DU LỊCH TÂM LINH Ở AN GIANG – TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC

Tóm tắt Với “kho tàng” văn hóa tâm linh phong phú và đa dạng, tỉnh An Giang xác định chú trọng khai thác loại hình du lịch tâm linh trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020. Những năm gần đây, tuy có sự gia tăng đáng kể lượng khách du lịch đến tham quan các địa điểm tâm linh, du lịch tâm linh vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có cũng như yêu cầu mà tỉnh đặt ra. Bài viết nêu lên những tiềm năng du lịch tâm linh cũng như những thách thức mà ngành du lịch An Giang đang phải đối mặt. Từ khóa: Du lịch tâm linh, Tiềm năng và thách thức SPIRITUAL TOURISM IN AN GIANG – POTENTIALITIES AND CHALLENGES

Abstract With a rich and various "treasure" of spiritual culture, An Giang province determines to attach the special importance to the exploitation of spiritual tourism in the tourism development strategy until 2020. In recent years, although the number of tourists have significantly increased in the sacred places, spiritual tourism has effectively been exploited its available natural potentiality, and hasn’t met requirements of the province authorities. This paper mentions spiritual tourism potentialities as well as the challenges that An Giang tourism is facing. Keywords: Spiritual Tourism, Potentiality and Challenges Những năm gần đây, du lịch tâm linh đã trở thành xu hướng phổ biến của du lịch Việt Nam và cả An Giang. Các địa điểm tín ngưỡng tâm linh trở thành những điểm đến hấp dẫn không chỉ khách du lịch trong nước mà cả quốc tế. Khách du lịch tâm linh thường tìm đến các địa điểm du lịch như: đình chùa, lăng miếu, hang động, núi non, những nơi mang ý nghĩa tâm linh… Du khách đến đây có thể cầu mong sự phù trợ của thần linh, tìm kiếm những giá trị tâm linh tốt đẹp, trải nghiệm những triết

1

lý tôn giáo khác ngoài phạm vi văn hóa của họ nhằm khám phá chính mình, nhận thức sâu sắc hơn về thế giới và các giá trị tinh thần khác. Có thể nói, du lịch tâm linh là hình thức đặc biệt của du lịch văn hóa, dựa vào các yếu tố tâm linh để tạo nên những cảm xúc và trải nghiệm về sự linh thiêng từ đó củng cố đức tin, cân bằng trí tuệ, tinh thần, hình thành những suy nghĩ tích cực cho con người. Du lịch tâm linh còn giúp tăng cường sự hiểu biết, giao lưu văn hóa, tìm hiểu về thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, và cũng là giải pháp hữu hiệu để nâng cao đời sống tinh thần và hướng con người đến những giá trị chân, thiện mỹ. Là vùng đất có đời sống văn hóa tâm linh đa dạng và phong phú, An Giang tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh, khai thác các yếu tố tín ngưỡng tâm linh bản địa để tạo nên những hoạt động du lịch tâm linh độc đáo, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu trong phát triển du lịch tâm linh- một loại hình du lịch văn hóa đặc thù, ngành du lịch cần đầu tư nghiên cứu về ý nghĩa của hoạt động tín ngưỡng tâm linh, xác định những tiềm năng cũng như những thách thức mà ngành du lịch An Giang phải đối mặt nhằm xây dựng chiến lược phù hợp, vừa bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh của địa phương vừa góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững. 1. Một số vấn đề lý luận về du lịch tâm linh 1.1. Tính “thiêng” tại các địa điểm tâm linh: Địa điểm tâm linh hiểu theo nghĩa rộng là nơi tồn tại của sự vật vô hình nào đó. Nó được xem như một tầng trung gian giữa thế giới siêu nhiên và thế tục. Những nơi này thường phát ra cảm giác linh thiêng, thần bí và siêu việt. “Sự linh thiêng” của một di tích thường được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau theo quan điểm vũ trụ luận, quan điểm văn hoá tinh thần hay và hoàn cảnh xã hội của người dân địa phương1. Các địa điểm tâm linh có thể là những công trình kiến trúc như đền miếu, chùa chiền, hay những hiện tượng thiên nhiên như nước, sông, hang động, núi non,... Các địa điểm này không tồn tại riêng lẽ mà được kết nối với những đặc điểm hay các hiện tượng tự nhiên khác tạo ra tính linh thiêng của cả hệ thống di tích2. Ngoài ra, tính “thiêng” của một di tích còn được tạo nên bởi các yếu tố như truyền thuyết, nơi sinh của vị thần thánh, hoặc có những dấu tích đặc biệt về địa lý tự nhiên, những tác phẩm nghệ thuật kể về những câu chuyện thần thoại,... do con người tạo ra cũng cộng hưởng tạo nên cảm giác linh thiêng cho các địa điểm tâm linh. Do đặc điểm của tâm linh liên quan 1 2

Devereux, Paul 2000: The Sacred Place: The Ancient Origin of Holy and Mystical Sites. London: Cassell, tr.22 Sponsel, Leslie E. 2008: “Sacred Places and Biodiversity Conservation” Encyclopedia of Earth

2

đến tôn giáo, đức tin, linh hồn và thần thánh nên việc tiếp cận các địa điểm tâm linh thường được qui định bởi những nguyên tắc, những điều cấm kỵ và hành vi nhất định để thể hiện sự thành tâm và cung kính ở những nơi linh thiêng này3. Chính cảm giác thần bí, linh thiêng đã kết nối con người với thần thánh, xây dựng mối quan hệ hài hoà với thế giới, tạo nên cảm giác bình an, thư thái để giúp nâng cao tinh thần con người, đạt được sự giác ngộ và cải biến bản thân, cộng đồng sau chuyến du lịch tâm linh. 1.2. Một số đặc điểm của du lịch tâm linh: Du lịch tâm linh xuất hiện từ rất sớm trong các tôn giáo cổ. Nó có nguồn gốc từ những cuộc hành hương của những người mộ đạo tìm đến các vùng đất thánh. Những cuộc hành hương thường mang lại cho con người sự trải nghiệm trực tiếp về tính siêu việt của thế giới tâm linh và cơ hội để thể hiện lòng mộ đạo và nhận được nhiều phước lành4. Quan niệm về du lịch tâm linh ngày nay được mở rộng hơn. Nó đan xem giữa hình thức du lịch hành hương và cả hình thức tham quan thưởng ngoạn. Nhu cầu của du khách đối với du lịch tâm linh cũng đa dạng và phức tạp hơn trước. Nếu như trước kia, người hành hương chỉ vì mục đích tôn giáo, thì nay du khách tìm đến các địa điểm tâm linh còn để tìm đến sự bình yên, thư thái cho tâm hồn, tránh xa những lo toan của cuộc sống đời thường và để tham quan vãng cảnh. Ở An Giang, du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng truyền thống như thờ Mẫu, những vị khai quốc công thần, tri ân những vị tiền bối có công với nước với dân; gắn với niềm tin tôn giáo, các yếu tố linh thiêng, huyền bí; đặc biệt còn gắn với những hoạt động tinh thần như thiền, tu khổ hạnh hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát. Ngoài ra, du khách còn kết hợp với các hoạt động tham quan, vãng cảnh. Tham gia vào hoạt động du lịch tâm linh, du khách có thể cảm nhận, trải nghiệm về các giá trị tâm linh, cũng như cân bằng và củng cố đức tin của mình trong và sau chuyến du lịch. 2. Tiềm năng du lịch tâm linh ở An Giang Theo thống kê của Phòng Du lịch Sở VHTTDL An Giang, những năm gần đây, số lượng du khách đến An Giang gia tăng đáng kể. Năm 2015, số lượng khách đến An Giang là 6,2 triệu lượt khách, tăng 4,1% so với năm 2014. Doanh thu xã hội trong hoạt động du lịch năm 2015 ước đạt 1.520 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào ngân sách tỉnh. 3

Sponsel, L.E. 2011: The Religion and Environment Interface: Spiritual Ecology in Ecological Anthropology. In Environmental Anthropology Today, Helen Kopnina and Eleanor Shoreman-Ouimet, eds. London and New York: Routledge, tr.39 4 Susan Naquin and Chun-Fang Yu 1992: Pilgrims and Sacred Sites in China. Oxford: University of California Press.

3

Đa phần là khách nội địa từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Tp.HCM và điểm đến chủ yếu là các di tích tín ngưỡng tâm linh. Từ thực tế trên, tỉnh An Giang đã xác định chiến lược phát triển du lịch địa phương đến năm 2020 là đẩy mạnh khai thác thế mạnh hiện có từ các giá trị văn hóa- lịch sử, đặc biệt là khai thác thế mạnh du lịch tâm linh của tỉnh. Khác với các tỉnh Tây Nam Bộ, An Giang có kiến tạo địa chất đặc biệt với địa hình bán sơn địa, là tỉnh duy nhất có nhiều dãy núi liên hoàn. An Giang có hệ thống đồi núi trùng điệp với nhiều hình thù lạ lẫm như núi Két, núi Tượng, núi Sam, núi Cấm (Thiên Cẩm sơn), núi Bà Đội Om, núi Dài năm giếng… với những giai thoại, truyền thuyết mang màu sắc thần bí, cùng với những danh lam thắng cảnh hữu tình đã tạo nên không gian linh thiêng của vùng đất thánh. Ngoài ra, An Giang còn được xem là vùng đất địa linh, là nơi khai sinh nhiều tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,... với nhiều giai thoại về những vị giáo chủ khai sáng đạo. Chính vì thế, An Giang có một hệ thống các cơ sở thờ tự phân bố rộng khắp với các đình chùa, miếu mạo, thánh thất,… Toàn tỉnh An Giang hiện có 68/82 di tích được xếp hạng là di tích tín ngưỡng tâm linh. Ngoài ra, còn khá nhiều các cơ sở thờ tự, địa điểm tín ngưỡng chưa được xếp hạng. Hoạt động lễ hội tại các địa điểm di tích tín ngưỡng tôn giáo cũng diễn ra liên tục suốt năm, thu hút đông đảo khách hành hương và khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Hai địa điểm được xem là “linh thiêng” nhất của An Giang đó là khu di tích Châu Đốc-Núi Sam và vùng đất thiêng “Thất Sơn huyền bí”. Trong đó, cụm di tích Châu Đốc-Núi Sam hiện nay được xem là “trọng điểm” của du lịch tâm linh. Nơi đây vừa là nơi thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh núi Sam, vừa có khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đặc biệt Miếu Bà Chúa Xứ là di tích quốc gia nổi tiếng, không chỉ bởi công trình kiến trúc đẹp mà còn vì những giai thoại hết sức kỳ bí và linh thiêng về Bà Chúa Xứ- vị Mẫu thần ở vùng Nam bộ. Đa phần khách đến khu di tích này với mục đích hành hương. Họ mong muốn được đến để chiêm bái, cầu nguyện mong Bà Chúa Xứ ban bình an, phúc lộc, sức khỏe, tránh kiếp nạn, tai ương.... Một số người khác thì đến để trả ơn Bà đã phù trợ cho họ đạt được ước nguyện. Cạnh miếu Bà còn có công trình kiến trúc Lăng Thoại Ngọc Hầu- ghi dấu thời kỳ đầu của vùng đất An Giang và những chiến công đầy huyền thoại của vị công thần nhà Nguyễn- Thoại Ngọc Hầu, và còn có các ngôi chùa nổi tiếng như ngôi chùa cổ Tây An, Chùa Hang với những câu

4

chuyện kể thần bí về đôi rắn sống trong hang động cùng với vị nữ tu. Ngoài ra, còn có nhiền cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như đình, chùa, miếu nằm dọc theo triền núi. Vùng Núi Sam từ lâu đã trở thành “trung tâm” hành hương của du khách vùng Nam Bộ. Hoạt động lễ hội tại khu di tích Châu Đốc-núi Sam cũng là một thế mạnh trong việc tổ chức các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm cho du khách. Đặc biệt Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (23-24/4âl) được xem là “điểm nhấn” trong du lịch tâm linh ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nhất là sau khi được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch công nhận là lễ hội cấp quốc gia năm 2001. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội ngày càng được chuyên môn hóa hơn với nhiều hoạt động đa dạng phong phú như tổ chức nghi thức lễ theo truyền thống, định kỳ 5 năm/lần tổ chức sân khấu hóa phục dựng cảnh rước Bà, cùng với các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội. Hàng năm, khu di tích này đón trên 4 triệu lượt khách hành hương và khách du lịch, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách địa phương. Sự phát triển du lịch tâm linh nơi này còn giúp người dân địa phương có việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội cho địa phương. Năm 2014, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Hiện nay, khu di tích Châu Đốc-Núi Sam được chọn là một trong những sản phẩm du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang. Ngành du lịch cùng với địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình như xây dựng đường vòng núi Sam, đường lên núi Sam, khu vườn tượng, công viên văn hóa tâm linh, chỉnh trang khuôn viên Miếu Bà, đầu tư hệ thống nhà vệ sinh, quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, giới thiệu đặc sản địa phương… nhằm tạo môi trường du lịch an toàn, thoải mái và tăng tính hấp dẫn cho du khách khi đến hành hương và thưởng ngoạn tại khu di tích núi Sam5. Điểm đến kế tiếp là khu du lịch Núi Cấm còn được gọi là “Đà lạt 2 của miền Tây”, nằm trong dãy “Thất Sơn huyền bí”. Núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên, là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất sơn (cao 716m so với mặt nước biển), vốn nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi vẻ đẹp hùng vĩ và tiềm tàng nhiều điều bí ẩn linh thiêng. Với kiến tạo địa chất độc đáo, núi Cấm có hệ thống nhiều hang sâu, hang cạn, vồ, điện trong lòng núi như: hang Cửu Phẩm, hang Bạch Hổ, vồ Ông Bướm, vồ Bồ Hong, vồ Thiên Tuế, điện Kính, điện Mười Ba, điện Năm Ông, điện Vua Gia Long (vồ Thiên Tuế), động Thủy Liêm, suối Thanh Long..., Các hang động còn gắn với những 5

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Phân tích thực trạng và định hướng phát triển du lịch An Giang, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Du lịch An Giang cần các giải pháp đột phá”, tr.17

5

truyền thuyết về tên núi, những giai thoại về các kỳ thú không lồ (hổ, rắn, trăn) tu luyện thành thần, các đạo sĩ ẩn thân trong hang phát đạo thành tiên, thu phục thú dữ, đoán định thiên cơ… Nơi đây còn được các nhà thông thiên địa lý xem là “trung tâm”, là nơi địa linh, nơi mầu nhiệm, nơi phát lộ đền đài, điện ngọc, nơi tu tập của nhiều cao tăng ẩn sĩ như Phật thầy Đoàn Minh Huyên lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, giáo chủ Ngô Lợi lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đức Phật Trùm,… Không gian của núi Cấm càng trở nên linh thiêng hơn khi trên đỉnh núi hiện ra bức tượng Phật Di Lặc ngồi uy nghiêm với nụ cười hiền từ, hoan hỉ. Bức tượng Phật Di Lặc cao 33,6m, nặng 1.700 tấn, được ghi vào kỷ lục “Tượng Phật Di Lặc cao nhất trên đỉnh núi Châu Á” năm 2013. Bên cạnh núi Cấm, không gian văn hoá tâm linh vùng Thất Sơn càng hấp dẫn tính hiếu kỳ của du khách bởi các ngọn núi với nhiều hình dáng lạ lùng như đá hình nhân, tượng vật, những hòn đá chồng lên nhau kỳ lạ như có bàn tay xếp đặt của con người như núi Két, núi Tượng, núi Sam, núi Cấm (Thiên Cẩm sơn), núi Bà Đội Om, núi Dài năm giếng... Chính vẻ bí ẩn của thiên nhiên cùng với những câu chuyện truyền khẩu trong dân gian, những giai thoại thần bí về ông đạo sĩ Ba Lưới đánh nhau với “xà thần”, hổ, báo, sự tích về Bạch Hổ, Hắc Hổ đánh nhau tranh giành địa bàn, câu chuyện truyền khẩu về rắn trăm ký “đu mình tác nước” bên ao, suối,… đã dệt nên bức tranh thần bí, linh thiêng của vùng “Thất sơn mầu nhiệm”. Người ta tin rằng Thất Sơn là nơi ngụ của thần thánh, có thể ban cho con người những điều ước nguyện. Cũng vì thế, Thất Sơn trở thành “thánh địa” của khách hành hương miền Tây Nam Bộ. Hàng năm đến mùa lễ hội, hàng trăm nghìn người từ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các vùng lân cận đến cúng viếng năm non bảy núi, vãng cảnh núi rừng và khám phá những điều bí ẩn về những ngọn núi thiêng6. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh An Giang đã tăng cường nhiều hoạt động khai thác văn hoá tâm linh vùng Thất Sơn, đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ du lịch tâm linh như tái tạo rừng, trùng tu xây dựng các công trình đình, chùa, miếu,... đặc biệt năm 2015 Công ty cổ phần Phát triển Du lịch An Giang đã xây dựng hệ thống cáp treo tại khu du lịch núi Cấm. Đây là hệ thống cáp treo đầu tiên và qui mô lớn ở đồng bằng Sông Cửu Long, giúp du khách có thể dễ dàng và an toàn khi tham quan thưởng ngoạn cảnh quan và các ngôi chùa trên đỉnh núi. Từ khi hệ thống cáp treo đi vào hoạt động, lượng du khách đến núi Cấm tăng lên đáng kể, không chỉ khách 6

Nguyễn Hiếu, ThS. Nguyễn Ngọc Ngân, Vài nét đặc trưng văn hóa vùng Bảy Núi và lợi thế phát triển du lịch, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Du lịch An Giang cần các giải pháp đột phá”, tr.283

6

trong tỉnh mà các tỉnh lân cận. Du khách đến đây kết hợp giữa hành hương và thưởng ngoạn vãng cảnh. Hoạt động du lịch tâm linh nơi này diễn ra hầu như suốt năm. Ngoài hai khu di tích trọng điểm này, An Giang còn hàng loạt các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm với nhiều ngôi chùa, miếu nổi tiếng về kiến trúc, lịch sử và cả những giai thoại như Chùa Tây An, chùa Đạo Nằm, An Hòa Tự, Nhà thờ cù lao Giêng, Đình Thới Sơn, Chùa Xvayton, Thánh đường Mubarak... Nhiều hoạt động lễ hội dân gian, lễ hội tín ngưỡng như lễ Dolta, hội Đua bò, lễ Chol-Chnam-Thmay của người Khmer, lễ Ramadan của người Chăm, lễ Kỳ yên đình thần Châu Phú, lễ Nghinh Ông của người Kinh, lễ Khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo 18/5âl, … diễn ra suốt năm tạo nên không gian văn hóa tâm linh của An Giang hết sức phong phú và sôi động. Đây cũng chính là những kho tàng văn hóa tâm linh mang đến những trải nghiệm hết sức thú vị và hấp dẫn đối với du khách khi tham gia du lịch tâm linh về vùng đất An Giang. 3. Những thách thức đối với phát triển du lịch tâm linh ở An Giang: Tuy An Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch tâm linh, song việc khai thác và phát huy du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Việc phát triển du lịch tâm linh An Giang đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề như: - Hầu hết các địa điểm tâm linh nằm trên địa hình đồi núi, hạ tầng giao thông tuy được nâng cấp, nhưng phần lớn đường đi đến các điểm di tích còn chưa được thuận tiện. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú và các dịch vụ phục vụ khách du lịch còn ít, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách; việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trùng tu tôn tạo các di tích tâm linh còn thiếu và yếu, chủ yếu tập trung vào một số khu du lịch trọng điểm như núi Cấm, Châu Đốc- núi Sam. - Thiếu lực lượng hướng dẫn chuyên nghiệp am hiểu về lịch sử văn hoá để giới thiệu về giá trị các di tích tâm linh cũng như hướng dẫn du khách các hoạt động trải nghiệm. Nhiều thông tin sai lệch do những người dân tự ý thêu dệt ra để thu hút sự tò mò của du khách, tạo nên những cảm nhận trái chiều, dẫn đến hành vi không phù hợp nơi chốn thâm nghiêm, làm phá vỡ không gian “thiêng” của di tích. - Việc thương mại hóa các vật phẩm cúng tế trong hoạt động tín ngưỡng để trục lợi làm giảm giá trị và mất đi ý nghĩa “linh thiêng” của yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc bố trí không hợp lý các gian hàng bán sản phẩm du lịch, bán hàng rong xung quanh

7

khu vực di tích, kể cả lấn chiếm những nơi trang nghiêm của di tích gây nên tình trạng mất trật tự, lộn xộn, làm mất đi không gian thâm nghiêm của di tích. Điều đáng quan tâm nhất là tình trạng chèo kéo khách để bán đồ cúng tế, bán hàng rong, giữ xe, hay tệ nạn móc túi, ăn xin, bói toán, lừa gạt, lên đồng trị bệnh bằng những phương pháp phản khoa học... gây phiền lòng, tạo cảm giác bất an và ấn tượng không tốt đối với du khách khi đến tham quan di tích. - Sự quá tải của du khách vào những mùa cao điểm làm ảnh hưởng đến việc thực hành tôn giáo và gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích. Đặc biệt đối với di tích Miếu Bà Chúa xứ núi Sam vào mùa lễ hội, cảnh xô đẩy, chen lấn do lượng khách quá đông vừa gây tình trạng mất an ninh trật tự, vừa tạo cơ hội cho tệ nạn móc túi phát triển. Cùng với việc gia tăng khách du lịch là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do rác thải, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, gây hư hỏng di tích… làm mất đi tính linh thiêng và vẻ mỹ quan của di tích. Đây là những vấn đề đáng lo ngại đối với các ngành quản lý hiện nay. - Mặc dù có nhiều điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhưng du lịch An Giang không giữ chân được khách lưu lại thời gian dài, do hoạt động du lịch tâm linh còn đơn điệu, chỉ dừng lại ở việc tham quan, vãng cảnh chùa, leo núi. Chưa tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm tại di tích như tham gia sinh hoạt lễ hội, khám phá các yếu tố tâm linh, giá trị tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân địa phương nhằm tạo sức hấp dẫn cho du khách. Nhiều yếu tố văn hóa tâm linh, giá trị văn hóa bản địa đặc sắc còn đang “nằm chờ” chưa được khai thác và phát huy tác dụng. - Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư còn nhiều hạn chế. Việc kết nối các tour tuyến du lịch liên hoàn tuy đã được quy hoạch nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, tuy sở hữu “kho tàng” văn hóa tâm linh, nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá tín ngưỡng tâm linh bản địa để khai thác những yếu tố tâm linh độc đáo, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương nhằm thu hút khách đến trải nghiệm khám phá. * Kết luận: Du lịch tâm linh trở thành nhu cầu không thể thiếu và ngày càng sôi động trong cuộc sống. Nó không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững. An Giang sở hữu vốn văn hóa tâm linh phong phú và đa dạng là một lợi thế rất lớn và động lực để thúc

8

đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay phát triển du lịch tâm linh ở An Giang vẫn chưa tương xứng với thế mạnh của mình. Ngành chức năng cần phải có nhiều giải pháp tích cực trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tăng cường công tác quản bá du lịch, kêu gọi đầu tư, quản lý tốt các vấn đề về an ninh trật tự, môi trường, ngăn chặn việc thương mại hóa các yếu tố tâm linh... để tạo môi trường lành mạnh, giữ gìn không gian “thiêng” cho di tích. Đặc biệt, đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế nhằm khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có, tạo sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn, cung cấp những trải nghiệm chất lượng cho du khách. Song song đó, cần tăng cường công tác bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao nhận thức cộng đồng và xây dựng khuôn khổ pháp lý trong hoạt động du lịch để đảm bảo du lịch An Giang phát triển bền vững./. -------------Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết năm 2015 của Phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang. 2. Devereux, Paul 2000: The Sacred Place: The Ancient Origin of Holy and Mystical Sites. London: Cassell 3. Nguyễn Hiếu, ThS. Nguyễn Ngọc Ngân 2015: “Vài nét đặc trưng văn hóa vùng Bảy Núi và lợi thế phát triển du lịch”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Du lịch An Giang cần các giải pháp đột phá. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang 2015: “Phân tích thực trạng và định hướng phát triển du lịch An Giang”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Du lịch An Giang cần các giải pháp đột phá. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 5. Sponsel, L.E. 2008:“Sacred Places and Biodiversity Conservation” Encyclopedia of Earth (http://www.eoearth.org/view/article/51cbeecf7896bb431f69a6f4/). 6. Sponsel, L.E. 2011: The Religion and Environment Interface: Spiritual Ecology in Ecological Anthropology. In Environmental Anthropology Today. Helen Kopnina and Eleanor Shoreman-Ouimet, eds. London and New York: Routledge 7. Susan Naquin and Chun-Fang Yu 1992: Pilgrims and Sacred Sites in China. Oxford: University of California Press.

9

----------Thông tin tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Phương Mai Học hàm/học vị: Thạc sĩ Nhân học văn hóa Nơi công tác: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Chức vụ: Phó trưởng phòng Di sản văn hóa Liên hệ: 0919129675 – Email: [email protected] Địa chỉ: Phòng Di sản văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang 14 Lê Triệu Kiết, Phường Mỹ Bình, Tp. Long xuyên, An Giang

10

37. BUI THI PHUONG MAI.pdf

Susan Naquin and Chun-Fang Yu 1992: Pilgrims and Sacred Sites in China. Oxford: University of California. Press. Page 3 of 10. 37. BUI THI PHUONG MAI.pdf.

309KB Sizes 2 Downloads 349 Views

Recommend Documents

phuong-phap-giai-phuong-trinh-va-bat-phuong-trinh ...
Page 3 of 26. Page 3 of 26. Main menu. Displaying phuong-phap-giai-phuong-trinh-va-bat-phuong-trinh-chua-can-thuc.pdf.

HDMB Xuan Phuong Tasco.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

viet-phuong-trinh-tiep-tuyen-cua-do-thi-ham-y-fx-1.pdf
Loading… Whoops! There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. There was a problem previewing

phuong thu vu -
Administration – 2009”. 3. Finalist ... Others: Leadership skill, organizing skill, teamwork and other soft skills. Interpreting & Translating English - Vietnamese skill.

phuong an khach thich.indd -
improved environmental protection and effective natural resources management. .... She is the Executive Director of Natural Resource Management Consultant ...

37.pdf
Read the extracts and answer the questions that follow : 3×3=9. (a) “Sorry!” she said, “I was just trying to cheer you up. Make. a joke ... you know?” (i) Who was making a joke? 1⁄2. (ii) What was the joke? 11⁄2. (iii) What kind of a per

37.pdf
(d) Christine Arnothy's parents were not able to follow the. guide at his pace, because. (i) they were old. (ii) they were afraid. (iii) they wore heavy clothing. (e) The strange visitor to the Bhandaris' guest house was. (i) Mr. Dhanda. (ii) Chaman

37.PDF
argumentation by addressing three questions: What is entrepreneurship? How does it relate to learning? And. finally how can this entrepreneurial learning be applied to or carried out in a virtual environment? The first two. questions were answered th

37-PUAS.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 37-PUAS.pdf.

37.pdf
the painting but I didn't have enough capital to start up my business." So, Paul ... Servatiis Cafe, the Cincinnati-based shop was founded 26 years ago. In total ...

37.pdf
week long modules for the entrepreneurship class was the goal of this ... have been incorporated into the syllabus for the class. Page 3 of 8. 37.pdf. 37.pdf. Open.

37.pdf
Loading… Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 37.pdf. 37.pdf. Open. Extract

37.pdf
Decorative Concrete, Driveways, Slabs,. Carports, Basements,. Concrete ... in the Classifieds. Citizen Lake Norman. Page 1 of 1. 37.pdf. 37.pdf. Open. Extract.

37.pdf
a retail food company, with $19,400,000 in sales and 259 employees. In comparison, the #1 retailing company of Fortune's 1975 list was Sears, Roebuck, with.

Lich thi LLCT.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Lich thi LLCT.

lich thi _K1_K2_SP_Hue.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. lich thi ...

HDMB Xuan Phuong Tasco.pdf
HDMB Xuan Phuong Tasco.pdf. HDMB Xuan Phuong Tasco.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying HDMB Xuan Phuong Tasco.pdf.

phuong an khach thich.indd -
Registration and Poster Setup. 8:30 .... AWS 2008 CONFERENCE THEME. The theme for AWS 2008, “Wetlands – the Heart of Asia,” reflects the importance of ...

Phuong Hguyen_Spring 2018 Newsletter.pdf
Where was the most inspiring place you have visited? The landmarks of the Civil Rights Movement because I met. people who reminded me of the power and ...

HCM_Phung Thi Hien.pdf
Trong không khí hân hoan cùng với tinh thần hăng hái tham gia các cuộc thi chào mừng. ngày hội Mediplantex được tổ chức tại TP Hạ Long xinh đẹp, những kỷ ...

upappalegz_pages36-37.pdf
What the fuck is a kip? MEYER. Means to sleep. How do you not know. what kip is? ANTHONY. My god, you guys bicker as much as. my parents. At least you ...

53.MAI MY DUYEN - BUI HUU NGHIA.pdf
Page 1 of 13. 1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH BẾN TRE. (NGHIÊN CỨU NGHỀ NẤU RƯỢU PHÚ LỄ HUYỆN BA TRI). Mai Mỹ Duyên*. Bùi Hữu ...

37-1.PDF
... IN 1 sensor learning package is a highly cost-Learning Arduino sensor package ... http://keyes-arduino.taobao.com. Page 3 of 67. 37-1.PDF. 37-1.PDF. Open.

37 Issue_1 Final.pdf
sDo'lgi6 kf6L{sf] cWoIf kbdf s]lG›t eO/x]sf] 5 . clxn]sf] lrpFlrpFsf] cGto{ ToxL xf] . k|r08n] Ps bzscl3 lul/hfk|;fbdfly. h'g ;"qsf] k|of]u u/]/ cfˆgf] cg's"nsf] kmfObf. lng] jftf/0f atfP . clxn] ToxL ;"q Pdfn]dfly. k|of]u ul//x]sf 5g\ . pgL h;/L