LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁM PHÁ, MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM – XU HƯỚNG, LỢI THẾ VÀ NHỮNG RÀO CẢN ThS.Nguyễn Thanh Hải Giảng viên Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Hóa Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: 0983717606 Email: [email protected] Adventure travel has been emerging as a significantly prevalent trend among traditional tourism types which have been long familiar and renowned during the development of Vietnam tourism. This trend, together with its advantages, virtually brings great opportunities to the diversification of tourism services and types, contributing to generate Vietnam tourism attraction and enhancing its competitive edge in the context of the country’s limitation and weaknesses as well as world economic difficulties. However, besides its advantages and good opportunities, the development of adventure travel encounters some barriers due to Vietnam realities. Trong sự phát triển của du lịch ở Việt Nam những năm gần đây, loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm đã và đang nổi lên như một xu hướng quan trọng và ngày càng phổ biến bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống vốn đã quen thuộc và nổi tiếng lâu nay. Điều này cùng với những lợi thế có được thực sự mang lại những cơ hội tuyệt vời cho việc đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch, góp phần tạo sức hút và nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh còn nhiều hạn chế, yếu kém, cũng như tình hình kinh tế thế giới còn có những khó khăn. Tuy nhiên, song song với những lợi thế và cơ hội, việc phát triển loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm cũng gặp phải không ít những rào cản trong điều kiện thực tế của Việt Nam. 1. Xu hướng Theo những báo cáo được đưa ra bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và các diễn đàn, tạp chí du lịch, các cơ quan nghiên cứu, thống kê du lịch quốc tế có uy tín như TripAdvisor, Travel and Leisure, PwC, Nielsen…, tình hình du lịch thế giới trong những năm gần đây đều có sự tăng trưởng. Riêng năm 2016, được dự báo sẽ tiếp tục đạt mức 4%, ngang bằng với năm 2015. Đặc biệt, khu vực Châu Á – Thái Bình

1

Dương là một trong hai khu vực có mức tăng mạnh nhất với con số khoảng 4 – 5%. Điều này rõ ràng là có lợi đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. 1 Đáng chú ý, trong sự tăng trưởng như vậy, những xu hướng du lịch mới mang tính chất khám phá, mạo hiểm đã nổi lên như là màu sắc chủ đạo hiện nay. Cụ thể, khi nói về năm 2016, không chỉ UNWTO, mà nhiều tổ chức độc lập khác về du lịch cũng cho rằng: -

Du lịch theo chủ đề, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch trên sông,… sẽ là những lựa chọn yêu thích hàng đầu của du khách. Thay vì các hoạt động tắm nắng hay thư giãn bên bể bơi, bãi biển của những khu nghỉ dưỡng sang trọng, nhiều người lại muốn tìm kiếm những chuyến đi năng động, thử thách với các trò chơi cảm giác mạnh, những tình huống thót tim nhằm mang lại những cảm xúc thực sự mới lạ, đặc biệt.

-

Thử thách phiêu lưu, trải nghiệm ở những vùng đất xa lạ, những nơi hùng vĩ, hoang sơ, những địa danh không có trong các tuyến du lịch quen thuộc trở thành trào lưu phổ biến ở các du khách trẻ. Họ tìm thấy ở đó những cảm xúc rõ nét nhất về sự chinh phục, khám phá, trải nghiệm và cả thử thách giới hạn của bản thân trước các điều kiện thực tế đầy khó khăn, khắc nghiệt.

-

Xu hướng trải nghiệm văn hóa bản địa theo kiểu hòa nhập, hợp tác, chia sẻ tiếp tục được đề cao. Nó giúp người tham gia có sự trải nghiệm cá nhân rất sống động bằng sự gần gũi, thân thiện để cảm nhận, thấu hiểu và đồng cảm được nhiều nhất có thể đời sống, văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương.

-

Du lịch một mình và du lịch kết hợp nhiều hoạt động, nhiều loại hình cũng đang và sẽ là những xu hướng được nhiều người đi du lịch quan tâm, sử dụng. Điều đó phản ánh sự yêu thích tự do, linh hoạt và đa cảm xúc đang ngày càng được các du khách đề cao trong những chuyến đi của mình. Và như thế, những hoạt động của loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm chính là một sự lựa chọn phù hợp. 2

1

Anh Quân (2016), Những xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong 2016, http://www.vietnamplus.vn/

2

Anh Quân (2016), Những xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong 2016, http://www.vietnamplus.vn/ Cục Xúc tiến thương mại (2014), Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới, http://www.vietrade.gov.vn/ Mỹ Hạnh (2016), Việt Nam trong xu hướng du lịch thế giới năm 2016, http://www.nhandan.com.vn/

2

Ở phạm vi Việt Nam, dù chưa có những nghiên cứu, thống kê một cách chuyên sâu, cụ thể, nhưng với những gì diễn ra trên thực tế, không khó để nhận ra những tương đồng nhất định của xu hướng trong nước so với các xu hướng của thế giới về loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm. Cùng với sự gia tăng nhu cầu du lịch của người dân thì cũng có ngày càng nhiều hơn sự lựa chọn đối với các hoạt động của loại hình du lịch này. Đặc biệt, chiếm chủ yếu trong đó là đối tượng trẻ gồm thanh niên, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…, với những sở thích phượt, leo núi, lặn biển, dù lượn, mô tô nước, xe địa hình,… Tuy nhiên, nếu so sánh với đối tượng khách du lịch nước ngoài và nhất là những khách đến từ Âu, Mỹ, thì tỉ lệ và mức độ tham gia của khách trong nước thường hạn chế hơn. Trong khi đó, xu hướng cung cũng không ngừng thích ứng. Nhiều điểm, tuyến và chương trình, hoạt động du lịch mang tính khám phá, mạo hiểm đã được xây dựng và đưa vào hoạt động ở nhiều nơi từ Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc), Quảng Ninh (Hạ Long, Yên Tử), Quảng Bình (Phong Nha – Kẻ Bàng), Đà Nẵng (Bà Nà), Khánh Hòa (Nha Trang), Bình Thuận (Mũi Né), cho đến Đăk Lăk, Lâm Đồng, Vũng Tàu,… Các đơn vị khai thác và kinh doanh tăng dần về số lượng và sự chuyên nghiệp. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như Oxalis, Sun Group, Vinpearl Land, Saigontourist, Lửa Việt,… Ngoài ra còn phải kể đến rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đang tham gia kinh doanh toàn bộ hoặc một phần trong loại hình du lịch này. Như vậy, có thể thấy rằng, loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay đang có được những tiền đề rất tốt về mặt xu hướng cầu và cung. Điều này được xem là một trong những cơ sở quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của loại hình du lịch này trong thời gian sắp tới. 2. Lợi thế Trước hết, xét về mặt tự nhiên, sự đa dạng về địa hình và cảnh quan chính là lợi thế đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tổ chức khai thác và phát triển loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm ở Việt Nam. Trên địa hình đồi núi chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ đất liền, không khó để nhận ra có quá nhiều giá trị tài nguyên du lịch khác nhau. Đó là những dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn hùng vĩ với nhiều đỉnh núi cao cheo leo, hiểm trở nhưng cũng đầy cuốn hút đối với những du khách đam mê chinh phục độ cao như Fansipan, Pu Ta Leng, Bạch Mộc Hương Tử, Pha Luông, Ngọc 3

Linh, Langbiang,… Những cánh rừng nguyên sinh chứa đựng sự phong phú về chủng loài và đa dạng sinh học rất cao từ Tam Đảo, Ba Vì, cho đến Phong Nha – Kẻ Bàng, Chư Yang Sin,… thích hợp để trải nghiệm và khám phá thế giới tự nhiên muôn loài. Và hệ thống hang động Ngườm Ngao, Hương Tích, Phong Nha, Thiên Đường, Sơn Đoòng,… với những khối thạch nhũ kỳ ảo, tráng lệ. Hay những dòng sông, con suối, thác nước mạnh mẽ, cuồn cuộn là môi trường rất tốt cho những trò chơi mạo hiểm cảm giác mạnh, thử thách khả năng và sự can đảm của mỗi du khách. Ngoài ra, vùng biển đảo rộng lớn gần 1 triệu km2 và hơn 3200km đường bờ biển nhiều khúc khuỷu, cũng mang lại nhiều địa hình, hệ sinh thái và cảnh quan đặc trưng, đẹp, manh tính trải nghiệm cao. Dựa vào những lợi thế trên, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, tổ chức các chương trình du lịch khám phá, mạo hiểm với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn gồm đi bộ băng rừng, leo núi, đu dây, xe đạp, mô tô địa hình, khám hang động, đi bè mảng, chèo thuyền, lướt ván, lặn biển, nhảy dù,… Xét ở khía cạnh tài nguyên nhân văn, Việt Nam có thế mạnh khi sở hữu một nền văn hóa đa bản sắc của 54 tộc người anh em và một truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Tất cả được chuyển tải thông qua các quan niệm, suy nghĩ, hành vi, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thuyết, lễ hội, di tích, kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, … của các cộng đồng cư dân. Và đây chính là những giá trị mà nhiều du khách ngày nay rất muốn được hòa nhập và trực tiếp thực hành, cảm nhận trong các chuyến du lịch trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng hay sinh thái của bản thân. Thêm vào đó, sự hiền hòa, thân thiện và hiếu khách của người dân cũng được xem là một điểm cộng quan trọng của Việt Nam trong mắt du khách, đặc biệt là với những người đi du lịch tự do, du lịch khám phá. Bởi lẽ, điều này sẽ quyết định rất lớn đến sự tiếp cận gần hay xa, mức độ hòa nhập nhiều hay ít của du khách vào trong đời sống và văn hóa của cộng đồng tại chỗ. Một lợi thế khác nữa của Việt Nam đó là vẫn còn rất nhiều địa điểm giữ được nét hoang sơ, mộc mạc (do tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa chưa cao). Ngoài ra, việc phát triển muộn hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới về du lịch khám phá, mạo hiểm, cũng phần nào làm cho Việt Nam trở thành điểm đến mới lạ trong sự lựa chọn của du khách. Đồng thời, ít nhiều giúp các cơ quan, doanh nghiệp đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá khi bắt tay vào phát triển loại hình du lịch này. 4

Cuối cùng, những bảo đảm về vấn đề an ninh và trật tự an toàn xã hội cũng chính là một lợi thế không nhỏ của Việt Nam để có thể phát triển loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm. Do đặc điểm của loại hình du lịch này du khách thường đi tự do cá nhân hay theo nhóm nhỏ, và chủ yếu đến những khu vực xã xôi, hẻo lánh, nên vấn đề an ninh, an toàn rất được quan tâm, chú ý. Vì vậy, những người đi du lịch thường có xu hướng tránh đi đến những nơi có nhiều chiến tranh, xung đột và các nguy cơ mất an toàn khác. 3. Rào cản Với những xu hướng và lợi thế kể trên, Việt Nam đã có những điều kiện rất tốt để phát triển loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi thứ đều là màu hồng. Bởi lẽ, trên thực tế, vẫn còn đó những rào cản nhất định gây ảnh hưởng đến loại hình du lịch này. Trong đó, có thể nói đến ba vấn đề cơ bản sau: - Về quan niệm, chính sách và nhu cầu du lịch Đại đa số người Việt Nam, trong đó không loại trừ cả những người làm trong các cơ quan quản lý, khai thác và kinh doanh du lịch, cho đến nay vẫn quen với cách nghĩ du lịch theo kiểu truyền thống. Điều này một mặt làm hạn chế phát sinh nhu cầu đối với loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm từ phía người dân trong nước. Đồng thời, mặt khác cũng dẫn đến những nghi ngại, do dự trong việc ban hành chính sách, thủ tục cấp phép của các cơ quan Nhà nước về quản lý, điều hành du lịch, và trong hoạt động đầu tư khai thác, kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch đối với loại hình du lịch này. Thực tế cho thấy, hiện nay, ngành Du lịch gần như chưa có một văn bản hay quy định cụ thể nào về định hướng, quy hoạch, hay điều kiện, yêu cầu, tiêu chuẩn để tổ chức khai thác và quản lý đối với loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm. Điều đó gây ra rất nhiều khó khăn, bị động, lúng túng và dẫn đến tình trạng tự phát trong việc phát triển kinh doanh các hoạt động du lịch gắn với loại hình này. Trong khi, dù xu hướng khách du lịch trong nước lựa chọn các hoạt động du lịch khám phá, mạo hiểm có tăng lên, nhưng tỉ lệ chung vẫn còn thấp, nhất là so với tỉ lệ của du khách nước ngoài. - Về nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật Là một loại hình du lịch rất đặc thù và nguy hiểm, đòi hỏi phải có những người điều hành, hướng dẫn có nhiều hiểu biết và thành thạo kỹ năng, kỹ thuật. Tuy nhiên, 5

thực tế ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một đơn vị hay trung tâm chính quy nào đào tạo bài bản nhân lực cho các hoạt động du lịch khám phá, mạo hiểm. Nếu có chăng chỉ là một vài câu lạc bộ, đội, nhóm tự sinh hoạt và hỗ trợ nhau. Do đó, đội ngũ nhân lực cho loại hình du lịch này vừa thiếu cả về số lượng, lẫn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại trừ nhân viên của một số công ty hay khu du lịch lớn được cử đi nước ngoài đào tạo, thì hầu như những người còn lại đang làm trong các hoạt động du lịch này ở Việt Nam đều chưa qua đào tạo chính quy và chưa được kiểm tra, đánh giá, mà chỉ tự học hỏi, rút kinh nghiệm qua thời gian làm việc hay theo kiểu người đi trước chỉ người đi sau. Còn đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật thì cũng đang trong tình trạng thả lỏng, thiếu quản lý và quy chuẩn. Ngoài một số doanh nghiệp lớn có sự chuyên nghiệp và nguồn tài chính dồi dào dám đầu tư những trang thiết bị kỹ thuật chính hãng có chất lượng tốt, thì có không ít công ty vẫn đang sử dụng vật dụng không rõ nguồn gốc hoặc tự chế có chất lượng không đảm bảo. Điều này rất dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. - Về vốn đầu tư Do chủ yếu triển khai ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, trên các địa hình, địa thế khó khăn, hiểm trở, cộng với trang thiết bị kỹ thuật hầu hết đều là loại chuyên dụng, phải nhập chính hãng từ nước ngoài rất đắt tiền, nên việc đầu tư khai thác, kinh doanh đối với loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm thường tốn kém hơn khá nhiều so với những suất đầu tư khác. Chính vì vậy, dù thấy được xu hướng và những lợi thế rõ ràng để phát triển, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tài chính hoặc dám mạnh dạn thực hiện đầu tư. 4. Kết luận Như vậy, có thể thấy rằng, loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm đã và đang nổi lên như một xu hướng quan trọng và ngày càng phổ biến bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống vốn đã quen thuộc và nổi tiếng lâu nay. Điều này cùng với những lợi thế có được thực sự mang lại những cơ hội tuyệt vời cho việc đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch, góp phần tạo sức hút và nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh còn nhiều hạn chế, yếu kém, cũng như tình hình kinh tế thế giới còn có những khó khăn. Tuy nhiên, song song với những lợi thế và cơ hội, việc 6

phát triển loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm cũng gặp phải không ít những rào cản trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Vì vậy, nó đòi hỏi các cơ quan quản lý, doanh nghiệp kinh doanh và những người làm du lịch cần phải có những biện pháp và hành động hiệu quả, kịp thời để có thể tận dụng, phát huy lợi thế, cũng như tháo gỡ những rào cản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Xúc tiến thương mại (2014), Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới, Bài viết đăng trên trang http://www.vietrade.gov.vn/ 2. Mỹ Hạnh (2016), Việt Nam trong xu hướng du lịch thế giới năm 2016, Bài viết đăng trên trang Báo Nhân dân điện tử http://www.nhandan.com.vn/ 3. Ngân Hằng, Phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam: cần một “cú hích”, Bài viết đăng trên trang web của Cty DVLH Saigontourist http://www.dulichhe.com/ 4. Phạm Trung Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm vùng núi phía Bắc, Báo cáo khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 5. Phạm Phương, Thúy Hằng (2013), Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực và tác động đến du lịch Việt Nam, Bài viết đăng trên trang http://www.vietnamtourism.com/ 6. Anh Quân (2016), Những xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong 2016, Bài viết đăng trên trang Vietnam+ http://www.vietnamplus.vn/ 7. Minh Thi (2016), Lỗ hổng chết người của du lịch mạo hiểm: Thu tiền bất chấp tính mạng du khách, Bài viết đăng trên trang http://laodong.com.vn/ 8. Thu Thủy (2016), Mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, Bài viết đăng trên trang http://timeoutvietnam.vn/ 9. Nguyễn Anh Tuấn, Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam – Tiềm năng và định hướng phát triển, Bài viết đăng trên trang của Cty Saigontourist http://www.dulichhe.com/ 10. Lâm Vũ (2014), “Mỏ vàng” du lịch mạo hiểm ở Việt Nam: làm gì để khai thác, Bài viết đăng trên trang http://hanoimoi.com.vn/

TÁC GIẢ

ThS.Nguyễn Thanh Hải – 7

83.NGUYEN THANH HAI.pdf

Dương là một trong hai khu vực có mức tăng mạnh nhất với con số khoảng 4 – 5%. Điều này rõ ràng là có lợi đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. 1.

406KB Sizes 3 Downloads 303 Views

Recommend Documents

Thanh Xuan
Environment&Urbanization Vol 17 No 1 April 2005. 237 ..... schools, a secondary school, two kindergartens and some technical schools. It had a police station ... Hanoi (350,000 dongs per year, or US$ 35) and the vice-president was paid.

36.LUU THI THANH MAI.pdf
Sign in. Page. 1. /. 9. Loading… Page 1 of 9. 1. "DU LỊCH TÂM LINH – XU HƯỚNG MỚI CỦA THẾ KỶ 21". Thạc sĩ Lưu Thị Thanh Mai. Phó Trưởng Khoa Du lịch Trường CĐ VHNT và DL Sài Gòn. Điện thoại: Email: luuthithan

73.NGUYEN THANH TUONG.pdf
Central coastal strip is one of the areas with various natural resources which is valuable. to develop many economic sectors such as transport, port, fishing, ...

nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf
nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf. nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf. Page 1 of 5.

Thanh Nam Le Phung - Resume.pdf
Mobile Application Development: iOS, Android. • Tools: UML Violet. • IDEs/Text Editors: NetBeans, Xcode, Android Visual Studio, Emacs, Atom. EDUCATION.

[BTN120]-SGD THANH HOA.pdf
[BTN120]-SGD THANH HOA.pdf. [BTN120]-SGD THANH HOA.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying [BTN120]-SGD THANH HOA.pdf.

60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 60.NGUYEN THI ...

Chau Thanh The-Le Minh Mau Thanh 2017.pdf
Pope's Prayer Intention - National Leaders: That national. leaders may firmly commit themselves to ending the arms. trade, which victimizes so many innocent ...

60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf
NGUYEN THI THANH TUNG.pdf. 60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying 60.NGUYEN THI THANH ...

5S Bi Mat Thanh Cong Tu Nhat Ban.PDF
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 5S Bi Mat Thanh ...

TV 127 LE Thanh Gia ABC.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. TV 127 LE ...

1_5_2016_Lich thanh toan Block C HLCL.pdf
1_5_2016_Lich thanh toan Block C HLCL.pdf. 1_5_2016_Lich thanh toan Block C HLCL.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

Sachvui.Com-7-buoc-dem-dan-den-thanh-cong ...
Sachvui.Com-7-buoc-dem-dan-den-thanh-cong-nguyen-duy-nguyen.pdf. Sachvui.Com-7-buoc-dem-dan-den-thanh-cong-nguyen-duy-nguyen.pdf. Open.

5S Bi Mat Thanh Cong Tu Nhat Ban.PDF
3.Cho tất cả mọi người, bởi tất cả mọi. người. Page 4 of 83. 5S Bi Mat Thanh Cong Tu Nhat Ban.PDF. 5S Bi Mat Thanh Cong Tu Nhat Ban.PDF. Open. Extract.

[BTN111]-THPT CHUYEN LAM SON - THANH HOA - LAN 1.pdf ...
There was a problem loading more pages. Retrying... Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. [BTN111]-THPT CHUYEN LAM SON - THANH HOA - LAN 1

Cua le doi con - Kim An & Thanh Lien.pdf
Page 1 of 1. Page 1 of 1. Cua le doi con - Kim An & Thanh Lien.pdf. Cua le doi con - Kim An & Thanh Lien.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Cua le doi con - Kim An & Thanh Lien.pdf. Page 1 of 1.