ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

DỰ THẢO

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

MỤC LỤC Phần 1. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN ...............3 1.1. Giới thiệu khái quát về trường ..................................................................................... 3 1.2. Các cơ sở hoạt động của Trường: ................................................................................ 5 1.3. Sứ mạng ....................................................................................................................... 5 1.4. Tầm nhìn ...................................................................................................................... 5 1.5. Mục tiêu ....................................................................................................................... 5 1.6. Các giá trị ..................................................................................................................... 5 1.7. Cơ sở pháp lý xây dựng chiến lược phát triển ............................................................. 6 Phần 2. BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG...................................................................8 2.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam ........................................................................... 8 2.2. Thực trạng hiện nay của Trường Đại học Sài Gòn ...................................................... 9 2.3. Phân tích SWOT ........................................................................................................ 10 2.3.1. Điể m ma ̣nh ..................................................................................................... 10 2.3.2. Điể m yế u ........................................................................................................ 11 2.3.3. Cơ hô ̣i ............................................................................................................. 12 2.3.4. Thách thức ...................................................................................................... 13 Phần 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN .............14 3.1. Mục tiêu chiến lược ................................................................................................... 14 3.2. Các nhân tố được quan tâm trong chiến lược phát triển ............................................ 14 3.3. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 15 3.3.1. 3.3.2. 3.3.3. 3.3.4. 3.3.5. 3.3.6. 3.3.7.

Tổ chức và quản lý ......................................................................................... 15 Đào tạo ........................................................................................................... 15 Khoa học công nghệ ....................................................................................... 15 Hợp tác quốc tế............................................................................................... 15 Đội ngũ viên chức .......................................................................................... 15 Cơ sở vật chất ................................................................................................. 15 Tài chính ......................................................................................................... 16

3.4. Các chiến lược phát triển ........................................................................................... 16 3.4.1. Chiến lược phát triển ngắn hạn (từ 3 tháng đến 1 năm) ................................. 16 3.4.2. Chiến lược phát triển trung hạn (từ 3 đến 5 năm) .......................................... 19 3.4.3. Chiến lược phát triển dài hạn (từ 8 đến 10 năm) ........................................... 23 3.5. Triể n khai thực hiê ̣n ................................................................................................... 30 3.6. Các nhiệm vụ, công việc được xác định cu ̣ thể trong chiế n lươ ̣c .............................. 31

2

Phần 1. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

1.1. Giới thiệu khái quát về trường Tiền thân của trường Đại học Sài Gòn là Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt Nam được thành lập vào tháng 2 năm 1972 tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh). Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1784/QĐ ngày 03/09/1976 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 04 năm 2007 căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lí Nhà nước về Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.

2.

3. 4. 5. 6.

7. 8. 9.

Bảng 1. Tóm tắt một số thông tin chung về Trường Đại học Sài Gòn Tên trường (theo quyết định thành lập) Đại học Sài Gòn  Tiếng Việt: Saigon University  Tiếng Anh: Tên viết tắt của trường: SGD  Tiếng Việt: SGU  Tiếng Anh: Tên trước đây (nếu có): Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan/Bộ chủ quản: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Địa chỉ trường: thành phố Hồ Chí Minh Thông tin liên hệ (08) 38.354409  Điện thoại: (08) 38.305568  Số fax: [email protected]  Email: www.sgu.edu.vn  Website: Năm thành lập trường Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/04/2007 (theo quyết định thành lập): của Thủ tướng Chính phủ Thời gian bắt đầu đào tạo khóa 1: Năm 2007 Thời gian cấp bằng cho khóa 1: Năm 2011

Trường Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực. Trường Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và đào tạo sau đại học. Trường Đại học Sài Gòn đào tạo theo 2 hình thức: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên thông). Tốt nghiệp tại Trường Đại học Sài Gòn, người học được cấp bằng: trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ.

3

Hình 1. Cơ cấu tổ chức hành chính của Nhà trường ĐẢNG ỦY

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Phòng

Khoa Công nghệ thông tin Điện tử viễn thông Tài chính Kế toán Quản trị Kinh doanh Khoa học Môi trường Quan hệ Quốc tế Thư viện – Văn phòng Luật Toán - Ứng dụng Ngoại ngữ Mỹ thuật Nghệ thuật Giáo dục Giáo dục Chính trị Giáo dục Mầm Non Giáo dục Tiểu học Sư phạm Khoa học Tự nhiên Sư phạm Khoa học Xã hội Sư phạm Kỹ thuật Giáo dục QP-AN và GDTC

Văn phòng Đào tạo Tổ chức cán bộ Công tác Sinh viên Kế hoạch Tài chính Đào tạo Sau đại học Quản lý khoa học Giáo dục thường xuyên Thanh tra – Pháp chế Khảo thí & ĐBCLGD Hợp tác Quốc tế và Doanh nghiệp Thiết bị - Phương tiện dạy học Ban Quản lý dự án Ban Hạ tầng cơ sở Đoàn thể Công Đoàn Đoàn Thanh niên Hội Sinh viên Đơn vị trực thuộc Kí túc xá Trạm Y tế Trường TH Thực hành Sài Gòn

Trung tâm Thông tin truyền thông và Phát triển Giáo dục Học liệu Ngoại ngữ Công nghệ thông tin Hướng dẫn Du lịch KT Tài nguyên Môi trường

Trường có 14 phòng, ban chức năng; 03 đơn vị trực thuộc; 06 trung tâm; 20 khoa đào tạo với 11 chuyên ngành đào tạo sau đại học; 62 chuyên ngành đào tạo cấp độ đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kĩ thuật; văn hóa - xã hội; chính trị - nghệ thuật; luật và sư phạm. 4

Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Trường còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ ngoại ngữ cấp độ A, B, C, A2, B1; chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin căn bản và nâng cao theo chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc II và chứng chỉ nghiệp vụ công tác thiết bị - thư viện, cũng như các chứng chỉ bồi dưỡng đào tạo ngắn hạn khác. 1.2. Các cơ sở hoạt động của Trường:  Trụ sở chính: 273 An Dương Vương - Phường 3 - Quận 5.  Cơ sở 1: 105 Bà Huyện Thanh Quan - Phường 7 - Quận 3.  Cơ sở 2: 04 Tôn Đức Thắng - Phường Bến Nghé - Quận 1.  Cơ sở 3: 20 Ngô Thời Nhiệm - Phường 6 - Quận 3.  Trường Trung học Thực hành Sài Gòn - 220 Trần Bình Trọng - Phường 4 Quận 5. 1.3. Sứ mạng Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục - đào tạo công lập cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu Quy hoạch phát triển nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 1.4. Tầm nhìn Trường Đại học Sài Gòn tích cực thực hiện đổi mới và góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025 Trường đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học quốc gia. 1.5. Mục tiêu Đến năm 2020, trường Đại học Sài Gòn trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng có thứ hạng tố i ưu trong tầng cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng. Có vị trí xếp hạng trong ít nhất 1 tổ chức xếp hạng các trường đại học của thế giới. Đến năm 2025, trường đa ̣t chuẩ n cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c quố c gia , cơ bản hoàn tất một số hoạt động chính yếu như thành lâ ̣p cơ sở nghiên cứu khoa ho ̣c cơ bản , cơ sở nghiên cứu khoa ho ̣c ứng du ̣ng , mở ngành đào ta ̣o tiế n si ̃ , tuyể n du ̣ng nhân lực trình đô ̣ cao, đáp ứng lộ trình đăng tải công trình nghiên cứu trên các tạp chí thuộc danh mục ISI để chuẩn bị cho trường Đại học Sài Gòn trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu trong tương lai. 1.6. Các giá trị  Đoàn kết trong nhận thức.  Thống nhất trong đa dạng. 5

 Không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.  Nâng cao giá trị học thuật trong cộng đồng đại học.  Phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có của nhà trường. 1.7. Cơ sở pháp lý xây dựng chiến lược phát triển  Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/62005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.  Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.  Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.  Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học.  Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.  Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hàng trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.  Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.  Kế hoạch số 1309/KH-UBND ngày 28/3/2014 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.  Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 của Chính phủ về việc Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chí xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.  Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học.  Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành Giáo dục. 6

 Đề án khả thi thành lập trường Đại học Sài Gòn tháng 01/2007.  Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn.  Quyết định số 166/QĐ-ĐHSG -TCCB ngày 04/3/2009 của trường Đại học Sài Gòn về việc thành lập Ban xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2009 – 2020.  Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ trường Đại học Sài Gòn lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015 – 2020) ngày 15/6/2015.

7

Phần 2. BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG 2.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam Việt Nam đang trên con đường hướng đến trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Vì vậy, giáo dục đại học là một thành tố quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó đảm bảo chất lượng giáo dục cần được quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa để hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện khác nhau như giao lưu, trao đổi học thuật, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ,… Đến nay, giáo dục đại học Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng, quy mô giáo dục đại học không ngừng gia tăng, đầu tư cho giáo dục đại học ngày càng tăng, cải thiện đáng kể điều kiện học tập và giảng dạy ở các trường. Nhân lực được đào tạo đã góp phần thực hiện thành công đường lối Đổi mới của Đảng. Bên cạnh đó, những hạn chế căn bản của giáo dục đại học thể hiện ở chất lượng đào tạo thấp và năng lực sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học yếu. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân chủ quan: Quy mô đào tạo tăng quá nhanh, không tương xứng với điều kiện đảm bảo chất lượng. Phương thức giảng dạy không phù hợp, không phát huy được năng lực sáng tạo của người học. Hội nhập quốc tế chưa sâu, chưa tạo động lực cạnh tranh giữa người dạy, người học và cơ sở giáo dục đại học. Nguyên nhân khách quan: Ngân sách chưa bảo đảm yêu cầu tối thiểu của giáo dục đại học, đồng thời phải dàn trải để đáp ứng quy mô đào tạo phát triển quá nhanh. Nền kinh tế và chính sách nhân lực chưa tạo ra động lực nâng cao chất lượng đào tạo (Nguyễn Minh Thuyết, 2014). Từ những hạn chế nói trên, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học được đặt ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Ba bước chuyển đổi có ý nghĩa chiến lược trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI gồm (1) Bước chuyển từ quá trình giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; (2) Bước chuyển từ phát triển chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng, hiệu quả với số lượng hợp lý và (3) Bước chuyển từ hệ thống giáo dục còn khép kín, cứng nhắc, biệt lập sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông. Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, cốt lõi là thực hiện ba bước chuyển có ý nghĩa chiến lược, trước hết đòi hỏi các trường đại học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh

8

đạo, quản lý phải quyết tâm, quyết liệt đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản trị khoa học, nhất là quản trị đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị nhân lực và tài chính (Phùng Hữu Phú, 2014). Về tự chủ, tự chủ đại học mới khuyến khích sự sáng tạo của các nhà khoa học, giúp đào tạo và nghiên cứu đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, giúp các trường đại học Việt Nam có năng lực cạnh tranh bình đẳng (Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Quý Thanh, 2014). Về đổi mới, trong quản lý Nhà nước đối với giáo dục đại học, chúng ta cần phải đổi mới tư duy, đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, trao quyền và phân cấp quản lý và đảm bảo dân chủ trong nhà trường (Đặng Ứng Vận, 2014). Về đảm bảo chất lượng giáo dục, giáo dục đại học nước ta bị ảnh hưởng bởi cách tổ chức hoạt động từ thời Pháp đến xã hội chủ nghĩa. Gần đây bị ảnh hưởng bởi trào lưu mới trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, ảnh hưởng của phương Tây, châu Âu, Úc,… trong việc ĐBCL theo xu thế quốc tế đã xâm nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000. Từ bối cảnh giáo dục đại học nêu trên, hệ thống giáo dục đại học phải có những bước đi và bước chuyển phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, mỗi trường đại học, cao đẳng là hạn nhân góp phần hoàn thiện và xây dựng thành công hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. 2.2. Thực trạng hiện nay của Trường Đại học Sài Gòn Trường Đại học Sài Gòn, ngay từ khi mới thành lập, đã xác định sứ mạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển. Đề án thành lập Trường Đại học Sài Gòn đã xác định rõ tính phù hợp và sự gắn kết với chiến lược phát triển căn cứ theo hoạch định phát triển ngắn hạn và dài hạn đến năm 2020 cũng như dựa trên báo cáo chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2001 - 2010 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và định hướng quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường được xây dựng trên cơ sở Điều lệ Trường đại học, với những đặc thù như: Trường trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lí về Giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục đào tạo, một số hoạt động chịu sự chỉ đạo của các Sở chức năng trong Thành phố. Đến năm 2016, trường Đại học Sài Gòn đã được Bộ Giáo dục đào tạo cho phép đào tạo 10 chuyên ngành trình độ thạc sĩ. Tỉ lệ giảng viên có trình độ chuyên môn sau đại học tăng nhanh, đến tháng 04/2015, nhà trường có 444 giảng viên (87%) có trình độ sau đại học (09 phó giáo sư, 95 tiến sĩ, 291 thạc sĩ), trong đó, đội ngũ giảng viên trẻ (dưới 40 9

tuổi) chiếm 40%... Trường Đại học Sài Gòn được thành lập tháng 4/2007 tính tới thời điểm hiện nay đã được 9 năm, với thời gian như vậy, Trường đã có sự phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, trong quá trình phát triển vẫn còn những tồn tại sau:  Hiện nay về cơ cấu tổ chức còn có sự chồng chéo về một số mặt hoạt động, chưa kiện toàn bộ máy và một số nhiệm vụ chức năng chưa được phân định rõ ở một số đơn vị chức năng.  Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường chưa được bổ sung, điều chỉnh theo Điều lệ trường đại học, luật giáo dục đại học mới được chính phủ ban hành.  Các đơn vị chưa cụ thể hóa chiến lược phát triển của Nhà trường thành kế hoạch xây dựng và phát triển đơn vị theo từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch chung của Nhà trường.  Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường chưa được phổ biến sâu rộng đến từng cán bộ, giảng viên.  Chưa thành lập Hội đồng Trường theo quy định của Điều lệ Trường đại học.  Chưa phát huy triệt để các nguồn thu ngoài trường.  Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn hạn chế, thấp hơn rất nhiều so với kinh phí của nhà trường đầu tư cho các hoạt động này.  Số lượng đề tài khoa học được công bố chủ yếu tập trung vào một số đơn vị, chuyên ngành có thế mạnh. Các hoạt động chuyển giao công nghệ chưa tương xứng với quy mô phát triển của trường.  Chưa có công trình hợp tác nghiên cứu khoa học thực hiện với các đối tác nước ngoài. 2.3. Phân tích SWOT 2.3.1. Điể m ma ̣nh  Qua hơn 9 năm thành lập trường Đại học Sài Gòn trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường đã không ngừng phát triển nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học,…  Trong những năm gần đây đội ngũ tri thức có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sĩ ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, các tiến sĩ được đào tạo từ nước ngoài.

10

 Đa ngành, đa lĩnh vực với nhiều hình thức đào tạo. Từ năm 2008, Trường đã áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ.  Một trong những nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố.  Tập thể công chức, viên chứa của Trường luôn nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao. 2.3.2. Điể m yế u  Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ chưa đồng bộ. Thu nhập mất cân đối giữa các đơn vị, cá nhân  Giảng viên, chuyên gia đầu ngành có chức danh, học vị còn hạn chế về số lượng.  Viên chức có kinh nghiệm quản lý giảm trong 3 năm tới.  Cơ sở vật chất và năng lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.  Thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài còn hạn chế.  Thư viện chưa đáp ứng tốt yêu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học cả về số lượng và chất lượng; chưa mạnh mẽ trong việc số hóa tài liệu, giáo trình, công trình nghiên cứu….; các công trình đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế còn rất hạn chế.  Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa tiếp cận, tương thích với các nước trong khu vực.  Chưa có chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với nước ngoài.  Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý, đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học chưa đồng bộ, nhất quán.  Cơ chế chính sách hiện tại chưa tạo đủ động lực để khuyến khích giảng viên, sinh viên tìm kiếm các dự án trong và ngoài nước; để người tài nỗ lực cống hiến cho nhà trường.  Hội nhập quốc tế chưa sâu, chưa tạo động lực cạnh tranh giữa người dạy, người học và cơ sở giáo dục đại học.  Ranh giới giữa các thế hệ thể hiện rõ nét, cơ chế tổ chức còn bao cấp nên động lực cạnh tranh giữa các cá nhân, tập thể và trường chưa được phát huy tối ưu hay có thể hiểu ranh giới thế hệ giữa các cá nhân, đơn vị trong hệ thống mở vẫn còn khép kín.  Hệ thống quản lý hành chính chưa tạo điều kiện thuận lợi, thông tin kịp thời đến các đơn vị, cá nhân. 11

 Một bộ phận viên chức, quản lý còn thiếu chuyên nghiệp, chưa thực sự coi sinh viên là đối tượng được phục vụ.  Chưa khai thác được lợi thế của một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực trong việc thực hiện các nghiên cứu liên ngành, hợp tác đối ngoại.  Kinh nghiệm và năng lực chưa đủ lớn để tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế.  Đề tài nghiên cứu khoa học ít được ứng dụng trong thực tế và sản phẩm ít được thương mại hóa. 2.3.3. Cơ hô ̣i  Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương. Trong đó, các nhiệm vụ ưu tiên gồm phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục đại học; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục-đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực.  Năm giải pháp cơ bản của năm học 2016-2017 là: Cải cách thể chế về giáo dụcđào tạo; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.  Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 – 2020” tại Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 10/9/2015.  Được sự quan tâm của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan chủ quản của Nhà trường.  Nhà trường trong giai đoạn bước vào nhiệm kỳ quản lý mới với thế hệ cán bộ lãnh đạo trẻ tuổi năng động, đảm bảo thời gian cống hiến, thực hiện chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Trường.  Có môi trường, điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của thành phố lớn.  Có điều kiện tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý.

12

 Đa dạng nguồn lực từ bên ngoài là cơ hội để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu của nhà trường.  Nhu cầu của xã hội về các sản phẩm nghiên cứu khoa học, ứng dụng, về nguồn nhân lực trình độ cao, kỹ năng thực tiễn, đa dạng về kỹ năng.  Nhu cầu của người học theo chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến ngày càng cao.  Sinh viên học tập tại trường đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. 2.3.4. Thách thức  Sự gia tăng số lượng các trường đại học, áp lực từ chi phí giáo dục gia tăng, sự khác biệt về chính sách đầu tư, cơ cấu tổ chức giữa các loa ̣i hin ̀ h trư ờng đại học (công lâ ̣p, dân lâ ̣p và tư thu ̣c).  Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, yếu tố toàn cầu hóa đưa đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học trong và ngoài nước, đòi hỏi một hệ thống luôn vận hành, phát triển và thay đổi đáp ứng yêu cầu bên trong và thỏa mãn nhu cầu bên ngoài.  Đảm bảo nguồn lực đầu tư cho các hoạt động phát triển giáo dục, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức.  Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo trẻ đáp ứng chiến lược phát triển của Trường trong từng giai đoạn.  Xây dựng bộ máy tổ chức và hoạt động ổn định, đồng bộ và đảm bảo chức năng, nhiệm vụ theo quyền hạn.  Mâu thuẫn giữa sản phẩm đào tạo chất lượng cao và chi phí đào tạo thấp.  Khẳng định vị thế, thương hiệu (định hướng trường đại học, phân tầng, xếp hạng) của trường Đại học Sài Gòn trong nước và quốc tế.  Định hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.  Thực hiện thành công sứ mạng, mục tiêu và kế hoạch chiến lược đề ra.

13

Phần 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 3.1. Mục tiêu chiến lược Đề cương chiến lược phát triển Trường Đại học Sài Gòn giai đoạn 2007 - 2020 đã xác định mục tiêu phát triển để trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu, ứng dụng phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hoá giáo dục hàng đầu của thành phố gắn kết với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đế n năm 2020, Trường đạt được thứ hạng tối ưu trong tầng các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng. Đế n năm 2025, Trường đa ̣t chuẩ n cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c quố c gia. 3.2. Các nhân tố được quan tâm trong chiến lược phát triển Tổ chức quản lý Đào tạo

Tài chính

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Cơ sở vật chất

Khoa học công nghệ

Đội ngũ viên chức

Hợp tác quốc tế

Để đạt được sứ mạng và mục tiêu của chiến lược đề ra, trường Đại học Sài Gòn phải xây dựng các chính sách phù hợp với chiến lược phát triển, Chiến lược phát triển của Trường Đại học Sài Gòn tập trung vào 7 lĩnh vực sau:  Lĩnh vực 1: Tổ chức và quản lý.  Lĩnh vực 2: Đào tạo.  Lĩnh vực 3: Khoa học công nghệ.  Lĩnh vực 4: Hợp tác quốc tế.  Lĩnh vực 5: Đội ngũ viên chức.  Lĩnh vực 6: Cơ sở vật chất.  Lĩnh vực 7: Tài chính. 14

3.3. Mục tiêu cụ thể 3.3.1. Tổ chức và quản lý Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động về nhân sự và hệ thống văn bản quản lý

.

Kiện toàn tổ chức, quản lí và xây dựng đội ngũ dựa trên tiềm năng tại chỗ là chính, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự học, tự rèn luyê ̣n nâng cao năng lực quản lí. Chọn đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo “Có tài, có đức và có tâm” 3.3.2. Đào tạo Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lí, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo kết hợp tham khảo chương trình đào tạo các ngành tương ứng của các trường đại học nước ngoài hoặc trong nước đã được áp dụng đào tạo có hiệu quả. Đảm bảo thương hiệu và uy tín đào tạo của trường Đại học Sài Gòn. 3.3.3. Khoa học công nghệ Đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học công nghệ của trường có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế, phát triển công nghệ gắn với đào tạo, phục vụ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học. Đinh ̣ hướng hình thành trường đại học định hướng nghiên cứu trong tương lai. 3.3.4. Hợp tác quốc tế Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tiên tiến để tiếp nhận công nghệ giáo dục tiên tiến, xây dựng trường Đại học Sài Gòn thành một cơ sở đào tạo chấ t lươ ̣ng, có năng lực ca ̣nh tranh. 3.3.5. Đội ngũ viên chức Phát triển đội ngũ được xác định là chiến lược trọng tâm, là tiền đề quan trọng để giữ vững, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Đặc biệt, đảm bảo đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ ngày càng tăng. 3.3.6. Cơ sở vật chất Cải thiện cơ sở vật chất hiện có bằng việc đầu tư nâng cấp chiều sâu các giảng đường, phòng học, phòng làm việc, thư viện, hệ thống thông tin tư liệu và ký túc xá, các khu vực làm việc. Mở rộng diện tích sử dụng bằng việc nhanh chóng hoàn thiện công trình xây dựng tòa nhà đường Nguyễn Trãi theo hướng hiện đại, để đáp ứng nhu cầu trước mắt trong những năm tới. 15

3.3.7. Tài chính Huy động mọi nguồn lực nhằm tạo nguồn tài chính đủ đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường và từng bước cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức. Đổi mới phương thức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính. 3.4. Các chiến lược phát triển Trước những thay đổi theo yêu cầu của xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nhằm cung cấp cho sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn quy trình đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, đủ trí tuệ và bản lĩnh khi hội nhập WTO và cạnh tranh để phát triển kinh tế – xã hội, đưa trường Đại học Sài Gòn lên mô ̣t vị thế và tầm cao mới việc phân tầng đại học là mô ̣t cơ hội và cũng là mô ̣t thách thức lớn cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Nhà trường, chiến lược phát triển của trường Đại học Sài Gòn nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên phù hợp với yêu cầu cơ cấu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời là căn cứ để trường xác định mục tiêu đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời công khai minh bạch chất lượng đào tạo một cách khách quan… Nhiệm vụ đang đặt ra đối với trường Đại học Sài Gòn ngay từ lúc này chính là bắt tay vào tiến hành thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục từ việc xây dựng triết lý giáo dục phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế; đổi mới tư duy giáo dục “gắn với xây dựng xã hội học tập”; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đặc biệt, Nhà trường sẽ tập trung vào đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng mở, phát triển nghiên cứu khoa học, cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học. Để tự khẳng định vị trí và thương hiệu của nhà trường, đồng thời góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế. Kế hoạch chiến lược phát triển trường Đại học Sài Gòn gồm kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn. 3.4.1. Chiến lược phát triển ngắn hạn (từ 3 tháng đến 1 năm) 3.4.1.1. Tổ chức và quản lý  Kiê ̣n toàn nhân sự theo chu kỳ quản lý mới .  Bổ sung, điều chỉnh Quy chế tổ chức và hoạt động theo Điều lệ trường Đại học được chính phủ ban hành tháng 12/2014. 16

 Phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho các bộ phận chức năng của Nhà trường, phù hợp yêu cầu hoạt động, đúng quy định.  Thành lập Hội đồng Trường theo quy định của Điều lệ trường đại học.  Trên cơ sở chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động theo từng giai đoạn phát triển của Nhà trường, các đơn vị cụ thể hoá thành chiến lược xây dựng, phát triển của từng đơn vị; quy chế tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của đơn vi ̣ ; quy trình làm viê ̣c của cá nhân , giữa các cá nhân, đơn vi.̣  Tin ho ̣c hóa cơ bản hệ thống văn bản, quy trình ra quyết định.  Sau từng năm học tiến hành đánh giá cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý đồng thời đẩy mạnh hoạt động về đổi mới tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động của trường cũng như các đơn vị.  Phân cấp, phân quyền triệt để, gắn chức năng với trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị theo nguyên tắ c tâ ̣p trung dân chủ , tâ ̣p thể lañ h đa ̣o , cá nhân phụ trách . Phát huy tính chủ động, sáng tạo của mọi thành viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao bằng thời gian cu ̣ thể .  Kiể m đinh ̣ chấ t lươ ̣ng trường đa ̣i ho ̣c. 3.4.1.2. Đào tạo  Hoàn chỉnh các chương trình đào tạo theo hướng tăng cường các môn học tự chọn. Rà soát để đồng bộ hóa giữa các chương trình đào tạo.  Tham khảo các chương trình của các trường uy tín trong nước và quốc tế cũng như lấy ý kiến phản hồi của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục, các hội chuyên ngành, giảng viên và sinh viên đã tốt nghiệp, các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường Đại học Sài Gòn để bổ sung, phát triển chương trình hiện có và xây dựng chương trình đào tạo mới.  Phát triển thêm các chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ khi có đủ điều kiện về giảng viên và đáp ứng nhu cầu người học, xã hội.  Xây dựng và phát triển ngân hàng đề thi đáp ứng nhu cầu kiểm tra đánh giá.  Khảo sát tình hình việc làm và thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp.  Tư vấ n, hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu và hướng nghiê ̣p.  Xây dựng chuẩ n đầ u ra cho các ngành đào ta ̣o sau đa ̣i ho ̣c , vừa làm vừa ho ̣c.  Lấ y ý kiế n phản hồ i từ người ho ̣c các lớp trin ̀ h đô ̣ tha ̣c si ̃ và vừa làm vừa ho ̣c. 17

 Tổ chức giao lưu học thuật giữa các khoa, bộ môn trong và ngoài trường.  Người học tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, cải tiến quy trình thực hiện và việc sử dụng kết quả đánh giá của người học để cải tiến phương pháp dạy-học, điều chỉnh chương trình và cải tiến các hoạt động hỗ trợ đào tạo cho người học.  Khai thác nguồ n tài trơ, ̣ học bổng hỗ trợ sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.  Triển khai và xây dựng nguồn tài liệu học tập và triển khai hệ thống đào tạo từ xa.  Triể n khai bồ i dưỡng ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin.  Triể n khai bồ i dưỡng chuẩ n tiế ng anh theo khung tham chiế u châu Âu 3.4.1.3. Khoa học công nghệ  Cải tiến chế độ chính sách góp phần hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học của Trường phát triển.  Mời cộng tác viên là những nhà doanh nghiệp, nhà quản lí có trình độ, kinh nghiệm tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.  Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đặc biệt là các học viên sau đại học.  Chuẩ n bi ̣lô ̣ trình cho hoa ̣t đô ̣ng đăng tải công trình nghiên cứu khoa ho ̣c trên các tạp chí thuộc danh mục ISI.  Tái thành lập hội đồng khoa học và đào ta ̣o. 3.4.1.4. Hợp tác quốc tế  Triển khai tuyển sinh và mở nhiều lớp đào tạo đại học và sau đại học với các đối tác đã kí kết biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác đang có, đồng thời mở rộng đến các đối tác khác ở khu vực Đông Nam Á và các nước phát triển khác. 3.4.1.5. Đội ngũ viên chức  Tăng cường đào tạo lực lượng cán bộ giảng viên tại chỗ đồng thời có chính sách thu hút các giảng viên có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư, phó giáo sư. Ưu tiên các khoa, bộ môn còn thiếu.  Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cho tất cả cán bộ giảng viên, nhân viên kỹ thuật, chuyên viên. 18

 Mở lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho cán bộ giảng viên để phục vụ công tác giải dạy, học tập, quản lý và nghiên cứu khoa học. 3.4.1.6. Cơ sở vật chất  Tích cực đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp kinh phí xây dựng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án Ký túc xá ở Quận 8 nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường và nội trú của sinh viên.  Bổ sung tài liệu, giáo trình, sách,… phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý và nghiên cứu khoa học.  Số hóa tài liê ̣u, giáo trình, sách,…  Nâng cấp hệ thống mạng để đảm bảo nhu cầu thông tin phục vụ đào tạo.  Cải tổ nhà vệ sinh dành cho sinh viên.  Xây dựng phầ n mề m quản lý theo module . 3.4.1.7. Tài chính  Phân cấp quản lí để tự chủ và tự chịu trách nhiệm xuống từng đơn vị trực thuộc nhằm gia tăng kiểm soát và tiết kiệm chi phí.  Điều chỉnh, cân đối các định mức, kế hoạch chi tiêu một cách chi tiết của từng bộ phận trong nội bộ Trường hợp lý và thỏa đáng.  Chú trọng định mức cho các đề tài khoa học, bài viết đăng tải trên các tạp chí uy tín, các sáng kiến mang lại lợi ích và tiết kiệm tài chính cho Trường. 3.4.2. Chiến lược phát triển trung hạn (từ 3 đến 5 năm) 3.4.2.1. Tổ chức và quản lý  Xây dựng mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức, kiện toàn tổ chức quản lí và xây dựng đội ngũ đáp ứng đầ y đủ chuẩ n trường đa ̣i ho ̣c đinh ̣ hướng ứng du ̣ng , xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự học, tự rèn luyện nâng cao năng lực quản lí.  Xây dựng kế hoa ̣ch quy hoa ̣ch cán bô ̣ lañ h đa ̣o , quản lý trường, đơn vi.̣  Điề u chin̉ h kế hoạch và phát triển của đơn vị theo từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch chung của Trường.  Điề u chin̉ h và ban hành công khai các hướng dẫn, quy trình, thời gian giải quyết những việc thuộc thẩm quyền được phân công.  Văn bản hoá quy trình thực hiện công việc đối với từng vị trí trong hệ thống quản lý. 19

 Xây dựng quy trình, giải pháp hỗ trợ sinh viên.  Xây dựng, hoạch định chính sách hỗ trợ xếp hạng trường đại học.  Xây dựng kế hoa ̣ch triể n khai chuẩ n quố c gia cho trường Trung ho ̣c Thực hành Sài Gòn.  Xây dựng chế đô ̣ công khai mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng theo yêu cầ u .  Xây dựng chức năng nhiệm vụ của các ngạch, vị trí công tác của cán bộ viên chức, trên cơ sở xác định số lượng biên chế, tiêu chí tuyển chọn và đánh giá cán bộ. Thực hiện chọn nguồn quy hoạch cán bộ cho thời gian sắp tới.  Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lí, hơ ̣p đô ̣ tuổ i.  Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá trên cơ sở đó phân loại đội ngũ cán bộ một cách sát thực để có chính sách sử dụng phù hợp.  Định kỳ đánh giá hiệu quả thực hiện các văn bản về tổ chức, quản lý các hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để đạt hiệu quả cao.  Xây dựng hệ thống văn bản quản lý của nhà trường.  Xây dựng các chế độ và chính sách để thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, ngoại ngữ, tin học và tạo những điều kiện thuận lợi để cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng dạy phát huy trí tuệ, năng lực và kinh nghiệm của mình trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ cho sự phát triển xã hội và tham gia quá trình hội nhập quốc tế.  Xây dựng kế hoa ̣ch hình thành cơ sở nghiên cứu khoa ho ̣c cơ bản và cơ sở nghiên cứu khoa ho ̣c ứng du ̣ng.  Điề u chỉnh tỉ lê ̣ sinh viên / giảng viên không quá 25.  Hình thành văn hóa đa ̣i ho ̣c trong Trường. 3.4.2.2. Đào tạo  Xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra theo chu kì.  Nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên trúng tuyển đầu vào, bảo đảm người học sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng theo quy định, theo cam kết được công bố của Nhà trường; người học được tiếp cận ứng dụng khoa học 20

công nghệ; được rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.  Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận theo chương trình của các trường đại học tiên tiến trên thế giới phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.  Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với nguồn lực của Nhà trường; chú trọng đào tạo các chương trình chất lượng cao, theo đặt hàng; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học và sau đại học.  Tiếp tục phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lí, tăng cường bổ sung lực lượng giảng viên có trình độ (học hàm, học vị) từ các trường đại học, cao đẳng, nguồn lực đào tạo từ nước ngoài về giảng dạy tại trường Đại học Sài Gòn song song với việc hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy.  Xây dựng và triển khai tự đánh giá, đánh giá ngoài chương trình đào tạo.  Khẳng định rõ mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo theo hướng chủ yếu là ứng dụng và một phần nghiên cứu.  Tập trung nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo ở các ngành đặc biệt là khối ngoài sư phạm.  Lựa chọn lại các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, mở rộng các ngành đào tạo theo xu hướng phát triển của xã hội, thu hẹp lại các ngành nghề mà nhu cầu xã hội không cao.  Xây dựng chương trình tiên tiế n đáp ứng nhu cầu người học và xã hội.  Dự báo các ngành đào tạo mới phù hợp với nhu cầu xã hội ở hiện tại và tương lai.  Xây dựng kế hoa ̣ch kiể m đinh ̣ chấ t lươ ̣ng chương trình đào ta ̣o theo chuẩ n AUN và một số chuẩn khác. 3.4.2.3. Khoa học công nghệ  Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; tăng cường nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.  Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ .  Triể n khai kế hoạch công bố công trình khoa học, đề tài nghiên cứu theo lộ trình đăng tải công trình nghiên cứu trên các ta ̣p chí uy tín .  Có kế hoạch chuẩn bị cho các đề tài nghiên cứu khoa học từ bên ngoài .

21

3.4.2.4. Hợp tác quốc tế  Xây dựng kế hoa ̣ch và triể n khai hợp tác quốc tế nhằ m đẩy mạnh phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.  Xây dựng kế hoa ̣ch trao đổ i giảng viên

, sinh viên với các trường đa ̣i ho ̣c

nước ngoài .  Tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành trong và ngoài nước hoặc chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn trên tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường không thấp hơn 70%. 3.4.2.5. Đội ngũ viên chức  Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách, chuyên nghiệp.  Có kế hoạch cử giảng viên đi đào tạo chuyên môn nâng cao trình độ , đă ̣c biê ̣t là học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư, phó giáo sư.  Có kế hoạch cử viên chức học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị .  Có kế hoạch cử công chức , viên chức đi ho ̣c tâ ̣p , trao đổ i kinh nghiê ̣m quản lý , giảng dạy ở nước ngoài.  Tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình đô ̣ tiế n si ̃ không thấ p hơn 15% tổ ng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Trường. 3.4.2.6. Cơ sở vật chất  Hoàn thiện khu nhà ký túc xá số 6 Nguyễn Trãi.  Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện Trung tâm Học liệu và Trung tâm Công nghệ thông tin với các thiết bị kĩ thuật hiện đại có tầm vóc, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, giảng dạy để thay đổi từng bước hoạt động của thư viện truyền thống.  Phát triển cơ sở vật chất trên cơ sở tận dụng lâu dài các cơ sở hiện có để phục vụ cho các ngành đào tạo chính quy và không chính quy được tổ chức tại các cơ sở của Trường.  Bổ sung, điề u chỉnh và hoàn thiê ̣n hạ tầng, thông tin, dữ liệu phục vụ đào tạo từ xa.  Hoàn thiện hệ thống website toàn trường.  Bổ sung tài liê ̣u , giáo trình , sách,… phu ̣c vu ̣ giảng dạy, học tập , quản lý và nghiên cứu khoa ho ̣c.  Hoàn thành số hóa các tài liệu đang có. 22

 Xây dựng phầ n mề m quản lý theo module .  Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý toàn trường.  Hoàn thiện hệ thống thông tin toàn trường. 3.4.2.7. Tài chính  Xây dựng chi hơ ̣p lý , cân đố i phù hơ ̣p giữa các hoa ̣t đô ̣ng, cá nhân.  Phân cấ p đinh ̣ mức chi theo năng lực hoa ̣t đô ̣ng của cá nhân , tâ ̣p thể .  Xây dựng kế hoa ̣ch tăng thu hơ ̣p lý cho công chức , viên chức đảm bảo thu nhâ ̣p an tâm công tác.  Xây dựng kế hoa ̣ch tổ ng chi cho hoa ̣t đô ̣ng công nghê ̣ chiế m ít nhấ t chi cho các hoa ̣t đô ̣ng hàng năm.

20% tổ ng

3.4.3. Chiến lược phát triển dài hạn (từ 8 đến 10 năm) 3.4.3.1. Tổ chức và quản lý  Chuẩ n hóa bộ máy của trường theo hướng tích hợp và chuyên nghiệp. Bộ máy hành chính tinh giản, gọn nhẹ; các khoa, tổ, trung tâm được tổ chức phù hợp với các chuyên ngành đào tạo và các định hướng phát triển khoa học và dịch vụ.  Hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ quy chế hoạt động từng bộ phận, trên cơ sở phân cấp mạnh tăng quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ bộ môn, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm.  Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động trong Trường; chuẩn hoá và hiện đại hoá các quy trình quản lí, áp dụng thống nhất hệ thống quản lí chất lượng.  Sử dụng hợp lý hiệu quả đội ngũ cán bộ biên chế; thực hiện hợp đồng cán bộ nghiệp vụ đối với những đơn vị thực sự có nhu cầu. Tuyển dụng, hợp đồng cán bộ nghiệp vụ phải cân nhắc kỹ, tiến hành công khai, đúng quy trình; đảm bảo tuyển dụng cán bộ có năng lực, phù hợp với công việc.  Từng bước thực hiện cải cách hành chính bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, trước hết là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.  Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trường trên cơ sở xác định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận. Tăng cường khả năng tham mưu, sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị.

23

 Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản.  Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học ứng du ̣ng.  Xây dựng trường Đa ̣i ho ̣c Sài Gòn đa ̣t chuẩ n quố c gia .  Xác nhận vị trí của Trường trên bảng xếp hạng.  Hình thành văn hóa chất lượng. 3.4.3.2. Đào tạo  Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lí, tăng cường bổ sung lực lượng giảng viên từ các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳ ng về giảng dạy tại Trường Đại học Sài Gòn song song với việc hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy, nhất là ban hành chương trình đào tạo cho những ngành mới ở trình độ đại học hiện nay theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo, kết hợp tham khảo chương trình đào tạo các ngành tương ứng của các trường đại học nước ngoài hoặc trong nước đã được áp dụng đào tạo có hiệu quả.  Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và áp dụng hài hoà các phương pháp đào tạo truyền thống và hiện đại, tạo ra sự sinh động, hấp dẫn; kết hợp yêu cầu đảm bảo chất lượng với đáp ứng tối đa nhu cầu của người học và của xã hội.  Tăng cường áp dụng các phương thức và công nghệ đào tạo mới, thực hiện chế độ đào tạo theo tín chỉ, đề cao vai trò, năng lực tổ chức, hướng dẫn của người thầy và tính chủ động, tích cực và ý thức trách nhiệm của người học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.  Tiến hành khảo sát, dự báo nhu cầu xã hội và dựa trên cơ sở năng lực của nhà trường để xác định kế hoạch phát triển qui mô, chương trình đào tạo. Mở rộng khu vực tuyển sinh, đa dạng hóa loại hình, hình thức và không gian đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học.  Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo các lĩnh vực phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà trường: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn hoá đội ngũ cán bộ trong nhà trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn với đào tạo các ngành để sinh viên ra trường tham gia thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế.  Chú ý đầu tư có trọng tâm về đội ngũ, cơ sở vật chất, tăng cường hợp tác với các trường, học viện trong nước và từng bước mở rộng quan hệ liên kết với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài để trong một thời gian ngắn trường sớm có nhiều ngành đạt trình độ đào tạo chung của các trường trong khu vực.  Thực hiện đào tạo liên thông nhiều chiều, mềm dẻo, linh hoạt. Chuyển từ đào

24

tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ từ năm 2008, trong đó quan tâm nâng cao chất lượng đội ngủ giảng viên và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tích cực nhận thức, sáng tạo của sinh viên.  Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, giảm giờ giảng trên lớp, tăng cường giờ tự học, tự nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành. Từng bước tiếp cận phương pháp đào tạo E-learning.  Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, khoa học, từng bước thực hiện mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá, thường xuyên tổ chức đánh giá, rà soát cải tiến chất lượng chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của sinh viên.  Chú trọng liên kết đào tạo trong và ngoài nước, triển khai áp dụng một số chương trình đào tạo tiên tiến của các trường trong nước và nước ngoài. Tăng nhanh trình độ ngoại ngữ cho sinh viên và tiến tới sinh viên của trường có thể nghe giảng bằng tiếng nước ngoài.  Xác định ngành đào tạo chủ lực đáp ứng nhu cầu xã hội, đầu tư sớm đạt chất lượng ngang bằng với các trường truyền thống trong khu vực.  Đào tạo một lực lượng lao động giỏi cả về chuyên môn và ngoại ngữ, có khả năng ứng dụng kịp thời kiến thức khoa học kỹ thuật vào hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước;  Kiể m đinh ̣ chấ t lươ ̣ng chương trin ̀ h đào ta ̣o theo chuẩ n AUN . 3.4.3.3. Khoa học công nghệ  Từng bước đ ổi mới cơ chế tổ chức và quản lý khoa học - công nghệ, phát huy nội lực để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa ho ̣c và chuyển giao công nghệ.  Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác khoa học - công nghệ. Tìm kiếm những đề tài nghiên cứu trọng điểm bên ngoài đem nguồn thu về cho Trường.  Tăng cường công nghệ thông tin trong phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.  Liên doanh, liên kết với các Viện, Trường, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và doanh nghiệp để hợp tác, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ vào sản xuất.  Có cơ chế khuyến khích hỗ trợ cho việc nghiên cứu, tìm kiếm hợp tác, đề tài, 25

dự án. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia vào công tác nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.  Mở rộng hợp tác, liên kết về nghiên cứu khoa học; tăng cường nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.  Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của Nhà trường trong một số lĩnh vực khoa học - công nghệ then chốt, góp phần xây dựng Nhà trường thành một trung tâm đào tạo nghiên cứu trình độ cao ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Việt Nam. 3.4.3.4. Hợp tác quốc tế  Tranh thủ cơ hội để tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, phát triển các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo trong các lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm.  Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế theo hướng chủ động, tự chủ, bình đẳng, có chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân nhà khoa học tích cực tham gia.  Mở rộng và đưa các hoạt động hợp tác quốc tế đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, thiết lập mối quan hệ hợp tác chính thức với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín khác ở một số nước.  Tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn lực và những dự án mới.  Tích cực triển khai xây dựng các dự án hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ bằng các nguồn vốn khác nhau trong đó có nguồn kinh phí khoa học công nghệ hàng năm của Nhà trường.  Tăng cường hợp tác quốc tế với các trường ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới trên nhiều lĩnh vực như hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên; hợp tác trong lĩnh vực trao đổi để đào tạo sinh viên; hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; Xin phép các cấp có thẩm quyền được liên kết với một số trường đại học trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm, tăng cường nguồn lực cho sự phát triển nhà trường đáp ứng được yêu cầu của xã hội. 3.4.3.5. Đội ngũ viên chức Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý là nhân tố quyết định cho sự thành công của công tác đào tạo, vì vậy trong chiến lược phát triển dài hạn cần quan tâm đến vấn đề:  Đối với cán bộ giảng dạy  Rà soát và đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy của từng 26

Khoa, bộ môn và ngành đào tạo về tình hình tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, kỹ năng và kết quả truyền thụ kiến thức cho sinh viên, học viên thông qua kết quả phản hồi của người học.  Tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ chuyên môn trong từng đơn vị, trong từng ngành đào tạo, có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hoá chức danh cho từng đơn vị; đảm bảo trẻ hoá và tính kế thừa của đội ngũ, tối ưu hoá việc sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy.  Khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho đội ngũ cán bộ giảng dạy tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước và học tập để nâng cao trình độ từ các chương tình, dự án, chương trình hợp tác đào tạo trong và ngoài nước theo đúng chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.  Có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi từ nhiều nguồn trong và ngoài nước.  Đánh giá chất lượng giảng viên qua từng năm để có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng, đào tạo lại, sàng lọc đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ.  Kết nối giảng viên liên ngành, liên trường trong nước và nước ngoài trên các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học để tiếp thu kinh nghiệm và phương pháp mới.  Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào cả ba nội dung: nâng cao tri thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội.  Thực hiện việc tạo nguồn giảng viên từ các sinh viên tốt nghiệp giỏi; có chính sách thu hút, ưu đãi cán bộ từ các nguồn khác; có chính sách quan tâm bồi dưỡng, ưu đãi đội ngũ giảng viên hiện có và chủ động xây dựng phát triển đội ngũ kế cận.  Có chính sách giúp đỡ các giảng viên trẻ nhanh chóng trưởng thành. Tạo điều kiện giảng viên trẻ đi học tập, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước. Gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với yêu cầu bồi dưỡng giảng viên.  Đối với cán bộ quản lý và nghiệp vụ  Đối với đội ngũ cán bộ hành chính và cán bộ phục vụ đào tạo đảm bảo đủ về số lượng, đúng tiêu chuẩn và chiếm khoảng 20% trong tổng số cán bộ viên chức nhà trường.  Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hành chính, phục vụ có trình độ chuyên môn được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ công tác được giao và định kỳ được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công tác.  Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ cả về trình độ 27

chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực công tác. Kết hợp cả ba hình thức là vừa đào tạo, đào tạo lại và tự đào tạo.  Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên cả về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.  Đào tạo bồi dưỡng năng lực quản lý, tính chuyên nghiệp và có tầm nhìn chiến lược cho đội ngũ quản lý.  Tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên, nhân viên; lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng bằng cả hai hình thức trong nước và nước ngoài.  Thực hiện việc giao chỉ tiêu, kế hoạch tuyển giảng viên, nhân viên cho các khoa, tổ. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, các khoa, tổ lập kế hoạch chi tiết Trường duyệt và chỉ đạo tuyển chọn đảm bảo số lượng và chất lượng.  Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc bồi dưỡng ngoại ngữ đối với giảng viên. Xây dựng nguồn kinh phí hàng năm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển đội ngũ.  Tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ, đánh giá chất lượng cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiệp vụ.  Đảm bảo thu nhập, chế độ đãi ngộ để cán bộ, viên chức an tâm phục vụ sự nghiệp phát triển nhà trường. 3.4.3.6. Cơ sở vật chất  Phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất của trường đạt tiêu chuẩn chấ t lươ ̣ng.  Rà soát hiện trạng cơ sở vật chất hiện có, qui hoạch phát triển theo hướng tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới cao tầng hiện đại, đảm bảo diện tích trên đầu sinh viên theo tiêu chuẩn Việt Nam.  Phấn đấu xây dựng và phát triển cơ sở vật chất tạo môi trường làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học thuận lợi, hiệu quả, đạt tiêu chuẩn Việt Nam.  Đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô thư viện, các phòng thực hành thí nghiệm, các công trình dịch vụ cho sinh viên, hệ thống công nghệ thông tin; từng bước hiện đại hóa giảng đường, lớp học  Trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị tại các giảng đường, phòng học đáp ứng đào tạo và theo hướng phục vụ đào tạo các chương trình tiên tiến.  Đầu tư lắp đặt hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm đảm bảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của từng ngành đào tạo, đồng thời xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm về các hướng mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến.

28

 Trang bị đầ y đủ máy vi tính phục vụ cho giảng viên và người học, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập và công tác quản lý.  Xây dựng mạng nội bộ và kết nối với internet phục vụ có hiệu quả với tốc độ nhanh đảm bảo cho các hoạt động trong toàn trường  Mua sắm thêm thiết bị phục vụ rèn luyện thể chất và hoạt động văn hóa, văn nghệ.  Tăng cường tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý và nghiên cứu khoa học.  Xây dựng thư viện điện tử, thực hiện liên kết hòa mạng với các trường đại học khác. Có kế hoạch bảo quản, bảo trì cơ sở vật chất theo định kỳ.  Đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở vật chất nhằm điều chỉnh hợp lý trong sử dụng hàng năm. 3.4.3.7. Tài chính  Thường xuyên rà soát lại chi tiêu nội bộ, thay đổi những hạng mục chi không phù hợp. Bổ sung những hạng mục và phân bổ, sử dụng nguồn tài chính hợp lý hơn.  Để cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên Nhà trường cần:  Tận dụng tối đa nguồn thu từ ngân sách, nguồn tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa ho ̣c.  Khai thác triệt để các nguồn từ đào tạo, liên kết đào tạo.  Tạo nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, từ hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp và các dịch vụ tin học, ngoại ngữ, mă ̣t bằ ng cho thuê,…  Xây dựng ổn định, hợp lý nguồn thu học phí có được từ các lớp ngắn hạn, các hợp đồng đào tạo bên ngoài trường, ….  Lập các dự án vay vốn ưu đãi, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tài chính của các chương trình, các tổ chức trong và ngoài nước phục vụ chiến lược phát triển của Nhà trường.  Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả:  Phân bổ kinh phí theo đúng quy định và phù hợp với nhiệm vụ đồng thời phải đáp ứng trọng tâm chiến lược ưu tiên hàng năm của nhà trường.  Chú trọng ưu tiên kinh phí phục vụ đào tạo chất lượng cao và các nhiệm vụ khoa học công nghệ mũi nhọn.  Có chính sách nhằm đảm bảo nguồn thu nhập tăng thêm nhằm thu hút nhân tài, khuyến khích mọi người toàn tâm toàn ý góp sức cho trường.

29

 Công tác quản lý tài chính:  Có cơ chế linh hoạt trong hoạt động thu chi.  Công tác quản lý tài chính phù hợp và đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường.  Tin học hóa triệt để công tác quản lý tài chính, thực hiện công khai các khoản thu chi tài chính hàng năm.  Hướng tới việc tự chủ tài chính, cần chuẩn bị cơ sở và nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu mới.  Đẩy mạnh giao dịch tài chính thông qua ngân hàng phòng tránh rủi ro do giao dịch tiền mặt.  Đánh giá hiệu quả phân bổ, sử dụng kinh phí hàng năm. 3.5. Triể n khai thưc̣ hiêṇ  Sử dụng các nguồn lực, lợi thế, cơ hội và các mối quan hệ của tổ chức, các nhân của nhà trường để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất hoặc dài nhất không quá thời kỳ chiến lược.  Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn để tổ chức thực hiện chiến lược.  Chiến lược này được cụ thể hóa thành chiến lược ở các đơn vi ̣ và được Ban giám hiệu trường phê duyệt.  Hàng năm, các mục tiêu, giải pháp của chiến lược được cụ thể hóa trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường, được phổ biến rộng rãi đến từng đơn vị, cá nhân trong toàn trường.  Toàn trường và mỗi đơn vị phải xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khai thực hiện chiến lược theo từng năm học (chương trình, đề án, dự án, công việc,…) và xác định rõ từng nội dung, thời gian thực hiện (bắt đầ u, kết thúc), các điều kiện, nguồn lực để tổ chức thực hiện chiến lược.  Giao cho Bộ phận chuyên trách do Hiệu trưởng tuyển chọn làm đầu mối, chủ trì, tham mưu thực hiện (xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược).  Tổ chức to ̣a đàm chiế n lươ ̣c phát triể n nhà trường 1 năm 2 lầ n, tiế p thu ý kiế n và hiến kế cho chiến lược phát triển.  Đinh ̣ kỳ đánh giá , tháo gỡ những vướng mắc , khó khăn trong quá trình triển khai thực hiê ̣n chiế n lươ ̣c. 30

3.6. Các nhiệm vụ, công việc được xác định cụ thể trong chiế n lươ ̣c STT

Đơn vị chủ trì

Tên nhiệm vụ, công việc

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Mục tiêu

NGẮN HẠN (từ 6 tháng đến 1 năm) 1

Hội đồng trường

Ban Giám hiệu

2017

Chiến lược, phương hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức

2

Hội đồng khoa học và đào tạo Ban Giám hiệu

2017

Phát triển đội ngũ, mã ngành, định hướng phát triển khoa học công nghệ

3

Mở thêm mã ngành đào tạo thạc sĩ theo nhu cầu

Phòng Đào tạo sau đại học

Từ 2017

Đáp ứng nhu cầu xã hội

4

Mở mã ngành đào tạo tiến sĩ

Phòng Đào tạo sau đại học

2017

Xây dựng thương hiê ̣u và khẳ ng đinh ̣ chấ t lươ ̣ng

5

Cử nhân chất lượng cao

Phòng Đào tạo

2017

Xây dựng thương hiệu và khẳ ng đinh ̣ chấ t lươ ̣ng

6

Mở thêm mã ngành đào tạo đại học theo nhu cầu

Phòng Đào tạo

Từ 2017

Đáp ứng nhu cầu xã hội

7

Kế hoạch đăng tải công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí thuô ̣c danh mu ̣c ISI (theo nhóm ngành)

Phòng Khoa học công nghệ

Từ 2017

Khẳng định nguồn lực, thương hiệu

8

Điều chỉnh quy chế chi tiêu

Phòng Kế hoạch tài

2016 – 2017

Phù hợp với thực trạng và

STT

Tên nhiệm vụ, công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Mục tiêu sự phát triển của trường

nội bộ

chính

9

Chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo sau đại học và vừa làm vừa học

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

2016 – 2017

Cam kết với xã hội chất lượng đào tạo

10

Kiểm định chất lượng trường

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

2017

Theo lộ trình quốc gia, phục vụ phân tầng, xếp hạng đại học và khẳng định chất lượng

11

Lấy ý kiến phản hồi từ người học các lớp trình độ thạc sĩ, vừa làm vừa học

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

Từ 2017

Đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học và nguyện vọng người học.

12

Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiê ̣p

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

2017

Đảm bảo chấ t lươ ̣ng đào tạo

13

Điều chỉnh quy chế tổ chức và Phòng Tổ chức cán bộ hoạt động theo điều lệ trường đại học mới

2017

Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học

14

Kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự

Phòng Tổ chức cán bộ

2017

Ổn định nội bộ

15

Gắ n bảng tên các viên chức

Phòng Thiết bị –

2016

Phục vụ người liên hê ̣ làm

32

STT

Tên nhiệm vụ, công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Mục tiêu

trước phòng làm viê ̣c

Phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c

viê ̣c

16

Triển khai bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin

Trung tâm Công nghệ thông tin

2016

Chuẩn hóa trình độ tin học và đáp ứng nhu cầu xã hội

17

Đào tạo từ xa

Trung tâm Công nghệ thông tin

2017

Đáp ứng nhu cầ u xã hô ̣i

18

Xây dựng website song ngữ

Trung tâm Công nghệ thông tin

2017

Phục vụ xếp hạng, hợp tác quốc tế

19

Tin học hóa văn bản, quy trin ̀ h Trung tâm Công nghệ ra quyế t đinh thông tin ̣

2016

Phục vụ công tác quản lý, trao đổi thông tin

20

Chuẩn tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu

Trung tâm Ngoại ngữ

2017

Chuẩ n hóa trin ̀ h đô ̣ ngoa ̣i ngữ và đáp ứng nhu cầ u xã hô ̣i

21

Tăng cường tài liệu, giáo trình, sách, bài báo

Trung tâm học liệu

Từ 2017

Phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

22

Số hóa tài liệu

Trung tâm học liệu

Từ 2016

Phục vụ tra cứu thông tin, trao đổi thông tin, xếp hạng

23

Quy chế tổ chức và hoạt động Các đơn vị của đơn vị

2017

Chuẩn hóa quy trình làm việc

24

Quy trình làm việc tại các đơn vị

Các đơn vị

2017

Chuẩn hóa quy trình làm việc

33

STT 25

Tên nhiệm vụ, công việc Quy định làm việc giữa các đơn vị

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Mục tiêu

Các đơn vị

2017

Ổn định nội bộ và chuẩn hóa quy trình

Phòng Hợp tác quốc tế

2018

Xây dựng thương hiê ̣u và khẳ ng đinh ̣ chấ t lươ ̣ng

TRUNG HẠN (từ 3 đến 5 năm) 26

Chương trình tiên tiến

27

Kiểm định chất lượng chương Phòng Khảo thí và trình Đảm bảo chất lượng giáo dục

2019

Phục vụ phân tầng, xếp hạng đại học và khẳng định chất lượng

28

Phân tầng xếp hạng (Đảm bảo Phòng Khảo thí và trường Đại học Sài Gòn theo Đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại giáo dục học định hướng ứng dụng)

2020

Xây dựng thương hiệu và khăng đinh ̣ chấ t lươ ̣ng

29

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Phòng Khoa học công nghệ

2018

Khẳng định nguồn lực

30

Hoàn thành khu nhà đường Nguyễn Traĩ

Ban Quản lý dự án

2017 – 2019

Phục vụ đào tạo

31

Hệ thống website toàn trường Trung tâm Công nghệ thông tin

2017 – 2018

Đồng bộ hệ thống, phục vụ xếp hạng

32

Xây dựng phần mềm quản lý theo module

2017 – 2020

Làm chủ công nghệ, đồng bộ quản lý

Trung tâm Công nghệ thông tin 34

STT

Tên nhiệm vụ, công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Mục tiêu

33

Hoàn thiện hiện thống phần mềm quản lý toàn trường

Trung tâm Công nghệ thông tin

2020

Làm chủ công nghệ, đồng bộ quản lý

34

Hoàn thiện hệ thống thông tin Trung tâm Công nghệ toàn trường thông tin

2020

Trao đổi thông tin online

35

Chuẩn quốc gia cho trường Trường Trung học Trung học Thực hành Sài Gòn Thực hành Sài Gòn

2020

Xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng

DÀI HẠN (từ 8 đến 10 năm) 36

Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản

Ban Giám hiệu

2020 – 2022

Định hướng trường đại học nghiên cứu

37

Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học ứng dụng

Ban Giám hiệu

2020 – 2022

Định hướng trường đại học nghiên cứu

38

Chuẩn cơ sở giáo dục đại học quốc gia

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

2022 – 2025

Xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng

39

Xác nhận vị trí của trường trên bảng xếp hạng

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

2020 - 2022

Phục vụ hợp tác quốc tế và hội nhập

40

Kiể m đinh ̣ chấ t lươ ̣ng chương Phòng Khảo thí và trình đào tạo theo chuẩn AUN Đảm bảo chất lượng giáo dục

2020 – 2022

Khẳ ng đinh ̣ chấ t lươ ̣ng, hô ̣i nhâ ̣p khu vực.

35

STT 41

Tên nhiệm vụ, công việc Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin toàn trường

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian 2020 – 2022

Trung tâm Công nghệ thông tin

36

Mục tiêu Phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và ổn định các hoạt động trong toàn trường.

Chien luoc phat trien DHSG 2016 2025.pdf

định số 1784/QĐ ngày 03/09/1976 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 04 năm 2007 căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường. Đại học Sài Gòn ...

2MB Sizes 17 Downloads 219 Views

Recommend Documents

Tiem nang phat trien TCVM_Lac.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

26_Tam li Phat Trien (MN).pdf
Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 26_Tam li Phat Trien (MN).pdf. 26_Tam li Phat Trien (MN).pdf. Open. Extract.

Doc-thu-bo-sach-Phat-trien-tu-duy-Usborne.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Doc-thu-bo-sach-Phat-trien-tu-duy-Usborne.pdf. Doc-thu-bo-sach-Phat-trien-tu-duy-Usborne.pdf.

Chiec luoc nga.pdf
lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao dẹp trong cảnh. ngộ éo le .... dari orang adil atau yang dia .... Displaying Chiec luoc nga.pdf.

PHAT KHAS.pdf
Page 1 of 1. ftrtq6{r,31rs TF st ffi. TN- I. ;t. Group- ([ -50) i\F s. q'0 a. 3{-ffi vw q\-qr a Qrrfl t0 i o" grtrr q0. L @ =to. ffittT. (rw {. fry{q. TfqTq. ReTfr. 1 2 3 '4 5 6 7 8 9 10.

PHAT KHAS.pdf
L. qrfr q-'frq q-qvrq. 772 1.89 qrfi q,'ftq sffi*q. LL tS.qrETe 1-50 'iltfrgr L99 46 730 L,2L Trfr q,,qtq sTeHrq. 270 L.23 qrfr q.{q sTq*q. 777 ' LL,94 trrfr q.fiq qq*q. 733 2 ...

an chien andalou.pdf
Sign in. Loading… Whoops! There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect ...

Toan Phat copper tube Catalogue.pdf
Along with the application of quality management system standard ISO9001: 2008, we also gain some following certifications: ASTM. B280 and ASTM B68 ...

IMC LEADERS 134_Xay dung chien luoc.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. IMC LEADERS ...

Chien Quoc Sach - Gian Chi-NHL.pdf
(Có sửa lỗi và bổ sung). Ngày hoàn thành: 28.10.2013. TVE-4u. Page 3 of 2,052. Chien Quoc Sach - Gian Chi-NHL.pdf. Chien Quoc Sach - Gian Chi-NHL.pdf.

Luyen phat am tieng Anh My - phamloc120893.pdf
Phone/SMS 24/7: 01646191643. 0909308691. GIAO HAØNG Mua saùch vaø löïa choïn tröïc tieáp: Ngaõ ba Xoâ Vieát Ngheä Tænh vaø D5(ñeán thì phone).

blogluyenthi.wordpress.com phat am ed va es.pdf
blogluyenthi.wordpress.com phat am ed va es.pdf. blogluyenthi.wordpress.com phat am ed va es.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

catalogue thinh phat 2-2017.pdf
insulation duct, glass wool...] Trải qua quá trình hình thành và phát triển, với thế. mạnh trong sản xuất và nhập khẩu, cùng đội ngÅ©. quản lí, nhân viên chuyên ...

TB phat the BHYT gia han.pdf
Loading… Whoops! There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu. There was a problem previewing

Duc Phat day nhung gi - Walpola Rahula - What_the_Buddha_Taught ...
Duc Phat day nhung gi - Walpola Rahula - What_the_Buddha_Taught.pdf. Duc Phat day nhung gi - Walpola Rahula - What_the_Buddha_Taught.pdf. Open.

Antitumoral D-homoestra-1, 3, 5 (10)-trien-3-yl 2-substituted sulfamates
Feb 19, 2004 - (10)-trien-3-yl sulfamates of general formula I (I), in Which. R3 means a ..... additional compounds that effectively inhibit tubulin poly. meriZation.

Ping-Yu Huang, Chien-Ming Chen, Nai-Lung Tsao, & David Wible
developed an online corpus-based tool, TechCollo, which is meant for EAP ... Key Words: domain-specific collocations, domain-specific corpora, online learning tool ...... In Proceedings of the 20th International Conference on Computational.

Ping-Yu Huang, Chien-Ming Chen, Nai-Lung Tsao, & David Wible
developed an online corpus-based tool, TechCollo, which is meant for EAP ... general to be addressed to medical students. ..... for medical school students).

pdf-1840\poetry-of-tao-chien-oxford-library-of-east-asian ...
Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. pdf-1840\poetry-of-tao-chien-oxford-library-of-east-asian-literature-by-tao-chien.pdf.

Ban co the dam phat bat cu dieu - Herb Cohen.pdf
There was a problem loading more pages. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Ban co the dam phat bat cu dieu - Herb Cohen.pdf

Nghi-Ve-Truyen-Thong-Phat-Giao-Hoa-Dam-Volume ...
Sign in. Page. 1. /. 3. Loading… ... cuoc doi ma dao dien chinh la tam thuc con nguoi Tam thuc ay co khi thien va cung co luc ac Nhung ky that cai tam chu nhan. ong tam ... Tac Gia Nhieu PDF eBooks in order for you personally to only get PDF ...

2016-2016 - Preliminary Report, AAIS Case AIFN-0008-2016 - A6 ...
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Main menu.

organomenes-krouazieres-2016-2016.pdf
Το νέο πλοίο της. Royal Caribbean International θα εγκαινιάστηκε-. τον Απρίλιο του 2016. Γενικές Σημειώσεις: • Για την επιβεβαίωση της κράτησης απαιτείτα