BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ

KHOA DƢỢC

Bản tin

THÔNG TIN THUỐC ĐƠN VỊ DƢỢC LÂM SÀNG

Tháng 11-2017 Tài liệu lƣu hành nội bộ

MỤC LỤC Trang THÔNG TIN VỀ AN TOÀN THUỐC

2

 Cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn thuốc nhóm Fluoroquinolon

2

 Cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn thuốc nhóm Vancomycin

3

 Nhắc lại nguyên tắc sử dụng kaliclorid đƣờng tĩnh mạch: Khuyến cáo từ ANSM

5

 Thuốc giảm đau nhóm Opioid

7

ADR/SAI SÓT TRONG DÙNG THUỐC

8

 Tổng kết báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2017

8

 Quản lý thuốc nguy cơ cao

11

THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ THUỐC  Rút số đăng ký thu hồi Protolog (Viên đặt và kem bôi) GÓC THƢ GIÃN

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

17 18

1

THÔNG TIN VỀ AN TOÀN THUỐC DSCK1. Nguyễn Thị Thu Hà; DSCK1. Nguyễn Thị Minh Thuận 1. Cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn thuốc nhóm Fluoroquinolon Tiếp theo công văn số công văn số 24812/QLD-TT ngày 21/12/2016 về việc cung cấp các thông tin cho cán bộ y tế về độ an toàn, hiệu quả của các kháng sinh nhóm fluoroquinolon, ngày 27/4/2017, Cục Quản lý Dƣợc tiếp tục có công văn số 5748/QLDĐK về việc cập nhật thông tin dƣợc lý trong tờ hƣớng dẫn sử dụng thuốc đối với kháng sinh nhóm này. Theo đó, kháng sinh fluoroquinolon dùng đƣờng toàn thân đƣợc chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu không phức tạp, đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn. Tuy nhiên, do kháng sinh fluoroquinolon liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng và các tình trạng trên ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, nên chỉ sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế. Mục “Cảnh báo và thận trọng” trên nhãn thuốc đƣợc bổ sung thêm thông tin: Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ƣơng. Kháng sinh nhóm fluoroquinolon có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể. Các phản ứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng bệnh nhân. Các phản ứng có hại thƣờng đƣợc ghi nhận gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi và các tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ƣơng (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn). Các phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân ở bất kỳ tuổi nào hoặc không có yếu tố nguy cơ tồn tại từ trƣớc đều có thể gặp những phản ứng có hại trên. Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Thêm vào đó, tránh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến nhóm thuốc. Nguồn : Trung tâm DI & ADR Quốc gia

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

2

2. Cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn thuốc nhóm Vancomycin DSCK1. Nguyễn Thị Thu Hà; Ths.Ds. Nguyễn Thị Hương Sau khi nhận đƣợc nhiều thông tin về phản ứng quá mẫn liên quan đến vancomycin từ các khoa, trên cơ sở thông tin nhận đƣợc từ Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI & ADR Quốc gia) Vancomycin là một kháng sinh glycopeptid phổ hẹp, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn [1], [4], tác động đến tính thấm màng tế bào và quá trình tổng hợp ARN của vi khuẩn [1]. Vancomycin có thể gây các phản ứng quá mẫn, bao gồm hội chứng ngƣời đỏ (red man syndrome - RMS) và phản vệ [3]. RMS là phản ứng dạng phản vệ xuất hiện do sự mất hạt của các tế bào mast và bạch cầu ƣa base, dẫn đến giải phóng histamin độc lập với kháng thể IgE hình thành trƣớc đó hoặc con đƣờng bổ thể [4]. Biểu hiện lâm sàng của RMS bao gồm: ngứa, đỏ da vùng mặt, cổ, nửa ngƣời trên [3]. Các triệu chứng này thƣờng mất trong vòng 20 phút nhƣng cũng có thể kéo dài trong vòng nhiều giờ [6]. Một số biểu hiện khác đã đƣợc ghi nhận bao gồm đau ngực, co thắt cơ, hạ huyết áp [7], [10], [9] hoặc phù mạch [4]. Hạ huyết áp có liên quan đến tốc độ truyền vancomycin [4]. Các dấu hiệu của RMS có thể xuất hiện 4-10 phút sau khi bắt đầu truyền hoặc có thể xuất hiện sớm sau khi truyền xong thuốc [4]. Đây là phản ứng quá mẫn thƣờng gặp nhất của vancomycin, phụ thuộc liều và liên quan đến tốc độ truyền nhanh khi sử dụng liều cao. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm nồng độ dung dịch truyền (≥5 mg/ml), tiền sử đã có RMS. RMS xuất hiện với tỷ lệ 5-50% ở bệnh nhân nội trú có truyền vancomycin và lên đến 90% ở ngƣời tình nguyện khỏe mạnh [11]. Xử trí khi xảy ra RMS:  Cần ngừng truyền ngay vancomycin. Diphenhydramin hydroclorid 50 mg (Dimedrol) có thể giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng của phản ứng. Sau khi hết mẩn, ngứa, có thể thử truyền lại ở tốc độ thấp hơn và/hoặc liều thấp hơn. Vancomycin đƣợc dung nạp tốt hơn nhiều khi đƣợc dùng với các liều nhỏ hơn và số lần dùng nhiều hơn. Nếu xuất hiện tụt huyết áp, cần truyền dịch và sử dụng thuốc làm tăng huyết áp trong trƣờng hợp nặng.  Để giảm thiểu phản ứng có hại liên quan đến truyền, mỗi liều vancomycin nên đƣợc truyền trong ít nhất 60 phút với tốc độ tối đa 10 mg/phút và thay đổi luân phiên vị trí truyền [1], [2], [5], [9], [6].

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

3

Hƣớng dẫn pha dung dịch truyền vancomycin [2]: Hòa tan: mỗi 500mg/10ml nƣớc cất pha Truyền ngắt quãng

tiêm, pha loãng: mỗi 500mg trong 100ml

Thời gian truyền: ≥ 60 phút

NaCl 0,9% hoặc Glucose 5% Truyền liên tục

Pha thuốc với nồng độ 2,5-5 mg/ml trong NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%

Thời gian truyền: 24h

Bảng 1: Hướng dẫn pha dung dịch truyền Vancomycin Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2009). Dược thư Quốc gia Việt Nam; 1158-1161.

2. . Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 của Bộ Y tế. Phụ lục 4: Hướng dẫn tiêm/truyền một số loại kháng sinh. 3. . Angela L. Myers et al (2012). Pediatr. Infect. Dis. J.; 31 (5): 464-468. 4. Daniel Savignon Marinho et al (2011). BMC Research Notes; 4: 236. 5. Lori D Wazny et al (2001). Ann. Pharmacother.; 35: 1458-1464. 6. Mark P. Wilhelm et al (1999). Mayo Clin. Proc.; 74: 928-935. 7. Mark R. Wallace et al (1991). J. Infect. Dis.; vol. 164, no. 6: 1180-1185. 8. Maurice Levy et al (1990). Pediatrics; 86: 572-580 9. Phillippa Bailey et al (2008). Cases Journal; 1: 111. 10. Soupramanien Sivagnanam et al (2003). Crit. Care; 7: 119-120. 11. Tami L. O'Sullivan et al (1993). J. Infect. Dis.; vol. 168, no. 3: 773-776. 12. F. R. Bruniera et al (2015). Eur. Rev. Med. Pharmacol. Sci.; 19: 694-700. 13. Vancomycin. Drugdex Evaluations. In: Micromedex 2.0 [Internet]. Truven Health Analytics. Accessed on April 17, 2015.

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

4

3. Nhắc lại nguyên tắc sử dụng kaliclorid đƣờng tĩnh mạch: Khuyến cáo từ ANSM DSCK1. Nguyễn Thị Thu Hà; DSCK1. Nguyễn Thị Minh Thuận

Ngày 30/5/2017, Cơ quan Quản lý Dƣợc phẩm Pháp (ANSM) thông báo đã ghi nhận các báo cáo sai sót về thuốc liên quan đến việc tiêm tĩnh mạch kali clorid (KCl) nồng độ cao trực tiếp, không qua pha loãng. Sai sót này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho ngƣời bệnh. ANSM đã nhắc lại rằng dung dịch KCl ƣu trƣơng chỉ đƣợc truyền tĩnh mạch chậm cho bệnh nhân sau khi đã đƣợc pha loãng. * Khuyến cáo dành cho bác sĩ: Tuân thủ các nguyên tắc kê đơn -

Ƣu tiên dùng dạng uống cho bệnh nhân hạ kali máu mức độ nhẹ đến trung bình. Ƣu tiên kê đơn dạng túi đã đƣợc pha loãng trƣớc. Luôn ghi rõ trên đơn thuốc: o Liều dùng: số g KCl cần truyền cho ngƣời lớn và số mmol/kg mỗi ngày đối với trẻ em: 1 g KCl = 13,4 mmol kali (K+). o Tổng thể tích dung môi (NaCl 0,9% hoặc glucose 5%). o Truyền tĩnh mạch. o Tốc độ truyền: truyền tĩnh mạch chậm không vƣợt quá 1 g KCl/giờ. o Đặc biệt chú ý áp dụng khuyến cáo phù hợp cho các bệnh nhân cần hạn chế dịch, bệnh nhi và bệnh nhân trong hồi sức tích cực. o Kiểm tra tổng lƣợng KCl và tƣơng tác với các thuốc làm tăng kali máu.

* Khuyến cáo dành cho điều dƣỡng: Thuốc cần đƣợc pha loãng, truyền chậm -

Đọc kỹ thông tin trên nhãn thuốc. Không nên bị gián đoạn khi pha chế thuốc và nên kiểm tra lại chế phẩm nếu có thể nên kiểm tra lại chế phẩm 2 lần Luôn pha loãng dung dịch ƣu trƣơng (nồng độ tối đa 4 g/L KCl hay 53,6 mmol/L kali với ngƣời lớn) hoặc sử dụng một túi pha loãng trƣớc. Ghi trên nhãn liều lƣợng và tổng thể tích. Truyền tĩnh mạch chậm có kiểm soát tốc độ (không vƣợt quá 1 g KCl/giờ hay 13,4 mmol kali/giờ với ngƣời lớn). Giám sát các thông số lâm sàng và cận lâm sàng khi truyền.

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

5

-

Không dùng đƣờng tĩnh mạch trực tiếp và không bao giờ sử dụng thuốc theo đƣờng tiêm dƣới da hoặc tiêm bắp.

* Khuyến cáo dành cho dƣợc sĩ: Lƣu trữ thuốc phù hợp -

Ƣu tiên việc cung cấp dung dịch đƣợc pha loãng trƣớc. Hạn chế tối đa việc lƣu trữ các dung dịch KCl đặc trong chăm sóc và cung cấp cho các cơ sở và thủ tục khi có nhu cầu khẩn cấp. Gắn nhãn cảnh báo ở nơi lƣu trữ và đặt ở khu vực riêng với các dung dịch điện giải khác.

*Bảng hƣớng dẫn: Lƣợng kali clorua(KCl)

Lƣợng kali (K+)

Thể tích tối thiểu sau khi pha loãng trong NaCl 0,9% hoặc glucose 5%

Thời gian truyền tối thiểu

1g

13,4 mmol

250ml

1h

2g

26,8 mmol

500ml

2h

3g

40,2 mmol

1000ml

3h

4g

53,6 mmol

1000ml

4h

Nguồn: http://ansm.sante.fr/S-informer/Points-d-information-Points-d-information/Chlorure-de-potassiumpar-voie-intraveineuse-et-erreurs-medicamenteuses-rappel-des-regles-de-bon-usage-Point-d-Information

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

6

4. Thuốc giảm đau nhóm Opioid DSCK1. Nguyễn Thị Thu Hà; DSCK1. Nguyễn Thị Minh Thuận

Ngày 23/3/2016 cơ quan quản lý Dƣợc và thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA)đƣa ra cảnh báo về một số vấn đề an toàn liên quan đến thuốc giảm đau Opioid. Những nguy cơ an toàn này bao gồm: Nguy cơ tƣơng tác có hại với nhiều loại thuốc khác, các vấn đề với tuyến thƣợng thận và giảm nồng độ hormon sinh dục. US FDA cũng yêu cầu thay đổi tất cả các nhãn thuốc giảm đau nhó opioid để cảnh báo nguy cơ này cụ thể: -

Các opioid có thể tƣơng tác với các thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị đau nữa đầu và gây ra một phản ứng nghiêm trọng của hệ thần kinh trung ƣơng đƣợc gọi là hội chứng serotonin, dƣợc đặc trƣng bởi nồng độ cao của chất hóa học setonin tích tụ trong não và gây ra độc tính.

-

Khi uống các opioid có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhƣng nghiêm trọng: Tuyến thƣợng thận không sản xuất đủ lƣợng hormone cortison( Cortison là loại hormone giúp cơ thể phản ứng lại với các Stress).

-

Sử dụng lâu dài các opioid có thể liên quan tới việc giảm nồng độ hormone sinh dục và các triệu chứng nhƣ giảm ham muốn tình dục, liệt dƣơng hoặc vô sinh.

* Đồng thời, ngày 22/3/2016 , US FDA cũng thông báo: Trong một số nỗ lực liên tục để cảnh báo ngƣời kê đơn và bệnh nhân về những rũi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng các thuốc giảm đau nhóm opioid, US FDA đã yêu cầu thay đổi thông tin về an toàn thuốc trên nhãn cho các thuốc giảm đau nhóm opioid dạng giải phòng tức thời. Trong số những thay đổi, US FDA yêu cầu có một hộp cảnh báo (a boxed warning) trên nhãn thuốc về những nguy cơ nghiêm trọng: Lạm dụng thuốc, gây nghiện, quá liều và tử vong Nguồn : Trung tâm DI & ADR Quốc gia

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

7

ADR ( Adverse Drug Reaction) /SAI SÓT TRONG DÙNG THUỐC Tổng kết báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2017 Ths.Ds. Nguyễn Thị Hương Tổng số báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2017 tại Bệnh viện từ các khoa phòng là 40 báo cáo. So với số lƣợng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2016 (11 báo cáo), số lƣợng báo cáo ADR tăng rõ. Về chất lƣợng báo cáo ADR: Các báo cáo ADR phần lớn đầy đủ thông tin, thƣờng chỉ thiếu thông tin về các thuốc dùng đồng thời, một số không ghi tên khoa báo cáo.

1. Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:

Phân bố báo cáo ADR theo khoa 16

10

6

Ngoại tổng hợp

Nội tổng hợp

Ngoại chấn thương

3

3

Nhi

Bệnh nhiệt đới

2 Nội tim mạch

Nhận xét: Số lƣợng báo cáo ADR từ khoa Ngoại Tổng hợp nhiều nhất với 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 40%, tiếp theo là khoa Nội Tổng hợp với 10 báo cáo chiếm tỷ lệ 25%, Khoa Ngoại chấn thƣơng 6 báo cáo chiếm tỷ lệ 15%. Các khoa không có báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2015 gồm: Khoa Ung bƣớu, Hồi sức tích cựcchống độc, Phụ sản, Tâm thần kinh, Răng-Hàm-Mặt, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Da liễu, Phẫu thuật-GMHS, Chẩn đoán hình ảnh, Khám bệnh, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền.

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

8

2. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc STT

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

Kháng sinh

36

90%

2

Thuốc khác

4

10%

Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 36 báo cáo chiếm tỷ lệ 90%. Các thuốc khác chiếm 10%, bao gồm thuốc giảm đau (paracetamol), giãn cơ (eperison) và trị giun sán (triclabendazol). 3. Những thuốc đƣợc báo cáo nhiều nhất Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR là: STT

Thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

Cefotaxim

12

30%

2

Ciprofloxacin

9

22,5%

3

Cefuroxim

5

12,5%

4

Levofloxacin

4

10%

5

Vancomycin

2

5%

Nhóm thuốc kháng sinh (36 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Ciprofloxacin, Cefuroxim trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 30% (12 báo cáo). 4. Phân bố báo cáo theo đƣờng dùng STT

Đƣờng dùng

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

29

72,5%

2

Uống

7

17,5%

3

Test da

4

10%

Phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc bằng đường tiêm/truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ nhiều nhất 72,5%. Phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc bằng đường uống cũng chiếm tỷ lệ cao (17,5%).

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

9

5. Những phản ứng ADR điển hình, mức độ nghiêm trọng cao đã đƣợc phản hồi từ Trung tâm ADR Quốc gia STT

1

2

Tên thuốc

Phản ứng ADR

Khoa

Biểu hiện phản ứng

Cefotaxone (Cefotaxim)

Phản ứng phản vệ

Bệnh nhiệt đới

Biểu hiện: Bệnh nhân bị viêm phổi sau dùng Cefotaxon khó thở, vật vã, lo lắng, run lạnh, mạch nhanh, nhỏ 130140 lần/phút, huyết áp 160/110mmHg.

Cefotaxone (Cefotaxim)

Phản ứng phản vệ

Bệnh nhiệt đới

Bệnh nhân bị viêm phổi sau dùng Cefotaxon buồn nôn, nôn, mạch quay nhanh, huyết áp tăng 180/100 mmHg, da và mắt xung huyết, bồn chồn, khó chịu.

Kết quả thẩm định từ TTDI&ADR

Mối liên quan giữa thuốc và ADR: Chắc chắn - Phản ứng phản vệ: tỷ lệ <1/1000(DTQG 2015) - Có 464 báo cáo phản ứng sốc phản vệ trên 2383 báo cáo ADR liên quan cefotaxim (CSDLQG 2010-2014)

Chú ý khi sử dụng cefotaxim (Theo Dược thư quốc gia Việt Nam 2015): -

Cần tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút hoặc truyền tĩnh mạch 20-60 phút.

-

Không nên tiêm tĩnh mạch cefotaxim nhanh dƣới 3 phút do có thể liên quan đến loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.

Xử trí ngay tại chỗ sốc phản vệ (Theo phác đồ của Bộ Y tế): -

Ngừng thuốc nghi ngờ, cho bệnh nhân nằm tại chỗ

-

Tiêm dƣới da adrenalin dung dịch 1/1000, ống 1ml=1mg (liều ngƣời lớn ½-1 ống, trẻ em 0,01 mg/kg hoặc không quá 0,3ml), lặp lại mỗi 10-15 phút/lần đến khi huyết áp bình thƣờng.

-

Thở oxy, dùng dung dịch NaCl 0,9%, terbutalin, salbutamol, methylprednisolon, hydrocortisol, diphehydramin (nếu cần).

Xử trí sốc phản vệ theo tài liệu của “Viện quốc gia Hoa Kỳ về dị ứng và bệnh nhiễm trùng 2006”: -

Tiêm bắp ngay ở trƣớc bên đùi 0,3-0,5ml adrenalin 1/1000 lặp lại mỗi 5-15 phút (có thể ngắn hơn 3-5 phút tùy đáp ứng và độ nặng)

-

Thở oxy, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch (NaCl 0,9%), dùng thuốc kháng histamin, hít chủ vận bêta-adrenergic (salbutamol, terbutalin) nếu co thắt phế quản, tiêm tĩnh mạch hydrocortison hoặc prednisolon.

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

10

QUẢN LÝ THUỐC NGUY CƠ CAO DSCK1. Nguyễn Thị Minh Thuận Thuốc nguy cơ cao là thuốc có khả năng gây thƣơng tích, tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Tần suất các sai sót xảy ra với các thuốc này không nhất thiết phải cao hơn, nhƣng khi sai sót hậu quả nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác. Hiện nay, các thuốc nguy cơ cao đang hết sức đƣợc quan tâm bởi khả năng lớn xuất hiện sai sót trong quá trình sử dụng tại các cơ sở điều trị gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hƣởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân Thuốc có nguy cơ cao bao gồm những thuốc đòi hỏi tăng cƣờng quản lý để bảo đảm an toàn cao từ việc kê đơn, cấp phát, lƣu trữ đến sử dụng thuốc và theo dõi bệnh nhân sau sử dụng, để tránh những sai sót có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của ngƣời bệnh. Ngày 04/04/2013, Bộ Y tế ban hành quyết định 1088/QĐ- BYT về việc ban hành hƣớng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong quyết định này, Bộ Y tế đƣa ra danh mục các nhóm thuốc và thuốc cụ thể có nguy cơ cao xuất hiện ADR. Đồng thời nêu một số biện pháp dự phòng ADR của thuốc liên quan đến thuốc có nguy cơ cao nhƣ: với Bác sĩ cần tuân thủ các thận trọng khi kê đơn sử dụng các thuốc nguy cơ cao, với Hội đồng thuốc và điều trị cần xác định danh mục thuốc có nguy cơ cao cần giám sát và xây dựng quy trình hƣớng dẫn sử dụng các thuốc này trong bệnh viện.

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

11

1. DANH MỤC THUỐC NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG TRỊ Danh mục thuốc nguy cơ cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đƣợc xây dựng tham khảo các danh mục sau: -

Danh mục một số thuốc có nguy cơ cao xảy ra ADR của Bộ Y tế ban hành quyết định 1088/QĐBYT ngày 04/04/2013

-

Danh mục thuốc có nguy cơ cao của tổ chức ISMP của Mỹ năm 2014

-

Danh mục thuốc nguy cơ cao của bệnh viện E trung ƣơng

-

Danh mục thuốc nguy cơ cao của Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Huế.

Danh mục thuốc nguy cơ cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị gồm thuộc 9 nhóm gồm có 46 hoạt chất (Bảng 1). Chữ viết tắt đầu tiên của 9 nhóm tạo thành tƣ khóa “CHÚ TRỌNG !” để giúp dễ ghi nhớ. C: CaCl2 + Dung dịch ƣu trƣơng H: Heparin + Chống đông U : Ung thƣ T : Tim mạch R : Rối loạn tâm thần và hành vi O : Opioid N :Nuôi dƣỡng bằng đƣờng tĩnh mạch G :Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và tiêm tủy sống ! :Insulin

Bảng 1: DANH MỤC CÁC THUỐC NGUY CƠ CAO 1.CaCl2 + Dung dịch ƣu trƣơng Calci clorid 10%

Calci clorid 10% x 5ml

Kali clorid 10%

Kali clorid 10% x 5ml

2. Heparin + Thuốc chống đông Heparin

Vacxel Heparin Sodium 5000UI/ml

Enoxaparin

Lovenox 60mg/ 0,6ml và 40mg/0,4ml

Acecoumaron

Aceronco 1mg và 4mg

3. Ung thƣ 

Thuốc gây độc tế bào

Carboplatin

Bocartin 50mg/5ml, Bocartin 150mg/15ml

Pemetrexed

Allipem 500mg

Methotrexate

Methotrexate 50mg

Docetaxel

Bestdocel 80mg/2ml; Inta-DX 20MG/0,5ml

Fluorouracil

Biluracil 250/5ml

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

12

Gemcitabin Oxaliplatin Rituximab

Bigemax 1g, 2g O-Plat 50mg/10ml, O-Plat 100mg/20ml, Lyoxatin 100mg/20ml, Lyoxatin Acellbia 500mg/50ml

Capecitabin

Navelbine 20mg Intas Cytax 30mg/5ml và100mg/16,7ml; Canpaxel 150mg/25ml Xalvobin 150mg, 500mg; Amxerein 500mg

Cyclophosphamide

Endoxan 200mg và 500mg

Etoposid

Mevarex 50mg và100mg

Gefitinib

Iressa 250mg

Sorafenib tosylate

Nerxavar 200mg

Ifosfamide

Holoxan 1g Sandimmun 50mg/1ml; Vilosporin 25mg,100mg

Vinorelbine Ipaclitaxel

Ciclosporin 

Liệu pháp nội tiết

Anastrozol

Vintronas 1mg

Letrozole

Femara 2,5mg

Goserelin

Zoladex 3,6mg

Tamoxifen

Tamoxifen Sandoz 20mg

4. Tim mạch Noradrenaline

Levonor 1mg/1ml; Noradrenalin 1mg/1ml

Adrenalin

Adrenalin 1mg/1ml

Dobutamin

Dobutamine- Hameln 12,5mg/ml

Dopamin

Dopamine HCl 200mg/5ml

Amidaron

Cordaron 150mg/3ml

Digoxin

Digoxin 0,5mg/2ml

5. Rối loạn tâm thần và hành vi Amitriptyline

Amitriptyline 25mg

6. Opioid (Tiêm tĩnh mạch) Fentanyl

Fentanyl 0,1mg/ 2ml

Pethidin

Dolcontral 100mg/2ml

Morphin

Morphin HCL 0,1% 2mg/2ml

7. Nuôi dƣỡng bằng đƣờng tĩnh mạch Morihepamin 10%; Aminoacid Kabi 5%; Amigold 10% Lipidem 20%; Lipovenoes 10%; Lipivan 10%, Nhũ dịch lipid Lipocithin 10% 8.Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và tiêm tủy sống Hỗn hợp acid amin

Propofol

Propofol 1% Kabi, Fresofol 1%

Ketamine

Ketamin HCL 500mg/10ml Marcaine Spinal Heavy 5mg/ml; Bupivacaine 5mg/ml; Regivell 5mg/ml

Bupivacain

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

13

Lidocain

Lidocain 2% x 10ml

Propofol

Fresofol 1% MCT/LCT, Propofol 1% Kabi

9. Insulin(Tiêm dƣới da và tĩnh mạch) Insulin nhanh, ngắn

Lantus Solostar 100UI/ml, Scilin R 400UI/ml

Insulin trộn, hỗn hợp

Mixtard 30 100UI/ml

Insulin chậm, kéo dài

Apidra Solostar 300 IU/3ml;Scilin N 100UI/ml

Hình 1: Poster “Quản lý TNCC” của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

14

2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THUỐC NGUY CƠ CAO Các thuốc nguy cơ cao cần đƣợc tăng cƣờng quản lý theo 4 biện pháp sau:  Đặt ở vị trí tách biệt và dán nhãn: - Đặt ở vị trí tách biệt và dán nhãn thuốc “ Nguy cơ nhầm lẫn” NGUY CƠ NHẦM LẪN

Hình 2: Nhãn thuốc nguy cơ nhầm lẫn -

Đặt ở vị trí tách biệt và dán nhãn thuốc “ Thuốc Nguy Cơ Cao” THUỐC NGUY CƠ CAO

ADRENALIN 1MG/1ML Hình 3: Nhãn thuốc nguy cơ cao  Ghi đầy đủ rõ ràng tên thuốc, hàm lƣợng, dạng bào chế, liều… trong y lệnh  Hạn chế gián đoạn trong quá trình cấp phát  Kiểm tra chéo khi cấp phát

Hình 4: Bảo quản TNCC tại khoa Dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

15

Tài liệu tham khảo: 1. Bộ y tế 1088/QĐ- BYT ngày 4/4/ 2013, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh 2. Danh mục thuốc nguy cơ cao Bệnh viện đại học Y Dược Huế 3. Baldwin K, Walsh V(2014), “Independent douple- checks fort high- alert medication: esential practice”, Nursing 4. Institute for Safe Medication Practices (ISMP) (2014,20/01/2015), ISMP list of High-alerte medications in acute care settings

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

16

THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ THUỐC DSCK1. Nguyễn Thị Minh Thuận

Rút số đăng ký thu hồi Protolog (Viên đặt và kem bôi)

N

gày 18/8/2017. Cục quản lý Dƣợc có quyết định số 303/QĐ-QLD về việc rút số đăng ký, đình chỉ lƣu hành và thu hồi toàn bộ thuốc Protolog (dạng viên đặt và kem bôi rực tràng). Cơ quan quản lý pháp nhận định thấy lợi ích không vƣợt trội nguy cơ với chế phẩm kem bôi và viên đặt hậu môn có chứa Trimebutin ruscogenin với các chỉ định của thuốc (Điều trị chứng trong cơn đau, ngứa hậu môn, trĩ, đặc biệt có xuất huyết) và nguy cơ gặp các phản ứng miễn dịch dị ứng (Viêm da tiếp xúc, mày đay, chàm, phản ứng phù, sốc phản vệ). Pháp đã yêu cầu rút số đăng ký và thu hồi thuốc Protolog khỏi thị trƣờng (Công tysanr xuất: Farmea (Pháp), Công ty đăng ký thuốc tại Việt Nam: Pfizer (Thailand) Ltd.) Khoa Dƣợc đã tiến hành thông báo cho các khoa phòng liên quan và thu hồi toàn bộ thuốc Protolog (SĐK- VN 676308) tại các kho cấp phát và các khoa phòng trong Bệnh viện.

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

17

GÓC THƢ GIÃN Dấu Hiệu Mang Thai Trong một kỳ thi ở trƣờng Y, thầy giáo hỏi: - Anh cho biết những dấu hiệu khi mang thai? - Đắn đo mãi không biết trả lời thế nào thì anh sinh viên nghe thấy bạn mách: tóc rụng, chân cong, bụng to... Anh ta luống cuống lặp lại hết. Thầy giáo cƣời, hỏi lại: - Chân tôi có cong không? - Thƣa cong ạ. - Tóc tôi có rụng không? - Thƣa rụng ạ. - Bụng tôi có to không? - Thƣa to ạ. - Vậy khi nào tôi đẻ tôi cho anh qua kỳ thi.

CHUYỂN HƢỚNG ĐIỀU TRỊ Bác sĩ nói với một bệnh nhân đến khám: - Anh chỉ bị cảm lạnh xoàng thôi, không cần phải chữa trị. - Nhƣng thƣa bác sĩ, dù vậy nó vẫn khiến tôi khó chịu, ông hãy chữa cho tôi đi chứ. Vị bác sĩ suy nghĩ một lúc rồi trả lời: - À, nếu vậy thì bây giờ anh hãy về nhà, tắm bằng nƣớc nóng, mặc quần đùi, sau đó chạy ngay ra sân đứng khi đang có tuyết rơi. - Cái gì? Tôi sẽ bị viêm phổi mất. - À, thì lúc đó tôi sẽ chữa viêm phổi cho anh, còn bây giờ thì không. (Sưu tầm)

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

18

n

Mọi ý kiến đóng góp và yêu cầu thông tin thuốc gửi về: ĐƠN VỊ DƢỢC LÂM SÀNG KHOA DƢỢC- Bệnh viện đa khoa tỉnh QUẢNG TRỊ Email: [email protected]

Chỉ đạo nội dung: BSCKII.Trƣơng Xuân Nhuận Ban Biên Tập: Đơn vị Dược Lâm Sàng: DSCK1. Nguyễn Thị Thu Hà DSCK1. Nguyễn Thị Minh Thuận Ths.Ds. Nguyễn Thị Hƣơng DSCK1. Hoàng Thị Bích Liên

Bản tin thông tin thuốc | Tháng 11/2017

Ban Tin so 1 thang 11- 2017- ok.pdf

Cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn thuốc nhóm. Vancomycin. 3. Nhắc lại nguyên tắc sử dụng kaliclorid đƣờng tĩnh mạch: Khuyến cáo từ ANSM 5. Thuốc giảm đau nhóm Opioid 7. ADR/SAI SÓT TRONG DÙNG THUỐC 8. Tổng kết báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2017 8. Quản lý thuốc nguy cơ cao 11.

1MB Sizes 32 Downloads 419 Views

Recommend Documents

So 49 thang 11.pdf
2 Mandelbaum, M. (2010), Siêu cường kinh tế: Sự. lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong kỷ nguyên thiếu tiền. mặt, New York: Nhà xuất bản PublicAffairs. 3 Xem cụ thể hai bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc. phò

So 50 thang 11.pdf
Y no sabes rectificar. Si puedes definir. el odio o el amor. Amigo que desilusión. No todo es blanco,. O negro: es gris. Todo depende del matiz,. Busca y aprende a distinguir. La luna puede calentar. Whoops! There was a problem loading this page. Re

Ban tin TBT T4_2015.pdf
chè nhập khẩu từ Việt Nam. Mỹ từ chối nhập khẩu nhiều lô. tôm do nhiễm kháng sinh. Úc chính thức cho phép nhập. khẩu trái vải của Việt Nam. Tiềm năng lớn ...

Tu thien thang 11.pdf
Page 2 of 7. Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam phân hội Toronto xin thành thật cám ơn. Chị Nguyễn Lê Mạnh đã giúp hội thực hiện chương trình từ thiện tại.

Ban tin P3 QUY 2 .pdf
Page 2 of 4. Листячко на клені,. Але на вербиці. Ще воно зелене. На каштані листя. З жовтою каймою. Йду осіннім парком. Тихою ходою. Таких фарб неÐ

THTT so 202 Thang 04 Nam 1994.pdf
o Gidi tri todn hpc. Fun with Mathematics. - Binh Phuong; GiAi dap bei Con s6 73 ki la. - Nguydn Dinh Titng: Ddm ddn. - Phqm Brio ; Hlnh hqc hda nQi dung vd.

Report E.C thang 11-2015.pdf
Candy [email protected] 9 14 0. Diana [email protected] 8 7 38. Page 4 of 15. Report E.C thang 11-2015.pdf. Report E.C thang 11-2015.pdf.

Sha Tin College - Sha Tin Junior School
Apr 19, 2016 - Sha Tin College 沙田學院. 3 Lai Wo Lane · Fo Tan · Sha Tin. New Territories · Hong Kong. 香港新界沙田火炭麗禾里 3 號. Tel: 電話 + 852 2699 ...

SRT Ban TTTT 16 11.pdf
KE HOACH QUAN TR1 CONG TY 58. IV. PI-IV LVC 58. Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... SRT Ban TTTT 16 11.pdf. SRT Ban TTTT 16 ...

2017 06 11 Newsletter June 11 2017.pdf
(St Mary's Parish House, Saggart. Phone: 01 4589 209). Fr. John Gilligan (Moderator), David Cleary (Brittas), Ronan. McDermott (Rathcoole), Susan Reid and Matt O'Sullivan. (Saggart), Jimmy Luddy and Patricia Brennan (Newcastle). Legion of Mary Discus

Acuerdo C.D. No.11 de 2017 (1).pdf
ingresen al primer semestre en el calendario B de 2017, en cualquiera de los. Programas Tecnológicos que ofrece COREDUCACION. Que el Consejo Directivo ...

Page 1 standard sooo 1soo - so soo so ... : :"...: 5,160 ... . ... : : Deluxe ...
P YAVAT E 998 Rinklongsamsaen Rd, (Rama 9 Rod) Bangkapi, Huaykwang, Bangkok 1031 O, tel: O 2625 65OO, Fax : O 2246 9253. S T A 998 ...

BIOMOLECULES - 1 - 11 11.pdf
Write short notes on Kiliani'ssynthesis. 27. Give a ... Mention the significance of pteridine ring system in biology. ... Displaying BIOMOLECULES - 1 - 11 11.pdf.

11-26-2017 SPC Bulletin (1).pdf
5:15 pm Patricia Hooper Connolly. (Catherine Perkinson Sabol). Thursday, 11/30/17 St. Andrew. 6:30 am For the Church In Need (Hedy Parker). 12:10 am Douglas Dahlstrand (Sean & Bernadette. Carroll). 5:15pm Betty & Sr. Kathleen Blair (Lore Blair). Firs

Severn River Middle School - January 11 2017 - Flyer (1).pdf ...
There was a problem previewing this document. Retrying... Download. Connect more apps... Try one of the apps below to open or edit this item. Severn River ...

11 April 2017 - SETTRADE.COM
Apr 11, 2017 - Open. Gold. 1257.20. 1247.00. 1253.76. 1254.23. A.M.Fixing. -. -. -. 1253. P.M.Fixing ... Euro. 1.0606. 1.0568. 1.0590. 1.0593. Baht. 34.67. 34.57. 34.61. DollarIndex 101.340 .... Bank Holiday : Good Friday. -. -. 19.30 . (CPI) .

Acuerdo C.D. No.11 de 2017 (1).pdf
por unanimidad a la petición, como consta en el Acta No. 387. ACUERDA: ARTÍCULO PRIMERO. Conceder un descuento Especial de Trescientos Veintiún Mil.

11-05-2017 SPC Bulletin (1).pdf
Whoops! There was a problem loading this page. Retrying... 11-05-2017 SPC Bulletin (1).pdf. 11-05-2017 SPC Bulletin (1).pdf. Open. Extract. Open with. Sign In.

11-1- 2017 College and Career Center Newletter Updated .pdf ...
Complete and submit all college/university & trade school admission. applications online @ www.applytexas.com . • File FAFSA and other Financial Aid Forms ...

BO DE SPEAKING THANG 5 DEN THANG 8 MOI NHAT_IELTS ...
In what ways? ... Describe a trip that you plan to go in the near future ... What is the difference between the way children learn and the way adults learn? ... BO DE SPEAKING THANG 5 DEN THANG 8 MOI NHAT_IELTS NGOCBACH.pdf.

Lich thi thang 02-2017.pdf
Page. 1. /. 2. Loading… Page 1 of 2. Page 1 of 2. Page 2 of 2. Page 2 of 2. Main menu. Displaying Lich thi thang 02-2017.pdf. Page 1 of 2.