NHỮNG HẠN CHẾ TRONG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (ĐIỂN CỨU: VƯỜN BƯỞI BẠCH ĐẰNG, VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU, LÀNG NGHỀ SƠN MÀI, ĐIÊU KHẮC GỖ VÀ GỐM SỨ) ThS.Nguyễn Thị Thanh Tùng Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0909 83 13 84 Email: [email protected]

Tóm tắt: Du lịch sinh thái và du lịch làng nghề là hai loại hình du lịch khá phổ biến, hiện đang được nhiều địa phương triển khai. Bình Dương với các nguồn lực về vườn cây ăn trái, làng nghề cũng đang hướng tới phát triển hai loại hình du lịch này. Một đặc điểm quyết định sự thành công của phát triển du lịch sinh thái và làng nghề là sự tham gia của các bên có liên quan, trong đó có cộng đồng người dân. Tuy nhiên, hiện nay sự tham gia của cộng đồng vẫn còn rất mờ nhạt, thậm chí là không có. Điều này tác động không nhỏ tới sự thành công của phát triển du lịch trong tương lai, đòi hỏi phải có những giải pháp định hướng, hỗ trợ và phát huy sự tham gia của cộng đồng. Từ khóa: Cộng đồng, Phát triển du lịch, Du lịch sinh thái, Du lịch làng nghề Abstract: Ecological tourism and traditional handicraft village tourism are the two types of quite popular tourism which are used in many localities. With the resources included orchards, traditional handicraft villages, Binh Duong province is aiming at developing these two forms of this tourism. The participation of all stakeholders including local community is one factor that determines the success of the development of ecological tourism and traditional village. However, now, the involvement of the community is still very faint even nothing. This is a significant impact to the success of tourism development in the future. It needs to have a solution to orientation and promotion of community involvement.

Keywords: Community , Development of tourism , eco-tourism , village tourism . I.Mở đầu Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh, góp phần rất lớn vào trong thu nhập quốc dân của một quốc gia. Bên cạnh đó, du lịch được biết đến là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút và cần được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế 1

và cộng đồng xã hội. Đây được xem là một trong những điểm mạnh của du lịch so với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là trong du lịch hiện đại. Nếu như trước đây, du lịch chỉ dành cho một số ít cá nhân thì ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động bình thường trong đời sống kinh tế và xã hội của con người. Song song với việc hình thành thói quen du lịch từ người tiêu dùng, đối với nền kinh tế của một đất nước, du lịch đã thật sự trở thành một ngành dịch vụ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho địa phương, được vận hành và phát triển với sự tham gia của các thành phần chính sau: Chính phủ và các cơ quan chủ quản ngành cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp có liên quan; Các doanh nghiệp khai thác tài nguyên du lịch và cung cấp sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của du khách; Các cộng đồng địa phương nơi gửi và nhận khách; Bản thân du khách là người sử dụng dịch vụ và thụ hưởng những quyền lợi từ việc khai thác tài nguyên du lịch. Mỗi một tác nhân hay nhóm tác nhân đều có tác động khác nhau tới hoạt động du lịch. Trong đó, nhân tố thứ ba, cộng đồng địa phương có vai trò quan trọng trong hiệu quả thực tế của hoạt động du lịch, đặc biệt với các điểm du lịch mang tính sinh thái (nhà vườn) hay văn hóa (làng nghề). Ngoài ra, hiện nay, mô hình du lịch sinh thái bền vững với sự tham gia của người dân địa phương đang ngày càng tỏ ra có tác động tích cực tới sự phát triển của hoạt động du lịch tại địa bàn. Trong giới hạn của yêu cầu tham luận, bài viết sẽ trình bày về những hạn chế trong sự tham gia của cộng động vào hoạt động phát triển du lịch tại các khu vực sinh thái và làng nghề của tỉnh Bình Dương. II. Nội dung Bình Dương là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên – văn hóa và xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề và mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ. Theo các tuyến đường của Bình Dương, chúng ta có thể kết hợp các loại hình du lịch này với nhau theo một tour nhất định. Khách có thể trải nghiệm du lịch sinh thái tại vườn bưởi Bạch Đằng, vườn măng cụt Lái Thiêu với các món ăn truyền thống mang đậm nét đặc sắc của địa phương như gỏi bưởi, rượu bưởi, gỏi măng cụt, bánh xèo rau biền,… Khách cũng có thể tham gia các lễ hội và phong tục truyền thống như đua thuyền (mùa xuân hằng năm), cúng tổ (làng nghề),… Song song, du khách có thể được kết hợp tới thăm nhà cổ, chùa chiền, đình đền, các cơ sở trồng hoa lan và nuôi lươn, trồng rau,… Đến các làng nghề truyền thống, khách được chứng kiến các nghệ nhân làm sơn mài, điều khắc gỗ, gốm sứ để tạo nên những sản phẩm thủ công tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài. Du khách cũng có thể 2

tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm của riêng mình. Điều này đưa tới những hấp dẫn, nét riêng, nét lạ, nét độc đáo cho du lịch Bình Dương. Tuy có nhiều tiềm năng, nhưng một thực trạng hiện nay tại các địa phương có khả năng phát triển du lịch sinh thái và làng nghề Bình Dương là rất ít khách du lịch, du lịch phát triển manh mún và tự phát. Một số làng nghề rơi vào tình trạng mai một và có nguy cơ biến mất hoàn toàn. Trước thực trạng này, chủ trương của tỉnh là mong muốn đưa du lịch vào thử nghiệm và nếu thành công sẽ có cơ hội phục hồi, phát triển các làng nghề, vườn cây ăn quả, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, thợ thủ công, bà con nông dân… Du lịch có sự tham gia của cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân. Những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp – đây là những người đã được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng. Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năng duy trì và phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững hay không. Biểu đồ 1: Những khó khăn khi tham gia hoạt động du lịch

Có thể thấy, cộng đồng hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào hoạt động du lịch. Nguyên nhân chính là do người dân e ngại sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay giữa các địa phương làm du lịch trong khi tại nơi họ ở vẫn chưa có sự triển khai nào với làng nghề 24,2%, An Sơn 12% và Bạch Đằng 11%. Người dân lo lắng rằng nếu như mình mở du lịch, liệu có những điểm gì mới hơn, hay hơn để thu hút khách tới. Bên cạnh, muốn triển khai và phát triển hoạt động du lịch, cụ thể như du lịch nhà vườn, đòi hỏi phải có vốn rất lớn: Bạch Đằng 50%, An Sơn 20% và làng nghề 18,7%. Chủ cơ sở làng nghề 3

tâm sự: “Đầu tiên là cần vốn, hiện tại dân ở đây cũng không có vốn là bao nhiêu, muốn làm ăn phải thế chấp ngân hàng” (BB PVS 27 – Làng nghề). Trở ngại có thể thấy rõ tại vườn bưởi Bạch Đằng và cây trái Lái Thiêu là diện tích vườn trên mỗi hộ dân khá nhỏ: “Vườn nhà anh nhỏ thì sao mà làm, ở đây chỉ có những nhà vườn lớn thì người ta mới làm thôi. Mà anh nói em nghe là ở đây mà kiếm được mấy nhà vườn lớn mà làm hình thức du lịch sinh thái như em nói thì hiếm lắm. Như 1.300 hộ trồng bưởi thì khoảng 500 hộ là có vườn bưởi trên 25 sào, 15% hộ là trên 40 sào, 20% hộ dân có vườn lớn” (BB PVS 04 – Bạch Đằng), “Nhà thì vườn nhỏ quá kinh doanh du lịch gì được đâu mà học làm gì con ơi” (BB PVS 01 – An Sơn). Ngoài ra, các nguyên nhân liên quan tới thiếu tri thức, thiếu thông tin về làm du lịch: Bạch Đằng 18,3%, An Sơn 10% và làng nghề 17,6%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng: Bạch Đằng 13,5%, An Sơn 25% và làng nghề 14,2% cũng dẫn tới những khó khăn nhất định khi người dân muốn thực hiện: “Nếu nói kinh nghiệm thì không có đâu, chỉ có kinh nghiệm trồng bưởi thôi, chứ kinh nghiệm phục vụ du lịch thì không có” (BB PVS 05 – Bạch Đằng), “Trước khi kinh doanh du lịch nhà vườn, tôi chưa hề tham gia học lớp nào về du lịch” (BB PVS 05 – An Sơn). Các doanh nghiệp, chủ cơ sở các làng nghề cũng chưa bao giờ tham gia các khóa học hay tập huấn ngắn hạn về làm du lịch: “Chưa, ở đây cô chưa nghe qua bao giờ (khái niệm về du lịch sinh thái), cũng không tham gia lớp học nào hết” (BB PVS 08 – Làng nghề). Một trong những nguyên nhân cũng được người dân nêu ra là doanh nghiệp du lịch không đưa khách tới: Bạch Đằng 2,4%, An Sơn 15% và làng nghề 11%. Hiện nay tại địa phương, chỉ có công ty du lịch Saigon Tourist tới nhưng tần suất không thường xuyên: “Cái này cũng lâu lắm rồi, bên Saigon Tourist nó xuống liên hệ trực tiếp với mình rồi nó dẫn khách nước ngoài tới tham quan trong vòng 1 tiếng rồi nó đi. Nếu như muốn mà làm du lịch nhà vườn giống như dưới miền Tây có loại hình du lịch Homestay thì phải xây nhà nghỉ, nhà hàng. Mà muốn làm điều đó thì các nhà vườn phải liên kết với các công ty du lịch để dẫn khách tới, du lịch mới phát triển được” (BB PVS 05 – An Sơn), “Tôi cũng có tiếp xúc nhiều công ty du lịch, mấy tụi Sài Gòn Tourist, mấy công ty khác,.. thì nói có cái điểm của mình không thiết kế được cái sản phẩm du lịch, cái tour” (BB PVS nhóm chủ làng nghề 3040). Ngoài ra, chính quyền địa phương chưa hỗ trợ nhiều cho người dân trong việc làm du lịch: Bạch Đằng 2,4%, An Sơn 8,7% và làng nghề 7,7%; người dân sợ lỗ vốn không dám tiếp tục đầu tư: Bạch Đằng 2,4%, An Sơn 9,3% và làng nghề 6,6%;… cũng là những 4

nguyên nhân đưa tới các khó khăn trong làm du lịch của người dân. Các thông tin phỏng vấn sâu cũng làm rõ hơn những nguyên nhân này cũng như một số nguyên nhân khác: “Ở đây, Nhà nước đang vận động dân làm mà chưa có ai dám làm. Chưa hộ dân nào làm hết. Người ta đầu tư vốn liếng bỏ ra, người ta sợ không có khách, thứ hai là phải có kế hoạch rõ ràng chứ để mà như khu vực Cầu Ngang, nó mở du lịch 2, 3 năm liên tục là vườn măng cụt chết hết trơn luôn” (BB PVS 03 – An Sơn), “Ở đây chưa có phát triển đâu, đường sá thì cũng chưa có phát triển. Nếu mà phát triển thì cũng mừng lắm nhưng mà bây giờ thì chưa được, nhờ bên nhà nước này kia thì còn mong phát triển được chớ… Cái này thì tự mình làm thôi chứ đâu có hỗ trợ… Tại vì mình làm nghề truyền thống mà làm gì có ai mà tập huấn gì” (BB PVS 08 – Làng nghề), “Em biết sao không bây giờ nó nghỉ nhiều lắm rồi, bỏ lâu rồi. Giờ mà nói muốn phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống, mà muốn vậy phải khôi phục lại làng nghề thì hơi bị khó á. Ở đây thì không có cái gì là đặc trưng lắm, nó chỉ có cái làng nghề này thôi nhưng mà nó lại mai một quá rồi” (BB PVS 10 – Làng nghề). Đánh giá về cơ sở hạ tầng dành cho phát triển du lịch tại địa phương, phần lớn những người dân ở vườn bưởi Bạch Đằng cho rằng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thái còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu để phát triển du lịch (68,7%). Họ cho biết: “Có một nhà hàng, một sân gôn và đường đi lại thì giờ đã khang trang nhiều rồi” (BB PVS 09), nhưng “Ăn uống thì có nhà hàng bên Bạch Đằng thôi, ngay cầu đó đó. Nói chung là khách sạn hay nhà nghỉ chưa có, nói chung là chưa có đầu tư” (BB PVS 28), vì vậy “Chủ yếu là khách tới tham quan rồi mua bưởi thì tôi bán thôi chứ ăn uống, ngủ nghỉ thì bên khu du lịch sân gôn nó lo hết rồi (BB PVS 08). Tại An Sơn, khi được hỏi về vấn đề cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch, 36,7% người được hỏi cho rằng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch sinh thái còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu; 54,7% chọn bình thường; chỉ có 8,7% không đồng ý với nhận định trên: “Dịch vụ phục vụ của ấp An Mỹ đây thì không có, thiếu lắm, đường sá thì mới làm lại thì ngon lành rồi. Rồi còn bên chính quyền cần phải đầu tư thêm mở rộng, quy hoạch... Chẳng hạn như mở thêm nhiều quán ăn, nhà nghỉ ngơi cho khách” (BB PVS 01). Với các làng nghề gốm sứ, sơn mài và điêu khắc gỗ, khi được hỏi ý kiến về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch thì phần lớn (78,8%) người trả lời cho rằng yếu tố này còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển du lịch, còn lại 21,2% đưa ra quan điểm “bình thường”. Họ cho biết: “Khu vui chơi giải trí thì không có, có cái công viên mới làm

5

mấy năm nay ra đó đi dạo thôi. Khách sạn ở đây không có ở trong khu phố này đâu, phải ra chỗ trung tâm thành phố” (BB PVS 27 – Làng nghề) Có thể thấy với các phân tích về cơ sở hạ tầng dành cho phục vụ và phát triển du lịch tại địa phương, các kết quả đều chỉ ra rằng yếu tố này còn rất yếu và thiếu. Đây cũng là vấn đề dẫn tới những hạn chế nhất định cho phát triển du lịch và là điều cần lưu tâm trong quá trình định hướng phát triển du lịch ở Bình Dương.

Một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch bền vững hiện nay, được xem là nhân tố thứ ba bên cạnh các nhân tố khác - cộng đồng địa phương - có vai trò quan trọng trong hiệu quả thực tế của hoạt động du lịch, đặc biệt với các điểm du lịch mang tính sinh thái (nhà vườn) hay làng nghề. Hiện nay, mô hình du lịch sinh thái bền vững với sự tham gia của người dân địa phương đang ngày càng tỏ ra có tác động tích cực tới sự phát triển của hoạt động du lịch tại địa bàn và ngày càng được khuyến khích phổ biến. Vì vậy, muốn phát triển du lịch tại Bình Dương không thể không bàn tới sự tham gia của cộng đồng. Biểu đồ 2: Người dân có được tạo cơ hội tham gia vào du lịch cộng đồng

Các kết quả khảo sát tại 3 điểm: vườn bưởi Bạch Đằng, vườn trái cây An Sơn và làng nghề đều cho thấy có sự phân loại trong ý kiến về việc “người dân được chính quyền tạo cơ hội tham gia vào du lịch cộng đồng”. Tại vườn bưởi Bạch Đằng, tỷ lệ có và không khá tương đương nhau với lần lượt là 50,2% và 49,8%. Sau đó là làng nghề 58,3% có và 41,7% không. Đáng chú ý ở vườn trái cây An Sơn, tỷ lệ không chiếm tới 63,3%. Các thông tin xử lý từ phỏng vấn sâu cũng đưa ra khá nhiều ý kiến trái chiều. Hầu hết tại các địa điểm khảo sát do du lịch chưa được triển khai nên kiến thức của người dân về du lịch khá mơ hồ. Họ chia sẻ có nghe chính quyền địa phương nói tới phát triển du lịch sinh thái nhưng cụ thể như thế nào thì họ không rõ chi tiết: “Cái đó thì cũng có nghe nhưng mà cũng chưa thấy làm gì hết, chủ yếu là hỗ trợ cho việc trồng bưởi rồi hỗ trợ giống lúc mới ban đầu, rồi phân bón, thuốc trừ sâu này nọ để mình giảm tải chi phí thôi” (BB PVS 05 6

– Bạch Đằng), “Họp cũng có nghe quy hoạch sinh thái này kia chứ người dân cũng có biết gì đâu. Chưa có, nói mấy năm nay cũng có thấy gì đâu. Công văn đọc lên vậy thôi” (BB PVS 08 – An Sơn), “Cô thấy thì hoạt động du lịch bây giờ cũng đang phát triển lên đó, thấy mọi người cũng có bàn tán. Nhưng không biết như thế nào sau này có làm hay không cũng chưa biết” (BB PVS 15 – Làng nghề). Một số hộ nông dân làm vườn hoặc thợ thủ công, sản xuất nhỏ không hề biết về việc này: “Người dân ở đây làm gì có kiến thức mà để làm du lịch. Cái đó coi như là anh chưa nghe, chưa biết chưa thấy. Còn nói hỗ trợ về hoạt động du lịch thì theo như anh biết thì ngoài hỗ trợ trồng cây bưởi như giống, phân thì chưa có hỗ trợ nào khác” (BB PVS 04 – Bạch Đằng). Những người nắm rõ về chủ trương, chính sách định hướng phát triển du lịch rơi vào những người đang tham gia trong bộ máy chính quyền ở xã/phường, ấp/khu phố,… hoặc đại diện hội nghề: “Trước kia cũng có định hương phát triển du lịch nhà vườn kết hợp sinh thái, đó là khu Tân trạch khu dọc bờ sông, đã kêu gọi nhiều nhà đầu tư nhưng vẫn chưa có ai đến, mình xây khu du lịch điểm như vậy. Dân ở đây cũng rất là mong muốn, nhưng cũng không biết làm như thế nào để mà đầu tư. Bởi vì không có người gợi ý, nói chung không có người thiết kế. Uỷ ban nhân dân xã cũng đã kiến nghị với chỗ sở nông nghiệp phát triển nông thôn của tỉnh, đã kiến nghị năm 2013 để có một mô hình điểm nào đó để đưa về cho Bạch Đằng rồi mình mới nhân rộng ra. Đó là dự định trong tương lai làm mô hình du lịch chạy dọc theo bờ sông” (BB PVS 50 – Bạch Đằng – Phó chủ tịch xã), “Có đầu tư về đường xá, cũng như ủy ban đảng ủy cũng đã đưa ra một số nghị quyết kiến nghị chương trình hành động về phát triển du lịch sinh thái ở địa phương. Để có chính sách định hướng định hình cụ thể để đưa du lịch sinh thái vào đời sống của người dân” (BB PVS 33 – Chủ tịch Hội phụ nữ xã An Sơn). Vì vậy, người dân mong muốn mình sẽ có cơ hội tham gia vào du lịch trên các nội dung như: Được tham gia vào quá trình quy hoạch du lịch, Cung cấp nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, Trực tiếp cung cấp dịch vụ đến du khách, Tham gia hoạt động lữ hành cùng du khách, Trực tiếp cung cấp sản phẩm du lịch văn hóa, Được đào tạo nghề, kỹ năng dịch vụ du lịch. Như vậy có thể thấy rằng, hầu hết người dân trong cộng đồng đều mong muốn làm du lịch “Không ảnh hưởng gì, mà còn thích là đằng khác. Người ta đến thăm quê hương mình thì thấy tự hào chứ… Có chứ, ai cũng mong muốn như anh hết, bây giờ em hỏi 100 người thì họ cũng trả lời như vậy thôi. Họ đều thích như thế nhưng mà kinh tế không cho phép” (BB PVS 04 – Bạch Đằng). Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Do đó, việc định hướng và tạo môi trường, cơ hội thích 7

hợp để phát huy lợi thể các địa điểm du lịch sinh thái và khôi phục phát triển làng nghề là những vấn đề được đặt ra. Có thể thấy hiện nay việc tham gia của cộng đồng vào du lịch địa phương còn rất hạn chế. Thứ nhất, người dân hầu như không có kiến thức về làm du lịch; Thứ 2, chưa có một chính sách nào cụ thể, thiết thực hỗ trợ người dân làm du lịch (mặc dù tỉnh đã có định hướng nhưng cụ thể như thế nào thì vẫn chưa chi tiết); Thứ 3, sự mai một của các làng nghề truyền thống do chưa tìm được đầu ra và sự thu hẹp của thị trường; Thứ 4, sự nối kết với các công ty du lịch chưa được thực hiện và sản phẩm du lịch của địa phương chưa thật sự được khai thác. III. Kết luận Du lịch cộng đồng đang là hướng đến của phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Hiện nay, Bình Dương đã bắt đầu triển khai và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch làng nghề. Với một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển du lịch như vậy, tin rằng trong tương lai không xã, Bình Dương sẽ có những bước tiến lớn trên mảng nội dung này. Tuy nhiên, một vấn đề cũng được đặt ra khi bàn tới phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Dương là sự thiếu kiến thức và thông tin về du lịch của người dân; thiếu vốn để sản xuất mở rộng cơ sở kinh doanh; thiếu sự hỗ trợ đồng bộ; thiếu khuôn hình mẫu để người dân học tập; thiếu sự kết nối đồng bộ với các công ty du lịch lữ hành;… Những nội dung này đã được phân tích kỹ trong phần thực trạng, hạn chế và giải pháp. Do đó, khi bàn tới việc phát triển du lịch, thiết nghĩ các cấp ban ngành, cơ quan chức năng có liên quan đến định hướng phát triển du lịch cần quan tâm đến những yếu tố này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Chất và Dương Đức Minh (2013), Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào loại hình du lịch homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Văn hoá và Du lịch, SỐ 13 (67), THÁNG 9 NĂM 2013) 2. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam, Khoa Quản trị kinh doanh và du lịch, Đại học Hà Nội 3. Quỹ Châu Á, Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng¸ Hà Nội

8

60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf

There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 60.NGUYEN THI ...

443KB Sizes 1 Downloads 312 Views

Recommend Documents

36.LUU THI THANH MAI.pdf
Sign in. Page. 1. /. 9. Loading… Page 1 of 9. 1. "DU LỊCH TÂM LINH – XU HƯỚNG MỚI CỦA THẾ KỶ 21". Thạc sĩ Lưu Thị Thanh Mai. Phó Trưởng Khoa Du lịch Trường CĐ VHNT và DL Sài Gòn. Điện thoại: Email: luuthithan

60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf
NGUYEN THI THANH TUNG.pdf. 60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying 60.NGUYEN THI THANH ...

Thanh Xuan
Environment&Urbanization Vol 17 No 1 April 2005. 237 ..... schools, a secondary school, two kindergartens and some technical schools. It had a police station ... Hanoi (350,000 dongs per year, or US$ 35) and the vice-president was paid.

83.NGUYEN THANH HAI.pdf
Dương là một trong hai khu vực có mức tăng mạnh nhất với con số khoảng 4 – 5%. Điều này rõ ràng là có lợi đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. 1.

73.NGUYEN THANH TUONG.pdf
Central coastal strip is one of the areas with various natural resources which is valuable. to develop many economic sectors such as transport, port, fishing, ...

nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf
nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf. nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying nguyen-tat-thanh-ha-noi.pdf. Page 1 of 5.

Thanh Nam Le Phung - Resume.pdf
Mobile Application Development: iOS, Android. • Tools: UML Violet. • IDEs/Text Editors: NetBeans, Xcode, Android Visual Studio, Emacs, Atom. EDUCATION.

[BTN120]-SGD THANH HOA.pdf
[BTN120]-SGD THANH HOA.pdf. [BTN120]-SGD THANH HOA.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying [BTN120]-SGD THANH HOA.pdf.

Chau Thanh The-Le Minh Mau Thanh 2017.pdf
Pope's Prayer Intention - National Leaders: That national. leaders may firmly commit themselves to ending the arms. trade, which victimizes so many innocent ...

Lich thi LLCT.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Lich thi LLCT.

lich thi _K1_K2_SP_Hue.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. lich thi ...

HCM_Phung Thi Hien.pdf
Trong không khí hân hoan cùng với tinh thần hăng hái tham gia các cuộc thi chào mừng. ngày hội Mediplantex được tổ chức tại TP Hạ Long xinh đẹp, những kỷ ...

5S Bi Mat Thanh Cong Tu Nhat Ban.PDF
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 5S Bi Mat Thanh ...

TV 127 LE Thanh Gia ABC.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. TV 127 LE ...

1_5_2016_Lich thanh toan Block C HLCL.pdf
1_5_2016_Lich thanh toan Block C HLCL.pdf. 1_5_2016_Lich thanh toan Block C HLCL.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.

38.NGUYEN THI NGA.pdf
... đồng thời chung đúc lên sự phong phú, đa dạng và tính chất riêng bản sắc. dân tộc. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, (văn hoá sinh thái nhân ...

Lich thi Cambridge_2016.pdf
Page 2 of 2. Lich thi Cambridge_2016.pdf. Lich thi Cambridge_2016.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Lich thi Cambridge_2016.pdf ...

2017_EO1_Danh sach thi sinh_Phong thi.pdf
42 0042 Lê Đắc Nhật Anh 19 3 2006 Trường T.H Phù Lỗ A Sóc Sơn 2. 43 0043 Lê Hà Anh 18 10 2006 T.H Nguyễn Siêu Cầu Giấy 2. 44 0044 Lê Kim Ngọc Anh ...

87.NGUYEN THI THUY NGAN.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 87.NGUYEN THI ...

82.NGUYEN THI VAN HANH.pdf
reality technology, has brought great changes to the tourism industry and is a technical base. for the emergence of cyber-tourism. Being a new form of tourism, ...

Lich thi 01.6.16.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps.

46.TRINH THI TUYET.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 46.TRINH THI ...

DE CUONG ON THI HHMT.pdf
hydrocacbon trong khí quyển; và khói quang hóa (“smog” quang hóa). 5. Các loại phản ứng xúc tác vi sinh trong nước. 6. Cấu trúc, thành phần của địa quyển.

57.NGUYEN THI TUYET NGA.pdf
Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang. Điện thoại: ... chiếu Đăng Hưng Phước, bàng buông Thân Cửu Nghĩa). .... NGUYEN THI TUYET NGA.pdf. 57.