TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ THƯ VIỆN

HỘI THẢO THƯ VIỆN TOÀN QUỐC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG (Tháng 6 – 2016)

Huế, ngày 03 tháng 06 năm 2016

LỜI NÓI ĐẦU Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong Văn kiện đại hội XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Cốt lõi của sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp, nâng cao khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức của mọi người. Muốn dạy tốt, học tốt và nghiên cứu đạt chất lượng phải có sự thay đổi mang tính hệ thống. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBGD, đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo, xây dựng các thư viện trở thành “ giảng dường thứ hai” cung là yêu cẩu quan trọng được đặt ra. Một giải pháp quan trọng được nêu trong dự thảo, đó là: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trên cơ sở xác định đúng, trúng mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo, công khai mục tiêu, chuẩn “đầu vào”, “đầu ra” của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo, thì việc tiếp theo là đổi mới chương trình khung các môn học và nội dung của nó theo hướng phát triển mạnh năng lực và phẩm chất người học, bảo đảm hài hòa đức, trí, thể, mỹ; thực hiện tốt phương châm mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề). Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Để thực hiện đối mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, việc đảm bảo thông tin và tri thức cho người dạy và người học trong các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả ĐH, CĐ) có một ý nghĩa quan trọng. Điều này càng trở nên thiết yếu hơn khi giáo dục đại học Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Trong những năm qua các Trung tâm TT-TV, Trung tâm học liệu, thư viện (gọi chung là thư viện) của các trường ĐH, CĐ đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, CĐ. Nhiều thư viện đã chuyển mình từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để phát huy vai trò của thư viện là nơi cung cấp thông tin, tri thức, học liệu dưới dạng in và dạng số cho CBGD, SV, HV ở mọi nơi, mọi lúc, không hạn chế về không gian và thời gian. Mục đích của hội thảo này nhằm xác định những các cơ hội, thách thức và những yêu cầu thực tế đang đặt ra với các thư viện đại học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn từ các thư viện đã được đầu tư bài bản, có hiệu quả trong tiến trình xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, gặp gỡ các đối tác để hổ trợ, tư vấn các giải pháp công nghệ

để xây dựng thư viện theo hướng hiện đại, có đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ quốc tế… Từ đó, xây dựng được những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ĐH, CĐ trong những năm sắp đến. Thông qua hội thảo, hy vọng các đại biểu sẽ có những tham luận, thảo luận, trao đổi sôi nổi, nhiệt tình. Hội thảo cũng mở ra cơ hội giới thiệu, tiếp cận với một số công nghệ, giải pháp có hiệu quả và phù hợp với khr năng tài chính, hạ tầng kỹ thuật của các thư viện ĐH, CĐ. Hội thảo được tổ chức vào ngày 3, 4 tháng 5 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, là một trong những hoạt động chào mừng ngày thành lập trường. BTC Hội thảo trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và chia sẻ khó khăn trong việc hỗ trợ BTC hội thảo từ các đơn vị, phòng ban trong nhà trường. BTC Hội thảo đã nhận được hỗ trợ tích cực và trân trọng cảm ơn các đối tác đã tài trợ để tổ chức thành công hội thảo này. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự tích cực cộng tác của các Công ty CP Thông tin và Công nghệ số - IDT Hà Nội; Công ty CP Phần mềm Quản lý Hiện Đại Hà Nội; Công ty Cổ phần Tích hợp và Tư vấn công nghệ D&L Hà Nội; Công ty VDOC – Tp Hồ Chí Minh, Công ty CIDIMEX; Công ty Ebook - Nhà xuất bản Trẻ - Tp Hồ Chí Minh; Sách Web -NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh… và các đơn vị khác. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp! Chúc các đối tác phát triển bền vững trong sự nghiệp của mình! Chúc các thư viện ĐH, CĐ luôn gắn kết chặt chẽ với nhau và mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng tin thư viện! Chúc nhà trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế gặt hái được nhiều thắng lợi với chiến lược phát triển của mình! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

PHẦN I CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƯ VIỆN

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. QUAN ĐIỂM “THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” ĐỐI VỚI THƯ VIỆN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG VIỆT NAM. Từ 3-5/11/1997, tôi tham dự “Hội thảo về tài nguyên thông tin thư viện đại học cho vốn tri thức Đông Nam Á – Colloquium on Academic Library Information Resources for Southeast Asian Scholarship” tại Thư viện ĐH Malaya, Malaysia. Trong phần kết luận, Hội thảo đã đúc kết một ý tưởng mang tính đột phá: “Nhờ gắn liền với công nghệ thông tin mà thư viện thế giới nói chung và thư viện đại học nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng thấy”. Cũng đã có một đúc kết tương tự như vậy tại cuộc Hội thảo “Quản lý thư viện đại học trong tương lai – The Future of the Academic Library Management” của Hội đồng Anh tại ĐH East Anglia, Norwich, Anh Quốc từ 22-24/3/1998. Có ba đại biểu Việt Nam tham dự là TS. Mai Hà từ Hà Nội, ThS. Diệp Kim Chi từ Cần Thơ và tôi từ TP. HCM. Sau đó tại cuộc Hội thảo "Tăng cường các dịch vụ thông tin thư viện thông qua sự hợp tác toàn cầu của OCLC" của Câu lạc bộ Thư viện tại Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên vào ngày 24/01/2002, Ông Andrew H. Wang, Giám đốc điều hành OCLC (Online Computer Library Center) khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã nói: "Hoạt động thư viện là luôn hướng về phía trước, WEB là công nghệ hiện nay và phía trước của ngành thông tin - thư viện". nhằm nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của Công nghệ Thông tin (CNTT) đối với hoạt động Thông tin – Thư viện (TT-TV). Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cố gắng, tại thời điểm đó trong công việc điều hành Câu lạc bộ Thư viện và về sau là Liên hiệp Thư viện Đại học Phía Nam (FESAL), chúng tôi không thể chia sẻ ý tưởng quá mới mẻ này với đại đa số đồng nghiệp trong nước. Trong khi đó thật là thú vị khi trao đổi ý tưởng này với Cô Gaynor Mumphur, vị giám đốc Hồi đồng Anh đầu tiên tại TP. HCM. Cô Mumphur cho tôi biết rằng, trong mùa hè 1996, Hội đồng Anh Hà Nội đã tổ chức hai khóa tập huấn “Phát triển chương trình giảng dạy quản lý thông tin tại Việt Nam” do bà Margaret K. Willis, Trưởng Khoa Thông tin học của Trường Quản lý Thông tin thuộc Trường ĐH Tin học thuộc ĐH Brighton giảng dạy tại Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia ở Hà Nội và Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ TP. HCM. Theo cô Mumphur, hai khóa học đó dường như không đạt được kết quả mong muốn vì đối với đồng nghiệp Việt Nam lúc đó là quá mới mẻ khi đưa nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý TT-TV và nhất là ý tưởng giảng dạy TT-TV trong môi trường CNTT. Tôi đã gợi ý với cô Mumphur và đề nghị Hội đồng Anh nên tổ chức một đoàn chuyên viên TT-TV Việt Nam tham quan tận mắt những cơ sở đào tạo TT-TV trong môi trường CNTT ở Vương quốc Anh. Tháng 3/1998, Hội đồng Anh đã tổ chức một đoàn du khảo (study tour) gồm có 8 chuyên viên: Tạ Bá Hưng, Nguyễn Sĩ Lộc, Cao Minh Kiểm (TT Thông tin KH-CN 1

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Quốc gia), Trần Thị Minh Nguyệt (ĐH Văn hóa Hà Nội), Trần Thị Thu Thủy, Lương Mai Em (TT Thông tin KH-CN TP. HCM.), Phạm Thị Minh Tâm (ĐH Văn hóa TP. HCM), và tôi (ĐH Khoa học Tự Nhiên TP. HCM). Chương trình du khảo từ 12/3 đến 21/3/1998. Theo Hội đồng Anh, chuyến du khảo này là tiếp nối chương trình tập huấn “Phát triển chương trình giảng dạy quản lý thông tin tại Việt Nam” năm 1996, cho nên chủ yếu là chúng tôi được tập huấn và hướng dẫn đi tham quan ba cơ sở đào tạo TT-TV trong môi trường CNTT. Đó là các Trường Quản lý Thông tin (School of Information Management) trực thuộc các Trường ĐH Tin học (Faculty of Computer Science) của ĐH Brighton, ĐH University College London ở thủ đô Luân Đôn và ĐH Queen Margaret ở thành phố Edinburgh, Scotland. Ngoài nước Anh, năm 2002, anh Hà Lê Hùng, Giám đốc Trung tâm học liệu ĐH Đà Nẵng và tôi đã chủ động đến tham quan ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore để tìm hiểu kỹ chương trình giảng dạy TT-TV của Khoa Thông tin học (Information Studies) thuộc Trường Truyền thông và Thông tin (School of Communication and Information). Năm 2006, đoàn lãnh đạo ĐHQG TP. HCM và tôi viếng thăm ĐH Victoria ở thủ đô Wellington của New Zealand và đã tìm hiểu việc giảng dạy TT-TV trong Trường Thương mại điện từ (School of e-Business) thuộc đại học này. Như thế qua thực tế, chúng ta có thể nhận định rõ rằng Thư viện gắn liền với CNTT là điều tất yếu. Chính điều này đã làm thay đổi bộ mặt thư viện đáng kể. Trong đó việc giảng dạy TT-TV trong môi trường CNTT là nổi bật nhất và đối với Thư viện thế giới đây cũng là điều kiện tiên quyết để thay đổi bộ mặt hoạt động TT-TV trong hơn một thập niên của thế kỷ này. Giới chuyên môn đã khẳng định rằng “Đã có một cuộc cách mạng trong chương trình đào tạo ngành TT-TV”. Từ ngành học mang tính học thuật (academic) và nghiên cứu (study) đã trở thành ngành học mang tính công nghệ (technology) và chuyên nghiệp (professional). Cụ thể ở Hoa Kỳ từ cuối thập niên 1970, bằng Thạc sĩ của ngành này đã đổi từ MA (Master of Arts) of Librarianship tức là Thạc sĩ giáo khoa Thư viện học thành MS (Master of Science) of Library and Information Science tức là Thạc sĩ khoa học Khoa học Thông tin học và Thư viện. Tôi xin nhắc lại ý tưởng mang tính đột phá ở trên: “Nhờ gắn liền với công nghệ thông tin mà thư viện thế giới nói chung và thư viện đại học nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng thấy”. Có nghĩa rằng cả Thư viện thế giới đang chạy với tốc độ phát triển của CNTT thì Thư viện Việt Nam cứ nhẫn nha “Từng bước phát triển”. Trong bối cảnh đó, tháng 8 năm 2011 Dự thảo Luật Thư viện ra đời với sự thông qua của toàn thể Thư viện phía Bắc. Tuy nhiên đã gặp sự chống đối của Thư viện đại học Phía Nam tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Thư viện” do Vụ Thư viện tổ chức tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM vào ngày 31/8/2011. Và cao điểm vào ngày 9/3/2012, tại Hội nghị “Lấy ý kiến chuyên gia về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về thư viện phục vụ thẩm tra Luật Thư viện” được tổ chức tại Văn 2

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

phòng Quốc hội, tôi đã trình bày bài tham luận “Khoa học thông tin và thư viện” dài hơn 1 tiếng đồng hồ để chứng minh cho mọi người thấy rằng “Chúng ta cần có Luật Thư viện, nhưng tại thời điểm này, Thư viện Việt Nam còn quá khác biệt với cộng đồng thế giới; ngay trong nước chưa có sự đồng nhất; quan điểm về loại hình thư viện hoàn toàn xa với thực tế phát triển thư viện; việc đào tạo chưa đổi mới. Tóm lại Luật chưa nên ra trong thời điểm này”. Luật Thư viện chưa ra. TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA VIỆC “THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” ĐỐI VỚI THƯ VIỆN THẾ GIỚI Việc đánh giá “Sự phát triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với cộng đồng thư viện thế giới trong việc nhanh chóng phát triển ngành TT-TV. Từ đó, rất nhiều đổi mới trong ngành TT-TV được thực hiện, mà đổi mới cơ bản nhất là chương trình đào tạo. Hầu hết những cơ sở đào tạo ngành TT-TV đều được chuyển sang giảng dạy trong môi trường CNTT hay kỹ thuật. Chẳng hạn như những cơ sở đào tạo TT-TV của Vương quốc Anh, Singapore, hay New Zealand đã được đề cập ở trên. Ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác thì người ta tích cực đưa CNTT vào giảng dạy trong trường TT-TV. Nói chung chương trình đào tạo ngành TT-TV phải đặt nặng CNTT nhằm đào tạo đội ngũ chuyên viên thư viện am hiểu CNTT để đảm đương vai trò “Đứng giữa lãnh đạo và nhà thầu” trong công việc hiện đại hóa thư viện. Ngoài ra có những thay đổi cơ bản khác: 1. Ngành “Thông tin học” ra đời là song hành với “Thư viện học” và được xem như hai ngành riêng biệt. Có khi thì người ta cho rằng “Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”. Thế nhưng từ khi Thư viện được xem như gắn liền với CNTT thì một phần của Thông tin học đã gắn liền Thư viện học. Từ giữa thập niên 1970 một ngành học mới ra đời: “Khoa học Thông tin và Thư viện – Library and Information Science”. Mà người ta hay nói gọn là ngành Thông tin-Thư viện. 2. Nhờ ứng dụng thành tựu của CNTT và sự phát triển tột bậc Mạng Internet, các Mạng Công cụ Thư tịch (Bibliographic Utilities) đã nhanh chóng phát triển giúp cho nghiệp vụ thư viện hay Công tác kỹ thuật (Technical Services) có thể chia sẻ với nhau giữa tất cả các thư viện trên thế giới một cách dễ dàng, như Mạng OCLC chẳng hạn. Khung phân loại LCC (Library of Congress Classification) ra đời và đang rất thịnh hành cũng là một minh chứng cho việc dễ dàng chia sẻ này. Từ đó ngành TT-TV thế giới đã có một thay đổi quan trọng là: Trước đây đối với Thư viện truyền thống thì người ta xem Nghiệp vụ Thư viện có mức độ quan trọng là 80% so với Công tác bạn đọc (Public Services) là 20%; ngày nay thì hoàn toàn ngược lại Dịch vụ Thông tin (Information Services) là 80% so với Công tác kỹ thuật là 20%. Ngày nay trong các thư viện trên thế giới, Dịch vụ Thông tin với công việc nổi bật là Dịch vụ Tham khảo (Reference Services) với việc ứng dụng công nghệ mới mà chủ yếu là thành tựu của CNTT và viễn thông, mà người ta thường hay gọi chung là ITT (Information Technology-Telecommunication) để đáp ứng nhu cầu thông tin cho 3

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

người sử dụng đã là công việc hàng đầu trong tất cả công việc thư viện. Phòng Tham khảo (Reference Department) trở thành bộ mặt của một thư viện; người ta đánh giá thư viện qua hoạt động của phòng chức năng này. GS Robert Stueart đã phát biểu tại Trung tâm Thông tin KH-CN Quốc gia ở Hà nội vào năm 1994 rằng “Giá trị của thư viện không ở chỗ thư viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin mà ở chỗ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin một cách có hiệu quả như thế nào cho người sử dụng thông qua công nghệ mới”. Một số thư viện trên thế giới đã đặt câu khẩu hiệu như sau tại Phòng Tham khảo của thư viện mình: “Phòng Tham khảo là nơi sử dụng công nghệ để chuyển câu hỏi thành câu trả lời”. 3. Nhờ tư duy về việc chuẩn hóa cao độ cũng như ứng dụng những công cụ chuẩn hóa bao gồm Chuẩn thư tịch (Bibliographic Standards) của Thư viện và Chuẩn kỹ thuật (Technical Standards) của CNTT, các thư viện trên thế giới luôn luôn có khuynh hướng liên thông và thực sự đã kết hợp rộng rãi với nhau qua những hình thức Liên hiệp Thư viện (Consortium) và Hệ thống Thư viện (Library System). Hay nói một cách khác: Ngày nay nói đến thư viện là nói đến sự liên kết thư viện. Thuật ngữ Thư viện luôn luôn ở dạng số nhiều: Libraries. 4. Hình ảnh rõ nét nhất trong việc Thư viện gắn liền với CNTT là việc xây dựng Thư viện số (Digital Library). Tại giai đoạn này đã có một phát biểu rất hay của Art Rynno (2004) rằng: “Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển thư viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động TT-TV, trong khi phần mềm nguồn mở trở thành một hiện tượng toàn cầu. Giống như nhiên liệu và động cơ trong kỹ thuật, nguồn mở và thư viện số là hai yếu tố không thể tách rời”. Đó là lý do ngày nay việc xây dựng Thư viện số (Digital Library) là cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người. TỪ VIỆC MƠ HỒ “THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” ĐÃ ĐƯA ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN CHO THƯ VIỆN VIỆT NAM Những khó khăn cơ bản như sau: 1. Chậm đổi mới: Theo nhà thư viện học người Nga danh tiếng V.V. Xcvortxov, trong giáo trình “Thư viện học đại cương” được giảng dạy tại Nga, thì nền Thư viện học thế giới được chia thành 5 giai đoạn. Theo đó, ở giai đoạn (4) bước sang giữa thế kỷ XX đã hình thành một sự phân đôi giữa Thư viện học Xã hội chủ nghĩa và Thư viện học Tư bản chủ nghĩa; đến nay (thế kỷ XXI) là giai đoạn hợp nhất (5) – Giai đoạn của sự phát triển thư viện như một môn khoa học thống nhất gắn liền với công nghệ thông tin. Ngành TT-TV Việt Nam đã từng phát triển theo hướng Thư viện Xã hội chủ nghĩa, cụ thể là theo Liên Xô cũ, thì trong giai đoạn hợp nhất hiện nay gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nhận thức về sự chuẩn hóa và đổi mới nghiệp vụ. Do đó chậm phát triển. Bản thân ngành TT-TV Nga đã nhanh chóng thay đổi và hội nhập với cộng đồng thư viện thế giới. 4

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Cộng đồng thế giới ngày nay đang phát triển theo khuynh hướng toàn cầu hóa. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là mở cửa. Nếu chúng ta không hội nhập thì chúng ta sẽ bị đào thải hoặc chậm phát triển. Khoa học kỹ thuật và những ngành tác động trực tiếp đến đời sống xã hội như Ngân hàng, Kinh tế, Kiểm toán , vv… thì chúng ta thấy ngay sự cần thiết của chuẩn hóa. Ngành TT-TV ít được quan tâm và bản thân những người trong ngành, thậm chí đầu ngành không nhận thức sâu sắc rằng “Sự phát triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT”, mà chỉ xem CNTT như là một ứng dụng bình thường như những ngành nghề khác. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tâm lý khác tác động đến việc nhận thức về chuẩn hóa dẫn đến việc chậm đổi mới như hiện nay. Ai cũng biết rằng “Đổi mới là khó khăn” nhưng đặc biệt trong ngành TT-TV “Đổi mới là chìa khóa đi vào tương lai” (Lesli Burger, 2006). 2. Thiếu nguồn nhân lực quản lý thư viện số: Khó khăn ở trên là nguyên nhân dẫn đến khó khăn thứ hai này . Vì chương trình đào tạo ngành TT-TV hiện nay thiếu cập nhật và hệ lụy là Chương trình đào tạo này chưa đáp ứng được những nhu cầu trong một xã hội đang thay đổi từng ngày. Chúng ta có nhiều cơ sở đào tạo, nhưng vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực để quản lý thư viện số nói riêng và để đáp ứng nhu cầu phát triển thư viện theo hướng chuẩn hóa–hội nhập nói chung. 3. Phát triển thiếu đồng bộ và lãng phí: Rõ ràng khó khăn thứ nhất và khó khăn thứ hai đã đưa đến khó khăn trực tiếp trong việc tin học hóa, hiện đại hóa thư viện Việt Nam hiện nay:  Đại bộ phận thư viện chưa có điều kiện tin học hóa thì vẫn loay hoay với những giá trị cũ (Mục lục phân loại, Phân loại 19 dãy, vv…). Đúng ra thì nên thay đổi những chuẩn thư tịch theo hướng chuẩn hóa-hội nhập với những chuẩn quốc tế để chuẩn bị cho việc tự động hóa với những chuẩn đó.  Một số thư viện có điều kiện tin học hóa và hiện đại hóa, trong số đó có những thư viện lớn, tiêu tốn rất nhiều tiền trong những dự án hiện đại hóa thư viện. Những thư viện này hoàn toàn giao phó mọi công việc cho nhà thầu và chuyên viên CNTT. Mỗi thư viện làm một kiểu khác nhau. Không hề có ý kiến của chuyên viên thư viện về chuẩn nghiệp vụ thư viện (Thực ra chuyên viên thư viện không biết phải làm gì!). Tình trạng này là phổ biến. Các thư viện này chủ yếu là mua sắm những thiết bị hiện đại, đắt tiền rồi “trùm mền”. Rõ ràng việc làm này chỉ có lợi cho nhà thầu và những người có liên quan đến dự án hơn là làm lợi cho chính những thư viện đó và nhất là sự phát triển ngành TT-TV nước nhà.

5

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

KẾT LUẬN Tự động hóa thư viện, Tin học hóa, và Hiện đại hóa là bắt nguồn từ một Thư viện đã được:  Chuẩn hóa (để dễ dàng ứng dụng CNTT và công nghệ mới đúng Chuẩn thư tịch Thư viện một cách đồng nhất);  Hội nhập (để dễ dàng liên thông trên phạm vi toàn cầu). Muốn thực hiện được điều đó phải có một đội ngũ chuyên viên thư viện được đào tạo Nghiệp vụ thư viện đúng tiêu chuẩn và Kỹ năng CNTT cơ bản với một Chương trình đào tạo theo tư tưởng chỉ đạo “Thư viện gắn liền với CNTT”. Chỉ có như vậy thì đội ngũ chuyên viên thư viện này mới phát huy đúng chức năng của mình là người quyết định phương thức và giải pháp Tự động hóa thư viện, Tin học hóa, và Hiện đại hóa chứ không phải chuyên viên CNTT. Cả thế giới đã và đang làm như thế. Thư viện thế giới đã hoạt động đồng nhất với tinh thần hội nhập cao độ. Những sản phẩm công nghệ hỗ trợ thư viện như Phần mềm quản lý thư viện chẳng hạn chỉ có giá trị khi có sự thông qua của chuyên gia thư viện như Hội Thư viện Quốc gia hay Hiệp hội Thư viện Quốc tế. Ở nước ta, chúng ta hoàn toàn thông cảm cho sinh viên TT-TV cũng như đội ngũ chuyên viên TT-TV về việc họ e ngại CNTT. Từ đó tạo nên một nghịch lý: Đất nước còn nghèo, ngành TT-TV còn lạc hậu, nhưng đã lãng phí tiền của một cách đáng kể cho việc ứng dụng tin học và công nghệ mới. Ngày càng có nhiều thư viện chi tiền vô tội vạ cho những dự án gọi là nâng cấp thư viện, tin học hóa, hiện đại hóa, thư viện số vv… một cách thiếu đồng bộ. Mỗi thư viện làm theo sự tư vấn thậm chí chỉ đạo của mỗi nhà thầu CNTT khác nhau. Đúng là hiện đại về mặt công nghệ nhưng thiếu vắng về nghiệp vụ thư viện. Những thư viện đó tự cho mình là hiện đại và hay, hiện đại hơn và hay hơn thư viện khác, thậm chí hiện đại nhất Việt Nam. Thế thì mỗi cái hiện đại đó giúp ích gì cho sự phát triển của Thư viện Việt Nam; đó là chúng ta chưa nhắc đến có nhiều thư viện trong ngành giáo dục chưa bao giờ sở hữu cho mình một cái máy tính! Bao giờ tất cả mọi người đều thấm nhuần tư duy “Thư viện gắn liền với CNTT” đặc biệt là trong giới “cầm cân nảy mực” để có đổi mới sâu sắc trong vấn đề đào tạo ngành TT-TV, khi đó bộ mặt Thư viện Việt Nam mới thực sự thay đổi theo hướng hội nhập với cộng đồng thế giới. Chừng đó ta lại mơ ước Luật Thư viện sẽ ra đời.

6

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN MINH HIỆP. Cơ sở khoa học thông tin và thư viện. – TP. HCM : Giáo dục, 2008. 2. REITZ, Joan M. Dictionary for Llibrary and Information Science. – Westport, Connecticut: Libraries Unlimited, 2004. 3. RUBIN, Richard E. Foundations of Library and Information Science.. – 3rd edition. – New York: Neal – Schuman Publishers, Inc., 2010. 4. RHINO, Art. Using Open Source Systems for Digital Libraries.-Westport, Connecticut: Libraries Unlimited, 2004. 5. Thư viện và nghề thư viện / Nguyễn Minh Hiệp chủ biên.- TP. HCM.: Thông tinVăn hóa, 2013. 6. XCVORTXOV, V.V. Thư viện học đại cương: Phần 1: Những cơ sở lý thuyết của Thư viện học / Nguyễn Thị Thư dịch.- Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2004.

7

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM TỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN BÙI THỊ THANH DIỆU Trường Đại học Khánh Hoà Tóm tắt: Công nghiệp nội dung số là ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối và ấn hành các sản phẩm nội dung dưới dạng số và truyền tải nó trong môi trường điện tử. Công nghiệp nội dung số phát triển mạnh đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động thông tin - thư viện. Bài viết trình bày hiện trạng, cơ hội và những thách thức của ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. Đồng thời cũng điểm qua những tác động của công nghiệp nội dung số tới sự phát triển của hoạt động thông tin – thư viện.

Vào những năm 50 người ta nhận thấy sự phát triển không ngừng của một số lĩnh vực phi nông nghiệp, phi công nghiệp ở một số nền kinh tế tiên tiến. Những khu vực đó được xem là hạt nhân của nền kinh tế mới đang nổi lên, trong đó thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò chủ đạo, trở thành tín hiệu điều khiển nền kinh tế. Sự gia tăng của các hoạt động thông tin và công nghệ thông tin đã tạo tiền để cho ngành công nghiệp nội dung số ra đời và nó dần trở thành thước đo để đánh giá sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Ở Việt Nam, sự xuất hiện của ngành công nghiệp nội dung số đã đem đến những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt công nghiệp nội dung số đã làm thay đổi diện mạo và hoạt động của các tổ chức, cơ quan Thông tin – Thư viện trên toàn quốc. 1. Thực trạng và cơ hội phát triển công nghiệp nội dung số ở Việt Nam 1.1. Thực trạng ngành công nghiệp nội dung số Công nghiệp nội dung số xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 nhưng chỉ mới phát triển vào những năm gần đây với các loại hình dịch vụ giáo dục trực tuyến, game online, trò chơi tương tác trên truyền hình, trên điện thoại di động… Lĩnh vực công nghiệp nội dung số hiện nay đang được định hướng phát triển tập trung vào nhóm vấn đề liên quan đến: Phát triển nội dung số cho Internet (cổng thông tin điện tử, dịch vụ email, dịch vụ tìm kiếm trên internet…); Phát triển nội dung số cho mạng điện thoại di động; Giáo dục điện tử trực tuyến elearning (đào tạo trực tuyến, tư vấn, tra cứu thông tin qua mạng, cung cấp chương trình học tập, giáo trình, bài giảng, thí nghiệm ảo…); Trò chơi điện tử; Cơ sở dữ liệu (văn bản pháp quy, số liệu thống kê, dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu doanh nghiệp…) và những nội dung số phục vụ giải trí (truyền hình kỹ thuật số, sản phẩm đa phương tiện số…). Thị trường nội dung số nước ta gần đây rất sôi động, nội dung số được Việt hoá như quảng cáo, trò chơi, tin tức, âm nhạc, phim ảnh… xuất hiện ngày càng nhiều. Sự bùng nổ nội dung số trên điện thoại di động buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải chạy đua về công nghệ, hướng tới cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ về điện thoại, truyền hình, truyền dữ liệu… trong môi trường không dây và phát triển mạnh dịch vụ liên kết giữa điện thoại di động với 8

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

internet. Xu hướng liên mạng phát triển trong tương lai sẽ tạo ra khả năng truy cập vào các mạng ở mọi nơi, mọi lúc. Cho đến nay công nghiệp nội dung số vẫn là lĩnh vực giữ được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Ước tính năm 2012, công nghiệp nội dung số đạt doanh thu 1,3 tỷ USD (tăng trưởng khoảng 12%). Ba doanh nghiệp chủ lực là VNG, VTC online và FPT online. Việt Nam trở thành thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á và trở thành 1 trong 10 thị trường game online có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong năm 2012 doanh thu của game online đạt 5000 tỷ VNĐ tăng khoảng 20% so với năm 2011 (Số liệu của công ty GameK). Thị trường xuất khẩu nội dung game online chủ đạo là Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Mỹ la tinh và một số nước châu Âu. 1.2. Cơ hội phát triển công nghiệp nội dung số Đón nhận xu thế toàn cầu hoá và xu hướng phát triển các tập đoàn viễn thông đa quốc gia trong lĩnh vực nội dung số, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chương trình, dự án ưu tiên phát triển ngành công nghiệp thông tin, trong đó công nghiệp nội dung số được xem là mũi nhọn phát triển. Nghị định 108/2006/NĐCP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật đầu tư đã đưa “sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số” vào danh mục lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư. Tháng 5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 56/2007/QĐTTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010. Theo đó, công nghiệp nội dung số được coi là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông tin và kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh, Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ phát triển công nghiệp này thành một ngành kinh tế trọng điểm. Nhà nước dành một phần ngân sách đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông hiện đại, hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường thuận lợi, có chính sách đặc biệt ưu đãi đối với một số sản phẩm trọng điểm và khuyến khách phát triển thị trường nội dung thông tin số. Cụ thể hoá mục tiêu phát triển, Nghị quyết 56 chỉ ra: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công nghiệp nội dung số phải đạt từ 30-40%, đạt tổng doanh thu 400 triệu USD/năm; Xây dựng từ 10 – 20 doanh nghiệp nội dung số mạnh, có trên 500 lao động chuyên nghiệp; Làm chủ các công nghệ nền tảng, sản xuất được một số sản phẩm trọng điểm có khả năng cạnh tranh trong công nghiệp nội dung số; Hình thành hệ thống thư viện số trực tuyến; Xây dựng một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Cung cấp hiệu quả các dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh và đào tạo từ xa. Nhằm phát triển thị trường, chương trình công nghiệp nội dung số đã đưa ra giải pháp kích cầu, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu hướng vào thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, nâng cao nhận thức và văn hoá sử dụng internet, sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; tăng cường quản lý để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ… Để đảm bảo cho sự phát triển của từng lĩnh vực, chương trình phát triển công nghiệp số của nhà nước có giải pháp huy động nguồn lực và thu hút đầu tư; phát triển hạ tầng truyền 9

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

thông, internet; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh và sở hữu trí tuệ. Cùng với những giải pháp thực hiện, về chính sách, chương trình hướng vào việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và tăng cường hiệu lực của các bộ luật có liên quan như: Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Luật sở hữu trí tuệ, đơn giản hoá thủ tục quản lý internet; tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng trong giao dịch, thanh toán, chứng thực điện tử; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; ban hành các quy định cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ bí mật kinh doanh và quyền riêng tư khác của người tham gia giao dịch điện tử. Nguồn kinh phí thức hiện các dự án của công nghiệp nội dung số được huy động từ ngân sách trung ương 40%; 30% từ ngân sách địa phương và số còn lại được huy động từ sự đóng góp của các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực nội dung số đang từng bước được chú ý đào tạo và nâng cao tay nghề. Tận dụng thị trường lao động dồi dào, trẻ, khoẻ, có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh. Đây là những yếu tố tạo nên tiềm lực cho ngành công nghiệp non trẻ này phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong thời gian tới. 2. Thách thức đối với sự phát triển ngành công nghiệp nội dung số 2.1. Hạn chế về thị trường và sản phẩm – dịch vụ Dù là nằm trong khu vực phát triển năng động nhất ở Đông Nam Á song việc phát triển công nghiệp nội dung số vẫn không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Bên cạnh đó hệ thống sản phẩm và dịch vụ nội dung số của nước ta còn quá khiêm tốn, không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nội dung số của thị trường nước ngoài. Chính hạn chế này đã đưa đến những khó khăn khi đưa các sản phẩm nội dung số ra ngoài thị trường thế giới và ngay ở thị trường trong nước, các sản phẩm, dịch vụ thông tin số cũng khó đứng vững trước sự đa dạng và phong phú về loại hình và chất lượng của các nước khác. Như vậy vấn đề giảm sức cạnh tranh trên thị trường đã làm cho hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp nội dung không đạt được kết quả như mong đợi. 2.2. Hạn chế về nguồn nhân lực Tuy đã có một đội ngũ khoảng trên 10 ngàn người tham gia vào lĩnh vực công nghiệp nội dung số nhưng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp số hiện nay rất lớn và cấp bách, vượt quá khả năng đáp ứng của thị trường. Bên cạnh đó còn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa nội dung đào tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các trường chưa có nhiều khoá học, môn học chuyên sâu về công nghệ nội dung số. Thiếu các chuyên viên, kỹ sư có trình độ về đa phương tiện số. Thiếu đội ngũ nhân lực vừa am hiểu nghệ thuật vừa am hiểu công nghệ. Chưa có nhiều các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng về công nghiệp nội dung số. Nhìn chung đội ngũ phát triển nội dung còn mỏng và yếu, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển của ngành. 2.3. Hạn chế về viễn thông và đường truyền Dung lượng và giá đường truyền Internet còn hạn chế. Hạ tầng băng rộng chưa phát triển đủ mạnh. Giá thuê kênh truyền vẫn cao so với khu vực và quốc tế. Dung lượng và chất lượng đường truyền còn nhiều vấn đề. Các dịch vụ thông tin di động 3G, 10

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

4G đã triển khai nhưng phát triển còn chậm. Dịch vụ truyền dữ liệu trên mạng di động chưa được phổ biến do giá truy cập còn cao. 2.4. Môi trường pháp lý còn thiếu Môi trường pháp lý cho công nghiệp nội dung số còn rất thiếu. Nhà nước cần nhận diện rõ ngành công nghiệp này để có văn bản quản lý, hỗ trợ phù hợp. Nhà nước đã có một số văn bản về quản lý phát hành các trang thông tin điện tử, nội dung điện tử, tuy nhiên chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập. Thông tư liên bộ về game online chưa đầy đủ. Bên cạnh đó môi trường pháp lý về sở hữu trí tuệ còn nhiều vấn đề như: Thiếu các văn bản dưới luật để quy định rõ các trường hợp vi phạm; Thiếu các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ; Thiếu các chế tài xử phạt; Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao. 2.5. Nguồn kinh phí và thu hút đầu tư nước ngoài Nguồn kinh phí dành riêng cho việc phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở nước ta còn thiếu, không đủ để triển khai tất cả những hạng mục nội dung quan trọng của ngành công nghiệp thông tin mũi nhọn này. Mặc dù đã tham gia nhiều tổ chức, liên hiệp quốc tế như: WTO, World Bank… nhưng chúng ta vẫn thu hút được rất ít nguồn vốn ODA vào hỗ trợ phát triển công nghiệp nội dung số. Nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước và kinh phí huy động được từ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nội dung số ở Việt Nam. 3. Tác động của công nghiệp nội dung số tới hoạt động Thông tin – Thư viện Sự bùng nổ của thông tin, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, sự bùng nổ các tài nguyên trên web, nguồn thông tin số được sử dụng với tốc độ cao, các sản phẩm và dịch vụ thông tin đòi hỏi nhiều hơn về số lượng và chất lượng, sự xuất hiện của các thư viện số, thư viện ảo, sự ra đời của các dịch vụ thông tin, nhà sách trực tuyến,… đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin – thư viện. Đây là những yếu tố tác động do ngành công nghiệp nội dung số mang lại buộc thư viện phải tiếp nhận và thay đổi để tồn tại và đáp ứng được nhu cầu tin ngày càng phong phú và đa dạng của độc giả. Công nghiệp nội dung số đã làm thay đổi những yếu tố cấu thành cơ bản nhất của hoạt động thông tin – thư viện trên những phương diện sau: 3.1. Về tài nguyên thông tin: Bên cạnh nguồn tài liệu in ấn truyền thống, sự xuất hiện của tài liệu điện tử/tài liệu số đã mang đến nhiều tiện ích trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các thư viện với nhau và giữa thư viện với người dùng tin. Với những đặc trưng nổi bật của mình như: dễ dàng truy cập (Accessibility), đa truy cập (multy-access), tốc độ cao (hight–speed), mật độ thông tin lớn, biểu diễn thông tin phong phú và da dạng,… nguồn thông tin số này đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thư viện trong việc cung cấp thông tin tới bạn đọc. Tuy nhiên việc đầu tư và phát triển nội dung thông tin số khá tốn kém, đòi hỏi chi phí tác quyền cao, quy trình công nghệ thống nhất, tôn trọng các chỉ tiêu kỹ thuật… Quá trình tạp lập tài liệu số trong thư viện cần có sự phân công rạch ròi giữa người biên tập, sáng tác, cán bộ kỹ thuật và những người làm công tác tiếp thị. Phân tích nhu cầu và yêu cầu bạn đọc đối với sản phẩm và dịch vụ và có chiến lược phát triển thích hợp; Số hoá để sản xuất song song 2 dạng sản phẩm: in ấn và điện tử hoặc tạo lập các 11

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

nguồn tin điện tử trên các vật mang tin khác nhau được sử dụng đoạn tuyến hay trực tuyến. Ngoài ra cần xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách phát triển nội dung số trong thư viện như: Xác lập các loại hình, lĩnh vực nội dung thông tin số; Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý đối với các hoạt động cung cấp (phát hành) nội dung thông tin số; Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển sản phẩm nội dung số; Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý dưới luật, tăng cường việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho phần mềm, nội dung số. Đẩy mạnh thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số,… 3.2. Về sản phẩm - dịch vụ thư viện Bởi sự xuất hiện của thông tin số (digital content), thư viện số (digital library), mạng xã hội (social network),… nên hình thức các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện cũng có sự thay đổi. Các sản phẩm thông tin được bao gói trên các vật mang tin điện tử, được lưu trữ điện tử dưới dạng CSDL, sử dụng kỹ thuật đa phương tiện (multimedia), với hình thức siêu văn bản (hypertext) nên dễ dàng để truy cập, khai thác, và chia sẻ. Dịch vụ thông tin thư viện cũng được triển khai dưới dạng trực tuyến, thông qua website, facebook, twitter,… nhiều hơn nên thông tin đến với bạn đọc nhanh hơn và khả năng tương tác để nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên để tận dụng được những lợi thế này, đòi hỏi bạn đọc phải có hiểu biết về công nghệ, bên cạnh đó thư viện phải liên tục hướng dẫn, đào tạo bạn đọc sử dụng thông tin và khai thác thông tin trên mạng. Thiết kế và tăng cường các sản phẩn – dịch vụ có tính năng phù hợp với từng đối tượng bạn đọc để đạt hiệu quả cao hơn trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh hoạt động số hoá và xây dựng các thư viện điện tử, trung tâm thông tin điện tử quy mô quốc gia và vùng lãnh thổ. Xác định các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin số có tiềm năng; Khuyến khích, hỗ trợ tạo lập nội dung thông tin số bằng cách: Ban hành cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp phát triển nội dung số; Khuyến khích việc số hoá các ấn phẩm, báo chí, sách phổ biến kiến thức. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực; Khuyến khích tận dụng khai thác nguồn thông tin (nội dung) trong nước và khu vực; Có cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các công ty nội dung số lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. 3.3. Về nguồn nhân lực của thư viện Sự phát triển của công nghiệp nội dung số đã tạo ra hình ảnh “người thủ thư số”. Nhân viên thư viện trong thời đại số phải là một chuyên gia thông tin, am hiểu công nghệ thông tin, chuyên gia về quản trị thông tin tri thức, nhà cung cấp và tiếp thị các dịch vụ thông tin, chuyên gia định hướng thông tin cho người sử dụng thư viện. Vì vậy nhân viên thư viện cần hoàn thiện thêm nhiều kỹ năng trong đó có: kỹ năng công nghệ, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, kỹ năng trình bày thông tin điện tử, kỹ năng về kiến thức thông tin,… Để đáp ứng được sự thay đổi này, ngoài việc nỗ lực học hỏi của mỗi cán bộ thư viện thì chương trình đào tạo về khoa học thông tin - thư viện cũng cần có sự điều chỉnh về nội dung. Xây dựng, đưa vào chương trình đào tạo các khoá học, môn học chuyên ngành về nội dung số như: Xây dựng và phát triển bộ sưu tập số, 12

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Kiến thức thông tin, Bảo đảm lưu trữ số, Quản lý dự án thư viện số, Truyền thông đa phương tiện,… Dành thêm nhiều chỉ tiêu cho đào tạo về phát triển nội dung số từ chương trình du học bằng tiền ngân sách (đề án 322, đề án 911); Tổ chức các khoá đào tạo nâng cao kỹ năng, cập nhật công nghệ phát triển nội dung số; Hỗ trợ các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ; Xúc tiến chương trình đào tạo sử dụng các công cụ phần mềm, phát triển nội dung số cho sinh viên các trường văn hoá, nghệ thuật; Đẩy mạnh đào tạo bằng 2 về công nghệ thông tin cho cán bộ, sinh viên các ngành khoa học xã hội, văn hoá, nghệ thuật. Tăng cường hợp tác quốc tế để đưa lao động trong công nghiệp nội dung số ra nước ngoài học tập, làm việc. Tổ chức các cuộc thi, giải thưởng về phát triển nội dung số để khuyến khích những điển hình xuất sắc,… Thực hiện được điều này thì trình độ đội ngũ nhân viên thư viện trong thời đại mới sẽ đáp ứng được với những thách thức mới trong kỷ nguyên công nghệ. 3.4. Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thư viện Sự ra đời và phát triển của công nghiệp nội dung số đã làm thay đổi diện mạo của thư viện. Từ một môi trường mang đậm tính chất truyền thống với hạ tầng công nghệ thấp kém và trang thiết bị sơ sài, nghèo nàn, ngày nay thư viện đã phát triển thành những địa điểm có trụ sở và trang thiết bị công nghệ hiện đại để đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin/tài liệu từ phía bạn đọc. Các hệ thống thư viện công công, thư viện học thuật, thư viện chuyên ngành, Viện nghiên cứu… đều đang cố gắng phát triển thành mô hình thư viện số. Việc làm này đòi hỏi sự đầu tư lớn không chỉ về CSDL số, mà còn về hệ thống phần mềm, máy chủ, trang thiết bị mượn trả tài liệu hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thư viện cũng mang đến nhiều lợi ích: giúp bạn đọc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, giúp thư viện nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện hình ảnh của thư viện. Tuy nhiên, để có sự phát triển bền vững, thư viện phải tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ; Nâng cao chất lượng đường truyền Viễn thông, Internet; Có các cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm – dịch vụ phù hợp với đối tượng người sử dụng. Có các lớp hướng dẫn sử dụng trang thiết bị thư viện và các khoá tập huấn về khai thác và tìm kiếm thông tin. Đầu tư cho các trường đại học làm nghiên cứu và phát triển về công nghệ, chuẩn cho công nghiệp nội dung số. Tận dung tối đa các nguồn tài trợ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nội dung số từ nước ngoài. Đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu phát triển, các phòng thí nghiệm về công nghệ để các doanh nghiệp có thể dùng chung. Nghiên cứu xây dựng, và chuẩn hoá các tiêu chuẩn về phát triển nội dung số. Cởi mở, thông thoáng cơ chế chuyển giao công nghệ. Lập các trại sáng tác kịch bản, nội dung cho phim hoạt hình, chương trình cho truyền hình số … 3.5. Về vấn đề phổ biến kiến thức cho người dùng tin Công nghệ nội dung số đã tạo thêm nhiều cơ hội cho người dùng tin tiếp cận với thông tin. Không còn rào cản về thời gian và không gian, người dùng tin bình đẳng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin. Để tăng cường khả năng tiếp cận và khai thác được thông tin số, người dùng tin cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng về công nghệ và về ngôn ngữ. Đây là điều kiện tối thiểu để có thể khai thác thông tin 13

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

trong môi trường điện tử. Bên cạnh đó những kiến thức về thông tin cũng nên được các thư viện phổ biến tới người dùng tin. Thư viện cần thường xuyên tổ chức các lớp: Hướng dẫn tra cứu tài liệu điện tử từ các nguồn CSDL trực tuyến; Hướng dẫn tìm kiếm và đánh giá thông tin trên mạng internet; Hướng dẫn kĩ năng thông tin chuyên ngành; Hướng dẫn lập danh mục tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học; Hướng dẫn bước đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,… để nâng cao trình độ và hiểu biết về khai thác thông tin của người dùng tin. Trong môi trường thông tin số, người nắm bắt được các kỹ năng khai thác thông tin là người làm chủ thông tin. Có thể thấy thông tin số đang đã và đang phát triển ở Việt Nam và dần khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, bởi vậy người dùng tin phải được trang bị đủ kiến thức và khả năng về khoa học thông tin, khoa học thư viện, khoa học máy tính và công nghệ để có thể lĩnh hội và phát triển lĩnh vực thông tin – thư viện trong tương lai. KẾT LUẬN Công nghiệp nội dung số là một ngành kinh tế mới nhưng phát triển rất nhanh, Nhà nước cần nhanh chóng nhận diện rõ ngành kinh tế này để có biện pháp quản lý, thúc đẩy phát triển phù hợp. Công nghiệp nội dung số là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, lợi nhuận lớn, đồng thời là động lực và phương tiện để đẩy nhanh quá trình tiến tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Trong quá trình phát triển của công nghiệp nội dung số, thư viện là tổ chức đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập, lưu trữ và chia sẻ, giúp thông tin có giá trị cao hơn và phục vụ hiệu quả hơn với những yêu cầu của người sử dụng trên thực tế. Để phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam, cần xây dựng chiến lược dựa trên những yêu cầu của thực tế, tạo mối liên hệ đa ngành. Có sự phối hợp, gắn kết cùng hành động giữa các cơ quan ngang Bộ và có chương trình mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn nhất định.

14

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Châu Long (2008), Phát triển công nghiệp nội dung số. Nguy nan tứ phía, Tạp chí Tin học và đời sống, tr. 20-22 [2] Đồng Đức Hùng (2009), Ngành công nghiệp thông tin trong quá khứ hiện tại và tương lai, Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay - Kỷ yếu hội thảo khoa học - Đại học KHXH NV - Hội Thông tin Tư liệu KH CN Việt Nam, tr. 51-55 [3] Harris, Lesley Ellen (2009), Licensing Digital Content: A Practical Guide for Librarians, United States of America. [4] http://publiclibrariesonline.org/2015/11/is-digital-content-being-properlypreserved/. Truy cập ngày 14/03/2016 [5] Lê Nguyên (2008), Công nghiệp nội dung trong xu thế phát triển toàn cầu, Tạp chí thông tin và phát triển, tr. 53-56 [6] Nguyễn Tuấn Khoa (2010) Vai trò của thông tin và công nghiệp nội dung trong xã hội thông tin, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Xã hội thông tin, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội [7] Nick Moore (1995), The Information Society: A Contribution to world information report, Unesco, Paris. [8] Trần Minh (2011), Sự gắn kết giữa thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế thương mại điện tử và Phát triển nguồn nhân lực, tr 32-38 [9] Viện thông tin Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Những thách thức của sự phát triển trong xã hội thông tin, Thông tin khoa học xã hội – chuyên đề, 208tr. Title: ANALYZING THE IMPACT OF VIETNAM’S DIGITAL CONTENT INDUSTRY ON THE ACTIVITIES OF LIBRARY AND INFORMATION Abstract: Digital content is any type of content that exists in the form of digital data. Also known as digital media, digital content is stored on either digital or analog storage in specific formats. Forms of digital content include information that is digitally broadcast, streamed or contained in computer files. Developing Vietnam's digital content industry has impacted on many different areas of the social economy, including the field of library and information. The paper presents the fact, the opportunities and the challenges of Vietnam’s digital content industry. And analyzing the impact of Vietnam’s digital content industry on library and information activities. Ths. BÙI THỊ THANH DIỆU Tên cơ quan: Đại học Khánh Hoà ĐT: 0983910947 Email: [email protected]

15

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

LỰA CHỌN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ COPYRIGHT VÀ COPYLEFT ĐOÀN QUANG HIẾU TTHL TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông phát triển như vũ bão đã giúp thông tin bùng nổ trên thế giới, nhu cầu của con người về ứng dụng CNTT ngày càng cao và là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ngành thư viện ngày nay không chỉ đơn thuần ứng dụng CNTT vào việc tự động hóa công tác thư viện mà phải còn tạo ra những sản phẩm thông tin số phục vụ cho nhu cầu người dùng. Bài viết đưa ra một số giải pháp lựa chọn phần mềm khi các cơ quan thư viện tiến hành xây dựng bộ sưu tập số dựa trên các phần mềm mã nguồn mở đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay và một số hiểu biết về copyrifht, copyleft và khả năng ứng dụng vào ngành Thư viện. 1. Các phần mềm mã nguồn mở thường sử dụng ở các Thư viện Việt Nam hiện nay 1.1 Phần mềm Greenstone: Greenstone là một trong những phần mềm mã nguồn mở thư viện số nổi tiếng và phổ biến nhất hiện nay. Được phát triển bởi Dự án thư viện số New Zealand của trường đại học Waikato, New Zealand năm 2000. Greenstone hiện đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt trong các cơ quan của UNESCO, các tổ chức phi chính phủ, các chính phủ và thư viện các quốc gia các trường đại học trên thế giới. Greenstone được dùng để thu thập và biên mục tài liệu theo Dublin Core, đồng thời tổ chức thành bộ sưu tập trênInternet hay xuất ra đĩa CD.

Giao diện phân hệ biên mục Greenstone (hình 1) 1.2 Phần mềm DSpace: DSpace là một bộ phần mềm hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số trên Internet. Nó cung cấp một phương thức mới trong việc tổ chức và xuất bản 16

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

thông tin trên Internet. DSpace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay có hơn 200 trường đại học và các tổ chức văn hoá trên thế giới sử dụng phần mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin điện tử như: sách, tạp chí, luận văn và các sưu tập hình ảnh, âm thanh và phim… Đây là một phần mềm mã nguồn mở cho phép các thư viện, các cơ quan nghiên cứu phát triển và mở rộng nhằm mục đích tạo lập các bộ sưu tập số.

Giao diện phân hệ biên mục Dspace (hình 2) 2. So sánh một vài ưu nhược điểm của hai phần mềm (Greenstone và Dspace): 2.1. Giống nhau: - Phần mềm Greenstone và DSpace đều là mã nguồn mở, chạy được trên tất cả các hệ điều hành như: Window, Linux,… - Nhiều thư viện, cơ quan, tổ chức sử dụng và phát triển trên toàn thế giới. - Đa ngôn ngữ. - Cả hai phần mềm đều có chức năng và cấu trúc là xây dựng và xuất bản bộ sưu tập số trên Internet hoặc CD-ROM. - Nhiều tính năng ưu việt: có thể đọc được nhiều đuôi file như: .doc, .pdf, .jpg, .mp3, .htlm... - Sử dụng 15 trường Dublin Core, áp dụng theo chuẩn ISBD, AACR2 để biên mục. 2.2. Khác biệt: - Đăng nhập vào hệ thống biên mục của DSpace, người dùng phải được đăng ký vào hệ thống và được cấp 1 tài khoản (thông qua người quản trị): có tính năng bảo mật nhưng gây khó khăn cho người sử dụng. Phần mềm Greenstone thì người biên mục không phải qua tài khoản đăng nhập. - Trang tra cứu của DSpace giống với cổng thông tin điện tử dạng website. Trang tra cứu của Greenstone dạng OPAC (cổng thư mục có chứa toàn văn nội dụng tài liệu).

17

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

- So sánh sự khác biệt giữa trang tìm kiếm Greenstone và Dspace qua hình 3 và hình 4 chúng ta thấy sự khác biệt của Greenstone so với Dspace.

Giao diện trang tìm kiếm của Greenstne (hình 3)

Giao diện trang tìm kiếm của Dspace (hình 4) - Giao diện trang tra cứu của DSpace không thân thiện bằng Greenstone. Cấu trúc trang tìm kiếm không bài bản như trang trang tìm kiếm của Greenstone. Người dùng muốn tra cứu, tìm kiếm tài liệu ở DSpace phải có Username và Password trong khi Greenstone thì không. - Tìm kiếm tài liệu trên Dspace cho kết quả không như mong muốn, có nghĩa là không cho kết quả với những từ khoá cần tìm mà cho kết quả hàng loạt làm cho người dùng rất khó khăn trong việc tìm chọn tài liệu. Greenstone thì ngược lại. - Greenstone cho phép lưu trữ một gói thông tin trong một bộ sưu tập từ 1000 đến 3000 trang tài liệu trong khi khả năng này của Dspace lớn hơn nhiều. 3. Vấn đề bản quyền và tính hữu ích 3.1. Các loại Copyleft - Copyleft mạnh: Copyleft điều chỉnh một tác phẩm được xem là "mạnh hơn", với ý nghĩa là các điều khoản copyleft có thể được áp dụng một cách hiệu quả cho tất 18

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

cả các loại tác phẩm phái sinh. Giấy phép phần mềm tự do nổi tiếng nhất sử dụng copyleft mạnh là giấy phép tài liệu tự do GNU (GFDL hoặc GNU FDL) - Copyleft yếu: là nói đến các giấy phép trong đó không phải tất cả các tác phẩm phái sinh đều thừa kế giấy phép copyleft. Giấy phép phần mềm tự do sử dụng copyleft "yếu" bao gồm giấy phép tài liệu tự do GNU hạn chế và giấy phép công cộng Mozilla. 3.2. Lợi ích của copyleft: Copyleft là hình thức bản quyền kiểu mới, nhằm tránh vi phạm copyright. Các quốc gia chậm phát triển hoặc các nước đang phát triển sử dụng Copyleft sẽ đạt được những lợi ích như: - Tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm. - Tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với người khác. - Tự do thay đổi tác phẩm. - Tự do phân phối các tác phẩm đã chỉnh sửa tức là các tác phẩm phái sinh. - Miễn phí bản quyền phần mềm. - Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm. - Giảm chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm đáp ứng theo yêu cầu. - Tăng cường độ tin cậy, tính ổn định, bảo mật toàn hệ thống khá an toàn… 3.3. Hành vi vi phạm copyleft: Hành vi vi phạm Copyleft là việc xâm phạm quyền nhân thân tác giả tức là việc tùy tiện đưa phần mềm vào dạng mã nguồn đóng nhằm mục đích thu lợi bất chính cho tổ chức, cá nhân của mình, trái với mong muốn của tác giả cũng như quy định giấy phép GNU. 3.4. Một vài so sánh Copyright và Copyleft - Điểm giống nhau: Copyright và Copyleft là là đều bảo vệ quyền nhân thân tác giả (trừ toàn vẹn tác phẩm). Copyleft cũng có những quy định với người dùng giống copyright. - Điểm khác biệt: Copyright

Copyleft

- Kí hiệu chữ C trong vòng tròn ©

- Kí hiệu chữ c ngược trong vòng tròn

- Cấm sao chép, chỉnh sửa, phân phối

- Tự do sao chép, chỉnh sửa, phân phối

- Thương mại là chính

- Miễn phí

- Sử dụng mã nguồn đóng (đối với phần - Sử dụng mã nguồn mở (đối với phần mềm máy tính) mềm máy tính) - Độc quyền

- Không độc quyền

- Có ý nghĩa pháp lý.

- Không có ý nghĩa pháp lý. 19

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

4. Khả năng ứng dụng vào lĩnh vực thư viện: Thư viện số ngày nay phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam những năm gần đây thư viện của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, thư viện quốc gia đã đẩy mạnh số hóa nguồn tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dùng nhưng vẫn chưa có lối ra cho một giải pháp phần mềm hữu ích. Việc ứng dụng copyleft vào lĩnh vực thư viện là một giải pháp khả quan cho những thư viện không đủ kinh phí mua phần mềm thư viện số (copyright). Chính vì vậy, khả năng áp dụng phần mềm miễn phí (copyleft) vào lĩnh vực thư viện trong bối cảnh hiện nay có được lợi ích như: - Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, đổi mới tư duy trong công tác quản lý thư viện. - Hỗ trợ xây dựng các cơ sở dữ liệu. - Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm. - Tiết kiệm chi phí mua các phần mềm bản quyền. - Có khả năng tương tác với các sản phẩm phần mềm mã nguồn đóng. - Hệ thống thông tin và dữ liệu được đảm bảo an ninh. Với những khả năng trên các thư viện khi tiến hành xây dựng các bộ sưu tập số có quyền tự do thừa hưởng những thành tựu và lợi ích của copyleft mang lại. 5. Khả năng ứng dụng trong ngành giáo dục Việt Nam Theo điều 5 thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong cơ sở giáo dục. Các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức trong các cơ sở giáo dục như phần mềm văn phòng: OpenOffice gồm các module sau: a. Soạn thảo văn bản (Writer); b. Bảng tính điện tử (Calc); c. Trình chiếu (Impress); d. Cơ sở dữ liệu (Base); e. Đồ hoạ (Draw); f. Soạn thảo công thức toán học (Math); g. Bộ gõ tiếng Việt: Unikey. h. Trình duyệt web Mozilla Firefox. j. Phần mềm thư điện tử máy trạm của Mozilla: Thunderbird. k. Hệ điều hành trên nền Linux. 6. Một số kiến nghị khi tiến hành xây dựng thư viện số ở Việt Nam. + Từ cấp độ quốc gia: - Cần có sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan để tạo cơ sở pháp lý thông thoáng cũng như các nguồn lực tài chính cho các đơn vị tiến hành xây dựng thư viện số. - Thư viện Quốc gia là đầu mối quan trọng trong việc hỗ trợ lựa chọn phần mềm cũng như hướng dẫn về mặt CNTT và biên mục tài liệu số. - Tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp ưu việt. 20

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

- Mở các lớp tập huấn về các kỹ năng xây dựng thư viện số rộng khắp trên cả nước. - Giải pháp áp dựng các phần mềm mã nguồn mở chỉ là tạm thời, còn về lâu dài thì áp dụng phương tiện này cho thư viện số Việt Nam là không khả thi. Nên chăng cần phải đầu tư một phần mềm thư viện số mang tính chất thương mại. Điều này vừa thống nhất được chuyên môn cho các thư viện, vừa chia sẽ được nguồn lực thông tin đồng thời đáp ứng được bảo mật thông tin cho các bộ sưu tập đã được các đơn vị xây dựng. - Sử dụng phương án tạo một đường link để các đơn vị khi tiến hành xây dựng không bị chồng chéo và trùng lặp, tiết kiệm công sức, tài chính. Làm được điều này thì hiệu quả thì vô cùng lớn “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. + Cấp độ đơn vị: - Điều tiên quyết là lãnh đạo có chính sách đúng đắn, thông thoáng về mặt tài chính. - Xác định đúng nguồn, nội dung tài liệu cần số hóa phù hợp với nhu cầu độc giả. - Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng đủ cho việc xây dựng thư viện số. - Đào tạo con người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về lĩnh vực thư viện số. - Lựa chọn một phần mềm khả thi nhất. - Nguồn lực tài chính dồi dào. - Việc xây dựng, phát triển bộ sưu tập tài liệu số cho mỗi thư viện sẽ được tiến hành dựa vào quy mô chức năng, nhiệm vụ và mức độ khác nhau dựa trên thực lực của đơn vị cụ thể. 7. Chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện trong nước và quốc tế. Xây dựng một thư viện số cho phép liên kết tất cả thư viện với nhau, giúp dễ dàng tìm kiếm mọi tài liệu đang cần, điều mà ta không thể làm được ở một thư viện truyền thống. Khi một giải pháp phần mềm thống nhất, có hiệu quả thì tất cả các thư viện số trong và ngoài nước có thể chia sẻ nguồn lực thông tin một cách dễ dàng nhờ mạng thông tin toàn cầu. KẾT LUẬN Lợi ích lớn nhất khi xây dựng thư viện số là sản phẩm tạo ra một lần nhưng có thể có giá trị sử dụng mãi mãi, người dùng không bị giới hạn mà có thể vượt ra ngoài không gian thư viện, có thể truy cập bất kỳ thời gian nào khi cần và không hạn chế về địa lý. Muốn làm được điều này, các cơ quan thông tin – thư viện khi tiến hành xây dựng bộ sưu tập số cần phải có giải pháp phần mềm thống nhất nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin, tránh sự trùng lặp để đi đến xây dựng mô hình liên thư viện dạng số nhằm phục vụ lợi ích cho người dùng tin cũng như chính thư viện.

21

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ http://www.dspace.org/ 2/ www.greenstone.org 3/http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y_ph%C3%A9p_T%C3%A0i_li%E1 %BB%87u_T%E1%BB%B1_do_GNU 4/ https://sites.google.com/site/trungluat08ct/TRUYEN/khai-niem-copyright 5/ http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-08-2010-TT-BGDDT-su-dung-phanmem-tu-do-ma-nguon-mo-trong-cac-co-so-giao-duc-vb101598.aspx - Hận, Phạm Hoài (2010). Copyright vag copyleft: luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật tư pháp.- Cần Thơ, Đại học Cần Thơ, 2010. - Tuyến, Nguyễn (2004). Biên mục Phần mềm thư viện số DSpace (DSpace Cataloguing). Bản tin Thư viện - Công nghệ thông tin tháng 10/2004 - Nguyễn, Minh Hiệp (2006). Thư viện số với hệ thống nguồn mở. Bản tin thư viện công nghệ thông tin, 8-2006. - Minh, Nguyễn Thanh (2005).Ứng dụng Phần mềm nguồn mở Thư viện số trong việc tạo lập và phân phối kho tài nguyên số hóa phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học. Bản tin thư viện công nghệ thông tin, 3-2005. - Minh, Nguyễn Thanh (2006). Ứng dụng Phần mềm nguồn mở thư viện số Greenstone trong việc xây dựng bảo tàng tiền số. Bản tin thư viện công nghệ thông tin, 8-2006. - Liên, H. Đ., Ty, N. H. (2007) Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập số. Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐH Nông nghiệp I: Tham luận tại hội thảo khoa học TT-TV Đà Lạt 8/2007.

22

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ WEBSITE VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÙNG TIN NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Khoa TV-TT, Trường Đại học Văn hóa Tp. HCM Tóm tắt: Bài viết trình bày những lợi ích khi các thư viện sử dụng hiệu quả website và mạng xã hội trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin. Đồng thời, trình bày qui trình thiết kế cụ thể để có thể áp dụng website và mạng xã hội vào hoạt động hướng dẫn người dùng tin một cách hợp lý và hiệu quả.

1. Đặt vấn đề Sự gia tăng không ngừng của các nguồn tài nguyên thông tin cùng với khả năng đa dạng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin đòi hỏi thư viện phải thực hiện việc hướng dẫn để người dùng tin có thể sử dụng hiệu quả và đúng đắn các nguồn lực thông tin. Bên cạnh đó, nhu cầu tin của mỗi cá nhân ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện và thay đổi nhanh hơn, vì vậy để gia tăng hiệu quả cho quá trình sống, làm việc, học tập, người dùng tin cần được trang bị các kỹ năng thông tin giúp xác định và xử lý được nhu cầu tin của chính mình. Chính vì vậy, các hoạt động hướng dẫn người dùng tin trở nên vô cùng quan trọng và ngày càng được đẩy mạnh trong các thư viện. Tại nhiều nước tiên tiến, các hoạt động mang tính hướng dẫn người dùng tin đã xuất hiện khá sớm, với nội dung xoay quanh kỹ năng sử dụng kho sách thư viện, sử dụng các công cụ mục lục và thư mục. Lúc này, những thuật ngữ tiếng Anh thường dùng chỉ loại hoạt động hướng dẫn là Bibliographic instruction hay Library guidance. Dần dần, nội dung hướng dẫn người dùng tin trở nên phong phú hơn do nguồn lực của thư viện trở nên phong phú hơn, cộng thêm khả năng kết nối của thư viện với các nguồn lực từ bên ngoài, bên cạnh đó là sự ứng dụng ngày càng sâu sắc của công nghệ khiến cho các công cụ tra cứu và các phương thức khai thác, sử dụng thông tin ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Giờ đây, việc hướng dẫn người dùng tin bao gồm những nội dung mới như hướng dẫn sử dụng các dịch vụ thông tin và tiện ích của thư viện, các công cụ tra cứu tự động, các nguồn tài nguyên trực tuyến, các cách thức khai thác, sử dụng thông tin một cách hiệu quả và theo đúng luật định. Cũng vì thế mà đã xuất hiện thêm khá nhiều thuật ngữ đề cập đến nhiều mức độ hoặc hình thức khác nhau của hoạt động hướng dẫn người dùng tin, như là Library orientation, Library instruction, User education, User training, Information literacy instruction, … Các nội dung cơ bản như vừa nêu của hoạt động hướng dẫn người dùng tin được nhiều thư viện triển khai thành những nội dung cụ thể, dưới nhiều mức độ (tính sâu sắc và hệ thống của các nội dung) và dưới nhiều hình thức (cách truyền đạt các nội dung đến với người dùng) khác nhau. Có ba mức độ hướng dẫn cơ bản, bao gồm: Hướng dẫn người dùng tin nhận biết các nguồn lực của thư viện và cách sử dụng thư viện; Hướng dẫn người dùng tin sử dụng thư viện thành thạo; Huấn luyện các kỹ năng thông tin cho người dùng tin. Các hình thức hướng dẫn phổ biến bao gồm: Hướng dẫn trực 23

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

tiếp; Tổ chức tham quan; Sử dụng phương tiện nghe nhìn; Hướng dẫn thông qua website và mạng xã hội; Tổ chức lớp học; … Mỗi mức độ có phạm vi, mục tiêu của nó. Mỗi hình thức có công dụng và giá trị của nó. Có thể thấy, trong các hình thức hướng dẫn người dùng tin nêu trên, hướng dẫn thông qua website và mạng xã hội là hình thức đang nhận được sự quan tâm của các thư viện vì những hiệu quả và lợi ích mà hình thức này đem lại. 2. Sử dụng hiệu quả website trong hoạt động hướng dẫn Sự ra đời của WWW và mạng Internet đã tạo cho các thư viện những cơ hội và tiện ích thiết thực, giúp thư viện ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến như công nghệ web vào việc nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ của mình. Vai trò của website thư viện ngày càng trở nên quan trọng, là một trong những yếu tố thiết yếu thể hiện hình ảnh và giá trị của thư viện. Hiện nay, hầu hết các thư viện đã có website nên thuận lợi để thư viện có thể tận dụng nhiều hình thức hướng dẫn người dùng tin cũng như quảng bá về hoạt động này với người dùng tin. Trên website, ngoài các nội dung như: - Cung cấp thông tin trực tuyến về các nguồn lực dưới dạng in của thư viện và công cụ giúp người dùng kết nối và truy cập tới các nguồn lực ấy. - Điểm truy cập đến các nguồn lực dưới dạng số được tích hợp với mạng toàn cầu (cơ sở dữ liệu trực tuyến, các trang web…). - Cung cấp thông tin và các dịch vụ tham khảo trực tuyến. - Môi trường giao lưu với các nhóm người dùng tin của thư viện, người hỗ trợ thư viện khác nhau. - Quảng bá thư viện và các dịch vụ thư viện, tạo ra hình ảnh và các mối quan hệ với công chúng một cách thân thiện. -… Các thư viện còn cần tạo riêng một mục hướng dẫn người dùng tin trên website để phục vụ cho việc triển khai hoạt động hướng dẫn người dùng tin của thư viện, bao gồm các nội dung: - Các bài giảng trực tuyến trình bày các mức độ hướng dẫn người dùng tin, như: + Hướng dẫn người dùng tin nhận biết các nguồn lực của thư viện và cách sử dụng thư viện với các nội dung như hướng dẫn làm thẻ, quy định về mượn trả tài liệu, … được hướng dẫn một cách rõ ràng, chi tiết ngay trên website thư viện. + Hướng dẫn người dùng tin sử dụng thư viện thành thạo: Bao gồm những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách tra cứu mục lục trực tuyến của thư viện, hình thức sử dụng các sản phẩm – dịch vụ thư viện bằng các file, các hình ảnh, các video đính kèm. + Huấn luyện các kỹ năng thông tin cho người dùng tin: Bao gồm thông tin về nội dung các lớp huấn luyện kỹ năng thông tin, file đính kèm nội dung một số kỹ năng thông tin cơ bản như: Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin trên Internet; Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin trong các CSDL điện tử; Kỹ năng trích dẫn tài liệu; .... - Quảng bá hình ảnh về hoạt động hướng dẫn người dùng tin. - Cung cấp các tài liệu phục vụ hoạt động hướng dẫn người dùng tin. 24

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

- Cung cấp thông tin về lịch học, hình thức đăng ký, thông tin liên hệ, … của hoạt động hướng dẫn người dùng tin. Các thư viện có thể tham khảo website của một số thư viện/ trung tâm thông tin trong nước đã được sử dụng hiệu quả để thông tin, quảng bá về hoạt động hướng dẫn người dùng tin như website Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. HCM (tại địa chỉ http://www.vnulib.edu.vn/?page_id=3336), website Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ (tại địa chỉ http://www.lrc.ctu.edu.vn/dch-v/data-articles/tin-tuc/dich-vu-tt-h-lieu), website Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM (tại địa chỉ http://lib.hcmussh.edu.vn/Default.aspx?ArticleId=8651c89c-52c2-4757-b495-0336dfbfa071), … 3. Ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin Bên cạnh website, các thư viện có thể ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin để đem lại hiệu quả tốt hơn, sinh động, sáng tạo và tốc độ lan tỏa mạnh hơn. Đây là cách thức đang được nhiều thư viện vận dụng. Khi thư viện ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động hướng dẫn người dùng tin sẽ đem lại những lợi ích nhất định: - Nâng cao tính trực quan, sinh động thông qua các hình ảnh, video hướng dẫn cụ thể, chi tiết. - Tăng cường sự tương tác giữa thư viện và người dùng tin, rút ngắn dần khoảng cách với người dùng tin. - Cung cấp một không gian riêng cho việc quảng bá đầy đủ và chi tiết nhất về thư viện. - Giúp người dùng tin tiết kiệm thời gian, công sức. - Hỗ trợ người dùng tin tiếp cận thư viện, hệ thống sản phẩm – dịch vụ thư viện thường xuyên thông qua mạng Internet. - Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cho đội ngũ cán bộ thư viện, bản thân đội ngũ này phải không ngừng vận động để tích lũy thêm kỹ năng chuyên môn, khả năng công nghệ để thích ứng với môi trường thư viện đang phát triển. - Làm thay đổi diện mạo của thư viện: Đưa thư viện ra khỏi bức tường chật hẹp, tiến tới một không gian mở và tự do hơn để người dùng tin tiếp cận và khai thác. Các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay, có thể kể đến: nhóm kết nối nhanh, như Facebook, Twitter; nhóm chia sẻ video, như YouTube; nhóm chia sẻ hình ảnh, như Flickr, Instagram. Để ứng dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, thư viện cần có một qui trình thiết kế hướng dẫn người dùng tin trực tuyến với mạng xã hội. Các bước xây dựng qui trình thiết kế hướng dẫn người dùng tin như sau: - Bước 1: Xác định nội dung hướng dẫn. Cần dựa trên thực tiễn hoạt động của mỗi thư viện, nhu cầu và kỳ vọng của người dùng tin để xác định nội dung. - Bước 2: Thiết kế nội dung hướng dẫn. Nội dung cần được trình bày qua văn bản (dạng text) mô tả chi tiết, cụ thể từng thao tác hoặc qua hình ảnh có chú thích. Với nhóm mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, như Flickr, Instagram tương ứng với mỗi hình ảnh phải có các thông tin diễn giải các bước thực hiện dễ hiểu. 25

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

- Bước 3: Xác định mạng xã hội phù hợp cho từng nội dung hướng dẫn sử dụng. Tùy theo tính chất, mục đích, nội dung của hướng dẫn mà lựa chọn ứng dụng chia sẻ hình ảnh hay chia sẻ video để đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, thư viện có thể sử dụng: + Nhóm kết nối nhanh: Facebook là lựa chọn hàng đầu, vì người dùng tin Việt Nam, cũng như người dùng tin thư viện sử dụng Facebook đông đảo nhất. Twitter dù được sử dụng phổ biến ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam ít người dùng tin có thói quen dùng. Thư viện có thể sử dụng Facebook để giới thiệu đầy đủ về năm thành lập, chức năng, nhiệm vụ, bản đồ đi đến thư viện ở mục Thông tin giới thiệu trên Facebook; ở mục chia sẻ trạng thái/ status sẽ đăng những nội dung thông tin được cập nhật thường xuyên, những thông tin mới và thay đổi thường xuyên như lịch hướng dẫn người dùng tin; hình ảnh hoạt động; lịch làm thẻ, nhận thẻ; thông báo và nội qui mới… Thư viện cũng có thể dùng Facebook để liên kết chia sẻ video từ YouTube, hình ảnh từ Flickr để tăng tốc độ lan truyền, cũng như cập nhật các video mới nhất cho người dùng tin. + Nhóm chia sẻ video: Cán bộ thư viện có thể sử dụng YouTube để chia sẻ video giới thiệu chung về mọi hoạt động của thư viện mình cũng như video hướng dẫn cách sử dụng thư viện; quảng bá về chương trình hướng dẫn người dùng tin, … Đây là một kênh giúp người dùng tin không bị nhàm chán khi đọc thông báo hay tài liệu hướng dẫn, … Ngoài ra, thư viện có thể ứng dụng liên kết đến các trang YouTube hữu ích từ những thư viện hoặc trường đại học lớn trên thế giới để người dùng tin của mình tham khảo, học hỏi. Facebook và Flickr cũng có chức năng đưa video lên nhưng tốc độ tải, giao diện xem và tính phổ biến không bằng YouTube. + Nhóm chia sẻ hình ảnh: Thư viện có thể dùng các mạng xã hội như Flickr, Instagram để chia sẻ hình ảnh về các hoạt động của thư viện nói chung, cũng như về hoạt động hướng dẫn người dùng tin nói riêng. - Bước 4: Xây dựng nội dung hoàn chỉnh dựa trên việc sắp xếp hình ảnh, video theo một kịch bản hướng dẫn. - Bước 5: Thu nhận ý kiến của đồng nghiệp về nội dung, hình thức của hướng dẫn để điều chỉnh (nếu cần thiết) trước khi gửi tới người dùng tin tham khảo và đánh giá. - Bước 6: Tạo lập các trang mạng xã hội và xuất bản các hướng dẫn người dùng tin để người dùng tin tiếp cận, dùng thử và đánh giá. Tạo lập một trang mạng xã hội tuy đơn giản nhưng nếu người tạo lập không có kiến thức thì sẽ tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, trước hết thư viện cần tìm hiểu hình thức tạo các trang mạng xã hội thông qua: + Tài liệu trên Internet: Tìm kiếm và tham khảo các bài viết hướng dẫn tạo lập và quản lý mạng xã hội trên Internet để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. + Tự tìm hiểu trực tiếp trên các trang mạng xã hội thông qua các tiện ích đã có sẵn trong các trang mạng xã hội. + Tham khảo các trang mạng xã hội của một số thư viện/ trung tâm thông tin có quy mô lớn. Có thể thấy, Facebook và Flickr là hai trang mạng xã hội dễ tạo lập, nhanh chóng và không phải chuẩn bị hồ sơ đi kèm. Do đó, các thư viện nên ưu tiên tạo lập hai trang 26

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

mạng xã hội này trước, đặc biệt là đối với Facebook vì kênh này có khả năng kết nối và lan truyền đến người dùng tin rất nhanh. YouTube tuy cách tạo lập và sử dụng cũng rất dễ. Tuy nhiên, cán bộ thư viện cần phải chuẩn bị các file và video giới thiệu hoặc Powerpoint để chuyển thành video nên cũng mất khá nhiều thời gian. Do đó, thư viện có thể tạo lập YouTube sau Facebook và Flickr. - Bước 7: Hoàn thiện và quảng bá các trang mạng xã hội Sau khi tạo lập và xuất bản nội dung hướng dẫn lên các trang mạng xã hội, thư viện cần điều chỉnh (nếu có) những nội dung hướng dẫn người dùng tin một cách phù hợp dựa trên những nhận xét, đánh giá của người dùng tin và thực tiễn hoạt động của thư viện sao cho phù hợp nhất. Sau đó, tiến hành quảng bá các trang mạng xã hội này. Để quảng bá các trang mạng xã hội, thư viện có thể áp dụng các hình thức như: + Đưa các trang mạng xã hội lên website của thư viện. + Thông qua tài liệu hướng dẫn, cẩm nang, tờ rơi. + Thông qua các lớp hướng dẫn người dùng tin. + Thông qua bảng thông báo của thư viện. - Bước 8: Tổ chức và quản lý mạng xã hội Để các trang mạng xã hội hoạt động tốt thì thư viện phải phân công cán bộ quản lý các trang mạng xã hội này, và người quản lý phải thường xuyên cập nhật, tổ chức trang mạng xã hội một cách tốt nhất. Vì nếu thông tin không được cập nhật thì người dùng tin sẽ không còn thói quen vào các trang mạng xã hội của thư viện nữa. - Bước 9: Thống kê và đánh giá hiệu quả Tạo lập, tổ chức và quản lý tốt sẽ giúp cho các trang mạng xã hội của thư viện hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu không thống kê, đánh giá thì sẽ không theo dõi được hiệu quả hoạt động của các trang này. Thư viện có thể đánh giá bằng cách: + Tận dụng các chức năng thống kê sẵn có của các trang mạng xã hội để thống kê số liệu hàng tháng. Ví dụ: Facebook có tính năng thống kế số lượt xem trang, số lượt thích, số lượt bình luận; YouTube có thống kê số lượt xem, số lượt thích và không thích; … + Lập biểu đồ so sánh và đối chiếu xem mức độ tăng giảm giữa các tháng, phân tích lý do tăng, giảm. + Tìm và đưa ra biện pháp cải thiện. Các thư viện có thể tham khảo facebook của một số thư viện/ trung tâm thông tin đã được sử dụng hiệu quả trong việc thông tin, quảng bá về hoạt động hướng dẫn người dùng tin như facebook Thư viện Đại học KHXH và NV Tp. HCM (tại địa chỉ https://www.facebook.com/libhcmussh?fref=ts), facebook Thư viện Trung tâm ĐHQG Tp. HCM (tại địa chỉ https://www.facebook.com/CentralLibraryVNU?pnref=lhc),... Thư viện cũng có thể tham khảo việc tạo lập và chia sẻ video về hoạt động hướng dẫn người dùng tin tại trang youtube của một số thư viện/ trung tâm thông tin thư viện như youtube của Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. HCM (tại địa chỉ https://www.youtube.com/user/HuongdanKNTT), đặc biệt, người dùng tin của Thư 27

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

viện Trung tâm có thể link trực tiếp đến trang youtube của Thư viện Trung tâm ở mục “Xem video” trên trang facebook của Thư viện. Như vậy, sử dụng website và mạng xã hội trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin sẽ đem lại những hiệu quả và lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để có thể sử dụng website và mạng xã hội một cách hiệu quả các thư viện cần có hiểu biết nhất định về website và mạng xã hội, đồng thời, cần có một qui trình thiết kế cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Esther S. Grassian, Joan Kaplowitz (2001), Information literacy indtruction: Theory and practice, Publisher ALA Neal-Schuman, New York. [2] Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2006), Ngành thông tin – thư viện trong xã hội thông tin: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kiến thức thông tin – Information literacy”. [3] Nancy J. (1984), User education in libraries – 2nd ed, Clive Bingley Limited, London. [4] Nguyễn Hồng Sinh, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014), Hoạt động hướng dẫn người dùng tin trong thư viện, Tạp chí Thông tin Tư liệu, Số 3. [5] Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM (2011), Kỷ yếu Hội thảo – Tập huấn “Nội dung và phương pháp thực hiện các khóa huấn luyện kỹ năng thông tin cho độc giả”. Title: EFFECTIVE USE SOCIAL NETWORKING AND WEBSITE IN USER TRAINING Abstract: The paper presents the benefits of libraries / information centers to effectively use social networking and website in user training. At the same time, presents a specific design process can be applied to websites and social networks on user training a reasonable and effective way. ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Giảng viên khoa Thư viện – Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Tp. HCM ĐT: 0984.620.556 Email:[email protected]

28

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN, TRAO ĐỔI TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN QUANG ĐĂNG Trung tâm TT-TV, Đại học Tiền Giang Những thành tựu phát triển của khoa học và công nghệ thời gian qua đã tác động đến nhiều ngành nghề, đặc biệt thư viện các trường đại học, cao đẳng đã vận dụng công nghệ để thực hiện tổ chức, phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử - bước thay đổi lớn trong hoạt động. Đây là việc làm cần thiết, quan trọng để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thông tin của người dùng tin trong và ngoài trường phục vụ đổi mới phương pháp dạy - học và nâng cao chất lượng đào tạo của từng trường theo mục tiêu chiến lược. Chính công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho công việc nói trên nhằm giúp các thư viện hình thành kho tài nguyên thông tin chung trong hiện tại và tương lai phong phú, hấp dẫn. Như vậy từng thư viện cần phải có giải pháp, bước đi cụ thể để phát triển tài nguyên điện tử của thư viện mình và cùng trao đổi, chia sẻ chung nguồn tài nguyên này giữa các thư viện nói trên theo thỏa thuận chung. I. Thực trạng của việc phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử của thư viện trường đại học * Thực trạng Một số việc nổi bật khi thực hiện phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử của các thư viện còn gặp phải như sau: - Luật Sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu tác giả) đã gây khó khăn trong việc liên kết chia sẻ tài nguyên điện tử; - Quy mô đào tạo ngành, nghề của mỗi trường; quy mô tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, vốn tài liệu thư viện (bản in, bản đã số hóa) của mỗi trường khác nhau... nên việc hợp tác trao đổi nguồn tài nguyên điện tử bị hạn chế, gặp khó khăn (nguyên nhân chủ và khách quan); - Chính sách phát triển thư viện ở mỗi trường khác nhau (trường thực hiện mở trong việc mượn, trả tài liệu in và trong sử dụng tài nguyên điện tử; có trường có thể trao đổi tài liệu qua cổng Z39.50 từ phần mềm quản trị thư viện nhưng một số trường khác lại không trao đổi được với nhiều nguyên nhân khác nhau,...); - Nguồn tài nguyên điện tử của các trường có số, chất lượng phát triển không đều (có trường nguồn tài nguyên điện tử phong phú: cơ sở dữ liệu trực tuyến, tài liệu điện tử nội sinh và có trường thì nguồn tài nguyên hạn chế); - Việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về công nghệ cho người làm công tác thư viện còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc phát triển, trao đổi nguồn tài liệu giữa các thư viện; - Vị trí địa lý cũng là yếu tố cản trở việc trao đổi tài nguyên trong thư viện.

29

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Thời gian qua, nhiều thư viện lớn trong hệ thống trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ, Đại học SP Kỹ thuật TPHCM, ĐH An Giang, Cao đẳng Thừa Thiên-Huế, … đã nỗ lực nhiều và thành công trong việc phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên điện tử. Tuy nhiên một số thư viện khác việc tổ chức, nguồn nhân lực, tài liệu, các dịch vụ thông tin và ứng dụng công nghệ trong hoạt động thư viện còn hạn chế so với nhu cầu hiện đại hóa thư viện như: - Một số thư viện chưa trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tổ chức phát triển tài nguyên điện tử, chu7aq hình thành các dịch vụ thông tin và làm cho người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác nguồn tài nguyên; - Chi phí chưa hợp lý và tính xác thực của nguồn thông tin thu thập khi người dùng tin đăng nhập vào nguồn tài nguyên được trao đổi; - Hạn chế quyền đăng nhập vào nguồn tài nguyên được trao đổi, chia sẽ và dịch vụ phụ thuộc. Vì thế đòi hỏi các thư viện nói trên cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, có kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ để tạo sự thích nghi cùng thúc đẩy việc phát triển, trao đổi tài nguyên điện tử giữa của các thư viện đại học trong hiện tại và tương lai. II. Giải pháp thực hiện việc phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên điện tử của thư viện trường đại học * Định hướng chung: Với thực trạng đã nêu thì việc hợp tác phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên trong các thư viện còn gặp khó khăn. Vì thế các cấp quản lý trực tiếp và gián tiếp của thư viện cần quan tâm những việc cụ thể như sau:  Đối với nhà quản lý của trường: Cần xác định chức năng, nhiệm vụ của Thư viện như trong Điều lệ trường Đại học do Bộ GD-ĐT ban hành để đầu tư về nhân lực, tài lực, định vị các phòng chức năng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho thư viện phát triển với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhà trường tức là nâng cao số, chất lượng nguồn tài nguyên diện tử, năng lực và vận dụng công nghệ cho thư viện.  Đối với nhà quản lý thư viện: Cần có nhận thức, tư duy mới về tổ chức, hoạt động thư viện đều hướng đến người dùng tin và xây dựng định hướng chiến lược là thư viện phù hợp với dây chuyền xử lý và phục vụ trong môi trường hiện đại và số hóa, kịp thời tham mưu cho nhà trường có những quyết sách trong phát triển thư viện (tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu trực tuyến khác) theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hợp tác và hội nhập trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc quan hệ để xây dựng tiềm lực, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo người làm công việc thư viện bộ có điều kiện và khả năng hội nhập với thế giới;  Đối với viên chức thư viện-là lực lượng chủ chốt trong việc vận hành, quản lý và đổi mới thư viện nên cần được bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức công nghệ, nắm bắt được kỹ thuật tổ chức nguồn thông tin-tri thức và các phương tiện tìm tin hiện đại, có tinh thần tự học, không ngừng mở rộng kiến thức, kỹ năng và vận dụng cho hoạt động: 30

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

các dịch vụ thông tin, hợp tác phát triển, trao đổi tài nguyên. Ngoài ra, họ phải tham gia đào tạo người dùng tin, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận thông tin.  Đối với người dùng tin: Tạo nhiều cơ hội cho người dùng tin được tiếp cận tới nguồn lực tài nguyên phong phú, đa dạng của thư viện và các thư viện khác trong mối liên kết đầy đủ, chính xác và được sử dụng dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng. III. Giải pháp đề xuất cho việc phát triển, trao đổi chia sẻ tài nguyên điện tử của thư viện trường Đại học Tùy theo quy mô tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, vốn tài liệu thư viện của mỗi trường mà xây dựng thư viện số trong lòng thư viện truyền thống, hay nói cách khác xây dựng thư viện điện tử như một hình thức lai ghép giữa thư viện truyền thống (được quản trị bằng phần mềm chuyên dụng) và thư viện số. Do đó có thể lựa chọn một trong hai hướng hay có thể vận dụng cả hai hướng như sau: 1. Phần mềm mã nguồn mở Một giải pháp quan trọng mà các thư viện cần nghĩ tới lúc này là tối ưu hóa chi phí mua phần mềm thư viện nhưng vẫn đảm bảo tốt các hoạt động khác. Việc sử dụng các phần mềm quản trị thư viện nguồn mở có thể tiết kiệm được chi phí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm về việc sử dụng phần mềm nguồn mở cho các cơ sở giáo dục. Trong phụ lục kèm theo TT số 08/2010/TT-BGĐT ngày 01/03/2010 của Bộ GD&ĐT đã liệt kê danh sách các phần mềm nguồn mở được khuyến khích sử dụng trong ngành. Một số phần mềm nguồn mở hỗ trợ công tác phát triển, trao đổi tài liệu:  Dspace (http://www.dspace.org) - Phần mềm nguồn mở, hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số hóa trên internet, đã được thư viện trường ĐH Đà Lạt sử dụng thành công và chia sẽ với nhiều trường khác;  Koha (http://koha-community.org) - là hệ quản trị thư viện tích hợp, như phần mềm hiện đại, được phát triển bởi cộng đồng người làm thư viện trên thế giới.  Ứng dụng công nghệ Web 2.0 trong TV chủ yếu để cung cấp, quảng bá dịch vụ thư viện; giới thiệu, hướng dẫn và chia sẻ tìm tin, và thu thập ý kiến bạn đọc mà Trung tâm Học liệu, ĐH Cần Thơ; Trung tâm Học liệu, ĐH Đà Nẳng cùng các thư viện ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH An Giang, ĐH Hoa Sen TPHCM,... đã triển khai thành công và ĐH Cần Thơ đề xuất trang web mẫu ứng dụng Web 2.0 cho TV trường ĐH. 2. Phần mềm mua quyền sử dụng  Libol (http:// www.tinhvan.com)- Phần mềm quản lý thư viện điện tử và thư viện số;  ILib (http://estore.cmcsoft.com) - Phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp;  ExLibris (http://www.ted.com.vn)- Phần mềm quản tài liệu in và tài liệu số;  Mua tài khoản cho người dùng tin từ các công ty kinh doanh tài liệu số theo quy mô ngành đào tạo và người dùng tin của trường. Hình thức này đang được một số trường thực hiện. III. Kết luận Việc phát triển, trao đổi tài nguyên điện tử giữa các thư viện trường đại học mặc dù ít nhiều gặp khó khăn nhưng trong hiện tại và tương lai là rất cần thiết. Việc vận 31

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

dụng công nghệ để số hóa tài liệu nhằm phát triển, trao đổi nguồn tài nguyên giữa các thư viện Đại học trong nước mở ra một hướng đi mới của thư viện. Thời gian đầu có thể liên kết, trao đổi quy mô nhỏ các trường trong vùng, và sẽ mở rộng ra các trường vùng, miền khác nhau tạo kho tài nguyên ngày càng đa dạng, phong phú, có giá trị gia tăng. Hoạt động tích cực này, tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng tin khai thác các nguồn tài nguyên thông tin nhanh chóng, xác thực cũng như đáp ứng cơ bản tiêu chí trong đánh giá, kiểm định chất lượng của trường và khẳng định “Thư viện là trái tim của trường ĐH”./.

32

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI LÊ TRƯỜNG GIANG Thư viện Trường Đại học An Giang (Thư viện - ĐHAG), tiền thân là Thư viện Trường Cao đẵng Sư phạm An Giang (1976), được thành lập vào tháng 1 năm 2002. Với nhiệm vụ chính là nơi tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, tài liệu của Trường. Bên cạnh đó là bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Nhà trường. Hình thành và phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, đã ảnh hưỡng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thư viện. Thư viện – ĐHAG luôn chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động của Thư viện và xem đây là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Dưới đây là những ứng dụng CNTT nổi bật mà Thư viện đã thực hiện, song song đó là những định hướng phát triển cho các ứng dụng trong tương lai.

Xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức những tài liệu đã được số hóa dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video…) về một chủ đề (Hiệp, 2014). Việc số hóa tài liệu thành bộ sưu tập số đem lại nhiều thuận lợi như: dễ dàng lưu trữ, tìm kiếm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài liệu… Vì vậy, Thư viện – ĐHAG luôn quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số. Dưới đây là những bộ sưu tập số đã được xây dựng và đưa vào phục vụ tại Thư viện – ĐHAG. Tài nguyên Nội sinh Bộ sưu tập Tài nguyên Nội sinh là bộ sưu tập các tài liệu được tạo ra trong quá trình công tác, nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Đại học An Giang. Bộ sưu tập bao gồm: luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, nghiên cứu khoa học, giáo trình, tạp chí khoa học, khóa luận tốt nghiệp… Đây được xem là nguồn tài liệu xám của Trường, được số hóa vào năm 2006, Thư viện đã ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace phiên bản 1.5.2 để xây dựng và phát triển thành bộ sưu tập số Tài nguyên Nội sinh. Đến nay, bộ sưu tập đã đạt trên 2500 tài liệu, với khoảng trung bình 3282 phiên truy cập/tháng (thống kê năm 2015) và đã nâng cấp phần mềm DSpace đến phiên bản 4.0 (địa chỉ truy cập: http://dspace.agu.edu.vn:8080). Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích chia sẻ và bảo vệ quyền tác giả, Thư viện đã thiết lập chính sách truy cập trên từng tài liệu cho nhóm tài liệu luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ theo yêu cầu của tác giả.

33

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Tuyển tập Thơ văn Lý - Trần Được phát triển vào năm 2005, do sự kết hợp giữa Thư viện và các giảng viên bộ môn Ngữ văn - khoa Sư phạm, Tuyển tập Thơ Văn Lý – Trần là bộ sưu tập thông tin về tiểu sử và tác phẩm của 161 tác giả thời Lý – Trần. Các tài liệu được trình bày bằng nhiều hình thức như chữ Hán Nôm, phiên âm, dịch nghĩa giúp bạn đọc dễ dàng nghiên cứu và học tập. Bộ sưu tập Cá – Đồng bằng Sông Cửu Long Đây là bộ sưu tập các thông tin mô tả và hình ảnh của trên 250 loài cá vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, được phát triển vào năm 2006. Hỗ trợ bạn đọc tra cứu và tìm hiểu thông tin về các loài cá của vùng. Bộ sưu tập cho phép bạn đọc có thể tìm kiếm theo các tiêu chí như: tên Tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học hoặc môi trường sống của cá. Bộ sưu tập Di tích An Giang Di tích An Giang là bộ sưu tập các thông tin mô tả và hình ảnh của 33 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh của tỉnh An Giang. Bạn đọc có thể tìm kiếm theo các tiêu chí như: tên di tích, loại hình, địa phương hoặc xếp hạng. Bộ sưu tập được phát triển vào năm 2008, do sự kết hợp giữa Thư viện và các giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn. Tài nguyên Tham khảo Bên cạnh những bộ sưu tập tài liệu nội sinh, chuyên biệt, Thư viện cũng xây dựng thêm bộ sưu tập Tài nguyên Tham khảo. Đây là bộ sưu tập các tài liệu điện tử do Thư viện sưu tầm hoặc được biếu tặng từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài Trường. Các tài liệu này được tổ chức theo các chuyên ngành đào tạo của Trường nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu. Hầu hết các bộ sưu tập số được xây dựng trên 2 phần mềm mã nguồn mở là Dspace và Greenstone. Đây là 2 phần mềm khá nổi tiếng được nhiều thư viện trong và ngoài nước tin dùng. Trong tương lai, Thư viện cần tận dụng triệt để hơn nữa những phần mềm nói trên. Tiến hành nâng cấp, cập nhật để tận dụng được những tính năng mới. Phát triển thêm nhiều bộ sưu tập mới. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng vốn tài liệu cho các bộ sưu tập.

Xây dựng và quản trị cổng thông tin điện tử Khi nói đến Internet, chúng ta thường nghĩ ngay đến dịch vụ web hơn là các dịch vụ khác như email, ftp, chat… Điều này cho thấy sự phổ biến và hữu ích của các trang web trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Vì vậy, Thư viện - ĐHAG đã sớm xây dựng cổng thông tin điện tử (website) ngay từ những ngày đầu hình thành. Đây được xem là kênh quảng bá thông tin, dịch vụ, tài nguyên… chính thống của Thư viện đến với bạn đọc. Trang web được xây dựng và phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Joomla. Đây là một hệ quản trị nội dung mạnh với nhiều tính năng và dễ sử dụng, giúp cho nhân viên quàn lý dễ dàng tổ chức, đăng tải và tìm kiếm nội dung. Bên cạnh đó, Joomla cũng tạo ra môi trường hỗ trợ đa người dùng, đồng quản trị nội dung khá tốt. Trên cơ sở đó, việc cập nhật nội dung trên website của Thư viện - ĐHAG được trao 34

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

cho từng bộ phận chuyên trách, nhằm giúp cho nội dung được đăng tải nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy được xây dựng từ rất sớm, nhưng nền tảng phát triển website Thư viện (Joomla 1.5) lại ít được nâng cấp và cập nhật. Vì thế, trong tương lai, website Thư viện - ĐHAG cần được nâng cấp lên phiên bản mới nhất nhằm khắc phục một số lỗi về bảo mật cũng như thừa hưởng những tính năng mới ưu việt hơn. Bên cạnh đó, giao diện của Website cũng cần được thiết kế lại, sao cho thân thiện, dễ tra cứu và đặc biệt là có độ phản hồi (giao diện responsive) cao. Nhằm đáp ứng tốt cả những thiết bị truy cập truyền thống (máy tính để bàn, máy tính xách tay) lẫn những thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh).

Quản lý phòng máy tính sinh viên Thư viện - ĐHAG được trang bị với hơn 300 máy tính. Trong đó, phần lớn số lượng máy tính được phân bố cho 2 phòng máy tính sinh viên tầng 4 và tầng 5. Để quản lý tốt những phòng máy tính trên, Thư viện - ĐHAG đã triển khai và sử dụng phần mềm Netcafe phiên bản 5.0. Đây là phần mềm quản lý dịch vụ truy cập Internet miễn phí được phát triển bởi công ty Linh Nguyên. Mặc dù, Netcafe không phải là phần mềm chuyên cho quản lý phòng máy tính của thư viện, nhưng nó sở hữu nhiều tính năng khá phù hợp và hữu ích như: quản lý tài khoản người dùng, cấp phát thời gian sử dụng, thống kê báo cáo… Nhìn chung, phần mềm Netcafe 5.0 khá phù hợp với những phòng máy tính vừa và nhỏ (trên dưới 80 máy tính). Do đó, vào những thời điểm có nhiều lượt truy cập máy chủ Netcafe thường bị treo hoặc hoạt động không ổn định. Để khắc phục vấn đề này, phần mềm quản lý cần được nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, phiên bản hiện tại – Netcafe 9.0 lại chứa nhiều mục quảng cáo và một số thành phần dịch vụ không phù hợp với phòng máy tính Thư viện. Vì thế, trong tương lai, phòng máy tính cần được thay đổi phần mềm quản lý mới tốt hơn và phù hợp hơn. Với giải pháp tình thế, Thư viện có thể tìm một phần mềm mã nguồn mở tốt hơn để thay thế cho phần mềm Netcafe hiện tại. Về định hướng lâu dài, Thư viện cần phát triển phần mềm quản lý phòng máy (tự phát triển hoặc đặt hàng công ty phần mềm) theo hướng tích hợp vào phần mềm quản trị thư viện, nhằm thống nhất dữ liệu thông tin người dùng và thuận lợi hơn trong việc quản lý.

Ứng dụng dịch vụ web 2.0 Từ khi thuật ngữ web 2.0 xuất hiện, các ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ web thế hệ thứ 2 này đã không ngừng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Thực tế cũng cho thấy, việc ứng dụng những dịch vụ web 2.0 đã đem đến nhiều hiệu quả và những lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực nói chung, cũng như thư viện nói riêng. Vì vậy, việc ứng dụng các dịch vụ web 2.0 tại Thư viện - ĐHAG cũng là một trong những ứng dụng công nghệ thông tin không thể thiếu. Dưới đây xin được giới thiệu một số dịch vụ web 2.0 nổi bật đang được sử dụng tại Thư viện - ĐHAG.

35

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

 Facebook: Được sử dụng như một kênh quảng bá, chia sẻ thông tin và kết nối thư viện với bạn đọc.  Google Drive: Lưu trữ và chia sẽ tài liệu trực tuyến.  Google Form: Giúp bạn đọc đăng ký tham gia các lớp chuyên đề một cách trực tuyến, đồng thời còn là phương tiện thu thập ý kiến phản hồi từ bạn đọc.  Zopim chat: Là hộp thoại chat trực tuyến được gắn trên trang chủ của Thư viện, nhằm tăng khả năng tương tác, trao đổi giữa bạn đọc với thư viện. Với những tiện ích mà ứng dụng web 2.0 mang lại, Thư viện - ĐHAG cần đầy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các dịch vụ web 2.0 như: tìm hiểu và ứng dụng những dịch vụ mới; khai thác triệt để các tính năng của những dịch vụ đang được sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Ứng dụng phần mềm tự phát triển Bên cạnh việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở, phần mềm miễn phí, Bộ phận Tin học Thư viện - ĐHAG cũng tự phát triển những ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả công việc, cũng như tạo ra những công cụ hữu ích cho cán bộ sử dụng. Những ứng dụng này được thiết kế và xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế trong quá trình làm việc của cán bộ phụ trách. Vì thế chúng rất thiết thực và hữu ích. Dưới đây là một số phần mềm ứng dụng nổi bật đã được phát triển và sử dụng tại Thư viện – ĐHAG. Tên phần mêm ứng dụng

Chức năng chính

Phần mềm đăng ký học lớp hướng dẫn Cho phép sinh viên đầu khóa đăng ký sử dụng thư viện học lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, xếp lớp, in danh sách và xuất dữ liệu thông tin bạn đọc để nhập vào phần mềm quản trị thư viện. Chương trình thống kê số lượt bạn đọc Ghi nhật ký và cho phép thống kê số đến thư viện lượt bạn đọc đến thư viện theo ngày giờ Công cụ hỗ trợ quản lý tài khoản sử Tạo tài khoản, gia hạn, cấp phát thời dụng máy tính gian sử dụng tự động… Một số phần mềm ứng dụng tự phát triển tại Thư viện ĐHAG Thực tế cho thấy việc ứng dụng những phần mềm tự phát triển tại Thư viện – ĐHAG là rất cần thiết, bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng tự phát triển còn nhỏ lẻ, manh mún và chưa có định hướng phát triển. Như vậy, trong tương lai cần nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực của cán bộ IT, để những ứng dụng được phát triển tốt hơn. Phần mềm ứng dụng cần được định hướng phát triển trên nền tảng web giúp dễ dàng truy cập, vận hành và bảo trì. Ngoài ra, cần ưu tiên phát triển từ những nền tảng nguồn mở nhằm hạn chế thời gian phát triển và hưởng được nhiều hỗ trợ từ cộng đồng. 36

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Duyên, L. T. H., Tri, N. T. K. & Lũy, L. T., 2015. LRC 2.0 - Mô hình ứng dụng

Web 2.0 cho thư viện học thuật. Tạp chí Thư viện Việt Nam, p. 33. 2. Hiệp, N. M., 2014. Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam. Tạp chí Thư viện Việt Nam, p. 20. 3. Thư viện, Đ. h. A. G., 2016. Cổng thông tin Thư viện Đại học An Giang. [Online] Available at: http://lib.agu.edu.vn [Accessed 30 4 2016].

37

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

GIẢI PHÁP PHẦN MỀM THƯ VIỆN TỔNG THỂ KIPOS VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN NGUYỄN HỒNG VINH PHÙNG THỊ NGÂN Công ty CP Phần mềm Quản lý Hiện Đại

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, hệ thống quản lý thư viện tích hợp đã được ứng dụng, triển khai tại nhiều thư viện Việt Nam, góp phần quản lý thư viện hiệu quả. Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm công nghệ, các phần mềm thư viện trước đây vẫn quản lý theo phương thức truyền thống, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các thư viện. Do đó, việc thay đổi phần mềm theo xu hướng tự động hóa, xây dựng thư viện số trong một hệ thống tổng thể là một xu hướng tất yếu đối với thư viện hiện đại. Hiện nay, có nhiều hệ thống phần mềm quản trị thư viện tích hợp do các công ty phần mềm trong và ngoài nước cung cấp đã được ứng dụng, triển khai và đem lại những lợi ích thiết thực cho việc quản lý tài nguyên, tự động hóa quy trình nghiệp vụ của thư viện tại Việt Nam. Trong số đó, KIPOS là một trong những phần mềm trong nước có nhiều lợi thế về tiêu chuẩn, tính năng và dễ sử dụng.

TỔNG QUAN Giải pháp phần mềm thư viện tổng thể KIPOS (Knowledge Information Portal Solution) giúp các thư viện quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng, không quan trọng nó thuộc định dạng nào từ các dạng tài liệu truyền thống cho đến các tài liệu số. Trong khi các chức năng tự động hóa của thư viện cho phép quản lý hiệu quả các tài liệu truyền thống thông qua quy trình nghiệp vụ thông suốt và khả năng tích hợp với các thiết bị hiện đại nhất, thì thư viện số thực hiện bảo trì, quản lý và chuyển giao các bộ sưu tập số tới độc giả một cách dễ dàng qua giao diện Web. Ngoài ra, giải pháp cổng thông tin điện tử xây dựng một môi trường kết nối và cung cấp các dịch vụ bổ trợ tối đa cho hoạt động của thư viện cũng như độc giả. KIPOS đem đến cho thư viện một giải pháp tổng thể hoàn chỉnh, bao gồm: Giải pháp tự động hóa thư viện (KIPOS.Automation); - Giải pháp thư viện số (KIPOS.Digital); - Giải pháp cổng thông tin điện tử (KIPOS.WebPortal).

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH Quản lý thư viện truyền thống Giải pháp Tự động hóa thư viện/Thư viện điện tử tích hợp (ILS)/Quản lý thư viện (LMS), đều để chỉ các hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác quản lý các tài liệu truyền thống: sách, báo, tạp chí, vi phim, vật liệu hữu hình… KIPOS.Automation bao gồm năm phân hệ nghiệp vụ và một phân hệ tích hợp thiết bị, để hỗ trợ quy trình quản lý tài liệu truyền thống (Bảng 1). 38

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Bảng 1. Các phân hệ hỗ trợ quy trình quản lý tài liệu truyền thống của KIPOS.Automation STT Phân hệ Mô tả 1 CATALOG - Biên Biên mục mô tả các tài liệu vật lý xếp giá của thư mục viện: tài liệu in, băng đĩa, mô hình... Tuân thủ tiêu chuẩn MARC21, quy tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2… 2 OPAC - Tra cứu Tra cứu mục lục công cộng trực tuyến tài liệu truyền thống, cung cấp các chức năng tìm kiếm tài liệu dựa trên dữ liệu thư mục: tìm lướt, tìm theo từ khóa, tìm kiếm nâng cao, tìm theo mã số kiểm soát. 3 CIRCLULATION Quản lý kho tài liệu, quản lý hồ sơ và tài khoản bạn - Quản lý lưu thông đọc, thiết lập các chính sách lưu thông, quản lý các giao dịch sử dụng tài liệu, tính phí… 4 ACQUISITIONS Quản lý nguồn quỹ bổ sung, quản lý quá trình bổ – Quản lý Bổ sung sung: nhận tặng biếu, đặt mua tài liệu, nhận và thanh toán. 5 Quản lý việc đặt và nhận báo, tạp chí. Tuân thủ tiêu SERIALS CONTROL – chuẩn MARC21 cho vốn tư liệu. Quản lý Ấn phẩm định kỳ 6 SIP2 Server - Phần mềm dịch vụ cung cấp giao tiếp theo giao thức Dịch vụ tích hợp SIP2 giữa hệ thống KIPOS với các thiết bị mượn trả tự máy mượn trả tự động. động KIPOS giúp các thư viện quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên truyền thống của mình một cách hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Phần mềm KIPOS cung cấp nhiều tính năng trong một giải pháp tích hợp, hỗ trợ đắc lực trong vấn đề tự động hóa thư viện (Hình 1).

39

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Hình 1. Quy trình quản lý tài liệu truyền thống Quản lý thư viện số Thư viện số là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập được lưu trữ dưới dạng số và có thể truy cập bằng máy tính. Nội dung số có thể được lưu trữ cục bộ hoặc truy cập từ xa qua mạng máy tính. Thư viện số là một loại hệ thống tìm kiếm thông tin - Information Retrieval System. KIPOS.Digital khởi dựng với năm phân hệ nghiệp vụ chính và cho đến hiện tại đã có bảy phân hệ (Bảng 2). Tuy nhiên số lượng các phân hệ có thể phát sinh do đặc thù của loại đối tượng số. Bảng 2. Các phân hệ hỗ trợ quy trình quản lý tài liệu số của KIPOS.Digital STT Phân hệ 1 DIGITAL REPOSITORY Quản lý kho tư liệu số 2 DIGITAL OBJECT CREATOR Biên tập tài liệu số 3

OPAC -Tra cứu mục lục tài liệu số

4

DIGITAL OBJECT CIRCULATION Quản lý lưu thông tài liệu số

Mô tả Công cụ quản lý không gian lưu trữ các thư mục tệp tin tài liệu từ xa với các chức năng chính: duyệt xem, tải lên, tải về, sửa chữa tệp tin nội dung, tạo ảnh đại diện… Hỗ trợ xây dựng các tài liệu số thông dụng: sách, tài liệu hỗn hợp, phim, âm thanh, ảnh, bản đồ… Tuân thủ tiêu chuẩn METS và sử dụng chuẩn MARC21 cho siêu dữ liệu mô tả. Tra cứu mục lục trực tuyến tài liệu số, cung cấp các chức năng tìm kiếm trên siêu dữ liệu mô tả của tài liệu số, có thể tích hợp với giao diện tìm kiếm tài liệu truyền thống. Quản lý lưu thông tài liệu số: quản lý tài khoản bạn đọc, thiết lập các chính sách truy cập, kiểm soát truy cập, tính phí.

40

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

5

DIGITAL OBJECT NAVIGATOR Trình duyệt tài liệu số

6

E-JOURNAL - Phân hệ Quản lý báo, tạp chí điện tử FULLTEXT SEARCH ENGINE - Phân hệ Máy tìm kiếm toàn văn

7

Công cụ trình duyệt tài liệu số công nghệ web tiêu chuẩn METS. Trình diễn theo cấu trúc cây, duyệt tuần tự, trình diễn nhiều loại tệp tin tài liệu: âm thanh, hình ảnh, văn bản… Tùy biến theo các bộ sưu tập đặc biệt. Cung cấp các chức năng đặc biệt để phù hợp với đặc thù tạp chí trong việc biên mục, biên tập, tra cứu và quản lý lưu thông Thực hiện việc chỉ mục nội dung tài liệu số bao gồm mục lục, nội dung nhúng, nội dung tệp tin liên kết có thể thu hồi văn bản. Cung cấp chức năng tìm kiếm toàn văn trong giao diện OPAC.

KIPOS.Digital cho phép quản lý một cách hiệu quả và tiện lợi các bộ sưu tập số với nhiều công đoạn nghiệp vụ khác nhau (Hình 2).

Hình 2. Quy trình quản lý tài liệu số Cổng thông tin điện tử KIPOS.WebPortal là giải pháp phần mềm cổng thông tin điện tử thư viện, một thành phần chính trong giải pháp thư viện tổng thể KIPOS, được tích hợp trong phiên bản 3.5 năm 2012 trở lên. Dựa trên KIPOS.WebPortal, cổng thông tin điện tử cho thư viện đang được xây dựng như một trung tâm tích hợp thông tin; là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh thông tin các dịch vụ, ứng dụng phục vụ tác nghiệp của thư viện. KIPOS.WebPortal là một sản phẩm hệ thống phần mềm, được phát triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core) - LegoWeb công nghệ Web Parts (một nền tảng công nghệ chuẩn cho cổng thông tin điện tử), cho phép thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.

41

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KIPOS TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Hiện nay, KIPOS đang được triển khai ứng dụng tại một số thư viện (Bảng 3) và đem lại những kết quả khả quan. Trong đó, Thư viện Đại học Đại học Nha Trang là một trong những thư viện ứng dụng thành công phần mềm quản lý thư viện và trở thành một trong những thư viện hiện đại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2009, thư viện đã triển khai dự án xây dựng thư viện hiện đại và ứng dụng phần mềm KIPOS. Sau 5 năm thực hiện đề án, thư viện đã có sự thay đổi đáng kể. Hiện nay, Thư viện Đại học Nha Trang đã lắp đặt các thiết bị tự tra cứu sách, tự mượn và trả sách mà không cần sự can thiệp của các thủ thư. Máy nhận trả sách 24/7 được lắp đặt bên ngoài cửa Thư viện, giúp người dùng trả sách bất kỳ thời gian nào, không lệ thuộc vào giờ làm việc của Thư viện. Thao tác trả sách tại máy rất đơn giản, nhanh và hiệu quả. Việc đưa thiết bị hiện đại vào hoạt động phục vụ bạn đọc giúp người dùng có thể chủ động ở mức cao nhất, do vậy tiết kiệm thời gian cho sinh viên. Bên cạnh hoạt động tự động hóa giao dịch trong hoạt động phục vụ bạn đọc, Thư viện đã tiến hành số hóa nguồn tài nguyên và xây dựng thư viện số để hỗ trợ tốt nhất cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong trường. Điều này giúp khẳng định được vị thế của thư viện trong quá trình đào tạo của nhà trường. Cùng nằm trong hệ thống các trường đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội với đặc thù là cơ sở vật chất không tập trung, mỗi khoa đào tạo có một cơ sở vật chất, thư viện được phân cấp thành Thư viện của Viện và các Thư viện Khoa, sinh viên trong trường cũng phân tán, việc quản lý hiệu quả Thư viện trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, trang thiết bị cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu. Năm 2014, được sự quan tâm lãnh đạo nhà trường, thư viện đã ứng dụng phần mềm KIPOS và đã có những bước chuyển biến đáng kể. Chỉ trong một năm thực hiện xây dựng thư viện số, Thư viện đã tạo ra một nguồn lực thông tin lớn với hơn 14.000 bản tài liệu in, gần 1.000 tài liệu số. Giải pháp đem lại hiệu quả trong quản lý thư viện truyền thống và thư viện số chỉ trong cùng một hệ thống. Đặc biệt, khắc phục được sự chồng chéo trong quản lý trước đó, phù hợp và đem lại hiệu quả ngay cả khi thư viện bị phân tách. Hơn thế, với đặc thù Viện Đại học Mở Hà Nội là một cơ sở giáo dục đại học mở đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, hình thức đào tạo từ xa chiếm tới 60%. Chính vì vậy, nhu cầu bạn đọc cao, tuy nhiên bạn đọc lại phân tán không thuận lợi để có thể tới thư viện tra cứu, sử dụng tài liệu. KIPOS với chức năng quản lý tài liệu số đã giúp thư viện khắc phục khó khăn này. 42

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Bảng 3. Một số thư viện đã triển khai áp dụng phần mềm KIPOS STT Tên thư viện Thư viện Đại học Nha Trang 1 Thư viện Viện Khoa học Tổ Chức Nhà 2 nước Thư vện Đại học Y Khoa Vinh 3 Thư viện Đại học Hạ Long 4 Thư viện Viện Đại Học Mở Hà Nội 5 Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 6 Thư viện Bộ Tư pháp 7 Thư viện Đại học Mỏ Địa Chất 8 Thư viện Đại học Y Thái Bình 9

Địa chỉ website http://thuvien.ntu.edu.vn http://lib.isos.gov.vn http://thuvien.vmu.edu.vn http://thuvien.daihochalong.edu.vn http://thuvien.hou.edu.vn http://thuvien.vinhphuc.gov.vn http://thuvienso.moj.gov.vn http://lic.humg.edu.vn http://thuvien.tbump.edu.vn

KẾT LUẬN Thư viện ngày nay đóng một vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục, đổi mới văn hóa- xã hội. Trong khi công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển thì việc tự động hóa và xây dựng thư viện số là một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, khi mà công nghệ thay đổi từng ngày, nhiều sản phẩm phần mềm trước đây chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và không còn phù hợp. Việc ứng dụng giải pháp tổng thể trong việc quản lý thư viện là điều cần thiết. Các sản phẩm công nghệ ra đời sau càng thể hiện sự ưu việt trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều đó giúp các thư viện có thêm nhiều sự lựa chọn cho giải pháp phát triển phù hợp với thư viện của mình.

43

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH THƯ VIỆN ĐH SPKT TP. HCM http://thuvien.hcmute.edu.vn [email protected] 08.8969920 1. TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN DI ĐỘNG (M-LIBRARIES) VÀ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ HCMUTE Thuật ngữ Thư viện di động (M-Libraries) bao gồm toàn bộ các hoạt động, quy trình, và ứng dụng có thể thực hiện bằng công nghệ di động. Giáo Trình Điện Tử HCMUTE” là những tác phẩm chỉ có thể dùng các công cụ điện tử như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (thiết bị đọc, máy tính bảng và điện thoại thông minh như iPhone, iPad, Samsung Galaxy, HTC Tablet, ...) để xem, đọc, và truyển tải.

44

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

45

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

46

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

47

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

2. GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG “M-LIBRARIES” TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu ứng dụng thư viện MyOPAC dành cho thiết bị di động MyOPAC là ứng dụng tra cứu, đọc sách điện tử của các thư viện được phát triển bởi công ty PSC, được áp dụng cho các đơn vị thư viện trường học trong đó có Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. MyOPAC được cung cấp hoàn toàn miễn phí, có thể hoạt động trên tất cả các loại thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smart phone), máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn (PC). Hiện tại MyOPAC có 3 phiên bản tương ứng với 3 hệ điều hành đang được người dùng sử dụng nhiều nhất hiện nay là Android, Window Phone và iOS. * Các tính năng chính của ứng dụng MyOPAC: - Mượn E-Book - Tìm sách - Tìm đề tài - Cần biết - Báo tạp chí - Liên thư viện - Tài khoản - Theo dõi và gửi yêu cầu mượn trả tài liệu 3. GIỚI THIỆU CÁC DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI “M-LIBRARIES” 3.1. Lợi ích của dự án mang lại Kế hoạch “Quản lý, cung cấp, khai thác sử dụng nguồn giáo trình điện tử trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh” đã triển khai mang lại những lợi ích thiết thực sau: - Tạo nguồn thu cho Nhà trường, tác giả nhằm phát triển nguồn học liệu điện tử. - Quảng bá thương hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trên toàn quốc và ra thế giới. - Giải pháp xây dựng và cung cấp nguồn học liệu điện tử có chất lượng cao cho nhà trường phục vụ tốt chương trình đào tạo. - Hỗ trợ đắc lực trong việc triển khai E/M LEARNING. - Hỗ trợ đội ngũ giảng viên, đội ngũ các nhà khoa học có trình độ, nhiệt huyết của trường phát huy sự hiểu biết của mình đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. - Thực hiện việc công bố các sản phẩm NCKH, công trình giáo dục,… của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. - Nhằm xây dựng và phát triển thư viện điện tử của Nhà trường giai đoạn 20132018 và tầm nhìn đến năm 2030. - Xây dựng nguồn học liệu điện tử với chi phí thấp. 3.2. Giới thiệu tủ sách Giáo trình điện tử HCMUTE Số đầu sách giáo trình đang phát hành toàn quốc là 172 đầu sách và dự kiến đến cuối năm 2016 đạt khoảng 300 đầu sách. 48

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Tài liệu nội sinh đã được số hóa chủ yếu là luận văn, đồ án đạt khoảng 10.000 tài liệu. 3.3. Giới thiệu các đối tác hợp tác liên kết phát hành STT

1

2

3

4

5

6

Tên đơn vị phát hành Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Trực Tuyến VINAPO Công Ty TNHH Sách Điện Tử Trẻ (YBOOK) Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Mê Kông COM Khối Phát Triển Dịch Vụ thuộc Tổng Công ty Viễn thông Viettel

Website

Truy cập chi tiết

https://sachweb.com

https://sachweb.com

https://sachweb.com

https://sachweb.com/sach-giao-trinhm4/ http://sachbaovn.vn/sach/cung-tacquyen/Truong-Dai-hoc-Su-pham-Kythuat-TP-HCM-55 https://read.alezaa.com/?browse=S%C 3%A1ch%20chuy%C3%AAn%20ng% C3%A0nh&offset=20

https://sachweb.com

http://www.ybook.vn/ebook/giaotrinh-tai-lieu

https://sachweb.com

http://reader.vinabook.com/giftcode.html

http://anybook.vn

http://anybook.vn

7

NXB ĐH QG TP. HCM

http://epaper.edu.vn

8

Thư viện ĐH SPKT TP.HCM

http://thuvien.hcmut e.edu.vn

49

Thời gian 01/06/2016 – 31/08/2016: Làm hồ sơ trình Hiệu trưởng ký kết các hợp đồng hợp tác Phục vụ CBVC, Sinh viên, Học viên, NCS đọc miễn phí

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

XÂY DỰNG THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI THEO HƯỚNG LEARNING COMMONS – KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG LƯƠNG THỊ THẮM Công ty CP Thông tin & Công nghệ số Tóm tắt: Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng, vì vậy việc đầu tư cho phát triển thư viện là việc rất cần thiết. Tại Việt Nam, các thư viện đang ngày càng được chú trọng và quan tâm, đặc biệt có một số thư viện lớn đã xây dựng và phát triển hướng theo mô hình thư viện hiện đại của nước ngoài và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, với xu thế phát triển của các thư viện trên thế giới hiện nay, mô hình được xem là ưu việt nhất: Learning commons – Không gian học tập chung là mô hình kết hợp giữa thư viện với công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ học tập nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đáp ứng được tối đa các nhu cầu của người dùng. Bài viết đưa ra những khái niệm và cấu thành cơ bản của mô hình Learning commons, bên cạnh đó đề xuất một mô hình kết hợp giữa Learning Commons hiện đại và thư viện phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.

“Tôi để ý thấy rằng, hễ đoàn khách nào đến thăm trường ta thì họ đều muốn đến thăm Thư viện. Đối với khách quốc tế thì điều này càng hiển nhiên rõ ràng hơn. Những ai đi Thư viện thường xuyên, chắc chắn thấy không dưới chục lần các nhân viên Thư viện và ban giám hiệu nhà trường dẫn các đoàn khách tham quan vòng quanh Thư viện. Có khi nào các bạn đặt ra câu hỏi “Tại sao các đoàn khách lại đặc biệt quan tâm đến Thư viện như vậy” không?”[1]. Có thể nói một cách đơn giản, thư viện được quan tâm đặc biệt như vậy chính là vì chức năng, nhiệm vụ của nó trong các trường đại học. Thư viện hoạt động dựa trên 4 chức năng chính là: Thông tin, giáo dục, văn hóa và giải trí. Với những chức năng này, thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho người dùng kho tàng tri thức khổng lồ, những dịch vụ phục vụ cho học tập nghiên cứu hay đơn giản chỉ là không gian để giải trí, thư giãn. Đó là lí do vì sao mà xây dựng một thư viện hiện đại, nhiều chức năng, nhiều dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên và giảng viên lại quan trọng như vậy. Tuy nhiên, để xây dựng được một thư viện hiện đại và phục vụ người dùng một cách tốt nhất vẫn đang là một bài toán không dễ dàng tìm ra câu trả lời. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, thư viện phải luôn thay đổi, cập nhật, làm mới mình để có thể phục vụ người dùng một cách tốt nhất. Đối với vấn đề này, các thư viện nước ngoài hiện đang làm rất tốt và các thư viện tại Việt Nam cũng đang hướng theo những mô hình thư viện hiện đại và đang chuyển mình một cách nhanh chóng, rõ rệt. Bài viết này xin đưa ra một mô hình thư viện hiện đại đã được rất nhiều các thư viện trên thế giới áp dụng và các thư viện Việt Nam đang dần hướng tới. Đó là mô hình Learning Commons – Không gian học tập chung. Learning Commons được định nghĩa như là một không gian giáo dục, tương tự như thư viện và lớp học trong đó có các không gian và hạ tầng thiết bị phục vụ việc đọc, nghiên cứu, tự học, làm việc nhóm, sáng tạo, gặp gỡ, hay đơn thuần chỉ là thư 50

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

giãn… Learning commons là sự kết hợp giữa thư viện với công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ học tập nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đáp ứng được tối đa các nhu cầu của người dùng. Đây là một không gian học tập năng động với kiến trúc, nội thất, trang thiết bị công nghệ và cách thức tổ chức quản lí luôn hướng đến người dùng. Áp dụng mô hình này, người dùng thư viện có thể phát huy tối đa những không gian chung để tự tra cứu, học, đọc tài liệu hoặc nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề quan tâm, hoặc đơn giản chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn. Mô hình cho phép người dùng chủ động tiếp cận tài liệu và sử dụng những trang thiết bị hiện đại mà không cần sự can thiệp của thủ thư. Như vậy không gian thư viện sẽ phát huy tối đa tính chủ động của người dùng, từ đó đem lại cho họ cảm giác thoải mái, tiện nghi nhất, cùng với hiệu quả học tập, nghiên cứu tốt nhất. Ý tưởng xây dựng những Learning Commons trong thư viện được bắt nguồn từ những nhà Thư viện học Hoa Kỳ vào những năm 90 của thế kỉ XX. Những Learning Commons đầu tiên được xây dựng tại Thư viện Đại học Iowa (1992) và Nam California (1994) của Mỹ và đã được nhân rộng ra rất nhiều thư viện trên Thế giới. Một mô hình Learning commons đúng nghĩa bao gồm nhiều khu vực chức năng và thành phần công nghệ hiện đại, là sự kết hợp hài hòa giữa thư viện, trung tâm giảng dạy, trung tâm đa phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ học tập khác. Tại Việt Nam, mô hình này đã xuất hiện và bước đầu đã được các thư viện triển khai, áp dụng. Tuy nhiên, để xây dựng một Learning Commons đúng nghĩa yêu cầu khá lớn về vốn đầu tư, hiểu biết công nghệ và kiến thức để tổ chức và vận hành mô hình này. Và để xây dựng thành công mô hình Learning commons, các trường đại học phải có tầm nhìn, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế và đặc biệt là lấy người học làm trung tâm. Vì vậy, đối với điều kiện của các thư viện Việt Nam hiện nay để xây dựng được một Learning commons đúng nghĩa sẽ là những bước đi khó khăn và lâu dài. Vậy nên, thông qua quá trình tìm hiểu, tham gia đào tạo tại một số khóa học quốc tế, cùng với kinh nghiệm tư vấn, triển khai mô hình và giải pháp công nghệ tại các thư viện, chúng tôi xin được đưa ra một mô hình kết hợp giữa Learning Commons hiện đại và thư viện với các chức năng cơ bản của nó. Đây có thể là một nét mới, một sự kết hợp hài hòa nhất, phù hợp nhất trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Mô hình bao gồm những phòng/ khu vực chức năng sau: 1. Không gian chung: Là nơi gặp gỡ của người sử dụng khi đến với thư viện, tại đây người dùng có thể tự đọc, tự học hay gặp gỡ bạn bè để trò chuyện, hay thậm chí là thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ học hành căng thẳng. Bên cạnh đó, có thể bố trí những góc sáng tạo, năng động, thoải mái để sinh viên có thể tự do khám phá, sáng tạo.

51

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

2. Quầy thông tin: Được đặt ở vị trí trung tâm, gần cửa ra vào rất tiện lợi cho việc cung cấp thông tin, trợ giúp cho bạn đọc khi có yêu cầu. Bởi mô hình Learning commons là một mô hình rất đa dạng, hiện đại và bạn đọc rất cần tới sự hướng dẫn của thủ thư để có thể sử dụng thư viện một cách hiệu quả nhất.

3. Phòng đọc chuyên ngành: Là nơi lưu giữ và phục vụ các tài liệu nghiên cứu được sắp xếp theo từng môn loại. Người dùng sẽ tự tìm và sử dụng tài liệu theo nhu cầu tại chỗ. Trong không gian này, thư viện có thể đặt máy scan tự phục vụ giúp cho người dùng có thể tự scan những trang tài liệu họ cần sau đó lưu lại để phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu.

4. Kho mượn: Là kho chứa tài liệu giáo trình hoặc tài liệu tham khảo cho phép người dùng có thể mượn tài liệu về nhà. Kho mượn được sắp xếp theo các loại sách để người dùng có thể tự tìm tài liệu một cách dễ dàng. Trong phòng thường đặt các thiết bị mượn trả sách tự động hoặc các giá trả sách thông minh giúp cho người dùng có thể tự làm thủ tục mượn trả mà không cần sự can thiệp của thủ thư. 52

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

5. Trung tâm đa phương tiện: Nơi được trang bị màn hình TV, ampli, đầu đĩa, tai nghe, ghế ngồi sofa tiện nghi, có khả năng phục vụ các hoạt động học tập cá nhân và theo nhóm. 6. Phòng đào tạo người dùng tin: Đây là phòng đào tạo người sử dụng thư viện, được trang bị máy tính kết nối internet để hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của thư viện, ngoài ra có thể sử dụng để đào tạo kỹ năng thông tin đáp ứng nhu cầu nâng cao khả năng định vị, khai thác, đánh giá và sử dụng thông tin của sinh viên, giảng viên. 7. Phòng đọc chuyên gia: Là phòng dành cho giảng viên nghiên cứu chuyên sâu, được thiết kế không gian yên tĩnh và cách xa khu vực không gian chung để không bị ảnh hưởng từ bên ngoài. 8. Phòng tự học: Bố trí bàn học, máy tính, tủ đồ cá nhân,…nhằm phục vụ cho người đọc 24/24, tách biệt với khu mượn trả sách, người học có thể ra vào tự do, chủ động thời gian học tập của mình. 9. Khu vực đọc giải trí: Không gian thư giãn tự do, được trang bị các ghế sofa tiện nghi, một số loại sách báo, tạp chí giải trí như thời trang, phim ảnh, truyện tranh; sinh viên có thể đọc sách hoặc ngả lưng nghỉ ngơi, thư giãn. 10. Phòng học nhóm: Là những phòng có diện tích khác nhau từ nhỏ đến lớn được trang bị bàn ghế, bảng, để phục vụ cho việc trao đổi, thảo luận theo nhóm của sinh viên.

53

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

11. Căng tin: Quán phục vụ các thức uống và thức ăn nhanh ngay trong thư viện dành cho cả sinh viên và giảng viên. 12. Khu in ấn, photocopy: Khu vực đáp ứng nhu cầu của người dùng muốn có bản sao của cả tài liệu in ấn và các tài liệu kỹ thuật số mà họ đã truy cập trong thư viện. Tại đây, sẽ bố trí máy scan tự phục vụ kết nối với máy in nhằm mục đích cho sinh viên tự scan và in những tài liệu mình muốn theo giới hạn cho phép của thư viện. Thiết bị scan sẽ được tích hợp thanh toán tùy theo nhu cầu của thư viện, đây có thể coi là một dịch vụ tạo giá trị gia tăng cho thư viện.

13. Khu trưng bày giới thiệu sách mới: Khu trưng bày các bộ sưu tập sách mới, tài liệu và dịch vụ đa dạng của thư viện, có thể là các tủ chứa sách mới hoặc màn hình tivi giới thiệu thư viện và giới thiệu sách mới. Tại khu vực này, thư viện có thể bố trí một số bàn để đọc sách mới theo yêu cầu.

14. Khu ấn phẩm xuất bản của Trường: Các trường đại học thường có nhà xuất bản riêng chuyên xuất bản những tài liệu của giảng viên, sinh viên trong tường viết. Vì vậy khu vực trưng bày hoặc bán các ấn phẩm xuất bản của trường là rất quan trọng, nó sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của trường. Thông thường khu vực này sẽ được bố trí cạnh khu trưng bày giới thiệu sách mới. 15. Khu hướng dẫn học tập: Thư viện là nơi chứa một khối lượng lớn những tài liệu chuyên ngành, vì vậy việc bố trí những lớp học ngay tại thư viện sẽ tạo điều kiện tiếp 54

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

cận tài liệu rất dễ dàng. Những khu hướng dẫn học tập sẽ là nơi để giảng viên và sinh viên đăng kí học tập, giảng dạy khi có nhu cầu. 16. Khu hành chính thư viện: Khu vực làm việc của nhân viên và quản lý thư viện: Phòng Nghiệp vụ, Phòng tin học, Phòng số hóa, Phòng máy chủ, Kho lưu tài liệu. Một số mô hình thư viện đã được thiết kế và triển khai tại Việt Nam bởi IDT:

Thư viện vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, hầu hết các trường cao đẳng, đại học đã nhìn thấy điều đó và bước đầu phát triển hệ thống thư viện. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, thư viện cần có những bước đi đúng đắn để có thể trở thành “trái tim của các trường đại học” và “ngôi nhà thứ 2” của sinh viên. Và mô hình Learning commons có thể coi là bước đi đầu tiên giúp thư viện phát huy vai trò và tầm quan trọng. Vài nét về IDT: là công ty cung cấp các giải pháp chuyên nghiệp về thông tin và thư viện, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng với mong muốn có những đóng góp tích cực cho ngành thư viện Việt Nam và giúp cho các thư viện ngày càng phát triển. Với 55

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

mong muốn đó, chúng tôi luôn mang tới cho thư viện những cái nhìn mới để từ đó giúp cho các thư viện Việt Nam có thể sánh ngang với cộng đồng thư viện trên Thế giới. Xây dựng thư viện theo hướng Learning commons không phải việc đơn giản, và để vận hành nó càng không dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và tham gia các khóa đào tạo của chuyên gia nước ngoài để hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng, tổ chức, triển khai, vận hành mô hình này. Hiện tại, chúng tôi đang làm việc với nhiều thư viện để hỗ trợ thiết kế, bố trí không gian trên mô hình 3D. Bên cạnh đó, chúng tôi đang tài trợ và đồng hành cùng Viện Thông tin Khoa học – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu đề tài khoa học: “Xây dựng và tổ chức thư viện theo mô hình “Không gian học tập chung” tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh”. Đề tài đang trong quá trình hoàn thành, khi có kết quả nghiên cứu chúng tôi sẽ báo cáo rộng rãi tới quý đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tầm quan trọng của thư viện / Thanh Phong (Truy cập ngày 29/4/2016) tại http://enews.agu.edu.vn/?act=VIEW&a=12479 [2] Nguyễn Minh Hiệp(2011), Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning Commons) ( Truy cập ngày 29/4/2016) tại http://www.glib.hcmus.edu.vn/bantin/bt1111/Bai1.pdf [3] Today’s Learning commons model / Susan McMullen (Truy cập ngày 4/5/2016) tại http://www.keepeek.com/Digital-Asset-Management/oecd/education/usacademic-libraries_245354858154#page1 [4] Nghiên cứu mô hình tổ chức không gian thư viện Đại học hiện đại ở Việt Nam (Truy cập ngày 4/5/2016) tại http://ktct.tdt.edu.vn/web_old/index.php/nghien-cuu/giang-vien-nghien-cuu/sanpham-khoa-hoc/1756-nghien-cu-mo-hinh-t-chc-khong-gian-th-vin-i-hc-hin-i-vit-nam Cử nhân Thông tin - thư viện LƯƠNG THỊ THẮM. Tên cơ quan: Công ty CP Thông tin & Công nghệ số ĐT: 01689427537 Email: [email protected]

56

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƯ VIỆN DƯƠNG ĐÌNH HÒA Công ty CP Thông tin và Công nghệ số Tóm tắt: Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thư viện hiện đại, thân thiện, luôn hướng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho người dùng. Ngay từ thời điểm mới được áp dụng, RFID đã chứng minh được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trước đây. Đã có hàng trăm thư viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tư cho RFID là quá cao, vượt ngoài tầm với của đa số các thư viện. Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trước năm 2015, vẫn chưa có nhiều thư viện đã đầu tư và vận hành thành công hệ thống này, một số thư viện điển hình có thể kể đến là thư viện của các trường như ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thương, HV Chính trị Quốc Gia HCM. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày này, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thư viện xây dựng kế hoạch với RFID. Bài viết đề cập đến các thông tin tổng quan về một hệ thống RFID áp dụng cho thư viện, qua đó giúp người đọc có một cái nhìn bao quát và toàn diện nhất về công nghệ này.

I.

TỔNG QUAN VỀ RFID 1. RFID là gì?

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên chip. Ban đầu, RFID được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Trong thế chiến thứ II, quân đội các nước Mỹ, Nga, Đức,… đã ứng dụng công nghệ RFID để xác định máy bay trên không phận mình là của địch hay của kẻ thù vì vậy nó còn có tên là IFF (Identify Friend or Foe). Tuy nhiên, mãi đến những năm 80 nó mới được bắt đầu ứng dụng trong lĩnh vực thương mại và từ năm 1990 đến nay, RFID vẫn là mục tiêu được chú trọng phát triển trong nhiều lĩnh vực như hàng không, quốc phòng cho đến lĩnh vực kiểm kê, kiểm soát hàng hóa, kiểm soát động vật, giao thông (thẻ trả tiền tàu xe, hoặc gắn vào lốp xe để đánh giá điều kiện đường xá,…), quản lý việc truy cập hệ thống và bảo mật, quản lý nhân viên, dược phẩm, siêu thị, và đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thư viện. 2. RFID ứng dụng trong thư viện Trước đây, trong mô hình thư viện kho đóng truyền thống, cả thư viện và người dùng gặp nhiều bất cập trong việc tra cứu tài liệu, tìm tài liệu hay quản lý lưu thông 57

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

mượn trả tài liệu. Bạn đọc thường mất thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mượn/trả, trong khi thư viện tốn nhiều nhân công trong việc quản lý, vận hành hệ thống. Với mô hình kho mở nơi mà bạn đọc được tự do tiếp cận tài liệu hơn, người ta thường dùng công nghệ điện từ (Electro-Magnetic, viết tắt là EM), thường được gọi là hệ thống cổng từ, bao gồm cổng từ, máy nạp khử, và dây từ. Công nghệ này thuần túy chỉ giúp quản lý về an ninh, chống trộm cho tài liệu. Để định danh được tài liệu, người ta dùng các máy mã vạch (barcode), gồm máy in và đầu đọc barcode. Một hệ thống cổng từ và barcode thuần túy có thể nói là đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của thư viện, bao gồm các quy trình nghiệp vụ mượn/trả tài liệu, kiểm kê tài liệu. Tuy nhiên hạn chế của giải pháp này là chức năng an ninh (EM) và định danh (barcode) tách rời nhau, điều này dẫn tới tốc độ xử lý tài liệu, tính tiện nghi và khả năng phục vụ hướng người dùng thấp. Vì vậy công nghệ EM và barcode được cho là không bắt kịp được yêu cầu của các thư viện hiện đại đang ngày càng hướng tới người dùng. Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thư viện hiện đại, thân thiện, luôn hướng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho người dùng. Ngay từ thời điểm mới được áp dụng, RFID đã chứng minh được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trước đây. Đã có hàng trăm thư viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tư cho RFID là quá cao, vượt ngoài tầm với của đa số các thư viện. Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trước năm 2015, vẫn chưa có nhiều thư viện đã đầu tư và vận hành thành công hệ thống này, một số thư viện điển hình có thể kể đến là thư viện của các trường như ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Nha Trang, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thương. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thư viện xây dựng kế hoạch với RFID. 3. Ưu điểm của RFID khi ứng dụng trong thư viện: Ngày nay, thư viện trên thế giới đang đối diện với những khó khăn chung như sự cắt giảm ngân sách, tinh giảm biên chế nhân sự, sự gia tăng không ngừng về vốn tài liệu và tần suất giao dịch tại các điểm lưu thông. Các nhân viên thư viện không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, mà còn trợ giúp bạn đọc và cung cấp dịch vụ chất lượng cao thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng. Công nghệ RFID đã và đang giải quyết những khó khăn và thách thức kể trên. Với tính năng “3 trong 1”, “lưu thông - an ninh - kiểm kê”, RFID không những tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên thư viện mà đặc biệt đem lại sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư và nâng cao tính chủ động của bạn đọc. Ứng dụng công nghệ RFID vào trong thư viện thực sự đã và đang đem đến những lợi ích trước mắt và lâu dài cho quy 58

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

trình quản lý thư viện hiện đại, cho phép “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động mượn trả, gia tăng an ninh thư viện. Một số ví dụ về các ưu điểm nổi bật của RFID bao gồm: tính năng kiểm kê hàng loạt khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống, đặt lên bất kỳ quyển sách nào; và tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc, ví dụ một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CD-ROM và băng video hoặc cát xét chỉ cần một lần quét và nhấn nút duy nhất tại quầy lưu thông để thực hiện mượn/trả, điều này làm tăng tốc độ phục vụ mượn/trả gấp nhiều lần so với các công nghệ trước đây. Ngoài ra, một ưu điểm nữa là RFID còn cho phép áp dụng vào các thiết bị tự phục vụ trong thư viện, qua đó làm tăng tính chủ động cho bạn đọc, giảm thiểu tối đa thời gian chết khi không phải chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký mượn, trả tài liệu. Cụ thể hơn, chi tiết về các ưu điểm RFID mang lại cho thư viện như sau:  Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu: đối với công nghệ barcode, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu, còn để chống trộm tài liệu thì người ta phải sử dụng dây từ. Trong khi đó, đối với các hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm được cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài liệu.  Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc cùng lúc nhiều tài liệu do nó không yêu cầu “line-of-sight” (sắp xếp thẳng hàng) để xử lý từng quyển một như công nghệ barcode. Do vậy sử dụng RFID cho phép bạn đọc xử lý theo lô, chứ không phải từng quyển một như barcode, qua đó làm tăng tốc độ lưu thông tài liệu.  Kiểm kê nhanh chóng: thiết bị kiểm kê RFID cho phép việc quét và nhận thông tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà không cần phải dịch chuyển sách ra khỏi giá. Chỉ việc sử dụng ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng, các tài liệu trên giá đã được ghi lại để làm cơ sở kiểm kê. Điều này tiết kiệm được rất nhiều nhân công kiểm kê và tăng hiệu quả sử dụng của tài liệu.  Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu: RFID cho phép tối đa hóa tính tự phục vụ (self-service) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Bạn đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mượn sách, trả sách mà không cần thông qua bất cứ một người nào khác. Điều này được đánh giá cao do đã tạo ra sự riêng tư và sự chủ động cho bạn đọc.  Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu: khác với công nghệ EM và barcode, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với công nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng cách từ xa.  Độ bền của thẻ cao: độ bền của thẻ RFID cao hơn so với mã vạch bởi vì nó không tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Các nhà cung cấp RFID đảm bảo rằng mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất được 100.000 lượt mượn/trả trước khi nó bị hỏng.

59

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

II. NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG RFID 1. Mô hình vận hành hệ thống RFID trong thư viện Mô hình vận hành hệ thống RFID trong thư viện

(3)

Đăng ký mượn/trả Lập trình chip RFID

Dán nhãn RFID

(1)

(4) (5)

Kiểm kê, tìm kiếm, sắp xếp tài liệu

Trạm tự mượn/trả

Cổng an ninh

(6)

Trả sách 24h và phân loại tự động

Mô tả trình tự vận hành của hệ thống  Tài liệu bổ sung vào thư viện sẽ được phân loại và dán nhãn, chính là các chip RFID, sau đó đưa tới trạm lập trình (1). Tại trạm lập trình (1) chip RFID sẽ được nạp các thông tin cần thiết. Chíp gắn trên tài liệu sau khi nạp thông tin sẽ luôn ở trạng thái đã được kích hoạt (activated). Tài liệu sau đó được chuyển tới kho sách (2) để bạn đọc có thể chọn mượn.  Bạn đọc có thể đăng ký mượn tài liệu bằng 2 cách:  Mượn tài liệu tại trạm lưu thông (3): Tại đây thủ thư sẽ kiểm tra thông tin tài liệu trong chip RFID gắn trên tài liệu. Trạm sẽ tự động nhận dạng tài liệu theo các thông tin đã được lập trình trên chip RFID và xác nhận cho mượn (check-out). Đồng thời chip RFID gắn trên tài liệu sẽ được bỏ kích hoạt (de-activated) tính năng chống trộm (EAS) và bạn đọc có thể mang tài liệu ra khỏi thư viện.  Mượn tài liệu tại các trạm tự mượn/trả (5) vị trí thường đặt ở đầu các khu vực giá sách: Bạn đọc cần có thẻ ID (thẻ thư viện) (bao gồm thông tin họ tên, khoa, lớp…) để đăng ký mượn. Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID và xác nhận cho mượn (check-out) với thông tin trên thẻ ID, đồng thời bỏ kích hoạt (de-activated) tính năng chống trộm. Sau khi hoàn thành bạn đọc sẽ nhận được 60

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

một biên lai ghi thông tin về việc mượn tài liệu và có thể mang tài liệu ra khỏi thư viện.  Sau khi đã làm đầy đủ thủ tục mượn tài liệu, bạn đọc sẽ mang ra ngoài theo cổng an ninh (4). Nếu đăng ký đúng thủ tục nghĩa là chip RFID trên tài liệu đã được bỏ kích hoạt tính năng an ninh và cổng sẽ không báo động. Ngược lại, nếu chưa đúng thủ tục hoặc bạn đọc cố ý lấy trộm tài liệu, cổng an ninh sẽ báo động bằng còi và đèn hiệu.  Khi bạn đọc tới trả tài liệu, tài liệu trả sẽ được kích hoạt tính năng chống trộm và đưa vào xếp giá. Để trả tài liệu bạn đọc có thể chọn một trong những cách sau:  Trả tài liệu tại trạm lưu thông (3): Thủ thư sẽ nhận lại tài liệu sau đó kiểm tra thông tin tài liệu trên trạm lưu thông. Sau khi trạm lưu thông nhận dạng đúng tài liệu của thư viện nó sẽ tự động thêm tài liệu vào danh sách tài liệu sẵn sàng cho mượn của thư viện (check-in) đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm. Tài liệu sẽ được đưa vào xếp giá sau đó.  Trả tài liệu tại các trạm tự mượn/trả (self-service station) (5): Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID và tìm trong CSDL của thư viện. Sau khi trạm nhận dạng đúng tài liệu nó sẽ xác nhận đã nhận lại tài liệu (check-in), ghi nhận vào CSDL và tự động thêm tài liệu vào danh sách tài liệu có sẵn cho mượn của thư viện, đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm. Bạn đọc sẽ nhận được một biên lai ghi thông tin về việc trả tài liệu và đặt lại tài liệu vào nơi quy định.  Trả tài liệu tại giá trả sách thông minh hoặc các Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động (6): Khi bạn đọc trả tài liệu tại đây, các thiết bị sẽ kiểm tra thông tin tài liệu. Sau khi nhận dạng đúng tài liệu, thông tin người mượn thì thiết bị sẽ nhận lại tài liệu (check-in) đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm và thêm tài liệu vào danh sách tài liệu sẵn sàng cho mượn của thư viện. Tài liệu sẽ được tự động phân loại theo các thùng và chờ thủ thư đưa vào xếp giá.  Tại kho (2) nhân viên thư viện sẽ sử dụng thiết bị kiểm kê cầm tay để kiểm kê, tìm kiếm và sắp xếp lại vị trí các tài liệu. Chỉ đơn giản là quét thiết bị tại tất cả các giá sách và xem thông tin hiển thị trên màn hình. Thiết bị có thể được kết nối tới cơ sở dữ liệu của thư viện thông qua phần mềm, từ đó có thể kiểm soát được số lượng, phát hiện các tài liệu bị mất. Ngoài ra thiết bị kiểm kê còn cho phép tìm kiếm hay phát hiện các tài liệu nằm sai vị trí xếp giá, qua đó thủ thư có thể dựa vào đó để sắp xếp lại các tài liệu đặt sai vị trí. 2. Các thành phần thiết bị trong hệ thống RFID Một hệ thống tiêu biểu các thiết bị RFID cho thư viện thường bao gồm các thành phần chính như sau: 2.1. Cổng an ninh thư viện Cổng an ninh hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn hay một khách mang tài liệu đi giữa các anten. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự 61

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động.

2.2. Trạm thủ thư (lập trình và lưu thông mượn, trả) Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư còn hoạt động như một trạm lưu thông, có các chức năng cho phép mượn/trả tài liệu. Tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên CSDL.

Trạm thủ thư 2.3. Thiết bị kiểm kê tìm kiếm tài liệu Thiết bị kiểm kê cầm tay LibAssist hoạt động bằng pin, với thiết kế không dây có khả năng kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới dữ liệu của thư viện, thông qua đó giúp việc kiểm kê của thư viện trở nên dễ dàng hơn. Thủ thư chỉ việc dùng thiết bị này quét qua các giá có chứa tài liệu gắn chip RFID. Thiết bị sẽ tự động ghi lại các tài liệu có trên giá, qua đó thủ thư có thể xác định được số lượng tài liệu có trong kho. Ngoài ra, thiết bị kiểm kê còn cho phép tìm kiếm tài liệu và xác định tài liệu đặt sai vị trí. 2.4. Trạm tự mượn, trả tài liệu (self-service station) Trạm tự mượn/trả tài liệu cung cấp cho thư viện một trải nghiệm mới về mô hình tự phục vụ. Nó nhận dạng tài liệu qua một đầu đọc RFID và kiểm tra thông tin cũng như tình trạng của tài liệu (mượn/trả). Bạn đọc có thể tự mượn hoặc trả tài liệu thông qua một màn hình cảm ứng với các thao tác đơn giản mà không cần sự trợ giúp của thủ thư.

62

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Trạm tự phục vụ mượn, trả tài liệu 2.5. Trạm thủ thư đa năng Một thiết bị có khả năng đáp ứng đa dạng các nhu cầu của bạn đọc và của thủ thư là trạm thủ thư đa năng. Trạm được tích hợp với một máy tính “Tất cả trong một” (Allin-one) đi kèm với một màn hình cảm ứng, cho phép hoạt động như một trạm thủ thư thông thường (lập trình và lưu thông) cho cán bộ thủ thư. Bên cạnh đó đối với bạn đọc, trạm cho phép hoạt động như một trạm tự mượn trả tài liệu (self-service station).

Trạm thủ thư đa năng

2.6. Giá trả sách thông minh Giá trả sách thông minh bao gồm một hệ thống giá có tích hợp các ăng ten với chức năng đọc thông tin thẻ RFID được gắn trong tài liệu và một cột thông tin (infocolumn) hiển thị thông tin tài liệu cùng thông tin người trả. Người dùng đơn giản chỉ việc đặt tài liệu lên giá và kiểm tra lại thông tin hiển thị trên màn hình. Tài liệu đã được trả, tính năng an ninh được tự động bật mà không cần phải có sự hỗ trợ của thủ thư.

63

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Giá trả sách thông minh 2.7. Hệ thống trả sách 24h và tự động phân loại sách Nhu cầu trả sách bất kể thời gian trong ngày là nhu cầu vô cùng thiết yếu của bạn đọc. Thực tế đã chứng minh nhiều bất cập khi bạn đọc phải chờ đợi đến giờ thư viện mở cửa thì mới có thể trả tài liệu mà mình đã mượn trước đó. Chính vì vậy, thiết bị trả sách 24h là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu này. Thông thường thiết bị trả sách 24h được kết hợp với một hệ thống phân loại tài liệu tự động (đặt bên trong thư viện). Một hệ thống đầy đủ thường bao gồm: hộp trả sách (dropbox), băng chuyền phân loại, các thùng đựng sách dạng xe đẩy (số lượng thùng có thể thay đổi theo nhu cầu của thư viện). Thiết bị trả sách 24h thường được chia làm 2 loại chính: - Dạng đặt ngoài trời (outdoor): Hộp trả sách được thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu được thời tiết (nắng, mưa). Hộp thường được gắn lên tường mặt ngoài của thư viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách. - Dạng đặt trong nhà (indoor): Hộp trả sách thường được gắn lên tường bên trong thư viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách.

Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động dạng trong nhà (indoor) và dạng ngoài trời (outdoor)

2.8. Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu được cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý. Thường nhãn dùng cho sách có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

64

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu 2.9. Nhãn (chip) RFID dùng cho đĩa CD/DVD Nhãn (chip) RFID dùng cho CD/DVD được thiết kế tròn, cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý.

Nhãn (chip) RFID dùng cho CD/DVD Tính đến thời điểm hiện tại, RFID vẫn là công nghệ ưu việt nhất có thể áp dụng cho việc quản lý và vận hành các tài liệu trong thư viện. Chính vì vậy đối với các thư viện định hướng phát triển theo hướng tự động hóa và hướng tới người dùng thì nên cân nhắc việc triển khai công nghệ RFID khi xây dựng kế hoạch cho thư viện của mình. Khi đã hội tụ được các yếu tố: mô hình thư viện phù hợp, đa dạng tài nguyên thông tin, hạ tầng thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, tính mở cao, thân thiện và hướng tới người dùng thì thư viện sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cho các bạn đọc. Hy vọng các thư viện Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, được quan tâm đầu tư đúng mức và khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với công tác đào tạo nghiên cứu nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.

65

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] RFID Technology for Libraries/ Richard W. Boss ( Truy cập ngày 25/5/2016) tại http://www.ala.org/PrinterTemplate.cfm?Section=technotes&Template=/ContentMana gement/HTMLDisplay.cfm&ContentID=68138 [2] A Guide to RFID in Libraries / Simon Edwards and Mick Fortune (Truy cập ngày 14/5/2016) tại http://www.bic.org.uk/files/pdfs/090109%20library%20guide%20final%20rev.pdf [3] Application of RFID Technology in Libraries and Role of Librarian / Dr. Prabhat Pandey và Ms. K.D. Mahajan (Truy cập ngày 14/5/2016) tại http://eprints.rclis.org/15253/3/RFID.pdf [4] http://www.rfidjournal.com/ [5] http://www.nedaplibrary.com/ Dương Đình Hòa Tên cơ quan: Công ty CP Thông tin & Công nghệ số ĐT: 0904288822 Email: [email protected]

66

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

PHẦN II TÀI NGUYÊN THÔNG TIN – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG TIN THƯ VIỆN

67

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

GIẢI PHÁP THƯ VIỆN SỐ DLIB MỘT SÁNG KIẾN VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ CHO THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM HỨA VĂN THÀNH Giảng viên ngành Khoa học Thư viện Phụ trách Trung tâm KLF – TVĐT Trường CĐSP TT Huế Tóm tắt: Mặc dù tài nguyên học tập thường được coi là sỡ hữu trí tuệ quan trọng trong một thế giới cạnh tranh giáo dục đại học, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân đang chia sẽ tài nguyên học tập kỹ thuật số của họ trên Internet một cách công khai và miễn phí, như tài nguyên giáo dục mở. Giải pháp Thư viện số DLIB trả lời câu hỏi tại sao điều này xảy ra, những người có liên quan và những gì quan trọng nhất của giải pháp này. Những kết quả đạt được từ giải pháp thư viện số DLIB cho các thư viện ĐH-CĐ tại Việt Nam. Từ khóa: Học liệu mở; Tài nguyên giáo dục mở; Thư viện số; DLIB; Web 2.0; Điện toán đám mây.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Các nghiên cứu của OECD / CERI về OER Có rất nhiều vấn đề quan trọng xung quanh truy cập, chất lượng và chi phí của các thông tin và kiến thức trên Internet cũng như cung cấp các nội dung và tài liệu học tập. Khi nó trở nên rõ ràng hơn rằng sự phát triển của Internet cung cấp cơ hội thực sự để cải thiện tiếp cận và chuyển giao kiến thức và thông tin từ các trường đại học và cao đẳng để một loạt các người dùng, có một nhu cầu cấp thiết để làm rõ những vấn đề này với sự tập trung đặc biệt vào Tài nguyên Giáo dục mở (OER ) các sáng kiến. Ngoài ra còn có một nhu cầu để xác định các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cũng như các mô hình kinh doanh để duy trì các sáng kiến này. Đó là nền tảng để nghiên cứu của OECD / CERI nhằm mục đích để lập bản đồ quy mô và phạm vi của sáng kiến mở tài nguyên giáo dục về mục đích, nội dung, kinh phí và để làm rõ, phân tích bốn câu hỏi chính: Làm thế nào để phát triển bền vững chi phí / lợi ích mô hình cho các sáng kiến OER? Các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sáng kiến OER là gì? Các ưu đãi và các rào cản đối với các trường đại học và cán bộ giảng viên để cung cấp vật chất cho các sáng kiến OER là gì? Làm thế nào để cải thiện tiếp cận và hữu ích cho người sử dụng các sáng kiến OER? (http://www.oecd.org/edu/oer) 2. OER (Open Education Resources) là gì? OER là một hiện tượng tương đối mới mà có thể được xem như là một phần của xu hướng lớn đối với sự cởi mở trong giáo dục đại học bao gồm cả chuyển động càng nổi tiếng và thành lập như phần mềm nguồn mở (PMNM) và Open Access (OA). Nhưng có nghĩa là gì "mở" và các đối số cho phấn đấu cho sự cởi mở là gì? Hai khía cạnh quan trọng nhất của sự mở, đó là tính khả dụng, tính miễn phí trên Internet và càng ít giới hạn càng tốt về việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Không nên có những rào cản kỹ thuật (mã nguồn không tiết lộ), không có rào giá (đăng ký, lệ phí 68

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

cấp phép, chi phí phải trả) và càng ít rào cản quyền hợp pháp càng tốt (bản quyền và cấp phép) cho người dùng cuối. Người dùng cuối sẽ có thể không chỉ để sử dụng hoặc đọc các tài nguyên mà còn để thích ứng với nó, xây dựng dựa trên nó và qua đó tái sử dụng, cho rằng các tác giả ban đầu thực hiện là do công việc chuyên môn của mình. Theo nghĩa rộng này chính ý nghĩa "mở" sẽ là sự vận động cả ba nội dung trên . Đó cũng là những gì được nhiều hơn hoặc ít hơn, được bao trùm trong định nghĩa của tổ chức The Open Knowledge Foundation, khi họ nói rằng kiến thức phải tốt về mặt pháp lý, xã hội và công nghệ mở. (http://www.okfn.org) Thuật ngữ Tài nguyên giáo dục mở đầu tiên đã sử dụng trong năm 2002 tại một hội nghị được tổ chức bởi UNESCO. OER được định nghĩa như sau: "Việc cung cấp các nguồn tài nguyên giáo dục mở, kích hoạt bằng công nghệ thông tin và truyền thông, tư vấn, sử dụng và thích ứng của cộng đồng người dùng cho các mục đích phi thương mại" Các định nghĩa hiện nay được sử dụng nhiều nhất của OER là: "Tài nguyên giáo dục mở là tài liệu được số hóa, được cung cấp tự do và công khai cho các nhà giáo dục, sinh viên và những người tự học để sử dụng và tái sử dụng cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu". Để tiếp tục làm rõ điều này, OER bao gồm: • Nội dung học tập: Các khóa học, chương trình học, nội dung các module, các đối tượng học tập, các bộ sưu tập và các tạp chí. • Công cụ: Phần mềm để hỗ trợ sự phát triển, sử dụng, tái sử dụng và cung cấp các nội dung học tập bao gồm tìm kiếm và tổ chức nội dung, nội dung và hệ thống quản lý học tập, công cụ phát triển nội dung, và trên mạng cộng đồng học tập. • Cải thiện tài nguyên: Giấy phép sở hữu trí tuệ để thúc đẩy xuất bản của học liệu mở, nguyên tắc thiết kế tốt nhất, và nội địa hóa nội dung. Walker định nghĩa "mở" như là sự "thuận tiện, hiệu quả, giá cả phải chăng, bền vững và có sẵn cho mọi người học và giáo viên trên toàn thế giới" và Sir John Daniel nói về "4 A như sau: tiếp cận (Accessible), phù hợp(Appropriate), được công nhận (Accredited), giá cả phải chăng (Affordable)" (Downes, 2006). Downes lập luận rằng "khái niệm của ‘mở’ có vẻ như, đòi hỏi ở mức tối thiểu, không có chi phí cho người dùng tin hoặc người sử dụng các nguồn tài nguyên" và tiếp tục như vậy. Giải pháp thư viện số Dlib đáp ứng các yêu cầu của OECD / CERI về OER II. GIẢI PHÁP THƯ VIỆN SỐ DLIB: 1. Căn cứ pháp lý của giải pháp DLIB - Căn cứ vào pháp lệnh lưu trữ quốc gia 4/04/2001 của UBTVQH, Bộ Tài chánh đã ra thông tư số 30/TT-BTC, ngày 07/04/2004 về “Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ”, theo đó Nhà nước cho phép các cơ quan thông tin thư viện được sử dụng 90% số tiền thu được cho hoạt động của TV. -Ngày 18/01/2005, Bộ Tài chánh ban hành quyết định 05/QD-BTC về “Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện áp dụng tại TV Quốc gia Việt Nam” -Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định Số: 80/2014/QĐ-TTg QUY ĐỊNH THÍ ĐIỂM VỀ THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ QUAN NHÀ 69

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

NƯỚC để bảo đảm nguồn kinh phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Đây là những hành lang pháp lý để các thư viện triển khai thuận lợi giải pháp thư viện số Dlib. 2. Mô tả giải pháp Với xu thế hội nhập và phát triển, trong những năm gần đây các thư viện đại học đã chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện điện tử tích hợp thư viện số, thư viện điện tử và thư viện số độc lập. Đây là xu hướng tất yếu phù hợp với sự phát triển khoa học CNTT và bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Xây dựng thư viện điện tử hay thư viện số phải có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên điện tử là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thư viện điện tử, thư viện số. Thư viện điện tử, thư viện số sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý và hoạt động của thư viện từ khâu thu thập, xử lý nghiệp vụ, quản lý tài liệu đến khâu phục vụ người dùng. Tùy theo định hướng hiện đại hóa thư viện của từng thư viện mà sẽ có kế hoạch xây dựng, phát triển thư viện số khác nhau. Hiện nay, phần lớn các thư viện đã đều có trang bị phần mềm thư viện điện tử. Các phần mềm thư viện này được sử dụng để quản lý thư viện truyền thống gồm các đầu sách, tạp chí, luận án - luận văn,… tương ứng với các module như: Biên mục, Tra cứu, Quản lý lưu thông, Quản lý bổ sung, Quản lý ấn phẩm định kỳ, … Tuy nhiên, với xu hướng internet phát triển rầm rộ như ngày nay, nhu cầu tìm kiếm và khai thác nguồn tài liệu mọi lúc mọi nơi hay đọc tài liệu trực tuyến xuất hiện ở tất cả các bạn đọc của thư viện. Do đó, một số thư viện đã phát triển thư viện số dựa trên nền tảng phần mềm quản lý thư viện điện tử sẵn có (tích hợp thêm module quản lý tài liệu số để cung cấp chức năng thư viện số), một số thư viện khác phát triển thư viện số trên một hệ thống độc lập thông qua việc thuê lại dịch vụ thư viện số của một nhà cung cấp khác, đây là mô hình dịch vụ thư viện số trên nền tảng điện toán đám mây. Với xu hướng trên, Thư viện số ngày nay đang được nhiều thư viện quan tâm đầu tư xây dựng vì những nhu cầu đặc trưng và thiết yếu như sau: - Dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi, cho phép nhiều người cùng truy cập và khai thác tài liệu cùng một lúc, đây là điều kiện cơ bản để người dùng có cơ hội tiếp cận thông tin bình đẳng, đồng thời xóa bỏ khoảng cách tiếp cận tri thức giữa các vùng miền trong cả nước. - Tốc độ phổ biến tài liệu số nhanh chóng, cập nhật mọi thời điểm vượt qua rào cản về không gian và thời gian nên bạn đọc có thể khai thác mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và công sức cho việc tìm kiếm thông tin. - Tiện ích trong vấn đề chỉnh sửa, hiệu đính nội dung như cập nhật thông tin mới, sửa lỗi văn bản, nhân bản tài liệu,… lưu trữ được dưới nhiều định dạng khác nhau. - Thuận tiện trong vấn đề lưu trữ và bảo quản để phục vụ lâu dài như tiết kiệm không gian, chi phí cho việc xây dựng trụ sở, hạn chế được sự hư hỏng tài liệu theo thời gian. 70

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Với những lý do trên, thư viện số trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của thư viện, thậm chí nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tra cứu tài liệu của bạn đọc trong các thư viện đại học phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. Đây chính là nền tảng cơ bản nhất để các thư viện ĐH-CĐ hình thành và phát triển thư viện số nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng một cách tối ưu nhất thông qua sự tương tác giữa bạn đọc với thư viện một cách chủ động nhất. Nhưng bài toán đặt ra về việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai phần mềm quản lý thư viện điện tử có rất nhiều khác biệt so với đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho quản lý thư viện số. Thư viện số là nơi mà tài sản của thư viện chính là các tệp tin tài liệu được bạn đọc tìm kiếm và khai thác trực tuyến. Các vấn đề cần quan tâm như năng lực của hạ tầng CNTT phải được đầu tư bài bản, đủ mạnh để đảm bảo dịch vụ luôn sẵn sàng, hoạt động ổn định, phục vụ số lượng truy cập lớn, tải nhiều tệp tin cùng lúc, an toàn và an ninh (bảo mật và có khả năng khôi phục khi có thảm họa xảy ra), …. Với những yêu cầu khác nhau về mức độ đầu tư cũng như năng lực của hạ tầng CNTT, đây cũng là lý do các nhà cung cấp phần mềm thư viện trên thế giới vẫn tách riêng hệ thống công nghệ thông tin quản lý thư viện điện tử với hệ thống công nghệ thông tin quản lý thư viện số. Và vì vậy, mỗi thư viện cần có đánh giá và kế hoạch đầu tư, phát triển và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin thư viện số sao cho tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, tiết kiệm chi phí vận hành và sử dụng nguồn nhân lực IT một cách hiệu quả mà vẫn bảo đảm duy trì dịch vụ thư viện số với chất lượng như mong đợi. Về nguồn cơ sở dữ liệu tài nguyên số, trong thời gian qua các thư viện tại Việt Nam đã và đang triển khai dịch vụ khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên số nhằm phục vụ cho bạn đọc thuộc phạm vi phục vụ của mỗi thư viện, có một số ít thư viện có mở rộng truy cập một số nguồn tài nguyên thông tin mang tính truy cập mở song cũng rất hạn chế. Các thư viện, đặc biệt là thư viện ĐH-CĐ đang thay đổi tư duy quản trị nguồn tài liệu theo hướng mở rộng đối tượng phục vụ, cần chủ động phối hợp, liên kết để xây dựng chính sách trao đổi, chia sẻ nguồn tài liệu số theo hướng truy cập mở nhằm tạo điều kiện tối đa cho bạn đọc tiếp cận thông tin một cách thuận tiện nhất. Để đảm bảo sự kết nối và chia sẻ các cơ sở dữ liệu điện tử (tài nguyên số) giữa các thư viện với nhau, cần thống nhất sử dụng chung các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài nguyên dạng số, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các thư viện. Tiến tới xây dựng một giải pháp thư viện số dùng chung cho toàn bộ thư viện, hoạt động đúng nghĩa liên kết và chia sẻ. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin hiện nay, các thư viện đã có đủ nền tảng để xây dựng một giải pháp thư viện số dùng chung giữa các thư viện, trong đó các thành viên cùng chia sẻ nguồn tài liệu số đặc trưng của thư viện mình với các thư viện liên kết. Về nguồn nhân lực phục vụ cho thư viện số, ngoài những nhân sự có kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ, cán bộ thư viện cần được đào tạo thêm các kỹ năng về công 71

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

nghệ thông tin như: Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên môi trường internet, kỹ năng tạo lập, bảo quản và phổ biến thông tin trong môi trường số. Thư viện sẽ cần có thêm nguồn nhân lực với các kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ thông tin để vận hành hệ thống thư viện số, đảm bảo website thư viện số hoạt động ổn định, hoạt động 24/7, đáp ứng số lượng truy cập rất lớn tại một thời điểm, cơ sở dữ liệu tài liệu số được bảo vệ an toàn, khả năng khôi phục khi có thiên tai thảm họa xảy ra, … Một vấn đề quan trọng khác nữa, đó là các thư viện phải có trách nhiệm đào tạo kiến thức về tìm kiếm thông tin một cách chuyên sâu cho bạn đọc bằng nhiều hình thức khác nhau như: Mở các buổi tập huấn trực tiếp hoặc hướng dẫn sử dụng qua internet. Ngoài những yếu tố trên, để các thư viện triển khai được dịch vụ thư viện số, tạo điều kiện tối đa cho bạn đọc khai thác và sử dụng thông tin được nhanh chóng và thuận lợi thì Nhà nước cũng đang hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý trong vấn đề đảm bảo bản quyền đối với việc cung cấp tài liệu điện tử trong thư viện. 3. Về tính mới và tính sáng tạo của giải pháp 3.1. Điện toán đám mây Điện toán đám mây (tiếng Anh: Cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành...). Khác với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use). Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn vốn, chi phí tính toán theo thực tế sử dụng, tận dụng được sức mạnh của Internet và các siêu máy tính, giảm thiểu công việc của cán bộ quản lý hệ thống CNTT nội bộ. Điểm mạnh nhất của điện toán đám mây đó là có thể lưu trữ thông tin theo quy mô lớn, đây cũng chính là lý do nhiều thư viện đã áp dụng công nghệ điện toán mây 72

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

trong việc quản lý tài liệu số của thư viện. Dữ liệu có nhiều định dạng như word, pdf, ppt, video, hình ảnh… và bao gồm các thể loại khác nhau như đề tài, đề án, báo cáo, giáo trình, bài giảng, ebook… đều có thể được giao cho các đám mây lưu trữ quản lý và được truy cập theo yêu cầu. Ngoài ra, các thư viện còn có thể hợp tác với nhau để xây dựng một kho lưu trữ thông tin theo mô hình lưu trữ tập trung ảo, nhờ đó các thư viện có thể liên kết và chia sẻ nguồn dữ liệu số với nhau một cách dễ dàng. Đây là cơ chế hoạt động có hiệu quả nhằm giảm chi phí lưu trữ để duy trì kho dữ liệu số theo điện toán đám mây. Điện toán đám mây không chỉ giúp người dùng có thể truy cập đến dữ liệu của họ từ bất cứ đâu, thông qua nhiều thiết bị có khả năng kết nối Internet, mà còn giúp giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng dữ liệu đôi khi xảy ra nếu sử dụng các biện pháp lưu trữ truyền thống như ổ cứng, ổ cứng di động USB, hay đĩa DVD, CD,… Các nguồn dữ liệu giữa các trường đại học vẫn còn tương đối độc lập, số lượng các đề án dư thừa vẫn còn khá cao, đã gây không ít lãng phí cho các nguồn tài chính và nhân lực. Một số trường đại học chỉ sử dụng một phần nhỏ các nguồn cơ sở dữ liệu, chưa sử dụng hết hiệu suất, nên chưa tận dụng hết các nguồn tài nguyên số hóa. Chính vì vậy, điện toán đám mây có thể giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, và có thể giải quyết những khiếm khuyết của các thư viện số. Giải pháp này giúp tin học hoá, đơn giản hoá và thống nhất nghiệp vụ trong thư viện, kết nối các tập dữ liệu số, bộ sưu tập số quy mô lớn. Điểm đặc biệt ở nền tảng điện toán đám mây này là không gian làm việc độc lập, khả năng lưu trữ lớn, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị như: iPad, điện thoại di động,… Điện toán đám mây thực hiện các chức năng phân phối cho rất nhiều máy tính chứ không riêng cho các máy tính cục bộ hay các máy chủ từ xa. Nói cách khác, điện toán đám mây có khả năng tích hợp dữ liệu và đưa chúng lên đám mây công cộng để phục vụ người sử dụng. Thư viện, với sự hỗ trợ của Điện toán đám mây, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Điện toán đám mây là môi trường mạng rất tiên tiến; nó hứa hẹn với người sử dụng dịch vụ chất lượng và bảo mật cao. Kỹ thuật và phương pháp điện toán đám mây ứng dụng cho thư viện số không những cải thiện tỷ suất sử dụng các nguồn tài nguyên mà còn giải quyết tình trạng mất cân đối về phát triển giữa các vùng của các trường đại học trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Web 2.0 Sự ra đời của công nghệ web 2.0 đã tạo ra kỷ nguyên mới cho xuất bản và chia sẻ thông tin, trí tuệ của cộng đồng nhanh chóng trong môi trường mạng. Web 2.0 là thế hệ thứ thứ hai của World Wide Web được ứng dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực thư viện, đặc biệt là nâng cao chất lượng giao tiếp hiệu quả trong lĩnh vực thư viện, đặc biệt là nâng cao chất lượng giao tiếp trong hoạt động của thư viện. Do đó, để các chủ thể có liên quan đến giao tiếp của thư viện có thể dễ dàng tiếp cận với nhau và thấu hiểu lẫn nhau trong môi trường công nghệ số ngày nay. Thư viện cần thiết phải ứng dụng triệt để các tiện ích web 2.0 trong các hoạt động giao tiếp nhằm đạt mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc trong môi trường số. 73

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Web 2.0 là công nghệ mở có thể phát huy sức mạnh tối đa tri thức của cộng đồng vì nó cho phép người quản trị và người dùng tạo ra nội dung, chia sẻ nội dung, sử dụng lại nội dung và phản hồi ý kiến ở bất kỳ hình thức xuất bản nào như văn bản, hình ảnh, âm thanh…Hơn thế, web 2.0 còn là công cụ giao tiếp công đồng mở không mất phí mà nhiều người có thể giao tiếp với nhau cùng lúc. Web 2.0 có nhiều đặc tính vượt trội hơn hẳn thế hệ web 1.0 vì web 1.0 chỉ có thể phổ biến thông tin một chiều từ nhà quản trị web đến người dùng. Các công cụ web 2.0 được sử dụng phổ biến như RSS, blogs, social networking (Facebook, Yahoo…), Instant messaging. Tiếp nhận, trao đổi thông tin đánh giá và góp ý từ bạn đọc là hoạt động không thể thiếu để phát triển thư viện, với việc áp dụng công nghệ web 2.0 ngay trên website thư viện số, cán bộ thư viện và bạn đọc có thể dễ dàng giao tiếp qua email, facebook, phần mềm chat Zopim online/offline tích hợp ngay trên giao diện web. Cán bộ thư viện có thể chủ động hỗ trợ bạn đọc mọi lúc mọi nơi, bạn đọc có thể góp ý về nội dung tài liệu với thư viện hay chia sẻ những tài liệu hay đến bạn bè mình thông qua những công cụ giao tiếp được tích hợp ngay trên giao diện web 2.0. Thông qua quá trình tương tác, chất lượng dịch vụ và tài liệu của thư viện số sẽ ngày càng được nâng cao, đáp ứng đúng nhu cầu tra cứu nguồn tài liệu số phục vụ học tập, nghiên cứu của bạn đọc trong trường. 3.3 Thư Viện Số DLib Là giải pháp tiên tiến nhất sử dụng nền tảng chia sẻ cộng đồng, áp dụng công nghệ web hiện đại web 2.0 và điện toàn đám mây giúp cho các thư viện có một giải pháp tối ưu nhờ có các đặc điểm nổi bật sau: 3.3.1 Đặc điểm chung - Tính đồng nhất: Giao diện website đồng nhất với giao diện website của thư viện, sử dụng chung tên miền con của thư viện, tích hợp đăng nhập tài khoản bạn đọc của thư viện. - Tài nguyên phong phú: Nguồn tài nguyên tổng hợp của các Thư viện và trang web TaiLieu.VN. - Tính năng: Dễ dàng sử dụng qua các chức năng như đọc tài liệu trực tuyến, tìm kiếm theo từ khóa, tìm kiếm theo thể loại, đánh dấu tài liệu yêu thích, tạo và quản lý bộ sưu tập tài liệu, bình luận, bình chọn gởi cho bạn bè hay download về sử dụng. - Tính chia sẻ: Dễ dàng chia sẻ tài nguyên, phát triển nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, không hạn chế không gian và các loại file. - Tính sử dụng: Dễ dàng tìm kiếm tài nguyên qua chức năng tìm kiếm theo từ khóa hay tìm theo thể loại, quản lý tài nguyên dễ dàng bằng các chức năng như yêu thích, xây dựng bộ sưu tập..., tham khảo mọi lúc mọi nơi không hạn chế về không gian và thời gian chỉ cần có mạng internet. - Tính công nghệ: Áp dụng nền tảng kỹ thuật tiên tiến với công nghệ Web2.0 và điện toán đám mây (cloud computing), đảm bảo tính sẵn sàng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ 24/7, khả năng mở rộng dễ dàng và linh hoạt, tính an toàn cao và backup dữ liệu tốt đảm bảo chống truy nhập trái phép và phục hồi toàn bộ dữ liệu kịp thời khi có sự cố. 74

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

3.3.2 Phát triển tài nguyên Tầm quan trọng của thư viện là định hướng và xây dựng tài nguyên cho bạn đọc, sinh viên và giảng viên tham khảo phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và áp dụng vào công việc. Ngoài các tài liệu học thuật về các thuyết khoa học (theory), tài liệu chuyên ngành, cần bổ sung thêm các nguồn tài nguyên thực tế để làm các bài học kinh nghiệm (case study) giúp giảng viên có thể đưa vào bài giảng thực tế, các sinh viên có thể tham khảo phát triển thêm các kỹ năng khác, và bạn đọc khác áp dụng vào trong công việc. Để xây dựng nguồn tài nguyên phong phú như trên, giải pháp Thư Viện Số DLib giúp thư viện phối hợp với các phòng nghiệp vụ phân tích nhu cầu để phát triển tài liệu, sách, báo, tạp chí và khuyến khích bạn đọc, giảng viên, sinh viên hay các nhà nghiên cứu chia sẻ các tài nguyên lên hệ thống thư viện của nhà trường. Ngoài ra DLib cung cấp giải pháp liên kết thư viện các trường ĐH-CĐ lại với nhau để tạo thành một nguồn tài nguyên liên kết dùng chung. Bên cạnh đó giải pháp DLib cũng tích hợp với TaiLieu.VN, trang web cung cấp nguồn tài nguyên cộng đồng rất lớn trên mạng xã hội. Nguồn tài nguyên nhà trường: Là nguồn tài nguyên được thư viện phối hợp với các phòng nghiệp vụ thư viện xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên bám sát chương trình đào tạo các ngành nghề của trường giúp giảng viên và sinh viên tham khảo để phát triển các kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật và nghiệp vụ. Nguồn tài nguyên này là những giáo trình, giáo án hay bài giảng được giảng viên nhà trường sử dụng vào công việc giảng dạy và tham khảo cho sinh viên. Ngoài ra, thư viện cũng có thể số hóa phần mở đầu hoặc nội dung tổng quát của những đầu sách mà thư viện đã mua hàng năm nhằm giới thiệu được nguồn sách này đến với đông bảo bạn đọc và cũng để tiết kiệm chi phí và cho phép sinh viên, giảng viên có thể đọc trực tuyến nội dung chính của sách. Việc số hóa cần tuân thủ luật sở hữu trí tuệ, thư viện sẽ có những đánh giá các tiêu chí của luật sở hữu trí tuệ khi lựa chọn các đầu sách số hóa cũng như cách số hóa các đầu sách này. Với các đầu sách mà thỏa mãn tiêu chí được phép số hóa thì việc số hóa nội dung sẽ đảm bảo nội dung sách được lưu trữ và khai thác một cách hiệu quả, sẽ tăng tính an toàn về nội dung của sách tránh khỏi những rủi ro khi lưu trữ sách giấy. Nguồn tài nguyên cộng đồng: Tài nguyên được xây dựng và chia sẻ bởi cộng đồng người dùng TaiLieu.VN với hơn 5.5 triệu thành viên. Là nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng giúp cho giảng viên và sinh viên có nguồn tài liệu tham khảo và phát triển các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng nềm rất lớn và thực tế. Tài liệu trên trang web này hiện có trên 1.2 triệu tài liệu, bao gồm tất cả các chủ đề và lĩnh vực với hơn 30 ngàn nguồn tài liệu mới được cập nhật mỗi tháng. Nguồn tài nguyên liên kết: Nguồn tài nguyên liên kết giữa thư viện các trường ĐH-CĐ trong hệ thống liên kết TaiLieu.VN cho phép giảng viên và sinh viên của các trường này có thể tham khảo và khai thác nguồn tài nguyên từ các thư viện của các trường ĐH-CĐ khác.

75

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

4. Khả năng áp dụng Hiện nay giải pháp thư viện số Dlib đã được triển khai trên 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước và một số trung tâm học liệu, thư viện công cộng của một số tỉnh, thành. Hàng ngàn giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường sử dụng nguồn tài nguyên số này để áp dụng vào việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy của giảng viên và tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ hiện nay, đem lại hiệu quả cao. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ tài nguyên số đối với các lĩnh vực khoa học trên phạm vi toàn quốc là giải pháp tiết kiệm, hiệu quả và là xu hướng phát triển của thế giới. Giải pháp này có thể ứng dụng rộng rãi cho các thư viện các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khác; các trung tâm học liệu, các thư viện công cộng của các tỉnh. 5. Hiệu quả kinh tế - xã hội mà giải pháp mang lại a. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lí, khai thác nguồn tài ngyên số là giải pháp tối ưu để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo ra môi trường thuận lợi đối với việc học tập, nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng. b. Góp phần làm sáng tỏ và trình bày một cách hệ thống các cơ sở lí luận của việc xây dựng và thiết kế thư viện điện tử, thư viện số trong xu thế hiện nay. c. Sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện dạy học sẽ giúp cho người học chiếm lĩnh được kiến thức vững chắc. Người học phải sử dụng đồng thời các giác quan, phải thường xuyên hoạt động, do đó tính tích cực hóa hoạt động học tập được nâng cao (nhìn nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn,...). Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học theo nghĩa của tâm lí học thông tin là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. d. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lí nguồn tài nguyên số là giải pháp tối ưu để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo ra môi trường thuận lợi đối với việc học tập, nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng. Đây là xu hướng phát triển giáo dục tất yếu trong tương lai. Thư viện Trường CĐSP TT Huế đã triển khai giải pháp thư viện số Dlib và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2012 với địa chỉ: http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/ Hiện tại, giảng viên của trường được cấp tài khoản miễn phí, sinh viên đóng 5.000đ/tháng và được sở hữu một số lượng tài nguyên số khổng lồ trên 1,2 triệu tài liệu số để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu tại trường. Ngoài ra, giải pháp thư viện số DLib cũng đã được nhân rộng cho thư viện các trường như Đại học Khoa học, Sư phạm, Kinh tế, Khoa Du lịch (Đại học Huế), CĐCN Huế, TC Âu Lạc Huế... và trên 100 trường đại học, cao đẳng, trung tâm học liệu, thư viện công cộng trong toàn quốc. g. Những điểm cần khắc phục Cần tăng cường hơn nữa công tác tư vấn cho lãnh đạo các trường ĐH-CĐ để chỉ đạo các trung tâm thông tin thư viện tiến hành triển khai giải pháp thư viện số vì lợi ích thiết thực của giải pháp. 76

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Chưa tổ chức hội nghị để tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của giải pháp giữa các trung tâm thông tin thư viện các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc. III. KẾT LUẬN: Với tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ”, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam đã tham gia phong trào tài nguyên giáo dục mở để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai nguồn tài nguyên này sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là từ các nước đang phát triển như Việt Nam, đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới. Việt Nam cần phải làm gì đó để mang nguồn tài nguyên này về cho người dùng trong nước. Rõ ràng giải pháp Thư viện số DLIB đã đáp ứng được các yêu cầu của dự án OECD / CERI về OER Những kết quả từ thực tiễn triển khai có hiệu quả mà giải pháp đạt được tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của CNTT trong việc đổi mới phương pháp Dạy và Học mà tiêu biểu là việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên số trong thư viện các trường ĐH, CĐ phục vụ đắc lực cho đào tạo theo học chế tín chỉ.

77

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Hứa, Văn Thành (2012). Các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên thông tin phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Thư viện Trường CĐSP TT Huế: Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 03 năm đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường CĐSP TT Huế 2. Nguyễn, Minh Hiệp (2012). Bài giảng tổ chức và quản lý thư viện hiện đại.Tp. Hồ Chí Minh: Thư viện ĐHKH Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, 2012. 3. Nguyễn, Công Hà (2012). Giải pháp thư viện số.- Tp. Hồ Chí Minh: Công ty VDOC, 2012. 4. Huỳnh, Đình Chiến; Huỳnh, Thị Xuân Phương (2008). Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của CBGV và SV Đại học Huế: Tham luận tại hội nghị Thư viện các trường ĐH, CĐ toàn quốc lần thứ 1, Đà Nẵng ngày 9.10.2008 5. Hoàng, Thị Thục (2008). Hợp tác thư viện – Một giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh: Tham luận tại hội nghị Thư viện các trường ĐH, CĐ toàn quốc lần thứ 1, Đà Nẵng ngày 9.10.2008 6. Hứa, Văn Thành (2013). Thư viện số Elib – Giải pháp phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện trường đại học, cao đẳng. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3/2013. Tr.:38-42 7. Hứa, Văn Thành (2013). Giải pháp thư viện số phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong thư viện các trường đại học, cao đẳng phục vụ đào tao theo học chế tín chỉ. : báo cáo tại Hội thảo Phương hướng, chiến lược và sáng kiến cho một ngành thông tin – thư viện phát triển liên tục và bền vững.- Trung tâm Học liệu ĐH Huế, tháng 5/2013.- Tr.:61-68 8. Hứa, Văn Thành (2014). Vấn đề bản quyền và chia sẻ nguồn tài liệu điện tử trong thư viện các trường đại học, cao đẳng : Báo cáo tại hội thảo Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử .- Đai học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2014.- Tr.: 16-20 9. Hứa, Văn Thành (2015). Giải pháp thư viện số Dlib cho thư viện các trường ĐH-CĐ.-Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.- 29 Tr. (Đề tài đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 và đang tham gia Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc năm 2015) 10. Website : http://www.dlib.vn 11. Phóng sự của VTC2 http://dlib.vn/chi-tiet/phong-su-xa-hoi-thong-tin-timkiem-va-chia-se-tai-lieu-truc-tuyen-made-in-viet-nam-giai-phap-tvs-_23.html II. Tài liệu tiếng Anh 12. Hylén, Jan (2007) “Open Educational Resources: Opportunities and Challenges ; OECD’s Centre for Educational Research and Innovation Paris, France “. http://www.oecd.org/edu/ceri 78

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

13. Downes, Stephen (2007) “Models for Sustainable Open Edicational Resources”, Nation Research Council Cannada, Canada.- Interdisciplinary Journal of Knowledge and Learning Objects.- Volume 3, 2007 14. Sinha, Manoj Kumar (2008) “Open Access, Open Source Archives, and Open Libraries Initiatives for UniversalAccess to Knowledge and Information : An Overview of Indian Initiatives”, Convention PLANNER - 2008, Nagaland University, Nagaland, November 06-07, 2008 Title: The Digital Library DILB solution: The idea about Open Education Resources for College Libraries in Viet Nam Abstract: Althought learning resources are often considered as key intellectual property in a competitive higher education world, more and more institutions and individuals are sharing their digital learning resouces over the Internet openly and for free, as Open Educational Resources. The DLIB solution asks why this is happening, who is involved and what the most important are of the solution. The results from Dlib solution for College Libraries in Viet Nam. Keyword: OpenCourseWare; Open Educational Resources; Digital Library; Web 2.0; Could Computing.

79

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM THS. DƯƠNG THỊ CHÍNH LÂM CN. NGUYỄN THỊ THU Thư viện trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hoạt động Thông tin – Thư viện cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Với sự gia tăng nhanh chóng của các xuất bản phẩm điện tử đã làm thay đổi cơ bản về phương thức quản lý và khai thác thông tin tại các thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng. Bài viết của tác giả sẽ trình bày một số thực trạng và đưa một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học tại Việt Nam.

NỘI DUNG: Những thập niên đầu của thế kỷ XX, công nghệ thông tin và truyền thông đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực thông tin-thư viện. Năm 1946 với sự ra đời của máy tính hiện đai đầu tiên trên thế giới có tên là ENIAC (Electronic Numerical Intergrator and Computer) đã tạo nền móng cho sự phát triển của các máy tính hiện đại về sau. Đến năm 1969, xuất hiện mạng máy tính đầu tiên có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) đây là tiền thân của mạng lưới Internet toàn cầu hiện nay. Dịch vụ tìm kiếm online đầu tiên về thương mại xuất hiện năm 1972 tại Mỹ (Lockheed dialog) (1). Tiếp theo là sự ra đời các CSDL máy tính đồng loạt, hình thành tiêu chuẩn biên mục quốc tế ISBD (International Standard Bibliographic Description), quy tắc mô tả Anh Mỹ AACR2 (Anglo-American Cataloguing Rules), mục lục truy cập công công trực tuyến OPAC (Online Public Access Catalogue) tại thư viện quốc hội Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi tư duy, diện mạo cũng như tạo động lực cho hoạt động thông tin-thư viện phát triển một mức cao hơn. Thế kỷ XXI, với sự ra đời của nền kinh tế tri thức đã xuất hiện khái niệm nguồn lực thông tin điện tử (thông tin số). Ý tưởng sơ khai về việc hình thành một nguồn lực thông tin điện tử bởi nhà khoa học Hoa Kỳ Vannevar Bush. Năm 1962, Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đã đưa ra sản phẩm các cơ sở dữ liệu (CSDL) đầu tiên là "Chemical Titles" (Nhan đề Hóa học). Đến năm 1971, Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ mở đầu trong việc đưa tài liệu điện tử y học trực tuyến lên mạng y học - MEDLINE. Đến đầu những năm 1990, số CSDL tăng lên nhanh chóng, và trở thành sản phẩm thông tin điện tử chủ lực của ngành thông tin - thư viện [3]. Trên nền tảng của của các CSDL ban đầu đó, hoạt động thông tin-thư viện thế giới hướng tới mục tiêu hình thành các trung tâm thông tin điện tử hoặc thư viện điện tử. 80

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Tại Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động thông tin-thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng đã và đang hướng tới việc chú trọng tạo tập các nguồn lực thông tin điện tử, để làm nền tảng cho việc hình thành các thư viện điện tử, thư viện số trong tương lai. Thời gian qua, các thư viện đại học đã có những nỗ lực trong việc tạo lập, phát triển và khai thác sử dụng nguồn lực thông tin điện tử để đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. 1. Đặc trưng của nguồn lực thông tin điện tử Có nhiều khái niệm về nguồn lực thông tin điện tử (thông tin số), tuy nhiên trong phạm vi bài viết này tác giả tiếp cận nội hàm thuật ngữ theo định nghĩa của PGS.TS.Nguyễn Hữu Hùng “Nguồn lực thông tin điện tử là tập hợp có tổ chức những bộ sưu tập thông tin kiến thức của các đối tượng số hoặc đã được số hóa, được lưu trữ theo các công nghệ đặc biệt mà có thể truy cập, chia sẻ, khai thác theo các giao thức và thủ tục tiêu chuẩn xác định trong môi trường điện tử” [4]. Theo cách tiếp cận của khái niệm này, nguồn lực thông tin điện tử được hiểu là “nguồn lực thông tin này chỉ có thể truy cập, chia sẻ, khai thác trên máy tính hoặc các mạng máy tính”. Với những ưu điểm nổi bật hơn so với nguồn lực thông tin truyền thống như: + Kiểm soát nguồn lực thông tin hiệu quả hơn, loại bỏ tài liệu trùng lặp, lỗi thời, việc cập nhật ấn bản mới nhanh chóng thậm chí đổi mới hằng ngày, vấn đề tổ chức, sắp xếp cũng nhanh chóng và tiện lợi hơn; + Bảo tồn và lưu trữ lâu dài các tài liệu gốc, giảm thiểu không gian lưu trữ nhờ công nghệ nén số hình ảnh nên mật độ thông tin trong tài liệu rất lớn; + Nâng cao năng lực khai thác thông tin của người dùng tin, với thao tác đơn giản chỉ cần nhấn nút máy tính sẽ xuất hiện file ở dạng toàn văn khi chọn trong mục lục tự động, dễ dàng sao chụp tài liệu; + Dễ dàng cho việc khai thác thông tin, và thuận tiện thực hiện đa truy cập (multi-access), đối với nguồn lực thông tin trực tuyến (online) có thể nhiều người truy cập cùng một lúc tại nhiều trạm (máy tính) khác nhau và truy cập mọi thời điểm, tạo điều kiện cho NDT tiếp cận thông tin một cách bình đẳng, nhanh chóng và tiện ích; + Thuận tiện trong việc tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại; + Thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các trung tâm thông tin - thư viện hiệu quả hơn. 2. Tạo lập nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học Việt Nam Thời gian qua, các thư viện đại học tại Việt Nam đã tập trung nhiều vào việc tạo lập và phổ biến nguồn lực thông tin điện tử để đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo sự thân thiện giữa thư viện và người sử dụng. Vấn đề tạo lập nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học tại Việt Nam, ngoài nguồn lực thông tin điện tử được lưu trữ trong các CD_ROM đính kèm theo tài liệu in truyền thống, thì phần lớn tài liệu điện tử nội sinh được thực hiện bằng các hình thức tự số hóa (scan) tài liệu nội sinh của đơn vị, trong đó tập trung chủ yếu là các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn đã được hội đồng thông qua, các bài 81

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

trích tạp chí chuyên ngành….Hầu hết các thư viện đại học Việt Nam đều đã phát triển và hoàn thiện tốt nguồn lực thông tin điện tử nội sinh của trường và thường được tổ chức thành các: CSDL luận án, luận văn, CSDL công trình NCKH, CSDL bài trích báo-tạp chí…. Hiện nay hầu hết các thư viện cũng tiến hành mua các CSDL online từ các trung tâm thông tin lớn, đơn vị phát hành, xuất bản trong và ngoài nước, bằng hình thức nhà cung cấp bán quyền truy cập tới CSDL trên cơ sở đăng ký số lượng IP truy cập hoặc số lượng accout có thể truy cập sử dụng trong một thời hạn được ký kết trong hợp đồng để phục vụ yêu cầu đào tạo của trường và đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Ngoài ra, một số thư viện đại học còn có sự giao lưu, hợp tác để chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử nhằm làm gia tăng số lượng nguồn lực thông tin để tiết kiệm kinh phí phát triển nguồn tin điện tử. 3. Quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học tại Việt Nam Về công tác quản lý và khai thác nguồn lực thông tin, các thư viện đã sử dụng phần mềm chuyên dụng để quản lý nguồn tin điện tử, tạo lập các sản phẩm thông tin như CSDL thư mục, CSDL dữ kiện và CSDL toàn văn. Bên cạnh những phần mềm thương mại được đầu tư kinh phí từ cơ quan chủ quản, thì phần lớn các thư viện chủ động tìm kiếm một số phần mềm mã nguồn mở như Green stone, DSpace,… để xây dựng, hình thành các bộ sưu tập theo các chủ đề, tổ chức chúng thành các CSDL thuận tiện cho người dùng tin trong việc truy cập để khai thác và sử dụng thông tin; Các phần mềm này đều phải đảm bảo tiêu chuẩn về xử lý nghiệp vụ dành cho tài liệu điện tử là Dublincore, thuận tiện trong vấn đề trao đổi và chia sẻ CSDL. Song song đó, một số trung tâm thông tin-thư viện còn chủ động thiết lập hệ thống thu thập các nguồn tài nguyên điện tử có trả phí và các nguồn học liệu mở trên internet; sau đó tiến hành xử lý, phân loại và xây dựng các siêu dữ liệu cho các tài nguyên điện tử theo các chuẩn nghiệp vụ thư viện hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin. Vấn đề tổ chức khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học luôn được quan tâm, thông tin thường xuyên cập nhật trên website, nhưng phần lớn vẫn là thông tin thư mục, riêng thông tin toàn văn thì chủ yếu phục vụ offline nội bộ trong phạm vi thư viện, một số CSDL được phục vụ online thì phải có mật khẩu truy cập nên hạn chế người dùng tin trong việc khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin điện tử phục vụ cho nhu cầu tin của họ. Ngoài ra, việc truy cập nguồn lực thông tin điện tử đòi hỏi người dùng tin phải có những kỹ năng cần thiết về sử dụng các công cụ tra cứu mới thuận tiện trong vấn đề tìm kiếm thông tin đúng nhu cầu của mình. Để trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin điện tử, ngoài việc hướng dẫn cách thức tìm kiếm thông tin trên website thì một vài thư viện cũng tiến hành mở lớp tập huấn cách thức truy cập thông tin cho người dùng tin theo từng nhóm đối tượng cụ thể. 82

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Mặc dù các thư viện đại học đã và đang có nhiều nỗ lực để xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin điện tử nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin, song việc tổ chức xây dựng và phát triển nguồn lực này đòi hỏi nhiều yêu cầu khá cao như: Vấn đề số hóa tài liệu toàn văn phải có sự đầu tư khá lớn và tốn kém; quy trình công nghệ xử lý tài liệu phải đảm bảo sự thống nhất về các tiêu chuẩn kỹ thuật; vướng mắc vấn đề bản quyền khi phục vụ, Đối với nguồn lực thông tin được mua từ các đơn vị xuất bản, phát hành hay trung tâm thông tin trong và ngoài nước thì chi phí cũng quá cao so với kinh phí được cấp hằng năm cho các thư viện, đồng thời các hợp đồng mua bán đôi lúc gặp khó khăn trong vấn đề xác định các thuật ngữ phù hợp, các điều khoản hợp đồng thường bất lợi cho thư viện. Ngoài ra, vấn đề mua các CSDL thường được hợp đồng khai thác có thời hạn, thường không được tải về lưu trữ trong CSDL của thư viện để phục vụ lâu dài nên việc sử dụng nguồn lực thông tin này sẽ gặp khó khăn khi thư viện không đủ nguồn kinh phí để tiếp tục duy trì. Đối với nguồn lực thông tin được chia sẻ giữa các thư viện và cơ quan thông tin ít đảm bảo sự liên tục, và sự chia sẻ cũng rất hạn chế do chính sách của các cơ quan thông tin-thư viện khác nhau. 4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại các thư viện đại học tại Việt Nam. Với những tiện ích mà nguồn lực thông tin điện tử mang lại trong việc đáp ứng tốt nhu cầu tin của người dùng tin cũng như hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Các thư viện đại học cần ưu tiên phát triển nguồn lực thông tin điện tử một cách đầy đủ và luôn cập nhật, để làm được điều đó cần phải đảm bảo các điều kiện sau: Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Phải xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật rõ ràng thông thoáng và có chính sách dành riêng cho hoạt động thông tinthư viện nhằm đảm bảo tính pháp lý về bản quyền trong phát triển nguồn lực thông tin điện tử của thư viện phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, đào tạo và học tập; Về phía các cơ quan chủ quản của thư viện: ưu tiên đầu tư kinh phí ổn định cho việc phát triển nguồn tin điện tử thường xuyên và dài hạn, quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực; Bên cạnh đó, cần đầu tư CSVC, hạ tầng công nghệ đảm bảo tính đồng bộ để đảm bảo tốt cho việc quản lý và khai thác nguồn lực thông tin này được hiệu quả. Đối với các thư viện đại học: Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin dành riêng cho phát triển nguồn lực thông tin điện tử trên cơ sở chính sách chung của thư viện; Ưu tiên các lĩnh vực khoa học liên quan đến chương trình đào tạo của trường và nhu cầu tin của người dùng tin. Các thư viện cần chủ động phối hợp để hình thành các “consortium”, đặc biệt các trường trong cùng một nhóm ngành đào tạo liên kết với nhau nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên điện tử nội sinh, đồng thời đem lại lợi ích về kinh tế cho thư viện như kết hợp mua chung, sử dụng chung các CSDL để giảm kinh phí bổ sung. Khi ký kết hợp đồng 83

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

bổ sung nguồn lực thông tin điện tử cần xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng với mục đích đảm bảo quyền lợi sử dụng lâu dài một số tài liệu trong CSDL của nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin và chức năng nhiệm vụ của thư viện. Xây dựng mạng cộng đồng trực tuyến, cụ thể như: xây dựng mô hình website dung chung hoặc xây dựng mục lục liên hợp cho các thư viện trong cùng khối ngành đào tạo trên cơ sở thống nhất các quy chế, chính sách chung đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, trong đó, cần quy định rõ các chuẩn định dạng và chuẩn trao đổi thông tin, các CSDL nào sẽ được chia sẻ trong hệ thống mạng này. Nếu hình thành được mạng cộng đồng trực tuyến, người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin/tài liệu nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và công sức. Thông qua website này, các thư viện có thể trao đổi chuyên môn nghiệp vụ giữa các cán bộ thư viện, đồng thời hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn người dùng tin kỹ năng thông tin một cách chủ động và thống nhất. Để đáp ứng cho yêu cầu công việc, cán bộ thư viện cần được đào tạo nâng cao về công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc với các vật mang tin khác nhau, biết cách tập hợp các tài liệu điện tử ở dạng sẵn sàng cho người sử dụng, nắm vững các vấn đề về bản quyền và bảo mật thông tin. Thư viện cần có chiến lược PR để tuyên truyền quảng bá về nguồn lực thông tin điện tử đến người dùng tin để nâng cao hiệu quả khai thác cho nguồn lực thông tin này. KẾT LUẬN Trong thời gian các thư viện đại học đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực thông tin điện tử trong hoạt động thông tin – thư viện tương lai, vì thế họ không ngừng tăng cường phát triển nguồn lực thông tin này nhằm phục vụ tốt cho hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của trường. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển nguồn lực thông tin điện tử gặp nhiều khó khăn như: số lượng thông tin điện tử trong xã hội ngày càng gia tăng, nhu cầu tin cũng tăng nhanh, trong khi nguồn kinh phí bổ sung thì hạn hẹp, cơ sở vật chất, năng lực quản lý của thư viện còn yếu…. Với những khó khăn và thách thức phía trước các thư viện đại học cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử để đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin và làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành thư viện điện tử trong tương lai.

84

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Charles P. Bourne (2007). On-line systems: History, technology, and economics, Journal of the American Society for Information Science, Volume 31, Issue 3, 2. Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2014). Số hoá tài liệu nội sinh góp phần giảm khoảng cách số trong giáo dục và đào tạo cao đẳng – đại học, Tạp chí thư viện Việt Nam, số 3 3. Nguyễn Hữu Hùng (2006). Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hiện đại hoá hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Hùng (2005). Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 5. Tạ Văn Trường (2015). Thực trạng và giải pháp tạo lập bộ sưu tập số tại Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tạp chí thư viện Việt Nam, số 5,

85

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU NỘI SINH – NGUỒN TIN VÔ GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC T.S HUỲNH MẪN ĐẠT

Trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0888 969 678, [email protected] Tóm tắt: Bài viết trình bài có hệ thống các khái niệm về tài liệu nội sinh, đưa ra quy trình số hóa nguồn tài liệu nội sinh, lựa chọn công nghệ và đưa ra các giải pháp nhằm giúp các trường đại học làm tốt công tác số hóa nguồn tài liệu nội sinh.

Tài liệu nội sinh là những tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động khoa học kỹ thuật, sản xuất, quản lý, nghiên cứu, học tập của các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học… Tài liệu nội sinh phản ánh đầy đủ, có hệ thống về các thành tựu, tiềm lực cũng như hướng phát triển của những đơn vị này và thường được lưu giữ ở các thư viện và trung tâm thông tin của đơn vị đó. Đặc điểm của nguồn tài liệu nội sinh: Theo tính chất của quá trình tạo ra nguồn tài liệu nội sinh có thể chia thành 3 nhóm: - Nguồn tin phản ánh các kết quả hoạt động đào tạo: Luận án, Luận văn, các kết luận khoa học, các tư liệu điền dã, các tư liệu điều tra, các hồ sơ thí nghiệm, các chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương bài giảng… - Nguồn tin phản ánh kết quả NCKH: Các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, tư liệu trung gian được tạo nên từ việc triển khai các chương trình, đề tài NCKH, đề án, dự án sản xuất thử, báo cáo khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo… - Nguồn tin phản ánh tiềm lực đào tạo và NCKH: Bao gồm các tài liệu về cơ cấu, quy mô, trình độ đào tạo, nguồn nhân lực khoa học, cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH, các thông tin phản ánh định hướng phát triển của nhà trường.  Lợi ích đối với cơ quan: Đưa ra một chỉ số tốt về chất lượng và hiệu suất của cơ quan, tăng cường hình ảnh và uy tín, tăng cường khả năng tiếp cận đối với kết quả nghiên cứu, nội dung với chất lượng cao có thể sẽ là công cụ quảng bá để thu hút nhân sự, sinh viên và các nguồn đầu tư.  Lợi ích đối với nhà nghiên cứu: Mở rộng việc phát tán và cung cấp các công bố của mình, gia tăng tác động của các công bố (các nghiên cứu được tự do tiếp cận sẽ dễ dàngđược trích dẫn), đưa ra cách đo lường để các nhà nghiên cứu có thể xác định tỉ lệ truy cập đối với từng nghiên cứu cụ thể, giúp quản lý và lưu giữ các nội dung liên quan đến nghiên cứu của từng cá nhân, cho phép tạo ra các danh mục xuất bản phẩm theo yêu cầu cá nhân.  Lợi ích đối với cộng đồng quốc tế: Hỗ trợ hợp tác nghiên cứu thông qua việc tạo điều kiện trao đổi tự do cho các nguồn thông tin học thuật, giúp cộng đồng hiểu về 86

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

các nổ lực và các hoạt động nghiên cứu, lợi ích đối với cán bộ thư viện, luôn phù hợp trong thời đại số với nhiều thay đổi và tiến triển, là cơ hội để thể hiện vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh thay đổi của việc truyền tải thông tin học thuật. Tài liệu nội sinh bao gồm cả tài liệu đã xuất bản lẫn tài liệu chưa xuất bản. Cụ thể như sau: Nhóm tài liệu đã xuất bản: bài báo được đăng trên các báo, tạp chí; sách; tài liệu hội nghị hội thảo. Nhóm tài liệu chưa xuất bản: bản tài liệu trước khi in; các công trình chưa công bố hoặc phần nội dung được công bố của các công trình chưa hoàn tất, luận văn, luận án, báo cáo khoa học. Nhóm tài liệu hỗ trợ học tập và giảng dạy: đề cương, giáo án, bài giảng, ngân hàng đề thi, băng hình phục vụ các khóa học. Như vậy, nguồn nội sinh tốt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các thành viên lien quan; do đó các thư viện cần tuyên truyền những lợi ích này để mọi người sử dụng ủng hộ để phát triển nguồn thông tin nội sinh. Quy trình số hóa nguồn tài liệu nội sinh có thể chia thành 5 bước cụ thể sau: Lựa chọn tài liệu đầu vào: Đây là công đoạn đầu tiên trong quy trình số hóa tài liệu, bao gồm việc cân nhắc, lựa chọn và xác định những đối tượng tài liệu nào được đưa vào số hóa. Các thư viện cần xây dựng chính sách thu thập đối với tài liệu nội sinh ngay từ ban đầu là rất quan trọng nhằm đảm bảo tổ chức và sử dụng được một nguồn tài liệu học thuật một cách đúng đắn, cũng như đảm bảo được sự phát triển ổn định nguồn tài liệu này. Chính sách phải được nêu lên những nội dung cơ bản sau: xác định các loại tài liệu cần thu thập; đối tượng nộp và đối tượng sử dụng nguồn nội sinh; mức độ phổ biến và mức độ cho phép sử dụng nguồn nội sinh, chính sách bảo quản nguồn nội sinh, chính sách cập nhật nguồn nội sinh. Về bản quyền của tài liệu: trong trường hợp thư viện cung cấp truy cập mở cho nguồn nội sinh thì các tác giả và bộ phận tiếp nhận tài liệu cần làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền để bảo đảm thư viện không vi phạm luật bản quyền Nội dung tài liệu: Trên cơ sở xác định nhóm người dùng tin (Cán bộ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, các đối tượng khác,…), mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của thư viện mà thư viện lựa chọn các tài liệu nội sinh có nội dung phù hợp, tài liệu có tần suất sử dụng cao. Điều kiện bảo quản hiện tại: Tùy tình hình cụ thể của từng thư viện trong tình trạng điều kiện bảo quản kết hợp với nội dung tài liệu nội sinh mà quyết định lựa chọn tài liệu để tiến hành số hóa. Ưu tiên số hóa các tài liệu nội sinh mà nhu cầu sử dụng của người dung cao. Lựa chọn công nghệ: Lựa chọn công nghệ để tiến hành số hóa tài liệu nội sinh đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là công cụ đắc lực giúp các trường đại học thực hiện các công việc trong quy trình tạo lập và vận hành bộ sưu tập số, công nghệ để tiến hành số hóa cần đáp ứng các yêu cầu sau: 87

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

- Là công cụ, môi trường để đảm bảo các tài liệu số hóa sau khi được tạo lập sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người dùng tiếp cận; - Có đủ độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản và cung cấp dữ liệu trong quá trình hoạt động của bộ sưu tập; - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thông tin – thư viện; - Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu an toàn dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ lưu sao an toàn dữ liệu. Để bộ sưu tập số phát huy được hết tác dụng, thư viện khi thực hiện tạo lập bộ sưu tập số cần phải có cơ sở hạ tầng sau: - Hệ thống mạng intranet được kết nối internet với đường truyền đủ đáp ứng cho số người dùng tối thiểu của thư viện; - Hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền; - Trang web đăng tải và là cổng truy cập của người dùng vào bộ sưu tập; Số hoá nguồn tài liệu: Đây là công đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, kinh phí nhưng lại là khâu dễ dàng thực hiện nhất. Việc nộp tài liệu vào nguồn nội sinh có thể thực hiện theo 2 cách: trực tuyến hoặc thông qua cán bộ thư viện (nộp bản giấy). Trong trường hợp thư viện đã áp dụng công nghệ chuẩn bị sẳn 1 giao diện nộp tài liệu nội sinhh trên website, tác giả có thể tự nộp trực tuyến. Trường hợp chúng ta thu thập được hoặc tác giả cung cấp tài liệu giấy, hiện nay ở Việt nam đã có các thiết bị số hóa tài liệu của công nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 1200 có thể giúp các thư viện có thể số hóa nguồn tài liệu với số lượng lớn, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang học OCR. Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phần mềm biên tập BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu cầu; BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan. Biên mục tài liệu số hóa (Tạo siêu dữ liệu liên kết): Mô tả dữ liệu (theo một trong các chuẩn siêu dữ liệu MARC, Dublin Core, MODS, METS, ISO 2709 trong đó chuẩn Dublin Core tương đối phổ biến vì có khả năng tùy biến cho các tiêu chuẩn khác với 15 trường biên mục); Có nhiều chuẩn biên mục mang tính chất siêu dữ liệu khá thông dụng như: MARC 21/ UNIMARC, Dublin Core Metadata, XML… Các dữ liệu này thường được gắn vào phần đầu cho mỗi tài liệu điện tử đặt trên website và rất thích hợp cho các máy tìm kiếm, lọc ra thông tin để tổ chức thành kho dữ liệu mà không cần dùng đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống. Dublin Core Metadata là chuẩn dùng mô tả nội dung của biểu ghi và dữ liệu. Nó đơn giản hơn MARC Format vì chỉ có 15 trường: nhan đề, tác giả, chủ đề, mô tả, nhà xuất bản, tác giả phụ, ngày tháng, loại tài liệu, mô tả vật lý, định danh, nguồn gốc, ngôn ngữ, liên kết, bao quát, bản quyền (trong khi MARC có đến hơn 200 trường, khá phức tạp). 88

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Siêu dữ liệu (metadata) dùng để mô tả một tài nguyên thông tin được chia sẻ trên internet. Một bản ghi siêu dữ liệu bao gồm một tập hợp các thuộc tính hoặc tập các phần tử cần thiết để mô tả các tài nguyên theo yêu cầu. Tạo siêu dữ liệu theo 3 dạng (siêu dữ liệu mô tả: mô tả các thông tin về tài liệu, siêu dữ liệu cấu trúc: mô tả các liên kết giữa các đối tượng thông tin liên quan của tài liệu như mục lục, chương, phần, trang sách, hình ảnh minh họa, phụ lục... giúp người dùng dễ dàng di chuyển đến các thành phần của tài liệu, siêu dữ liệu quản trị: gồm tạo kích cỡ tập tin, định dạng tài liệu (PDF), đặc tính sử dụng và tình trạng của tài liệu). - Siêu dữ liệu kỹ thuật: Thông tin về máy và sự vận hành trong quá trình chụp hình ảnh và thông tin này được tạo ra tự động bởi hệ thống của thư viện. - Siêu dữ liệu cấu trúc: Thông tin về cấu trúc sách/trình tự sắp xếp đòi hỏi nhập liệu bằng tay. - Siêu dữ liệu mô tả: Thông tin về cuốn sách là thông tin dưới biểu ghi MARC tương thích hoàn toàn tiêu chuẩn biên mục dữ liệu điện tử Dublin Core 2. Dữ liệu biểu ghi MARC được nhập với khả năng đọc số ISBN bằng mã số mã vạch (Barcode) hoặc một giao diện người dùng dành cho nhập liệu mô tả nội dung (Vd., tên nhan đề, tác giả, ngày bản quyền, bảng nội dung,…) trong phần mềm biên mục nhằm nhập liệu nhanh và dễ dàng sử dụng. Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu: Trước khi vận hành thật các công đoạn: quét (scan) – đối với các tài liệu là sách, biên mục tài liệu, tải tài liệu lên mạng,... thư viện sẽ thực hiện giai đoạn thử nghiệm bằng cách cho scan khoảng 10 đơn vị tài liệu với đủ các loại hình: sách, tạp chí, bản thảo, tài liệu hành chính, tranh ảnh,… và cho lưu trữ cũng như vận hành thử trên website để kiểm tra về chất lượng, bao gồm kích cỡ của hình ảnh, vấn đề xử lý chung, dạng tập tin, chiều sâu của bit, vùng sáng, vùng tối, giá trị âm thanh, độ sáng, độ tương phản, độ phân giải, sự nhiễu, sự định hướng, tiếng động, sự điều chỉnh kênh màu, sự mất văn bản, sự điều chỉnh hình ảnh, sự mất đường truyền hay mất hình ảnh, sự sống động, chất lượng truy cập, hình thức ngắn gọn, rõ ràng của văn bản… Trong quá trình quét tài liệu, tạo sản phẩm số cho đến biên mục tài liệu số nên được sao lưu, cất giữ bảo quản ở các dạng: bộ nhớ lớn của máy chủ, trên CD-ROM, trên ổ cứng di động... Cung cấp, tải dữ liệu lên mạng là khâu cuối cùng của tiến trình số hóa, bao gồm việc đưa bộ sưu tập lên mạng của thư viện để phục vụ trực tuyến và thiết kế giao diện với người dùng: tạo ra các công cụ sử dụng, chính sách khai thác đối với người dùng, ý kiến đóng góp, đánh giá của người sử dụng, xây dựng các ứng dụng tùy biến, chính sách phát triển nguồn tài liệu… Tất cả các kết quả này cần được thông qua trước hội đồng số hóa để hoàn chỉnh lần cuối trước khi công bố kết quả bộ sưu tập đối với người dùng tin. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, việc quản lý và cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ điện tử chứa đựng những rủi ro như: Cơ sở dữ liệu bị xóa, thông tin bị chỉnh sửa…Chính vì vậy cần thiết kế một hệ thống lưu giữ tránh tình trạng xâm nhập trái phép, thực hiện chế độ quản lý tài liệu điện tử như là một bộ phận tổng thể các hồ 89

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

sơ tài liệu, thông tin của cơ quan và cần có khuôn khổ chiến lược đối với tài liệu lưu trữ điện tử. Theo khái niệm của các chuyên gia, hệ thống lưu giữ tài liệu điện tử là một quy trình khép kín giúp các tài liệu được an toàn và được quản lý để tài liệu đó cùng với các thông tin, hoàn cảnh và cấu trúc của nó sẽ được giữ lại (Tính xác thực, độ tin cậy, tính an toàn, mối quan hệ với các đối tượng dữ liệu có liên quan, tính hữu dụng và khả năng tiếp cận). Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn quốc tế về công tác văn thư ISO 15489, trong tiêu chuẩn này cũng đã đưa ra một chuẩn mực để các cơ quan, tổ chức có thể sử dụng nhằm đánh giá thực tiễn và hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử. Để công tác bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu điện tử ít tốn kém, công việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là hồ sơ, tài liệu hình thành trong xử lý công việc của từng cá nhân phải được phân loại và quản lý thống nhất trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Tuyệt đối không tự ý xóa hoặc thay đổi thông tin của tài liệu, hàng năm tiến hành đánh giá, xử lý chất lượng và chống xâm nhập của tác nhân gây hại. Các hồ sơ, tài liệu điện tử đến hạn nộp lưu sẽ được chuyên giao đầy đủ cho cơ quan phụ trách lưu trữ phân loại, lập mã số điện tử bảo quản trong hệ thống lưu trữ điện tử; Như vậy chúng ta sẽ giảm đi công đoạn tốn kém số hóa từ tài liệu giấy sang tài liệu điện tử. Để công việc số hóa tài liệu nội sinh thành công một nội dung quan trọng là nhiệm vụ của nhân viên thư viện- những người quản lý và phục vụ nguồn nội sinh trong trường đại học. Nhân viên thư viện là người soạn thảo chính sách quy định việc thu thập, quản lý và sử dụng cho nguồn nội sinh và thuyết phục các đối tượng liên quan chấp thuận và thực thi chính sách này. Nhân viên thư viện thiết lập mối quan hệ hợp tác với tác giả của nguồn nội sinh để khuyến khích và hỗ trợ họ trong việc nộp cũng như trong việc sử dụng. Nhân viên thư viện cần phải thành thạo các kỹ thuật, các thao tác sử dụng công nghệ, cũng như tự xử lý hoặc đưa ra hướng giải quyết cho các sự cố có thể xảy ra.

90

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Loan Thùy (2013). Khả năng chia sẻ nguồn tài nguyên điện tử và vấn đề bản quyền trong thư viện trường đại học, Kỷ yếu hội thảo “ chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử trong hệ thống thư viện cao đẳng, đại học Việt Nam”. 2. Nguyễn Hữu Viêm (2004). Sách điện tử: thách thức của phát triển. Tạp chí Thông tin tư liệu, số 4/2004; tr.: 20-22. 3. Huỳnh Mẫn Đạt (2016). “OCLC- cầu nối thư viện Việt Nam ra thế giới”, Văn hóa và nguồn lực, số 5(2016):tr89-93 4. Phạm Thúc Trương Lương (2006). Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên số: góc nhìn từ thư viện. Kỷ yếu hội thảo “tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin tư liệu. 5. Sharples, M., Corlett, D., Westmancott, O. (2000). The Design and Implementation of a Mobile Learning Resource, UK: University of Birmingham, Edgbaston. 6. Хуинь Ман Дат (2010), Корпоративная деятельность вузовских библиотек во Вьетнаме/ Хуинь Ман Дат, Вестник МГУКИ, № 2, С. 143 – 146. Từ khóa: Thư viện trường đại học, số hóa tài liệu, tài liệu nội sinh. The article presents the system of endogenous material conceptions, bringing out the digitization process of endogenous resources, selecting technology and offering solutions to help the universities fulfill their tasks of digitizing endogenous resources. Keywords: University Library, digitized documents, internal documents.

91

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỤC LỤC TRỰC TUYẾN TẠI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Th.s. QUẢN THỊ HOA Khoa: TV-TT; trường ĐHVH tp. HCM ĐT: 0945354316 Mail: [email protected] Tóm tắt: Biên mục sao chép, kiểm soát chất lượng biểu ghi, mượn liên thư viện, giảm thiểu kinh phí xử lý thông tin và kinh phí bổ sung là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động thư viện. Một trong những hướng giải pháp là xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến (Online Union Catalogs) (viết tắt MLLHTT) cho các thư viện trong hệ thống. Bài viết đề cập tới vai trò của việc xây dựng MLLHTT và các giải pháp nhằm xây dựng MLLHTT cho các thư viện đại học nhằm phát huy vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động; vai trò của thư viện trong công tác học tập và giảng dạy trong các trường đại học hiện nay.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của Công nghệ Thông tin với những thành tựu không thể phủ nhận đó là số hóa tất cả dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số liệu, âm thanh, hình ảnh đều có thể đưa vào dạng kỹ thuật số để máy tính có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta có thể dễ dàng thu nhập, chia sẻ thông tin theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt những sự thay đổi về các tập tục, thói quen truyền thống. Với tất cả những sự ưu việt về khả năng lưu trữ, tốc độ, tiện ích có thể truy nhập không bị giới hạn về không gian, thời gian, địa lý… Công nghệ thông tin được ứng dụng góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động của con người trong mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động thư viện Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện giúp cho thư viện thay đổi phương thức hoạt động từ một thư viện truyền thống với việc quản lý và phục vụ bạn đọc một cách thủ công, thụ động để trở thành một thư viện năng động với khả năng quản lý, truy xuất, quảng bá nguồn lực thông tin cũng như kết nối, thu hút người dùng tin đến sử dụng hiệu quả thư viện, nâng cao giá trị hoạt động của thư viện trong xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho cán bộ thư viện nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động, giảm nhẹ sức ép của công việc, tạo môi trường làm việc hiện đại nhằm cung ứng các dịch vụ tiện ích và sản phẩm thông tin ngày càng chất lượng cho người dùng tin, chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng hầu hết trong các hệ thống thư viện của cả nước và đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Thư viện đại học, với vai trò là môi trường học tập thứ hai sau giảng đường là nơi cung ứng tri thức, phát huy ý thức tự học năng động cho người học; là địa chỉ tin cậy trong việc cung cấp những thông tin khoa học mới mẻ, những thành quả công trình nghiên cứu khoa học của các cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường; là nơi kết 92

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

nối, chia sẻ các kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, khuyến khích nghiên cứu khoa học trong toàn trường cũng như bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn... là nền tảng cho việc đổi mới giáo dục, thay đổi phương thức giáo dục theo cách tiếp cận người học, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như khẳng định được vai trò của thư viện trong nhà trường. Tuy nhiên, thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện các trường vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ dẫn đến việc khó có thể liên kết, chia sẻ cơ sở dữ liệu trong hệ thống các thư viện, cũng như tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận thông tin thông qua các công cụ tra cứu hiện đại theo xu hướng mở không bị bó hẹp bởi ranh giới địa lý, vùng, miền... giảm bớt áp lực về kinh phí cho các thư viện trong cùng hệ thống, hướng tới mô hình thư viện hiện đại, thư viện số, thư viện điện tử... Muốn làm việc điều đó đòi hỏi các thư viện trong các thư viện giáo dục và đào tạo phải xây dụng Mục lục liên hợp trực tuyến (Online Union Catalogs) cho toàn hệ thống, xây dựng cổng thông tin thư mục thống nhất giúp người dùng tin tiếp cận tới toàn bộ cơ sở dữ liệu của các đơn vị thành viên tham gia. Thông qua hệ thống không chỉ bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin mình cần mà còn giúp cán bộ thư viện có thể tái sử dụng các kết quả biên mục, các thư viện thành viên có thể liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin với nhau. Đặc biệt với các tính năng ưu việt không thể phủ nhận của tài liệu số, tài liệu điện tử giúp cho bạn đọc có thể tiếp cận đọc tài liệu trên nhiều giao diện của Website, mục lục liên hợp chính là cổng thông tin thư mục thống nhất giúp bạn đọc tiếp cận tới toàn bộ cơ sở dữ liệu của các đơn vị thành viên tham gia. Với một hệ thống mục lục trực tuyến lớn tới hàng chục triệu biểu ghi, người dùng có thể truy xuất tới tất cả các dữ liệu trong toàn bộ các thành viên trong hệ thống một cách nhanh chóng và tiện lợi, mở rộng phạm vi tìm kiếm và khả năng đáp ứng được mở rộng, hàm lượng thông tin có chất lượng, đáp ứng cao nhu cầu của người dùng, tiết kiệm thời gian, thỏa mãn và khuyến khích người dùng sử dụng, tạo mối liên kết và nâng cao vai trò, vị thế của thư viện trong xã hội… Về mặt thuận lợi, trong những năm gần đây, nhận rõ được vai trò của thư viện trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy, hầu hết các thư viện trong các trường đại học đã được chú trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện chuyên nghiệp, năng động … việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã mang lại một diện mạo mới trong hoạt động với các tính năng tiện ích, giúp thư viện hoạt động theo hướng tự động, giảm bớt lao động thủ công, tạo ra các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ thân thiện với người dùng. Với việc áp dụng các phầm mềm thư viện điện tử tích hợp, xây dựng Website đã giúp cho các thư viện xây dựng được các cơ sở dữ liệu, thiết lập mục lục tra cứu trực tuyến trên OPAC cũng như tạo ra các kênh trao đổi thông tin, tư vấn người dùng online… Tuy nhiên, những tiện ích đó chỉ bó hẹp trong hoạt động của một thư viện với những người đọc là thành viên trong trường, tạo rào cản về thủ tục hành chính khi thư viện muốn mở rộng đối tượng phục vụ. Việc áp dụng các phần mềm cũng phụ thuộc vào cách đánh giá và yêu cầu của từng trường nên cũng chưa có sự đồng bộ, công tác 93

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

xử lý thông tin, xử lý tiền máy để tạo lập cơ sở dữ liệu trong các thư viện cũng chưa có sự thống nhất về sử dụng các công cụ kiểm soát (khung phân loại, bộ tiêu đề chủ đề, từ khóa, từ chuẩn, quy tắc biên mục…) trong khi đó mục lục liên hợp đòi hỏi tính thống nhất và chuẩn hóa cao, bao gồm thống nhất bảng mã (Unicode) khổ mẫu trao đổi (MARC 21), thống nhất sử dụng các công cụ kiểm soát trong biên mục cũng như miêu tả cá biệt trong các thư viện trong cùng hệ thống. Việc chưa thống nhất đã tạo nên rào cản cho việc liên kết, chia sẻ nguồn lực, cung cấp và khai thác thông tin trong các thư viện trong cùng hệ thống tạo cổng thông tin tập trung, , kiểm soát chất lượng thông tin, giảm thiểu chi phí xử lý thông tin, tiết kiệm kinh phí cho thư viện. Việc xây dựng Mục lục liên hợp trực tuyến là hết sức cần thiết trong việc phát huy các tiện ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các thư viện, cũng như xu hướng phát triển thư viện trong tương lai, nhất là các thư viện của các trường đại học, nơi người dùng đòi hỏi các thông tin có hàm lượng tri thức cao, góp phần đổi mới phương thức học tập và giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo những công dân có tri thức, bản lĩnh có tay nghề cao cho xã hội. Để xây dựng mục lục trực tuyến trong các thư viện trường đại học cần có những giải pháp cụ thể: Về lãnh đạo: cần có những văn bản chỉ đạo sát sao làm hành lang pháp lý cho các thư viện thực hiện; tạo điều kiện cho các thư viện trong cùng hệ thống các trường đào tạo đại học có cơ hội tiếp cận ngang bằng về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị (nhất là các thư viện các trường khối xã hội, văn hóa còn khó khăn về kinh phí); quy định về đơn vị đứng đầu là đầu mối cho mọi hoạt động cho các thư viện vệ tinh để có thể hướng dẫn, kiểm tra, xử lý, quản lý dữ liệu, quản trị mục lục liên hợp, cổng khai thác thông tin dùng chung của toàn hệ thống; xây dựng giao diện tìm kiếm. Quy định phương thức và quyền khai thác dữ liệu và người dùng tin của các đơn vị thành viên. Về đơn vị đứng đầu với vai trò quản trị hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến có nhiệm vụ duy trì và phát triển hệ thống MLLHTT, đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống; quản lý các thành viên, cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống; kiểm soát chất lượng biểu ghi: chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hoá các biểu ghi của các đơn vị thành viên; giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ; cập nhật được nguồn dữ liệu từ các thư viện thành viên cũng như chuẩn hoá được dữ liệu này (về mặt nội dung và cấu trúc); thực hiện việc tiếp nhận dữ liệu từ các thư viện thành viên, tiến hành phân loại, chuẩn hoá và hiệu đính biểu ghi. Các biểu ghi sau khi tiếp nhận sẽ được chuẩn hoá thành một khổ mẫu thống nhất; thực hiện các chức năng an toàn, bảo mật và sao lưu trong toàn hệ thống. Về các đơn vị thành viên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để tham gia (cơ sở hạ tầng mạng, phần mềm thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu thư mục điện tử, có kết nối Internet: theo Dial-up, ADSL hoặc Leased Line, có cán bộ chuyên trách về quản trị mạng để duy trì hệ thống hoạt động…) có nhiệm vụ đóng góp và khai thác thông tin phục vụ người dùng tin, khai thác các biểu ghi thư mục phục vụ công tác xử lý tài liệu.Đóng góp thông tin về: biểu ghi thư mục và vốn tư liệu của mình đang có trong kho; cung cấp thường xuyên các dữ liệu nội bộ vào hệ thống MLLHTT; tận dụng được 94

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

các thông tin thư mục đã được kiểm soát của các thư viện khác; cho phép các thư viện thành viên tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ liên thư viện. Xây dựng mô hình hoạt động theo hướng mở, hiện đại, tạo điều kiện tiếp cận thông tin thuận tiện cho người dùng tin, xóa bỏ hàng rào ngăn cách về không gian, địa lý, vùng miền… là xu hướng phát triển tất yếu cho các hệ thống thư viện trong tương lai. Với vai trò là môi trường học tập năng động, trung tâm nghiên cứu và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, là động lực quan trọng trong việc đổi mới phương thức học tập và giảng dạy trong nhà trường. Việc thay đổi phương thức phục vụ, cung ứng thông tin cho người đọc , xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến là việc làm hết sức cần thiết hiện nay, tuy nhiên để làm được điều đó cần có sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành; sự thống nhất cao các thư viện trong cùng hệ thống để tạo sự thống nhất trong hoạt động, đưa hệ thống thư viện trường đại học thực sự là niềm tự hào của các trường đại học , của ngành giáo dục trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ĐỖ VĂN HÙNG (2005) Nghiên cứu xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến cho hệ thống thư viện công cộng Việt Nam: Luận văn tốt nghiệp, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội 2. NGUYỄN THIÊN CẦN (1995) Tự động hóa trong thư viện, Thông tin và thư viện phía Nam , số 5, tr: 30-38 3. TRẦN THỊ QUÝ, ĐỖ VĂN HÙNG (2007) tự động hóa trong hoạt động Thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia, Hà Nội 4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện: http:// baza.vn

95

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI LIỆU SỐ PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SỐ Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH THƯ VIỆN ĐH SPKT TP. HCM

http://thuvien.hcmute.edu.vn [email protected] 08.8969920

Tóm tắt: Gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học số (Digital learning) và học kết hợp (blended learning) đang trở thành một xu thế tất yếu của giáo dục trên thế giới. Các trường đại học ở Việt Nam đang thực hiện một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo của nhà trường và thực hiện triển khai Nghị quyết số 29 của TW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Các nguồn học học số có vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện tốt cho giảng viên và sinh viên chủ động trong công tác giảng dạy và học tập. Mục đích của bài viết này nhằm xây dựng một hệ thống thông tin tư liệu trong dạy học số là việc làm cấp bách, phục vụ cho quá trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội như: Cung ứng tài nguyên học tập, quản lý nguồn tài nguyên thông tin của thư viện, phục vụ tra cứu khai thác toàn văn tài liệu số của nhà trường, làm cơ sở rà soát các công trình nghiên cứu của sinh viên, học viên trong trường, ngăn chặn tình trạng đạo văn, thực hiện bản quyền tài liệu số.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, việc khai thác tài liệu số trong thư viện các trường đại học, cao đẳng đang được quan tâm triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học số (Digital learning) và học kết hợp (blended learning) đang trở thành một xu thế tất yếu của giáo dục trên thế giới. Sự phát triển của cách dạy và học theo phướng pháp blended learning, các nguồn học liệu số có vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện tốt cho giảng viên và sinh viên chủ động trong công tác giảng dạy và học tập. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, khai thác và phát triển nguồn tài liệu số phục vụ việc dạy và học số là một nhu cầu cấp thiết để phát triển dạy học số và dạy học kết hợp đang được các trường đại học thực hiện một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo của nhà trường và thực hiện triển khai Nghị quyết số 29 của TW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. 2. DẠY HỌC SỐ TẠI VIỆT NAM Dạy học áp dụng kỹ thuật số đã ra đời từ lâu khi bắt đầu xuất hiện các công nghệ kỹ thuật số vào đào tạo như các hình thức đào tạo dựa trên truyền hình, radio. Nhờ công nghệ thông tin phát triển, dạy học số chuyển dần sang đào tạo trực tuyến thông qua đường truyền mạng Internet. Tuy nhiên, đến khi các công nghệ nghe nhìn di động

96

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

phát triển hiện tại mới tạo ra những đột phá lớn về dạy học số đến mức tạo ra cả những khóa học mở hoàn toàn miễn phí cho mọi người trên khắp hành tinh (MOOC). Song hành với sự phát triển mạnh của dạy học số, hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) đã ra đời và phát triển đa dạng với các tính năng khác nhau.

Các LMS đã phát triển ở các thời điểm khác nhau và quy mô phát triển khác nhau Có nhiều ưu điểm và nhược điểm khác nhau giữa các LMS khác nhau và cũng tùy vào nhu cầu các đơn vị mà có thể lựa chọn giải pháp tự xây dựng và phát triển hay mua sẵn từ các nhà cung cấp. Một trong số các LMS phổ biến nhất hiện tại là: Backboard (trả phí), Moodle (miễn phí), Emodo, Learning Studio, Angle,…Về cơ bản, sự khác nhau về tên gọi hay nguồn gốc và thời điểm ra đời không quá quan trọng bằng những tính năng mà hệ thống mang lại, chúng ta có thể xem bảng so sánh những tính năng cơ bản của 2 hệ thống LMS sau: Các công cụ sử dụng

Moodle

Biên soạn bài giảng trực tuyến Phân phối bài giảng tự động qua email (gửi email nhóm) Cập nhật phản hồi của người học thảo luận đến email cá nhân 97

Nền tảng mở

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Hỗ trợ loại email Chức năng giao bài tập Chức năng nộp bài tập Chức năng tổng hợp điểm trực tuyến và công khai điểm quá trình Chức năng đặt câu hỏi Chức năng thông kê kết quả Bảng tính năng của LMS Cấp độ áp dụng dạy học số: Sự phát triển có thể rất đa dạng và khác nhau nhưng có thể chia các cấp độ khác nhau như: - Tăng cường hoạt động học tập qua website (chủ yếu là để cung cấp tài liệu). - Học tập kết hợp (có những nội dung bài giảng học tại nhà, đến lớp giải bài tập), đây cũng là mô hình lớp học ngược hay còn gọi là dạy học kết hợp (blended learning). - Học tập trực tuyến hoàn toàn. Tùy vào sự đầy đủ thông tin và đặc thù nội dung học tập mà cơ sở có thể lựa chọn một trong các cấp độ này để triển khai. Những ưu điểm của dạy học số Có nhiều nghiên cứu đánh giá dạy học số ở các hình thức và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều đồng tình một số khía cạnh tích cực và chưa tích cực chung của dạy học số như sau: - Dạy học số có khả năng tăng hiệu quả đào tạo, đặc biệt với phương án dạy học kết hợp hoặc tăng cường truyền thông qua mạng giữa người học và người dạy và giữa những người học thì chất lượng áp dụng dạy học số sẽ cao hơn. - Dạy học số tiết kiệm (về lâu dài) các chi phí cho đào tạo. - Dạy học số là xu thế mới của giáo dục toàn cầu. - Dạy học số tiết kiệm nguồn lực cho các đơn vị triển khai giáo dục. Tuy nhiên, dạy học số cũng là nơi phản ánh đúng thực trạng (trình độ giáo viên, chất lượng bài giảng, năng lực sư phạm của giáo viên,…) của dạy học trực diện (gặp trên lớp truyền thống). Vì vậy, cải tiến dạy học số ngoài những nội dung hậu cần hỗ trợ như hạ tầng mạng, thiết bị và công nghệ thì phương pháp giảng dạy, chính sách cho giáo viên và sinh viên đều cần được cải tiến liên tục. Xu thế dạy học số trên thế giới Rất nhiều trường đại học, doanh nghiệp trên thế giới khắp các châu lục đã và đang triển khai dạy học số ở nhiều quy mô, hình thức khác nhau, có thể chia ra những xu thế chính như:

98

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

- Dạy học trực tuyến nội bộ cho đơn vị Các doanh nghiệp, đặc biệt lĩnh vực y tá, nội trợ, đào tạo nhân sự mới tại các doanh nghiệp,…thường được thực hiện qua hình thức dạy học trực tuyến nhằm giúp quá trình đào tạo thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho cả học viên và giáo viên. - Dạy học mở cho cộng đồng (MOOC) không thu phí Là những website hoặc diễn đàn cung cấp các nội dung học tập qua internet nhằm giúp cho người học ở mọi nơi có thể tham gia khóa học này mà không phải đóng phí. Một số trang có thể thu phí trong quá trình đánh giá. Nói đến MOOC phải nhắc tới các trường ĐH đi đầu như MIT, Stanford, Arizona,…và các doanh nghiệp như Khanacademy, Coursera,… - Dạy học mở cho cộng đồng (MOOC) có thu phí Dạy học mở cho cộng động có thu phí ban đầu không phát triển, tuy nhiên theo quan sát sự thay đổi chiến lược của các đơn vị dần chuyển sang thu phí với chi phí thấp hơn dạy học truyền thống như các đơn vị Coursera (thu phí đánh giá và cấp chứng chỉ); Udacity. - Trường học trực tuyến (cho một số chương trình) Với sự phát triển nhanh của công nghệ và các thiết bị di động, việc tiến tới mở các trường trực tuyến hoàn toàn là có cơ sở. Hiện tại một số chương trình đã được dạy hoàn toàn trực tuyến, có thể xem các chương trình này ở các website của các ĐH Hoa Kỳ dễ dàng.

Một số chương trình hoàn toàn trực tuyến tại Đại học ASU, Hoa Kỳ Xu thế dạy học số tại Việt Nam Từ lâu, Việt Nam đã áp dụng dạy học số với thời gian triển khai từ 20 - 30 năm trước qua các kênh truyền thanh radio (dạy tiếng Anh, phổ cập kiến thức cho nhà nông,…), truyền hình (dạy tiếng Anh, ôn thi đại học,…), và gần đây là áp dụng Internet đào tạo trực tuyến thông qua các hình thức, diễn đàn nội bộ của nhà trường, website, các trang nội bộ của doanh nghiệp, youtube,... với hai xu thế chính là có thu phí và không thu phí. Một số đơn vị triển khai khá thành công bước đầu với dạy học số có thể kể đến Mobifone, Topica, Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội,…

99

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Nhiều cá nhân và đơn vị đã tích cực tự nguyện hoặc hợp tác tạo nội dung học tập trực tuyến và cung cấp qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là các học liệu mở (MOOC) cho nhiều học viên, đôi khi cũng không phải đăng ký. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và một số trường như Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các đối tác Hoa Kỳ, Phần Lan tích cực trong triển khai dạy học số.

Trang chủ website đào tạo dạy học số của ĐH SPKT TP.HCM

Trang chủ website đào tạo dạy học số của Topica 3. TRIỂN KHAI DẠY HỌC SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã từng triển khai trung tâm dạy học trực tuyến (e-Learning) 10 năm trước và thu được những kết quả khả quan ban đầu, tuy nhiên, do thiếu sự đầu tư và nhân lực theo đuổi nên trung tâm này đã bị mai một. Từ năm 2012, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xúc tiến với các đối tác Hoa Kỳ, Phần Lan để tiếp tục các chương trình đào tạo nhân lực 100

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

cho dạy học số và chính thức thành lập Trung tâm Dạy học số năm 2013. Song song với phát triển nhân sự và hình thành trung tâm dạy học số thì nhà trường cũng đặt trọng tâm nghiên cứu và tìm hiểu các hướng tiếp cận nhằm gia tăng hoạt động dạy học áp dụng công nghệ thông tin như xây dựng chính sách cho giáo viên và sinh viên với 3 mức áp dụng dạy học số, tổ chức nhiều lượt tập huấn bằng chuyên gia nước ngoài, và nội bộ. Đến nay nhà trường đã có một trung tâm với 4 nhân sự làm việc toàn thời gian cho chương trình áp dụng dạy học số tại trường, triển khai áp dụng nhập điểm qua mạng, quản lý học liệu qua mạng, đánh giá giữa kỳ qua mạng. Sau hơn 2 năm, đến nay nhà trường có khoảng gần 1.000 khóa học ở tất cả 3 cấp độ. Hiệu quả triển khai Hiệu quả về mặt giáo dục - Theo đánh giá từ các chuyên gia nước ngoài và những kết quả tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, các lớp mà giảng viên áp dụng dạy học số thường thể hiện cho người học sự quan tâm nhiều hơn với nhiều kênh thông tin tốt hơn cho người học. - Việc ôn tập, hiểu rõ nội dung mục tiêu dạy học được thuận lợi hơn. - Học viên có thể xem lại bài, làm bài trắc nghiệm nhanh hơn. Hiệu quả về mặt kinh tế - Đối với các đơn vị triển khai dạy học số, với các mức độ cao, giờ học trên lớp có thể giảm xuống nhằm giảm chi phí mặt bằng, điện nước,... - Tiết kiệm nhân lực giảng dạy hoặc sử dụng tối ưu hơn nhân lực chất có trình độ cao thay vì chỉ là chức năng giảng lại một vấn đề qua các học kỳ. - Mức độ đầu tư cho một người học nếu áp dụng dạy học số sẽ giảm tiệm cận trục hoành tương ứng với quy mô người học và thời gian khai thác khóa học.

Bảng chỉ rõ sự giảm chi phí (màu nhạt) khi số người học tăng Hiệu quả về mặt xã hội - Giảm di chuyển khi dạy học số phát triển nhằm giảm tai nạn giao thông do đến trường. - Giảm chi phí của toàn xã hội cho việc di chuyển, phục vụ dạy và học tại chỗ. - Giúp giáo dục tiếp cận thuận lợi hơn đối với mọi người, đặc biệt người khuyết tật khó khăn đi lại. 101

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Những đề xuất nhằm phát triển dạy học số Cần tăng cường cơ sở hạ tầng mạng để ổn định đường truyền, gia tăng các phòng máy tính quy mô lớn và hiện đại trong các không gian mở, gia tăng các phòng dạy học số (studio), tăng cường đào tạo nhân lực liên quan lĩnh vực dạy học số. 4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ DẠY HỌC SỐ (LEARNING MANAGEMENT SYSTEM) Để tổ chức các lớp học áp dụng dạy học số rộng rãi trong toàn Trường, Trung tâm dạy học số kết hợp với phòng đào tạo, trung tâm thông tin - máy tính và dưới dự giúp đỡ, hỗ trợ của chương trình HEEAP, nền tảng dạy học số Pearson Learning Studio1 và Moodle2 đã được đưa vào triển khai thực tế cho các lớp học. Kết quả triển khai được đánh giá theo ba cấp độ: - Cấp độ 1: Ngoài thời gian giảng dạy ở lớp bình thường, lớp dạy học số triển khai bổ sung có tài liệu, bài giảng, thông tin, thông báo của lớp học; có lấy điểm quá trình trực tuyến. Nhằm hỗ trợ người học và giáo viên thêm một kênh tương tác ở mức độ cơ bản. - Cấp độ 2: Dạy học kết hợp (blended learning) với 30% bài giảng (ở dạng video và các định dạng khác khác) để người học có thể tự học tại nhà. Tăng cường tương tác giữa giảng viên và học viên trực tuyến bằng cách tổ chức thảo luận trực tuyến; thường xuyên sử dụng các công cụ thăm dò, khảo sát và đánh giá kết quả dạy học. - Cấp độ 3: Dạy học kết hợp bằng cách tăng cường bài giảng ở dạng video và các định dạng khác để người học có thể tự học tại nhà từ 80% nội dung môn học. Ngoài 20% thời lượng dạy học truyền thống, mọi hoạt động và tương tác giữa giảng viên và học viên chủ yếu diễn ra trực tuyến.  Kết quả triển khai học kỳ 2 năm 2014-2015:  SỐ LƯỢNG KHÓA HỌC TÍNH THEO CẤP ĐỘ Toàn trường có 43 khóa học được nghiệm thu, trong đó có 30 khóa (chiếm gần 70%) nghiệm thu được ở cấp độ 1 (nội dung dạy học số ở mức bổ trợ cho môn học) ; 10 khóa (chiếm hơn 23%) ở cấp độ 2 (nội dung dạy học số giúp người học tự học từ 30% số chương/bài theo đề cương) ; và 3 khóa (chiếm gần 7%) ở cấp độ 3 (nội dung dạy học số giúp người học tự học từ 80% số chương/bài của môn học.

Triển khai thử nghiệm dưới sự tài trợ của chương trình HEEAP và công ty Pearson, đã ngừng sử dụng từ năm 2015. 1

2

Triển khai từ năm 2015 dưới sự hướng dẫn và tài trợ server tạm thời của chương trình HEEAP

102

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG KHÓA HỌC THEO CÁC CẤP ĐỘ HK2-2014-2015  SỐ LƯỢNG KHÓA HỌC TÍNH THEO ĐƠN VỊ Toàn trường có 10 khoa/đơn vị có khóa học áp dụng dạy học số với 34 giáo viên tham gia. Trong đó:

BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG KHÓA HỌC THEO ĐƠN VỊ - HK2/2014-2015 KHOA / ĐƠN VỊ Viện Sư Phạm Kỹ Thuật Khoa Kinh Tế Khoa Điện – Điện tử

Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Tổng số khóa học

Số lượng Giảng viên

1 2 2

1 0 0

0 0 1

2 2 3

2 2 3

103

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Khoa Công Nghệ Thông Tin Khoa Công Nghệ Hóa và Thực Phẩm Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy Khoa Đào Tạo Chất Lượng Cao Khoa Cơ Khí Động Lực Khoa Ngoại Ngữ Khoa Khoa Học Cơ Bản Tổng

1

0

2

3

2

3

0

0

3

2

3

0

0

3

2

0

5

0

5

4

4 7 7 30

2 1 1 10

0 0 0 3

6 8 8 43

3 7 7 34

 Kết quả triển khai học kỳ 1 năm 2015-2016:  SỐ LƯỢNG KHÓA HỌC TÍNH THEO CẤP ĐỘ Toàn trường có 182 lớp học được nghiệm thu, trong đó có 161 lớp (chiếm 88%) nghiệm thu được ở cấp độ 1 (nội dung dạy học số ở mức bổ trợ cho môn học); 16 lớp (chiếm 9%) ở cấp độ 2 (nội dung dạy học số giúp người học tự học từ 30% số chương/bài theo đề cương) ; và 5 lớp (chiếm 3%) ở cấp độ 3 (nội dung dạy học số giúp người học tự học từ 80% số chương/bài của môn học).

 SỐ LƯỢNG LỚP HỌC TÍNH THEO ĐƠN VỊ Toàn trường có 12 khoa/đơn vị có lớp học áp dụng dạy học số với 112 giáo viên tham gia. Trong đó: - 04 đơn vị có lớp học đạt cấp độ 3 (khoa cntt, khoa điện - điện tử, khoa kinh tế, và khoa sáng tạo và khởi nghiệp). - 04 khoa có lớp học đạt cấp độ 2 (khoa công nghệ hóa và thực phẩm, khoa điện - điện tử, khoa khoa học cơ bản, khoa ngoại ngữ). - Khoa tham gia nhiều nhất là khoa điện - điện tử (38 lớp học), khoa cơ khí chế tạo máy (32 lớp học), khoa khoa học cơ bản (26 lớp học). - Tổng thời lượng video clip bài giảng tự tạo toàn trường: khoa công nghệ hóa học và thực phẩm (109 phút), khoa công nghệ thông tin (120 phút), khoa điện-điện tử (416 phút), 104

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

khoa khoa học cơ bản (290 phút), khoa kinh tế (141 phút), khoa ngoại ngữ (93 phút), khoa sáng tạo và khởi nghiệp (80 phút). Tổng Số thời Cấp Cấp Cấp Tổng số lượng lượng KHOA / ĐƠN VỊ độ 1 độ 2 độ 3 lớp học Giảng video viên clip (phút) Khoa Công Nghệ Hóa và 11 1 0 12 8 100 Thực Phẩm Khoa Công nghệ may và thời 1 0 0 1 1 trang Khoa Công Nghệ Thông Tin 16 0 1 17 7 120 Khoa Cơ khí chế tạo máy 32 0 0 32 19 Khoa Cơ Khí Động Lực 14 0 0 14 8 Khoa Điện – Điện tử 28 9 1 38 25 416 Khoa Khoa Học Cơ Bản 23 3 0 26 17 290 Khoa Kinh Tế 19 0 2 21 11 141 Khoa Ngoại Ngữ 12 3 0 15 10 93 Viện Sư Phạm Kỹ Thuật 1 0 0 1 1 Khoa Xây dựng và Cơ học 4 0 0 4 4 ứng dụng Khoa Sáng tạo và Khởi 0 0 1 1 1 80 nghiệp Tổng 161 16 5 182 112 1,249

105

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Như vậy, qua hai học kỳ triển khai số lượng và chất lượng các lớp áp dụng dạy học số tăng vượt bật: Số khóa học tăng hơn gấp bốn và số lượng giáo viên tăng gần gấp ba. 5. HỌC LIỆU SỐ VÀ E-BOOK Cùng với sự phát triển của cách dạy và học theo phướng pháp blended learning, các nguồn học học số có vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện tốt cho giảng viên và sinh viên chủ động trong công tác giảng dạy và học tập. Hệ thống hiện tại chưa có các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc sản xuất, quản lý các tài liệu số đạt hiệu quả. Việc phục vụ khai thác tư liệu số tại thư viện mới chỉ ở mức độ cung cấp thông tin đơn giản, tính tương tác chưa cao. Xây dựng một hệ thống thông tin tư liệu trong dạy học số là việc làm cấp bách, phục vụ cho quá trình đào tạo của nhà trường đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội như: Cung ứng tài nguyên học tập, quản lý nguồn tài nguyên thông tin của thư viện, phục vụ tra cứu khai thác toàn văn tài liệu số của nhà trường, làm cơ sở rà soát các công trình nghiên cứu của sinh viên, học viên trong trường, ngăn chặn tình trạng đạo văn. Thực trạng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Thư viện chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu hoạt động thông suốt, lưu trữ, bảo mật, khai thác thông tin cho việc giảng dạy theo phương pháp dạy học kết hợp đang được triển khai và đang phát triển mạnh của Nhà trường. 6. YÊU CẦU CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ DẠY SỐ Để triển khai dạy học số và dạy học kết hợp cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin ở hai lĩnh vực: phần cứng và phần mềm. Phần cứng: Trang bị nâng cấp hệ thống mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ chuyên dụng, thiết bị bảo mật, máy tính, phủ sóng Wifi toàn trường để giúp giảng viên và sinh viên truy cập tài liệu, thi online, studio là phim video bài giảng,… Phần mềm: Trang bị các phần mềm chuyên dụng như phần mềm xuất bản tài liệu số, phần mềm quản lý tác quyền số, phần mềm thi online, hệ thống gửi tin nhắn thông báo, ứng dụng cho phép đọc tài liệu đa nền tảng, Website tài liệu số và các phần mềm bản quyền cho Windows, cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Lưu trữ tập trung, thống nhất thông tin về tất cả các danh mục thông tin cần quản lý của nhà trường nhằm phục vụ việc khai thác, xử lý dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp. - Thống nhất các quá trình thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu, thông tin được cập nhật và lưu trữ đầy đủ đảm bảo cho việc theo dõi các kế hoạch, các hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ cán bộ, sinh viên một cách có hiệu quả. - Cung cấp thông tin có phân quyền, bảo mật theo các cấp độ, cung cấp công cụ theo dõi tự động việc thực hiện các yêu cầu báo cáo định kỳ và công tác cập nhật cơ sở dữ liệu theo yêu cầu Như vậy, việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là một nhu cầu cấp thiết để phát triển dạy học số và dạy học kết hợp. Đồng thời góp phần thực hiện NQ 29 của Đảng và NQ ĐH Đảng bộ TP HCM lần thứ 10 về Đổi mới căn bản toàn diện GD, trong đó đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá là nền tảng.

106

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỂ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ NHẰM HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ths. NGUYỄN VĂN CẦN (Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy) Ths. NGUYỄN THỊ ÁNH HÀ (THPT Nguyễn Trường Tộ) 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công nghệ điện toán đám mây là một thành tựu khoa học có tính chất đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, cung cấp phương tiện để chia sẻ phần cứng, phần mềm, cơ sở hạ tầng lưu trữ. Mọi người có thể truy cập và sử dụng đến các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tồn tại trong “đám mây”. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong giáo dục đã được các nước tiên tiến áp dụng, được đánh giá là giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam, việc áp dụng điện toán đám mây trong giáo dục vẫn chưa được phổ biến. Việc biên soạn và lưu trữ các học liệu điện tử một cách khoa học, tập trung, có thể dễ dàng chia sẻ, tái sử dụng,… là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, thực hiện. Có nhiều giải pháp để quản lí, chia sẻ nguồn học liệu điện tử như sử dụng website của nhà trường, cá nhân, copy dữ liệu bằng ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, USB,... những cách chia sẻ này có những ưu điểm và hạn chế nhất định (thuê server, dung lượng hạn chế, phí bảo trì,...). Sử dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ khắc phục được một số hạn chế về cơ sở hạ tầng của các phương pháp chia sẻ học liệu thông thường (máy chủ, bảo trì, bản quyền,...). Từ những thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Ứng dụng điện toán đám mây để xây dựng và khai thác nguồn học liệu điện tử nhằm hỗ trợ việc thiết kế bài giảng điện tử môn Vật lí ở trường trung học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN Học liệu điện tử (electronic courseware, viết tắt e-courseware) là tài liệu sử dụng để học tập và nghiên cứu được số hóa, bao gồm những thông tin về văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, phim, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, âm thanh,... Trong đề tài này, chúng tôi đã tập trung phân tích và trình bày có hệ thống quy trình 6 bước của việc xây dựng nguồn học liệu điện tử, gồm: Xác định mục tiêu và thiết lập cấu trúc; Lựa chọn học liệu đầu vào (chọn nội dung học liệu); Chọn công nghệ để thực hiện số hóa các học liệu; Biên mục, nhập và tạo siêu liên kết các học liệu; Xuất bản học liệu; Vận hành, bảo quản và cập nhật học liệu điện tử. Có thể khái quát về tiêu chuẩn kĩ thuật của nguồn học liệu điện tử như sau: Tìm kiếm rất dễ - Download rất nhanh – Liên kết cực mạnh – Dung lượng không lớn. Điện toán đám mây (Cloud Computing) còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. 107

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Hiểu một cách tổng quát, điện toán đám mây là phương thức lưu trữ dữ liệu khổng lồ trên máy chủ ảo. Thông qua điện toán đám mây, các cơ sở giáo dục giải quyết được bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng, phần mềm, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Bài giảng điện tử (BGĐT) là bài dạy học của GV, được soạn thảo, thiết kế hỗ trợ đồng thời cho cả hoạt động dạy và hoạt động học tập của GV và HS dựa trên thành tựu của CNTT. Trên cơ sở các nghiên cứu và áp dụng và dạy học, chúng tôi đã đề xuất các quan điểm về yêu cầu của một BGĐT (hiệu quả, thẩm mĩ, hiện đại, linh hoạt, thực tiễn,...). Ngoài ra, chúng tôi đã đề xuất quy trình 5 bước để thiết kế BGĐT và tổng kết 10 điều nên và 10 điều không nên khi thiết kế và sử dụng BGĐT trong dạy học. 3. NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ NGUỒN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ Trong đề tài này, chúng tôi đã biên tập, thiết kế nguồn học liệu gồm 832 hình ảnh; hơn 180 đoạn phim dạy học; 3230 bài tập; hơn 250 đề kiểm tra; hơn 450 thí nghiệm ảo; 52 trò chơi đoán ô chữ; 264 BGĐT; hơn 250 học liệu khác liên quan môn Vật lí. Các nguồn học liệu này được các đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh sử dụng khá hiệu quả, nhất là hệ thống 52 trò chơi ô chữ từ lớp 6 đến lớp 12. 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐÁM MÂY ĐIỆN TỬ ĐỂ QUẢN LÍ NGUỒN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ Trong phần này, chúng tôi trình bày có hệ thống: cách cài đặt, đăng nhập, tạo thư mục, cập nhật dữ liệu lên đám mây điện tử; các tính năng nổi trội và cách sử dụng SkyDrive; phương thức quản lí, chia sẻ, chỉnh sửa, đồng bộ hóa dữ liệu. Học liệu điện tử vật lí sẽ được cập nhật thường xuyên thông qua chức năng đồng bộ dữ liệu của SkyDrive. Có nghĩa là, mỗi lần chỉnh sửa nội dung hoặc thêm các học liệu mới ở máy tính cá nhân, “đám mây điện tử” sẽ tự động cập nhật dữ liệu mới (máy tính phải kết nối mạng internet). Các thành viên khác (nếu được phân quyền) cũng có thể chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm học liệu. Để khai thác các học liệu điện tử vật lí, có thể tải ở http://sdrv.ms/YIQdye Trò chơi đoán ô chữ Vật lí 8

Mô hình ứng dụng điện toán đám mây

108

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

5. Kết luận, hiệu quả của đề tài Góp phần làm sáng tỏ và trình bày một cách hệ thống các cơ sở lí luận của việc xây dựng và thiết kế nguồn học liệu điện tử; công nghệ điện toán đám mây, các quan điểm, nguyên tắc thiết kế BGĐT. Đề xuất quy trình thiết kế nguồn học liệu điện tử và quy trình thiết kế BGĐT. Ứng dụng điện toán đám mây để quản lí 5.478 học liệu điện tử môn Vật lí là giải pháp tối ưu để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo ra môi trường thuận lợi đối với việc học tập, nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng. Đây là xu hướng phát triển giáo dục tất yếu trong tương lai. Hàng ngàn lượt giáo viên, học sinh trong và ngoài tỉnh khai thác nguồn học liệu điện tử này vào việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Có 02 bài báo khoa học cùng chủ đề đăng kỉ yếu Hội thảo khoa học do Sở GD&ĐT tổ chức (năm 2008) và Trường ĐHSP Huế (năm 2010). Một số học liệu được sử dụng trong cuốn sách tham khảo “Trọng tâm kiến thức và bài tập Vật lí 9” (PGS.TS Trần Công Phong chủ biên, đòng tác giả Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Thị Ánh Hà, Lê Thị Thu Hà), do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2009. Những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của CNTT trong việc đổi mới PPDH mà tiêu biểu là việc khai thác và sử dụng các học liệu điện tử. Một phần của đề tài này đã đoạt giải Nhì trong Hội thi Sáng tạo Kĩ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V năm 2013.

SUMMARY Applying cloud computing for the management of the electronic courseware is the most useful solution to save time, budget and have a good environment for learning and researching science to all students and teachers. This is the indispensable developing tendency of education in the future.

109

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cần (2003), Nghiên cứu khai thác Microsoft FrontPage để thiết kế bài giảng điện tử VL lớp 7, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Huế. 2. Nguyễn Văn Cần (2007), “Nghiên cứu, xây dựng và khai thác nguồn học liệu điện tử để hỗ trợ việc thiết kế bài giảng điện tử phần quang học môn Vật lí ở trường trung học cơ sở”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT và truyền thông trong đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, Thừa Thiên Huế. 3. Nguyễn Văn Cần (2010), “Xây dựng, thiết kế và khai thác bài giảng điện tử trong DH ở các trường trên địa bàn Hương Thủy, Thừa Thiên Huế”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quản lí và sử dụng thiết bị trong dạy học, Đại học Sư phạm Huế. 4. Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Thị Ánh Hà (2012), Nghiên cứu, xây dựng và khai thác nguồn học liệu điện tử để hỗ trợ việc thiết kế bài giảng điện tử phần cơ học, nhiệt học, điện học và quang học môn Vật lí ở trường trung học, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế. 5. Nguyễn Thị Ánh Hà (2003), Nghiên cứu, khai thác Microsoft PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử cho phần động học và động lực học VL lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Huế. 6. Lê Công Triêm (2002), “Sự hỗ trợ của MVT với hệ thống multimedia trong dạy học”, Tạp chí Giáo dục (số 26/2002), tr. 14-15. 7. http://tainguyenso.vnu.edu.vn/xmlui/handle/thí nghiệm6789/10443: Hoàng Đức Liên (2009), “Xây dựng nguồn học liệu điện tử hướng tới xây dựng thư viện số tại các trường đại học”, Kỉ yếu Hội thảo Phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các trường đại học và nghiên cứu, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

110

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG TIN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CĐSP TT HUẾ HỨA VĂN THÀNH TRẦN THÁI ĐỖ THỊ BÍCH THUẬN* Title: Evaluate student satisfaction about quality services of the Thưa Thien Hue College of Education Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, Thư viện, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế Keywords: Service quality, satisfaction, Library, Thua Thien Hue College of Education ABSTRACT: The research was conducted to measure and identify factors that influence student satisfaction about quality services of Thua Thien Hue College of Education Libary. The data was collected by direct interviews with 300 teachers and students who used services at this Liabrary. The descriptive statistics, Cronbach’s alpha test, Exploratory and Confirmatory Factor Analysis and Structural Equation Modeling were used in this study. The results show that the student satisfaction of quality services was positively influenced by three important factors, following in order as empathy, responsiveness and assurance. The results also reveal that several services need to be effectively informed to the students. TÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ của Thư viện trường CĐSP TT Huế. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn 300 cán bộ giảng viên và sinh viên sử dụng các dịch vụ tại Thư viện. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên chịu sự tác động cùng chiều của 4 yếu tố, theo thứ tự quan trọng: sự hữu hình, sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự tin cậy. Ngoài ra, một số dịch vụ cần được thông tin đầy đủ đến sinh viên một cách hiệu quả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------*Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2014-2016

111

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

1. GIỚI THIỆU Trong giai đoạn toàn cầu hóa và hòa cùng xu thế phát triển chung của thời đại, thì hệ thốnggiáo dục đào tạo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng được quan tâm chú trọng phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Một xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi con người phải có kiến thức và trình độ cao, nên nhu cầu được trau dồi, bổ sung và nâng cao kiến thức để đáp ứng kịpthời sự phát triển của xã hội cũng được quan tâmnhiều hơn. Có thể nói chất lượng của hệ thống giáo dục là kết quả phản ánh một cách tổng quan của nhiều yếu tố cấu thành như: chất lượng của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhận thức của sinh viên, công cụ hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học,... Bên cạnh đó, việc tạo ra các dịch vụ cho người dùng tin (NDT) có điều kiện học tập, nghiên cứu, giảng dạy và sinh hoạt cũng rất được chú trọng. Với những đòi hỏi ngày càng khắt khe từ thực tế đã yêu cầu sự năng động nhiều hơn trong học tập và chủ động từ phía NDT, thư viện trường là nơi NDT có thể học tập, nâng cao trình độ và kiến thức cho bản thân. Là nơi hỗ trợ cho việc tìm kiếm và trang bị tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy cũng như những dịch vụ khác, Trung tâm Hỗ trợ học – Thư viện điện tử là thành tố đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Trường. Tuy nhiên, chất lượng các dịch vụ tại Thư viện có phục vụ tốt nhất và đáp ứng cho nhu cầu học tập, giảng dạy của NDT hay không? Cơ sở vật chất, tài liệu học tập, cách thức hoạt động có đảm bảo đủ điều kiện cho NDT học tập trau dồi kiến thức và nghiên cứu hay không? Đó là những vấn đề đang cần được quan tâm và cho đến nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào tại Trường CĐSP TT Huế được thực hiện để trả lời các câu hỏi trên. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ hài lòng của NDT đối với chất lượng dịch vụ tại Thư viện Trường CĐSP TT Huế” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ hài lòng của NDT đối với chất lượng dịch vụ của Thư viện nhằm đề ra các giải pháp duy trì và nâng cao sự hài lòng của NDT đối với chất lượng dịch vụ tại Thư viện. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 2.1 Khái niệm dịch vụ Theo Kotler và Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố, mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng. Philip Kotler và Kellers (2006) định nghĩa: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất”. 2.2 Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là một phạm trù rất rộngvà phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Theo Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụlà dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và 112

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

làm thoả mãn nhu cầu của họ. Còn theo Parasuraman et al. (1985, dẫn theo Nguyễn Đinh Thọ và ctv.,2003) thì cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịchvụ. 2.3 Sự hài lòng Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó. Còn theo Zeithaml and Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Oliver và Bearden (1995) thì lại cho rằng sự hài lòng của khách hàng là một nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa những giá trị của sản phẩm, dịch vụ đó so với những mong đợi trước đó của khách hàng về chúng. Nhìn chung, theo Parasuraman et al. (1991), có năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng (1) Độ tin cậy (Reliability), (2) Mức độ đáp ứng (Responsiveness), (3) Sự đảm bảo (Assurance), (4) Sự cảm thông (Empathy),(5) Phương tiện hữu hình(Tangible). 2.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng Sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm đến các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml & Bitner, 2000). Cronin & Taylor (1992) đã kiểm định mối quan hệ này và kết luận rằng cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sựthỏa mãn của khách hàng. Các nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏamãn và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn.Nghĩa là chất lượng dịch vụ được xác định bởi nhiều nhân tố khác nhau, là một phần nhân tố quyết định của sự hài lòng (Parasuraman et al., 1985,1988). 2.5 Mô hình nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu này sử dụng mô hình SERVPERF vì những lý do sau đây: - Đo lường kì vọng của NDT là rất khó khăn. - Việc so sánh khoảng cách giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng cảm nhận rất khó xác định do việc phải xem xét nhiều thang điểm và không xác định trực tiếp dựa vào thực tế thựchiện dịch vụ. - Bảng câu hỏi theo mô hình SERVPERF ngắn gọn hơn phân nửa so với SERVQUAL, không gây nhàm chán và mất thời gian cho người trả lời. Khái niệm sự kỳ vọng cũng khá mơ hồ đối với người trả lời. - SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu NDT đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Kandamully, 2002). Mô hình SERVPERF mang tính kế thừa và chú trọng đến chất lượng dịch vụ thực hiện và cũng bao gồm năm chỉ tiêu. Dựa trên mô hình SERVPERF, mô hình nghiên cứu được mô hìnhhóa với sơ đồ như sau:

113

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Sự tin cậy

Sự đáp ứng Chất lượng dịch vụ của TV

Sự hữu hình

Sự hài lòng của NDT

Sự đảm bảo Sự đảm bảo

Sự cảm thông

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu: H0: Sự tin cậy càng nhiều thì sự tin cậy càng cao. H1: Sự đáp ứng (năng lực phục vụ) càng tốt thì sự đáp ứng càng tăng. H2: Sự hữu hình càng tốt thì sinh viên càng hài lòng. H3: Sự đảm bảo càng tốt thì sự hài lòng càng cao. H4: Sự cảm thông càng nhiều thì NDT càng hài lòng. 2.6 Phương pháp nghiên cứu 2.6.1. Thang đo Nghiên cứu này sử dụng mô hình SERVPERF với thang đo Likert 5 điểm: (1) hoàn toàn không đồng ý và (5) là hoàn toàn đồng ý. Thang đo chất lượng dịch vụ Thư viện gồm năm thành phần: sự tin cậy, sự đáp ứng, sự hữu hình, sự đảm bảo, sự cảm thông. Thang đo sự tin cậy gồm bốn biến quan sát đo lường mức độ thực hiện dịch vụ thư viện đúng như những chính sách mà thư viện đề ra. Thang đo sự đáp ứng (năng lực phục vụ) gồm mười biến quan sát đo lường thái độ lịch sự trong quá trình phục vụ NDT, sẵn sàng giúp đỡ NDT một cách tích cực. Thang đo thành phần hữu hình bao gồm bốn biến quan sát đo lường tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị, cách sắp xếp sách, không gian và nội thất thư viện. Thang đo sự đảm bảo gồm sáu biến quan sát đo lường khả năng thực hiện dịch vụ kịp thời và đảm bảo. Thang đo sự cảm thông gồm ba biến quan sát đo lường về mức độ nhân viên thư viện quan tâm đến lợi ích và nhu cầu của NDT 2.6.2. Phương pháp chọn mẫu và số mẫu Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được thực hiện và tiến hành phỏng vấn trực tiếp NDT bằng bảng câu hỏi chi tiết. Theo Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2005), điều kiện cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành cho phân tích nhân tố EFA với số quan sát ít

114

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (22 biến x 5=110 quan sát), đề tài được thực hiện với số mẫu là 300 quan sát. 2.6.3. Phương pháp phân tích Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được xây dựng bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc (SEM) được sử dụng để kiểm định giá trị hội tụ, độ tin cậy, giá trị phân biệt, đồng thời kiểm định các mối quan hệ giả thuyết nghiên cứu. 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại TV 3.1.1. Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ sốtin cậy Cronbach’salpha Bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 20 của IBM, kiểm định độ tin cậy thang đo (kiểm định Cronbach’s Alpha) về mức độ hài lòng của NDT đối với chất lượng dịch vụ Thư viện với 31 biến thuộc 6 nhân tố cho thấy: hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,860 (>0,6) chứng tỏ thang đo lường này là tốt. Tuy nhiên, có 5 biến bị loại khỏi mô hình nghiên cứu do có hệ số tương quan biến tổng < 0.3; nămbiến đó là: Nhân viên thư viện cung cấp các dịch vụ đúng như đã hứa (TC01); Thời gian hoạt động của thư viện thuận tiện, hợp lý (CT15); Thời gian mượn sách hợp lý (CT16); Sinh viên cảm thấy thoải mái khi trao đổi với nhân viên thư viện (CT17); Máy vi tính phục vụ sinh viên đầy đủ, hiện đại(HH26)(Xem Bảng 1) . Vì vậy, có 26 biến đo lường được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 1 Corrected ItemTotal Correlation Nhân viên thư viện cung cấp các dịch vụ đúng như đã hứa (thông báo) Nhân viên cung cấp dịch vụ đúng vào thời gian đã hứa (lịch mở cửa, cấp thẻ và gia hạn thẻ) Nhân viên không mắc sai sót, nhầm lẫn trong quá trình phục vụ Nhân viên giải quyết vấn đề thắc mắc, khiếu nại một cách thỏa đáng Nhân viên thư viện luôn sắn sàng giúp đỡ sinh viên Quy trình, thủ tục mượn - trả tài liệu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng Thiết bị và hệ thống mạng phục vụ quy trình mượn - trả hoạt động tốt Số lượng bàn, ghế đã đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên 115

Cronbach's Alpha if Item Deleted

,247

,859

,311

,858

,306

,858

,315

,858

,417

,855

,440

,855

,449

,854

,498

,853

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Thông tin nhận được từ thư viện đáp ứng nhu cầu học tập Thuận tiện trong việc truy cập nguồn tài nguyên thông tin (tài liệu in, tài liệu số) Nội dung trang web của thư viện có những thông tin cần thiết Danh mục sách, báo đa dạng về chủ đề thể loại Luôn cập nhật kịp thời tài liệu học tập cho sinh viên Sắp xếp tài liệu hợp lý theo chủ đề Thời gian hoạt động của thư viện thuận tiện, hợp lý Thời gian mượn sách hợp lý Sinh viên cảm thấy thoải mái khi trao đổi với nhân viên thư viện Nhân viên thư viện luôn nhã nhặn và lịch sự Nhân viên thư viện luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của sinh viên Nhân viên có kiến thức để trả lời các câu hỏi của sinh viên Bảo đảm tính chính xác và đáng tin cậy đối với những tài liệu cung cấp Thư viện cung cấp đầy đủ những hướng dẫn để truy tìm và khai thác tài liệu Thư viện cung cấp cho sinh viên không gian học tập hấp dẫn, hữu ích Không gian thư viện yên tĩnh, thoáng mát, có môi trường xanh Bàn ghế, kệ sách trong thư viện sạch sẽ, bắt mắt Máy vi tính phục vụ sinh viên đầy đủ, hiện đại Nội thất bên trong thư viện được sắp xếp khoa học, mang tính thẩm mỹ cao Chúng tôi hoàn toàn hài lòng cung cách phục vụ của thư viện Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với số lượng, chất lượng và chủng loại tài liệu của thư viện Tóm lại chúng tôi hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của thư viện 116

,530

,852

,528

,852

,389

,856

,351

,857

,392

,856

,495

,853

,294

,858

,266

,859

,279

,860

,444

,854

,401

,856

,489

,853

,413

,855

,398

,856

,417

,855

,371

,856

,376

,856

,219

,861

,341

,857

,332

,858

,389

,856

,321

,858

,365

,857

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax được sử dụng. Hệ số KMO = 0,829 với mức ý nghĩa đạt yêu cầu (sig. = 0,000). Biến danh mục sách, báo đa dạng về chủ đề thể loại (DU12) có trọng số nhân tố < 0.5; Các biến còn lại có trọng số đều lớn hơn 0.5, ta tiếp tục loại bỏ biến DU12 để có kết quả đẹp hơn.Như vậy, các biến quan sát đánh giá chất lượng dịch vụ có 25 biến (xem Bảng 2).Tổng phương sai trích được cho 6 nhóm nhân tố mới này là 61,694% (> 50%) nên phương sai trích đạt chuẩn. Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square Bartlett's Test of Sphericity

Component

% of Variance

3021.587

df

325

Sig.

.000

Initial Eigenvalues Total

.829

Extraction Sums of Squared Loadings

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

1

6.065

23.325

23.325

6.065

23.325

23.325

2

2.869

11.036

34.361

2.869

11.036

34.361

3

2.339

8.996

43.357

2.339

8.996

43.357

4

1.990

7.655

51.012

1.990

7.655

51.012

5

1.699

6.536

57.548

1.699

6.536

57.548

6

1.078

4.146

61.694

1.078

4.146

61.694

7

.969

3.726

65.420

8

.821

3.158

68.579

9

.722

2.775

71.354

10

.684

2.631

73.984 117

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

11

.651

2.505

76.489

12

.585

2.249

78.738

13

.576

2.214

80.952

14

.519

1.998

82.950

15

.492

1.894

84.843

16

.480

1.846

86.690

17

.438

1.685

88.374

18

.434

1.670

90.044

19

.405

1.556

91.600

20

.387

1.487

93.088

21

.362

1.391

94.479

22

.356

1.371

95.850

23

.328

1.260

97.109

24

.313

1.205

98.315

25

.241

.928

99.243

26

.197

.757

100.000 Pattern Matrixa Các nhân tố

Biến số 1 Nội dung trang web của thư viện có những thông .815 tin cần thiết Số lượng bàn, ghế đã đáp ứng nhu cầu học tập của .760 sinh viên Thuận tiện trong việc truy cập nguồn tài nguyên .695 thông tin (tài liệu in, tài liệu số) Luôn cập nhật kịp thời tài liệu học tập cho sinh .667 viên

118

2

3

4

5

6

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Thông tin nhận được từ thư viện đáp ứng nhu cầu .639 học tập Thiết bị và hệ thống mạng phục vụ quy trình mượn .637 - trả hoạt động tốt Sắp xếp tài liệu hợp lý theo chủ đề

.574

Nhân viên thư viện luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của sinh viên

.804

Nhân viên có kiến thức để trả lời các câu hỏi của sinh viên

.793

Nhân viên thư viện luôn nhã nhặn và lịch sự

.792

Thư viện cung cấp đầy đủ những hướng dẫn để truy tìm và khai thác tài liệu

.751

Bảo đảm tính chính xác và đáng tin cậy đối với những tài liệu cung cấp

.734

Thư viện cung cấp cho sinh viên không gian học tập hấp dẫn, hữu ích

.728

Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với số lượng, chất lượng và chủng loại tài liệu của thư viện

.846

Tóm lại chúng tôi hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của thư viện

.843

Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện

.799

Chúng tôi hoàn toàn hài lòng cung cách phục vụ của thư viện

.709

Nhân viên giải quyết vấn đề thắc mắc, khiếu nại một cách thỏa đáng

.862

Nhân viên không mắc sai sót, nhầm lẫn trong quá trình phục vụ

.848

Nhân viên cung cấp dịch vụ đúng vào thời gian đã hứa (lịch mở cửa, cấp thẻ và gia hạn thẻ)

.792

119

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Không gian thư viện yên tĩnh, thoáng mát, có môi trường xanh

.837

Bàn ghế, kệ sách trong thư viện sạch sẽ, bắt mắt

.828

Nội thất bên trong thư viện được sắp xếp khoa học, mang tính thẩm mỹ cao

.775

Nhân viên thư viện luôn sắn sàng giúp đỡ sinh viên

.814

Quy trình, thủ tục mượn - trả tài liệu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng

.735

3.1.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳngđịnh

Bằng cách sử dụng phần mềm AMOS 20 của IBM, để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu chi-bình phương, chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis (TLI) và chỉ số RMSEA. Mô hình được gọi là thích hợp khi phép kiểm định chi-bình phương có giá trị p>0,05. Nếu mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI ≥0,9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df≤ 2, một số trường hợp CMIN/df cóthể ≤3 (Carmines & McIver, 1981); thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, hay tương thích với dữ liệu thị trường (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Từ Bảng 3 cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường.Thống kê phù hợp đạt yêu cầu. Các trọng số (chuẩn hóa) đều > 0,5 và có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm đạt giá trị hội tụ. Độ tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0,6 và tổng phương sai trích của các khái niệm lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy. Bảng 3: Các tiêu chí, trọng số nhân tố, độ tin cậy của thang đo Trọng Độ tin Tổng số nhân cậy tổng phương tố hợp sai trích

Tiêu chí

Sự hữu hình Không gian thư viện yên tĩnh, thoáng mát, có môi trường xanh

0,741

Bàn ghế, kệ sách trong thư viện sạch sẽ, bắt mắt

0,798

Nội thất bên trong thư viện được sắp xếp khoa học, mang tính thẩm mỹ

0,623

Sự tin cậy 120

0,766

0,525

0,807

0,512

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Nhân viên thư viện giải quyết vấn đề thắc mắc, khiếu nại một cách thỏa đáng Nhân viên thư viện không mắc sai sót, nhầm lẫn trong quá trình phục vụ Nhân viên thư viện cung cấp các dịch vụ đúng vào thời gian đã hứa Nhân viên thư viện cung cấp các dịch vụ đúng như đã hứa Sự đảm bảo Nhân viên thư viện luôn sẵn sang trả lời các câu hỏi của sinh viên Nhân viên thư viện luôn lịch sự, nhã nhặn Nhân viên thư viện có kiến thức để trả lời các câu hỏi của sinh viên Thư viện cung cấp đầy đủ những hướng dẫn để truy tìm và khai thác tài liệu Thư viện cung cấp cho sinh viên một không gian học tập hấp dẫn, hữu ích Bảo đảm tính chính xác và đáng tin cậy với những tài liệu cung cấp Sự đáp ứng Thiết bị và hệ thống mạng phục vụ quy trình mượn – trả hoạt động tốt Số lượng bàn, ghế đủ đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên Thuận tiện trong việc truy cập nguồn tài nguyên thông tin Nội dung của trang web của thư viện có những thong tin cần thiết Thông tin nhận được từ thư viện đáp ứng nhu cầu học tập

0,741 0,708 0,761 0,646 0,860

0,509

0,839

0,528

0,797 0,819 0,763 0,638 0,636 0,597

0,631 0,705 0,726 0,635 0,690

Luôn cập nhật kịp thời tài liệu học tập cho sinh viên

0,633

Sắp xếp tài liệu hợp lý theo chủ đề

0,545

Ghi chú: χ2 = 317,712; χ2/df = 1,937 (<2); p=0,000; GFI = 0,896; TLI = 0,917; CFI = 0,928 (>0,9); RMSEA = 0,056 (<0,08) 3.1.4. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính Các tác động và quan hệ giả thuyết của mô hình được trình bày ở Bảng 4. Mô hình có thể nói là phù hợp với dữ liệu thị trường (χ2= 303,532; χ2/df = 1,386 (<2); p=0,000; GFI=0,919; TLI=0,960; CFI=0,966 (>0,9); RMSEA=0,036 (<0,08)). Tất cả 121

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

các hệ số trong mô hình cấu trúc tuyến tính đều có ý nghĩa thống kê (p-value <0,05). Bảng 4: Các quan hệ giả thuyết Quan hệ đường dẫn

Ước lượng chuẩn hóa

P-value

Hài lòng



Đảm bảo

0,111

***

Hài lòng



Đáp ứng

0,267

***

Hài lòng



Tin cậy

0,141

0,048

Hài lòng



Hữu hình

0,250

***

Ghi chú: χ2 = 303,532; χ2 /df = 1,386(<2); p=0,000; GFI=0,919; TLI=0,960; CFI=0,966(>0,9); RMSEA=0,046 (<0,08) Từ Bảng 4 ta thấy các trọng số chuẩn hóa đều dương, nên các biến “sự đáp ứng”; “sự đảm bảo”; “tin cậy” và “hữu hình” đều ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Bốn yếu tố này giải thích được 75% biến thiên của sự hài lòng, trong đó yếu tố sự đáp ứng ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng vì có trọng số hồi qui đã chuẩn hóa là lớn nhất (0,267), kế tiếp là sự đáp ứng, sự tin cậy và sự đảm bảo. 3.1.5. Đánh giá ý kiến của NDT đối với chất lượng dịch vụ của Thư viện Qua bảng 4 cho thấy NDT đều hài lòng với chất lượng dịch vụ của Thư viện với trị trung bình của các thành phần trong khoảng từ 3,878 – 4,12 (đạt mức ý nghĩa hài lòng). Trị trung bình của các thành phần lần lượt theo thứ tự tăng dần như sau: (1) Sự tin cậy: 3,878, (2) Sự đảm bảo: 3,922, (3) Sự đáp ứng: 3,934 và (4) Sự hữu hình: 4, 123. Đây là kết quả mà Thư viện cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của NDT của thư viện. Bảng 4: Mức độ hài lòng của sinh viên Các biến số Sự hữu hình Không gian thư viện yên tĩnh, thoáng mát, có môi trường xanh Bàn ghế, kệ sách trong thư viện sạch sẽ, bắt mắt Nội thất bên trong thư viện được sắp xếp khoa học, mang tính thẩm mỹ Sự tin cậy Nhân viên thư viện giải quyết vấn đề thắc mắc, khiếu nại một cách thỏa đáng 122

Mức ý Mức độ hài nghĩa nhân lòng tố 4,123 Hài lòng 4,13

Hài lòng

4,15

Hài lòng

4,07

Hài lòng

3,878 3,95

Hài lòng Hài lòng

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Nhân viên thư viện không mắc sai sót, nhầm lẫn trong quá trình phục vụ Nhân viên thư viện cung cấp các dịch vụ đúng vào thời gian đã hứa Nhân viên thư viện cung cấp các dịch vụ đúng như đã hứa Sự đảm bảo

4,00

Hài lòng

3,76

Hài lòng

3,81

Hài lòng

3,922

Hài lòng

3,78

Hài lòng

3,83

Hài lòng

3,89

Hài lòng

4,02

Hài lòng

4,05

Hài lòng

3,98

Hài lòng

3,934

Hài lòng

3,74

Hài lòng

4,08

Hài lòng

3,87

Hài lòng

3,93

Hài lòng

3.96

Hài lòng

3,95

Hài lòng

Sắp xếp tài liệu hợp lý theo chủ đề

4,01

Hài lòng

Sự hài lòng chung

3.97

Hài lòng

Nhân viên thư viện luôn sẵn sang trả lời các câu hỏi của sinh viên Nhân viên thư viện luôn lịch sự, nhã nhặn Nhân viên thư viện có kiến thức để trả lời các câu hỏi của sinh viên Thư viện cung cấp đầy đủ những hướng dẫn để truy tìm và khai thác tài liệu Thư viện cung cấp cho sinh viên một không gian học tập hấp dẫn, hữu ích Bảo đảm tính chính xác và đáng tin cậy với những tài liệu cung cấp Sự đáp ứng Thiết bị và hệ thống mạng phục vụ quy trình mượn – trả hoạt động tốt Số lượng bàn, ghế đủ đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên Thuận tiện trong việc truy cập nguồn tài nguyên thông tin Nội dung của trang web của thư viện có những thong tin cần thiết Thông tin nhận được từ thư viện đáp ứng nhu cầu học tập Luôn cập nhật kịp thời tài liệu học tập cho sinh viên

Ghi chú: thang đo sử dụng là (1) hoàn toàn không hài lòng và (5) là hoàn toàn hài lòng

123

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Giá trị trung bình 1.00 - 1.80

1.81 - 2.60

Ý nghĩa

Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng

Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng

2.61 - 3.40

Không ý kiến/trung bình

3.41 - 4.20

Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng

4.21 - 5.00

Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng

3 KẾTLUẬN Bằng việc kết hợp các kỹ thuật như thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA)và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm nhân tố tác động mạnh đến sự hài lòng của NDT đối với chất lượng dịch vụ tại thư viện CĐSP TT Huế là: sự tin cậy, sự đáp ứng, sự hữu hình và sự đảm bảo. Bốn nhân tố này giải thích được 75% biến thiên của sự hài lòng. Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dịch vụ tại Thư viện là sự đáp ứng (năng lực phục vụ). Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy sự hài lòng chung của NDT đối với chất lượng dịch vụ TV đạt được mức độ hài lòng. Tuy nhiên, thư viện cần quan tâm và cải thiện công tác truyền thông và hướng dẫn đến sinh viên đối với một số dịch vụ mà sinh viên chưa từng sử dụng hoặc chưa từng biết nhằm nêu bật ích lợi của việc sử dụng các dịch vụ của thư viện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cung cấp căn cứ khoa học thực tiễn cho việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ tại Thư viện qua việc nhấn mạnh và quan tâm đến bốn yếu tố quan trọng: (1) Sự đáp ứng, (2) Sự đảm bảo và (3) Sự tin cậy và (4) Sự hữu hình. Đây sẽ là cơ sở giúp Thư viện Trường CĐSP TT Huế nâng cao năng lực quản lý, vận dụng hiệu quả các giải pháp đầu tư nhân lực, nâng cấp và cải tiến chất lượng dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường nói chung và của Thư viện nói riêng.

124

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cronin, J.J., & Taylor, S.A., (1992). Measuring service quality: A reexamination and extension. Journal of Marketing. 56 (July):55-68. 2. Edvardsson, B., Thomasson, B., and Ovretveit, J., (1994). Quality in service. Maidenhead, McGraw Hill. 3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thốngkê. 4. Kandampully, J., (2002). Service Management the new paradigm in hospitality, Malaysia. Hospitality Press. 5. Kotler, P & Amstrong, G., (2004). Nhữngnguyên lý tiếp thị (tập 2). NXB Thốngkê. 6. Kotler, P., & Keller, K.L., (2006). Marketing Management. Pearson Prentice 105 Hall,USA. 7. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003). Nguyên lý Marketing. NXB Đại học Quốc GiaTP.HCM. 8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM. 9. Oliver, R. L. & W. O. Bearden, (1995). Disconfirmation Processes and Consumer Evaluations in Product Usage. Journal of Business Research.13:235-246. 10. Parasuraman, A., V.A Zeithaml, & L. L., Berry (1985). A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing, Vol. 49:41-50. 11. Parasuraman, A., V.A Zeithaml, & L. L., Berry (1988). Servqual: a multipleitem scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Retailing. 64(1):12-40. 12. Parasuraman, A., V.A Zeithaml, & L. L., Berry, (1991). Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale. Journal of Retailing. 67 (4): 420-450. 13. Zeithaml, V. A. & M. J. Bitner, (2000). Services Marketing: Integrating Customer Focus Across the Firm. Irwin McGraw-Hill. 14.http://hotroamos.blogspot.com/2015_03_01_archive.html

125

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

PHẦN III KIẾN THỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƯ VIỆN

126

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ TH.S PHẠM THỊ THANH THỦY CN. TÔN NỮ HOÀNG TRANG CN. NGUYỄN PHƯỚC THÀNH Tóm tắt : Hiện nay, việc phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin tại thư viện các trường Đại học, Cao đẳng là một vấn đề rất cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng công tác phát triển năng lực thông tin tại thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế với một số ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển năng lực thông tin tại thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.

MỞ ĐẦU Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, người dùng tin ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Với sự phát triển nhanh như vũ bão của mạng truyền thông Internet, với một lượng thông tin khổng lồ và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, có mặt ở mọi lúc mọi nơi, loại hình đa dạng mà người dùng tin có thể đọc, nghe, nhìn và xem. Tuy nhiên, chính sự phát triển chóng mặt và không có kiểm soát của thông tin làm cho người dùng tin gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Đối với môi trường giáo dục đại học, cao đẳng – nơi nghiên cứu, học tập và giảng dạy của giảng viên, sinh viên thì việc lựa chọn, sử dụng và sáng tạo thông tin rất được chú trọng. Vậy người dùng tin trong môi trường đại học cần làm gì để có thể lựa chọn và sử dụng thông tin trong thời đại công nghệ thông tin ồ ạt như hiện nay? Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế những năm qua đã triển khai công tác phát triển năng lực thông tin cho giảng viên và sinh viên trong trường; tuy nhiên công tác phát triển năng lực thông tin chỉ dừng lại ở mức giới thiệu thư viện, nội quy thư viện và cách thức tra cứu thông tin. Đặc biệt trong những năm gần đây, trường chuyển hình thức đào tạo sinh viên theo hướng tín chỉ, yêu cầu này buộc sinh viên phải nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu rất cao. Chính vì vậy, nâng cao năng lực thông tin nhằm giúp người dùng tin trang bị những kiến thức và kỹ năng để lựa chọn vả sử dụng thông tin một cách hiệu quả là việc làm rất cần thiết. 1. Ý nghĩa của công tác phát triển năng lực thông tin (NLTT) cho sinh viên Khái niệm năng lực thông tin lần đầu được đề cập đến vào năm 1974 bởi Paul Zurkowski, Chủ tịch Hội công nghiệp Thông tin (Mỹ). “Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989) năng lực thông tin là sự hiểu biết và tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả”. Trong khi đó McKie khẳng định rằng "năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu 127

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời". Nói một cách khác, khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, gọi tắt là NLTT là năng lực hay kỹ năng của mỗi người trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân. NLTT có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn và giúp con người phát triển được năng lực tư duy độc lập và sang tạo. Đó cũng chính là nền tảng của khả năng học tập suốt đời và là năng lực cần thiết trong mọi lĩnh vực và môi trường học tập (ALA, 2000). Tại các thư viện các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta thời gian qua đã triển khai các chương trình hướng dẫn và hỗ trợ người dùng tin ở mức độ: giới thiệu khái quát thư viện; giới thiệu nội quy cũng như chính sách mượn/ trả tài liệu; cách tra cứu tài liệu truyền thống và hiện đại. Cần phải hiểu rõ công tác phát triển NLTT cho người dùng tin không chỉ đơn giản ở những khâu trình bày trên mà nó bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định để truy cập các nguồn thông tin. Như vậy, xét về tổng thể, năng lực thông tin liên quan đến việc: - Xác định nhu cầu thông tin - Xây dựng các biểu thức tìm tin - Lựa chọn và xác minh nguồn tin - Thẩm định thông tin - Tổng hợp và sử dụng thông tin Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao từ các trường Đại học và Cao đẳng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề này trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa XI đã xác định: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.” Như vậy, giáo dục Đại học và Cao đẳng có một sứ mệnh rất quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực đủ chất và lượng đáp ứng cho yêu cầu của nền kinh tế tri thức Việt Nam. Đứng trước yêu cầu đó, thư viện của các trường Đại học và Cao đẳng cũng là một thành tố quan trọng của các trường Đại học, Cao đẳng. Thư viện cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ cho các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên. Và một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thư viện là trang bị cho người dùng tin NLTT để họ có thể lựa chọn và sử dụng thông tin hiệu quả trong “biển thông tin” quá ồ ạt và hỗn tạp đó. Tác giả Crebert và đồng nghiệp của ông (2011) cho rằng: “ một sinh viên được trang bị kỹ năng và kiến thức thông tin tốt sẽ đọc nhiều hơn, biết tranh luận bằng cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn và ở nhiều góc độ khác nhau, biết sử dụng dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình, có thể kết nối các ý tưởng và các khái niệm, biết phân tích và tổng hợp thông tin, có thể trích dẫn thông tin một cách thống nhất và chính xác, đánh giá mức độ tin cậy và giá trị của thông tin, quản lý và tổ chức được thông tin”…Do đó, có thể thấy rằng công tác phát triển NLTT cho sinh viên trong môi trường Đại học là vô cùng cần thiết. 128

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Với việc chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ của các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay yêu cầu tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hiện nay là rất cao; cũng như sự đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên cần lựa chọn thông tin hữu ích nhất cho bài giảng. Yêu cầu này buộc các thư viện cần chú trọng công tác phát triển NLTT bởi lẽ năng lực thông tin là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công đối với học tập suốt đời. Vai trò quan trọng nhất của thư viện Đại học, Cao đẳng và cán bộ thư viện ở đây là đào tạo người dùng tin sử dụng hiệu quả thông tin ở mọi loại hình khác nhau, từ tài liệu dạng giấy cho đến tài liệu điện tử hay tài liệu dạng số. Phát triển NLTT cho sinh viên là giúp họ nhận ra được khi nào mình cần thông tin, có khả năng tra cứu, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình học tập và cuộc sống của họ. 2. Thực trạng công tác phát triển năng lực thông tin tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế (CĐSP TT Huế) là một trường đào tạo đa ngành nghề, có uy tín và lịch sử lâu đời (40 năm: 1976 – 2016) so với các trường Cao đẳng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như các trường Cao đẳng của các tỉnh miền Trung nói chung. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ về nguồn nhân lực của địa phương. Hiện nay trường CĐSP TT Huế có khoảng trên 5000 học sinh – sinh viên đang theo học, trường có trên 25 ngành đào tạo trong sư phạm và ngoài sư phạm thuộc các hệ Cao đẳng, Trung cấp, Vừa học vừa làm, Liên thông. Toàn trường có trên 250 giảng viên và cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và phục vụ giảng dạy. Thư viện trường CĐSP TT Huế được hình thành cùng năm thành lập trường (1976) với chức năng cung cấp thông tin, tài liệu cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn trường. Vốn tài liệu/ Nguồn tin của thư viện tương đối phong phú và đa dạng cả hình thức và nội dung phù hợp với đào tạo đa ngành, đa nghề của trường. Trụ sở và trang thiết bị của thư viện là tòa nhà KLF được xây dựng năm 2006, tương đối khang trang và hiện đại. Đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, có trình độ chuyên môn ở mức khá nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và công tác của thư viện. Tương tự như các thư viện Đại học và Cao đẳng khác, hiện nay thư viện trường CĐSP TT Huế vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn về NLTT như một thành phần quan trọng quyết định nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, Cao đẳng. Thời gian qua, thư viện thực hiện công tác phát triển NLTT chỉ ở mức hướng dẫn sử dụng thư viện. Với loại hình đào tạo là bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất (đối tượng là sinh viên mới nhập học) và đào tạo tự nguyện với người dùng tin có nhu cầu. Về nội dung đào tạo, thường chú trọng vào các nội dung: - Giới thiệu khái quát về thư viện: Nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các phòng phục vụ, kho, giá tài liệu - Giới thiệu nội quy của thư viện: Hướng dẫn sinh viên xuất trình thẻ thư viện; mượn/trả khóa để cất giữ túi xách khi vào thư viên; quy định mượn/ trả tài liệu tại kho 129

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Đọc, kho Mượn, kho Giáo trình; quy định sử dụng máy tính; các hình thức xử lý khi sinh viên vi phạm nội quy. - Hướng dẫn tìm tin trong thư viện thông qua hệ thống mục lục và hệ thống tra cứu OPAC. -Hướng dẫn tìm tin và sử dụng thông tin trong trang thư viện số http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/ Về hình thức đào tạo, hiện nay các lớp đào tạo NLTT cho sinh viên với quy mô khác nhau từ 20, 30 đến 100 sinh viên. Có thể tổ chức một lớp với số lượng sinh viên lên đến trên 60 em (Mầm non, Tiếng Nhật) đến các lớp ghép (có số lượng sinh viên trong từng lớp ít). Việc tham gia đứng lớp hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên do bộ phận biên mục đứng lớp là chủ yếu (04 cán bộ phòng biên mục và 01 cán bộ phòng mượn). Sinh viên sau khi được nghe các nội quy và hướng dẫn sẽ được tham quan kho, giá của thư viện và thực hành tìm tin trên mục lục tra cứu OPAC, tìm tin trong trang thư viện số. Với các hình thức và nội dung đào tạo nêu trên của thư viện trường CĐSP TT Huế người dùng tin đã nắm được những yêu cầu cơ bản khi đến thư viện. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy rõ nội dung các khóa đào tạo kỹ năng thông tin của thư viện chưa bám sát các tiêu chuẩn về NLTT mà chủ yếu là giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các nguồn tin dạng in ấn và điện tử, cùng nội quy của thư viện…Những nội dung này thực sự chưa đầy đủ để giúp sinh viên phát triển được NLTT cần thiết. Thời gian cho mỗi khóa học tương đối ngắn, nội dung của các lớp đào tạo này chỉ là các chương trình hướng dẫn sử dụng thư viện đơn thuần. Thường mỗi buổi tập huấn kéo dài 2 tiết (100 phút) trong khi đó tổ chức lớp học tương đối đông nên khó có điều kiện để cán bộ thư viện và sinh viên trao đổi về những nội dung cần thiết. Nguyên nhân nữa là đại đa số cán bộ tham gia chương trình phát triển NLTT tại thư viện chưa có điều kiện tham gia các hội thảo chuyên đề chuyên sâu về NLTT, kiến thức thông tin. Hầu hết cán bộ tham gia đào tạo người dùng tin chưa được đào tạo chính quy về đào tạo người dùng tin nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy. Nội dung của các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện còn nặng kiến thức thư viện ,chưa bám sát tiêu chuẩn về năng lực thông tin… hầu như chưa cung cấp được các kỹ năng thông tin: kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng trình bày thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin…do thư viện CĐSP TT Huế chưa xây dựng chương trình NLTT phù hợp với điều kiện của trường Chưa có sự phối hợp với các khoa, chuyên ngành trong việc thiết kế và triển khai chương trình NLTT. Trong khi đó tác giả Hine (2002) xây dựng bảng mục tiêu và NLTT đã chỉ rõ chương trình năng lực thông tin không chỉ đơn thuần là sự tham gia của cán bộ thư viện mà còn có sự phối hợp tham gia của các giảng viên hướng dẫn môn học. Ngoài ra, chương trình này cũng cần có sự quan tâm đúng mực của các cấp lãnh đạo ở trong trường. Các sinh viên tham gia các lớp học này chưa ý thức được tầm quan trong của lớp học nên số lượng tham gia chưa đầy đủ; việc thực hành tìm thông tin/ tài liệu trên 130

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

OPAC và tìm tin trong trang thư viện số chỉ mới ở mức tìm theo các tiêu chí đơn giản (tìm theo nhan đề, tìm theo tác giả và từ khóa), cán bộ thư viện chưa kiểm tra được đầy đủ các sinh viên tham gia có khả năng lập được biểu thức tìm hay chưa 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển năng lực thông tin Từ thực tế về tình hình đào tạo người dùng tin ở các thư viện Đại học, Cao đẳng ở nước ta nói chung cũng như tại thư viện CĐSP TT Huế nói riêng có thể thấy công tác phát triển NLTT chưa thực sự được chú trọng. Trong khi đó tại một số nước khu vực Đông Nam Á đã kịp thời nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực thông tin đối với với việc tự học tập và học tập suốt đời như Thái Lan, Singapo...Tại trường Đại học những nước này đã đưa NLTT trở thành một học phần bắt buộc và là một trong những tiêu chí để xét hoàn thành tốt nghiệp. Muốn triển khai chương trình NLTT có hiệu quả tại các thư viện trường Đại học, Cao đẳng cần có sự quan tâm của lãnh đạo thư viện, lãnh đạo Nhà trường, cũng như của Bộ Giáo dục và đào tạo; từ đó, có những chỉ đạo, đầu tư thích đáng cho công tác phát triển năng lực thông tin. Để nâng cao hiệu quả công tác phát triển NLTT tại thư viện trường CĐSP TT Huế cần thực hiện một số giải pháp sau: Tập trung nâng cao trình độ cán bộ thư viện, những người trực tiếp tham gia thiết kế, giảng dạy NLTT cho sinh viên. Cán bộ thư viện một mặt nâng cao trình độ chuyên môn; mặt khác cần trau dồi học hỏi các kỹ năng giao tiếp tiếp, truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu đến người dùng tin dễ tiếp thu nhất. Thư viện CĐSP TT Huế cần căn cứ vào tình hình thực tế hiện tai để xây dựng chương trình NLTT phù hợp với chính sách giáo dục và mục tiêu của trường. Một trong những vấn đề cốt lõi của chương trình NLTT là tích hợp NLTT vào chương trình đào tạo. Cần phải xây dựng NLTT thành một môn học riêng biệt và yêu cầu bắt buộc tham gia chương trình này với tất cả sinh viên. Để công tác phát triển NLTT đạt hiệu quả cán bộ thư viện cần kết hợp chặt chẽ với giảng viên trong việc đưa ra các hướng dẫn tìm kiếm thông tin, lựa chọn các nguồn tin và phân tích tin. Cần xây dựng nội dung chương trình NLTT không chỉ liên quan đến thư viện mà còn có những kỹ năng khác như: kỹ năng về công nghệ thông tin cơ bản (quản lý file tài liệu, đĩa quang, ổ cứng…), ứng dụng mạng (thư điện tử, trình duyệt web, internet). Chú trọng rèn luyện kỹ năng nhận diện và thể hiện nhu cầu tin, phân tích, tổng hợp và trình bày thông tin. Ngoài ra, chương trình này cũng cần đề cập đến vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ, đạo đức trong việc sử dụng thông tin. Chương trình NLTT cần có thực hành một số kỹ năng để sinh viên dễ hiểu và dễ vận dụng trong học tập. Cán bộ thư viện cần có sự giám sát, kiểm tra đối với kết quả thực hành của sinh viên. Biên soạn nội dung chương trình NLTT này thành tài liệu học tập và phát cho sinh viên khi các em tham gia lớp học. Phát tờ rơi về thư viện, thư viện số và cách thức tìm tin trong cơ sở dữ liệu, trên trang thư viện số… Thư viện cần kiểm tra và xem xét mạng nội bộ, mạng internet, đường link truy cập trang thư viện http://klfcdsp.huecity.vn/; trang thư viện số 131

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/ nhằm đảm bảo việc truy cập và tra tìm tài liệu nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh việc tổ chức lớp học về năng lực thông tin (bắt buộc) cho sinh viên năm thứ nhất cần thường xuyên mở lớp cho những người dùng tin có nhu cầu như giảng viên hoặc sinh viên muốn học. Ngoài ra thư viện cũng cần kiểm tra lại cơ sở vật chất, đường truyền internet, tra cứu OPAC và trang thư viện số của thư viện nhằm đảm bảo truy cập chính xác, nhanh chóng và đầy đủ. TÓM LẠI, công tác phát triển năng lực thông tin tại các thư viện Đại học, Cao đẳng nói chung và tại thư viện trường CĐSP TT Huế nói riêng có một vai trò rất quan trọng đối với ý nghĩa tự học, học tập suốt đời của sinh viên. Do đó, công tác này cần được lãnh đạo của ngành giáo dục, của Nhà trường cũng như lãnh đạo thư viện quan tâm và có chính sách đầu tư đúng mức. Hiện nay, công tác phát triển năng lực thông tin tại thư viện CĐSP TT Huế chỉ mới dừng lại ở mức hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên, vì vậy cần sự nỗ lực của nhân viên thư viện trong việc xây dựng chương trình. Đưa chương trình năng lực thông tin thành học phần bắt buộc đối với sinh viên toàn trường . Để công tác này đạt hiệu quả cao thư viện nên kết hợp với giảng viên để xây dựng một chương trình năng lực thông tin phù hợp chương trình đào tạo với sinh viên trong trường.

132

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Hiển. Đào tạo nguồn nhân lực thư viện – thông tin trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Tra cứu từ: http://huc.edu.vn/vi/spct/id167/DAOTAO-NGUON-NHAN-LUC-THU-VIEN---THONG-TIN-TRONG-BOI-CANH-XAHOI-THONG-TIN-VA-NEN-KINH-TE-TRI-THUC/ 2. Nghiêm Xuân Huy. Năng lực thông tin với giáo dục đại học http://library.hust.edu.vn/tin-tux/1-tin-tuc-chung/306-nang-luc-thong-tin-voi-giao-ducdai-hoc.html?showall=1 3. Nghiêm Xuân Huy. Phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin - một cách tiêp cận để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ nghiên cứu giáo dục đào tạo. Tra cứu từ: http://hvtc.edu.vn/tabid/558/catid/143/id/17007/Phat-trien-nang-luc-thong-tin-chonguoi-dung-tin--mot-cach-tiep-can-de-toi-uu-hoa-hieu-qua-su-dung-cac-san-pham-vadich-vu-thong-tin-phuc-vu-nghien-cuu-giao-duc-dao-tao/Default.aspx 4. Trương Đại Lượng. Nâng cao hiệu quả công tác phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Đại học ở Việt Nam. Tra cứu từ: http://huc.edu.vn/vi/spct/id168/NANG-CAOHIEU-QUA-CONG-TAC-PHAT-TRIEN-KIEN-THUC-THONG-TIN-CHO-SINHVIEN-DAI-HOC-O-VIET-NAM/ 5. Huỳnh Thị Trúc Phương. Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ. Tra cứu từ: http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/cong-tac-daotao-ky-nang-thong-tin-tai-trung-tam-hoc-lieu-dai-hoc-can-tho.html 6. Hà Tố Tâm, Thiều Trung Hiếu. Đổi mới công tác đào tạo kiến thức thông tin tại Đại học Thái Nguyên, Kỷ yếu Hội nghị Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. 7. Hứa Văn Thành, Hoàng Ngọc Quý. Xây dựng thư viện số ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế. Tra cứu từ: http://gralib.hcmuns.edu.vn/bantin/bt709/bai7.pdf 8. Phạm Thị Thanh Thủy. Hệ thống tìm tin tại thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế: Luận văn Thạc sỹ . Hà Nội: 2015. Từ khóa: Năng lực thông tin, Người dùng tin, Thư viện Đại học Summary: Nowaday, it is very necessary to development for users at libraries in universities and colleges. This articl is to analyze the situation of information literacy development at the Library of Thua Thien Hue College of Education with several advantages and pending disadvantages. Thus, the writer propose some solutions in order to improve the effectiveness on information literacy development at the Library of Thua Thien Hue College of Education. Keywords: Information literacy, user, Academic libraries

133

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC Th.S TRẦN DƯƠNG Trung tâm Thông tin Thư việnTrường Đại học Hà Tĩnh Tóm tắt: Lý giải về thuật ngữ năng lực thông tin. Vai trò của năng lực thông tin với sinh viên đại học trong việc nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng mềm, hiểu biết về các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ khóa: Năng lực thông tin, học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ năng mềm.

Trước những yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục ở bậc đại học thì việc đào tạo theo hình thức tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống. Việc áp dụng hình thức này sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi trường là vấn đề lớn và khó đối với cán bộ quản lý, những người đang giảng dạy và cả sinh viên. Tuy có những bất cập nhưng việc lấy sinh viên làm trọng tâm để phát huy khả năng tự học của sinh viên theo chương trình đạo theo tín chỉ thì có thể nói rằng việc học theo tín chỉ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả giúp cho sinh viên phát huy khả năng tự học, tự tích lũy kiến thức của mình thông qua sự hiểu biết về năng lực thông tin (NLTT). NLTT là kỹ năng then chốt, nó cần thiết trong việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào. Đó là điều kiện tiên quyết cho việc học tập suốt đời và cho phép người học tham gia một cách chủ động và có phê phán vào nội dung học tập và mở rộng việc nghiên cứu, trở thành người có khả năng tự định hướng, tự kiểm soát tốt hơn quá trình học của mình. Khi mà các trường đại học ngày càng có xu hướng lồng ghép việc phát triển và đánh giá các kỹ năng này vào việc đào tạo ở bậc đại học, NLTT cung cấp một cổng thông tin cho việc phát triển các kỹ năng khác. NLTT đã nổi lên như một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo sinh viên, đặc biệt là cho những người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau [3]. Ngày nay, NLTT không chỉ là vấn đề riêng của ngành thông tin thư viện, mà nó đã trở thành vấn đề cấp thiết của thế kỷ 21, và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đại học. Có thể khái quát rằng: NLTT giúp chúng ta có khả năng tốt hơn để nhận biết nhu cầu thông tin, khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. 1. Khái niệm về năng lực thông tin Thuật ngữ “năng lực thông tin” (Information Literacy) được các nước phát triển trên thế giới sử dụng nhiều và xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 70 của thế kỷ 20 [5]. Khái niệm đó cũng được một số nước phát triển khác sử dụng như Australian, New Zealand [7]. Ban đầu, khái niệm NLTT gắn liền với việc giải quyết vấn đề khủng hoảng và bùng nổ thông tin, được mô tả như một tập hợp các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Đến năm 1987, khái niệm này được mở rộng và xem như một khái niệm về “cách thức học tập” và “học tập suốt đời”.

134

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Hiện nay, khi bàn về khái niệm năng lực thông tin ở mỗi nước, mỗi tổ chức lại đưa ra những định nghĩa, quan niệm khác nhau: Theo UNESCO: “Năng lực thông tin là sự kết hợp của kiến thức, sự hểu biết, các kỹ năng và thái độ mà mỗi thành viên cần hội tụ đầy đủ trong xã hội thông tin. Khi mỗi cá nhân có NLTT thì họ sẽ phát triển khả năng lựa chọn, đánh giá, sử dụng và trình bày thông tin một cách hiệu quả” [9, tr.10]. Theo Hiệp hội Thư viện đại học và Thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL, 2000): “Năng lực thông tin là một tập hợp các khả năng đòi hỏi cá nhân để nhận ra khi thông tin là cần thiết và có khả năng xác định vị trí, đánh giá và sử dụng có hiệu quả các thông tin cần thiết” [8, tr.3]. Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA): “Năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm được” [6, tr.2]. Viện Năng lực thông tin Úc và New Zealand thì cho rằng, một người có NLTT là người có khả năng [7, tr.3-4]: - Nhận dạng được nhu cầu tin của bản thân; - Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần; - Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả; - Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra; - Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức; - Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả; - Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin; - Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức; - Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội; - Trải nghiệm NLTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời. “Năng lực thông tin” trong tiếng Việt đôi khi còn được gọi là kỹ năng thông tin, hiểu biết thông tin. Gần đây, ở Việt Nam trên các diễn đàn, các tạp chí chuyên ngành đã có một số tác giả nghiên cứu về “Năng lực thông tin”. Các khái niệm đã sử dụng trên có cùng nội hàm và được sử dụng nhiều trong các bài viết. Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các tác giả đều có một điểm chung là xem NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, khả năng định vị, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin cũng như thái độ sẵn sàng chia sẻ thông tin với mọi người. 2. Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên 2.1. Nâng cao chất lượng học tập Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học đòi hỏi người học phải có NLTT để phục vụ yêu cầu học tập của bản thân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, ban 135

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996) đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo… bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học; phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Theo UNESCO đã khái quát: “Giáo dục là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững, giúp nâng cao khả năng của mọi người trong việc biến tầm nhìn thành hành động thực tế. Giáo dục vì phát triển bền vững dạy mỗi cá nhân cách ra quyết định trong đó có xem xét những yếu tố mang tính chất dài hạn về mặt kinh tế, sinh thái và công bằng cho tất cả cộng đồng” [3, tr.219]. Điều đó đã khẳng định giáo dục vừa công cụ vừa là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của một quốc gia. Một cộng đồng có NLTT không chỉ tìm kiếm thông tin - những kiến thức mới mà còn tạo ra thông tin mới và tham gia vào quá trình đào tạo. Để nâng cao chất lượng học tập trong giáo dục đòi hỏi phải thay đổi phương pháp dạy và học của ngành giáo dục và giáo dục đại học nói riêng. Để làm được điều đó giảng viên phải có phương pháp giảng dạy đổi mới, sinh viên sẽ phải tích cực, chủ động hơn trong học tập. Sinh viên không chỉ đơn thuần là nghe giảng trên lớp, mà các em cần phải nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu để tích lũy được kiến thức. Cùng với phần lớn thời gian ngồi học trong lớp, sinh viên sẽ phải tự học, tự nghiên cứu ở thư viện, tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu. Theo Hiệp hội các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ đã khẳng định người có NLTT là người đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người đã được chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động [1]. Điều đó chứng tỏ rằng NLTT có vai trò đặc biệt đối với việc nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. NLTT gắn liền với khả năng học tập suốt đời của xã hội nói chung và sinh viên nói riêng. Người có NLTT là người đã được trang bị những kỹ năng cần thiết để ở bất cứ đâu, trong bất cứ điều kiện nào họ cũng có thể tự mình học tập, nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ, sáng tạo ra những tri thức mới. Trong xã hội ngày nay, yêu cầu đối với mỗi người là phải có khả năng độc lập cao để thích nghi và đáp ứng những đòi hỏi của học tập, lao động và NLTT là nền tảng cho sự phát triển độc lập đó. NLTT giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Sinh viên không thể chủ động trong học tập nếu các em không có khả năng phát hiện, tìm cách giải quyết các vấn đề học tập, mà việc giải quyết vấn đề cần phải thông qua sử dụng thông tin, tri thức. Vì vậy, NLTT sẽ giúp sinh viên đạt được những thông tin mình cần và biết cách sử dụng thông tin đó một cách hiệu quả, giúp các em chủ động trong học tập để giải quyết các vấn đề liên quan và tạo ra kiến thức mới. 2.2. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới, khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, 136

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

phát hiện quy luật vận động của sự vật và vận dụng quy luật để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật. Cùng với đào tạo, NCKH được xem là thước đo chất lượng của GD&ĐT và kinh tế tri thức của một quốc gia. Hoạt động NCKH trong hệ thống giáo dục đại học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển khoa học – công nghệ vì đó là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Quá trình NCKH sẽ giúp cho NDT tiếp thu thêm những tri thức mới, khám phá những vấn đề mới, khía cạnh mới về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, NLTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện cho sinh viên khả năng NCKH và nâng cao chất lượng NCKH. Tuy nhiên, hiệu quả các công trình NCKH ở nước ta chưa cao, theo tác giả Nghiêm Xuân Huy là do ba nguyên nhân chính sau: nội dung nghiên cứu đã quá lỗi thời, quá giáo điều, không sát thực tế; dữ liệu phục vụ nghiên cứu không toàn diện và cập nhật; phương pháp nghiên cứu thiếu tính khoa học [1]. Các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ việc thiếu NLTT. Sự bùng nổ thông tin hiện nay khiến cho thế giới thông tin trở nên phức tạp và hỗn loạn. Đối với người nghiên cứu khoa học nói chung và sinh viên khi làm NCKH, các công trình NCKH phải đảm bảo tính mới mẽ, tính thông tin, tính khách quan, tính tin cậy và tính kế thừa. Để đảm bảo những đặc trưng khi thực hiện đề tài sinh viên phải có NLTT. NLTT trở thành chìa khóa để sinh viên làm chủ được kho tàng tri thức của nhân loại. Những đặc điểm quan trọng của sinh viên có NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân mình, nghĩa là họ dễ dàng xác định được vấn đề mình đang thực sự quan tâm cũng như phân tích, diễn đạt chúng thành các thuật ngữ tìm kiếm thông tin. Nói cách khác, họ phải làm chủ được lĩnh vực mình quan tâm và có khả năng trình bày các nội dung cụ thể. Đây được xem là một lợi thế của sinh viên, vì họ là những người được đào tạo bài bản, trải qua các khóa đào tạo về phương pháp nghiên cứu cụ thể. Trong NCKH ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng người nghiên cứu phải có thông tin đầy đủ và khách quan, tạo ra tính mới tránh sự trùng lặp. Vì thế, họ cần phải biết cách khai thác và sử dụng thông tin hiệu quả - đó là NLTT. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ phát triển, có nhiều cái mới nảy sinh trong khoa học, xu thế khoa học liên ngành luôn được quan tâm. Chính điều đó đòi hỏi sinh viên phải tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau ở nhiều lĩnh vực. Việc NCKH ngày càng đòi hỏi cao và phức tạp trước khối lượng thông tin vô cùng lớn, nhất là sự bùng nổ thông tin trực tuyến. Đứng trước sự tiếp cận thông tin nhiều như vậy, sinh viên nghiên cứu phải chọn lọc thông tin tin cậy, có giá trị và phù hợp với yêu cầu diện đề tài. Nếu sinh viên có NLTT sẽ giúp họ biết kỹ năng khai thác, phân tích, đánh giá, tổng hợp, và sử dụng thông tin hiệu quả. Khi NCKH một đòi hỏi đối với người làm nghiên cứu đó là khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. Tùy theo những yêu cầu mà vận dụng khả năng này vào làm việc rõ ràng, cùng làm việc song song hay độc lập. Nói đến NLTT, ngoài kỹ năng làm việc độc lập, thì làm việc nhóm trong NCKH sinh viên phải có khả năng chia sẻ 137

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

thông tin, phân tích và tổng hợp kiến thức, qua đó tiếp cận những tri thức mới từ các thành viên khác trong nhóm [1]. Phát triển NLTT còn giúp cho sinh viên nâng cao nghiên cứu - đạo đức nghề nghiệp. Đây là vấn đề luôn được các nhà NCKH quan tâm về vấn đề “chất xám” trong nền kinh tế tri thức. NCKH luôn đòi hỏi cái mới và mang tính kế thừa của những nghiên cứu trước đó. Trong NCKH đòi hỏi một lượng thông tin lớn giúp cho việc trích dẫn, tham khảo trong đề tài. Để tránh tình trạng đạo văn hay cách trích dẫn đảm bảo tính thông tin trong làm khoa học, điều đó sinh viên cần phải có thông tin các nguồn tài liệu trích dẫn đầy đủ. Để làm được điều này, người nghiên cứu phải có hiểu biết về pháp luật, luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, đạo đức nghề nghiệp. Chính NLTT sẽ giúp họ làm tốt được vấn đề này. Thực tế chứng tỏ rằng, NLTT giúp cho sinh viên có thái độ nghiêm túc, giúp họ tránh được những vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức NCKH [1, 2]. Như vậy, để có những sản phẩm, những công trình khoa học chất lượng ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội đòi hỏi sinh viên phải thực hiện quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao. NLTT là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả giúp hoạt động NCKH diễn ra một cách thường xuyên và thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, rút ngắn quá trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn. 2.3. Trợ giúp giải quyết các vấn đề khác * Năng lực thông tin với việc phát triển kỹ năng mềm Kỹ năng mềm là khả năng ứng xử, nhạy bén với công việc và giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa những rủi ro công việc mà những điều này giảng đường đại học không thể truyền đạt cho sinh viên. Không những thế, kỹ năng mềm còn là nghệ thuật ứng xử của bạn với các đồng nghiệp, cộng sự; với cấp trên và với tất cả mọi người mà bạn quen biết. Nó sẽ giúp cho những mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp. Hiện nay, đào tạo theo xu hướng nhu cầu lao động của xã hội cho thấy, trình độ học vấn và bằng cấp chưa đủ để quyết định việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như người sử dụng lao động. Vậy đâu là điều kiện đủ? Kỹ năng “mềm” là câu trả lời được cho là chính xác và đầy đủ nhất trong thời đại mà môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh cao như hiện nay. Kinixti - Học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Khi sinh viên có NLTT họ sẽ phát triển kỹ năng mềm trong mọi hoạt động của mình. Kỹ năng mềm giúp sinh viên các khả năng như: Khả năng thích nghi nhanh, nhún nhường và nhẫn nại, cập nhật thông tin, tự quản thời gian, kỹ năng xử trí xung đột, kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng về máy móc công nghệ, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập.

138

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

* Năng lực thông tin với việc hiểu biết về các lĩnh trong cuộc sống Để hiểu biết về các lĩnh vực như kinh tế, pháp luật, các vấn đề xã hội xung quanh sử dụng thông tin và truy cập, sử dụng thông tin đúng cách, đúng luật sinh viên cần phải có NLTT. NLTT giúp sinh viên hiểu được quy cách, luật pháp và các vấn đề kinh tế, xã hội xung quanh thông tin và CNTT. Đặc biệt hiểu biết về các vấn đề của luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ. NLTT giúp sinh viên có ý thức làm theo luật pháp, theo các quy tắc, chính sách của các tổ chức xã hội và quy ước nghề nghiệp, có liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin, vận dụng tri thức vào cuộc sống. NLTT giúp sinh viên biết nhìn nhận việc sử dụng thông tin trong việc truyền bá các sản phẩm hoặc thuyết trình về một vấn đề nhất định. NLTT của sinh viên là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Nó không những trực tiếp quyết định đến chất lượng học tập, NCKH của sinh viên trong nhà trường mà còn khả năng hỗ trợ, năng lực tự học, hiểu biết kiến thức ngoài nhà trường. NLTT giúp sinh viên hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống, trong xã hội kinh tế tri thức. KẾT LUẬN Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là trong một tương lai không xa sẽ phấn đấu đuổi kịp và đạt trình độ khu vực và thế giới. Để làm được điều này không còn con đường nào khác hơn là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong những giải pháp hết sức cơ bản và cấp thiết là phải xây dựng được một nền tảng chiến lược phát triển NLTT cho sinh viên không những cho những năm trên giảng đường đại học mà còn cho việc học tập suốt đời. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ cho ra thị trường lao động một lớp người lao động không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có NLTT để có thể đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội cũng như đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của một con người trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay.

139

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghiêm Xuân Huy (2010), “Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán bộ nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 23 (3), tr. 13 - 18. [2]. Trương Đại Lượng (2014), “Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 46 (2), tr. 18 - 23. [3]. Vũ Thị Nha (lược dịch) (2007), “Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn học ở bâc học đại học thông qua mối quan hệ giữa thư viện và giảng viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 11 (3) tr. 49 - 58. [4]. Vũ Thị Nha dịch (2009), “Phát triển chiến lược nhằm nâng cao kiến thức thông tin và triển khai các dịch vụ thư viện năng động: Một số gợi ý cho Lào”, Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ 14 - Consal XIV, tr. 216 - 226. [5]. Nguyễn Hoàng Sơn (2001), “Tìm hiểu khái niệm kiến thức thông tin góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành Khoa học Thông tin – Thư viện”, Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành Thông tin – Thư viện lần thứ nhất, tr. 86 - 109. [6]. ALA (2000), Information Literacy Competency Standards for Higher Education, American Library Association, Chicago, 16p. [7]. Alan Bundy ed. (2004), Australian and New Zealand Information Literacy Framework: principles, standards and practice, 2nd ed, Adelaide: Australian and New Zealand Institute for Information Literacy, 48 p. [8]. G E Gorman, Daniel G Dorner (2006), “Information Literacy Education in Asian Developing Countries: Cultural Factors Affecting Curriculum Development and Programme Delivery”, World Library and Information Congress: 72nd IFLA Genral conference and Councll, 19p. [9]. UNESCO (2005), Development of Information Literacy through School Libraries in South-East Asian Countries (IFAP Project 461RAS5027), Bangkok, 12p. TITLE: ROLE OF INFORMATION LITERACY FOR UNIVERSITY STUDENTS Summary: This paper aims at explaining the term “information literacy”, the role of information literacy with university students in the improvement of learning quality, scientific research, soft skills and real life knowledge. Keywords: information literacy, education, scientific research, soft kills. Học hàm, học vị. Thạc sĩ Tên cơ quan: Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Hà Tĩnh ĐT: 0988 788 136 Email: [email protected]

140

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI DÙNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ThS.GVC TRẦN CÔNG LƯỢNG Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Thư viện trường đại học có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho đội ngũ giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, thư viện là kho tàng lưu giữ những kiến thức bổ ích được lưu trữ và phát triển qua từng thời gian, đồng thời cung cấp, bổ sung và cập nhật khối lượng thông tin giúp cho giảng viên làm giàu vốn kiến thức của mình, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với sinh viên, thư viện đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thói quen tự học, tự bồi dưỡng trong học tập và bước đầu hình thành thói quen nghiên cứu khoa học. Mặt khác, thư viện giúp người học tạo dựng được tính chủ động và xác lập hướng phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập của mình. Đọc sách không chỉ làm giàu tri thức mà còn trau dồi kỹ năng, phẩm chất con người. Trong thời đại bùng nổ thông tin, thư viện truyền thống, gắn liền với thư viện số, làm cho nguồn tài nguyên thư viện phát triển cực kỳ lớn. Trung tâm Thông tin - Tư liệu Trường Đại học Phạm Văn Đồng (viết tắt là Trung tâm), số lượng tài liệu in gồm 22.000 tên sách với 160.000 cuốn; nhưng thư viện số của Trường có trên 1.200.000 tài liệu số hóa gồm luận văn, báo cáo khoa học, giáo trình, sách điện tử (ebook). Nguồn tài nguyên này là sự chia sẻ của hơn 100 trường ĐH, CĐ trong nước. Vấn đề đặt ra, làm sao nguồn tài nguyên quí giá trên được cán bộ, viên chức, nhất là đội ngũ giảng viên và sinh viên nhà trường khai thác, phục vụ sự nghiệp đào tạo? Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng ta chú trọng đến quá trình hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học. vì vậy việc bồi dưỡng hình thành kỹ năng khai thác tài nguyên tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu phục vụ đào tạo cho sinh viên nhà trường là công việc rất cần thiết. Từ lúc sinh viên mới nhập trường, cán bộ thư viện của Trung tâm Thông tin - Tư liệu tổ chức các lớp bồi dưỡng hình thành kỹ năng khai thác tài nguyên 141

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

và hướng dẫn những tân sinh viên này tham quan các phòng chức năng củaTrung tâm (phòng sách, phòng báo-tạp chí, phòng internet...) Trong các kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên Trung tâm, kỹ năng sử dụng phầm mềm quản lý thư viện tra cứu tài liệu tham khảo và kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên số là những kỹ năng thiết yếu, mỗi sinh viên cần thiết phải có để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu. Chương trình hướng dẫn kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên Trung tâm Thông tin - Tư liệu Trường Đại học Phạm Văn Đồng 1. Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự và nội dung chương trình buổi hướng dẫn; 2. Báo cáo tổng quát cơ sở vật chất, nhân lực của Trung tâm; 3. Nguồn tài nguyên giấy, băng đĩa, phục vụ cho chuyên ngành đào tạo mà sinh viên đang học; 4. Kỹ năng sử dụng phầm mềm quản lý thư viện tra cứu tài liệu tham khảo và kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên số; 5. Thực hành 2 kỹ năng trên; 6. Tham quan Trung tâm Thông tin - Tư liệu Trường. Thời gian hướng dẫn kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên Trung tâm là 45 phút; đây là hoạt động miễn phí đối với sinh viên. CBVC Trung tâm đăng ký với chi bộ và Đảng ủy Trường, việc hướng dẫn kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên là việc làm cụ thể "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Mặt khác, Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực thư viện, đang thực hiện bước chuyển về chất quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức chuyên ngành sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đảo bảo cho người học khi ra trường đáp ứng nhu cầu về công tác thư viện ở trường phổ thông. Cán bộ Trung tâm là lực lượng chủ yếu tham mưu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành thư viện và tham gia giảng dạy. Trong quá trình này Trung tâm đã đưa vào chương trình hệ thống kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống dành cho cán bộ thư viện trường học. Ngoài ra Trung tâm chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá nguồn tài nguyên Trung tâm đến với người dùng tin bằng nhiều hình thức phong phú, có hiệu quả, như: tổ chức cho sinh viên thi xếp sách nghệ thuật, trưng bày, giới thiệu sách theo chủ đề, thi tìm hiểu về sách, bản đồ về "Biển, đảo thiêng liêng", mời học giả có uy tín giao lưu, nói chuyện về tác phẩm của mình; hội thi tuyên 142

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

truyền giới thiệu sách.....Đây là những hoạt động không chỉ góp phần hình thành năng lực, phẩm chất người học mà còn góp phần xây dựng văn hóa đọc trong sinh viên. Sự thay đổi quan niệm. thói quen để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống là việc làm không dễ. Cuộc sống và học tập trong thời kỳ hội nhập có quá nhiều việc chi phối đến người học. cho nên cán bộ thư viện không ngồi chờ sinh viên đến thư viện mà phải tích cực hóa hoạt động thư viện để mang thông tin bổ ích và cần thiết đến với sinh viên. Những hoạt động hình thành kỹ năng khai thác tài nguyên tại Trung tâm là sự tích cực hóa hoạt động thư viện để Trung tâm và người dùng tin gần gũi, cùng tương tác trong quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội của Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Trung tâm Thông tin - Tư liệu Trường Đại học Phạm Văn Đồng với sự nỗ lực, cố gắng của mình, tuy chưa tạo được nhiều hoạt động để phát triển năng lực người dùng tin trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhưng đó là những bước đầu khẳng định niềm tin cho sự phát triển trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khóa XI. Văn phòng TƯ Đảng - 2013 [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010), Điều 47. Thư viện; [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TTBGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011), Điều 44.Thư viện;

143

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHẠM TRỌNG THỦY Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM 1. Mở đầu Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường là một trong các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Những năm gần đây, nhiều trường học đã đầu tư cho hoạt động của thư viện, đem lại hiệu quả cao trong công tác phục vụ dạy và học. Bài viết này là mấy suy nghĩ của một người đang trực tiếp làm công tác thông tin – thư viện để nhận thức rõ hơn vai trò, ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, nhìn lại thực trạng văn hóa đọc hiện nay và đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển văn hóa đọc nói chung; qua đó có thể rút ra một số vấn đề để thực hiện tốt hơn công tác thông tin – thư viện của nhà trường. 2. Văn hóa đọc và ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc Văn hóa, dưới góc nhìn của tâm lý học, là thái độ, là cách cư xử của mỗi con người. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở. Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ các giá trị, các chuẩn mực và thái độ ứng xử của cá nhân và cộng đồng đối với sách. Theo nghĩa hẹp, đó là thói quen, sở thích và kỹ năng đọc sách của mỗi người. Sách là một tài sản quý giá của nhân loại. Sách giúp ta khám phá bao điều mới mẻ ở nơi xa xôi, ở chung quanh ta và ngay trong chính bản thân mình. Đọc sách không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí bổ ích, thiết thực mà còn giúp ta nâng cao nhận thức, thái độ đối với tri thức của nhân loại và đối với cuộc sống thường ngày. Vì thế, phát triển văn hóa đọc, tạo các điều kiện cho việc đọc sách ngày càng phát triển là việc làm hết sức cần thiết, thể hiện trình độ dân trí và mức phát triển văn hóa của một quốc gia, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Thực trạng văn hóa đọc ở nước ta hiện nay Những năm gần đây, văn hóa đọc ở nước ta đang phát triển trên nhiều phương diện. Nhu cầu đọc sách, đọc sách hay, sách tốt đang lan rộng từ trong giới học thức đến với cả người lao động. Số lượng sách, báo ngày càng tăng, mỗi năm xuất bản khoảng 25.000 tên sách, gần 400 tên báo, tạp chí với tốc độ gia tăng 10%/năm. Nhà xuất bản, nhà sách, cửa hàng bán sách phát triển ở khắp nơi với số lượng sách phong phú, đa dạng, hình thức phục vụ hấp dẫn, thu hút nhiều độc giả (cả nước hiện có 64 nhà xuất bản). Hệ thống thư viện công cộng phát triển rộng khắp đến tận các xã trên toàn quốc (hiện có 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện, khoảng 1000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã). Chưa kể đến sự phát triển thường xuyên của hệ thống thư viện trường học, tủ sách cơ quan, tủ sách gia đình,… Trong đó, nhiều thư viện trường đại học đạt quy mô ở mức ngang tầm khu vực. 144

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

Tuy nhiên, thực tế là hiện nay vẫn còn nhiều người không đọc sách, báo. Qua khảo sát cho thấy số người thường xuyên đọc sách chỉ chiếm 27,5%. Điều này có nhiều nguyên nhân mà trước hết, bên cạnh sự bận rộn mưu sinh không có thời gian đọc sách là sự phổ biến ngày càng nhiều các phương tiện nghe nhìn hiện đại như: tivi, máy tính, internet, điện thoại,… với nhiều chương trình, ứng dụng nhanh chóng, tiện ích. Người ta có thể vừa làm việc vừa xem tin tức, phóng sự, các bản tin khoa học,… trên các kênh truyền hình. Mặt khác, không thể phủ nhận thực trạng thị trường sách hiện nay đang còn hỗn tạp, không hấp dẫn, có quá nhiều sách không được chọn lọc (như truyện tranh “rẻ tiền”, truyện kinh dị, bạo lực,...). Sách tốt thì hiếm và giá thành lại quá cao, khó thể phổ biến rộng rãi đến công chúng độc giả. Vì thế mà không ít người quay lưng lại với việc đọc sách. Để xây dựng thái độ, cách cư xử “có văn hóa” đối với tri thức sách vở, thiết nghĩ cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ cho việc phát triển văn hóa đọc. 4. Giải pháp cho việc phát triển văn hóa đọc 4.1. Giải pháp từ phía các nhà quản lý Trước hết, Nhà nước cần tăng cường các chính sách phát triển văn hóa đọc một cách đồng bộ từ phía các ngành. Chẳng hạn, cần xiết chặt quản lý, kiểm duyệt chặt chẽ các hoạt động xuất bản, đặc biệt trong hoạt động liên doanh, liên kết xuất bản. Đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp in ấn, phát hành. Phát triển các hiệp hội liên quan đến việc đọc như: Hội Nhà văn, Hội Xuất bản,… Tổ chức các hoạt động để phát triển văn hóa đọc như: hội chợ sách, thi tìm hiểu về sách, giải thưởng về sách,... Có chính sách đãi ngộ, đầu tư cho các nhà văn, các nhà nghiên cứu khoa học. Tăng cường đầu tư cho các hệ thống thư viện địa phương, thư viện trường học – nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế để tiếp cận kinh nghiệm, tri thức, tăng cường nguồn sách chuyên môn sâu và các phương tiện vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc phát triển văn hóa đọc. 4.2. Giải pháp từ phía các nhà giáo dục Các nhà giáo dục phải xem phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Hằng năm, cần có kế hoạch tuyên truyền rộng khắp nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn cho mọi người về ý nghĩa của sách và vai trò tác dụng của việc đọc sách; định hướng cho người đọc có ý thức lựa chọn đề tài, tài liệu cần đọc; tăng cường các đầu sách, tài liệu tham khảo bổ ích, hấp dẫn cho các trường. Trong nội dung giảng dạy kỹ năng sống, cũng nên chú ý giáo dục, rèn luyện kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên. 4.3. Giải pháp từ phía xã hội Để phát triển văn hóa đọc rộng khắp trong toàn xã hội, cũng cần có nhiều giải pháp từ phía các lực lượng xã hội, nhất là các cơ quan, tổ chức có liên quan. Chẳng hạn, thư viện, nhà sách cần có nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi để gây hứng thú đọc sách như: triển lãm, trưng bày sách báo; phát thanh, trình chiếu các hình ảnh, tư liệu; tổ chức hội thảo, tọa đàm giữa tác giả, độc giả, nhà phê bình; tổ chức diễn xuất 145

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

tác phẩm (ngâm thơ, đóng kịch,…); tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, sáng tác về sách; đưa tủ sách lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,… Hội Nhà văn, các nhà xuất bản cần đầu tư, sáng tạo về cả nội dung lẫn hình thức trong sáng tác và xuất bản sách – nhất là đối với sách văn học, sách thiếu nhi. Và ngay trong mỗi gia đình, cha mẹ cần quan tâm hơn trong việc trang bị các phương tiện đọc, mua sách, định hướng nội dung, cách đọc, xây dựng thói quen đọc sách cho con em, v.v. 4.4. Giải pháp từ phía bản thân người đọc Đọc sách là công việc của mỗi cá nhân, vì thế, ý thức tự giác là nhân tố quan trọng hàng đầu. Đọc sách ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Không chỉ đọc ở nhà sách, ở thư viện, phòng học mà có thể đọc ở trạm chờ, trong xe buýt, ở công viên, trong siêu thị, đọc trong giờ nghỉ trưa, đọc lúc đang ăn, đọc trước khi ngủ,… Thật ra, không gian và thời gian đọc phải là địa điểm, là thời điểm thật sự thích hợp, thoải mái thì việc đọc mới đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc đọc là không thể chờ, một ngày không đọc đã có thể trở nên lạc hậu, chậm tiến. Sách Cổ học tinh hoa viết: “Quân tử ba ngày không đọc sách - soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện nhạt nhẽo khó nghe”. Do vậy, mỗi cá nhân cần tích cực đọc sách, biết tự nâng cao thị hiếu, nhu cầu đọc các loại sách bổ ích, lành mạnh, biết phát triển sở thích đọc của bản thân. Và quan trọng là cần phải rèn luyện các kỹ năng đọc sách: đọc nhanh, đọc hiểu, đọc sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã đọc vào thực tiễn để cải thiện cuộc sống, v.v. 5. Kết luận Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, tại Paris, ngày 25/10/1995, Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”. Bộ Văn Hoá - Thể thao và Du lịch nước ta cũng đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm ngày hội đọc sách của Việt Nam. Đọc sách là một việc có ý nghĩa thiết thực giúp chúng ta bổ sung các giá trị mới cho bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển văn hóa đọc là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Hãy làm cho việc đọc sách thật sự trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng mà trước hết là ngay từ trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mortimer J.Adler (1940), Đọc sách như một nghệ thuật (Hải Nhi dịch), Nxb Lao động Xã hội. 2. Hoàng Phê (chủ biên, 2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 3. http://moingay1cuonsach.com.vn 4 . http://tonvinhvanhoadoc.vn

146

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƯ VIỆN THƯ VIỆN GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nguyễn Minh Hiệp, BA., MS. ..........................................................................................1 PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM TỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN Bùi Thị Thanh Diệu .........................................................................................................8 LỰA CHỌN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP SỐ VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ COPYRIGHT VÀ COPYLEFT Đoàn Quang Hiếu ..........................................................................................................16 SỬ DỤNG HIỆU QUẢ WEBSITE VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÙNG TIN Nguyễn Thị Hồng Nhung ...............................................................................................23 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN, TRAO ĐỔI TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Tôn Quang Đăng ...........................................................................................................29 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI Lê Trường Giang ...........................................................................................................33 GIẢI PHÁP PHẦN MỀM THƯ VIỆN TỔNG THỂ KIPOS VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN Nguyễn Hồng Vinh - Phùng Thị Ngân ...........................................................................38

147

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH THƯ VIỆN ĐH SPKT TP. HCM Thư viện ĐHSP Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh……………………………………………. 44 XÂY DỰNG THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI THEO HƯỚNG LEARNING COMMONS – KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG Lương Thị Thắm ............................................................................................................ 50 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƯ VIỆN Dương Đình Hòa ........................................................................................................... 57 PHẦN II TÀI NGUYÊN THÔNG TIN – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG TIN THƯ VIỆN GIẢI PHÁP THƯ VIỆN SỐ DLIB: MỘT SÁNG KIẾN VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ CHO THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM Hứa Văn Thành ............................................................................................................. 68 QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM Ths. Dương Thị Chính Lâm - CN. Nguyễn Thị Thu ...................................................... 80 TÀI LIỆU NỘI SINH – NGUỒN TIN VÔ GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC T.S Huỳnh Mẫn Đạt ....................................................................................................... 86 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỤC LỤC TRỰC TUYẾN TẠI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Th.s. Quản Thị Hoa ....................................................................................................... 92

148

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI LIỆU SỐ PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SỐ Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Thư viện ĐH SPKT TP. HCM ......................................................................................96 ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỂ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ NHẰM HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ths. Nguyễn Văn Cần (Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy)......................................107 Ths. Nguyễn Thị Ánh Hà (THPT Nguyễn Trường Tộ) ................................................107 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG TIN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CĐSP TT HUẾ Hứa Văn Thành ...........................................................................................................111 Trần Thái .....................................................................................................................111 Đỗ Thị Bích Thuận ......................................................................................................111 PHẦN III KIẾN THỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –THƯ VIỆN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ Th.S Phạm Thị Thanh Thủy .........................................................................................127 CN. Tôn Nữ Hoàng Trang ...........................................................................................127 CN. Nguyễn Phước Thành ...........................................................................................127 VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC Th.S Trần Dương .........................................................................................................134

149

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI DÙNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ThS.GVC Trần Công Lượng ........................................................................................ 141 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Phạm Trọng Thủy ........................................................................................................ 144

150

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

HỘI THẢO THƯ VIỆN TOÀN QUỐC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG (Tháng 6 – 2016)

Chịu trách nhiệm nội dung TS. HỒ VĂN THÀNH

Biên tập HỨA VĂN THÀNH

151

Hội thảo thư viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thư viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập”

152

Ki yeu hoi thao HUE.pdf

There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Ki yeu hoi thao ...

5MB Sizes 11 Downloads 460 Views

Recommend Documents

[2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-cap-khoa-t1-2018 ...
Page 3 of 3. Page 3 of 3. [2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-cap-khoa-t1-2018-thong-bao-so-1.pdf. [2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-cap-khoa-t1-2018-thong-bao-so-1.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying [2017-05-04]thong-bao-hoi-thao-

Ban thao Sach Facebook Ads_final.pdf
Page 2 of 2. 2 | Sample Paper | Class-2. 9. Which of the following keys should be pressed with symbol keys (present at the upper part of the. keyboard) in order to type symbols? (A) Print. Screen. SysRq (B) Ctrl (C) Shift (D) Alt. 10. Click the _____

ki
length. There is most often a chance, however small, to meet again. ..... periments, a personality measure must predict a small number of behavioral choices in ..... Journal of Business Ethics, 15, ... American Sociological Review, 58, 787–800.

PHIEU DANG KY HOI VIEN.pdf
PHIEU DANG KY HOI VIEN.pdf. PHIEU DANG KY HOI VIEN.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying PHIEU DANG KY HOI VIEN.pdf.

t kte' ki V
Feb 12, 2016 - To develop collaboration, camaraderie and harmonious relationship ... Attached are the members of the committees per cluster for your reference. ... Email: [email protected] I Website: www.depeddasma.edu.ph.

Ki 917 MM
Aug 21, 2009 - Various extensions have been made to a “virtual” scratch off ..... These players have all called our telephone number during the Week, and.

1081-ki tisa.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. 1081-ki tisa.pdf. 1081-ki tisa.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying 1081-ki tisa.pdf.

YEU By-Laws 2014 PRE Convention.pdf
wages, salaries and other conditions of employment, and to protect the interests,. rights and privileges of all such employees. Section 4. To subscribe unconditionally to the aims and objects outlined in the Constitution of. the Public Service Allian

Tv 118 Con yeu chuong luat Chua.pdf
Displaying Tv 118 Con yeu chuong luat Chua.pdf. Tv 118 Con yeu chuong luat Chua.pdf. Tv 118 Con yeu chuong luat Chua.pdf. Open. Extract. Open with.

2.TS. Nguyen Thi Thao Tran.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 2.TS. Nguyen ...

1135-ki tisa.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 1135-ki tisa.pdf.

B b ki
Microsoft Office 2013 ProfessionalPlus SP1 NL.Woodruffand theschnibble ... Pdf 2015. is_safe:1.Someadaptations thecharacters went through concluded corruptly, such has Marijaand Jurgis' and othercharacterscontinued to handle. life has it b b kia day

TCVN 8818-1 Yeu cau ky thuat.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. TCVN 8818-1 ...

Tam tinh yeu men - Lm Thai Nguyen.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Tam tinh yeu ...

Ky yeu Thu vien - ban chuan.pdf
INFORMATION LITERACY FOR RESEARCH: VIETNAM. Dr. Tom Denison. Centre for Organisational and Social Informatics. Faculty of Information Technology.

Parasha ki tavo.pdf
Sign in. Loading… Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying.

1081-ki tisa.pdf
yo por mi lado decía que no declinarías. que no resistirías, que te quebrantarías, y fuerte y no ibas a aprobar nada. Él insistía que no era así, que te conocía, ...

Ki Tae Nam_cv_short.pdf
Department of Materials Science and Engineering. Seoul National University. Tel: 82) 02.880.7094. E-Mail: [email protected]. EDUCATION. Massachusetts Institute of Technology, Cambridge, USA. Ph.D., Materials Science and Engineering, 2007. Advisor: Pro

Namaz ki manoon duaien.pdf
ا XYZ. [. ,. ;. www.sirat-e-mustaqeem.com. Page 3 of 51. Namaz ki manoon duaien.pdf. Namaz ki manoon duaien.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

jarz pancham ki naak.pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... jarz pancham ki naak.pdf. jarz pancham ki naak.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying jarz pancham ki naak.pdf.

mastram ki hindi kahani pdf
Mastram ki hindi kahani pdf. Page 1 of 1. mastram ki hindi kahani pdf. mastram ki hindi kahani pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying ...

Premchand-ki-kahaniyan-Part-4_www.apnihindi.com_.pdf
3. Page 3 of 37. Premchand-ki-kahaniyan-Part-4_www.apnihindi.com_.pdf. Premchand-ki-kahaniyan-Part-4_www.apnihindi.com_.pdf. Open. Extract. Open with.

Subah Ki Barkatain Aur Namaz E Fajar Ki Ahmiyat By Maulana ...
Subah Ki Barkatain Aur Namaz E Fajar Ki Ahmiyat By Maulana Roohullah Naqshbandi.pdf. Subah Ki Barkatain Aur Namaz E Fajar Ki Ahmiyat By Maulana ...