử lập hiến của nước ta đã có mấy bản Hiến pháp đã được ban hành? A. Hai bản. B. Ba bản. C. Bốn bản. D. Năm bản. Câu 31. Không chỉ ban hành pháp luật, Nhà nước còn có trách nhiệm gì? A. Bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế. B. Bảo đảm lợi ích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. Xử lý vi phạm với những người không thực hiện quyền của công dân. D. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền của công dân. Câu 32. Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào thuộc quy phạm pháp luật? A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè. B. Phải biết kính trên, nhường dưới. C. Đến giao lộ gặp đèn đỏ phải dừng lại. D. Phải biết giúp đỡ những người nghèo. Câu 33. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với Hiến pháp. Quy định này nhằm mục đích: A. Tạo nên tính công bằng của pháp luật. B. Tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật. C. Tạo niềm tin của công dân với Nhà nước. D. Tạo nên sức mạnh của hệ thống chính trị. Câu 34. Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác? A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính giai cấp. Câu 35. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào? A. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. B. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được áp dụng ở tất cả các địa phương. C. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa. D. Các văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Câu 36. Pháp luật thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào? A. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. B. Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, chỉ rõ cách thức để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. C. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết. D. Vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của công dân. Trang 16

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 37. Ở nước ta, quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nào? A. Thông tư, Thông tư liên tịch. B. Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định. C. Quyết định, Chỉ thị. D. Hiến pháp và Luật. Câu 38. Bản chất của pháp luật được thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ với lĩnh vực nào? A. An ninh, quốc phòng. B. Khoa học – công nghệ. C. Văn hóa, giáo dục. D. Kinh tế, chính trị, đạo đức. Câu 39. Việc đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào các quy phạm pháp luật có tác dụng gì? A. Đảm bảo cho các quy phạm đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế. B. Làm cho các quy phạm đạo đức và các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. C. Làm cho các quy phạm đạo đức được thực hiện một cách tự giác. D. Đảm bảo tính công bằng của pháp luật. Câu 40. Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật và quy phạm đạo đức? A. Tính cưỡng chế. B. Tính dân chủ. C. Nhân văn, nhân đạo. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 41. Tại sao lại cần phải có pháp luật? A. Vì pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Vì pháp luật là phương tiện để quản lý Nhà nước. C. Vì pháp luật là phương tiện để quản lý chính trị. D. Vì pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế. Câu 42. Vì sao nói, pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội? A. Không có pháp luật, các cơ quan Nhà nước sẽ không có trật tự, ổn định. B. Không có pháp luật, các tổ chức kinh tế sẽ không có trật tự, ổn định. C. Không có pháp luật, các tổ chức xã hội sẽ không có trật tự, ổn định. D. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. Câu 43. Thông qua pháp luật, công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như thế nào? A. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. B. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp. C. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong các văn bản. D. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong các quy phạm đạo đức. Câu 44. “Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện’’. Khẳng định này muốn đề cập đến: A. Bản chất xã hội của pháp luật.

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 17

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

B. Bản chất giai cấp của pháp luật. C. Bản chất chính trị của pháp luật. D. Bản chất kinh tế của pháp luật. Câu 45. Nội dung nào không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm, phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính giáo dục. Câu 46. “Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước’’. Khẳng định này muốn đề cập đến: A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm, phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính thuyết phục, răn đe. Câu 47. ‘‘Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp’’. Khẳng định này muốn đề cập đến: A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm, phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính thuyết phục, răn đe. Câu 48. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên sức mạnh của Nhà nước? A. Tính giáo dục, răn đe. B. Tính nêu gương, thuyết phục. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 49. Đặc trưng nào làm nên sự công bằng, bình đẳng của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính ràng buộc chặt chẽ. Câu 50. Đặc trưng làm nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật là: A. Tính chính xác, khoa học. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính ràng buộc chặt chẽ. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 51. Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác người ta căn cứ vào đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính nêu gương, thuyết phục. Câu 52. ‘‘Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn và được thực hiện trong đời sống xã hội’’ là khẳng định về: A. Bản chất xã hội của pháp luật. B. Bản chất giai cấp của pháp luật. C. Bản chất văn hóa của pháp luật. D. Bản chất chính trị của pháp luật.

Trang 18

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 53. Nhận định ‘‘Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị’’ đề cập đến: A. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. B. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. C. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị. D. Quan hệ giữa pháp luật với văn hóa. Câu 54. Khẳng định nào không thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật? A. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. B. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. C. Pháp luật phù hợp với ý chí của mọi giai cấp trong xã hội. D. Pháp luật phù hợp với nguyện vọng của giai cấp cầm quyền. Câu 55. Khẳng định nào không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội. C. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. D. Pháp luật vì sự phát triển của đời sống xã hội. Câu 56. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘‘Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…’’. Khẳng định trên thể hiện: A. Bản chất xã hội của pháp luật. B. Bản chất giai cấp của pháp luật. C. Bản chất nhân văn của pháp luật. D. Bản chất chính trị của pháp luật. Câu 57. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘‘Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…’’. Khẳng định trên thể hiện A. Bản chất xã hội của pháp luật. B. Bản chất giai cấp của pháp luật. C. Bản chất nhân văn của pháp luật. D. Bản chất chính trị của pháp luật. Câu 58. Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên: A. Nhu cầu, mong muốn của xã hội. B. Các giá trị đạo đức xã hội. C. Ý chí, nguyện vọng của giai cấp cầm quyền. D. Ý chí, nguyện vọng của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Câu 59. Được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế, pháp luật do các quan hệ kinh tế: A. Quyết định. B. Quy định. C. Ràng buộc. D. Hình thành. Câu 60. Đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền có vai trò gì trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật? A. Chỉ đạo. B. Quan trọng. C. Chủ yếu. D. Đặc biệt. Câu 61. Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện: A. Chỉ đạo. B. Quan trọng. C. Chủ yếu. D. Đặc thù.

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 19

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

Câu 62. Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ: A. Nhà nước và Xã hội. B. Nhà nước và Công dân. C. Chính quyền và Xã hội. D. Chính quyền và Công dân. Câu 63. Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức hướng tới là: A. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải. B. Công bằng, bình đẳng, tự do, phát triển. C. Công bằng, bình đẳng, tự do, nhân ái. D. Công bằng, bình đẳng, nhân đạo, phát triển. Câu 64. ‘‘Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và công dân thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình’’. Nhận định này muốn đề cập đến: A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Cai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật. Câu 65. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội? A. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật để đảm bảo dân chủ công bằng. B. Nhà nước sử dụng pháp luật để tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. C. Nhà nước sử dụng pháp luật để bảo vệ cho một số tổ chức, cá nhân trong xã hội. D. Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất. Câu 66. Nội dung nào không thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình? A. Pháp luật xác lập quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. B. Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền của mình. C. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, pháp lý để Nhà nước bảo vệ quyền công dân. D. Pháp luật khuyến khích việc bảo vệ lợi ích tuyệt đối của mọi công dân. Câu 67. ‘‘Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, pháp lý để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm’’. Nhận định này muốn đề cập đến: A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Khái niệm của pháp luật. D. Vai trò của pháp luật. Câu 68. ‘‘Nhờ có pháp luật, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ của mình’’. Nhận định này muốn đề cập đến: A. Chức năng của pháp luật. B. Vai trò của pháp luật. C. Đặc trưng của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật. Câu 69. Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình là biểu hiện cụ thể về: A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Vai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật. Câu 70. ‘‘Pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa’’. Nhận định trên muốn đề cập đến: A. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn. B. Phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn. C. Tính phụ thuộc của đạo đức đối với pháp luật. D. Tính quyết định của đạo đức đối với pháp luật. Trang 20

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 71. Bạn B bị xử phạt hình sự vì tội buôn bán hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng là thể hiện: A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính giáo dục, thuyết phục. Câu 72. ‘‘Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước’’. Nhận định này muốn đề cập đến: A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Vai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật. Câu 73. Chị C cho rằng: ‘‘Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức’’. Nhận định này xuất phát từ: A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Vai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật. Câu 74. Nam cho rằng: ‘‘Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp và mang bản chất xã hội’’. Nhận định này xuất phát từ: A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Vai trò của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật. Câu 75. Pháp luật xử lý đúng pháp luật của một cá nhân A đứng đầu có hành vi tham nhũng cho dù A là ai, là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính giáo dục, răn đe. Câu 76. Chị Mai bị anh chồng Nam đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Cơ quan chính quyền địa phương hòa giải không được, chị A nhờ tư vấn pháp luật làm đơn tố cáo và được giải quyết kịp thời. Trong trường hợp này, pháp luật đã: A. Bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ. B. Bảo vệ quyền bà mẹ trẻ em. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mai. D. Bảo vệ quyền bình đẳng trong hôn nhân. Câu 77. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ: A. Các quyền của Nhà nước. B. Các quyền của công dân. C. Các chuẩn mực đạo đức của xã hội. D. Sức mạnh của pháp luật. Câu 78. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi pháp luật? A. Điều khiển phương tiện giao thông đúng làn đường quy định. B. Khiếu nại khi quyền và lợi ích bị xâm phạm. C. Không mua bán chất ma túy. D. Kính trên, nhường dưới. Câu 79. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi đạo đức? A. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ. B. Lá lành, đùm lá rách.

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 21

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

C. Khiếu nại, tố cáo khi quyền và lợi ích bị xâm phạm. D. Ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Câu 80. Pháp luật của Nhà nước Tư bản chủ nghĩa mang bản chất của: A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp tư sản. C. Tầng lớp trí thức. D. Tầng lớp tiểu tư sản. Câu 81. Quản lý bằng pháp luật là phương pháp quản lý: A. Dân chủ và hiệu quả nhất. B. Dân chủ và bình đẳng nhất. C. Dân chủ và minh bạch nhất. D. Dân chủ và tự do nhất. Câu 82. Phương thức tác động của pháp luật là: A. Tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội. B. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước. C. Các văn bản quy phạm pháp luật. D.Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. Câu 83. Hình thức thể hiện của pháp luật là: A. Tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội. B. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước. C. Các văn bản quy phạm pháp luật. D. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. Câu 84. Pháp luật được hình thành từ: A. Dư luận xã hội. B. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. C. Các quy tắc xử sự trong đời sống kinh tế. D. Các quy tắc xử sự trong đời sống chính trị. Câu 85. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa: A. Quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. B. Các quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. C. Các quy tắc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. D. Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Câu 86. Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ: A. Nghĩa vụ để công dân thực hiện các quyền đó. B. Trách nhiệm để công dân thực hiện các quyền đó. C. Cách thức để công dân thực hiện các quyền đó. D. Phương thức để công dân thực hiện các quyền đó. Câu 87. Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được: A. Tính xã hội của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân. B. Sức mạnh của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân. C. Tính giai cấp của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân. D. Quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.

Trang 22

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

ĐÁP ÁN 1B 11C 21A 31A 41A 51C 61D 71C 81A

2B 12C 22B 32C 42D 52A 62B 72D 82B

3C 13D 23D 33B 43B 53C 63A 73B 83C

HƯỚNG DẪN GIẢI

4A 14C 24C 34B 44B 54C 64C 74D 84B

5C 15D 25A 35C 45D 55C 65C 75C 85A

6D 16C 26D 36B 46A 56B 66D 76C 86C

7C 17A 27B 37D 47C 57B 67D 77C 87B

8C 18C 28B 38D 48C 58C 68B 78D

9B 19B 29B 39A 49B 59B 69C 79C

10C 20C 30D 40D 50B 60A 70B 80B

Câu 1: Học sinh lưu ý dễ nhầm lẫn với đáp án D (quy tắc do pháp luật đặt ra dành cho những người vi phạm pháp luật). Ở đây phải hiểu pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự được đặt ra cho mọi công dân. Đáp án B. Câu 2: Dạng câu hỏi chọn đáp án đúng nhất. Ở dạng câu hỏi này có nhiều đáp án không sai nhưng phải chọn đáp án đúng nhất. Đáp án D (giai cấp cầm quyền) không sai nhưng không phải đáp án đúng nhất. Đáp án đúng nhất là đáp án B. Đáp án B. Câu 4: Học sinh chú ý dễ nhầm với đáp án B và D. Pháp luật không chỉ bảo vệ lợi ích của công dân, các tổ chức xã hội mà còn quy định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân và tổ chức. Đáp án A. Câu 5: Nếu quản lý bằng đạo đức sẽ không thể hiện được tính bắt buộc chung với tất cả mọi công dân. Chỉ khi Nhà nước quản lý bằng pháp luật mới làm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng ổn định, trật tự. Đáp án C. Câu 6: Học sinh chú ý dễ nhầm với đáp án A, B. Pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi công dân mà thôi chứ không bảo vệ lợi ích bất hợp pháp của công dân. Đáp án D. Câu 7: Đáp án A: áp dụng trong trường học, B: áp dụng cho cư dân tổ dân phố, D: áp dụng cho công nhân công ty X. Chỉ có đáp án C mới áp dụng cho tất cả mọi công dân trong xã hội, đó mới là quy phạm pháp luật. Đáp án C. Câu 8: Học sinh chú ý từ khóa phổ biến để trả lời câu hỏi. Tính phổ biến thể hiện pháp luật là quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều nơi, nhiều lần đối với tất cả mọi công TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 23

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn các quy phạm khác ví như Điều lệ Đoàn chỉ áp dụng đối với đoàn viên chứ không phải tất cả mọi công dân. Đáp án C. Câu 12: Lưu ý dễ nhầm với đáp án A và B. Đáp án A thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa nói chung. Đáp án C mới thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 2013 Điều 2 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đáp án C. Câu 14: Pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức của dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” (điều 30). Để giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, pháp luật quy định các xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong các điều kiện hoàn cảnh xác định. Chẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…” (điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức xã hội. Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33). Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả, lừa dối để kết hôn, ly hôn…”. Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần loại bỏ những tư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ… Đáp án C. Câu 18: Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm định hướng cho các quan hệ Trang 24

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp. Ví dụ: Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trước hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ. Đáp án C. Câu 20: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 4. Nghị định của Chính phủ. 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. 10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đáp án C. Câu 22: B Điều 119 – Hiến pháp 2013. 1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. 2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định Đáp án B. Câu 23: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật 1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 25

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Đáp án D. Câu 27: Hiến pháp 2013 (QH khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013). Đáp án B. Câu 28: Hiến pháp 1946(QH khóa I thông qua ngày 09/11/1946). Đáp án B. Câu 30: Kể từ 1945 đến nay nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, cụ thể là: - Hiến pháp 1946(QH khóa I thông qua ngày 09/11/1946). - Hiến pháp 1959 (QH khóa I thông qua ngày 31/12/1959). - Hiến pháp 1980 (QH khoá VI thông qua ngày 18/12/1980). - Hiến pháp 1992 (QH khoá VIII thông qua ngày 15/4/1992). - Hiến pháp 2013 (QH khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013). Đáp án D. Câu 31: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật 1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đáp án A. Câu 32: Các đáp án A, B, D thuộc quy phạm pháp luật. Đáp án C. Câu 36: Lưu ý dễ nhầm với đáp án A. Đáp án đúng B đã có nội dung bao hàm đáp án A. Đáp án B. Câu 37: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều 11. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội 1. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. 2. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Trang 26

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

3. Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Điều 12. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội 1. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật. 2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 13. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Điều 14. Nghị định của Chính phủ Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: 1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; 3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; 4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: 1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. 2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều 16. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: 1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 27

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

vực do mình phụ trách; 3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. Điều 17. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Điều 18. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự về tổ chức quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 2. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự, quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đáp án D. Câu 39: Chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được Nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Khi xây dựng và ban hành pháp luật, Nhà nước không thể không tính tới các quy tắc chuẩn mực đạo đức. Ví dụ như “Tội không tố giác tội phạm” (Điều 314 Bộ Luật Hình sự năm 1999), nếu tội phạm đó không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng thì nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội vì về mặt đạo đức và tâm lý, không ai muốn người thân mình dính vào vòng tù tội. Đáp án A. Câu 45: Chú ý cụm từ không phải trong câu hỏi. Đáp án D. Câu 54: Pháp luật chỉ phù hợp với ý chí giai cấp cầm quyền mà Nhà nước đại diện chứ không phải tất cả mọi giai cấp trong xã hội. Đáp án C. Câu 57: Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1950, Người nhấn mạnh: … Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động… Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động....Người nào sử dụng quyền tự do quá mức của mình mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”. Người căn dặn: ... Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.… Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Thêm nữa là phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối chính sách của Chính phủ … Đáp án B. Trang 28

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 75: Luật Phòng, chống tham nhũng. Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng 1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. 2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. 4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật. 6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện. Đáp án C. Câu 76: Pháp luật luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.” Nếu trong trường hợp thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều này thì người vi phạm pháp luật sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 29

Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm 2017 KHXH môn GDCD

SPBook

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau; d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án; đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; ...” Đáp án C. Câu 77: Pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức của dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” (điều 30). Để giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, pháp luật quy định các xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong các điều kiện hoàn cảnh xác định. Chẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…” (điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức xã hội. Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33). Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả, lừa dối để kết hôn, ly hôn…”. Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần loại bỏ những tư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư tưởng sống lâu lên lão làng, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ… Đáp án C. Câu 86: Hiến pháp 2013. Điều 14. 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều 15. 1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Trang 30

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

SPBook

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đáp án C.

TRẦN THỊ HÀ GIANG - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trang 31

BAN DOC THU MON - ON LUYEN THI TRAC NGHIEM GDCD.pdf ...

There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. Whoops! There was a problem previewing BAN DOC THU MON - ON LUYEN THI TRAC NGHIEM GDCD.pdf. Retrying.

34MB Sizes 4 Downloads 510 Views

Recommend Documents

BAN DOC THU_ON LUYEN THI TRAC NGHIEM HOA HOC.pdf ...
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. Whoops! There was a problem previewing BAN DOC THU_ON LUYEN THI TRAC NGHIEM HOA HOC.pdf. Retrying

Bai tap thi trac nghiem CTM 2014.pdf
Bai tap thi trac nghiem CTM 2014.pdf. Bai tap thi trac nghiem CTM 2014.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-tieng-anh-truong-thpt-doc ...
Question 31: One of her sons are a doctor in my mother's hospital. ... Like any other universities, the Open University can give you a degree. ... de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-tieng-anh-truong-thpt-doc-binh-kieu-dong-thap-nam-2015.pdf. Page 1 ...

[DeThiThu.Net]500-cau-trac-nghiem-Toan-on-thi-co-dap-an.pdf
Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. [DeThiThu.Net]500-cau-trac-nghiem-Toan-on-thi-co-dap-an.pdf. [DeThiThu.Missing:

[BTN078]-DE-THTT-07-TRAC-NGHIEM - HDG.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item.

Doc Thu - Luyen Sieu Tri Nho Tu Vung THPT.pdf
[email protected]. [email protected]. Hoặc bạn có thể liên hệ trá»±c tiếp với chúng tôi qua: ĐT: 04.3792.1466 Số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch. LUYỆN SIÊU TRÍ NHỚ. TỪ Vá»°NG TIẾNG ANH. Góp ý về sách: t

500-cau-trac-nghiem-mon-lich-su-lop-11-co-dap-an.pdf
There was a problem loading more pages. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 500-cau-trac-nghiem-mon-lich-su-lop-11-co-dap-an

[TaiLieuTracNghiem.Net]trac-nghiem-ham-so-mu-logarit.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. Whoops! There was a problem previewing [TaiLieuTracNghiem.Net]trac-nghiem-ham-so-mu-logarit.pdf.

Chi dan thi cong va nghiem thu gach AAC.pdf
Page 1 of 60. Bohol Profile. Bohol. Basic Facts. Geographic Location Bohol is nestled securely at the heart of the Central. Visayas Region, between southeast of Cebu and southwest. of Leyte. Located centrally in the Philippine Archipelago, specifical

de-thi-thu-mon-hoa-chuyen-khtn-lan-2-nam-2017_full-de-đ.a.pdf
A. 1,750 B. 1,670 C. 2,1875 D. 2,625. Câu 13(Chuyên KHTN_l2). Để oxi hóa hoàn toàn 0,001 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2. khi có mặt KOH, lượng tối ...

bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2017-mon-ngu-van-co-dap-an.pdf
m. Page 3 of 75. bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2017-mon-ngu-van-co-dap-an.pdf. bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2017-mon-ngu-van-co-dap-an.pdf. Open.

22 de thi thu mon toan tu cac truong baitap123.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 22 de thi thu ...

de thi thu mon hoa truong thpt chuyen nguyen hue lan 1.pdf ...
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

de thi thu thpt qg 2017 mon toan - de 1 (co dap an).pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Main menu. Displaying de thi thu thpt qg 2017 mon toan - de 1 (co dap an).pdf.

week Mon Tue Wed Thu Fri - cs164
Page 2 ... /UserExperience/Conceptual/MobileHIG/Characteristics/Characteristics.html ... /appleapplications/reference/SafariHTMLRef/Articles/MetaTags.html ...

week Mon Tue Wed Thu Fri - cs164
http://developer.apple.com/library/ios/documentation/UserExperience/Conceptual/MobileHIG/Characteristics/Characteristics.html ...

BAN DOC THU PP SIEU TOC HOA 1.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

Doc thu - hon mang.pdf
là một ít hoa quả đã gần hỏng, kiến bám đen kịt. “Tại sao lại không?” Tôi hỏi. Cả hai ... Page 3 of 14. Main menu. Displaying Doc thu - hon mang.pdf. Page 1 of ...

Doc thu - benh dich yeu.pdf
... was a problem loading this page. Retrying... Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Main menu. Displaying Doc thu - benh dich yeu.pdf.

Doc thu - le cau hon.pdf
Chúng tôi có hÆ¡n hai mÆ°Æ¡i người, xuất phát từ New. York đi về hướng bắc: Raven, Tack, Julian và tôi, và có cả. Dani, Gordo và Pike cộng thêm chừng mười lăm ...

Trac Nghiem Thuc Te Mu Va Loga.pdf
https://sites.google.com/site/thuvientrungtam123. Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... Trac Nghiem Thuc Te Mu Va Loga.pdf. Trac Nghiem Thuc Te Mu Va Loga.pdf. Open. Extr

trac nghiem lich su 12 chuong 5 lsvn.pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. trac nghiem lich su 12 chuong 5 lsvn.pdf. trac nghiem lich su 12 chuong 5 lsvn.pdf. Open.

Ket qua nghiem thu 2012 - thuong.pdf
Nguyễn Văn Sĩ Khá. 4. 09-2012/KHXD Đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường của. các loại gas sử dụng trong công nghiệp lạnh. ThS. Nguyễn Thị Huệ ...

trac nghiem lich su 12 chuong 4 lsvn.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. trac nghiem lich su 12 chuong 4 lsvn.pdf. trac nghiem lich su 12 chuong 4 lsvn.pdf. Open. Extract. Open with