PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH TIỀN GIANG ThS.Nguyễn Thị Tuyết Nga Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang Điện thoại: 0906 113 514 Email: [email protected] Tóm tắt Với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, sản phẩm độc đáo mang giá trị văn hóa cao, Tiền Giang rất phù hợp đề phát triển du lịch làng nghề. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của du lịch làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Hàng năm, lượng du khách tham quan các làng nghề rất thấp, thường biến động và chỉ tập trung vào một số làng nghề như dệt chiếu Long Định, bánh phồng/cốm Cái Bè, tủ thờ Gò Công ... Vì vậy, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một và lãng phí cơ hội khai thác, đầu tư. Sự phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch không chỉ có ý nghĩa về Kinh tế - Xã hội, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nghèo tại các làng nghề, mà còn mang giá trị tinh thần, mang phong cách và văn hóa đặc trưng của địa phương. Bài viết phân tích thực trạng và tiềm năng của du lịch làng nghề, nghiên cứu nhu cầu và xác định cơ hội thị trường từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch làng nghề tại Tỉnh Tiền Giang một cách hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Du lịch là trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh việc mở rộng và khai thác hiệu quả du lịch sinh thái và văn hóa sông nước miệt vườn (cảnh quan Sông Tiền, bãi biển, các cù lao, thôn dã Đồng Tháp Mười, vườn cây ăn trái, các di tích văn hoá lịch sử...), thì du lịch làng nghề cũng chính là một trong những tiềm năng lớn cần được khai thác và phát triển. Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích các làng nghề khôi phục và phát triển như: đầu tư 2,2 tỷ đồng giúp các làng nghề đổi mới công nghệ, máy móc, cơ giới hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; cho vay ưu đãi trên 4,7 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất cho các làng nghề về trang bị thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu; hỗ trợ các làng nghề với số tiền 863 triệu đồng gồm: hỗ trợ đầu tư 5 dự án; hỗ trợ xây dựng 11 cổng làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.512 lao động ở 3 làng nghề (dệt chiếu Long Định, dệt chiếu Đăng Hưng Phước, bàng buông Thân Cửu Nghĩa). Tuy nhiên, hoạt động của các làng nghề, đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại như: nguồn vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, tình trạng ô nhiễm môi trường,... nhất là các làng nghề về chế biến thực phẩm, chạm khắc gỗ. Hầu hết các làng nghề đều tồn tại và phát triển theo kiểu tự phát là chính. Đặc biệt, các hoạt động phục vụ du lịch tại làng nghề rất yếu kém và hạn chế. Có nhiều nguyên nhân khiến du lịch làng nghề chưa phát triển, một trong những nguyên nhân chính là người dân chưa hiểu được lợi ích kép khi tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch tại các làng nghề. Một số nơi, chính quyền và người dân chưa thực sự coi trọng một cách đúng mức thế mạnh du lịch của địa phương đã khiến du lịch làng nghề chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi. Nhiều làng nghề gần như bị bỏ quên hoặc không thể đón khách mặc dù đã có tên trong các sản phẩm tour của các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, việc

nghiên cứu và đề xuất giải phát phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Tiền Giang là rất cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc góp phần phát triển KT-XH góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Tiền Giang xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2. Phân tích thực trạng du lịch làng nghề tại tỉnh Tiền Giang a. Tổng quan làng nghề: Tiền Giang hiện có 14 làng nghề, trong đó có 5 làng nghề truyền thống, đa số là làng nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút 3.268 hộ với gần 5.400 lao động tham gia. Các làng nghề tập trung ở các huyện Châu Thành, Cái Bè, Chợ Gạo, Cai Lậy, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Gò Công Đông và thành phố Mỹ Tho. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Tiền Giang, giá trị sản lượng mỗi năm của các nghề, làng nghề trong tỉnh đạt khoảng từ 300 đến 400 tỷ đồng, chiếm gần 10% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm ổn định hằng năm từ 5- 10 nghìn lao động chuyên và từ 10 đến 15 nghìn lao động nông nhàn. Thu nhập bình quân đầu người từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng, cá biệt có hộ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Hầu hết các làng nghề của tỉnh đều phát triển tự phát, lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng phần lớn không cao, trình độ lao động thấp, phần lớn là phổ thông, chưa được đào tạo kỹ lưỡng, chỉ một bộ phận nhỏ lao động có kỹ thuật và tay nghề cho nên khi mẫu mã sản phẩm thay đổi, thường gây khó khăn trong việc nâng cao tay nghề để có sản phẩm đạt chất lượng. Bên cạnh đó, các làng nghề hoạt động chưa có kế hoạch cụ thể, các địa phương còn nhiều lúng túng trong sắp xếp, tổ chức cho nên hạn chế trong việc đầu tư phát triển sản xuất; thiếu sự quan tâm của các cấp, ngành và địa phương trong tổ chức hoạt động các làng nghề, các chính sách hỗ trợ chưa được cụ thể hóa phù hợp với thực tế địa phương. * Tài nguyên văn hóa Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương. Làng nghề truyền thống ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của người dân trong tỉnh. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế: giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của các làng, xã, phường. Trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, các làng nghề không chỉ sản xuất, kinh doanh, mà còn là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, mang sắc thái văn hóa riêng biệt, có đặc trưng của từng làng theo ngành nghề truyền thống lâu đời, là nét độc đáo góp phần mở rộng phát triển các loại hình du lịch. Cho nên, đánh thức và phát triển du lịch làng nghề là hướng đi hữu hiệu nhằm đưa sản phẩm làng nghề vào thị trường, nâng cao thu nhập đời sống cho các nghệ nhân tâm huyết với nghề. * Số lượng du khách đến Tiền Giang ngày càng tăng

Số khách đến Tiền Giang năm 2005 là 532 ngàn lượt khách (trong đó khách quốc tế 251 ngàn lượt) và đến năm 2010 là 915 ngàn lượt người (khách quốc tế 289 ngàn lượt), tốc độ tăng bình quân là 11,4% (khách quốc tế tăng 2,8%). Đến năm 2012, tổng lượng khách là 1.155 ngàn lượt người, trong đó khách quốc tế là 478,6 ngàn lượt tăng gấp 1,7 lần năm 2010 và đến năm 2013 lượng khách đạt 1.328 ngàn lượt người, khách quốc tế là 458 ngàn lượt người. Tổng doanh thu của các cơ sở lưu trú và lữ hành năm 2012 đạt 109,4 tỷ đồng tăng gấp 1,7 lần năm 2010 và gấp 3,4 lần năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2013, mặc dù lượt khách du lịch tăng 15% so năm 2012 nhưng doanh thu cũng giảm nhẹ, chỉ đạt 108,8 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng b/q giai đoạn 2006-2010 đạt 15,1%, giai đoạn 2011-2013 đạt 13,2%. Dự báo đến năm 2015, lượng khách du lịch đạt 1.450 ngàn lượt người, trong đó khách quốc tế 657 ngàn lượt người. Năm 2020, lượng khách du lịch đạt khoảng 2-2,2 triệu người, trong đó khách quốc tế khoảng gần 1,0 triệu người. - Du lịch làng nghề đang là loại hình thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách đặc biệt là khách quốc tế. Xu hướng hiện đại ngày nay cuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người muốn quay về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhu cầu đi du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày càng cao. Vì vậy, việc phát triển du lịch làng nghề vừa tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch vừa phát triển làng nghề. * Giao thông, vị trí địa lý thuận lợi Tiền Giang có nhân tố trọng yếu trong phát triển du lịch noí chung và du lịch làng nghề nói riêng, là điểm trung chuyển để liên kết tuyến du lịch và sản phẩm du lịch từ thị trường nguồn khách quốc tế quan trọng nhất là thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, du lịch Tiền Giang từng bước phát triển và có vị trí tương đối quan trọng đối với sự phát triển du lịch của TP Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL và tăng cường hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông. Một lợi thế nữa là phần lớn các làng nghề đều nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp. b. Thực trạng và khó khăn trong hoạt động du lịch làng nghề: Nguồn tài nguyên du lịch làng nghề truyền thống đang được khai thác tích cực ở khía cạnh là điểm đến đặc trưng của Tiền Giang. Tuy nhiên chức năng sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác một cách thực sự hiệu quả. Rất ít khách đến làng nghề dù có nhiều chương trình tour giới thiệu. Tại các làng nghề, chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khu thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập. * Quy trình và cơ cấu quản lý: Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể. * Cơ sở hạ tầng: Để phát triển làng nghề gắn với du lịch có tính xã hội hóa cao, yếu tố hạ tầng cơ sở, giao thông chiếm vị trí rất quan trọng, hiện việc phát triển các tour du lịch làng

nghề còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông yếu kém, phong cách phục vụ không chu đáo, thiếu sự chuyên nghiệp. * Sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch còn trùng lắp chưa tạo ra được nét đặc trưng riêng cho tỉnh. Các tuyến điểm và các dịch vụ vẫn chưa thật sự hấp dẫn. Hạ tầng văn hoá truyền thống bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hoá, môi trường ô nhiễm do sản xuất phát triển, khách du lịch không có nhiều điểm để tham quan, mong muốn mua được những món đồ lưu niệm do các nghệ nhân chế tác cũng không thực hiện được. Du khách không thể tìm được những sản phẩm ưng ý đặc biệt là sản phẩm mang dấu ấn về Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Ngay cả các làng nghề được xem là biết làm du lịch, mẫu mã, chủng loại sản phẩm cũng quá đơn điệu và không hợp với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch. * Phát triển và tiếp thị sản phẩm làng nghề: Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đi vào chiều sâu, công tác xúc tiến du lịch chỉ mới dừng lại ở việc tham gia hội chợ triển lãm, chưa phối hợp các tổ chức để cung cấp thông tin cần thiết nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác thị trường để phát triển kinh doanh lữ hành, nhất là lữ hành quốc tế trực tiếp. * Đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng được kịp theo yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế. Từ đó cho thấy, tài nguyên và tiềm năng du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng để khai thác có hiệu quả; các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ở các khu, điểm du lịch triển khai thực hiện còn chậm và có qui mô nhỏ. 3. Giải pháp Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng du lịch làng nghề còn rất nhiều khó khăn và hạn chế cần có giải pháp khắc phục. Để du lịch làng nghề phát triển, có thể thấy việc nghiên cứu và thấu hiểu thị trường là cần thiết và cấp bách. Vì vậy cần thực hiện đầy đủ và rõ ràng quy trình gồm các bước sau:

 Bước 1: Xác định cơ hội bao gồm nhu cầu thị trường, thu thập thông tin về số lượng và đặc điểm du khách muốn có trải nghiệm hay nhu cầu đối với du lịch làng nghề là như thế nào, thông qua thảo luận, quan sát, và nghiên cứu; sau đó phân tích bằng bảng câu hỏi khảo sát thị trường tiềm năng.  Bước 2: Phân tích các giải pháp sau khi phân tích thị trường bao gồm các giải pháp về:

- Đối tác bên trong và bên ngoài - Sản phẩm và nguồn lực phục vụ du lịch - Kết nối giữa thị trường và doanh nghiệp - Các quy định đầu tư  Bước 3: Huy động đối tác: đây là yếu tố then chốt nhằm phát triển du lịch làng nghề. Cần thiết lập vai trò và trách nhiệm rõ ràng cũng như lợi ích giữa cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Đặc biệt là việc phân chia lợi ích về mặt tài chính và lợi nhuận của mỗi bên.  Bước 4: Xây dựng và triển khai các giải pháp sau khi phân tích - Đào tạo nguồn nhân lực trong đó có đào tạo tay nghề cho lao động và kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ du lịch, marketing, quản lý tài chính, phong cách phục vụ, ngôn ngữ ... - Thiết kế và sản xuất sản phẩm thủ công theo đúng nhu cầu của thị trường và du khách về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại ... mang phong cách và dấu ấn riêng, thể hiện rõ văn hóa của người dân. Từ đó, nguồn thu từ các sản phẩm làng nghề sẽ tăng lên, đời sống người dân sẽ được cải thiện đáng kể. - Xúc tiến và quảng bá về du lịch làng nghề thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, sách hướng dẫn, tài liệu in ấn ... tích cực tham gia các hội chợ triển lãm về du lịch. - Xây dưng cơ sở lưu trú an toàn, vệ sinh sạch sẽ. - Thiết lập các điểm đến hấp dẫn cũng như các tour kết hợp tránh nhàm chán cho du khách khi tham quan. - Quan tâm nhiều về những món ăn đặc sản của địa phương, ngoài ra cần chú ý đế an toàn vệ sinh thực phẩm.  Bước 5: Giám sát và điều chỉnh: đánh giá định kỳ nhằm phát hiện sai sót trong quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu, phân tích và thực hiện nhằm điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót xảy ra. 4. Kết luận Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Tiền Giang. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, du khách không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống. Du lịch làng nghề có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thể hiện những nỗ lực của những cơ quan quản lý ngành du lịch cũng như của các địa phương, du lịch làng nghề đã ngày càng đóng góp tích cực hơn so với tỷ trọng các loại hình du lịch. Tuy nhiên nhìn chung, loại hình du lịch làng nghề tại tỉnh Tiền Giang còn phát triển manh mún, tự phát và chưa xứng tầm với tiềm năng. Chính vì thế, vấn đề tìm và ứng dụng các phương hướng, biện pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề là một vấn đề lớn, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp của nhiều ban ngành như các cơ quan quản lý văn hóa, Bộ

Nông nghiệp & Phát triển nông thông; Bộ Tài Nguyên – Môi trường; Bộ Công thương… Có như vậy thì du lịch làng nghề tại tỉnh Tiền Giang mới có thể phát triển đúng tiềm năng giúp du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang. Tài liệu tham khảo 1. Trung Tâm thông tin du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Tài liệu hướng dẫn vận hành, 2012 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể Tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, 2014 3. Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Tiền Giang, Báo cáo về Thực trạng Kinh tế - Xã hội năm 2014 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2015, 2014. 4. Research and Development Institute for Rural Industries Vietnam, Guidance document of Community-based Tourism Development, 2012 5. Waqar Ahmad Khan and Zeeshan Amir, Study of Handicraft Marketing Strategies of Artisans in Uttar Pradesh and Its Implications, Research Journal of Management Sciences, ISSN 2319–1171, Vol. 2(2), 23-26. 6. Ngo, Duc Anh, 2005, Blending handicrafts and tourism development the good way of preservation of tradition and poverty reduction in rural areas, workshop presentation for Vietnam National Administration for Tourism; ASIA Seed Institute and JODC 7. Website of the Department of Culture, Sports and Tourism of Tien Giang http://svhttdl.tiengiang.gov.vn 8. Website of the Center of Promotion and Investment on Trade and Tourism of Tien Giang http://ttxtdt.tiengiang.gov.vn/

57.NGUYEN THI TUYET NGA.pdf

Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang. Điện thoại: ... chiếu Đăng Hưng Phước, bàng buông Thân Cửu Nghĩa). .... NGUYEN THI TUYET NGA.pdf. 57.

351KB Sizes 10 Downloads 342 Views

Recommend Documents

VE DO THI HAM SO CHUA DAU GIA TRI TUYET DOI.pdf
VNMATH.com. Page 3 of 12. VE DO THI HAM SO CHUA DAU GIA TRI TUYET DOI.pdf. VE DO THI HAM SO CHUA DAU GIA TRI TUYET DOI.pdf. Open. Extract.

Lich thi LLCT.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Lich thi LLCT.

lich thi _K1_K2_SP_Hue.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. lich thi ...

HCM_Phung Thi Hien.pdf
Trong không khí hân hoan cùng với tinh thần hăng hái tham gia các cuộc thi chào mừng. ngày hội Mediplantex được tổ chức tại TP Hạ Long xinh đẹp, những kỷ ...

38.NGUYEN THI NGA.pdf
... đồng thời chung đúc lên sự phong phú, đa dạng và tính chất riêng bản sắc. dân tộc. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, (văn hoá sinh thái nhân ...

Lich thi Cambridge_2016.pdf
Page 2 of 2. Lich thi Cambridge_2016.pdf. Lich thi Cambridge_2016.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Lich thi Cambridge_2016.pdf ...

2017_EO1_Danh sach thi sinh_Phong thi.pdf
42 0042 Lê Đắc Nhật Anh 19 3 2006 Trường T.H Phù Lỗ A Sóc Sơn 2. 43 0043 Lê Hà Anh 18 10 2006 T.H Nguyễn Siêu Cầu Giấy 2. 44 0044 Lê Kim Ngọc Anh ...

87.NGUYEN THI THUY NGAN.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 87.NGUYEN THI ...

60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 60.NGUYEN THI ...

82.NGUYEN THI VAN HANH.pdf
reality technology, has brought great changes to the tourism industry and is a technical base. for the emergence of cyber-tourism. Being a new form of tourism, ...

60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf
NGUYEN THI THANH TUNG.pdf. 60.NGUYEN THI THANH TUNG.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying 60.NGUYEN THI THANH ...

Lich thi 01.6.16.pdf
Whoops! There was a problem loading more pages. Whoops! There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps.

46.TRINH THI TUYET.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. 46.TRINH THI ...

DE CUONG ON THI HHMT.pdf
hydrocacbon trong khí quyển; và khói quang hóa (“smog” quang hóa). 5. Các loại phản ứng xúc tác vi sinh trong nước. 6. Cấu trúc, thành phần của địa quyển.

TB thi CCQG 27.08.2017.pdf
Page 3 of 15. Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... TB thi CCQG 27.08.2017.pdf. TB thi CCQG 27.08.2017.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying TB thi CCQG 27.08.2017.pdf. Page 1 of 15.

DE CUONG ON THI HHMT.pdf
Thành phần và vai trò của khí quyển và thuá»· quyển. SÆ¡ đồ vòng tuần. hoàn của nước tá»± nhiên. 3. Vẽ và trình bày sÆ¡ đồ cân bằng năng lượng của Trái đất - Mặt ...

CHI THI 10.pdf
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. CHI THI 10.pdf.

36.LUU THI THANH MAI.pdf
Sign in. Page. 1. /. 9. Loading… Page 1 of 9. 1. "DU LỊCH TÂM LINH – XU HƯỚNG MỚI CỦA THẾ KỶ 21". Thạc sĩ Lưu Thị Thanh Mai. Phó Trưởng Khoa Du lịch Trường CĐ VHNT và DL Sài Gòn. Điện thoại: Email: luuthithan

DS PHONG THI K11.pdf
Loading… Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... DS PHONG THI K11.pdf. DS PHONG THI K11.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying DS PHONG THI K11.pdf.

78.LA MAI THI GIA.pdf
đến Hạ Long, Mai Châu vừa tham quan vừa nhặt rác. Du khách sẽ cùng nhau quét dọn, gom. rác tại các khu cắm trại dành cho khách du lịch trong vùng rừng ...

bang diem thi nang khieu.pdf
There was a problem loading more pages. Retrying... bang diem thi nang khieu.pdf. bang diem thi nang khieu.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu.Missing:

37. BUI THI PHUONG MAI.pdf
Susan Naquin and Chun-Fang Yu 1992: Pilgrims and Sacred Sites in China. Oxford: University of California. Press. Page 3 of 10. 37. BUI THI PHUONG MAI.pdf.

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 - Đáp Án Đề Thi
news? His wife gave birth to a baby boy early this morning”. A. very proud .... Margaret Sanger wanted to provide women with the means of contraception so that they could decide whether or not to ...... the modern continents of South America, Afric

DA - DE THI THPT QG 2017 - 1.pdf
Charlotte Taylor, a management consultant, had noted, "In the 1970s women ... Consider ASK Computer Systems, a $22-million-a-year computer software.